ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA GIỐNG

Transcription

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA GIỐNG
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN LỢI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA
GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở
THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HUẾ - NĂM 2014
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN LỢI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA
GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở
THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ ĐỨC NGOAN
2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN BẢ
HUẾ - NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của chính bản thân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, khách quan, chính xác và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Các tài liệu tham khảo trong luận án đã được trích dẫn đầy
đủ, rõ ràng, đúng quy định.
Huế, ngày
tháng
năm 2014
Tác giả luận án
NCS. Bùi Văn Lợi
LỜI CÁM ƠN
Hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và sự
quan tâm giúp đỡ quý báu của tập thể thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đức
Ngoan, PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm – Đại học Huế. Tôi cũng đã nhận được những ý kiến góp ý có giá
trị về khoa học của PGS.TS. Nguyễn Tiến Vởn, PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn,
TS. Lê Văn Phước, PGS.TS. Đàm Văn Tiện, PGS.TS. Lê Đình Phùng và quý
thầy cô giáo trong Hội đồng tư vấn nghiên cứu sinh Khoa Chăn nuôi Thú y,
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
và tạo điều kiện về mọi mặt của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các
nhà quản lý, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Đại học Huế. Nhân dịp này,
tôi xin trân trọng cám ơn:
- Ban Giám đốc, Ban Đào tạo, Ban Công tác học sinh, sinh viên Đại
học Huế;
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học; Lãnh đạo khoa Chăn nuôi
Thú y, Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Bộ môn Sinh hóa - Dinh dưỡng động
vật, Trung tâm phân tích thuộc khoa Chăn nuôi Thú y; Ban quản lý và cán bộ
Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Huế;
- Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Huế;
- Khoa Huyết học truyền máu Bệnh viện trường Đại học Y Dược - Đại
học Huế;
- Phòng Phân tích thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi thuộc Viện Chăn
nuôi Quốc gia Hà Nội; Ban Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây,
Hà Nội; Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm dê, cừu Ninh Thuận
thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia Hà Nội.
Tôi cũng đã nhận được sự hợp tác, giúp đỡ, động viên quý báu của các
anh chị em học viên cao học khóa 14 và các sinh viên khóa 39, 40, 41 khoa
Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm; sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ
thuật, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; đặc biệt là sự động viên, cỗ
vũ, giúp đỡ của gia đình, anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đối với
mọi sự quan quan tâm giúp đỡ quý báu đó.
Nghiên cứu sinh
Bùi Văn Lợi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt
ADF
Dịch nghĩa
Axit Detergent Fibre Xơ không tan trong môi trường a xit (xơ axit)
ADG
Average Daily Gain - Tăng trọng trung bình ngày
ANOVA
Analysis of Variance - Phân tích phương sai
Ash
Khoáng
BV
Biological Value - Giá trị sinh học
CF
Crude Fibre - Xơ thô
CP
Crude Protein - Protein thô
CS
Cộng sự
CV
Cao vây
DE
Digestible Energy - Năng lượng tiêu hóa
DM
Dry Matter - Vật chất khô
DMI
Dry Matter Intake - Vật chất khô ăn vào
DTC
Dài thân chéo
GE
Gross Energy - Năng lượng thô
GLM
General Linear Model
- Mô hình phân tích tuyến tính tổng quát
Hb
Hemoglobin - Huyết sắc tố
Hem
Hematocrit
LW
Liveweight - Khối lượng cơ thể sống
M
Mean - Giá trị trung bình
ME
Metabolisable Energy - Năng lượng trao đổi
ML
Mùa lạnh
MN
Mùa nóng
N
Nitrogen - Nitơ
NDF
Neutral Detergent Fibre Xơ không tan trong môi trường trung tính (xơ trung tính)
NE
Net Energy - Năng lượng thuần
NPN
Non Protein Nitrogen - Nitơ phi protein
OM
Organic matter - Chất hữu cơ
P
Probability - Xác suất
R
Regression coefficient - Hệ số hồi quy
RBC
Red Blood Cell - Hồng cầu
RH
Relative Humidity - Ẩm độ tương đối
SD
Standard Deviation - Độ lệch chuẩn
SEM
Standard Error of Mean - Sai số của giá trị trung bình
SL
Số lượng
T
Temperature - Nhiệt độ
TA
Thức ăn
THI
Temperature Humidity Index - Chỉ số nhiệt ẩm
TL
Tỷ lệ
UBND
Ủy ban nhân dân
VN
Vòng ngực
WBC
White Blood Cell - Bạch cầu
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU
1
1.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1
2.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
4
3.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
1.1.
5
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỪU TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1.
Vai trò của ngành chăn nuôi cừu
5
1.1.2.
Tình hình phát triển chăn nuôi cừu trên thế giới
6
1.1.2.1. Số lượng và sự phân bố đàn cừu
6
1.1.2.2. Sản phẩm chăn nuôi cừu
7
1.1.2.3. Giống và công tác giống cừu
7
1.1.2.4. Chăn nuôi cừu ở châu Á
9
1.1.3.
Tình hình phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam
10
1.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển chăn nuôi cừu
10
1.1.3.2. Số lượng và sự phân bố đàn cừu
11
1.1.3.3. Sản phẩm chăn nuôi cừu
13
1.1.3.4. Giống và công tác giống cừu
13
1.1.3.5. Đặc điểm chăn nuôi cừu ở Việt Nam
13
1.1.3.6. Nghiên cứu về sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và dinh dưỡng của
15
cừu Phan Rang
1.2.
QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC CHỈ TIÊU
17
SINH LÝ CỦA CỪU
1.2.1.
Trao đổi nhiệt của cừu với môi trường
17
1.2.2.
Nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
18
1.2.2.1. Nhiệt độ không khí
18
1.2.2.2. Độ ẩm không khí
19
1.2.2.3. Chỉ số nhiệt ẩm
20
1.2.3.
26
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý
của cừu
1.2.3.1. Thân nhiệt
26
1.2.3.2. Tần số hô hấp
28
1.2.3.3. Nhịp tim
29
1.2.3.4. Nhiệt độ da
30
1.2.4.
31
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý
máu của cừu
1.2.4.1. Hồng cầu
31
1.2.4.2. Hemoglobin
31
1.2.4.3. Hematocrit
32
1.2.4.4. Bạch cầu
33
1.3.
34
QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU
1.3.1.
Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh trưởng của cừu
34
1.3.2.
Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh sản của cừu
37
1.4.
QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI LƯỢNG THỨC
39
ĂN THU NHẬN CỦA CỪU
1.4.1.
Lượng thức ăn thu nhận của cừu
39
1.4.2.
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với lượng thức ăn thu
41
nhận của cừu
1.5.
MỘT SỐ THỨC ĂN CHO CỪU
43
1.5.1.
Cỏ tự nhiên
43
1.5.2.
Cỏ voi
44
1.5.3.
Cây mít
46
1.5.4.
Cây duối
46
1.6.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ
48
NHIÊN VÀ KHÍ HẬU THỜI TIẾT Ở CÁC ĐIỂM
NGHIÊN CỨU
1.6.1.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Ninh Thuận
48
1.6.1.1. Điều kiện tự nhiên
48
1.6.1.2. Khí hậu, thời tiết
48
1.6.2.
49
Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Thừa Thiên Huế
1.6.2.1. Điều kiện tự nhiên
49
1.6.2.2. Khí hậu, thời tiết
49
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
53
2.1.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
53
2.2.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
54
2.3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
55
2.3.1.
Nội dung 1. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm ở
55
Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận
2.3.1.1. Xác định nhiệt độ và ẩm độ
55
2.3.1.2. Xác định chỉ số nhiệt ẩm
56
2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
56
2.3.2.
56
Nội dung 2. Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ
số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý
2.3.2.1. Nuôi dưỡng
56
2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu sinh lý
57
2.3.2.3. Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu
58
2.3.2.4. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
58
2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
59
2.3.3.
59
Nội dung 3. Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với
lượng thức ăn thu nhận
2.3.3.1. Nuôi dưỡng
59
2.3.3.2. Xác định lượng thức ăn thu nhận của cừu
60
2.3.3.3. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
60
2.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
60
2.3.4.
61
Nội dung 4. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản
2.3.4.1. Nuôi dưỡng
61
2.3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt
62
2.3.4.3. Đánh giá khả năng sinh sản
63
2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
64
2.3.5.
65
Nội dung 5. Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại
thức ăn thô xanh
2.3.5.1. Vật liệu thí nghiệm
65
2.3.5.2. Thiết kế thí nghiệm
65
2.3.5.3
Quản lý nuôi dưỡng
65
2.3.5.4
Quy trình xử lý và phân tích mẫu
66
2.3.5.5. Phân tích hoá học
67
2.3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu
67
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
68
3.1.
68
DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI Ở ĐIỂM
NGHIÊN CỨU
3.1.1.
Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI hàng tháng ở Thừa Thiên Huế
68
và Ninh Thuận
3.1.2.
Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ đo trong ngày
71
qua các mùa thí nghiệm
3.1.2.1. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ đo trong ngày 71
qua các mùa thí nghiệm
3.1.2.2. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa nóng
72
3.1.2.3. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa lạnh
74
3.1.2.4. THI theo các giờ đo trong ngày
75
3.2.
78
QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI VỚI CÁC
CHỈ TIÊU SINH LÝ
3.2.1.
Các chỉ tiêu sinh lý
78
3.2.2.
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt
80
3.2.2.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với thân nhiệt
80
3.2.2.2. Quan hệ giữa ẩm độ với thân nhiệt
82
3.2.2.3. Quan hệ giữa THI với thân nhiệt
84
3.2.3.
86
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp
3.2.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với tần số hô hấp
86
3.2.3.2. Quan hệ giữa ẩm độ với tần số hô hấp
88
3.2.3.3. Quan hệ giữa THI với tần số hô hấp
89
3.2.4.
91
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ, THI với nhịp tim
3.2.4.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhịp tim
91
3.2.4.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhịp tim
93
3.2.4.3. Quan hệ giữa THI với nhịp tim
94
3.2.5.
Quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và THI với nhiệt độ da
96
3.2.5.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhiệt độ da
96
3.2.5.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhiệt độ da
98
3.2.5.3. Quan hệ giữa THI với nhiệt độ da
99
3.2.6.
Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu
101
3.2.6.1. Các chỉ tiêu sinh lý máu
101
3.2.6.2. Quan hệ của mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu
103
3.3.
QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ THI VỚI LƯỢNG 105
THỨC ĂN THU NHẬN
3.3.1.
Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận
105
3.3.2.
Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận
108
3.4.
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU 110
PHAN RANG NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ
3.4.1.
Một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt
110
3.4.1.1. Khả năng sinh trưởng
110
3.4.1.2. Kết quả mổ khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất thịt của cừu
117
3.4.2.
Khả năng sinh sản của cừu cái
119
3.5.
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ 121
LOẠI THỨC ĂN THÔ XANH
3.5.1.
Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
121
3.5.2.
Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu đối với các 123
loại thức ăn
3.5.3.
Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu đối với các loại 125
thức ăn
3.5.4.
Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu
126
3.5.5.
Tích lũy nitơ của cừu
127
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
129
1.
KẾT LUẬN
129
2.
ĐỀ NGHỊ
130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
132
PHẦN PHỤ LỤC
153
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 1.1.
Phân bố đàn cừu ở Ninh Thuận
12
Bảng 1.2.
Bảng tính sẵn THI (dựa trên Thom, 1959) đánh giá bất lợi
21
thời tiết trong chăn nuôi (LWSI; LCI, 1970)
Bảng 1.3.
Phương trình tính các loại chỉ số nhiệt và môi trường
23
Bảng 1.4.
Phân tích phương sai ảnh hưởng của các chỉ số môi trường
24
đến nhiệt độ tại các vị trí trên cơ thể cừu
Bảng 1.5.
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt của cừu
27
Bảng 1.6.
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp của cừu
28
Bảng 1.7.
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý
33
máu của cừu
Bảng 1.8.
Đặc điểm thân thịt cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì
36
Bảng 1.9.
Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi ở các vùng khác nhau
37
Bảng 1.10. Lượng thức ăn thu nhận của cừu
40
Bảng 1.11. Tóm tắt đặc điểm khí hậu thời tiết một số vùng nghiên cứu
52
Bảng 2.1.
Sơ đồ thiết kế thí nghiệm
65
Bảng 3.1.
Tần suất nhiệt độ và ẩm độ không khí chuồng nuôi trong
73
mùa nóng
Bảng 3.2.
Tần suất nhiệt độ và ẩm độ không khí chuồng nuôi trong
75
mùa lạnh
Bảng 3.3.
Tần suất THI các giờ trong ngày theo thang đánh giá stress
76
nhiệt của Marai và CS. (2000)
Bảng 3.4.
Tần suất xuất hiện THI theo các giờ trong ngày ở mùa nóng
77
và mùa lạnh
Bảng 3.5.
Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên
78
Huế và Ninh Thuận
Bảng 3.6.
Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến thân nhiệt
81
Bảng 3.7.
Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến thân nhiệt
83
Bảng 3.8.
Các mốc THI ảnh hưởng đến thân nhiệt
85
Bảng 3.9.
Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp
87
Bảng 3.10. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp
89
Bảng 3.11. Các mốc THI ảnh hưởng đến tần số hô hấp
90
Bảng 3.12. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhịp tim
93
Bảng 3.13. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhịp tim
94
Bảng 3.14. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhịp tim
95
Bảng 3.15. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da
97
Bảng 3.16. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da
99
Bảng 3.17. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhiệt độ da
100
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang
101
Bảng 3.19. Quan hệ giữa mùa đến các chỉ tiêu sinh lý máu ở cừu
104
Bảng 3.20. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
106
Bảng 3.21. Các mốc THI ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
109
Bảng 3.22. Khối lượng (kg) của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi
110
Bảng 3.23. Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn
113
Bảng 3.24. Cao vây (cm) của cừu qua các tháng tuổi
114
Bảng 3.25. Vòng ngực (cm) của cừu qua các tháng tuổi
115
Bảng 3.26. Dài thân chéo (cm) của cừu qua các tháng tuổi
116
Bảng 3.27. Thành phần thân thịt của cừu Phan Rang
118
Bảng 3.28. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi ở Thừa Thiên Huế
119
Bảng 3.29. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
122
Bảng 3.30. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu
124
Bảng 3.31. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở cừu (%)
125
Bảng 3.32. Hàm lượng chất dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa 127
trên cừu
Bảng 3.33. Tích lũy nitơ ở cừu
128
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ
TÊN ĐỒ THỊ
TRANG
Đồ thị 1.1.
Phân bố đàn cừu trên thế giới năm 2011
6
Đồ thị 1.2.
Diễn biến đàn cừu ở Ninh Thuận giai đoạn 1995 - 2011
12
Đồ thị 3.1.
Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI bình quân tháng ở Thừa
68
Thiên Huế và Ninh Thuận (2007 - 2011)
Đồ thị 3.2.
Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ
71
trong mùa nóng và mùa lạnh ở Thừa Thiên Huế
Đồ thị 3.3.
Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với thân nhiệt của cừu
81
Đồ thị 3.4.
Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với thân nhiệt của cừu
83
Đồ thị 3.5.
Quan hệ bậc hai giữa THI với thân nhiệt của cừu
84
Đồ thị 3.6.
Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với tần số hô hấp của cừu
86
Đồ thị 3.7.
Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với tần số hô hấp của cừu
88
Đồ thị 3.8.
Quan hệ bậc hai giữa THI với tần số hô hấp của cừu
90
Đồ thị 3.9.
Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhịp tim của cừu
92
Đồ thị 3.10. Quan hệ bậc hai giữa độ ẩm với nhịp tim của cừu
93
Đồ thị 3.11. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhịp tim của cừu
95
Đồ thị 3.12. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhiệt độ da của cừu
96
Đồ thị 3.13. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với nhiệt độ da của cừu
98
Đồ thị 3.14. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhiệt độ da của cừu
99
Đồ thị 3.15. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận của cừu
105
Đồ thị 3.16. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu
108
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH
TÊN HÌNH
TRANG
Hình 1.
Xác định các chỉ tiêu sinh lý của cừu
154
Hình 2.
Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản
155
Hình 3.
Thí nghiệm tiêu hóa thức ăn
156
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên thế
giới; cung cấp một lượng lớn thịt và sữa - là nguồn protein động vật có chất
lượng cao cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người; da và lông là
nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất đồ da, góp
phần vào kim ngạch xuất khẩu (Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004
Devendra, 2001; Ngategize, 1989). Ngoài ra, cừu còn cung cấp một khối
lượng lớn phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá, giun đất và góp phần
cải tạo đất (Devendra, 2005). Cừu cũng có nhiều đóng góp vào đời sống văn
hóa, xã hội của con người; là con vật hiến tế, được dùng cho các nghi lễ,
phong tục đời sống của những người theo đạo Hồi (Ozung và CS., 2011;
Acharya, 2009; Srikandakumar và CS., 2003).
Chăn nuôi cừu có nhiều ưu việt so với các ngành chăn nuôi khác là cần
ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở
mọi vùng sinh thái. Ngành chăn nuôi cừu phát triển góp phần đa dạng hóa sản
phẩm, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người dân, giảm nghèo, ổn định kinh tế và xã hội (Otchere, 2009; Hassan
và CS., 2008). Phát triển chăn nuôi cừu là định hướng hợp lý, là cuộc cách
mạng thích hợp cho sự phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo trên thế giới,
trong đó có Việt Nam (Binh và Lin, 2005; Devendra, 2005).
Cừu được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, trải qua hàng trăm năm
đã thích nghi và phát triển rất tốt ở Ninh Thuận và Bình Thuận - vùng nam
Trung bộ, nắng nóng quanh năm, không có mùa lạnh. Mặc dù khối lượng của
cừu không lớn lắm, nhưng ít bệnh tật và sinh trưởng tốt (Đoàn Đức Vũ và
2
CS., 2006). Chăn nuôi cừu là sinh kế và mang lại nhiều lợi nhuận cho những
gia đình chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận, chiếm khoảng 32% nguồn thu nhập
trong chăn nuôi nông hộ (Nguyễn Phú Son và CS., 2012). Tuy nhiên, cừu
không dễ dàng phát triển rộng rãi trên các vùng sinh thái trong cả nước như
các vật nuôi truyền thống vì sự nhạy cảm của chúng với môi trường sống.
Con cừu cũng như nhiều loại vật nuôi khác chịu tác động của nhiều yếu
tố môi trường; trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố có tác động mạnh đến
trạng thái sinh lý, sinh trưởng và sinh sản (Bhatta và CS., 2005;
Srikandakumar và CS., 2003). Chỉ số nhiệt ẩm (THI - Temperature Humidity
Index) biểu thị sự tương tác giữa nhiệt độ và ẩm độ không khí, có thể sử dụng
để đánh giá stress nhiệt của cừu (Paim và CS., 2012; Marai và CS., 2009;
McManus và CS., 2008).
Gần đây, các nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
trên cừu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm; trong đó, có ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu sinh lý (Alhidary và CS., 2012; Marai và CS., 2009;
McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005); sinh trưởng (Baneh và
Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi và CS.,
2007; Singh và CS., 2006…); sinh sản (Gül, 2012; Saab và CS., 2011;
Finocchiaro và CS., 2005; Maurya và CS., 2005…) và thu nhận thức ăn
(Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Kamalzadeh, 2005; Goetsch và
Johnson, 1999...). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ
và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu chưa có công trình nào được công bố.
Ở nước ta, ngoài Ninh Thuận và một số tỉnh đã có chăn nuôi cừu là
Bình Thuận (3,3 ngàn con), Bến Tre (2,5 ngàn con), Khánh Hòa (2,1 ngàn
con)..; cừu được nuôi thử nghiệm ở một số địa phương khác, tuy số lượng còn
ít song bước đầu cho thấy khả năng thích ứng của chúng (Cục chăn nuôi,
2009). Ở Ba Vì, với nhiệt độ trung bình là 250C, ẩm độ không khí là 84% và
3
lượng mưa 1.800 mm/năm; cừu sinh trưởng, sinh sản bình thường, lúc 12
tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 29,09 - 29,32kg, cừu cái 181 ngày tuổi đã
xuất hiện động dục; các chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, hồng
cầu, hemoglobin, bạch cầu) bình thường (Đinh Văn Bình và CS., 2007).
Trong khi ở Tây Nguyên, với nhiệt độ không khí trung bình là 240C, ẩm độ
không khí là 81% và lượng mưa 2.000 - 2.500 mm/năm; cừu sinh trưởng, sinh
sản bình thường, lúc 12 tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 46,11kg, cừu cái
động dục ở 191,6 ngày tuổi; các chỉ tiêu sinh lý ổn định (Trần Quang Hân,
2007a,b).
Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt; lượng mưa
hàng năm lớn (trung bình 3.877 mm/năm), kéo dài và phân phối không đều,
tập trung vào tháng 9 - 12 (300 - 800 mm/tháng); nhiệt độ không khí trung
bình 24,70C; đặc biệt, ẩm độ không khí luôn cao (trung bình 87,3%) (Cục
Thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Thừa Thiên Huế có diện tích đất đồi núi chiếm hơn 75% diện tích đất tự
nhiên, trong đó có nhiều vùng đồi núi có thể phù hợp với đặc tính sinh thái và
điều kiện sống của cừu. Hệ thống sản xuất nông nghiệp phong phú với nhiều
loài cây bụi sẵn có, là nguồn thức ăn tiềm năng (Võ Thị Kim Thanh, 2008;
Nguyễn Xuân Bả và CS., 2002) và nguồn phụ phẩm đa dạng (Nguyễn Hữu
Văn và CS., 2008) chưa được tận dụng triệt để. Tuy nhiên, chăn nuôi cừu ở
Thừa Thiên Huế hoàn toàn chưa có.
Vì vậy, để phát triển chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đánh
giá thích ứng của cừu với điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) là bước đi
ban đầu rất cần thiết.
4
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cừu Phan Rang nuôi trong điều
kiện ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và
thu nhận thức ăn của chúng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với các chỉ
tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.
 Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số nhiệt ẩm với lượng thức ăn
thu nhận của cừu.
 Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang nuôi
trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế.
 Đánh giá giá trị dinh dưỡng một số thức ăn thô xanh làm thức ăn cho
cừu ở Thừa Thiên Huế.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định sự thích ứng của cừu Phan Rang
nuôi ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, thu nhận thức ăn, sinh
trưởng và sinh sản.
Xác định được quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với tần
số hô hấp, hàm lượng hemoglobin và lượng thức ăn thu nhận của cừu Phan
Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.
Từ đó, luận án đã đóng góp thêm tư liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh
trưởng, sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở các vùng miền khác nhau trong cả
nước.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỪU TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi cừu
Ngành chăn nuôi cừu đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người
và sự phát triển xã hội. Thịt cừu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành
phần protein và lipit lần lượt là 21,5 và 3,8% ở cừu Dorset (Pouliot và CS.,
2009); 20,99 và 1,43% ở cừu Phan Rang (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Sữa
cừu đã thay thế một phần sữa bò, với năng suất trung bình 190 kg/con/năm
(dao động 95 - 255 kg/con/năm) góp phần vào nguồn sữa cung cấp cho người
dân ở các nước trên thế giới (Ozung và CS., 2011; Hosri và Nehme, 2009).
Chăn nuôi cừu phát triển thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp phát triển, góp phần vào nguồn kim ngạch xuất khẩu (Devendra,
2005; Afzal và Naqvi, 2004). Cừu cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất
công nghiệp (da, lông) và nông nghiệp (phân, nước tiểu) (Devendra, 2001).
Theo Savage và CS. (2008), lượng phân cừu thải ra là 447 - 608 g/con/ngày
và lượng nước tiểu là 2.298 - 4.606 ml/con/ngày.
Ngành chăn nuôi cừu góp phần ổn định kinh tế, xã hội cho đất nước.
Theo Hassan và CS. (2008), ngành chăn nuôi cừu chiếm khoảng 1/4 tỷ trọng
chăn nuôi các nước vùng khô hạn và bán khô hạn ở Tây Á và Bắc Phi. Chăn
nuôi cừu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt đối với người
dân nghèo, những người không có đất sản xuất hoặc sinh sống ở những vùng
đồi núi, đất xám bạc màu không có khả năng canh tác (Otchere, 2009;
Devendra, 2005; Rafiq, 1995; Ngategize, 1989).
6
Cừu dễ nuôi, dễ quản lý, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, không cạnh
tranh lương thực với con người, quay vòng vốn nhanh, dễ vận chuyển, chuồng
trại đơn giản và rẻ tiền, phù hợp với hệ thống trang trại nhỏ (Devendra, 2005;
Mai và CS., 2005; Ngategize, 1989). Cừu là gia súc thích hợp với mô hình
chăn nuôi kết hợp với trồng cây công nghiệp, cây lâu năm, cây ăn quả nhằm
tăng cường hiệu quả sử dụng đất (Devendra, 2000).
Vì vậy, chăn nuôi cừu phát triển nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng thu
nhập cho người dân, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước (Acharya, 2009; Cục chăn nuôi, 2007; Devendra, 2005).
1.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi cừu trên thế giới
1.1.2.1. Số lượng và sự phân bố đàn cừu
Tốc độ tăng trưởng đàn cừu
trên thế giới trong thời gian qua khá
nhanh; theo số liệu của FAO (2012),
Châu Đại dương
10%
Châu Mỹ
9%
Châu Á
45%
tổng đàn cừu trên toàn thế giới năm
2011 là 1.043,7 triệu con, chiếm
26,3% số lượng đàn gia súc nhai lại;
tỷ lệ tăng đàn hàng năm giai đoạn
2001 - 2011 trung bình là 1,03%.
Châu Phi
24%
Châu Âu
12%
Đồ thị 1.1. Phân bố đàn cừu trên thế giới
năm 2011 (FAO, 2012)
Châu Á là châu lục phát triển mạnh về chăn nuôi cừu, với 463,6 triệu
con, chiếm khoảng 45% số lượng cừu thế giới. Tiếp đến là châu Phi: 255,5
triệu con; châu Âu: 127,3 triệu con; châu Đại dương: 104,2 triệu con; số
lượng cừu ít nhất là châu Mỹ: 93,1 triệu con (FAO, 2012).
Các nước có số lượng cừu lớn là Trung Quốc 138,8 triệu con (chiếm
13,3% tổng số cừu thế giới và 30% tổng số cừu châu Á); tiếp đến là Ấn Độ
74,5 triệu con; Úc 73,1 triệu con; Iran 49 triệu con và Nigeria 38 triệu con.
7
Ngoài ra, một số nước ở châu Á cũng có số lượng cừu lớn là: Pakistan 28,1
triệu con, Thổ Nhĩ Kỳ 23 triệu con và Indonesia 11,4 triệu con. Các quốc gia
trên đang chiếm lĩnh thị trường thế giới về khả năng cung cấp thịt và len
(FAO, 2012).
1.1.2.2. Sản phẩm chăn nuôi cừu
Tổng sản lượng thịt của thế giới năm 2011 là 297,1 triệu tấn; trong đó,
sản lượng thịt cừu là 7,9 triệu tấn. Trung Quốc là nước có số lượng thịt cừu
lớn nhất với 2,1 triệu tấn, tiếp đến là Úc: 0,5 triệu tấn, Ấn Độ: 0,3 triệu tấn,
còn lại là một số quốc gia khác. Châu Á, tổng sản lượng thịt năm 2011 là
124,4 triệu tấn, chiếm 41,9% sản lượng thịt thế giới; trong đó thịt cừu 4,1
triệu tấn, chiếm 51,7% tổng sản lượng thịt cừu thế giới (FAO, 2012).
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2011 là 727,2 triệu tấn; trong đó
sữa cừu là 9,6 triệu tấn (FAO, 2012). Sữa cừu là nguồn sữa chủ yếu ở các
nước Afghanistan, Iran, Saudi Arabia, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ (Acharya, 2009).
Sản lượng da và lông cừu của toàn thế giới năm 2011 là 1,074 triệu tấn;
trong đó, các nước có sản lượng lớn là Úc là 89.607 tấn, Mông Cổ 20.136 tấn,
Pakistan 17.841 tấn, Ấn Độ 666 tấn (FAO, 2012). Lông cừu là nguồn nguyên
liệu sản xuất len quan trọng ở các nước khu vực Nam Mỹ như Argentina,
Chile, Uruguay, Brazil, Bolivia và Peru (Cardellino và Mueller, 2010).
1.1.2.3. Giống và công tác giống cừu
Cừu được thuần dưỡng từ cừu rừng cách đây khoảng 10.000 năm
(Adams và McKinley, 2009). Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.314 giống
cừu; trong đó, châu Á có 233 giống, chiếm trên 17,7% so với thế giới và tập
trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan (Devendra, 2005).
Trung Quốc có khoảng 50 giống cừu, trong đó 31 giống cừu bản địa,
chủ yếu là các giống cừu cho thịt và lông. Trung Quốc đã nhập một số giống
8
cừu cho năng suất cao như giống cừu Merino của Úc để cải thiện các giống
cừu bản địa nhằm nâng cao khả năng sản xuất (Waldron và CS., 2007; Ma và
CS., 2006). Đồng thời các nhà chăn nuôi còn cải thiện năng suất đàn cừu bằng
cách cho các giống cừu bản địa lai giống chéo với nhau. Kết quả các con lai
đã đạt được tiến bộ nhanh chóng và cho kết quả khá tốt, khả năng sản xuất
lông và chất lượng lông cũng được cải thiện (Acharya, 2009).
Ấn Độ là nước có nguồn gen cừu khá phong phú và đa dạng (khoảng 40
giống), với đa dạng di truyền rộng, góp phần quan trọng về đa dạng nguồn
gen cừu và cải thiện năng suất sản xuất của cừu trên thế giới (Acharya, 2009;
Singh và CS., 2006; Bhatia và Arora, 2005). Ấn Độ có nhiều giống cừu cho
lông, cho thịt năng suất cao, tập trung chủ yếu ở khu vực khô hạn và bán khô
hạn, một số giống cừu tiêu biểu là Marwari, Deccani/ Bellary (Acharya, 2009;
Singh và CS., 2006). Ấn Độ đã thành lập Ủy ban quốc gia nguồn gen động
vật (NBAGR), nhằm đánh giá, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên di
truyền của cừu cũng như các vật nuôi khác (Bhatia và Arora, 2005).
Pakistan là quốc gia có nguồn tài nguyên di truyền phong phú (với 30
giống), chủ yếu là các giống cừu cho lông, thịt và sữa. Một số giống cừu tiêu
biểu là Bucchi, Lohi, Thalli, Salt Range, Dumbi, Kachi, Balkhi, Baluchi,
Bibrik, Harnai, Kajli (Sarwar và CS., 2010; Afzal và Naqvi, 2004).
Ngoài ra, một số nước ở châu Á cũng có nhiều giống cừu như
Afghanistan có 8 giống cừu, Karakul là giống cừu điển hình được nuôi nhằm
sản xuất thịt và sản xuất da. Iraq có 6 giống cừu, Awassi là giống cừu quan
trọng nhất của đất nước. Iran có 15 giống cừu, chủ yếu là các giống cừu cho
thịt, sữa và lông, giống cừu Baluchi có đóng góp lớn nhất cho quốc gia. Thổ
Nhĩ Kỳ có 11 giống cừu, chủ yếu là các giống Red, White Karaman, Karaman
và Daglic có số lượng lớn nhất, một giống cho lông là Anatolia, Kilis
(Acharya, 2009).
9
1.1.2.4. Chăn nuôi cừu ở châu Á
Châu Á chiếm 20,5% diện tích đất tự nhiên, 31% đất canh tác của thế
giới, chủ yếu là các vùng khô hạn và bán khô hạn phù hợp với điều kiện sinh
thái của cừu (Acharya, 2009). Chăn nuôi cừu ở châu Á thường tập trung vào
người dân nghèo nên hệ thống chăn nuôi chủ yếu là quảng canh, chăn thả tự
do, tận dụng điều kiện sinh thái tự nhiên; chỉ có một số ít chăn nuôi thâm canh
hoặc bán thâm canh (Hosri và Nehme, 2005; Afzal và Naqvi, 2005).
Ở các nước như Ấn Độ, Afghanistan, Nigeria, Iran, Pakistan và Li-băng
phần lớn cừu (khoảng 60%) được nuôi theo phương thức quảng canh, chăn
thả tự do, theo hệ thống du mục hoặc bán du mục ở những vùng duyên hải và
vùng núi. Cừu được nuôi trên các ngọn núi, trước khi mùa mưa xuống mới
được đưa về nuôi ở các bản làng. Hầu hết không có chuồng trại hoặc chuồng
trại được dựng tạm thời để cừu trú ẩn mỗi lúc trời mưa. Thức ăn của cừu là cỏ
tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, chất lượng kém, cừu thiếu dinh dưỡng,
năng suất và hiệu quả kinh tế không cao (Sarwar và CS., 2010; Hosri và
Nehme, 2005). Công tác thú y, vệ sinh phòng bệnh cho cừu ít được chú trọng.
Cừu bị bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc bản địa, theo kinh
nghiệm dân gian nên tỷ lệ tử vong cao (Hosri và Nehme, 2005). Sản phẩm
chăn nuôi cừu chủ yếu là tự cung, tự cấp, giá thành thấp (Acharya, 2009).
Cừu còn được nuôi theo hệ thống sản xuất hỗn hợp cây trồng - vật nuôi
(Devendra, 2000). Cừu được nuôi dưới những tán cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây trồng lâu năm, tận dụng tán cây làm nơi trú ẩn cho cừu. Ở các nông
hộ, cừu được nuôi theo phương thức bán chăn thả, ban ngày thả ở các bãi
chăn, ban đêm lùa về chuồng. Ngoài cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp,
nhiều hộ chăn nuôi còn bổ sung thêm các loại thức ăn tinh cho cừu (Acharya,
2009). Chuồng trại thường đơn giản nằm tiếp giáp với nhà ở, chỉ có một số
chuồng nuôi lớn được đầu tư (Hosri và Nehme, 2005; Afzal và Naqvi, 2005).
10
Cừu là đối tượng vật nuôi phổ biến trên thế giới, cừu dễ nuôi, chuồng
trại đơn giản, phù hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau, là vật nuôi
có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu đàn gia súc trên thế giới, đặc biệt đối với
những vùng đồi núi, vùng khô hạn và bán khô hạn.
1.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam
1.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghề chăn nuôi cừu
Cừu được du nhập vào Việt Nam cách đây hơn một trăm năm bởi các
nhà truyền đạo từ Ấn Độ, Pakistan và châu Phi (Mai và CS., 2005). Tuy
nhiên, những năm gần đây ngành chăn nuôi cừu mới được đầu tư phát triển,
bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi, góp
phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân (Cục chăn nuôi, 2007). Có thể
sơ lược lịch sử chăn nuôi cừu qua một số mốc thời gian sau:
Năm 1906, tại Suối Dầu cơ sở thí nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang
đã nhập vào giống cừu Kelantan (vùng Maclacca, tỉnh Kelantan, Malaysia);
giống Berrichon de I’Indre, Dishley Merinos, Mérinos d’Arles, Caussinard và
giống Bizet từ Pháp; giống Yunam và giống Chan Trung từ Trung Quốc
(Đoàn Đức Vũ và CS., 2006).
Năm 1927, cừu được nuôi và lai tạo giống ở An Khê để làm vật thí
nghiệm thử các loại vacxin cho gia súc của Sở Thú y Trung Việt, nên quy mô
rất nhỏ và vì thế chúng bị mai một (Nguyễn Trọng Trữ, 1967). Năm 1967,
Việt Nam nhập 500 con cừu từ Mông Cổ; năm 1976 nhập 600 con cừu từ
Trung Quốc về nuôi thử nghiệm ở Mộc Châu và Cao Bằng, nhưng chúng
không tồn tại và nhanh chóng bị xóa sổ (Binh và CS., 2008). Trong thời gian
này, nghề chăn nuôi cừu còn rất nhỏ bé, phát triển chậm, thị trường bấp bênh,
sản xuất có tính tự cung tự cấp, cừu chỉ tồn tại ở Ninh Thuận với số lượng ít,
tổng đàn cừu năm 1975 khoảng 14.000 - 15.000 con (Binh và CS., 2008). Sau
11
đó giảm dần chỉ còn 3.200 năm 1992, do giá thịt cừu thấp, nghề nuôi cừu
tưởng chừng đỗ vỡ, cừu đứng trước nguy cơ mất giống (Mai và CS., 2005).
Trước tình hình đó, năm 1994 Viện Chăn nuôi tiến hành đề tài về “Bảo tồn
nguồn gen vật nuôi”, theo đó cừu Phan Rang đã được bảo tồn, phát triển và
bùng phát về số lượng, năm 2006 lên 92,1 ngàn con (Mai và CS., 2005).
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển đàn cừu khá nhanh, quy
mô chăn nuôi được đầu tư mở rộng, từ vài chục con lên hàng trăm con, có xu
hướng phát triển thành kinh tế trang trại và phát triển ra một số tỉnh thành
khác ngoài Ninh Thuận (Cục chăn nuôi, 2007, 2009; Mai và CS., 2005).
1.1.3.2. Số lượng và sự phân bố đàn cừu
Căn cứ vào dữ liệu của Tổng Cục thống kê và Ngành chăn nuôi ở Việt
Nam chưa có số liệu thống kê riêng về số lượng cừu mà thường gộp chung
hai đối tượng là dê và cừu, chỉ có số liệu không đầy đủ ở một số địa phương.
Theo Tổng Cục thống kê (2012), số lượng dê và cừu ở Việt Nam năm 1995 là
550,5 ngàn con, đến năm 2011 là 1.267,8 ngàn con, tỷ lệ tăng đàn hàng năm
trung bình 1,08%. Ninh Thuận là tỉnh có số lượng cừu lớn nhất, tiếp đến là
Bình Thuận, Bến Tre, Khánh Hòa và một số nơi khác như Ba Vì, Đăk Lăk,
Đồng Nai, Bình Phước... (Cục chăn nuôi, 2009; Đinh Văn Bình và CS., 2007).
Ninh Thuận là tỉnh tiêu biểu cho chăn nuôi cừu ở Việt Nam. Số lượng
cừu ở Ninh Thuận trong thời gian qua tăng/giảm bất thường theo từng giai
đoạn khác nhau (đồ thị 1.2). Số lượng cừu tăng mạnh trong giai đoạn 2000 2006 và đạt cao nhất vào năm 2006. Tuy nhiên, sau đó số lượng cừu giảm
mạnh đến năm 2010. Nguyên nhân là do hiệu quả cao của chăn nuôi cừu từ
những năm trước nên người dân ồ ạt chăn nuôi làm cho số lượng cừu tăng
nhanh. Trong lúc đó giá cừu bất ngờ giảm thấp, nhiều hộ chăn nuôi cừu bị phá
sản, bỏ nghề làm cho số lượng cừu giảm nghiêm trọng. Từ năm 2010 đến nay,
ngành chăn nuôi cừu phục hồi nhờ giá cừu tăng mạnh trở lại.
12
Số lượng cừu (ngàn con)
100
92,1
88,9
90
80
70
82,5
72,8
73,2
2008
2009
68,6
56,8
60
50
40
30
20
10
3,2
4,5
1995
2000
0
2005
2006
2007
2010
2011
Thời gian (năm)
Đồ thị 1.2. Diễn biến đàn cừu ở Ninh Thuận giai đoạn 1995 - 2011
(Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận, 2012)
Ở Ninh Thuận, cừu được phân bố trên khắp địa bàn tỉnh nhưng tập
trung nhiều nhất là huyện Thuận Nam (chiếm 34%) và ít nhất là huyện Bác
Ái. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2009 - 2011 là 6,2%; trong đó, huyện Thuận
Nam tăng trưởng cao nhất, huyện Ninh Phước giảm mạnh nhất (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Phân bố đàn cừu ở tỉnh Ninh Thuận
Năm
Vùng
Toàn tỉnh
2009
2010
2011
Tốc độ tăng
trưởng
2009 Số lượng TL Số lượng TL Số lượng TL
2011 (%)
(ngàn con) (%) (ngàn con) (%) (ngàn con) (%)
73,2
100
68,6
100
82,5
100
6,2
3,8
5,2
3,1
4,5
3,6
4,4
-2,8
11,8
16,1
12,5
18,2
14,0
17,0
8,9
1,8
2,5
2,2
3,2
2,1
2,5
5,6
Ninh Hải
19,5
26,6
14,2
20,7
16,3
19,8
-8,6
Ninh Phước
32,7
44,7
11,8
17,2
14,8
17,9
-32,7
Thuận Bắc
3,6
4,9
3,7
5,4
4,1
5,0
5,0
-
21,1
30,8
27,8
33,7
14,7
Phan Rang - TC
Ninh Sơn
Bác Ái
Thuận Nam
-
(Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận, 2012)
13
1.1.3.3. Sản phẩm chăn nuôi cừu
Sản lượng thịt dê, cừu tăng từ 3,6 ngàn tấn năm 2001 lên 11,1 ngàn tấn
năm 2008 (Cục chăn nuôi, 2009). Theo đánh giá của Cục chăn nuôi (2009),
sản lượng thịt cừu bình quân trên đầu người tuy còn rất ít, chưa được phổ biến
nhưng cũng tăng qua các năm.
Các sản phẩm lông, da cừu chưa theo dõi được do công tác quản lý việc
giết mổ và chế biến lông, da cừu chưa được đầu tư, chưa có các nhà máy chế
biến tập trung với quy mô lớn, chủ yếu vẫn là quy mô nông hộ nhỏ lẻ, tự
cung, tự cấp ở các địa phương (Cục chăn nuôi, 2007).
1.1.3.4. Giống và công tác giống cừu
Giống cừu nuôi ở Việt Nam chủ yếu là cừu Phan Rang (chiếm 91,1%).
Theo Cục chăn nuôi (2007), do phương thức chăn nuôi quảng canh, công tác
lưu giữ và quản lý giống kém, việc sử dụng một đực giống chung cho nhiều
thế hệ trong đàn với tỷ lệ đực cái là 1/50 con khá phổ biến (chiếm 45% số hộ
chăn nuôi), đồng thời giá cừu giống cao nên cừu sinh ra thường được giữ lại
làm giống mà không có chọn lọc, vì vậy giống cừu hiện đang suy giảm chất
lượng. Việc trao đổi cừu đực giống giữa các hộ chăn nuôi để tránh sự suy
thoái do đồng huyết đang được tiến hành nhưng vẫn còn hạn chế.
Năm 2004, Ninh Thuận đã nhập 2 giống cừu Úc là Dopper và White
Sufolk bước đầu nuôi thích nghi và cho kết quả tốt. Số cừu này sinh trưởng,
phát triển tốt, cừu lai với cừu Phan Rang thể trạng chúng không kém gì bố
mẹ, khả năng sinh sản tốt (Cục chăn nuôi, 2009; Mai và CS., 2005).
1.1.3.5. Đặc điểm chăn nuôi cừu ở Việt Nam
Theo đánh giá của Cục chăn nuôi (2007), phương thức chăn nuôi cừu
chủ yếu theo tập quán chăn thả quảng canh, cừu chủ yếu được chăn thả trên
sườn núi, đồi trọc, bãi chăn thả tự nhiên, do đó tăng trọng của đàn cừu thấp.
14
Cừu nuôi chủ yếu bằng cỏ tự nhiên, do vậy người chăn nuôi không chủ
động được nguồn thức ăn (Cục chăn nuôi 2009). Theo Nguyễn Phú Son và
CS. (2012), có 84,6% số hộ chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận tự đi cắt cỏ để làm
thức ăn cho cừu nhằm lấy công làm lời. Ngoài ra, người chăn nuôi đã sử dụng
một số phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, trồng thêm cây thức ăn thô xanh
để phục vụ chăn nuôi cừu như cỏ voi, cỏ sả, cỏ ruzi, cỏ paspalum nhưng năng
suất và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn không cao (Nguyễn Thị Thu
Hồng và CS., 2006). Việc bảo quản, chế biến và dự trữ thức ăn chưa được
quan tâm và thiếu hướng dẫn kỹ thuật nên thức ăn dư thừa trong mùa thu
hoạch nhưng lại thiếu trong mùa khô hạn và mưa lũ (Cục chăn nuôi, 2009).
Chuồng trại chưa được xây đúng kỹ thuật; phân, rác thải chưa được xử
lý tốt. Cừu còn chăn thả tập trung với nhiều loài gia súc khác như trâu, bò, dê
nên hiện tượng cảm nhiễm ký sinh trùng lây lan từ loài này sang loài khác.
Công tác thú y cơ sở còn yếu, vệ sinh phòng bệnh chưa được chú trọng, hiệu
quả công tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm theo định kỳ đạt chưa cao
(Nguyễn Thị Nga và CS., 2011; Cục chăn nuôi, 2007).
Cừu chủ yếu nuôi lấy thịt, tuy nhiên hệ thống giết mổ tập trung và công
nghệ chế biến thịt chưa có, chủ yếu sử dụng dưới dạng tươi sống. Giá cả thị
trường thiếu ổn định, các sản phẩm chăn nuôi cừu chưa được phổ biến, thị
trường tiêu thụ còn hạn chế, chủ yếu là ở một số tỉnh phía Nam (Nguyễn Phú
Son và CS., 2012; Cục chăn nuôi, 2007).
Ngành chăn nuôi cừu ở Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng sẵn có, nhiều địa phương chưa chú trọng phát triển chăn nuôi cừu
do thiếu thông tin. Một số mô hình phát triển chăn nuôi cừu nhằm xóa đói,
giảm nghèo cho người dân được triển khai nhưng chưa phổ biến rộng rãi. Do
đó, cần có các nghiên cứu nhằm phát triển đàn cừu, đưa ngành chăn nuôi cừu
phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.
15
1.1.3.6. Nghiên cứu về sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và dinh dưỡng của cừu
Phan Rang
Trong những năm qua, các nghiên cứu về con cừu, nhằm đưa ngành
chăn nuôi cừu vào hệ thống nông nghiệp đã được thực hiện. Kết quả bước đầu
đã khẳng định vai trò của ngành chăn nuôi cừu trong việc tạo thu nhập và
giảm rủi ro trong sản xuất ở nông hộ nhỏ (Cục chăn nuôi, 2009).
Nghiên cứu đã xác định được nguồn gốc, tiềm năng di truyền của cừu
Phan Rang. Cừu Phan Rang là kết quả lai tạo của các giống nhập từ Malaysia
(giống Kelantan vùng Maclacca), Trung Quốc (giống Yunam, giống Chan
Toung) và từ Pháp (giống Dishley Merinos, Mérinos d’Arles, Berrichon
del’Indre, Caussenard, Bizet). Đặc biệt, cừu Kelantan là giống cừu vùng Đông
Nam Á, thích nghi rất tốt với điều kiện nuôi dưỡng tại địa phương. Giống cừu
Kelantan được sử dụng làm nền để lai tạo với các giống cừu nhập từ Pháp để
hình thành nên giống cừu Phan Rang hiện nay (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006).
Nghiên cứu về sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt cho thấy, cừu Phan
Rang có thể hình tốt hơn các giống cừu Đông Nam Á, tương đương với cừu
Ấn Độ, nhỏ hơn cừu các nước có ngành chăn nuôi cừu thịt phát triển như Úc,
Pháp, Mỹ. Cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận lúc trưởng thành khối lượng
con cái là 29,7kg và con đực là 42,4kg (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006); nuôi ở
Ba Vì, lúc 18 tháng tuổi con cái là 28,3kg và con đực là 36,1kg (Binh và CS.,
2005); ở Tây Nguyên, con cái là 41,8kg và con đực là 51,37kg (Trần Quang
Hân, 2007a). Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của cừu nuôi ở Ninh Thuận lúc 9 tháng
tuổi lần lượt là 41,8% và 30,2% (Đinh Văn Bình và CS., 2007).
Cừu đực Phan Rang lúc 5 tháng tuổi đã có biểu hiện sinh dục, nhưng
thường được sử dụng vào thời điểm 10 - 12 tháng tuổi (Đoàn Đức Vũ và CS.,
2006). Cừu cái 5,5 - 6 tháng tuổi đã xuất hiện động dục, nhưng thường phối
giống lần đầu lúc 9 - 10 tháng; chu kỳ động dục là 18 - 21 ngày, thời gian
16
mang thai 148 - 151 ngày, khoảng cách lứa đẻ 208 - 262 ngày. Một năm cừu
đẻ 1,55 lứa, mỗi lứa 1 - 2 con (Mai và CS., 2005). Khi đưa ra nuôi ở Ba Vì
(Đinh Văn Bình và CS., 2007) và Tây Nguyên (Trần Quang Hân, 2007a,b)
khả năng sinh sản của cừu bình thường.
Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho cừu đã xác định được giá
trị dinh dưỡng của một số loại cây thức ăn thô xanh ngoài cỏ tự nhiên như lá
dâm bụt ủ chua (Nguyễn Xuân Bả và CS., 2004), cỏ voi (Vũ Chí Cương và
CS., 2009, 2010), cây xương rồng (Opuntia elator) (Tien và Beynen, 2005),
cỏ ghinê (Ngô Tiến Dũng và CS., 2004)... các phụ phẩm công, nông nghiệp
như ngọn lá sắn phơi khô, rơm ủ urê - rỉ mật (Ngô Tiến Dũng và CS., 2004);
bả sắn ủ chua (Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả, 2008). Nghiên cứu đã
xác định được công thức tảng đá liếm, nhằm bổ sung khoáng cho cừu sinh sản
(Đào Đức Kiên và CS., 2006); cải thiện chế độ nuôi dưỡng, nhằm phát huy
giá trị của giống cừu Phan Rang (Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006).
Ngoài ra, các nghiên cứu về tình hình dịch bệnh (Nguyễn Thị Nga và
CS., 2011; Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007b); về tập tính
của cừu cũng đã được tiến hành (Văn Tiến Dũng, 2010; Nguyễn Thị Mùi,
2006; Nguyễn Bá Mùi và Nguyễn Xuân Vỹ, 2009; Đàm Văn Tiện, 2006).
Như vậy, các nghiên cứu bước đầu đã xác định được nguồn gốc của
giống cừu Phan Rang, đánh giá được khả năng sinh trưởng, sinh sản của cừu
khi nuôi ở Ninh Thuận, Ba Vì và Tây Nguyên. Tuy nhiên, chưa có các nghiên
cứu cơ bản, có hệ thống về đánh giá khả năng thích ứng của cừu trong những
điều kiện sống khác nhau, đặc biệt là môi trường ẩm độ cao. Vì vậy, cần có
các nghiên cứu xác định ảnh hưởng nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống đến
sinh lý, sinh trưởng, sinh sản, thu nhận thức ăn của cừu. Các nghiên cứu về
dinh dưỡng cho cừu chưa được đặt ra đúng mức, chủ yếu là sử dụng cừu làm
đối tượng trong các nghiên cứu về dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nói chung.
17
1.2. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ
CỦA CỪU
1.2.1. Trao đổi nhiệt của cừu với môi trường
Cơ thể gia súc là một khối thống nhất, hoàn chỉnh và thường xuyên
tương tác với môi trường sống. Mọi biến động của môi trường sống đều tác
động trực tiếp đến cơ quan nhận cảm của cơ thể bằng con đường thần kinh và
thể dịch. Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ không khí là những yếu tố môi trường
có tác động trực tiếp đến đời sống của cừu. Tác động của nhiệt độ và ẩm độ
dẫn đến cừu có những phản ứng trả lời các kích thích đó để duy trì cân bằng
nhiệt của cơ thể, gọi là sự thích nghi của cừu với môi trường nhiệt (Paim và
CS., 2012; Marai và CS., 2007; Silanikove, 2000).
Sự thay đổi nhiệt độ và ẩm độ môi trường là yếu tố làm ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu sinh lý, trạng thái sức khỏe của cừu (Alhidary và CS., 2012;
McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005). Đặc biệt, khi nhiệt độ và ẩm độ
thay đổi đột ngột hoặc khi nhiệt độ tăng quá cao cừu không thể thích ứng kịp
thời dẫn đến stress nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của
cừu (Srikandakumar và CS., 2003).
Cừu và các loài động vật đẳng nhiệt khác, nhiệt độ cơ thể luôn được giữ
ở mức ổn định nhờ hai quá trình sinh nhiệt - thải nhiệt xảy ra đồng thời và ở
trạng thái cân bằng, quá trình đó theo phương trình sau (Berman và CS., 1985):
M = HS + R + E + C + K
Trong đó: M: tổng lượng nhiệt sản sinh của cơ thể; HS: nhiệt dự trữ; R:
nhiệt trao đổi bức xạ; E: nhiệt trao đổi bằng cách bốc hơi nước; C: nhiệt trao
đổi bằng đối lưu; K: nhiệt trao đổi bằng truyền dẫn.
Trao đổi nhiệt bằng cách bốc hơi nước là phương thức thải nhiệt ra
khỏi cơ thể của động vật qua đường hô hấp và qua da. Bốc hơi nước qua da
18
diễn ra từ bề mặt cơ thể, do hoạt động của tuyến mồ hôi, là phương thức thải
nhiệt chủ yếu của động vật đẳng nhiệt nói chung và chiếm 75 - 85% tổng
lượng nhiệt sinh ra, làm cho cơ thể mất nhiệt rất nhanh. Tuy nhiên, cừu là gia
súc có tuyến mồ hôi kém phát triển so với các gia súc khác như trâu, bò; mặt
khác, cừu có bộ lông dày đã hạn chế sự bốc hơi nước qua da, nên bốc hơi qua
đường hô hấp là con đường chủ yếu để duy trì thân nhiệt của cừu trong điều
kiện nhiệt độ môi trường cao. Vì vậy, phản ứng đầu tiên của cừu trong điều
kiện môi trường nóng ẩm là tăng tần số hô hấp (Marai và CS., 2009).
Do đó, việc đánh giá khả năng thích ứng của cừu với nhiệt độ và ẩm độ
trong môi trường sống mới thông qua các chỉ tiêu sinh lý là việc làm đầu tiên
và hết sức cần thiết. Trong đó, tần số hô hấp là chỉ tiêu cần quan tâm chú ý
trong môi trường nhiệt ẩm (Paim và CS., 2012; McManus và CS., 2008).
1.2.2. Nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
1.2.2.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí luôn có sự biến đổi, dao động rất lớn giữa các mùa,
các tháng, các ngày, cũng như các thời điểm trong ngày. Sự thay đổi nhiệt độ
không khí có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý (Marai và CS., 2009;
McManus và CS., 2008); lượng thức ăn thu nhận (Alhidary và CS., 2012;
Savage và CS., 2008); khả năng sinh trưởng (Pouliot và CS., 2009; Herrig và
CS., 2006); khả năng sinh sản của cừu (Hassan, 2012; Rosa và Bryant, 2003).
Thân nhiệt, tần số hô hấp của cừu bắt đầu tăng lên trên mức bình
thường khi nhiệt độ môi trường >320C, ẩm độ <65% và cừu có thể chịu được
nhiệt độ lên đến 430C trong 4 giờ nhờ quá trình điều tiết nhiệt bằng cách bốc
hơi nước qua da và hô hấp (Srikandakumar và CS., 2003). Khi nhiệt độ môi
trường cao, tần số hô hấp của cừu tăng lên để thải bớt nhiệt ra ngoài cơ thể
(Alhidary và CS., 2012; Bhatta và CS., 2005). Nhịp tim của cừu cũng bị ảnh
19
hưởng bởi môi trường nhiệt độ cao, tuy nhiên nhịp tim không biến đổi nhiều
như tần số hô hấp (McManus và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Nhiệt độ
môi trường cao còn ảnh hưởng tới nhiệt độ da của cừu (Marai và CS., 2009).
Nhiệt độ môi trường cao là một trong những yếu tố hạn chế đến khả
năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của cừu. Nhiệt độ cao giảm lượng thức
ăn thu nhận, giảm khả năng tiêu hóa, sự trao đổi chất chậm lại, ảnh hưởng đến
khả năng tăng trưởng, sinh sản, sản xuất sữa, khả năng cho lông, thiệt hại đến
kinh tế (McManus và CS., 2008; Thwaites, 1967).
Nhiệt độ môi trường quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh sản của cừu
(Rosa và Bryant, 2003). Thời gian sinh sản của cừu thường ứng với những
mùa có nhiệt độ ôn hòa, vào mùa xuân ấm áp và mùa thu mát mẽ (Acharya,
2009). Nhiệt độ môi trường cao, làm giảm kích thước các cơ quan sinh dục
đực, giảm chất lượng tinh trùng (Hassan, 2012), giảm cường độ hành vi tình
dục (Maurya và CS., 2005).
1.2.2.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có sự dao động rất lớn giữa các mùa trong năm, giữa
các tháng, các ngày và các thời điểm trong ngày. Sự thay đổi của độ ẩm
không khí phụ thuộc sự bảo hòa hơi nước trong không khí, vào nhiệt độ và
tốc độ chuyển động của không khí. Độ ẩm phụ thuộc vào vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của từng địa phương, khu vực.
Trong chuồng nuôi, độ ẩm và nhiệt độ có liên quan chặt chẽ với nhau.
Khi nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước bão hòa trong không khí
càng lớn. Ngược lại, nhiệt độ không khí giảm thấp làm hơi nước ngưng tụ lại
khiến nền chuồng, tường, vách ẩm ướt, ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt
bằng bốc hơi của vật nuôi. Ngoài độ ẩm không khí trong chuồng nuôi, còn có
độ ẩm được xác định trên bề mặt da, trong lớp lông của cừu do sự bốc hơi
nước qua da, gọi là độ ẩm sinh lý (Hahn và CS., 2009).
20
Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt của động vật. Đặc biệt
là ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Khi độ ẩm cao hoặc bảo hòa sự thải
nhiệt bằng phương thức bốc hơi bị trở ngại; khi độ ẩm không khí cao kết hợp
với nhiệt độ thấp thì tăng tỏa nhiệt gây nên cảm lạnh cho gia súc; khi độ ẩm
không khí cao kết hợp nhiệt độ cao sẽ gây cản trở quá trình tỏa nhiệt ra môi
trường làm thân nhiệt tăng lên (Marai và CS., 2007; Katoh và CS., 1989).
1.2.2.3. Chỉ số nhiệt ẩm
Trong thực tế, để xác định ảnh hưởng riêng biệt giữa nhiệt độ và ẩm độ
đến vật nuôi là rất khó khăn, đặc biệt trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Vì vậy, để
đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ và ẩm độ hàng ngày đối với vật
nuôi các nhà khoa học đã sử dụng THI. THI là chỉ số có được bằng cách tính
theo phương trình, kết hợp thông số giữa nhiệt độ và ẩm độ để xây dựng nên.
THI như là một tiêu chí thực tế để phân loại môi trường nhiệt, áp dụng đánh
giá trong sản xuất chăn nuôi (Hahn và CS, 2009).
Trên cơ sở chỉ số không thoải mái (Discomfort Index) sử dụng cho
người được phát triển bởi Thom (1959), các nhà khoa học đã xây dựng công
thức tính THI và được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi (bảng 1.2, công thức
1), đến nay có khoảng 100 công thức tính THI và thang đánh giá khác nhau
(Hahn và CS., 2009). Sau đây là một số công thức được sử dụng phổ biến để
đánh giá ảnh hưởng của THI đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng và sinh sản
của cừu:
(1)
THI = 0,8Tdb + RH(Tdb - 14,4) + 46,4
Trong đó:
Tdb: nhiệt độ bên khô (0C);
RH: độ ẩm tương đối (%).
Trên cơ sở tính toán này, thang đánh giá THI trong chăn nuôi được quy
định: ≤74: bình thường; 75 - 78: cảnh báo; 79 - 83: nguy hiểm; ≥84: khẩn cấp.
21
Bảng 1.2. Bảng tính sẵn THI (dựa trên Thom, 1959) đánh giá bất lợi của thời
tiết trong chăn nuôi (LWSI; LCI, 1970) (Hahn và CS., 2009)
Nhiệt độ (0C)
Độ ẩm tương đối (%)
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
100
21
64
64
64
65
65
65
66
66
66
67
67
67
68
68
68
69
69
69
70
70
22
65
65
65
66
66
67
67
67
68
68
69
69
69
70
70
70
71
71
72
72
23
66
66
67
67
67
68
68
69
69
70
70
70
71
71
72
72
73
73
74
74
24
67
67
68
68
69
69
70
70
71
71
72
72
73
73
74
74
75
75
76
76
26
68
68
69
69
70
70
71
71
72
73
73
74
74
75
75
76
76
77
77
78
27
69
69
70
70
71
72
72
73
73
74
75
75
76
76
77
78
78
79
79
80
28
69
70
71
71
72
73
73
74
75
75
76
77
77
78
79
79
80
81
81
82
29
70
71
72
72
73
74
75
75
76
77
78
78
79
80
80
81
82
83
83
84
30
71
72
73
73
74
75
76
77
78
78
79
80
81
81
82
83
84
84
85
86
31
72
73
74
74
76
76
77
78
79
80
81
81
82
83
84
85
86
86
87
88
32
73
74
75
75
77
78
79
79
80
81
82
83
84
85
86
86
87
88
89
90
33
74
75
76
76
78
79
80
81
82
83
84
85
85
86
87
88
89
90
91
92
34
75
76
77
77
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
36
76
77
78
78
80
81
82
83
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
37
77
78
79
79
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
93
94
95
96
97
98
38
78
79
80
80
83
84
85
86
87
88
90
91
92
93
94
95
97
98
99
100
39
79
80
81
82
85
85
86
87
89
90
91
92
94
95
96
97
98
100
101
102
40
80
81
82
84
86
86
88
89
90
91
93
94
95
96
98
99
100
101
103
104
41
81
82
84
85
87
88
89
90
91
93
94
95
97
98
99
101
102
103
105
106
42
82
83
85
86
88
89
90
92
93
94
96
97
98
100
101
103
104
105
107
108
43
83
84
86
87
89
90
91
93
94
96
97
99
100
101
103
104
106
107
109
110
Công thức (1) được Herrig và CS. (2006) áp dụng để đánh giá ảnh
hưởng của môi trường và các biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng
của cừu. Alhidary và CS. (2012), áp dụng để đánh giá các phản ứng sinh lý,
lượng nước uống, lượng thức ăn ăn vào của cừu Merino (Úc) với môi trường.
Cừu Merino khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao (28 - 380C) thân nhiệt
tăng 0,80C, tần số hô hấp tăng 66 lần/phút, lượng nước uống tăng 2,7 lít/ngày,
lượng ăn vào giảm 22%, khối lượng giảm 5,2% (Alhidary và CS., 2012).
Theo Kelly và Bond (1971) (trích dẫn bởi Saab và CS., 2011;
Finocchiaro và CS., 2005) thì THI được tính theo công thức:
(2)
THI = Tdb - {(0,55 - 0,55RH)(Tdb - 14,4)}
Trong đó:
Tdb: nhiệt độ bên khô (0C);
RH: độ ẩm tương đối (%).
22
Saab và CS. (2011), Finocchiaro và CS. (2005) đã sử dụng công thức
(2) để nghiên cứu ảnh hưởng stress nhiệt đến khả năng sinh sản, sức sản xuất
của cừu sữa ở Địa Trung Hải. Các tác giả thông báo, THI >23, cừu ở Địa
Trung Hải bắt đầu giảm năng suất sữa.
Theo Marai và CS. (2000) (trích dẫn bởi Marai và CS., 2009;
McManus và CS., 2008) công thức tính THI như sau:
(3)
THI = Tdb - {(0,31 - 0,31RH)(Tdb - 14,4)}
Trong đó:
Tdb: nhiệt độ bên khô (0C);
RH: độ ẩm tương đối (%).
Các tác giả sử dụng thang đánh giá stress nhiệt như sau: THI≤22:
không stress; 22,2<THI≤23,3: stress trung bình (nhẹ); 23,3<THI≤25,6: stress
nghiêm trọng và THI≥25,6: stress cực kỳ nghiêm trọng (Marai và CS., 2000).
Nghiên cứu hiện tại trong luận án đã sử dụng công thức và thang đánh giá của
nhóm tác giả này.
Marai và CS. (2009) áp dụng công thức (3) đánh giá ảnh hưởng stress
nhiệt của môi trường nhiệt đới Ai Cập đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của
cừu Suffolk. Theo Marai và CS. (2009), mùa đông (THI=14,5) cừu Suffolk
không bị stress nhiệt, trong khi mùa hè (THI=25,6) cừu bị stress nhiệt nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của cừu. Theo McManus
và CS. (2008), tần số hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt, nhiệt độ da của cừu có
tương quan với nhau và có sự sai khác giữa buổi sáng (THI=19,5) và buổi
chiều (THI=24,04). Tuy nhiên, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, bạch cầu
tương quan thiếu chặt chẽ và không có sự sai khác giữa thời gian trong ngày.
Ngoài THI, để đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường tác động như
tốc độ gió, năng lượng mặt trời... các nhà khoa học đã xây dựng nhiều chỉ số
khác nhau, công thức tính được tóm tắt ở bảng 1.3.
23
Bảng 1.3. Phương trình tính các loại chỉ số nhiệt và môi trường
Chỉ số
Phương trình
Tác giả
Chỉ số nhiệt ẩm
THI
THI = T + 0,36DPT + 41,5
Thom (1959)
Chỉ số nhiệt ẩm
THI2
THI2 = (1,8T + 32) - 0,55(1 RH/100)(1,8T + 32 - 58)
Kelly and Bond
(1971)
Chỉ số nhiệt ẩm
quả cầu đen
BGHI
BGHI = BGT + 0,36DPT + 41,5
Buffington et
al. (1981)
Chỉ số nhiệt
thích hợp
TCI
TCI = 0,659RH + 0,511PVP +
0,55BGT - 0,042AWS
Silva and
Barbosa (1993)
Chỉ số nhiệt
thích hợp
TCI2
TCI2 = 0,6678T + 0,4969PVP +
0,5444BGT + 0,1038AWS
Barbosa and
Silva (1995)
Chỉ số stress môi ESI
trường
ESI = 0,63T - 0,03RH + 0,0002R Moran et al.
+ 0,0054TxRH - 0,073(0,1+ R) - 1 (2001)
Chỉ số tải nhiệt
HLI
HLI = 33,2+0,2RH+1,2BGT(0,82AWS)0,1log(0,4AWS2+0,0001)
Chỉ số tải nhiệt
HLIBG Nếu BGT > 25 °C: HLIBG =
8,62+0,38(RH/100) + 1,55BGT 0,5AWS + e2,4-AWS
Gaughan et al.
(2002)
Gaughan et al.
(2008)
Nếu BGT < 25 °C: HLIBG= 10,66
+ 0,28(RH/100) + 1,3BGT – AWS
Chỉ số dự báo hô RRP
hấp
RRP = 5,4T + 0,58RH - 0,63AWS Eigenberg et al.
+ 0,024R - 110,9
(2008)
Chỉ số nhiệt
tương đương
ETI = 27,88-0,456T + 0,010754T2 Baêta và CS.
- 0,49505AH + 0,00088RH2 +
(1987)
1,1507AWS - 0,126447AWS2 +
0,019876TxRH- 0,046313TxAWS
ETI
Ghi chú: R (solar radiation): năng lượng bức xạ mặt trời (W/m2*h); MWS (maximum wind
speed): tốc độ gió lớn nhất (m/s); AWS (average wind speed): tốc độ gió trung bình (m/s);
T (temperature): nhiệt độ không khí (0C); BGT (black globe temperature): nhiệt độ quả cầu
đen (0C); RH (relative air humidity): độ ẩm tương đối (%); PVP (partial vapor pressure):
một phần áp suất hơi nước (kPa); DPT (dew point temperature): nhiệt độ điểm sương (0C).
DPT = 186.4905 - 237.3log(PVP10)/log(PVP10) - 8.2859 (Nguồn: Paim và CS., 2012).
24
Theo Paim và CS. (2012), khi phân tích phương sai mối quan hệ giữa
các chỉ số môi trường đến nhiệt độ ở các bộ phận trên cơ thể cừu (Brazin)
cũng có sự sai khác. Mặt khác, ở trên cùng một bộ phận nhưng khi áp dụng
các công thức tính khác nhau vẫn cho kết quả khác nhau (bảng 1.4).
Bảng 1.4. Phân tích phương sai ảnh hưởng của các chỉ số môi trường đến nhiệt độ
tại các vị trí trên cơ thể cừu
Nhiệt độ các vị trí khác nhau trên cơ thể (0C)
Chỉ số
Nách chân Nách
trước
chân sau
Cơ thể
Mũi
Đầu
Cổ
TCI
*
***
**
***
ns
ns
*
TCI2
*
***
**
***
ns
ns
P<0,10
ESI
***
**
***
**
ns
***
***
HLI
P<0,10
***
*
***
ns
ns
P<0,10
RRP
ns
ns
ns
ns
ns
ns
ns
ETI
*
***
**
***
ns
ns
*
THI
***
***
***
***
*
*
***
THI2
P<0,10
***
**
***
P<0,10
ns
ns
BGHI
ns
***
ns
***
ns
ns
ns
HLIBG
ns
ns
ns
ns
*
P<0,10
ns
R²
0,75
0,67
0,73
0,76
0,62
0,73
0,74
CV
15,21
11,92
13,89
12,66
14
13,71
16,35
X
27,05
29,44
27,74
26,45
28,25
26,96
27,06
Mông
Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01; ***p<0.001; ns: sai khác không có ý nghĩa thống kê. TCI
(thermal comfort index): chỉ số nhiệt thích hợp; ESI (Environmental stress index): chỉ số
stress môi trường; HLI (heat load index), BGHI (black globe temperature and humidity
index), HLIBG (heat load index using black globe temperature): chỉ số tải nhiệt; RRP
(respiratory rate predictor): chỉ số dự báo hô hấp; ETI (equivalent thermal index): chỉ số
nhiệt tương đương; R2: hệ số tương quan; CV: hệ số biến dị: X: trung bình.
25
Như vậy, để xác định ảnh hưởng tổng hợp của nhiệt độ và ẩm độ đến
sức sản xuất của gia súc có rất nhiều công thức tính THI. Tuy nhiên, khi sử
dụng các công thức THI và thang chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ stress
nhiệt cho cừu có sự sai khác. Vì vậy, cần có các thang đánh giá stress nhiệt
riêng cho từng giống cừu, cũng như ở các vùng khác nhau.
Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có các công trình nghiên cứu ảnh
hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và THI đến các chỉ tiêu sinh lý của bò lai (Văn
Tiến Dũng và CS., 2010; Nguyễn Thạc Hòa và CS., 2009; Đặng Thái Hải và
Nguyễn Thị Tú, 2008; Lê Văn Phước và CS., 2007a; Vương Tuấn Thực và
CS., 2007); khả năng thu nhận thức ăn, sản lượng sữa của bò (Đặng Thái Hải
và Nguyễn Thị Tú, 2010); khả năng sản xuất của gia súc, gia cầm (Ngô Sỹ
Giai và Trịnh Hoàng Dương, 2009)... Các nghiên cứu cho thấy, thân nhiệt,
nhịp tim, tần số hô hấp có tương quan dương với THI; trong ngày, tần số hô
hấp và nhịp tim cao nhất vào buổi trưa, thân nhiệt cao nhất vào buổi chiều
(Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú, 2008, 2010; Vương Tuấn Thực và CS.,
2006). THI có tương quan âm với lượng thức ăn thu nhận và năng suất sữa
của bò (Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú, 2010; Ngô Sỹ Giai và Trịnh Hoàng
Dương, 2009), khả năng sản xuất của lợn (Lê Văn Phước và CS., 2007b), tỷ
lệ thụ thai của gia súc và sản lượng trứng của gia cầm (Ngô Sỹ Giai và Trịnh
Hoàng Dương, 2009).
Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng THI để đánh giá khả năng thích ứng
thông qua đặc điểm sinh lý và khả năng sản xuất trên cừu ở Việt Nam hoàn
toàn chưa có nghiên cứu nào được công bố.
26
1.2.3. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý của cừu
1.2.3.1. Thân nhiệt
Thân nhiệt của cừu là nhiệt độ cơ thể được đo qua trực tràng, là một chỉ
thị về cân bằng nhiệt, có thể sử dụng để đánh giá những ảnh hưởng bất lợi của
môi trường đối với cơ thể (Alhidary và CS., 2012; Marai và CS., 2009;
McManus và CS., 2008). Ở điều kiện sinh lý bình thường thân nhiệt của cừu
tương đối ổn định và độc lập với nhiệt độ môi trường. Sự ổn định tương đối
này là nhờ quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt của cừu (Berman và CS., 1985).
Theo Marai và CS. (2007), thân nhiệt của cừu bình thường trong
khoảng 38,3 - 39,90C, thân nhiệt tăng lên 420C là nguy hiểm. Thân nhiệt của
cừu có thể biến đổi trong phạm vi sinh lý nhất định, phụ thuộc vào giống,
tuổi, tính biệt, trạng thái sinh lý, hoạt động, màu lông, nhiệt độ và ẩm độ môi
trường... Quan hệ giữa thân nhiệt của cừu với môi trường tóm tắt ở bảng 1.5.
Sự gia tăng nhiệt độ môi trường sống quá cao có ảnh hưởng đến thân
nhiệt của cừu (Marai và CS., 2007; Katoh và CS., 1989). Theo Srikandakumar
và CS. (2003), thân nhiệt của cừu bắt đầu tăng lên khi nhiệt độ môi trường
>320C. Thân nhiệt của cừu ở phòng nóng (30 - 400C) cao hơn so với phòng
mát (200C) (Sarage và CS., 2008); nhiệt độ môi trường 200C thân nhiệt của
cừu là 38,70C, khi nhiệt độ 320C thân nhiệt là 39,10C (Katoh và CS., 1989).
Trong năm, các mùa, các tháng khác nhau, nhiệt độ dao động đáng kể
kéo theo sự thay đổi của thân nhiệt (Marai và CS., 2009; Bhatta và CS.,
2005). Thân nhiệt cừu vào mùa đông thấp hơn so với mùa hè. Trong một ngày
đêm thân nhiệt của cừu dao động theo quy luật: thấp nhất vào buổi sáng, càng
về trưa thân nhiệt càng cao, đạt cao nhất là buổi chiều (15.00-16.00h), sau đó
giảm dần vào buổi tối và giảm thấp nhất vào lúc nửa đêm, sáng hôm sau bắt
đầu tăng dần (Aleksiev, 2008; McManus và CS., 2008; Marai và CS., 2007;
27
Bhatta và CS., 2005; Hamadeh và CS., 1997). Biên độ dao động thân nhiệt
trung bình ngày vào mùa đông 0,850C và mùa hè 0,560C, buổi chiều trời mát
nhưng cũng là lúc thân nhiệt cao nhất (Haidary và CS., 2012).
Bảng 1.5. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt của cừu
Giống cừu
Merino (Úc)
Merino (Úc)
Omani (Úc)
Santa Ines
(Brazin)
Suffolk (Ai Cập)
West African
Dwarf
Nhiệt độ, ẩm độ, THI,
mùa
Thân
nhiệt (0C)
T = 23,20C, RH =
51,9%, THI = 69,6
39,10
T = 37,40C, RH =
49,8%, THI = 87,8
39,83
Mùa lạnh: THI = 72
39,50
Mùa nóng: THI = 93
39,80
Mùa lạnh: THI = 72
39,00
Mùa nóng: THI = 93
39,70
Buổi sáng: THI = 19,05
38,25
Buổi chiều: THI = 24,04
39,44
Mùa đông: THI = 14,5
38,70
Mùa hè:
39,80
THI = 25,6
P
0,001
Cuối mùa khô
38,93
Đầu mùa mưa
38,60
Nguồn trích
dẫn
Alhidary và
CS., (2012)
<0,01
Srikandakumar
và CS., (2003)
<0,01
<0,05
McManus và
CS., (2008)
<0,01
Marai và CS.,
(2009)
<0,05
Fadare và CS.,
2012
THI có ảnh hưởng đến thân nhiệt, khi THI thay đổi, dẫn đến thân nhiệt
của cừu cũng có sự biến đổi (bảng 1.5) (Alhidary và CS., 2012; Marai và CS.,
2009; Srikandakumar và CS., 2003). Khi THI tăng dẫn đến thân nhiệt của cừu
Merino tăng lên (Alhidary và CS., 2012). Theo Marai và CS. (2009), thân nhiệt
cừu Suffolk (Ai Cập) ở THI=14,5 là 38,70C, khi THI=25,6 thân nhiệt là 39,80C.
Sự thay đổi thân nhiệt của cừu trước sự thay đổi của nhiệt độ không có
nghĩa cừu là động vật "biến nhiệt", thân nhiệt của cừu ổn định là nhờ sự điều
hòa của mối cân bằng nhiệt giữa hai quá trình sinh nhiệt - thải nhiệt của cơ thể.
28
1.2.3.2. Tần số hô hấp
Tần số hô hấp của cừu là số lần thở trong một phút (lần/phút), là chỉ số
dùng để dự báo stress nhiệt của cừu (Marai và CS., 2007; Srikandakumar và
CS., 2003). Tần số hô hấp của cừu bình thường khoảng 15 - 40 lần/phút và có
thể đạt tối đa 350 lần/phút (Adam và McKinley, 2009).
Tần số hô hấp của cừu thay đổi phụ thuộc vào yếu tố cơ thể và điều
kiện ngoại cảnh. Tần số hô hấp của cừu con nhanh hơn cừu trưởng thành, cừu
đực cao hơn cừu cái, cừu lông màu đen cao hơn lông màu nâu, trạng thái tình
cảm của con vật, nhiệt độ và ẩm độ môi trường. Quan hệ giữa tần số hô hấp
của cừu với môi trường tóm tắt ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp của cừu
Giống cừu
Merino (Úc)
Merino (Úc)
Merino (Úc)
Omani (Úc)
Santa Ines
(Brazin)
West
African
Dwarf
Nhiệt độ, ẩm độ, THI,
mùa
Tần số hô hấp
(lần/phút)
T = 23,20C, RH =
51,9%, THI = 69,6
39,40
T = 37,40C, RH =
49,8%, THI = 87,8
109,90
Phòng mát (20 0C)
149,00
0
206,00
Mùa lạnh: THI = 72
50,00
Mùa nóng: THI = 93
128,00
Mùa lạnh: THI = 72
34,00
Mùa nóng: THI = 93
65,00
Buổi sáng: THI = 19,05
35,66
Buổi chiều: THI= 24,04
49,85
Cuối mùa khô
65,17
Phòng nóng (30 - 40 C)
Đầu mùa mưa
50,87
P
Nguồn trích
dẫn
0,001
Alhidary và
CS., (2012)
<0,05
Savage và CS.,
(2007)
<0,01
Srikandakumar
và CS., (2003)
<0,01
<0,05
McManus và
CS., (2008)
<0,05
Fadare và CS.,
2012
29
Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, dẫn đến thân nhiệt tăng, cừu
phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt ra ngoài, vì vậy tần số hô hấp của cừu
tăng lên (Alhidary và CS. 2012; Bhatta và CS., 2005; Srikandakumar và CS.,
2003). Theo Marai và CS. (2007), khoảng 20% lượng nhiệt cơ thể cừu thải ra
qua hô hấp ở nhiệt độ môi trường 120C, nhưng có đến 60% khi nhiệt độ môi
trường 350C. Theo Sarage và CS. (2008), tần số hô hấp của cừu trong phòng
nóng (30 - 400C) là 206 lần/phút cao hơn so với phòng mát (200C) 149
lần/phút. Theo Katoh và CS. (1989), tần số hô hấp của cừu khi nhiệt độ môi
trường 200C là 41 lần/phút, tăng lên là 90 lần/phút ở 320C.
Mùa hè tần số hô hấp của cừu nhanh hơn mùa đông, buổi trưa nóng bức
hô hấp nhanh hơn ban đêm trời mát (Marai và CS., 2007). Tần số hô hấp
tăng/giảm theo quy luật: thấp nhất vào buổi sáng, cao nhất vào buổi trưa và
sau đó giảm dần vào buổi chiều (Aleksiev, 2008; McManus và CS., 2008;
Marai và CS., 2007; Bhattacharya và Uwayjan, 1975). Theo Aleksiev (2008),
tần số hô hấp của cừu Tsigai buổi sáng (7.00h) là 36,6 lần/phút và buổi chiều
(14.00h) là 55,9 lần/phút. Thời điểm cuối mùa khô và đầu mùa mưa tần số hô
hấp của cừu cũng có sự sai khác (Fadare và CS., 2012).
Tần số hô hấp của cừu có quan hệ với THI. Khi THI môi trường tăng
cao có thể làm thay đổi tần số hô hấp của cừu (bảng 1.6) (Alhidary và CS.,
2012; McManus và CS., 2008; Srikandakumar và CS., (2003). Theo McManus
và CS. (2008), ở điều kiện THI = 19,05 tần số hô hấp của cừu là 35,66
lần/phút, khi THI = 24,04 tần số hô hấp là 49,85 lần/phút.
1.2.3.3. Nhịp tim
Nhịp tim là số lần mạch đập trong một phút (lần/phút). Nhịp tim thể
hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể cũng như
của tim. Nhịp tim bình thường của cừu khoảng 50 – 80 lần/phút và có thể đạt
tối đa 260 - 280 lần/phút (Adam và McKinley, 2009).
30
Nhịp tim thay đổi theo độ tuổi, màu lông, trạng thái phản ứng tình cảm
của cừu. Nhịp tim tăng khi nhiệt độ môi trường tăng cao, thân nhiệt tăng, khi
tinh thần hưng phấn, khi gia súc đang ăn, vận động...
Nhịp tim của cừu thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và THI. Tuy
nhiên, so với thân nhiệt và tần số hô hấp, nhịp tim bị ảnh hưởng bởi stress
nhiệt ít hơn. Khi THI tăng, nhịp tim và tần số hô hấp đều tăng, nhưng nhịp
tim không tăng nhiều như tần số hô hấp. Mùa hè nhịp tim cao hơn mùa đông,
nhịp tim buổi sáng, chậm hơn buổi trưa và buổi chiều (Haidary và CS., 2012;
Aleksiev, 2008; Marai và CS., 2007; Hamadeh và CS., 1997). Theo McManus
và CS. (2008), nhịp tim cừu Santa Ines (Brazin) ở buổi sáng (THI = 19,05) là
92,82 lần/phút và ở buổi chiều (THI = 24,04) là 104,63 lần/phút.
1.2.3.4. Nhiệt độ da
Da của động vật có vú đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi nhiệt
giữa cơ thể và môi trường. Nhiệt độ da là kết quả của việc điều chỉnh lưu
lượng máu ở bề mặt da và cơ thể. Nhiệt độ da được xác định trên bề mặt da
hay trong lớp lông của con vật để chỉ trạng thái không khí bao quanh da, lẫn
trong lớp lông, hấp thụ nhiệt và nước từ trong da phân bố ra (Marai và CS.,
2007). Nhiệt độ da biểu hiện khả năng tỏa nhiệt của con vật.
Nhiệt độ da có thể thay đổi phụ thuộc vào các mùa trong năm và các
thời điểm trong ngày. Nhiệt độ da cao nhất vào mùa hè, khi trời nắng nóng,
nhiệt độ môi trường cao và giảm thấp ở mùa đông, khi nhiệt độ thấp (Haidary
và CS., 2012; Marai và CS., 2009; Bhatta và CS., 2005). Buổi sáng nhiệt độ
da thấp, sau đó tăng dần vào buổi trưa và tăng cao nhất vào buổi chiều
(Haidary và CS., 2012; Marai và CS., 2007). Nhiệt độ da của cừu Santa Ines
(Brazin) ở buổi sáng (THI = 19,05) là 35,180C và ở buổi chiều (THI = 24,04) là
37,850C (McManus và CS., 2008); cừu Suffolk vào mùa đông (THI = 14,5)
nhiệt độ da là 36,70C và mùa hè (THI = 25,6) là 38,30C (Marai và CS., 2009).
31
1.2.4. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý máu
của cừu
1.2.4.1. Hồng cầu
Hồng cầu (RBC) là thành phần cấu tạo của máu, bao gồm 60% là nước
và 40% vật chất khô; trong vật chất khô hemoglobin (Hb) chiếm 90% và đảm
nhận chức năng sinh lý của hồng cầu. Số lượng hồng cầu của cừu có sự dao
động lớn, trong khoảng 6,5 - 10,3 triệu/mm3 (Jelínek và CS., 1986). Số lượng
hồng cầu của cừu có sự sai khác giữa các giống, tuổi, chế độ dinh dưỡng,
trạng thái sinh lý, bệnh tật và điều kiện môi trường (bảng 1.7). Tuy nhiên,
hồng cầu không có sự sai khác giữa giới tính và màu lông.
Số lượng hồng cầu của cừu có sự sai khác theo các mùa trong năm
(Fadare và CS., 2012). Theo Fadare và CS. (2012), vào cuối mùa khô ở
Nigeria số lượng hồng cầu của cừu West African Dwarf cao hơn so với đầu
mùa mưa. Tuy nhiên, tác giả cũng cho biết tương quan giữa số lượng hồng
cầu và nhiệt độ, ẩm độ môi trường là không chặt chẽ. Số lượng hồng cầu
không có sự sai khác theo các thời điểm trong ngày (McManus và CS., 2008;
Bhattacharya và Uwayjan, 1975). Theo Bhattacharya và Uwayjan (1975), mặc
dù có sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ, ẩm độ ở buổi sáng và buổi chiều nhưng
hồng cầu cừu Awasi vẫn không có sự sai khác. Hồng cầu cừu vào buổi sáng là
10,54 triệu/mm3 và buổi chiều là 10,04 triệu/mm3 (McManus và CS., 2008).
1.2.4.2. Hemoglobin
Hemoglobin là thành phần chủ yếu của hồng cầu và đảm nhiệm chức
năng chính của hồng cầu. Ở trạng thái sinh lý bình thường hàm lượng Hb
trong máu có tính tương đối ổn định. Hb cừu bình thường là 9 -15g% (Adams
và McKinley, 2009). Theo Jelínek và CS., (1986), Hb của cừu là 10,1 - 12,1
g/dl. Theo Radin và CS. (2008), Hb cừu Croatia dao động từ 7,6 đến 11,8g%.
32
Hemoglobin trong máu thay đổi phụ thuộc vào giống, tuổi, chế độ nuôi
dưỡng, trạng thái cơ thể, bệnh tật, nhiệt độ và ẩm độ môi trường (bảng 1.7).
Tuy nhiên, giới tính không có ảnh hưởng đến hàm lượng Hb ở cừu.
Hemoglobin thay đổi theo nhiệt độ, ẩm độ và THI ở cừu Merino nhưng
không có sự thay đổi ở cừu Omani (Srikandakumar và CS., 2003). Theo
Srikandakumar và CS. (2003), Hb của cừu Merino và Omani ở mùa lạnh (THI
= 72) là 12,65 g/dl và 13,43g/dl; ở mùa nóng (THI = 93) là 10,53g/dl và
13,53g/dl. Kết quả nghiên cứu của McManus và CS. (2008), Bhattacharya và
Uwayjan (1975) cho thấy, không có sự sai khác về hàm lượng Hb của cừu ở
buổi sáng và buổi chiều trong ngày.
1.2.4.3. Hematocrit
Hematocrit (Hem) là tỷ lệ % thể tích giữa hồng cầu và huyết tương khi
cho máu có chất chống đông vào ống hematocrit để ly tâm. Thường
hematocrit ở các loài động vật nói chung khoảng 50%. Theo Radin và CS.
(2008), hematocrit của cừu là 29% (dao động 22,6 - 36,2%).
Hematocrit của cừu có sự sai khác theo độ tuổi, thời điểm sơ sinh là
41,9%, có xu hướng giảm ở các ngày tiếp theo, đạt thấp nhất lúc 14 ngày tuổi
(27,2%), sau đó tăng cao ở tháng thứ 1 đến thứ 5, giảm dần và tương đối ổn
định ở các tháng tuổi lớn hơn, lúc 12 tháng tuổi là 33,8% (Ullrey và CS.,
1965).
Nhiệt độ và ẩm độ môi trường trong ngày không có ảnh hưởng đến hàm
lượng hematocrit của cừu. Kết quả nghiên cứu của McManus và CS. (2008),
Bhattacharya và Uwayjan (1975), mặc dù có sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ,
ẩm độ vào buổi sáng và buổi chiều nhưng hàm lượng hematocrit của cừu
Awasi không có sự sai khác.
33
1.2.4.4. Bạch cầu
Bạch cầu (WBC) là những tế bào có nhân, không có huyết sắc tố, số
lượng ít hơn hồng cầu, kích thước thay đổi từ 5 – 20µm. Số lượng bạch cầu
thường ít ổn định và thay đổi tuỳ theo trạng thái cơ thể. Theo Jelíneks và CS.
(1986), bạch cầu của cừu dao động trong khoảng 4,98 - 9,93 ngàn/ mm3. Theo
Trần Quang Hân (2007b), số lượng bạch cầu cừu Phan Rang là 8,38
nghìn/mm3 (con đực) và 8,01 nghìn/mm3 (con cái).
Số lượng bạch cầu thay đổi theo giới tính, tuổi, màu lông, chế độ dinh
dưỡng, trạng thái vận động, bị bệnh và yếu tố môi trường (bảng 1.7). Tuy
nhiên, không thấy có sự sai khác về số lượng bạch cầu ở các giống.
Bảng 1.7. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu
Giống cừu
Merino (Úc)
Omani (Úc)
RBC
Nhiệt độ, ẩm độ,
(triệu/
THI, mùa
mm3)
WBC
Hb Hem
(nghìn/ Nguồn trích dẫn
(g%) (%)
mm3)
ML: THI = 72
12,65*
MN: THI = 93
10,53
ML: THI = 72
13,43
MN: THI = 93
13,53
Srikandakumar và
CS., (2003)
Awasi
BS: 20 - 210C
9,2
11,7 32,8
4,1*
(Li-băng)
BC: 27 - 330C
9,2
11,2 32,0
6,2
Santa Ines
West African
Dwarf
Belice (Ý)
Buổi sáng
10,54
9,12 31,17 11,77
Buổi chiều
10,04
9,16 31,34 14,77
Cuối mùa khô
3,25*
6,2*
Đầu mùa mưa
2,63
6,4
8,20
8,98 24,14 12,49
*
Bhattacharya và
Uwayjan (1975)
McManus và CS.,
(2008)
Fadare và CS.,
(2012)
Piccione và CS.,
(2008)
RBC, Hb, WBC trong cùng một giống có sự sai khác (P<0,05) ở các điều kiện môi
trường khác nhau
34
Số lượng bạch cầu của cừu có sự sai khác theo mùa (Fadare và CS.,
2012) và các thời điểm trong ngày (McManus và CS., 2008; Bhattacharya và
Uwayjan, 1975). Theo Fadare và CS. (2012), vào cuối mùa khô ở Nigeria bạch
cầu của cừu West African Dwarf thấp hơn so với đầu mùa mưa. Bạch cầu của
cừu vào buổi sáng là 4,1 nghìn/mm3, tăng cao vào buổi chiều là 6,2 nghìn/mm3
(Bhattacharya và Uwayjan, 1975).
1.3. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU
1.3.1. Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh trưởng của cừu
Sinh trưởng là một mặt của phát triển, nói lên sự thay đổi về số lượng,
có liên quan đến sự lớn lên và tăng khối lượng, tầm vóc, thể tích, các chiều đo
của từng bộ phận và toàn bộ cơ thể trong quá trình phát triển của gia súc. Sinh
trưởng phụ thuộc bản chất di truyền của gia súc và điều kiện ngoại cảnh. Do
đó, khả năng sinh trưởng được sử dụng như một tiêu chí để đánh giá khả năng
thích ứng của cừu trong điều kiện môi trường sống mới (Singh và CS., 2006).
Sinh trưởng phần lớn thể hiện ở các tính trạng năng suất, là các tính
trạng số lượng, các tính trạng đo lường được. Khối lượng, các chiều đo (cao
vây, vòng ngực, dài thân chéo) của cơ thể, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho
thịt là những tiêu chí cơ bản dùng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cừu.
Khối lượng, tốc độ sinh trưởng của cừu phụ thuộc vào yếu tố giống, giới tính,
tuổi của cừu mẹ, số lượng con sinh ra/lứa và yếu tố môi trường sống (Akhtar
và CS., 2012, 2001; Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007).
Nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc
thể hiện các tiềm năng di truyền, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của
cừu đã được công bố bởi các tác giả ngoài nước (Akhtar và CS., 2012, 2001;
Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi
35
và CS., 2007; Carrillo và Segura, 1993; Hohenboken và CS., 1976). Cừu sinh
ra trong các năm sinh khác nhau, với nhiệt độ và ẩm độ khác nhau, có sự sai
khác về khối lượng sơ sinh (2,89 - 3,30kg), khối lượng cừu con cai sữa (3
tháng) (9,33 - 11,35kg), khối lượng 6 tháng tuổi (11,65 - 14,98kg), khối lượng
1 năm tuổi (13,65 - 24,20kg), cũng như tăng trọng của cừu (68,6 - 89,4
g/con/ngày) (Singh và CS., 2006).
Nhiệt độ và ẩm độ ở các vùng nuôi khác nhau ảnh hưởng đến khối
lượng và tốc độ sinh trưởng của cừu (Baneh và Hafezian, 2009; Saghi và CS.,
2007). Nghiên cứu của Saghi và CS. (2007), trên 10.680 con cừu trong thời
gian 21 năm (1983 - 2003) ở đông bắc và đông nam Iran cho thấy, mặc dù
cùng một giống nhưng khối lượng cừu con sinh ra ở hai vùng khác nhau.
Baneh và Hafezian (2009) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường đến các tính trạng tăng trưởng cừu ở phía tây Azerbaijan cho thấy,
khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, tốc độ tăng trưởng của các đàn cừu
khác nhau có sự sai khác.
Các mùa trong năm có ảnh hưởng đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng
của cừu. Cừu con được sinh ra trong các mùa khác nhau có khối lượng khác
nhau (Ball-Gisch, 2012; Akhtar và CS., 2001, 2012; Singh và CS., 2006).
Theo Singh và CS. (2006), Akhtar và CS. (2001), cừu sinh ra trong mùa xuân
có khối lượng cao hơn so với mùa thu. Tốc độ sinh trưởng của cừu có xu
hướng giảm trong mùa hè và mùa đông (Rafiq, 1995); tốc độ sinh trưởng mùa
xuân cao hơn trong mùa thu (Akhtar và CS., 2001).
Nhiệt độ có tác động đến sự thay đổi khối lượng cơ thể cừu (Alhidary
và CS., 2012; Srikandakumar và CS., 2003; Marai và CS., 2006). Theo
Alhidary và CS. (2012), tăng trọng của cừu Merino giảm 5,2% khi tiếp xúc
với nhiệt độ cao ở Úc. Pluske và CS. (2010) cho biết, nhiệt độ làm giảm
lượng thức ăn thu nhận, ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản xuất của cừu.
36
Tốc độ sinh trưởng và sống sót của cừu con bị ảnh hưởng vào thời điểm
sinh ra. Đặc biệt vào lúc thời tiết khắc nghiệt, mùa hè nóng nực, mùa đông giá
lạnh tốc độ sinh trưởng của cừu con sẽ kém (Acharya, 2009; Afzal và Naqvi,
2004). Theo Dutt (1964), cừu con tiếp xúc với nhiệt độ 320C ở thời điểm 1, 3,
5 và 8 ngày sau khi sinh tỷ lệ tử vong tương ứng là: 20, 35, 40 và 70%.
Năng suất và phẩm chất thịt là những tiêu chí cơ bản dùng để đánh giá
khả năng sản xuất của cừu. Năng suất thịt của cừu phụ thuộc vào giống, giới
tính, tuổi giết mổ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ và ẩm độ môi
trường sống. Tỷ lệ thịt xẻ của cừu ở mùa lạnh (49,2 - 50,1%) cao hơn mùa
nóng (47,7 - 49,9%) (Pouliot và CS., 2009). Theo Negussie và CS. (2004),
cừu sinh ra trong mùa mưa tỷ lệ thịt xẻ cao hơn cừu sinh ra trong mùa khô.
Tuy nhiên, hàm lượng protein (3,2 - 3,3%) và lipit (21,5 - 21,7%) không có sự
sai khác giữa các mùa (Pouliot và CS., 2009). Theo Đinh Văn Bình và CS.
(2007), tỷ lệ thịt xẻ của cừu Phan Rang là 41,8-43,6% (bảng 1.8).
Bảng 1.8. Đặc điểm thân thịt của cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì
Chỉ tiêu
Ba Vì
Ninh Thuận
Số cừu (con)
6
4
Tuổi (tháng)
9
9
Khối lượng sống (kg)
22,5
22,1
Thịt xẻ (%)
43,6
41,8
Thịt tinh (%)
32,05
30,2
Đầu (%)
7,07
6,88
Chân (%)
2,59
3,22
Da, lông (%)
7,24
7,11
Phủ tạng (%)
31,9
38,5
Xương (%)
8,74
15,3
Máu (%)
3,1
4,1
(Nguồn: Đinh Văn Bình và CS., 2007)
37
1.3.2. Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh sản của cừu
Sinh sản là một đặc tính sinh lý tất yếu của cừu nhằm duy trì và bảo tồn
nòi giống. Sinh sản của cừu cái đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng và số lượng đàn cừu sinh ra (Acharya, 2009).
Sinh sản của cừu phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và điều kiện môi trường
sống. Nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh
sản của cừu cái như tuổi thành thục sinh dục, tuổi phối giống đầu tiên, tuổi đẻ
lứa đầu tiên, khối lượng khi đẻ lứa đầu (Qureshi và CS., 2010; Maurya và
CS., 2005; Rosa và Bryant, 2003). Theo Qureshi và CS. (2010), mùa và năm
sinh có ảnh hưởng đến tuổi, khối lượng của cừu khi đẻ lứa đầu. Các nghiên
cứu trong nước cũng cho kết quả tương tự (bảng 1.9) (Đinh Văn Bình và CS.,
2007; Trần Quang Hân, 2007b; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006).
Bảng 1.9. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi ở các vùng khác nhau
Ninh Thuận
Ba Vì
Tuổi động dục lần đầu (ngày)
185
181 ± 13,5
Khối lượng động dục lần đầu (kg)
16
17,0 ± 3,7
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
305
295 ± 35,1
Khối lượng phối giống lần đầu (kg)
22,5
23,1 ± 2,3
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
465
455 ± 12,4
Khối lượng đẻ lứa đầu (kg)
27
27,8 ± 3,5
Thời gian mang thai (ngày)
150
146 ± 2,9
Số con đẻ ra/ lứa (con)
1,33
1,37
Chỉ tiêu theo dõi
Nguồn: Đinh Văn Bình và CS. (2007).
Chu kỳ động dục và thời gian mang thai của cừu có hệ số di truyền cao,
ít bị ảnh hưởng của yếu tố môi trường và chế độ dinh dưỡng (Đinh Văn Bình
và CS. 2007; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006; Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006).
Chu kỳ động dục của cừu là 17 ngày (Rosa và Bryant, 2003).
38
Nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống là yếu tố tác động có thể ảnh hưởng
đến mùa sinh sản của cừu (Rosa và Bryant, 2003). Mùa động dục của cừu
được đặc trưng bởi những thay đổi về hành vi tình dục, nội tiết và sự rụng
trứng. Trong năm, vào các thời điểm nhiệt độ và ẩm độ khá ôn hòa và thức ăn
tương đối tốt cừu thường xuất hiện động dục (Acharya, 2009; Rosa và Bryant,
2003). Theo Rosa và Bryant (2003), mùa động dục của cừu bắt đầu là cuối
mùa hè, đầu mùa thu và có thể kéo dài nhưng thường kết thúc trong mùa
đông. Acharya (2009) cho biết, một số ít cừu được phối giống vào mùa xuân.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, năng lượng khẩu phần cũng có ảnh hưởng
đến khả năng động dục của cừu (Koyuncu và Canbolat, 2009; Wright và CS.,
1962). Theo Koyuncu và Canbolat (2009), tỷ lệ động dục của cừu thấp hơn
đáng kể khi khẩu phần năng lượng thấp (86 và 89%) so với khẩu phần năng
lượng cao (100%). Tỷ lệ phối giống của cừu bị ảnh hưởng của thức ăn và chế
độ dinh dưỡng (Rosa và Bryant, 2003; Acharya, 2009).
Khả năng sinh sản của cừu đực trong quá trình giao phối đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ thụ thai của cừu cái (Hassan, 2012). Mặc
dù hoạt động sinh dục của cừu đực hầu như thường xuyên quanh năm, song
mùa cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục. Hoạt động sinh dục của cừu
đực cũng trùng với con cái, hoạt động sinh dục tăng cao vào cuối mùa hè và
trong mùa thu, thấp dần ở cuối mùa đông và mùa xuân (Rosa và Bryant,
2003). Nhiệt độ cao làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhiệt độ da bìu; làm giảm
kích thước, khối lượng các cơ quan sinh dục của cừu đực, giảm chất lượng
tinh trùng; tinh trùng có thể bị chết, bị kỳ hình, vận động yếu (Hassan, 2012;
Saab và CS., 2011; Maria và CS., 2009; Acharya, 2009). Tuy nhiên, theo
Acharya (2009), nếu cừu đực được bảo vệ đúng cách, cải thiện môi trường
xung quanh và hạn chế được bức xạ mặt trời, sẽ không bị suy giảm ham muốn
tình dục và chất lượng tinh dịch ngay cả trong mùa hè và các tháng mùa mưa.
39
Stress nhiệt làm giảm cường độ các hành vi tình dục, ảnh hưởng đến sự
giao phối và thụ thai của cừu (Gül, 2012; Maurya và CS., 2005; Dutt, 1964).
Theo Maurya và CS. (2005), các hành vi động dục của cừu cái (chạy rông,
vẩy đuôi, quay đầu, tiếp cận cừu đực) khi cừu bị stress nhiệt (nhiệt độ chuồng
nuôi 400C/6h/ngày) thấp hơn so với cừu không bị stress nhiệt. Geng và CS.
(2008) cho biết, nhiệt độ 310C có ảnh hưởng đến cừu cái mang thai. Đối với
cừu đực, các hành vi tình dục (thời gian nhảy giá, giao phối, số lần đánh hơi,
liếm...) giảm ở các tháng mùa nóng và tăng cao ở mùa lạnh (Gül, 2012).
1.4. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI LƯỢNG THỨC ĂN THU
NHẬN CỦA CỪU
1.4.1. Lượng thức ăn thu nhận của cừu
Lượng thức ăn thu nhận (lượng ăn vào) là khối lượng thức ăn mà vật
nuôi có thể ăn được trong một ngày đêm. Lượng thức ăn thu nhận có ảnh
hưởng đến sinh trưởng và sức sản xuất của gia súc. Điều chỉnh lượng thức ăn
thu nhận của gia súc có 3 nhóm yếu tố: trao đổi chất, hệ thống tiêu hóa và yếu
tố bên ngoài. Ở nhóm trao đổi chất, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất trao
đổi hoặc hocmon có thể kích thích hệ thần kinh gây cho gia súc bắt đầu ăn
hoặc ngừng ăn. Ở nhóm hệ thống tiêu hóa, lượng các chất tiêu hóa có thể xác
định gia súc ăn nhiều hay ít. Các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là sự biến động
của thời tiết có ảnh hưởng lớn đến lượng thức ăn thu nhận.
Lượng thức ăn thu nhận của cừu phụ thuộc vào yếu tố giống, tuổi, giới
tính, trạng thái sinh lý, bản thân con vật và hướng sản xuất của chúng
(Avondo và Lutri, 2005; Goetsch và Johnson, 1999). Các giống cừu khác
nhau, lượng thức ăn thu nhận của cừu khác nhau (bảng 1.10).
40
Bảng 1.10. Lượng thức ăn thu nhận của cừu
Giống
LW (kg)
DMI (kg/con/ngày)
DMI (% LW)
East Friesian
74,8
2,49
3,3
Lacaune
73,2
2,67
3,6
Chios
60,0
2,24
3,7
Delle Langhe
58,0
1,83
3,2
Manchega
57,0
2,24
3,9
Massese
52,4
1,98
3,8
Comisana
57,4
1,99
3,5
Churra
50,0
1,83
3,7
Nguồn: Avondo và Lutri (2005)
Lượng thức ăn thu nhận của cừu bị ảnh hưởng bởi trạng thái sinh lý và
bệnh lý cơ thể. Cừu đang thời kỳ sinh trưởng thể tích xoang bụng tăng dần
nên ăn được ngày càng nhiều thức ăn. Cừu bị ký sinh trùng đường ruột, dẫn
đến rối loạn đường tiêu hóa, giảm hấp thu dinh dưỡng, lượng thức ăn thu
nhận giảm (Valderrábano và CS., 2002).
Tính chất vật lý, phương pháp chế biến thức ăn có ảnh hưởng đến
lượng thức ăn thu nhận của cừu (Avondo và Lutri, 2005; Paladines và CS.,
1963). Những loại thức ăn có tốc độ giảm kích thước trong dạ cỏ càng nhanh
(dễ vỡ) thì lượng thu nhận thức ăn càng cao. Ngược lại, các thức ăn cồng
kềnh, các mảnh thức ăn dài và rất dai cừu phải nhai rất nhiều sẽ hạn chế đến
lượng thu nhận thức ăn.
Năng lượng khẩu phần có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận, khả
năng tiêu hóa của cừu (Sayed, 2009; Mahguob và CS., 2000; Wright và CS.,
1962). Theo Mahguob và CS. (2000), cừu khi cho ăn khẩu phần có mức năng
lượng thấp, lượng vật chất khô thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa thấp hơn khẩu phần
có mức năng lượng trung bình và cao.
41
Hàm lượng protein trong khẩu phần ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu
nhận và khả năng tiêu hóa của cừu (Mulugeta và Gebrehiwot, 2013; Haddad
và CS., 2005). Theo Haddad và CS. (2005), cừu Awassi khi ăn khẩu phần có
mức protein cao (34,0%), lượng chất hữu cơ, lượng protein ăn vào và năng
lượng trao đổi của cừu cao hơn khẩu phần có mức protein thấp (15,5%) và
mức protein trung bình (27,1%).
Lượng thức ăn thu nhận của cừu chịu ảnh hưởng của chế độ cho ăn, sự
sẵn có thức ăn ở máng ăn hoặc điều kiện đồng cỏ chăn thả, tính ngon miệng
của thức ăn, điều kiện thời tiết khí hậu...
Theo Avondo và Lutri (2005), lượng thức ăn thu nhận của cừu sữa
được xác định theo công thức sau:
I = - 0,545 + 0,095 MW + 0,65 FPCM + 0,0025 BWC
Trong đó;
I: lượng thức ăn thu nhận (kg DM/con/ngày);
MW: khối lượng trao đổi (BW0,75); FPCM: lipit (6,5%) -
và protein (5,8%), nhu cầu cho sản xuất sữa (kg); BWC: tăng trọng (g/ngày).
1.4.2. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với lượng thức ăn thu nhận
của cừu
Nhiệt độ và ẩm độ môi trường có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu
nhận của cừu. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp có ảnh hưởng
đến lượng thức ăn thu nhận của cừu. Cừu là động vật đẳng nhiệt, vì vậy khi
nhiệt độ môi trường cao, cừu phải tăng cường thải nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ
thể, giảm lượng thức ăn thu nhận. Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường giảm
quá thấp cừu cần nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể dẫn đến lượng
thu nhận thức ăn tăng (Marai và CS., 2007).
42
Lượng chất khô thu nhận (DMI) giảm đáng kể khi cừu bị stress nhiệt
(Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Theo
Ames và Brink (1977), nhiệt độ trong khoảng 5 - 300C lượng thức ăn thu nhận
của cừu không thay đổi, nhiệt độ <50C lượng thức ăn thu nhận tăng; nhiệt độ
>300C lượng thức ăn thu nhận giảm. Theo Keyserlingk và Mathison (1993),
nhiệt độ trong khoảng 5 - 210C không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
của cừu. Theo Alhidary và CS. (2012), khi nhiệt độ môi trường vượt quá
300C, stress nhiệt xảy ra, dẫn đến DMI của cừu giảm. Lượng chất khô thu
nhận của cừu Merino (Úc) ở nhiệt độ phòng 16 - 240C là 1.008 g/ngày (tương
ứng 3,33% LW) và ở nhiệt độ 28 - 380C là 774 g/ngày (2,65% LW), giảm 234
g/ngày (23,2%) (Alhidary và CS., 2012). Theo Savage và CS. (2008), DMI
của cừu ở nhiệt độ phòng 200C là 1.578 g/con/ngày (3% LW) và ở nhiệt độ 30
- 400C là 1.136 g/ngày (2,4% BW). Theo Llamas-Lamas và Comb (1990),
lượng rơm ủ urê thu nhận của cừu ở các mức nhiệt độ 36, 34 và 40C lần lượt
là 665, 870 và 884 DM g/ngày; 609, 797 và 810 OM g/ngày.
Mặc dù lượng thức ăn thu nhận của cừu không nhạy cảm với stress
nhiệt so với các gia súc khác ở một mức ăn, nhưng nếu khẩu phần thiếu nước
hoặc mất cân đối dinh dưỡng cũng tác động thêm mức độ stress nhiệt ở cừu.
Thời gian chăn thả của cừu ở bãi chăn có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu
nhận của cừu. Cừu được chăn thả trong các giai đoạn thời tiết ôn hòa từ 7.00 11.00h, lượng thức ăn thu nhận cao hơn từ 11.00 - 15.00h và từ 15.00 19.00h (Marai và CS., 2007).
Mùa có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa của cừu
(Kamalzadeh, 2005; Li và CS., 2002; Goetsch và Johnson, 1999). Lượng thức
ăn thu nhận của cừu ở mùa hè thấp hơn so với mùa thu (Goetsch và Johnson,
1999); mùa khô thấp hơn mùa lạnh (Kamalzadeh, 2005), ở môi trường lạnh
cao hơn môi trường ấm (Li và CS., 2002).
43
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của
cừu (Marai và CS., 2007; Balley, 1964). Theo Belley (1964), tỷ lệ tiêu hóa
DM, CP, CF và tích lũy ni tơ của cừu ở nhiệt độ môi trường -110C lần lượt là
57,9; 77,7; 39,5% và 1,76 g/ngày; ở nhiệt độ môi trường 200C lần lượt là
62,8; 78,8; 49,6% và 2,92 g/ngày). Tuy nhiên, theo Marai và CS. (2007),
nhiệt độ môi trường từ 18 - 350C không có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa các
chất dinh dưỡng của cừu ở Ai Cập.
1.5. MỘT SỐ THỨC ĂN CHO CỪU
Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi. Để nâng cao năng
suất, hiệu quả chăn nuôi cừu cần chú ý đến vấn đề giải quyết nguồn thức ăn.
Cừu ăn tạp và ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, ngoài cỏ tự nhiên cừu có
thể ăn được các loại thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp. Do đó việc
tìm kiếm các nguồn thức ăn mới, tăng cường sử dụng hợp lý nguồn thức ăn là
cần thiết. Gần đây, nhiều nghiên cứu xác định được giá trị dinh dưỡng của các
loại thức ăn cho cừu nhằm khai thác một số nguồn thức ăn khác ngoài cỏ đã
làm giảm cạnh tranh nguồn thức ăn với các gia súc nhai lại khác, tạo điều kiện
phát triển chăn nuôi cừu.
1.5.1. Cỏ tự nhiên
Cỏ tự nhiên là thức ăn truyền thống, quen thuộc và có tính ngon miệng
đối với cừu. Các đồng cỏ tự nhiên chủ yếu là các giống cỏ bản địa, có khả
năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu tại chỗ với nhiều
loài cỏ và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, trong thảm cỏ tự
nhiên, thông thường các loại cỏ họ đậu chiếm số lượng rất ít, dẫn đến giá trị
dinh dưỡng chung của cả đồng cỏ là khá thấp, đặc biệt là hàm lượng protein
thấp, sản lượng thấp, vì vậy hiệu quả chăn nuôi thấp (Võ Thị Kim Thanh,
2008; Vũ Chí Cương và CS., 2004; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2004a).
44
Thành phần hóa học và hàm lượng dinh dưỡng của cỏ tự nhiên có sự
dao động lớn theo thành phần loài, các thời điểm trong năm và theo các lứa
cắt (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2004a; Vũ Chí
Cương và CS., 2004). Các tác giả cho biết hàm lượng vật chất khô (DM) là
20,3 - 22,7%, protein thô (CP) là 14,4 - 14,7%, xơ không tan trong môi
trường trung tính (NDF) là 59,2 và khoáng tổng số (Ash) là 9,4%. Theo Vũ
Chí Cương và CS. (2004), hàm lượng CP của cỏ tự nhiên ở thời điểm tháng 3
là 14,8% và đến tháng 11 là 8,7%.
Tỷ lệ tiêu hóa thành phần các chất dinh dưỡng của cỏ tự nhiên có sự
khác nhau cùng với sự biến động của thành phần loài, thời gian và lứa cắt. Tỷ
lệ tiêu hóa cỏ tự nhiên của cừu ở các thời điểm thu cắt: DM là 46,72% (tháng
3) - 58,34% (tháng 11), OM là 54,97% (tháng 3) - 65,35% (tháng 11), CP là
52,78% (tháng 11) - 67,73% (tháng 3), NDF là 57,61% (tháng 3) - 69,78%
(tháng 11) (Vũ Chí Cương và CS., 2004).
Theo Cục chăn nuôi (2009), hầu hết các đồng cỏ lớn đều nằm ở các
vùng đồi núi xa, giao thông bất lợi nên khó tận dụng để phát triển chăn nuôi.
Các đồng cỏ gần khu vực dân cư qua thời gian sử dụng không hợp lý, không
có kế hoạch trồng, khai thác và bảo vệ nên bị thoái hóa. Vì vậy, cần nghiên
cứu, khai thác, sử dụng các giống cỏ có năng suất và chất lượng cao, để nâng
cao hiệu quả, tạo lợi nhuận trong chăn nuôi cừu.
1.5.2. Cỏ voi
Cỏ voi (Pennisetum purpureum) là loại cỏ lâu năm, được trồng nhiều
các vùng sinh thái của nước ta, có năng suất chất xanh, hàm lượng các chất
dinh dưỡng khá cao (Lê Đức Ngoan và CS., 2007). Năng suất chất xanh,
thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi phụ thuộc vào giống,
điều kiện thâm canh, tuổi thu hoạch, thời gian trong năm, tỷ lệ lá/thân...
45
Trong cùng một điều kiện thâm canh nhưng các giống khác nhau cho
năng suất khác nhau. Theo Nguyễn Xuân Bả và CS. (2010), trên cùng đất phù
sa ven sông ở tỉnh Quảng Trị, cỏ voi thường cho năng suất 35,1 tấn chất
khô/năm, cỏ voi chọn lọc 1 năng suất 52,4 tấn chất khô/năm. Năng suất chất
xanh của cỏ voi ở mùa mưa cao hơn mùa khô (Nguyễn Thị Thu Hồng và CS.,
2006), mùa xuân - hè cao hơn mùa thu - đông (Nguyễn Xuân Bả và CS.,
2010). Tuổi tái sinh khác nhau, năng suất chất khô khác nhau. Theo Vũ Chí
Cương và CS. (2009), năng suất chất khô của cỏ voi ở các ngày tuổi 45, 55,
65 và 75 lần lượt là 0,15, 0,23, 0,39 và 0,59 kg/m2.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi có sự biến động
phụ thuộc vào giống, đất trồng. Theo Nguyễn Xuân Bả và CS. (2010), thành
phần hóa học của cỏ voi: DM là 14,9% (VA-06) - 17,3% (chọn lọc 1), OM là
88,4% (chọn lọc 1) - 90,0% (VA-06), CP là 12,5% (florida) - 14,5% (VA-06),
CF là 29,5% (VA-06) - 34,0 (florida), NDF là 65,5% (VA-06) - 70,5 (florida).
Hàm lượng DM và NDF có xu hướng tăng theo thời gian sinh trưởng của cỏ.
Trái lại, hàm lượng CP có xu hướng giảm theo thời gian sinh trưởng của cỏ.
Các thành phần khác như chất béo thô (EE), xơ thô (CF), xơ hòa tan trong
môi trường axit (ADF) ít biến động theo tuổi tái sinh mùa đông ở cỏ voi (Vũ
Chí Cương và CS., 2009, 2010).
Lượng DM ăn vào của cừu có sự sai khác theo tuổi tái sinh của cỏ,
lượng DM ăn vào của cừu ở cỏ voi 45 ngày tuổi là 105,2 g/kgW0,75 và 75
ngày tuổi là 114,48 g/kgW0,75. Tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở cừu phụ thuộc
vào tuổi tái sinh của cỏ, tuổi tái sinh càng lớn tỷ lệ tiêu hóa càng giảm. Tuy
nhiên, tỷ lệ tiêu hóa lipit không theo quy luật này. Tỷ lệ tiêu hóa của cừu đối
với cỏ voi 75 ngày tuổi DM là 59,28%, CP là 58,69%, EE là 66,4%, CF là
63,97%, NDF là 62,90%, ADF là 6303%, OM là 63,01% (Vũ Chí Cương và
CS., 2009).
46
1.5.3. Cây mít
Mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) là cây trồng lâu năm, có thể sinh
trưởng trên nhiều vùng đất khác nhau, thích nghi với khí hậu nóng và mưa
nhiều. Vì vậy, được trồng khá phổ biến ở Thừa Thiên Huế cũng như nhiều
tỉnh trên cả nước và được coi là cây của người nghèo, mang lại những lợi ích
to lớn cho người dân ở các vùng nông thôn.
Cây mít cho một lượng sinh khối chất xanh từ lá và cành non rất lớn, có
thể sử dụng lá mít làm thức ăn cho cừu cũng như gia súc nhai lại khác
(Nguyễn Thị Thanh, 2008; Kusmartono, 2007; Mui và Preston, 2005; Nguyễn
Thị Mùi và CS., 2004; IsLam và CS., 1997).
Lá mít có thành phần dinh dưỡng cao (Nguyễn Thị Thanh, 2008;
Nguyễn Thị Mùi và CS., 2004). Theo Nguyễn Thị Mùi và CS. (2004), DM lá
mít là 37,7%, CP là 17,1%, Ash là 11,4%, NDF là 55,6%, ADF là 42,1% và
ME là 9,76 MJ. Sử dụng lá mít làm thức ăn bổ sung cho dê cho kết quả tốt.
Tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu cơ, DM, CP và NDF trên dê lần lượt là 55,5; 47,9
và 40,6% (Nguyễn Thị Mùi và CS., 2004).
Các phụ phẩm từ mít như vỏ trái, xơ, hạt chứa một hàm lượng lớn
protein, là những thức ăn tiềm năng và có giá trị dinh dưỡng cho cừu
(Kusmartono, 2007; Mui và Preston, 2005; Đinh Văn Cải và CS., 2004). Sử
dụng các phụ phẩm mít như là nguồn năng lượng cùng với lá sắn đã cải thiện
tỷ lệ tiêu hóa, khối lượng và tăng trọng của cừu (Kusmartono, 2007).
1.5.4. Cây duối
Cây duối (Streblus asper Lour) là một loại cây gỗ, cỡ trung bình, cao
khoảng 4 - 8m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Lá duối có dạng trứng nhọn, dài
3 - 7cm, rộng 1,5 - 2,5cm, mép có răng khía, mặt lá rất ráp. Thân và cành
khúc khuỷu. Lá mọc so le, hình trứng, cứng, ráp, mép khía răng. Hoa đơn tính
47
khác gốc. Cụm hoa đực dạng đầu có cuống, gồm 10 - 12 hoa. Cụm hoa cái chỉ
có 1 hoa. Quả mọng màu vàng. Là cây mọc hoang, thường được trồng làm
hàng rào, làm cảnh. Cây duối có nhiều ở các nước nhiệt đới, như Ấn Độ, Sri
Lanka, Malaysia, Philippines và Thái Lan (Rastogi và CS., 2006).
Lá duối có thành phần hóa học và dinh dưỡng cao, hàm lượng CP của
lá duối cao gấp đôi lá xoài và cỏ tự nhiên (Paengkoum, 2011). Theo
Paengkoum (2011), lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa DM, OM, CP, NDF, ADF,
tích lũy ni tơ của lá duối ở dê tương đương với cây keo (Leucaena); thấp hơn
cỏ tự nhiên nhưng cao hơn lá xoài. Sử sụng lá duối làm thức ăn bổ sung cho
dê cho kết quả tốt (Paengkoum, 2011; Akbar and Alam, 1991). Các tác giả
cho biết, bổ sung lá duối trên khẩu phần cơ sở là rơm ủ urê thay thế thức ăn
tinh là khô dầu đậu nành cho thấy lượng chất hữu cơ ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa,
đặc tính môi trường dạ cỏ (pH, NH3 và các axit béo bay hơi), cân bằng ni tơ
không có sự sai khác. Có thể sử dụng lá duối như nguồn protein bổ sung thay
thế một phần protein thức ăn tinh trong chăn nuôi dê (Paengkoum, 2011).
Sử dụng phương pháp ủ chua lá duối nhằm bảo quản được nguồn thức
ăn đồng thời làm tăng lượng ăn vào của dê, cừu. Theo Insung và CS. (2000),
lượng ăn vào của dê ở lá duối ủ chua với 5% rỉ mật cao hơn so với lá duối khô
và cao hơn nhiều so với cỏ Ruzi khô cũng như cỏ Ruzi ủ chua.
Ngoài ra, duối có chứa nhiều mủ, mủ có nhựa (76%) và cao su (23%),
vỏ chứa chất đắng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các bộ phận khác nhau
của cây duối được sử dụng trong chăn nuôi và sử dụng làm các loại thuốc dân
gian để điều trị bệnh (Rastogi và CS., 2006).
Tuy nhiên, việc xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của
cây duối ở nước ta chưa được nghiên cứu đầy đủ mặc dù ở nhiều vùng đặc
biệt là Ninh Thuân và Bình Thuận, cây duối đã được sử dụng làm thức ăn cho
dê và cừu.
48
1.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
KHÍ HẬU THỜI TIẾT Ở CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
1.6.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Ninh Thuận
1.6.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp với
tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm
Đồng và phía Đông giáp Biển Đông.
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3
dạng địa hình: đồi núi (63,2%), gò đồi bán sơn địa (14,4%), đồng bằng ven
biển (22,4%). Tổng diện tích tự nhiên 335,8 ngàn ha; trong đó, đất sản xuất
nông nghiệp 69,7 ngàn ha, đất lâm nghiệp 186 ngàn ha, còn lại là đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp.
Vùng đồng bằng tập trung phát triển thâm canh cây lúa, trồng nho và các loại
hoa màu khác. Vùng miền núi chủ yếu tập trung phát triển các mô hình chăn
nuôi gia súc nhai lại (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).
1.6.1.2. Khí hậu, thời tiết
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô
nóng, gió nhiều, lượng nước bốc hơi mạnh. Ninh Thuận là vùng khô hạn với
nắng nóng cao nhất so với cả nước, nhiệt độ mùa hè 28 - 360C, mùa mưa 21 250C (trung bình năm là 26 - 270C); lượng mưa thấp (1.187 mm/năm), độ ẩm
không khí thấp (78%) (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chỉ có 3
tháng (tháng 9 - 11) với lượng mưa lớn và tập trung chiếm 80 - 85% lượng
mưa cả năm, lượng nước bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô. Mùa khô
kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau), trong khoảng thời gian này
vẫn có mưa nhưng lượng mưa không đáng kể (15 - 20% lượng mưa cả năm).
49
Lượng nước bốc hơi cao, chiếm 80 - 85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Năng
lượng bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước làm cho đất đai
khô hạn, cây trồng và vật nuôi thiếu nước (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).
1.6.2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Thừa Thiên Huế
1.6.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thừa Thiên Huế phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp với
tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp với tỉnh Quảng Trị và
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với biển Đông.
Thừa Thiên Huế có diện tích 503,3 ngàn ha; trong đó, khoảng 75,1% là
núi đồi, 24,9% đồng bằng duyên hải, đầm phá. Địa hình Thừa Thiên Huế có
cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt: địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích; địa hình
trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích; đồng bằng điển hình cho kiểu đồng bằng
mài mòn, tích tụ, cồn cát và đầm phá (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
1.6.2.2. Khí hậu, thời tiết
Khác với Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền
duyên hải Bắc Trung bộ, thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức
xạ đa dạng, nền nhiệt cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi Bạch Mã
án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu mang đậm nét vùng
chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.
Thừa Thiên Huế chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng, luôn
diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí
áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ
phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên. Dãy Trường Sơn đón gió Đông
Bắc gây mưa lớn vào mùa đông và giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường
Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè. Thời tiết diễn ra theo chu kỳ
50
bốn mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu trời dịu và
mùa đông gió rét, mưa lạnh (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí khá cao và không đồng nhất theo thời gian. Nhiệt
độ cao nhất vào mùa hè, các tháng nóng nhất là tháng 6, 8 trung bình lên đến
28 - 290C, khi có gió Tây Nam khô nóng nhiệt độ có thể lên đến 40 - 410C.
Về mùa đông nhiệt độ thấp nhất khoảng 190C (tháng 1), khi gió đông bắc tràn
về nhiệt độ có thể <100C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng
mùa đông lớn hơn mùa hè. Tháng 11 - 12 nhiệt độ giảm nhanh nhất, tháng 3 4 nhiệt độ tăng nhanh hơn. Nhiệt độ trong ngày thấp nhất là vào lúc 5 - 6 giờ
sáng, cao nhất vào lúc 12 - 14 giờ (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Như vậy, chế độ nhiệt ở Thừa Thiên Huế biến động mạnh, biên độ
nhiệt độ năm khá cao. Tuy số lần xuất hiện nhiệt độ cực đại và cực tiểu trong
năm không lâu nhưng làm cho vật nuôi bị stress nhiệt, ảnh hưởng và gây thiệt
hại đến ngành chăn nuôi. Điều đó đặt ra cho ngành chăn nuôi nhu cầu cấp
bách trong việc chống nóng về mùa hè và chống lạnh về mùa đông.
Độ ẩm tương đối của không khí
Ở Thừa Thiên Huế, không khí chứa nhiều hơi nước nên thuộc vào một
trong số các vùng có độ ẩm tương đối cao nhất nước. Độ ẩm tương đối của
không khí trung bình năm là 87,3% (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Biến thiên độ ẩm không khí ngược với biến thiên nhiệt độ và phân biệt
hai mùa rõ rệt. Độ ẩm thấp kéo dài 5 tháng (tháng 4 - 8) khoảng 74 – 87,6%,
thấp nhất là tháng 7, trùng với thời kỳ hoạt động gió mùa Tây Nam khô nóng.
Độ ẩm cao kéo dài 7 tháng (tháng 9 đến tháng 3 năm sau), đạt cực đại vào
tháng 12 (93,4%). Biến thiên hàng ngày của độ ẩm cao nhất vào lúc 4 - 6 giờ
và thấp nhất vào lúc 13 - 14 giờ (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
51
Mưa
Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế mang nhiều đặc điểm khác so với ở Bắc
Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Mùa mưa ở Thừa Thiên Huế liên quan chặt chẽ
với gió mùa đông Đông Bắc thời kỳ đầu. Thừa Thiên Huế là tỉnh có lượng
mưa nhiều nhất Việt Nam, trung bình 3.877mm/năm. Tổng lượng mưa tập
trung vào thời kỳ mưa chính mùa (tháng 10) khoảng 1.234mm. Từ tháng 2 - 4
là thời kỳ mưa ít nhất trong năm và đạt cực tiểu vào tháng 2 khoảng 78mm.
Phân bố ngày mưa trùng với phân bố tổng lượng mưa năm. Hàng năm
có khoảng 150 - 220 ngày mưa. Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày
mưa. Trong các tháng mưa nhiều (tháng 10, 11), số ngày mưa là 21 - 24 ngày.
Ngày mưa cao nhất lên tới 500 - 1.000mm, mưa kéo dài nhiều ngày (4 - 6
ngày) trên diện rộng thường gây lũ lụt lớn (Cục thống kê Thừa Thiên Huế,
2012).
Chế độ mưa biến động mạnh, lượng mưa tháng biến động hơn lượng
mưa năm, lượng mưa mùa ít mưa biến động hơn lượng mưa mùa nhiều mưa.
Chế độ mưa biến động mạnh gây thiệt hại đến sản xuất chăn nuôi.
Gió
Thừa Thiên Huế chịu sự khống chế của gió mùa mùa đông lẫn gió mùa
hè khu vực Đông Nam Á. Do vậy, hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa rõ
rệt. Mùa đông (tháng 10 đến tháng 4 năm sau) hướng gió thịnh hành trên
đồng bằng duyên hải có hướng Tây Bắc với tần suất 25 - 29%, gió Đông Bắc
10 - 15%. Mùa hè (tháng 5 - 9) hướng gió khá phức tạp, hướng Nam 10 16%, Tây Nam 11 - 14% và Đông Bắc 10 - 16%. Tốc độ gió trung bình tháng,
năm không lớn, nhưng vẫn thường xảy ra gió mạnh với các hướng khác nhau
khi có bão, lốc, gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Tây Nam (Cục thống kê
Thừa Thiên Huế, 2012).
52
Mưa phùn: Ở Thừa Thiên Huế, mưa phùn xuất hiện từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, đặc biệt trong các tháng 2 - 3. Mưa phùn hạn chế bốc hơi
trong mùa ít mưa vì thế độ ẩm không khí luôn cao.
Các đặc điểm cơ bản về khí hậu thời tiết ở Ninh Thuận và Thừa Thiên
Huế có thể khái quát ở bảng 1.11.
Bảng 1.11. Tóm tắt đặc điểm khí hậu thời tiết một số vùng nghiên cứu
Yếu tố
Mùa vụ:
Đơn vị
Ba Vì
Ninh Thuận
Tháng
- Mùa nắng, nóng
4 - 10
- Mùa lạnh, khô
5-8
11 - 3 năm sau
- Mùa lạnh, ẩm
9 - 4 năm sau
- Mùa mưa
9 - 11
- Mùa khô
12 - 8 năm sau
Nhiệt độ:
Thừa Thiên Huế
0
C
- Trung bình năm
25
27,5
24,7
- Tối cao tháng
Tháng 6, 290C
- Tối thấp tháng
Tháng 1, 24,80C Tháng 1, 19,10C
Lượng mưa:
Tháng 6, 290C
mm
- Trung bình năm
1.800
1.187
3.877
- Tháng cao nhất
Tháng 10: 306
Tháng 10: 1.234
- Tháng thấp nhất
Tháng 2: 6,68
Tháng 2: 27,8
Độ ẩm:
- Trung bình năm
%
84
78
87,3
- Mùa mưa
78,4 - 80,8
89 - 92
- Mùa khô
70,2 - 78,0
73 - 79
(Nguồn: Niên giám Thống kê, 2011)
53
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gia súc: Thí nghiệm đã được tiến hành trên đàn cừu Phan Rang mua từ
Ninh Thuận về nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại
học Nông Lâm - Đại học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:
Tháng 2/2009: nhập về 21 con, cừu được mua ở Trại cừu giống ông
Phạm Đức Toàn, phường Phước Mỹ, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm,
tỉnh Ninh Thuận, gồm 15 con cái và 6 con đực, theo các nhóm tuổi khác nhau.
Trong đó, cừu 1 tháng tuổi gồm 2 con đực và 2 con cái (cừu con theo mẹ); 4
tháng tuổi: 2 con đực và 2 con cái; 7 tháng tuổi: 2 con đực và 2 con cái; 10
tháng tuổi: 5 con cái; 15 tháng tuổi: 4 con cái. Tuy nhiên, sau khi về Thừa
Thiên Huế hơn một tuần có 7 con bị chết (3 con cừu mẹ 15 tháng tuổi, 2 con
cừu con 1 tháng tuổi, 1 con 7 tháng tuổi và 1 con 10 tháng tuổi). Mổ khám
cho thấy nguyên nhân cừu chết là do cừu có tiền sử bị nhiễm giun sán, cừu mẹ
nuôi con và cừu con sức khỏe yếu, cộng với quá trình vận chuyển đường xa bị
kiệt sức.
Tháng 9/2009: nhập thêm về 07 con, cừu được mua ở Trại cừu giống
ông Lê Xuân Út, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Số
lượng gồm 3 con cái và 4 con đực với các độ tuổi khác nhau: 4 tháng tuổi (2
con đực, 2 con cái) và 7 tháng tuổi (2 con đực, 1 con cái).
Tháng 01/2010: có 5 con cừu mẹ sinh được 5 cừu con ở Thừa Thiên
Huế. Tuy nhiên, có 1 con được 3 ngày tuổi bị mẹ đè chết, 4 con còn lại sinh
trưởng tốt đã đưa vào thí nghiệm.
54
Thời gian 2 tháng đầu mới nhập về cừu được nuôi ổn định, đàn cừu
được chia đôi nhốt chung với nhau trong 2 ô chuồng sàn có kích thước 5x3m
có máng ăn, máng uống đầy đủ. Mỗi ngày cừu được thả ra ngoài bãi chăn vào
buổi sáng và chiều, mỗi buổi 3 giờ. Trong thời gian nhốt ở chuồng, cừu được
cho ăn thêm cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá cây, cám gạo và bột ngô.
Sau thời gian nuôi ổn định, toàn bộ cừu được đánh số để theo dõi và
được nuôi cá thể trong từng ô chuồng riêng biệt được ngăn cách bằng song
sắt, có kích thước 0,8x1,5m. Tất cả ô chuồng được đặt trên sàn cao cách mặt
đất khoảng 0,2m, mặt sàn có các khe hở để cho phân rơi xuống đất, trong
cùng dãy nhà được lợp bằng tôn và có đủ ô cửa sổ để đảm bảo độ thông
thoáng. Mỗi ô chuồng có máng thức ăn thô, máng thức ăn tinh và nước uống.
Trước khi đưa vào thí nghiệm, cừu được tẩy kí sinh trùng bằng thuốc
Albendazol 12mg/1kgLW (Han-Dertil-B, Hanvet), được đưa vào cơ thể cừu
bằng đường uống và sau đó được tẩy định kỳ hàng năm, 6 tháng 1 lần.
Thức ăn: các loại thức ăn sẵn có tại địa phương đã được đưa vào thí
nghiệm là cỏ tự nhiên, cỏ voi (Penisetum purpureum Schumach), lá mít
(Artocarpus heterophyllus Lamk) và lá duối (Streblus asper Lour).
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian:
Các thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng 12/2012.
Địa điểm:
Thí nghiệm về nuôi dưỡng và theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng,
sinh sản và lượng thức ăn thu nhận trên cừu được bố trí tại Trung tâm nghiên
cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
55
Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng trên đàn cừu ở Ninh Thuận
thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm dê - cừu thuộc Viện chăn
nuôi Quốc gia và đàn cừu của các hộ chăn nuôi ở huyện Thuận Bắc.
Việc phân tích các chỉ tiêu liên quan đến các thí nghiệm trong luận án
đã được tiến hành ở Phòng phân tích Trung tâm, khoa Chăn nuôi Thú y,
trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế; Phòng phân tích Thức ăn gia súc và
sản phẩm chăn nuôi, thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội; Khoa huyết
học truyền máu Bệnh viện trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nội dung 1 - Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm ở Thừa
Thiên Huế và Ninh Thuận
2.3.1.1. Xác định nhiệt độ và ẩm độ
Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ không khí môi trường bình quân tháng từ
năm 2007 đến năm 2011 của tỉnh Thừa Thiên Huế được lấy từ Trung tâm khí
tượng thủy văn trung Trung bộ và Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm
2012; của tỉnh Ninh Thuận được lấy từ Trạm khí tượng thủy văn Phan Rang,
Ninh Thuận và Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2012.
Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi của Thừa Thiên Huế ở các thí
nghiệm trong luận án được đo bằng máy nhiệt ẩm kế tự động Hygro Thermometer (Pháp) tại các mốc thời gian: 1.00; 4.00; 7.00; 10.00; 13.00;
16.00; 19.00 và 22.00h liên tục các ngày trong tháng ở hai mùa: mùa nóng (từ
tháng 6 đến tháng 8/2009) và mùa lạnh (từ tháng 12/2009 đến tháng 2/2010).
Nhiệt ẩm kế được đặt gần bằng chiều cao của cừu trưởng thành, cách
mặt đất 0,8m, cách sàn chuồng 0,6m.
56
2.3.1.2. Xác định chỉ số nhiệt ẩm
Cách tính THI tại các thời điểm trong ngày và của từng ngày ở các thí
nghiệm trong luận án theo công thức của Marai và CS. (2000):
THI = T0C - {(0,31 - 0,31*RH/100)(T0C - 14,4)}
Trong đó; T0C: nhiệt độ không khí (0C); RH: ẩm độ không khí (%).
2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel (2003)
và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010), với phép phân
tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bởi giá trị trung
bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).
2.3.2. Nội dung 2 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt
ẩm với các chỉ tiêu sinh lý
2.3.2.1. Nuôi dưỡng
Trong thời gian theo dõi xác định các chỉ tiêu sinh lý, cừu được nuôi
nhốt hoàn toàn, chỉ được thả tự do vào một ngày cuối tuần để cừu vận động
và tổng vệ sinh chuồng trại. Cừu được cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ.
Thức ăn thô xanh của cừu chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ voi, rơm lúa và các loại
lá cây; các loại thức ăn này cho ăn 5 bữa/ngày vào lúc 7.00, 9.00, 13.00, 16.00
và 21.00h với khối lượng không hạn chế. Ngoài ra, cừu được bổ sung thức ăn
tinh là cám gạo và bột ngô (10g DM/ngày/kgLW) vào lúc 9.00 và 16.00h
hàng ngày.
Như đã đề cập ở mục đối tượng nghiên cứu, toàn bộ cừu được đánh số
để theo dõi cá thể và được nuôi chung trong một chuồng lớn có chia ô cho
từng cá thể riêng biệt, ô chuồng được ngăn cách với nhau bằng song sắt, có
kích thước 0,8x1,5m. Tất cả ô chuồng được đặt trên sàn cao cách mặt đất
57
khoảng 0,2m, mặt sàn có các khe hở để cho phân rơi xuống đất, trong cùng
dãy nhà được lợp bằng tôn và có đủ ô cửa sổ để đảm bảo độ thông thoáng.
Mỗi ô chuồng có máng thức ăn thô, máng thức ăn tinh và nước uống.
Cùng với việc nghiên cứu trên cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế, thí nghiệm
đã tiến hành theo dõi trên đàn cừu ở Ninh Thuận tại Trung tâm nghiên cứu
thực nghiệm dê - cừu thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia và các hộ chăn nuôi
cừu ở huyện Thuận Bắc với các độ tuổi tương ứng. Toàn bộ cừu được đánh số
để theo dõi và được nuôi chung cùng đàn với nhau trong một chuồng lớn,
nuôi theo hình thức chăn thả. Buổi sáng và buổi chiều sau khi theo dõi các chỉ
tiêu sinh lý, cừu được chăn thả tự do ở bãi chăn. Buổi tối cừu được lùa về
chuồng, không bổ sung thức ăn nhưng cung cấp nước uống đầy đủ.
2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu sinh lý
Thí nghiệm được theo dõi trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên
Huế với các nhóm tuổi khác nhau: 1, 3, 6, 9, 12, 15 tháng tuổi (mỗi nhóm 4 con)
và 88 con cừu Phan Rang nuôi ở tỉnh Ninh Thuận tại các tháng tuổi trên với số
con tương ứng lần lượt là 3, 8, 17, 24, 20 và 16 con.
Các chỉ tiêu sinh lý bao gồm: tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và
nhiệt độ trực tràng (thân nhiệt) đã được theo dõi theo từng cá thể cừu. Thời
gian theo dõi được chia thành 3 lần trong ngày vào lúc 7.00, 13.00 và 19.00h;
theo dõi liên tục các ngày trong tháng ở hai mùa: mùa nóng (từ tháng 6 đến
tháng 8/2009) và mùa lạnh (từ tháng 12/2009 đến tháng 2/2010).
Cừu trong từng nhóm tuổi đều được xác định các chỉ tiêu sinh lý hàng
ngày, mỗi ngày đo 2 con, cứ thế luân phiên nhau (mỗi con được theo dõi 2
ngày/lần), đảm bảo mỗi ngày đo đều có cừu từng nhóm tuổi.
Tại các mốc thời gian tuần tự đo tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và
nhiệt độ trực tràng. Xác định tần số hô hấp bằng cách đếm nhu động lên xuống
58
của hõm hông bên trái. Nhịp tim được xác định bằng việc sử dụng ống nghe đặt
ở dưới vùng ngực bên trái của cừu. Thân nhiệt được đo trực tiếp ở trực tràng và
nhiệt độ da được đo ở sát vùng da trên lưng cừu bằng nhiệt kế trong 5 phút.
2.3.2.3. Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu
Theo dõi cá thể trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế với
các nhóm tuổi khác nhau: 1, 3, 6, 9, 12 và 15 tháng tuổi (mỗi nhóm 4 con) và 61
con cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận tại các tháng tuổi trên với số con tương
ứng là 4, 4, 6, 6, 5 và 36 con.
Các chỉ tiêu sinh lý máu bao gồm hồng cầu, hemoglobin, hematocrit và
bạch cầu. Máu được lấy cố định vào ngày 27 của các tháng nghiên cứu (từ
tháng 4 - 8/2009 và từ tháng 12/2009 đến 02/2010), lấy tất cả các cá thể cừu.
Lấy máu ở tĩnh mạch cổ của cừu vào lúc 7.00h, trước khi con vật được
cho ăn và vận động. Mỗi lần lấy 1ml máu và cho vào ống nghiệm đã có sẵn
chất chống đông Natri citrate, sau đó lắc đều và bỏ vào hộp xốp rồi vận
chuyển đến khoa huyết học truyền máu, trường Đại học Y Dược - Đại học
Huế để phân tích.
Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng hemoglobin và chỉ
số hematocrit được xác định bằng máy đếm tế bào tự động SYSMEX KX 21
(Nhật Bản).
2.3.2.4. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
Tại 3 mốc thời gian trong ngày (7.00; 13.00 và 19.00h) ở những ngày
đo các chỉ tiêu sinh lý của cừu số liệu về nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cũng
được theo dõi, từ đó tính THI để xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và
THI với các chỉ tiêu sinh lý của cừu. Phương pháp xác định nhiệt độ, ẩm độ
và THI chuồng nuôi như đã trình bày cụ thể ở nội dung 1.
59
2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003) và
xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010). Đánh giá ảnh
hưởng riêng rẻ của các yếu tố như vùng sinh thái (Thừa Thiên Huế và Ninh
Thuận), các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ẩm độ và THI) và yếu tố mùa vụ (mùa
nóng và mùa lạnh) đến các chỉ tiêu sinh lý của cừu được thể hiện thông qua
phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). So sánh sự sai khác của các giá
trị trung bình bằng phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%. Mô hình phân tích
ANOVA như sau:
Yij = µ + Ai + eij
Trong đó; Yij: là biến phụ thuộc (các chỉ tiêu sinh lý của cừu); µ: trung
bình của quần thể; Ai: biến độc lập (vùng sinh thái, hoặc các yếu tố môi
trường, hoặc mùa); eij: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.
Đánh giá mối quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với một số chỉ tiêu
sinh lý được thực hiện thông qua phương pháp hồi quy phi tuyến tính với
phương trình bậc 2:
Y = ax2 + bx + c
Trong đó; Y: là biến phụ thuộc (chỉ tiêu sinh lý); x: là biến độc lập (nhiệt
độ, ẩm độ hoặc THI); a, b, c là các hệ số hồi quy.
2.3.3. Nội dung 3 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức
ăn thu nhận
2.3.3.1. Nuôi dưỡng
Thí nghiệm theo dõi lượng thức ăn thu nhận tiến hành trên 12 con cừu
Phan Rang nuôi tại Thừa Thiên Huế với các độ tuổi 6, 9 và 12 tháng, mỗi
nhóm tuổi 4 con, qua 2 giai đoạn: 4 - 8/2009 và 11/2009 - 2/2010.
60
Toàn bộ cừu được theo dõi cá thể và được nuôi trong từng ô chuồng
riêng biệt. Trong thời gian theo dõi lượng thức ăn thu nhận cừu được nuôi
nhốt hoàn toàn, chỉ được thả tự do vào một ngày cuối tuần (ngày không theo
dõi số liệu) để cừu vận động và tổng vệ sinh chuồng trại. Cừu được cung cấp
thức ăn và nước uống đầy đủ. Thức ăn của cừu là cỏ tự nhiên, được thu cắt
hàng ngày và để qua đêm cho ráo nước trước khi cho ăn.
2.3.3.2. Xác định lượng thức ăn thu nhận của cừu
Để xác định lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của cừu, thức ăn được
chia nhỏ thành 5 bữa vào lúc: 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h. Cừu được
cân để biết khối lượng, từ đó ước tính lượng thức ăn cho ăn (khoảng 3% DM
so với LW) đảm bảo lượng thức ăn luôn dư thừa. Xác định lượng thức ăn còn
thừa vào trước bữa ăn đầu tiên của sáng hôm sau.
2.3.3.3. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
Tại các ngày trong các tháng theo dõi lượng thức ăn thu nhận của cừu,
số liệu về nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cũng được theo dõi, từ đó tính THI.
Giá trị nhiệt độ và THI được tính trung bình cho từng ngày để xác định quan
hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu. Phương pháp
xác định nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi như đã trình bày ở nội dung 1.
2.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003) và
xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010). Đánh giá ảnh
hưởng của nhiệt độ cũng như THI đến lượng thức ăn thu nhận của cừu được thể
hiện thông qua phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). So sánh sự sai
khác của các giá trị trung bình bằng phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%. Mô
hình phân tích ANOVA như sau:
61
Yij = µ + Ai + eij
Trong đó; Yij: là biến phụ thuộc (lượng thức ăn thu nhận); µ: trung bình
của quần thể; Ai: biến độc lập (nhiệt độ hoặc THI); eij: ảnh hưởng của yếu tố
ngẫu nhiên.
Đánh giá mối quan hệ giữa lượng thức ăn thu nhận của cừu với nhiệt độ
và THI được thực hiện thông qua phương pháp hồi quy phi tuyến tính với
phương trình bậc 2:
Y = ax2 + bx + c
Trong đó; Y: là biến phụ thuộc (lượng thức ăn thu nhận); x: là biến độc
lập (nhiệt độ hoặc THI); a, b, c là các hệ số hồi quy.
2.3.4. Nội dung 4 - Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản
2.3.4.1. Nuôi dưỡng
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8/2009 và tháng 11/2009
đến tháng 2/2010 (thời gian theo dõi xác định các chỉ tiêu sinh lý và lượng
thức ăn thu nhận), cừu được nuôi nhốt, chỉ được thả tự do vào một ngày cuối
tuần để cừu vận động, tiếp xúc với nhau cũng như tổng vệ sinh chuồng trại.
Các tháng còn lại khi kết thúc theo dõi thí nghiệm xác định các chỉ số
sinh lý cừu được nuôi theo phương thức bán chăn thả, mỗi ngày cừu được
chăn thả, vận động tự do vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi buổi 3 giờ. Trong
thời gian nhốt ở chuồng, cừu vẫn được bổ sung thêm các loại thức ăn như đã
kể trên. Chuồng trại và thức ăn như đã trình bày chi tiết ở nội dung 2.
Ở Ninh Thuận, cừu được đánh số để theo dõi cá thể và được nuôi
chung cùng đàn với nhau trong một chuồng lớn, nuôi theo hình thức chăn thả.
Buổi sáng và buổi chiều sau khi theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, cừu được chăn
thả tự do ở bãi chăn. Buổi tối cừu được lùa về chuồng, không bổ sung thức ăn
nhưng cung cấp nước uống đầy đủ.
62
2.3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt
Đánh giá khả năng sinh trưởng
Theo dõi trên 20 cá thể cừu Phan Rang nhập từ Ninh Thuận về nuôi ở
Thừa Thiên Huế với các nhóm tuổi khác nhau: 3, 6, 9, 12 và 15 tháng (mỗi
nhóm 4 con) và 05 cừu con được cừu mẹ sinh ra ở Thừa Thiên Huế. Đồng thời
khảo sát trên đàn cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận gồm 207 con tại các độ tuổi
3, 6, 9, 12 và 15 tháng với số con tương ứng lần lượt là 57, 48, 43, 38, và 21 con.
Khả năng sinh trưởng của cừu được xác định thông qua các chỉ tiêu về
khối lượng, tăng trọng tại các thời điểm: sơ sinh, 3, 6, 9, 12 và 15 tháng tuổi,
từ đó tính toán tốc độ sinh trưởng của cừu. Xác định kích thước của cừu qua
các chiều đo bao gồm cao vây, vòng ngực, dài thân chéo tại các thời điểm: 3,
6, 9 và 12 tháng tuổi.
Khối lượng của cừu được xác định bằng cách cân định kỳ 3 ngày liên
tục vào buổi sáng trước khi cho ăn ở thời điểm cuối tháng bằng cân đồng hồ
100kg và tính giá trị trung bình.
Tại mỗi thời điểm cân cừu cũng tiến hành đo các chiều đo. Chiều cao
vây được tính từ mặt đất lên đến vai, đo bằng thước gậy. Vòng ngực đo ngay
phía sau nách chân trước, bằng thước dây. Dài thân chéo được tính từ mỏm
trước xương bả vai cánh tay đến u xương ngồi bằng thước dây.
Từ đó, tính toán tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (absolute - A) và tốc độ
sinh trưởng tương đối (relative - R), theo các công thức sau:
A (g/con/ngày) =
V2 - V1
T2 - T1
R (%) =
V2 - V1
x 100
1/2 (V2 + V1)
63
Trong đó: V1: là khối lượng bình quân cơ thể cừu tại thời điểm T1;
V2: là khối lượng bình quân cơ thể cừu tại thời điểm T2.
Đánh giá khả năng sản xuất thịt
Tiến hành mổ khảo sát 6 cừu (3 cừu đực và 3 cừu cái) ở 9 tháng tuổi
với các chỉ tiêu và phương pháp theo quy chuẩn QCVN 01-71:2011
/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011) như sau:
Khối lượng giết mổ là khối lượng được xác định tại thời điểm sau khi
cho cừu nhịn đói 24 giờ.
Khối lượng thịt xẻ là khối lượng cừu sau khi lột da, cắt bỏ đầu (tại
xương át lát), lấy bỏ nội tạng (cơ quan tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, tiết niệu và
tim) và cắt 4 chân (từ đầu gối trở xuống), bỏ đuôi, huyết. Từ đó tính tỷ lệ thịt
xẻ (%) là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ và khối lượng giết mổ.
Khối lượng thịt tinh là khối lượng thịt xẻ sau khi lọc bỏ xương và mỡ
bao ngoài thịt. Từ đó tính tỷ lệ thịt tinh (%) là tỷ lệ giữa khối lượng thịt tinh
và khối lượng giết mổ.
Khối lượng xương là lượng xương được tách ra từ thịt xẻ (không tính
xương chân, đầu, đuôi). Từ đó tính tỷ lệ xương (%) là tỷ lệ giữa khối lượng
xương và khối lượng thịt xẻ.
Độ dày mỡ lưng được xác định ở giữa xương sườn 12 và 13 bằng thước
kẹp Panme.
Diện tích mắt thịt được xác định ở cơ thăn giữa xương sườn 12 và 13
dựa trên tỷ lệ khối lượng và diện tích của giấy can để tính diện tích mắt thịt.
2.3.4.3. Đánh giá khả năng sinh sản của cừu
Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản trên 5 cừu cái (trong đó 4 con
cừu cái tơ nhập từ Ninh Thuận, 1 con cừu mẹ đã đẻ lứa đầu ở Ninh Thuận) và
64
6 con cừu đực sinh trưởng để phối giống. Thiết lập hệ thống sổ ghi chép độ
tuổi, tình trạng sinh trưởng của từng cá thể cừu từ khi bắt đầu nhập về. Trong
quá trình nuôi dưỡng, hằng ngày theo dõi các biểu hiện về đặc điểm hoạt
động sinh dục của từng cá thể với các chỉ tiêu và phương pháp theo quy chuẩn
QCVN 01-71:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2011), các chỉ tiêu như sau:
Tuổi động dục (ngày) và khối lượng động dục lần đầu (kg);
Tuổi phối giống (ngày) và khối lượng phối giống lần đầu (kg);
Tuổi đẻ (ngày) và khối lượng khi đẻ lứa đầu (kg);
Thời gian mang thai (ngày);
Số con đẻ ra/lứa (con);
Khối lượng cừu lúc sơ sinh (kg).
Quan sát các đặc điểm động dục của cừu cái: khi động dục, cừu cái tự
nhiên biếng ăn hoặc bỏ ăn, tâm trạng bồn chồn, nếu nuôi nhốt trong chuồng
thì mắt nhìn ra ngoài như mong ngóng cừu đực tới, âm hộ "sưng" to hơn bình
thường, có lúc kêu to liên tục từng hồi và chồm lên phá chuồng.
Khi phát hiện cừu cái động dục (dựa vào những dấu hiệu nêu trên), tiến
hành cho cừu cái tiếp xúc với cừu đực để thực hiện phối giống trực tiếp.
2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel (2003)
và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010), với phép phân
tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bởi giá trị trung
bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).
65
2.3.5. Nội dung 5 - Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn
thô xanh
2.3.5.1. Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành trên 04 con cừu đực Phan Rang, có độ
tuổi 6 - 7 tháng, khối lượng trung bình 18,5 ± 1,5kg.
Thức ăn gồm 4 loại: cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối.
2.3.5.2. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế theo ô vuông la tinh với 4 loại thức ăn kể
trên, qua 4 giai đoạn. Thời gian cho mỗi giai đoạn là 20 ngày (15 ngày cho
cừu ăn thích nghi với thức ăn thí nghiệm và 5 ngày cuối tiến hành thu mẫu).
Sơ đồ bố trí thí nghiệm thể hiện như sau.
Bảng 2.1. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm
Cừu số
Giai đoạn
1
2
3
4
I
Cỏ voi
Cỏ tự nhiên
Lá dưới
Lá mít
II
Lá mít
Cỏ voi
Cỏ tự nhiên
Lá duối
III
Lá dưới
Lá mít
Cỏ voi
Cỏ tự nhiên
IV
Cỏ tự nhiên
Lá dưới
Lá mít
Cỏ voi
2.3.5.3. Quản lý nuôi dưỡng
Cừu được nuôi cá thể trong 4 cũi tiêu hoá riêng biệt, có máng ăn, máng
uống và được cung cấp nước uống đầy đủ. Các loại thức ăn được lấy về lúc
chiều tối của ngày hôm trước và để qua đêm cho ráo nước trước khi cho ăn.
Cỏ tự nhiên được thu cắt hàng ngày, cỏ voi được trồng ở khuôn viên Trung
tâm nghiên cứu vật nuôi Thuỷ An, lá mít và lá duối được thu hái tự nhiên.
66
Trước lúc cho cừu ăn, cỏ voi được cắt ngắn khoảng 10cm, các loại lá được
tách cành.
Cừu ở tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn thức ăn tự do hàng ngày
ước tính bằng 3% (theo DM) so với khối lượng cơ thể và cho ăn 5 bữa/ngày
vào lúc 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h.
2.3.5.4. Quy trình xử lý và phân tích mẫu
Lượng thức ăn thu nhận được theo dõi hàng ngày bằng cách cân lượng
thức ăn cho ăn và lượng dư thừa của từng loại thức ăn. Mẫu thức ăn (cả loại
cho ăn và dư thừa) được lấy hàng ngày trong 5 ngày thu mẫu ở mỗi giai đoạn,
sấy ở nhiệt độ 600C để cất giữ, phân tích thành phần hóa học sau này.
Phân được thu sau khi gia súc thải ra, cuối mỗi ngày được trộn đều và
xác định khối lượng rồi lấy mẫu phụ bằng 30% tổng lượng phân thải ra trong
ngày, hàm lượng chất khô được xác định hàng ngày và phần còn lại được bảo
quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ - 200C. Cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm, phân của
từng con được trộn đều theo từng gia súc và sấy khô ở nhiệt độ 600C rồi
nghiền qua lỗ sàng 1mm ở máy nghiền (Retsche, Đức) để phân tích thành
phần hóa học.
Nước tiểu được thu sau khi gia súc thải ra bằng bình hứng nước tiểu đã
có sẵn dung dịch H2SO4 20% sao cho pH luôn luôn thấp dưới 2 để tránh mất
mát nitơ trong quá trình thu mẫu. Cuối mỗi ngày, nước tiểu được trộn đều và
đong bằng ống đong để xác định lượng nước tiểu tổng số. Sau đó lấy mẫu
bằng 30% lượng nước tiểu và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ -200C. Cuối
giai đoạn (5 ngày) nước tiểu của từng con được trộn đều và lấy mẫu phụ để
xác định hàm lượng nitơ.
67
2.3.5.5. Phân tích hoá học
Mẫu thức ăn, phân được phân tích vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ
(OM), nitơ tổng số (N) và khoáng tổng số (Ash) theo AOAC (1990). Hàm
lượng protein thô được xác định thông qua hàm lượng N tổng số nhân với hệ
số 6,25 (N x 6,25). Xơ không hòa tan trong môi trường trung tính (NDF)
được xác định theo Van Soest và CS. (1991). Năng lượng thô tổng số (GE)
được xác định bằng cách đo trực tiếp trên Bomb Calorimeter (PAR 600, Mỹ).
2.3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010) theo
phương pháp phân tích ANOVA. So sánh sự sai khác giữa các nghiệm thức
bằng phương pháp Turkey với khoảng tin cậy 95%. Mô hình toán học như
sau:
Yijk = µ + Ri + Cj + Tk + eijk
Trong đó; Y: tỷ lệ tiêu hóa của một chất dinh dưỡng của một thức ăn;
µ: trung bình quần thể; Ri: ảnh hưởng của giai đoạn thứ i, i=1-4; Cj: ảnh
hưởng của gia súc thứ j, i=1-4; Tk: ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm (loại thức
ăn) thứ k, k=1-4; eijk: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.
68
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI Ở ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI hàng tháng ở Thừa Thiên Huế và
Ninh Thuận
Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân qua các tháng trong năm ở
Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 được
thể hiện ở đồ thị 3.1.
31
95
29
90
85
25
23
80
21
Ẩ m đ ộ (% )
N h iệt đ ộ (0C ), T H I
27
75
19
70
17
15
65
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tháng
Nhiệt độ TT Huế
Nhiệt độ Ninh Thuận
THI TT Huế
Ẩm độ TT Huế
THI Ninh Thuận
Ẩm độ Ninh Thuận
Đồ thị 3.1. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân tháng ở Thừa Thiên Huế và
Ninh Thuận (2007 - 2011)
Số liệu đồ thị 3.1 cho thấy, nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường bình quân
tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có sự khác biệt về giá trị tuyệt đối và
quy luật biến thiên ở từng vùng.
69
Ở cả hai tỉnh, nhiệt độ biến thiên theo quy luật chung là: tăng dần từ
tháng 1 (19,10C ở Thừa Thiên Huế và 24,80C ở Ninh Thuận) đến tháng 6
(290C), sau đó giảm dần đến tháng 12 (20,70C ở Thừa Thiên Huế và 25,30C ở
Ninh Thuận). Nhiệt độ cao nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (28,1 - 29,00C ở
Thừa Thiên Huế và 28,4 - 29,00C ở Ninh Thuận); nhiệt độ thấp nhất là từ
tháng 12 đến tháng 2 năm sau (19,1 - 20,90C ở Thừa Thiên Huế và 24,8 25,50C ở Ninh Thuận).
Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế thấp hơn
2,80C so với Ninh Thuận (24,70C so với 27,50C), song chênh lệch nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất và lạnh nhất lớn hơn (8,90C so với 4,20C).
Ẩm độ hàng năm ở Thừa Thiên Huế cao hơn 9,3% so với Ninh Thuận
(87,3% so với 78%) và có sự biến động lớn giữa các tháng trong năm. Ở Thừa
Thiên Huế, ẩm độ biến thiên theo quy luật: giảm dần từ tháng 1 (92,8%) đến
tháng 7 (77,4%), sau đó tăng lên đến tháng 12 (93,4%); trong khi ở Ninh
Thuận ẩm độ biến động thất thường giữa các tháng. Ẩm độ ở Thừa Thiên Huế
thấp nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (77,4 - 82,4%); mặc dù vậy vẫn cao hơn so
với Ninh Thuận (75,6 - 76,4%); ẩm độ cao nhất là từ tháng 12 đến tháng 2
năm sau (90,4 - 93,4%), ngược lại đây là thời điểm ẩm độ Ninh Thuận thấp
nhất (70,2 - 73,2%).
Giá trị THI ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có xu hướng tăng, giảm
theo chiều tăng, giảm của nhiệt độ. THI bắt đầu tăng dần lên từ tháng 1 (19 –
Thừa Thiên Huế; 23,8 – Ninh Thuận), đến tháng 6 (28 – Thừa Thiên Huế;
27,9 – Ninh Thuận), sau đó THI giảm dần vào tháng 12 (20,5 – Thừa Thiên
Huế; 24,4 – Ninh Thuận). Giá trị THI cao nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (27,3
- 28 ở Thừa Thiên Huế và 27,4 - 27,9 ở Ninh Thuận); THI thấp nhất là từ
tháng 12 đến tháng 2 năm sau (19,0 - 20,7 ở Thừa Thiên Huế và 23,8 - 24,6 ở
Ninh Thuận).
70
Giá trị THI ở Ninh Thuận cao trong suốt cả năm, dao động 23,8 - 27,9;
trong đó, có 4 tháng (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) giá trị THI trong
khoảng 23,8 - 25,2 và 8 tháng (từ tháng 3 đến tháng 10) THI trong khoảng
25,8 - 27,9. Theo Marai và CS. (2000), giá trị THI>22,2 cừu bị stress,
THI≥25,6 cừu bị stress cực kỳ nghiêm trọng. Với kết quả này, cừu ở Ninh
Thuận luôn luôn bị stress nhiệt; trong đó, cừu bị stress nghiêm trọng khoảng 8
tháng. Thực tế, cừu Phan Rang tồn tại và phát triển rất tốt ở Ninh Thuận hàng
trăm năm qua (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006; Mai
và CS., 2005). Các tác giả cho biết, cừu Phan Rang sinh trưởng, sinh sản tốt,
ít bệnh tật trong điều kiện chăn nuôi ở Ninh Thuận (Đoàn Đức Vũ và CS.,
2006; Mai và CS., 2005). Đây là điều đáng lưu ý khi sử dụng thang đánh giá
stress nhiệt của Marai và CS. (2000) đối với cừu Phan Rang trong điều kiện ở
Việt Nam.
Nhìn chung với đặc điểm thời tiết như vậy, Thừa Thiên Huế có hai mùa
rõ rệt; mùa nóng (MN) từ tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình tháng
28,1 - 29,00C, ẩm độ 77,4 - 82,4% và THI là 27,3 - 28; mùa lạnh (ML) từ
tháng 12 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 19,1 - 20,90C, ẩm độ
90,4 - 93,4% và THI là 19,0 - 20,7.
Như vậy, nhiệt độ, ẩm độ, THI ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có sự
khác biệt rõ rệt. Ninh Thuận được đặc trưng bởi thời tiết khí hậu khô - nóng,
với nhiệt độ luôn cao và ẩm độ thấp trong suốt cả năm - nơi mà cừu đã được
du nhập vào, tồn tại, phát triển và thích nghi ở đây hàng trăm năm. Trong khí
đó, Thừa Thiên Huế khí hậu có đặc trưng chung là mùa lạnh: lạnh - ẩm và
mùa nóng: khô - nóng.
71
3.1.2. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi ở Thừa Thiên Huế qua các
mùa thí nghiệm
3.1.2.1. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ đo trong ngày qua các
mùa thí nghiệm
Kết quả khảo sát sự biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI tại 8 thời điểm
trong ngày (1.00, 4.00, 7.00, 10.00, 13.00, 16.00, 19.00 và 22.00h) qua hai
mùa (mùa nóng và mùa lạnh) được trình bày ở đồ thị 3.2.
40
95
90
85
30
80
75
25
70
20
Ẩm độ (%)
THI; Nhiệt độ (0C)
35
65
60
15
55
10
50
1
4
7
10
13
16
19
22
Thời gian (giờ)
Nhiệt độ (MN)
THI (MN)
Nhiệt độ (ML)
THI (ML)
Ẩm độ (MN)
Ẩm độ (ML)
Đồ thị 3.2. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI chuồng nuôi theo giờ trong mùa nóng
và mùa lạnh ở Thừa Thiên Huế
Kết quả đồ thị 3.2 cho thấy, nhiệt độ và THI chuồng nuôi vào mùa lạnh
và mùa nóng có xu hướng biến thiên theo quy luật chung là: thấp nhất vào
thời điểm 1 đến 4 giờ, tăng dần và đạt cực đại vào lúc 13 giờ, sau đó giảm dần
đến 22 giờ. Ẩm độ biến thiên theo chiều ngược lại với nhiệt độ và THI, ẩm độ
cao nhất vào thời điểm 1 đến 4 giờ, giảm dần và đạt cực tiểu vào lúc 13 giờ,
sau đó tăng dần đến 22 giờ.
72
Nhiệt độ thấp nhất trong khoảng từ 22 giờ đến 4 giờ sáng của ngày kế
tiếp, trung bình là 21,10C ở ML và 27,90C ở MN. Nhiệt độ cao nhất tại thời
điểm 13 giờ, trung bình là 26,70C ở ML và 350C ở MN. Biên độ nhiệt ở ML
chênh lệch lớn hơn MN, lúc 7 giờ (90C ở ML và 60C ở MN), 13 giờ (100C ở
ML và 70C ở MN) và 19 giờ biên độ nhiệt lớn nhất 140C ở ML và 8 0C ở
MN).
Ẩm độ biến thiên ngược với sự biến thiên của nhiệt độ tại các thời điểm
trong ngày. Ẩm độ cao nhất vào thời điểm 22 giờ đến 4 giờ của ngày kế tiếp,
trung bình là 93% ở ML và 81% ở MN. Ẩm độ thấp nhất vào thời điểm 13
giờ, trung bình là 74,4% ở ML và 57,9% ở MN. Ẩm độ có biên độ thay đổi
rất lớn, tối thiểu/tối đa cao, dao động lớn nhất là 52% ở 13 giờ trong ML
(44/96%). Ở MN, biên độ nhiệt tối thiểu/tối đa dao động ít hơn so với ML.
THI biến thiên theo xu hướng biến thiên của nhiệt độ. THI thấp nhất
vào thời điểm 22 giờ đến 4 giờ của ngày kế tiếp, trung bình ở mùa lạnh là 21
và ở mùa nóng là 26,8. THI cao nhất ở thời điểm 13 giờ, trung bình là 25,7 ở
mùa lạnh và 32,3 ở mùa nóng.
Như vậy, nhiệt độ, ẩm độ và THI có sự biến thiên qua các giờ trong
ngày ở cả hai mùa. Ở mùa nóng, nhiệt độ và THI tăng cao ở thời điểm 7 đến
19 giờ, trong lúc đó ẩm độ giảm thấp, nguy cơ gây stress nóng cho cừu. Ở
mùa lạnh, nhiệt độ và THI giảm thấp lúc 19 giờ đến 4 giờ sáng ngày kế tiếp,
kèm theo ẩm độ tăng cao, nên nguy cơ có thể cừu bị stress lạnh. Đây là vấn đề
cần lưu ý khi nuôi cừu trong điều kiện thời tiết khí hậu ở Thừa Thiên Huế.
3.1.2.2. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa nóng
Tần suất xuất hiện nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong 3 tháng mùa
nóng (từ tháng 6 đến tháng 8) theo trung bình số giờ đo tại 8 thời điểm trong
ngày được trình bày ở bảng 3.1.
73
Bảng 3.1. Tần suất nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa nóng
Độ ẩm (%)
<50
50-60
61-70
71-75
76-80 81-90 91-100
Tổng
2
2
5
24
25
1
4
26
3
14
6
13
31
50
Nhiệt độ (0C)
27
5
22
28
6
8
29
60
103
29
9
27
49
20
105
30
13
21
19
8
61
3
46
31
1
29
9
4
32
6
24
5
2
37
33
1
14
39
1
55
34
3
18
12
3
3
39
35
4
41
14
2
1
62
36
7
18
37
9
7
25
1
17
1
1
38
39
40
Tổng
24
105
148
82
124
142
5
630
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, trong mùa nóng số giờ có ẩm độ cao chiếm
khá nhiều và xảy ra ở thời điểm nhiệt độ <320C. Trong khi đó, các mức ẩm độ
thấp xuất hiện tập trung ở nhiệt độ >320C.
74
Ẩm độ không khí cao (trên 80%) chiếm tỷ lệ 23,3% tổng số giờ đo và
tập trung ở nhiệt độ không khí thấp (<320C). Điều này có thể ảnh hưởng đến
quá trình tỏa nhiệt bằng cách bốc hơi của cừu. Theo nhận xét của Alhidary và
CS. (2012), McManus và CS. (2008), Srikandakumar và CS. (2003), trong
điều kiện ẩm độ môi trường cao, nhiệt độ thấp, cơ chế thoát nhiệt qua da
không phát huy tác dụng, cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt ra ngoài.
Ẩm độ không khí thấp (≤70%) chiếm tỷ lệ lớn 44% tổng số giờ đo và
tập trung ở nhiệt độ không khí cao (>320C). Theo nhận xét của Srikandakumar
và CS. (2003), ở điều kiện nhiệt độ 320C và ẩm độ 65% cừu bắt đầu bị stress
nhiệt, dẫn đến thân nhiệt tăng, tần số hô hấp tăng.
Như vậy, đáng chú ý là trong mùa nóng mặc dù nhiệt độ cao nhưng tần
suất xuất hiện các mức ẩm độ cao chiếm tỷ lệ lớn. Ở Thừa Thiên Huế, không
khí chứa nhiều hơi nước, là một trong số các vùng có ẩm độ không khí cao.
3.1.2.3. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa lạnh
Kết quả tính tần suất nhiệt độ và ẩm độ trong 3 tháng mùa lạnh (từ
tháng 12 đến tháng 2 năm sau) theo trung bình số giờ đo tại 8 thời điểm trong
ngày được trình bày ở bảng 3.2.
Số liệu bảng 3.2 cho thấy, trong mùa lạnh số giờ có ẩm độ cao xảy ra
nhiều và thường ở vào các thời điểm có nhiệt độ không khí thấp (<270C).
Trong khi đó các mức ẩm độ thấp xuất hiện ít và tập trung ở nhiệt độ (>270C).
Mùa lạnh ẩm độ không khí cao (>80%) chiếm tỷ lệ lớn (79,95% tổng
số giờ đo) và tập trung ở nhiệt độ không khí thấp (<270C). Khi ẩm độ không
khí cao kết hợp với nhiệt độ không khí thấp có thể gây cảm lạnh cho cừu.
Như vậy, trong mùa lạnh, độ ẩm không khí cao (>80%) chiếm tỷ lệ lớn.
Ở Thừa Thiên Huế, vào mùa đông thường xuất hiện mưa phùn kéo dài và gió
mùa đông bắc đã làm cho ẩm độ tăng lên khá cao.
75
Bảng 3.2. Tần suất nhiệt độ và ẩm độ không khí chuồng nuôi trong mùa lạnh
Độ ẩm (%)
<50
50-60 61-70 71-75
76-80
81-90
16
1
1
17
3
13
16
18
5
19
24
19
2
34
36
20
5
33
38
21
19
25
44
22
1
23
Nhiệt độ (0C)
91-100 Tổng
24
2
25
2
2
19
31
55
2
1
22
27
52
1
3
22
10
38
1
5
22
12
40
5
19
1
28
26
3
27
2
2
9
7
20
28
2
4
1
3
10
29
4
7
1
6
1
5
1
30
1
31
12
1
9
6
32
2
3
5
33
4
4
8
34
1
1
Tổng
1
8
2
32
21
27
149
206
444
3.1.2.4. THI theo các giờ đo trong ngày
Kết quả tính THI chuồng nuôi trung bình theo 8 thời điểm trong ngày ở
mùa nóng và mùa lạnh được trình bày ở bảng 3.3 và bảng 3.4.
76
Bảng 3.3. Tần suất THI các giờ trong ngày theo thang đánh giá stress nhiệt của
Marai và CS. (2000)
Mùa lạnh
Mùa nóng
Giờ
Stress cực Stress trung
Stress cực
Stress
Stress
trong Stress trung
kỳ nghiêm bình (nhẹ) nghiêm trọng kỳ nghiêm
ngày bình (nhẹ) nghiêm trọng
trọng
trọng
(22,2-<23,3) (23,3-<25,6)
(≥25,6)
(22,2-23,3)
(23,3-<25,6)
(≥25,6)
1
5
79
7
9
4
8
72
11
8
7
2
84
13
12
10
87
12
13
19
13
87
7
13
27
16
1
79
7
11
22
19
1
83
3
17
10
22
1
79
6
20
4
Tổng
18
650
66
103
82
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, giá trị THI cao xuất hiện nhiều ở cả mùa
nóng và mùa lạnh. THI ở mức cao (≥23,3) chiếm 100% số giờ đo ở mùa nóng
và 73,7% số giờ đo ở mùa lạnh, tập trung vào thời điểm 10 - 19 giờ. Ngược
lại, giá trị THI thấp (<23,3) chiếm tỷ lệ ít và chỉ xuất hiện ở mùa lạnh (26,3%)
vào từ 22 giờ đến 7 giờ của ngày kế tiếp, đây là thời điểm có nhiệt độ thấp.
Giá trị THI phân theo thang đánh giá stress nhiệt ở cừu của Marai và
CS. (2000) cho thấy, các mức stress nhiệt có tần suất xuất hiện lớn vào cả
mùa nóng và mùa lạnh, kể cả vào các thời điểm nhiệt độ thấp (từ 22 giờ đến 7
giờ ngày kế tiếp) trong mùa lạnh. Như vậy, điều này một lần nữa cho thấy
thang đánh giá stress nhiệt của Marai và CS. (2000), có thể không phù hợp
trong điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế. Vì vậy, thí nghiệm đã tiến
77
hành đánh giá các phản ứng sinh lý, lượng thức ăn thu nhận của cừu Phan
Rang ở các mức THI khác nhau ở Thừa Thiên Huế và đã xác định được các
điểm THI giới hạn trên cừu (bảng 3.4). Chi tiết phân tích ở phần 3.2 và 3.3.
Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện THI theo các giờ trong ngày ở mùa nóng và mùa lạnh
Giờ
trong
ngày
Mùa nóng
≤22,2
Mùa lạnh
>22,2
- 25,6
>25,6 28,5
>28,5
1
5
75
4
8
7
≤22,2
>22,2
- 25,6
>25,6 >28,5
28,5
4
43
16
1
-
73
-
40
19
1
-
2
69
16
34
20
6
-
10
-
9
78
14
20
19
7
13
-
-
83
11
20
17
12
16
1
6
73
18
17
18
7
19
1
25
58
28
20
11
1
22
1
63
18
31
23
6
-
Tổng
18
320
330
219
155
79
27
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, giá trị THI ở mức cao (>28,5) xuất hiện
trong cả hai mùa, chiếm 21,9% số giờ đo và tập trung chủ yếu ở mùa nóng
(20,3%). Trong mùa nóng, từ 7 đến 22h xuất hiện stress nhiệt mạnh, tuy nhiên
stress mạnh chỉ tập trung từ 10-16h; trong khi ở mùa lạnh stress nhiệt mạnh
chỉ có từ 10-16h. Khi THI tăng cao làm tăng thân nhiệt (Alhidary và CS.,
2012; Marai và CS. 2007, 2009; Srikandakumar và CS., 2003); tăng tần số hô
hấp (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS. 2007;
Srikandakumar và CS., 2003); tăng nhiệt độ da (Marai và CS., 2009;
McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005); đồng thời giảm lượng ăn vào
của cừu (Alhidary và CS. 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007).
Đây là điểm đáng lưu ý khi nuôi cừu trong mùa nóng ở Thừa Thiên Huế.
78
Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, ở Thừa Thiên Huế ẩm độ không
khí cao chiếm tỷ lệ lớn trong cả mùa nóng và mùa lạnh. Điều này một lần nữa
cho thấy, mặc dù mùa nóng, nhiệt độ cao nhưng ẩm độ môi trường vẫn cao,
có thể gây stress cho cừu. Đây là điểm thời tiết khác biệt rất lớn đối với Ninh
Thuận và các địa phương khác đã có nuôi cừu trên cả nước.
3.2. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI VỚI CÁC CHỈ
TIÊU SINH LÝ
3.2.1. Các chỉ tiêu sinh lý
Xác định các chỉ tiêu sinh lý của 24 con cừu Phan Rang trong điều kiện
chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế và 88 con nuôi ở Ninh Thuận với các độ tuổi: 1,
3, 6, 9, 12 và 15 tháng tuổi. Kết quả được xử lý thống kê và trình bày ở bảng
3.5.
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế và
Ninh Thuận
Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu
Ninh Thuận
n
M ± SEM
n
M ± SEM
Thân nhiệt (0C)
24
38,99 ± 0,02
88
39,27 ± 0,03
Tần số hô hấp (lần/phút)*
24
34,15 ± 0,53
88
19,61 ± 0,49
Nhịp tim (lần/phút)
24
66,94 ± 0,31
88
66,36 ± 0,29
Nhiệt độ da (0C)
24
36,51 ± 0,04
88
35,39 ± 0,03
*Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Đặc điểm sinh lý là sự phản ánh khả năng thích ứng của cừu trong điều
kiện môi trường sống mới. Các chỉ tiêu sinh lý phản ánh tình trạng sức khỏe
của cơ thể cũng như khả năng sản xuất của chúng. Kết quả bảng 3.5 cho thấy,
thân nhiệt, nhịp tim và nhiệt độ da của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế và Ninh
Thuận là không có sự sai khác (P>0,05). Giá trị thân nhiệt dao động trong
79
khoảng 38,99 – 39,270C; nhiệt độ da: 35,39 - 36,510C và nhịp tim: 66,36 66,94 lần/phút. Điều này cho thấy, cừu nuôi trong điều kiện môi trường ở
Thừa Thiên Huế mặc dù khác với môi trường truyền thống (Ninh Thuận)
nhưng thân nhiệt, nhịp tim và nhiệt độ da của cừu vẫn duy trì ổn định.
Trong khi đó, tần số hô hấp của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế có xu
hướng cao hơn đáng kể so với ở Ninh Thuận (P<0,05). Điều này có thể là do
ở Thừa Thiên Huế, mặc dù nhiệt độ không khí cao nhưng ẩm độ vẫn luôn cao
(trung bình năm là 87,3% so với 78% - Ninh Thuận) đã hạn chế sự tỏa nhiệt
của cừu qua da nên cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt. Nhiều kết quả
nghiên cứu đã cho biết, tăng tần số hô hấp là con đường thải nhiệt quan trọng ở
cừu. Trong điều kiện nhiệt độ cao, kèm theo ẩm độ cao hoặc bảo hòa thì sự
tỏa nhiệt bằng bốc hơi nước bị trở ngại, vì vậy cừu phải thải nhiệt ra môi
trường bằng cách tăng tần số hô hấp để cân bằng nhiệt của cơ thể (Alhidary
và CS., 2012; Fadare và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Marai và CS.,
2009; Bhatta và CS., 2005; Bhattacharya và Uwayjan, 1975). Theo
Srikandakumar và CS. (2003), khi nhiệt độ môi trường tăng từ 320C trở lên, ẩm
độ khoảng 65%, thân nhiệt của cừu bắt đầu tăng, dẫn đến tần số hô hấp của cừu
tăng lên đáng kể. Theo Sarage và CS. (2008), tần số hô hấp của cừu nuôi trong
phòng nóng (30 - 400C) cao hơn so với phòng mát (200C) (206 so với 149
lần/phút). Al-Haidary (2004) cũng cho biết, tần số hô hấp của cừu trong điều
kiện stress nhiệt (33 – 38,50C) là 80 lần/phút, trong khi ở nhiệt độ 23,60C là
61 lần/phút.
Mặt khác, cừu là gia súc có tuyến mồ hôi kém phát triển so với một số
động vật đẳng nhiệt khác như trâu, bò. Đồng thời, cừu có bộ lông dày nên thải
nhiệt qua da rất kém. Vì vậy, trong điều kiện nhiệt độ cao cừu phải tăng tần số
hô hấp để thải nhiệt ra ngoài (Marai và CS., 2007; Bhatta và CS., 2005). Theo
Marai và CS. (2007), khoảng 20% lượng nhiệt cơ thể cừu thải ra qua hô hấp
80
trong môi trường nhiệt độ 120C, nhưng chiếm đến 60% ở nhiệt độ môi trường
cao (350C). Aleksiev (2008) cho biết, tần số hô hấp của cừu Tsigai buổi sáng
là 36,6 lần/phút và buổi chiều là 55,9 lần/phút; sau khi được xén lông tần số
hô hấp của cừu giảm đáng kể, lần lượt là 16,6 và 20,6 lần/phút. Theo Singh và
CS. (1980), ở điều kiện nhiệt độ 200C tần số hô hấp của cừu Chokla thấp hơn
dê Sirohi (22 so với 26 lần/phút), nhưng ở nhiệt độ 42,40C sau 30 phút tần số
hô hấp của cừu Chokla cao hơn nhiều so với dê Sirohi. Theo Adam và
McKinley (2009), tần số hô hấp của cừu bình thường khoảng 15 - 40 lần/phút,
trong điều kiện môi trường thay đổi tần số hô hấp có thể đạt tối đa 350
lần/phút. Vì vậy, mặc dù kết quả đánh giá tần số hô hấp của cừu nuôi trong
điều kiện ở Thừa Thiên Huế có cao hơn so với nuôi ở Ninh Thuận nhưng tần
số hô hấp của cừu trong nghiên cứu này vẫn nằm trong khoảng sinh lý bình
thường của cừu.
Như vậy, điều kiện nhiệt độ và ẩm độ ở Thừa Thiên Huế đã không
làm ảnh hưởng đến nhịp tim, thân nhiệt và nhiệt độ da ở cừu. Bước đầu cho
thấy cừu Phan Rang có khả năng thích ứng được với môi trường ở Thừa
Thiên Huế.
3.2.2. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt
3.2.2.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với thân nhiệt
Kết quả nghiên cứu quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi với thân nhiệt
của cừu được trình bày ở đồ thị 3.3.
Trong khoảng giới hạn từ 17,5 đến 33,50C, quan hệ giữa nhiệt độ
chuồng nuôi (x1, 0C) với thân nhiệt cừu (Y1, 0C) thể hiện qua phương trình
tương quan bậc 2 như sau:
Y1 = 0,0014x12 - 0,0305x1 + 38,76
R2 = 0,77; P = 0,001
81
T h â n n h iệ t ( 0 C )
39,6
y = 0,0014x2 - 0,0305x + 38,76
R2 = 0,7722
39,4
39,2
39,0
38,8
38,6
38,4
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
35
Nhiệt độ (0C)
Đồ thị 3.3. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với thân nhiệt của cừu
Qua tính toán sự tăng thân nhiệt của cừu ở các khoảng nhiệt độ chuồng
nuôi khác nhau: ≤22,5; >22,5-26,3; >26,3-29,5 và >29,50C cho thấy thân
nhiệt có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.6).
Bảng 3.6. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến thân nhiệt
Nhiệt độ (0C)
Thân nhiệt (0C)
Dao động
M ± SEM
≤22,5
38,69 - 38,80
38,72a* ± 0,02
>22,5 - 26,3
38,80 - 38,90
38,85b ± 0,01
>26,3 - 29,5
38,99 - 39,04
39,02c ± 0,02
> 29,5
39,10 - 39,32
39,20d ± 0,02
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
82
Số liệu bảng 3.6 cho thấy, nhiệt độ trong khoảng từ 17,5 đến 22,50C
thân nhiệt của cừu tương đối ổn định, trung bình là 38,70C. Khi nhiệt độ tăng
lên trong khoảng từ >22,5 - 26,5; >26,5 - 29,5 và >29,50C thân nhiệt của cừu
tăng lên lần lượt là 0,13; 0,17 và 0,180C. Như đã biết, cừu là động vật đẳng
nhiệt, thân nhiệt là một trong những chỉ tiêu sinh lý khá ổn định. Sự ổn định
này là nhờ sự điều hòa của nhiều yếu tố trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nhiệt độ
môi trường quá cao (cao bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể) đã làm ảnh
hưởng đến quá trình tỏa nhiệt, khả năng thải nhiệt từ cơ thể ra môi trường bị
hạn chế, cơ thể tích nhiệt, dẫn đến làm cho thân nhiệt của cừu tăng.
Mặc dù nhiệt độ môi trường tăng đã làm tăng thân nhiệt của cừu (38,69
- 39,320C) nhưng nhiệt độ thân nhiệt vẫn ở trong khoảng sinh lý bình thường.
Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây
(Alhidary và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005).
Srikandakumar và CS. (2003) cho biết, thân nhiệt của cừu tăng lên đáng kể khi
nhiệt độ môi trường >320C. Nhiệt độ môi trường tăng 14,20C (23,2 - 37,40C)
thân nhiệt của cừu Merino (Úc) tăng 0,70C (39,03 - 39,100C) (Alhidary và
CS., 2012). Theo McManus và CS. (2008), buổi sáng nhiệt độ 17,28 - 23,60C
thân nhiệt của cừu Santa Ines (Brazin) là 38,250C, buổi chiều nhiệt độ 19,46 27,320C thân nhiệt của cừu là 39,440C.
3.2.2.2. Quan hệ giữa ẩm độ với thân nhiệt
Quan hệ giữa ẩm độ chuồng nuôi với thân nhiệt của cừu được trình bày
ở đồ thị 3.4.
Trong khoảng ẩm độ không khí từ 56 - 93%; tương quan giữa ẩm độ
(x2, %) với thân nhiệt cừu (Y2, 0C) như sau:
Y2 = 0,0055x22 - 0,043x2 + 40,58
R2 = 0,64; P = 0,001
83
39,6
y = 0,0055x2 - 0,0243x + 40,58
R2 = 0,6405
Th â n nhiệ t (0 C )
39,4
39,2
39,0
38,8
38,6
38,4
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
100
Ẩm độ (%)
Đồ thị 3.4. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với thân nhiệt của cừu
Qua tính toán giá trị thân nhiệt của cừu giảm tương ứng với mức ẩm độ
tăng 2,5% cho thấy; khi ẩm độ 59 - 75%, thân nhiệt cừu trung bình là
39,210C; khi ẩm độ tăng từ >75 - 90% thân nhiệt của cừu giảm 0,360C; khi
ẩm độ >90% thân nhiệt của cừu giảm 0,480C, sự sai khác này là có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) (bảng 3.7).
Bảng 3.7. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến thân nhiệt
Ẩm độ (%)
Thân nhiệt (0C)
Dao động
M ± SEM
59 - 75
39,1 - 39,3
39,21a* ± 0,02
>75 - 80
39,0 - 39,1
39,03b ± 0,03
>80 - 90
38,8 - 38,9
38,85c ± 0,03
>90
38,7 - 38,8
38,73d ± 0,03
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
84
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt của động vật. Tuy
nhiên, tác động của ẩm độ phụ thuộc vào sự kết hợp với nhiệt độ môi trường.
Khi ẩm độ môi trường cao kết hợp với nhiệt độ môi trường thấp tăng tỏa nhiệt
ở cừu dẫn đến thân nhiệt giảm. Theo Alhidary và CS. (2012), ẩm độ 49,8% và
nhiệt độ 37,40C thân nhiệt của cừu Merino (Úc) là 39,100C, khi ẩm độ tăng
lên là 51,9% và nhiệt độ 23,20C thân nhiệt của cừu giảm còn 39,030C. Cừu
Santa Ines (Brazin) buổi sáng ẩm độ 89,7%, thân nhiệt là 38,250C; buổi chiều
ẩm độ 70,3% thân nhiệt của cừu là 39,440C (McManus và CS., 2008). Nghiên
cứu của các tác giả Fadare và CS. (2012), Marai và CS. (2009), Bhatta và CS.
(2005), Srikandakumar và CS. (2003) cũng cho kết quả tương tự.
3.2.2.3. Quan hệ giữa THI với thân nhiệt
Kết quả nghiên cứu quan hệ của THI với thân nhiệt của cừu được trình
bày ở đồ thị 3.5.
y = 0.0025x2 - 0.0775x + 39.247
39.6
R2 = 0.773
Thân nhiệt (0C)
39.4
39.2
39.0
38.8
38.6
38.4
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
THI
Đồ thị 3.5. Quan hệ bậc hai giữa THI với thân nhiệt của cừu
Trong khoảng THI từ 17,2 đến 31,5 quan hệ giữa THI (Y3) với thân
nhiệt (x3, 0C) thể hiện qua phương trình tương quan bậc 2 sau đây:
85
Y3 = 0,0025x32 - 0,0775x3 + 39,247
R2 = 0,64; P = 0,001
Sự thay đổi thân nhiệt theo mức giá trị THI và thang đánh giá của
Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.8).
Bảng 3.8. Các mốc THI ảnh hưởng đến thân nhiệt
Thân nhiệt (0C)
THI
Dao động
M ± SE
≤22,2
38,69 - 38,78
38,72a* ± 0,02
>22,2 - 23,3
38,80 - 38,85
38,82b ± 0,03
>23,3 - 25,6
38,85 - 38,94
38,90b ± 0,02
>25,6 - 28,5
38,91 - 39,01
39,01c ± 0,02
>28,5
39,09 - 39,30
39,20d ± 0,02
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Kết quả bảng 3.8 cho thấy, thân nhiệt của cừu có sự sai khác thống kê
khi THI ở các mức ≤22,2; >22,2 - 25,6; >25,6 - 28,5 và >28,5 (P<0,05). Tuy
nhiên, trong khoảng THI >22,2 - 26,5, thân nhiệt của cừu không có sự sai
khác thống kê (P>0,05). Kết quả này cho thấy, nên phân chia ảnh hưởng của
THI đến thân nhiệt theo 4 mức (≤22,2; >22,2 – 25,6; >25,6 – 28,5 và >28,5)
thay vì 5 mức.
Tính toán thân nhiệt tăng ở các mức THI cho thấy, THI ≤22,2 thân
nhiệt của cừu trung bình là 38,720C. Khi THI tăng lên trong trong khoảng
>22,2 – 25,6; >25,6 – 28,5 và >28,5 thì thân nhiệt của cừu tăng lên lần lượt là
0,18, 0,29 và 0,480C. Thân nhiệt có sự biến động trước sự thay đổi của THI,
khi THI tăng cao đã làm tăng thân nhiệt của cừu. Thông thường thân nhiệt của
cừu ổn định nhờ quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể. Tuy nhiên, khi
THI cao vượt quá khả năng điều hòa thân nhiệt, cân bằng sinh nhiệt và thải
nhiệt bị mất, làm thân nhiệt thay đổi.
86
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Alhidary
và CS., 2012; Bhatta và CS., 2005; Marai và CS., 2009). Các tác giả cho biết,
giá trị thân nhiệt của cừu tăng cao thường ứng với giá trị THI cao. Theo Marai
và CS. (2009), thân nhiệt của cừu Suffolk khi THI = 14,5 là 38,70C và THI =
25,6 là 39,80C. McManus và CS. (2008) cũng cho biết, thân nhiệt cừu Santa
Ines (Brazin) khi THI = 19,05 thân nhiệt là 38,250C; khi THI = 24,04 thân
nhiệt của cừu là 39,440C.
3.2.3. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp
Tần số hô hấp là con đường thải nhiệt quan trọng, là chỉ số dự báo
stress nhiệt ở cừu. Kết quả tính toán về quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI
với tần số hô hấp của cừu được thể hiện như sau.
3.2.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với tần số hô hấp
Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi với tần số hô
hấp của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.6.
90
T ầ n s ố h ô h ấ p ( lầ n /p h ú t )
80
y = 0,1888x 2 - 6,3093x + 68,205
R2 = 0,8147
70
60
50
40
30
20
10
0
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
Nhiệt độ (0C)
Đồ thị 3.6. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với tần số hô hấp của cừu
35
87
Kết quả đồ thị 3.6 cho thấy, nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh hưởng đến tần
số hô hấp của cừu. Trong khoảng nhiệt độ từ 17,5 đến 33,50C quan hệ giữa
nhiệt độ (x4, 0C) với tần số hô hấp (Y4, lần/phút) như sau:
Y4 = 0,1888x42 - 6,3093x4 + 68,205
R2 = 0,81; P = 0,001
Kết quả tính toán tần số hô hấp của cừu ở các mốc nhiệt độ cho thấy,
khi nhiệt độ tăng từ 17,5 lên 22,50C không làm tăng tần số hô hấp, trung bình
17,98 lần/phút. Khi nhiệt độ tăng >22,5 - 29,50C đã làm tăng tần số hô hấp
thêm 20,5 lần/phút. Khi nhiệt độ tăng >29,50C tần số hô hấp tăng lên rất cao,
41,43 lần/phút. Sự sai khác về tần số hô hấp của cừu trong nghiên cứu này là
có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.9). Điều này cũng phù hợp với nhận xét
cừu tăng tần số hô hấp để thải nhiệt ra ngoài khi nhiệt độ môi trường tăng cao
(Alhidary và CS., 2012; Fadare và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Marai
và CS., 2007, 2009; Bhatta và CS., 2005; Srikandakumar và CS., 2003;
Bhattacharya và Uwayjan, 1975).
Bảng 3.9. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp
Nhiệt độ (0C)
Tần số hô hấp (lần/phút)
Dao động
M ± SEM
≤22,5
16,3 - 19,0
17,98a ± 1,74
>22,5 - 26,3
22,8 - 30,6
27,06b ± 1,62
>26,3 - 29,5
35,7 - 41,1
38,48c ± 2,05
>29,5
52,4 - 74,9
59,41d ± 1,62
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
88
Trong các phản ứng sinh lý của động vật với sự thay đổi nhiệt độ môi
trường thì sự thay đổi tần số hô hấp là phản ứng đầu tiên có liên quan đến quá
trình trao đổi nhiệt, đặc biệt đối với cừu, như đã phân tích ở trên cừu có bộ
lông dày nên phương thức thải nhiệt qua da kém hiệu quả. Mặt khác, khi nhiệt
độ môi trường tăng cao, kết hợp với ẩm độ chuồng nuôi thấp nên phương thức
thải nhiệt qua hô hấp đạt hiệu quả cao.
3.2.3.2. Quan hệ giữa ẩm độ với tần số hô hấp
Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa ẩm độ trong chuồng nuôi với tần số
hô hấp của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.7.
T ầ n s ố h ô h ấ p (l ầ n / p h ú t)
90
y = 0,0094x2 - 2,8963x + 206,92
R2 = 0,7314
80
70
60
50
40
30
20
10
0
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
100
Ẩm độ (%)
Đồ thị 3.7. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với tần số hô hấp của cừu
Trong khoảng ẩm độ không khí từ 56 đến 96%, tương quan giữa ẩm độ
(x5, %) với tần số hô hấp (Y5, lần/phút) như sau:
Y5 = 0,0094x52 - 2,8963x5 + 206,92
R2 = 0,73; P = 0,001
89
Tần số hô hấp của cừu ít biến động khi ẩm độ >80%, trung bình 22,83
lần/phút. Ở mức ẩm độ 75 - 80%, tần số hô hấp tăng lên 25,78 lần/phút, trong
khi ẩm độ <75% tần số hô hấp tăng 41,17 lần/phút (P<0,05) (bảng 3.10).
Bảng 3.10. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp
Ẩm độ (%)
Tần số hô hấp (lần/phút)
Dao động
M ± SEM
59 - 75
56,4 - 64,1
60,05a ± 1,73
>75 - 80
38,1 - 41,6
44,66b ± 2,45
>80 - 90
26,4 - 28,5
26,77c ± 2,12
>90
17,8 - 20,0
18,88c ± 3,00
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, ẩm độ không khí ảnh hưởng đến tần số hô
hấp. Thực tế, Thừa Thiên Huế ẩm độ không khí luôn có sự biến động mạnh,
điều đó làm cho tần số hô hấp của cừu nuôi trong điều kiện này luôn không
ổn định có thể sẽ ảnh hưởng đến sức sản xuất của con vật. Điều này phù hợp
với các nhận xét khi ẩm độ thấp, nhiệt độ môi trường cao cừu phải tăng tần số
hô hấp để thải nhiệt ra ngoài cơ thể (Marai và CS., 2009; Bhatta và CS.,
2005).
3.2.3.3. Quan hệ giữa THI với tần số hô hấp
Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa THI chuồng nuôi với tần số hô hấp
của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.8.
Trong khoảng nhiệt độ từ 17,5 đến 31,3 quan hệ giữa THI (Y6) với tần
số hô hấp (x6, lần/phút) như sau:
Y6 = 0,3265x62 - 12,25x6 + 132,05
R2 = 0,82; P = 0,001
90
y = 0,3265x 2 - 12,25x + 132,05
R2 = 0,8211
90
Tần số hô hấp (lần/phút)
80
70
60
50
40
30
20
10
0
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
THI
Đồ thị 3.8. Quan hệ bậc hai giữa THI với tần số hô hấp của cừu
Sự thay đổi tần số hô hấp theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của
Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.11).
Bảng 3.11. Các mốc THI ảnh hưởng đến tần số hô hấp
THI
Tần số hô hấp (lần/phút)
Dao động
M ± SE
≤22,2
16,3 - 18,9
17,95a ± 1,26
>22,2 - 23,3
22,0 - 23,8
22,94ab ± 1,92
>23,3 - 25,6
25,9 - 30,0
28,28b ± 1,49
>25,6 - 28,5
30,6 - 41,7
37,36c ± 1,36
>28,5
49,4 - 65,5
58,74d ± 1,36
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Kết quả bảng 3.11 cho thấy, tần số hô hấp của cừu có sự sai khác thống
kê theo các khoảng phân chia THI của Marai và CS. (2000) (P<0,05). Tuy
nhiên, tần số hô hấp ở mức THI ≤22,2 và >22,2 - 23,3 không có sai khác
91
thống kê và tương tự như ở hai mức tiếp theo là >22,2 - 23,3 và >23,3 - 25,6;
Trong khi đó, sự sai khác rõ rệt ở các mức này với hai mức còn lại đã cho
thấy trong kết quả của nghiên cứu này. Nếu như tần số hô hấp ở các mức THI
≤22,2 – 25,6 dao động 17,95 – 28,28 lần/phút thì các giá trị này ở mức THI
>25,6 – 28,5 là 37,36 và >28,5 là 58,74 lần/phút. Như vậy, việc phân chia
THI ra 5 mức độ khác nhau có thể chưa phù hợp với điều kiện khí hậu của
miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.
Qua tính toán giá trị tần số hô hấp cho thấy, THI từ 17,5 - 22,2 tần số
hô hấp trung bình là 17,95 lần/phút. Khi THI tăng từ >22,2 - 28,5 tần số hô
hấp tăng thêm 19,4 lần/phút. THI tăng >28,5 tần số hô hấp tăng lên rất cao,
thêm 40,8 lần/phút (bảng 3.11). Khi THI tăng, đồng nghĩa với việc con vật
càng tiếp cận với stress nóng. Sự tăng tần số hô hấp trong nghiên cứu này là
phù hợp với các khuyến cáo trên và nằm trong giới hạn phản ứng sinh lý ở
cừu. Khi THI tăng thì tần số hô hấp tăng, đây là những đáp ứng để tăng thải
nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường nhằm duy trì thân nhiệt trong giới hạn
sinh lý bình thường. Alhidary và CS. (2012), Srikandakumar và CS. (2003)
cho biết, mùa lạnh (THI thấp) tần số hô hấp của cừu Merino và Omani thấp
hơn mùa nóng (THI cao). Theo McManus và CS. (2008), tần số hô hấp của
cừu Santa Ines (Brazin) khi THI = 19,05 là 35,66 lần/phút; khi THI = 24,04
tần số hô hấp của cừu là 49,85 lần/phút.
3.2.4. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với nhịp tim
3.2.4.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhịp tim
Kết quả đánh giá quan hệ giữa nhiệt độ trong chuồng nuôi với nhịp tim
của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.9.
92
2
90
y = 0,0062x + 0,962x + 40,255
2
R = 0,6959
N h ịp tim (lầ n /p h ú t)
85
80
75
70
65
60
55
50
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
35
Nhiệt độ (0C)
Đồ thị 3.9. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhịp tim của cừu
Trong khoảng nhiệt độ chuồng nuôi từ 17,5 đến 33,50C mối tương quan
giữa nhiệt độ (x7, 0C) với nhịp tim (Y7, lần/phút) như sau:
Y7 = 0,0062x72 + 0,962x7 + 40,255
R2 = 0,70; P = 0,001
Qua tính toán cho thấy, khi nhiệt độ chuồng nuôi ở mức thấp ≤22,50C
nhịp tim của cừu tương đối ổn định, trung bình là 62,4 lần/phút. Khi nhiệt độ
tăng trong khoảng >22,5 - 29,50C nhịp tim có tăng, nhưng ở mức thấp (7,5
lần/phút). Khi nhiệt độ tăng >29,50C thì nhịp tim tăng thêm 14,6 lần/phút
(P<0,05) (bảng 3.12). Nhiệt độ môi trường tăng cao đã làm tăng nhịp tim của
cừu. Nhịp tim của cừu tăng trong một chừng mực nhất định là giúp cơ thể thải
nhiệt lượng thừa thông qua tuần hoàn máu. Đưa lượng máu lưu thông đến các
cơ quan ngoại biên nhiều hơn, giúp cừu thải nhiệt ra ngoài cơ thể nhanh hơn.
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây
(McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005). Theo McManus và CS.
93
(2008), buổi sáng nhiệt độ 17,28 - 23,60C nhịp tim của cừu Santa Ines
(Brazin) là 92,82 lần/phút, buổi chiều nhiệt độ 19,46 - 27,320C nhịp tim của
cừu là 104,63 lần/phút.
Bảng 3.12. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhịp tim
Nhịp tim (lần/phút)
0
Nhiệt độ ( C)
Dao động
M ± SEM
≤22,5
59,7 - 64,2
62,07a* ± 0,49
>22,5 - 26,3
65,8 - 69,8
67,68b ± 0,47
>26,3 - 29,5
71,4 - 75,4
72,88c ± 0,74
>29,5
74,7 - 79,6
77,35d ± 0,52
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
3.2.4.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhịp tim
Kết quả đánh giá quan hệ giữa ẩm độ trong chuồng nuôi với nhịp tim
của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.10.
y = -0,0065x2 + 0,4756x + 73,916
R2 = 0,6141
90
N h ịp tim (lần /p h ú t)
85
80
75
70
65
60
55
50
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
Ẩm độ (%)
Đồ thị 3.10. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với nhịp tim của cừu
100
94
Quan hệ giữa ẩm độ không khí chuồng nuôi (x8, %) với nhịp tim (Y8,
lần/phút) được thể hiện qua phương trình sau:
Y8 = -0,0065x82 + 0,4756x8 + 73,619
R2 = 0,61; P = 0,001
Bảng 3.13. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhịp tim
Ẩm độ (%)
Nhịp tim (lần/phút)
Dao động
M ± SEM
59 - 75
74,8 - 79,4
77,45a* ± 0,68
>75 - 80
72,5 - 74,9
73,46b ± 0,98
>80 - 90
66,4 - 68,4
66,61c ± 0,81
> 90
60,8- 64,9
62,72c ± 0,97
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, nhịp tim giảm khác biệt ở các mức ẩm
độ <75, <80 và >80% (P<0,05). Khi ẩm độ cao >80% nhịp tim của cừu 62,7 64,65 lần/phút; thấp hơn 7-11 lần/phút ở >75 – 80%; và thấp hơn 11 – 15
lần/phút ở ẩm độ 59 - 75%. Điều này cho thấy, cừu thích ứng tốt hơn với môi
trường có ẩm độ thấp. Theo McManus và CS. (2008), nhịp tim của cừu Santa
Ines (Brazin) khi ẩm độ 89,7% là 92,82 lần/phút, khi ẩm độ giảm còn 70,3%
nhịp tim tăng lên là 104,63 lần/phút.
3.2.4.3. Quan hệ giữa THI với nhịp tim
Tương quan giữa THI chuồng nuôi (x9) với nhịp tim cừu (Y9, lần/phút)
được thể hiện ở đồ thị 3.11 và phương trình sau:
Y9 = 0,0293x92 + 0,0129x9 + 50,049
R2 = 0,69; P = 0,001
95
y = 0,0293x2 + 0,0219x + 50,049
R2 = 0,6917
90
85
N h ịp tim (lần /p h ú t)
80
75
70
65
60
55
50
45
40
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
THI
Đồ thị 3.11. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhịp tim của cừu
Sự thay đổi nhịp tim theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của
Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.14).
Bảng 3.14. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhịp tim
THI
Nhịp tim (lần/phút)
Dao động
M ± SE
≤ 22,2
59,60 - 64,70
61,75a* ± 0,46
>22,2 - 23,3
65,73 - 66,70
66,08ab ± 0,70
>23,3 - 25,6
66,80 - 70,10
68,60b ± 0,49
>25,6 - 28,5
72,40 - 74,60
73,95c ± 0,54
>28,5
76,70 - 78,00
76,82d ± 0,49
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Kết quả bảng 3.14 cho thấy, nhịp tim của cừu có sự sai khác thống kê
khi THI ≤22,2; >22,2 - 25,6; >25,6 -28,5 và >28,5 (P<0,05). Trong khoảng
96
THI >22,2 - 26,5, thân nhiệt của cừu không có sự sai khác thống kê (P>0,05).
Kết quả này cho thấy, nên phân chia ảnh hưởng của THI đến thân nhiệt theo 4
mức (≤22,2; >22,2 – 25,6; >25,6 – 28,5 và >28,5) thay vì 5 mức.
Nhịp tim của cừu có sự biến động phụ thuộc vào THI với mức độ khác
nhau. Tuy nhiên, so với thân nhiệt và tần số hô hấp, nhịp tim bị ảnh hưởng
bởi THI ít hơn. Khi THI tăng, nhịp tim và tần số hô hấp đều tăng, nhưng nhịp
tim không tăng nhiều như tần số hô hấp. Kết quả này phù hợp với các kết quả
nghiên cứu trước đây (McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005).
3.2.5. Quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và THI với nhiệt độ da
3.2.5.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhiệt độ da
Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với nhiệt độ da ở cừu được thể
hiện ở đồ thị 3.12.
39,5
39,0
38,5
38,0
37,5
37,0
36,5
36,0
35,5
35,0
34,5
N h iệ t đ ộ d a (0 C )
y = 0,0216x2 - 0,9021x + 44,706
R2 = 0,8372
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
Nhiệt độ (0C)
Đồ thị 3.12. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhiệt độ da của cừu
35
97
Trong khoảng nhiệt độ chuồng nuôi từ 17,5 đến 33,50C, tương quan
giữa nhiệt độ (x10, 0C) với nhiệt độ da (Y10, 0C) thể hiện qua phương trình sau:
Y10 = 0,0216x102 - 0,9021x10 + 44,706
R2 = 0,84; P = 0,001
Qua tính toán nhiệt độ da tăng ở mức nhiệt độ chuồng nuôi tăng 0,50C
cho thấy, khi nhiệt độ chuồng nuôi ≤22,5 - 26,3, nhiệt độ da không có sự sai
khác (P>0,05), trung bình là 35,470C. Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng từ >26,3
- 29,50C nhiệt độ da tăng 0,640C; khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng lên >29,5
nhiệt độ da tăng cao (thêm 2,270C), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) (bảng 3.15).
Bảng 3.15. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da
0
Nhiệt độ ( C)
Nhiệt độ da (0C)
Dao động
M ± SEM
≤22,5
35,3 - 35,4
35,32a* ± 0,11
>22,5 - 26,3
35,4 - 35,9
35,63ab ± 0,11
>26,3 - 29,5
35,9 - 36,4
36,11c ± 0,15
>29,5
37,4 - 38,5
37,74d ± 0,11
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Ở vật nuôi, nhiệt độ da khá ổn định; tuy nhiên, nó cũng thay đổi theo
nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ da cao vào mùa hè, khi trời nắng nóng, nhiệt độ
môi trường cao và giảm thấp ở mùa đông, khi nhiệt độ môi trường thấp
(Haidary và CS., 2012; Marai và CS., 2009; Bhatta và CS., 2005). Trong ngày
vào mùa hè buổi sáng nhiệt độ da thấp, sau đó tăng dần vào buổi trưa và tăng
cao vào nhất vào buổi chiều (Haidary và CS., 2012; McManus và CS., 2008;
Marai và CS., 2007). Nhiệt độ da của cừu Rambouillet ở nhiệt độ môi trường
240C là 35,10C, khi nhiệt độ 400C nhiệt độ da là 38,80C (Singh và CS., 1980).
98
3.2.5.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhiệt độ da
Quan hệ giữa độ ẩm chuồng nuôi với nhiệt độ da của cừu được trình
bày ở đồ thị 3.13.
39,5
y = 0,0014x2 - 0,3162x + 52,479
R2 = 0,6865
N h i ệ t đ ộ d a (0 C )
39,0
38,5
38,0
37,5
37,0
36,5
36,0
35,5
35,0
34,5
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
100
Ẩm độ (%)
Đồ thị 3.13. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với nhiệt độ da của cừu
Phương trình tương quan giữa ẩm độ chuồng nuôi (x11, %) với nhiệt độ
da (Y11, 0C) của cừu:
Y11 = 0,0014x112 - 0,3162x11 + 52,479
R2 = 0,69; P = 0,001
Qua tính toán ở mức ẩm độ tăng 2,5% cho thấy, khi ẩm độ 59 - 75%,
nhiệt độ da của cừu là 37,950C. Khi ẩm độ tăng từ >75 - 80% nhiệt độ da của
cừu giảm 1,250C; khi ẩm độ >80 - 90% nhiệt độ da của cừu giảm 2,310C
(P<0,05). Tuy nhiên, không thấy có sự sai khác ở mức ẩm độ >80 - 90% và
>90% (P>0,05) (bảng 3.16).
99
Bảng 3.16. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da
Nhiệt độ da (0C)
Ẩm độ (%)
Dao động
M ± SEM
59 - 75
37,3 - 38,6
37,95a* ± 0,17
>72,5 - 80
36 - 37,2
36,70b ± 0,25
>80 - 90
35,4 - 35,9
35,64c ± 0,21
> 90
35,3 - 35,4
35,35c ± 0,25
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
3.2.5.3. Quan hệ giữa THI với nhiệt độ da
Tương quan giữa THI chuồng nuôi với nhiệt độ da ở cừu được thể hiện
N h i ệ t đ ộ d a (0 C )
ở đồ thị 3.14.
39,5
39,0
38,5
38,0
37,5
37,0
36,5
36,0
35,5
35,0
34,5
y = 0,0309x2 - 1,2932x + 48,781
R2 = 0,8273
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
THI
Đồ thị 3.14. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhiệt độ da của cừu
Phương trình tương quan giữa THI chuồng nuôi (x12) với nhiệt độ da
(Y12, 0C) của cừu:
100
Y12 = 0,0309x2 - 1,2932x + 48,781
R2 = 0,82; P = 0,001
Sự thay đổi nhiệt độ da theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của
Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.17). Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, nhiệt
độ da ổn định trong khoảng THI <22,2 - 25,6 (P>0,05) và chỉ sai khác có ý
nghĩa thống kê khi THI >25,6. Tuy nhiên, nhiệt độ da trong khoảng THI
>25,6 - 28,5 thấp hơn ở THI >28,5 (P<0,05). Như vậy, để xác định ảnh hưởng
của THI đến nhiệt độ da, có thể chia THI thành ba mức <25,6; 25,6 – 28,5 và
>28,5 thay vì 4 mức như đã đề xuất với thân nhiệt.
Bảng 3.17. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhiệt độ da
THI
Nhiệt độ da (0C)
Dao động
M ± SE
≤ 22,2
35,3 - 35,4
35,35a* ± 0,07
>22,2 - 23,3
35,3 - 35,5
35,53a ± 0,10
>23,3 - 25,6
35,6 - 35,7
35,68a ± 0,09
>25,6 - 28,5
35,9 - 36,4
36,07b ± 0,81
>28,5
37,3 - 37,8
37,75c ± 0,09
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Như vậy, khi điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và THI môi trường thay đổi đã
làm biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý của cừu như tần số hô hấp, nhịp tim, thân
nhiệt và nhiệt độ da của cừu. Đây là những phản ứng đầu tiên của cừu cũng
như các động vật đẳng nhiệt khác, nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn
định, duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của con vật. Sự thay đổi các
chỉ tiêu sinh lý trong nghiên cứu này nằm trong khoảng bình thường.
101
3.2.6. Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu
3.2.6.1. Các chỉ tiêu sinh lý máu
Các chỉ tiêu sinh lý máu của động vật là sự phản ánh trạng thái trao đổi
chất, sự thích nghi, trạng thái sức khỏe, sức sản xuất của con vật trong những
điều kiện cụ thể, nhất định. Để đánh giá chi tiết về khả năng thích ứng của
cừu trong điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế, các chỉ tiêu sinh lý máu
của cừu đã được tiến hành phân tích trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa
Thiên Huế và 61 con cừu nuôi ở Ninh Thuận với với các nhóm tuổi: 1, 3, 6, 9,
12 và 15 tháng tuổi. Kết quả được tổng hợp xử lý thống kê và thể hiện ở bảng
3.18.
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang
Chỉ tiêu
Thừa Thiên Huế
Ninh Thuận
n
M ± SEM
n
M ± SEM
Số lượng hồng cầu (triệu/mm3)
24
7,08 ± 011
61
7,52 ± 0,15
Hàm lượng hemoglobin (g%)
24
8,24 ± 0,15
61
8,93 ± 0,19
Chỉ số hematocrit (%)
24
40,30 ± 1,71
61
42,01 ± 2,24
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)
24
8,69 ± 0,23
61
8,85 ± 0,30
Kết quả bảng 3.18 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu theo dõi (hồng cầu, bạch
cầu, hemoglobin và hematocrit) không có sự sai khác giữa hai nhóm cừu nuôi
ở Ninh Thuận và Thừa Thiên Huế (P>0,05).
Ở nghiên cứu này, số lượng hồng cầu dao động 7,08-7,52 triệu/mm3.
Kết quả nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy, số lượng hồng cầu ở cừu dao
động 9,49 - 10,23 triệu/mm3 (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân,
2007b) và cao hơn kết quả của nghiên cứu hiện tại. Sự sai khác này có thể do
chế độ dinh dưỡng của cừu ở các phương thức nuôi khác nhau. Như đã trình
102
bày ở phần trước cừu trong nghiên cứu này thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên và
các thức ăn thô, các loại thức ăn tinh bổ sung rất hạn chế. Các nghiên cứu
trước đây cũng cho thấy số lượng hồng cầu của cừu phụ thuộc vào chế độ
dinh dưỡng (Binev và CS., 2006; Olayemi và CS., 2000). Theo Binev và CS.
(2006), hồng cầu của cừu Ile de France khi ăn ở khẩu phần hạn chế là 7,79
triệu/mm3, khi ăn khẩu phần có mức năng lượng và protein cao là 9,74
triệu/mm3. Hồng cầu cừu trong điều kiện nuôi thâm canh là 8,17 triệu/mm3 và
nuôi quảng canh là 7,92 triệu/mm3 (Olayemi và CS., 2000); hồng cầu cừu
Kajli là 7,20 - 10,60 triệu/mm3 (Saddiqi và CS., 2011), hồng cầu cừu Naimey
là 7,9 – 8,4 triệu/mm3 (Al-Haidary, 2004). Jelineks và CS (1986) cho biết,
hồng cầu của cừu dao động lớn (6,5-10,3 triệu/mm3 máu). Như vậy, số lượng
hồng cầu trong máu của cừu nuôi trong điều kiện môi trường ở Thừa Thiên
Huế là trong khoảng sinh lý bình thường.
Hàm lượng hemoglobin của cừu trong nghiên cứu là 8,24 - 8,93g%.
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình và CS. (2007), hàm lượng
hemoglobin của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì là 7,3g%. Số liệu trước đây
cũng cho thấy hàm lượng hemoglobin có sự dao động lớn 6,19 - 13,53g%
(Saddiqi và CS., 2011; Srikandakumar và CS., 2003; Olayemi và CS., 2000).
Hàm lượng hemoglobin của cừu Omani là 13,43 - 13,53g% và cừu Merino là
10,53-12,65g% (Srikandakumar và CS., 2003); cừu Santa Ines và Bergamasca
(Brazin) là 9,12 - 9,16g% (McManus và CS., 2008); cừu Belice (Ý) là 8,98g%
(Piccione và CS., 2008); cừu Naimey là 11,04 – 11,4 g% (Al-Haidary, 2004);
cừu West Africa Dwarf trong điều kiện nuôi thâm canh là 7,38g% và nuôi
quảng canh là 6,19g% (Olayemi và CS., 2000). Như vậy, kết quả đánh giá về
hàm lượng hemoglobin ở trong nghiên cứu này là nằm trong trạng thái sinh lý
bình thường.
103
Chỉ số hematocrit của cừu dao động trong khoảng 40,30 - 42,01%. Kết
quả này cao hơn các công bố trước đó (McManus và CS., 2008; Piccione và
CS., 2008; Trần Quang Hân, 2007b; Jelíneks và CS., 1986). Số liệu các
nghiên cứu dao động là 24,14 – 34,8%. Trần Quang Hân (2007b) cho biết, chỉ
số hematocrit của cừu nuôi ở Đăklăk là 34,54-34,8%. Tuy nhiên, kết quả này
phù hợp với khuyến cáo của Ullrey và CS., (1965). Theo Ullrey và CS.
(1965), chỉ số hematocrit của cừu có sự dao động lớn 27,2 - 41,9%.
Số lượng bạch cầu dao động 8,69 - 8,85 nghìn/mm3. Kết quả này nằm
trong giới hạn các nghiên cứu tương tự ở nước ta (Đinh Văn Bình và CS.,
2007; Trần Quang Hân, 2007b). Các tác giả cho biết, số lượng bạch cầu của
cừu nuôi ở Ba Vì và Đăklăk dao động 8,01 - 9,5 nghìn/mm3. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu trên cừu Awali thấp hơn (4,1-6,2 nghìn/mm3) (Bchattacharya
và Uwayjan, 1975) và trên cừu ở Brazin cao hơn (11,77-14,77 nghìn/mm3)
(McManus và CS., 2008); cừu West Africa Dwarf là 15,35 - 15,54 nghìn/mm3
(Olayemi và CS., 2000). Sự sai khác này có thể do khác biệt về giống.
Như vậy, các chỉ tiêu sinh lý máu (hồng cầu, hemoglobin, hematocrit
và bạch cầu) của cừu nuôi trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ ở Thừa Thiên Huế
mặc dù có sự dao động, nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý máu bình
thường của giống cừu và không có sự sai khác với cừu nuôi ở Ninh Thuận.
Kết quả này một lần nữa có thể kết luận, giống cừu Phan Rang có khả năng
thích ứng được với điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế.
3.2.6.2. Quan hệ của mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu
Sinh lý máu của cừu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau trong
đó có nhân tố mùa vụ do sự thay đổi về nhiệt độ và ẩm độ, vì vậy thí nghiệm
đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mùa đến sinh lý máu. Kết quả được
thể hiện ở bảng 3.19.
104
Bảng 3.19. Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu ở cừu
Chỉ tiêu
Mùa nóng
Mùa lạnh
n
M ± SEM
n
M ± SEM
Số lượng hồng cầu (triệu/mm3)
20
6,80 ± 0,18
20
6,89 ± 0,16
Hàm lượng hemoglobin (g%)*
20
6,94 ± 0,19
20
8,60 ± 0,16
Chỉ số hematocrit (%)
20
38,29 ± 2,46
20
39,82 ± 2,46
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)
20
8,06 ± 0,41
20
8,73 ± 0,35
*Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy, số lượng hồng cầu, chỉ số hematocrit và
số lượng bạch cầu không sai khác thống kê giữa hai mùa (P>0,05). Trong khi
đó hàm lượng hemoglobin thì lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
mùa nóng và mùa lạnh (P<0,05). Hàm lượng hemoglobin ở mùa lạnh cao hơn
mùa nóng (8,6 g% so với 6,94 g%). Sự sai khác có thể do nhiệt độ thấp và ẩm
độ cao trong mùa lạnh làm quá trình trao đổi chất, đặc biệt trao đổi nhiệt được
tăng cường nên tăng hàm lượng hemoglobin.
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây
(Fadare và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Srikandakumar và CS., 2003;
Bchattacharya và Uwayjan, 1975). Srikandakumar và CS. (2003) cho biết,
hàm lượng hemoglobin của cừu Merino (Úc) ở mùa lạnh là 12,65 g% trong
khi đó ở mùa nóng là 10,53 g%.
Từ các phân tích trên cho thấy, cừu Phan Rang nuôi trong điều kiện
Thừa Thiên Huế mặc dù có sự biến động các chỉ tiêu sinh lý máu nhưng vẫn ở
trong trạng thái bình thường. Căn cứ vào chỉ tiêu sinh lý máu bước đầu có thể
thấy cừu thích ứng với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường sống
mới ở Thừa Thiên Huế.
105
3.3. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ THI VỚI LƯỢNG THỨC ĂN
THU NHẬN
Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức
ăn thu nhận đã được tiến hành trên 12 con cừu Phan Rang với các độ tuổi 6, 9
và 12 tháng tuổi, từ tháng 4 đến tháng 8/2009 và từ tháng 11/2009 đến tháng
2/2010, kết quả được trình bày như sau:
3.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận
Quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi với lượng thức ăn thu nhận của cừu
được trình bày ở đồ thị 3.15.
2
55,00
y = -0,0874x + 3,0284x + 23,861
2
R = 0,8127
Lượng thức ăn thu nhận
(gDM/kgLW/ngày)
50,00
45,00
40,00
35,00
30,00
25,00
20,00
15,00
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
35
Nhiệt độ (0C)
Đồ thị 3.15. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận của cừu
Trong khoảng nhiệt độ chuồng nuôi 17,5 đến 33,50C, tương quan giữa
lượng thức ăn thu nhận và nhiệt độ chuồng nuôi như sau:
Y13 = -0,0874x132 + 3,0284x13 + 23,861
R2 = 0,81; P = 0,001
106
Trong đó; Y13: lượng thức ăn thu nhận (gDM/kgLW/ngày); x13: nhiệt
độ (0C).
Qua theo dõi, tính toán lượng thức ăn thu nhận của cừu ở mức nhiệt độ
thay đổi là 0,50C cho thấy; nhiệt độ trong khoảng ≤22,50C lượng thức ăn thu
nhận của cừu trung bình là 49,3 gDM/kgLW/ngày (100%). Khi nhiệt độ tăng,
lượng thức ăn thu nhận của cừu có xu hướng giảm, tuy nhiên không lớn.
Nhiệt độ trong khoảng >22,5 - 29,50C, lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm
khoảng 9,2 gDM/LW/ngày (giảm 18,7%, so với ở nhiệt độ ≤22,50C). Nhưng
khi nhiệt độ tăng cao >29,50C lượng thức ăn thu nhận giảm của cừu giảm
khoảng 11,6 gDM/LW/ngày (giảm 23,5%, so với nhiệt độ ≤22,50C) (P<0,05)
(bảng 3.20). Ở mốc nhiệt độ >29,5 - 32,50C, cứ tăng 10C lượng thức ăn thu
nhận của cừu giảm 12,2 - 17,2 g/DM/LW/ngày (so với nhiệt độ ≤22,50C). Cụ
thể nhiệt độ tăng từ 29,5 - 30,5; 30,5 - 31,5 và 31,5 - 32,50C lượng thức ăn thu
nhận giảm lần lượt là 12,2; 14,7 và 17,2 gDM/LW/ngày. Kết quả nghiên cứu
này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước đây (Ames và Brink, 1977;
Keyserlingk và Mathison, 1993).
Bảng 3.20. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
Nhiệt độ (0C)
Lượng thức ăn thu nhận (gDM/LW/ngày)
Dao động
M ± SEM
≤22,5
47,6 - 51,0
49,3a* ± 0,98
>22,5 - 26,3
42,7 - 47,4
45,2b ± 0,85
>26,3 - 29,5
36,8 - 42,9
40,1c ± 0,98
>29,5
26,4 - 36,1
37,7d ± 0,91
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Theo một số tác giả, khi cừu tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao, cừu
phải tăng sự thải nhiệt ra ngoài để duy trì nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tăng tần số
107
hô hấp, tăng lượng nước uống và đồng thời giảm lượng ăn vào (Alhidary và
CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Theo Published và CS.
(2010), quan hệ giữa lượng ăn vào (FT) và nhiệt độ môi trường (T) theo
phương trình hồi quy của Ames và Brink (1977) là: FT = 111,29 - 0,52T 0,007T2 và để tính toán sự thay đổi lượng ăn vào tác giả lấy nhiệt độ 17,50C là
mốc nhiệt độ chuẩn, lượng ăn vào 100%.
Tuy nhiên, cừu ít nhạy cảm với stress nhiệt hơn so với các gia súc khác
trong cùng một điều kiện môi trường. Mặt khác, trong điều kiện thiếu nước
hoặc khẩu phần thức ăn mất cân đối, thiếu dinh dưỡng có thể làm tăng stress
nhiệt ở cừu (Marai và CS., 2007).
Các nghiên cứu cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm đáng kể
trong môi trường nhiệt độ cao (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008;
Marai và CS., 2007; Llamas-Lamas và Comb, 1990). Theo Alhidary và CS.
(2012), cừu Merino (Úc) ở nhiệt độ 16 - 240C, lượng thức ăn thu nhận trung
bình là 1.008 g/ngày (tương đương với 3,33% LW); nhưng ở nhiệt độ 28 380C lượng thức ăn thu nhận là 774 g/ngày (tương đương với 2,65% LW),
giảm 22,1%. Kết quả nghiên cứu của Savage và CS. (2008), cho thấy cừu
được nuôi trong phòng mát (200C) lượng vật chất khô thu nhận là 1578
g/con/ngày (tương đương 3% LW), cao hơn so với cừu ở phòng nóng (30 400C) lượng vật chất khô thu nhận là 1136 g/ngày (tương đương 2,4% LW).
Theo Guerrini (1981), lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 5 - 33% trong
môi trường nóng - ẩm và 3 - 9% trong môi trường nóng - khô so với môi
trường lạnh khô. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, lượng thức
ăn thu nhận của cừu trong mùa thu cao hơn so với mùa hè (Goetsch và
Johnson, 1999); môi trường lạnh cao hơn môi trường ấm (Li và CS., 2002);
trong môi trường nóng - ẩm, nóng - khô lượng thức ăn thu nhận giảm so với
môi trường lạnh - khô và lạnh - ẩm (Guerrini, 1981). Theo Pluske và CS.
108
(2010), nhiệt độ môi trường ở các tháng trong năm có ảnh hưởng đến lượng
thức ăn thu nhận của cừu. Ở các tháng có nhiệt độ cao (30,8 - 320C) lượng
thức ăn thu nhận của cừu giảm đáng kể (Pluske và CS., 2010). Như vậy, kết
quả của thí nghiệm này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trên.
3.3.2. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận
Quan hệ giữa THI chuồng nuôi với lượng thức ăn thu nhận của cừu
được trình bày ở đồ thị 3.16.
55,00
2
y = -0,1461x + 5,594x - 4,1092
2
R = 0,8112
Lượng thức ăn thu nhận
(gDM/kgLW/ngày)
50,00
45,00
40,00
35,00
30,00
25,00
20,00
15,00
15
17
19
21
23
25
27
29
31
33
THI
Đồ thị 3.16. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu
Tương quan giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu được thể
hiện qua phương trình sau:
Y14 = -0,1461x142 + 5,594x14 - 4,1092
R2 = 0,81; P = 0,001
Trong đó: Y14: lượng thức ăn thu nhận (g DM/kgLW/ngày); x14: THI.
109
Qua tính toán giá trị THI ở mức 0,5 cho thấy, THI trong khoảng ≤22,2
lượng thức ăn thu nhận của cừu trung bình là 49,11 gDM/kgLW/ngày
(100%). Khi THI >22,2 - 25,6 lượng thức ăn thu nhận của cừu không có sự
sai khác (P>0,05). Khi THI >25,6 - 28,5 lượng thức ăn thu nhận của cừu
giảm, tuy nhiên không lớn, khoảng 8,02 gDM/LW/ngày (giảm 16,3%, so với
THI≤22,2). Khi THI >28,5 - 31,5 lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm rõ rệt,
trung bình giảm 16,84 gDM/LW/ngày giảm khoảng 34,3%, so với THI ≤22,2)
(P<0,05) (bảng 3.21). Khi giá trị THI >28,5 - 31,5, cứ tăng lên 1 giá trị thì
lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 6,1 - 15,2 g/DM/LW/ngày (so với THI
≤22,2). Cụ thể, THI tăng từ 28,5 - 29,5; 29,5 - 30,5 và 30,5 - 31,5 lượng thức
ăn thu nhận giảm lần lượt là 11,4; 17,6 và 19,6 gDM/LW/ngày.
Bảng 3.21. Các mốc THI ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
THI
Lượng ăn vào (gDM/LW/ngày)
Dao động
M ± SE
≤ 22,2
48,0 - 51,0
49,11a* ± 0,75
> 22,2 - 23,3
46,1 - 47,7
46,78ab ± 1,15
> 23,3 - 25,6
43,6 - 47,6
45,15b ± 0,81
>25,6 - 28,5
39,3 - 42,6
41,09c ± 0,81
> 28,5
26,4 - 36,0
32,27d ± 0,81
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Theo Alhidary và CS. (2012), ở điều kiện THI chuồng nuôi thấp (THI
= 21,9) lượng thức ăn thu nhận của cừu là 1.029 g/ngày (tương đương 3,39%
LW), khi THI tăng cao (THI = 33,8) lượng thức ăn thu nhận của cừu là 902
g/ngày (tương đương 3,11% LW), giảm 13,2%. Goetsch và Johnson (1999)
nhận xét, THI trong mùa thu cao hơn so với mùa hè, do đó lượng thức ăn thu
nhận của cừu cũng có sự sai khác giữa hai mùa.
110
3.4. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU PHAN
RANG NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ
3.4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt
3.4.1.1. Khả năng sinh trưởng
Sự thay đổi về khối lượng
Tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của 20 con cừu Phan Rang với
các độ tuổi khác nhau (3, 6, 9, 12, 15 tháng tuổi) nhập từ Ninh Thuận về nuôi ở
Thừa Thiên Huế và 05 cừu con được cừu mẹ sinh ra ở đây. Đồng thời khảo sát
trên đàn cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận gồm 207 con với các độ tuổi tương
ứng. Kết quả được tổng hợp và thể hiện qua bảng 3.22.
Bảng 3.22. Khối lượng (kg) của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi
Tháng
tuổi
Sơ sinh
3
6
9
12
15
Ba Vì*
Tính
biệt
Thừa Thiên Huế
n
M ± SEM
n
M ± SEM
M ± SEM
Đực
3
2,1 ± 0,23
-
-
2,59 ± 0,7
Cái
2
2,3 ± 0,10
-
-
2,27 ± 0,6
Đực
2
11,5 ± 0,29
22
14,59 ± 0,3
12,48 ± 3,2
Cái
4
11,7 ± 0,56
35
10,94 ± 0,3
11,36 ± 2,4
Đực
6
16,9 ± 0,35
24
20,83 ± 0,4
17,47 ± 5,7
Cái
8
15,3 ± 0,47
24
17,92 ± 0,3
16,99 ± 3,7
Đực
8
19,5 ± 0,43
9
26,22 ± 0,4
24,19 ± 3,3
Cái
9
18,2 ± 0,31
34
22,82 ± 0,4
21,64 ± 1,2
Đực
10
22,3 ± 0,77
22
31,05 ± 0,4
29,09 ± 4,1
Cái
11
21,6 ± 0,65
16
27,63 ± 0,6
24,63 ± 1,7
Đực
10
26,1 ± 1,55
7
33,4 ± 0,5
33,3 ± 2,3
Cái
12
24,0 ± 1,00
14
29,21 ± 0,5
26,1 ± 3,3
*
Ninh Thuận
n: số lượng cừu; Nguồn Đinh Văn Bình và CS. (2007)
111
Kết quả bảng 3.22 cho thấy, khối lượng cừu Phan Rang nuôi ở Thừa
Thiên Huế thấp hơn ở Ninh Thuận trong suốt thời gian 3 đến 15 tháng tuổi.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế đã có khối lượng thấp hơn
rõ rệt so với nuôi ở Ninh Thuận. Ở 15 tháng tuổi, cừu ở Thừa Thiên Huế có
khối lượng trung bình 25kg, trong khi ở Ninh Thuận là 31kg. Bên cạnh đó,
khối lượng của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế cũng thấp so với cừu nuôi ở Ba
Vì (Hà Nội).
Sự sai khác có thể do nhiều yếu tố, trong đó có môi trường, việc cung
cấp dinh dưỡng và nguồn thức ăn không phù hợp. Các nghiên cứu trước đây
cho thấy, môi trường có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tiềm năng di
truyền của cừu, là yếu tố có ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và khả năng
sinh trưởng của cừu (Akhtar và CS., 2001, 2012; Baneh và Hafezian, 2009;
Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi và CS., 2007; Singh và
CS., 2006; Srikandakumar và CS., 2003; Carrillo và Segura, 1993; William và
CS., 1976). Theo Akhtar và CS. (2012), Lavvaf và CS. (2007), Singh và CS.
(2006), cừu con sinh ra trong các năm sinh khác nhau, các mùa khác nhau có
khối lượng và tốc độ sinh trưởng khác nhau. Các tác giả cho thấy, cừu lai
Corrirdale và Merino sinh ra từ năm 1986 - 1996 (Ấn Độ) khối lượng sơ sinh
có sự dao động lớn theo năm sinh (2,89 - 3,30kg), khối lượng 1 năm tuổi
(13,65 - 24,20kg), tăng trọng (68,6 - 89,4 g/con/ngày) (Singh và CS., 2006);
cừu Moghani (Iran) 1999 - 2004, khối lượng sơ sinh (4,17 - 4,74kg), khối
lượng 6 tháng tuổi (31,62 - 37,38kg), tăng trọng (160 - 196 g/con/ngày)
(Lavvaf và CS., 2007); cừu Kermani (Iran) 1993 - 1997, khối lượng sơ sinh
(2,73 - 3,77kg), khối lượng 1 năm tuổi (19,38 - 31,49kg) (Behzadi và CS.,
2007). Theo Singh và CS. (2006), cừu sinh ra trong mùa xuân lúc 1 năm tuổi
là 16,94kg và trong mùa thu là 22,66kg. Theo Pluske và CS. (2010), nhiệt độ
môi trường ở các tháng trong năm có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cừu.
112
Khối lượng và khả năng sinh trưởng của cừu phụ thuộc vào phương
thức nuôi dưỡng, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng (Đinh Văn Bình và CS., 2007;
Kusmartono, 2007; Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006; Ngô Tiến Dũng và CS.
2004; Mejía và CS., 1997; Orden và CS., 2000). Theo Nguyễn Ngọc Tấn và
CS. (2006), cừu Dopper nuôi quảng canh có khối lượng cơ thể thấp hơn so
với nuôi thâm canh. Theo Mejía và CS. (1997), Kusmartono (2007), Orden và
CS. (2000), sử dụng khẩu phần có tỷ lệ thức ăn thô xanh thấp, cân đối dinh
dưỡng đã cải thiện khối lượng và tốc độ sinh trưởng của cừu con. Cừu cải
thiện đáng kể về khối lượng, chất lượng thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng
khi được bổ sung thức ăn trong quá trình nuôi dưỡng.
Thông thường khối lượng sơ sinh con đực lớn hơn so với con cái
(Akhtar và CS., 2012; Baneh và Hafezian, 2009; Behzadi và CS., 2007;
Lavvaf và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007; Đinh Văn Bình và CS. 2007;
Singh và CS., 2006; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006; William và CS., 1976). Tuy
nhiên, số liệu trong nghiên cứu này cho thấy không có sự sai khác về khối
lượng sơ sinh giữa con đực và cái có thể do số lượng cá thể quan sát trong thí
nghiệm còn ít (5 con). Khối lượng sơ sinh của cừu Phan Rang sinh ra ở Ninh
Thuận theo nghiên cứu của Đoàn Đức Vũ và CS. (2006) là 2,6 kg ở con đực
và 2,4 kg ở con cái; theo Đinh Văn Bình và CS. (2007) là 2,59 kg và 2,27 kg,
tương ứng; khi được đưa ra nuôi tại Ba Vì cũng cho kết quả tương tự.
Tốc độ sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn được trình bày ở bảng 3.23.
Bảng 3.23 cho thấy, cừu Phan Rang giai đoạn sơ sinh đến hết 3 tháng
tuổi có tốc độ sinh trưởng cao nhất cả về sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng
tương đối. Ở các giai đoạn tuổi lớn hơn tốc độ sinh trưởng giảm dần và có xu
hướng ổn định trên 12 tháng tuổi. Kết quả này phù hợp với quy luật sinh
113
trưởng chung của cừu và các nghiên cứu của Đinh Văn Bình và CS. (2007),
Trần Quang Hân (2007), Singh và CS. (2006), Đoàn Đức Vũ và CS. (2006).
Bảng 3.23. Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn
Tính
biệt
0-3
tháng
4-6
tháng
7-9
tháng
10 - 12
tháng
Sinh trưởng tuyệt đối
(g/con/ngày)
Đực
104,4
60,0
28,9
31,1
Cái
104,4
40,0
32,2
37,8
Sinh trưởng tương đối
(%)
Đực
138,2
38,0
14,3
13,4
Cái
138,4
26,7
17,3
17,1
Chỉ tiêu
Cừu Phan Rang giai đoạn sơ sinh đến hết 3 tháng tuổi (giai đoạn cừu
con theo mẹ) có tốc độ sinh trưởng cao nhất; đây là giai đoạn cơ thể cừu có
cường độ trao đổi chất mạnh nhất, đồng thời cừu được cung cấp dinh dưỡng
có giá trị từ nguồn sữa mẹ. Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng
giảm dần; là giai đoạn khủng khoảng về dinh dưỡng vì lượng sữa cừu mẹ bị
cạn dần, chuẩn bị cai sữa trong lúc đó cừu con chưa quen với việc lấy thức ăn,
cừu mới tập ăn, thích ứng với điều kiện môi trường mới nên tốc độ sinh
trưởng giảm so với giai đoạn trước đó (Baneh và Hafezian, 2009; Đinh Văn
Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007; Lavvaf và CS., 2007; Đoàn Đức
Vũ và CS., 2006). Theo Singh và CS. (2006), cừu lai Corriedale và cừu
Merino (Nga) với cừu Nali cho thấy ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa tăng trọng
cừu con là 82,6 g/con/ngày, giai đoạn sau cai sữa chỉ còn 27,6 g/con/ngày.
Theo Lavvaf và CS. (2007), tăng trọng của cừu Moghani ở giai đoạn sơ sinh
đến cai sữa (3 tháng tuổi) là 0,180 kg/ngày và giai đoạn từ cai sữa đến 6 tháng
tuổi là 0,151 kg/ngày. Theo Baneh và Hafezian (2009), tăng trọng của cừu
Ghezel ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa là 0,198 kg/ngày và giai đoạn từ cai
sữa đến 6 tháng tuổi là 0,115 kg/ngày. Theo Saghi và CS. (2007), cừu Baluchi
(Iran) ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa là 182,7 - 199,6 g/ngày.
114
Giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi trở đi tốc độ sinh trưởng có chiều hướng
giảm và ổn định trên 12 tháng tuổi. Đây là giai đoạn cừu bước sang thời kỳ
trưởng thành, cừu thành thục về thể vóc (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần
Quang Hân, 2007; Singh và CS., 2006; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006).
Tăng trọng của cừu ở các giai đoạn tuổi phụ thuộc vào cừu con được
sinh ra trong những năm sinh khác nhau, có điều kiện thời tiết khí hậu khác
nhau; cừu đực tăng trọng nhanh hơn cừu cái; số lượng cừu con sinh ra/lứa;
tuổi của cừu mẹ (Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Saghi và
CS., 2007).
Kích thước các chiều đo của cừu
Tầm vóc của cừu thường được đánh giá thông qua các chiều đo: cao
vây, vòng ngực và dài thân chéo. Kết quả trung bình các chiều đo của cừu
được trình bày ở bảng 3.24, 3.25 và 3.26.
Bảng 3.24. Cao vây (cm) của cừu qua các tháng tuổi
Tháng
tuổi
3
6
9
12
Tính
biệt
Thừa Thiên Huế
Ninh Thuận
Ba Vì*
n
M ± SEM
n
M ± SEM
M ± SEM
Đực
2
49,0 ± 1,20
22
48,18 ± 0,98
53,6 ± 4,5
Cái
4
46,0 ± 1,30
35
45,27 ± 0,86
51,5 ± 3,8
Đực
6
56,8 ± 1,20
24
52,46 ± 0,82
55,3 ± 3,3
Cái
8
53,1 ± 1,10
24
53,08 ± 1,08
54,3 ± 2,6
Đực
8
61,3 ± 2,00
9
62,56 ± 1,38
57,5 ± 5,2
Cái
9
58,3 ± 0,71
34
62,62 ± 0,86
56,8 ± 5,0
Đực
10
66,5 ± 1,20
22
63,41 ± 1,59
61,1 ± 5,7
Cái
9
65,3 ± 1,80
34
63,65 ± 0,90
61,7 ± 4,6
n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS.(2007)
115
Kết quả bảng 3.24 cho thấy, cao vây của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa
Thiên Huế hầu như không có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận giữa
các độ tuổi, ngoại trừ cừu đực lúc 6 tháng tuổi và cừu cái lúc 9 tháng tuổi là
có sự sai khác. Sự thay đổi về cao vây theo quy luật chung là tăng nhanh ở
thời kỳ còn non, sau đó tăng chậm lại và ổn định ở tuổi trưởng thành. Từ 12
tháng tuổi trở lên cao vây của cừu hầu như không thay đổi đáng kể. Trong
cùng một lứa tuổi, cao vây cừu đực lớn hơn cừu cái. Điều này cũng phù hợp
với quy luật thay đổi về khối lượng của cừu. Cao vây của cừu ở trong thí
nghiệm mặc dù ở giai đoạn còn non (dưới 3 tháng tuổi) thấp hơn cừu nuôi ở
Ba Vì, tuy nhiên ở các giai đoạn tuổi cao hơn cao vây lớn hơn. Theo Đoàn
Đức Vũ và CS. (2006), cao vây của cừu Phan Rang lúc trưởng thành là 72,5
cm (cừu đực) và 63,5 cm (cừu cái). Như vậy, cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế
phát triển chiều cao vây là bình thường.
Kết quả theo dõi vòng ngực của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế
được trình bày ở bảng 3.25.
Bảng 3.25. Vòng ngực (cm) của cừu qua các tháng tuổi
Tháng
tuổi
3
6
9
12
Thừa Thiên Huế
n
M ± SEM
n
M ± SEM
M ± SEM
Đực
2
56,5 ± 0,87
22
58,68 ± 0,69
59,9 ± 3,2
Cái
4
55,0 ± 1,30
35
54,49 ± 0,74
58,7 ± 2,6
Đực
6
63,6 ± 0,98
24
64,5 ± 0,52
62,5 ± 2,4
Cái
8
61,6 ± 0,48
24
61,79 ± 0,91
60,1 ± 2,7
Đực
8
67,8 ± 1,50
9
71,44 ± 1,70
68,7 ± 6,6
Cái
9
65,2 ± 1,50
34
70,0 ± 0,94
65,5 ± 4,7
Đực
10
72,0 ± 1,50
22
77,23 ± 1,28
79,2 ± 3,9
Cái
11
71,9 ± 1,60
16
70,0 ± 0,93
72,1 ± 4,2
*
Ninh Thuận
Ba Vì*
Tính
biệt
n: số lượng cừu; Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS.(2007)
116
Kết quả bảng 3.25 cho thấy, vòng ngực của cừu Phan Rang nuôi ở
Thừa Thiên Huế không có sự sai khác với cừu nuôi ở Ninh Thuận giữa các độ
tuổi, ngoại trừ cừu cái lúc 9 tháng tuổi là có sự sai khác.
Sự thay đổi về vòng ngực cũng theo quy luật chung là tăng nhanh ở
thời kỳ còn non, sau đó tăng chậm lại và ổn định ở tuổi trưởng thành. Trong
cùng một lứa tuổi, vòng ngực cừu đực lớn hơn cừu cái. Điều này cũng phù
hợp với quy luật thay đổi về khối lượng của cừu. Vòng ngực của cừu ở trong
thí nghiệm cũng tương đương với cừu nuôi ở Ba Vì. Theo kết quả khảo sát
của Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), trung bình vòng ngực cừu Phan Rang ở cừu
đực là 82,4 cm và cừu cái là 73,9 cm. Như vậy, phát triển vòng ngực của cừu
nuôi ở Thừa Thiên Huế là bình thường.
Kết quả theo dõi dài thân chéo của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên
Huế được trình bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26. Dài thân chéo (cm) của cừu qua các tháng tuổi
Tháng
tuổi
3
6
9
12
Ninh Thuận
Ba Vì*
Tính
biệt
Thừa Thiên Huế
n
M ± SEM
n
M ± SEM
M ± SEM
Đực
2
49,5 ± 0,29
22
51,09 ± 1,35
57,2 ± 5,5
Cái
4
48,0 ± 0,37
35
48,29 ± 0,93
55,5 ± 4,8
Đực
6
54,8 ± 1,60
24
58,79 ± 0,91
59,7 ± 6,3
Cái
8
54,4 ± 1,00
24
55,17 ± 1,07
58,6 ± 5,4
Đực
8
63,8 ± 1,60
9
65,67 ± 1,19
62,4 ± 3,8
Cái
9
62,7 ± 0,80
34
63,65 ± 0,90
61,7 ± 4,6
Đực
10
67,8 ± 1,30
22
68,55 ± 1,28
65,8 ± 4,6
Cái
11
67,4 ± 0,94
16
66,44 ± 1,20
64,1 ± 5,3
n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS. (2007)
117
Kết quả bảng 3.26 cho thấy, dài thân chéo của cừu Phan Rang nuôi ở
Thừa Thiên Huế không có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận qua các
độ tuổi, ngoại trừ cừu đực lúc 6 tháng tuổi là có sự sai khác so với cừu nuôi ở
Ninh Thuận.
Sự thay đổi về dài thân chéo cũng theo quy luật chung là tăng nhanh ở
thời kỳ còn non, sau đó tăng chậm lại và ổn định ở tuổi trưởng thành. Trong
cùng một lứa tuổi, dài thân chéo của cừu đực lớn hơn cừu cái (Đinh Văn Bình
và CS., 2007; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006). Điều này cũng phù hợp với quy
luật thay đổi về khối lượng của cừu. Như vậy, cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế
phát triển dài thân chéo vây là bình thường.
Như vậy, kích thước các chiều đo của cừu như cao vây, vòng ngực và
dài thân chéo, không thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa số đo của cừu Phan
Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế so với Ninh Thuận, cũng như số liệu đã công bố
của Đinh Văn Bình và CS. (2007), trên đàn cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì. Như
vậy, sự phát triển tầm vóc cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của cừu Phan
Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế là bình thường.
3.4.1.2. Kết quả mổ khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất thịt của cừu
Năng suất thịt là tiêu chí quan trọng để đánh giá sức sản xuất của gia
súc. Nhằm đánh giá khả năng sản xuất thịt của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa
Thiên Huế, thí nghiệm đã tiến hành mổ khảo sát thành phần thân thịt trên 6
con cừu Phan Rang (3 cái và 3 đực) ở 9 tháng tuổi, kết quả trung bình được
trình bày ở bảng 3.27.
Kết quả bảng 3.27 cho thấy, trong cùng một độ tuổi giết mổ nhưng tỷ lệ
thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của cừu Phan Rang nuôi tại Thừa Thiên Huế thấp hơn
so với cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Tỷ lệ
thịt xẻ của cừu ở thí nghiệm này trung bình 30,3% và thịt tinh 27,02% đều
118
thấp hơn so với ở Ninh Thuận (tương ứng 41,8 và 30,2%) và Ba Vì (tương
ứng 43,6% và 32,05%). Sự sai khác này có thể do phương pháp giết mổ khác
nhau, trong thí nghiệm này, khối lượng thịt xẻ không bao gồm da, điều này có
thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thịt xẻ thấp. Ngoài ra, có thể do cừu chưa đạt
được độ mập tương ứng do điều kiện nuôi dưỡng và môi trường, và có thể do
số lượng giết mổ ít (6 con) cũng ảnh hưởng đến kết quả. Pouliot và CS.
(2009) và Negussie và CS. (2004) có nhận xét rằng điều kiện môi trường có
ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của cừu.
Bảng 3.27. Thành phần thân thịt của cừu Phan Rang
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thừa Thiên Huế
Ninh
Thuận*
Ba Vì*
Cừu đực
Cừu cái
con
3
3
4
6
tháng
9
9
9
9
Khối lượng sống
kg
22,5
20
22,1
22,5
Thịt xẻ
%
31,2
29,4
41,8
43,6
Thịt tinh
%
26,6
27,8
30,2
32,05
Xương
%
11,1
13,5
15,3
8,74
Máu
%
2,8
2,2
4,1
3,1
Đầu
%
8
9,7
6,88
7,07
Chân
%
2,9
2,6
3,22
2,59
Da, lông, đuôi
%
11,2
10,3
-
-
Phủ tạng
%
11,4
10,7
-
-
Độ dày mỡ lưng
cm2
0,6
0,6
-
-
Diện tích mắt thịt
cm2
6,4
5,9
-
-
Số cừu giết mổ
Tuổi
*
Nguồn: Đinh Văn Bình và CS.(2007)
119
3.4.2. Khả năng sinh sản của cừu cái
Đàn cừu Phan Rang nhập về nuôi ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là cừu tơ
trong độ tuổi sinh trưởng và sinh sản. Kết quả theo dõi đặc điểm sinh lý sinh
sản và khả năng sinh sản của 4 con cừu tơ và 1 con cừu mẹ đã sinh lứa đầu ở
Ninh Thuận về nuôi tại Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 3.28. Do số
lượng cừu hạn chế nên kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu được công bố để
tham khảo và cần phải lặp lại với số lượng lớn hơn.
Bảng 3.28. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi tại Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu theo dõi
Đơn vị Thừa Thiên Huế
tính
n
M ± SE
Ninh
Thuận*
Ba Vì*
Tuổi động dục lần đầu
Ngày
4
201,3 ± 2,84
185
181
Khối lượng động dục lần đầu
Kg
4
19,5 ± 0,87
16
17,0
Tuổi phối giống lần đầu
Ngày
4
349,5 ± 20,8
305
295
Khối lượng phối giống lần đầu Kg
4
21,9 ± 1,83
22,5
23,1
Tuổi đẻ lứa đầu
Ngày
4
501,5 ± 21,5
465
455
Khối lượng đẻ lứa đầu
Kg
4
26 ± 1,41
27
27,8
Thời gian mang thai (ngày)
Ngày
5
152 ± 1,14
150
146
Số con đẻ ra/ lứa
Con
5
1 ± 0,00
1,33
1,36
*
Nguồn tham khảo của Đinh Văn Bình và CS. (2007)
Số liệu bảng 3.28 cho thấy, tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần
đầu và tuổi đẻ lứa đầu của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế muộn hơn so với nuôi
ở Ninh Thuận và Ba Vì. Khối lượng động dục lần đầu của cừu nuôi ở Thừa
Thiên Huế lớn hơn ở Ninh Thuận và Ba Vì. Tuy nhiên, khối lượng phối giống
lần đầu và khối lượng khi đẻ lứa đầu lại có giá trị thấp hơn.
120
Tuổi động dục lần đầu của cừu Phan Rang là 201,3 ngày, muộn hơn so
với cừu nuôi ở Ninh Thuận, cũng như nuôi ở Ba Vì. Theo Đinh Văn Bình và
CS. (2007), tuổi động dục lần đầu của cừu Phan Rang là 181 ngày ở lứa thứ
nhất nuôi ở Ba Vì. Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), tuổi động dục lần đầu
của cừu Phan Rang khoảng 5 - 6 tháng. Điều này có thể là do một số tác động
như thay đổi phương thức nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý cừu trong độ tuổi
này. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu trước đây cho biết tuổi động dục
lần đầu của cừu cũng có sự biến động lớn. Theo Qureshi và CS. (2010), tuổi
động dục lần đầu của cừu Kajli (Pakistan) là 629,2 ngày, tương ứng với khối
lượng động dục lần đầu là 40,0 kg. Như vậy, tuổi động dục lần đầu của cừu
Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế là nằm trong khoảng bình thường của loài
cừu.
Khối lượng động dục lần đầu của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên
Huế (19,5 kg) lớn hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì. Theo Đinh Văn Bình
và CS. (2007), khối lượng động dục lần đầu của cừu Phan Rang nuôi ở Ninh
Thuận là 16 kg và ở Ba Vì là 17 kg. Điều này có thể do tuổi động dục lần đầu
muộn hơn nên dẫn đến khối lượng khi động dục lần đầu cao hơn.
Tuổi phối giống lần đầu của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế là
349,5 ngày. Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), tuổi phối giống lần đầu của
cừu Phan Rang là 9 - 10 tháng, thì cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế là chậm hơn.
Tuổi đẻ lứa đầu của cừu Phan Rang ở Thừa Thiên Huế là 501,5 ngày.
Theo Qureshi và CS. (2010), tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng khi đẻ lứa đầu phụ
thuộc vào cừu con được sinh ra trong những năm sinh khác nhau, mùa sinh
sản, chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, tuổi sinh sản, số con sinh ra/ lứa. Theo
Đinh Văn Bình và CS. (2007), tuổi đẻ lứa đầu của cừu Phan Rang nuôi ở
Ninh Thuận là 465 ngày, ở Ba Vì là 455 ngày. Theo Qureshi và CS. (2010),
tuổi đẻ lứa đầu của cừu Kajli (Pakistan) là 806,0 ngày.
121
Thời gian mang thai của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế là 152 ngày,
tương đương với cừu nuôi ở Ninh Thuận (150 ngày) và Ba Vì (146) (Đinh
Văn Bình và CS., 2007). Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2004), cừu Phan Rang
thời gian mang thai là 150 ngày. Điều này là phù hợp với nhận xét thời gian
mang thai có tính di truyền cao và tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng của
môi trường và chế độ dinh dưỡng (Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006).
Cả 5 cừu mẹ đều sinh một con, khối lượng sơ sinh từ 1,85 - 2,42
kg/con, nằm trong khoảng giá trị bình thường của giống cừu Phan Rang khi
nuôi ở Ninh Thuận cũng như khi đưa ra nuôi thích nghi ở các tỉnh phía Bắc
(Đinh Văn Bình và CS., 2007). Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), cừu Phan
Rang chủ yếu sinh một con, tỷ lệ sinh đôi và sinh ba chỉ chiếm 15 - 20 %.
Như vậy, qua theo dõi khả năng sinh sản của 5 con cừu Phan Rang nuôi
ở Thừa Thiên Huế, các đặc điểm sinh lý sinh sản mặc dù có những biến động
do tác động chủ quan nhưng cũng nằm trong giới hạn sinh sản bình thường.
Tuy nhiên, như đã đề cập vì số lượng cá thể ít nên số liệu về sinh sản chỉ là
kết quả ban đầu, cần tiếp tục theo dõi để có số liệu đầy đủ hơn.
3.5. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC
ĂN THÔ XANH
Đánh giá giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn thô xanh nhằm tìm kiếm
các loại thức ăn mới làm thức ăn cho cừu, góp phần đa dạng hóa các nguồn
thức ăn tại chỗ để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cừu ở Thừa
Thiên Huế, thí nghiệm đã được tiến hành trên 4 loại thức ăn sẵn có ở Thừa
Thiên Huế, kết quả nghiên cứu như sau:
3.5.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại
thức ăn được trình bày ở bảng 3.29.
122
Bảng 3.29. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
(M ± SD*)
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự nhiên
Cỏ voi
(VA-06)
Lá mít
Lá duối
Vật chất khô (%)
20,5 ± 0,55
19,1 ± 0,90
32,5 ± 2,10
29,2 ± 3,07
Chất hữu cơ (% DM)
87,9 ± 0,62
85,5 ± 1,31
91,3 ± 1,19
84,7 ± 2,73
Protein thô (% DM)
10,4 ± 0,95
8,6 ± 0,61
13,5 ± 1,74
16,7 ± 2,32
NDF (% DM)
60,1 ± 2,34
61,8 ± 3,19
48,2 ± 2,90
39,4 ± 2,71
Năng lượng thô
(kcal/kg DM)
3742±58,13
3609±24,58
Khoáng (% DM)
12,1 ± 0,62
14,5 ± 1,31
4069±128,64 3549±119,70
8,7 ± 1,19
15,3 ± 2,73
Qua bảng 3.29 cho thấy, thành phần hóa học và giá trị năng lượng của các
loại thức ăn trong thí nghiệm là khá cao; hàm lượng vật chất khô 19,1 (cỏ voi) 32,5% (lá mít) và hàm lượng protein 8,6% (cỏ voi) - 16,7% (lá duối). Điều đáng
chú ý, ngoài hai loại thức ăn quen thuộc là cỏ tự nhiên và cỏ voi thì lá mít và lá
duối là nguồn thức ăn khá phổ biến ở đây và có thể cung cấp quanh năm. Hai
loại thức ăn này có hàm lượng protein thô cao hơn so với hai loại cỏ. Kết quả
phân tích của chúng tôi cũng tương đương với một số nghiên cứu của các tác
giả đã công bố trước đây (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS.,
2009; Đinh Văn Cải và CS., 2004; Vũ Chí Cương và CS., 2004).
Cỏ tự nhiên có tính ngon miệng cao, là thức ăn truyền thống đối với
cừu. Thành phần loài của cỏ tự nhiên có sự biến động trong năm, do vậy hàm
lượng các chất dinh dưỡng cũng có sự dao động, nhất là hàm lượng xơ thô và
hàm lượng protein. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây
(Nguyễn Hữu Văn và CS., 2012; Nguyễn Thị Thanh, 2008; Vũ Chí Cương và
CS., 2004). Các tác giả cho biết DM của cỏ tự nhiên là 21,8%; OM là 88,9%,
CP là 12,3 - 14,7%, NDF là 58,4 - 59,2% và khoáng là 9,4 - 11,1%.
123
Cỏ voi là cây thức có năng suất chất xanh, thành phần hóa học và giá trị
dinh dưỡng khá cao và có sự biến động trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam
(Nguyễn Xuân Bả và CS., 2010; Vũ Chí Cương và CS., 2010; Lê Đức Ngoan
và CS., 2007). Theo kết quả của Nguyễn Xuân Bả và CS. (2010), Vũ Chí
Cương và CS. (2010), thành phần hóa học của cỏ voi: DM là 11,85 - 14,9%;
CP là 13,22 - 14,5%, NDF là 65,49 - 65,5%, và khoáng là 10,5 - 12,81%.
Lá mít thành phần dinh dưỡng khá cao và có sự dao động lớn (Nguyễn
Thị Thanh, 2008; Van và CS., 2005; Islam và CS. (1997). Theo Mui và
Preston (2005), thành phần hóa học của lá mít: DM là 30,3 - 35,4%; CP là
13,3 - 17,9%; NDF là 40,7 - 62,6%; khoáng là 4,95 - 12,7%. Kết quả phân
tích trong thí nghiệm (bảng 3.27) là hoàn toàn phù hợp với kết quả đó.
Lá duối có thành phần hóa học và dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein
(16,7%), cao hơn so với cỏ tự nhiên (10,4%), cỏ voi (8,6%) và lá mít (13,5%).
Tuy nhiên, ở Việt Nam thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá duối
chưa được quan tâm nghiên cứu làm thức ăn cho gia súc, chỉ có một số nghiên
cứu sử dụng cây duối trong việc điều chế thuốc nam chữa bệnh.
Như vậy, lá mít và lá duối có thể là nguồn bổ sung protein cho cừu, góp
phần giải quyết thiếu hụt thức ăn và giảm chi phí thức ăn. Tuy nhiên, cần thiết
phải đánh giá giá trị dinh dưỡng của chúng.
3.5.2. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu đối với các loại
thức ăn
Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của gia súc là chỉ tiêu rất
quan trọng nhằm đánh giá chất lượng thức ăn và liên quan chặt chẽ với sức
sản xuất, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Kết quả đánh giá lượng thức ăn và
chất dinh dưỡng thu nhận của cừu được thể hiện ở bảng 3.30.
124
Bảng 3.30. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự Cỏ voi
nhiên (VA-06)
Lá
mít
Lá
duối
SEM1
P
(kg/con/ngày)
0,53a
0,54a
0,40b
0,40b
0,013 0,000
% LW
3,05ab
3,23a
2,46b
2,40b
0,161 0,007
Chất hữu cơ
(kg/con/ngày)
0,47a
0,46a
0,37b
0,33c
0,009 0,000
Protein thô
(kg/con/ngày)
0,056a
0,047b
0,055a 0,066c
0,002 0,004
0,32a
0,33a
0,19b
0,15c
0,005 0,000
Năng lượng (kcal/con/ngày)
2000a
thô
1951a
1637b
1398c
34,23 0,000
Vật chất khô
NDF
a,b, c,
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)
Bảng 3.30 cho thấy, các loại thức ăn khác nhau đã ảnh hưởng đến
lượng thức ăn chất dinh dưỡng thu nhận của cừu (P<0,05). Lượng vật chất
khô thu nhận của cừu dao động từ 0,4 đến 0,54 kg DM/con/ngày, tương
đương 2,4 -3,23% khối lượng cơ thể.
Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu có sự dao động
đáng kể đối với các loại thức ăn và khẩu phần khác nhau (Vũ Chí Cương và
CS., 2009; Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả, 2008; Nguyễn Xuân Bả,
2007; Kusmartono, 2007; Ngô Tiến Dũng và CS., 2004; Orden và CS., 2000;
Premaratne và CS., 1997; Mejía và CS., 1991; Timothy và CS., 1986). Các
tác giả cho biết lượng thức ăn thu nhận của cừu dao động lớn từ 0,47
kgDM/con/ngày
(rơm
lúa)
(Premaratne
và
CS.,
1997)
đến
1,57
kgDM/con/ngày (mít ủ + lá sắn) (Kusmartono, 2007). Nếu tính lượng thức ăn
thu nhận của cừu so với khối lượng cơ thể cũng dao động nhiều, từ 1,9% (rơm
lúa) (Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả, 2008) đến 5% (lá cây dâu)
(Nguyễn Xuân Bả, 2007). Tính theo khối lượng trao đổi, Vũ Chí Cương và
CS. (2009) cho biết, lượng cỏ voi thức ăn thu nhận là 105,2 g/kgW0,75.
125
Có thể thấy, cả hai loại cỏ vẫn là thức ăn được cừu thu nhận nhiều hơn
so với lá duối hay lá mít (P<0,05), trong khi đó lượng lá mít cũng như lá duối
thức ăn thu nhận là tương đương nhau. Điều này có thể là do cỏ tự nhiên, cỏ
voi là những thức ăn đã quen thuộc và có tính ngon miệng cao hơn. Mặt khác,
trong thành phần hoá học của lá mít và lá duối có chứa chất tannin (3,32 10,6% ở lá mít) (Van và CS., 2005; Nguyen Thi Mui và Preston, 2005) có thể
giảm tính ngon miệng với cừu. Tuy vậy, lượng protein thu nhận lại có xu
hướng ngược lại. Protein thu nhận ở cừu ăn khẩu phần lá duối (66g/con/ngày)
cao hơn ở các khẩu phần còn lại (P<0,05) và ở khẩu phần cỏ voi là thấp nhất
(47 g/con/ngày). Nguyên nhân do sự khác nhau về hàm lượng protein trong
từng loại thức ăn (bảng 3.29).
3.5.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu đối với các loại thức ăn
Kết quả đánh giá tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu được trình
bày ở bảng 3.31.
Bảng 3.31. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở cừu (%)
Loại thức ăn
Cỏ voi
Chỉ tiêu
Cỏ tự
nhiên
(VA-06)
Vật chất khô
74,6a
Chất hữu cơ
Lá mít
Lá duối
SEM1
P
76,6a
64,5ab
57,1b
3,63
0,03
77,0a
78,9a
66,8b
65,9b
2,79
0,03
Protein thô
76,7a
77,2a
49,6b
71,8a
2,47
0,00
NDF
74,7a
79,8a
52,5b
57,6b
3,93
0,01
Năng lượng thô
74,6a
77,4a
63,7b
60,2b
2,51
0,01
a,b,
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P< 0,05)
Qua bảng 3.31 cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa thành phần dinh dưỡng của các
loại thức ăn trên cừu là khá cao và có sự sai khác giữa các loại thức ăn
(P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô dao động 57,1% (lá duối) - 76,6% (cỏ
126
voi); chất hữu cơ là 65,9% (lá duối) - 78,9% (cỏ voi); protein thô 49,6% (lá
mít) - 77,2% (cỏ voi). Theo Bayble và CS. (2007), tỷ lệ tiêu hoá OM của cỏ
nhiệt đới thường nhỏ hơn 70% và có thể đạt trên 70% đối với cỏ non.
Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô ở lá duối và lá mít không sai khác (P>0,05)
và thấp hơn cỏ voi và cỏ tự nhiên đáng kể (P<0,05). Tương tự, tỷ lệ tiêu hóa
chất hữu cơ ở cỏ voi cũng như cỏ tự nhiên cao hơn so với ở lá duối và lá mít
(P<0,05), trong khi đó giữa cỏ voi và cỏ tự nhiên cũng như giữa lá duối và lá
mít là tương đương nhau về tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (P>0,05). Khác với quy
luật trên, tỷ lệ tiêu hóa protein ở cỏ voi, cỏ tự nhiên và lá duối không sai khác
thống kê (P>0,05) và cao hơn đáng kể so với lá mít (P<0,05). Điều này có thể
là do có sự khác biệt về chất lượng protein trong các loại thức ăn. Tỷ lệ tiêu
hóa NDF cũng như tỷ lệ tiêu hóa năng lượng có xu hướng giống nhau, ở cỏ
voi cũng như cỏ tự nhiên cao hơn so với lá duối hay lá mít (P<0,05).
Kết quả trong thí nghiệm này tương đương với một số kết quả nghiên cứu
khác (Kusmartono, 2007; Vũ Chí Cương và CS., 2004; Orden và CS., 2000;
Premaratne và CS., 1997; Timothy và CS., 1986). Theo Vũ Chí Cương và CS.
(2010), tỷ lệ tiêu hóa tiêu hóa cỏ voi ở cừu là DM 63,3%, OM 64,6%, CP
74,3% và NDF 64,2%. Các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa của lá duối và lá mít
trên dê cho thấy kết quả tương tự với nghiên cứu này. Insung và CS. (2012),
Paengkoum (2011) cho biết, tỷ lệ tiêu hóa DM của lá duối: 66,9 - 68,4%, OM:
69,7-71,67%, CP: 59,8% và NDF: 54,5%; Nguyen Thi Mui và Preston (2005)
cho biết tỷ lệ tiêu hóa DM của lá mít: 45%, CP: 50,5% và NDF là 43%.
3.5.4. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu
Với mục tiêu nhằm đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn
khá phổ biến cho cừu ở Thừa Thiên Huế, thí nghiệm đã tính toán hàm lượng
dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu, kết quả được trình bày ở
bảng 3.32.
127
Bảng 3.32. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự
nhiên
Cỏ voi
(VA-06)
Lá mít
Lá duối
Vật chất khô (g/kg TA tươi)
152,90
146,38
209,72
166,67
Chất hữu cơ (g/kg vật chất khô TA)
676,89
674,94
609,68
558,59
Protein thô (g/kg vật chất khô TA)
79,72
66,40
66,67
119,83
NDF (g/kg vật chất khô TA)
448,86
492,86
253,13
226,99
Năng lượng thô tiêu hóa (kcal/kg
vật chất khô)
2792,63
2793,53
2590,11
2138,12
a,b,
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P< 0,05)
Qua bảng 3.32 cho thấy, hàm lượng các chất dinh dưỡng tiêu hóa của
các loại thức ăn trên cừu có sự sai khác giữa các loại thức ăn. Lượng vật chất
khô tiêu hóa dao động 146,38- 209,72 g/kg; chất hữu cơ là 558,59 - 676,89
g/kg; protein thô 66,4 - 119,83 g/kg.
So với cỏ tự nhiên và cỏ voi, lượng vật chất khô và protein thô tiêu hóa
của lá mít và lá duối khá cao, cao hơn cỏ tự nhiên và cỏ voi, đặc biệt là lượng
protein tiêu hóa ở lá duối (119,83 g/kg). Trong lúc đó lượng vật chất khô và
protein thô ăn vào thấp (bảng 3.29), tỷ lệ tiêu hóa lượng vật chất khô và protein
thô thấp (bảng 3.31).
3.5.5. Tích lũy nitơ (N) của cừu
Kết quả đánh giá năng tích lũy nitơ của cừu được thể hiện ở bảng 3.33.
Qua bảng 3.32 cho thấy, lượng N thu nhận ở cừu cho ăn lá duối cao
hơn so với các loại thức ăn còn lại (P<0,05). Lượng N thu nhận thấp nhất ở
cừu ăn cỏ voi (P<0,05), trong khi đó N thu nhận ở cừu cho ăn cỏ tự nhiên và
lá mít là tương đương nhau (P>0,05).
Các nguồn thức ăn thô cũng ảnh hưởng đến lượng N tích lũy ở cừu
(P<0,05), lượng N tích lũy cao nhất là ở cừu cho ăn cỏ tự nhiên, tiếp theo là lá
128
duối, cỏ voi và thấp nhất là lá mít. Tỷ lệ tích lũy N (% so N thu nhận) thấp ở
khẩu phần lá mít, trong khi đó BV không có sự sai khác thống kê giữa các
khẩu phần (P>0,05). Giá trị BV của các loại thức ăn nằm trong khoảng 70,383,2. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của BV ở có tự nhiên và lá mít (83,2 và 80,1)
cao hơn cỏ voi và lá duối (77,9 và 70,3).
Bảng 3.33. Tích lũy nitơ ở cừu
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự Cỏ voi Lá
nhiên (VA-06) mít
N thu nhận (g)
8,92a
7,47b
8,72a
10,50c
0,330
0,00
N thải qua phân (g)
2,08a
1,71a
4,39b
2,99c
0,245
0,00
N tiêu hóa ăn vào (g)
6,84ac
5,76a
4,33b
7,51c
0,330
0,00
N thải qua nước tiểu (g)
1,11a
1,26a
0,84a
2,18b
0,200
0,01
N tích lũy (g)
5,73ac
4,50abc 3,49b
5,33c
0,439
0,04
Tỷ lệ tích lũy N (% N thu nhận)
63,8a
60,1a
40,0b
51,1ab
3,675
0,02
BV (%)
83,2
77,9
80,1
70,3
3,159
0,11
a,b, c,
Lá
duối
SEM1
P
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)
Theo Kusmartono (2007) sử dụng khẩu phần phụ phẩm mít ủ, phụ
phẩm mít ủ + lá anh đào, phụ phẩm mít ủ + lá sắn trên khẩu phần cơ sở là rơm
lượng nitơ thu nhận, tỷ lệ nitơ tích lũy so với nitơ thu nhận ở cừu lần lượt là
25,43; 30,53; 37,66 g/ngày và 52,3; 59,1; 58,9%. Theo Paengkoum (2011), ở
dê ăn lá duối lượng nitơ thu nhận là 0,52 DM kg/con/ngày, tỷ lệ tích lũy nitơ
là 59,8% so với nitơ thu nhận.
Kết quả phân tích các loại thức ăn trên cho thấy, ngoài cỏ tự nhiên và
cỏ voi thì lá mít và lá dưới đều có hàm lượng protein cao (13,5 - 16,7% tương
ứng), có thể được sử dụng như nguồn bổ sung protein cho cừu nuôi trong điều
kiện nông hộ.
129
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Cừu Phan Rang đã tồn tại và thích nghi hơn một trăm năm nay ở Ninh
Thuận, với đặc trưng bởi thời tiết khô - nóng, nhiệt độ trung bình cao và ẩm
độ thấp. Cừu Phan Rang khi nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế, thời tiết
có đặc trưng chung là lạnh - ẩm; mùa đông lạnh - ẩm, mùa hè khô – nóng;
nhiệt độ và THI thấp hơn Ninh Thuận, ngược lại ẩm độ cao hơn; bước đầu đã
rút ra một số kết luận sau:
1. Các chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, nhịp tim, nhiệt độ da, hồng cầu,
hemoglobin, hematocrit và bạch cầu) của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế không có
sự sai khác so với ở Ninh Thuận; trong khi tần số hô hấp cao hơn (14,54
lần/phút) song vẫn nằm trong khoảng sinh lý chung của cừu. Nhiệt độ, ẩm độ
và THI có tương quan chặt chẽ với tần số hô hấp (R2: 0,73-0,82) và hàm lượng
hemoglobin (P<0,05). Các chỉ tiêu sinh lý của cừu tăng lên đáng kể (P<0,05) ở
các mốc nhiệt độ >29,50C, THI >28,5 và ẩm độ <75%.
2. Nhiệt độ và THI có tương quan chặt chẽ (P<0,05) với lượng thức ăn
thu nhận của cừu. Nhiệt độ trong khoảng >29,5 - 32,50C, cứ tăng 10C lượng
thức ăn thu nhận của cừu giảm 14,7 gDM/LW/ngày. Khi giá trị THI >28,5, cứ
tăng lên 1 giá trị thì lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 16,2 gDM/LW/ngày.
3. Phần lớn các chỉ tiêu sinh trưởng của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa
Thiên Huế là bình thường và tương tự cừu nuôi ở các vùng khác trong nước;
ngoại trừ khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ thấp hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận.
4. Ngoài cỏ tự nhiên và cỏ voi, lá mít và cành lá duối có thể được sử
dụng như nguồn thức ăn cho cừu trong chăn nuôi nông hộ.
130
Từ các kết luận trên bước đầu cho thấy, cừu Phan Rang có khả năng
thích ứng với môi trường nhiệt độ và ẩm độ ở Thừa Thiên Huế.
2. ĐỀ NGHỊ
1. Tiếp tục các nghiên cứu về sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa
Thiên Huế để có kết luận rõ hơn về khả năng thích nghi trong điều kiện môi
trường ẩm độ cao.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến năng suất và phẩm
chất thịt cừu trong điều kiện nóng ẩm nhằm hoàn thiện quy trình chăn nuôi
cừu trong hệ thống sản xuất ở Thừa Thiên Huế.
131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Bùi Văn Lợi, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn và Lê Đức Ngoan
(2013). Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang
nuôi ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Số 82013, trang 65-74.
2. Bùi Văn Lợi, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Đinh Văn Dũng và
Lê Đức Ngoan (2012). Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức
ăn thô xanh cho cừu ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật
Chăn nuôi. Số 10-2012, trang 63-68.
132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Hữu Văn và Tạ Nhân Ái
(2010). Khả năng sản xuất chất xanh một số giống cỏ ở các vùng của tỉnh
Quảng Trị. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 22: 52-59.
2. Nguyễn Xuân Bả, Vũ Duy Giảng và Lê Đức Ngoan (2004a). Một số kết
quả nghiên cứu sử dụng cây dâm bụt (Morus alba) làm thức ăn cho gia
súc nhai lại. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5: 643-646.
3. Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan và Vũ Chí Cương (2004b). Giá trị dinh
dưỡng của lá dâm bụt ủ chua và ảnh hưởng của các mức bổ sung lá dâm
bụt ủ đến lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa, tích lũy ni tơ ở cừu sinh trưởng.
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11: 1513-1515.
4. Nguyễn Xuân Bả và Lê Đức Ngoan (2002). Xác định giá trị dinh dưỡng
của một số thức ăn không truyền thống cho trâu bò ở miền Trung, Việt
Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 12: 1089-1090.
5. Đinh Văn Bình, Nguyễn Thị Kim Lin, Hoàng Thế Nha, Nguyễn Đức
Tưởng, Ngọc Thị Thiểm, Hoàn Minh Thành, Chu Đức Tuỵ, Nguyễn Thị
Mai, Ngô Tiến Giang, Nguyễn Thị Bốn, Trần Như Giao, Nguyễn Văn
Dinh (2007). Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của giống
cừu Phan Rang nhập từ Ninh Thuận sau 10 năm nuôi tại miền Bắc Việt
Nam. Tuyển tập công trình Báo cáo Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
công nghệ của Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Thông tư ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi. Công
báo số 581 + 582, Hà Nội.
133
7. Đinh Văn Cải, De Boever và Phùng Thị Lâm Dung (2004). Thành phần
hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho trâu bò khu vực
thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y. Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 137-147.
8. Cục chăn nuôi (2009). Phát triển gia súc lớn Việt Nam cơ hội và thách
thức. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang. 77 - 88.
9. Cục chăn nuôi (2007). Đề án phát triển chăn nuôi dê, cừu giai đoạn 20072010, 2015. Hà Nội, 6/2007.
10. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2012). Niên giám thống kê Thừa Thiên
Huế năm 2011. Nhà xuất bản Công ty cổ phần in và sản xuất bao bì Huế.
11. Cục thống kê Ninh Thuận (2012). Niên giám thống kê Ninh Thuận năm
2011.
12. Vũ Chí Cương, Nguyễn Đức Chuyên, Đinh Văn Tuyền, Phạm Bảo Duy,
Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Viết Đôn, Nguyễn Văn Quân và Lê Thị Oanh
(2010). Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa và giá trị
dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại. Tạp chí
Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 24: 37-45.
13. Vũ Chí Cương, Nguyễn Thiện Trường Giang và Nguyễn Văn Quân
(2009). Ảnh hưởng của tuổi tái sinh mùa đông đến năng suất, thành phần
hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi (Pennisetum
purpureum). Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 16: 27-34.
14. Vũ Chí Cương, Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Hùng Cường, Paulo Salgado và
Lưu Thị Thi (2004). Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh
dưỡng của một số loại thức ăn chủ yếu dùng cho bò. Báo cáo khoa học
Chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 35-54.
134
15. Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Thị Mùi, Đinh Văn Bình, Ngọc Thị Thiểm
(2004). Kết quả nghiên cứu thay thế cám hỗn hợp bằng ngọn lá sắn phơi
khô trong khẩu phần cơ bản rơm ủ urê - rỉ mật và cỏ ghi nê đến khả năng
sinh trưởng và phát triển của cừu. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi,
trang: 89-95.
16. Văn Tiến Dũng và Đinh Văn Tuyền (2010). Bước đầu theo dõi tập tính và
mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm (THI) với các chỉ tiêu sinh lý của bê lai
Sind và F1 Red Angus nuôi bán chăn thả tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học
Công nghệ Chăn nuôi, 23: 63-71.
17. Ngô Sỹ Giai và Trịnh Hoàng Dương (2009). Bước đầu sử dụng chỉ số
nhiệt ẩm (THI) để đánh giá khả năng phát triển chăn nuôi gia súc và gia
cầm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học
lần thứ 10 – Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, trang: 70
– 79.
18. Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2010). Ảnh hưởng của stress nhiệt đến
đàn bò sữa Holstein Friesian (HF) và các con lai (HF x Lai Sind) nuôi tại
xí nghiệp Dương Hà (Gia Lâm – Hà Nội) trong mùa hè và biện pháp khắc
phục. Tạp chí Chăn nuôi, 4: 27-35.
19. Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2008). Ảnh hưởng của stress nhiệt đến
một số chỉ tiêu sinh lý của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại huyện Nghĩa
Đàn, Nghệ An trong mùa hè. Tạp chí Khoa học phát triển, 1(4): 26-32.
20. Trần Quang Hân (2007a). Năng suất, phẩm chất thịt và hiệu quả kinh tế
của nuôi cừu Phan Rang tại Tây Nguyên. Tạp chí Chăn nuôi, 3: 16-20.
21. Trần Quang Hân (2007b). Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học và tinh hình
nhiễm bệnh của cừu Phan Rang nuôi tại Tây Nguyên. Tạp chí Chăn nuôi,
4: 20-24.
135
22. Nguyễn Thạc Hòa, Nguyễn Ngọc Lương, Nguyễn Đình Đảng và Nguyễn
Thị Cử (2009). Kết quả thử nghiệm hệ thống phun nước, quạt gió mới
nhằm giảm stress nhiệt cho bò sữa tại công ty sữa và giống bò Phù Đổng
- Hà Nội. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 16: 63 - 70.
23. Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Ngọc Tấn và Đinh Văn Cải (2006). Thí
nghiệm trồng cỏ tại vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học kỹ
thuật chăn nuôi, 12: 23-26.
24. Đào Đức Kiên, Trịnh Vinh Hiển và Nguyễn Kỳ Sơn (2006). Nghiên cứu
xác định công thức tảng khoáng liếm thích hợp trên cừu sinh sản. Báo cáo
khoa học Viện Chăn nuôi, Phần nghiên cứu về Giống vật nuôi, trang: 1-6.
25. Nguyễn Bá Mùi và Nguyễn Xuân Vỹ (2009). Tập tính của cừu Phan
Rang nuôi tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học và phát triển, 1(7): 25-31.
26. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Đức Tưởng, Khúc Thị Huệ, Phạm Trọng Đại,
Trần Văn Nghĩa, Đinh Văn Bình, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Thị
Duyên (2006). Nghiên cứu tập tính sinh hoạt, ăn uống và nhai lại của dê
Bách Thảo và cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận. Báo cáo khoa học
Viện Chăn nuôi.
27. Nguyễn Thị Mùi, Đỗ Thị Thanh Vân, Phạm Trọng Bảo và Đinh Văn
Bình (2004). Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn ăn tối ưu cho một số giống
dê nhập nội giai đoạn sinh trưởng 3 đến 9 tháng tuổi. Báo cáo khoa học
Viện Chăn nuôi. Trang 106 - 115.
28. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Xuân Bả và Bùi Văn Lợi (2011). Tình hình
nhiễm ký sinh trùng trên đàn cừu nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi
Thủy An và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy trừ. Tạp chí Khoa học Đại học
Huế, 67: 69-77.
136
29. Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Bả và Nguyễn Hữu Văn (2007). Thức ăn
cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền Trung. Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
30. Lê Văn Phước, Lê Đức Ngoan và Nguyễn Xuân Bả (2007a). Ảnh hưởng
của chỉ số nhiệt ẩm (THI) đến một số chỉ tiêu sinh lý bò lai Sind ở Thừa
Thiên Huế. Tạp chí khoa học Nông nghiệp, 5: 46-49.
31. Lê Văn Phước, Nguyễn Kim Đường và Lê Đức Ngoan (2007b). Ảnh
hưởng của mùa vụ và mức năng lượng trong khẩu phần đến một số chỉ
tiêu sản xuất của lợn lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) và lợn Yorkshire
nuôi thịt. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4: 10-14.
32. Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả (2008). Ảnh hưởng của mức bổ
sung bả sắn ủ chua đến lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa và một số chỉ tiêu môi
trường dạ cỏ của cừu được nuôi bằng rơm lúa. Tạp chí Khoa học Đại học
Huế, 46: 97-105.
33. Nguyễn Phú Son, Võ Thị Thanh Lộc, Võ Thanh Dũng, Nguyễn Thị Thu
An, Phạm Hải Bửu, Nguyễn Thị Kim Thoa, Võ Thái Tuấn, Lê Bửu Minh
Quân, Đoàn Hoài Nhân và Huỳnh Trường Huy (2012). Báo cáo phân tích
chuỗi giá trị các sản phẩm bò, cừu và dê tỉnh Ninh Thuận. Trường Đại
học Cần Thơ.
34. Nguyễn Ngọc Tấn, Đinh Văn Cải và Nguyễn Thị Thu Hồng (2006).
Nghiên cứu cải thiện chế độ nuôi dưỡng cừu Phan Rang. Tạp chí Khoa
học kỹ thuật chăn nuôi, 12: 20-22.
35. Võ Thị Kim Thanh (2008). Tiềm năng sử dụng của một số loại thức ăn
địa phương cho trâu bò tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học
Huế, 46: 115-121.
137
36. Nguyễn Minh Thông, Tăng Trúc Quyên và Nguyễn Huy Tưởng (2008).
Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi, giống heo và phái đến các chỉ
tiêu sinh lý, sinh hóa máu heo nuôi tại trại thực nghiệm Đại học Cần Thơ.
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ.
37. Đàm Văn Tiện (2006). Thời gian gặm cỏ và nhai lại của cừu nuôi trong
điều kiện chăn thả hoàn toàn ở tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 3: 97-98.
38. Vương Tuấn Thực, Vũ Chí Cương, Nguyễn Thạc Hòa và Nguyễn Thiện
Tường Giang (2007). Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số ẩm nhiệt THI (Temprerature humidity index) đến lượng nước uống, lượng thứ ăn
ăn vào và năng suất, chất lượng sữa của bò lai F1, F2 nuôi tại Ba Vì trong
mùa hè. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 4: 56-64.
39. Vương Tuấn Thực, Vũ Chí Cương, Nguyễn Thạc Hòa và Nguyễn Thiện
Trường Giang (2006). Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số nhiệt ẩm
(THI - Temprerature humidity index) đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò
lai F1, F2 nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Tạp chí Khoa học Công nghệ
Chăn nuôi, 3: 46-54.
40. Tổng cục thống kê (2012). Niên giám thống kê năm 2011.
41. Nguyễn Trọng Trữ (1967). Nuôi Cừu. Nha Mục Súc xuất bản.
42. UBND tỉnh Ninh Thuận (2012). Báo cáo tình hình chăn nuôi cừu.
43. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Thị Thơm và Nguyễn Tiến Vởn (2011).
Nghiên cứu sử dụng thân chuối được bổ sung các thức ăn sẵn có và
nguồn nitơ khác nhau để nuôi dê nhốt. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 15: 54-58.
138
44. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Xuân Bả và Bùi Văn Lợi (2008). Đánh giá giá
trị dinh dưỡng của bả sắn công nghiệp ủ chua với các phụ gia để làm thức
ăn cho gia súc nhai lại. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 46: 129-135.
45. Viện Chăn nuôi quốc gia (2005). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức
ăn gia súc – gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
46. Đoàn Đức Vũ, Vương Ngọc Long và Hồ Quế Anh (2006). Đặc điểm
ngoại hình thể chất và khả năng sinh sản của giống cừu Phan Rang. Tạp
chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 10: 11-13.
B. Tài liệu tiếng Anh
47. Acharya R. M. (2009). Small ruminant production in arid and semi-arid
Asia. Http://www.fao.org/docrep/009/ah221e/AH221E14.htm.
48. Adams D. and McKinley M. (2009). The Sheep. ANZCCART C/o The
University of Adelaide South Australia 5005, Fact Sheet A9.
49. Addass P., Aerez I. K. A., Midau A., Lawan A. U. and Tizhe M. A.
(2010). Haemato - Biochemical findings of indigenous sheep breeds in
Mubi Adamawa State, Nigeria. Global Vet, 4(2): 164 - 167.
50. Adogwa A., Mutani A., Ramnanan A. and Ezeokoli C. (2005). The effect
of gastrointestinal parasitism on blood copper and hemoglobin levels in
sheep. Can. Vet. J, 46(11): 1017–1021.
51. Afzal M. and Naqvi A. N. (2004). Livestock resources of Pakistan:
present status and future trends. Quarterly science vision, 9(1-2) (Jul Dec, 2003) & 3-4 (Jan - Jun, 2004).
52. Akhtar M., Javed K., Abdullah M., Ahmad N. and Elzo M. A. (2012).
Environmental factors affecting preweaning growth traits of Buchi sheep
in Pakistan. J. Amin. Plant Sci. 22 (3): 529 - 536.
139
53. Akhtar P., Ahmand Z., Mohiuddin G., Ali S. and Javed K. (2001).
Environmental factors affecting pre-weaning growth traits of Hissardale
sheep in Pakistan. Pakistan Vet. J, 21(1): 17 - 21.
54. Akbar M. A. and Alam M. N. (1991). Effects of feeding mango
(Mangifera indica) and shaora (Streblus asper) tree leaves to Black
Bengal goats of Bangladesh. Small. Rumin. Res, 6(1): 25-30.
55. Alhidary I. A., Shini S., Al Jassim R. A. M. and Gaughan J. B. (2012).
Physiological responses of Australian Merino wethers exposed to high
heat load. J. Anim. Sci, 90: 212-220.
56. Al-Haidary A. A. (2004). Physiological responses of Naimey sheep to
heat stress challenge under semi-arid environments. Int. J. Agri. Biol.
6(2): 307-309.
57. Aleksiev Y. (2008). Effect of shearing on some physiological responses
in lactating sheep kept indoor. Bulg. J. Agric. Sci., 14: 417-423.
58. Ames D. R. and Brink D. R. (1977). Effect of temperature on lamb
performance and protein efficiency ratio. J. Anim Sci., 44:136-144.
59. AOAC (1990). Official Methods of Analysis. 15th edn. Association of
Official Analytical Chemists, Washington, DC., USA.
60. Avondo M. and Lutri L. (2004). Feed Intake. Dairy Sheep Nutrition.
CABI Publishing: 65-78.
61. Balley C. B. (1964). Effect of enivironmeiital temperatune on feed
digestion, water metaboltsm, body temperailiire, and certain blood
characteristics of sheep. Can. J. Anim. Sci. 44: 68-75.
62. Ball-Gisch L. (2012). Heat Stress & Sheep. www.lavenderfleece.com
140
63. Baneh H. and Hafezian, S. H. (2009). Effects of environmental factors on
growth traits in Ghezel sheep. African. J. Biotech, 8(12): 2903-2907.
64. Behzadi, M. R. B., Shahroudi, F. E. and Van Vleck L. D. (2007).
Estimates of genetic paramenters for growth traits in Kermani sheep. J.
Anim. Breed. Genet., 124(5): 296 - 301.
65. Berman A., Folman Y., Kaim M., Mamen M., Herz Z., Wolfenson D.
(1985). Upper critical temperatures and forced ventilation effects for
high-yielding dairy cows in a subtropical climate. J. Dairy Sci. 68:1488–
1495.
66. Bhatia S. and Arora R. (2005). Biodiversity and conservation of Indian
Sheep denetic resources - An Overview. Asian-Aust. J. Anim. Sci,
18(10): 1387-1402.
67. Bhatta R., Swain N., Verma D. L. and Singh N. P. (2005). Effect of
housing on physiological responses and energy expenditure of Sheep in a
Semi-arid region of India. Asian-Aust. J. Anim. Sci. 18 (8): 1188-1193.
68. Bhattacharya A. N. and Uwayjan M. (1975). Effect of high ambient
temperature and low humidity on nutrient utilization and on some
physiological responses in Awasi Sheep fed different levels of roughage.
J. Anim. Sci, 40: 320-328.
69. Binh D. V., Ly L. V. and Mai N. T. (2008). Phan Rang sheep-typical
development of indigenous breed in Viet Nam. Conference seedings.
Impacto ft heg i-obalisation ont hea nimalg eneticr esources. 7th RBI
Globacl onference on the Conservatioonf Anima Gleneti Rcesources.
70. Binh D. V. and Lin N. K. (2005). Research and the development of
improved small ruminant production systems in Vietnam. In International
141
Workshop on Small Ruminant production and Development in South
East Asia. Ha Noi, Vietnam, 2-4 Mach, pp. 5-17.
71. Binev R., Slavova P. and Laleva S. (2006). Effects of fasting on blood
cells from lambs of various breeds. Trakia J. Sci, 4(3): 37-43.
72. Cardellino R. C. and Mueller J. P. (2011). Fibre production and sheep
breeding in South America. Proc. Assoc. Advmt. Anim. Breed. Genet,
18: 366 - 373.
73. Carrillo L. and Segura J. C. (1993). Environmental and genetic effects on
preweaning growth performance of hair sheep in Mexico. Tropical.
Anim.al Health. Prod, 25(3): 173-178.
74. Devendra C. (2005). Small ruminant in Asia: Contribution to food
security,
poverty
alleviation
and
opportunities
for
productivity
enhancement. In International Workshop on Small Ruminant production
and Development in South East Asia. Ha Noi, Vietnam 2-4 Mach, pp.1933.
75. Devendra C. (2001). Small ruminants: Imperatives for productivity
enhancement improved livelihoods and rural growth - A Review. AsianAust. J. Anim. Sci,14(10): 1483 - 1496.
76. Devendra C. (2000). Crop-Animal production systems in tropical Regions
- A Review. Asian-Aust. J. Anim. Sci, 13(2): 265 - 276.
77. Dutt R. H. (1964). Detrimental effects of high ambient temperature on
fertility and early embryo survival in sheep. I. J. of Biometeorology, 8(1):
47 - 56.
78. Fadare A. O., Peters S. O., Yakubu A., Sonibare A. O, Adeleke M. A.,
Ozoje M. O. and Imumorin I. G. (2012). Physiological and
haematological indices suggest superior heat tolerance of white-coloured
142
West African Dwarf sheep in the hot humid tropics. Trop. Anim. Health.
Prod. 45(1): 157-65.
79. FAO (2012). www.faostat.fao.org
80. Fazio M., Medica P., Mignacca S., Cravana C. and Ferlazzo A. (2011).
Haematological and Cortisol Changes after a 3 h Road Journey in Sheep.
J. Anim. Vet. Adv, 10(19): 2487 - 2492.
81. Finocchiaro R., Van Kaam J. B., Portolano B. and Misztal I (2005).
Effect of heat stress on production in Mediterranean dairy sheep. J. Dairy
Sci, 88(5): 1855-1864.
82. Fuquay, J.W. (1981). Heat stress as it affects animal production. J. Anim.
Sci, 52: 164–174.
83. Geng Ailian, Zang Qiang, Chen Gang, Shi Zhengxiang, Li Baoming
(2008). Behavioral response of pregnant ewes to high ambient
temperature in loose housing system. Int J. Agric & Biol Eng, 1(1): 3136.
84. Goetsch A. L. and Johnson Z. B. (1999). Feed intake and digestion in the
summer and fall by different breeds of ewes consuming forages differing
in quality. Small. Rumin. Res, 31: 109 - 116.
85. Gül S. (2012). Effect of season on some reproductive behavioural
characteristics of awassi sheep under sub-tropical mediterranean climatic
conditions. J. Anim. Plant. Sci, 22(3): 831-834.
86. Guerrini V.H. (1981). Food intake of sheep exposed to hot-humid, hotdry, and cool-humid environments. Guerrini Am J. Vet Res. 42(4):65861.
143
87. Al-Haidary A. A., Aljumaah R. S., Alshaikh M. A., Abdoun K. A.,
Samara E. M., Okab A. B. and Alfuraiji M. M. (2012). Thermoregulatory
and physiological responses of Najdi Sheep exposed to environmental
heat load prevailing in Saudi Arabia. Pakistan. Vet. J, 32(4): 515-519.
88. Haddad S. G., Kridli R. T. and Al-Wadi D. M. (2005). Influence of
varying levels of dietary undegraded protein intake on nutrient intake,
body weight change and reproductive parameters in postpartum Awassi
Ewes. Asian-Aust. J. Anim. Sci, 18(5): 637-642.
89. Hahn G. L, John B. G., Terry L. M. and Roger A. E. (2009). Chapter 5:
Thermal indices and their applications for livestock environments. In J.
A. DeShazer, ed. Livestock energetics and thermal environmental
management, 113 - 130. St. Joseph, Mich: ASABE. Copyright 2009
American Society of Agricultural and Biological Engineers. ASABE
801M0309. ISBN 1-892769-74-3.
90. Hamadeh S. K., Moussa Z., Abi Said M., Barbour E. (1997).
Physiological indicators of adaptation in Awassi and Finn x Texel x
Awassi sheep. In: Gabiña D. (ed.), Bodin L. (ed.). Data collection and
definition of objectives in sheep and goat breeding programmes: New
prospects.
Zaragoza:
CIHEAM,
1997.
p.
231-236
(Options
Méditerranéennes: Série A. Séminaires Méditerranéens; n. 33).
91. Hassan A., Shomo F. and Iniguez L. (2008). Small ruminant production:
challenges and opportunities for poverty alleviation in West Asia and
North Africa. ICARDA, Aleppo, Syria. iv + 23 pp.
92. Hassan F. K. Al-G. (2012). Effect of Environmental High Temperature
on the Reproductive activity of Awassi Ram Lambs. The Iraqi J. Vet.
Med, 36(2): 244 – 253 .
144
93. Herrig J. J., Simone. M. H. and Daniel J. A. (2006). Shearing lambs
improves growth performance during periods with elevated thermal load.
Sheep Res. Rep, 1: 1-7.
94. Hosri Ch. and Nehme M. (2009). Small ruminant production systems in
north
Lebanon:
Technical
and
economic
analysis.
Options
Méditerranéennes, Série A, No. 70.
95. Islam M., Chowdhury S. A. and Alam M. R. (1997). The effect of
supplementation of jackfruit leaves (Artocarpus heterophyllus) and
mashkalai (Vigna mungo) bran to common grass on the performance of
goats. Asian – Aust. J. Anim. Sci, 10( 2): 206-209.
96. Insung O., Vearasilp T., Meulen U. and Chakeredza S. (2012). Influences
of plant species and conservation methods on voluntary intake and
digestibility of dry matter and organic matter of ruzi grass (Brachiaria
ruziziensis) and streblus leaves (Streblus asper Lour) in goats under the
humid Tropical climate in Southern part of Thailand.
97. Jelínek P, Frais Z, Helanová I. (1986). Dynamics of basichematologic
values in ewes during the course of a year. Vet Med (Praha). 1985 Jun;
31(6):359-70.
98. Kamalzadeh A., Bruchem J. V., Koops W. J., Tamminga S. and Zwart D.
(1997). Feed quality retriction and compensatory growth in growing
sheep: feed intake, digestion, nitrogen banance and modelling changs in
feed efficiency. Livest. Prod. Sci, 52: 209–217.
99. Katoh K., Buranakarl C., Matsunaga N., Lee S. R., Sugawara T. and Y.
Sasaki (1989). Effects of heat exposure on water metabolism and passage
in sheep. Asian-Aust. J. Anim. Sci, 2(2): 91 - 97.
145
100. Keyserlingk G.E.M. V. and Mathison G. W. (1993). The effect of
ruminal escape protein and ambient temperature on the efficiency of
utilization of metabolizable energy by lambs. J. Anim. Sci, 71:2206-2217.
101. Koyuncu M. and Canbolat O. (2009). Effect of different dietary energy
levels on the reproductive performance of Kivircik sheep under a semiintensive system in the South-Marmara region of Turkey. J. Anim. Feed.
Sci, 18: 620–627.
102. Kusmartono (2007). Effects of supplementing Jackfruit (Artocarpus
heterophyllus L) wastes with urea or Gliricidia/cassava leaves on growth,
rumen digestion and feed degradability of sheep fed on rice straw basal
diet. Livest. Res. Rural D, 19(2). http://lrrd.org/lrrd19/2/kusm19021.htm
103. Lavvaf A., Noshary A. and Keshtkaran A. (2007). Environmental and
genetic effects on early growth traits in Moghani sheep breeds. Pakistan
J. Biol. Sci, 10(15): 2595 - 2598.
104. Li F. Y., Vibart R., Dynes R. A., Vogeler I. and Brown M. (2012).
Effects of weather variability on sheep and beef farming in nothern
Southlland, New Zealand: A modelling analysis. Proceedings of the New
Zealand Grassland Association 74: pp. 77 - 84.
105. Mai. N. T., Ly L. V., Binh D. V. and Tri T. K. (2005). Phanrang sheep
is a potentially useful breed for Ninhthuan province. In International
Workshop on Small Ruminant production and Development in South
East Asia. Ha Noi, Vietnam 2-4 Mach.
106. Mahgoub O., Lu C. D. and Early R. J. (200). Effects of dietary energy
density on feed intake, body weight gain and carcass chemical
composition of Omani growing lambs. Small Rumin. Res, 37: 35 - 42.
146
107. Marai I. F. M., El-Darawany A. A., Abou-Fandoud E. I. and AbdelHafez M. A. M. (2009). Reproductive and physiological traits of
Egyptian Suffolk rams as affected by selenium dietary supplementation
during the sub-tropical environment of Egypt. Archiv Tierzucht, 52(4):
402-409.
108. Marai I. F. M., El-Darawanya A. A., Fadielb A. and Abdel-Hafezc M.
A. M. (2007). Physiological traits as affected by heat stress in sheep—A
review. Small Rumin. Res, 71: 1–12.
109. Marai I. F. M., Ayyat M. S. and Abd El-Monem U. M. (2001). Growth
performance and reproductive traits at first parity of New Zealand white
female rabbits as affected by heat stress its alleviation under egyptian
conditions. Trop. Anim. Health. Prod, 33: 451 - 462.
110. Marai, I.F.M., Bahgat, L.B., Shalaby, T.H., Abdel-Hafez, M.A. (2000).
Fattening performance, some behavioural traits and physiological
reactions of male lambs fed concentrates mixture alone with or without
natural clay, under hot summer of Egypt. Ann. Arid Zone 39: 449–460.
111. Maurya V. P., Naqvi S. M. K., Gulyani R., Joshi A. and Mittal J. P.
(2005). Effect of thermal stress on sexual behaviour of superovulated
bharat merino ewes. Asian-Aust. J. Anim. Sci, 18(10): 1403-1406.
112. McManus C., Paludo G. R., Louvandini H., Gugel R. and Sasaki L. C.
B. (2008). Heat tolerance in Brazilian sheep: Physiological and blood
parameters. Trop. Anim. Health. Prod, 41: 95-101.
113. Mejía C. E., Rosales M., Vargas J. E. and Murgueitio E. (1991).
Intensive production from African hair sheep fed sugar cane tops,
multinutritional blocks and tree foliage. Livest. Res. Rural. Devel, 3(1),
http://www.lrrd.org/lrrd3/1/mejia.htm.
147
114. Mulugeta F. and Genrehiwot T. (2013). Effect of sesame cake
supplementation on feed intake, body weight gain, feed conversion
efficiency and carcass parameters in the ration of sheep fed on wheat bran
and teff (Eragrostis teff) straw. Momona Ethiopian J. Sci, (1): 89-106.
115. Mui N. T. and Preston T. R. (2005). Feeding systems for goats in the
tropics. In International Workshop on Small Ruminant production and
Development in South East Asia. Ha Noi, Vietnam 2-4 Mach, pp. 53- 63.
116. Negussie E., Rottmann O. J., Pirchner F. and Rege J. E. O. (2004).
Growth and carcass composition of tropical fat-tailed Menz and Horro
sheep breeds. J. Anim. Sci, 78: 245 - 252.
117. Ngategize P. K. (1989). Constraint identification and analysis in
African small ruminant systems - Identification et analyse des contraintes
dans les systmes de production des petits ruminants en Afrique.
Intnational Livestock Centre for Africa, pp. 7-22.
118. Olayemi F. O., Farotimi J. O and Fagbohun O. A. (2000). Haematology
of the west african dwarf sheep under two different management systems
in Nigeria. Afr. J. Biomed. Res, 3: 197-198.
119. Otchere E. O. (2009). Small ruminant production in tropical Africa.
Http://www.fao.org/docrep/009/ah221e/ah221e18.htm.
120. Orden E. A., Abulrazak S. A., Cruz E. M., Orden M. E. M., Inchinohe
T. and Fujihara T. (2000). Leucaena leucocephala and Gliricidia sepium
Supplementation in sheep fed with ammonia treated rice straw: effects on
intake, digestibility, microbial protein yield and live - weight changes.
Asian - Aus. J. Anim. Sci, 13(12): 1659-1666.
148
121. Ozung P. O., Nsa E. E., Ebegbulem, V. N. and Ubua, J. A. (2011). The
potentials of small ruminant production in cross river rain forest zone of
nigeria: A review. Continental J. Anim. Vet. Res, 3(1): 33-37.
122. Paim T. P., Borges B. O., Lima P. M. T., Dallago B. S. L., Louvandini
H. and McManus C. (2012). Relation between thermographic
temperatures of lambs and thermal comfort indices. Int. J. Appl. Anim.
Sci, 1(4):108-115.
123. Paengkoum P. (2011). Effects of Streblus asper Lour foliage on
digestibility, rumen fermentation, and nitrogen balance of growing goats.
Trop. Anim. Health. Prod, 43: 491-494.
124. Paladines O. L., Reid J. T., Van Niekerk B. D. H. and Bensadoun A.
(2008). Energy utilization by sheep as influenced by the physical form,
composition and level of intake of diet. J. Nutri,83: 49-59.
125. Piccione G., Lutri L., Casella S., Ferrantelli V. and Pennisi P. (2008).
Effect of shearing and environmental conditions on physiological
mechanisms in ewes. J. Envir. Biol, 29(6): 877-880.
126. Pluske J. M., Slade A. M. and Vercoe P. E. (2010). Weather and
Wethers: effects of wind, temperature and rain on sheep feedlot
production. Aust. Agribusi. Rev, 18: 193-214.
127. Pouliot E., Gariepy C., Theriault M., Avezard C., Fortin J. and
Castonguay F. W. (2009). Growth performance, carcass traits and meat
quality of heavy lambs reared in a warm or cold environment during
winter. J. Anim. Sci. 89: 229-239.
128. Premaratne S., Bruchem J. V. and Perera H. G. D. (1997). Effect of
type and level of foliage supplementation on voluntary intake and
149
digestibility of rice straw in sheep. Asian-Aust. J. Anim. Sci, 10(2): 223228.
129. Qureshi M. A., Babar M. E. and Ali A. (2010). Performance of Kajli
Sheep in Pakistan: Reproduction as Influenced by Environment. Pakistan
J. Zool, 42(4): 413-417.
130. Radin L., Šimpraga M., Vojta, A. and Marinculić A. (2008).
Indigenous sheep breeds in organic livestock production in karst areas of
Croatia. 16th IFOAM Organic World Congress, Modena, Italy, June 1620. Archived at http://orgprints.org/11569.
131. Raiq M. (1995). Status and scope of small ruminants production in dry
areas of Pakistan - A Review. Asian-Aust. J. Anim. Sci, 8(3): 205-212.
132. Rastogi S., Dinesh K. K. and Rawat A. K. S. (2006). Streblus asper
Lour. (Shakhotaka): A Review of its chemical, pharmacological and
ethnomedicinal properties. Evid Based Com. Alte. Med, 3(2): 217-222.
133. Reefmann N., Kaszàs F. B., Wechsler B. and Gygax, L. (2009).
Physiological expression of emotional reactions in sheep. Physi. Behav,
98: 235-241.
134. Rosa H. J. D. and Bryant M. J. (2003). Seasonality of reproduction in
sheep. Small Rumin. Res, 48: 155-171.
135. Savage D., Nolan J., Godwin I., Aoetpah A., Nguyen T., Baillie N. and
Lawler C. (2008). Importance of drinking water temperature for
managing heat stress in sheep. J. Exp. Agr, 48: 1044-1047.
136. Saab S. A., Fawwak T. S., Kallassy N., Walid Y. D.arweesh and
Pauline Y. A. (2011). Effect of adaptation and heat stress on reproductive
performances of fat- tail awassi rams in eastern mediterranean. Lebanese
Sci. J, 12(1): 31-44.
150
137. Saddiqi H. A., Nisa M., Mukhtar N., Shahzad M. A., Jabbar A. and
Sarwar M. (2011). Documentation of physiological parameters and blood
profile in newly born Kajli Lambs. Asian-Aust. J. Anim. Sci, 24(7): 912918.
138. Saghi D. A., Khadivi H., Navidzadeh M. and Nikbakhti M. (2007).
Study on influence of environmental effect on birth weight, weaning
weight and daily growth of Baluchi Sheep. Pakistan J. Nutri, 6(5): 436437.
139. Sarwar M., Shahzad M. A. and Nisa M. (2010). Small ruminant
production in Pakistan. Eg. J. of Sh. G. Sci, 5(1): 17-26.
140. Sayed A. B. N. (2009). Effect of different dietary energy levels on the
performance and nutrient digestibility of Lambs. Vet. World, 2(11): 418420.
141. Schlink A.C., Nguyen M. L., and Viljoen G.J. (2010). Water
requirements for livestock production: a global perspective. Rev. sci.
tech. Off. int. Epiz, 29 (3): 603-619.
142. Silanikove N. (2000). Effects of heat stress on the welfare of
extensively managed domestic ruminants. Livest. Prod. Sci, 67: 1-18.
143. Singh, M., Rai, A.K., More, T., Dhaliwal, J.S. (1980). Note on
comparative physiological response of sheep and goats to high ambient
temperature. Ind. J. Anim. Sci. 50 (2), 202-205.
144. Singh D., Kumar R., Pander B. L., Dhaka S. S. and Singh S. (2006).
Genetic parameters of growth traits in crossbred Sheep. Asian-Aust. J.
Anim. Sci, 19(10): 1390-1393.
145. Soliman E. B., Abd El-Moty A. K. I. and Kassab A. Y. (2012).
Combined effect of vitamin E and selenium on some productive and
151
physiological characteristics of ewes and their lambs during suckling
period. Egyptian J. Sheep. Goat. Sci, 7(2): 31-42.
146. Srikandakumar A., Johnson E. H. and Mahgoub O. (2003). Effect of
temperature stress on respiration rates, rectal temperature and blood
chemistry Omani and Australian Merino sheep. Small. Rumin. Res, 49:
193-198.
147. Tien D. V. and Beynen A. C. (2005). Growth performance of Lambs in
Phangrang, Vietnam: Effects of a dietary supplement containing pricklypear cactus. Trop. Anim. Health. Prod, 37(3): 237-44.
148. Timothy C. Q. and and Burk A. D. (1986). A comparative study of
feeding behavior and digestive function in dairy goats, wool and hair
sheep. J. Anim. Sci, 63: 1516-1526.
149. Thom, E. C. (1959). The discomfort index.Weatherwise 12: 57.
150. Thwaites C. J. (1967). Prolonged heat stress and wool growth in sheep.
Int. J. Biometeor, 11(3): 297-300.
151. Ullrey D. E., Miller E. R., Long C. H. and Vincent B. H. (1965). Sheep
hematology from birth to maturity I. Erythrocyte population, size and
hemoglobin concentration. J. Anim. Sci, 24: 135-140.
152. Valderrábano J., Delfa R. and Uriarte J. (2002). Effect of level of feed
intake on the development of gastrointestinal parasitism in growing
lambs. Vet. Parasit. 104: 327-338.
153. Van, D. T. T., Mui N. T. and Ledin I. (2005). Effect of group size on
feed intake, aggressive behaviour and growth rate in goat kids and lambs.
In International Workshop on Small Ruminant production and
Development in South East Asia. Ha Noi, Vietnam, 2-4 Mach. pp. 45-52.
152
154. Van Soest, P.J., J. B. Robertson and B. A. Lewis (1991). Methods for
dietary fibre, neutral detergent fibre and non-starch polysaccharide in
relation to animal nutrition. J. Dairy Sci. 74, 3583-3597.
155. Waldron S. A., Brown C. G., Longworth J. W. and Zhang C. G.
(2007). China's
livestock
revolution:
Agribusiness
and
policy
developments in the Sheep meat Industry. CAB International,
Wallingford.
156. William D. H., Kennick W. H. and Bogart R. (1976). Genetic,
Environmental and interaction effects in Sheep II. Lamb growth and
carcass merit. J. Anim. Sci, 42: 307-316.
157. Wright P. L., Pope A. L. and Phillips P. H. (1962). Effect of Protein
and Energy Intake on Lamb Production and Certain Blood Constituents
of Ewes. J. Anim. Sci, 21: 602-610.
158. Ma Y. H., Rao S. Q., Lu S. J., Hou G. Y., Guan W. J., Li H. B., Li X.,
Zhao Q. J., Guo J. (2006). Phy logeography and origin of sheep breeds in
Northern China. Conser. Genet, 7(1): 117-127.
153
PHẦN PHỤ LỤC
154
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Hình 1. Xác định các chỉ tiêu sinh lý của cừu
155
Hình 2. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản
156
Hình 3. Thí nghiệm tiêu hóa thức ăn