Firmament - Thế Hữu Văn Đàn

Transcription

Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
The
Firmament
Literary Journal
Th‰ H»u Væn ñàn
October 2014
1
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
2
Contents
To The Reader
Đàm Trung Pháp. Heroic Spirit from the South: Lý Thường Kiệt’s Poem Nam Quốc Sơn Hà
Phạm Trọng Lệ. Tiếng Gà và Câu Chuyện Văn Hoá
Sóng Việt Đàm Giang. William Shakespeare: Một Chút Về Thơ Sonnet của Shakespeare
Albert Samain. Il est d'étranges soirs
David Lý Lãng Nhân. (tr.). Những Chiều Lạ Lùng
Phi Tuyêt Ba. Hình Như
TMCS. (tr.). It Seems That
TMCS. (tr.). Il semble que
TMCS. (tr.). Hảo Tượng
TMCS. (tr.). Hảo Tượng (in Chinese)
TMCS. (tr.). Hình Như
Đồng Đức Bổn. Trở Về Với Mẹ Ta Thôi
TMCS. (tr.). There's no Choice But to Return to My Mother
Tâm Tâm. Cả Vũ Trụ Cô Đơn
TMCS. (tr.). Cô Đơn Toàn Vũ Trụ
TMCS. (tr.). Cô Đơn Toàn Vũ Trụ (in Chinese)
TMCS. (tr.). The Whole Universe Is Solitary
Poetry Corner
Francis Cabrel. Mademoiselle l'aventure
Dã Thảo. Vui Xuân
Dã Thảo. Chia Tay
David Lý Lãng Nhân. Beware
Thanh Trà Tiên Tử. Tảo Thượng Khán Mộc Lan Viên
Thanh Trà Tiên Tử. Tảo thượng khán Mộc Lan Viên (in Chinese)
Thanh Trà Tiên Tử. Sáng Sớm Ngắm Vườn Mộc Lan
Song Nghiên. Trái Nhung. Trái Say
Sóng Việt Đàm Giang. The Blue Velvet Dress
Thanh Trà Tiên Tử. Chỉ Nam Cung
David Lý Lãng Nhân. Chuyện Đồ Hư
Sóng Việt Đàm Giang. Thơ Hán Nguyễn Du Với Một Chút Thăng Long
Haiku Poetry
Kim Châu. Sương Thu
Kim Châu. Lạc Bước
Kim Châu. Mây Mù
Kim Châu. Trăng Mưa
Kim Châu. Rong Rêu
Kim Châu. Tiếng Sáo
Kim Châu. Niệm Phật
Kim Châu. Khói Hương
David Lý Lãng Nhân. Chuyện Lệnh Ông Cồng Bà
Sóng Việt Đàm Giang. Ai Cập: Cairo, Kim Tự Tháp
Jean de La Fontaine. Le renard et les raisins
Walter Crane. (tr.). The Fox and the Grapes
Khuyết Danh. (tr.). Con Chó Sói Và Chùm Nho
Thomas D. Le. An Introduction to Medea by Euripides
5
6
9
16
23
25
26
26
26
26
27
27
27
28
28
29
29
29
30
30
31
32
33
34
34
34
35
36
37
41
42
56
56
56
57
57
58
58
59
59
60
61
71
72
72
74
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Euripides. Medea (Continued to the End)
Seneca. Seneca's Medea
Æsop. Fables :
The Farmer and the Cranes
The Dog in the Manger
The Fox and the Goat
Baptiste Rouch. La structure de Richat, une étonnante formation en plein coeur du Sahara
Mairie de Paris. De l'eau pétillante gratuite sur les berges de Seine
Mairie de Paris. Canal Saint-Denis, escale à la première écluse
Martin Koppe. Le fossile du plus énorme dinosaure de l'histoire découvert en Argentine
3
94
123
147
147
147
147
148
150
154
161
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Medea on the Chariot
Vase painting from http://iris.haverford.edu/ovid12/files/2012/02/30-Medea-Chariot-Vase.jpg
4
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
5
To The Reader
Dear Friend and Reader,
In light of events occurring not too long ago off the coast of the East Sea (Biển Đông), Đàm
Trung Pháp wanted to remind Vietnamese of all political persuasions that they are the one people who
repeatedly defeated aggression to preserve their freedom throughout history. In a powerful historical
essay, he cites a terse poem that epitomizes this spirit in his admirably sparing style.
What is there about the rooster that is worth an essay and a speech before a worldly-wise
audience? We know the rooster is the emblem of France, and we know that..., but why should I spoil
your fun? Trust Phạm Trọng Lệ to give you the rooster moment you'll never forget.
Sóng Việt Đàm Giang does not seem to tire of Shakespeare, and who does? After her visit to
his home, she was smitten. She loves his sonnets, and here it is, her renewed look at two of these
charming fourteen-liners that capture the deep love and frienship a man is capable of.
No one surpasses this great bloomer of nineteenth-century Vietnamese literature. Court official,
ambassador, scholar, poet, Nguyễn Du has bequeathed the greatest romance of Truyện Kiều to
generations, including Sóng Việt Đàm Giang, the 3400+ lines of beautiful verse written in a language
fully capable of expressing the subleties of thoughts. Here SVĐG focuses on his shorter works
collected in the Bắc Hành Tạp Lục (Miscellany of the Northern Trip), which he wrote with touching
sensitivity in his trip to China as an envoy. She lets the work speak for itself.
David Lý Lãng Nhân, ever vigilant for human follies, offers up specimen of this inexhaustible
source of amusement to the naïve and blasé alike. His poetry and translations represent another side of
this supple mind, who is wise of the ways of the world.
Who can illustrate the adage of less is more better than Kim Châu in her incomparable Haiku?
Let your soul float along in the soothing flow of seventeen words that Kim Châu pulls from her
creative mind, and come back for more. She won't disappoint you. Neither will the quadrilingual
scholar TMCS with his translations of poems that breathe like life.
As usual Thanh Trà Tiên Tử takes you to the dreamland she seems never to leave. Be ready to
yield and ask no questions, for sometimes dreamland is just what you need to keep your sanity. And oh,
follow her philosophical musings about language and the thought behind it, à la Lao-tse.
Two thousand five hundred years sounds like a long time, but since human nature hardly
changes, the Greeks are still relevant now as they were in the heyday of their tragedies. Thomas Le is
talking about love, passion, betrayal, revenge, murder, and the other, all living issues still, and invites
you to explore Euripides's Medea as art, literature as well as philosophy.
Tình Của Cỏ by Dã-Thảo is back. Savor the poems in this collection of love and its
frustrations, but no vengeance, not from the pacific nature of this poet. Then listen to Francis Cabrel's
soft voice to a mother whose baby he adopts. Love has no frontier. TMCS, Phi Tuyết Ba, Đồng Đức
Bổn, Tâm Tâm, Thanh Trà Tiên Tử, Song Nghiên, SVĐG, and David Lý Lãng Nhân share their
thoughts and delights, in the small things in life like a morning stroll, the children's laughing, solitude.
In her wide-ranging travels, Sóng Việt Đàm Giang just can't stop writing about Egypt and its
great cities and pyramids. Let her revisit some of the secrets of this ancient land, so ancient that the
Argonauts and Trojan War seemed like contemporary stories. Much more ancient than Greece, Egypt
is full of enigmas. Watch the videos for a jaw-dropping historical perspective with which to lighten up
your days when the breath of autumn once again makes its spectacular annual entrance. ■
Thomas D. Le
Thế Hữu Văn Đàn
October 2014
To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join
Thế Hữu Vǎn Ðàn/Firmament web site: http://thehuuvandan.org/firmament.html.
Send comments and submissions to: [email protected]
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
6
Heroic Spirit from the South:
Lš ThÜ©ng KiŒt’s Poem Nam QuÓc SÖn Hà
By ñàm Trung Pháp
Lý Thường Kiệt (1019-1105) was one of Vietnam’s greatest generals. His original family name was
Nguyễn, but King Lý Thánh Tông himself changed it to Lý as a token of appreciation and gratitude. As
a young child, he told his family that he would like to become a general “who would charge into
battlefields ten thousand miles away to achieve victories, get knighted, and glorify the family line.” At
age 18, he was selected as a cavalry officer. Under King Lý Thánh Tông, in the year 1054, he was
appointed to an important post and charged with the pacification of the Thanh-Nghệ region. He
pacified 5 prefectures, 6 districts, 3 streams, and 24 caves (Hoàng Xuân Hãn 1950). The king made him
a marshal and bestowed upon him the extraordinary authority of “tiết việt” or the prerogative to
condemn people to death and only report to the king afterward. The marshal also became the king’s
adopted younger brother (thiên tử nghĩa đệ) [1]. Upon hearing that China’s Song (Tống) king was
planning to invade Đại Việt, he told the newly-installed King Lý Nhân Tông, “We should strike the
enemies first instead of waiting for them to come to us.” With the king’s approval, the marshal and his
troops raided three Chinese prefectures, namely Yong Zhou (Châu Ung) in Guang Xi (Quảng Tây)
Province, and Qin Zhou (Châu Khâm) and Lian Zhou (Châu Liêm) in Guang Dong (Quảng Đông)
Province. Wherever Lý Thường Kiệt and his troops went, he issued “đại cáo” or “great proclamations”
to accuse the Song prime minister Wang An Shi (Vương An Thạch) of oppressing the Chinese people
and to declare that troops from the Southern king came to stop Wang An Shi’s atrocious new ruling
policy (tân pháp). The defeated governor of Yong Zhou committed suicide. All told, about one hundred
thousand people in those three prefectures were killed or captured by marshal Ly’s troops (Nguyễn
Đăng Thục 1967).
A furious Wang An Shi ordered a large army under the command of several generals,
strengthened by alliance forces from Champa (Chiêm Thành) and Chenla (Chân Lạp), to invade Đại
Việt. Lý Thường Kiệt’s troops battled them along the Như Nguyệt River, north of Thăng Long, for over
one month, with both sides suffering heavy losses. In order to exhort his troops to continue to resist
aggressors, one night Lý Thường Kiệt had someone in a temple on the southern bank of the river
declaim four powerful verses he had written in Chinese [2]. The verses in Chinese characters, their
Sino-Vietnamese transliteration, and their translation into Vietnamese by Nguyễn Đăng Thục (1967)
and into English by Huỳnh Sanh Thông (1996) appear below:
南國山河南帝居
截然定分在天書
如何逆虜來侵犯
汝等行看取敗虛
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Sông núi nước Nam, quyền vua Nam
Hiển nhiên Thiên định hẳn không lầm.
Giặc bay trái mệnh đòi xâm chiếm
Thảm bại trông kìa, hỡi lũ tham.
[Dịch giả: Nguyễn Đăng Thục]
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
7
The Southern emperor rules the Southern land.
Our destiny is writ in Heaven’s Book.
How dare ye bandits trespass on our soil?
Ye shall meet your undoing at our hands!
[Translator: Huỳnh Sanh Thông]
Asserting the sovereignty of Vietnam, Lý Thường Kiệt’s poem also heralded a heroic spirit from
the South when faced by aggression from the North [3]. More than ever before, now is the time for us
to review the valiant pages of our history book in order to revive the Vietnamese people’s indomitable
national-defense spirit. ■
ANNOTATIONS
[1] During the Lý dynasty (1010-1225), according to Ngô Thời Sĩ in his Việt Sử Tiêu Án, there were
numerous sages and heroes and the people enjoyed long-lasting peace; the country had never been this
auspiciously ruled before. It was during this dynasty that Đại Việt (Great Viet) was chosen as the
country’s name and that Thăng Long (Rising Dragon) became the country’s capital. The magnificent
Quốc Tử Giám (the agency that oversaw higher education), the nation’s very first university, was
established in Thăng Long in 1076 by King Lý Thánh Tông. Đại Việt was totally independent from its
northern neighbor.
[2] Nguyễn Đăng Thục (1967) had this to say about marshal Lý Thường Kiệt’s poem: “This is the
national psyche reflecting the people’s religious spirit bordering on the mystical. Reporting on the
effect of the declamation of the poem, the book Việt Điện U Linh Tập noted that ‘in the stillness of the
night, the booming recital of the poem from a temple boosted the Vietnamese troops’ morale. The
terrified Song troops simply dispersed.’ Thus, Lý Thường Kiệt succeeded in defending Đại Việt’s
national dignity in the face of the Northern forces. Not only did he stamp out China’s intention to reconquer Vietnam, but he also demonstrated the victory of the spiritual Vietnamese ideology over the
socially oppressive ideology of a politico-economic doctrine implemented by Wang An Shi” (page
114).
[3] Since the second half of the twentieth century, this patriotic poem by marshal Lý Thường Kiệt has
been considered as Vietnam’s first declaration of independence. According to Hoàng Văn Chí (1964),
this independent spirit was praised by a Japanese statesman in front of a Chinese counterpart. He
wrote, “After the 1911 revolution and his transfer of presidential powers to Yuan Shi Kai (Viên Thế
Khải), Sun Wen (Tôn Văn) visited Japan. He was honored at a banquet given by Inukai Tsuyoshi
(Khuyển Dưỡng Nghị), leader of the Japanese Kuomintang (Quốc Dân Đảng Nhật Bản). Asked about
his recent visit to Hà Nội, Sun Wen commented, ‘The Vietnamese are servile by nature. They have no
future.’ Inukai Tsuyoshi disagreed, saying that ‘Historically, among the Bách Việt group, only Việt Nam
has not been Sinicized.’ Sun Wen said nothing more” (page 22).
REFERENCES
Hoàng Văn Chí. (no date). Từ thực dân đến cộng sản. Glendale, CA: Dainamco. [This book is a
Vietnamese translation by Mạc Định of Hoàng Văn Chí’s (1964) From colonialism to
communism published in New York by Praeger].
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Hoàng Xuân Chỉnh. (2006). Từ điển nhân danh, địa danh & tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc.
Stafford, TX: Author.
Hoàng Xuân Hãn. (1950). Lý Thường Kiệt. Hanoi: Sông Nhị.
Huỳnh Sanh Thông. (1996). An anthology of Vietnamese poems. New Haven, CT: Yale University
Press.
Lê Hữu Mục. (1960). Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên, thế kỷ XIV). Saigon: Khai Trí.
Nguyễn Đăng Thục. (1967). Lịch sử tư tưởng Việt Nam. Saigon: Bộ Văn Hóa Giáo Dục.
Trần Trọng Kim. (1971). Việt Nam sử lược (Quyển I). Saigon: Bộ Giáo Dục.
Văn Hóa Á Châu. (1960). Việt sử tiêu án (Ngô Thời Sĩ 1726-1780). Saigon: Author.
8
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
9
Ti‰ng Gà và Câu ChuyŒn Væn Hoá
Phåm Tr†ng LŒ
(Một phần bài này đã được đọc trong buổi họp đầu tháng của Hội Cao Niên vùng Hoa Thịnh Ðốn ngày
2 tháng 8, 2014).
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao-xác gà trưa gáy não nùng.
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời,
Khi người còn sống tôi lên mười.
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi…
Source: http://www.dreamstime.com/free-photosimages/rooster.htm.
Những vần thơ trong bài Nắng Mới của Lưu Trọng Lư mà tôi học thuộc lòng khi ở tiểu học vẫn còn in
trong óc, làm liên tưởng đến tiếng gà dường như gắn liền với những hình ảnh của một quê hương và dĩ
vãng xa xôi.
Tôi còn nhớ, khi tôi lên năm, cha mẹ tôi bận công việc nên gửi tôi về cho bà ngoại nuôi. Bà tôi
cho tôi một con gà mái, và tôi săn sóc, cho ăn hàng ngày. Mỗi ngày đi học mẫu giáo về là tôi chạy tọt
vào bếp, bắc ghế leo lên ổ gà, luồn tay vào ổ rơm xem con gà mái có đẻ thêm quả trứng nào không; nếu
có thì là một tiếng reo vui mừng. Một bữa kia có một ông người trong họ xa mới ở nhà pha ra, bà ngoại
làm cơm đãi, luộc gần một chục quả trứng gà, nói là trứng ung. Trong đầu óc non dại của một đứa bé
năm tuổi, tôi không biết những quả trứng không có trống sẽ không bao giờ nở. Chỉ biết ông khách lạ
vừa nói chuyện tù, vừa bóc vỏ trứng vừa ăn mà tôi thì tấm tức, nước mắt dòng dòng, coi ông khách lạ
như một kẻ độc ác vô cùng vì tại ông mà gần muời con gà của tôi bị “ăn thịt”.
Một mùi thum thủm như mùi bùn ao từ phòng ăn đưa ra hoà với tiếng cười ròn của các cậu tôi
đang xúm quanh bàn nghe truyện tù của ông khách lạ. Bây giờ, mỗi khi nhớ quê cũ, tôi thấy nhớ cả mùi
bùn từ ngoài sông hắt vào khi cùng các cháu nhỏ đứng hóng mát ngoài cầu tầu vào những chiều hè cuối
tuần ở Sài-Gòn.
Sang đây rồi không còn thấy những cảnh gà mẹ cục-cục bới đất tìm sâu hay giun cho đàn gà
con lông vàng như tơ nõn. Những trưa hè, ngoài vuờn, dưới cái nắng hừng hực, đàn gà con xúm quanh
gà mẹ, con thì leo lên lưng, con thì dũi xuống bụng gà mẹ. Ấy thế mà khi có một con diều hâu bay lờn
vờn trên cao là gà mẹ xớn xác, kêu quang quác, cánh xòe rộng ra che chở đàn con.
Không còn cảnh mẹ chồng ngồi chỉ cho nàng dâu cắt tiết gà vào dịp giỗ hay tết. Lưỡi dao đưa
qua, hàng tiết chảy xuống đĩa. Con gà bị cắt tiết xong, người cắt dúi đầu nó vào cánh như để nó ngủ
yên, không cho người ta thấy con mắt lờ-đờ của một con vật sắp chết, đôi cẳng còn giật giật vài cái như
cố đẩy cái hơi sống còn lại trong người ra khỏi cái thân còn nóng hổi của nó.
Rồi con gà trống đẹp đẽ ban sáng còn gáy vang, nay bị bỏ vào nồi nước sôi, nhấc ra, vặt lông,
một lúc sau thì con gà trụi lông. Và một chốc nữa thì thấy được bầy oai-vệ trên bàn thờ. Tôi thích nhất
món miến gà với những sợi miến trong, điểm những cọng mùi còn thơm và những lát nấm hương hay
mộc nhĩ, và đòi ăn ngay, và bà ngoại thường doạ ăn trước ông bà ông vải thì phải tội. Tôi chỉ biết ăn lúc
đói và nóng mới ngon, chờ cúng xong bát miến nguội ngắt, lại phảng phất mùi tàn nhang, ăn chẳng có
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
10
mùi vị gì, nhưng lời bà ngoại còn được chiếc chổi lông gà đe dọa nên tôi im ngay.
Không còn cảnh buổi sáng tại một vùng quê đồng bằng Bắc Việt trích trong Cậu Bé Nhà Quê
của Nguyễn Lân: “Gà vừa gáy sáng, trời mới rạng đông, vừng ô đỏ ối cánh đồng. Sương mù che phủ
mênh mông một vùng. Ðó là cảnh vợ gọi chồng, cha gọi con ra đồng làm việc, ở nhà chỉ còn những bà
già ông lão đan võng bện thừng trông đàn trẻ nhỏ.” Ở thành thị bây giờ đã có đồng hồ báo thức, bắt đầu
bằng nhạc của Beethoven, và nhờ máy làm cà phê pha sẵn, hương cà phê từ bếp đưa lên tận mũi làm ta
quên mình còn ngái ngủ. Cà phê đã đánh thức cả nhà dậy, ngay cả những người không biết uống cà
phê. Bên này, khi con cái sửa soạn đi làm, các cháu lớn sửa soạn đi học, thì ông bà ngồi coi cháu bé gọi
là “bê-bi-xít-tơ”, ông cháu cùng ngồi xem phim hoạt họa Dora the Explorer, mái đầu bạc bên mái đầu
xanh, cùng cười rộ khi tới cảnh khôi hài. Không có hố ngăn cách giữa hai thế hệ.
Siêu thị Mỹ đã thay đổi lối làm việc và nấu ăn của một thời xa xưa. Không còn cảnh u già đi
chợ mua gà về làm thịt. Bây giờ thay chỗ của u già là người chồng gương mẫu, nhất là những ông
chồng thất nghiệp ở nhà “đuổi gà cho vợ”. Những con gà được làm thịt sẵn, đầu và chân cắt bỏ, gói
trong gói ny-lông gọn ghẽ, của nhà tài phiệt nổi tiếng tên là Frank Perdue (nay con trai ông là Jim
Perdue thay ông). Khi còn sinh tiền, ông Perdue cha đầu hói đã làm gà sạch quá; ông còn làm đủ thứ
thịt gà. Thứ chỉ có thịt nạc để dành cho các phu nhân hay tiểu thư muốn kiêng mỡ để giữ cho thân hình
thon thả. Như một tay chơi chữ lành nghề, ông còn quảng cáo như vầy: “It takes a tough man to make a
tender chicken.” (Nguyên văn: “Phải cần có một người cương quyết mới biết cách làm gà thịt mềm”
mà có lúc ngẫu hứng tôi đã dịch nhảm là “Phải cần một tay cứng cựa mới làm một mềm một em gà
được.”) Không những ông Perdue bán thịt gà làm sạch mà ông còn kèm theo một phiếu chỉ cách
nướng gà. Thật giản dị: gà của ông mua về, cánh, đùi và lườn đã chặt sẵn. Chỉ việc bỏ vào túi nhựa
plastic, tẩm bột và gia vị tiêu tỏi thêm môt chút ngũ vị hương, hay vài cọng rau thyme rồi lắc lên một
hồi cho bột bám vào thịt rồi xếp vào khay, bỏ vào lò đã vặn nhiệt sẵn lên 425 độ; sau 1 giờ 30 phút, kéo
khay ra, dùng cọ sơn dúng vào một hỗn hợp dầu ngô hay dầu ô-liu có pha nửa thìa cà phê nước Maggi,
hay một nửa thìa cà phê nước mắm ngon, quết lên những miếng thịt gà có ướp lá chanh thái nhỏ như
sợi chỉ, rồi lật ngược lại, hay đổi nút điện từ “bake” sang “broil” độ 20 phút nữa, da gà vàng dòn, đũa
nhọn châm thử vào mình gà thấy nước ngọt ứa ra và kim đo nhiệt độ chỉ 180 độ …voilà! Khi bà vợ đi
làm về, vừa bước vào nhà thoảng thấy mùi gà nướng thơm phức, bà sẽ hài lòng, nhưng chắc không
khỏi nghi ông chồng mà mình biết xưa nay ít khi đụng đến và không biết phân biệt mấy con dao thái
thịt, bây giờ lại biết nấu nướng.
Ðặt những miếng thịt gà dòn lên đĩa, xếp nĩa và thìa cho đúng kiểu trên bàn ăn, dọn thêm vài củ
khoai tây nướng lò, trên kẽ nứt có một miếng bơ vàng, và những củ cà-rốt non đã gọt sẵn gọi là “baby
carrots” hay vài nhánh rau broccoli luộc-- (thứ rau cải mà ông Tổng Thống Bush cha có lần nói ông
không thích ăn, khiến mấy ngày sau hội những nhà trồng rau broccoli phản đối bằng cách chở mấy xe
cam-nhông đầy broccoli đến bên ngoài toà Bạch ốc doạ đổ bừa ra đường nhựa; may bà đệ nhất phu
nhân Barbara Bush khéo léo đã nhận ngay và hứa mỗi ngày bà sẽ ra lệnh dọn cho ông ăn broccoli kèm
với món ăn chính rồi bà đem mấy xe rau broccoli tặng lại cho các cơ quan từ thiện) --là ta có một bữa
ăn tối. Tóm lại, ông Perdue đã làm gà sạch quá, ông lại quảng cáo khéo quá làm cho siêu thị Mỹ đã
thay đổi lối nấu ăn cổ truyền của dân Việt khiến những ông chồng Việt xưa không biết nấu nướng ra
sao, nay cũng trở nên một tay nướng gà thiện nghệ! Nhưng sạch quá, và khéo quá, khiến không còn đầu
gà dành cho vị tiên chỉ trong hội đồng kỳ mục trong làng, không còn chân gà cho tụi nhỏ gặm chơi.
Sạch quá và tổ chức gọn quá nên không còn cảnh chào hỏi mua bán sống động của phiên chợ tết như
hai câu thơ mà thi sĩ tiền chiến Ðoàn-Văn-Cừ đã tả: “Con gà trống mào thâm như cục tiết. Một người
mua cầm cẳng dốc lên xem.”
Ði chợ Mỹ ai cũng mang theo một phiếu liệt kê đồ muốn mua, mua xong vội vã ra xe về, không
có cảnh chào hỏi trả giá, nèo nỉ, bên này chín lạng bên này nửa cân, không còn cảnh chờ ngóng mẹ đi
chợ về, vì bên này chồng hay vợ hay con cái lớn đều có thể đi chợ, có khi đi chung để góp ý và đẩy hộ
xe đựng đồ ăn. Chợ lại bầy mọi thứ gọn ghẽ, từng khu, giá cả và trọng lượng đề sẵn, dường như đem
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
11
thực tế lọc qua một màng lọc, chỉ cho ta thấy cái vẻ ngăn nắp của cuộc sống mà thôi! Thậm chí ra
đường bên xứ Mỹ chỉ thấy những mẩu thuốc lá, chứ ít khi thấy một bãi cứt gà để vô ý dẵm phải hay
tinh mắt tránh đi. Phân gà không có nhưng phân chó khá nhiều! Bên này, dân quí súc vật như người
thân, thường dắt chó đi dạo vào buổi sáng để chó làm vệ sinh, người chủ tay cầm một túi nhựa để bốc
lên đem về bỏ vào thùng rác.
Tóm lại, gà gắn liền với đời sống “dĩ nông vi bản” của dân Việt, mà sau khi sang Mỹ, từ cách
chăn nuôi, cách làm và bán thực phẩm đến cách nấu ăn, văn hoá Mỹ đã thay đổi đời sống người Việt ở
hải ngoại khá nhiều. Từ tiếng gà gáy sáng đến tiếng đồng hồ báo thức, hiệu năng có, gọn ghẽ có, mà
trong cái thay đổi đó, người dân Việt dường như vẫn cảm thấy “mất mát” một cái gì rất xa xưa.
Sau đây xin sao lục một số từ ngữ về gà trong kho tàng văn chương và tục ngữ Việt.
Gà Trống Thiến
Những chú gà trống trông rất oai vệ nhưng đã bị hoạn nên chỉ ăn no gáy khoẻ, chứ không như các chú
gà trống tơ không theo luật cấm đa thê, một mình năm, bảy vợ, mỗi khi tỏ tình với bà nào thì xòe
cánh, chạy quanh, nghiêng cổ, chờ khi thuận tiện thì nhẩy lên lưng, dùng mỏ cắn vào gáy nàng, làm
điểm tựa. Sau khi “đạp mái”, chàng gà trống tơ chọn một hàng rào cao nhất, nhẩy lên vươn cổ gáy
“cúc cù cu” một hồi, như muốn “ghi dấu thắng lợi” của mình. Hình ảnh chàng gà trống với bộ lông
nhiều màu sặc sỡ đã thành một con vật tượng trưng cho nước Pháp biết lịch sự và nịnh đầm: le Coq
Gaulois, và những tiệm ăn ở vùng quê bên Pháp auberge thường có món gà hầm rượu vang gọi là coq
au vin mà những tay làm bếp lành nghề thường khuyên muốn làm món này cho ngon thì đừng chọn
thứ rượu vang để nấu cooking wine rẻ tiền ở mấy siêu thị mà chọn những thứ rượu khá như beaujolais
hay bourgogne.
Ổ gà, lòng gà, ruột gà
Phân biệt “lòng gà” để nấu miến, còn “ruột gà” là cái “lò-xo”. Tài xế lái xe đò lục tỉnh thường tránh các
“ổ gà” là chỗ đường xấu, lõm, nếu không muốn làm bà con cô bác “lên ruột” vì bị xóc.
Chổi phất trần
Chổi làm bằng lông gà dùng để phủi bụi trên bàn thờ hay sập gụ, nhưng công dụng thứ là để “đét đít”
những đứa cháu ngỗ nghịch.
Ðẻ như gà
Thành ngữ có ý miệt thị các bà mắn con. Ðây là một thành ngữ nên được “đào sâu chôn chặt”, chớ nên
dùng vào thời buổi này mà làm mất lòng các phu nhân. Quí ông không có kinh nghiệm chửa đẻ đâu có
hiểu nỗi lo âu mệt nhọc của quí bà, mang nặng đẻ đau, dám coi chuyện đẻ dễ như gà đẻ trứng! Chả thế
mà gà mái mẹ sau khi đẻ xong đã la inh-ỏi “cục ta cục tác” nghe loáng thoáng như tiếng kêu “vừa đau
vừa rát”! Cụ Nam Hương Bùi Huy Cường có một chuyện ngụ ngôn đem truyện “gà đẻ gà cục tác” để
châm biếm thói “hở miệng” không giữ kín chuyện riêng, trong bài “Vợ chồng gà”.
“Gà sống đêm khuya nằm nhủ vợ,
‘Mình ơi! sau lúc mình sinh nở,
Mình nên giữ kín đến trăm phần;
Chớ để người ngoài ai biết nhớ!’
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
12
Ðức chồng thỏ thẻ bấy nhiêu câu,
Gà mái nghe xong cũng gật đầu,
Thấm thoát bóng câu qua cửa sổ,
Ngày sinh tháng đẻ có xa đâu.”
Rồi cụ kể tiếp: “Rồi gà mái có kín chuyện được không? Không, nàng không thể kín được. Ðẻ được một
cái trứng xinh xắn như thế, làm được một việc tầy trời như thế, không lên tiếng thì cũng uổng công
mình quá, nên sau khi ra khỏi ổ, nàng đã cục te vang cả xóm:
Gà mái ra công tìm mọi chỗ,
Lấy nơi kín đáo dùng làm ổ.
Ðẻ xong cục tác cục te hoài,
Ðến nỗi việc riêng đều tiết lộ.
Chó lài nghe tiếng nhẩy xổ ra,
Sấn tận vào nơi giữa ổ gà,
Rồi thấy ròn tan như pháo nổ.
Thế là đời trứng hóa ra ma!
Ði đâu chẳng biết bụng đàn bà!
Chuyện kín vì ai vỡ lở ra.
Cả tiếng to mồm như quạ cái:
Chẳng qua chỉ khổ bọn giai ta! »
(Vũ Ngọc Phan, NHÀ VĂN HIỆN ÐẠI, quyển hai, trang 802)
Truyện trên viết từ năm 1938, đọc cho biết cái giọng châm biếm phụ nữ thời xưa. Nay tại xứ Mỹ các
đức ông chồng chớ bao giờ “vơ đũa cả nắm” về “bụng đàn bà” như vậy, kẻo mang vạ vào thân, vì như
kinh nghiệm cho biết tại xứ Mỹ vào mùa đông, từng đàn quạ tới đậu trên ngọn cây kêu quàng quạc, đâu
chỉ quạ cái mới to mồm, quạ đực cũng to mồm không kém!
Tiếng gà gáy
Cùng một tiếng gà gáy nghĩa là người ta cùng nghe tiếng gà gáy giống nhau nên nhiều dân tộc tả tiếng
gà gáy không khác nhau mấy:
Việt-Nam: cúc-cù cu-cu
Mỹ: cock-a-doodle-doo
Nhật: cokekokko
Mê-hi-cô (Mexico): quiquiriqui
Pháp: coquerico/cocorico
Link dưới đây có liệt kê những tiếng tượng thanh gọi là onomatopoeia ghi lại tiếng gà trống gáy của
trên 40 xứ:
http://www.bootstrappin.com/2008/10/cock-a-doodle-doo-dialects-of-the-rooster/
Trong trên 40 tiếng tượng thanh nêu trong mạng Bootstrapping này thì thấy phần lớn các tiếng gà gáy
đều được ghi lại bằng tắc âm cúa mềm không rung /k/; và đa số gồm có 4 âm tiết (syllables), nếu như
chữ ghi lại của con người đúng như tiếng gà gáy. Trong danh sách này có hai trường hợp ngoại lệ là
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
13
tiếng Trung Hoa (Cantonese) gokogoko và (Mandarin) gou gou. Tiếng Kashubian ghi tiếng gà trống là
kùkùk, nghe hơi giống tiếng Việt cục cục thường chỉ tiếng gà khi bới đất tìm sâu hay gọi nhau, chứ
không phải tiếng gáy.
Gà chọi và cựa gà
Khi quân Mông Cổ nhà Nguyên sang đánh nước ta, đời vua Trần Nhân Tông (1279-1293), Hưng Ðạo
Vương Trần Quốc Tuấn, tướng thống lĩnh tất cả các đạo quân của ta, có soạn ra bộ Binh Thư Yếu Lược
(1285). Lúc làm xong sách ấy, ngài làm bài hịch này khuyên răn tướng sĩ phải lo luyện tập binh mã,
chớ bỏ phí thời giờ, rượu chè cờ bạc, hay những thú như chọi gà:
“Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn,
thân làm tướng phải hầu quân giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết
căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú về vườn
ruộng, hoặc quyến luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về săn bắn
mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến thì cựa gà trống sao cho
đâm thủng được áo giáp; mẹo cờ bạc sao cho dùng nổi được quân mưu; dẫu rằng ruộng lắm tiền
nhiều, thân ấy nghìn vàng khôn chuộc…” (bản dịch của Trần Trọng Kim, trong VIỆT NAM SỬ LƯỢC
I, trang 113-116; in lại trong Dương Quảng Hàm, QUỐC VĂN TRÍCH DIỂM (Saigon: Xuất Bản Bốn
Phương), 1925, in lại 1952, trang 198-199.)
Tiếng gà trong Ðoạn Trường Tân Thanh
Trong Truyện Kiều có ít nhất 4 đoạn tả tiếng gà:
Tiếng gà xao xác gáy mau,
Tiếng người đâu đã mé sau dậy dàng.
(Câu 1123-1124, đoạn Sở Khanh rủ Kiều đi trốn; tiếng gáy liên tiếp nhau ý nói trời sắp sáng, như thúc
dục kẻ đi trốn.)
Mịt mù dặm cát đồi cây,
Tiếng gà điếm nguyệt dấu giầy cầu sương,
Canh khuya thân gái dặm trường,
Phần e đường xá phần thương dãi dầu
(Câu 2029-2032, đoạn Kiều lấy trộm chuông vàng khánh bạc đi trốn khỏi nhà Hoạn Thư. Cụ Ðào Duy
Anh giảng “điếm nguyệt” là cái lều tranh dưới bóng trăng.)
Chuyện trò chưa cạn tóc tơ,
Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông.
(Câu 3215-3216, đoạn Kiều tái hồi Kim Trọng đổi tình yêu ra tình bạn “Lọ là chăn gối mới ra sắt
cầm”.)
Ra tuồng mèo mả gà đồng,
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào.
Ðã đem mình đến cửa tao,
Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
14
(Mèo mả gà đồng: mèo ở mả, gà ở đồng, không ở nhà, chỉ người vô lại, không có sở cứ, chỉ phường
đàn bà con gái mất nết, trốn chúa lộn chồng (Ðào Duy Anh, TỪ ÐIỂN TRUYỆN KIỀU). Ðoạn tả Kiều
bị Khuyển Ưng dùng thuốc mê bắt cóc đem về nhà mẹ Hoạn Thư, câu 1731-1734.)
Canh gà
Canh là “một phần của đêm để người ta thay phiên canh gác”. (“Ðêm năm canh ngày sáu khắc.”) Canh
chầy=canh khuya (“Một mình lưỡng lự canh chầy”. “Cớ sao trằn trọc canh khuya”). Canh gà là tiếng
gà điểm canh, chứ không phải là món cháo gà “chicken soup”. Chữ canh gà đã được giải thích trên báo
và trên mạng.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Giáo sư Vũ Quốc Thúc trong tam cá nguyệt Cỏ Thơm số 42 (2008) thì giải thích là hai câu này từ bài
thơ bốn câu trong Vân Trì thi thảo của Vân Ðình Dương Khuê (1839-1902):
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Mịt mù bãi cát ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, bóng gương Tây Hồ.
Nhà nghiên cứu Hán Nôm Trịnh Khắc Mạnh thì bàn rằng bốn câu thơ trong Hà thành tứ cảnh của cụ
Vân Ðình là:
Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Ông Mạnh cũng giải thích rằng “canh gà” là “gà báo canh” chứ không phải là “cháo gà” trong bài “Sự
thật về chữ ‘canh’ trong Canh Gà Thọ Xương”.
Xin tìm thêm trong Google về nguồn gốc mấy câu thơ này, khá lý thú.
Thêm vài thành ngữ về gà
Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc trong tập TỤC NGỮ PHONG DAO có liệt kê một số từ ngữ về gà. Xin sao
lại để các bậc phụ huynh giải thích cho con em sinh trưởng hay lớn lên tại Hoa Kỳ hay ngoại quốc để
các em khỏi quên thứ tiếng Việt hoa mỹ và bóng bẩy và hiểu thêm vài nét văn hoá của người Việt thời
xưa.
Gà mờ
Gà nòi
Trông gà hóa quốc
Cõng rắn cắn gà nhà
Giờ gà lên chuồng
Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Hóc xương gà sa cành khế
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Gà què ăn quẩn cối xay
Gà béo thì bán bên Ngô/gà khô thì bán láng giềng
Quáng gà
Chữ xấu như gà bới
Gà người gáy, gà nhà ta sáng
Gà tức nhau vì tiếng gáy
Gà chê thóc chẳng bới, người mới chê tiền
Gà trống nuôi con
Gà Văn Cú, phú Long Ðiền, tiền Phú Hậu. ■
Phå
Phåm Tr†
Tr†ng LŒ
LŒ
(Virginia 12/28/1992; bổ chính 8/1/2014.—PTL)
Hình Le coq gaulois ở trên cổng sắt ngoài vườn điện Elysée dinh của Tổng Thống Pháp ở Paris.
Le coq gaulois.
http://en.wikipedia.org/wiki/Gallic_rooster
15
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
16
William Shakespeare
M¶t Chút VŠ ThÖ Sonnet Cûa Shakespeare
Sóng ViŒt ñàm Giang
SÜu tÀm và biên soån
William Shakespeare (1564-1616)
Hình Internet
Những chi tiết về cuộc đời của William Shakespeare không được rõ rệt, một số lớn tài liệu đều viết
căn cứ trên giấy tờ cũ lưu lại hoặc tại thành phố gia đình ông sinh sống là Stratford-Upon-Avon, hay
London, Anh quốc.
William Shakespeare sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564 (tài liệu cho hay ông được rửa tội ngày
26/4/1564, cho nên người viết tài liệu có lẽ đã đặt ngày sinh của ông là 3 ngày trước đó, theo đúng thủ
tục tôn giáo) tại thị trấn Straford-Upon-Avon, Warwickshire, Anh. Cha ông buôn bán trong ngành da,
có thời kỳ được bầu là thị trưởng thành phố ông ở (1568), mẹ ông là con gái của một gia đình khá giả
có tiếng.
Thủa bé Shakespeare theo học ở trường dậy học tiếng La tinh, nhưng phải bỏ học sớm, ở nhà
giúp bố kinh doanh. Năm 18 tuổi (1582), Shakespeare kết hôn với Anne Hathaway và có ba con. Năm
21 tuổi (1585), Shakespeare lên sống ở London và bắt đầu tham gia hoạt động sân khấu.
Khởi đầu từng làm chân giữ ngựa ở cửa rạp, làm vai nhắc tuồng, sau đó ông trở thành diễn viên
đoàn hát của Leicester (1594). Trong thời gian này ông bắt đầu sáng tác kịch bản, vở đầu tiên xuất hiện
những năm 1590. Tại đây, ông gặp bá tước Southampton là người giúp đỡ Shakespeare rất nhiều cho
đến năm 1601, bá tước Southampton bị kết tội dấy loạn (cuộc nổi loạn Essex) chống triều đình
Elizabeth và bị kết án tù làm ông mất một người tài trợ quan trọng. Trong hai năm rạp hát phải đóng
cửa do bệnh dịch (1592-1594), ông sáng tác hai tập thơ nổi tiếng “Venus and Adonis” và “The Rape of
Lucrece” đề tặng bá tước Southampton. Cũng trong thời gian này ông viết một số bài thơ sonnet; có thể
là do thời điểm đó là thịnh hành của sonnet, và có thể không phải là những bài thơ tình cảm gắn vào
một nhân vật nào đó. Ông có lẽ ngưng viết thơ sonnet và trở lại viết kịch vào năm 1594 sau khi gánh
hát được phép mở cửa lại.
Năm 1599 ông là một trong những người đóng góp tài chính để thành lập nhà hát Globe, nơi
trình diễn những vở kịch của ông. Mười năm sau (1609) mang danh Đoàn Kịch Quốc Vương, ông cho
diễn kịch ở rạp hát có mái che, có tường ngăn đuợc giá lạnh bên ngoài nên có thể trình diễn được cả
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
17
vào mùa đông. Đây là một sự tiến bộ trong kịch nghệ vì trước đó kịch thường trình diễn ở ngoài trời.
Năm 1597, ông mua một ngôi nhà khá đắt tiền có đất rộng ở quê ông (Stratford-upon-Avon)
trên đường Chapel và đặt tên là New Place nhưng vẫn sống ở London. Năm 1611, sau khi từ bỏ sân
khấu ông trở về nhà, sống ở đó cho đến ngày ông từ trần (ngày 23 tháng 4, 1616). Thành phố này cũng
có căn nhà Hall’s Croft chứa một bộ sưu tập tranh cổ, là nhà con gái ông (tên Susanna) và chồng là bác
sĩ Joun Hall. Kế bên New Place là ngôi nhà của Thomas Nash, chồng Elizabeth, cháu gái Shakespeare.
Căn nhà của Nash bây giờ là một bảo tàng lịch sử về thành phố Stratford Upon Avon.
Sau khi qua đời, ông được chôn ngày 25 tháng 4, 1616 ở Thánh đường Chúa ba ngôi (Holy
Trinity Church), Stratford-upon-Avon, nơi mà ông được làm lễ rửa tội 52 năm trước đó (tài liệu chính
thức lưu trữ tại nhà thờ Holy Trinity ghi rõ ngày rửa tội và ngày chôn). Tấm đá trên mộ ông có ghi bốn
câu thơ ông viết được xem như là một lời nhắn nhủ đến những ai muốn di chuyển mộ của ông đến
Websminster Abbey hay quật mồ ông để làm giảo nghiệm.
Good frend for Iesvs sake forbeare,
To digg the dvst encloased heare.
Blest be ye man yt spares thes stones,
And cvrst be he yt moves my bones
Good friend, for Jesus' sake forbeare
To dig the dust enclosed here.
Blessed be the man that spares these stones,
And cursed be he that moves my bones.
Bạn tốt, vì Chúa, coi chừng cho kẻ nào
Đào xới đống bụi tàn này.
Ban phước cho người giữ gìn những đá này,
Và lời nguyền rủa cho kẻ nào động đến xương cốt của ta.
(Tránh xa nấm mồ của ta. Người nào gìn giữ và không động đến mộ ta sẽ được phước lành. Kẻ nào
động đến hài cốt ta sẽ bị nguyền rủa.)
Căn nhà của gia đình Shakespeare Nash’s House.
Hall’s Croft Stratford-upon-Avon
Firmament
Nash’s house & New Place
Volume 7, No. 3, October 2014
18
Mộ và tượng Shakespeare trong Holy Trinity Church.
Ngoài ra liên quan đến Shakespeare còn có ngôi nhà cổ mái rạ Anne Hathaway, một căn nhà có
mái lợp bằng rạ và là nơi gia đình bên vợ của ông sinh sống.
Sự Nghiệp
Shakespeare sáng tác khá nhiều với 37 vở kịch và hai trường ca là Venus and Adonis (1593), The Rape
of Lucrece (1594), và tập thơ Sonnets (Tập thơ Mười Bốn Hàng) gồm 154 bài Sonnets (1592 - 1598)
được xuất bản năm 1609.
Một số nghiên cứu gia chia sáng tác của ông làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ đầu (1590-1600): Shakespear viết các tác phẩm gồm nhiều kịch bản đề tài khác nhau về
vua chúa như Henri IV (1599), Richard III (1593). Hài kịch như The Comedy of Errors, Two
Gentlemen of Verona, A Midsummer Night's Dream, The Merchant of Venice, The Merry Wives of
Windsor. Và vào cuối thời kỳ thứ nhất, bi kịch như Romeo và Juliet, Julius Caesar.
Thời kỳ thứ hai (1601-1608): ngoài một số hài kịch như All's Well That Ends Well, Timon of
Athens, đây là giai đoạn ông viết những vở hài kịch cay đắng và những vở bi kịch được coi như kiệt tác
trong nghệ thuật và văn chương: Hamlet (1601), Othello (1604), Macbeth(1605), King Lear (1607),
v.v…
Thời kỳ cuối (1609-1612) là giai đoạn ông muốn tìm kiếm cách giải thoát cho những mâu thuẫn
của xã hội. Sự lý tưởng hóa cuộc sống được thể hiện qua những vở kịch mang tính chất huyền thoại, trữ
tình, hoặc bi hài kịch như: Pericles(1609), Cymbeline (1610), The Winter's Tale (1610), The Tempest
(1611), Prince of Tyre, v.v…
Tập thơ Sonnets của Shakespeare do Thomas Thorpe xuất bản năm 1609, không có sự chấp
thuận của ông, dưới đầu đề "Shakespeare, Sonnets, Never before imprinted". Bản đề là “Never before
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
19
imprinted" nhưng thực sự, trong số 154 bài Sonnets chứa 152 bài chưa từng xuất bản trước đó. Hai bài
138 (When my love swears that she is made of truth) và 144 (Two loeves have I of comfort and
despair) đã in trong tập "The Passionate Pilgrim" vào năm 1599.
Căn cứ vào đặc điểm nội dung cùng hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, nghiên cứu gia nghiêng về
kết luận là các bài Sonnets được sáng tác vào khoảng từ 1592 - 1598. Đây là giai đoạn mà thể thơ
Sonnet được phát triển mạnh mẽ trong văn học Phục hưng Anh.
Sonnet của ông là những dòng cảm xúc của một tâm hồn chân thành trước tình bạn và tình yêu,
với sự tri âm, đồng cảm. Tình yêu trở thành muôn màu, đa dạng với nhiều cung bậc khác nhau diễn tả
hạnh phúc, dỗi hờn, đau đớn.
Đặc biệt, thơ Sonnet của Shakespeare nói nhiều về biến đổi của thời gian: thời gian nhớ quá
khứ, nuối tiếc hiện tại và lo lắng cho tương lai, thêm vào đó là ám ảnh về sự phôi phai sau cái chết và
quên lãng của người đời. Giải pháp để chống lại sự lãng quên hiển nhiên là những bài thơ ông làm, như
một hình thức lưu giữ thời gian, chống lại sự tàn phá mãnh liệt của nó để hướng đến một cao điểm
hạnh phúc hơn. Sự lưu giữ đó thể hiện qua giòng thơ tình yêu, qua niềm vui gia đình các con và chính
tác phẩm nghệ thuật ông tạo dựng.
Những đối tượng trong sonnet của Shakespeare.
Thơ sonnet của Shakespeare hầu hết đều nói đến một người đàn ông trẻ đẹp và một người đàn bà.
Những nhân vật này không hề được ông tiết lộ và cho đến hiện tại cũng không ai biết được những
người đó là ai: là người thật, hay là những người do ông tạo ra dựa vào những nhân vật chung quanh
ông.
Người đàn ông trẻ trong thơ sonnet của Shakespeare đã đuợc bàn luận rất nhiều và có hai giả
thuyết được đưa ra: có thể người đàn ông đó là bá tước Southampton thứ ba hay bá tước Pembroke thứ
ba.
Người đàn ông thứ nhất: Henry Wriothesley, 3rd Earl of Southampton (6 October 1573 – 10
November 1624), là người mà ông đã đề tặng tập Venus and Adonis năm 1593, và The Rape of Lucrece
(1594). Trong tập thơ thứ nhất lời đế tặng rất bình thường, nhưng sang đến tập thứ hai và một năm sau
đó (1594) thì giọng điệu có phần thân thiết và tha thiết hơn nhiều."The love I dedicate to your lordship
is without end ... What I have done is yours; what I have to do is yours; being part in all I have,
devoted yours."
Bỏ ngoài sự bàn cãi về hai chữ viết tắt (Mr W.H.) ở đầu tập thơ sonnet mà Thomas Thorpe xuất
bản, thì những bài thơ sonnet làm trong thời gian 1592-1594 của ông coi như hiển nhiên là viết về bá
tước Southampton, một người đàn ông trẻ đẹp trai (Fair Youth) kém Shakespeare 9 tuổi. Thời gian tính
của những bài thơ sonnet từ số 1 đến 17 này nếu viết về bá tước Southampton vào năm 1592-1594 thì
rất hợp lý vì năm sau (1595) là năm bá tước Southampton có liên hệ với Elizabeth Vernon và kết quả là
những xáo trộn đáng kể sau đó.
Ngưòi đàn ông thứ hai là William Herbert, 3rd Earl of Pembroke (8 April 1580-10 April 1630).
Bá tước Pembroke kém Shakespeare 16 tuổi. Nếu những bài thơ sonnet làm vào những năm trước
1595, khi Shakespeare cỡ ngoài 30 thì lúc đó Herbert mới cỡ tuổi 15. Và dù cho gia đình Herbert có
ngắm nghé tìm vợ có nhiều tiền cho Herbert thì sự liên hệ giữa Herbert và Shakespeare vào thời điểm
đó cũng không đủ thân thiết để ông có thể làm một loạt bài thơ ca tụng thiếu niên nhỏ tuổi này và
khuyến khích chuyện lập gia đình.
Tuy nhiên đến năm Herbert 20 tuổi (1600) thì Herbert có mối tình với một người đàn bà mang
tên Mary Fitton (mà có giả thuyết cho rằng người đàn bà này là mẫu hình cho nhân vật Dark Lady của
ông). Cuộc đời tình cảm của vị bá tước này rất sóng gió và liên hệ đến nhiều người đàn bà khác nhau,
nên nếu Shakespeare đã dùng vị bá tước Pembroke này để làm nhân vật đàn ông trẻ thứ hai trong thơ
sonnet của ông thì cũng không có chi lạ.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
20
Shakespeare là một nhà viết kịch nổi tiếng trên toàn thế giới, ông đã viết sonnet xen kẽ với kịch
bản trong thời gian từ 1592 đến 1598 (28-34 tuổi). Nếu thơ ông có mang những nhân vật giả tưởng, và
ông đặt ông vào vị trí người thơ trong những bài sonnet đó thì tưởng cũng không lấy gì làm ngạc nhiên
quá đáng.
Trong tập 154 bài sonnets, một số lớn (1-126) là những bài thơ nói với một người đàn ông trẻ
mà nhà thơ có một liên hệ tình cảm sâu xa. Mười bẩy bài thơ đầu tiên nhà thơ cố gắng thuyết phục
người đàn ông trẻ này nên lấy vợ và có con, viện dẫn đứa trẻ con trai sinh đẹp sẽ giống bố làm bố trở
nên bất tử với thời gian. Những bài còn lại phân tích những lúc đẹp tuyệt vời và những lúc không hay
trong mối liên hệ với ngôn ngữ gợi cảm, sự thôi thúc khôn nguôi. Phần còn lại (127-154) trừ hai bài
chót, nói với một người đàn bà không có tông tích, chỉ được biết như là một Dark Lady, với những ám
ảnh kỳ lạ. Hai bài kết thúc (153-154) là bản dịch hay phỏng theo huyền thoại về Cupid, đuợc mang vào
tập sonnet, mục đích vẫn còn là nghi vấn, có người cho rằng đó chỉ là một cách mà nhà xuất bản đã
mang vào theo chiếu lệ.
Hai bài thơ trong tập Sonnet 154 bài của Shakespeare.
Những bài thơ sonnet của Shakespeare nói chung viết gồm 3 tứ cú âm hệ: abab-cdcd-efef, và hai câu
kết liên vận gg phát triển theo lối bố cục, chứng minh, khai triển và kết luận.
Bài sonnet thứ 2 trong 17 bài đầu tiên ông viết cho một người đàn ông trẻ, thúc dục người này
lấy vợ, có con, và truyền cái đẹp của anh cho đứa con trai ra đời. Ngoài đời Shakespeare lấy vợ rất sớm
năm 18 tuổi và có ba con (hai gái một trai) trước khi rời nhà lên London làm việc. Phải chăng những
bài thơ mượn tiếng thúc dục người đàn ông trẻ lấy vợ chính là lời nói của nhà thơ về chính ông?
Trong bốn câu đầu nhà thơ viết dù anh bây giờ còn trẻ rất đẹp, nhưng bốn mươi năm sau trán
nhăn đâu còn cái đẹp như xưa nữa. Phân tích cái đẹp hiện tại, ý nghĩa về cái đẹp, làm sao trả lời ngoài
cách xụ mặt với cảm tưởng ngượng ngùng vì anh mất cái đẹp rồi. Nhưng có cách chứ, đó là anh sẽ
hãnh diện nói về đứa con sẽ nối tiếp mang những đẹp của anh trong tương lai, và cái đẹp đó sẽ không
bao giờ mất vì được nối tiếp mãi mãi. Nhà thơ dường như thơ thới vì đã tìm ra giải pháp để truyền cái
đẹp bất tử với thời gian.
Sonnet No. 2
When forty winters shall beseige thy brow,
And dig deep trenches in thy beauty's field,
Thy youth's proud livery, so gazed on now,
Will be a tatter'd weed, of small worth held:
Then being ask'd where all thy beauty lies,
Where all the treasure of thy lusty days,
To say, within thine own deep-sunken eyes,
Were an all-eating shame and thriftless praise.
How much more praise deserved thy beauty's use,
If thou couldst answer 'This fair child of mine
Shall sum my count and make my old excuse,'
Proving his beauty by succession thine!
This were to be new made when thou art old,
And see thy blood warm when thou feel'st it cold.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
21
Bài sonnet số 2
"Khi bốn mươi năm khắc hằn thêm tuổi,
Làm nhăn nheo khuôn mặt đẹp anh mang,
Đầy kiêu hãnh mà mọi người đang ca ngợi,
Sẽ chỉ còn giá trị như đám cỏ nhàu hoang:
Lúc bấy giờ thì hỏi anh cái đẹp còn đâu,
Bảo vật của những ngày xưa hùng tráng,
Rồi anh trả lời với đôi mắt trùng sâu,
Là bẽn lẽn là ngượng ngùng không tươi sáng,
Thay vào đấy nếu anh duy trì cái đẹp,
Hãnh diện nói “Đây cái đẹp của con tôi,
Nó thừa hưởng từ tôi không chối được”
Là con anh anh cho hết không thôi!
Nó là mùa xuân khi tuổi anh già cỗi,
Là máu nóng làm ấm anh trong khí lạnh đông hàn.
(Sóng Việt Đàm Giang phỏng dịch)
Bài thơ Sonnet số 18
Bài thơ này là bài chuyển tiếp sau bài bài số 17, mà các nghiên cứu gia cho rằng từ bài 1 đến 17 ông
viết về tình cảm của ông với một thiếu niên trẻ và đẹp.
Nói một cách tổng quát, tác giả so sánh ngày hè với một thiếu niên trẻ đẹp. Ngày hè với tác giả
sao thiếu thốn quá: quá ngắn, quá nóng, quá phũ phàng, đôi khi quá u ám, nhưng kỳ lạ làm sao là người
thiếu niên trẻ đẹp ở đây lại được ví với những cái đẹp nhất của ngày hè như mát mẻ, ôn hòa, ấm áp,
như duyên dáng nụ hoa tháng Năm, và những cái đẹp này đã được mang ca tụng đến độ tuyệt vời khi
so sánh với ngày hè.
Trong câu đầu tiên, ta thấy tác giả bài thơ cân nhắc và tự hỏi sự so sánh người đẹp này với mùa
hè có cần không vì ông đã có câu trả lời, nhưng ông vẫn cứ kể cho độc giả nghe. Người đẹp này quá
đẹp, đẹp từ tính tình đến ngoại diện.
Sang đoạn hai, nhà thơ chứng minh sự khác biệt giữa mùa hè, và người đẹp. Mùa hè có thể
mang gió tháng Năm, làm rơi rụng hoa, có thể nắng gắt quá, có thể tẻ nhạt quá khi bị mây xám che mặt
trời, tuy nhiên người đẹp của tác giả thì dù trải qua những trắc trở, những hủy hoại phũ phàng của thời
gian, vẫn không thay đổi, vẫn đẹp. Tại sao thế nhỉ, cái đẹp bất diệt, cái đẹp vĩnh cửu ở đây có phải là
cái đẹp thể chất không hay là một cái đẹp khác quý hơn.
Sự khai triển và ca tụng cái đẹp vĩnh cửu đã hiện ra qua những câu chót của bài thơ: phải, chỉ có
thơ, chính thơ mới mang được cái đẹp vĩnh cửu tồn tại với thời gian, chỉ có thơ được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác mới làm cái đẹp được bất tử.
Những hàng thơ bất tử hay chính là những hàng thơ của Shakespeare sẽ mãi mãi tồn tại với thời
gian. Shakespeare nói về bài thơ như thể chính là nói về ông, ông sẽ bất tử với thời gian, tên ông sẽ lưu
lai ngàn năm sử sách. Và quả thế, người ta chỉ biết đến một tên ông, nào có ai cần biết người thanh niên
đẹp trai này, hay trong những bài thơ viết sau đó về người đàn bà tóc màu xẫm, da ngăm, là ai đâu.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Sonnet 18
Shall I compare thee to a summer's day?
Thou art more lovely and more temperate:
Rough winds do shake the darling buds of May,
And summer's lease hath all too short a date:
Sometime too hot the eye of heaven shines,
And often is his gold complexion dimm'd;
And every fair from fair sometime declines,
By chance, or nature's changing course, untrimm'd;
But thy eternal summer shall not fade,
Nor lose possession of that fair thou owest;
Nor shall Death brag thou wander'st in his shade,
When in eternal lines to time thou growest;
So long as men can breathe, or eyes can see,
So long lives this, and this gives life to thee.
Khúc Thi ca số 18 của Shakespeare
Tôi sẽ so sánh em với ngày hè đây nhé
Dù biết em đáng yêu và thuần hậu hơn đầy
Phũ phàng gió tháng Năm lắc nụ hoa vừa hé,
Mượn mùa hạ thật quá ngắn cho một ngày
Mặt trời khi chiếu sáng, rực nóng gay gắt quá
Cũng có lúc sắc vàng bị mây xám phủ mờ
Và mọi vẻ dù đẹp, cũng có thể biến hóa
Thành tẻ nhạt thiên nhiên do thay đổi không ngờ
Nhưng mùa hè vĩnh cửu nơi em sẽ bất diệt
Chẳng mất đi cái đẹp sở hữu em đang mang
Ngay thần chết, không thể khoe có em dưới chướng
Khi em bước vào thơ vĩnh cửu với thời gian
Khi nhân loại còn thở, mắt thế gian còn thấy
Thì thơ này còn sống, tiếp sống mãi cho em. ■
(Sóng Việt Đàm Giang phỏng dịch)
Sóng ViŒ
ViŒt ñàm Giang
22
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Il est de clairs matins, de roses se coiffant.
Ces matins-là je vais joyeux comme un enfant.
Il est de mornes jours, où las de se connaitre,
Le coeur vieux de mille ans, s’assied sur son butin,
Où le plus cher passé semble un décor déteint,
Où s’agite un vague et minable cabotin.
Il est de mornes jours las du poids de connaitre,
Et, ces jours-là , je vais courbé come un ancêtre.
Il est des nuits de doute, où l’angoisse vous tord,
Où l’âme au bout de la spirale descendue,
Pâle et sur l’infini terrible suspendue,
Sent le vent de l’abîme et recule éperdue!
Il est des nuits de doute, où l’angoisse vous tord,
Et ces nuits-là, je suis dans l’ombre comme un mort. ■
24
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
TRANSLATION IN VIETNAMESE
of the poem
“IL EST D’ÉTRANGES SOIRS”
“ NHỮNG CHIỀU LẠ LÙNG “
Bản dịch Việt ngữ do
David Lš Lãng Nhân
Những chiều lạ lùng hồn hoa lãng đãng
Trong không gian gờn gợn nỗi ăn năn
Tiếng thở dài vương theo sóng lặng trầm
Tim thầm kín tìm về môi lịm chết
Những chiều lạ lùng hồn hoa lãng đãng
Nghe trong tâm như phụ nữ dịu hiền.
Những sáng tinh sương, hoa hồng trang điểm
Hồn reo vui tuôn khe đá suối xanh
Chuông đổ vang trời tim vọng Phục sinh
Thể xác nguyên trinh, tinh thần vô nhiểm.
Những sáng tinh sương, hoa hồng trang điểm
Những bình minh đi, vui như trẻ thơ.
Những ngày buồn trơ, chán chường bỡ ngỡ,
Tim cỗi nghìn năm ngự trị hình hài,
Quá khứ tranh xưa, mầu đã nhạt phai,
Thấp thoáng chập chờn, bóng người kịch sĩ.
Những ngày buồn tẻ, nặng nề chán ngấy,
Những ngày xưa ấy, lưng còm tôi đi.
Những đêm hoài nghi, hãi hùng, khiếp đảm
Hồn treo lơ lững, trôn ốc xoáy quanh,
Lưng trời tái xanh đong đưa vô tận,
Nghe gió vực sâu, lùi lại kinh hoàng.
Những đêm hoang mang, hãi hùng khiếp đảm,
Những đêm tối thẩm, tôi như chết đi. ■
David Lš Lãng Nhân
Madison, AL June 2014
25
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Đối nhân sinh chi tín vi nhân tâm chi kì vọng ■
好像
(斐雪波詩
斐雪波詩-相梅居士譯
斐雪波詩 相梅居士譯)
相梅居士譯
好像
雨為土地之渇望
好像
詩中心事為黄昏之希望
好像
飛鳥為天空之仰望
好像
對人生之信為人心之奇望.
對人生之信為人心之奇望 ■
Dịch nghĩa bản Hán ngữ:
HÌNH NHƯ
Thơ Phi Tuyết Ba- TMCS dịch
Hình như
Mưa là cơn khát vọng của ñất ñai.
Hình như
Tâm sự trong thi ca là niềm hi vọng của hoàng hôn.
Hình như
Chim bay là sự ngưỡng vọng của bầu trời.
Hình như
Đức tin vào nhân sinh là kì vọng của lòng người. ■
TRỞ VỀ VỚI MẸ TA THÔI
Đồng Đức Bổn
Trở về với mẹ ta thôi,
Lượm bao la một khoảng trời ñắng cay.
Mẹ không còn nữa ñể gầy
Gió không còn nữa ñể say tóc buồn.
Người không còn dại ñể khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn ñất mềm.
Tôi còn nhớ hay ñã quên
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ,
Nhuộm tôi hồng những câu thơ
Tháng năm tạc những vết nhơ của trời.
Trở về với mẹ ta thôi
Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ. ■
27
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
CÔ ĐƠN TOÀN VŨ TRỤ
TMCS dịch
Cô ñơn nhất phiến nguyệt
Lưu lãng ngoại thiên biên
Thử ñịa cầu ñồng dạng
Cô ñơn vô số niên.
Thiên vạn ức tinh tú
Song tinh bất khả tầm
Thái dương cực xán lạn
Hải ñế hoàng hôn trầm. ■
孤單全宇宙
(相梅居士譯
相梅居士譯)
相梅居士譯
孤單一片月
流浪外天邊
此地球同樣
孤單無數年
千萬億星宿
雙星不可尋
太陽極燦爛
海底黃昏沉 ■
THE WHOLE UNIVERSE IS SOLITARY
Translation by TMCS
In the firmament, the moon wanders all alone,
In the same way
Since five billion years ago
The Earth has wandered till today.
Among myriads of twinkling stars
None of them is another one’s sweet heart.
Even the so bright sun
At sunset sinks lonely into the ocean. ■
29
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Mademoiselle l'aventure
par Francis Cabrel
(Transmis par Nguyễn Đắc Hiếu via courriel. Merci)
Poème dédié à la mère d'une petite vietnamienne de cinq mois que le chanteur a adoptée.
Mademoiselle l'aventure
Vous avez posé sans bruit
Roulé dans sa couverture
Un petit ange endormi
On arrivait de nulle part
On l'a serré contre nous
Ce qui ressemble au hasard
Souvent est un rendez vous
Mademoiselle le mystère
Evanoui pour toujours
Vous serez toujours la mère
Nous serons toujours l'amour
C'est le livre qu'on partage
Et nous voilà réunis
Au matin de chaque page
On vous remercie
Vous avez l'âge où l'on s'amuse de tout
De rien, de son corps
Pas de témoin je présume
Juste la lune et encore
Et ce trésor cette colombe
Qui vous avait ralentie
Vous l'avez posée dans l'ombre
Et l'ombre vous a reprise
Cette petite âme blanche
Elle sera née deux fois
La première entre vos hanches
Le seconde entre nos bras
La force que cela lui donne
C'est de l'éclat de diamant
On veut le dire à personne
30
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
A vous seulement
Vous avez l'âge où l'on s'amuse de tout
De rien de son corps
Pas de témoin je présume
Juste la lune et encore
Et ce trésor cette colombe
Qui vous avait ralentie
Vous l'avez posé dans l'ombre
Et l'ombre vous a reprise
Vous êtes sûrement très belle
Comme ce petit miroir de vous
Qui s'endort contre mon aile
C'est tout ce que je sais de vous
Mademoiselle. ■
Tình Cûa CÕ
Dã Thäo
Vui Xuân
Chúc người lại ngẫm đến ta
Xuân sang vẫn nhớ vẫn là nằm không
Tuổi đời mấy sợi lòng thòng
Đêm khuya gãi háng phập phồng ra thơ
Nghĩa tình rồi cũng bơ vơ
Thôi đành mượn đỡ bạn hờ chuyện chơi
Mây mưa chán ngấy cuộc đời
Tơ tình, Cỏ dệt mấy lời chúc nhau
Chúc người vội vã chơi mau
Chơi đi, chơi lại, má đào nhạt phai
Chuyện đời héo hắt trần ai
Hai mình cộng lại miệt mài qua vui. ■
31
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Dã Thảo / TÌNH CỦA CỎ
(Tặng người bạn tri kỷ của tôi – 18/1/1990)
Chia Tay
Sáng nay phố lạnh, ướt đẫm mưa bay
Có kẻ ra đi tiếc nuối những ngày
Có người ở lại tâm tư vương vấn
Thứ hai thật buồn, da diết mưa bay
Bao nhiêu tháng ngày ta đã quen nhau
Chẳng tình, chẳng lạ, trước cũng như sau
Thời gian chấp cánh tung bay theo gió
Ngẩn ngơ nhìn lại, lòng bỗng nao nao
Bây giờ đâu đó người có nhớ ta ?
Một lần gặp gỡ, cũng thế, cũng là
Ta về dệt mộng lên đời băng giá
Miệt mài suy luận, TA - NGƯỜI lại xa
Chẳng tiếc, chẳng buồn giây phút ngất ngây
Vòng ôm nới lỏng, môi hôn chưa đầy
Ta đành ướp giữ men tình cay đắng
Ngẩng mặt nhìn đời, thế sự cuồng quay
Mặn nồng ân ái, rồi cũng phải quên
Tình Bạn, Tình Yêu, thế cũng chẳng bền
Cho nhau không trọn, tình tôi xin giữ
Trả lại cho người những thoáng mông mênh. ■
32
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Dã Thảo / TÌNH CỦA CỎ
(Viết cho một lần chia tay – 4/3/1985)
Beware...
David Lš Lãng Nhân
Beware …my dear
Of the children laughing
Under the shade of tall trees
Hear
The rain rush on the roof
Running water in the gutter
Feel September…
Autumn is here
Spreading her wing
Of silky hair…
Grasp it gently
Forget not
To smell the air
What a magic day
Today
For Nature infant
To rejoice in abundance
Absolute in relative moment
A day to ourselves
To sing and dance. ■
Madison, AL, September 2014
33
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Täo ThÜ®ng Khán M¶c Lan Viên
Thanh Trà Tiên Tº, tảo thượng 18.7.14
Kim triêu nhàn khán Mộc Lan Viên
Lãng lãng bạch vân phiêu mãn thiên
Lãnh lãnh đông phong xuyên đại địa
Càn Khôn bất việt quá vô biên…■
早上看木蘭園
今朝閒看木蘭園
浪浪白雲漂滿天
冷冷冬風穿大地
乾坤不越過無辺 ■
青茶 仙子
Sáng Sớm Ngắm Vườn Mộc Lan
Sớm nay nhàn ngắm Mộc Lan Viên
Mây trắng nhẹ nhàng bay mãn thiên
Lành lạnh gió đông xuyên đại địa
Càn Khôn chẳng vượt quá Vô Biên. ■
Thanh Trà Tiên Tº
34
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Trái Nhung. Trái Say
Song Nghiên
Trái Nhung (trái say). Hình internet
Dáng say bầu dục thuôn xinh
Nhẹ bông bé bỏng một mình vô tư
Thân say che một lớp tơ
Mịn như nhung phủ nên thơ lạ thường
Trái non đen thẳm dễ thương
Hái xuống dần chín ửng vương nâu vàng
Vỏ say giòn mỏng ngoài mang
Nhẹ tay ấn vỡ mịn màng cơm say
Đặt say trên lưỡi lạ thay
Dính, tan trong miệng vi thanh chua mời
Thế rồi chất ngọt buông lơi
Rủ ta vào cõi xa vời mêng mông
Tên say còn gọi là nhung
Phải chăng là để nhớ mình ngày xưa? ■
Nghiêên
Song Nghi
Mùa Hè 2014
35
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
The Blue Velvet Dress
Sóng ViŒt ñàm Giang
O deep blue velvet dress!
With two laps that caress
Swaying along her steps
The girl carrying her best.
Smooth uncurled hair flow
Spreading o'er her shoulders low
Framing her pink cheeks
So gracefully glow.
O her beautiful eyes!
Full of mystery lines
Reflect the autumn lake
From an artistic mind.
Is she an angel?
Fallen from cloudland
Holding the magic wand
Help me make wonderland.
As if in my dream life
I weave every night
Dreams, dreams to my muse
All romance of mine.
In the world we share
Same space and fresh air
The moment we met
Love stricken it glares. ■
Sóng ViŒ
ViŒt ñàm Giang
36
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
37
ChÌ Nam Cung
Thanh Trà Tiên Tº
Vũ trụ bao la. Trời xanh mêng mông. Gió hiu hiu phiêu du mang theo những áng mây bồng bềnh nhẹ
trôi...
Tại hạ giới, cảnh sắc hữu tình. Trùng dương mênh mang sóng vỗ. Giữa biển xanh nổi lên một
một hòn đảo vừa xinh đẹp vừa thơm hương. Hòn đảo đó có hình chiếc lá và mang tên Đài Loan. Thủ đô
của xứ sở này là Đài Bắc, một thành phố yên vui đông đúc. Chiều hè hôm đó, trên nền trời Đài Bắc
xuất hiện một áng mây từ phương xa tới, lững thững bay. Gió vi vu ru giấc an bình…
***
Trên ngọn Hầu Sơn phía đông nam Đài Bắc, Thục Vân và gia đình đang ngồi chơi vui vẻ tại Thượng
Dương Trà Đường. Thục Vân pha trà Quế Hoa Thiết Quan Âm mời cả nhà. Thiết Quan Âm Trà là một
trong các danh trà của vùng Hầu Sơn, Mộc Sách. Ướp hương Quế Hoa, trà thơm ngọt ngào khiến người
uống như lạc vào tiên giới.
Sau vài tuần trà, Thục Vân chải tóc, cài
trâm, rồi thanh nhàn dạo chơi trong núi. Mùa hè
nhiệt đới vừa nóng vừa ẩm khiến hương rừng
quyện hương nắng tạo thành một mùi thơm hăng
hắc hoang dại. Thục Vân tha thẩn trong rừng,
xem hoa ngắm cảnh. Chẳng mấy chốc, nàng thấy
một đoạn đường thẳng tắp dẫn tới một khu đạo
cung. Trước mắt nàng là một phiến đá lớn, trên
đó khắc bốn chữ: Thông Thiên Đại Đạo. Thục
Vân đưa mắt quan sát. Giữa vùng non ngàn xanh
ngắt, sau rặng tùng cổ thụ thấp thoáng hiện ra
những mái ngói cong cong với bao thân rồng uốn
lượn và những cột trụ đỏ bóng ôm quanh các bảo
tháp. Phía xa xa sau một cổng trời là mờ ảo mây
bay. Trước cổng trời dựng một lò Bát Quái luyện
linh đan có ba con rồng vàng uốn mình trấn giữ.
Thục Vân ngỡ ngàng thốt lên:
- Tiên Công Miếu…, là đây sao?
- Không sai. Tiên Công Miếu có tên gọi
chính thức là Chỉ Nam Cung. Cô nương từ xa
tới, mời dạo thăm đạo cung của chúng tôi. Xin cô
nương tự nhiên.
Một đạo sĩ chậm rãi bước tới chào. Người
này đã đứng tuổi, tóc hoa râm, giọng trầm ấm, cử
chỉ hòa nhã khoan thai. Thục Vân lễ phép đáp
chào.
Vị đạo sĩ giới thiệu đạo cung cho Thục Vân rồi hướng dẫn nàng đi tham quan chính điện và
thắp nhang tại tiền đường. Chiều hôm đó vắng người, hương khói quyện làn ảo diệu và nhẹ tan vào bốn
bề tĩnh lặng. Lát sau, Thục Vân ngẩng lên nhìn, vị đạo sĩ đã đứng trong chính điện nhìn nàng mỉm cười,
rồi bóng ông khuất sau những cột son trụ đỏ. Thục Vân thong thả bước dọc theo dãy hành lang chạy
ôm vòng theo sườn núi. Nàng đưa mắt nhìn quanh…
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
38
Đài Bắc nằm giữa chập trùng rừng núi và êm đềm sông nước. Sau lưng Chỉ Nam Cung là vùng
núi rừng trùng điệp. Xa xa dưới chân ngọn Hầu Sơn, những dòng sông Đạm Thủy, Cơ Long Giang, Tân
Điếm Khê, và Đại Hán Khê êm đềm lượn qua bao khu phố xá trù phú. Phía bắc dòng Cơ Long Giang
và trên khu Sĩ Lâm là dãy Dương Minh Sơn nổi tiếng với những suối nước nóng và đồi hoa đẹp. Giữa
bức tranh phong cảnh ngoạn mục với thanh sơn bạc thủy ấy, Chỉ Nam Cung hiện lên trên ngọn Hầu
Sơn như một cõi thần tiên, vừa huyền bí vừa uy linh.
Chỉ Nam Cung được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và mang nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc
Trung Hoa với hai gam màu đỏ, vàng rực rỡ và những đường nét điêu khắc chạm trổ vô cùng tinh xảo.
Ngoài hai gam màu chính đó, màu trắng và xanh cũng được pha trộn tạo nên sự sinh động rất đặc biệt.
Các biểu tượng như Bát Quái, Hồ Lô, Lão Tử, và các bức tranh minh họa những điển tích của Đạo giáo
thường được thấy tại nhiều nơi trong điện chính cũng như các điện phụ, ở ngoài sân cũng như dọc theo
những lối đi dẫn tới các điện thờ khác nhau trong núi. Trong số đó có cả những ngôi chùa của Phật giáo
và miếu thờ Khổng giáo. Để tỏ lòng tôn kính, Thục Vân thắp hương tại tất cả các điện thờ và bảo tháp
nàng có duyên đặt chân tới. Tam giáo đồng nguyên và đều dạy chúng sinh hướng thiện.
Chỉ Nam Cung thờ Lã Động Tân. Trong Tiên Học của Trung Hoa, Lã Động Tân là một vị trong
Bát Tiên và được các đạo sĩ của Đạo gia tôn sùng. Theo lịch sử Đạo giáo, ông là Sư Tổ sáng lập Thuần
Dương phái. Theo điển tích Hoàng Lương Mộng (giấc mộng nồi cháo kê vàng), Lã Động Tân sinh đời
Đường, học tài thi phận. Một hôm sau khi thi hỏng, ông nghỉ tại một quán trọ. Nơi đây, ông đã gặp đạo
sĩ Hán Chung Li Quyền (cũng là một vị trong Bát Tiên). Hán Chung Li đặt một nồi cháo kê lên bếp rồi
đưa cho Lã sinh một chiếc gối bảo kê đầu mà ngủ trong lúc chờ cháo chín. Trong mộng, Lã sinh thấy
mình đỗ Trạng làm quan. Cuộc sống thăng trầm trải qua dăm chục năm. Lã Động Tân làm quan đến tận
Tể Tướng, vợ con đề huề. Sau đó ông gặp đại hạn, bị vu oan và bị giải ra pháp trường. Đến đây, Lã sinh
hoảng hồn thức giấc và thấy nồi cháo còn chưa chín. Nhận ra đời người chỉ như kiếp phù du, Lã sinh
theo Hán Chung Li Quyền tu tiên. Những truyện kiếm hiệp của Kim Dung kể nhiều về Toàn Chân giáo
do Vương Trùng Dương sáng lập. Tương truyền Vương Trùng Dương đã được Lã Động Tân đích thân
truyền pháp. Bởi vậy, Lã Động Tân cũng được coi là một vị trong Ngũ Tổ của Toàn Chân giáo.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
39
Bên cạnh Chính Điện thờ Ngọc Đế là Điện thờ Tam Thanh gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh
Bảo Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân (tức Đạo Đức Thiên Tôn). Lão Tử được coi là một hóa thân
của Thái Thượng Lão Quân. Trước điện Tam Thanh, trong phút trầm tư, Thục Vân cảm thấy lòng ấm áp
như nắng xuân, thanh ngát như hương trà, và mát rượt như dòng nước. Bên tai nàng như vẳng tới lời
dạy của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: “Thiên hạ nhu nhược mạc quá ư thuỷ, nhi công kiên cường giả
mạc chi năng thắng, kỳ vô dĩ dịch chi. Nhu thắng cương, nhược thắng cường. Thiên hạ mạc bất tri,
mạc năng hành.” Câu đó tạm dịch như sau: Thiên hạ mềm yếu thì không gì bằng nước, mà sức mạnh
thì không ai thắng được, không gì thay thế được. Mềm thắng cứng; yếu thắng mạnh, lẽ đó ai cũng biết
mà không thực hành được. Quả thật, nước mềm mại không có hình dạng cố định nhưng lại uyển
chuyển linh hoạt, và có sức công phá mãnh liệt; nhiều người chúng ta biết lẽ đó, song mấy ai giữ được
lòng mình mềm như nước?!
Lát sau, Thục Vân tìm tới một tiểu đình bát giác trên núi. Nhìn ra thung lũng, nàng ngồi lặng
yên, tĩnh tâm ngắm hoàng hôn dần buông. Sau là núi, trước là mây, phía dưới là sông, bốn bề là mênh
mông vũ trụ. Vạn vật vạn sự trên đời, tất thảy như hiện hữu, và tất thảy như hư vô... Tồn tại và phi tồn
tại đối nghịch mà song song như Âm Dương tương sinh tương khắc, như các cặp Càn Khôn, Đoài Cấn,
Ly Khảm, Chấn Tốn trong Bát Quái chuyển động và biến hóa không ngừng. Mắt hờ khép, Thục Vân
quán tưởng từng hơi thở, dẫn khí theo một số huyệt đạo trong thân thể cho đến khi hơi thở nhẹ như
không còn thở, thân mềm mại như không còn thân. Nàng cảm thấy mình tan như áng mây hiền hòa
mong manh, chớp mắt tụ rồi tan, tan lại tụ, phù du sóng nước bồng bềnh tầng không dẫu đã trải qua vô
lượng kiếp vẫn chẳng thể thấu đáo được cái siêu việt vượt lên trên hết thảy muôn vàn xoay vần biến
chuyển tạo nên vũ điệu vô thuỷ vô chung bất tận của vũ trụ - cái vi diệu vô ngôn...!
Thuở xưa, Lão Tử tiên sinh đã từng dạy trong Đạo Đức Kinh “Đạo khả đạo phi thường Đạo.
Danh khả danh phi thường danh”. Đạo mà có thể đàm đạo được thì không phải là chân lý thường hằng.
Tên mà có thể gọi được thì không phải là tên thường hằng. Chúng ta đặt biết bao danh từ gọi tên để
phân biệt và nhận thức vạn vật trong thế giới ngoại cảnh: nào vua tôi, gia đình, cha, mẹ, con cái,
trường, lớp, bàn, ghế, nhà, cửa, sông, núi, mưa, nắng, trăng, sao…; Chúng ta cũng đặt tên cho vạn sự
trong thế giới nội tâm để phân biệt và nhận thức hàng ngàn cung bậc tình cảm và muôn vàn ý tưởng ở
các mức độ trừu tượng khác nhau như yêu, thương, quý, mến, ghét, hận, oán, hờn, hạnh phúc, bi, ai,
chính, tà, phải, trái, định nghĩa, định lý, văn, thơ, lý tưởng, chủ nghĩa, chế độ, pháp luật, chính sách…
Rõ ràng không thể phủ nhận được sự cống hiến của ngôn từ và văn tự. Loài người chúng ta sáng tạo ra
ngôn từ, câu cú, và văn chương để giúp chúng ta quan sát từ thiên nhiên đến xã hội, đặt tên để phân
biệt, học hỏi, nghiên cứu, phát triển và truyền đạt kiến thức để xây dựng xã hội loài người và phát triển
thiên nhiên. Ngôn từ văn tự giúp chúng ta truyền tải thông tin và tổ chức xã hội, giáo dục đào tạo, đặt
ra pháp luật, xây dựng nền kinh tế, phát triển công nghệ tiên tiến, trau dồi năng lực trí tuệ, trao gửi tình
cảm, phát triển văn nghệ, hội họa, kiến trúc… Thế nhưng, hình như đã nhiều lúc chúng ta lại chìm đắm
trong ngôn từ và văn tự, bám chấp vào chữ nghĩa trên sách vở và các văn bản pháp luật, hợp đồng, luật
lệ giữa cá nhân, đoàn thể, quốc gia, các công thức khoa học tự nhiên, lý thuyết xã hội học, thậm chí
hình thức tâm linh, tôn giáo… Ví dụ như chúng ta đặt ra các quy ước thời gian (niên đại, tháng năm,
ngày giờ, phút giây, tuần trăng, tiết, can chi…) để nhận biết, đánh dấu, và thông tin với nhau về các
mốc điểm trong dòng chảy từ quá khứ (cái đã qua), hiện tại (cái đang hiện hữu), tới tương lai (cái chưa
tới), để phối hợp các hoạt động của chúng ta với nhau. Nhưng rồi chúng ta bị thời gian ‘cướp’ mất tự
do. Cuộc sống chúng ta từng ngày từng giờ đều được hoạch định theo các thời gian biểu và lịch trình:
chúng ta phải ở đâu, làm gì, và vào lúc nào. Dường như loài người đang có nguy cơ dùng ngôn từ văn
tự để vẽ ‘bản đồ’ cho trái tim và dựng ‘công thức’ cho khối óc của chính mình. Hãy ngẫm suy về các
cuộc khủng hoảng kinh tế, các cuộc xung đột và nguy cơ chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới ngày
nay. Có phải không chúng ta đang trói buộc chính mình vào các kế hoạch tài chính, chiến lược kinh
doanh, chính sách kinh thế, chủ nghĩa dân tộc hay tôn giáo cực đoan trên hình thức, mà quên đi rằng
chúng chỉ là phương tiện thay vì mục đích cứu cánh? Hãy ngẫm suy về sự biến đổi khí hậu và mất cân
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
40
bằng sinh thái, các thiên tai, sóng thần và động đất… Phải chăng chúng ta đang rời xa vạn hữu thiên
nhiên bao la và tự do không ngôn từ văn tự từ thuở hồng hoang, “Đạo bất khả Đạo, Danh bất khả
Danh”…
“Thuở Hồng Hoang vạn vật đồng Nhất Thể
Khí Hạo Nhiên, Thái Cực ấy vô chung
Sấm chớp giăng, thác lũ, Hỏa sơn phun
Âm Dương hệ Tạo Quân bình Vũ trụ
….
Người trở lại với Thiên nhiên cao cả
Sống Hòa hài cùng Tạo vật sinh linh
Hạt sương mai Âm Chí đọng trên cành
Hòa ánh sáng Thái Dương trong nắng ấm.”
(Trích Thuở Hồng Hoang - David Lý Lãng Nhân)
***
Vũ trụ bao la. Trời xanh mênh mông. Áng mây hiền hòa, như mộng như mơ.
Làn gió vi vu, như lời hát ru, như tiếng gọi xa xôi…
Ta còn nồng say, ta còn trong mơ,… mộng hồ điệp! Ai là ta hay ta là ai..? ■
Thanh Trà Tiên Tº
Tài liệu tham khảo
Anagarika Govinda. Đường Mây Qua Xứ Tuyết. Dịch giả: Nguyên Phong.
http://www.phatphaponline.org/kinh/Ebooks/Sach-Noi/Quoc-Te/Duong-May-Qua-Xu-Tuyet-LatMa-Anagarika-Govinda-Nguyen-Phong.pdf
David Lý Lãng Nhân. Thuở Hồng Hoang. Firmament. January 2010. page 64.
thehuuvandan.org/firmamentjanuary2010.pdf
Fritjof Capra Đạo của Vật lý. The Tao of Physics. Dịch giả: Nguyễn Tường Bách.
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Dao-Cua-Vat-Ly-Nguyen-Tuong-Bach-Dich.pdf
Lão Tử, Đạo đức Kinh. Nguyễn Hiến Lê,
http://hoavouu.com/images/file/_fpY9GAx0QgQAKws/daoduckinh-nguyenhienle.pdf
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
41
ChuyŒn ñÒ HÜ
(Ti‰u Lâm SÜu tÆp)
David Lš Lãng Nhân
Thầy Đồ Hư rất háu ăn. Thầy có một cuốn sổ tay ghi chép kỷ lưỡng ngày đám giỗ của những nhà giàu
có trong xóm. Hễ tới ngày, thầy bịch khăn đóng mặc áo the dài, mang giày hàm ếch, che dù, đến nhà
có đám, đứng lãng vãng trước cỗng.. Chủ nhà thấy thế buộc lòng ra cỗng mời thầy vô. Thầy từ
chối,viện lẽ là sách có câu : “ Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo…” Thầy để cho gia chủ năn nỉ thầy
mới chịu ngồi vào bàn. Tuy vậy, thầy còn nói câu thòng rằng : Tui nễ lòng gia chủ nhập tiệc, nhưng
chỉ xin phép chắm chút qua loa thôi, vì lẽ sách có câu : Hễ “Thực đa tắc bất thủ phần”; hễ “ ăn thiệt
tình thì không lấy phần quà về cho cháu” …
Chuyện kể tiếp rằng :
Thầy Đồ Hư một hôm được Huyện Buớng chính thức mời ăn giỗ. Thầy dẫn theo một thằng bé học trò.
Đến nhà khách, thầy đuợc mời vô bàn tiệc, để thằng bé đứng chờ trước cỗng. Đồ ăn ngon quá , thầy
Đồ Hư tha hồ ăn nhậu ngấu nghiến…khỏi phải viện cớ “ thực thiểu thực đa… ”, thầy ăn rất …”thiệt
tinh”. Thầy còn lấy hai cái bánh ếch nhân đậu thơm phức gói lại, đưa cho thằng bé học trò dặn nó cất
đi, rồi thầy trở vô tiếp tục…ăn nửa!
Trên đuờng về, thầy hỏi thằng bé hai cài bánh ếch tao đưa cho mầy giữ ở đâu? Thằng bé thưa: con ăn
mất rồi. Thầy quát: “ Tao bảo cất chớ đâu bảo cho mày ăn mà mầy dám ăn!” Thằng bé khóc, nói tại
con đói quá mà…Rồi nó lủi thủi đi sau lưng thầy, Thầy quay lại cự nự : Bộ mầy là cai tù sao mầy đi sau
lưng tao? Thằng bé chạy lên phía trước. Thầy quát: Bộ mầy là thầy tao sao đi phia trước ? Thằng bé
lùi lại ngang hàng. Thầy càng nổi sùng: Bộ mầy là bạn tao sao đi ngang hàng? Thằng bé khóc bù lu: Đi
sau, đi trước, đi ngang không được, bây giờ con phải đi đâu?
Thầy Đồ Hư bảo: Trả bánh lại cho tao rồi đi đâu thì đi! ■
David Lš Lãng Nhân
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
42
ThÖ Hán NguyÍn Du
V§i
M¶t Chút Thæng Long
Sóng ViŒt ñàm Giang biên soån và phÕng dÎch thÖ
Nhìn vào cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Du, chúng ta thấy ông đã viết nhiều bài thơ chữ Hán về
kinh thànhThăng Long. Bài viết này mang lên một số bài thơ chữ Hán và hoặc là hồi tưởng hay cảm
nhận của ông sau khi trở lại thăm viếng Thăng Long lần thứ hai trước khi đi sứ.
Theo thứ tự, những bài thơ được nhắc đến ở đây là Đại Nhân Hý Bút, Điếu La thành Ca giả,
Mộng Đắc Thái Liên trong Thanh Hiên thi tập, và hai bài Thăng Long I, Thăng Long II, Ngô Gia Đệ
Cựu Ca cơ, và Long thành Cầm Giả Ca trong tập Bắc Hành Tạp Lục.
Thăng Long/Bắc thành (hình Internet)
Tượng Nguyễn Du
Thăng Long
Năm 1009, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên ngôi hoàng đế, lập nên vương triều Lý. Năm 1010, Lý Thái
Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh đô mới là Thăng Long và xây dựng nơi đây thành
một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc và Lê
Trung Hưng, thành Thăng Long luôn giữ vị trí “Kinh thành”, là nơi ở và làm việc của Vua và Hoàng tộc.
Khu vực này cũng còn là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của đất nước. Sau khi nhà Nguyễn (Gia
Long) định đô ở Huế (1802), vai trò kinh đô của Thăng Long mới bị hủy bỏ.
Nguyễn Du: Tiểu Sử, Thân Thế, Văn Nghiệp (1766-1820)
Nguyễn Du-Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766
(tức là ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu), (vì Nguyễn Du sinh cuối năm ta Ất Dậu, đầu năm tây 1766 nên
hầu hết tài liệu đều viết như ông sinh năm 1765) dưới triều Lê Cảnh Hưng; người xã Tiên Điền, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.
Cha là nhị giáp Tiến sĩ, Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê mạt;
mẹ (Trần Thị Tần) là người vợ thứ ba, người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng
làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Khi Nguyễn Du lên mười thì cha chết, 13 tuổi mẹ chết. Vào
năm 1778, ông phải về ở với Nguyễn Khản, con bà vợ chính thất của bố. Được vài năm, Nguyễn Du trở
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
43
về Tiên Điền ở với người chú họ Tiến sĩ Nguyễn Hành. Cũng trong năm 1778, Nguyễn Ánh nổi dậy ở
miền Nam xưng là Đại nguyên soái cố gắng thu phục lại giang sơn của ông cha.
Năm 1783, Nguyễn Du (18 tuổi) thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp
tục thi lên nữa. Vào đời làm việc được cỡ 5 năm, vào năm 1789, sau khi Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc,
đại thắng quân Thanh thì Nguyễn Du về quê vợ ở Thái Bình ngụ tại nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn
Tuấn. Trong thời gian này, một nhà văn thơ đàn anh của Nguyễn Du tên là Nguyễn Hữu Chỉnh phản
Tây Sơn, bị tướng Tây Sơn là Vũ văn Nhậm cho xé xác phơi thây ở bốn cửa thành. Biến cố này đã lưu
lại trong Nguyễn Du những dao động mạnh và có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của Nguyễn Du.
Tập thơ chữ Hán Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài làm trong giai đoạn 1786-1804, phần Mười
năm gió bụi - 1786-1795, làm trong thời gian ông sống ở Thái Bình, gồm 27 bài thơ (theo một số tài
liệu) là tập thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn Du. Sau đó là 6 năm ông trở lại nhà sống dưới chân núi
Hồng lĩnh, và hai năm làm Tri huyện ở Bắc Hà.
Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị
nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng. Có thể Nguyễn Du đã bắt đầu có dự định viết Truyện Kiều vào thời
gian này. Năm đó Nguyễn Du đúng 30 tuổi. "Trải qua một cuộc biển dâu". (Một biển dâu = 30 năm).
Năm 1797: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền. Trải qua mười năm gió bụi ở Quỳnh Hải, 5 năm
nghèo túng ở Hồng Lĩnh, không hợp tác với Tây Sơn, giữ vai Hồng Sơn liệp hộ (thợ săn) hay Nam Hải
điếu đề (kẻ chài), đạm bạc rau dưa, Nguyễn Du như vẫn còn chờ thời.
Năm 1801: Nguyễn Ánh hạ thành Huế, qua năm sau 1802 lật đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản,
hạ thành Thăng Long thống nhất sơn hà, lên ngôi Hoàng đế niên hiệu Gia Long, xuống chiếu mời các
cựu thần nhà Lê trở lại làm quan. Nguyễn Du bắt đầu làm quan từ năm đó (1802).
Năm 1805: Vua Gia Long vời Nguyễn Du vào Phú Xuân (Huế) thăng chức Đông Các điện học
sĩ, ban tước Du Đức Hầu, cũng có thể cùng năm này Nguyễn Du đã hoàn thành tác phẩm Truyện Kiều.
Năm 1813: Nguyễn Du được thăng Cần chánh đại học sĩ, đồng thời được cử làm Chánh sứ sang Tầu.
Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.
Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức
nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí. Theo Đại Nam Liệt Truyện:
"Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua
thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì...''
Nguyễn Du ra làm quan mà vẫn chán nản buồn rầu, chức lớn, nhưng Nguyễn Du vẫn không có
hào hứng trong nhiệm vụ, ba lần xin về hưu, sáng tác nhiều bài thơ đầy chán nản, than thở. Phải chăng
những biến cố lịch sử trong thời gian này đã làm cho Nguyên Du trở nên yếm thế?
Năm 1820: Vua Gia Long băng hà, Vua Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử sang Trung
Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất vào ngày 16 tháng 9 năm 1820, hưởng thọ 54 tuổi.
Tác phẩm tiêu biểu: ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại Văn Tế Thập Loại
Chúng Sinh, Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu, Thác Lời Trai Phường Nón bằng chữ Nôm, và ba
tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm và Bắc Hành Tạp Lục.
Ba tập thơ gồm 249 bài viết bằng chữ Hán của thi hào Nguyễn Du (Thanh Hiên, Nam Trung, và Bắc
Hành) với Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài, Nam Trung Tạp Ngâm gồm 40 bài, và Bắc Hành Tạp Lục
gồm 131 bài.
Nguyễn Du và Thăng Long
Thanh Hiên Thi Tập
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
44
22/249.
Đại Nhân Hý Bút (1)
Thác lạc nhân gia Nhị thủy tân
Cư nhiên biệt chiếm nhất thành xuân
Đông tây kiểu các kiêm thiên khởi
Hồ Hán y quan đặc địa phân
Mục túc thu kiêu kim lặc mã (2)
Bồ đào xuân túy ngọc lâu nhân
Niên niên tự đắc phồn hoa thắng
Bất quản nam minh kỷ độ trần
Ý nghĩa. Nhà người chen chúc trên bến sông Nhị. Ngang nhiên chiếm riêng vẻ xuân một thành. Bên
đông bên tây cầu và gác cao tới trời. Áo mũ người Hồ kẻ Hán khác biệt nhau. Mùa thu, ngựa mang
dàm vàng kiêu hãnh ăn rau đậu. Trời xuân, người ở lầu ngọc say sưa rượu bồ đào. Năm này sang năm
khác hưởng cảnh phồn hoa. Không hề bận lòng về biển nam bao lần gió bụi.
Bài này tác giả viết châm biếm người có nhà và sinh hoạt ở gần bờ sông Nhị, sống cảnh phồn
hoa, không biết gì đến cảnh loạn lạc.
Chú thích.
1.
Sông Nhị hay Sông Nhị Hà, hay Nhĩ Hà là đoạn sông Hồng, (sông Cái) chảy qua Hà Nội, phía
bắc, có thể tính là qua các huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn), phía nam đến huyện
Thanh Trì. Vào thời điểm này (khi Nguyễn Du viết bài thơ này trong mười năm gió bụi 1786-1797),
thương mại buôn bán tại các cửa khẩu qua thương thuyền đã bắt đầu sầm uất, thương gia từ các nơi đến
đuợc Nguyễn Du phân biệt qua y phục là người Hán hay người Hồ…)
2.
Mục túc: Mục (苜) túc (蓿), một loại rau cỏ họ đậu (fabacea), tên khoa học medicago sativa,
tên Âu Mỹ là alfalfa, tiếng Việt được gọi là cỏ linh lăng, cỏ mục (mộc) túc. Tài liệu cho hay đây là loài
cây thân thảo, có giá trị dinh dưỡng cao, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tốt.
Thay Người Viết Đùa Chơi
Bến Nhị bờ sông lớp lớp nhà
Ngang nhiên chiếm hẳn vẻ xuân thành
Đông Tây cầu gác nhìn cao ngất
Hồ Hán xiêm y thật rõ ràng
Ngựa chuốc giàm vàng ăn cỏ bổ
Người ngồi gác ngọc uống rượu sang
Hàng năm hưởng thú phồn hoa sướng
Chẳng quản biển Nam bụi vướng mang
48/249.
Điếu La Thành Ca Giả (1)
Nhất chi nùng diễm hạ bồng doanh(2)
Xuân sắc yên nhiên động lục thành
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
45
Trủng trung ưng tự hối phù sinh
Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh
Tưởng thị nhân gian vô thức thú
Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh (3)
Viếng Ca Nữ Đất La Thành
Một cành hoa đẹp xuống trần
Dung nhan diễm lệ sáu thành chao đao
Nào ai thương phận má đào
Dưới mồ cũng hận kiếp sao nỗi này
Sinh thời chửa sạch nghiệp đầy
Chết đi mang tiếng còn vầy gió trăng
Thế gian không hiểu tình nàng
Liễu Khanh làm bạn suối vàng đành mang.
Chú thích.
1.
La thành trong sách của các cụ Bùi Kỷ và cụ Lê Thước cho rằng đây là nói về Nghệ An có thể
là một sự nhầm lẫn. Bài này đã được xếp vào tập Thanh Hiên nên có thể đoán La thành trong đề tựa bài
thơ có lẽ là khu phố thành ngoài bao quanh toàn bộ kinh đô của Thăng Long vì Thăng Long ngày xưa
thời khởi thủy được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách. Vòng ngoài Đại La hay La Thành
(kinh thành). Vòng thành thứ hai là Hoàng thành, giữa hai lớp này là nơi sinh sống của cư dân. Lớp
thành trong cùng Tử cấm thành/Long Phương thành/nội điện là nơi ở của nhà vua (theo Lịch Sử Thăng
Long Hà Nội/Nguyễn Vĩnh Phúc chủ biên, NXB Thời Đại). Bài không nhắc đến tên người ca nữ nên
chúng ta không biết là ai.
2.
Hai chữ bồng doanh là từ hai địa danh Bồng Lai và Doanh Châu. Truyền rằng ở trong Bột Hải
có ba hòn đảo là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Nước biển quanh ba hòn này rất nguy
hiểm (do có xoáy nước ngầm hay chi đó?) làm ghe thuyền tới đó đều chìm nên được mệnh danh là
Nhược Thủy. Nơi non Bồng nước Nhược chỉ có tiên đến được thôi. Vì thế bồng doanh ám chỉ cõi tiên.
3.
Liễu Kỳ Khanh (987-1053): tức Liễu Vĩnh, một nhà làm từ nổi tiếng đời Tống. Ông về già mới
đỗ Tiến sĩ và giữ những chức quan nhỏ. Thuở thiếu thời thường lui tới các xóm chị em. Coi mình là
một nhà văn bất đắc chí, ông làm nhiều bài từ tả cuộc sống của kỹ nữ bị áp bức trong xã hội phong kiến
và tỏ mối đồng tình với họ. Tương truyền Liễu Vĩnh chết, kỹ nữ góp tiền chôn cất, tổ chức “Ngày bảy
viếng Liễu Vĩnh”, “hội viếng Liễu”.
Trọn bài có ý nói về một người ca nữ đất La thành mà tác giả Nguyễn Du đã thăm viếng mộ
phần, ông đã ví nàng như một nàng tiên đã rời cõi thần tiên xuống cõi Trần vì nghiệp chướng hay một
lý do nào đó. Nàng đã làm rung động cả sáu thành, sáu thành có lẽ là những thành chung quanh La
thành (Thăng Long). Khi nàng chết liệu có ai thương xót nàng không, nghiệp chướng (ca nữ) có rửa
được hay không thì bây giờ cũng chỉ có gió trăng quanh nàng. Nguyễn Du nghĩ có lẽ không ai hiểu
đuợc nỗi niềm cuả nàng khi nàng còn sống, thì biết đâu dưới suối vàng nàng tìm được tri kỷ với Liễu
Kỳ Khanh chăng?
Ôi, thi hào Nguyễn Du tình cảm rạt rào , nỗi niềm thương cảm của ông với những ca nữ, người
đẹp đất La thành (Thăng long) đã được nhắc đến trong ít nhất là gần chục bài thơ trong trọn bộ Thơ hán
Nguyễn Du, ở đây ông tự hỏi có ai thương nhớ đến cô ca nữ này không, nhưng độc giả nhận thấy
ngay là chính tác giả đã là người thương nhớ và thăm viếng mộ nàng.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Mộng Đắc Thái Liên
Năm đoản thơ dưới đây trong bài Mộng Đắc Thái Liên nói về cảnh hái sen trên Hồ Tây.
80/249
I
Khẩn thúc giáp điệp quần (1)
Thái liên trạo tiểu đĩnh
Hồ thủy hà xung dung
Thủy chung hữu nhân ảnh
81/249
II
Thái, thái Tây hồ liên
Hoa, thực câu thướng thuyền
Hoa dĩ tặng sở úy
Thực dĩ tặng sở liên
82/249
III
Kim thần khứ thái liên
Nải ước đông lân nữ (2)
Bất tri lai bất lai
Cách hoa văn tiếu ngữ
83/249
IV
Công tri liên liên hoa
Thủy gia liên liên cán?
Kỳ trung hữu chân ty
Khiên liên bất khả đoạn
84/249
V
Liên diệp hà thanh thanh
Liên hoa kiều doanh doanh
Thái chi vật thương ngẫu
Minh niên bất phục sinh
Chiêm Bao Thấy Hái Sen
I
Vén quần tránh gió gọn gàng
Chèo chiếc thuyền nhỏ tìm đàng hái sen
Mặt hồ sóng nước nhẹ yên
Dưới hồ như thể bóng in ai kìa
46
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
47
II
Hoa sen hoa hái hồ Tây
Hoa, gương cùng hái cho đầy thuyền xinh
Hoa thời dâng kẻ mình kiên
Còn gương mang tặng người quen thân tình.
III
Sáng nay tính hái hoa sen
Hẹn cô hàng xóm kề bên đi cùng
Chưa biết nàng có nhớ không?
Bên hoa chợt tiếng cười trong tới gần .
IV
Hoa sen thì ai ai cũng thích
Cuống hoa thì có ít ai ưa
Không biết cuống ẩn sợi tơ
Bền dai khó đứt vương mơ còn hoài
V
Lá sen mịn mượt xanh xanh
Bông sen mơn mởn thanh thanh nở đầy
Hái sen đụng ngó nhẹ tay
Kẻo hoa không có ngày này năm sau
Chú thích:
Bài này sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở
Thăng Long.
1.
Giáp diệp quần: quần bay phấp phới như cánh bướm.
2.
Có sách nói rằng “cô hàng xóm” trong bài thơ này là Hồ Xuân Hương, dựa theo một bài thơ coi
như lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm gửi “Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu”.
Bắc Hành Tạp Lục
Hai bài Thăng Long I, Thăng Long II, Ngô Gia Đệ Cựu Ca cơ, và Long thành Cầm Giả Ca thuộc tập
Bắc Hành Tạp Lục. Những bài này làm có lẽ trong khoảng thời gian Nguyễn Du trở lại Thăng Long lần
thứ hai (1813) trước đi sứ Trung Quốc.
120/249
Thăng Long I
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng. (1)
Bạch đầu (2) do đắc kiến Thăng Long.
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
48
Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,
Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.
Thăng Long I
Ý nghĩa: Núi Tản sông Lô qua bao năm trời đều vẫn vậy, Bạc đầu nay lại thấy được Thăng Long.
Những tòa nhà cũ nghìn xưa, nay đã trở thành đường đi, Một dải thành mới thay dấu cung điện cũ.
Những người đẹp biết ngày xưa nay đều đèo bồng con trẻ, Bạn hào hiệp lúc trẻ cũng đều già cả. Suốt
đêm khổ tâm nghĩ ngợi không ngủ được, Nghe tiếng sáo văng vẳng trong ánh trăng.
Lô, Tản bao năm vẫn núi sông
Bạc đầu lại được thấy Thăng Long
Nhà xưa lộng lẫy nay đường phố
Thành mới huy hoàng phủ dấu cung
Nữ đẹp quen xưa bồng trẻ nhỏ
Nam hùng bạn trước trở thành ông
Đêm nằm thao thức không sao ngủ
Tiếng sáo cùng trăng gợi viển vông.
Chú thích:
1.
Thăng Long: Từ đời Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ), kinh đô Việt Nam đóng tại Thăng Long từ
năm 1010. Thăng Long nghĩa đen là rồng hiện lên. Cuối năm Mậu Thân 1789, triều đình Tây Sơn
Quang Trung chính thức coi Phú Xuân (Huế) là kinh đô, và Thăng Long đuợc gọi là Bắc thành. Năm
1802 triều đại Tây sơn sụp đổ sau cái chết của vua Quang Trung, Gia long lấy đuợc Phú Xuân, và
Thăng Long. Sau khi chiếm đuợc Bắc thành, Gia Long quyết định đóng đô tại Phú Xuân (Huế). Năm
1805 Gia Long cho phá bỏ thành cũ Thăng Long, xây thành mới nhỏ hơn, nằm ngay chỗ cung điện vua
triều cũ và đổi chữ Long trong Thăng Long là rồng hiện thành chữ Long là thịnh vượng. Nhưng trong
văn thơ, cổ nhân vẫn viết chữ theo tên cũ Thăng Long là rồng hiện.
2.
Bạch đầu: Nguyễn Du bạc đầu rất sớm từ năm ba mươi tuổi và dùng chữ này để nói về mình
trong rất nhiều bài thơ trong Thanh Hiên Thi Tập và Nam Trung Tạp Ngâm. Nhưng chữ bạch đầu trong
bài này nói về tuổi già. Nguyễn Du rời Thăng Long lúc nhà Lê mạt (1789), vua Lê chạy sang Trung
Quốc, lúc ấy Nguyễn Du mới 25 tuổi. Đến khi Gia Long lên ngôi (1802) Nguyễn Du từ Hà Tĩnh ra
Thăng Long làm quan. Lúc ấy Nguyễn Du 37 tuổi. Đến khi vâng mệnh đi sứ Trung Hoa (1813),
Nguyễn Du đến Thăng Long một lần nữa. Bài thơ này làm lúc ra Thăng Long để sang Trung Quốc. Lúc
đó Nguyễn Du đã khoảng 48 tuổi. Cho nên mới nói Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
121/249
Thăng Long II
Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành,
Do thị Thăng Long cựu đế kinh
Cù hang tứ khai mê cựu tích
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh
Thiên niên phú quý cung tranh đoạt
Tảo tuế thân bằng bán tử sinh
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
49
Thế sự phù trầm hưu thán tức
Tư gia đầu bạch diệc tinh tinh.
Thăng Long II
Ý nghĩa. Trăng thuở nào chiếu sáng khu thành mới, Vẫn là một Thăng Long chốn Đế kinh ngày xưa .
Đường ngang đường dọc lạc cả lối, Nghe tiếng sáo tiếng đàn cũng đượm âm thanh mới
Ngàn năm bả phú quý vẫn là mồi tranh đoạt, Bạn bè ngày trẻ nay kẻ sống người chết
Cuộc đời lên xuống ngưng ca than, Thân ta thì mái tóc bạc lốm đốm.
Thành mới trăng xưa chiếu tỏ tường
Thăng Long dấu cũ vẫn còn vương
Phố ngang lẫn dọc dường sai lối
Tiếng sáo thanh đàn nhuốm lạc phương
Phú quý ngàn năm còn đoạt giật
Thân bằng tuổi trẻ mất như thường
Cuộc đời lên xuống ngưng ca thán
Thân ta đầu bạc tóc đốm sương.
Hai bài "Thăng Long" Nguyễn Du viết khi ông thi hành sứ bộ từ Phú Xuân dừng chân ở Thăng
Long (1813) trước khi lên Mục Nam Quan cho thấy cảm nghĩ của ông sau hai mươi năm xa cách và trở
về thăm kinh thành cũ.
Trong bài "Thăng Long" thứ nhất, Nguyễn Du viết bốn câu giữa "Thiên niên cự thất thành quan
đạo/ Nhất phiến tân thành một cố cung/ Tương thức mỹ nhân khan bão tử/ Đồng du hiệp thiếu tẫn
thành ông" (Những tòa nhà cũ nghìn xưa, nay đã trở thành đường đi, Một dải thành mới thay dấu cung
điện cũ. Những người đẹp biết ngày xưa nay đều đèo bồng con trẻ, Bạn hào hiệp lúc trẻ cũng đều già
cả.)
Bài "Thăng Long" thứ hai với: "Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành/ Do thị Thăng Long cựu
đế kinh/ Cù hạng tứ khai mê cựu tích/ Quản huyền nhất biến đạp tân thanh" (Trăng thuở nào chiếu
sáng khu thành mới, Vẫn là một Thăng Long chốn Đế kinh ngày xưa. Đường ngang đường dọc lạc cả
lối, Nghe tiếng sáo tiếng đàn cũng đượm âm thanh mới).
Những câu thơ trên cho thấy sự hoài vọng ngày xưa, so sánh một kinh thành Thăng Long cỡ hai
mươi năm về trước, lần đầu Nguyễn Du thăm viếng kinh đô và lần thứ hai sau khi kinh đô rời về Phú
Xuân, và thành Thăng Long đã được xây cất lại vào năm 1805.
Giữa Thăng Long ngày xưa ấy và Thăng Long ngày này là cả một khoảng thời gian đầy biến
động, một biến động liên tục như loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ tiến ra Bắc với danh nghĩa Phù Lê diệt
Trịnh, quân của Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị tràn vào và đại bại trước Tây Sơn (1789), rồi đến
lượt triều đại Tây Sơn sụp đổ trước quân lực của Gia Long (1802). Tuy nhiên Nguyễn Du không nói về
các biến động, các triều đại đổi dời mà chỉ thuần về so sánh quá khứ đẹp của ông với hiện tại đổi mới
quá nhiều, một Thăng Long kinh đô xưa nay trở nên và chỉ mang danh một tỉnh thành.
122/249
Ngộ Gia Đệ Cựu Ca Cơ
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi,
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri. (1)
Hồng tụ tằng văn ca uyển chyển, (2)
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
50
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly,
Phúc bồn dĩ hĩ nan thu thủy,
Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti!
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử
Khả liên do trước khứ thời y.
Gặp Người Hát Cũ Của Em Tôi
Ý nghĩa. Nơi chốn thị thành gặp lại người sau thời loạn, Hạc đen ta nay trở về có ai hay đâu.
Áo hồng đào hát giọng ca hay ngày trước, Đầu bạc nay gặp lại than khóc nỗi chia lìa.
Chẳng thể vớt lại chậu nước đã đổ, Ngó sen tuy đứt, mà tơ vẫn còn vương.
Nói chuyện biết lấy chồng khác có ba con, Thấy thương cho vẫn mặc chiếc áo ngày xưa.
Loạn lạc người thành lắm đổi thay
Hạc đen trở lại có ai hay
Áo hồng ngày trước ca hay tuyệt
Tóc bạc hôm nay khóc vắn dài
Nước đổ đi rồi không vớt được
Ngó lìa còn nỗi vướng tơ dai
Chồng cùng ba đứa con còn dại
Áo cũ thương cho vẫn mặc này.
Chú thích:
Người em ở đây có lẽ Nguyễn Du muốn nói về người em trai tên là Nguyễn Ức. Nguyễn Ức lúc bấy
giờ đang làm thiềm sự bộ Công, tước hầu. Khi Nguyễn Du ghé Thăng Long trên đường đi sứ, gặp lại
người bạn ca hát của người em.
1.
Chim hạc đen: Ý nói Nguyễn Du xa Thăng Long lâu ngày nay mới trở lại.
2.
Hồng tụ: ống tay áo mầu hồng, chỉ áo đào hát.
Long Thành Cầm Giả Ca
Và sau cùng không thể không kể đến bài thơ rất nổi tiếng Long Thành Cẩm Giả Ca. Đây là bài thơ đầu
tiên trong tập Bắc Hành Tạp Lục.
Người Gảy Đàn Đất Long Thành (Làm trong khi đi sứ)
Tiểu dẫn của Nguyễn Du
Bản dịch nghĩa
Người gảy đàn đất Long Thành không rõ họ tên là gì. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học đàn “Nguyễn”
(đàn nguyệt ca do Nguyễn Hàm , người đời Tấn ở Trung Quốc chế ra) trong đội nữ nhạc ở cung vua
Lê. Quân Tây Sơn kéo ra, các đội nhạc cũ người chết, kẻ bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ ôm đàn hát
rong. Những bài nàng gãy đều là những khúc cung phụng gãy cho vua nghe, người ngoài không hề
được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng hay nhất một thời.
Hồi còn trẻ (1792-1793?), tôi đến kinh đô thăm anh tôi (Nguyễn Nễ), ở trọ gần Giám hồ (hồ
Gương). Cạnh đó các quan Tây Sơn mở cuộc hát lớn, con hát đẹp có đến vài chục người. Nàng nỗi
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
51
tiếng nhờ ngón đàn Nguyễn. Nàng hát cũng hay và khéo nói khôi hài, mọi người say mê, đua nhau ban
thưởng từng chén rượu lớn, nàng uống hết ngay, tiền thưởng nhiều vô kể, tiền và lụa chồng đầy mặt
đất. Lúc ấy tôi nấp trong bóng tối, không thấy rõ lắm. Sau được gặp ở nhà anh tôi. Nàng người thấp,
má bầu, trán giô, mặt gẫy, không đẹp lắm, nhưng mước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang
điểm, lông mày thanh, má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã. Nàng hay
uống rượu, hay nói pha trò, con mắt long lanh, không coi ai ra gì. Khi ở nhà anh tôi mỗi lần uống
rượu thì nàng uống say đến nỗi nôn bừa bãi, nằm lăn ra đất, các bạn có chê trách cũng không lấy làm
điều.
Sau đó vài năm, tôi rời nhà về Nam (Thái Bình), mấy năm liền không trở lại Long Thành. Mùa
Xuân năm nay (1813) tôi lại phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, đi qua Long Thành. Các bạn mở tiệc
tiễn tôi ở dinh Tuyên phủ, có gọi tất cả vài chục nữ nhạc, tôi đều không biết mặt biết tên. Chị em thay
nhau múa hát. Rồi nghe một khúc đàn Nguyễn trong trẻo nổi lên, khác hẳn những khúc thường nghe,
tôi lấy làm lạ, nhìn người gảy đàn thì thấy một chị gầy gò, vẻ tiều tụy, sắc mặt đen sạm, xấu như quỷ,
áo quần mặc toàn vải thô bạc thếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi im lặng ở cuối chiếu, chẳng hề nói
cười, hình dáng thật khó coi. Tôi không biết nàng là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như đã quen
biết, nên động lòng thương. Tiệc xong, hỏi thì chính là người trước kia đã gặp.
Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế! Tôi bồi hồi, không yên, ngửng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho
cảnh xưa và nay. Người ta trong cõi trăm năm, những sự vinh nhục buồn vui thật không lường được.
Sau khi từ biệt trên đường đi, cảm thương vô hạn nên làm bài ca sau, để ghi lại mối cảm hứng.
Bài số 1 trong Bắc Hành Tạp Lục (Số 119 trong 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du)
Long Thành Cầm Giả Ca
Long thành giai nhân
Tính thị bất ký thanh
Độc thiện Nguyễn cầm
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh
Học đắc tiên triều cung trung cung phụng khúc
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư ức thiếu thời tằng nhất kiến
Giám hồ hồ biên dạ khai yến
Kỳ thời tam thất chính phương niên,
Hồng trang yểm ái đào hoa diện
Đà nhan hám thái tối nghi nhân;
Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến
Hoãn như sơ phong độ tùng lâm,
Thanh như song hạc minh tại âm
Liệt như Tiến phúc bi đầu toái tích lịch (1)
Ai như Trang tích bệnh trung vi Việt ngâm (2)
Thính giả mĩ mĩ bất tri quyện
Tiện thi Trung hòa đại nội âm. (3)
Tây sơn chư thần mãn toa tận khuynh đảo
Triệt dạ truy hoan bất tri bão
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu (4)
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.
Hào hoa ý khí lăng vương hầu
Ngũ lăng thiếu niên bất túc đạo (5)
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
52
Tính tương tam thập lục cung xuân
Hoạt tố Trường An vô giá bảo. (6)
Thủ tịch hồi dầu nhị thập niên,
Tây sơn bại hậu dư tam thiên (7)
Chỉ xích Long Thành bất phục kiến
Hà luống thành trung ca vũ diên.
Tuyên phủ sứ quân vị dư trụng mãi tiếu (8)
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa
Nhan sấu thần khô hình lược tiểu
Lang tạ tàn mi bất sức trang
Thùy tri tựu thị đương thời thành trung đệ nhất diệu.
Cựu khúc thanh thanh ám lệ thùy
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi,
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự
Giám hồ tịch trung tằng kiến chi
Thành quách suy di nhân sự cải
Kỷ xứ tang điền biến thương hải
Tây sơn cơ nghiệp tận tiêu vong
Ca vũ không di nhất nhân tại.
Thuần tức bách niên năng kỷ thì
Thương tâm vãng sự lệ triêm y
Nam hà qui lai đầu tận bạch (9)
Quái để giai nhân nhan sắc suy.
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng
Khả liên đối diện bất tương tri.
Chú thích:
1,
Tiến Phúc bi: bia chùa Tiến Phúc ở Nhiêu Châu, tỉnh Giang Tây. Tương truyền ông Phạm
Trọng Yên đời Tống, lúc làm quan ở Bá Dương, có người học trò nghèo dâng bài thơ hay, ông muốn
giúp đỡ, cho rập một nghìn bản để bán lấy tiền. Chưa rập xong thì một đêm bản in bị sét đánh vỡ tan.
2.
Câu chuyện Trang Tích. Trang Tích là người nước Việt, làm quan nước Sở. Khi ông ốm, Sở
Vương hỏi mọi người: "Tích là kẻ tầm thường ở đất Việt, nay làm quan nước Sở, được phú quý rồi, thì
còn nhớ nước Việt nữa không?" Viên thị ngự đáp: "Phàm người ta có nhớ nước cũ hay không, thường
tỏ ra trong lúc đau ốm. Nếu lúc này ông ta nói tiếng Việt tức là nhớ nước Việt, bằng không thì nói tiếng
nước Sở." Sở Vương sai người lén nghe thì thấy Trang Tích nói tiếng Việt.
3.
Trung Hòa: tên một điện của triều Lê ở Thăng Long.
4.
Triền đầu: lấy khăn quấn đầu làm vật tặng thưởng. Đời Đường trong yến tiệc vua đãi, ai đứng
dậy múa được ban gấm để quấn đầu như vật tặng thưởng. Về sau các món tiền thưởng cho người ca
múa được gọi là triền đầu.
5.
Ngũ Lăng: nơi có năm lăng tẩm của đế vương đời Hán, nơi này dân hào hoa phú quý thường ở.
Bài Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị có câu: Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
53
6.
Trường An: chỉ Thăng Long.
7.
Sau khi Tây Sơn bại, tôi vào Nam, ý muốn nói sau năm 1802 nhà thơ vào Phú Xuân làm quan.
8.
1813.
Tuyên Phủ: chỉ quan trấn thủ Bắc Thành, vào lúc Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc mùa xuân
9.
Nam Hà: chỉ phía Nam sông Gianh.
Nàng Cầm đất Thăng Long
Sóng Việt Đàm Giang phỏng dịch theo thể song thất lục bát
Người đẹp Long Thành xưa một độ
Nàng ra sao tên họ ai hay
Nguyễn đàn điêu luyện cung dây
Dân thành thường gọi khéo tay nàng Cầm
“Cung phụng” triều xưa Cầm gảy tiếng
Một khúc đàn hay miếng trời ban
Nhớ hồi còn trẻ một lần
Gặp bên hồ Giám phục thầm tài danh
Hăm mốt xuân tuổi xanh đang độ
Áo xiêm hồng sắc lộ như hoa
Rượu tô diện mặt như thoa
Ngón tay réo rắt ngọc ngà năm cung
Tiếng khoan như rừng thông vuốt nhạc
Thanh như âm đôi hạc vọng xa
Mạnh như sét đánh tan bia
Sầu như Trang Tích rên ca Việt mình
Người nghe nàng hữu tình mê muội
Khúc nhạc thành đại nội triều xưa
Tây sơn quan tướng đều ưa
Ngả nghiêng chơi suốt đêm chưa thỏa lòng
Cùng tranh nhau tây đông ban thưởng
Tiền bạc như không tưởng nghĩa chi.
Vương hầu hào khí mấy thì
Ngũ Lăng giới trẻ đáng gì kể đâu
Lả lướt đàn cung thâu băm sáu
Trầm bổng cao đâm thấu tiếng vang
Trải qua dâu biển tan hoang
Đất Tràng nay có báu vàng trần gian
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
54
Nhớ thuở hai mươi năm về trước
Tây sơn thua, tôi bước vào Nam
Long Thành chẳng được thấy gần
Nói chi đến chuyện nhạc đàn vui chơi
Nay phủ gia vui mời yến tiệc
Ca kỹ xinh trẻ đẹp đầy bàn
Góc kia ngồi kẻ điêu tàn
Dung nhan tiều tụy, chẳng màng điểm trang
Đoán làm sao được nàng thời trẻ
Nhất danh cầm lắm kẻ chuộng ưa
Lệ trào qua khúc nhạc xưa
Lắng nghe lòng dạ xót thương ngậm ngùi
Nhớ bồi hồi hai mươi năm trước
Vui cùng nàng bên nước hồ đây
Quách thành chuyển, lắm đổi thay
Nương dâu biển cả xưa nay tuần hoàn
Giang sơn Tây nay đà tiêu tán
Còn sót đây kẻ bán nhạc rao
Trăm năm thấm thoắt là bao
Cảm thương chuyện cũ thấm bào lệ sâu
Ta từ Nam về đầu cũng bạc
Trách làm chi một sắc vơi tàn
Trừng hai mắt nhớ lan man
Thương cho đối mặt chẳng màn nhận ra.
Với bài "Long thành cầm giả ca", Nguyễn Du đã tài tình kể về sự úa tàn của người xưa trên đất Thăng
Long. Ngày xưa, hình ảnh người con gái gảy đàn là: "Hăm mốt xuân tuổi xanh đang độ/
Áo xiêm hồng sắc lộ như hoa /Rượu tô diện mặt như thoa/Ngón tay réo rắt ngọc ngà năm cung”, và
nay hình ảnh của chính người gẩy đàn đó, một người đàn bà già nua, xấu xí, ngồi trong khuất góc “Góc
kia ngồi kẻ điêu tàn/Dung nhan tiều tụy, chẳng màng điểm trang/Đoán làm sao được nàng thời trẻ/
Nhất danh cầm lắm kẻ chuộng ưa.”
Nhìn vào thời cuộc ông viết nỗi niềm “Quách thành chuyển, lắm đổi thay/Nương dâu biển cả
xưa nay tuần hoàn/Giang sơn Tây nay đà tiêu tán/Còn sót đây kẻ bán nhạc rao”; mới hai mươi năm
trước nhà Tây Sơn hùng mạnh, tiếng tăm lừng lẫy nay tàn lụi, thành Thăng Long lớn đẹp mà nay thay
đổi khác nhiều. Và người đẹp năm trước, cô Cầm, nhân chứng duy nhất còn tồn tại sau nhiều đổi thay
cũng mang nhiều thay đổi theo thời gian. Ông bùi ngùi thốt “Trăm năm thấm thoắt là bao/Cảm thương
chuyện cũ thấm bào lệ sâu”.
Một điểm đáng chú ý ở đây là trong bốn bài thơ làm tại Thăng Long, viết về Thăng Long của
Nguyễn Du đều xuất hiện hình ảnh mái đầu bạc: "Nam hà qui lai đầu tận bạch" (Ta từ Nam về đầu
cũng bạc - Long thành cầm giả ca), "Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long" (Đầu bạc lại được thấy
Thăng Long - Thăng Long I), "Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh" (Thân ta đầu bạc tóc đốm sương Thăng Long II), "Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly" (Tóc bạc hôm nay khóc vắn dài - Ngộ gia đệ cựu ca
cơ). Mái đầu bạc dường như là một đặc điểm của thi hào Nguyễn Du ám chỉ sự mệt mỏi, buông xuôi,
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
55
bất lực, và già nua phải đối diện cảnh vật đổi sao rời!
” Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhận khấp Tố Như”
(Chẳng biết sau ba trăm năm nữa. Thiên hạ còn người khóc Tố Như)
Lúc sinh thời Nguyễn Du có hai câu thơ tự hỏi liệu sau này có ai còn nhớ/khóc Tố Như không? Thì nay
câu trả lời đã rõ, sau hơn 200 năm, hậu thế vẫn còn nhớ đến Nguyễn Du và lại còn nhớ rất kỹ. Nhưng
có khóc không? Có lẽ có người bùi ngùi cho số phận ông và nhỏ vài giọt lệ chăng? ■
Sóng ViŒ
ViŒt ñàm Giang
June 29, 2014
Chú thích.
Những bài thơ Hán chép theo sách của nhóm Cụ Bùi Kỷ; của Lê Thước- Phan Sĩ Bằng.
Phần lịch sử Thăng Long dựa theo Lịch sử Thăng Long Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc-Lê văn LanNguyễn Minh Tường, NXB Thời Đại.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
ThÖ Haiku Kim-Châu
(7-8/2014)
Source: Google Images
Sương Thu
Lá thu vàng rực rỡ
Sương thu mờ ảo phủ núi đồi
Lấp loáng ánh chiều rơi. ■
Source: Google Images
Lạc Bước
Sào sạc chân trên lá
Thơ thẩn trong màn sương mịt mù
Lạc bước giữa rừng thu. ■
56
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Source: Google Images
Mây Mù
Mây giăng giăng
Dãy núi cao trùng điệp
Mờ hơi sương. ■
Source: Google Images
Trăng Mưa
Mây vần vũ
Trăng lạnh lẽo cô đơn
Đêm mưa buồn. ■
57
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Source: Google Images
Rong Rêu
Thời gian trôi
Rong rêu bao phủ kín
Khắp núi đồi. ■
Source: Google Images
Tiếng Sáo
Vi vút trong không gian
Hòa với tâm hồn người nghệ sĩ
Tiếng sáo bổng trầm tan. ■
58
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Source: Google Images
Niệm Phật
Tay lần tràng
Niệm A Di Đà Phật
Tâm bình an. ■
Source: Google Images
Khói Hương
Chắp tay cầu
Xin an bình hạnh phúc
Khói hương lan. ■
59
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
60
ChuyŒn LŒnh Ông... CÒng Bà
(Ti‰u Lâm SÜu tÆp)
David Lš Lãng Nhân
ñồ Gàn một buổi kia dến thăm Huyện Buớng, hai nguời nhấm nháp củ kiệu tôm khô rượu đế lai rai…
Đồ Gàn nói: Này Anh Huyện, đêm qua không hiểu sao có nhiều nai về bìa rừng gần nhà tôi. Chúng nó
tét cả đêm , không ngủ đuợc…
Vợ Huyện Bướng bưng thêm tôm khô ra nghe vậy bèn xỏ miệng: Đêm qua tôi cũng có nghe nai nó tét
dử lắm dó Anh Đồ…
Huyện Bướng nạt ngang: Đêm qua minh ngáy như ống thổi lò rẻn, biết gì mà nai tét.
Vợ Huyện Bướng gân cổ cãi: Tôi ngũ “sãy thức” lắm chứ bộ; nai tét làm sao tôi nghe hết…Huyện
Bướng trề môi: Nai tét làm sao đâu mình thử nhại lại tôi xem… Vợ Huyện Bướng nói: Thì nó kêu…
Nai, nai! Nai, nai! Chứ còn gi nữa mà hỏi đố…
Huyện Bướng nói: Dóc tổ đi! Nai tét tiếng the thé giống như thế nầy: Tét, Tét! Nai nào mà kêu: Nai,
Nai, bao giờ… Lòi láo chưa?
Vợ Huyện Bướng vẫn gân cổ: Mình để yên cho tôi nói hết câu. Tôi nói rằng thì là…Con nai nó thực sự
kêu …như thế nầy nầy:
Nai nãi nài nai
Nhảy giông nhảy dài
Nó kêu: Tét! Tét!
Huyện Bướng biết vợ minh đang lên cơn sốt tâm lý “ Ta nhất định thắng, địch nhất định thua”, nên làm
thinh …cho nó yên nhà lợi nước…Đồ Gàn tũm tĩm…biễu đồng tình!
Từ đó trong dân gian danh từ Nai Tét được phát minh như một “mật hiệu” báo nguy cho các ông chồng
thông minh biết minh đã ở trong trường hợp thân bại danh liệt rồi, càng tiếp tục chiến đấu càng thua
đậm….
Riêng Cuồng Sĩ Chơn Tâm tư duy khá lâu về vấn đề Nai Tét và ảnh hưởng sâu đậm của nó đối với cái
bóng hạnh phúc con người, một hôm nghe tiếng gà cục tác, bổng dưng tìm ra chân lý trong câu Ca
dao Việt cũ mấy ngàn năm :
Lệnh ông sao bằng …Cồng bà! ■
David Lš Lãng Nhân
Madison, AL, April, 2014
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
61
Ai CÆp
Cairo. Kim T¿ Tháp
Sóng ViŒt ñàm Giang
Hành trình thăm viếng Ai Cập của chúng tôi được theo lộ trình: máy bay từ các nơi (Anh, Pháp, Mỹ,
Canada…) bay đến Cairo, thăm viếng Cairo năm ngày, trong thời gian này, có một ngày vào buổi sáng
sớm chúng tôi đáp tàu điện đến Alexandria, thăm viếng Alexandria, đến chiều đi tàu điện trở về Cairo.
Sau Cairo, chúng tôi lên máy bay, bay thẳng xuống Aswan. Tới phi trường Aswan là có xe bus đưa
chúng tôi thăm viếng vùng Aswan (đập cao Aswan), đi thuyền buồm máy felucca vòng quanh thăm các
đảo, rồi tất cả lên du thuyền River Anuket của hãng du lịch, có dành một buổi sáng ngay ngày hôm sau
bay đến thăm Abu Simbel, đi du thuyền thăm Philae gần Aswan rồi theo du thuyền đi trên sông Nile đổ
lên hướng bắc thăm viếng tất cả những đền đài nằm dọc theo sông Nile như Kom Ombo, Edfu, Esna
(qua lock trên sông Nile), Valleys of the Kings, Valley of the Queens, Dendera, cho đến trạm chót là
Luxor thăm đền Karnak và đền Luxor. Từ Luxor chúng tôi lại dùng máy bay nội địa trở lại Cairo ở lại
một ngày chót trước khi đáp máy bay trở về nhà. Lộ trình như thế là: USA-Cairo-Alexandria-CairoAswan (Abu Simbel)-Kom Ombo-Edfu-Esna-Luxor-Cairo-USA.
Bài viết này nói về thành phố Cairo, và Kim Tự Tháp.
Hạ Ai Cập : Cairo, Alexandria
CAIRO
Cairo (chuyển tự: al-Qāhirah), từ này bắt nguồn từ tiếng Ả Rập nghĩa là "khải hoàn". Trong tập Tây
hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, vào tháng 5 âm lịch năm 1863, phó sứ Phạm Phú Thứ trong phái
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
62
đoàn của Phan Thanh Giản khi trên đường sang Pháp để cố chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho
nhà Nguyễn (thời vua Tự Đức) đã dịch Cairo là Kê Thành khi phái đoàn ghé ngang Cairo.
Cairo là thủ đô của Ai Cập, dân số cỡ hơn 15 triệu người, và là đô thành đông dân nhất Châu
Phi cùng là thành phố lớn nhất trên thế giới thờ đạo Hồi.Cả thành phố có hơn 1,000 nhà thờ mang
nhiều màu sắc, chính vì thế mà Cairo được gọi là "Thành phố nghìn tháp".
Cairo là thành phố có sự hiện diện của nhiều nền văn minh khác nhau như AiCập cổ (Pharaoh), La Mã,
Cơ đốc giáo và Hồi giáo.
Cairo nằm ở miền Bắc Ai Cập, còn được gọi là hạ Ai Cập, cách phía nam của Địa Trung Hải
176 Km, cách phía tây của vịnh Suez và kênh đào Suez 120 km. Cairo nằm dọc theo bờ đông của sông
Nile, tại điểm phân chia vùng sa mạc và nhánh sông chảy vào vùng châu thổ sông Nile.
Nhà thờ tại Cairo cổ
Cairo cổ có pháo đài Babylon rất cổ nằm dọc theo bờ sông, và có nhiều nhà thờ Coptic Orthodox.
Dưới đây là vài nhà thờ ngaười viết có dịp đuợc thăm viếng.
- Al-Muallaqah Church (Nhà thờ Treo) được xây dựng vào cuối thế kỷ IV, đầu thế kỷ V, trên
nền của cổng Nước ở phía nam của thành Babylon cũ, vì thế nó có tên là Al-Muallaqah. Nhà thờ này
muốn vào thăm thì phải bước lên 29 bậc thang nên cũng được mang tên là nhà thờ có cầu thang
(staircase church). Nhà thờ này thờ Đức mẹ Mary. Trong nhà thờ có mái cong chịu đựng bởi nhiều cột
trụ trang trí kiểu Corinthian có lẽ dùng lại từ những kiến trúc khác trước đó.
-Nhà thờ Abu Serga xây cất từ thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên để thờ những vị thánh tử vì đạo.
-Nhà thờ Orthodox Hy lạp St George xây trên một tháp của thành Babylon. Đây là nhà thờ duy
nhất tại Cairo cổ có mái vòm.
-Nhà thờ St Barbara xây từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Nhà thờ này được xem là nhà thờ
Coptic (nhà thờ Ai cập) đẹp nhất.
Đền Hồi giáo tại Cairo
-Đền Ibn Tulun. The Mosque of Ahmad Ibn Ţūlūn được xem là nhà thờ hồi giáo cổ nhất và rộng rãi
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
63
nhất ở Ai Cập, xây cất bằng gạch bùn (mudbrick) khoảng giữa 876-879. Thành tường bao bọc đuợc gắn
phía trên bằng một hàng trang trí giống như chiến sĩ đứng dàn ngang. Đặc biệt minaret có dạng vòng
xoắn rất dễ leo.
-Một trong những đền huy hoàng lộng lẫy nhất là Đền Al Azhar xây năm 970 AD. Đền có một
courtyard 275x112 ft làm bằng cẩm thạch trắng với hàng trăm cột bao quanh. Đền có năm minarets cao
và rất thanh nhã. Đây cũng được biết như là nơi có trường đại học cổ nhất trên thế giới, có lẽ từ năm
975 trước Công nguyên.
-Nhà thờ hồi giáo Muhammad Ali. The Mohammed Ali Mosque, nằm trong Citadel của Cairo,
được xây cất vào đầu thế kỷ 19 và kéo dài gần 20 năm mới hoàn tất vào năm 1848 (1830-1848). Đây là
đền có kiến trúc Ottoman với mái vòm lớn, có minarets cao vút, có dàn đèn chandeliers sáng chưng.
Giữa courtyard là một bồn nước có mái che. Phía tây sân courtyard là một tháp có chiếc đồng hồ lớn,
một quà tặng của vua Pháp Louis-Philippe vào năm 1845, để cám ơn món quà đặc biệt Obelisk cổ Ai
cập đặt tại Place de la Concorde ở Paris, Pháp từ năm 1833. Chiếc đồng hồ này được truyền rằng không
hề chạy từ ngày nhận được.
Đền Mohammed Ali
Tháp đồng hồ
Đền thờ Hồi Giáo không phải là nơi để các tu sĩ hành lễ như nhà thờ thuộc những tôn giáo
khác như Công Giáo La Mã hoặc các chùa Phật Giáo. Đền thờ Hồi Giáo chỉ là nơi họp mặt của các tín
đồ để cầu nguyện tập thể mà thôi. Hồi Giáo không có tu sĩ vì họ quan niệm ai cũng có thể nói chuyện
trực tiếp với Đấng tối cao nên không cần qua trung gian của bất cứ người nào khác. Hồi Giáo có nhiều
thánh địa nhưng không có giáo đô nên không cần có giáo chủ mà chỉ có các imam cai quản các đền.
Hồi Giáo không thờ ảnh tượng của các Thánh nên bên trong và bên ngoài đền thờ luôn luôn trống trải.
Đền thờ Hồi Giáo cũng tương tự như đền thờ Do Thái Giáo (Synagogue), cả hai đều được định nghĩa là
nơi họp mặt của người dân thep đạo. Ngoài việc được dùng làm nơi hội họp, đền Hồi giáo còn có thể
được dùng làm trường học, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho những người tỵ nạn hoặc nạn nhân trong
các vụ thiên tai v.v... Đền thờ Hồi Giáo Al-Azhar ở Cairo, thủ đô Ai Cập, từng nổi tiếng là một đền thờ
đồ sộ và tráng lệ đã trở thành trường Đại Học đầu tiên vào cuối thế kỷ 10. Tới nay đã trên một ngàn
năm, trường đại học này vẫn còn đang tiếp tục hoạt động.
Tất cả các đền thờ Hồi Giáo trên khắp thế giới dù lớn hay nhỏ cũng có các tiêu chuẩn như sau:
- Có chỗ cho tín đồ rửa mặt và tay chân sạch sẽ trước khi cầu nguyện.
- Bên trong nhà thờ phải trống trải để các tín đồ có chỗ xếp hàng cầu nguyện.
- Mọi đền thờ phải có một cái hốc lõm sâu vào tường (mihrab/prayer niche) để định hướng cho
mọi người quay mặt về thánh địa Mecca khi cầu nguyện, vì tại đó có nhà của Chúa, tức đền thờ Ka'ba.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
64
- Trong đền có một bục cao (minbar) để người hướng dẫn Hồi giáo (imam) giảng kinh vào
ngày thứ Sáu hàng tuần.
-Tường trong đền không trang trí bằng tranh ảnh. Chỉ có thể trang trí bằng các hình kỷ hà học
hoặc bằng nghệ thuật viết chữ Ả Rập (Calligraphy) hoặc bằng các hình vẽ nghệ thuật.
Bảo tàng Ai Cập
Bảo tàng Ai Cập do một người Pháp, August Mariette, sáng lập và mở cửa vào năm 1863. Sau hai lần
di chuyển thì được đặt tại quảng trường Tahrir của Cairo từ năm 1902 và tồn tại cho đến ngày nay. Tòa
nhà có tường màu đỏ rực rỡ này là nơi lưu trữ cỡ 250,000 cổ vật giữ phần quan trọng trong lịch sử Ai
Cập cổ đại. Đây là nơi chứa bộ sưu tập đồ cổ Pharaoh lớn nhất thế giới và kho báu của vị Pharaoh nổi
tiếng Tutankhamun.
Bảo tàng có hai tầng chính. Tầng trệt là nơi lưu giữ các hiện vật phổ biến của Ai Cập cổ đại như
giấy cói, có những mảnh giấy có niên đại khoảng 2000 năm, tiền xu với nhiều giá trị khác nhau, bên
cạnh đó là các bức tượng, bảng biểu và các quan tài.
Tầng trên là nơi gìn giữ những hiện vật từ hai triều đại cuối cùng của Ai Cập cổ đại, đặc biệt là
nơi trưng bày bộ sưu tập đồ cổ Pharoah và những 1,700 báu vật tìm thấy trong mộ của vua
Tutankhamun (cai trị từ năm 1350 - 1340 TCN), quan trọng và đặc biệt nhất là tấm mặt nạ xác ướp
bằng vàng và chiếc ngai cẩn vàng và ngà của Tutankhamun. Ngoài ra còn vô số các hiện vật được tìm
thấy trong thung lũng các vị vua Pharoah khác. Nếu vào xem phòng xác ướp thì sẽ thấy xác ướp của
nhiều vua Ai Cập như Tutmosis II, Seti I, Ramses II, v.v…
Cairo cũng có một Cairo tower cao 185m (610ft) nằm ở khu Cairo mới. Từ đây có thể nhìn cả
Cairo rất đẹp vào ban đêm. Cairo Tower cũng còn được gọi là Gezirah Tower, có kiến trúc ngoại diện
hình thể như hoa sen và papyrus, một loại cây đuợc tôn trọng trong lịch sử Ai cập. Toà tháp không dùng
đà sắt mà chỉ làm bằng concrete.
Tới Cairo, cũng nên ghé thăm chợ Khan al-Khalili mà người Ả Rập hay gọi là souk. Nơi này
bán đủ loại sản phẩm bằng vàng, bạc, đồng, đủ loại gia vị, waterpipe/sheesha pipe, cùng đồ tiểu công
nghệ. Khởi đầu khu bazaar này nằm trong khu vực đền Al-Azhar và Midan Hussein nhưng nay được
mở rộng ra chung quanh.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
65
Cairo Marriott Hotel & Omar Khayyam Casino tọa lạc tại 16 Saraya El Gezira - Zamalek,
Midan Ramses, Cairo, Ai Cập. Khách sạn Marriott, nơi đoàn du lịch của chúng tôi ngưng chân
vài ngày là một địa điểm có chút lịch sử.
Đây là một khách sạn 5 sao lớn nhất trong vùng trung đông với 1,087 phòng ngủ nằm trong hai tòa cao
ốc 20 tầng-Toà cao ốc Gezira và Zamelek. Giữa hai tòa cao ốc này là một dinh thự với cửa vào phòng
tiếp tân khách và phòng điều hành. Trên mái toà dinh thự này là một sân khấu ngoài trời nhìn ra thành
phố Cairo và sông Nile.
Hotel Marriott này ngày xưa là dinh Al Gezirah của Ai Cập do Khedive Ismail cho xây cất để
làm nơi tạm trú cho khách đến khánh thành kinh đào Suez vào năm 1869. Rất nhiều chính khách nổi
danh Âu châu đã đến ở đó nhất là Nữ hoàng Eugenie, vợ Napoleon III. Khedive Ismail là cháu nội của
Muhammad Ali, ông là người nắm quyền hành ở Ai Cập từ 1863 đến 1879. Ông là người tiêu pha rất
xa xỉ, ra lệnh cho xây dinh Al Gezirah làm sao cho giống như điện Versailles ở Pháp là nơi mà Nữ
hoàng Eugenie thường ở để đặc biệt dành cho Hoàng đế Napoleon III và bà đến lưu trú khi đến Cairo
khánh thành kinh đào Suez, một dự án lớn lao thời bấy giờ.
Vì nợ nhiều quá nên chính phủ thời đó phải tịch thu dinh Gezirah này sau khi Khedive Ismail bị
mất chức và phải lưu vong vào năm 1879 và được trao cho Công ty Khách sạn Ai Cập quản trị. Qua
nhiều quản trị khác nhau, đến năm 1961, thời Tổng thống Nasser cầm quyền, khách sạn Gezirah đuợc
quốc hữu hóa và trở thành Khách sạn Omar Khayyam. Trong những năm 1970s, khách sạn đuợc
chuyển giao cho hệ thống khách sạn Marriott điều hành, và đã được trùng tu để trở thành khách san 5
sao như hiện tại. Tại dinh hành chánh, trong nhiều phòng, đồ đạc đã được tu bổ và biến thành những
phóng ăn, phòng tiếp tân, phòng tiếp khách lịch sự, ngay cả cầu thang cũng lộng lẫy rất đẹp.
Vùng Kim tự tháp Giza
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập. Có tất cả 138 kim tự tháp đã
được khám phá ở Ai Cập tính đến năm 2008. Hầu hết là lăng mộ của các Pharoahs và hoàng hậu trong
hai thời kỳ Cổ và Trung Vương quốc.
Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis. Trong
số đó, kim tự tháp Zoser (Djoser) là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng năm 2650 BC/TCN (trước
công nguyên). Đến thời kỳ tiếp theo, những người có đủ điều kiện được mai táng trong một loại lăng
mộ gọi là lăng mastaba. Imhotep được xem là người đầu tiên phát minh ra phương pháp chồng các
mastaba lên nhau để tạo ra một công trình bao gồm các "bậc" nhỏ dần từ dưới lên. Kết quả là Kim tự
tháp Djoser, được thiết kế để tượng trưng cho một chiếc cầu thang khổng lồ mà linh hồn của vị pharoah
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
66
đã mất dùng để bước lên thiên đường. Hình dạng của kim tự tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho
mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó Trái Đất được tạo ra, cũng như những tia nắng mặt
trời chiếu xuống. Bề mặt của hầu hết các kim tự pháp được lát bằng đá vôi trắng đánh bóng để tạo nên
một vẻ ngoài lộng lẫy khi quan sát từ xa. Tên của các kim tự tháp cũng có liên hệ tới ánh sáng mặt trời.
Người Ai Cập tin rằng vùng tối trên bầu trời về đêm, nơi tất cả các ngôi sao có vẻ như đều xoay quanh,
chính là cánh cổng lên thiên đường. Một trong những lối đi hẹp bắt nguồn từ buồng làm tang lễ hướng
thẳng tới trung tâm vùng tối này. Điều này cho thấy kim tự tháp có thể đã được thiết kế để đưa linh hồn
vị pharaon đã mất lên nơi ở của các vị thần.
Tất cả các kim tự tháp Ai Cập đều được xây trên tả ngạn (bên trái) sông Nile, nơi mặt trời lặn và
được xem là có liên quan tới thế giới của người chết trong thần thoại AiCập.
Khu lăng mộ Giza hay Giza Necropolis nằm tại cao nguyên Giza, ngoại ô Cairo, Ai Cập. Khu lăng
mộ cổ này nằm khoảng tám km bên trong sa mạc từ thị trấn Giza cổ trên bờ phía tây sông Nile, cách
20 km phía tây nam trung tâm thành phố Cairo.
Trong tất cả những kim tự tháp do các pharaohs xây lên, thì Sneferu là người tạo nên những
pyramids thật sự tại Dashur và Meidum (khoảng năm 2613-2589 BC). Chính nhờ kỹ thuật của Sneferu
mà con trai của ông, Khufu mới có thể xây đuợc pyramid lớn nhất tại Giza vào năm 2589 TCN.
Kim Tự tháp Giza được xây dựng vào thế kỷ 26 TCN, gồm 3 kim tự tháp: Cheops, Chephren và
Mycerinus.
Kim tự tháp Cheops (Khufu): Đây là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới được xây dựng
vào khoảng năm 2589 TCN và là kim tự tháp to lớn và hùng vĩ nhất trong số 90 kim tự tháp ở Ai Cập.
Do vua Cheops (2589-2566 BC) thuộc vương triều thứ tư xây dựng, với chiều cao ban đầu là 146.5m,
hiện đại 138.8m, được tạo thành từ trên cả triệu khối đá. Gần với sườn phía Đông của kim tự tháp
Cheops còn có 3 kim tự tháp nhỏ giành riêng cho vợ và thành viên quan trọng trong gia đình nhà
vua. Kim Tự Tháp Kheops là phần chính của một cấu trúc phức tạp với các công trình bao gồm cả hai
ngôi đền tang lễ để thờ Kheops (một gần kim tự tháp và một gần sông Nil), ba kim tự tháp nhỏ cho
nhiều vợ của Khufu, một đường đắp cao nối hai ngôi đền và một nhà mồ nhỏ bao quanh kim tự tháp
cho các quý tộc. Một trong ba kim tự tháp nhỏ chứa mộ của hoàng hậu Hetepheres (khám phá năm
1925), em gái và vợ của Sneferu và mẹ của Kheops.
Kim tự tháp Kephren (Khafre): Cách vài trăm mét về phía tây nam Kim tự tháp Kheops, xây khoảng
năm 2558-2532 BC là kim tự tháp Khafre, đây là kim tự tháp của Kephren, con trai Khufu/Kreops,
người kế vị Kheops và được tin rằng là người đã xây dựng Đại Sphinx Giza Đại Nhân sư. Kim tự tháp
Kephren cao 136m, thấp hơn Cheops về chiều cao, được xây dựng trên phần còn lại của núi đá vôi.
Phía ngoài được bao phủ bởi những lớp đá vôi, nhưng ngày nay chỉ còn lại một phần rất nhỏ ở trên
đỉnh là còn bao phủ bởi lớp đá ốp này.
Kim tự tháp Mycerinus: Thêm vài trăm mét nữa ở phía tây nam của kim tự tháp Kheops và Kephren
là Kim tự tháp Mycerinus (Menkaure) (2532-2503 BC), người kế vị Khafre, với chiều cao ban đầu
65.5m, nay còn cao 61 m, khoảng một nửa kim tự tháp Kheops. Với diện tích cũng nhỏ hơn 2 kim tự
tháp trên. Phần thấp hơn của kim tự tháp này được bao phủ bởi một tấm đá granite.
Hiện nay, kim tự tháp Khafre là kim tự tháp cao nhất trong nhóm bởi vì kim tự tháp Kheops đã
mất khoảng 4m chiều cao vật liệu trên đỉnh. Thời cổ đại, Kim tự tháp Kheops cao nhất, nhưng từ xưa
kim tự tháp Khafre nhìn vẫn có vẻ cao hơn vì các cạnh của nó có góc đứng hơn so với Kim tự tháp
Kheops và nó được xây dựng trên địa thế cao hơn.
Đối với người Ai cập cổ đại, việc xây dựng các kim tự tháp là để bảo vệ phần thân thể của các
vị vua đã chết của họ. Đặc biệt là họ tin vào sự sống lại và bất tử. Ba Kim tự tháp Giza được bao quanh
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
67
bởi nhiều kim tự tháp nhỏ và hàng trăm Mastaba- những ngôi mộ của các gia đình hoàng gia, quý tộc
và tầng lớp người giàu có, có địa vị trong xã hội.
Quang cảnh các kim tự tháp Giza nhìn từ trên cao.
Khufu-Khafre-Menkaure
Kheops-Khephren-Mycerinus
Menkaure-Khafre-Khufu
Menkaure-Khafre-Khufu
Mycerinus-Khephren-Kheops
Khufu-Khafre-Menkaure
Hàng thế kỷ tiếp tục xây pyramids, cộng thêm mùa màng thu thất đã làm kiệt quệ kinh tế Ai cập và sức
mạnh của hoàng gia cũng giảm bớt, nên sau đó chỉ có pyramids nhỏ hơn.
Thuyền Mặt trời (Các Thuyền của Kheops/Khufu)
Gần các kim tự tháp, người Ai Cập cổ đại đã dành một khu vực rộng rãi, tại đó họ đặt một thuyền gỗ
giành cho nhà vua ở thế giới bên kia. Nhà vua sẽ dùng con thuyền này đi vào hành trình ngày và đêm
cùng thần mặt trời, thần Ra.
Khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật, họ đã phát hiện ra 3 chiếc thuyền mặt trời. Một cái
được phát hiện ở phía đông và hai cái ở phía nam kim tự tháp. Khi các phiến đá khổng lồ bị gỡ bỏ,
người ta đã phát hiện con thuyền được làm bằng gỗ tuyết tùng, cùng với mái chèo, dây thừng và một số
chỗ ngồi.. hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Con thuyền dài 43.5m, mũi và đuôi thuyền dài 5m, cao tương
ứng 7m. Các tàu thuyền hiện nay đang được lưu giữ trong một bảo tàng đặc biệt, nằm phía nam của
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
68
kim tự tháp Kheops (Kheops chuyển từ tiếng Hy lạp/Khufu là tiếng Ai Cập).
Solar boat
Nhân sư Sphinx
Tượng Nhân sư lớn ở Giza là một tượng làm bằng đá vôi hình một sinh vật huyền bí có thân sư tử và
đầu người trong tư thế phủ phục, nằm ở cao nguyên Giza, trên tả ngạn (phía tây) sông Nile. Giza, Ai
Cập, đầu hướng về phương đông.
Đây là bức tượng nguyên khối (monolith) lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét (241 ft)] và cao
20,22 m (66,34 ft) và là một trong những bức điêu khắc nguyên khối lâu đời nhất. Bức tượng được cho
là do người Ai Cập cổ đại xây dựng, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558–2532 trước công
nguyên). Tượng nhân sư nguyên khối đá này có thành phần đá limestone khác nhau nên có phần bị soi
mòn dễ hơn phần khác. Phần đầu và chân cùng móng trước đá chắc hơn nên tồn tại tốt hơn thân Nhân
sư bị soi mòn nhiều hơn.
Tượng mang tên Nhân sư vì cho là có nhiều tương tự với một thú trong thần thoại Hy Lạp có
thân sư tử, đầu đàn bà và có đôi cánh lớn (mặc dù nhân sư Hy lạp cũng giống như nhân sư Ai cập với
đầu người đàn ông và không có cánh). Nhân sư Ai cập có liên hệ với thần Harmakhet (tương tự như
thần Horus). Tương trưng cho thần thánh và che chở, nhân sư thường được dùng như tượng bảo vệ lăng
mộ của Pharaoh và tu sĩ cao cấp.
Sau khi khu lăng mộ Giza bị bỏ hoang, tượng Nhân sư dần bị cát vùi lấp đến vai. Nỗ lực khai
quật đầu tiên được ghi lại có từ năm 1400 trước công nguyên, khi vị vua trẻ Thutmosis IV (1401–1391
hay 1397–1388 trước công nguyên), đã tìm cách đào ra hai chân trước. Ông đặt giữa chúng một tấm bia
làm bằng đá hoa cương, được biết đến với tên gọi Dream Stela (Tấm bia Giấc Mơ), có khắc những văn
tự sau kể chuyện chính ông hoàng tử Thutmosis IV.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
69
Tượng nhân sư lớn ở Giza
Memphis và Vùng Saqqara
Khu vực ngoại ô cách Cairo cỡ 22 km về phía nam là thủ đô cổ Memphis (Menfe) do vua Mendes cho
xây dựng, Memphis ngày trước là tâm điểm của Ai Cập cổ vì nó nằm ngay phần thượng nguồn của
đồng bằng châu thổ sông Nile và là điểm giữa thượng với hạ Ai cập. Tại Memphis có có tượng khổng
lồ của vua Ramses II, Đền xác ướp thánh Apis Bull, Nhân sư bằng ngọc thạch (alabaster) của Vua
Tuthmosis III.
Saqqara là nghĩa trang lâu đời nhất Ai Cập cổ đại, nó nằm trên một cao nguyên của Sa mạc,
phía tây nam thủ đô Cairo.
Kim tự tháp Zoser
Phức hợp khu tang lễ của tháp Zoser
Kim tự tháp của Zoser (Djoser)
Được mang tên tháp bước, đây là tháp cổ nhất trên thế giới; tháp này xây dựng theo kiểu lăng mộ dành
cho vua Zoser, vị vua đầu tiên của vương triều thứ III, thiết kế bởi Imhotep, theo lối kết hợp giữa nhà
tang lễ và kim tự tháp. Kim tự tháp Djoser có chiều chung quanh đáy là 123x107m, và cao cỡ 59m.
Kim tự tháp nhỏ Unas nằm phía nam của kim tự tháp Zoser, vua cuối cùng của vương triều thứ V. Tại
Saqqara có rất nhiều mồ kiểu lăng mastaba, hầu hết là của những nhà quyền quý giàu có vào triều đại V
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
70
và VI. ■
Sóng ViŒ
ViŒt ñàm Giang
Video Documentaries on Ancient Egypt and the Sphinx
Cheyenne Couch. (2013, December 31). Ancient Egypt's Building Documentary. [Video file].
Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=sbPLXMeMm3Y
Imperial Sevens. (2012, May 24). Mystery of the Sphinx. [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=SbUsGnMUH2Y.
Laurent Puechguirbal. (2012, April 13). A different story about ancient Egypt and our origins. [Video
file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=ugWCRliG4Rg
ScienceNET. (2014, January 3). Secrets of the Egyptian Pyramids HD. [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=rcKahraBiBY
The Evolution. (2013, September 21). Sphinx-Mystery in Stone. [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=vFk7f84WTNM
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
71
Jean de La Fontaine (1621-1695)
French Poet/Fabulist
NOTE:
Jean de La Fontaine ( 8 July 1621 – 13 April 1695) was the most famous French fabulist and one of the
most widely read French poets of the 17th century. He is known above all for his fables which provided
a model for subsequent fabulists across Europe and numerous alternative versions in France.
La Fontaine’s famous fable “Le Renard et les Raisins” (The Fox and the Grapes) - believed to be his
shortest - and its concise translations in English and Vietnamese are selected and reprinted below to
delight the readers.
David Lý Lãng Nhân
Aout 2014
Le Renard et les Raisins
Par Jean de La Fontaine
Certain renard gascon, d'autres disent normand,
Mourant presque de faim, vit au haut d'une treille
Des raisins mûrs apparemment ,
Et couverts d'une peau vermeille.
Le galand en eut fait volontiers un repas;
Mais comme il n'y pouvait point atteindre:
«Ils sont trop verts, dit-il, et bons pour des goujats.»
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Fit-il pas mieux que de se plaindre? ■
(Main source : Wikipedia)
TRANSLATION IN ENGLISH
By Walter Crane
The Fox and the Grapes
This Fox has a longing for grapes;
He jumps, but the bunch still escapes.
So he goes away sour,
And, ‘tis said, to this hour
Declares that he’s no taste for grapes. ■
TRANSLATION IN VIETNAMESE
Con Chó Sói và Chùm Nho
Dịch giả : Khuyết danh
(David Lý Lãng Nhân sưu tập)
Con Sói nọ một hôm lạc lối
Đang đói lòng chợt thấy giàn nho
Những chùm vừa chín vừa to
Mùi hương đỏ thắm thơm tho ngọt ngào
Cậu Sói cũng ước ao được bữa
Nhưng giàn cao không vói tới nơi
Chê bai Sói lại tìm lời
“Nho xanh chẳng xứng miệng người phong lưu.” ■
Madison, AL, August 2014
72
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Illustration by Walter Crane
Source: Internet - Wikipedia
73
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
74
An Introduction to Medea by Euripides (To Be Continued)
by Thomas D. Le
Perhaps of all Greek tragedies few can rival Euripides's Medea in the richness of its themes and the
intensity of emotions it arouses. I suspect the audiences of 2,500 years ago and the audiences of today
are unanimous in finding in it the drama of life which endures as long as the human species endures.
Although garnering only the third place in the City Dionysia competition, Medea illustrates its timeless
value by being part of the current literary canon and a fecund source of thought-provoking discourse.
On the other side of the coin, Medea, and the legend in which the character is embedded, proffers the
plastic arts, the visual arts, the music industry, and the film industry an inexhaustible fount of lore for
fruitful exploitation. In this essay we will see how Medea is compelling and why we should care.
Euripides
The youngest and last of the trio of Greek tragic poets who taught
future generations drama through their tragedies, Euripides (c. 480 –
406 BC) left the most abundant trove of works, some of which deal
with very modern themes in spite of their mythological inspiration.
Born c. 480 BC in the Salamis island, in the year of the Salamis battle,
Euripides had a good education under famous teachers such as
Anaxagoras, Prodicus, and Protagoras. Though his mother, Clito, was
an herb-seller (some authors disputed this), his father Mnesarchus was
likely a man of means, who could afford good tutors for his son.
Euripides studied natural philosophy, rhetoric, athletics and painting.
He devoted most of his life, beginning at the age of 25, one year after
Aeschylus's death, when he first entered City Dionysia competition,
until his death, to a career as a tragic dramatist. He became Socrates's
favorite tragic poet. However, he won only four prizes during his life,
and the fifth after his death. This lack of success reflects his
unpopularity among the conservatives. He married twice, once to Melite and once to Choerine, who
bore him three sons. Both wives were unfaithful, giving rise to comic poets, who loved to mock their
tragic counterparts, inferring his misogyny in his plays. In old age he lived as an honored guest at the
court of King Archelaus of Macedon, where he continued to write plays based on Thracian and
Macedonian legends. He was said to die there of dog bites at the age of seventy-four. Some scholars,
however, disputed his residency in Macedon. While the nonagenarian Sophocles dressed his chorus in
mourning to honor the memory of Euripides, the comic poet Aristophanes savaged him in his play The
Frogs. Euripides was controversial even in his days.
A prolific author of some ninety-two plays, the poet is credited with a legacy of eighteen extant
plays (nineteen if the debatable Rhesus is counted) and a number of fragments of others, Euripides's
five wins at the City Dionysia contests looked puny. Compared with his other two near
contemporaries, Aeschylus and Sophocles, who had bequeathed seven plays each and won many more
prizes, Euripides seemed like a lesser playwright. Most theatrical innovations (introduction of the
second actor by Aeschylus, of the third actor by Sophocles, the augmentation of the chorus to fifteen
members by the latter after it had been reduced to twelve from fifty by the former, scene painting,
chorus role in the play) had already been done by his two older contemporaries by the time he entered
the competition; but he was credited with treating his mythical heroes as ordinary people with hitherto
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
75
unheard-of realism. He also introduced the Prologue to give some background of the play up to the
point of its beginning and which was sometimes necessitated by his departure from the legends.
Despoiled of their heroic aura, mythical characters are mere mortals with the same qualities and
weaknesses observed in ordinary human beings. This contributed to the judgment that Euripides was
responsible for the degeneration of the tragedy as a genre of human dignity par excellence. To some
critics, such as August Wilhelm Schlegel, such responsibility is an unpardonable sin. They insisted on
the loftiness of the tragic hero with superhuman powers, human dignity, and an elevated language.
Euripides, however, was firmly in the modern camp, using new dramatic techniques, everyday
language, stark realism, and crowd-pleasing techniques. If traditional tragedy depicted man as he ought
to be, Euripidean tragedy depicted man as he is. Working in the shadow of the towering Aeschylus and
Sophocles, Euripides produced a more contemporary portrait using the same sources of myths and
legends. His approach reflected the social and political realities of Athens; this was fraught with risks
as any departures from the familiar norms have always been, and explains the controversy surrounding
Euripides to this day Yet one thing was sure: while his older colleagues' reputation became remote or
in decline, Euripides's grew and his plays were made part of education during the Hellenistic Age, and
he was recognized by Aristotle as the “most tragic of poets.” Even this assessment was subject to
interpretation by his advocates and detractors.
Euripides's reputation suffered from contradictory evaluations of his life, his art, and his works.
He became the favorite target of the comic poet Aristophanes, who treated him, and his ally Socrates,
as a butt of ridicule in his comedies. In The Acharnians, he laughed at Euripides's inventory of rags,
asked for by Dicaeopolis, in oblique reference to the poet's lowering tragedy to the level of the masses.
In The Frogs, Heracles went down to Hades to bring back to life one tragic poet to benefit the living
society; he chose Aeschylus because after judging the quotes from this poet against those of Euripides,
Dionysus had declared the older poet the winner. In Thesmophoriazusae, Euripides was portrayed as a
misogynist (remember that he had married twice and were twice cheated by his wives). During the allfemale festival, Thesmophoria, the women deliberated on how to best wreak vengeance on Euripides,
who had badly lambasted women in his plays. The poet, fearing the worst from the incensed women,
had Mnesilochus disguised as a woman to spy on them during their deliberation for him. After a series
of comic incidents, in which Euripides himself had tried to penetrate the women's conclave in various
female guises, Euripides appeared as himself to negotiate with the chorus of women and mollify them
with a promise never to insult women again in his plays. Euripides was a “natural” enemy of
Aristophanes, a landowning aristocrat who considered himself the defender of the “good people,” i.e.,
of the old order, opposed to innovators and maverick thinkers. As such, he denounced Socrates as a
sophist, a corrupter of youth, and a purveyor of false morality. Euripides, whom Socrates admired,
could not expect any quarter from Aristophanes.
Even Plato in his denigration of poetry as leading to extreme emotionalism was aiming his
barbs at Euripides. Both Aristophanes and Plato were conservative landowners and Euripides was in
his view of mythical figures as ordinary people, his philosophical ideas that brought him close to
Socrates, his advocacy position on women's issues, despite his personal experience, could only be
called liberal. There is an amount of truth in the thought that Euripides gave ample room for passion,
especially in Medea. But this is where Euripides broke the rule of golden mean and moderation of the
classical norm.
In the nineteenth century Euripides was revived as the target for censure again. There is a
tradition of criticism of Euripides beginning with Johann Gottfried Herder and continuing with August
Wilhelm Schlegel and his brother Friedrich Schlegel that severely castigated him for being responsible
for the decline of tragedy. A. W. Schlegel viewed literature as an organic whole, and Euripides's plays
exhibited none of this quality. Schlegel referred to Euripides's contemporaries who were critical of his
art as a poet. Such criticism influenced generations of critics, including Nietzsche, down to the present.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
76
But toward the end of the nineteenth century movements were already afoot to rehabilitate Euripides.
Against critics who were steeped in the classical tradition, voices sympathetic to the poet came from
Goethe, Ulrich von Wilamowitz-Möllendorff, and a host of contemporary scholars. In virtually every
play that critics laid their eyes on, be it Heracles, Orestes, Alcestes, or Medea, they were fairly neatly
arrayed on opposite sides either to show how the play deviated from the classical concept of the
aesthetic, the heroic, leading to vulgarity or debasement of classical qualities of lofty simplicity and
harmonious dignity, or how stripping the myths of their heroic quality and presenting them in realistic
terms to reveal their political, moral, and cultural dimensions make them more understandable and
relevant to contemporary audiences. The contradictions between the religious and the secular aspects,
the heroic glory and the quotidian realism, traditional ethics and contemporary aesthetics create
tensions that make Euripidean drama more modern than classical, more incongruous and disorderly
than harmonious and predictable. His tendency to resort to deus ex machina creates all sorts of
problems for critics, who see in it either botching in the plot or intentional absurdity as a philosophical
stance. He used this technique in eight of the extant plays, too often to call it botching. I think the
intervention of the gods at the last minute to resolve a situation tends to diminish their status as
impartial dispensers of justice.
Bernard Knox (1998, p.317), a classicist at Yale, pointed out the problems of assessing
Euripides the dramatist and Euripides the man in terms of opposition.
He was a problem to his contemporaries and he is one still; over the course of centuries since
his plays were first produced he has been hailed or indicted under a bewildering variety of
labels. He has been described as 'the poet of the Greek enlightenment' and also as 'Euripides the
irrationalist';[nb 2] as a religious sceptic if not an atheist, but on the other hand, as a believer in
divine providence and the ultimate justice of divine dispensation. He has been seen as a
profound explorer of human psychology and also a rhetorical poet who subordinated
consistency of character to verbal effect; as a misogynist and a feminist; as a realist who
brought tragic action down to the level of everyday life and as a romantic poet who chose
unusual myths and exotic settings. He wrote plays which have been widely understood as
patriotic pieces supporting Athens' war against Sparta and others which many have taken as the
work of the anti-war dramatist par excellence, even as attacks on Athenian imperialism. He has
been recognized as the precursor of New Comedy and also what Aristotle called him: 'the most
tragic of poets' (Poetics 1453a30). And not one of these descriptions is entirely false.
Such a portrait does not bode well to students who want to see the sides of Euripides that
respond to their predilections. Euripides, like most everyone, was a complex person, irreducible to
simple characterizations or formulas, a poet full of contradictions and hence, a challenge to
understanding. Those whose sensitivities incline toward the loftiness of tragedy, the heroic, almost
supernatural, quality of the tragic hero, the grandeur and dignity of the elevated style, and the noble
suffering of tragic man would censure a tragic poet such as Euripides, who broke the rules, brought the
myths down to earth, diluted the “purity” of tragedy, introduced arguments and self-deliberation in
plain language, and sometimes indulged in excess for effect. Euripides does not fit the traditional mold
of tragic poet well. Some of his tragedies verge on comedy, melodrama, or romance for their display of
passion or levity of language.
The Myth of Jason and the Argonauts
A study of Medea necessitates a modicum of understanding of the legend from which the character and
the play sprang. The legend of Jason and the Argonauts, or better yet, Jason and the Golden Fleece, is
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
77
more ancient than that of the Trojan War. In its days it was as well known as, or better than, the Iliad or
the Odyssey. However, Homer did not mention it in his works. The legend did not take a definite form
at any one time, but evolved as poets who recited or wrote it down brought their own contributions
over time.
The Legend
The saga was placed around 1300 BC a generation or so before the Trojan War although it was not
written down until around 800 BC, and encompassed the entire Mycenaean Greek world with the
participation of the crème de la crème of Greek myths and legends, direct or indirect descendants of
gods. Jason came from Iolcus (now Volos) in Thessaly, and the quest for the Golden Fleece occurred in
lands colonized by the Milesians along the shores of the Euxine (Black) Sea as well as lands in
mainland Greece. The first name of this land was Aea meaning land and the legendary King Aeetes,
the Man of the Land. The name Colchis first appeared in Aeschylus and Pindar. Folk tale elements
were woven into the fabric of legend. Colchis was far enough from Greece to be a suitable place for
mystery and magic to flourish in the poets' minds. The legend is a story of the quest, with a
recognizable structure: the hero was assigned a series of difficult tests which he passed with the help of
a local princess whom he married. (Morford & Lenardon, 2006, p. 573).
The Golden Fleece
The saga began with the Minyan King Athamas, who after living with his wife Nephele (goddess of the
clouds) for a number of years, left her to marry Ino, daughter of Cadmus and Harmonia. Another
version has Nephele, being a goddess, return home to the clouds. In Greek mythology the Minyans
were an autochthonous population living in the Bronze Age around the Aegean Sea. King Athamas had
settled in Boeotia. He was a Minyan, and so were the Argonauts. The ancient Greeks did not
consistently distinguish the Minyans (or Minyae, descended from the legendary Minyas) from the
earlier people they called the Pelasgians (whose founder was Pelasgus), whom Herodotus claimed had
lived with the Attic Athenians, and chased the Minyans from Lemnos. The legend continues with
Nephele suspecting as is normal with women that her husband's new wife would try to harm her two
children, Phrixus and Helle. Ino had conspired to roast seed grain before planting it causing crop
failure and famine. When King Athamas sent for the oracle at Delphi, Ino induced the messengers to
advise the king that only a sacrifice of his son Phrixus would restore the harvest. Athamas reluctantly
consented. Anticipating this contingency, Nephele sent a ram with a golden fleece, a gift of Hermes, to
carry off Phrixus and his sister Helle to safety. While flying over the sea just before entering a narrow
strait between Europe and Asia, Helle fell off the ram. The strait bears her name Hellespont (Sea of
Helle, present-day Dardanelles). The ram finally landed in Colchis, where King Aeetes received
Phrixus warmly and gave him his eldest daughter Chalciope as wife. Phrixus sacrificed the ram to
Zeus, gave his golden fleece to King Aeetes as symbol of authority, and lived the rest of his life in
Colchis. Aeetes hung the golden fleece on a tree in a grove dedicated to the god of war Ares, guarded
by the vigilant eye of a sleepless dragon. This fleece is the object of Jason's quest.
The golden fleece was not historically fanciful. The people in Colchis were using sheep skin to
catch bits of gold carried by rivers to the sea. With this gold harvest and metal from other local
sources, the Colchians were able to make exquisitely decorated jewelry, which attracted traders and
adventurers from the Greek world.
Now at Iolcus the brother of Athamas, Cretheus, who was the father of Aeson, himself father to
Jason, was king. At his death Pelias, son of Poseidon and Cretheus's wife Tyro, hence Cretheus's
stepson, usurped the throne from Aeson, who was his own half-brother. Aeson's boy Jason was spirited
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
78
away to the hills by his mother Polymede to be educated by the Centaur Chiron with help from his
mother Philyra Twenty years later Jason returned to Iolcus to reclaim his birthright as king. He met
Pelias, presented himself as Jason, wearing one sandal, and demanded his kingship back. Properties
and possessions, Pelias could keep, but not the throne and scepter. Pelias had learned of the prophecy
that he would be killed by a relative of Aeolus, a man wearing one sandal. Aeolus was himself father
of Sisyphus, Cretheus, Athamas, and Salmoneus. Just before arriving at Iolcus, Jason had helped an
old woman by carrying her across the river Anaurus, losing one sandal in the crossing. The old woman
was none other than the goddess Hera, Zeus's wife, whom Pelias had offended by neglecting to
sacrifice to her. She therefore decided to use Jason as an instrument of punishment. After seeing Jason,
Pelias knew his time had come. To avoid an immediate confrontation, Pelias sent Jason on a mission
to bring back the famed Golden Fleece from the kingdom of Colchis. This land was situated on the
eastern coast of Euxine (Black) Sea in what is now the country of Georgia (the birthplace of Joseph
Stalin). Pelias promised to return the throne to Jason if he brought back the Golden Fleece. The
usurper knew that the mission would be impossible to accomplish. But Hera was on Jason's side. He
accepted the challenge.
Jason and the Argonauts
The first thing Jason did was to build a ship strong enough for the long voyage into a far-flung
destination that no one had ever attempted before. For the job Jason called on the shipbuilder Argus,
who, with the help of the goddess Athena, constructed a powerful ship; its bow was made with the
wood of an oak tree from Dodona (where Zeus had a temple), and could communicate in human
language. Jason named the ship the Argo after its builder. Argo also means swift. For the crew, called
the Argonauts, he advertised throughout Greece for brave men who would rather venture in search of a
precious object than die at home by their mothers' sides. He thus attracted the best of the best of Greek
society into the service. These men were all descendants of the gods. Therefore, they were all heroes.
Together they were called the Minyae. They included among others Orpheus, the musician that
charmed rocks and rivers, Heracles famous for his twelve labors, Atalanta the swift-footed and only
woman in the crew (Apollonius of Rhodes excluded Atalanta from the crew because being the only
female she might cause discord among the males), Tyndareus's twins Castor and Polydeuces (or
Pollux), Tiphys the helmsman, the two sons of the North wind Boreas, Zetes and Calais. Many Minyan
descendants hailed from Iolcus (present-day Volos) in Thessaly and Miletus in Ionia (now in Turkey).
They numbered fifty at first, but the number swelled to 100 by some account by the time of departure.
The list of names changed over time since many Greek communities wanted their ancestors to be
included in the legend.
The Voyage to Colchis
The trip to Colchis and back to Hellas was the subject of an epic poem (The Argonautica by Apollonius
of Rhodes contained about 6000 lines) half the length of its rival the longer Odyssey. Many events on
the return trip of the Minyae were echoed in the Odyssey. Like a precursor of the Odyssey, the
Argonautica dealt with a period of exploration and colonization of the Bronze Age Greeks, and whose
Trojan War was probably a consequence thereof, if we believe like Heinrich Schliemann, who was
considered the first modern archaeologist, in the historicity of the legends.
Leaving Iolcus the Argo headed northeast and soon landed at Lemnos island, inhabited by only
women The women were punished by Aphrodite for not worshiping her by making them unattractive to
their husbands. The men captured Thracian women in war and made them concubines. The enraged
Lemnian women killed all their men except the father of their queen Hypsipyle named Thoas, a son of
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
79
Dionysus. She hid him in the god's temple, but he was discovered. The women put him in a chest
which carried him to Tauri (in southern Russia), where he became a priest of Artemis. The Argonauts
stayed in Lemnos for a year, enough time to replenish the population. Jason had two sons by
Hypsipyle. After Jason's departure, the Lemnian women found out about Hypsipyle's attempt to save
her father; they drove her off the island, and she was captured by pirates, who sold her as slave to
Lycurgus. She became the nurse of his son Opheltes, in whose honor the Nemean Games were
founded.
Soon the Argonauts arrived at the island of Samothrace, where they learned the Samothracian
Mysteries, before sailing on to the Propontis (today's Sea of Marmara). The island is famous for the
marble statue of the Winged Victory, the Nike of Samothrace, now in the Louvre Museum. The heroes
landed at the island of Cyzicus, whose king's lavish hospitality warmed their hearts. In return, Heracles
killed their neighboring earthborn giants. The Argonauts then left the island but unbeknownst to them
in the stormy weather of that day the wind blew them back to it during the night. They put ashore and
taking the native Doliones, who had been their gracious hosts during the day, as their Pelasgian
enemies, they fought and killed many
including their king. They learned of
their terrible mistake when dawn came,
and stayed to help bury King Cyzicus.
Next they put in at Cios, land of the
Mysians, for Heracles to repair his oar,
which he had broken during a contest of
rowing strength. Disaster struck as his
armor-bearer Hylas disappeared during
his search for water for the evening meal.
Hylas had ventured far in the forest, and
aroused strong passion in a water-nymph
who fell in love with his beauty. As he
bent down to draw water, she grasped
him in her arms and he was never seen
Figure 1. Regions of western Anatolia. Locations of Thrace, Bithynia, Mysia, and Troad Around the
Sea of Marmara
again.
Heracles had uprooted a pine tree from which to make a new oar; he threw it to the ground
when he heard of the bad news. Obsessed with the thought of rescuing Hylas, he went deep into the
woods and forgot all about the Argonauts and the Golden Fleece. Polyphemus, son of Eilatus and not
the Cyclops, was destined by Zeus to found a city among the Mysians, stayed to become king of the
city he built. In the morning, Tiphys found the day propitious, and the ship sailed without the three
important members. Heracles, Zeus had meant for him to return to the labors of Eurystheus. As for
Hylas, all Heracles could do was to extract a promise from the Mysians never to cease searching for
him.
The Argo was now nearing the exit into Euxine (Black) Sea. Along the northeastern shore of
Propontis (Sea of Marmara) lay in Anatolia the Kingdom of Bithynia founded by a Thracian tribe, the
Bebryces, who had crossed into Asia Minor. Its claim to fame came twelve centuries later when in its
city of Nicaea, the Nicene Creed, which defined mainstream Christianity, was proclaimed in 381 AD.
At the time of the Argonauts' voyage, there lived in Bithynia an arrogant people whose haughty king
Amycus was son of the nymph Melie and Poseidon. Amycus had decreed that no visitor could leave
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
80
his kingdom without a boxing contest with him; and he
had already killed many of his neighbors. The Minyan
Polydeuces, the boxer of the Argonauts, took up the
challenge. Commanding superior agility and strategy
against Amycus's brute force he crushed his opponent's
skull with a blow above the ear. Seeing their king's
death, the Bebrycians attacked the Minyans, who
fought back vigorously. The Bebrycians were put to
rout and scattered through the countryside. The
Argonauts looted the land to replenish their supplies
before resuming their journey.
Figure 2. The Harpies
At the entrance to Euxine were two Clashing
Rocks (the Symplegades, also known as the Cyanean
rocks at the strait of Bosphorus), that moved together to
close off the passage and crush any craft that attempted to
squeeze through. Besides the sea was turbulent and rose
to great heights before crashing down with violence.
After a narrow escape from a perilous maneuver to cross
into Euxine, the Argonauts were stranded in Thrace
across the sea from the Bithynian kingdom. Here was the
land of the old king Phineus, seer and son of Agenor,
whose accurate prophecies revealed all secrets, including
divine will. This gift had so angered Zeus that he
deprived him of his sight and enjoyment of food. Every
time Phineus sat down to a meal, two Harpies, who were
flying birdlike monsters in the shape of women with
sharp claws, would swoop down and snatch away the
food leaving just enough to keep him alive and a stench
Figure 3. The Argo sailing through the Symplegades
that would ruin any appetite. Fortunately, among the Argonauts were the two sons of the North Wind
Boreas, Zetes and Calais, who could fly. With drawn swords, they chased the Harpies far away to
Floating Islands, and would have killed them had it not been for Iris's intervention and promise that the
Harpies would never get near Phineus again. For the first time in years, Phineus could enjoy his meals
in peace. Thankful for the deliverance, Phineus showed the Argonauts how to cross the strait of
Bosphorus: Release a dove into the Clashing Rocks. If it gets through without harm, the Argonauts
would then immediately and swiftly follow before the rocks close. If the dove perishes, then it is the
will of the gods that the Argo would not be allowed through the rocks. Phineus further prophesied a
rocky journey ahead for the heroes, but that once they passed into the Euxine Sea, they would be
helped by Aphrodite. Phineus gave them more information about the future. In the morning the heroes
with Tiphys at the helm, set out towards the rugged rocks. Hemmed in by the cliffs, the ship slowly
approached the Clashing Rocks. Euphemus released the dove, who flew between the rocks, which
closed but caught only a few feathers of her tail. The Argonauts immediately seized on the next
opening of the rocks and rowed with all their strength through crashing waves and high seas. From
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
81
Olympus, Athena flew down to help. She pushed one rock aside with one hand, and gave a powerful
shove to the ship with the other. The Argo thus sailed through unscathed with only the stern ornament a
little scraped. After the Argo's successful passage, the Clashing Rocks no longer moved.
Before attempting to cross the Symplegades, the Argonauts had been thoroughly briefed by
Phineus on how to navigate their way to Colchis. Once in the Euxine Sea they were to hug the
shoreline with the Bithynian land on their right. Phineus continued sharing his foreknowledge and
ended by reassuring Jason that the gods would be there for them when needed. The heroes set out into
the sea and in time reached the land of the Mariandyni, northeast of Bithynia on the coast. Here Idmon
was killed by a wild boar; and for a surcease of sorrow, Tiphys the helmsman fell ill and died. These
losses so affected Jason that he despaired of ever accomplishing his mission when, encouraged by
Hera, Ancaeus stepped up to steer the swift ship. They encountered many small communities of people
with different mores and ways of life. They passed the Halys river and rounded the headland of the
Amazons. Here Heracles fulfilled his ninth labor by capturing Melanippe, daughter of Ares, and
received her sister Hippolyte's magical girdle as ransom. The Argonauts avoided a war with the
Amazons, the fierce legendary women-warriors, and in a day of travel reached the land of the ironworking Chalybes by nightfall. In one of the next stops they encountered the Mossynoeci, whose
strange customs and laws allowed behaving exactly the same way at home as in public without shame
or blame, including love-making.
They next arrived at the island of Ares, where the Symphalian Birds, pet birds of Ares, had
settled after they had been chased from Arcadia by Heracles. These were man-eating birds who
wielded deadly bronze beaks and feathers. The Argonauts protected themselves by covering their
heads and ship with helmets and shields against which the dartlike feathers of the Symphalian Birds
were harmless. With a loud noise made by clapping their shields, the heroes chased away the birds to
the mountains. Then they rescued the four shipwrecked sons of Phrixus who were heading to
Orchomenus in Boeotia from Aea to reclaim the wealth of their father. Jason was delighted to
recognize his kinsmen, for he needed them in his upcoming meeting with King Aeetes. The Phrixus
sons, however, were all daunted by the thought of confronting Aeetes, who was ruthless and would be
absolutely merciless if he knew that the Argonauts had come for the Golden Fleece.
However, they had no choice but to sail back to Colchis with the Argonauts. After leaving the
isle of Ares, the expedition came to the island of Philyra, Ocean's daughter. She was surreptitiously
dallying with Cronos, and was surprised by his wife Rhea (this occurred before the time of Zeus).
Cronos quickly escaped in the form of a steed. Philyra, bearing the seed of the transfigured god, went
to the Pelasgian ridges to give birth to the half-horse, half-god Centaur named Chiron, The heroes
sailed on and eventually reached the steep crags of the Caucasus mountains, where Prometheus was
fettered in chains to have his liver devoured by an eagle every day to eternity. Because of his
immortality, his liver rejuvenated during the night. Zeus had conceived this terrible punishment for the
friend of mankind because he had stolen fire for humans, from whom Zeus had withheld it. And this
was blatant ingratitude since Prometheus, as a Titan, had sided with Zeus in his struggle against Cronus
and the other Titans. The Minyae's progress was uneventful, and by nighttime they arrived at the
Phasis river, the most important waterway in Colchis country..
Jason and the Argonauts in Colchis
On their left lay the Caucasus and the city of Aea; on their right, the plain of Ares and the sacred grove
where the golden fleece hung on a tree guarded by a never-sleeping dragon. The Argonauts had
reached their destination by nightfall. The Argo was riding at anchor off shore where they passed the
night. At dawn they hid in the a thick reed-bed waiting before taking the next move. Hera and Athena
noticed them, and deliberated on how to aid the Minyae. They decided to enlist Aphrodite's help to
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
82
make King Aeetes's daughter Medea fall in love with Jason. This was the only way the son of Aeson
could bring the Golden Fleece back to Hellas. Medea was an enchantress full of wiles and power, and a
priestess of the goddess Hecate. Therefore her assistance was essential to the success of the whole
enterprise. Meanwhile, the Argonauts held their own strategy meeting. The son of Aeson addressed his
comrades and suggested using diplomacy instead of force. A consensus promptly reached, the
Argonauts chose Jason, Augeias, and Telemon as envoys to the palace of Aeetes with Phrixus's sons in
tow Their presence was hidden from view by a thick veil of mist which Hera spread over the city.
Cypris (from her cult site Cyprus), another name for the goddess of love, having agreed to help, bribed
her son Eros to carry out the mission with beautiful gold balls made by Hephaestus for Zeus. Eros
quickly flew down in a gray mist armed with his bow and arrows. He passed near Jason, then aiming
his unerring arrow at Aeetes's daughter he let go. Medea felt a sudden surge of amazement, as the bolt
burned down to her heart's core. Sweet pain invaded her soul, then turned into an unquenchable
passion for the young stranger from Hellas. She looked at him, speechless, mesmerized, smitten with
overwhelming love.
The Anger of King Aeetes
Now the heroes stood in front of King Aeetes's palace revealed in all its splendor. The party went in
led by Phrixus's sons. A banquet had been prepared to welcome the guests. After the meal, Aeetes
asked his grandsons, sons of Phrixus and his daughter Chalciope, what had happened that forced them
to return to Colchis. Argus, the oldest of the Argonauts, took the lead in answering the King's question,
He explained the reasons for their voyage from the beginning, linking Athamas as father of Phrixus to
Cretheus as father of Aeson, who was father to Jason, the expedition's leader, and both men as sons of
Aeolus; he explained how Pallas Athena's curse would be unbearable and Zeus's wrath would be dire
until the fleece returns to Hellas. In exchange for the fleece, Argus offered his comrades' services to
subdue Aeetes's bitter enemies the Sauromatae or whoever else they might be. He added that the rest of
the crew were descendants of immortals. Instead of being impressed, Aeetes flew into a rage at
Argus's explanation, but directed his wrath above all at his own grandsons. He accused the strangers of
plotting to depose him and seize his throne by using the fleece as a pretext. He concluded that if they
had not eaten at his table, he would have severed their tongues and hands so that they would never lie
again. Hearing this, Aeacus's son Telemon was about to respond vehemently, when Jason stopped him,
and resumed in conciliatory terms that his mission really asked for nothing more than the fleece, as
commanded by a presumptuous king; that they had come as suppliants, and that he would publish
Aeetes's fame throughout Hellas if he granted the gift. He repeated the offer of his group's service in
payment.
The Tests Decreed by Aeetes, and Medea's Passion and Involvement
Containing his wrath Aeetes conceived of a more subtle but effective way to destroy the Minyans. The
king decided to put Aeson's son to a test. He would give the fleece to Jason to take back to Hellas if he
could show his might and courage through a number of tasks which he himself had accomplished.
Jason was to yoke a pair of fire-breathing bulls with bronze feet, drive them to plow the plain of Ares,
and sow dragon teeth in the furrows, from which fully armed men will spring up to attack him. He was
to kill all of them before they had a chance to kill him. All this had to be done in one day; Jason stood
there speechless and helpless. But he accepted the challenge, not knowing how he could succeed.
On the way back to the waiting Argonauts, Argus suggested enlisting the assistance of a maiden
who could use sorcery guided by Hecate. With her help Jason would certainly avoid destruction. To the
assembled heroes, Jason recounted the demands of Aeetes, yoking the fire-breathing bulls with bronze
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
83
feet, sowing the teeth of a serpent, and killing the fully-armed and -armored earthborn warriors who
rose from the ground; all in one day. On hearing this deathly trial, most heroes kept silent until Peleus,
son of Aeacus, volunteered for the test. Soon Telamon, Idas, Castor and Polydeuces, and other heroes
also rose to accept the contest. But Argus had a better idea, and that is to try to get help from inside
Aeetes's palace itself. Her daughter Medea, trained by Hecate in the use of magical herbs, has
extraordinary power. The heroes should work to secure Medea's help. The soothsayer Mopsus agreed.
And for this they would need the Cyprian goddess's involvement. But they did not need to bother since
the goddesses had already thought about the idea.
Meanwhile Medea's sister Chalciope was afraid for her children's safety because in his anger
her father had threatened to destroy them along with the strangers that he thought his grandsons had
brought back to steal his throne. Chalciope implored her sister to help the heroes win the contest and
thereby save her sons too. Medea promised to help. But it wasn't an easy decision for her. On the one
hand, she wanted to give the Minyae the tools to win the contest out of her infatuation with their leader;
on the other, she dreaded the thought of helping strangers to fight against her father. She kept
agonizing over the dilemma although she was deeply in love with Aeson's son already through the
intervention of Cypris. She lamented her wretchedness. Rather killed by the shafts of Artemis than by
those of Eros! Now, she wished the Argonauts had never come to her country. Let the son of Aeson
die in the trials if it be his lot, for devising the charms to aid him in the king's palace would run the risk
of being discovered. But letting him die would mean life-long sorrow. Save him and let him go where
his heart desired. Then on the day of his triumph, there was nothing left but suicide to avoid ostracism,
rejection, and shame. The Colchian women would mock her, revile her for yielding to passion and
disgracing her parents. She brought out a chest containing drugs that cure and those that kill. With
tears she wanted to end it all with poison. But she held the hateful Hades in sheer horror in contrast to
her delight at enjoying wonderful life. Furthermore, when Hera intervened in her soul, any lingering
doubt vanished and she determined to help Jason.
At dawn she drove her chariot to the Triple Hecate's shrine and sent for the son of Aeson. He
soon appeared resplendent to her eyes, not as a suitor but as a suppliant entreating help. After
exchanging loving glances, they went right down to business. Medea gave the hero the charm that
would make him invulnerable to fire and weapons, and exceedingly increase his strength. She also
gave him a magic stone to be thrown at the earthborn warriors that would rise from the dragon teeth to
attack him. She issued detailed instructions on how to sacrifice to Hecate, and to apply the ointment to
his body. He vowed to take her to his country after the mission, there to be glorified by the men and
women of Hellas for her role in returning their compatriots to the safety of family and country. They
then parted before sunrise to avoid being seen. Back among his comrades Jason immediately sacrificed
a lamb to Hecate as instructed, and covered his body with the magic ointment. His sword, shield and
spear were likewise rendered tough and impenetrable by the same treatment. He was ready for the
tasks.
The Triumph of the Son of Aeson
In the following morning, a snowy day in the Caucasus, Jason and his heroes arrived at the field of
contest. King Aeetes and the Colchians were all set to watch the battle between man and beasts. From
beneath the earth the bulls leapt, kicked up clouds of dust with their brazen feet, breathing fire and
rushing iron-tipped horns foremost toward the undaunted man standing with his spread legs planted to
the ground like a statue of adamant. The Minyan hero stood his ground against the mighty fiery
onslaught, grabbed one bull by the neck, pinned it down to its fore-knees; then he wrestled the
remaining bull to the ground in like manner holding them both under his irresistible shield.
Tyndareus's twins then handed him the brazen yoke to which he quickly fastened both beasts to the
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
84
amazement of Aeetes and the Colchians. With the bulls thus tamed, he proceeded to break the field in
furrows for the first time with the plow of bronze, goading his beasts fuming with fire onward with his
spear. Then he sowed the poisonous dragon's teeth far from him, from time to time looking back for
fear of being attacked by the earthborn men. As the sun was waning, with the plowing finished, he
released the oxen which he scared away to the plain, and went back to this ship to refresh from the
spring. There were still no signs of the dragon teeth transforming into an army of men. However, just
as soon as the wintry blasts had dissipated the dark clouds and the stars returned, the night soon
revealed the host of earthborn warriors emerging throughout the plowed field sending gleams from
their spears and helmets to lofty Olympus. The Minyans trembled for their champion; even Medea was
flinching at the sight, fearing that her charm might be inadequate to protect the son of Aeson. She
chanted a spell to further strengthen her herbs. Remembering the counsel of Medea, Jason threw a huge
rock into the host and the warriors turned their weapons on one another. Jason quickly jumped into the
fray with his bare sword, and dispatched a goodly number of the warriors until none of them were left
standing. Aeetes witnessed he carnage in silent amazement, then regained his palace to think up a new
strategy to defeat the Minyan heroes.
The Capture of the Golden Fleece
Knowing that her role in the Argonaut leader's success
in the impossible tasks Aeetes had set up for him would
be discovered and her life would be in jeopardy, Medea
fled her father's palace and joined the Minyans and
Phrixus's sons, who were looking for her. She implored
Jason to take her away to Hellas and promised to get
the Golden Fleece for them by putting its guardian
dragon to sleep. Jason was exceedingly happy to see
her, and vowed by Zeus and Hera to marry her as soon
as they returned to Hellas. Together they went to the
sacred grove of Ares where the fleece was hanging on a
huge oak tree under the watchful sleepless eye of a
serpent that hissed frighteningly. The fierce dragon was
armed with triple tongues, curved fangs, and hard scaly
armor. Medea approached it and called on the gods to
render aid to the enterprise of the Minyans while
addressing the dragon with a sweet, soft voice, itself a
charm to induce the beast to a deep sleep. Ovid had
Jason do the charming himself. Soon it uncoiled and
relaxed its body and fell into its first slumber. At
Medea's prompting, Aeson's son seized the golden
Figure 4. Jason and the Golden Fleece
fleece, and he and his bride-to-be hastened to the Argo. When dawn broke with glorious sun rays the
heroes on the ship admired the gorgeous gleaming fleece, clustering around it in deep rapture. The
expedition leader had to dampen their enthusiasm, and introducing the Colchian princess as his future
bride, expressed the debt of gratitude they owed to her for the success of their arduous undertaking;
then the ship promptly headed down the river to the Euxine Sea.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
85
Figure 5. Voyage of the Argonauts According to Apollonius of Rhodes
The Return Trip to Hellas
The return trip of the Argonauts to Iolcus follows at least three different narratives of Pindar, Ovid, and
Apollonius Rhodius. This account comes from Apollonius. The trip back to Iolcus was truly an epic
journey across thousands of miles of land and sea. The Minyan chieftains wound their way through the
Euxine (Black) Sea and up the Ister (Danube); their journey continued overland across southern
Europe to the Adriatic Sea; then it headed north to cross northern Italy into today's southern France,
where it followed the Rhône river to the Tyrrhenian Sea; it passed through the modern-day Messina
Strait into the Mediterranean, where a contrary wind blew the heroes to Libya in North Africa; from
here they found a way out into the Mediterranean again; then after reaching Crete they sailed up the
coasts of Attica and Euboea to arrive at Iolcus. Although the legend seemed like a plausible attempt to
recount the explorations of the lands and waters of the known world during the Late Bronze Age which
lived on in the collective memory of the Greeks, it would be fruitless to match the geographical names
to real places.
King Aeetes and the Colchians had by now found out about the betrayal and escape of their
princess. Filled with rage, the king launched into hot pursuit, exhorting all Colchians, on pain of death,
to hunt down the fugitive, and bring her to justice. The Colchians came out in force blackening the sea
with fleet after fleet of ships. But the Minyan heroes were fleeing at the top speed allowed by their
muscle power and wind power through the waves of the river toward the sea.
Argus addressed the heroes that they were en route to Orchomenus if they heeded the prophecy
of Phineus. But there is another route, one leading through the Ister (Danube). This is where the
Argonauts were going. One Colchian fleet blocked the exit through the Cyanean Rocks now immobile.
The rest of the Colchian host followed Medea's brother Apsyrtus to the Ister. Apsyrtus caught up with
the Argo and went ahead to the Cronian (Adriatic) Sea to block all escapes. Finally Apsyrtus
surrounded the Argonauts at the Brygean isles.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
86
In this desperate situation, the Argonauts deliberated on a solution. They decided to keep the
golden fleece since they had won it fair and square by fulfilling Aeetes terms in the contests. As for
Medea, finding her the source of conflict with the Colchians, they made a covenant: They were willing
to surrender her to the charge of Leto's daughter (i.e., Artemis for whom a temple had been built there
by the Brygi) until the Colchian justice system rendered a decision whether she could go to Hellas with
the Argonauts or must return to her father's home.
Hearing this, Medea seethed with wrath. She pulled Jason aside out of earshot of the rest, and
upbraided him for ingratitude and cruelty. It was she who had ensured his success in the impossible
tasks imposed by King Aeetes by betraying her father and country and dishonoring them by aiding their
enemy. Whatever success he had, from subjugating the oxen to destroying the earthborn warriors, and
winning the fleece, he owed it to her. As if warned by some premonition, Medea urged Jason to stand
firm on his vow, and stand by her, especially after returning to Hellas. She accused the son of Aeson of
already transgressing his oath. How could he abandon her to her doom after all the terrible crimes she
had committed to help him and his comrades? She brought curses on him, and wanted to set fire to
their ship and perish with it. Jason hastened to soothe her by reasoning that in the dire situation in
which the Minyans were facing extermination, they could not risk destruction when the people all
around were on the Colchian side ready to aid her brother Apsyrtus. By the covenant, they could lay a
trap to lead him to his ruin.
In this extreme circumstance Medea saw no viable option other than to conspire with Jason to
lure Apsyrtus to his demise. She then sent word to invite Apsyrtus to the temple of Artemis at night,
claiming that she had been tricked by the sons of Phrixus, who had given her to the strangers, and that
she was ready to return the golden fleece to her father's home. To further entice Apsyrtus, the message
was delivered with a gift of the robe Hypsipyle had given Aeson's son. Such was her love for Jason that
Medea defied all morality and scruples to connive with him in murdering her brother. By agreement,
Medea was alone on the island of Artemis, and Jason and his comrades hid their ships to lie in wait for
the Colchian prince. Apsyrtus showed up unaccompanied, and tried to devise with his sister a plan
against the strangers. At this point the son of Aeson jumped from his hiding place and stabbed
Apsyrtus to death. He cut off his victim's extremities, then buried him in the ground, where his bones
still lay in the land settled by the descendants of his followers. The Argonauts leapt from their ambush
and destroyed the Colchians who had come with Apsyrtus but stayed away.
The Minyae then followed Peleus's advice to set sail immediately until they reached the isle of
Electra near the Eridanus, which was identified in myths as the Po River in northern Italy, where amber
originated, or the Rhône in southern France. (The geographer Strabo dismissed such myth-making, as
there was to him no such thing as the river Eridanus.). At dawn when the Colchians learned of their
prince's death, they pursued Argo to the Cronian (Adriatic) Sea, hindered all the while by fierce
lightnings unleashed by Hera. In the end, the Colchians, fearing their King's wrath and seeing no
reasons to continue the chase, scattered and built settlements everywhere, among the Encheleans in
Illyria, where Cadmus and Harmonia had been buried, even on the islands where the Minyan heroes
had stayed. They and their descendants in time bore the name derived from their prince Apsyrtus. In
another version of the legend, Apsyrtus was killed and dismembered by Medea, who scattered the
pieces to slow down the pursuing army led by her father Aeetes. This made her a first-time murderess,
and prepared the way for more horrible slayings to come.
With the Colchians out of the way, the Argonauts should now see their way clear to an
uneventful journey home to the land of Hellas. Such lucky break was not to be, however. They first
landed in the country of the Hylleans (the Illyrians). The news of the treacherous death of Apsyrtus
had angered Zeus immensely. He ordered, without their knowledge, that the Argonauts should cleanse
themselves from the taint of blood with the help of the goddess Aeaean Circe, and experience great
sufferings before arriving home. The Argo passed many islands in northern Adriatic Sea, off modern-
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
87
day Croatia, inhabited by Colchians, namely the Liburnian isle, Issa, Dysceladus, and Pityeia. They
came to the island of Corcyra (Italian name Corfu), in the Ionian Sea, named after the beautiful nymph
Korkyra (daughter of Asopos and the water-nymph Metope), with whom Poseidon fell in love. The
god of the sea abducted her and brought her to the yet unnamed island, to which he gave her name.
Their child was called Phaiax, and the inhabitants of the island were henceforth known as the Phaiakes,
transliterated into Latin as Phaeacians.
Sailing on the heroes passed Melite, Cerossus, and Nymphaea; the heroes thought they were
making headway when Hera, following Zeus's counsels, stirred up a strong storm that brought Argo
back to the island of Electra. The beam on the stern made from Dodonian oak by Athena spoke loudly
in a human voice to the terrified Minyae about Zeus's wrath and their endless sea voyage tormented by
storms unless they were granted reprieve of their guilt by the goddess Circe. The voice urged the sons
of Tyndareus, Castor and Polydeuces, to pray the gods to show them the way through the Ausonian
(Tyrrhenian) Sea on the west coast of Italy to Circe's abode.
While the sons of Tyndareus raised their hands in prayer, the remaining heroes were plunged
into serious depression. Their ship now entered the Eridanus, where once the inexperienced Phaethon
fell off his father Helios's chariot still smoldering from the fire in which he had been engulfed. His
sisters mourning his death shed tears that turned into amber. But to the Celts the tears were from
Apollo, who came among the Hyperboreans to avoid the wrath of his father the sun god. Among the
heroes, however, depression reigned to such an extent that they shunned food and drink. By day they
had to suffer the foul odor still lingering from Phaethon's fiery death; by night they suffered the
wailing of the daughters of Helios.
In time the Minyans sailed into Rhodanus (Rhône) river in southeastern France, which emptied
into the Eridanus. Lying at the ends of the world, this river fed its waters to three different bodies of
water, the Ocean (which surrounded the known world), the Ionian Sea, and the Sardinian Sea. From
there they passed through the storm-tossed lakes of the vast Celtic land. They would have perished
when a current carried them to the gulf of Ocean, a place of no return, had it not been for Hera's
thunderous cry of warning. Through the lands of the Celts and Ligyans, they were protected by a pall
of mist cast by Hera, and eventually reached the Stoechades isles, off today's Marseille of France.
From there they reached the isle Aethalia (Elba).
The voyage continued and Argo put in at the mythological island of Aeaea in the Tyrrhenian
Sea, the home of Circe the goddess of magic, sister of King Aeetes of Colchis, and thus a kinswoman
of Medea, on the western coast of Italy. This is the same island where Odysseus later lived a year with
Circe. Other authors put Aeaea on the east side of Italy. Poet and mythograher Robert Graves, in The
Greek Myths, believed it was located farther north and off the east coast of Italy near the Istrian
peninsula in the Adriatic Sea; and in The Ulysses Voyage the historian and explorer Tim Severin
identified Aeaea as Paxos island in the Ionian Sea off the Greek coast and farther south.
At her island of Aeaea, the Minyae found Circe, who received them in her palace. The goddess
took Jason and Medea to her halls. They both hurried to sit by the hearth as suppliants usually did.
Medea covered her face in both hands while Aeson's son planted the sword he used to kill Apsyrtus in
the ground. Circe listened to the story of Medea, who omitted the murder of her brother, which Circe
had already known. Circe began the expiation rites by sacrificing a piglet at the altar and prayed to
Zeus the Cleanser to be lenient to the murder-stained suppliants. But as she learned from Medea more
of the events of the voyage, the crimes committed, and her flight to Hellas, Circe sent them away with
strong disapproval and a warning that Aeetes would go to Hellas to avenge the murder of his son. The
two anguished suppliants returned to their ship while Hera, watching from above, ordered Iris to
dispatch Thetis to see her. Zeus's wife then told Iris to go to Hephaestus to stop his work until after
Argo had passed, and to Aeolus to stop all winds except the west wind until Argo had reached the isle
of Alcinous in Phaeacian land. Hera then summoned Thetis and enjoined her to help the heroes safely
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
88
throughout their journey, especially through Charybdis and Scylla. Thetis promised to do so. While
the heroes were resting on the Tyrrhenian beach of Aeaea, she came by in secret and touched her
husband Pelius, one of the Argonauts, telling him to get the ship and crew under way immediately for
she had worked with the Nereids to help them through all the rocks. Pelius was surprised to see his
wife again since the day when she left in anger because he stopped her from burning their son Achilles,
not knowing that his goddess wife was using ambrosia and fire to remove all mortal flesh from, and
thus confer invulnerability, to their son..
The following morning the heroes set sail aided by a propitious wind. Soon they reached the
pretty island of Anthmoessa, where the Sirens' songs would lure sailors sweetly to their death. The
heroes were ready to cast anchor when Orpheus drowned out the Siren songs with the sound from his
Bistonian lyre (him being a Thracian), thereby saving them from certain destruction. However, it was
too late for one youth, Butes, son of Teleon, who had leapt ashore and never returned. Cypris, out of
pity for him, snatched him away to live on Lilybean mountain.
Through the treacherous rocks of Scylla and the vortex of Charybdis that crushed or swallowed
ships attempting passage with sharp cliffs and turbulent sea, through the similarly perilous Wandering
Rocks (the Planctae) that did the same, the ship Argo was safely escorted by dolphins and the Nereids,
sometimes raised high into the air, guided by Thetis under the overall control of Hera.
The heroes reached the island of Drepane (Sickle island because of its shape), in the Ceraunian
Sea (southwestern Albania), later called Corcyra, among the Phaeacians, ruled by Alcinous and his wife
Arete. The city was also called Macris, after the name of a nurse of Dionysus who had been driven
there from Euboea by Hera. The Minyae were pursued there by the Colchians, who demanded that
Medea be handed over. Alcinous declared that if Medea were a virgin, she should be returned to her
father; but if she were a married woman, Alcinous would protect her right to be with her husband.
Since she was still a virgin, Medea went to see Arete, and at the knees of her hostess in an attitude of
supplication, begged her to sway Alcinous to mercy on her behalf. She also implored each of the
heroes for not abandoning her, citing all that she had done to help them accomplish their mission.
Arete begged her husband not to deliver Medea to the Colchians; but he reiterated his decision because
he did not want a conflict with King Aeetes, or a possible opposition to the judgment of Zeus. Without
delay Arete sent word to urge Jason to wed Medea immediately and arranged that same night for the
hero and his maiden, who would rather marry in his home town, to consummate their union in the cave
now called the sacred cave of Medea, with the participation of the Phaeacians and their king and queen,
the nymphs from the mountains, the rivers, and the woodlands sent by Hera, and the chieftains in full
battle gear against any hostile acts.
At dawn, Alcinous, golden staff of justice in hand, went to the Colchians who kept their
distance beyond the city limits, to announce his purpose, accompanied by Phaeacian chiefs in combat
attire. Women poured forth from their towers, and country folk from the fields into the streets to admire
the heroes, participate in the sacrifice, and bring gifts to the newly-weds. Such a festive spectacle and
Alcinous's firmness in his judgments convinced the Colchians of the futility of their demands. Fearing
the anger of Aeetes at their failure, the Colchians asked Alcinous for permission to stay as friendly
settlers. Within a week the Minyans left and sailed on under favorable wind carrying with them loads
of gifts from the hospitable Phaeacians and twelve handmaids given by Alcinous to serve Medea.
Their happy time was soon shattered by a strong blast of north wind that carried their ship for
nine days and nights from near the land of Pelops (the Peloponnesus) before throwing it onto the
ground with very little of the keel still under water in the gulf of Syrtis (now Sidra) in Libya, from
whose shoals and thick seaweeds no ship had returned. Everywhere reigned vast expanses of sand with
no signs of life. One hero expressed the general sense of deep despair of ever returning home.
Ancaeus, the helmsman, picked up the same note of anguish and asked if anyone wanted to take the
helm, for Zeus had apparently abandoned them. When evening came the exhausted, thirsty, and hungry
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
89
heroes each chose his place to lie down, wrapped in his own clothes, and waited for death to come
while the maidens lay wailing through the night. Thus the heroes and maidens were awaiting an
inglorious end. When at noon the sun was burning the entire land of Libya in suffocating heat, the
nymphs of Libya took pity on the Minyae, woke up Jason, urging him to rouse his comrades. This he
promptly did telling them how the heroine-nymphs, Libya's daughters and warders, had awaken him
and reminded every man to repay his mother for her travail in nurturing him after Poseidon had
unleashed his car. The heroes all stood up. From the sea they witnessed a gigantic horse with a mane
of gold leap ashore in showers of water and disappear like the wind. Peleus saw that as an auspicious
sign from Poseidon, interpreting their ship as their mother and advising them to follow in the horse's
direction to a source of water. Urged on by Jason's account and Peleus's counsels together the Minyae
carried their ship on their shoulders for twelve days and twelve nights in the direction of the vanishing
horse to the Tritonian lake.
From there a little exploration led them to a life-giving spring in the garden of the Hesperides,
which was situated on the west end of the world, guarded by the sleepless dragon Ladon, which
Heracles had killed only the day before. The nymphs Hesperides were singing their songs. At the
approach of the heroes, they vanished. Orpheus then prayed to the nymphs for help to find a spring.
The Hesperides responded. First the earth sprang forth with grass, then trees began to grow into which
the three Hesperides disappear. Hespere transformed herself into a poplar, Eretheis an elm, and Aegle a
willow. Aegle then told Orpheus how Heracles had come to kill Ladon and found a drinking fountain
by stomping his foot on a rock near the Tritonian lake. The Minyae were amazed that Heracles, who
had left the expedition so long ago, had come to their rescue by saving his comrades from thirst. Five
heroes set out in search of Heracles, hoping he was still in the neighborhood, but all came back emptyhanded.
Here in Libya it was the lot of Canthus to die. He had gone among the pasturing flocks to steal
some animals for his comrades, but was killed by the shepherd Caphaurus, a son of Amphithemis and a
Tritonian nymph. In revenge the Minyae slew Caphaurus. Here too, Mopsus, son of Ampycus, met his
fate, when he stepped on the tail of a serpent which coiled back to give him a mortal dose of his venom.
Now as the south wind rose, the expedition, with two less, tried to find a way out of the lake Tritonis.
They had meandered without finding the way out. Orpheus then suggested offering Apollo's tripod on
the shore as propitiation to the gods of the land. One of the Argonauts, Euphemus, who was a son of
Poseidon, accepted a clod of earth from Triton, another son of Poseidon and ruler of Libya, as a guestgift. Euphemus then asked Triton, who also mentioned his other name of Eurypylus, how to find the
channel to the sea. Triton gave detailed instructions for the exit into the open sea, grabbed the tripod,
and disappeared beneath the waves. They were to keep right, hugging the coast as long as it headed
north, then going straight to the cape and from there staying the course to beyond Crete and onto
Pelops. The heroes vigorously plied their oars while Aeson's son killed a choice sheep as offering to
the sea god and prayed that he grant them a safe return to Hellas. Triton arose from the depths, seized
the keel, guided Argo out to sea, and vanished into the abyss. As their outstretched sail caught the west
wind speeding their way to the headland, which they reached in the morning. The west wind then died
down when the south wind took over to the cheers of the heroes. That night the sea was calm, and the
oarsmen worked through the night and all through the following day. When night came, the island of
Carpathus came into view. It was just a short distance to Crete, where they were heading.
Crete was the island to which Zeus entrusted the Phoenician princess Europa, daughter of King
Agenor of Tyre, whom he had abducted by transforming himself into a white bull. Among the gifts the
Olympian god gave her were Talos, Laelaps, a female dog that always caught her prey, and a javelin
that never missed. Talos, was a bronze giant made by Hephaestus for Zeus to protect Crete and Europa.
He would walk around the island three times a day and throw large rocks at any ships that approached
it. Being made entirely of bronze, Talos was invulnerable. The Minyae were desperate and at a loss as
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
90
to how to land since they needed rest, food, and water. Medea came to the rescue. She knew that Talos
had a vein that ran from his neck to his ankle where it was protected by only a thin bronze nail. They
moved Argo out of range of Talos's rocks. Then Medea, standing on the deck, invoked the Death-spirits
with songs and prayers. Her eyes shot wrathful glances at the eyes of Talos; her teeth gnashed against
him; and she assailed him with phantoms. Talos yielded before Medea's might; as he tried to hurl rocks
at her ship, his ankle was grazed by a pointed rock, and the ichor drained off his body. For a while
Talos stood erect; then as the ichor, his lifeblood, continued ebbing, he lost strength and crumbled in a
thud. The heroes quickly cast anchor and walked ashore for a restful night on Crete. At dawn they set
up a shrine to Minoan Athena, replenished their water and continued their journey by rowing.
That night was the scariest to the heroes as it was starless and moonless, and they had no way to
see where they were heading. Jason implored Phoebus for help. Immediately he came down to
Melantian rocks in the sea. Raising his bow that sent forth brilliant gleams, the god revealed the group
of islands called the Sporades and a tiny island opposite Hippuris, where they stayed for the night.
When dawn came they set up an altar in the shade in honor of the Lord of Light Apollo. They called
the island Anaphe, meaning Revelation because it was revealed by the far-reaching light brought up by
the god. To him they sacrificed whatever they could get from the desolate isle, which was plain water.
Accustomed to the sumptuous sacrifice of oxen at the palace of Alcinous, the Phaeacian handmaids
burst out laughing, prompting retaliation with taunts from the men. From this sport came the tradition
on this island of women chaffing the men during sacrifices to Apollo, the warder of Anaphe.
Then the heroes resumed their journey when Euphemus remembered his dream the night before
in which the clod of land he received as a guest-gift from Triton was nurtured by his own milk into a
beautiful virgin and he lay with her. After the act, he felt remorse, but she comforted him by saying
that she was no ordinary maid but a daughter of Triton and Libya, who would be a nurse of his
children. Let her settle with Nereus's daughters in the sea near the isle of Anaphe and she would
reappear in time to welcome his descendants.
When he shared his dream with Jason, the Argonaut leader predicted a bright future for
Euphemus, for the clod of earth he had received, when cast to the sea, would become an island where
his descendants would dwell. Elated by the prophecy, Euphemus threw the clod into the sea. In its
place emerged an island called Calliste, sacred nurse of his own sons, who had originally dwelt in
Lemnos. Here they were expelled by Tyrrhenians, and migrated to Sparta. The descendants of
Euphemus then moved on to the island Calliste, fulfilling the prophecy. His descendant Theras renamed
the island Thera. All this happened after the death of Euphemus.
On the beach of Aegina the heroes turned replenishing the water supply into a contest. Down to
this day, the young scions of the Myrmidons engaged in the sport of racing with jars of water on their
shoulders. From here on Argo was on a steady course home, peacefully sailing along the coasts of
Attica and Euboea, past Aulis to arrive without incidents at Pagasae, which is a suburb of the modern
city of Volos, where the saga started.
The End of the Jason Saga According to Apollonius Rhodius
This has been an account of the Jason and the Argonauts saga according to Apollonius Rhodius, whose
narrative is the most comprehensive and best known among mythographers, historians, and explorers.
The Apollonius version of the legend combines elements of myths, legends, folk tale, history,
geography, religion, and thus is a scholarly treatment of the legend. Although the saga ends, poets,
dramatists, and writers continue to explore the sequels, expanding on its themes and motifs, adding
or,modifying cultural details to fit contemporary society, and creating works that speak to the author's
generation. The sequel to the Jason saga that captured the imagination of poets and creative minds
through the centuries revolved around one personage, Medea. In the next article, we will discuss one
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
such sequel, the tragedy Medea by Euripides. ■
Thomas D. Le
22 September 2014
91
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
92
Bibliography
Apollonius Rhodius. (3th Century BC). The Argonautica. [PDF document]. (R. C. Seaton, Trans.).
Retrieved from http://www.theoi.com/Text/ApolloniusRhodius1.html
Barkhuizen, J.H. (2002). The psychological characterization of Medea in Apollonius of Rhodes,
Argonautica 3, 744-828. Acta Classica. (22). 33-48.
Bart George. (2012, December 6). BBC learning zone Medea. [Video file].
Retrieved from http://www.youtube.com/watch?v=l5-M6OBvAdE
Cambridge University. (2001, February 17). From the Land of the Golden Fleece: Tomb Treasures of
Ancient Georgia. [Video file]..https://www.youtube.com/watch?v=qvMHm5gFrL4
Carroll, Carole. (2013, January 30). Medea. [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=OdtDeZZ4RPk
Christopher Lacy. (2014, May 8). Medea-Cherubini-Anna Caterina Antonnaci-Paris 2005. [Video
file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=vo9bb96D0os
Easterling, P. E., Kenney, E. J., Knox, B.M.W., & Clausen, W. V. (1985). The Cambridge history of
Classical literature. Cambridge, UK: Cambridge University Press.
.
The Extant Odes of Pindar. (1874/1904). [PDF document]. (Ernest Myers, Trans.). Retrieved from
http://www.gutenberg.org/cache/epub/10717/pg10717.html
Hogan, J.H. (1873). The Medea of Euripides. [PDF document]. Edinburgh, UK: Williams and Norgate.
I Looove Documentaries. (2011, April 24). In Search Of Myths and Heroes - Jason and the Golden
Fleece. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=ZRV21N5bz-s
Mitchell-Boyask, Robin. (2008). Introduction, in Euripides: Medea. (xii). (Diane Svarlien, Trans.).
Hackett Publishing Company.
Morford, M.P.O. & Lenardon, R. J. (2003). Classical mythology. New York, NY: Oxford University
Press.
Petshoplad. (2007, August 10). MEDEA (1959) Judith Anderson. [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=6rG_yAhX0PM
Richardson, E. (2005). Re-living the Apocalypse: Robinson Jeffers' Medea. [PDF document].
International Journal of the Classical Tradition. (22)3. 369-832. Available from
http://www.jstor.org/stable/30221989
Zyl Smit, B. v. (2002). Medea the Feminist. [PDF document]. Acta Classica. XLV. 101-122.
Retrieved from http://www.casa-kvsa.org.za/2002.htm
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
93
Stewie_Luckecza_is_a_dog. (2014, March 10). Luigi Cherubini-Medea. [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=Y58Hjylb0t0
Wellesz Theatre. (2013, January 2). Aribert Reimann: Medea (2007/1010). [Video file]. Retrieved
from https://www.youtube.com/watch?v=iVHGGygEt1A
Zsaks, Helga. (2002). La Medee de Corneille: Premiere furie vindicative. [PDF document].
Retrieved from http://cief.elte.hu/sites/default/files/17zsak.pdf
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
http://www.gutenberg.org/files/35451/35451-h/35451-h.htm
Public domain work published by Project Gutenberg.
THE MEDEA (Continued to The End)
OF
EURIPIDES
TRANSLATED INTO ENGLISH RHYMING VERSE
WITH EXPLANATORY NOTES BY
GILBERT MURRAY, M.A., LL.D.
SOMETIME PROFESSOR OF GREEK IN THE UNIVERSITY
OF GLASGOW; FELLOW OF NEW
COLLEGE, OXFORD
OXFORD UNIVERSITY PRESS
AMERICAN BRANCH
NEW YORK: 35 WEST 32ND STREET
1912
Copyright, 1906, by
Oxford University Press
AMERICAN BRANCH
94
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
(Continued from Firmament July 2014)
Chorus.
The sons of Erechtheus, the olden,
Whom high gods planted of yore
In an old land of heaven upholden,
A proud land untrodden of war:
They are hungered, and, lo, their desire
With wisdom is fed as with meat:
In their skies is a shining of fire,
A joy in the fall of their feet:
And thither, with manifold dowers,
From the North, from the hills, from the morn,
The Muses did gather their powers,
That a child of the Nine should be born;
And Harmony, sown as the flowers,
Grew gold in the acres of corn.
And Cephîsus, the fair-flowing river—
The Cyprian dipping her hand
Hath drawn of his dew, and the shiver
Of her touch is as joy in the land.
For her breathing in fragrance is written,
And in music her path as she goes,
And the cloud of her hair, it is litten
With stars of the wind-woven rose.
So fareth she ever and ever,
And forth of her bosom is blown,
[Pg 49] As dews on the winds of the river,
An hunger of passions unknown.
Strong Loves of all godlike endeavour,
Whom Wisdom shall throne on her throne.
Some Women.
But Cephîsus the fair-flowing,
Will he bear thee on his shore?
Shall the land that succours all, succour thee,
Who art foul among thy kind,
With the tears of children blind?
Dost thou see the red gash growing,
Thine own burden dost thou see?
Every side, Every way,
Lo, we kneel to thee and pray:
By thy knees, by thy soul, O woman wild!
One at least thou canst not slay,
Not thy child!
Others.
95
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Hast thou ice that thou shalt bind it
To thy breast, and make thee dead
To thy children, to thine own spirit's pain?
When the hand knows what it dares,
When thine eyes look into theirs,
Shalt thou keep by tears unblinded
Thy dividing of the slain?
These be deeds Not for thee:
These be things that cannot be!
Thy babes—though thine hardihood be fell,
When they cling about thy knee,
'Twill be well!
[Pg 50] Enter Jason.
Jason.
I answer to thy call. Though full of hate
Thou be, I yet will not so far abate
My kindness for thee, nor refuse mine ear.
Say in what new desire thou hast called me here.
Medea.
Jason, I pray thee, for my words but now
Spoken, forgive me. My bad moods. . . . Oh, thou
At least wilt strive to bear with them! There be
Many old deeds of love 'twixt me and thee.
Lo, I have reasoned with myself apart
And chidden: "Why must I be mad, O heart
Of mine: and raging against one whose word
Is wisdom: making me a thing abhorred
To them that rule the land, and to mine own
Husband, who doth but that which, being done,
Will help us all—to wed a queen, and get
Young kings for brethren to my sons? And yet
I rage alone, and cannot quit my rage—
What aileth me?—when God sends harbourage
So simple? Have I not my children? Know
I not we are but exiles, and must go
Beggared and friendless else?" Thought upon thought
So pressed me, till I knew myself full-fraught
With bitterness of heart and blinded eyes.
So now—I give thee thanks: and hold thee wise
[Pg 51]To have caught this anchor for our aid. The fool
Was I; who should have been thy friend, thy tool;
Gone wooing with thee, stood at thy bed-side
Serving, and welcomed duteously thy bride.
But, as we are, we are—I will not say
Mere evil—women! Why must thou to-day
96
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Turn strange, and make thee like some evil thing,
Childish, to meet my childish passioning?
See, I surrender: and confess that then
I had bad thoughts, but now have turned again
And found my wiser mind.
[She claps her hands.
Ho, children! Run
Quickly! Come hither, out into the sun,
[The Children come from the house, followed
by their Attendant.
And greet your father. Welcome him with us,
And throw quite, quite away, as mother does,
Your anger against one so dear. Our peace
Is made, and all the old bad war shall cease
For ever.—Go, and take his hand. . . .
[As the Children go to Jason, she suddenly
bursts into tears. The Children quickly
return to her: she recovers herself, smiling
amid her tears.
Ah me,
I am full of hidden horrors! . . . Shall it be
A long time more, my children, that ye live
To reach to me those dear, dear arms? . . . Forgive!
I am so ready with my tears to-day,
And full of dread. . . . I sought to smooth away
The long strife with your father, and, lo, now
I have all drowned with tears this little brow!
[She wipes the child's face.
[Pg 52] Leader.
O'er mine eyes too there stealeth a pale tear:
Let the evil rest, O God, let it rest here!
Jason.
Woman, indeed I praise thee now, nor say
Ill of thine other hour. 'Tis nature's way,
A woman needs must stir herself to wrath,
When work of marriage by so strange a path
Crosseth her lord. But thou, thine heart doth wend
The happier road. Thou hast seen, ere quite the end,
What choice must needs be stronger: which to do
Shows a wise-minded woman. . . . And for you,
Children; your father never has forgot
Your needs. If God but help him, he hath wrought
A strong deliverance for your weakness. Yea,
I think you, with your brethren, yet one day
Shall be the mightiest voices in this land.
Do you grow tall and strong. Your father's hand
Guideth all else, and whatso power divine
97
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Hath alway helped him. . . . Ah, may it be mine
To see you yet in manhood, stern of brow,
Strong-armed, set high o'er those that hate me. . . .
How?
Woman, thy face is turned. Thy cheek is swept
With pallor of strange tears. Dost not accept
Gladly and of good will my benisons?
[Pg 53] Medea.
'Tis nothing. Thinking of these little ones. . . .
Jason.
Take heart, then. I will guard them from all ill.
Medea.
I do take heart. Thy word I never will
Mistrust. Alas, a woman's bosom bears
But woman's courage, a thing born for tears.
Jason.
What ails thee?—All too sore thou weepest there.
Medea.
I was their mother! When I heard thy prayer
Of long life for them, there swept over me
A horror, wondering how these things shall be.
But for the matter of my need that thou
Should speak with me, part I have said, and now
Will finish.—Seeing it is the king's behest
To cast me out from Corinth . . . aye, and best,
Far best, for me—I know it—not to stay
Longer to trouble thee and those who sway
The realm, being held to all their house a foe. . . .
Behold, I spread my sails, and meekly go
[Pg 54]To exile. But our children. . . . Could this land
Be still their home awhile: could thine own hand
But guide their boyhood. . . . Seek the king, and pray
His pity, that he bid thy children stay!
Jason.
He is hard to move. Yet surely 'twere well done.
Medea.
Bid her—for thy sake, for a daughters boon. . . .
Jason.
Well thought! Her I can fashion to my mind.
98
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Medea.
Surely. She is a woman like her kind. . . .
Yet I will aid thee in thy labour; I
Will send her gifts, the fairest gifts that lie
In the hands of men, things of the days of old,
Fine robings and a carcanet of gold,
By the boys' hands.—Go, quick, some handmaiden,
And fetch the raiment.
[A handmaid goes into the house.
Ah, her cup shall then
Be filled indeed! What more should woman crave,
Being wed with thee, the bravest of the brave,
[Pg 55]And girt with raiment which of old the sire
Of all my house, the Sun, gave, steeped in fire,
To his own fiery race?
[The handmaid has returned bearing the Gifts.
Come, children, lift
With heed these caskets. Bear them as your gift
To her, being bride and princess and of right
Blessed!—I think she will not hold them light.
Jason.
Fond woman, why wilt empty thus thine hand
Of treasure? Doth King Creon's castle stand
In stint of raiment, or in stint of gold?
Keep these, and make no gift. For if she hold
Jason of any worth at all, I swear
Chattels like these will not weigh more with her.
Medea.
Ah, chide me not! 'Tis written, gifts persuade
The gods in heaven; and gold is stronger made
Than words innumerable to bend men's ways.
Fortune is hers. God maketh great her days:
Young and a crownèd queen! And banishment
For those two babes. . . . I would not gold were spent,
But life's blood, ere that come.
My children, go
Forth into those rich halls, and, bowing low,
Beseech your father's bride, whom I obey,
Ye be not, of her mercy, cast away
[Pg 56]Exiled: and give the caskets—above all
Mark this!—to none but her, to hold withal
And keep. . . . Go quick! And let your mother know
Soon the good tiding that she longs for. . . . Go!
[She goes quickly into the house. Jason and the Children with their Attendant depart.
Chorus.
99
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Now I have no hope more of the children's living;
No hope more. They are gone forth unto death.
The bride, she taketh the poison of their giving:
She taketh the bounden gold and openeth;
And the crown, the crown, she lifteth about her brow,
Where the light brown curls are clustering. No hope now!
O sweet and cloudy gleam of the garments golden!
The robe, it hath clasped her breast and the crown her head.
Then, then, she decketh the bride, as a bride of olden
Story, that goeth pale to the kiss of the dead.
For the ring hath closed, and the portion of death is there;
And she flieth not, but perisheth unaware.
Some Women.
O bridegroom, bridegroom of the kiss so cold,
Art thou wed with princes, art thou girt with gold,
[Pg 57]
Who know'st not, suing
For thy child's undoing,
And, on her thou lovest, for a doom untold?
How art thou fallen from thy place of old!
Others.
O Mother, Mother, what hast thou to reap,
When the harvest cometh, between wake and sleep?
For a heart unslaken,
For a troth forsaken,
Lo, babes that call thee from a bloody deep:
And thy love returns not. Get thee forth and weep!
[Enter the Attendant with the two Children: Medea comes out from the house.
Attendant.
Mistress, these children from their banishment
Are spared. The royal bride hath mildly bent
Her hand to accept thy gifts, and all is now
Peace for the children.—Ha, why standest thou
Confounded, when good fortune draweth near?
Medea.
Ah God!
Attendant.
This chimes not with the news I bear.
Medea.
O God, have mercy!
[Pg 58] Attendant.
Is some word of wrath
100
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Here hidden that I knew not of? And hath
My hope to give thee joy so cheated me?
Medea.
Thou givest what thou givest: I blame not thee.
Attendant.
Thy brows are all o'ercast: thine eyes are filled. . . .
Medea.
For bitter need, Old Man! The gods have willed,
And my own evil mind, that this should come.
Attendant.
Take heart! Thy sons one day will bring thee home.
Medea.
Home? . . . I have others to send home. Woe's me!
Attendant.
Be patient. Many a mother before thee
Hath parted from her children. We poor things
Of men must needs endure what fortune brings.
[Pg 59] Medea.
I will endure.—Go thou within, and lay
All ready that my sons may need to-day.
[The Attendant goes into the house.
O children, children mine: and you have found
A land and home, where, leaving me discrowned
And desolate, forever you will stay,
Motherless children! And I go my way
To other lands, an exile, ere you bring
Your fruits home, ere I see you prospering
Or know your brides, or deck the bridal bed,
All flowers, and lift your torches overhead.
Oh cursèd be mine own hard heart! 'Twas all
In vain, then, that I reared you up, so tall
And fair; in vain I bore you, and was torn
With those long pitiless pains, when you were born.
Ah, wondrous hopes my poor heart had in you,
How you would tend me in mine age, and do
The shroud about me with your own dear hands,
When I lay cold, blessèd in all the lands
That knew us. And that gentle thought is dead!
You go, and I live on, to eat the bread
Of long years, to myself most full of pain.
And never your dear eyes, never again,
101
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Shall see your mother, far away being thrown
To other shapes of life. . . . My babes, my own,
Why gaze ye so?—What is it that ye see?—
And laugh with that last laughter? . . . Woe is me,
What shall I do?
Women, my strength is gone,
Gone like a dream, since once I looked upon
[Pg 60] Those shining faces. . . . I can do it not.
Good-bye to all the thoughts that burned so hot
Aforetime! I will take and hide them far,
Far, from men's eyes. Why should I seek a war
So blind: by these babes' wounds to sting again
Their father's heart, and win myself a pain
Twice deeper? Never, never! I forget
Henceforward all I laboured for.
And yet,
What is it with me? Would I be a thing
Mocked at, and leave mine enemies to sting
Unsmitten? It must be. O coward heart,
Ever to harbour such soft words!—Depart
Out of my sight, ye twain.
[The Children go in.
And they whose eyes
Shall hold it sin to share my sacrifice,
On their heads be it! My hand shall swerve not now.
Ah, Ah, thou Wrath within me! Do not thou,
Do not. . . . Down, down, thou tortured thing, and spare
My children! They will dwell with us, aye, there
Far off, and give thee peace.
Too late, too late!
By all Hell's living agonies of hate,
They shall not take my little ones alive
To make their mock with! Howsoe'er I strive
The thing is doomed; it shall not escape now
From being. Aye, the crown is on the brow,
And the robe girt, and in the robe that high
Queen dying.
I know all. Yet . . . seeing that I
[Pg 61] Must go so long a journey, and these twain
A longer yet and darker, I would fain
Speak with them, ere I go.
[A handmaid brings the Children out again.
Come, children; stand
A little from me. There. Reach out your hand,
Your right hand—so—to mother: and good-bye!
[She has kept them hitherto at arm's length: but
at the touch of their hands, her resolution
breaks down, and she gathers them passionately
102
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
into her arms.
Oh, darling hand! Oh, darling mouth, and eye,
And royal mien, and bright brave faces clear,
May you be blessèd, but not here! What here
Was yours, your father stole. . . . Ah God, the glow
Of cheek on cheek, the tender touch; and Oh,
Sweet scent of childhood. . . . Go! Go! . . . Am I blind? . . .
Mine eyes can see not, when I look to find
Their places. I am broken by the wings
Of evil. . . . Yea, I know to what bad things
I go, but louder than all thought doth cry
Anger, which maketh man's worst misery.
[She follows the Children into the house.
Chorus.
My thoughts have roamed a cloudy land,
And heard a fierier music fall
Than woman's heart should stir withal:
And yet some Muse majestical,
Unknown, hath hold of woman's hand,
Seeking for Wisdom—not in all:
[Pg 62]
A feeble seed, a scattered band,
Thou yet shalt find in lonely places,
Not dead amongst us, nor our faces
Turned alway from the Muses' call.
And thus my thought would speak: that she
Who ne'er hath borne a child nor known
Is nearer to felicity:
Unlit she goeth and alone,
With little understanding what
A child's touch means of joy or woe,
And many toils she beareth not.
But they within whose garden fair
That gentle plant hath blown, they go
Deep-written all their days with care—
To rear the children, to make fast
Their hold, to win them wealth; and then
Much darkness, if the seed at last
Bear fruit in good or evil men!
And one thing at the end of all
Abideth, that which all men dread:
The wealth is won, the limbs are bred
To manhood, and the heart withal
Honest: and, lo, where Fortune smiled,
Some change, and what hath fallen? Hark!
103
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
'Tis death slow winging to the dark,
And in his arms what was thy child.
What therefore doth it bring of gain
To man, whose cup stood full before,
[Pg 63]
That God should send this one thing more
Of hunger and of dread, a door
Set wide to every wind of pain?
[Medea comes out alone from the house.
Medea.
Friends, this long hour I wait on Fortune's eyes,
And strain my senses in a hot surmise
What passeth on that hill.—Ha! even now
There comes . . . 'tis one of Jason's men, I trow.
His wild-perturbèd breath doth warrant me
The tidings of some strange calamity.
[Enter Messenger.
Messenger.
O dire and ghastly deed! Get thee away,
Medea! Fly! Nor let behind thee stay
One chariot's wing, one keel that sweeps the seas. . . .
Medea.
And what hath chanced, to cause such flights as these?
Messenger.
The maiden princess lieth—and her sire,
The king—both murdered by thy poison-fire.
Medea.
Most happy tiding! Which thy name prefers
Henceforth among my friends and well-wishers.
[Pg 64] Messenger.
What say'st thou? Woman, is thy mind within
Clear, and not raving? Thou art found in sin
Most bloody wrought against the king's high head,
And laughest at the tale, and hast no dread?
Medea.
I have words also that could answer well
Thy word. But take thine ease, good friend, and tell,
How died they? Hath it been a very foul
Death, prithee? That were comfort to my soul.
104
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Messenger.
When thy two children, hand in hand entwined,
Came with their father, and passed on to find
The new-made bridal rooms, Oh, we were glad,
We thralls, who ever loved thee well, and had
Grief in thy grief. And straight there passed a word
From ear to ear, that thou and thy false lord
Had poured peace offering upon wrath foregone.
A right glad welcome gave we them, and one
Kissed the small hand, and one the shining hair:
Myself, for very joy, I followed where
The women's rooms are. There our mistress . . . she
Whom now we name so . . . thinking not to see
Thy little pair, with glad and eager brow
Sate waiting Jason. Then she saw, and slow
Shrouded her eyes, and backward turned again,
Sick that thy children should come near her. Then
[Pg 65] Thy husband quick went forward, to entreat
The young maid's fitful wrath. "Thou will not meet
Love's coming with unkindness? Nay, refrain
Thy suddenness, and turn thy face again,
Holding as friends all that to me are dear,
Thine husband. And accept these robes they bear
As gifts: and beg thy father to unmake
His doom of exile on them—for my sake."
When once she saw the raiment, she could still
Her joy no more, but gave him all his will.
And almost ere the father and the two
Children were gone from out the room, she drew
The flowerèd garments forth, and sate her down
To her arraying: bound the golden crown
Through her long curls, and in a mirror fair
Arranged their separate clusters, smiling there
At the dead self that faced her. Then aside
She pushed her seat, and paced those chambers wide
Alone, her white foot poising delicately—
So passing joyful in those gifts was she!—
And many a time would pause, straight-limbed, and wheel
Her head to watch the long fold to her heel
Sweeping. And then came something strange. Her cheek
Seemed pale, and back with crooked steps and weak
Groping of arms she walked, and scarcely found
Her old seat, that she fell not to the ground.
Among the handmaids was a woman old
And grey, who deemed, I think, that Pan had hold
[Pg 66] Upon her, or some spirit, and raised a keen
Awakening shout; till through her lips was seen
A white foam crawling, and her eyeballs back
105
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Twisted, and all her face dead pale for lack
Of life: and while that old dame called, the cry
Turned strangely to its opposite, to die
Sobbing. Oh, swiftly then one woman flew
To seek her father's rooms, one for the new
Bridegroom, to tell the tale. And all the place
Was loud with hurrying feet.
So long a space
As a swift walker on a measured way
Would pace a furlong's course in, there she lay
Speechless, with veilèd lids. Then wide her eyes
She oped, and wildly, as she strove to rise,
Shrieked: for two diverse waves upon her rolled
Of stabbing death. The carcanet of gold
That gripped her brow was molten in a dire
And wondrous river of devouring fire.
And those fine robes, the gift thy children gave—
God's mercy!—everywhere did lap and lave
The delicate flesh; till up she sprang, and fled,
A fiery pillar, shaking locks and head
This way and that, seeking to cast the crown
Somewhere away. But like a thing nailed down
The burning gold held fast the anadem,
And through her locks, the more she scattered them,
Came fire the fiercer, till to earth she fell
A thing—save to her sire—scarce nameable,
And strove no more. That cheek of royal mien,
Where was it—or the place where eyes had been?
[Pg 67] Only from crown and temples came faint blood
Shot through with fire. The very flesh, it stood
Out from the bones, as from a wounded pine
The gum starts, where those gnawing poisons fine
Bit in the dark—a ghastly sight! And touch
The dead we durst not. We had seen too much.
But that poor father, knowing not, had sped,
Swift to his daughter's room, and there the dead
Lay at his feet. He knelt, and groaning low,
Folded her in his arms, and kissed her: "Oh,
Unhappy child, what thing unnatural hath
So hideously undone thee? Or what wrath
Of gods, to make this old grey sepulchre
Childless of thee? Would God but lay me there
To die with thee, my daughter!" So he cried.
But after, when he stayed from tears, and tried
To uplift his old bent frame, lo, in the folds
Of those fine robes it held, as ivy holds
Strangling among your laurel boughs. Oh, then
A ghastly struggle came! Again, again,
106
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Up on his knee he writhed; but that dead breast
Clung still to his: till, wild, like one possessed,
He dragged himself half free; and, lo, the live
Flesh parted; and he laid him down to strive
No more with death, but perish; for the deep
Had risen above his soul. And there they sleep,
At last, the old proud father and the bride,
Even as his tears had craved it, side by side.
For thee—Oh, no word more! Thyself will know
How best to baffle vengeance. . . . Long ago
I looked upon man's days, and found a grey
Shadow. And this thing more I surely say,
[Pg 68] That those of all men who are counted wise,
Strong wits, devisers of great policies,
Do pay the bitterest toll. Since life began,
Hath there in God's eye stood one happy man?
Fair days roll on, and bear more gifts or less
Of fortune, but to no man happiness.
[Exit Messenger.
Chorus.
Some Women.
Wrath upon wrath, meseems, this day shall fall
From God on Jason! He hath earned it all.
Other Women.
O miserable maiden, all my heart
Is torn for thee, so sudden to depart
From thy king's chambers and the light above
To darkness, all for sake of Jason's love!
Medea.
Women, my mind is clear. I go to slay
My children with all speed, and then, away
From hence; not wait yet longer till they stand
Beneath another and an angrier hand
To die. Yea, howsoe'er I shield them, die
They must. And, seeing that they must, 'tis I
Shall slay them, I their mother, touched of none
Beside. Oh, up and get thine armour on,
[Pg 69] My heart! Why longer tarry we to win
Our crown of dire inevitable sin?
Take up thy sword, O poor right hand of mine,
Thy sword: then onward to the thin-drawn line
Where life turns agony. Let there be naught
Of softness now: and keep thee from that thought,
'Born of thy flesh,' 'thine own belovèd.' Now,
107
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
For one brief day, forget thy children: thou
Shalt weep hereafter. Though thou slay them, yet
Sweet were they. . . . I am sore unfortunate.
[She goes into the house.
Chorus.
Some Women.
O Earth, our mother; and thou
All-seer, arrowy crown
Of Sunlight, manward now
Look down, Oh, look down!
Look upon one accurst,
Ere yet in blood she twine
Red hands—blood that is thine!
O Sun, save her first!
She is thy daughter still,
Of thine own golden line;
Save her! Or shall man spill
The life divine?
Give peace, O Fire that diest not! Send thy spell
To stay her yet, to lift her afar, afar—
A torture-changèd spirit, a voice of Hell
Wrought of old wrongs and war!
[Pg 70] Others.
Alas for the mother's pain
Wasted! Alas the dear
Life that was born in vain!
Woman, what mak'st thou here,
Thou from beyond the Gate
Where dim Symplêgades
Clash in the dark blue seas,
The shores where death doth wait?
Why hast thou taken on thee,
To make us desolate,
This anger of misery
And guilt of hate?
For fierce are the smitings back of blood once shed
Where love hath been: God's wrath upon them that kill,
And an anguished earth, and the wonder of the dead
Haunting as music still. . . .
[A cry is heard within.
A Woman.
Hark! Did ye hear? Heard ye the children's cry?
Another.
O miserable woman! O abhorred!
108
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
A Child within.
What shall I do? What is it? Keep me fast
From mother!
The Other Child.
I know nothing. Brother! Oh,
I think she means to kill us.
[Pg 71] A Woman.
Let me go!
I will—Help! Help!—and save them at the last.
A Child.
Yes, in God's name! Help quickly ere we die!
The Other Child.
She has almost caught me now. She has a sword.
[Many of the Women are now beating at the barred door to get in. Others are standing apart.
Women at the door.
Thou stone, thou thing of iron! Wilt verily
Spill with thine hand that life, the vintage stored
Of thine own agony?
The Other Women.
A Mother slew her babes in days of yore,
One, only one, from dawn to eventide,
Ino, god-maddened, whom the Queen of Heaven
Set frenzied, flying to the dark: and she
Cast her for sorrow to the wide salt sea,
Forth from those rooms of murder unforgiven,
Wild-footed from a white crag of the shore,
And clasping still her children twain, she died.
O Love of Woman, charged with sorrow sore,
What hast thou wrought upon us? What beside
Resteth to tremble for?
[Enter hurriedly Jason and Attendants.
[Pg 72] Jason.
Ye women by this doorway clustering
Speak, is the doer of the ghastly thing
Yet here, or fled? What hopeth she of flight?
Shall the deep yawn to shield her? Shall the height
Send wings, and hide her in the vaulted sky
To work red murder on her lords, and fly
Unrecompensed? But let her go! My care
Is but to save my children, not for her.
109
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
110
Let them she wronged requite her as they may.
I care not. 'Tis my sons I must some way
Save, ere the kinsmen of the dead can win
From them the payment of their mother's sin.
Leader.
Unhappy man, indeed thou knowest not
What dark place thou art come to! Else, God wot,
Jason, no word like these could fall from thee.
Jason.
What is it?—Ha! The woman would kill me?
Leader.
Thy sons are dead, slain by their mother's hand.
Jason.
How? Not the children. . . . I scarce understand. . . .
O God, thou hast broken me!
[Pg 73] Leader.
Think of those twain
As things once fair, that ne'er shall bloom again.
Jason.
Where did she murder them? In that old room?
Leader.
Open, and thou shalt see thy children's doom.
Jason.
Ho, thralls! Unloose me yonder bars! Make more
Of speed! Wrench out the jointing of the door.
And show my two-edged curse, the children dead,
The woman. . . . Oh, this sword upon her head. . . .
[While the Attendants are still battering at the door Medea appears on the roof, standing on a chariot
of winged Dragons, in which are the children's bodies.
Medea.
What make ye at my gates? Why batter ye
With brazen bars, seeking the dead and me
Who slew them? Peace! . . . And thou, if aught of mine
Thou needest, speak, though never touch of thine
[Pg 74] Shall scathe me more. Out of his firmament
My fathers' father, the high Sun, hath sent
This, that shall save me from mine enemies' rage.
Jason.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Thou living hate! Thou wife in every age
Abhorrèd, blood-red mother, who didst kill
My sons, and make me as the dead: and still
Canst take the sunshine to thine eyes, and smell
The green earth, reeking from thy deed of hell;
I curse thee! Now, Oh, now mine eyes can see,
That then were blinded, when from savagery
Of eastern chambers, from a cruel land,
To Greece and home I gathered in mine hand
Thee, thou incarnate curse: one that betrayed
Her home, her father, her . . . Oh, God hath laid
Thy sins on me!—I knew, I knew, there lay
A brother murdered on thy hearth that day
When thy first footstep fell on Argo's hull. . . .
Argo, my own, my swift and beautiful
That was her first beginning. Then a wife
I made her in my house. She bore to life
Children: and now for love, for chambering
And men's arms, she hath murdered them! A thing
Not one of all the maids of Greece, not one,
Had dreamed of; whom I spurned, and for mine own
Chose thee, a bride of hate to me and death,
Tigress, not woman, beast of wilder breath
[Pg 75] Than Skylla shrieking o'er the Tuscan sea.
Enough! No scorn of mine can reach to thee,
Such iron is o'er thine eyes. Out from my road,
Thou crime-begetter, blind with children's blood!
And let me weep alone the bitter tide
That sweepeth Jason's days, no gentle bride
To speak with more, no child to look upon
Whom once I reared . . . all, all for ever gone!
Medea.
An easy answer had I to this swell
Of speech, but Zeus our father knoweth well,
All I for thee have wrought, and thou for me.
So let it rest. This thing was not to be,
That thou shouldst live a merry life, my bed
Forgotten and my heart uncomforted,
Thou nor thy princess: nor the king that planned
Thy marriage drive Medea from his land,
And suffer not. Call me what thing thou please,
Tigress or Skylla from the Tuscan seas:
My claws have gripped thine heart, and all things shine.
Jason.
Thou too hast grief. Thy pain is fierce as mine.
111
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Medea.
I love the pain, so thou shalt laugh no more.
Jason.
Oh, what a womb of sin my children bore!
[Pg 76] Medea.
Sons, did ye perish for your father's shame?
Jason.
How? It was not my hand that murdered them.
Medea.
'Twas thy false wooings, 'twas thy trampling pride.
Jason.
Thou hast said it! For thy lust of love they died.
Medea.
And love to women a slight thing should be?
Jason.
To women pure!—All thy vile life to thee!
Medea.
Think of thy torment. They are dead, they are dead!
Jason.
No: quick, great God; quick curses round thy head!
Medea.
The Gods know who began this work of woe.
[Pg 77] Jason.
Thy heart and all its loathliness they know.
Medea.
Loathe on. . . . But, Oh, thy voice. It hurts me sore.
Jason.
Aye, and thine me. Wouldst hear me then no more?
Medea.
How? Show me but the way. 'Tis this I crave.
Jason.
Give me the dead to weep, and make their grave.
112
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Medea.
Never! Myself will lay them in a still
Green sepulchre, where Hera by the Hill
Hath precinct holy, that no angry men
May break their graves and cast them forth again
To evil. So I lay on all this shore
Of Corinth a high feast for evermore
And rite, to purge them yearly of the stain
Of this poor blood. And I, to Pallas' plain
I go, to dwell beside Pandion's son,
Aegeus.—For thee, behold, death draweth on,
Evil and lonely, like thine heart: the hands
Of thine old Argo, rotting where she stands,
[Pg 78] Shall smite thine head in twain, and bitter be
To the last end thy memories of me.
[She rises on the chariot and is slowly borne away.
Jason.
May They that hear the weeping child
Blast thee, and They that walk in blood!
Medea.
Thy broken vows, thy friends beguiled
Have shut for thee the ears of God.
Jason.
Go, thou art wet with children's tears!
Medea.
Go thou, and lay thy bride to sleep.
Jason.
Childless, I go, to weep and weep.
Medea.
Not yet! Age cometh and long years.
Jason.
My sons, mine own!
Medea.
Not thine, but mine . . .
Jason.
. . . Who slew them!
Medea.
113
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
Yes: to torture thee.
Jason.
Once let me kiss their lips, once twine
Mine arms and touch. . . . Ah, woe is me!
[Pg 79] Medea.
Wouldst love them and entreat? But now
They were as nothing.
Jason.
At the last,
O God, to touch that tender brow!
Medea.
Thy words upon the wind are cast.
Jason.
Thou, Zeus, wilt hear me. All is said
For naught. I am but spurned away
And trampled by this tigress, red
With children's blood. Yet, come what may,
So far as thou hast granted, yea,
So far as yet my strength may stand,
I weep upon these dead, and say
Their last farewell, and raise my hand
To all the daemons of the air
In witness of these things; how she
Who slew them, will not suffer me
To gather up my babes, nor bear
To earth their bodies; whom, O stone
Of women, would I ne'er had known
Nor gotten, to be slain by thee!
[He casts himself upon the earth.
[Pg 80] Chorus.
Great treasure halls hath Zeus in heaven,
From whence to man strange dooms be given,
Past hope or fear.
And the end men looked for cometh not,
And a path is there where no man thought:
So hath it fallen here. ■
THE END
[Pg 81]
114
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
115
NOTES TO MEDEA
P. 3, l. 2, To Colchis through the blue Symplêgades.]—The Symplêgades ("Clashing") or Kuaneai
("Dark blue") were two rocks in the sea which used to clash together and crush anything that was
between them. They stood above the north end of the Bosphorus and formed the Gate (l. 1264, p. 70) to
the Axeinos Pontos, or "Stranger-less Sea," where all Greeks were murdered. At the farthest eastern end
of that sea was the land of Colchis.
P. 3, l. 3, Pêlion.]—The great mountain in Thessaly. Iôlcos, a little kingdom between Pêlion and the sea,
ruled originally by Aeson, Jason's father, then by the usurping Pĕlias.
P. 3, l. 9, Daughters of Pĕlias.]—See Introduction, p. vii.
P. 4, l. 18, Wed.]—Medea was not legally married to Jason, and could not be, though in common
parlance he is sometimes called her husband. Intermarriage between the subjects of two separate states
was not possible in antiquity without a special treaty. And naturally there was no such treaty with
Colchis.
This is, I think, the view of the play, and corresponds to the normal Athenian conceptions of society. In
the original legend it is likely enough that Medea belongs to "matriarchal" times before the institution
of marriage.
P. 4, l. 18, Head of Corinth.]—A peculiar word [Pg 82] (αἰσυμνᾶν) afterwards used to translate the
Roman dictator. Creon is, however, apparently descended from the ancient king Sisyphus.
P. 4, l. 40, She hath a blade made keen, &c.]—These lines (40, 41) are repeated in a different context
later on, p. 23, ll. 379, 380. The sword which to the Nurse suggested suicide was really meant for
murder. There is a similar and equally dramatic repetition of the lines about the crown and wreath (786,
949, pp. 46, 54), and of those about the various characters popularly attributed to Medea (ll. 304, 808,
pp. 18, 46).
P. 5, l. 48, Attendant.]—Greek Paidagôgos, or "pedagogue"; a confidential servant who escorted the
boys to and from school, and in similar ways looked after them. Notice the rather light and cynical
character of this man, compared with the tenderness of the Nurse.
P. 5, l. 57, To this still earth and sky.]—Not a mere stage explanation. It was the ancient practice, if you
had bad dreams or terrors of the night, to "show" them to the Sun in the morning, that he might clear
them away.
P. 8, l. 111, Have I not suffered?]—Medea is apparently answering some would-be comforter. Cf. p. 4.
("If friends will speak," &c.)
P. 9, l. 131, Chorus.]—As Dr. Verrall has remarked, the presence of the Chorus is in this play unusually
awkward from the dramatic point of view. Medea's plot demands most absolute secrecy; and it is
incredible that fifteen Corinthian women, simply because they were women, should allow a half-mad
foreigner to murder several people, including their [Pg 83] own Corinthian king and princess—who
was a woman also—rather than reveal her plot. We must remember in palliation (1) that these women
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
116
belong to the faction in Corinth which was friendly to Medea and hostile to Creon; (2) that the appeal
to them as women had more force in antiquity than it would now, and the princess had really turned
traitor to her sex. (See note on this subject at the end of the present writer's translation of the Electra.)
(3) The non-interference of the Chorus seems monstrous: yet in ancient times, when law was weak and
punishment was chiefly the concern of the injured persons, and of no one else, the reluctance of
bystanders to interfere was much greater than it is now in an ordered society. Some oriental countries,
and perhaps even California or Texas, could afford us some startling instances of impassiveness among
bystanders.
P. 12, l. 167, Oh, wild words!]—The Nurse breaks in, hoping to drown her mistress's dangerous selfbetrayal. Medea's murder of her brother (see Introduction, p. vi) was by ordinary standards her worst
act, and seems not to have been known in Corinth. It forms the climax of Jason's denunciation, l. 1334,
p. 74.
P. 13, l. 190, Alas, the brave blithe bards, &c.]—Who is the speaker? According to the MSS. the Nurse,
and there is some difficulty in taking the lines from her. Yet (1) she has no reason to sing a song outside
after saying that she is going in; and (2) it is quite necessary that she should take a little time indoors
persuading Medea to come out. The words seem to suit the lips of an impersonal Chorus.
The general sense of the poem is interesting. It is [Pg 84] an apology for tragedy. It gives the tragic
poet's conception of the place of his art in the service of humanity, as against the usual feeling of the
public, whose serious work is devoted to something else, and who "go to a play to be amused."
P. 14, l. 214, Women of Corinth, I am come, &c.]—These opening lines are a well-known crux
interpretum. It is interesting to note, (1) that the Roman poet Ennius (ca. 200 B.C.) who translated the
Medea, did not understand them in the least; while, on the other hand, the earliest Greek commentators
seem not to have noticed that there was any difficulty in them worth commenting upon. That implies
that while the acting tradition was alive and unbroken, the lines were easily understood; but when once
the tradition failed, the meaning was lost. (The first commentator who deals with the passage is
Irenaeus, a scholar of the Augustan time.)
P. 15, l. 231, A herb most bruised is woman.]—This fine statement of the wrongs of women in Athens
doubtless contains a great deal of the poet's own mind; but from the dramatic point of view it is
justified in several ways. (1) Medea is seeking for a common ground on which to appeal to the
Corinthian women. (2) She herself is now in the position of all others in which a woman is most hardly
treated as compared with a man. (3) Besides this, one can see that, being a person of great powers and
vehement will, she feels keenly her lack of outlet. If she had men's work to do, she could be a hero:
debarred from proper action (from τὸ πράσσειν, Hip. 1019) she is bound to make mischief. Cf. p. 24, ll.
408, 409. "Things most vain, &c."
There is a slight anachronism in applying the Attic [Pg 85] system of doweries to primitive
times. Medea's contemporaries either lived in a "matriarchal" system without any marriage, or else
were bought by their husbands for so many cows.
P. 17, l. 271, Creon.]—Observe the somewhat archaic abruptness of this scene, a sign of the early date
of the play.
P. 18, l. 295, Wise beyond men's wont.]—Medea was a "wise woman" which in her time meant much
the same as a witch or enchantress. She did really know more than other women; but most of this extra
knowledge consisted—or was supposed to consist—either in lore of poisons and charms, or in useless
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
117
learning and speculation.
P. 18, l. 304, A seed of strife, an Eastern dreamer, &c.]—The meaning of these various "ill names" is
not certain. Cf. l. 808, p. 46. Most scholars take θατέρου τρόπου ("of the other sort") to mean "the
opposite of a dreamer."
P. 20, ll. 333-4, What would I with thy pains?]—A conceit almost in the Elizabethan style, as if by
taking "pains" away from Creon, she would have them herself.
P. 20, l. 335, Not that! Not that!]—Observe what a dislike Medea has of being touched: cf. l. 370 ("my
flesh been never stained," &c.) and l. 496 ("poor, poor right hand of mine!"), pp. 22, and 28.
P. 22, l. 364, Defeat on every side.]—Observe (1) that in this speech Medea's vengeance is to take the
form of a clear fight to the death against the three guilty persons. It is both courageous and, judged by
the appropriate standard, just. (2) She wants to save [Pg 86] her own life, not from cowardice, but
simply to make her revenge more complete. To kill her enemies and escape is victory. To kill them and
die with them is only a drawn battle. Other enemies will live and "laugh." (3) Already in this first
soliloquy there is a suggestion of that strain of madness which becomes unmistakable later on in the
play. ("Oh, I have tried so many thoughts of murder," &c., and especially the lashing of her own fury,
"Awake thee now, Medea.")
P. 24, l. 405, Thief's daughter: lit. "a child of Sisyphus."]—Sisyphus, an ancient king of Corinth, was
one of the well-known sinners punished in Tartarus. Medea's father, Aiêtês, was a brother of Circe, and
born of the Sun.
P. 24, l. 409, Things most vain for help.]—See on ll. 230 ff.
P. 24. ll. 410-430, Chorus.]—The song celebrates the coming triumph of Woman in her rebellion
against Man; not by any means Woman as typifying the domestic virtues, but rather as the
downtrodden, uncivilised, unreasoning, and fiercely emotional half of humanity. A woman who in
defence of her honour and her rights will die sword in hand, slaying the man who wronged her, seems
to the Chorus like a deliverer of the whole sex.
P. 24. l. 421, Old bards.]—Early literature in most countries contains a good deal of heavy satire on
women: e.g. Hesiod's "Who trusts a woman trusts a thief;" or Phocylides' "Two days of a woman are
very sweet: when you marry her and when you carry her to her grave."
It is curious how the four main Choruses of the [Pg 87] Medea are divided each into two parts, distinct
in subject and in metre.
P. 25, l. 439, Faith is no more sweet.]—Copied from a beautiful passage in Hesiod, Works and Days,
198 ff.: "There shall be no more sweetness found in the faithful man nor the righteous. . . . And at last
up to Olympus from the wide-wayed earth, shrouding with white raiment their beautiful faces, go Ruth
and Rebuking." (Aidos and Nemesis: i.e. the Ruth or Shame that you feel with reference to your own
actions, and the Indignation or Disapproval that others feel.)
P. 27, ll. 478 ff., Bulls of fiery breath.]—Among the tasks set him by Aiêtês, Jason had to yoke two
fire-breathing bulls, and plough with them a certain Field of Ares, sow the field with dragon's teeth, and
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
118
reap a harvest of earth-born or giant warriors which sprang from the seed. When all this was done,
there remained the ancient serpent coiled round the tree where the Golden Fleece was hanging.
P. 29, l. 507, The first friends who sheltered me.]—i.e. the kindred of Pelias.
P. 29, l. 509, Blest of many a maid in Hellas.]—Jason was, of course, the great romantic hero of his
time. Cf. his own words, l. 1340, p. 74.
Pp. 29 ff., ll. 523-575.—Jason's defence is made the weaker by his reluctance to be definitely insulting
to Medea. He dares not say: "You think that, because you conceived a violent passion for me,—to
which, I admit, I partly responded—I must live with you always; but the truth is, you are a savage with
whom a civilised man cannot go on living." This point [Pg 88] comes out unveiled in his later speech, l.
1329, ff., p. 74.
P. 30, ll. 536 ff., Our ordered life and justice.]—Jason has brought the benefits of civilisation to Medea!
He is doubtless sincere, but the peculiar ironic cruelty of the plea is obvious.
P. 30, ll. 541 ff., The story of Great Medea, &c. . . . Unless our deeds have glory.]—This, I think, is
absolutely sincere. To Jason ambition is everything. And, as Medea has largely shared his great deeds
with him, he thinks that she cannot but feel the same. It seems to him contemptible that her mere
craving for personal love should outweigh all the possible glories of life.
P. 31, l. 565, What more need hast thou of children?]—He only means, "of more children than you now
have." But the words suggest to Medea a different meaning, and sow in her mind the first seed of the
child-murder. See on the Aegeus scene below.
P. 34, l. 608, A living curse.]—Though she spoke no word, the existence of a being so deeply wronged
would be a curse on her oppressors. So a murdered man's blood, or an involuntary cry of pain (Aesch.
Ag. 237) on the part of an injured person is in itself fraught with a curse.
P. 35. ll. 627-641, Chorus. Alas, the Love, &c.]—A highly characteristic Euripidean poem, keenly
observant of fact, yet with a lyrical note penetrating all its realism. A love which really produces "good
to man and glory," is treated in the next chorus, l. 844 ff., p. 49.
Pp. 37 ff., ll. 663-759, Aegeus.]—This scene is [Pg 89] generally considered to be a mere blot on the
play, not, I think, justly. It is argued that the obvious purpose which the scene serves, the provision of
an asylum for Medea, has no keen dramatic interest. The spectator would just as soon, or sooner, have
her die. And, besides, her actual mode of escape is largely independent of Aegeus. Further, the arrival
of Aegeus at this moment seems to be a mere coincidence (Ar. Poetics, 61 b, 23), and one cannot help
suspecting that the Athenian poet was influenced by mere local interests in dragging in the Athenian
king and the praises of Athens where they were not specially appropriate.
To these criticisms one may make some answer. (1) As to the coincidence, it is important to remember
always that Greek tragedies are primarily historical plays, not works of fiction. They are based on
definite Logoi or traditions (Frogs, l. 1052. p. 254) and therefore can, and should, represent accidental
coincidences when it was a datum of the tradition that these coincidences actually happened. By
Aristotle's time the practice had changed. The tragedies of his age were essentially fiction; and he tends
to criticise the ancient tragedies by fictional standards.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
119
Now it was certainly a datum in the Medea legend that she took refuge with Aegeus, King of Athens,
and was afterwards an enemy to his son Theseus; but I think we may go further. This play pretty
certainly has for its foundation the rites performed by the Corinthians at the Grave of the Children of
Medea in the precinct of Hera Acraia near Corinth. See on l. 1379. p. 77. The legend in such cases is
usually invented to [Pg 90] explain the ritual; and I suspect that in the ritual, and, consequently, in the
legend, there were two other data: first, a pursuit of Medea and her flight on a dragon-chariot, and,
secondly, a meeting between Medea and Aegeus. (Both subjects are frequent on vase paintings, and
may well be derived from historical pictures in some temple at Corinth.)
Thus, the meeting with Aegeus is probably not the free invention of Euripides, but one of the data
supplied to him by his subject. But he has made it serve, as von Arnim was the first to perceive, a
remarkable dramatic purpose. Aegeus was under a curse of childlessness, and his desolate condition
suggests to Medea the ultimate form of her vengeance. She will make Jason childless. Cf. l. 670,
"Children! Ah God, art childless?" (A childless king in antiquity was a miserable object: likely to be
deposed and dishonoured, and to miss his due worship after death. See the fragments of Euripides'
Oineus.)
There is also a further purpose in the scene, of a curious and characteristic kind. In several plays of
Euripides, when a heroine hesitates on the verge of a crime, the thing that drives her over the brink is
some sudden and violent lowering of her self-respect. Thus Phædra writes her false letter immediately
after her public shame. Creûsa in the Ion turns murderous only after crying in the god's ears the story of
her seduction. Medea, a princess and, as we have seen, a woman of rather proud chastity, feels, after the
offer which she makes to Aegeus in this scene (l. 716 ff., p. 42). that she need shrink from nothing.
P. 38, l. 681, The hearth-stone of my sires of yore.][Pg 91]—This sounds as if it meant Aegeus' own
house: in reality, by an oracular riddle, it meant the house of Pittheus, by whose daughter, Aethra,
Aegeus became the father of Theseus.
P. 43, l. 731, An oath wherein to trust.]—Observe that Medea is deceiving Aegeus. She intends to
commit a murder before going to him, and therefore wishes to bind him down so firmly that, however
much he wish to repudiate her, he shall be unable. Hence this insistence on the oath and the exact form
of the oath. (At this time, apparently, she scarcely thinks of the children, only of her revenge.)
P. 46, l. 808, No eastern dreamer, &c.]—See on l. 304.
P. 47. l. 820, The Nurse comes out.]—There is no indication in the original to show who comes out. But
it is certainly a woman; as certainly it is not one of the Chorus; and Medea's words suit the Nurse well.
It is an almost devilish act to send the Nurse, who would have died rather than take such a message had
she understood it.
P. 48, ll. 824—846, The sons of Erechtheus, &c.]—This poem is interesting as showing the ideal
conception of Athens entertained by a fifth century Athenian. One might compare with it Pericles'
famous speech in Thucydides, ii., where the emphasis is laid on Athenian "plain living and high
thinking" and the freedom of daily life. Or, again, the speeches of Aethra in Euripides' Suppliant
Women, where more stress is laid on mercy and championship of the oppressed.
The allegory of "Harmony," as a sort of Korê, or Earth-maiden, planted by all the Muses in the soil of
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
120
Attica, seems to be an invention of the poet. Not any [Pg 92] given Art or Muse, but a spirit which
unites and harmonises all, is the special spirit of Athens. The Attic connection with Erôs, on the other
hand, is old and traditional. But Euripides has transformed the primitive nature-god into a mystic and
passionate longing for "all manner of high deed," a Love which, different from that described in the
preceding chorus, really ennobles human life.
This first part of the Chorus is, of course, suggested by Aegeus; the second is more closely connected
with the action of the play. "How can Medea dream of asking that stainless land to shelter her crimes?
But the whole plan of her revenge is not only wicked but impossible. She simply could not do such a
thing, if she tried."
Pp. 50 ff., l. 869, The second scene with Jason.]—Dicæarchus, and perhaps his master Aristotle also,
seems to have complained of Medea's bursting into tears in this scene, instead of acting her part
consistently—a very prejudiced criticism. What strikes one about Medea's assumed rôle is that in it she
remains so like herself and so unlike another woman. Had she really determined to yield to Jason, she
would have done so in just this way, keen-sighted and yet passionate. One is reminded of the deceits of
half-insane persons, which are due not so much to conscious art as to the emergence of another side of
the personality.
P. 54, l. 949, Fine robings, &c.]—Repeated from l. 786, p. 46, where it came full in the midst of
Medea's avowal of her murderous purpose. It startles one here, almost as though she had spoken out the
word "murder" in some way which Jason could not understand.[Pg 93]
P. 56, l. 976, Chorus.]—The inaction of the Chorus women during the last scene will not bear thinking
about, if we regard them as real human beings, like, for instance, the Bacchæ and the Trojan Women in
the plays that bear their name. Still there is not only beauty, but, I think, great dramatic value in the
conventional and almost mystical quality of this Chorus, and also in the low and quiet tone of that
which follows, l. 1081 ff.
P. 59, ll. 1021 ff., Why does Medea kill her children?]—She acts not for one clearly stated reason, like
a heroine in Sardou, but for many reasons, both conscious and subconscious, as people do in real life.
Any analysis professing to be exact would be misleading, but one may note some elements in her
feeling: (1) She had played dangerously long with the notion of making Jason childless. (2) When she
repented of this (l. 1046, p. 60) the children had already been made the unconscious murderers of the
princess. They were certain to be slain, perhaps with tortures, by the royal kindred. (3) Medea might
take them with her to Athens and trust to the hope of Aegeus' being able and willing to protect them.
But it was a doubtful chance, and she would certainly be in a position of weakness and inferiority if she
had the children to protect. (4) In the midst of her passionate half-animal love for the children, there
was also an element of hatred, because they were Jason's: cf. l. 112, p. 8. (5) She also seems to feel, in a
sort of wild-beast way, that by killing them she makes them more her own: cf. l. 793, p. 46, "Mine,
whom no hand shall steal from me away;" l. 1241, p, 68, "touched of none beside." (6) [Pg 94]
Euripides had apparently observed how common it is, when a woman's mind is deranged by suffering,
that her madness takes the form of child-murder. The terrible lines in which Medea speaks to the
"Wrath" within her, as if it were a separate being (l. 1056, p. 60), seem to bear out this view.
P. 59. l. 1038, Other shapes of life.]—A mystical conception of death. Cf. Ion, 1067, where almost
exactly the same phrase is used.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
121
P. 61, l. 1078, I know to what bad deeds, &c.]—This expression of double consciousness was
immensely famous in antiquity. It is quoted by Lucian, Plutarch, Clement, Galen, Synesius, Hierocles,
Arrian, Simpicius, besides being imitated, e.g. by Ovid: "video meliora proboque, Deteriora sequor."
P. 63, l. 1123 ff., Messenger.]—A pendant to the Attendant's entrance above, l. 1002. The Attendant,
bringing apparently good news, is received with a moan of despair, the Messenger of calamity with
serene satisfaction. Cf. the Messenger who announces the death of Pentheus in the Bacchæ.
P. 65, l. 1162, Dead self.]—The reflection in the glass, often regarded as ominous or uncanny in some
way.
P. 66, l. 1176, The cry turned strangely to its opposite.]—The notion was that an evil spirit could be
scared away by loud cheerful shouts—ololugæ. But while this old woman is making an ololugê, she
sees that the trouble is graver than she thought, and the cheerful cry turns into a wail.
P. 68, l. 1236, Women, my mind is clear.]—With the silence in which Medea passes over the success
[Pg 95] of her vengeance compare Theseus' words, Hip., l. 1260, "I laugh not, neither weep, at this fell
doom."
P. 69, l. 1249, Thou shalt weep hereafter.]—Cf. Othello, v. ii., "Be thus when thou art dead, and I will
kiss thee, And love thee after."
P. 69, ll. 1251 ff.—This curious prayer to the Sun to "save" Medea—both from the crime of killing her
children and the misfortune of being caught by her enemies—is apparently meant to prepare us for the
scene of the Dragon Chariot. Notice the emphasis laid on the divine origin of Medea's race and her
transformation to "a voice of Hell."
P. 71, ll. 1278 ff., Death of the children.]—The door is evidently barred, since Jason has to use
crowbars to open it in l. 1317. Cf. the end of Maeterlinck's Mort de Tintagiles.
P. 71, l. 1281, A mother slew her babes in days of yore, &c.]—Ino, wife of Athamas, King of Thebes,
nursed the infant Dionysus. For this Hera punished her with madness. She killed her two children,
Learchus and Melicertes, and leaped into the sea. (There are various versions of the story.)—Observe
the technique: just as the strain is becoming intolerable, we are turned away from tragedy to pure
poetry. See on Hip. 731.
P. 74, l. 1320, This, that shall save me from mine enemies' rage.]—There is nothing in the words of the
play to show what "this" is, but the Scholiast explains it as a chariot drawn by winged serpents, and the
stage tradition seems to be clear on the subject. See note to the Aegeus scene (p. 88).
This first appearance of Medea "above, on the [Pg 96] tower" (Scholiast) seems to me highly effective.
The result is to make Medea into something like a dea ex machinâ, who prophesies and pronounces
judgment. See Introduction.
P. 76, l. 1370, They are dead, they are dead!]—This wrangle, though rather like some scenes in Norse
sagas, is strangely discordant for a Greek play. It seems as if Euripides had deliberately departed from
his usual soft and reflective style of ending in order to express the peculiar note of discord which is
produced by the so-called "satisfaction" of revenge. Medea's curious cry: "Oh, thy voice! It hurts me
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
122
sore!" shows that the effect is intentional.
P. 77, l. 1379, A still green sepulchre.]—There was a yearly festival in the precinct of Hera Acraia, near
Corinth, celebrating the deaths of Medea's children. This festival, together with its ritual and "sacred
legend," evidently forms the germ of the whole tragedy. Cf. the Trozenian rites over the tomb of
Hippolytus, Hip. 1424 ff.
P. 77, l. 1386, The hands of thine old Argo.]—Jason, left friendless and avoided by his kind, went back
to live with his old ship, now rotting on the shore. While he was sleeping under it, a beam of wood fell
upon him and broke his head. It is a most grave mistake to treat the line as spurious.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
123
Seneca's Medea
before 65 BCE
translated by Frank Justin Miller (1917)
Retrieved from http://www.argonauts-book.com/senecas-medea.html
The Medea of Seneca (c. 1 BCE - 65 CE) was never intended to be performed and is instead a literary
work in the form of a play. Seneca's version follows the outlines of Euripides' play but offers a harsher
depiction of its title character.
DRAMATIS PERSONAE
MEDEA, daughter of Aeëtes, king of Colchis, and wife of Jason.
JASON, son of Aeson, and nephew of Pelias, the usurping king of Thessaly; organizer and leader of the
Argonautic expedition to Colchis in quest of the Golden Fleece.
CREON, king of Corinth, who had received into his hospitable kingdom Medea and Jason, fugitives
from Thessaly, after Medea had plotted the death of Pelias.
NURSE of Medea.
MESSENGER.
TWO SONS of Medea and Jason (personae mutae).
CHORUS OF CORINTHIANS, friendly to Jason and hostile to Medea.
THE TIME of the play is confined to the single day of the culmination of the tragedy, the day
proposed by Creon for the banishment of Medea and the marriage of Jason to Creusa, daughter of
Creon.
THE SCENE is in Corinth, in the court of the house of Jason.
ARGUMENT
Although the play is confined in time to the final day of catastrophe at Corinth, the background is the
whole romantic story of the Argonauts: how Jason and his hero-comrades, at the instigation of Pelias,
the usurping king of Thessalian Iolchos, undertook the first voyage in quest of the Golden Fleece; how,
after many adventures, these first sailors reached the kingdom of Aeëtes, who jealously guarded the
fleece, since upon its possession depended his kingship; how the three deadly labours were imposed
upon Jason before the fleece could be won – the yoking of the fiery bulls, the contest with the giants
that sprang from the sown serpent’s teeth, and the overcoming of the sleepless dragon that ever
guarded the fleece; how, smitten by love of him, the beautiful barbaric Medea, daughter of the king, by
the help of her magic aided Jason in all these labours and accompanied him in his flight; how to retard
her father’s pursuit she slew her brother and scattered his mangled remains in the path as they fled;
how again, for love of Jason, she restored his father to youth and tricked Pelias’ own daughters into
slaying their aged sire; how, for this act, Medea with her husband were exiled from Thessalia and
dwelt in Corinth; how, for ten happy years, she lived with her husband and two sons in this alien land,
her wild past almost forgotten, her magic untouched. But now Jason has been won away from his wife,
and is about to wed Creusa, the daughter of Creon, king of Corinth. The wedding festivities have
already begun when the play opens and reveals Medea invoking all the powers of heaven and hell in
punishment of her false lord.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
124
MEDEA
[1] Ye gods of wedlock, and thou, Lucina, guardian of the nuptial couch, and thou 1 who didst teach
Tiphys to guide his new barque to the conquest of the seas, and thou, grim ruler of the deeps of Ocean,
and Titan, who dost portion out bright day unto the world, and thou who doest show thy bright face as
witness of the silent mysteries, O three-formed Hecate, and ye gods by whose divinity Jason swore to
me, to whom Medea may more lawfully appeal – thou chaos of endless night, ye realms remote from
heaven, ye unhallowed ghosts, thou lord 2 of the realm of gloom, and thou, his queen, 3 won by
violence but with better 4 faith, with ill-omened speech I make my prayer to you. Be present, be
present, ye goddesses 5 who avenge crime, your hair foul with writhing snakes, grasping the smoking
torch with your bloody hands, be present now, such as once ye stood in dread array beside my marriage
couch; upon this new wife destruction bring, destruction on this father-in-law and the whole royal
stock.
[19] I have yet curse more dire to call down on my husband – may he live. Through unknown cities
may he wander, in want, in exile, in fear of life, hated and homeless; may he seek hospitality at strange
doors, by now a familiar applicant; may he desire me for wife, and, that which I can pray nothing
worse, may his children be like their sire and like their mother. – Already borne, borne is my
vengeance! I have borne children! But why frame complaints and idle words? Shall I not go against my
enemies? I’ll snatch the bridal-torches from their hands and the light from heaven. Does he behold this,
the Sun, father of my race, and do men still behold him 6 as, sitting in his chariot, he courses over
bright heaven’s accustomed spaces? Why does he not return to his rising and measure back the day?
Grant, oh, grant that I ride through the air in my father’s car; give me the reins, O sire, give me the right
to guide thy fire-bearing steeds with the flaming reins; then let Corinth, with her twin shores cause of
delay 7 to ships, be consumed by flames and bring the two seas together.
[37] This course alone remains, that I myself bear the wedding torch unto the chamber and, after
sacrificial prayers, slay victims on consecrated altars. Amid the very entrails seek thou a way for
punishment, if thou livest, O soul, if there remains to thee aught of thy old-time strength. Away with
womanish fears, clothe thy heart with unfeeling Caucasus. Whatever horror Pontus has beheld, or
Phasis, Isthmus shall behold. Wild deeds, unheard-of, horrible, calamities at which heaven and earth
alike shall tremble, my heart deep within is planning – wounds, slaughter, death, creeping from limb to
limb. Ah, too trivial the deeds I have rehearsed; these things I did in girlhood. Let my grief rise to more
deadly strength; greater crimes become me, now that I am a mother. Gird thyself with wrath, and
prepare thee for deadly deeds with the full force of madness. Let the story of thy rejection match 8 the
story of thy marriage. How wilt thou leave thy husband? Even as thou didst follow him. Break off now
dull delay; the home which by crime was gained, by crime must be abandoned.
CHORUS
[Chanting the epithalamium for JASON and CREUSA.]
[56] May the high gods who rule over heaven, and thy who rule the sea, with gracious divinity attend
on our princes’ marriage, amid the people’s solemn applause. First to the sceptre-bearing Thunderers 9
let the bull with white-shining hide offer his high-raised neck. Lucina let a heifer appease, snow-white,
untouched by the yoke; and let her 10 who restrains the bloody hands of rough Mars, who brings peace
to warring nations and holds plenty in her rich horn, mild goddess, be given a tender victim. And do
thou, 11 who the torches of lawful marriage attendest, dissipating the night with propitious hand, hither
come, reeling with drunken footstep, binding thy temples with garlands of roses. And thou star, 12
forerunner of twilight, who returnest ever slowly for lovers – thee, mothers, thee, brides eagerly await,
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
125
to see the full soon thy bright beams scattering.
[75] Our maiden in beauty far excels the Cecropian 13 brides, and those who on Taÿgetus’ ridges are
trained after the manner of mean by the unwalled city, 14 and those who bathe in Aonia’s 15 waters and
Alpheus’16 sacred stream. Should he wish to be judged in beauty, all will yield to the son of Aeson, our
leader – the ruthless lightning’s son 17 who yokes with wild tigers, and he18 who makes tremble the
tripod, the stern virgin’s 19 brother; with his twin Castor, Pollux with yield, more skilful in boxing. So,
so, ye heaven-dwellers, I pray you, let this bride surpass brides, this husband far excel husbands. When
she has taken her stand midst her train of maidens, her one beauty shines more brightly than all. So
does starlight splendour wane with the coming of the sun, and the huddled flock of the Pleiades vanish
away when Phoebe, shining with borrowed light, with encircling horns encloses her full-orbed disk. 20
[98] While on such beauty the young lover gazes, her cheeks are suddenly covered with rosy blushes.
21 So snowy wool, dipped in purple dye, doth redden; so shines the sun when the shepherd at dawn,
wet with the dew, beholds it.
[102] Do thou, O bridegroom, rescued from the marriage bonds of barbarous Phasis, wont with fear
and reluctant hand to caress an unruly wife, joyfully take to thy arms the Aeolian maid 22 – now at last
‘tis with the parents’ will.
[107] Sport, youths, with free banter and jesting; let your songs ring out, O youths, in responsive
cadence; rarely against our lords is unrebuked licence given. Comely, noble scion 23 of Lyaeus, the
thyrsus-bearer, now is the time to light thy torch of frayed pinewood; toss on high the ritual fire with
languishing fingers. Let saucy, sharp wit pour forth festive banterings and let the throng be free with
jesting. – Let her pass in silent gloom who steals away to wed with a foreign husband.
MEDEA
[116] We are undone! Upon my ears has sounded the marriage-hymn. So great a calamity scarce I
myself, scarce even yet can comprehend? Had Jason the heart to do this; having robbed me of my
father, native land, and kingdom, could he leave me alone in a foreign land, cruel? Has he scorned my
deservings, who saw flames and sea conquered by my crime? Does he think that all my powers of evil
are so exhausted? Perplexed, witless, with mind scarce sane, I am tossed to every side. Whence can I
get vengeance? I would that he had a brother! 24 A wife he has; into her heart let the sword be driven.
Is this enough to offset my woes? All monstrous deeds which Pelasgian, which barbaric cities know, all
that thy own hands do not know, must be made ready now. Let thine own crimes urge thee on, and let
them all return in memory – the bright ornament of the kingdom stolen away, and the wicked girl’s
little comrade 25 hewn in pieces with the sword, his murder forced upon his father’s sight, his body
scattered over the deep, and the limbs of aged Pelias seethed in a brazen pot. Murder and impious
bloodshed now often have I wrought! – and yet no crime have I done in wrath; ‘twas ill-omened love
stirred me.
[137] But what else could Jason have done, once made subject to another’s will and power? He should
have bared his breast unto the sword – nay, ah, nay, mad grief, say not so! If possible, may he live and,
mindful of me, keep unharmed the gift 26 I gave. The fault is Creon’s, all, who with unbridled sway
dissolves marriages, tears mothers from their children, and breaks pledges bound by straitest oath; on
him be my attack, let him alone pay the penalties which he owes. I will pile his home high with ashes;
its dark pinnacles wrapt in flames Malea shall see. where, jutting out, it holds ships in tedious delay.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
126
NURSE
[150] Be silent, I pray thee, and confide to secret grief thy hidden plaints. Whoe’er has dumbly borne
hard blows with patient and calm soul, has been able to repay them; it is hidden wrath that harms;
hatred proclaimed loses its chance for vengeance.
MEDEA
[155] Light is the grief which can take counsel and hide itself; great ills lie not in hiding. ‘Tis pleasing
to face the foe.
NURSE
[157] Stay this frenzied outburst, my child; even silent calm can scarce defend thee.
MEDEA
[159] Fortune fears the brave, the cowardly overwhelms.
NURSE
[160] If there is place for courage, then should it be approved.
MEDEA
[161] It can never be that for courage there is no place.
NURSE
[162] No hope points out a way for our broken fortunes.
MEDEA
[163] Whoso has naught to hope, let him despair of naught.
NURSE
[164] The Colchians are no longer on thy side, thy husband’s vows have failed, and there is nothing left
of all thy wealth.
MEDEA
[166] Medea, is left – in her thou beholdest sea and land, and sword and fire and gods and thunderbolts.
NURSE
[168] The king is to be feared.
MEDEA
[168] My father was a king.
NURSE
[169] Fearst thou not arms?
MEDEA
[169] Not though they were sprung from earth. 27
NURSE
[170] Thou’lt die.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
127
MEDEA
[170] I wish it.
NURSE
[170] Flee!
MEDEA
[170] Of flight I have repented.
NURSE
[171] Medea,
MEDEA
[171] Will I be.
NURSE
[171] Thou art a mother.
MEDEA
[171] By whom, thou seest.
NURSE
[172] Dost delay flight?
MEDEA
[172] Flee I shall, but I’ll take my vengeance first.
NURSE
[173] The avenger will pursue.
MEDEA
[173] Perchance I shall find means to stay him.
NURSE
[174] Check thy words, spare now thy threats, foolish one, and thy proud spirit humble; ‘tis well to fit
thee to the times.
MEDEA
[176] Fortune can take away my wealth, but not my spirit. – But under whose blows does the king’s
door upon its hinges creak? It is Creon himself, puffed with Pelasgian power.
[MEDEA has retired to the back of the stage. Exit NURSE. Enter CREON.]
CREON
[179] Medea, Colchian Aeëtes baleful child, has she not yet taken herself from my realm? She is
plotting mischief; I know her guile, I know here power. Whom will she spare? Whom will she let live
in peace? I was making ready to rid me of this outrageous pest by the sword’s means and with all
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
128
speed; but the prayers of my daughter’s husband have prevailed. I have granted her life; let her free my
boundaries from fear, and depart in safety.
[He sees MEDEA approaching.]
[186] Boldly she moves to meet me, and with threatening mien seeks closer speech. Keep her off, ye
slaves, from touch and approach far off; bid her keep silence; let her learn at last to obey a king’s
commands. [To MEDEA.] Hence in swift flight! remove at once thine abominable presence, dire,
horrible!
MEDEA
[192] What crime, what fault is punishment by my exile?
CREON
[193] What cause expels her – that may an innocent woman ask.
MEDEA
[194] If thou’rt my judge, then hear me; if my king, command.
CREON
[195] A king’s commands, just and unjust, thou must obey.
MEDEA
[196] Unjust rule never abides continually.
CREON
[197] Go, complain to the Colchians.
MEDEA
[197] I go; but let him take me who brought me thence.
CREON
[198] Thy prayer comes too late; my resolve is fixed.
MEDEA
[199] Didst thou hear Pelias ere he suffered punishment? But say on; be a hearing granted to thine
excellent case.
MEDEA
[203] How hard it is to turn away from wrath the spirit when once aroused, and how royal it seems to
him who has grasped the sceptre in his proud hands to go on as he has begun, I have learned in my own
royal home. For, although I am overwhelmed by piteous disaster, an exile, suppliant, lonely, forsaken,
on all sides buffeted, once I had glory from my noble father, and from my grandsire, the Sun, traced
illustrious descent. All the land that Phasis waters with its calm, winding stream, all the Scythian
Pontus sees behind it, where the sea grows sweet with marshy waters, 28 all that the unwedded hordes,
29 crescent-shielded, hemmed by Thermodon’s banks, fill with alarm – over all this my father rules.
High-born, blest of heaven, in royal power and splendour then I shone; then princes sued for marriage
with me, whom now I must sue. Swift and fickle is fortune and, swooping down, has torn me from
royalty and given me o’er to exile.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
129
[221] Put thy trust in royalty, although light chance hither and thither tosses e’en mighty wealth! This is
the glorious, great privilege of kings, which time can never snatch away – to succour the afflicted, on a
safe hearth to shelter suppliants. This only have I brought from my Colchian realm, that by my own self
I saved that great glory and illustrious flower of Greece, bulwark of the Achaeans, offspring of gods. 30
Orpheus is my gift, who softens the rocks by his singing and draws trees after him; mine, too, are the
twins, Castor and Pollux, and the sons of Boreas, 31 and Lynceus, who with far-flung gaze sees things
removed even beyond Pontus, – and all the Minyans. For of the leader 32 of the leaders I say no word;
for him naught is owing; I count none debtor for his sake. For you I brought back the rest; him only for
myself.
[236] Come on now, and heap all kinds of shameful deeds upon me. I will confess them; but as for
crimes, this only can be charged, the rescue of the Argo. Suppose modesty should please the maiden,
suppose her filial duty should please her; then will the whole Pelasgian land perish with its leaders, and
this thy son-in-law will first fall before the fiery breath of the fierce bull. 33 Let what fortune will,
oppress me; I repent not the glorious salvation of so many kings. Whatever reward I have won by all
my crimes, it is in thy hands. Arraign and condemn me, if ‘tis thy pleasure; but give me back my sin.34
I am guilty, I confess it, Creon; such didst thou know me when I clasped thy knees and as suppliant
sought the loyalty of thy protecting hand. Once more, some corner, some abiding-place for my woes I
beg, some paltry hiding-place; if from thy city thou art pleased to drive me, let some remote nook in
thy realm be given me.
CREON
[252] That I am not one to wield the sceptre with violence nor to trample upon misery with haughty
foot, methinks I have not unclearly shown by choosing for son-in-law an exile, crushed and stricken
with heavy fear – aye, one whom Acastus, lord of Thessaly, demands for punishment and death. He
complains that his father, 35 palsied and weak with age, burdened with years, was taken off, and the
murdered old man’s limbs torn asunder, when, deceived by thy guile, his 36 pious sisters dared an
impious crime. Jason can defend his own cause if it is separate from thine; no blood has stained his
innocence, his hand wielded no sword, and he has kept far off and free from company of such as thou.
Thou, thou contriver of wickedness, who combinest woman’s wanton recklessness and man’s strength,
with no thought of reputation, away! Purge my kingdom and take thy deadly herbs with thee; free the
citizens from fear; abiding in some other land, harry 37 the gods.
MEDEA
[272] Dost force me to flee? Give back then to the fugitive her ship, yea, give back her comrade.38
Why dost thou bid me flee alone? I did not come alone. If ‘tis war 39 thou fearest, drive us both from
thy kingdom. Why make distinction ‘twixt two culprits? ‘Tis for him Pelias lies dead, and not for me.
Add flight, theft, a deserted father, a mangled brother, any crime which e’en now the bridegroom is
teaching his new wives 40 – ‘tis no crime of mine. Full oft have I been made guilty, but never for
myself.
CREON
[281] Thy going is already overdue. Why doest contrive delay with words?
MEDEA
[282] Suppliant I make this last prayer to thee as I depart: let not the mother’s guilt drag down her
guiltless sons.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
130
CREON
[284] Go then; these will I take as father to my fatherly embrace.
MEDEA
[285] By the blest bed of this royal marriage, by thy hopes for the future, and by the estate of thrones,
which fickle Fortune disturbs with changeful lot, I pray thee be bountiful of a brief stay of my flight,
while I, their mother, imprint on my sons the latest kiss, perchance my dying act.
CREON
[290] For treachery thou art seeking time.
MEDEA
[291] What treachery can be feared in time so scant?
CREON
[292] No time is too brief for harm to those on evil bent.
MEDEA
[293] Dost refuse a poor mother just a little time for tears?
CREON
[294] Though my ingrained fear bids me refuse thy plea, one day shall be given to prepare for
banishment.
MEDEA
[296] ‘Tis more than enough, though thou retrench it somewhat. I also am in haste.
CREON
[298] With thy life shalt thou pay penalty if before Phoebus brings the bright day thou art not gone
from Isthmus.
[299] But the marriage rites summon me, summons the festal day to pray to Hymen.
[Exeunt.]
CHORUS
[301] Too venturesome the man who in frail barque first cleft the treacherous seas and, with one last
look behind him at the well-known shore, trusted his life to the fickle winds; who, ploughing the waters
on an unknown course, could trust to a slender plank, stretching too slight a boundary between the
ways of life and death.
[329] Unsullied the ages our fathers saw, with crime banished afar. Then every man inactive kept to his
own shores and lived to old age on ancestral fields, rich with but little, knowing no wealth save what
his home soil had yielded. Not yet could any read the sky and use the stars with which the heavens are
spangled; not yet could ships avoid the rainy Hyades; not yet did the fires of the Olenian Goat nor the
Attic Wain which slow old Boótes follows and controls, not yet did Boreas, not yet Zephyrus have
names.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
131
[318] Tiphys made bold to spread his canvas on the vasty deep and to write new laws for the winds:
now to spread full-bellied sail, now to haul the forward sheet 41 and catch cross-breezes, now to set the
yards in safety midway of the mast, now to bind them at the top, when the too eager sailor prays for
winds aloft the ruddy topsails flutter. The lands, well separated before by nature’s laws, the Thessalian
ship 42 made one, bade the deep suffer blows, 43 and the sequestered sea become a part of our human
fear.
[340] Heavy the penalties which that bold barque paid, brought through long terrors, when two
mountains, barriers of the deep, from either side quick rushing, soared as with sound of thunder, and
the sea, caught between, sprinkled their peaks and the clouds themselves. Bold Tiphys paled with fear
and let the helm slip wholly from his faltering hand; Orpheus was still, his lyre mute with amaze, and
the Argo herself lost voice.44 What, when the maid 45 of Sicilian Pelorus, her waist begirt with dogs,
opened all her gaping throats together? Who did not shudder in every limb when that one monster
howled with so many tongues? What, when the deadly pests 46 soothed the Ausonian sea with their
tuneful songs, when, sounding back on his Pierian lyre, Thracian Orpheus well-nigh forced the Siren to
follow, though wont to hold ships spell-bound by her song? Of this voyage what was the prize? The
golden fleece and Medea, worse evil than the sea, worthy to be the first ship’s merchandise.
[364] Now, in our time, the deep has ceased resistance and submits utterly to law; no famous Argo,
framed by a Pallas’ hand, with princes to man its oars, is sought for; any little craft now wanders at will
upon the deep. All bounds have been removed, cities have set their walls in new lands, and the world,
now passable throughout, ahs left nothing where it once had place: the Indian drinks of the cold Arazes,
the Persians quaff the Elbe and the Rhine. There will come an age in the far-off years when Ocean shall
unloose the bonds of things, when the whole broad earth shall be revealed, when Tethys shall disclose
new worlds and Thule not be the limit of the lands.
NURSE
[Sees MEDEA hurrying out of the house.]
[380] Dear child, whither hurriest thou abroad? Stay, curb thy passion, check thy impetuous haste.
[MEDEA gods on without heeding.]
[382] As a maenad uncertainly directs her frenzied steps when now she raves at the oncoming of the
god, on snowy Pindus’ top or on Nysa’s ridges, so she runs now here, now there, with frantic rush,
marks of distracted passion in her face. Her cheeks aflame, she pants with deep sobs for breath, shouts
aloud, weeps floods of tears, beams with joy; she assumes the proof of every passion. Whither the
weight of her wrath inclines, where it aims its threats, hangs still in doubt; she threatens, seethes with
rage, complains, groans aloud. Where will this wave break itself? Madness o’erflows its bounds. No
simple or half-way crime doth she ponder in her heart; she will outdo herself. I recognize the marks of
her old-time rage. Something great is impending, wild, monstrous, impious.
[MEDEA now approached]
[396] I see madness in her face. May Heaven avert my fears!
MEDEA
[397] [Aside.] If thou seekst, poor soul, what limit thou shouldst set to hate, copy thy love. Can it be
that unavenged I should endure this royal wedding? Shall this day go idly by so anxiously besought, so
anxiously bestowed? While the central earth shall bear up the balanced heavens, while the bright
universe shall pursue its unchanging rounds, while sands lack number, while day attends the sun and
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
132
stars the night, while the dry 47 Bears revolve about the pole, and rivers fall to the sea, my madness
shall never cease its quest of vengeance and shall grow on for ever. What ferocity of beasts, what
Scylla, what Charybdis, sucking up the Ausonian and Sicilian waters, or what Aetna, resting heavily on
panting Titan, shall burn with such threats as I? No whirling river, no storm-tossed sea, no Pontus,
raging beneath the north-west wind, no violence of fire, fanned by the gale, could imitate the onrush of
my wrath. I shall lay prostrate and destroy all things.
[415] Did he 48 fear Creon and the threats of Thessaly’s king? 49 True love can fear no man. But grant
that under compulsion he yielded and made surrender; he could at least have come to me, could have
spoken some last words to his wife. This also, though bold of heart, he feared to do. Surely ‘twas in the
power of the king’s son-in-law to put off the time of my cruel banishment – one day was given for my
children twain. But I complain not that the time is short; it shall stretch far. This day shall do, shall do
that whereof no day shall e’er be dumb. I will storm the gods, and shake the universe.
NURSE
[425] Win back thy woe-troubled heart, my mistress; calm thy soul.
MEDEA
[426] The only calm for me – if with me I see the universe o’erwhelmed in ruins; with me let all things
pass away. ‘Tis sweet to drag others down when thou art perishing.
[Exit.]
NURSE
[Calling after MEDEA.]
[429] Beware how many perils are to be feared if thou persist; no one may safely assail the strong.
[Enter JASON.]
JASON
[431] O fate, ever hard, and fortune, cruel – when she rages and when she spares, equally malign! How
often does God find cures for us worse than our perils; should I resolve to be faithful to my wife
according to her deserts, my life would be forfeited to death; should I refuse to die, alas! I must be
faithless. It is not fear, but fearful father-love that has conquered faith; surely my children would share
their parents’ death. O holy Justice, if in heaven thou dwellest, I call thy divinity to witness: the sons
have prevailed upon the sire. Nay, even she herself, though she is fierce of heart and ill brooks the
yoke, would rather, methinks, take thought for her sons than for her marriage rights. My mind is fixed
to assail her wrath with prayers.
[Enter MEDEA.]
[445] And see, at sight of me she stars up, bursts into a passion, displays her hate; all her anguish is in
her face.
MEDEA
[447] We are fleeing, Jason, fleeing. ‘Tis no new thing to change our abode; but the cause of flight is
new – ‘twas for thee I was wont to flee. I withdraw, I go away, whom thou art forcing to flee forth from
thy home; but whither doest thou send me back? Shall I seek Phasis and the Colchians, my father’s
kingdom, the fields drenched with my brother’s blood? What lands dost thou bid me seek? What waters
dost show to me? The jaws of the Pontic sea through which I brought back the noble band of princes,
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
133
following thee, thou want on, through the Clashing Rocks? Is it little Iolcos or Thessalian Tempe I shall
seek? All the ways which I have opened for thee I have closed upon myself. Whither dost send me
back? Thou imposest exile on an exile, but givest no place. But let me go. A king’s son-in-law has
commanded it; I’ll not refuse. Heap dire penalties upon me; them have I deserved. Let the angry king
crush thy mistress with cruel punishments, load her hands with chains, shut her up and bury her in
dungeons of eternal darkness; I shall suffer less than I deserve.
[465] O ungrateful man, let thy heart recall the bull’s fiery breath, and, midst the savage terrors of
unconquered race, the fire-breathing herd on Aeëtes’ arm-bearing 50 plain, the weapons of the suddenly
appearing foe, when, at my order, the earth-born soldiery fell in mutual slaughter. Think, too, on the
long-sought spoil of the ram of Phrixus, the sleepless dragon, bidden to close his eyes in unknown
slumber, my brother given up to death, crime not done once alone in one act of crime 51; think on the
daughters 52 who, lured by my guile, dared dismember the old man who was never to return to life. By
the hopes of thy children, thine established house, by the monsters conquered, by these hands which I
have never spared in thy service, by the perils we have undergone, by heaven and sea, witnesses of my
marriage, have mercy on me; happy thyself, give thy suppliant her turn at happiness. Seeking a
kingdom for another, I have given up my own; of all that wealth which, plundered even from the
distant swart tribes of India, the Scythians heap up, that golden treasure which, since the packed palace
can scarce contain it, we hang upon the trees, 53 I brought away nothing in my exile save only my
brother’s limbs. Those also I squandered upon thee; for thee my country has given place, for thee
father, brother, maidenhood – with this dower did I wed thee. Give back to the fugitive her own.
JASON
[490] When angry Creon was bent on thy destruction, ‘twas by my tears he was prevailed upon to grant
thee banishment.
MEDEA
[492] As punishment I deemed it; now, as I see, exile is a boon.
JASON
[493] Depart while still thou mayst; take thyself hence; grievous ever is the wrath of kings.
MEDEA
[494] In urging this upon me, thou art Creusa’s advocate; thou wouldst remove the rival whom she
hates.
JASON
[496] What! Medea charge me with love?
MEDEA
[496] Yes, murder, too, and treachery.
JASON
[497] What crime, pray, canst thou charge to me?
MEDEA
[498] Whatever I have don.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
134
JASON
[498] This one thing remains still for me, to become guilty of thy sins as well.
MEDEA
[500] They are, they are thine own; who profits by a sin has done the sin. Though all should holy thy
wife infamous, do thou alone protect her, do thou alone call her innocent; let her be guiltless in thy
sight, who for thy sake is guilty.
JASON
[504] Unwelcome is life which one is ashamed to have accepted.
MEDEA
[505] Then one should not keep a life which he is ashamed to have accepted.
JASON
[506] Nay, calm thy wrath-stirred heart; for thy sons sake be reconciled.
MEDEA
[507] I reject, forswear, disown them! Shall Creusa bear brothers to my children?
JASON
[509] Yes, a queen, to the sons of exiles; a royal lady to the fallen.
MEDEA
[510] Never may such ill day come to the wretched, as shall mingle a base breed with illustrious stock,
Phoebus’ sons with the sons of Sisyphus.
JASON
[513] Why, wretched woman, dost thou drag both me and thee to ruin? Begone, I pray thee.
MEDEA
[514] Creon has heard my prayer.
JASON
[515] What can I do? Tell me.
MEDEA
[515] For me? Crime.
JASON
[516] A king on this side and on that –
MEDEA
[516] There is (and this more fearsome still) Medea. Let us 54 strive together, and let the prize be
Jason.
JASON
[518] I yield, worn with trouble. And do thou thyself beware lest thou tempt fate too often.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
135
MEDEA
[520] Always has every fortune stood beneath my feet.
JASON
[521] Acastus is hard after us.
MEDEA
[521] Nearer foe is Creon; flee them both. That thou arm thy hand against thy father-in-law, and stain
thyself with kindred 55 blood, Medea does not compel thee; remain guiltless and escape with me.
JASON
[525] And who will resist if double war assail us, if Creon and Acastus unite their arms?
MEDEA
[527] Add the Colchians to these, add Aeetes, too, to lead them, join Scythians with Pelasgians; to
destruction will I give them all.
JASON
[529] I tremble at lofty sceptres.
MEDEA
[529] See that thou lust not after them.
JASON
[530] Cut short this long discourse, lest it arouse suspicion.
MEDEA
[531] Now, O most high Jupiter, thunder throughout thy heavens, stretch forth thy hand, thine avenging
flames prepare, rend the clouds and make the whole world quake. Let thy bolts be poised with hand
that chooseth neither me nor him; whichever of us falls will perish guilty; against us thy bolt can make
no error.
JASON
[537] Begin to think with reason, and speak with calm. If any solace from my father-in-law’s house can
soothe thy flight, request it.
MEDEA
[540] To scorn the wealth of kings, my soul, as well thou knowest, hath strength and wont. I ask but
this: that I may have my children as comrades of my flight, that in their bosoms I may pour forth my
tears. Thee new sons await.
JASON
[544] I confess that right gladly would I yield unto thy prayer, but a father’s love forbids; for that I
should permit this thing, not Creon himself, my king and father-in-law, could force me. This is my
reason for living, this, my heart’s comfort, consumed as it is with cares. Sooner could I part with
breath, with limbs, with light.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
136
MEDEA
[549] [Aside.] Thus does he love his sons? ‘Tis well! I have him! The place to wound him is laid bare.
[To JASON.] As I depart, my final message, at least, grant me to speak; grant me to give the last
embrace; e’en that will be a boon. With my latest utterance I beg thee now; let not any words my
distracted grief has poured forth remain within my mind; let the memory of my better self stay with
thee, and let these words spoken in wrath be quite forgot.
JASON
[557] All have I driven from my mind, and I also make prayer to thee that thou curb thy hot passion and
be calm; peace soothes the soul’s distresses.
[Exit.]
MEDEA
[560] He has gone! Can it be so? Goest thou, forgetful of me and of all the deeds I wrought? Have we
fallen from thy memory? Nay, we shall never fall therefrom. [To herself.] To thy task; summon up all
thy powers and arts. The fruit of thy crimes is to count nothing crime. There is scant room for fraud; we
are held in fear. There make attack where no one can fear aught. Haste thee now, dare, begin whatever
Medea can – and cannot – do.
[568] [To the NURSE.] Do thou, faithful nurse, comrade of my grief and of my shifting fortunes, help
my unhappy plannings. I have a robe, a gift from heaven, the glory of our house and kingdom, given by
the Sun to Aeetes as a pledge of fatherhood; there is also a gleaming necklace of woven gold and a
golden band which the sparkle of gems adorns, with which the air is encircled. Let my sons bring these
as gifts unto the bride, but let them first be anointed and imbued with baneful poisons. Now call on
Hecate. Prepare the death-dealing rites; let altars be erected, and let now their fires resound within the
palace.
CHORUS
[579] No violence of fire or of swelling gale, no fearful force of hurtling spear, is as great as when a
wife, robbed of her love, burns hot with hate; not when cloudy Auster has brought the winter’s rains,
and Hister’s floods speeds on, wrecking bridges in its course, and wanders afield; not when the Rhone
beats back the sea, or when the snows melt into streams beneath the sun’s strong rays and in mid-spring
Haemus has dissolved. Blind is the fire of love when fanned by rage, cares not to be controlled, brooks
no restraint, has no fear of death; ‘tis eager to advance even against the sword.
[595] Have mercy, O gods, be gracious, we beseech you, that he 56 may live in safety who tamed the
sea; but the lord 57 of the deep is enraged that the second realm is conquered. The youth 58 who dared
drive the everlasting chariot, heedless of his father’s goal, himself caught the fire which in his madness
he scattered o’er the sky. The familiar path has cost no mortal dear; walk thou where ‘twas safe for folk
aforetime, nor break, rash man, the inviolable covenants of the universe.
[607] Whoever handled that daring ship’s famous oars and despoiled Pelion of his sacred grove’s thick
shade, whoever entered between the roaming rocks 59 and, having passed the perils of the deep,
moored his vessel on a savage shore, to return captor of foreign gold – all by a dreadful end atoned for
the sea’s outraged laws.
[616] Punishment the challenged ocean claims. First of all, Tiphys, the tamer of the deep, gave up
control to an untrained helmsman; dying on a foreign shore, far from his ancestral realm, in a paltry
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
137
tomb he lies midst unfamiliar shades. For this, Aulis, remembering her lost king, in her becalmed
harbour holds ships chafing at delay. 60
[625] That son 61 of the tuneful Muse, at whose sweet melodies the swift stream stood still and the
winds were hushed, when the bird, leaving off its own singing, came near him, the whole wood
following after – he lay scattered over the Thracian fields, but his head floated down mournful Hebrus;
he came to the familiar 62 Styx and Tartarus, never to return.
[634] Alcides laid low the sons 63 of Aquilo, he slew Neptune’s son 64 wont to take upon him
countless shapes; but he himself, after establishing peace on land and sea, after opening up the
kingdoms of savage Dis, laid him down, living, on burning Oeta, and gave his body to the devouring
flames, consumed by the wasting of the double blood, 65 his wife’s offering.
[643] The bristling boar, 66 irresistible in his thrust, laid Ancaeus low; thou, Meleager, dost impiously
slay thy mother’s brother and diest by thine enraged mother’s hand. All these deserved the charge 67
for which that tender boy, 68 sought vainly by mighty Hercules, atoned by death – the boy snatched
away, alas, midst peaceful waters. Go now, ye brave, plough the sea, whose streams ye ought to dread.
[652] Idmon, though he well knew his fate, was slain 69 by a serpent on Libya’s sands; true to all, but
false to himself alone, Mopsus fell and saw not Thebes again. If he 70 told truth as to the future, Thetis’
husband 71 shall in exile wander. Nauplius, while striving to wreck the Argives by false beacon fires,
shall fall headlong into the deep; his son 72 shall perish and pay the penalty of his father’s sin 73;
Oileus, 74 too, dying midst flame and flood; redeeming from death her lord 75 of Pherae, the wife 76
shall perish, giving up her life for her husband’s sake. Pelias himself, who bade the prize of the golden
spoil be brought away in the first ship, seething in boiling pot, wandering midst waters close confined,
perished by fire. Enough now, ye gods, have ye avenged the sea; spare him77 who was ordered to the
task.
NURSE
[670] [Alone.] My spirit quakes with horror; some great disaster is at hand. Monstrously grows her
grief, feeds its own fires and renews its former strength. Often have I seen her in frenzy and assailing
the gods,78 drawing down the sky; but greater than such deeds, greater is the monstrous thing Medea is
preparing. For now that with maddened steps she has gone out and come to her baleful shrine, she
lavishes all her stores and brings forth whatever e’en she herself long has dreaded, and marshals her
whole train of evil powers, things occult, mysterious, hidden; and, supplicating the grim altar with her
left hand, she summons destructive agencies, whatever burning Libya’s sands produce, what Taurus,
stiff with arctic cold, holds fast in his everlasting snows, and all monstrous things. Drawn by her magic
incantations, the scaly brood leave their lairs and come to her. Here a savage serpent drags its huge
length along, darts out its forked tongue, and seeks against whom it is to come death-dealing; hearing
her incantation, it stops in amaze, knots its swollen body into writhing folds, and settles them into coils.
“Petty are the evils,” she cries, “and cheap is the weapon which deepest earth begets; from heaven will
I seek my poisons. Now, now is the time to set in motion some plan deeper than common guile. Hither
let that serpent 79 descend which lies like a vast rushing stream, whose huge folds the two beasts 80
feel, the greater and the less ( the greater used 81 by Pelasgians; by Sidonians, the less); let Ophiuchus
at length relax his choking grip and give the poison vent; in answer to my incantations let Python come,
who dared to attack the twin divinities. 82 Let Hydra return and every serpent cut off by the hand of
Hercules, restoring itself by its own destruction. Thou, too, ever-watchful dragon, 83 quitting the
Colchians, come thou to my aid, thou who through my incantations wast first lulled to slumber.”
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
138
[705] When she had summoned forth the whole tribe of serpents, she assembled her evil store of
baleful herbs. Whatever trackless Eryx produces on his rocky slopes; plants that grow on heights
clothed in unbroken winter, the heights of Caucasus, spattered with Prometheus’ gore; plants wherewith
the rich Arabians smear their arrows, and the bold Mede, girt with his quiver, or the light-armed
Parthians; or those juices which, under the bold pole, high-born Sueban women gather in Hyrcanian
groves; whatever the earth produces in the nest-building springtime of when frozen winter has stripped
the woods of their glory and bound all things with icy fetters; all plants that bloom with deadly flower,
and all whose juices breed case of death in their twisted roots – all these she handles. Haemonian Athos
contributed those baneful herbs, these, mighty Pindus; on the ridges of Pangaeus that plant was lopped
of its tender foliage with a bloody sickle; these Tigris fed, checking his deep flood the while; the
Danube, those; these, gem-studded Hydaspes, flowing with warm waters through thirsty tracts, and the
Baetis, which gave its name to its own country, 84 pushing into the western sea with languorous flood.
These plants felt the knife while Phoebus was making ready the day; the shoot of that was clipped at
midnight; while this was severed by finger-nail with muttered charm.
[731] She seizes death-dealing herbs, squeezes out serpents’ venom, and with these mingles unclean
birds, the heart of a boding owl, and a hoarse screech-owl’s vitals cut out alive. Other objects the
mistress of evil lays out, arranged in separate heaps; in some is the ravening power of fire; in others
numbing frost’s icy cold. She adds to her poisons words, no less fearsome than they. – But listen, her
frenzied step has sounded, and she chants her incantations. All nature shudders as she begins her song.
[Enter MEDEA singing an incantation.]
MEDEA
[740] I supplicate the throng of the silent, and, you, funereal gods, murky Chaos and shadowy Dis’ dark
dwelling-place, the abysses of dismal Death, girt by the banks of Tartarus. Leaving your punishments,
ye ghosts, haste to the new nuptials; let the wheel stop that is whirling his body, and Ixion stand on
earth; let Tantalus in peace drink his fill of the Pirenian spring. You, too, whom a fruitless toil mocks
with urns full of holes, ye Danaids, come hither: this day needs your hands. On one alone, my lord’s
new father, let a penalty rest heavier – let the slippery stone roll Sisyphus 85 backward o’er the rocks.
[750] Now, summoned by my sacred rites, do thou, 86 orb of the night, put on thy most evil face and
come, threatening in all thy forms. 87
[752] For thee, losing my hair from its band after the manner of my people, with bare feet have I trod
the secret groves and called forth rain from the dry clouds; I have driven the seas back to their lowest
depths, and the Ocean, his tides outdone, has sent his crushing waves farther into the land; and in like
manner, with heaven’s law confounded the world has seen both sun and stars together, and you, ye
bears, have bathed in the forbidden sea. The order of the seasons have I changed: the summer land has
blossomed ‘neath my magic song, and by my compelling Ceres has seen harvest in winter-time; Phasis
has turned his swift waters backward to their source, and Hister, divided into many mouths, has
checked his boisterous streams and flowed sluggishly in all his beds. The waves have roared, the mad
sea swelled, though the winds were still; the heart of the ancient woods has lost its shadows, when the
bright day has come back to them at commandment of my voice; Phoebus has halted in mid-heaven,
and the Hyades, moved by my incantations, totter to their fall. The hour is at hand, O Phoebe, for thy
sacred rites.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
139
[She offers various gifts to HECATE.]
[771] To thee I offer these wreaths wrought with bloody hands, each entwined with nine serpent coils;
to thee, these serpent limbs which rebellious Typhoeus wore, who caused Jove’s throne to tremble. In
this is the blood which Nessus, that traitor ferryman, bestowed as he expired. With these ashes the pyre
on Oeta sank down which drank in the poisoned blood of Hercules. Here thou seest the billet of a pious
sister but impious mother, Althaea, the avenger. These feathers the Harpy left in her trackless lair when
she fled from Zetes. Add to these the quills of the wounded Stymphalian bird which felt the darts of
Lerna. 88 – You have given forth your voice, ye altars; I see my tripods shaken by the favouring deity.
[787] I see Trivia’s swift gliding car, not as when, radiant, with full face, she drives the livelong night,
but as when, ghastly, with mournful aspect, harried by Thessalian threats, she skirts with nearer rein the
edge of heaven. So do thou wanly shed form thy torch a gloomy light through air; terrify the peoples
with new dread, and let precious Corinthian bronzes resound, Dictynna, to thy aid. 89 To thee on the
altar’s bloody turf we perform thy solemn rites; to thee a torch caught up from the midst of a funeral
pyre has illumed the night; to thee, tossing my head and with bended neck, I have uttered my magic
words; for thee a fillet, lying in funeral fashion, binds my flowing locks; to thee is brandished the
gloomy branch 90 from the Stygian stream; to thee with bared breast will I as a maenad smite my arms
with the sacrificial knife. Let my blood flow upon the altars; accustom thyself, my hand, to draw the
sword and endure the sight of beloved blood. [She slashes her arm and lets the blood flow upon the
altar.] Self-smitten have I poured forth the sacred stream.
[812] But if thou complainest that too often thou art called on by my prayers, pardon, I pray; the cause,
O Perses’ daughter, 91 of my too oft calling on thy bows is one and the same ever, Jason.
[817] Do thou now [she takes a phial] poison Creusa’s robe that, when she has donned it, the creeping
flame may consume her inmost marrow. Within this tawny gold [she takes a casket] lurks fire, darkly
hid; Prometheus gave it me, even he who expiates with ever-growing live his theft from heaven, and
taught me by his art how to store up its powers. Mulciber hath also given me fires which subtly lurk in
sulphur; and bolts of living flame I took from my kinsman, 92 Phaëthon. I have gifts from Chimaera’s
middle part, 93 I have flames caught from the bull’s scorched throat, which, well mixed with Medusa’s
gall, I have bidden to guard their bane in silence.
[833] Give sting to my poisons, Hecate, and in my gifts keep hidden the seeds of fire. Let them cheat
the sight, let them endure the touch; let burning fire penetrate to heart and veins; let her limbs melt and
her bones consume in smoke, and with her blazing locks let the bride outshine her wedding torches.
[840] My prayers are heard: thrice has bold Hecate bayed loud, and has raised the accursèd fire with its
baleful light. Now all my power is marshalled; hither call my sons that by their hands thou mayst send
these costly gifts unto the bride.
[MEDEA’s sons are brought in.]
[843] Go, go, my sons, born of an ill-starred mother, win to yourselves by means of gifts and much
beseeching your mistress and stepmother. Begone and quickly come you home again, that I may enjoy
one last embrace.
[Exeunt sons toward the palace; MEDEA in the opposite direction.]
CHORUS
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
140
[849] Whither is this blood-stained maenad borne headlong by mad passion? What crime with reckless
fury is she preparing? Her distraught face is hard set in anger, and with fierce tossings of her head she
haughtily threatens e’en the king. Who would think her an exile.
[858] Her cheeks blaze red, pallor puts red to flight; no colour in her changing aspect does she keep
long. Hither and thither she wanders, as a tigress, robbed of her cubs, ranges in mad course through the
jungles of Ganges.
[866] How to curb her anger Medea knows not, nor yet her love; now that anger and love have joined
cause, what will the outcome be? When will the wicked Colchian be gone from the Pelasgian borders
and free from terror at once our kingdom and our kings? Now, O Phoebus, speed thy chariot with no
check of rein; let friendly darkness veil the light and let Hesperus, vanguard of the night, plunge deep
this fearful day.
[Enter MESSENGER, running from the direction of the palace.]
MESSENGER
[879] All is lost! The kingdom’s props have fallen. Daughter and father in commingled ashes lie.
CHORUS
[881] By what snare taken?
MESSENGER
[881] By the common snare of kings – by gifts.
CHORUS
[882] What snare could have been in them?
MESSENGER
[883] Myself, I also marvel, and, though the woeful thing is done, can scarce believe it could be done.
What stay is there to ruin? The greedy fire rages through the palace’s every part as if ‘twere bidden so.
Already the whole house has fallen, the city is in peril.
CHORUS
[897] Let water put out the flames.
MESSENGER
[898] Nay, in this disaster this marvel, too, has happened: water feeds the flames, and the more ‘tis
checked the more fiercely burns the fire; the very defences 94 does it seize upon.
[Enter MEDEA, in time to hear the last words.]
NURSE
[891] [To MEDEA.] Quickly begone, Medea, from the land of Pelops; seek headlong any land thou
wilt!
MEDEA
[893] What I – shall I give ground? Nay, had I fled already, for this I should return. Strange nuptials see
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
141
I here.
[She becomes absorbed in her own thoughts.]
[895] Why, soul, dost falter? Follow up the attack so well begun. How small a part of thy vengeance is
that in which thou art rejoicing! Thou dost love him still, mad one, if ‘tis enough for thee that Jason
wifeless be. Seek thou some unaccustomed form of chastisement, and now thus prepare thyself: let all
right give way; let honour begone, defeated; light is the rod which innocent hands uplift. Bend to thine
anger, rouse up thy halting purpose, and with all thy strength drain from thy heart’s very depths its oldtime violence. Let all that has yet been done be called but piety. To the task; let them know how petty,
of what common stamp, were the crimes I wrought to serve him. In them my grief was but practising;
what great deed had prentice hands the power to do? What, a girl’s rage? Now I am Medea; my wit has
grown through suffering.
[911] Glad am I, glad, that I tore off my brother’s head, glad that I carved his limbs, that I robbed my
father of his guarded treasure, 95 glad that I armed daughters 96 for an old man’s death. Seek thou
fresh fields, my grief; no untrained hand wilt thou bring to any crime.
[916] Whither, then, wrath, art tending, or what weapons art thou aiming at the forsworn foe? 97 A dark
purpose my fierce spirit hath resolved within me, and dares not yet acknowledged to itself. Fool! fool! I
have gone too fast – would that mine enemy had children by his paramour! [She pauses and then
addresses herself.] All offspring that thou hast by him are Creusa’s brood. Resolved is this way of
vengeance, rightly resolved; for a last deed of guilt, I see it now, must my soul make ready. Children
that once were mine, do you pay penalty for your father’s crimes.
[926] Horror has smit my heart! My limbs are numb with cold and my heart with terror flutters. Wrath
has given place; the mother has all come back, the wife is banished. Can I shed my children’s, my own
offspring’s blood? Ah, mad rage, say not so! Far, even from me, be that unheard-of deed, that accursed
guilt! What sin will the poor boys atone? Their sin is that Jason is their father, and, greater sin, that
Medea is their mother. [She pauses.] Let them die, they are none of mine; let them be lost – they are my
own. They are without crime and guilt, yea, they are innocent – I acknowledge it; so, too, was my
brother. Why, soul, dost hesitate? Why are my cheeks wet with tears? Why do anger and love now
hither, now thither draw my changeful heart? A double tide tosses me, uncertain of my course; as when
rushing winds wage mad warfare, and from both sides conflicting floods lash the seas and the
fluctuating waters boil, even so is my heart tossed. Anger puts love to flight, and love, anger. O wrath,
yield thee to love.
[945] Hither, dear children, sole comfort of my fallen house, come hither and link your entwining limbs
with mine. Let your father have you unharmed, so but your mother may have you too. But exile and
flight press hard upon me; now, now will they be torn from my bosom and carried away from me,
midst tears and sighs and kisses. – Let them be lost to their father; they are lost to me. My grief grows
again and my hate burns hot; Erinys, as of old, claims my unwilling hand. O wrath, where thou dost
lead I follow. I would that from my womb the throng of proud Niobe had sprung, and that I had been
the mother of twice seven sons! Too barren have I been for vengeance – yet for my brother and my
father there is enough, for I have borne two sons.
[958] Whither hastes that headlong horde of Furies? Whom seek they? Against whom are they
preparing their flaming blows? Whom does the hellish host threaten with its bloody brands? A huge
snake hisses, whirled with the writhing lash. Whom does Megaera seek with her deadly torch? Whose
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
142
shade comes there dimly seen, its limbs all scattered? It is my brother, and ‘tis punishment he seeks.
We’ll pay, yes, all the debt. Plunge your brands into my eyes, tear, burn; see, my breast is open to the
Furies.
[967] O brother, bid the avenging goddesses depart from me, and go in peace to the deep-buried ghosts;
to myself leave me and use this hand, brother, which has drawn the sword – [She slays the first son.]
With this victim I appease thy ghost. – What means that sudden noise? ‘Tis arms they are making
ready, and they seek me for my slaying. To the lofty roof of our palace will I mount, now the bloody
work hath been begun. [To her remaining son.] Do thou come with me. [To her dead son.] Thy corpse
also will I take hence with me. Now to the task, O soul; not in secrecy must thy great deed be lost; to
the people approve thy handiwork.
[Exit MEDEA, carrying the body of her dead son and leading the living. Enter JASON in the street
below shouting to the citizens.]
JASON
[978] Ye faithful souls, who mourn your princes’ doom, rally to me that we may take the author herself
of this dread crime. Here, here, my brave band of warriors, bring weapons, raze this house to the very
ground.
MEDEA
[Appearing on the house-top.]
[982] Now, now have I regained my regal state, my brother, my sire; and the Colchians have once more
the spoil of the golden fleece; restored is my kingdom, my ravished virginity is restored. Oh, divinities,
at last propitious, oh, festal day, oh, nuptial day! On! the crime is accomplished; but vengeance is not
yet complete; be done with it while they hands are still about it. Why dost thou delay now, O soul?
Why hesitate, though thou canst do it? Now has my wrath died within me. I am sorry for my act,
ashamed. What, wretched woman, have I done? – wretched, say I? Though I repent, yet have I done it!
Great joy steals on me ‘gainst my will, and lo, it is increasing. [She catches sight of JASON in the
crowd below.] This one thing I lacked, that yon man should behold. Naught have I done as yet;
whatever crime I’ve done is lost unless he sees it.
JASON
[Discovering her.]
[995] See, there she is herself, leaning over the sheer battlement! Someone bring fire that she may fall
consumed by her own flames.
MEDEA
[997] Nay, Jason, heap up for thy sons their last funeral pyre; build them a tomb. Thy wife and father
have already the services due the dead, buried by me; this son has met his doom, and this shall suffer
like fate before thy eyes.
JASON
[1002] By all the gods, by our flight together, by our marriage couch, to which I have not been
faithless, spare the boy. If there is any guilt, ‘tis mine. I give myself up to death; destroy my guilty
head.
MEDEA
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
143
[1006] Here 97 where thou dost forbid it, where it will grieve thee, will I plunge the sword. Go now,
haughty man, take thee maids for wives, abandon mothers.
JASON
[1008] One is enough for punishment.
MEDEA
[1009] If this hand could be satisfied with the death of one, it would have sought no death at all.
Though I slay two, still is the count too small to appease my grief. If in my womb there still lurk any
pledge of thee, I’ll search my very vitals with the sword and hale it forth.
JASON
[1014] Now end what thou hast begun – I make no more entreaty – and at least spare 98 my sufferings
this suspense.
MEDEA
[1016] Enjoy a slow revenge, hasten not, my grief; mine is the day; we are but using the allotted 99
time.
JASON
[1018] O heartless one, slay me.
MEDEA
[1018] Thou biddest me pity – [She slays the second son.] ‘Tis well, ‘tis done. I had no more atonement
to offer thee, O grief. Lift thy tear-swollen eyes hither, ungrateful Jason. Dost recognize thy wife? ‘Tis
thus 100 I am wont to flee. A way through the air has opened for me; two serpents offer their scaly
necks bending to the yoke. Now, father, take back thy sons. [She throws the bodies down to him.] I
through the air on my winged car shall ride.
[She mounts the car and is borne away.]
JASON
[1026] [Calling after her.] Go on through the lofty spaces of high heaven and bear witness, where thou
ridest, that there are no gods. ¦
THE END.
Notes
1. Minerva.
2. Pluto.
3. Proserpina.
4. i.e. than that which Medea has experienced.
5. The Furies.
6. He should be darkened at sight of such wickedness.
7. i.e. by requiring ships to sail around the Peloponnesus.
8. In the crimes accompanying each.
9. This epithet here includes Juno as well as Jupiter.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
144
10. Pax, goddess of concord.
11. Hymen.
12. Hesperus, the evening star.
13. Athenian.
14. Sparta.
15. Boeotian.
16. Of Elis.
17. Bacchus.
18. Apollo.
19. Diana.
20. cf. Sappho, 3: asters men amphi kalan selannan aps apukruptoisi phaennon eidos oppota plêthoisa
mulista lampê gun epi paisan.
21. Translating Leo’s suggested supplementary lines. Leo find a lacuna here and suggests the insertion
of Talem . . . genas.
22. Creusa, a descendant of Aeolus.
23. Hymen, son of Bacchus and Venus.
24. That he might be slain as her own had been.
25. Absyrtus.
26. i.e. his life.
27. As when armed warriors sprang from the dragon’s teeth sowed in the earth by Jason.
28. Numerous rivers flow into the eastern part of the Pontus, depositing much mud. Hence the marshy
nature of the shore. These waters also sweeten the naturally saline water of the Pontus.
29. The Amazons.
30. The Argonauts.
31. Zetes and Calaïs.
32. Jason.
33. In vivid memory she puts herself back at the parting of the ways, where she was debating in her
heart as to her course, and from this standpoint she speaks.
34. i.e. Jason, for whom she sinned.
35. Pelias.
36. i.e. Acastus’.
37. i.e. by the power of her witchcraft.
38. Jason.
39. i.e. with Acastus.
40. She uses the plural with a sneer.
41. i.e. to set the sail sideways.
42. The Argo.
43. i.e. of oars.
44. The Argos’ figurehead was made of wood from the talking oaks of Dodona and had itself power to
speak and give warnings.
45. Scylla.
46. The Sirens.
47. Because these constellations never set beneath the ocean.
48. Jason.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
145
49. Acastus.
50. Where the dragon’s teeth sowed by Jason sprang up into full-armed warriors.
51. Medea not only slew her brother, but cut him in pieces and cast them into the sea. She thinks of
each piece as a separate crime. Similarly, when her brother’s ghost appears to her (l. 963) it is still in
pieces, disperses membris.
52. Of Pelias.
53. Referring to the golden fleece.
54. i.e. Creon and me.
55. Acastus was Jason’s cousin.
56. Jason, who first ventured on the sea in the Argo; cf. ll. 318 ff.
57. Neptune. Jupiter is lord of the sky, Neptune of the sea, and Pluto the underworld.
58. Phaëthon.
59. The Symplegades.
60. i.e. Aulis, long after this event, keeps the Greek fleet back from Troy, as if thus taking vengeance on
that first fleet which robbed her of her king.
61. Orpheus.
62. Orpheus had visited the lower world once before.
63. Zetes and Calaïs.
64. Periclymenus.
65. i.e. the commingled blood of the hydra and of Nessus.
66. The Calydonian boar.
67. i.e. of violating the sea.
68. Hylas.
69. He could foresee the fate of others, as of Peleus, but could not foresee and guard against his own.
70. Mopsus.
71. Peleus.
72. Palamedes.
73. i.e. of joining in the Argonaut expedition.
74. Ajax; the father’s name is put in place of the son’s.
75. Admetus.
76. Alcestis.
77. Jason.
78. i.e. the sun and moon.
79. The constellation Draco, winding between the two Bears.
80. The Bears.
81. i.e. as a fixed point in sailing.
82. Apollo and Diana.
83. Which guarded the golden fleece.
84. Provincia Baetica, in Spain.
85. Sisyphus was father of Creon, and he alone is not to be relieved of his toil. This toil is even to be
increased, and so bring greater anguish to Creon.
86. Hecate as the moon-goddess.
87. Hecate is triformis, triceps.
88. i.e. the arrows of Hercules, poisoned with the gall of the Lernaean hydra.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
146
89. The moon in eclipse was supposed to be suffering under the spell of magic, which spell might be
removed by beating on brazen vessels and by making other loud noises.
90. Of the yew or cypress trees naturally connected with death and the world of death.
91. i.e. Hecate; the bow is typical of her aid in magic.
92. Both Medea and Phaëthon were descended from Phoebus.
93. i.e. the goat part, which vomited fire.
94. Water, the natural defence against fire.
95. The golden fleece.
96. i.e. of Pelias.
97. Jason.
98. In the body of the living son.
99. Translating dona in the sense of remitte.
100. i.e. Creon had granted Medea this whole day for her own in Corinth.
101. By means of a dragon-drawn car which now appears in the air.
Text and notes from the 1917 Loeb classical edition of the works of Seneca.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
147
Fables
Æsop (Sixth century B.C.)
A NEW TRANSLATION BY
S. VERNON JONES
The Farmer and the Cranes
SOME CRANES made their feeding grounds on some plowlands newly sown with wheat. For a long
time the Farmer, brandishing an empty sling, chased them away by the terror he inspired; but when the
birds found that the sling was only swung in the air, they ceased to take any notice of it and would not
move. The Farmer, on seeing this, charged his sling with stones, and killed a great number. The
remaining birds at once forsook his fields, crying to each other, "It is time for us to be off to Liliput: for
this man is no longer content to scare us, but begins to show us in earnest what he can do." If words
suffice not, blows must follow. ■
The Dog in the Manger
A DOG lay in a manger, and by his growling and snapping prevented the oxen from eating the hay
which had been placed for them. "What a selfish Dog!" said one of them to his companions; "he cannot
eat the hay himself, and yet refuses to allow those to eat who can." ■
The Fox and the Goat
A FOX one day fell into a deep well and could find no means of escape. A Goat, overcome with thirst,
came to the same well, and seeing the Fox, inquired if the water was good. Concealing his sad plight
under a merry guise, the Fox indulged in a lavish praise of the water, saying it was excellent beyond
measure, and encouraging him to descend. The Goat, mindful only of his thirst, thoughtlessly jumped
down, but just as he drank, the Fox informed him of the difficulty they were both in and suggested a
scheme for their common escape. "If," said he, "you will place your forefeet upon the wall and bend
your head, I will run up your back and escape, and will help you out afterwards." The Goat readily
assented and the Fox leaped upon his back. Steadying himself with the Goat's horns, he safely reached
the mouth of the well and made off as fast as he could. When the Goat upbraided him for breaking his
promise, he turned around and cried out, "You foolish old fellow! If you had as many brains in your
head as you have hairs in your beard, you would never have gone down before you had inspected the
way up, nor have exposed yourself to dangers from which you had no means of escape." Look before
you leap. ■
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
148
La structure de Richat, une étonnante formation en plein coeur du Sahara
Publié par Baptiste Rouch, le 26 juillet 2014
En savoir plus: http://www.maxisciences.com/structure-de-richat/la-structure-de-richat-une-etonnanteformation-en-plein-coeur-du-sahara_art33089.html
Copyright © Gentside Découverte
Situé en Mauritanie, la structure de Richat ou "l’oeil de l’Afrique" est une structure géologique
exceptionnelle que l’on retrouve dans le désert du Sahara. Large d’environ 50 kilomètres de diamètre,
elle a longtemps intrigué les scientifiques avant que ces derniers ne trouvent son origine.
Si vous survolez un jour le désert du Sahara en Mauritanie, vous apercevrez certainement une
étonnante structure se détacher du paysage, comme un énorme œil pointé vers le ciel, "l’œil de
l'Afrique". Plus connue sous le nom de structure de Richat ou dôme de Richat, cette formation est
située près de la ville de Ouadane et est visible depuis les airs, et même depuis l'espace. Pas étonnant
quand on sait qu'elle s'étend sur 50 kilomètres de large. Découverte depuis bien longtemps, la structure
de Richat a été visitée dès les années 1950 par des scientifiques avant d'être révélée à grande échelle
par l'une des missions spatiales Gemini américaines. A l'époque, les astronautes s'étaient ainsi
largement émerveillés devant les caractéristiques atypiques de la structure. Des cercles superposés de
plusieurs dizaines de kilomètres de diamètre formant une sorte d'ammonite géante.
Épisode volcanique
Si elle a largement attiré l'attention, la structure de Richat a longtemps intrigué les chercheurs qui se
questionnaient sur son origine. D’après les toutes premières interprétations et hypothèses scientifiques,
c'est un impact de météorite qui aurait été à l’origine de la structure circulaire. Puis en étudiant
davantage la structure, les spécialistes ont écarté cette hypothèse pour donner naissance à une autre.Il
ne s'agissait plus alors d'un impact météoritique mais d’un soulèvement symétrique de type anticlinal
circulaire, c’est-à-dire un épisode de plissement géologique. Le célèbre scientifique Théodore Monod a
étudié ce phénomène avec d’autres compères et publié en 1973 des hypothèses qui se rapprochait des
dernières explications admises aujourd’hui.Depuis les années 2000, les scientifiques ont établi que
"l’œil de l’Afrique" est en réalité issu d’une forme de volcanisme géant rarissime, datant de l’époque
du Crétacé, il y a 100 millions d’années. Le phénomène volcanique aurait créé le dôme suite à des
remontées de magma accompagnées d’une grande quantité d’eau chaude. L’eau s’est ensuite infiltré
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
149
dans les fractures de la terre et a dissous les couches de calcaire pour former un véritable "morceau de
gruyère".
Effondrement
Avec le temps, les sédiments ont été déformés par la poussée et les cavités sont devenues de plus en
plus grandes. Suite à une longue et lente érosion, le dôme s’est totalement effondré et a laissé place à la
structure circulaire que nous connaissons aujourd’hui. Seuls les quartzites du paléozoïque (-541 à -252
millions d’années) composant les couches de la structure ont mieux résisté à l’érosion et forment les
anneaux concentriques du dôme de Richat. La grande diffusion des images de ce phénomène par les
médias a créé un afflux touristique et scientifique vers cette endroit reculé. Une installation d’accueil
pour le moins sommaire a même été créée sur le site. D’autres structures semblables existent sur Terre
mais sont toutefois moins spectaculaires que "l’oeil de l’Afrique". ■
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
150
De l'eau pétillante gratuite sur les berges de Seine
Mairie de Paris
http://www.paris.fr/accueil/environnement/de-l-eau-petillante-gratuite-sur-les-berges-deseine/rub_9654_actu_146410_port_23775
Crédits : Flickr - nitot
[21/07/2014]
La nouvelle fontaine d'eau pétillante qui vient d'être installée sur les berges de Seine devrait faire des
heureux en cette période estivale. C'est la cinquième de ce type qui délivre des bulles directement au
robinet. Fraîche ou tempérée, vous avez le choix...Profitez-en!
Déjà 5 fontaines d'eau pétillantes dans Paris... Bientôt 40 !
Une première fontaine originale et unique en France, "La Pétillante", a été inaugurée au jardin de
Reuilly (12e). Une deuxième a ensuite été installée au siège d'Eau de Paris, au 19 rue Neuve-Tolbiac
(13e). Une troisième au niveau de l’entrée du parc André Citroën, quai André Citroën (15e). La
quatrième au jardin d'Eole face au 28, rue d'Aubervilliers (18e). Devant le succès qu'elles ont remporté,
une autre vient d'ouvrir sur les très fréquentées nouvelles berges de Seine au 4, quai Anatole France rive Gauche (7e).
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
151
Cette dernière a été inaugurée lundi 21 juillet par Célia Blauel, ajointe à la Maire de Paris en charge de
l'environnement, qui a profité de l'occasion pour annoncer la création de 40 fontaines d'ici à 2020.
Emplacement de la nouvelle fontaine d'eau pétillante des berges de Seine - Eau de Paris
Gratuites, elles permettent de boire l'eau du robinet différemment, d'une façon ludique, pratique et
durable. Finie l'eau gazeuse en bouteille et vive les bulles directement au robinet, obtenues grâce à un
système original de gazéification !
Comment ça marche ?
Branchée sur le réseau public de distribution d’Eau de Paris, la fontaine « La Pétillante » propose de
l’eau fraîche et pétillante grâce à un système ingénieux de refroidissement et de gazéification. L’eau
fraîche est obtenue par refroidissement de l’eau du réseau public à l’aide d’un banc de glace généré par
un système de refroidissement : un échange thermique a lieu entre l’eau arrivant du réseau à environ
12°C et un glaçon à 0°C, permettant de distribuer au robinet une eau à environ 7°C. L’eau pétillante est
obtenue quant à elle par adjonction de Co2 gazeux dans l’eau rafraîchie ! Le dispositif de distribution
de l’eau est réglé pour délivrer un volume d’environ 50 cl afin d’éviter les gaspillages d’eau.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
152
La nouvelle fontaine des berges de Seine - Eau de Paris
De l'eau de qualité en libre accès pour tous
« Le déploiement des fontaines pétillantes dans tous les arrondissements de Paris permettra de
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
153
valoriser l’eau du robinet d’une autre façon, tout en renforçant son accès à toutes et tous. » se félicite
Célia Blauel, adjointe à la Maire de Paris, chargée des questions relatives à l’Environnement, au
développement durable, à l’eau, à la politique des canaux et au plan climat énergie territorial, et
présidente d’Eau de Paris.
Le développement des fontaines offrant de l’eau gazeuse aux Parisiens s’inscrit dans le cadre de la
mission de service public d’Eau de Paris, qui est d’offrir une eau de qualité à tous, et particulièrement
aux personnes les plus démunies.
Paris compte ainsi 1 200 points d’eau potable mis à la disposition des Parisiens et visiteurs (fontaines
Wallace, bornes fontaines dans les jardins publics, points d’eau aux sanisettes…). ■
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
154
Canal Saint-Denis, escale à la première écluse
Mairie de Paris
http://www.paris.fr/accueil/environnement/canal-saint-denis-escale-a-la-premiereecluse/rub_9654_actu_146970_port_23775
[07/08/2014]
En mars 2012 un dispositif innovant de télégestion des écluses des canaux Saint-Denis et Saint-Martin
a été mis en place. Visite découverte de cet ingénieux système qui permet de prendre en charge
l'ensemble des commandes des diverses écluses et ponts tournants.
Le canal Saint-Denis
Le canal Saint-Denis était dédié principalement au trafic de transport de fret. L'édification du Stade de
France a conduit à imaginer un espace de qualité réalisant la synthèse entre les activités portuaires et
les aménagements paysagers.
Long de 6,6 kilomètres, il relie le rond-point des canaux (parc de la Villette) à la Seine aval en SeineSaint-Denis par sept écluses et six biefs sur un dénivelé de vingt-huit mètres, en traversant le 19e
arrondissement de Paris, les communes d'Aubervilliers et de Saint-Denis. Le canal Saint-Denis est
ouvert à la navigation 363 jours par an.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
155
Rond point des canaux - Crédit photo: Joséphine Brueder
Cette voie d'eau à grand gabarit peut accueillir des bateaux (mille tonnes au maximum) qui franchissent
la totalité des sept écluses en deux heures et demie seulement. La navigation est télécommandée depuis
les deux postes éclusiers situés à chaque extrémité du canal.
Escale à la première écluse
La première écluse, ouvrage remarquable, a constitué à l'époque un record mondial avec ses dix mètres
de dénivelé. Les autres écluses datent de la même époque mais ont des hauteurs de chute de l'ordre de
trois mètres.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
156
Poste de commande de la première écluse - Crédit photo: Joséphine Brueder
La première écluse du canal Saint-Denis s'est vu adjoindre un poste central de commande vers 1974,
modernisé en 1992 et 2006. Aujourd'hui elle a été dotée de nouvelles fonctions techniques et comporte
un système entièrement automatisé de télécommande et télésurveillance des écluses. Les deux canaux
sont surveillés par plus d'une centaine de caméras qui peuvent zoomer et tourner à 360 degrés. Le
niveau des plans d'eau est sous contrôle 24h sur 24 via des écrans informatiques. Il ne faut désormais
que 10 minutes pour passer cette écluse de 10m de dénivelé.
Le deuxième poste de commande se trouve aux abords du canal Saint-Martin, près de l'écluse du
Temple.
Comment ça marche ?
Les organes de manoeuvre (vérins de portes et de vannes, feux de navigation...) sont commandés par
des automates locaux situés sur les écluses et les ponts mobiles. Ils collectent les informations (niveaux
des plans d'eau, état de fonctionnement des centrales et des systèmes de transmission...) grâce à un
ensemble de capteurs. Ils les transmettent ensuite aux postes centraux via des réseaux sécurisés et
recoivent en retour les ordres d'exécution des manoeuvres. Ainsi, les éclusiers suivent en direct sur
écran l'état et la gestion du trafic sur tout le canal
Le fonctionnement des écluses à Paris par mairiedeparis
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
157
Pour mieux comprendre et tester vos connaissances de (peut-être..) futur éclusier entraînez-vous via:
un jeu en ligne . Attention, une fausse manoeuvre peut avoir de terribles conséquences !
Eclusier, un métier de père en fils
L'exploitation du canal Saint-Denis et du canal Saint-Martin est aujourd'hui assurée par un effectif de
48 éclusiers qui assurent le passage des bateaux et la sécurité des écoulements hydrauliques depuis
deux postes de commande centralisés. L'amour de ce métier se transmet puisque on a pu constater
jusqu'à quatre générations d'éclusiers dans une même famille.
Une poule d'eau a fait son nid dans un bassin désaffecté - Crédit photo:Joséphine Brueder
Ils ont tous des histoires à raconter. Il s'en passe des choses dans les canaux ! Il y a les cadavres qu'on
y repêche parfois comme dans les histoires à la Simenon. Il y a la faune des berges qui s'installe parfois
de façon insolite. Dans un bassin d'épargne désaffecté un héron, des canards se sont installés... Une
poule d'eau a réussi à ériger un nid au sommet d'un petit promontoire. Parfois une couvée de canetons
fait irruption directement dans les bureaux des éclusiers...
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
158
Chômage du canal Saint-Martin - Crédit photo: PJ Santini
Au cours du dernier grand nettoyage du canal on a dû sortir 52 voitures, un fauteuil roulant, des coffres
forts (ouverts !) et bien d'autres objets plus ou moins insolites... Avant de procéder au chômage
(nettoyage tous les 12/13 ans) les canaux sont vidés de leurs poissons. En 1999 c'est 18 tonnes d'entre
eux qui ont été récupérés pour être relâchés ensuite. Les poissons sont immobilisés électriquement,
recueillis dans des filets et gardés en bassin avant d'être relâchés. Le prochain chômage du canal Saint
Martin aura lieu en 2015.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
159
Un couloir écologique
Des plantes s'incrustent dans les murailles des canaux ! Crédit photo: Joséphine Brueder
Les 13km de berge et les 6,5km de voie d'eau représentent un véritable corridor écologique dans cette
zone très urbanisée. Le canal Saint-Denis est riche de plus d'une vingtaine de poissons. Une flore et une
faune variées peuplent les berges. Les berges aménagées et paysagées sont ouvertes à la promenade
cycliste et piétonne, le transport fluvial permet un déplacement calme et discret à travers la ville.
Un million de tonnes de matériaux de construction acheminés via le canal Saint-Denis
La vocation industrielle du canal est très prononcée puisqu'elle permet la desserte des ports de fret
situés le long de ses berges. Ces ports servent au chargement et au déchargement de matériaux de
construction, à l'évacuation de déblais et à la production de béton "prêt à l'emploi".
Cette activité, en associant le transit vers le canal de l'Ourcq et le canal Saint-Martin, représente un
trafic annuel qui fluctue, en fonction de l'activité du bâtiment et des travaux publics, entre 500 000 et 1
million de tonnes par an.
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
160
Une voie d'eau très fréquentée - Crédit photo: Joséphine Brueder
Le canal Saint-Denis assure également la régulation permanente des niveaux des plans d'eau pour la
sécurité des usagers et des riverains par rejet en Seine des excédents provenant du canal de l'Ourcq.
Il permet une navigation de bateaux de plaisance et de transport de passagers desservant le Stade de
France. ■
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
161
Le fossile du plus énorme dinosaure de l'histoire découvert en Argentine
Publié par Martin Koppe, le 05 septembre 2014
En savoir plus: http://www.maxisciences.com/dinosaure/le-fossile-du-plus-enorme-dinosaure-de-l-039histoire-decouvert-en-argentine_art33427.html
Copyright © Gentside Découverte
Deux fossiles ont permis d'identifier une nouvelle espèce de dinosaures : le dreadnoughtus schrani.
L'un deux, extraordinairement bien conservé, montre un monstre de 65 tonnes. Cela en fait le plus
énorme animal terrestre à avoir parcouru la planète, alors qu'il n'était même pas encore de taille adulte.
Si on vous dit qu’un dinosaure énorme a été retrouvé, ça vous impressionne ? Pas tant que ça, c'est vrai
que certains sauropodes tels le diplodocus était déjà connu pour dépasser les 30 mètres de long et les 10
tonnes. Et si on vous dit qu'on a trouvé encore plus grand ? Que c’était la plus énorme créature terrestre
de l’histoire de la planète et qu’en plus il n’avait même pas encore atteint sa taille adulte ?
Vieux de 77 millions d’années, Dreadnoughtus schrani ne fait pas dans la dentelle côté mensurations :
26 mètres de long pour 65 tonnes. Un premier squelette fossile, extrêmement bien conservé, a été
découvert en Argentine et a fait l’objet d’une publication dans l’édition du 4 septembre de la revue
Nature."Dreadnoughtus schrani était incroyablement énorme, explique Kenneth Lacovara, professeur
associé à l’Université de Drexel à Philadelphie et découvreur du fossile. Il pesait autant qu’une
douzaine d’éléphants d’Afrique ou plus de sept tyrannosaures. Mais encore plus choquant, l’analyse du
squelette montre que lorsque ce spécimen de 65 tonnes est mort il n’avait pas encore terminé sa
croissance".
Un dinosaure sans peur
"C’est de loin le meilleur exemple que nous ayons de la plus gigantesque créature à avoir marché sur
Terre", ajoute t-il dans un communiqué. "Avec un corps de la taille d'une maison, le poids d'un horde
d'éléphants et une queue armée, Dreadnoughtus ne devait avoir aucune peur", précise Kenneth
Lacovara qui a dirigé les fouilles lors de la découverte du géant.
C'est d'ailleurs cette réputation qui a valu au nouveau dinosaure son nom qui signifie "ne craint rien".
"Je pense qu'il est temps que les herbivores récupèrent leur mérite d'être les créatures les plus solides
ayant existé", ajoute le spécialiste. Selon l'équipe, le dinosaure devait certainement manger d'énormes
Firmament
Volume 7, No. 3, October 2014
162
quantités de plantes pour atteindre cette taille.Lacovara imagine même "une obsession quotidienne pour
la nourriture". "Chaque jour devait être une question de manger assez de calories pour nourrir ce corps
de la taille d'une maison. J'imagine qu'une journée consistait essentiellement à rester au même endroit",
les pattes sans bouger, à grignoter les arbres et autres végétaux situés dans les hauteurs.
Des géants argentins
Ce beau bébé fait partie de la famille des titanosaures et a été découvert en 2005 dans un état
exceptionnel. En dehors de ceux de la tête, 70% des os du monstre ont été retrouvés. Parmi eux la
plupart des vertèbres de sa queue de 10 mètres de long et, plus important encore, un fémur de 1,80
mètre et un humérus. Ce sont en effet ces deux os qui permettent aux chercheurs d’estimer la masse des
quadrupèdes disparus.
"La qualité du spécimen nous a permis d'étudier cette nouvelle espèce selon plusieurs aspects, nous
rapprochant d'une vue holistique plus qu'il n'est possible pour la plupart des espèces de dinosaures",
commente Voegele. Avant qu’il ne pulvérise le record avec ses 65 tonnes, c’était un autre dinosaure
argentin, l’Elaltitan, qui régnait du haut de ses 47 tonnes.
En plus de ce fossile, un second squelette de Dreadnoughtus schrani a été découvert non loin, mais il
était plus petit et moins complet. Toujours en Argentine, l’Argentinosaure pourrait avoir été encore plus
imposant, mais les chercheurs n’en ont retrouvé que quelques vertèbres et ossements. C’est insuffisant
pour réaliser une estimation satisfaisante."
“Les titanosaures sont un groupe remarquable de dinosaures, avec des espèces allant du poids d’une
vache à celui d’un cachalot, voire plus, s’enthousiasme Matthew Lamanna du musée Carnegie de
Pittsburgh. Les plus gros titanosaures étaient restés mystérieux à cause, dans la plupart des cas, de
leurs fossiles incomplets." ■