Bệnh tiểu đường lúc mang thai

Transcription

Bệnh tiểu đường lúc mang thai
Gestational Diabetes – Caring for yourself and your baby – Vietnamese
Bệnh tiểu đường lúc mang thai
Chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ sơ sinh
Chương trình Hướng dẫn về bệnh Tiểu đường trên toàn quốc (NDSS) là sáng kiến của chính phủ
tiểu
đường
mang
Liên bang Úc do Diabetes Australia điều hành (Cơ quan ChuyênBệnh
môn về
bệnh
Tiểu lúc
đường
Úc)thai | 1
1809_Vietnamese.indd 1
1/07/11 10:54 AM
Miễn trách nhiệm:
Tài liệu gồm các chi tiết chỉ có mục đích hướng dẫn. Không nên dùng những hướng
dẫn này thay thế cho việc tham khảo ý kiến bác sĩ và nếu quý vị lo ngại về sức khỏe
của mình hoặc có những thắc mắc, xin hỏi bác sĩ của quý vị.
2 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 2
1/07/11 10:54 AM
Mục lục
Giới thiệu
4
Bệnh tiểu đường lúc mang thai là gì?
4
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường lúc mang thai?
6
Những ai có nguy cơ bị bệnh tiểu đường lúc mang thai?
6
Bệnh tiểu đường lúc mang thai được chẩn đoán như thế nào? 7
Tại sao bệnh tiểu đường lúc mang thai cần được chữa trị? 7
Làm thế nào để kiểm soát bệnh tiểu đường lúc mang thai? 8
- Ăn uống lành mạnh
9
- Vận động thân thể 15
- Thuốc men (nếu cần)
17
- Theo dõi lượng đường trong máu
16
Việc sinh nở 18
Sau khi sinh
20
Những nguy cơ trong tương lai
21
Nhóm chuyên môn tiểu đường
22
Trang ghi chép
23
Chương trình Hướng dẫn về bệnh Tiểu đường trên
toàn quốc (NDSS)
24
Diabetes Australia
(Cơ quan Chuyên môn về bệnh Tiểu đường Úc)
25
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 3
1809_Vietnamese.indd 3
1/07/11 10:54 AM
Giới thiệu
Tại Úc, mỗi năm có ít nhất 17 000 người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường lúc mang
thai – do đó trường hợp của quý vị không phải là cá biệt! Số phụ nữ bị bệnh
tiểu đường lúc mang thai ước đoán sẽ gia tăng đáng kể trong vài thập kỷ tới.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai làm tăng nguy cơ bị biến chứng lúc mang thai
và khi sinh con, đồng thời gia tăng nguy cơ của cả bà mẹ và đứa trẻ dễ bị mắc
bệnh tiểu đường loại 2 hơn sau này. Nhưng điều đáng mừng là với việc kiểm
soát hữu hiệu bệnh tiểu đường lúc mang thai những nguy cơ đó giảm đi rõ rệt.
Đã có những bước phát triển vượt bậc về hiểu biết việc kiểm soát và điều trị
bệnh tiểu đường lúc mang thai và tầm quan trọng của lối sống lành mạnh
để chặn đứng sự phát triển bệnh tiểu đường lúc mang thai và tránh các biến
chứng. Tài liệu này nhằm cung cấp cho quý vị các chi tiết về bệnh tiểu đường
lúc mang thai, làm thế nào để kiểm soát tiểu đường lúc mang thai và tới đâu để
được giúp đỡ nếu cần.
Tài liệu này không nhằm thay thế cho những lời khuyên quý báu mà quý vị sẽ
nhận được từ nhóm chuyên môn tiểu đường. Tài liệu này được soạn thảo nhằm
giúp quý vị học hỏi được càng nhiều càng tốt về bệnh tiểu đường lúc mang
thai và tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh và tiếp tục duy trì lối sống lành
mạnh sau khi đã sinh con.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai là gì?
Bệnh tiểu đường lúc mang thai là dạng tiểu đường xảy ra khi người phụ nữ có
thai và thường sẽ hết sau khi sinh con. Khoảng từ 5% tới 8% số phụ nữ có thai
sẽ bị tiểu đường lúc mang thai và thường bị vào khoảng giai đoạn từ tuần 24
đến tuần 28 của thời kỳ thai sản.
4 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 4
1/07/11 10:54 AM
Tiểu đường là dạng bệnh lý phổ biến khi các tế bào của cơ thể không thể hấp
thụ một cách hữu hiệu lượng đường từ mạch máu. Đường cần để cung cấp năng
lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày. Chất nội tiết insulin chuyển đường từ
trong máu vào các tế bào cơ thể làm thành năng lượng nuôi dưỡng tế bào.
Khi quá trình chuyển đường vào tế bào bị trì trệ,
lượng đường trong máu tăng lên, là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Những thay đổi lượng đường và insulin trong trường
hợp bị bệnh tiểu đường lúc mang thai
Bình thường:
Insulin chuyển đường
từ máu vào tế bào
Đường
Insulin
Bệnh tiểu đuờng lúc mang thai:
Tình trạng ngăn chặn việc hấp thu chất insulin
và thiếu insulin làm cho lượng đường chuyển
vào các tế bào bị giảm đi do đó dẫn đến lượng
đường trong máu tăng cao hơn
Tế bào cơ thể
Mạch máu
Khi được chẩn đoán bị tiểu đường lúc mang thai có thể gây bàng hoàng và buồn
bã. Quý vị có thể lo lắng cho sức khỏe của đứa con và lo lắng mình sẽ gặp rắc
rối khi sinh con hay không. Tài liệu này giải thích cách làm thế nào để có đứa con
khỏe mạnh với các biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả và sự hỗ trợ
của nhóm nhân viên y tế của quý vị.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai sẽ không làm
cho đứa con sinh ra bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 5
1809_Vietnamese.indd 5
1/07/11 10:54 AM
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường lúc
mang thai?
Khi mang thai, nhau thai (nguồn máu nuôi thai) tiết ra các chất nội tiết giúp cho
thai nhi lớn lên và phát triển. Một số chất nội tiết này ngăn chặn chức năng hoạt
động của chất insulin của người mẹ gây ra tình trạng bị kháng insulin. Trong
thời kỳ có thai, để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường, cơ thể
người mẹ cần sản xuất từ 2 tới 3 lần lượng insulin so với mức bình thường do
tình trạng bị kháng insulin.
Lượng insulin
Nếu cơ thể không thể sản xuất thêm lượng insulin cần thiết hoặc còn bị kháng
insulin thêm nữa sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường lúc mang thai. Khi đã sinh con
và nhu cầu insulin tụt xuống, lượng đường trong máu sẽ bình thường trở lại và
bệnh tiểu đường sẽ biến mất.
Không có thai
10 tuần
30 tuần
Ngày sinh con
Ai là người có nguy cơ bị bệnh tiểu
đường lúc mang thai?
•
•
•
•
•
Người mẹ lớn tuổi, nhất là có thai từ 30 tuổi trở lên
Phụ nữ trong gia đình có thân nhân bị bệnh tiểu đường loại 2
Phụ nữ bị chứng quá mập
Người Úc bản địa
Phụ nữ thuộc một số sắc tộc như:
-
Nam Á
Việt nam
Trung quốc
Trung đông
Vùng đảo Polynesian/Melanesian
• Phụ nữ đã từng bị tiểu đường lúc mang thai
• Phụ nữ đã từng sinh con nặng ký hoặc đã từng bị biến chứng khi sinh con
• Phụ nữ đã từng bị hội chứng đa nang (bị u nang trong buồng trứng)
6 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 6
1/07/11 10:54 AM
Làm thế nào chẩn đoán bệnh tiểu đường
lúc mang thai?
Xét nghiệm mức thẩm đường ở miệng (GTT) được dùng để đánh giá mức độ cơ
thể phản ứng với một lượng đường nhất định. Mẫu máu được lấy sau khi nhịn
ăn uống từ 8 tới 12 giờ. Quý vị sẽ uống lượng nước có chứa 75 gram đường rồi
lại lấy mẫu máu sau đó một giờ và sau đó hai giờ. Nếu lượng đường trong máu
cao hơn mức bình thường tức là quý vị bị tiểu đường lúc mang thai.
Tại sao bệnh tiểu đường lúc mang thai
cần được chữa trị?
Nếu lượng đường trong máu người mẹ cao, đường sẽ chuyển vào thai nhi qua
nhau thai dẫn đến tình trạng thai nhi phát triển to hơn trẻ sơ sinh bình thường.
Sinh con to hơn có thể dẫn đến nguy cơ gây ra nhiều rắc rối hơn cho người mẹ
và trẻ sơ sinh trong lúc sinh và sau khi sinh. Tuy vậy, mức đường trong máu của
em bé có thể lại quá thấp khi sinh (hypoglycaemia).
Nếu bệnh tiểu đường lúc mang thai không
được chữa trị cũng có thể dẫn tới dễ bị
huyết áp cao lúc mang thai hơn.
Đối với nhiều phụ nữ, khi chuẩn đoán bị
bệnh tiểu đường lúc mang thai có thể gây
buồn phiền. Tuy nhiên, nếu phối hợp chặt
chẽ với bác sĩ và nhóm nhân viên y tế, quý
vị có thể giữ cho mức đường trong máu ở
phạm vi ấn định để đạt được kết quả khả
quan cho cả mẹ lẫn con.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 7
1809_Vietnamese.indd 7
1/07/11 10:54 AM
Kiểm soát bệnh tiểu đường lúc mang
thai như thế nào?
Ăn uống tốt Vận động tốt
Giữ sức khỏe tốt
• Ăn uống lành mạnh
• Vận động thân thể
• Theo dõi mức
đường trong máu
• Thuốc men
(nếu cần)
8 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 8
1/07/11 10:54 AM
Ăn uống lành mạnh
Tôi nên ăn những loại thực phẩm nào?
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là phần quan trọng để kiểm soát tiểu
đường và sẽ giúp:
• giữ mức đường trong máu ở phạm vi ấn định mà bác sĩ hoặc y sĩ chuyên
môn tiểu đường đã chỉ dẫn
• cung cấp đủ dinh dưỡng cho bản thân và cho đứa con đang phát triển
• đạt được mức thay đổi trọng lượng cơ thể thích đáng trong thời gian có thai
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường lúc mang thai được khuyến khích nên:
•
•
•
•
ăn
ăn
ăn
ăn
theo bữa điều độ
ít và thường xuyên
đủ no và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp cho sức khỏe
những thứ có chứa chất bột trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ
Chọn các loại thức ăn thực phẩm:
•
•
•
•
đa dạng và ngon miệng
chứa ít chất béo, nhất là loại chất béo bão hòa và chứa nhiều chất xơ
là loại nguồn chất bột tốt (các loại hạt, ngũ cốc, các loại quả, mì Ý, gạo)
cung cấp dinh dưỡng cần cho cơ thể trong khi có thai
Những chất dinh dưỡng cần có nhiều hơn khi có thai bao gồm:
• chất vôi (sữa, phô ma, các loại đậu, tahini)
• chất sắt (thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu chickpea, đậu hũ)
• chất axit folic (rau có lá mầu xanh đậm)
Nếu có thể, quý vị nên gặp y sĩ chuyên môn dinh dưỡng để tìm hiểu thêm
việc dinh dưỡng đúng cách có lợi cho bản thân và cho con, đồng thời giúp
quý vị biết cách lựa chọn các loại thức ăn lành mạnh để kiểm soát mức
đường trong máu.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 9
1809_Vietnamese.indd 9
1/07/11 10:54 AM
Chất bột
Thực phẩm có chất bột sẽ được tiêu hóa thành
chất đường và được cơ thể dùng làm năng lượng.
Thực phẩm có chất bột rất quan trọng cho quý vị và
đứa con. Để giúp kiểm soát mức đường trong máu,
điều quan trọng là chia đều lượng chất bột thành 3 bữa
nhỏ và từ 2 tới 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
Thức ăn có chất bột gồm:
• bánh mì làm từ loại bột ngũ cốc nhiều hạt hoặc toàn hạt
và các loại hạt làm đồ ăn sáng
• thức ăn làm bằng bột mì, mì sợi và gạo (tốt hơn là loại
gạo Doongara hoặc gạo Basmiti vì những loại gạo này có chỉ
số glycaemic thấp và sẽ giúp cảm thấy no được lâu hơn)
• ăn khoai tây, khoai lang và ngô trong chừng mực
• các loại đậu như là đậu hầm, đậu đỏ hình thận và đậu xanh lentil
• trái cây
• các loại sữa, sữa chua
Thức ăn có chứa tinh bột có ít giá trị dinh
dưỡng như là đường hóa học, nước ngọt,
nước ngọt đậm đặc, nước trái cây, bánh kem
và bánh bích quy. Cách khôn ngoan là tránh
ăn những loại này.
Đối với một số phụ nữ, lượng đường trong
máu vẫn cứ ở mức cao, mặc dầu đã ăn uống
lành mạnh và có vận động thân thể thường xuyên.
Nếu quý vị ở trong trường hợp này, điều quan trọng là
không nên giảm bớt lượng chất bột vì thai nhi cần có chất bột
là nguồn năng lượng chủ yếu cho thai nhi. Một số cơ thể phụ nữ cần
được giúp đỡ để kiểm soát lượng đường trong máu và có thể cần phải
được tiêm chích insulin.
10 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 10
1/07/11 10:54 AM
Chỉ số Glycaemic (GI)
Chỉ số GI là cách tính tốc độ hấp thụ nhanh chậm chất bột trong thức ăn ảnh
hưởng như thế nào tới mức đường trong máu. Thức ăn có chỉ số GI cao sẽ làm
độ đường trong máu tăng nhanh, còn những loại có chỉ số GI thấp sẽ làm lượng
đường trong máu tăng chậm hơn. Thức ăn có chỉ số GI thấp hoặc trung bình có
thể là lựa chọn tốt khi đang cố gắng kiểm soát mức đường trong máu. Chỉ số GI
trong thức ăn không làm thay đổi lượng thức ăn cần tiêu thụ.
Thức ăn có chỉ số GI thấp hơn có thể:
• tránh được tình trạng lượng đường trong máu thay đổi nhiều
• làm quý vị có cảm giác no được lâu hơn
• giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể
GI Thấp = dưới 55, GI Trung bình = 56-69, GI Cao = từ 70 trở lên
Muốn biết thêm chi tiết thăm trang GI: glycemicindex.com
Chất béo
Dùng các loại chất béo lành mạnh hơn như là dầu canola,
dầu ô-liu, dầu lạc (đậu phộng) và dầu vừng (mè),
các loại dầu không bão hòa, bơ margarine, trái
bơ và các loại đậu không bỏ muối. Ăn hạn chế
các chất béo, nhất là các loại chất béo bão hòa
bằng cách chọn loại thịt nạc, thịt gà đã bỏ da và các
loại sản phẩm từ sữa ít chất béo. Tránh các loại thức ăn
nấu sẵn và thực phẩm đã qua chế biến. Nếu ăn nhiều, tất
cả các loại chất béo có thể làm tăng trọng lượng cơ thể từ đó
làm cho tình trạng kháng insulin bị tệ hơn.
Chất đạm
Mỗi ngày nên có từ hai tới ba phần nhỏ chất đạm bởi vì chất
đạm quan trọng cho việc bảo dưỡng cơ thể và giúp cho
em bé phát triển. Chất đạm có thể giúp quý vị có cảm giác
no được lâu hơn. Thức ăn có chất đạm như là thịt
nạc, thịt gà bỏ da, cá, trứng và phô ma đã được
lọc bớt chất béo. Các loại sữa chua, kem bơ
custard và các loại đậu hạt (đậu đũa, lentil, đậu
chickpea) cũng là nguồn cho nhiều chất đạm.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 11
1809_Vietnamese.indd 11
1/07/11 10:54 AM
Kiểm soát phần ăn
Ăn những phần ăn nhỏ hơn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Thử cách dùng đĩa hoặc chén nhỏ hơn.
➥
Ăn thật nhiều rau
Ăn phần thịt nhỏ thôi hoặc chọn
chén thịt nhỏ (cỡ bằng bàn tay)
12 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 12
1/07/11 10:54 AM
Những vấn đề khác cần cân nhắc trong việc ăn uống
Tôi có thể dùng đường hóa học được không?
Những loại đường hóa học dưới đây có thể dùng được với lượng nhỏ:
• Aspartame (951)*
• Sucralose (955)*
• Acesulphame Potassium (950)*
*hãy tìm các con số này ở chi tiết thành phần trên nhãn mác
Tôi có thể uống gì được?
Những đồ uống như là nước ngọt đậm đặc, nước trái
cây và nước ngọt có ga là những loại nước có nhiều
năng lượng và nhiều đường cho nên sự lựa chọn tốt
hơn là uống nước lọc, nước khoáng không ga hoặc
nước sôđa – khi uống cho chanh tươi loại chanh ta
hoặc chanh tây để đồ uống có thêm chút hương vị.
Rượu
Hướng dẫn của Úc về rượu đề nghị rằng phụ nữ có
thai, đang dự tính sẽ có thai hoặc đang cho con bú
thì tránh uống rượu là phương cách an toàn nhất.
Có những bằng chứng cho thấy rõ việc uống nhiều
rượu sẽ có hại cho thai nhi, còn trường hợp chỉ uống
ít rượu, hoặc uống có chừng mực ảnh hưởng tới thai
như thế nào thì chưa thấy có bằng chứng cụ thể.
Thảo luận với y sĩ chuyên môn dinh dưỡng về việc lựa chọn thức ăn lành
mạnh nhằm kiểm soát tiểu đường và giữ sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai
về các vấn đề như:
•
•
•
•
•
Thiếu chất i-ốt
Thiếu Vitamin D
Chất vôi
Chất sắt
Loại thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn listeria
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 13
1809_Vietnamese.indd 13
1/07/11 10:54 AM
Kế hoạch dùng bữa làm mẫu
Bữa
Bữa sáng
Bữa điểm
tâm lành
mạnh
Bữa trưa
Bữa điểm
tâm lành
mạnh
Bữa chiều
Bữa đêm
Cách 1
Chọn lựa
Cách 2
Dùng thêm
2/3 chén (130g) cơm
(loại gạo Basmati/
Doongara) HOẶC
chén cháo nhỏ HOẶC
1 đĩa mỳ (150g) với
thật nhiều rau và 1
phần nhỏ thịt (100g)
loại thịt nạc, thịt gà,
vịt bỏ da, cá, đậu hũ
hoặc trứng nếu cảm
thấy thèm.
½ chén (60g) cốm ngũ
cốc muesli không rang/
loại All Bran®/hạt mạch
(sống) HOẶC 1 chén
(65g) loại Guardian®/
Special K Advantage®
250 ml sữa ít béo/sữa đậu
nành
HOẶC
100g sữa chua ít béo
HOẶC
200g sữa chua đường nhân
tạo
HOẶC
1 phần trái cây
1 phần trái cây
1 quả táo, 1 quả lê, 1 quả
chuối, 2 quả kiwi , 4 quả mận,
2 quả quýt, ½ ly trái cây đóng
hộp, 2 thìa cà phê nho khô, 4
quả chà là, 5 miếng nửa quả
mận khô
2/3 chén (130g) cơm
(loại gạo Basmati/
Doongara)
HOẶC 1 đĩa (150g)
mỳ với 1 phần nhỏ
(100g) thịt nạc, thịt gà,
vịt bỏ da, cá, đậu hũ
hoặc trứng
½ bánh muffin kiểu
Anh làm bằng bột toàn
mạch/bột mỳ toàn mạch
HOẶC
1 lát bánh mỳ làm bằng
bột mạch/ bột mỳ toàn
mạch phết mỏng lớp bơ
margarine và mứt trái
cây, vegemite hoặc phô
ma ít béo và cà chua
2 lát bánh mỳ làm bằng
bột toàn mạch/ bột mỳ
toàn mạch
HOẶC 1 ổ bánh mỳ loại
vừa nhân cá ngừ, cá hồi,
gà tươi, thịt bò nướng,
đậu hũ hoặc phô ma đã
bớt chất béo
Thật nhiều sà lách hoặc rau
nấu chín (thay vì ăn khoai tây
hoặc bắp)
THÊM
1 phần trái cây
100g sữa chua ít béo
HOẶC
200g sữa chua đường
hóa học
1 phần khoai tây vừa và
một trái bắp nhỏ (mỗi
thứ 100g)
1 lát bánh mỳ bằng bột trộn
trái cây HOẶC
1 bánh bơ crumpet làm bằng
bột toàn mạch HOẶC
½ cái bánh muffin kiểu Anh
làm bằng bột toàn mạch/ bột
mỳ toàn mạch HOẶC
½ cái bánh pita làm bằng bột
toàn mạch
Một phần nhỏ thịt nạc, thịt gà,
cá, hoặc đậu hũ với thật nhiều
sà lách hoặc rau nấu chín
THÊM 1 phần trái cây
4 bánh cốm làm
bằng lúa mì loại
Vita-Weats™ với chút
phô ma bớt chất béo
250ml sữa ít béo/sữa
đậu nành
2/3 chén (130g) cơm
(loại gạo Basmati/
Doongara) HOẶC
1 đĩa (150g) mỳ
½ ly (125g) kem
custard ít béo
HOẶC 2 muỗng nhỏ
kem loại ít chất béo
100g sữa chua ít béo
HOẶC
200g sữa chua đường
hóa học
1 phần trái cây
14 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 14
1/07/11 10:54 AM
Vận động thân thể
Không bao giờ quá muộn để khởi đầu đời sống năng động hơn và có rất nhiều
cách quý vị có thể kết hợp việc ‘tập thể dục’ vào các sinh hoạt hàng ngày. Nói
chung vận động dưới bất cứ hình thức nào cũng đều có lợi cho sức khỏe khi
đang bị tiểu đường. Đi bộ là cách rất tốt để cơ thể được vận động, mà không
có cảm tưởng là mình đang tập ‘thể dục’.
Đây là một số hướng dẫn về những cách kết hợp việc đi bộ vào đời sống:
• đứng ra thành lập nhóm đi bộ với những người trong
gia đình hoặc trong bạn bè
• đi bộ tới chỗ tiệm gần nhà thay vì lái xe
• dùng cầu thang thay vì dùng thang máy
• đứng và đi lại trong khi nói điện thoại
• làm vườn
Đối với phụ nữ bị bệnh tiểu đường lúc mang thai,
vận động thân thể vừa phải có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
‘Vừa phải’ có nghĩa là nhẹ nhàng nhưng vẫn có thể cảm thấy nhịp thở và nhịp
tim gia tăng. Nếu không bị bệnh gì hoặc có trở ngại liên quan đến vấn đề thai
sản, quý vị có thể tập thể dục một cách an toàn trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên, tốt nhất là nên thảo luận việc này với bác sĩ.
Vận động thường xuyên như là đi bộ hoặc đi bơi giúp:
•
•
•
•
giảm mức kháng insulin
giữ thân thể khỏe mạnh
chuẩn bị sức khỏe cho việc sinh con
kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu cảm thấy mệt và ít vận động, lượng đường trong máu sẽ tăng cao hơn.
Nên nhớ, trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục bất cứ hình thức vận động thân thể
nào, phải luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ.
Cân nhắc việc có nên mua máy đếm bước đi hay không. Máy này là một dụng
cụ (pedometer) nhỏ dùng để đếm số bước đi hàng ngày. Máy này sẽ đếm bước
đi bộ quý vị đã đi. Đặt mục tiêu là phải đạt được 10 000 bước đi mỗi ngày.
Lên cân quá nhiều khi mang thai sẽ làm cho việc kiểm soát tiểu đường và việc
sinh nở khó khăn hơn. Thảo luận với nhóm nhân viên y tế nếu quý vị cảm thấy
mình đã tăng ký quá nhiều.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 15
1809_Vietnamese.indd 15
1/07/11 10:54 AM
Theo dõi lượng đường trong cơ thể
Thường xuyên đo Lượng đường trong máu (Blood Glucose Level BGL) sẽ giúp
đánh giá việc chữa trị và nếu cần thay đổi việc chữa trị.
Trong thời gian mang thai, lượng đường trong máu cần ở mức thấp hơn so với
những người bị tiểu đường nhưng không có thai.
Tự kiểm tra lượng đường trong máu sẽ giúp quý vị:
• hiểu rõ hơn tác động của thức ăn và lối sống đối với lượng đường trong máu
• biết là khi nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ
• tạo cho mình sự tự tin khi phải đối phó với bệnh tiểu đường
Mục tiêu tổng quát là làm sao để giữ lượng đường trong máu trong khoảng từ
4.0 tới 7 mmol/L tùy lúc đo. Bác sĩ hoặc y sĩ chuyên môn tiểu đường sẽ hướng
dẫn cho quý vị nên duy trì lượng đường trong máu của mình ở mức nào.
Lượng đường trong máu ấn định cho tôi là
từ _______ tới ________ lúc nhịn ăn/trước khi ăn
từ _______ tới ________ sau khi ăn
Thời điểm thông thường nhất để đo lượng đường trong máu là buổi sáng khi
thức giấc (nhịn ăn) và 2 giờ sau mỗi bữa ăn. Các thời điểm đo khác có thể là
1 giờ đồng hồ sau bữa ăn và/hoặc trước bữa ăn.
Máy đo đường trong máu (là dụng cụ dùng để đo lượng đường trong máu) có
bán tại Đại lý Chương trình Hướng dẫn về bệnh Tiểu đường trên toàn quốc tại
địa phương (được liệt kê tại trang 25), các tiệm thuốc tây hoặc y sĩ chuyên môn
tiểu đường. Quý vị sẽ được huấn luyện cách sử dụng máy đo đường trong máu.
Khi tự đo đường trong máu phải có dụng cụ trích lể máu từ ngón tay để lấy một
giọt máu nhỏ dùng cho máy đo đường trong máu. Điều quan trọng là phải ghi
lại số đo đường trong máu vào sổ lưu lại hoặc vào trang giấy để có thể thảo
luận kết quả đo với nhóm y sĩ chuyên môn tiểu đường mỗi khi có cuộc hẹn.
Hỏi nhóm y sĩ chuyên môn tiểu đường làm thế nào để vứt
bỏ một cách an toàn các vật dụng sau khi dùng đo máu
16 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 16
1/07/11 10:54 AM
Thuốc men (nếu cần)
Nếu lượng đường trong máu quá cao thì sao?
Nếu lượng đường trong máu không thể nào kiểm soát được chỉ bằng cách ăn
uống lành mạnh và tập thể dục thì bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc.
Để đưa lượng đường trong máu về mức ấn định, có thể quý vị cần phải dùng
phương pháp trị liệu bằng insulin. Vì mức độ hiệu quả và an toàn của việc dùng
thuốc viên để trị bệnh tiểu đường lúc mang thai vẫn đang được xem xét nên
phương pháp này chưa được phổ biến lắm.
Chích insulin là cách đưa insulin vào cơ thể bằng dụng cụ chích insulin. Chỉ cần
bấm nút là dụng cụ sẽ chích insulin. Nếu cần insulin, y sĩ chuyên môn tiểu
đường hoặc bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho quý vị biết cách sử dụng dụng cụ chích
insulin và biết chỗ nào để chích. Insulin được chích vào cơ thể sẽ giúp hạ
đường trong máu trong phạm vi ấn định là tốt nhất cho thai lớn lên và phát triển.
Insulin sẽ không di chuyển vào nhau thai và sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 17
1809_Vietnamese.indd 17
1/07/11 10:54 AM
Nếu lượng đường trong máu quá cao thì sao? (tiếp theo)
Trong khi có nhiều người lúc đầu rất ngại bị chích, nhưng phần lớn mọi người
phụ nữ thấy là việc chích không khó chịu như khi phải đo lượng đường trong
máu. Việc chích insulin sẽ không phương hại cho thai nhi.
Nhóm y sĩ chuyên môn tiểu đường sẽ chỉ dẫn cho quý vị biết liều lượng insulin
cần chích lúc bắt đầu. Thông thường liều lượng insulin sẽ được gia tăng đều
đặn vì mức kháng insulin của tuyến nội tiết từ nhau thai sẽ tăng lên cho đến gần
ngày sinh.
Nhóm y sĩ chuyên môn tiểu đường sẽ thường xuyên xem xét lượng đường
trong máu và chỉ dẫn cho quý vị chính xác liều lượng insulin cần có cho cơ thể.
Nếu quý vị được chích insulin, có thể vì lượng đường trong máu của quý vị
xuống hơi thấp, mặc dầu trường hợp này ít khi xảy ra. Quý vị có thể cảm
thấy mệt mỏi, run rẩy hoặc đổ mồ hôi. Lượng đường trong máu thấp gọi là
hypoglycaemia hoặc gọi tắt là ‘hạ đường huyết’ tình trạng này được giải quyết
bằng cách ăn uống những thứ có chất đường để có thể hấp thụ nhanh. Chỉ vài
phút sau khi ăn uống những thứ có chất đường, lượng đường trong máu sẽ trở
lại bình thường. Quý vị nên thử máu thêm lần nữa để biết chắc là lượng đường
trong máu đã trở lại bình thường.
Thảo luận các biện pháp kiểm soát tình trạng lượng đường trong máu
xuống thấp ‘hạ đường huyết’ với nhóm y sĩ chuyên môn tiểu đường.
Việc sinh nở
Nhóm y sĩ chuyên môn về tiểu đường và thai sản sẽ tiếp tục theo dõi quý vị và
thai nhi trong suốt thời gian có thai. Việc kiểm tra sẽ có thể gồm việc quan sát
bằng siêu âm, đo lượng đường trong máu và đo huyết áp. Nếu tiểu đường được
kiểm soát tốt và không có rắc rối nào khác thì phần lớn phụ nữ sẽ mang thai ‘đủ
tháng’ và sinh con tự nhiên.
18 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 18
1/07/11 10:54 AM
Nếu thai nhi phát triển quá to (macrosomic) hoặc nếu thấy có điều gì khác cần
phải quan tâm về thai sản, nhóm y sĩ chuyên môn thai sản có thể đề nghị biện
pháp ‘thúc’ để sinh con sớm độ một hoặc hai tuần. Nếu cần phải đẻ sớm, việc
sinh đẻ thường được thúc sau khi dùng thuốc để sửa soạn cho tử cung sẵn
sàng cho việc sinh con. Khi sinh, nhịp tim của thai nhi sẽ được theo dõi bằng
máy đo tim (CTG Tâm Động Đồ) được gắn vào vùng bụng quý vị.
Mổ sinh
Cũng như đối với tất cả phụ nữ có thai, có thể có khả năng rằng quý vị có thể
sẽ phải sinh theo đường bụng. Đôi khi việc sinh theo đường bụng là cần thiết
nếu thai nhi quá to hoặc có những rắc rối khác về vấn đề thai sản thí dụ như
nhau xuống quá thấp, thai ngược (chân hoặc hông ra trước) hoặc trước đây quý
vị đã từng sinh theo đường bụng. Vấn đề quan trọng là quý vị được giải thích về
việc sinh con theo đường bụng để nếu trường hợp cần phải mổ sinh thì quý vị
đã được chuẩn bị sẵn sàng rồi.
Truyền dịch insulin/đường
Nhiều người có thể cần phải được truyền dịch insulin để kiểm soát lượng
đường trong máu trong khi đang sinh con hoặc khi đang sinh theo đường bụng.
Phương pháp này thường được dùng đối với những người đã từng được điều trị
bằng insulin liều cao trong thời gian mang thai.
Quý vị có thể thảo luận kế hoạch sinh con với bác sĩ hoặc cô mụ.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 19
1809_Vietnamese.indd 19
1/07/11 10:54 AM
Sau khi sinh
Bệnh tiểu đường lúc mang thai sẽ không dẫn đến việc đứa con sinh ra bị tiểu đường
Đứa con sẽ được theo dõi cẩn thận trong 24-48 giờ đầu (nhịp tim, màu sắc,
nhịp thở, lượng đường trong máu). Cô mụ sẽ thử máu để kiểm tra lượng đường
trong máu (dùng dụng cụ trích lể máu từ gót chân) của đứa trẻ để chắc chắn là
lượng đường trong máu đứa trẻ không xuống quá thấp. Những vấn đề này sẽ
được tiếp tục theo dõi cho đến khi đã hoàn toàn ổn định.
Lợi ích của việc cho con bú bằng sữa mẹ
Cho con bú bằng sữa mẹ càng sớm càng tốt sau khi sinh, sau đó cứ bốn tiếng
một lần lại cho con bú sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu của trẻ, đồng thời
giúp tránh cho lượng đường trong máu của trẻ xuống thấp. Cho con bú bằng
sữa mẹ cũng cho thấy khả năng đề kháng của người mẹ sẽ được truyền cho
con và giúp người mẹ kiểm soát được trọng lượng cơ thể.
Đối với những người cần điều trị bằng insulin
Thông thường sau khi sinh bác sĩ sẽ cho ngưng việc điều trị bằng insulin.
Nhóm nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cho quý vị bao lâu một lần phải theo dõi
lượng đường trong máu để xem lượng đường đã trở lại bình thường chưa
(thường là trong khoảng từ 4.0 tới 8 mmol/L)
6-12 tuần sau khi sinh
Việc thử mức hấp thụ đường bằng miệng (GTT) rất quan trọng nhằm kiểm tra
xem tiểu đường đã hết chưa. Đối với một số phụ nữ, tình trạng tiểu đường vẫn
không giải quyết được.
Cần nhớ nói cho bác sĩ biết là quý vị bị tiểu đường lúc mang thai.
20 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 20
1/07/11 10:54 AM
Những nguy cơ sau này
Một khi đã bị tiểu đường lúc mang thai, quý vị sẽ dễ có nguy cơ bị tiểu đường
hơn trong tương lai. Khoảng 50% số phụ nữ bị tiểu đường lúc mang thai sẽ bị
tiểu đường loại 2 trong vòng từ 10-20 năm sau. Nếu có thai nữa, quý vị sẽ rất dễ
có nguy cơ lại bị tiểu đường lúc mang thai.
Những hiểu biết về lối sống lành mạnh học được trong thời kỳ thai sản sẽ có
giá trị cho tất cả mọi người Úc. Hãy tiếp tục cách ăn uống lành mạnh và tập thể
dục đều đặn và đề nghị bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu cho quý vị cứ
2 năm một lần.
Để giúp giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường quý vị nên:
• Ăn tốt
Thực hiện chương trình
ăn uống lành mạnh
• Vận động tốt
Thường xuyên vận
động thân thể
• Giữ sức khỏe tốt
Yêu cầu bác sĩ kiểm tra lượng
đường trong máu cho mình
mỗi 2 năm một lần
Kiểm tra tiểu đường trước khi
có thai lần sau
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Sau khi sinh, quý vị sẽ nhận được thêm nhiều
thông tin nữa kể cả tài liệu ‘Đời sống sau thời
kỳ tiểu đường lúc mang thai’
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 21
1809_Vietnamese.indd 21
1/07/11 10:54 AM
Nhóm chuyên môn tiểu đường
Thành phần nhóm này có thể thay đổi, tùy thuộc vào nơi quý vị cư ngụ hoặc
nhu cầu quý vị được chăm sóc sau khi sinh tới mức nào, nhưng có thể gồm:
• bác sĩ chuyên khoa tiểu đường
• y sĩ chuyên môn tiểu đường – là y tá/cô mụ chuyên khoa sẽ hướng dẫn
cho quý vị và gia đình biết cách làm thế nào để theo dõi và kiểm soát lượng
đường trong máu cho quý vị.
• y sĩ chuyên môn dinh dưỡng – là người sẽ giúp quý vị lập ra chương trình ăn
uống lành mạnh trong thời kỳ thai sản
• Bác sĩ gia đình
Nhóm chuyên môn tiểu đường làm việc chặt chẽ với nhóm chuyên môn thai
sản chăm sóc cho quý vị có thể gồm:
• bác sĩ sản khoa – là bác sĩ chuyên khoa về thai sản và sinh đẻ
• cô mụ – là người sẽ chăm sóc và hướng dẫn quý vị cách chuẩn bị cho việc
sinh nở và nuôi con
• y sĩ vật lý trị liệu – là người sẽ hướng dẫn quý vị và người bạn đời về quá
trình diễn ra khi sinh con
Nhóm chuyên môn tiểu đường được hỗ trợ bởi các Đại lý Chương trình Hướng
dẫn Tiểu đường trên toàn quốc (NDSS) ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ, được
liệt kê ở trang 24.
Chi tiết liên lạc:
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
22 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 22
1/07/11 10:54 AM
Ghi chép
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 23
1809_Vietnamese.indd 23
1/07/11 10:54 AM
Chương trình Hướng dẫn về bệnh Tiểu
đường trên toàn quốc
Chương trình Hướng dẫn về bệnh Tiểu đường trên toàn quốc (NDSS) là sáng
kiến của chính phủ Liên bang Úc do Diabetes Australia điều hành. Các dịch vụ
và sản phẩm NDSS được thực hiện tại địa phương thông qua các Đại lý và tiểu
Đại lý tại các tiểu bang và vùng lãnh thổ như là các trung tâm tiểu đường, tiệm
thuốc tây và trung tâm y tế. Chương trình cung cấp các sản phẩm về tiểu đường
được trợ giá, các tài liệu thông tin và một số các dịch vụ cho những người bị
tiểu đường. Đăng ký là miễn phí và mở rộng cho tất cả mọi người Úc được
chuẩn đoán bị tiểu đường.
Sản phẩm
Những người đã đăng ký với NDSS có thể được có rất nhiều loại sản phẩm có
giấy phép như là:
• mua dải giấy là vật dụng thử máu và thử nước tiểu được trợ giá. Có rất nhiều
loại dải giấy là vật dụng thử đường trong máu được bán với giá rẻ hơn so với
giá mua theo đơn tại tiệm thuốc tây
• ống chích insulin và cây cắm kim. Những vật dụng này được cấp miễn phí
cho những người dùng insulin
• dụng cụ dùng cho máy bơm insulin
• tài liệu thông tin và các dịch vụ về tự kiểm soát tiểu đường
Làm thế nào để đặt mua các sản phẩm
Một số cách để quý vị có thể đặt mua sản phẩm là:
• Tại quầy ở vùng tiểu bang quý vị hoặc từ các Đại lý hoặc tiểu đại lý
• Điện thoại: 1300 136 588
• Trang web: ACT: Diabetes ACT Ltd
diabetes-act.com.au
NSW: Australian Diabetes Council
australiandiabetescouncil.com
QLD: Diabetes Australia – Queensland
diabetesqld.org.au
VIC: Diabetes Australia - Vic diabetesvic.org.au
SA: Diabetes SA diabetessa.com.au
TAS: Diabetes Tasmania
diabetestas.com.au
WA: Diabetes WA diabeteswa.com.au
NT: Healthy Living NT healthylivingnt.org.au
24 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 24
1/07/11 10:54 AM
• Gửi đặt hàng qua bưu điện tới Diabetes Australia, GPO Box 9824 tại thành
phố thủ phủ tiểu bang quý vị. Có thể lấy mẫu đặt hàng từ trang web, hoặc
được gửi tới cho quý vị qua bưu điện nếu gọi cho số điện thoại ghi ở trên
hoặc lấy từ các Đại lý hoặc tiểu Đại lý.
Những người có thẻ giảm giá
Những người có thẻ giảm giá có thể được mua các sản phẩm NDSS được giảm
giá thêm nữa. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với Đại lý tại địa phương như
ghi ở trên hoặc tìm hiểu trên trang web NDSS ndss.com.au
Muốn biết thêm chi tiết về NDSS thăm trang web:
ndss.com.au hoặc gọi số 1300 136 588
Diabetes Australia
Diabetes Australia là tổ chức hoạt động trên toàn quốc có thành viên từ các tổ
chức người tiêu dùng có trụ sở tại các tiểu bang và vùng lãnh thổ, các tổ chức
tập hợp các bác sĩ các nhà chuyên môn y khoa và các cơ quan nghiên cứu
phối hợp làm việc với nhau để có tiếng nói tập thể và mạnh mẽ cho những
người bị bệnh tiểu đường, gia đình họ và những người chăm sóc họ.
Muốn biết thêm các chi tiết để liên lạc, thăm diabetesaustralia.com.au
Diabetes Australia quyết tâm xoay ngược tình thế với tiểu đường
thông qua các hoạt động quảng bá, phòng tránh, phát hiện,
kiểm soát và nghiên cứu tìm phương pháp chữa trị.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 25
1809_Vietnamese.indd 25
1/07/11 10:54 AM
Sample food plan in English
(page 14) – For health professional use
Meal
Choose from
Plus
Option 1
Option 2
Breakfast
2/3 cup (130g) cooked
rice (Basmati/ Doongara)
OR Small bowl rice
porridge OR 1 cup (150g)
of cooked noodles with
lots of vegetables AND 1
small serve (100g) of lean
meat, skinless poultry,
fish, tofu or egg if desired.
½ cup (60g) untoasted
muesli/All Bran®/
rolled oats(raw) OR 1
cup (65g) Guardian®/
Special K Advantage®
250 ml low fat milk/soy
milk
OR
100g low fat yoghurt
OR
200g artificially
sweetened yoghurt
OR
1 serve of fruit
Healthy
Snack
4 Vita-Weats™ with a
small amount of reduced
fat cheese
½ wholemeal/
wholegrain English
muffin OR 1 slice
wholemeal/wholegrain
toast with thin spread
of margarine and jam,
vegemite or low fat
cheese and tomato
1 serve of fruit
1 apple, 1 pear, 1 small
banana, 2 kiwi fruits,
4 apricots, 2 mandarins,
½ cup tinned fruit,
2 tablespoons sultanas,
4 dried dates, 5 dried
apricot halves
Lunch
2/3 cup (130g) cooked
rice (Basmati/ Doongara)
OR
1 cup (150g) cooked
noodles WITH 1 small
serve (100g) of lean meat,
skinless poultry, fish, tofu
or egg
2 slices of wholemeal /
wholegrain bread
OR
1 medium bread roll
with tuna, salmon, fresh
chicken, roast beef, tofu
or reduced fat cheese
Plenty of salad or cooked
vegetables (other than
potato or corn)
PLUS
1 serve of fruit
Healthy
Snack
250ml low fat milk/ soy
milk
100g low fat yoghurt
OR
200g artificially
sweetened yoghurt
1 slice fruit bread
OR 1 wholemeal crumpet
OR ½ wholemeal/
wholegrain English muffin
OR ½ wholemeal pita
Dinner
2/3 cup (130g) cooked
rice (Basmati/Doongara)
OR 1 cup (150g) cooked
noodles
1 medium potato and
a small corn cob (100g
each)
A small serve of lean
meat, chicken, fish or tofu
WITH plenty of salad or
cooked vegetables
PLUS 1 serve of fruit
Supper
½ cup low fat custard
OR
2 small scoops of low-fat
ice cream
100g low-fat yoghurt
OR
200g artificially
sweetened yoghurt
1 serve of fruit
26 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 26
1/07/11 10:54 AM
Cảm tạ:
Chính phủ Liên bang Úc và Diabetes Australia xin trân trọng ghi nhận những đóng
góp và hỗ trợ quý báu của các Đại lý Chương trình Hướng dẫn Tiểu đường trên toàn
quốc là những người thông qua Nhóm Công tác NDSS Tiểu đường lúc mang thai,
Tiểu đường Mellitus lúc mang thai, đã soạn thảo ấn phẩm này sử dụng ý kiến người
tiêu dùng và sự giúp đỡ của Hiệp hội Tiểu đường lúc mang thai Úc Á (ADIPS).
Muốn biết thêm chi tiết về tài liệu này, việc soạn thảo tài liệu hoặc tài liệu có ở đâu,
xin liên lạc với Diabetes Australia Ltd:
Điện thư email [email protected]
Điện thoại 02 6232 3800
Các ảnh in trong tài liệu này được lấy từ kho tư liệu hình ảnh
VERSION 1: JUNE 2011
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 27
1809_Vietnamese.indd 27
1/07/11 10:54 AM
28 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai
1809_Vietnamese.indd 28
1/07/11 10:54 AM