SUMMARY COUNTRY FACT SHEETS

Transcription

SUMMARY COUNTRY FACT SHEETS
THÔNG TIN VỀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
(10/2014)
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
IOM đã thu thập thông tin một cách cẩn thận. IOM cung cấp thong tin bằng toàn bộ
sự tận tâm và hiểu biết của mình. Tuy nhiên, IOM không chịu trách nhiệm về tính xác
của những thông tin này. Ngoài ra, IOM sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ
một kết luận nào được đưa ra dựa trên những thông tin do IOM cung cấp.
1
I.
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
1. Thông tin chung: Dịch vụ công cộng/Cơ sở hạ tầng
Mặc dù còn là một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người còn thấp và trải
qua chiến tranh,nhưng Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể về xây
dựng cơ sở hạ tầng, trong đó kết quả có thể nhìn thấy rõ nhất là hệ thống đường
quốc lộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ và hàng không.
Mạng lưới đường giao thông của Việt nam khoảng 200.000km, trong đó có
15.250km đường quốc lộ, 17.000km đường tỉnh lộ, 36.000km đường cấp huyện, và
47.000km đường thôn xã. Mạng lưới giao thông ở Việt Nam tương đối phát triển
nhưng vẫn chưa có một hệ thống được phân cấp rõ ràng về đường cấp 1, cấp 2,
cấp 3. Nhìn chung, mặt đường không tương xứng với với giới hạn tải trọng là 10 tấn
ở hầu hết các cây cầu. Trên 80% đường ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa không
được trải nhựa và một số làng xã vẫn chưa có đường vào. Kế hoạch ngành gần đây
nhất bao gồm việc xây dựng hoặc nâng cấp 30.500km đường trong 5 năm tới, trong
đó có 12.382km đường quốc lộ.
Mạng lưới đường giao thông chuyên chở khoảng 70% tải trọng hàng hoá và 80%
lượng hành khách-kilomet. Một dấu hiệu về lợi ích kinh tế đó thu được từ việc nâng
cấp hệ thống xe chuyên chở đông lạnh là giảm được trên 50% tổn thất bằng việc
chuyên chở tôm bằng đường bộ.
Hệ thống đường giao thông của Việt Nam gồm:
Đường quốc lộ (NH1) dài 1.700km từ mũi Cà Mau ở Đồng bằng Sông Cửu Long,
qua thành phố Hồ Chí Minh, men theo bờ biển qua các cảng chính Cam Ranh, Đà
Nẵng, Vinh, Hà nội về hướng đông bắc tới Lạng Sơn và Đồng Đăng ở biên giới
Trung quốc. Chính phủ Việt Nam vừa thông qua một chương trình ưu tiên hàng đầu
để khôi phục hệ thống đường giao thông huyết mạch bắc-nam.
Giữa Việt Nam và các nước láng giềng có một số đường quốc lộ và cầu nối. Đường
quốc lộ chính là Đường quốc lộ 18 và 18B, nối dài 118 ki lô mét từ khu công nghiệp
Cái Lân đến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thêm nhiều tuyến đường nối
giữa Việt Nam và các nước láng giềng đang được lên kế hoạch hoặc đang xây
dựng, như với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Những tuyến đường nối với
nước này sẽ kéo dài đến Thái Lan và hình thành “Hành lang Đông – Tây”.
Các tuyến đường quốc lộ bao gồm:
Đường quốc lộ số 1: Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình
- Thanh Hóa - Vinh - Hà Tĩnh - Song Hoi - Song Ha – Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ Quang Ngai - Qui Nhon -Tuy Hoa - Ninh Hoa -Nha Trang - Cam Ranh - Phan Rang Phan Thiet - Bien Hoa - Hồ Chí Minh - Tan An - My Tho - Sa Dec - Long Xuyen Vinh Long - Can Tho - Soc Trang - Bac Lieu - Ca Mau
Đường quốc lộ số 2: Hà Nội - Viet Tri - Tuyen Quang - Ha Giang
Đường quốc lộ số 3: Hà Nội - Thai Nguyen - Cao Bang
Đường quốc lộ số 5: Hà Nội - Hai Duong - Hai Phong
Đường quốc lộ số 6: Hà Nội - Ha Dong - Hoa Binh - Son La
Đường quốc lộ số 32: Hà Nội - Son Tay
Đường quốc lộ số 18: Hai Phong - Quang Ninh
Đường quốc lộ số 9: Dong Ha - Lao Bao
Đường quốc lộ số 14: Danang - Kon Tum - Pleiku - Buon Ma Thuot - Song Be
2
Đường quốc lộ số 19: Qui Nhon - Pleiku
Đường quốc lộ số 26: Ninh Hoa - Buon Ma Thuot
Đường quốc lộ số 20: Phan Rang - Dalat - Bao Loc - Dong Nai
Đường quốc lộ số 13: Hồ Chí Minh - Song Be
Đường quốc lộ số 22: Hồ Chí Minh - Tay Ninh
2. Các phương tiện giao thông công cộng
Đường hàng không
Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác có các chuyến bay tới nhiều điểm
trong nước và quốc tế. Các điểm đến được hiển thị trong hình dưới đây
3
Tham khảo thêm trên trang web của Vietnam Airlines: www.vietnamairlines.com
Đường sắt
Mạng lưới Đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 2.600 km nối liền các khu dân
cư, trung tâm văn hoá nông nghiệp và công nghiệp trừ khu vực đồng bằng sông
Cửu Long.
Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng:


Với Vân Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai
Với Quảng Tây Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn
Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới Đường sắt
Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt của Lào
khi được phát triển.
Đường sắt Việt Nam đang sử dụng ba loại khổ đuờng, đó là loại đuờng 1.000
mm, đuờng tiêu chuẩn (1.435 mm) và đuờng lồng (chung cả 1.435 mm và 1.000
mm). Chiều dài của các đuờng chính tuyến của mạng lưới đường sắt Việt Nam
cùng với khổ đuờng được trình bày trong bảng sau.
Chiều dài của các đuờng chính tuyến
của mạng lưới đường sắt Việt Nam
4
Tuyến chính
Hà Nội - TP Hồ Chí Minh
Chiều dài
Khổ đuờng
1.726
1.000 mm
Hà Nội - Hải Phòng
102
1.000 mm
Hà Nội - Lào Cai
296
1.000 mm
Hà Nội - Đồng Đăng
162
Đường lồng (1.435 &1.000 mm)
Hà Nội - Quán Triều
75
Đường lồng (1.435 &1.000 mm)
106
1.435 mm
57
1.435 mm
Kép - Uông Bí - Hạ Long
Kép - Lưu Xá
Hệ thống đường sắt Hà Nội
+ Các tuyến đường:
Nội địa:
-
Tuyến Hà Nội – Lào Cai
-
Tuyến Hà Nội – Vinh
-
Tuyến Vinh – Đồng Hới
-
Tuyến Hà Nội- Hải Phong
-
Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng
-
Tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh
Quốc tế:
Tuyến Hà Nội – Bắc Kinh: 2 tuần 1 lần, khởi hành từ Hà Nội
+ Nhà ga
Ga Hà Nội
Địa chỉ: 120 Lê Duẩn, Hà Nội
Tel: (84) - 04 - 942 3697
Tàu vào miền Nam và đi Bắc Kinh, Trung Quốc (đi qua Đồng Đăng)
Ga Trần Quý Cáp
Tel: (84) - 04 - 942 3697
Tàu tới phía bắc, bao gồm Lào Cai (gần Sa Pa), Côn Minh (Trung Quốc) và phía
Đông
Đường thuỷ
Miền nam Việt Nam
TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu: 9 chuyến/ngày, thời gian đi: hơn 1 giờ, giá vé: $10
Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh: 9 chuyến/ngày, thời gian đi: hơn 1 giờ, giá vé: $10
Phòng Vé
Tại Tp Hồ Chí Minh
5
Bến tàu khách Bạch Đằng
Địa chỉ: 10B Tôn Đức Thắng quận 1
Tel: (08) 834 0932
Greenlines
Địa chỉ: 1A Hàm Nghi, quận 1
Tel: (08) 821 8185
Tại Vũng Tàu
Địa chỉ: 120 Hạ Long
Tel: (064) 816 308 - 810 202
Miền bắc Việt Nam
Cát Bà - Hải Phòng: 6 chuyến/ngày, thời gian đi: 1 giờ, giá vé: $6
Hải Phòng - Cát Bà: 6 chuyến/ngày, thời gian đi: 1 giờ, giá vé: $6
Cát Bà - Hạ Long: khởi hành hàng ngày, thời gian đi: 45 phút, giá vé: $6
Hạ Long - Cát Bà: khởi hành hàng ngày, thời gian đi: 45 phút, giá vé: $6
Hải Phòng - Móng Cái: khởi hành hàng ngày, thời gian đi: 4 giờ, giá vé: $15.5
Móng Cái - Hải Phòng: khởi hành hàng ngày, thời gian đi: 4 giờ, giá vé: $15.5
Hạ Long - Móng Cái: 3 chuyến/ngày, thời gian đi: 3 giờ, giá vé: $12
Móng Cái - Hạ Long: 3 chuyến/ngày, thời gian đi: 3 giờ, giá vé: $12
Phòng vé
Tại Hải Phòng
Địa chỉ: 1 Bến Bính, Tp. Hải Phòng
Điện thoại: (84 - 31) 747 288; Fax: (84 - 31) 747 188
Địa chỉ: số 6 Cù Chính Lan, Tp.Hải Phòng
Điện thoại: (031) 3841 009 / 3841 431 / 3888 314
Tại Móng Cái
Địa chỉ: 43 Trần Phú, Thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: (84 - 33) 881 214
Đường bộ
Mỗi tỉnh đều có các bến xe đi nội tỉnh và đến các tỉnh khác
Các bến xe và tuyến đường
▼
▼
Tại Hà Nội (Mã vùng ĐT: Tại TP Hồ Chí Minh (Mã
(0)4)
vùng ĐT: (0)8)
Bến xe Giáp Bát
Địa chỉ: 06 Giải Phóng
Tel: 864 1467
Có các chuyến xe đi về
phía nam.
Bến xe Gia Lâm
Địa chỉ: Nguyễn Văn Cừ
Tel: 827 1529
Có các chuyến xe đi về
phía đông bắc
Bến xe An Sương
Địa chỉ: Quốc lộ 22, Bà
Điểm, huyện Hóc Môn
Tel: 891 8798
Có các chuyến xe đi Tây
Ninh.
▼
Các tỉnh khác
TP Halong
Địa chỉ: đường Hạ Long,
Bãi Cháy
Tel: (033) 847 410
TP Huế
Địa chỉ: 33B An Duong
Vuong road
Tel: (054) 825 070
Bến xe Bến Thành
Địa chỉ: Ham Nghi road,
Dist.1
TP Đà Nẵng
Tel: 821 7182
Có các chuyến xe đi Vũng Địa chỉ: 33/35 Điện Biên
6
Bến xe Hà Đông
Tàu city và Củ Chi
Phủ
Địa chỉ: Đường Trần Phú,
Tel: (0511)822 020
Bến xe Chợ Lớn
tỉnh Hà Tây
Hội An
Tel: (034) 825 209
Địa chỉ: 86 Trang Tử, q. 5
Tel: 855 7719
Địa chỉ: 84 Huỳnh Thúc
Bến xe Mỹ Đình, 20
Có các chuyến xe đi Mỹ
Kháng
Đường Phạm Hùng, Tel: Tho và Mỹ Thuận (Đồng
Tel: (0510) 861 284
768 5548 – Các chuyến
bằng sông Mekông).
TP Nha Trang
xe đi về phía Tây Bắc
Bến xe Miền Đông
Địa chỉ: 58/23 Tháng 10
Địa chỉ: 227/6 Quốc lộ 13,
Tel: ((058) 822 192
q. Bình Thạnh.
TP Cần Thơ
Tel: 898 4899
Có các chuyến xe đi về Địa chỉ: 114D Cách Mạng
phía bắc và đi Vũng Tàu.
Tháng Tám
Tel: (071) 825 886
Bến xe Miền Tây
Địa chỉ: 137 Hùng Vương,
q. Bình Chánh.
Tel: 877 6593
Có các chuyến xe đi về
phía nam và đồng bằng
sông Mêkông.
Xe buýt
Trong những năm gần đây dịch vụ xe buýt tại các thành phố của Việt Nam đang
ngày càng được cải thiện. Giá vé giao động trong khoảng 7000đ/lượt (USD 0.3)
Taxi
Các tỉnh và các thành phố lớn đều có dịch vụ taxi rất tiện lợi.
Ở Hà Nội
Nguồn:
http://www.nhungtrangvang.com.vn/ENGLISH/VAI_NET_HA_NOI/giaothong_Hà
Nội/yp_taxi_Hà Nội.asp
Tên hãng
Điện thoại
Hà Nội
Taxi CP
853 5353
826 2626
Thang Long
Airport
971 7171
873 3333
Twelve Taxi
V Taxi
821 2212
858 5858
T Taxi
Mai linh (M Taxi / S Taxi)
858 5858
861 6161
Capital
Thanh Hung
Sai Gon
Hoan Kiem
833 3333
872 3823
821 2121
816 1616
7
Tay Ho
Huong Nam
Minh Đuc
Hong Phuong
Hoang Hop
V20
Thu Huong
Huong Lua
Taxi 52
The Ky Moi
City
845 4545
854 5454
816 2162
971 1711
718 1818
820 2020
836 3636
825 2525
852 5252
873 4734
822 2222
Saigon Star
Thanh Nga
831 3131
8215 215
Van Xuan
8 222 888
Ở thành phố Hồ Chí Minh
VinaTaxi: 8.111.111
Petrolimex: 5.12.12.12
VinaSun: 8.27.27.27
MaiLinh: 8.222.666
V20: 8.20.20.20
Festival: 8.456.456
Airport Taxi: 8.44.6666
SàigònTaxi:8. 424.242
SaigontouristTaxi: 8.44.66.77
Newcentury: 8.734.734
KiếnVàng: 8.222.222
3.
Hệ thống thông tin liên lạc
Tính đến ngày 26/12/2013, tổng doanh thu viễn thông ước đạt 9,9 tỷ USD. Tổng số
thuê bao điện thoại đạt 105 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93%; hơn 31 triệu
người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng (xDSL) đạt hơn 5,17
triệu thuê bao; tổng băng thông kết nối Internet trong nước đạt 613,8Gb/s và tổng
băng thông kết nối Internet quốc tế đạt 549Gb/s; hơn 263.000 tên miền “.vn” đã đăng
8
ký và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền
cấp cao mã quốc gia, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172% năm; tổng số tên miền
tiếng Việt đã đăng ký đạt gần 950.000; tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp đạt trên 15,5 triệu
địa chỉ.
Nguồn: Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của Bộ TT&TT
Theo kết quả nghiên cứu vừa được hãng quản lý lưu lượng Internet và giải pháp công
nghệ Akamai (Mỹ) công bố về tình hình Internet toàn cầu trong 3 tháng quý I/2014
cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình
thuộc vào loại thấp nhất tại châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á.
Trong đó, tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam đạt 2.0Mbps, xếp thứ 107 trên thế
giới và xếp thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (8,4Mbps), Thái Lan
(5,2Mbps), Malaysia (3,5Mbps), Indonesia (2.4Mbps) và Philippines (2.1Mbps). Như
vậy Việt Nam đã tăng thêm 6 bậc về tốc độ kết nối Internet trung bình so với quý
IV/2013.
Tốc độ Internet trung bình trong quý I/2014 của Việt Nam đã tăng hơn 12% so với
quý trước đó (đạt 1,8Mbps) và tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Có được điều này
một phần nhờ vào sự thay đổi về cơ sở hạ tầng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet
trong nước.
Cũng theo báo cáo của Akamai, tính đến hết quý I/2014 (tháng 3/2014), Việt Nam có
5.743.296 số IP riêng, với 4% lượng người dùng Internet đạt tốc độ kết nối trung bình
trên 4Mbps. Con số này đã tăng hơn so với mức 2,7% đạt được ở quý trước đó. Tuy
nhiên, hiện Việt Nam vẫn chỉ có 0,1% người dùng có tốc độ kết nối Internet lớn hơn
10Mbps, con số vẫn không thay đổi so với quý trước.
Nguồn: http://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-xep-thu-113-toan-cau-vetoc-do-trung-binh-mang-internet-866690.htm
Nhờ có công nghệ kỹ thuật, dịch vụ thư điện tử (E-mail) và Internet có mặt ở tất cả
các khách sạn và bưu điện ở Việt nam. Phần lớn các khách sạn đều cung cấp
internet wifi miễn phí.
Trạm điện thoại và Thẻ điện thoại
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là dịch vụ điện
thoại di động với giá cước rẻ, vài năm gần đây, điện thoại thẻ đã không còn được
khách hàng sử dụng phổ biến như trước.
Được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày 01/5/2013, Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ chính thức ngừng cung cấp dịch vụ Điện
thoại thẻ Việt Nam và ngừng phân phối thẻ CardPhone Việt Nam trên toàn quốc, sau
hơn 15 năm đưa vào hoạt động
9
4. Những giấy tờ cần thiết đối với người hồi hương
Theo khoản 1 Điều 2 QĐ 875/TTg thì hồ sơ xin hồi hương phải được lập thành 02
bộ, mỗi bộ gồm:
 Đơn xin hồi hương theo mẫu HH1 (kèm theo); khai đúng, đủ, chi tiết các cột mục
trong đơn.
 Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trường hợp có quốc tịch
Việt Nam đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài phải có thêm xác nhận bằng văn
bản của Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc đã đăng ký công dân.
 03 ảnh cỡ 4x6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn xin hồi hương, 01 ảnh ghi rõ họ
tên (mặt sau) để phục vụ cho cấp giấy Thông hành (nếu được hồi hương).
 Giấy tờ khác liên quan đến việc xin hồi hương, cụ thể:
Đối với người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh:
+ Đơn bảo lãnh của thân nhân theo mẫu HH2 (kèm theo), ghi đầy đủ, chi tiết các cột
mục, lấy xác nhận của UBND phường (hoặc xã), nơi người bảo lãnh thường trú.
+ Giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo
lãnh. Nếu là bản giải trình phải có xác nhận của UBND phường (hoặc xã) nơi người
bảo lãnh thường trú.
+ Giấy tờ chứng minh về khả năng đảm bảo cuộc sống sau khi hồi hương.
Đối với người xin hồi hương do Cơ quan Việt Nam bảo lãnh:
Nội dung văn bản bảo lãnh (có ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan nêu tại
khoản 4a điều 2 của Quyết định 875/TTg phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm 3a
mục I trên.
Về giấy thông hành hồi hương (nêu tại điều 6 QĐ 875/TTg):
Giấy Thông hành hồi hương (mẫu HH3 kèm theo) cấp cho CDVNĐCNN được phép
hồi hương để thay hộ chiếu và thị thực khi nhập cảnh Việt Nam (người hồi hương
không phải xuất trình hộ chiếu khi nhập cảnh). Nếu sử dụng giấy Thông hành hồi
hương hết thời hạn để nhập cảnh sẽ bị từ chối nhập cảnh, muốn hồi hương phải làm
lại hồ sơ xin hồi hương.
(Xem Phụ lục 1: Đơn xin hồi hương và Phụ lục 2: Giấy bảo lãnh)
II.
PHÚC LỢI XÃ HỘI
1. Thông tin chung: cơ sở pháp lý
Các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng
loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được
hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp.
Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử
dụng từ 10 người lao động trở lên. ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao
động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ
luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
10
Người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, hoặc làm
những công việc thời hạn dưới ba tháng, theo mùa vụ, hoặc làm các công việc có
tính chất tạm thời khác, thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do
người sử dụng lao động trả để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại
hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.
2. Đìều kiện để nhận trợ cấp
Theo Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2000 của Chính phủ về
chính sách trợ cấp xã hội, có hai loại hình hỗ trợ trợ cấp xã hội: trợ cấp thường
xuyên và hỗ trợ khẩn cấp. Các điều kiện bắt buộc để nhận trợ cấp được quy định
như sau:
 Trợ cấp thường xuyênTrẻ mồ côi
a) Trẻ mồ côi dưới 16 tuổi không còn cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ mặc hoặc không có
nguồn hỗ trợ và không có họ hàng ruột thịt (ông bà nội ngoại, cha mẹ nuôi, anh
chị em) để nương tựa
b) Trẻ em dưới 16 tuổi còn cha hoặc mẹ nhưng cha, mẹ bị mất tích như quy định tại
điều 88 của Bộ luật dân sự hoặc không có khả năng và năng lực (như bị tàn tật
nặng, đang trong thời gian ở tù) để chăm sóc, không có nơi nương tựa hoặc
không có họ hàng ruột thịt để nương tựa
Trong trường hợp trẻ mồ côi được đề cập tại phần a, b ở trên vẫn có họ hàng,
tuy nhiên họ không thể chăm sóc (người họ hàng dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi
hoặc bị tàn tật, đang trong thời gian ở tù, hoặc những người có gia đình được coi
là một hộ gia đình nghèo khó phù hợp với các tiêu chí được thông báo và áp
dụng của Bộ Lao động thương binh xã hội cho giai đoạn hiện nay), vẫn được
nhận hỗ trợ trợ cấp xã hội.

Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa
a) Những người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên sống cô đơn, không có con (con
ruột hoặc con nuôi); không có cháu ruột hoặc họ hàng để nương tựa, không có
nguồn thu nhập
b) Những người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên có vợ hoặc chồng còn sống
nhưng già, yếu, không có con ruột, con nuôi, cháu ruột hoặc họ hàng để nương
tựa, không có nguồn thu nhập.
Trường hợp người cao tuổi đề cập ở phần a, b trên có con, cháu và họ hàng để
nương tựa nhưng họ không có khả năng chăm sóc (như các gia đình thuộc diện
nghèo khó, con, cháu và họ hàng dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi, đang trong thời
gian ở tù hoặc bị tàn tật) sẽ được nhận trợ cấp xã hội (SRA)
Trợ cấp xã hội khẩn cấp
 Trợ cấp đối với hộ gia đình
a) Các hộ gia đình có người bị chết hoặc mất tích do thiên tai hoặc tham gia cứu hộ
tài sản của Nhà nước và nhân dân
b) Hộ gia đình có: nhà bị đổ, trôi, cháy, hoặc bị tàn phá nghiêm trọng. Những hộ gia
đình sống trên tàu, thuyền bị vỡ, chìm hoặc bị hư hỏng nặng cũng sẽ nhận được
trợ cấp
c) Các hộ gia đình mất phương tiện sản xuẩt chính và nghèo khó
 Trợ cấp đối với các cá nhân
a) Những người bị thương nặng do thiên tai hoặc tham gia cứu hộ tài sản của Nhà
nước và nhân dân
11
b) Những người thiếu đói lúc giáp hạt hoặc những hộ nghèo
c) Những người bị rủi ro không xác nhận được nơi cư trú do bị thương nặng đang
điều trị ở bệnh viện, hoặc chết nhưng gia đình không biết để chăm sóc hoặc
chôn cất.
d) Những người lang thang không nhà cửa được đưa tới Trung tâm cứu trợ xã hội
do cơ quan công an phối hợp với Bộ lao động thương binh và xã hội trong thời
gian tập hợp để chờ được đưa về gia đình.
3. Hồ sơ cá nhân cần có
Để nhận được trợ cấp cứu trợ xã hội, trẻ mồ côi, người cao tuổi không nơi nương
tựa nên tự mình hoặc nhờ họ hàng làm đơn trình bày về hoàn cảnh và nộp cho
UBND xã (phường) xác nhận và UBND huyện (quận) giải quyết.
Theo điều 6 Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000, những người được nhận trợ
cấp cứu trợ xã hội, nếu muốn được tiếp nhận vào tổ chức bảo trợ xã hội, nên tự
mình hoặc nhờ họ hàng làm đơn và trình lên cấp có thẩm quyền để xác nhận và giải
quyết.
4. Trợ cấp của trẻ em
Trợ cấp của trẻ em chỉ dành cho trẻ mồ côi dưới 16 tuổi
Theo Trung tâm thông tin về Gia đình - Dân số và trẻ em, mới đây, Chính phủ đã
phê duyệt một dự án kéo dài 6 năm nhằm giảm số lượng trẻ em lang thang không
gia đình, nạn nhân trẻ em bị lạm dụng tình dục và trẻ em làm việc trong điều kiện
nguy hiểm độc hại. Cho đến năm 2010, dự án lên mục tiêu sẽ giảm được số trẻ em
này 90%, trong đó 70% trẻ em lang thang sẽ được giúp đỡ quay về gia đình. Dự án
cũng sẽ có các hoạt động nhằm ngăn chăn nạn lạm dụng tình dục trẻ em.
Bên cạnh đó, Quỹ Hỗ trợ Trẻ em Việt Nam hi vọng sẽ huy động được 25 tỉ đồng cho
trẻ em tàn tật và nạn nhân chất độc màu da cam. Quỹ sẽ tài trợ chi phí cho 4000 ca
mổ mắt, 500 ca mổ sứt môi , 25 ca mổ tim cho trẻ em. Theo dự án này các cơ quan
Chính phủ trong lĩnh vực lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục và đào tạo sẽ hỗ trợ với
nhau tạo áp lực với các tổ chức tuyển dụng để giảm bớt việc sử dụng sức lao động
trẻ em. Dự án cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hộ gia đình nhằm thu hút
trẻ em lang tang tìm việc quay trở lại gia đình và đưa các em trở lại trường học hoặc
tìm việc làm phù hợp cho các em.
5. Các hoàn cảnh đặc biệt: người già, phụ nữ đơn thân, trẻ mồ côi, người dân
tộc thiểu số
Đối với các trường hợp đặc biệt như người già, phụ nữ đơn thân, trẻ mồ côi, người
dân tộc thiểu số được nhận trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên. Theo Nghị định số
168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.
Trẻ mồi côi
Trẻ mồi côi không có nguồn trợ cấp, người cao tuổi không có khả năng lao động
không có thu nhập được quy định trong điều 10 của Nghị định nêu trên được xác
nhận để nhận mức trợ cấp tổi thiểu. Chủ tịch UBND có thể điều chỉnh để phù hợp
với điều kiện của địa phương, nhưng không được điều chỉnh thấp hơn mức đã được
quy định như sau:
12
-
Trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên cho những người sống trong hộ gia đình do
xã/phường quản lý được nhận 65. 000 đồng/người/tháng
Trợ cấp chăm sóc tại trung tâm bảo trợ xã hội do Nhà nước quản lý được nhận
140.000đồng/người/tháng; 210.000đồng cho một trẻ em dưới 18 tuổi cần được
chăm sóc.
Hiện nay ở Việt Nam đang có khoảng 2,5 triệu trẻ em sống trong hoàn cảnh khó
khăn, trong đó có 126,000 trẻ em mồ côi, 1,2 triệu trẻ em tàn tật và nhiều em khác
đang làm việc để kiếm sống trong những cơ sở kinh doanh nhỏ hoặc lang thang trên
đường phố. Trong năm này, một dự án nhằm đưa trẻ mồ côi và trẻ em sống ở
những trung tâm từ thiện của Chính phủ quay trở về sống với người thân hoặc với
cộng đồng sẽ được đưa vào thử nghiệm.
Những người sống ở trung tâm bảo trợ xã hội
Trợ cấp thêm ngoài trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên cho những người sống tại
trung tâm bảo trợ xã hội do Nhà nước quản lý được quy định tại Điều 1 của Nghị
định nêu trên như sau:
a) Trợ cấp thêm để mua dụng cụ và đồ dùng cá nhân hàng ngày và đồ tiêu dùng
như: quần áo, khăn tắm, bàn chải, thuốc đánh răng, bột giặt, dép, chăn, chiếu,
màn
b) Trợ cấp thêm để mua thuốc cho các bệnh thông thường theo các quy định về sử
dụng thuốc của cán bộ công nhân viên nhà nước tại cơ quan.
c) Trợ cấp thêm cho trẻ em để mua sách, đồ dùng học tập để tham gia các lớp học
chính quy hoặc các lớp không chính quy. Mức trợ cấp phụ thuộc vào cấp học và
lớp học.
d) Trợ cấp thêm hàng tháng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để vệ sinh cá nhân
e) Trợ cấp tử tuất
Chủ tịch HĐND tỉnh/thành phố sẽ quyết định mức trợ cấp tùy theo điều kiện của từng
địa phương.
Các dân tộc thiểu sổ
Điều 1 Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12
năm 2001 quy định:
Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập
được hưởng học bổng chính sách và trợ cấp xã hội được hưởng học bổng chính
sách và trợ cấp xã hội:
1. học bổng chính sách 280.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với viên học hệ cử
truyển, sinh viên các trường dự bị đại học dân tộc, học sinh các trường phổ thông
dân tộc nội trú.
2. trợ cấp xã hội 280.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với học sinh, sinh viên ở
vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại
các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung.
Ngoài ra, nhà nước có Chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo
Thông tư Liên tịch Uỷ ban DT& MN - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Số
912/2001/TTLT/UBDTMN/BTC/BKHĐT ngày 16 tháng 11 năm 2001
III. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
1. Thông tin chung: cơ sở pháp lý
13
Lương hưu được nêu trong các quy định về bảo hiểm xã hội. Xem phần Phúc lợi xã
hội
2. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí
Điều kiện được hưởng chế độ hưu trí được nêu trong Bộ Luật Lao động. Điều 145
của Bộ Luật Lao Động quy định:
Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về tuổi
đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Tuổi đời được hưởng chế độ hưu trí của những
người làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở vùng cao, biên giới, hải
đảo và một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định;
b) Đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên.
Trường hợp người lao động không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này,
nhưng nếu có một trong các điều kiện sau đây thì cũng được hưởng chế độ hưu trí
hàng tháng với mức thấp hơn:
a) Người lao động đủ điều kiện về tuổi đời quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà
chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng ít nhất đã có đủ 15 năm đóng bảo
hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên chưa đủ điều kiện về tuổi
đời nhưng ít nhất đã đủ 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên;
c) Người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại theo quy định của
Chính phủ, đã đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên.
Người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức hưởng chế
độ hưu trí hàng tháng và trợ cấp một lần quy định tại các khoản 1, khoản 2 và 3 Điều
này, phụ thuộc vào mức và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy
định.
3. Mức phí đóng bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam được gọi là bảo hiểm xã hội, gồm có 2 loại: BHXH bắt
buộc và BHXH tự nguyện
BHXH BẮT BUỘC
A - ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG
1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm
việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ, HĐLV không xác định thời
hạn theo quy định của pháp luật về lao động kể cả người lao động, xã viên, cán bộ
quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp
tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
14
3. Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công thuộc các chức
danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công
từ đủ 3 tháng trở lên.
4 Người đang hưởng lương hưu hằng tháng có giao kết HĐLĐ với người sử
dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động thì không thuộc đối tượng tham
gia BHXH, BHYT.
5. Phu nhân (phu quân) trong thời gian hưởng chế độ phu nhân (phu quân) tại
các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc.
6. NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần
trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm các loại hợp đồng sau:
7. Hợp đồng cá nhân, hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp
đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
8. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở
nước ngoài.
9. Hợp đồng cá nhân.
B - MỨC ĐÓNG
Mức đóng BHXH hằng tháng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và
người lao động (NLĐ) được tính theo mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ,
HĐLV và tỷ lệ đóng theo bảng tổng hợp dưới đây:
B. 1. Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN (bảng 1).
Năm
Từ 01/2012
đến 12/2013
01/2014
trở đi
Người sử dụng lao động (%)
BHXH
BHYT
BHTN
17
3
1
18
3
1
BHXH
7
8
Người lao động (%)
BHYT
BHTN
1,5
1
1,5
1
B. 2. Đối tượng chỉ tham gia BHXH:
2.1 Người lao động là phu nhân (phu quân) hưởng lương từ Ngân sách của
Nhà nước (bảng 2).
Năm
Từ 01/2012 – 12/2013
Từ 01/2014 trở đi
Người sử dụng lao động
(%)
13
14
Người lao
động (%)
7
8
Tổng cộng (%)
20
22
2.2. Người lao động là phu nhân (phu quân) không phải là cán bộ, công chức Nhà
nước nhưng đã có quá trình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (bảng 3).
15
Tổng
cộng (%)
30,5
32,5
Năm
Từ 01/2012 – 12/2013
Từ 01/2014 trở đi
Người lao động (%)
20
22
Ghi chú
Người sử dụng lao động thu tiền đóng của phu nhân (phu quân) hoặc người lao
động để đóng cho cơ quan BHXH.
B.3. Tỷ lệ đóng BHYT sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước có văn bản hướng dẫn
thực hiện, nhưng tối đa bằng 6%.
BHXH TỰ NGUYỆN
A - ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG
Là công dân Việt Nam, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt
buộc, bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ.
- Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng
BHXH trở lên có nhu cần đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH
để hưởng chế độ hưu trí và tuất.
B - MỨC ĐÓNG- PHƯƠNG THỨC ĐÓNG
B.1- Mức đóng:
Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện bằng tỷ lệ
phần trăm đóng BHXH tự nguyện (X) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng
BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
B.1.1 Tỷ lệ đóng BHXH:
- Từ tháng 01/2008 – 12/2009 = 16%
- Từ tháng 01/2010 – 12/2011 = 18%
- Từ tháng 01/2012 – 12/2013 = 20%
- Từ tháng 01/2014 trở đi = 22%
B.1.2 Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia
BHXH tự nguyện lựa chọn (gọi tắt là Mức thu nhập tháng): thấp nhất bằng lương
tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung.
Mức thu nhập tháng = Lmin + m × 50.000 (đồng/tháng)
-
Lmin : là mức lương tối thiểu chung.
-
m: là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (do người tham gia lựa chọn).
16
B.2 - Phương thức đóng:
Phương thức đóng: lựa chọn hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng một
lần.
Thời điểm phải đóng:
- 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hàng tháng.
- 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý.
- 03 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần.
Trường hợp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần,
mà trong thời gian đó chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải
truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối thiểu mới.
B. 3 - Tạm dừng đóng:
Người tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp
tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần.
Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải
đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng với tổ chức
BHXH. Việc đăng ký lại được thực hiện ít nhất sau 3 tháng, kể từ tháng người tham
gia BHXH tự nguyện tạm dừng đóng.
4. Hồ sơ cá nhân
Sổ bảo hiểm xã hội và Chứng minh thư nhân dân
5. Thanh toán lương hưu tích lũy của qũy hưu trí NSS Đức
Khoản thanh toán hàng tháng của quỹ hưu trí NSS Đức sẽ được chuyển tới tài
khoản của người thụ hưởng ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Người thụ hưởng phải
cung cấp thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng cho Ban hưu trí để chuyển tiền.
IV.
CHĂM SÓC Y TẾ
1. Thông tin chung: Hệ thống chăm sóc sức khoẻ
Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam rất khác so với các nước ở Châu Âu. Ở
Việt Nam thiếu trầm trọng bác sỹ và y tá.
2012
Cả
nước
Bác sĩ
Y sĩ
Y tá
Nữ hộ
sinh
57523
56886
86572
28559
17
(*) chưa kể cở sở tư nhân
Mặc dù đã có bảo hiểm y tế nhưng chưa thực hiện chức năng của mình một cách có
hiệu quả. Ở nhiều địa phương, người dân có thẻ bảo hiểm y không được sử dụng
các dịch vụ kỹ thuật cao. Vì vậy, nhìn chung, các bệnh nhân phải tự mua thêm thuốc
chữa bệnh tại các nhà thuốc và phải trả tiền cho việc chăm sóc. Người nhà bệnh
nhân trong bộ áo choàng được thiết kế riêng cũng làm nhiều công việc chăm sóc.
Các bác sỹ chữa bệnh trong các bệnh viện công trước khi có thể mở phòng khám
tư, các sách và thiết bị y học còn thiếu nhiều.
Cũng như các nước có thu nhập thấp và trung bình, ngành y tế Việt nam đã chuyển
mình nhanh chóng từ ngành y tế do nhà nước tài trợ và quản lý hoàn toàn sang nền
y tế do tư nhân tài trợ và quản lý. Sự phát triển này có thể nhận thấy đặc biệt ở các
thành phố lớn trong nước như TP Hồ Chí Minh, nơi mà phần lớn các bác sỹ hiện
đang khám chữa tại các bệnh viện tư và khu vực y tế tư nhân đang trở thành sự lựa
chọn phổ biến của người dân.
2. Cơ sở hạ tầng y tế: số lượng và thiết bị của các bệnh viện
Số cơ sở khám, chữa bệnh(*) ở Việt Nam
2012
TỔNG SỐ
Bệnh viện
Phòng khám đa khoa khu vực
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức
năng
Trạm y tế xã, phường
Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp
Cơ sở khác
13239
1030
641
62
10757
715
34
Số giường bệnh(*) ở Việt Nam
2012
TỔNG SỐ
275.1
Bệnh viện
Phòng khám đa khoa khu vực
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng
Trạm y tế xã, phường
Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp
Cơ sở khác
Giường bệnh tính bình quân cho 1 vạn dân
(Giường)
203.4
7.8
7.7
50.7
3.4
2.1
24.9
18
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=474&idmid=3)
Xem Phụ lục 3, 4, 5, 6, 7, 8: Danh sách các bệnh viện tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,
Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và Bà Rịa Vũng Tàu
3.
Mức độ có sẵn và giá thuốc
Ở Việt Nam có nhiều công ty dược phẩm trong và ngoài nước cung cấp các loại
dược phẩm đa dạng về chủng loại và giá tiền, có khả năng đáp ứng về nhu cầu về
thuốc của các tầng lớp dân cư
4. Khả năng điều trị và chăm sóc y tế
Trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua, Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp
trang thiết bị cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y
dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất
thuốc và trang thiết bị y tế. Ðặc biệt các Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử
dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trẻ em
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được ngành y tế triển khai trên phạm vi
cả nước từ năm 1984, phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em. Hàng trăm triệu liều
vắc-xin đã được tiêm miễn phí cho các cháu bé để phòng 11 loại bệnh như: bạch
hầu, ho gà, uốn ván, sởi, viêm não Nhật Bản, viêm gan B, tả...
Thống kê cho thấy, đến nay, tỷ lệ mắc bệnh sởi giảm 23 lần, bệnh bạch hầu giảm
167 lần, bệnh ho gà giảm 428 lần, ngoài ra bệnh uốn ván sơ sinh đã được loại trừ,
bệnh sởi dự kiến sẽ được thanh toán vào năm 2015... Ðây là một trong những thành
tựu quan trọng và nhân đạo nhất của ngành y tế Việt Nam những năm qua. Chương
trình TCMR có tính xã hội hóa cao nhất và được Nhà nước ưu tiên thực hiện cho
toàn bộ trẻ em Việt Nam. Ðể bảo đảm hậu cần vững chắc cho Chương trình TCMR,
Việt Nam đã thành công với chiến lược tự túc vắc-xin từ những cơ sở sản xuất trong
nước. Ðã có mười loại vắc-xin được sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng hơn 70% nhu
cầu vắc-xin sử dụng trong Chương trình TCMR là: lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn
ván, sởi, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn. Hiện tại, Việt Nam đang
tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm một số vắc-xin thế hệ mới như: quai bị, Hib,
Rubella, dại tế bào, Cúm A(H5N1), Cúm mùa A(H1N1).
Bệnh nhân tâm thần
Người tàn tật tâm thần phân liệt được khám, chữa bệnh được miễn đóng một phần
viện phí. Trợ cấp nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng
100.000đ/người/tháng; Đối với người tâm thần thể nặng, đã qua điều trị dài ngày,
được cơ quan y tế có thẩm quyền giám định là mãn tính và có hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội, thì cơ quan y tế lập hồ sơ bệnh án theo quy định, chuyển đến cơ sở
xã hội nuôi dưỡng tập trung người tâm thần của Nhà nước, mức trợ cấp bằng
115.000 đồng/người/tháng.
19
Những người được hưởng phúc lợi xã hội
Những đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng do xã, phường,
thị trấn quản lý gồm:
a. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ
côi cha, hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định của
pháp luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định
của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp
hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS
thuộc hộ gia đình nghèo.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học
nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
b. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc
chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ
gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).
c. Người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng
tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Người từ 85 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng mà không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã
hội.
d. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động (là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị
tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được Hội
đồng xét duyệt cấp xã hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận) hoặc không có
khả năng tự phục vụ (là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá
nhân, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên
xác nhận).
e. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã
được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên
giảm.
f. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động (là người bị nhiễm HIV/AIDS
theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền, không còn khả năng lao động được
Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận),
thuộc hộ gia đình nghèo.
g. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
h. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên là người tàn tật nặng không có khả năng tự
phục vụ, người mắc bệnh tâm thần.
i. Người đơn thân (là người không có chồng hoặc vợ; chồng hoặc vợ đã chết; chồng
hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật dân sự), thuộc diện hộ nghèo, đang
nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp
dụng đến dưới 18 tuổi (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp).
20
Các bệnh nghiêm trọng
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu cho các bệnh nghiêm trọng như: chẩn đoán
hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang thiết bị
một số thiết bị cơ bản: máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm,
máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê,
máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v... Tại 61 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đều được trang bị đủ trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh
nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền
máu an toàn.
Các bệnh nhân được ghép tạng
Hiện nay, Việt Nam đã thành công trong ghép thận, gan, tim và đang tiến tới ghép
phổi, tụy cho bệnh nhân.
Đến nay, Việt Nam có 12 trung tâm ghép thận, 4 trung tâm ghép gan và 3 trung tâm
ghép tim. VN đã ghép thận thành công 21 năm nay, nhưng số lượng ca ghép còn
rất hạn chế, mới khoảng 800 ca và chủ yếu từ người cho sống, trong khi riêng số
người có chỉ định ghép thận đã lên đến 6.000 người, chưa kể 1.500 người có chỉ
định ghép gan và hàng ngàn người có chỉ định ghép giác mạc, ghép tim...
Ở Việt Nam, mặc dù Luật Cho hiến tạng đã được Quốc hội thông qua, Bộ Y tế
cũng đã có chỉ đạo dưới Luật nhưng vẫn rất ít người hiến tạng. Nhiều gia đình của
bệnh nhân chết não không đồng ý hiến tạng cho BV.
Ngoài thiếu nguồn tạng, việc bố trí, tổ chức một ca ghép tạng cũng rất khó khăn do
điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị ở nước ta còn thiếu thốn.
Việc ghép tạng ở Việt Nam có chi phí chỉ bằng 1/4 so với thế giới. Bệnh nhân có
bảo hiểm y tế cũng được cấp phát thuốc để chống thải ghép.
5. Điều kiện được hưởng và mức đóng bảo hiểm y tế
Có 2 loại bảo hiểm y tế: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện
A. BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC
A. 1. ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG - MỨC ĐÓNG - TỶ LỆ ĐÓNG
1. Người lao động (kể cả người lao động nước ngoài); cán bộ, công
chức, viên chức
- Mức đóng: Bằng 4,5% tiền lương, tiền công hàng tháng.
- Trách nhiệm đóng:
+ Người SDLĐ đóng 3%;
21
+ Người LĐ đóng 1,5%.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ
thuật, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an
nhân dân
- Mức đóng: Bằng 4,5% tiền lương, tiền công hàng tháng.
3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương hưu và tiền trợ cấp MSLĐ
- Trách nhiệm đóng: Tổ chức BHXH
4. Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Tổ chức BHXH
5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp
hằng tháng từ ngân sách nhà nước
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Tổ chức BHXH
6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo
hiểm xã hội hằng tháng
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Tổ chức BHXH
7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng
tháng từ ngân sách nhà nước
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Mức đóng: Bằng 4,5% mức trợ cấp thất nghiệp.
- Trách nhiệm đóng: Tổ chức BHXH.
9. Người có công với cách mạng
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
22
11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy
định của Chính phủ
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương
nhiệm
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy
định của pháp luật
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của
pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
16. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật
về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân và cơ yếu:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân đang tại ngũ;
hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong quân đội nhân dân;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật
đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ
yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương
cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên
nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
17. Trẻ em dưới 6 tuổi
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
23
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về
hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
19. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ
ngân sách của Nhà nước Việt Nam
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Đơn vị cấp học bổng đóng.
20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Đối tượng đóng. Ngân sách địa phương hỗ trợ 50%.
21. Học sinh, sinh viên
- Mức đóng: Bằng 3% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: HSSV đóng tối đa 70% mức phí; Ngân sách địa phương
hỗ trợ tối thiểu 30%.
22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
và diêm nghiệp (Thực hiện từ 01/01/2012)
- Mức đóng: Mức đóng bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Đối tượng đóng. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu
30% đối tượng có mức sống trung bình.
23. Thân nhân của người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống
trong cùng hộ gia đình (Thực hiện từ 01/01/2014)
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Người lao động đóng. Từ người thứ 2 trở đi giảm
10%.từ người thứ 5 trở đi đóng 60% mức phí người thứ (Từ 01/01/2014 đóng 3%
lương tối thiểu chung)
24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể (Thực hiện từ 01/01/2014)
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Đối tượng đóng.
25. Từ ngày 01/01/2010, các đối tượng khác theo quy định của Chính
phủ:
a/ Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo QĐ 206/CP
24
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Tổ chức BHXH.
b/ Thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo QĐ
170/2008/QĐ-TTg
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Ngân sách nhà nước đóng.
c/ Người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về
BHXH do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: Tổ chức BHXH.
d/ Người hoạt động không chuyên trách cấp xã
- Mức đóng: Bằng 4,5% lương tối thiểu chung.
- Trách nhiệm đóng: UBND xã đóng 2/3; đối tượng đóng 1/3.
B. BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
B.1- Đối tượng tham gia:
Toàn bộ các thành viên trong hộ gia đình có tên trong cùng hộ khẩu mà
không thuộc đối tượng đang tham gia BHYT bắt buộc. Nếu tham gia không đủ số
người trong sổ hộ khẩu thì không được giảm mức đóng.
* Lưu ý :
- Thân nhân NLĐ tham gia BHYT TN đến năm 2014 thuộc diện tham gia
BHYT BBbắt buộc.
- Xã viên HTX, HKD cá thể tham gia BHYT TN đến 2014 thuộc diện tham gia
BHYT BB.
- Cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở phường xã tham gia BHYT TN đến
năm 2014 thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc.
B. 2- Nơi tham gia:
Liên hệ trực tiếp với các đại lý của Bảo hiểm xã hội tại UBND phường/xã/thị
trấn nơi cư trú. Đăng ký tham gia mang theo hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú tại
thành phố Hồ Chí Minh từ 6 tháng trở lên.
25
B. 3- Mức đóng: Người thứ nhất trong hộ gia đình mỗi tháng đóng bằng
4,5% lương tối thiểu chung; từ người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng
90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi mức đóng
bằng 60% của người thứ nhất. Mức đóng thay đổi khi lương tối thiểu chung thay đổi.
Lương tối thiểu chung từ tháng 5/2010 là 730.000 đồng/tháng.
6. Hồ sơ cá nhân
Để được nhận bảo hiểm y tế, người tham gia phải có thẻ bảo hiểm y tế và chứng
minh thư nhân dân. Thông thường, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được phát cho người lao
động của cơ quan có hợp đồng bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm.
V. NHÀ Ở
1. Nhà ở cho ngưòi hồi hương không có gia đình ở trong nước
Những người hồi hương không có gia đình ở Việt nam có thể lựa chọn loại căn hộ ở
phù hợp với chi phí của mình. Có các loại căn hộ từ trung bình đến cao cấp và khu
biệt thự có sẵn để cho thuê và bán với các mức giá và tiện nghi khác nhau. Việc tự
xây nhà trên đất đã có sẵn cũng tương đối đơn giản.
Có nhiều loại giá thuê nhà khác nhau với tiện nghi khác nhau tùy từng địa điểm, giá
từ 1,500,000 Việt Nam đồng (1 phòng, chất lượng không được tốt, sử dụng chung
công trình phụ và không nằm trong khu trung tâm) đến khoảng 2000-2500 đô la Mỹ
(nhà 2 tầng hiện đại, diện tích khoảng 200 mét vuông mỗi tầng nằm trong khu vực
đầy đủ các tiện ích công cộng).
2. Quyền sử dụng đất và phí sử dụng
Khoản 1 và 2, Điều 58 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định: "Đất đai
là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được
quản lý theo quy hoạch và pháp luật. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời
hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên
quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo
hộ".
Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 120/2010/NĐ-CP
là giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực.
3.
Hỗ trợ tái thiết
Hiện chưa có chính sách bằng văn bản cho việc hỗ trợ tái thiết. Tuy nhiên, nếu
người hồi hương có đất ở trong làng hoặc trong thành phố, họ có thể tìm dịch vụ xây
dựng rất dễ dàng. trước khi tiến hành sửa chữa cần phải có Giấy chứng nhận quyền
sở hữu đất.
4. Nguyên vật liệu xây dựng
26
Nguyên vật liệu xây dựng như đá, gạch, xi măng… và lao động rất dễ tìm kiếm ở
Việt nam. Việc xây nhà và các cao ốc trên đất đã có có thể thực hiện mà không gặp
khó khăn gì. Thực tế, các loại nguyên vật liệu sau luôn có sẵn, gồm cả vật liệu trong
nước cũng như nhập khẩu: Chất kết dính, phụ gia, Gốm sứ - Gạch xây dựng,
Granite - Đá cẩm thạch, Hệ thống đường ống, Kính - Thủy tinh, Sơn tường - Chống
thấm, Sản phẩm trang trí, Tb. phòng tắm, vệ sinh 3, Thiết bị phòng bếp, Vật liệu ốp
tường, trần, Vật liệu lát, lót sàn, Vật liệu lợp mái, Xi măng - sắt thép.
4. Tư vấn pháp luật: khôi phục quyền sở hữu tài sản và đăng ký hộ khẩu
Khôi phục quyền sở hữu tài sản
Trong trường hợp, người hồi hương đã có đất đai, nhà cửa trước khi rời Việt nam tới
Đức, tuỳ theo tình trạng sở hữu của tài sản đó trước khi họ rời Việt nam, việc yêu
cầu khôi phục quyền sở hữu đất đai và nhà cửa sẽ tuân theo các quy định của Bộ
luật dân sự và Luật đất đai
Ngay trong Điều 4 về Những bảo đảm cho người sử dụng đất, Nghị định quy định:
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về
việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách
ruộng đất trước ngày 15-10-1993 trong các trường hợp cụ thể như đất bị tịch thu,
trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền bắc...; đất hiến tặng
cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân; đất thổ cư
mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở. Việc giải quyết các trường hợp
khiếu nại, tranh chấp về đất đai, theo Nghị định, phải căn cứ vào pháp luật về đất đai
tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các
văn bản có liên quan như Luật cải cách ruộng đất ngày 4-12-1953; Điều lệ hợp tác
xã nông nghiệp bậc cao ngày 1-5-1969.
Đăng ký hộ khẩu
Nghị định của Chính phủ số 51/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 và Thông tư của Bộ
Nội vụ số 06 TT/BNV (C13) ngày 20 tháng 6 năm 1997 quy định.
Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền và có nghĩa vụ
thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định. Để
được đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi mới đến, người chuyển đến phải có nhà ở
hợp pháp. Nhà ở hợp pháp bao gồm:
 Nhà thuộc sở hữu của mình: Phải là nhà ở của bản thân người xin nhập hộ khẩu
hoặc của một trong các thành viên của hộ gia đình đó, với đủ các yếu tố của
quyền sở hữu là: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Xác nhận quyền sở hữu này
phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của cơ quan có thẩm quyền của
pháp luật. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì phải có giấy
thừa kế, cho tặng, mua, bán nhà ở hoặc nhà tự làm. Các trường hợp này phải có
chứng nhận của UBND phường, xã, thị trấn.
 Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp (là nhà ở không có quyền chiếm hữu, định
đoạt) của bản thân người xin nhập hộ khẩu hoặc một trong các thành viên của
hộ gia đình đó được phân phối hoặc hợp đồng để ở. Nhà hợp đồng hoặc phân
phối này phải có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định.
 Nhà được chủ hộ đồng ý cho ở nhà hợp pháp của mình phải là nhà thuộc một
trong các trường hợp nói ở điểm 1 hoặc 2 nêu trên. Người đồng ý phải là chủ hộ
gia đình hoặc chủ nhà (nếu không có hộ khẩu thường trú tại nơi đó). Sự đồng ý
này phải có cam kết bằng văn bản.
27
Các loại nhà này, dù có đủ giấy tờ như nêu trên cũng không phải giải quyết ĐKHK
thường trú vào nhà đó nếu là nhà đang tranh chấp (có đơn khiếu nại, cơ quan có
thẩm quyền đang giải quyết) hoặc nhà nằm trong vùng quy hoạch đã thông báo phải
di chuyển (trừ trường hợp vợ, chồng, con, bố, mẹ đến ở với nhau). Riêng các trường
hợp đến ở nhà nói ở điểm 3 trên, phải bảo đảm đủ diện tích tối thiểu theo quy định
của từng địa phương và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ngoài việc có nhà ở hợp pháp nêu trên, người chuyển hộ khẩu thương trú đến các
thành phố, thị xã (gọi chung là thành phố), e. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hồi hương phai được cấp có thẩm quyền là Cơ quan Xuất nhập cảnh Bộ Nội vụ cho
về cư trú ở thành phố.
Những giấy tờ cần thiết phải xuất trình khi đăng ký hộ khẩu:
- Chứng minh nhân dân của bản thân.
- Khai "Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu";
- Giấy tờ để chứng minh nhà ở hợp pháp: Tuỳ từng trường hợp nhà ở, để xuất trình
giấy tờ nhà như quy định nêu trên.
- Các giấy tờ khác liên quan trực tiếp đến các trường hợp cụ thể cần có như:
+ Giấy kết hôn (nếu vợ, chồng về ở với nhau). Trường hựp không có giấy kết hôn có
thể xuất trình giấy tờ khai sinh của con hoặc các giấy tờ khác để chứng minh cho
mối quan hệ vợ chồng.
+ Giấy khai sinh (nếu ĐKHK trẻ em mới sinh).
+ Quyết định điều động, tuyển dụng, phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu, thôi việc.
+ Giấy của cơ quan xuất nhập cảnh (tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để xuất trình
như: giấy chứng nhận hồi hương hoặc giấy chứng nhận về nước hoặc giấy giới
thiệu).
+ Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhân khẩu tập thể, chứng
minh nhân dân (nếu đã được cấp).
VI. VIỆC LÀM
1. Tình hình thị trường lao động
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi
Chia ra
Tổng số
15 - 24
25 - 49
50+
Nghìn người
Sơ bộ 2013
53245,6
7916,1
31904,5
13425,0
Cơ cấu (%)
Sơ bộ 2013
100,0
Tổng số
14,9
59,9
Phân theo giới tính
Nam
Nữ
25,2
Phân theo thành thị, nông
thôn
Thành thị
Nông thôn
28
Nghìn người
Sơ bộ 2013
53245,6
27270,6
25875,0
16042,5
37203,1
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=3146)
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
phân theo vùng
Sơ bộ
2012
2011
CẢ NƯỚC
3.6
3.21
Đồng bằng sông Hồng
3.41
3.49
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
2.62
2.25
3.96
3.91
Tây Nguyên
1.95
1.89
Đông Nam Bộ
4.13
3.24
Đồng bằng sông Cửu Long
3.37
2.87
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11898
Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012
Cả nước
Dân số trung bình (nghìn
người)
Diện tích (Km2)
Mật độ dân số
(Người/ km2)
88772.9
330951.1
268
Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn
Giới tính
Tổng số
Nam
Khu vực
Nữ
Thành thị
Nông thôn
29
Sơ bộ 2012
88772.9
43907.2
Thous. pers.
44865.7
28356.4
60416.5
2. Hỗ trợ giải quyết việc làm
Trong những năm qua, việc giải quyết việc làm đã được nhà chức trách quan tâm.
Số lượng người nhận hỗ trợ giải quyết việc làm đã tăng nhanh và được trình bày
trong bảng dưới đây.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết trong 9 tháng đầu năm 2004, cả nước
đã giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động, nâng số lao động được giải
quyết việc làm trong 9 tháng đầu năm lên khoảng 1 triệu người. Các doanh nghiệp
mới thành lập đã giải quyết việc làm cho khoảng 260.000 lao động; hơn 40.000
người có được việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khoảng 40.000
người khác được sắp xếp việc làm tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Riêng Quỹ hỗ trợ việc làm cho vay giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động
và khu vực Nhà nước sắp xếp chô làm cho 100.000 người./.
3. Bảo hiểm thất nghiệp: điều kiện được hưởng và hồ sơ bảo hiểm
1/ Điều kiện hưởng:
- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất
nghiệp; và
- Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở
LĐTB&XH
(Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi mất việc làm, nếu đăng ký chậm
sau 7 ngày sẽ không được giải quyết quyền lợi về BHTN); và nộp hồ sơ đề nghị
hưởng TCTN (phải hoàn thành trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi đăng ký thất
nghiệp).
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
*Lưu ý: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người thất
nghiệp phải đến thông báo với trung tâm giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc
làm. NLĐ đủ điều kiện hưởng các chế độ BHTN tính từ ngày thứ 16 – kể từ ngày
đăng ký thất nghiệp. .
2/ Quyền lợi được hưởng:
a/ Mức trợ cấp thất nghiệp:
60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất
nghiệp.
b/ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
30
- 3 tháng nếu đóng BHTN đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng;
- 6 tháng nếu đóng BHTN đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng;
- 9 tháng nếu đóng BHTN đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng;
- 12 tháng nếu đóng BHTN đủ 144 tháng trở lên;
c/ Quyền lợi khác:
- Được hỗ trợ chi phí học nghề thời gian tối đa không quá 6 tháng.
- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí;
- Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
d/ Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Bị tạm giam;
- Không thông báo về kết quả tìm việc làm hàng tháng với Trung tâm giới
thiệu việc làm
e/ Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Có việc làm (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);
- Hưởng lương hưu;
- Sau 2 lần từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng;
- Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm 3 tháng liên tục;
- Ra nước ngoài định cư;
- Chết;
- Bị áp dụng xử lý hành chính tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục,
chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo.
ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG - MỨC ĐÓNG
1- Đối tượng đóng:
Công dân VN làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc
có thời hạn từ 12-36 tháng, trong các đơn vị sử dụng lao động có từ 10 người trở
lên.
2- Mức đóng:
Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH TN; người lao động đóng 1% tiền lương tiền công tháng; ngân sách nhà nước
hỗ trợ 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH TN.
4. Khả năng tiếp tục quá trình học tập khi về nước
31
Theo Luật giáo dục của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, việc đào tạo
được xây dựng theo hình thức đào tạo không chính quy.
Điều 40 về Đào tạo không chính quy nói rõ: hình thức đào tạo không chính quy là
hình thức đào tạo giúp cho mọi người vừa có thể làm việc vừa có thể và học không
ngừng suốt đời để hoàn thiện nhân cách, mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ văn
hoá, trình độ chuyên môn để nâng cao chất lượng cuộc sống, tìm kiếm công việc và
thích ứng với cuộc sống xã hội.
Điều 41 quy định các yêu cầu về nội dung và phương pháp đào tạo không chính quy:
1. Nội dung của hình thức đào tạo không chính quy sẽ được quy định trong các
chương trình sau:
a/ Chương trình xoá nạn mù chữ và đào tạo từ xa sau khi biết đọc biết viết;
b/ Chương trình đào tạo bồi dưỡng, trợ giúp định kỳ và trợ giúp để nâng cao trình độ
và nâng cao kiến thức và hiểu biết;
c/ Chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học;
d/ Chương trình đào tạo để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc gia theo hình thức
vừa học vừa làm, chương trình đào tạo và tự dạy phù hợp với sách hướng dẫn.
2. Nội dung đào tạo của chương trình, được xác định tại điểm a, b và c, khoản 1 của
điều 41, phải bảo đảm tính thực tiễn để giúp cho người học nâng cao được năng lực
lao động, sản xuất, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nội dung dạy của chương trình đào tạo được quy định tại Điểm d, khoản 1, điều 41
phải phù hợp với quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
3. Phương thức đào tạo không chính quy phải phát huy vai trò chủ động và khai thác
kinh nghiệm của người học, nêu tầm quan trọng để tăng cường năng lực tự đào tạo
của họ.
Đối với các tổ chức đào tạo phi chính quy, điều 42 quy định:
1. Tổ chức đào tạo phi chính quy gồm:
a/ Các trung tâm giáo dục thường xuyên;
b/ Hình thức đào tạo phi chính quy còn được thực hiện tại trường học và trường
trung học dạy nghề, trung tâm đào đạo nghề, trường cao đẳng, đại học và qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
Các tổ chức đào tạo chính quy thực hiện các chương trình giáo dục theo phương
pháp không chính quy phải đảm bảo về nhiệm vụ đào của họ, hình thức đào tạo phi
chính quy có thể chỉ được thực hiện cho chương trình được quy định tại Điểm d,
khoản 1, điều 41 của Luật giáo dục và được thực hiện trong hệ thống chính quy với
sự cho phép của các cấp giáo dục có thẩm quyền của Nhà nước.
2. Trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ không dạy các chương trình đào tạo để lấy
bằng của trường trung học dạy nghề và bằng của trường cao đẳng và đại học.
Điều 43 về Chứng chỉ và bằng cấp của loại hình đào tạo phi chính quy
Những người tham gia chương trình đào tạo này được quy định tại điểm d, khoản 1,
điều 41 của luật Giáo dục được tham gia kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp nếu họ có đủ các
điều kiện sau:
a/ Họ đã đăng ký tham gia học tại tổ chức đào tạo với cấp học và trình độ phù hợp
32
b/ Họ đã hoàn thành chương trình học và đáp ứng tất cả các điều kiện về kiểm tra
kết quả học và được cấp bằng bởi cơ sở giáo dục, nơi có đủ tư cách tổ chức thi theo
quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
2. Người học vừa hoàn thành chương trình học theo quy định tại Điểm a, b và,
khoản 1, Điều 41 của Luật giáo dục có đủ tư cách để tham gia kiểm tra và nếu đỗ sẽ
được cấp bằng của loại hình đào tạo phi chính quy.
3. Người học vừa hoàn thành chương trình đào tạo quy định tại Điểm d, khoản 1,
điều 41 của Luật giáo dục, có đủ tư cách dự thi nếu họ đáp ứng được đầy đủ các
điều kiện theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Nếu họ thi đỗ, họ sẽ được cấp
bằng của loại hình đào tạo phi chính quy. Loại hình đào tạo này phải được ghi trên
bằng. Nếu họ đáp ứng các điều kiện của quy định cho hình thức đào tạo chính quy
họ sẽ được tham dự kỳ thi và, nếu đỗ sẽ được cấp chứng chỉ bằng đạo tạo của hệ
thống đào tạo chính quy.
4. Việc cấp phát bằng của loại hình giáo dục phi chính quy được quy định giống như
quy định cấp phát bằng của loại hình đào tạo chính quy.
5. Giám đốc trung tâm giáo dục phi chính quy sẽ cấp chứng chỉ đào tạo phi chính
quy
5. Đào tạo hướng nghiệp
Đào tạo hướng nghiệp được coi là một phần của việc đào tạo nghề đã được ghi rõ
trong Luật giáo dục của Việt Nam.
Theo điều 29, mục tiêu của đào tạo nghề là để đào tạo người lao động có kiến thức,
tay nghề với trình độ khác nhau, có tư cách đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý
thức rèn luyện, có tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tốt tạo điều kiện cho người
lao động có khả năng tìm kiếm việc làm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước và tăng cường an ninh quốc gia.
Trưòng trung học dạy nghề đào tạo thợ kỹ thuật và lao động có tay nghề được trang
bị kiến thức nghề nghiệp và trình độ hiểu biết ở mức trung cấp.
Theo điều 30, quy định về nội dung và phương thức đào tạo nghề

Nội dung đào tạo nghề sẽ tập trung đào tạo kỹ năng, chú ý tới giáo dục đạo đức,
thể chất, nâng cao trình độ văn hoá theo nhu cầu đạo tạo.

Phương thức đào tạo nghề phải kết hợp giữa lý thuyết với thực hành để đảm
bảo rằng sau khi tốt nghiệp người học có thể làm được việc

Nội dung và phương thức đào tạo nghề phải được phản ánh trong chương trình
giáo dục.
Bộ giáo dục và đào tạo phải phối hợp với các bộ, ngành để tìm ra những chương
trình khung cho trường trung học dạy nghề, bao gồm kết cấu nội dung dạy, số môn
học, thời gian cho các môn, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thí nghiệm
cho từng nghề đào tạo. Dựa trên chương trình khung, trường trung học dạy nghề sẽ
quyết định chương trình giảng dạy của trường mình.
Cơ quan nhà nước quản lý dạy nghề sẽ xác định quy định về kế hoạch và tổ chức
thực hiện các chương trình đào tạo nghề
Chương trình giảng dạy của trường trung học dạy nghề và thời gian đào tạo được
quy định tại Điều 31:
33
Chương trình giảng dạy của trường trung học dạy nghề và thời gian học phải phù
hợp với mục tiêu và nguyên tắc giáo dục, cụ thể hoá nội dung và phương thức đào
tạo được xác định trong chương trình và thời gian học của trường.
Hiệu trưởng của trường sẽ tổ chức biên soạn tài liệu và phê duyệt chương trình
giảng dạy và thời gian đào tạo trên cơ sở kiểm tra của Hội đồng thi do Hiệu trưởng
thành lập để sử dụng trang thiết bị học tập và đào tạo của trường.
Về việc tổ chức đào tạo nghề được quy định gồm:
a/ Các trường trung học dạy nghề;
b/ Các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, các khoá đào tạo nghề (sau đây
thường được gọi là các tổ chức dạy nghề).
Các tổ chức dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc liên kết với các tổ chức dịch
vụ, kinh doanh, sản xuất và các tổ chức giáo dục khác
Về bằng cấp và chứng chỉ dạy nghề:
1.Các học sinh vừa hoàn thành chương trình trung học dạy nghề, chương trình dạy
nghề dài hạn và có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, được
quyền tham gia thi, nếu đỗ sẽ được cấp bằng tốt nghiệp.
Các học sinh vừa hoàn thành chương trình dạy nghề ngắn hạn, hoặc chương trình
bồi dưỡng trình độ tay nghề tại các trường trung học dạy nghề và có đủ điều kiện
như quy định sẽ được kiểm tra để lấy chứng chỉ.
2. Hiệu trưởng các trường trung học dạy nghề sẽ cấp bằng dạy nghề trung học,
bằng dạy nghề và chứng chỉ dạy nghề.
Hiệu trưởng các trường dạy nghề sẽ cấp bằng dạy nghề và chứng chỉ dạy nghề.
Giám đốc các trung tâm dạy nghề sẽ cấp chứng chỉ dạy nghề
VII. HỖ TRỢ TÁI HOÀ NHẬP VÀ TÁI THIẾT
1. Hỗ trợ tái hòa nhập bằng hiện vật
Trong những thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Cao ủy
LHQ về người tị nạn (UNHCR) trong việc giúp những kiều bào Việt Nam tị nạn ở
nước ngoài được quay trở lạI tổ quốc an toàn và tài hòa nhập cộng đồng thành
công. Sự hợp tác hiệu quả đã được thể hiện qua sự thành công của chương trình
hành động toàn diện CPA (1989-1997), đã đưa hơn một trăm nghìn đồng bào vượt
biên trái phép từ các trại ở Hồng Công và Đông-Nam á về nước và giúp đỡ họ tái
hòa nhập cộng đồng. Những người trở về đã nhanh chóng ổn định cuộc sống, tái
hòa nhập cộng đồng. Sự hợp tác đó được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu
hợp tác quốc tế trong giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp.
Nhiều năm trôi qua, cộng đồng quốc tế đã thấy rõ không hề có một trường hợp nào
bị phân biệt đối xử. Thực tế này đã chứng tỏ Chính phủ Việt Nam luôn luôn thực
hiện nghiêm túc những cam kết của mình đối với những người trở về, trong đó có
việc không trừng phạt họ.
IOM hỗ trợ tái hòa nhập cho người di cư tự nguyện hồi hương theo các chương trình
của IOM nhằm đảm bảo tính bền vững của việc hồi hương. IOM và các đối tác cung
cấp các hỗ trợ xã hội và kinh tế giúp người hồi hương có thể tự chủ được về mặt tài
chính sau khi về nước và đóng góp cho cộng đồng tại địa phương. Các hỗ trợ của
IOM bao gồm*:
34




Đón tiếp khi về nước
Thu xếp phương tiện đi lại đến điểm cuối cùng/nơi về của người hồi hương
Chỗ ở tạm thời
Hỗ trợ tái hòa nhập ngắn hoặc trung hạn, bao gồm khởi tạo các hoạt động
tạo thu nhập quy mô nhỏ, đào tạo nghề, giáo dục, y tế và các hỗ trợ khác tùy
theo nhu cầu riêng của người hồi hương
*những hỗ trợ này có thể khác nhau tùy theo chương trình của từng dự án và nguồn ngân
sách do các nhà tài trợ cung cấp)
2. Thủ tục xúc tiến hoạt động kinh doanh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng
4 năm 2004 của Chính phủ và Thông tư số 03/2004/TT-BKH ngày 29 tháng 6 năm
2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh, có
hai trường hợp để lựa chọn:
 Trường hợp chỉ một người đầu tư thì bạn thành lập doanh nghiệp tư nhân (gọi
tắt là DNTN). Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm có:
- Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu MĐ-1).
 Trường hợp có nhiều người cùng góp vốn đầu tư thì thành lập công ty trách
nhiệm hữu hạn (gọi tắt là công ty TNHH) hoặc công ty cổ phần. Hồ sơ đăng ký
kinh doanh gồm có:
- Đơn đăng ký kinh doanh (đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên theo mẫu
MĐ-2, đối với công ty cổ phần theo mẫu MĐ-3).
- Điều lệ công ty có nội dung theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên theo mẫu
MDS-1), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần theo mẫu MDS-2).
Hồ sơ đăng ký kinh doanh (thành lập DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần) nộp tại
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ
sở chính. Người thành lập doanh nghiệp có thể trực tiếp đến nộp hồ sơ hoặc ủy
quyền bằng văn bản (hoặc bằng hợp đồng) cho người khác đại diện mình đến nộp
hồ sơ.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu người đăng ký kinh
doanh xuất trình và nộp các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người trực tiếp đăng ký kinh
doanh).
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy
quyền (đối với người được ủy quyền).
- Nộp bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với
người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật).

Trường hợp bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đăng ký kinh
doanh, bạn phải sử dụng một trong bốn loại giấy xác nhận sau:
- Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
- Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
- Giấy xác nhận đăng ký công dân.
- Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống.
Sau khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi Giấy biên nhận
theo mẫu MTB-19 và trao cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
35
nộp hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người thành lập doanh nghiệp. Nếu từ chối cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo
và nêu rõ lý do từ chối. Kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh.
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn đến Sở Công an (PC13)
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính làm thủ tục khắc dấu và đến cơ quan Thuế đăng
ký mã số thuế.
Ghi chú: Theo quy định mới ban hành, người thành lập doanh nghiệp có thể gửi hồ
sơ đăng ký kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử (Email) của Phòng đăng ký kinh
doanh cấp tỉnh. Khi nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi qua thư điện tử, Phòng đăng
ký kinh doanh sẽ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho người thành lập
doanh nghiệp biết thời gian đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua số
điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử của người thành lập doanh nghiệp hoặc yêu cầu
người thành lập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đúng quy định. Trong
trường hợp này, khi đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người thành
lập doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh (hồ sơ trên giấy) tại
Phòng đăng ký kinh doanh để đối chiếu và lưu hồ sơ.
VIII.
GIÁO DỤC
1. Hệ thống giáo dục
Mặc dù vẫn còn là một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người thấp và trải
qua chiến tranh, Việt nam đã không ngừng thu được những thành tựu về giáo dục.
Tỷ lệ biết đọc biết viết ở Việt nam rất cao, chiếm 92% dân số, còn lại 8% chưa biết
đọc, biết viết, trong số đó có 80% dân số sống ở vùng sâu, vùng xa và 60% là phụ
nữ.
Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đã tăng đáng kể trong 2 năm qua, chiếm
khoảng 10% ngân sách nhà nước, trong đó khoảng 70-80% được dùng để trả lương
cho giáo viên. Năm 2008, ngân sách dành cho giáo dục chiếm 20% tổng ngân sách
Nhà nước. Năm 2012, ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục sẽ tăng 5,4% so với
năm cũ 2011 và đạt gần 5.800 tỷ đồng.
Khu vực tư nhân chiếm khoảng 40% tổng toàn bộ kinh phí, trong đó phần kinh phí
lớn nhất dành cho trường mẫu giáo và các cở sở giáo dục (60%). Kinh phí cho các
trường tiểu học chiếm khoảng 50%, cho trường cấp 2 là 19%, và các trường chuyên
nghiệp và dạy nghề 12% tổng kinh phí
Mặc dù đã thu được nhiều thành tựu nhưng nền giáo dục Việt nam vẫn còn nhiều
khó khăn. Nhiều trường học và trang thiết bị giáo dục chưa được hiện đại hoá kịp
thời, chất lượng giáo viên chưa đạt yêu cầu, còn hàng triệu trẻ em vẫn chưa được
đến trường. Điều cần phải quan tâm nhất là phải có chính sách cho giáo dục và đào
tạo
Hệ thống bằng và chứng chỉ của Việt Nam
36
Trình độ học
vấn
Thời
gian
học
Tuổi nhập
học
Yêu cầu về đầu
vào khi nhập học
Bằng tốt nghiệp
Nhà trẻ
18 tháng
(phổ biến)
Nhà trẻ
3 năm
Không
Không
6-12 tháng
(hiếm)
Mẫu giáo
3 năm
3 tuổi
Không
Chứng chỉ
5 năm
6 tuổi
Không
Chứng chỉ tốt nghiệp
tiểu học
Trung học cơ
4 năm
sở
11 tuổi
Tốt nghiệp
học
Phổ thông trung
học
15 tuổi
Tốt nghiệp THCS
Bằng tốt nghiệp
PTTH
13-14 tuổi
Tốt nghiệp
học
Chứng chỉ dạy nghề
15 tuổi
Tốt nghiệp THCS
Bằng tốt nghiệp
trường dạy nghề
Giáo dục cơ bản
Tiểu học
3 năm
tiểu Bằng tốt nghiệp
THCS
Dạy nghề
Sau giáo dục cơ Dưới
sở
năm
Sau giáo dục
trung học cơ sở
1
1-2 năm
tiểu
Trung học
chuyên nghiệp
3-4 năm
15 tuổi
Tốt nghiệp THCS
Bằng tốt nghiệp
trung học chuyên
nghiệp
Trung học dạy
nghề
3-4 năm
15 tuổi
Tốt nghiệp THCS
Bằng tốt nghiệp
trung học dạy nghề
Sau giáo dục phổ thông
Cao đẳng
3 năm
18 tuổi
Tốt nghiệp PTTH
Bằng tốt nghiệp cao
đẳng
Đại học
4-6 năm
18 tuổi
Tốt nghiệp PTTH
Bằng tốt nghiệp đại
học
Sau đại học
2 năm
-
Tốt nghiệp đại học
Bằng tốt nghiệp sau
đại học
37
Tiến sĩ
4 năm
-
Tốt nghiệp đại học
Bằng tiến sĩ
hoặc sau đại học
2. Các điều kiện để tiếp tục học dành cho học sinh tiểu học, trung học và sinh
viên đại học
Học sinh tiểu học, trung học cơ sở có đủ cơ hội để tiếp tục theo học cấp tiểu học,
trung học cơ sở hoặc vào cấp ba nếu họ hoàn thành và thi đỗ các kỳ thi tốt nghiệp
các cấp học dưới.
Đối với sinh viên các trường Đại học, họ sẽ được theo học tại các trường đại học ở
Việt nam nếu được trường đại học nước ngoài nơi họ đang theo học thừa nhận và
có bằng tốt nghiệp cấp 3.
Điều 96 của Luật giáo dục đã quy định rõ việc khuyến khích về hợp tác giáo dục với
Việt Nam
1. Các cá nhân và tổ chức nước ngoài, các tổ chức nước ngoài, người Việt nam
định cư tại nước ngoài được Nhà nước Việt nam khuyến khích đóng góp về dạy,
học, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao kỹ thuật cho
giáo dục Việt nam. Họ có quyền hợp pháp và được bảo vệ quyền lợi theo luật pháp
Việt nam và thông lệ quốc tế mà nước CHXHCN Việt nam đã ký hoặc tán thành.
2. Việc hợp tác về đào tạo, mở trường và thành lập các cơ sở giáo dục khác với
người Việt nam cư trú ở nước ngoài, hoặc với các cá nhân và tổ chức nước ngoài,
các tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt nam sẽ được quy định bởi Chính phủ Việt
nam.
3. Việc xác minh và chấp thuận bằng cấp của nước ngoài
Việc chấp thuận và xác minh bằng cấp nước ngoài sẽ được thực hiện bằng việc nộp
bản gốc các bằng, chứng chỉ. Hơn nữa, việc xác minh được thực hiện bằng nhiều
cách (như liên hệ trực tiếp với các trường học nước ngoài đã cấp bằng) để đảm bảo
tính chính xác và tin cậy của bằng cấp. Sau khi đã xác minh xong, các bằng cấp này
sẽ được chấp thuận.
Việc công nhận các bằng cấp nước ngoài được quy định trong Luật giáo dục tại điều
97 như sau:
1. Việc công nhận các bằng cấp của người Việt nam được nước ngoài cấp sẽ được
tuân theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và thông lệ quốc tế mà Việt nam đã
ký hoặc tán thành.
2. Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thông qua các hiệp định về sự
tương ứng của bằng cấp và công nhận bằng cấp lÉn nhau với các nước khác và tổ
chức quốc tế.
4. Hồ sơ cần thiết đối với học sinh/sinh viên hồi hương
Học sinh/sinh viên hồi hương cần phải trình bằng gốc mà họ đã có ở trường
học/trường đại học nước ngoài. Các hồ sơ khác có thể phải liệt kê là phiếu điểm, thư
giới thiệu của giáo viên hoặc giảng viên cũ (nếu cần) và giấy khai sinh.
38
5. Học phí, tín dụng giáo dục và học bổng
Học phí, tín dụng giáo dục và học bổng tương đối đa dạng giữa các trường và các
cấp học ở Việt nam
Luật giáo dục, điều 92 quy định về học phí, phí nhập học và đóng góp xây dựng
trường lớp
Chính phủ ban hành cơ chế, khung chính sách việc thu và sử dụng học phí cho tất
cả các loại hình trường học và cơ sở đào tạo khác trên nguyên tắc chủ nghĩa phi
quân bình, miễn và giảm học phí cho học sinh thuộc đối tượng chính sách và người
nghèo.
Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố sẽ căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quyết
định mức học phí và phí nhập học cho các trường và cơ sở giáo dục khác trong tỉnh
trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh.
Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào quy định của Chính phủ về học
phí để hướng dẫn việc thu và sử dụng học phí, phí nhập học tại các trường và cơ sở
giáo dục khác trực thuộc chính phủ.
Hội đồng nhân dân các cấp sẽ căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục, tình hình kinh
tế và khả năng đóng góp của nhân dân địa phương để quyết định mức đóng góp xây
dựng trường, lớp trên cơ sở tham gia ý kiến của người dân và phê duyệt của UBND
các cấp tương ứng.
Đối với bậc đại học, học phí được áp dụng cho 7 nhóm ngành học, được tính theo
từng bậc và loại hình đào tạo. Nhóm ngành y dược có mức học phí cao nhất là
800.000 đồng/tháng đối với một sinh viên.
Học phí các nhóm ngành còn lại dao động từ 230.000 – 650.000 đồng/tháng/sinh
viên. Các ngành đào tạo không chính quy, học phí không vượt quá 150% mức học
phí chính quy. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng
mức học phí.
Đối với học phí phổ thông, khung học phí mới không quá 6% thu nhập bình quân hộ
gia đình. Mức học phí cụ thể của từng địa phương sẽ do hội đồng nhân dân cấp tỉnh,
thành phố quy định, phù hợp với thu nhập của người dân trên địa bàn.
Đối tượng miễn, giảm học phí:
Miễn học phí cho các đối tượng sau:
- Học sinh đang học bậc tiểu học
- Học sinh, sinh viên là con của liệt sĩ
- Học sinh, sinh viên là anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương
binh.
- Học sinh, sinh viên là con của thương binh, con của bệnh binh, con của những
người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61 đến 80%.
- Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi (trừ thành phố, thị
xã, thị trấn) và vùng sâu, hải đảo.
- Học sinh, sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy
giảm từ 21% trở lên do tàn tật và được Hội đồng giám định Y khoa xác nhận.
39
- Học sinh, sinh viên hệ chính quy tập trung ngành sư phạm khi vào học có cam kết
sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục và đào tạo.
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
- Học sinh thuộc đối tượng tuyển chọn ở các trường dự bị đại học dân tộc, trường
phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề cho người tàn tật, trường khuyết tật
(thiểu năng).
- Học sinh, sinh viên mà gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc
diện hộ đói theo quy định hiện hành của Nhà nước, có mức thu nhập quy đổi bình
quân đầu người/tháng dưới 13 kg gạo.
Giảm 50% học phí cho các đối tượng:
- Học sinh, sinh viên là con của thương binh; con của bệnh binh và người hưởng
chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21 đến 60%.
- Học sinh, sinh viên là con cán bộ công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn
lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Học sinh, sinh viên có gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc
diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hộ nghèo là hộ có mức thu
nhập bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo:
+ Dưới 25 kg gạo ở thành thị
+ Dưới 20 kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du
+ Dưới 15 kg gạo ở nông thôn miền núi.
IX.
CÁC ĐỐI TƯỢNG THIỆT THÒI VÀ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
1. Hỗ trợ cho những phụ nữ và bà mẹ độc thân và không sẵn sàng hoặc
không có khả năng trở về gia đình (dự án về giới)
Những phụ nữ đơn thân sẽ nhận được sự trợ giúp của chính quyền địa phương,
như UBND xã, huyện, vùng trong việc tìm kiếm chỗ ở hay công việc (Xem phần Nhà
ở cho người hồi hương không có gia đình ở trong nước và dịch vụ việc làm)
2. Người cao tuổi
Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng tối thiểu bằng 65.000đ/người/tháng
hoặc được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý với mức
sinh hoạt phí tối thiểu bằng 100.000đ/người/tháng. Ngoài ra, người được nuôi
dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội nêu trên còn được hưởng trợ cấp về tư trang, vật
dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, thuốc chữa bệnh thông thường và mai táng phí
khi chết.
Người cao tuổi từ đủ 90 tuổi trở lên không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội,
không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống thì được xem xét hưởng trợ cấp xã hội
hàng tháng tại cộng đồng tối thiểu bằng 65.000đ/người/tháng.
Người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên tàn tật nặng không còn khả năng lao động thuộc
diện nghèo được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng tối thiểu
bằng 65.000đ/người/tháng.
Trường hợp người cao tuổi còn vợ (hoặc chồng) nhưng già yếu, không còn người
phụng dưỡng hoặc còn người phụng dưỡng nhưng không đủ khả năng để phụng
40
dưỡng, gia đình thuộc diện hộ nghèo thì được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng tại cộng đồng tối thiểu bằng 65.000đ/người/tháng.
Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi chết
được trợ cấp mai táng phí theo quy định tại Điều 7, Điều 10 và Điều 11 Nghị định số
07/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 3 năm 2000 được khám, chữa bệnh theo
quy định tại Điều 3 Nghị định số 95/CP của Chính phủ ngày 28 tháng 8 năm 1994 về
việc miễn thu một phần viện phí.
Người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ Bảo hiểm y tế.
Người cao tuổi được hưởng dịch vụ ưu tiên khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế
theo Nghị định số 23/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24
tháng 01 năm 1991 về Điều lệ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Người cao tuổi được miễn các khoản đóng góp các hoạt động xã hội như: Quỹ
phòng chống thiên tai; Quỹ an ninh quốc phòng, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện theo Nghị
định số 177/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 12 năm 1999, trừ trường
hợp người cao tuổi tự nguyện tham gia đóng góp.
Người cao tuổi khi trực tiếp tổ chức các hoạt động tạo thu nhập và việc làm được Uỷ
ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để vay vốn với lãi suất ưu đãi theo chính sách tín
dụng của Nhà nước và miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghị định của chính phủ Số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 và Thông tư
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số 16/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng
12 năm 2002
3.
Người bị bệnh tâm thần
Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ, Thông tư Số 13/2000/TTBLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy
định:
Người tàn tật nặng, bao gồm cả các bệnh nhân tâm thần, thuộc diện hưởng trợ cấp
xã hội nếu có đủ 3 điều kiện sau:
a/ Không còn khả năng lao động.
b/ Không có nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống. Trong trường hợp có thu nhập
nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ.
c/ Không còn người thân thích để nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp
pháp; vợ, chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp.
Trong trường hợp người tàn tật có đủ điều kiện quy định tại điểm a và b nhưng còn
người thân thích theo quy định tại điểm c nêu trên, nhưng người thân thích dưới 16
hoặc từ 60 tuổi trở lên, gia đình thuộc diện nghèo cũng xem xét hưởng trợ cấp xã
hội.
Mức trợ cấp xã hội thường xuyên đối với người tàn tật nặng quy định tại Điều 6 của
Nghị định 55/1999/NĐ-CP được xác định là mức tối thiểu. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, song
không được thấp hơn mức quy định:
- Trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản
lý bằng 45.000đ/người/tháng;
- Trợ cấp nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng
100.000đ/người/tháng; Đối với người tâm thần thể nặng, đã qua điều trị dài ngày,
được cơ quan y tế có thẩm quyền giám định là mãn tính và có hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội, thì cơ quan y tế lập hồ sơ bệnh án theo quy định, chuyển đến cơ sở
41
xã hội nuôi dưỡng tập trung người tâm thần của Nhà nước, mức trợ cấp bằng
115.000 đồng/người/tháng.
- Người tàn tật tâm thần phân liệt được khám, chữa bệnh được miễn đóng một phần
viện phí
4. Các dân tộc thiểu số
Chính phủ hỗ trợ một phần giá và việc vận chuyển hàng tiêu dùng và thuốc men cần
thiết cho đồng bào dân tộc theo Thông tư của Bộ y tế số 02/1999/TT-BYT ngày 12
tháng 3 năm 1999 và Thông tư của Ban Vật giá Chính phủ số 06/1998/TT/BVGCP
ngày 22 tháng 8 năm 1998
Các Ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất cho vay đối với thương nhân
đồng bào dân tộc theo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt nam số 04/2002/TTNHNN ngày 03 tháng 7 năm 2002
Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập
được hưởng học bổng chính sách và trợ cấp xã hội được hưởng học bổng chính
sách và trợ cấp xã hội theo Điều 1. Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ số
194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001:
1. học bổng chính sách 160.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với viên học hệ cử
truyển, sinh viên các trường dự bị đại học dân tộc, học sinh các trường phổ thông
dân tộc nội trú.
2. trợ cấp xã hội 140.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với học sinh, sinh viên ở
vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại
các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung.
Ngoài ra, nhà nước có Chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo
Thông tư Liên tịch Uỷ ban DT& MN - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Số
912/2001/TTLT/uBDTMN/BTC/BKHĐT ngày 16 tháng 11 năm 2001
X. Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ
Dưới đây là các tổ chức quốc tế và phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực về tái
hoà nhập, giới, sức khoẻ, phát triển cộng đồng, giáo dục và tín dụng nhỏ.

Tổ chức di cư quốc tế (IOM)
Hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ người tình nguyện hồi hương, hỗ trợ di cư,
dịch vụ y tế dành cho ngươì di cư, di cư lao động, thông tin đại chúng và tái hoà
nhập cộng đồng, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, nghiên cứu về di cư,
hợp tác kỹ thuật về di cư,
Địa chỉ:
Tầng 12ª tòa nhà CMC phố Duy Tân, Hà Nội
ĐT:
(84 4) 7366 258
Fax:
(84 4) 7366 259
Email:
Hà Nộ[email protected]
Liên hệ: Ông Nguyễn Quốc Nam, Cán bộ chương trình

Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR)
Hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ nhân quyền cho các đối tượng di cư do hậu quả
chiến tranh, người tị nạn Campuchia và các thuyền nhân Việt Nam hồi hương
Địa chỉ:
Văn phòng quốc gia UNHCR, 60 Nguyễn Thái Học, Hà Nội,
Tel.:
(84-4) 845 7871
Fax:
(84-4) 823 2055
42
E-mail:
Liên hệ:
[email protected]
Ô. Vũ Anh Sơn, Cán bộ phụ trách

The Asia Foundation
Hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng năng lực, giáo dục, giới và đào tạo
Địa chỉ:
53 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT:
(84 4) 9433 263
Fax:
(84 4) 9433 257
Email:
[email protected]
Liên hệ: Tiến sĩ Jonathan R.Stromseth, Trưởng đại diện

CAMA Services Inc
Hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tín dụng
nhỏ
Địa chỉ:
A1, Khu TT Viện Vật Lý, Ngõ 2, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT:
(84 4) 8563 557/ 5141 991
Fax:
(84 4) 8563 557
Email:
[email protected]
Liên hệ: Phạm Quang Trực, Trưởng đại diện

Cooperation Internationale pour le Developpement et la Solidarite (CIDSE)
Hoạt động trong các lĩnh vực giới, đào tạo nâng cao nhận thức, các ấn phẩm y
tế, phát triển tổng hợp và tín dụng nhỏ
Địa chỉ:
Số 6, Đường số 4, Khu A Nam Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
ĐT:
(84 4) 8359 939/8359 956
Fax:
(84 4) 8359 928
Email:
[email protected]
Liên hệ: Marc Laroche, Trưởng đại diện

Counterpart International (Counterpart)
Hoạt động trong các lĩnh vực giải quyết hậu quả thiên tai, giáo dục về sức khoẻ
và dạy nghề
Địa chỉ:
15 Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT:
(84 4) 9761 025
Fax:
(84 4) 9761 028
Email:
[email protected]
Liên hệ: Curtiss Swezy, Country Director

The Danish Red Cross Delegate Office (DRC)
Hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các đối tượng bị thiệt
thòi
Địa chỉ:
B3- Làng Khoa Học Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
ĐT:
(84 4) 7715 339/7715 340
Fax:
(84 4) 7715 341
Email:
[email protected]
Liên hệ: Anette Cramer, Trưởng đại diện

East Meets West Foundation (EMWF)
Hoạt động trong các lĩnh vực chương trình nhà ở cho các gia đình nghèo có nhu
cầu cấp thiết về nhà ở, chữa trị cho các bệnh nhân bị bệnh tim và tín dụng nhỏ
cho các hoạt động kinh doanh nhỏ
Địa chỉ:
56 Pasteur, Đà Nẵng
ĐT:
(84 511) 829 110
43
Fax:
Email:
Liên hệ:
(84 511) 821 850
[email protected]
Marc Conroy, Giám đốc

Food for the Hungry International (FHI)
Hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, học bổng, các chương trình dạy nghề, tín
dụng cho phụ nữ nghèo, phát triển tổng hợp, chăm sóc trẻ em
Địa chỉ:
51 Cửu Long, P.2 Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
ĐT:
(84 4) 8485 067
Fax:
(84 4) 8485 067
Email:
[email protected]
Liên hệ: Elizabeth Daniels, Trưởng đại diện

Handicap International - Belgium Section (HI-B)
Hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật, các trung tâm phục hồi và chăm
sóc sức khoẻ ban đầu
Địa chỉ:
10 Lô 48, Hòa Hưng, Q.10, TP Hồ Chí Minh
ĐT:
(84 8) 8643 931
Fax:
(84 8) 8643 931
Email:
[email protected]
Liên hệ: Patrick Le Folcalvez, Giám đốc chương trình

SNV Netherlands Development Organization (SNV)
Hoạt động trong các lĩnh vực về giới, tạo thu nhập, tín dụng nhỏ, đào tạo và dạy
nghề.
Địa chỉ:
108 – 112, D1, Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà
Nội
ĐT:
(84 4) 8436 791
Fax:
(84 4) 8436 794
Email:
[email protected]
Liên hệ: Christiaan Smith, Giám đốc quốc gia

Oxfam Great Britain (Oxfam GB)
Hoạt động trong các lĩnh vực giao đất, phát triển cộng đồng, giới, tạo thu nhập tín
dụng nhỏ và đào tạo.
Địa chỉ:
Khách sạn La Thành, 218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
ĐT:
(84 4) 8359 939/8359 956
Fax:
(84 4) 8359 928
Email:
[email protected]
Liên hệ: Marc Laroche, Trưởng đại diện

Health and Education Volunteers, Inc. (HealthEd)
Hoạt động trong các lĩnh vực về tạo thu nhập và dạy nghề.
Địa chỉ:
27 Đặng Tất, Q.1, TP Hồ Chí Minh
ĐT:
(84 4) 8480 320
Fax:
(84 4) 8480 512
Email:
[email protected]; [email protected]
Liên hệ: Bùi Văn Toàn, Trưởng đại diện
44
Phô lôc 1
HH1
C ộ n g h o à xã h ộ i c hủ ng h ĩa V i ệ t N a m
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ảnh
Đ ơ n x i n h ồi hư ơ n g
(Dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)
1. Họ và tên trong hộ chiếu Việt Nam (1)
Họ và tên khác:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
4. Nơi sinh:
5. Chỗ ở hiện nay:
3. Nam/nữ:
Số điện thoại:
6. Quốc tịch gốc:
Quốc tịch hiện nay:
7. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị:
Số:
Ngày cấp:
Cơ quan cấp
Có giá trị đến ngày:
8. Nghề nghiệp:
Nơi làm việc hiện nay:
9. Mức thu nhập hiện nay (tính theo đola Mỹ/tháng):
10. Trình độ:
- Học vấn (bằng cấp, học vị):
- Tay nghề chuyên môn (ngành, bậc):
11. Tôn giáo:
12. Tổ chức chính trị đã, đang tham gia (mục đích, lý do, thời gian tham gia):
13. Rời Việt Nam ngày
hình thức: hợp pháp
ngày cấp
cơ quan cấp
hình thức khác (trình bày cụ thể):
lý do
(hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu số:
), bất hợp pháp ,
14. Địa chỉ trước khi rời Việt Nam:
- Thường trú:
- Làm việc:
15. Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của cha,
mẹ, vợ, chồng, con:
16. Lý do, mục đích xin hồi hương:
17. Khả năng bảo đảm cuộc sống nếu được hồi hương:
a. Nhà ở (ghi rõ do thân nhân cung cấp hay tự lo....)
45
b. Nguồn sống (ghi rõ sau khi về nước sẽ làm gì để sinh sống hay do thân nhân nào
nuôi dưỡng, hay có nguồn sống nào khác):
18. Thân nhân ở Việt nam bảo lãnh (họ tên, địa chỉ thường trú, quan hệ bản thân):
Tên, địa chỉ của cơ quan tiếp nhận về làm việc (nếu hồi hương về tham gia xây dựng
đất nước):
19. Dự kiến thời gian nhập cảnh (nếu được hồi hương):
Cửa khẩu nhập cảnh:
20. Trẻ em dưới 16 tuổi cùng hồi hương (họ tên, ngày sinh, nam, nữ, quốc tịch, số
hộ chiếu, quan hệ với bản thân).
Tôi xin cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật
Làm tại...... ngày...tháng...năm...
Người làm đơn ký tên
Ghi chú:
(1) Nếu không có hộ chiếu Việt Nam thì ghi rõ họ tên khai sinh
(2) ảnh mới chụp cỡ 4x6 mắt nhìn thẳng, đầu để trần. ảnh của ai dán vào đơn của
người đó (trường hợp trẻ em khai cùng trong đơn, dán ảnh vào góc trái phía dưới
đơn, ghi rõ họ tên phía dưới ảnh).
46
Phô lôc 2
HH2
C ộ n g h o à xã h ộ i c hủ ng h ĩa V i ệ t N a m
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Giấy bảo lãnh
(Cho thân nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
hồi hương về Việt Nam)
1. Họ tên người bảo lãnh:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Nam, nữ:
4. Địa chỉ thường trú (ghi theo sổ hộ khẩu):
5. Địa chỉ tạm trú dài hạn (nếu có):
6. Giấy chứng minh nhân dân số:
Ngày cấp:
Nơi cấp:
7. Nghề nghiệp:
Nơi làm việc hiện nay:
8. Xin bảo lãnh cho.......thân nhân đang định cư ở nước......được hồi hương về cư
trú tại địa chỉ:
Số
TT
Họ và tên
Ngày
sinh
Quốc
tịch
Số hộ Chỗ ở hiện nay Quan hệ với
chiếu
ở nước ngoài
người bảo lãnh
9. Đảm bảo cuộc sống cho thân nhân sau khi hồi hương (1)
a. Về nhà ở:
Người bảo lãnh cung cấp cho người hồi hương
Người hồi hương tự mua
b. Về nguồn sống thường xuyên:
Người bảo lãnh cung cấp tài chính hoặc nuôi dưỡng người hồi
hương
Người hồi hương tự lo
Tôi xin cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật.
ý kiến của UBND phường, xã
199
nơi người bảo lãnh thường trú (2)
Làm tại... ngày
tháng
năm
Người bảo lãnh ký tên
47
..................................................
..................................................
..................................................
Ghi chú:
(1) Người bảo lãnh chọn cách nào thì gạch chéo vào ô tương ứng
(2) Chủ tịch UBND phường, xã ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh. Nếu
không đồng ý với điểm nào cần ghi rõ lý do.
48
Phụ lục 3: Danh sách các bệnh viện ở Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Giải Phóng
Tel: 869 3731 / 869 3732
Bệnh viện Đống Đa
Địa chỉ: 168 Nguyễn Lương Bằng.
Tel: 856 4025 / 851 2119
Bệnh viện E
Địa chỉ: Cổ Nhuế, Từ Liêm
Tel: 834 3832 / 835-4139
Bệnh viện Hai Bà Trưng
Địa chỉ: Ngõ Mai Hương, Thanh Nhàn
Tel : 826 4373
Bệnh viện Hữu Nghị
Địa chỉ: 1 Trần Khánh Dư.
Tel: 825 2231
Bệnh viện Việt-Đức
Địa chỉ: 40 Tràng Thi.
Tel: (825 5912
Bệnh viện Phụ Sản
Địa chỉ: Đường Thành Công
Tel: 834 3285 / 834 3599
Bệnh viện Hoàn Kiếm
Địa chỉ: 92 Trần Hưng Đạo.
Tel: 825 7374
Bệnh viện Y Học Dân Tộc
Địa chỉ: 34 Hoè Nhai.
Tel: 828 3253 / 828 3258
Mã vùng ĐT: + 84 4
Bệnh viện Xanh Pôn
Địa chỉ: 59 Trần Phú
Tel: 823 3064 / 823 3073
Bệnh viện K
Địa chỉ: 43 Quán Sứ.
Tel: 824 6652
Fax: 825 3757
Bệnh viện 198
Địa chỉ: Mai Dịch, Từ Liêm.
Tel: 834 3114 / 834 3113
Bệnh viện Quân đội 108
Địa chỉ: phố Trần Hưng Đạo.
Tel: 069 -555 283
Bệnh viện Việt Nam-Cuba
Địa chỉ: 37 Hai Bà Trưng
Tel: 825 5954 / 825 3304
Bệnh viện Quân Đội 354
Địa chỉ: Phố Đốc Ngữ.
Tel: 834 85595
Bệnh viện Việt Pháp
Địa chỉ: Phương Mai - Đống Đa
Tel: 574 0740
Hà Nội Family Pratice
Địa chỉ: A-I Vạn Phúc, #109-112
Tel: 843 07 48
Cấp cứu 24/24: 090401919
Phụ lục 4: Danh sách các bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh
Mã ĐT: + 84 8
Bệnh viện 30/4
Địa chỉ: 9 Sư Vạn Hạnh, q.5
Tel: 835 4986
Bệnh viện An Nhơn Tây
Địa chỉ: xã An Nhơn Tây
Tel: 892 0484
Bệnh viện Gò Vấp
Địa chỉ: 212 Đường 26/ 3, q. Gò Vấp
Tel: 894 5098
Bệnh viện Hùng Vương
Địa chỉ: 128 Hùng Vương, q.5
Tel: 855 8532
49
Bệnh viện Cần Giờ
Địa chỉ: Cần Thanh, huyện Cần Giờ.
Tel: 874 0317
Viện Vacines
Địa chỉ: 14-15 Hùng Vương, q. 5
Tel: 835 5633
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, q. 5
Tel: 835 4332
International SOS
Địa chỉ: 65 Nguyễn Du, q.1
Tel: 829 8424
Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, q.5
Tel: 855 4138
Columbia Pacific – Gia Định
Địa chỉ: 01 Trần Long, q. Bình Thạnh
Tel: 803 0678
Bệnh viện Thống Nhất
Địa chỉ: 1 Lý Thường Kiệt, q. Tân Bình
Tel: 864 0339
Viện Pasteur
Địa chỉ: 167 Pasteur, q. 3
Tel: 823 0352
Phụ lục 5: Danh sách các bệnh viện ở thành phố Huế Mã vùng ĐT:+84 54
Bệnh viện trung tâm Huế
Địa chỉ: 16 Lê Lợi
Tel: ((84.54) 822 326; 822 325
Bệnh viện Huế
Địa chỉ: Kim Long
Tel: (84.54) 823 694; 822 280
Bệnh viện Đường Sắt Huế
Địa chỉ: 2/12 Bùi Thị Xuân
Tel: ((84.54) 822 133; 822 698
Bệnh viện Y học Dân tộc
Địa chỉ: 1A Nguyễn Trãi
Tel: (84.54) 823 969; 822 842
Phụ lục 6: Danh sách các bệnh viện ở thành phố Đà Nẵng
51
Phòng khám Đà Nẵng
Địa chỉ: 76 đường Hải Phòng
Tel: 821 118
Mã vùng ĐT:+84
Bệnh viện Đà Nẵng
Địa chỉ: 11 Cao Thắng
Tel: 822 605
Bệnh viện Y học Dân tộc
Tel: 823 286
Phụ lục 7: Danh sách các bệnh viện ở thành phố Nha Trang Mã vùng ĐT:+84
58
Bệnh viện Khánh Hoà
Địa chỉ: 19 Yersin, Nha Trang
Tel: 822 168
Phụ lục 8: Danh sách các bệnh viện ở Bà Rịa Vũng Tàu
ĐT:+84 64
Mã vùng
50
Bệnh viện Lê Lợi
Địa chỉ: Lê Lợi, Phường I
Bệnh viện Bà Rịa
Địa chỉ: Thành Thái Str.
Vạn Phước Xuân
Add: 4 Trưng Nhị, Vũng Tàu
Tel: 853 757
Bệnh viện OSCAT
Địa chỉ: Thành Thái.
51

Similar documents