tổng quan cam kết thuế trong tpp và fta việt nam

Transcription

tổng quan cam kết thuế trong tpp và fta việt nam
Vụ Hợp tác Quốc tế
BỘ TÀI CHÍNH
Tháng 12/2015
12/29/2015
Phần 1: Tổng quan các FTA của Việt Nam
Phần 2: Cam kết thuế của Việt Nam trong
TPP và EU
Phần 3: Cam kết của TPP, EU dành cho Việt Nam
Phần 4: Các vấn đề đặt ra
12/29/2015
Phần 1: Tổng quan các FTA của Việt Nam
Mạng lưới các FTA của Việt Nam
Đã ký kết
Việt Nam - Nhật Bản
ATIGA
Việt Nam - Chi Lê
ASEAN-Trung Quốc
Việt Nam - Hàn Quốc
ASEAN-Hàn Quốc
Việt Nam
ASEAN - Ấn Độ
VN - Liên minh Kinh
tế Á-Âu
ASEAN-Úc-Niuzilan
Việt Nam - EU
ASEAN-Nhật Bản
Việt Nam - EFTA
Đang đàm phán
RCEP
ASEAN-HK
Đang đàm
phán/chờ phê
duyệt nội bộ
TPP
CAM KẾT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU TRONG CÁC FTA
ĐÃ KÝ KẾT
KHUÔN KHỔ
PHẠM VI (% số dòng
thuế)
HIỆU LỰC
HOÀN THÀNH
1. ASEAN
98%
1999
2015/2018
2. ACFTA
90%
2005
2015/2018
3. AKFTA
86%
2007
2016/2018
4. AANZFTA
90%
2009
2018/2020
5. AIFTA
78%
2010
2020
6. AJEPA
87%
2008
2025
7. VJEPA
92%
2009
2026
8. VCFTA
89%
2014
2030
9. VKFTA
88%
2016
2031
10.VNEAEUFTA
88%
2016
2027
12/29/2015
Tỉ trọng kim ngạch XNK FTA
Thế giới
0.0%
ASEAN
14.0%
Các nước khác
18.1%
EU
12.6%
Trung Quốc
20.1%
Hoa Kỳ
12.0%
Hàn Quốc
9.7%
Nhật Bản
8.8%
EAEU Chi lê
Ấn Độ
1.0% 0.3%
1.9% Úc-Niudilân
1.6%
12/29/2015
Phần 2: Cam kết thuế của Việt Nam trong TPP và EU
12/29/2015
Kim ngạch nhập khẩu trung bình 2012-2014
140.00
130.59
120.00
100.00
80.00
60.00
40.00
30.61
20.00
9.05
0.00
Thế giới
Đơn vị: tỷ USD
TPP
EU
12/29/2015
Việt Nam NK từ TPP
(2012-1014)
1.45%
0.53%
0.26%
Hoa Kỳ
12.70%
17.75%
Nhật Bản
AANZ
Chile
Canada
20.68%
Singapore
Malaysia
37.45%
1.36%
1.15%
6.67%
Brunei
Mexico
Peru
Trung bình 30,6 tỷ USD/năm
12/29/2015
Kim ngạch thương mại Việt Nam và EU
12/29/2015
CAM KẾT THUẾ NK TRONG TPP
 TPP: 12 nước thành viên (Úc, Bru-nây, Ca-na-da, Chi-lê, Nhật
Bản, Ma-lay-xi-a, Mê-xi-cô, Niu-zi-lân, Pê-ru, Xing-ga-po, Mỹ
và Việt Nam). Khu vực TPP có dân số trên 800 triệu người,
chiếm trên 40% GDP và 1/3 tổng kim ngach thương mại toàn
cầu.
 Thuế nhập khẩu: Việt Nam hướng đến cam kết 100% mặt hàng,
chỉ trừ một số ít các mặt hàng hạn ngạch thuế quan đang áp
dụng hiện nay.
 Thuế xuất khẩu: Xóa bỏ ngay hoặc có lộ trình, trừ 70 mặt hàng
quan trọng bảo lưu
12/29/2015
Cam kết thuế NK của Việt Nam trong TPP
 Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế trong Hiệp định TPP,
theo đó:
 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực;
 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định
có hiệu lực;
 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực;
 Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa
bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
12/29/2015
Cam kết thuế NK của Việt Nam trong TPP
o Sản phẩm công nghiệp
 Ô tô: xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới, riêng ô tô con có dung
tích xi lanh từ 3000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10;. Áp dụng hạn ngạch
thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn ngạch ban đầu là 66 chiếc, lượng hạn ngạch
sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16. Thuế trong hạn ngạch giảm về 0%
vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất MFN.
 Sắt thép, xăng dầu: chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11.
 Nhựa và sản phẩm nhựa; Hóa chất và sản phẩm hóa chất; Giấy, đồ gỗ; Máy móc,
thiết bị: phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào
năm thứ 4.
 Dệt may, giày dép: xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
 Rượu bia: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 3 đối với rượu sake, các mặt hàng
còn lại xóa bỏ thuế vào năm thứ 11, một số loại vào năm thứ 12.
12/29/2015
Cam kết thuế NK của Việt Nam trong TPP
o Sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản
 Thịt gà: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau vào năm thứ 11/12.
 Thịt lợn: xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi vào năm thứ 8 năm đối với
thịt lợn đông lạnh.
 Gạo: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
 Ngô: xóa bỏ sau vào năm thứ 5 một số loại xoá bỏ vào năm thứ 6.
 Sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xoá bỏ vào năm thứ 3.
 Thực phẩm chế biến từ thịt: xóa bỏ vào năm thứ 8 đến năm thứ 11, chế biến từ thủy sản xóa bỏ
vào năm thứ 5.
 Mặt hàng đường, trứng, muối: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch của WTO vào năm thứ 6 đối với
mặt hàng trứng và vào năm thứ 11 đối với mặt hàng đường, muối. Thuế ngoài hạn ngạch giữ
như mức MFN.
 Lá thuốc lá: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch vào năm thứ 11 đối với lượng hạn ngạch 500 tấn, mỗi
năm tăng thêm 5% trong vòng 20 năm. Thuế suất ngoài hạn ngạch duy trì ở mức MFN đến năm
thứ 20, đến năm 21 thuế nhập khẩu về về 0%.
 Thuốc lá điếu: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16.
 Phân bón: xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
12/29/2015
CAM KẾT THUẾ NK TRONG EU
 EU: gồm 28 nước thành viên, với tổng GDP trên 15.000 tỷ USD
– chiếm khoảng 22% GDP thế giới, tổng KNXNK khoảng 3800
tỷ USD
 Thuế nhập khẩu: Việt Nam và EU cam kết xóa bỏ thuế XK đối
với 99% số dòng thuế trong vòng 7 năm đối với EU và 10 năm
đối với Việt Nam. Về các dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho
nhau hạn ngạch thuế quan, cắt giảm thuế quan một phần hoặc
thời gian xóa bỏ thuế quan dài hơn.
 Thuế xuất khẩu: Xóa bỏ ngay hoặc có lộ trình, trừ 57 mặt hàng
quan trọng bảo lưu
12/29/2015
Cam kết thuế NK của Việt Nam trong EU
o Sản phẩm công nghiệp
 Ô tô: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 9 năm đối với ô tô phân khối lớn (trên 3000cc cho động
cơ xăng và trên 2500 cc cho động cơ diesel) và 10 năm đối với các loại ô tô còn lại.
 Linh kiện, phụ tùng ô tô: Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan sau tối đa 7 năm.
 Xe máy: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 7 năm đối với xe máy phân khối lớn (trên 150cc) và
sau 10 năm đối với các nhóm xe máy còn lại.
 Hóa chất: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau tối đa 7 năm, trong đó, khoảng 70% kim ngạch nhập
khẩu hóa chất từ EU được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
 Đồ uống có cồn: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan tối đa không quá 10 năm.
 Cá và các sản phẩm cá: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau tối đa 3 năm đối với cá, và tối đa 7
năm đối với chế phẩm từ cá.
 Máy móc thiết bị: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan tối đa 7 năm.
 Sản phẩm gỗ, giấy: Việt nam cam kết xóa bỏ thuế quan tối đa 7 năm.
12/29/2015
Cam kết thuế NK của Việt Nam trong EU
o Sản phẩm nông nghiệp
 Thịt bò: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 3 năm đối với thịt bò.
 Thịt lợn: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 7 năm đối với thịt lợn đông lạnh, 9 năm đối
với các nhóm thịt lợn khác.
 Thịt gà: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 10 năm đối với thịt gà.
 Sữa và sản phẩm sữa: Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan sau 3-5 năm.
 Thuốc lá, xì gà: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 15 năm.
 Nhóm đang áp dụng chính sách TRQ (gồm trứng, đường, lá thuốc lá, muối): Việt Nam cam
kết xóa bỏ thuế quan trong hạn ngạch WTO sau 10 năm, không cam kết đối với thuế quan
ngoài hạn ngạch.
12/29/2015
CAM KẾT VỀ THUẾ XUẤT KHẨU
Hiện trạng áp dụng thuế XK
o Diện mặt hàng:
•
•
•
•
•
•
Khoáng sản (đá, cát, sỏi);
Quặng các loại;
Nông sản (dừa, cây, cao su, da sống của động vật);
Gỗ;
Kim loại, phế liệu kim loại thường và màu;
Sản phẩm chế biến từ khoáng sản (oxit kim loại, kim loại).
o Thuế suất:
• Cao nhất đối với nhóm khoáng sản, quặng (10-40%);
• Trung bình đối với nhóm kim loại, phế liệu kim loại (10-22%);
• Thấp đối với nhóm nông sản, gỗ,… (1-15%).
THUẾ XUẤT KHẨU KHẨU (tiếp)
 Cam kết trong WTO
Cam kết đối với nhóm phế liệu kim loại, giảm thuế xuất khẩu sau 5 năm gia nhập
WTO (2012) về mức 17% và 22%.
Việt Nam vẫn có quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với tất cả các mặt hàng.
 Cam kết trong TPP
Cam kết không áp dụng mới thuế xuất khẩu so với Biểu thuế xuất khẩu hiện hành.
Trong tổng số 474 mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu:
• Xóa bỏ thuế xuất khẩu với 404 dòng thuế với hàng xuất khẩu sang TPP, lộ trình
lên đến 15 năm.
• Duy trì thuế xuất khẩu và áp dụng một mức trần thuế suất thuế xuất khẩu đối với
70 dòng thuế.
THUẾ XUẤT KHẨU KHẨU (tiếp)
Cam kết trong TPP (tiếp)
o404 dòng thuế xóa bỏ thuế XK
Có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay, xóa bỏ trong vòng 5/7/10/12/15 năm đối với các nhóm
mặt hàng còn lại với lộ trình thuế giảm đều, giảm theo lộ trình đặc biệt hoặc giữ nguyên ở mức
hiện hành rồi cuối cùng xóa bỏ sau khoảng thời gian tương ứng với lộ trình
o 70 dòng thuế bảo lưu thuế XK
 Nhóm khoáng sản: cát (Ch.25), đá phiến (2514), đá làm tượng đài hoặc xây dựng (2516),
quặng dolomite (2518), quặng amiăng (2524), đá vôi (2521), quặng steatit (2526).
 Nhóm quặng: quặng đồng (2603), quặng coban (2605), quặng nhôm (2606), quặng chì (2607),
quặng kẽm (2608), quặng urani (2612), quặng thori (2612), quặng titan (2614), quặng zircon
(2615), quặng vàng (2616) và quặng antimon (2617).
 Nhóm than đá (2701), than non (2702), than bùn (2703), và dầu thô (2709).
 Nhóm vàng (7108), vàng trang sức (7113-7115).
THUẾ XUẤT KHẨU KHẨU (tiếp)
Cam kết trong EU
o Cam kết không áp dụng mới thuế xuất khẩu so với Biểu thuế xuất khẩu hiện hành.
o Trong tổng số 474 mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu:
• Xóa bỏ thuế xuất khẩu với 417 dòng thuế với hàng xuất khẩu sang EU, lộ trình lên đến
15 năm.
• Duy trì thuế xuất khẩu và áp dụng một mức trần thuế suất thuế xuất khẩu đối với 57
dòng thuế.
THUẾ XUẤT KHẨU KHẨU (tiếp)
Cam kết trong EU (tiếp)
o 417 dòng thuế xóa bỏ thuế XK
Có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay, xóa bỏ trong vòng 5/7/10/12/15 năm đối với các nhóm mặt hàng
còn lại với lộ trình thuế giảm đều, giảm theo lộ trình đặc biệt hoặc giữ nguyên ở mức hiện hành rồi cuối
cùng xóa bỏ sau khoảng thời gian tương ứng với lộ trình
o 57 dòng thuế bảo lưu thuế XK
(i) Nhóm khoáng sản: cát (Ch.25), đá phiến (2514), đá làm tượng đài hoặc xây dựng (2516), đá vôi
(2521), quặng steatit (2526).
(ii) Nhóm quặng: quặng sắt (2601), quặng mangan (2602), quặng đồng (2603), quặng niken (2604),
quặng nhôm (2606), quặng chì (2607), quặng kẽm (2608), quặng urani (2612), quặng thori (2612), quặng
zircon (2615), quặng antimon (2617).
(iii) Nhóm than đá (2701), than non (2702), than bùn (2703), than cốc (2704) và dầu thô (2709).
(iv) Nhóm vàng (7108) và vàng trang sức (7113-7115).
Phần 3: Cam kết của TPP, EU dành cho Việt Nam
12/29/2015
Kim ngạch xuất khẩu trung bình 2012-2014
140.00
131.09
120.00
100.00
80.00
60.00
51.20
40.00
24.19
20.00
0.00
Thế giới
Đơn vị: tỷ USD
TPP
EU
12/29/2015
Việt Nam XK sang TPP
(2012-1014)
0.05%
1.70% 0.26%
Hoa Kỳ
8.64%
3.12%
0.59%
Nhật Bản
4.93%
AANZ
Chile
47.01%
7.04%
Canada
Singapore
Malaysia
Brunei
26.66%
Mexico
Peru
Trung bình 51,2 tỷ USD/năm
12/29/2015
PHẦN 4: CAM KẾT CỦA CÁC ĐỐI TÁC TRONG TPP, EU
TPP:
 Cam kết khoảng từ 78-95% số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập
khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ
trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy
cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế
quan...
12/29/2015
HOA KỲ
o Về nông nghiệp:
 Hoa Kỳ sẽ xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp (tương
đương 97,7% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 0,95 tỷ USD)
ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam như gạo, mật ong, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, rau quả đều
được xóa bỏ thuế ngay.
 Vào năm thứ 10, tổng số dòng thuế nông nghiệp được xóa bỏ là
97,4%. Hoa kỳ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 35 dòng thuế
đường và sản phẩm chứa đường.
12/29/2015
HOA KỲ (tiếp)
o Về công nghiệp (trừ dệt may):
 85,6% tổng số dòng thuế công nghiệp được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực (74,2%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tương đương với 6 tỷ USD). Vào năm thứ
10, Hoa Kỳ sẽ xóa bỏ xấp xỉ 100% số dòng thuế công nghiệp.
 Thủy sản: Xóa bỏ ngay hoặc vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (riêng cá ngừ chế
biến xóa bỏ vào năm thứ 10).
 Giày dép: 85% số dòng thuế giày dép được xóa bỏ ngay (tương đương 39,7% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,15 tỷ USD), đồng thời 3,2% số dòng thuế có kim
ngạch lớn (58% kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD) Hoa Kỳ cam kết giảm ngay từ 40% 55% mức hiện hành và xóa bỏ hoàn toàn thuế suất vào năm thứ 12.
 Đồ gỗ, cao su, dây cáp điện: Xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu trừ lốp ô tô (xóa bỏ thuế vào năm
thứ 10) và 2 dòng thuế dây cáp điện (xóa bỏ thuế vào năm thứ 5).
 Sản phẩm nhựa: 50% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, còn lại xóa
bỏ sau tối đa vào năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
 Điện, điện tử: khoảng 80% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay, một số mặt hàng còn lại được
xóa bỏ vào năm thứ 3 đến năm thứ 5 và chỉ một số ít sản phẩm được xóa bỏ vào năm
thứ 10.
12/29/2015
HOA KỲ (tiếp)
o Về dệt may:
 73,1% số dòng thuế (1.182 dòng) được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định
có hiệu lực, chiếm 46,1% kim ngạch (tương đương 3,5 tỷ USD).
 Thêm 7% số dòng thuế dệt may sẽ được xóa bỏ thuế vào năm thứ 5.
 Ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện Hiệp định, 19,7% số dòng thuế có
kim ngạch lớn, chiếm tổng số 51,3% xuất khẩu dệt may của Việt Nam
sang Hoa Kỳ sẽ được giảm thuế suất từ 35-50% so với mức hiện hành và
được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 12 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
12/29/2015
CANADA
 Ca-na-đa cam kết xóa bỏ ngay 94,9% số dòng thuế, tương đương 77,9% kim ngạch nhập khẩu
từ Việt Nam (0,88 tỷ USD) ngay khi Hiệp định có hiệu lực và tổng số dòng thuế được xóa bỏ
lên tới 96,3% số dòng thuế, tương đương với 93,4% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào
năm thứ 4.
 Ca-na-đa duy trì hạn ngạch thuế đối với 96 dòng thuế của 3 nhóm mặt hàng: (i) thịt gà; (ii)
trứng và (iii) bơ sữa và sản phẩm bơ sữa.
 Nông sản, điện, điện tử của Việt Nam được xóa bỏ phần lớn thuế quan ngay thời điểm bắt đầu
triển khai cam kết. Mặt hàng đồ nội thất, cao su sẽ được xóa bỏ hoàn toàn ngay từ khi Hiệp
định có hiệu lực hoặc vào năm thứ 5.
 Các mặt hàng dệt may sẽ được xóa bỏ 100% thuế vào năm thứ 4, trong đó 42,9% kim ngạch
xuất khẩu dệt may được hưởng thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
 Giày dép: Đa số xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu giày
dép), 12% kim ngạch xuất khẩu sẽ xóa bỏ thuế vào năm thứ 7, 01 dòng thuế có có kim ngạch
lớn (10,7% kim ngạch giày dép) sẽ được cắt giảm 75% so với mức hiện hành và 09 dòng cam
kết xóa bỏ vào năm thứ 12 (9,5% kim ngạch xuất khẩu giày dép).
12/29/2015
NHẬT BẢN
 Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế (chiếm
93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản(tương đương 10,5 tỷ
USD) và vào năm thứ 11 xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.
 Đối với nông sản từ Việt Nam, Nhật bản không cam kết mặt hàng gạo và áp dụng
hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần hoặc cam kết kèm theo các biện pháp
phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng nhạy cảm như thịt trâu bò, thịt lợn,
sữa, sản phẩm sữa, lúa mỳ, lúa gạo và các chế phẩm phẩm của chúng.
 Nhiều mặt hàng ưu tiên của Việt Nam được rút ngắn đáng kể lộ trình so với cam kết
tại Hiệp định FTA Việt Nam – Nhật Bản như đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh
của VN được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực như các mặt
hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm,
cua ghẹ.... Toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA
Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong TPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6,
năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
12/29/2015
NHẬT BẢN (tiếp)
 Mặt hàng rau quả, Nhật Bản cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3
hoặc năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
 Mặt hàng mật ong: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 8.
 Mặt hàng giày dép: 79,5 % kim ngạch các xóa bỏ thuế vào năm thứ
10 và các mặt hàng còn lại (giày da) sẽ xóa bỏ thuế suất vào năm
thứ 16.
 Mặt hàng vali, túi xách bằng da: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 16.
 Dệt may: 98,8% số dòng thuế sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực, tương đương 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
của Việt Nam sang Nhật Bản. Những mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình
xóa bỏ thuế vào năm thứ 10.
12/29/2015
MÊ-XI-CÔ
Tại thời điểm bắt đầu thực thi cam kết, tổng số 77,2% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế ngay
(chiếm 36,5% kim ngạch XK của Việt Nam sang Mê-xi-cô, tương ứng với 282 triệu USD). Vào
năm thứ 10, 98% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu, tương ứng với 440 triệu USD.
Mê-xi-cô không cam kết xóa bỏ thuế đối với mặt hàng đường và áp dụng hạn ngạch thuế đối
với sữa kem và sản phẩm; dầu cọ.
 Thủy sản: Cá tra, basa, xóa bỏ thuế vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; Tôm
đông lạnh xóa bỏ vào năm thứ 13; Tôm chế biến xóa bỏ vào năm thứ 12. Cá ngừ chế biến
xóa bỏ thuế vào năm thứ 16, trong đó giữ nguyên mức thuế cơ sở trong 5 năm đầu tiên rồi
giảm dần về 0%.
 Gạo: Thóc, gạo lứt và gạo tấm xóa bỏ thuê ngay khi Hiệp định có hiệu lực; các mặt hàng
gạo xay xát sẽ giảm về 0% vào năm thứ 10.
 Dệt may: Xóa bỏ thuế theo lộ trình và tối đa vào năm thứ 16.
 Giày dép: Xóa bỏ thuế theo lộ trình và tối đa vào năm thứ 13.
 Túi xách: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 10.
 Cà phê: Xóa bỏ thuế cà phê hạt Robusta vào năm thứ 16, cà phê hạt Arabica và cà phê chế
biến giảm mức thuế suất 50% so với mức thuế hiện hành vào năm thứ 5 và năm thứ 10 kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực.
12/29/2015
 Gạo: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 11.
PÊ-RU
 Pê-ru cam kết xóa bỏ tới 80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực,
tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ VN (15,6 triệu USD) và sẽ xóa
bỏ thuế quan đối với 99,4% tổng số dòng thuế vào năm thứ 17. Pê-ru duy trì
thuế theo biến động giá đối với 47 dòng thuế gồm sữa, ngô, gạo, đường.
 Các mặt hàng nông sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như điều, chè,
tiêu, rau quả, một số loại cà phê đều được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp
định có hiệu lực. Nhóm mặt hàng dệt may, giày dép lại có lộ trình cắt giảm
dài, xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đến năm thứ 16 kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực.
12/29/2015
ÚC và NIU-ZI-LÂN
o Úc:
 Tổng số 93% số dòng thuế của Úc, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường này (2,9 tỷ USD) sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi
thực hiện Hiệp định. Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế với lộ trình
cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4.
o Niu-zi-lân:
 Niu-di-lân sẽ xóa bỏ 94,6% số dòng thuế cho Việt Nam ngay khi Hiệp định
có hiệu lực, tương đương 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường này (101 triệu USD). vào năm thứ 7 năm kể từ khi thực hiện Hiệp
định, các dòng thuế còn lại sẽ dần được xóa bỏ hoàn toàn.
12/29/2015
CHI-LÊ
 Chi - lê cam kết xóa bỏ đối với 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chilê (76 triệu USD).
 Vào năm thứ 8, Chi-lê sẽ xóa bỏ 99,9% số dòng thuế, tương ứng với 100%
kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam.
 Các mặt hàng nông sản, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đều
được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Giày dép, cao su sẽ được
xóa bỏ thuế theo lộ trình tối đa vào năm thứ 4. Mặt hàng dệt may sẽ được
xóa bỏ tối đa vào năm thứ 8.
12/29/2015
Cam kết của Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a và Bru-nây trong TPP
o Xinh-ga-po:
 Xinh-ga-po xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay khi thực
hiện Hiệp định.
o Ma-lai-xi-a:
 Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ ngay đối với 84,7% số dòng thuế khi Hiệp định có hiệu
lực và xóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng thuế còn lại. Vào năm thứ 11, tổng số
dòng hàng cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của Ma-lai-xi-a lên tới 99,9%. Ma-lay-xia áp dụng hạn ngạch thuế đối với 15 dòng thuế trứng gia cầm, thị gà, thịt lợn và thịt
bò.
o Bru-nây:
 Ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện Hiệp định, Bru-nây sẽ xóa bỏ 92% số dòng
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (tương đương 7.639 dòng) và sẽ xóa
bỏ tới 99,9% vào năm thứ 7 và sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm thứ 11.
12/29/2015
CAM KẾT CỦA EU
EU:

EU sẽ xóa bỏ thuế NK đối với khoảng 85,6% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực

EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 7
năm.

Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập
khẩu trong hạn ngạch là 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sẽ được EU xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có
hiệu lực hoặc hoặc có lộ trình không quá 7 năm, ví dụ:

Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản
phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Trong đó, nhiều nhóm sản phẩm quan trọng sẽ
được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng
hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.

Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo
nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn khi Hiệp định có hiệu lực. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ
được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.

Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm
sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
12/29/2015
Phần 4: Các vấn đề đặt ra
CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1. Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước: thể chế, năng lực quản
lý, thu chi ngân sách, cải cách thủ tục hành chính...
2. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của DN Việt Nam
3. Tầm nhìn, xu hướng hội nhập kinh tế
LIÊN HỆ
PHÒNG HỘI NHẬP
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
BỘ TÀI CHÍNH
SỐ ĐT: (04) 22202828 (7039)
SỐ FAX: (04) 22208109
12/29/2015
XIN CẢM ƠN
12/29/2015

Similar documents

Thực-Phẩm Ảnh-Hưởng Chất Đường Trong Máu Như

Thực-Phẩm Ảnh-Hưởng Chất Đường Trong Máu Như Nếu bạn có bệnh tiểu đường thay đổi lượng cơm bạn ǎn có thễ làm giảm đường trong máu. Dù chọn gạo trắng hay gạo nâu, hãy giữ khẩu phần nhỏ trong giờ ăn. Hình này chỉ cho thấy một chén nhỏ cơm, một ...

More information