TRIẾT LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC – NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN NÔNG

Transcription

TRIẾT LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC – NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN NÔNG
TRIẾT LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC – NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Chính sách “Nông nghiệp hóa học hiện đại” đã tạo ra “Thời kỳ đủ ăn” một cách tuyệt
vời cho nhân loại từ trong nhiều năm qua. Trải qua hơn 50 năm, nhiều quốc gia đã từ bỏ
nền Nông nghiệp hữu cơ vốn được nông dân sử dụng từ thủa xa xưa, thay vào đó là
chính sách “Nông nghiệp hóa học hiện đại” to lớn. Tuy nhiên chính sách này đang xuất
hiện những bất cập, các tác hại ở Mỹ - nơi khởi đầu tiên phong của nó. Khi có mưa lớn,
lớp đất bề mặt đã mất khả năng sinh sản sẽ trôi đi cùng với nước mưa, môi trường bị phá
hoại, cân bằng sinh thái bị hủy hoại, đất trọc ở mọi nơi trên thế giới đang tăng lên. Các
nhà nông học đã quên đi mất tầm quan trọng của Oxy - Nước - Vi sinh vật mà cứ phổ cập
Nitrogen - Axit Phosphoric - Kali (NPK) làm nền tảng của nông học.
Các nước châu Âu và Nhật Bản đã tiếp tục gìn giữ kiến thức của tổ tiên, lấy Nông
nghiệp hữu cơ làm trụ cột của đất nước, bây giờ cũng đang khôn ngoan duy trì tỷ lệ tự
cung tự cấp cao. Việc tạo ra đất, tạo ra con người phải là chính sách cốt lõi của đất nước.
Chúng ta đã gửi gắm những kỳ vọng tương lai vào “Nông nghiệp hóa học hiện đại”.
Nhưng cũng có lúc chúng ta phải nhìn lại, phải chú ý đến sự không bình thường của cơ
thể mình cũng như về tình trạng tử vong nhiều do ngộ độc thuốc trừ sâu của nông dân.
Những hóa chất trải qua một thời gian dài tích lũy trong cơ thể, gây ảnh hưởng xáo trộn
đến hệ thần kinh.
Chúng tôi phát minh ra ”Enzyme NEEM ”
dựa trên triết lý ĐA DẠNG SINH HỌC
Làm đòn bẩy trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ,
với giải pháp:
“Dùng tự nhiên để giải quyết các vấn đề của tự nhiên”
Nhà nghiên cứu vi sinh, sinh-hóa, Nông gia YASUHITO NARUSHIMA
người Nhật Bản – một thành viên sáng lập của dự án – trong quá trình lấy
bản thân làm thực tiễn, ông đã tìm ra Nông pháp “Vi khuẩn tạo ra tất cả”,
canh tác nông nghiệp không phụ thuộc vào Thuốc trừ sâu và Phân bón hóa
học. Bằng việc duy trì tính đa dạng sinh học, sau 40 năm theo đuổi, ông đã
giải quyết được tính kinh tế, tìm ra được năng suất hoàn hảo trong sản xuất
nông nghiệp trong khi vẫn đảm bảo nền tảng NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.
ỨNG DỤNG
HIỆU QUẢ
NGUYÊN LIỆU
Tạo ra đất có khả năng sinh sản, cây
trồng có sức đề kháng tự nhiên, sức
sống khỏe.
Thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao
phẩm chất, tăng năng suất.
Nguyên liệu 100% từ thiên nhiên
- Tạo nên cuộc cách mạng thổ
nhưỡng trong việc cải thiện nhiều loại
đất thành đất giàu tầng vi sinh vật như
trong rừng nguyên sinh.
- Làm cho đất khỏe mạnh, làm cho
cây trồng khỏe mạnh, có sức đề kháng
đối với sâu bệnh gây hại.
- Khi sử dụng “Enzyme Neem”, cây
trồng trở nên khỏe mạnh nhờ các chất
do vi khuẩn tạo ra, đạt được thu hoạch
tự nhiên.
- Thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao
phẩm chất, nâng cao mùi vị, tăng năng
suất.
Về “Cải tạo đất, những vấn đề về
đất, những vấn đề do canh tác liên tục,
biện pháp đối với sâu bệnh hại” - Tham
khảo Mục 1, 2.
Về “Thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao
phẩm chất, tăng năng suất” - Tham
khảo Mục 3.
MÔI TRƯỜNG
Thân thiện với môi trường, không
khử trùng đất, đất hữu cơ
Là chất phát minh sau 40 năm nghiên cứu, có
khả năng chỉ dùng duy nhất vi khuẩn để tạo ra
đất như của rừng nguyên sinh, kích thích cân
bằng tăng trưởng nhóm vi sinh vật phức hợp
bằng lượng khoáng chất phong phú có được
khi lên men bằng enzyme gạo lứt những
nguyên liệu thiên nhiên chất lượng tốt như tảo
biển ở biển, thực vật ở đất liền, khoáng chất
ở núi….Là nguyên liệu thích hợp hữu cơ
được công nhận AFAS.
Hiện nay đang có những đề nghị và
hành động về và tính đa dạng sinh vật
và giảm thiểu gánh nặng môi trường.
Khi tiến hành thực hiện nông pháp “Vi
khuẩn tạo ra tất cả”, do đặc tính thân
thiện với môi trường, không phụ thuộc
vào hóa chất nên có thể tạo ra mùi vị tự
nhiên của cây trồng, có thể thưởng
thức hương vị thật sự của nông sản.
Về “Nguyên liệu 100% từ thiên nhiên” Tham khảo Mục 4.
Về “Thân thiện với môi trường do
không khử trùng đất, đất hữu cơ” Tham khảo Mục 5.
“ENZYME NEEM” TRONG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐẤT
1
Giải quyết những vấn đề của đất bằng việc sử dụng chất cải tạo đất “Enzyme Neem”, cải thiện thành đất giống đất rừng nguyên sinh dồi dào
vi sinh vật, khởi đầu cho một cuộc cách mạng đất. Ngoài ra còn làm cho đất khỏe mạnh, thực vật khỏe khoắn, có sức đề kháng đối với sâu bệnh hại.
Phương pháp canh tác thông thường lặp đi lặp lại liên tục
theo hướng chỉ dùng hóa chất là vấn đề đang đi vào bế tắc
* Tính thông khí xấu đi:
- Vì thiếu hoạt động của vi sinh vật đất, cấu tạo của đất bị rời
rạc hóa, khiến cho nước và oxy cũng không đi qua được.
- Dưỡng chất dư thừa không được phân giải. Nó bị phân hủy
trong điều kiện yếm khí, trở thành nơi trú ngụ của mầm bệnh. Khí
sunfua sinh ra cũng trở thành nơi tập hợp sâu bệnh. Đương nhiên,
nếu không khử trùng sát khuẩn đất và khử trùng sâu hại thì rễ sẽ
thối mục, thực vật trở thành nạn nhân của sâu hại, không thể thu
hoạch được.
- Khử trùng sát khuẩn và khử trùng sâu hại thì tốn kém kinh phí.
Trong khi hiện nay giá giá nông sản giảm mạnh thì chi phí trên là
một gánh nặng.
* Khả năng giữ nước giảm đi, tính thoát nước xấu đi:
- Đất trở nên cứng, khả năng giữ nước giảm đi, khi thời tiết khô
hạn, mao rễ lập tức bị đứt, thực vật bị héo. Do tính thoát nước
xấu đi, nếu trời mưa thì lầy lội, nếu khô hạn trở nên cứng, là đất
không có khả năng sinh sản, năng suất giảm, hạn chế thu nhập.
* Khả năng giữ phân giảm:
- Khi mưa, đất mất khả năng giữ nước/tính thoát nước xấu sẽ
cùng với phân bón bị trôi đi theo mưa. Sinh trưởng giảm đáng kể,
thu hoạch giảm. Ngoài ra, lượng phân bón trôi đi sẽ gây ô nhiễm
cho môi trường nước của hạ lưu và ao hồ.
* Những rối loạn sinh lý phát sinh do tích lũy các loại muối:
- Khi hàm lượng muối kiềm trong đất tích lũy đến mức độ nghiêm
trọng, muối sẽ đùn ra trên bề mặt đất canh tác. Hiệu quả của phân
bón sẽ kém đi, hiệu suất phân bón giảm. Ngoài ra, khi tình trạng
bệnh tiến triển, rễ bị cháy, biến thành màu nâu, chết héo. Nếu
không có rễ thì không mong có thu hoạch!
* Sinh trưởng không tốt do sự rễ không mọc dài:
- Do mặc dù không cần mọc dài, rễ vẫn có thể hấp thu phân bón
nên một cách cơ bản thì rễ sẽ không chịu mọc dài. Do đó mà sức
đề kháng đối với sâu bệnh hại không có, mà phun xịt thuốc trừ sâu
thường xuyên thì tốn kém kinh phí. Ngoài ra, chất lượng giảm,
không thể đối ứng với biến đổi thời tiết, lượng thu hoạch giảm,
xấu nhất là chết héo.
Biện pháp cải thiện: Phương pháp Giao phó cho vi khuẩn cải tạo đất
bằng chất cải tạo đất “Enzyme Neem” được tạo ra từ vi khuẩn tự nhiên
* Giao cho vi khuẩn cải thiện tính thông khí, khả năng giữ nước, tính thoát nước của đất:
- “Chỉ rải vào đất vi khuẩn lên men “Enzyme Neem”, chỉ phun tưới dung dịch Neem lên men, đất được
cải thiện ra sao?
- Nhóm vi sinh vật phức hợp, đặc biệt là trực khuẩn cỏ khô (Bacillus subtilis) có khả năng sinh sản mạnh, cứ
vài chục phút lại nhân đôi một lần và lặp đi lặp lại. Vi sinh vật này là siêu vi khuẩn có khả năng hoạt động ở
nhiệt độ từ - 200C đến 1000C. Vi khuẩn này không tăng trưởng ở sinh vật sống, chỉ tăng trưởng trên những vật
khô hép, là vi khuẩn hết sức an toàn. (Vi khuẩn lên men natto cũng là một loại này)
Vi sinh vật bằng các chất tiết ra đặc thù của mình, cốm hóa các hạt đất đã bị rời rạc thành thể bền vững (cấu
trúc cốm), cải thiện các tính chất vật lý của đất, duy trì tính thông khí, khả năng giữ nước, tính thoát nước của
đất. Nước có thể đi vào những lỗ trống trong đất, oxy tự nhiên, dưỡng chất được vận chuyển, rễ cây mọc ra.
Khi mao rễ héo, vi sinh vật sẽ phân hủy chúng. Rễ lại hấp thu, lại đâm sâu, nước và oxy được vận chuyển.
Ngoài ra, do tác dụng hoàn nguyên tuần hoàn của vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí được diễn ra trong đất, cung
cấp cho cây trồng các dưỡng chất như axit amin. Tác dụng tuần hoàn thức ăn được lặp đi lặp lại, thúc đẩy
sinh trưởng của cây trồng.
- Ngoài ra, các vi sinh vật phức hợp khác và vi khuẩn axit lactic cũng như các vi khuẩn khác tạo ra cấu trúc
cốm. Xạ khuẩn sinh trưởng trong những khe trống trong cấu trúc cốm đó, ăn xác vi sinh vật khác như vi khuẩn
quang hợp rồi sinh sôi mạnh mẽ. Khi xạ khuẩn tăng nhất thời, thức ăn trở nên thiếu, chúng dùng Chitin có trong
thành tế bào của nấm sợi làm thức ăn nên làm cho nấm sợi giảm đi.
* Cải thiện sự tích lũy muối và dưỡng chất dư thừa
- Do tác dụng hoạt tính của “Enzyme Neem” đã bón vào đất, vi sinh vật gia tăng, có thể đạt được rất nhiều kết
quả: cải thiện những vấn đề do canh tác liên tục: thúc đẩy lá cây quang hợp; cho quả to, bổ dưỡng; trang bị
sức đề kháng cho cây trồng; phòng ngừa đối với sâu bệnh hại.
- Vi sinh vật kỵ khí phân giải muối kiềm trong đất, hoàn nguyên cho cây trồng năng lượng sinh sản, giải trừ
một cách tự nhiên các loại muối là nguyên nhân chủ yếu của những tác hại sinh ra do canh tác liên tục.
* Tác dụng hoàn nguyên tuần hoàn của vi sinh vật đất là: “Enzyme Neem” không kén chọn đất!
- Khi vi sinh vật hiếu khí phân giải chất hữu cơ, sinh ra nhiệt, khí cacbonic (CO2) và khí ammoniac (NH4) và
các dưỡng chất khác. Vi sinh vật kỵ khí lại hấp thu khí cacbonic (CO2), biến đổi thành muối carbonate (CO3),
phân giải lân và kali không tan trong đất, cung cấp cho cây trồng. Ngoài ra, vừa giúp cho sinh trưởng của cây
trồng, vừa ức chế các vi khuẩn gây hại, cũng sinh ra chất etylen bổ sung hormon. Phân giải đạm thành axit
amin, sản sinh đường và oxy, vi sinh vật hiếu khí lại hấp thu những thứ này. Vi sinh vật kỵ khí phân giải
các muối kiềm (vôi) trong đất, hoàn nguyên cho cây trồng năng lượng sinh sản, xóa bỏ một cách tự
nhiên các loại muối (đạm, lân…) đang là nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề do canh tác liên tục.
Theo cách này, tác dụng hoàn nguyên tuần hoàn của vi sinh vật được lặp đi lặp lại thường xuyên, có lợi điểm
triển khai một cách tự động, đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và phục hồi môi trường.
Nếu bón “Enzyme Neem” và tác dụng hoàn nguyên tuần hoàn của vi sinh vật được xác lập,
thì nó sẽ tương thích với nhiều loại môi trường khác nhau.
“ENZYME NEEM” TRONG GIẢI PHÁP XỬ LÝ SÂU BỆNH HẠI
Bằng việc sử dụng chế phẩm cải tạo đất “Enzyme Neem”, tầng vi sinh vật do “Vi khuẩn tạo ra”
sẽ tiết ra chất phòng ngừa đối với sâu bệnh hại, tạo sức đề kháng cũng như đưa ra chỉ thị phòng ngừa.
Tác dụng hoạt tính của chất do vi sinh vật đất tiết ra đã được giải thích
- Chúng tôi không hiểu rõ cơ chế đó, chỉ biết có thể là cơ chế “Vi khuẩn cộng sinh”. Nhưng gần đây khoa học đã chứng minh cơ chế này có liên quan đến vi khuẩn nội sinh gọi là “Endo phyte”. Cơ
chế này có thể được hiểu như sau: các vi sinh vật vây quanh rễ cây đưa ra tín hiệu cộng sinh với các “Endo phyte”, thu hút các vi sinh vật vào nội thể thực vật đồng thời dưỡng chất được phân giải
bởi vi sinh vật cũng được hấp thu, tạo cơ thể thực vật khỏe mạnh, có khả năng bảo vệ thực vật khỏi kẻ thù bên ngoài.
- Ngoài ra, cũng hiểu rằng thực vật sẽ tiến hành các cơ chế phòng thủ sau khi “Endo phyte” đưa ra chỉ thị ngăn chặn mầm bệnh thâm nhập thực vật,.
Các vi sinh vật phức hợp khác và vi khuẩn axit lactic cũng như các vi khuẩn khác tạo ra cấu trúc cốm. Xạ khuẩn sinh sôi trong những lỗ trống trong cấu trúc cốm đó, ăn xác vi sinh vật khác như vi
khuẩn quang hợp rồi sinh trưởng mạnh mẽ. Khi xạ khuẩn tăng nhất thời, thức ăn trở nên thiếu, chúng dùng Chitin có trong thành tế bào của nấm sợi làm thức ăn nên làm cho nấm sợi giảm đi
* Hiệu quả của trực khuẩn cỏ khô:
* Hiệu lực của Neem:
Khi trực khuẩn cỏ khô này tăng trưởng, nó cũng phân hủy các vi sinh vật khác cũng như mầm
bệnh thành chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng nên sẽ cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của
gia súc, gia cầm. Đặc tính này cũng được lợi dụng để tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong đất.
Nếu số lượng trực khuẩn cỏ khô trong đất lên đến trên 107/cm3 thì có thể ngăn chặn hoàn
toàn các mầm bệnh cho thực vật.
- “Endo phyte” cũng tác động vào Neem tương tự như cách chúng tác động vào quá trình
sinh trưởng của thực vật. Thành phần vẫn còn chưa biết kích thích vi sinh vật, khiến chúng
có thể cộng sinh với “Endo phyte”, phòng ngừa được sâu bệnh hại.
* Hiệu quả của vi khuẩn quang hợp:
Khi phun tưới vào đất, xạ khuẩn có ích gia tăng sẽ ức chế nấm sợi (những nấm có hại như
Fusarium, Pythium…), giảm bớt những tác hại do canh tác liên tục.
* Xác nhận tính an toàn:
- Neem là sản phẩm phân hủy sinh học của thiên nhiên, không gây độc đối với động vật và
con người.
- Chỉ côn trùng gây hại cho thực vật bị ảnh hưởng. Ong mật và những côn trùng có ích khác
về cơ bản không bị ảnh hưởng.
Ở Ấn độ, đương nhiên ở Đức, Mỹ cũng đã chứng nhận rằng Neem vô hại đối với con người.
Trong “Quy định danh sách dư lượng thuốc trừ sâu” của Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Nhật
Bản đã thông báo “Neem và azadirachtin” là chất không hại cho sức khỏe cho con người (ngày
29 tháng 5 năm 2006).
Trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các thành phần của Neem rất giống hình dạng và cấu
trúc của một số hormon có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của sâu hại. Sâu hại hấp
thu các thành phần của Neem như là hormon thực sự cần thiết và các thành phần của Neem
sau đó sẽ cản trở hoạt động các chức năng nội tiết của sâu hại. Kết quả sẽ gây ra những biến
đổi trong chức năng sinh lý, hoạt động của sâu hại, gây rối loạn thần kinh và cơ thể, sâu hại
mất đi khả năng sinh sản và sẽ giảm bớt về số lượng.
- Khác với hóa chất tổng hợp, do không tác dụng đến hệ thần kinh, hệ hô hấp nên Neem
an toàn.
- Neem không phải là thuốc trừ sâu (chất có hại, chất độc), không chặn các lỗ thở như
thuốc trừ sâu, không có tác dụng giết chết sâu hại nhanh chóng bằng chất độc thần kinh.
Nhưng Neem, như là một chất xúc tác, sẽ gây rối loạn dinh dưỡng, ức chế việc đẻ trứng
& nở trứng, ức chế sự lột xác, cản trở việc sinh trưởng qua các thế hệ sâu hại. Với tác
dụng hết sức nhẹ nhàng, mật độ giảm theo thời gian nên an toàn.
- Phòng trừ sâu bệnh hại, dù mỗi lần sử dụng đã phải kết hợp các loại thuốc trừ sâu
khác nhau nhưng do sâu hại có khả năng đề kháng ngay lập tức đối với đa số thuốc trừ
sâu hóa học tổng hợp nên ngày càng phải nghiên cứu phát triển các loại thuốc mạnh. Do
cơ chế của hỗn hợp Neem rất phức tạp nên nếu sử dụng đúng thì việc kháng thuốc của
sâu hại đối với Neem hầu như không có.
- Ngoài ra, Neem cũng có tác dụng xúc tác làm kích hoạt xạ khuẩn trong đất, làm cho các
loại giun tròn gây hại khó sống, cũng đạt hiệu quả tạo nên môi trường đất tốt.
* Ba đặc điểm lớn của Neem:
1. Tác dụng xua đuổi: Tạo môi trường làm sâu hại khó thâm nhập cây trồng.
2. Tác dụng làm biếng ăn: Gây chán ăn cho sâu hại.
3. Tác dụng ức chế sự lột xác: Hạn chế hoạt động của hormon làm sâu hại khó
phát triển.
Trong 3 đặc điểm lớn của Neem, điểm chính yếu là tác dụng làm biếng ăn.
Điểm khác của Neem với thuốc trừ sâu thông thường là không phải là chất độc tiêu diệt
sâu hại nhanh chóng, mà Neem sẽ làm cho sâu hại chết vì đói, giảm bớt đáng kể thế hệ
con cháu của sâu hại.
Chim và côn trùng có ích không bị ảnh hưởng xấu từ Neem mà ngược lại chúng lấy sâu
hại và ấu trùng bị suy yếu còn sống làm thức ăn. Kết quả là không làm ô nhiễm môi
trường, có thể hạn chế thiệt hại do sâu hại đối với thực vật.
2
“ENZYME NEEM” TRONG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SINH TRƯỞNG – NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG – TĂNG NĂNG SUẤT
3
Khi sử dụng “Enzyme Neem” cây trồng trở nên khỏe mạnh bởi các chất do vi khuẩn tạo ra, đạt được thu hoạch tốt.
Thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao chất lượng, nâng cao mùi vị, màu sắc, tăng năng suất cho cây tr.
* Tác dụng hoàn nguyên tuần hoàn của vi sinh vật được diễn ra trong
đất, cung cấp cho cây trồng các dưỡng chất như axit amin. Tác dụng
tuần hoàn chuỗi thức ăn được lặp đi lặp lại, thúc đẩy quá trình sinh
trưởng củ cây trồng.
* Vi sinh vật kỵ khí phân giải các muối kiềm (vôi) trong đất, hoàn
nguyên cho cây trồng năng lượng sinh sản. Hoạt động này giải trừ một
cách tự nhiên các loại muối (đạm, lân…) là nguyên nhân chủ yếu của
các tác hại do canh tác liên tục.
* Vi sinh vật đưa ra tín hiệu, cộng sinh với “Endo phyte”. Khi thực vật
lôi kéo vi sinh vật vào nội thể thực vật đồng thời chất dinh dưỡng đã
được phân giải bởi vi sinh vật cũng được hấp thu theo, làm cho thực
vật trở nên khỏe mạnh, có khả năng tự bảo vệ thực vật khỏi kẻ thù bên
ngoài.
* Hiệu quả của enzyme gạo lứt:
- Thúc đẩy quá trình hòa tan (ion hóa) chất hữu cơ và chất vô cơ tích
lũy trong đất. Kích hoạt sự hấp thu dưỡng chất của thực vật từ việc tăng
cường hỗ trợ lẫn nhau của vi sinh vật vùng rễ với rễ cây.
- Ngăn chặn sự thoái hóa của đất, thúc đẩy sự phân giải các chất hữu
cơ trong đất và phản ứng tái tổng hợp enzyme (lên men).
- Làm phục hồi tính đa dạng của vi sinh vật đất.
- Có trạng thái lên men cùng với các vi khuẩn axit lactic, các loại men và
các loại nấm mốc thuộc nhóm Aspergillus, nhóm Rhizopus và nhóm
Mucor… (ứng dụng cơ chế lên men liên tục tạo ra nước tương ổn định
không hư và cơ chế chế tạo rượu gạo của Nhật Bản)
(Trải qua nhiều giai đoạn lên men, men và nấm mốc sẽ được ưu tiên thay
thế dần. Sản phẩm của quá trình trao đổi chất sẽ được đa dạng hóa hơn
với sự sinh ra của axit amin, peptide, axit hữu cơ, ê-te, các alcohol cao
cấp và nhiều chủng loại enzyme.)
Enzyme sau khi phun sẽ tiếp tục hoạt động ở trong đất và trên bề mặt lá,
vì vậy các công đoạn sản xuất enzyme sẽ là cơ sở để quá trình lên men
đó được thực hiện tích cực. Để làm điều đó, khi ủ chín men, phải tìm
cách thích hợp để thu hút men, nấm mốc trong không khí (ở Nhật gọi là
Yamahai Jikomi- cách làm rượu Nhật). Bằng cách đó, có thể tập trung các
vi sinh vật thích hợp với khu vực sử dụng cuối cùng, làm hiệu quả của
enzyme gạo trở nên cao hơn.
* Hiệu quả của vi khuẩn quang hợp
Xác vi khuẩn chết tự nhiên sẽ làm biến thành axit amin và vitamin, hormon, carotin…,gây ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng, sinh sản, trưởng thành của thực vật.
- “Bù đắp cho việc thiếu ánh sáng mặt trời: Chất diệp lục của thực vật thông thường không thể thực hiện được
việc quang hợp ở độ sáng dưới 400 lux. Nhưng chất khuẩn lục của vi khuẩn quang hợp có thể ở độ sáng 50 lux làm
công việc của chất diệp lục ở độ sáng 100.000 lux.
- Giảm thiểu “Những tác hại do canh tác liên tục”. Khi bón vi khuẩn quang hợp vào đất, xạ khuẩn có ích sẽ gia tăng,
gây ức chế nấm sợi (Fusarium, Pythium, nấm có hại), giảm bớt “những tác hại do canh tác liên tục”.
- Có thể sản xuất rau và quả “Giá trị dinh dưỡng cao”. Nâng cao giá trị dinh dưỡng nhờ vitamin, axit amin, nucleic
acid mà vi khuẩn quang hợp tiết ra.
- Có “Hiệu quả thúc đẩy việc ra trái (hoa)” của hoa và quả. Các axit amin (leucine, valine, threonine, aspartic acid…)
mà vi khuẩn quang hợp tiết ra là tiền thân của các sắc tố (anthocyanin) sẽ thúc đẩy việc tạo màu sắc cho hoa và quả.
Ngoài ra, vi khuẩn quang hợp có sắc tố (Lycopene) thuộc nhóm carotene, chất này được hấp thu và cũng thúc đẩy việc
tạo ra màu sắc.
- Có thể “Tăng lợi nhuận” của nông sản. Các axit amin (proline), axit nucleic (uracil) mà vi khuẩn quang hợp tiết ra sẽ
thúc đẩy việc ra trái và làm to quả nên sẽ đạt được “ sự tăng lợi nhuận” của nông sản.
- Có hiệu quả trong việc “Nâng cao phẩm chất”. Các axit amin, vitamin và kích thích tố mà vi khuẩn quang hợp tiết ra
làm cho mùi vị ngon hơn, màu sắc bóng mượt hơn.
- Làm “Tăng vị ngọt” của nông sản. Các axit amin (Phenylalanine, axit aspartic) mà vi khuẩn quang hợp tiết ra là
nguyên liệu tạo thành đường Aspartame. Aspartame có vị ngọt gấp 300 lần đường ăn nên đương nhiên sẽ ngọt hơn.
- “Thúc chín”. Khi Methionine (một loại axit amin) mà vi khuẩn quang hợp tiết ra được thực vật hấp thu, nó sẽ chuyển
thành ethylene (hormon thúc đẩy quá trình chín của quả), thúc chín (màu sắc) các loại trái cây như cà chua, táo, quýt,
cherry, hồng…
- “Nâng cao khả năng lưu trữ”. Methionine (một loại axit amin) mà vi khuẩn quang hợp tiết ra được thực vật hấp thu
phân giải thành oxit ethylene (C2H4O) có khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, kéo dài thời gian lưu trữ cho rau, quả.
- Khi phi hành gia Apolo số 1 trở về từ mặt trăng oxit ethylene đã được dùng để khử độc quần áo phi hành gia. Ngoài
ra, oxit ethylene có khả năng sát khuẩn mạnh tới mức nó còn được sử dụng trong khử trùng dụng cụ phẫu thuật trong
phẫu thuật ngoại khoa.
- Ngăn chặn sự quá trình sinh khí gây thối rễ ở ruộng lúa nước. Do vi khuẩn quang hợp sử dụng chất phân giải
hữu cơ (axit hữu cơ, axit béo, amine có hại...) từ rơm rạ tươi để sinh trưởng nên có khả năng hạn chế việc phát sinh
các khí có hại, phòng ngừa được sự thối rễ.
- “Củ sen trắng”. Do vi khuẩn quang hợp ngăn chặn được sự phát sinh khí hydrosulfuric (H2S) nên củ sen trở nên
trắng hơn.
- Có hiệu quả vượt trội trong việc làm sạch nước. Vì vi khuẩn quang hợp sử dụng những chất có hại làm xấu
chất lượng nước làm thức ăn nên nước được làm sạch.
“ENZYME NEEM” SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU 100% TỪ THIÊN NHIÊN
Trong 40 năm nghiên cứu, tôi tự mình kiểm nghiệm bằng cách nhìn bằng mắt, sờ bằng tay, ăn thử rất nhiều nguyên liệu dễ tìm để
tìm ra các loại nguyên liệu thiên nhiên chất lượng cao, đạt đến khoảng 20 chủng loại hải sản ở biển, thực vật trên cạn và khoáng
chất trên núi.
Lên men các nguyên liệu thiên nhiên này bằng enzyme gạo lứt (tạo ra mốc). Các hoạt chất sinh lý và khoáng chất phong phú kích
thích cân đối tốt sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật phức hợp. Các vi sinh vật này sẽ tạo ra 1 loại “đất đa dạng sinh học” có
mùi rừng nguyên sinh.
Là nguyên liệu thích hợp hữu cơ được công nhận của Trung tâm chứng nhận hữu cơ AFAS. Dù bạn là ai cũng xin an tâm sử dụng!
Sử dụng vi khuẩn đất tự nhiên với nguyên
liệu thiên nhiên chất lượng tốt, không làm
tổn hại tính đa dạng sinh học.
(Hoàn toàn sử dụng nhiều chủng loại tạp
khuẩn tự nhiên - khuẩn Vital, kiên trì giữ
vững tính đa dạng của sinh vật)
NGUYÊN LIỆU VÀ HIỆU LỰC
* Enzyme gạo lứt: Tạo mốc từ gạo lứt, tạo enzyme thiên nhiên, nạp năng lượng bằng việc sử dụng nhiều enzyme gạo lứt tại công ty.
* Vi khuẩn quang hợp: Bằng việc nuôi cấy độc lập trong công ty, sử dụng một lượng lớn vi khuẩn quang hợp để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, thúc đẩy sự tăng trưởng của sinh vật và
vi sinh vật.
Axit hữu cơ thiên nhiên trong enzyme gạo lứt sẽ hòa tan, ion hóa tất cả nguyên liệu, sau đó sẽ được hấp thu vào động thực vật và đất ở dạng tốt nhất.
* Đường đen: Sử dụng mật rỉ đường ngô trong việc nuôi cấy dung dịch vi sinh vật đất.
* Cám gạo:
Sử dụng trong việc nuôi cấy mở rộng khuẩn gốc của vi sinh vật đất như là nguồn lên men .
* Quả Neem (Xoan): Ức chế mầm bệnh trong đất, ức chế mầm bệnh, sâu hại của động thực vật, thúc đẩy sinh trưởng. Neem có lịch sử 4000 năm rồi!
* Lá Neem (Xoan): Phát huy khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, đẩy lùi aflatoxin, tạo sức đề kháng cho thực vật .
* Hạt trà:
Thúc đẩy thẩm thấu, hấp thu vào tế bào thực vật bằng saponin trà. Trong polyphenol có các “thành phần chức năng chưa rõ”.
* Tro trấu:
Trong tro chứa 93% Silic, một trong những chất trọng yếu làm tăng sức đề kháng sâu hại cho sinh vật, thực vật.
* Bột than tre: Chứa silic hoạt tính, có sức đề kháng mạnh, hấp thu các chất có hại và khí chua. Các thành phần khoáng chất cũng phong phú.
* Khoáng chất thiên nhiên:
Bryozoa: Là hóa thạch động vật hình rêu, sinh ra axit humic có khả năng thẩm thấu vào tầng sâu của đất. Khả năng trung hòa axit và lực xúc tác cao.
Pegmatite: Là đá hoa cương có tinh thể lớn có thành phần chính thạch anh và trường thạch. Từ thời cổ đại nó được gọi là “ Đá thuốc”.
Bentonite: Tạo thành từ khoáng vật axit siliic, khoáng vật silicate, khoáng vật carbonate, khoáng vật sulfate, khoáng vật sulfide…
Từ các nguyên tố chủ yếu cấu thành vỏ trái đất như Si, Al, Fe, Mg, Ca, Na, K, O, H, S,C.
Đất bùn: Vi sinh vật tạo ra axit hữu cơ từ axit ăn mòn có trong bùn. Kích hoạt hoạt động của vi sinh vật, làm tăng số lượng và chủng loại có ích.
* Bột tảo biển (tảo nâu hoặc Ascophyllum nodsum) : Bắc Âu sử dụng Algin Gold của Na-uy nhưng kích thích tố thực vật tốt nhất (betaine) lại có rất nhiều trong tảo biển. Chúng thúc đẩy hấp thu
dưỡng chất và đâm rễ. Kích thích rễ, thúc đẩy sự hấp thu từ mặt lá. Chất này đã được sử dụng từ hơn 30 năm trước trong việc nâng cao phẩm chất, thúc đẩy sinh trưởng và gia tăng số lượng chồi
non của trà.
* Vỏ cua: (Chitosan hoạt tính) Trong quá trình lên men, chất chitosan bị phân giải và biến thành Oligosaccharide chitosan.
Là chất mang cố định hóa của vi sinh vật và enzyme, chất mang bẫy kim loại nặng, chất hấp thụ kim loại nặng và chất có tính phóng xạ, là chất kết tủa bùn hoạt tính.
* Ruột cá hay chất lên men đậu tương: (axit nucleic thiên nhiên) Là các axit amin, axit nucleic, các chất này đều là các chất tự nhiên.
* Nhóm vi sinh vật phức hợp:
Vi khuẩn hiếu khí :
- Bacillus subtilis (Trực khuẩn cỏ khô), xạ khuẩn và cái men tăng trưởng sau khi được xử lý bằng enzyme gạo lứt.
Vi khuẩn kỵ khí tùy ý:
- ( Rhodo pseudomonas) (Phodo spirillaceae) (vi khuẩn quang hợp màu tía)
- Bacillus subtilis (Trực khuẩn cỏ khô)
Vi khuẩn kỵ khí:
- Lactobacillus SP, (vi khuẩn axit lactic thuộc nhóm Lactobacillus)
- Lactobacillus plantarum, (vi khuẩn axit lactic thuộc nhóm Lactobacillus)
- Lactobacillus acidophilus, (vi khuẩn axit lactic thuộc nhóm Lactobacillus)
- Pedio coccus pentosaceus, (vi khuẩn axit lactic)
-Saccharomyces cerevisiae(men)
Và các chủng loại nhỏ khác không quan trọng
Trực khuẩn cỏ khô: Khả năng phân giải chất hữu cơ và khả năng tăng trưởng của Bacillus subtilis rất mạnh. Là khuẩn an toàn nhất.
Nếu tăng số lượng trực khuẩn cỏ khô trong đất lên cao hơn 107/cm3 thì có thể ngăn chặn tất cả mầm bệnh của thực vật!
4
“ENZYME NEEM” THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TRÁI ĐẤT DO SỬ DỤNG ĐẤT HỮU CƠ KHÔNG KHỬ TRÙNG
Những đề nghị và hành động về việc giảm thiểu gánh nặng môi trường trái đất và tính đa dạng sinh học đã được đề ra. Nếu cho thực hiện phương pháp thân thiện với môi trường, không phụ thuộc
vào hóa chất “Vi khuẩn tạo ra tất cả”, chúng ta có thể tạo ra mùi vị thực sự của cây trồng, có thể thưởng thức hương vị thơm ngon thật sự. Nếu đã ăn một lần thì sẽ muốn ăn nữa!
THÁCH THỨC LỚN NHẤT ĐỐI VỚI CHÚNG TA LÀ CUNG CẤP ỔN ĐỊNH THỰC PHẨM AN TOÀN!
Trong “ Nông nghiệp hóa học hiện đại”, để bảo đảm việc thu hoạch ổn định, tiền đề to lớn là việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và phân bón hóa học.
Trước đây, tôi đã có giao lưu với tác giả của “Thực phẩm sức khỏe của Hoàng gia”- đại diện FNS, ông Yokota Tetsuharu, ông này nói rằng việc ”Nhất Vật Toàn Thể Thực” đã thực tiễn hóa “văn hóa ẩm
thực” truyền thống từ xưa để lại, “Nhất Vật Toàn Thể Thực” có nghĩa là là sắp đặt sự cân đối của chính cơ thể bằng cách ăn toàn bộ cơ thể khác!
Hệ thống thực phẩm của Hoàng gia là hệ thống đáng tự hào trên thế giới. Nó được xem là có khả năng cung cấp ổn định thực phẩm qua trồng trọt hữu cơ, cống hiến hết mình trong việc tạo ra tổ
chức giám sát FNS (mạng lưới giám sát an toàn thực phẩm) và tiến hành nghiên cứu thực phẩm sức khỏe cho hoàng gia tại các trang trại hoàng gia.
Quy mô hoạt động của FNS mở rộng toàn nước Nhật, làm nền tảng cho nông nghiệp hữu cơ và làm tăng số người muốn sử dụng “nông sản thật”.
NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐẤT:
Vi khuẩn của “Enzyme Neem” tạo ra đất hữu cơ có mùi giống như đất mùn rừng nguyên sinh
Hầu hết phân bón và phân ủ được bón đều được lên men phân giải nhờ vi sinh vật và được rễ cây trồng hấp thu.
Để đạt thu hoạch như mong muốn còn tùy thuộc vi sinh vật có thể cung cấp dưỡng chất cho rễ như thế nào.
Vì lý do đó, việc tạo ra tầng vi sinh vật trong đất và nhiều rễ khỏe mạnh có thể hấp thu dưỡng chất là điều quan trọng nhất.
Công việc đó là tạo ra đất có khả năng sinh sản. Không bón nhiều phân bón mà thay vào đó để cho vi sinh vật sản xuất ra nhiều dưỡng chất.
Axit amin của enzyme gạo lứt và nhiều chủng loại enzyme, vi khuẩn quang hợp, khoáng chất, Neem… giúp tạo ra tầng vi sinh vật. Công việc tuy
đơn giản, không nổi bật nhưng lên men là công việc không ngừng nghỉ và phải hợp sức các bên lại với nhau.
Khi bón “Enzyme Neem”, có thể tạo ra môi trường hoạt động của vi sinh vật trong thời gian ngắn, “Nâng cao khả năng sinh sản của đất”.
NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CÂY TRỒNG:
Tầng vi sinh vật gia tăng làm tăng cơ hội có thể cộng sinh với “Endo phyte”, giúp phòng ngừa mầm bệnh thâm nhập cho cây trồng.
* Khi sử dụng “Enzyme Neem”, chất hoạt tính như Neem sẽ tiết ra “Chất kích thích chưa rõ thành phần”, tăng cường thật sự sức đề kháng của cây trồng đối với sâu
bệnh hại. Ngoài ra, 3 đặc trưng lớn của Neem là gia tăng xạ khuẩn, ức chế nấm sợi (nấm có hại như Fusarium, Pythium…), giảm thiểu những tác hại do canh tác liên
tục.
* “Endo phyte” đưa ra chỉ thị ngăn cản mầm bệnh thâm nhập thực vật. Giúp thực vật phòng thủ, bảo vệ thực vật khỏi kẻ thù từ bên ngoài.
* Tro trấu có hàm lượng silic 93%, là một chất chủ yếu để nâng cao sức đề kháng sâu bệnh hại cho sinh vật, thực vật.
* Bột than tre bao gồm silic hoạt tính, có sức kháng khuẩn mạnh, hấp thụ chất có hại và khí chua. Thành phần các khoáng chất cũng phong phú.
* Do sự tăng lên tầng vi sinh vật, rễ có khả năng hấp thu hoàn toàn dưỡng chất, thành cơ thể thực vật khỏe mạnh, gia tăng sức đề kháng .
“ENZYME NEEM”
LÀ CHẤT TẠO RA
GIAO PHÓ TẤT CẢ CHO
TỪ TỰ NHIÊN
VI KHUẨN TỰ NHIÊN CẢI TẠO ĐẤT!
THEO PHƯƠNG PHÁP
LÀ NHÓM ỦNG HỘ
CHO ĐẤT HỮU CƠ
CỦA THẾ KỶ 21!
5
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
Khi sử dụng “Enzyme Neem” cây trồng trở nên khỏe mạnh bởi các chất do vi khuẩn tạo ra, đạt được thu hoạch tốt.
Thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao chất lượng, nâng cao mùi vị, màu sắc, tăng năng suất cho cây trồng.
* Các thí nghiệm trong phòng và trên đồng ruộng ở VN đã
được tiến hành cho đến nay:
Hợp tác nghiên cứu và Báo cáo thí nghiệm thực tế đồng ruộng với Viện Sinh
học nhiệt đới Việt Nam và Trung tâm ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.
Năm 2006, trao đổi hợp đồng, thỏa thuận với Viện Nghiên cứu, bắt đầu thí
nghiệm tại Trung tâm ứng dụng và Viện nghiên cứu.
Biến đổi theo thời gian, bên phải là lô xử lý : bên trái là lô đối chứng, đây là cây trung bình
thu được ở cả hai lô, so sánh sự biến đổi theo thời gian 4 ngày.
* Kết quả thí nghiệm đánh giá ức chế mầm bệnh (2007~2008):
Thí nghiệm ức chế trứng ruồi nhà, Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium,
Colletotrichum, Tuyến trùng, Bệnh Black Shigatoka ở chuối.
* Kết quả thí nghiệm đánh giá ức chế mầm bệnh (2010):
Fusarium, Sclerotium, Colletotrichum, Tuyến trùng, (Thí nghiệm ấu trùng muỗi
vằn) .
* Kết quả thí nghiệm đánh giá trồng trọt ngoài đồng
(2007~2008):
Broccoli (trồng trong nhà), Broccoli (trồng ngoài đồng), cải bó xôi (trồng trong
nhà), Cải bó xôi (trồng ngoài đồng), hoa cẩm chướng (trồng trong nhà),
xà lách (trồng trong nhà), bắp cải (trồng ngoài đồng), cà chua (trồng ngoài
đồng), hoa cúc ( trồng trong nhà), dâu tây (trồng ngoài đồng), cà rốt (trồng
ngoài đồng), cần tây (trồng ngoài đồng).
* Thí nghiệm trồng trọt đã được tiến hành ở Nhật (2007~2010):
Trong khi nghiên cứu cách sử dụng, đã thực hiện nhiều thí nghiệm trên nhiều
chủng loại rau, quả, lúa nước….
* Thí nghiệm trồng trọt đã được tiến hành ở Philippine (2009):
Lúa nước, đậu bắp, xoài, chuối…
* Thí nghiệm trồng trọt đã được tiến hành ở Trung Quốc
(2009):
Gừng, cải bó xôi, cải thìa, đậu que, xà lách, dưa leo…
So sánh năng suất với thay đổi
thời gian của xà lách
So sánh kích cỡ
của cải bó xôi
Hình ảnh dưa leo dùng
Neem ra hoa suốt vụ
Rõ ràng ta thấy được tính ưu việt của Neem lên men, tình trạng xà lách ở lô đối chứng không có giá trị thương phẩm
Tiến hành thí nghiệm trên các mầm bệnh chủ yếu và nhiều loại cây trồng hầu như đều
cho kết quả nhận được trội hơn lô đối chứng
“Enzyme Neem” ức chế sâu bệnh hại, thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao phẩm chất và
năng suất!
Tất cả giải đáp nằm trong khả năng sinh sản của đất được “vi khuẩn tạo ra”. Nếu nếm thử đất,
thử ăn lá và hoa quả sẽ thấy ngay được sự khác biệt. Sinh thái của vi sinh vật đang sống trên
trái đất vẫn chưa lý giải được đến 1%, vì vậy, không thể nói hết được
Tuy nhiên chúng ta thấy được tất cả giải đáp ở khả năng sinh sản của đất do “Vi khuẩn tạo ra”.
Có câu “ Mi no take”. Cây cỏ trong giới tự nhiên thì đâu có ai tưới nước và phân bón! Nước
mưa đọng lại trên lá, chảy từ thân cây dẫn xuống gốc rễ dưới đất. Mỗi năm, đến mùa thu lá
rụng, dưỡng chất chứa trong lá biến thành đất mùn, được vi sinh vật lên men phân giải rồi trả
lại cây cỏ. Trong diễn tiến của giới tự nhiên như vậy, chúng tiếp tục sống vô tận, không bao giờ
đòi hỏi thêm.
Quý vị đã thấy được tất cả giải đáp nằm trong khả năng sinh sản của đất do “Vi khuẩn tạo ra”
chưa?
“Kimoto” (1 phương pháp cổ truyền của người Nhật để nấu rượu) nuôi dưỡng vi sinh vật từ
nguyên liệu của “Enzyme Neem”, kết hợp tất cả biển, đất, núi lại với nhau!
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ENZYME NEEM
Quá trình lên men thứ nhất
Trộn
Lên men chính
Đảo
Lên men
Máy trộn
Quá trình trộn
Trực khuẩn cỏ khô đang
tăng trưởng
Lên men
Nén
Xuất xưởng
Nghiền
Quá trình lên men thứ hai
3.000 lít lên men
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ENZYME AXIT AMIN GẠO LỨT
Gạo vo sạch (5kg/nồi)
Ngâm (khoảng 20 giờ)
Hấp (khoảng 1 giờ)
Làm mát gạo hấp xuống 30 0C
Phòng lên men
Làm tơi gạo hấp
Ruới men
Trộn đều với men
Để yên 12 giờ
Sau 12 giờ, trộn bằng tay
Sau 20 giờ, đưa vào trong
các hộp men
Sau 25 giờ, lại trộn bằng
tay (mỗi 5h/lần)
Sau 68 giờ, cho vào vại
Lên men rượu
Thành phẩm sau 1 tháng
QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY VI SINH VẬT
Nuôi cấy tăng sinh khối vi khuẩn quang hợp
Nuôi cấy 1: cấy vi khuẩn
quang hợp
Nuôi cấy 2: tăng sinh khối
vi khuẩn quang hợp
Nuôi cấy 3: tăng sinh khối
vi khuẩn quang hợp
Để nguyên không đậy nắp
Trực khuẩn dưới kính hiển vi
Nuôi cấy trực khuẩn cỏ khô
1. Nuôi cấy
Cho rơm vào nồi và đun sôi
2. Nuôi cấy
dịch khuẩn
Khoảng 2 ngày thì xuất hiện
nha bào trên bền mặt, trực
khuẩn cỏ khô chiếm ưu thế
và phát triển mạnh.
Vì là vi khuẩn hiếu khí nên
chúng sinh sôi trên bề mặt
dịch lỏng, tạo thành màng nổi
lên lên trên.
Nuôi cấy dịch khuẩn
Dịch khuẩn ở ngày thứ 2
Dịch khuẩn ở ngày thứ 3
Tăng sinh khối ở ngày thứ
10
Ngày thứ 14
3. Tăng sinh
khối
Ảnh nha bào của trực
khuẩn cỏ khô

Similar documents

Sequence and structural organization of a nifA-like

Sequence and structural organization of a nifA-like E. M. SOUZA,’S. FUNAYAMA,’ L. U. RIGO,~ M.G. YATES~ and F. 0.PEDROSA~* Universidade Federal do Parana, Department of Biochemistry, PO Box 19046, 81531 Curitiba, PR, Brazil A FRC Institute of Plant ...

More information