Cây Tây Ban Cầm
Transcription
Cây Tây Ban Cầm
Cây Tây Ban Cầm ở Christchurch Nguyên Giao gửi N.D. Vào chuyện Christchurch là tên một thành phố chính trên Nam đảo của nước New Zealand (Tân Tây Lan). Ở đây có một loài chim - không biết bay, thổ dân Maori gọi là Kiwi, có thể đã bị diệt chủng - đã được dùng làm quốc hiệu. Kiwi cũng đã được các sinh viên Việt Nam du học tại đây trong các năm 19581974 tự gọi mình. Tổng cộng khoảng 200 Kiwi, nay phân tán khắp nơi trên thế giới. Các Kiwi được phân biệt theo năm lần đầu tiên đặt chân đến Tân Tây Lan; Thí dụ: Người viết là một Kiwi ’65. Có năm Christchurch qui tụ được đến năm, sáu chục Kiwi - đông nhất so với các trung tâm Kiwi khác trên đất Tân Tây Lan theo học ở hệ thống đại học Canterbury. *** Tôi nhoài người bấm nút báo thức của chiếc đồng hồ trên đầu giường, ngay sau khi điã CD “The Art of Segovia” được đặt vào máy nghe nhạc với 60 phút tự động tắt. Tiếng tây ban cầm trổi lên lúc nhanh, lúc chậm như muốn làm mờ hình ảnh cuốn phim Vanilla Sky tôi mới coi trên TV buổi tối. David Aames (Tom Cruise – diễn vai một trọc phú ngành xuất bản) với những đoạn đời song song, nhiều khi trái ngược nhau, không biết đâu là thật, đâu là giả, làm người xem không thể không chú tâm theo dõi cho đến cuối phim. Chuyện “Hành Lang Tâm Thần” của Trần Vũ nếu được quay thành phim chắc cũng sẽ là một phim nhiều tưởng tượng độc đáo. Giấc ngủ chập chờn, không biết bắt đầu từ lúc nào, từ từ đến … Tiếng Tây Ban Cầm (TBC) như gió thoảng, giọng ân cần, từ tốn trong đêm tối: “Thưa anh Giang Hồ Vặt (GHV)! Em có được đọc email anh hỏi các anh LNC Minh (Kiwi ’69), và TĐ Nghĩa (Kiwi ’71) – tay trống của ban văn nghệ Kiwi ở Christchurch – tin tức về em. Em rất xúc động, vì đã hơn 30 năm rồi, em đâu nghĩ vẫn có người còn nhớ, và nhắc đến em!” 1 GHV: “À, cô Tây Ban Cầm! Anh nhớ hình như cô đã được một Kiwi nào đó ở Christchurch mua ở một garage sale với giá đâu khoảng 25 đồng Tân Tây Lan, để làm nhạc cụ bổ túc cho ban văn nghệ của Hội Sinh Viên Việt Nam – Trung tâm Canterbury đâu vào khoảng 1967–1968, có đúng không?” TBC: “Vâng, chính là em đây! Hồi xưa ở Christchurch, có anh Kiwi nào đó đã gẩy biểu diễn lả lướt trên em một bản nhạc cổ điển ‘vừa nhanh, vừa chậm’ thật là hay, anh có nhớ bài đó có tên là gì không?” GHV: “Chắc là bài ‘Recuerdos de la Alhambra’ (Hồi Tưởng về Alhambra). Tác giả là Francisco Tárrega, một nhạc sĩ Tây Ban Nha. Ông đã soạn bản nhạc này để ghi nhớ khuôn viên xanh mát của dinh Moorish sau một chuyến viếng thăm vùng Alhambra ở Granada. Ít ai đánh được xuông sẻ bài này vì thành thạo kỹ thuật Tremolo không phải là chuyện dễ. Tremolo có xuất xứ từ lối đánh láy (hay ‘vê’) của đàn mandolin, lập lại vài lần thật nhanh mỗi nốt chính; Suốt bài nhạc hai nhịp nhanh chậm được gẩy song song với nhau, nghe cứ như là tiếng của hai cây đàn do hai người đánh, được hòa lại với nhau. Anh cũng rất thích bài này; Tuy nhiên chỉ biết nghe để thưởng thức thôi, chứ chưa – và có lẽ chẳng bao giờ – đánh được.” TBC: “Em còn nhớ còn có một bài khác, tựa có chữ ‘Romance’, cũng đã làm ngẩn ngơ nhiều người!” GHV: “À, đó là bài ‘Romanza d’Amour’ (Lãng Mạn của Tình Yêu)! Ở Sài Gòn ngày trước, thanh niên nào đi tán gái cũng phải cố tập gẩy cho bằng được bài này, vì tên bản nhạc thích hợp cho mục đích, âm điệu du dương, mà lại tương đối dễ tập. Điều đáng để ý về bản nhạc này – giống như bài Mi Favorita – là dù phổ thông như thế mà chẳng biết tác giả là ai!” TBC: “Ngoài ra, hồi đó các anh chị còn hay đánh những những bản nhạc nào khác nữa?” GHV: “Có thể kể ‘Capricho Árabe’, cũng của Francisco Tárrega, ‘Flauta Mágica’ (Tiếng Sáo Thần Diệu) của Mozart – do Fernando Sor soạn lại cho tây ban cầm; ‘No. 1 in E minor’ của Heitor Villa-Lobos, ‘Asturias. Leyenda – Preludio’ của Isăc Albéniz. Nhạc Việt thì trong một Vietnamese Evening (Đêm Việt Nam - tên in trên thiệp mời đến dự triển lãm văn hóa phẩm, và trình diễn văn nghệ Việt Nam) các Kiwi đã hòa tấu bản Biệt Ly của Doãn Mẫn với 4 tay tây ban cầm. Còn đàn đệm cho các bài hát thì nhiều vì tương đối dễ tập dượt hơn như: ‘Tình Ca’, và ‘Tiếng Sáo Thiên Thai’ của Phạm Duy, ‘Hội Trùng Dương’ của Phạm Đình Chương, ‘Nước Mắt Cho Quê Hương’ của Trịnh Công Sơn, ‘Bài Không Tên Số 2’ của Vũ Thành An, ‘Đá Xanh’ của Lê Uyên Phương, v.v.” TBC: “Đã cả hơn 30 năm rồi, sao mà tự nhiên anh lại hỏi về em, nhỉ?” 2 GHV: “Hai lý do: Hôm nọ có một Kiwi về thăm lại Christchurch cho biết có thấy mấy cuốn chưởng Kim Dung trên giá sách ở tư gia của Kiwi LNC Minh, trang trong còn có dấu ‘Hội Sinh Viên Việt Nam – Trung tâm Canterbury’. Anh nghĩ biết đâu anh Minh có thể biết về cô, cũng là một ‘phẩm vật’ (artifact) của thư viện Hội. Hơn nữa, lý do thứ hai: tiếng đàn của cô có âm vang, và hay hơn hẳn những cây tây ban cầm khác ở Christchurch ngày ấy. Không phải chỉ riêng anh, mà nhiều Kiwi biết chơi tây ban cầm, đã có dịp gẩy thử cô, đều công nhận như vậy!” TBC: “Anh có biết tại sao không? Vì em đã được chế tạo ở Tây Ban Nha, theo đúng vóc dáng họa kiểu và chế biến của Antonio de Torres Jurado (1817-1892) đã tạo ra chiếc tây ban cầm đầu tiên năm 1882, với hình dạng như ngày nay, phỏng theo hình dáng (có đủ ba vòng của) một thiếu nữ ở Seville. Torres đã họa kiểu kích thước cây đàn của ông – nhất là ở vòng số 3 – to hơn trước, và chiều dài các sợi dây căng giữa hai cầu đàn là 65 centi-mét, khiến chiếc tây ban cầm mới có thể phát ra tiếng vang hơn, vì thấy tây ban cầm khổ cũ đã bị âm thanh của dương cầm át giọng. Đối với các nhà vật lý, cấu trúc của tây ban cầm giống như một mớ những con lắc (pendulum), nối với nhau bằng những lò so. Con lắc khích động đầu tiên là sợi giây đàn được gẩy, truyền xuống cầu (bridge) đàn cứng, và mặt đàn để khuyếch đại thành âm thanh lớn hơn. Như một ‘sinh chất’, chẳng có hai chiếc đàn nào giống nhau, vì mỗi cây đàn đều được tạo ra từ một chất liệu thiên nhiên: gỗ cây. Mà gỗ lại là một vật liệu nếu chỉ nhìn bằng mắt, rất khó đoán được phản ứng với âm thanh. Trong cấu trúc của một tây ban cầm, mặt đàn là bộ phận quan trọng nhất quyết định phẩm chất âm thanh của cả cây đàn. Mặt đàn cần phải thật nhẹ và mỏng, nhưng đủ cứng, để khi giây đàn được gẩy sẽ làm rung chuyển mặt gỗ một cách chính xác, không gây ra nhiều phụ âm rối động. Các nhà chế tạo kinh nghiệm thường chọn gỗ cây spruce, hay gỗ hồng (redwood), hoặc bách hương (cedar) mọc ở các sườn núi lạnh – để thân cây có độ tăng trưởng chậm khiến cả miếng gỗ lớn dễ có phẩm chất đồng đều – làm mặt đàn). Lúc em trở thành ‘tài sản’ của Hội Sinh Viên Kiwi, em chỉ đáng giá có 25 đồng Tân Tây Lan, vì thân và mặt gỗ bên ngoài đã sơ xác, đâu còn giữ được lớp vernis bóng loáng như các cây đàn ‘Made in Japan’ (Chế tạo tại Nhật) mới khác trên thị trường hồi đó. Chưa kể ở bên trong thùng đàn, nhãn hiệu ghi tên nhà sản xuất, và dòng chữ ‘Made in Spain’ (Chế tạo tại Tây Ban Nha) của em đã bị bong ra, thất lạc mất từ ngày nào, trong suốt những năm tháng trôi nổi từ nơi em được tạo hình, qua cả nửa quả địa cầu, đến Tân Tây Lan. Vì không có ‘giấy khai sinh’, em đã trở thành một món hàng thật rẻ! Hình như suốt trong 4, 5 năm được sinh hoạt văn nghệ với các anh chị, chỉ vì sắc diện không được hào nhoáng, chưa bao giờ em được ra sân khấu khoe mặt với các khán giả của Vietnamese Evening. Nhưng các anh chị vẫn cần tiếng đàn tốt nên, được ôm nấp đằng sau tấm màn nhung che hai bên sân khấu, em đã chỉ được dùng làm đàn đệm cho các bài hát có lời. Em còn nhớ sau các lần trình 3 diễn như thế, có nhiều tiếng vỗ tay hoan hô, nhưng chưa bao giờ khán giả biết tiếng đàn từ đâu phát ra, và em cũng chẳng bao giờ thấy mặt mũi khách mời của các anh chị! Em cũng biết trên thế giới trọng bề ngoài này, không có diện mạo bắt mắt thì khó có thể ngóc đầu lên được, nhưng anh có thấy cây đàn của ca sĩ Willie Nelson (nhạc sĩ Mỹ, sáng tác, và trình diễn country music – nhạc đồng quê) không? Cũng bị mòn, xây sát, và nhất là – tệ hơn em – còn bị thủng cả một lỗ to ngay trên mặt; nhưng vẫn hữu dụng, được đưa đi trình diễn khắp nơi. Chiếc Tây Ban Cầm của Willie Nelson http://gallery.photo.net/photo/6980590-md.jpg GHV: “Này, Tây Ban Cầm! Những điều cô nói ra nghe thật đau lòng và đúng hết, nên anh không thể biện hộ, hay an ủi. Riêng về các cây tây ban cầm nổi tiếng, anh muốn góp ý với cô như thế này: Nhạc cụ như cô tùy thuộc vào người sử dụng. Cô đâu thể tự phát động, mà chỉ có thể cộng hưởng khi người đánh đàn gẩy giây. Dù cô đã được họa kiểu và cấu tạo để có thể phát ra tiếng đàn tốt, đó mới chỉ là một nửa câu chuyện. Nửa còn lại hoàn toàn tùy thuộc vào tài cán, cảm hứng, và hoàn cảnh của người đánh đàn. Cây đàn của Francisco Tárrega (1852 – 1909) được trang trọng trưng bầy trong viện bảo tàng thành phố Vila-real, Tây Ban Nha, vì chủ nhân của cô ta được coi là ‘Cha Đẻ của Nhạc Tây Ban Cầm Tân Cổ Điển’. Chính ông, với một số học trò âm nhạc của ông như Miguel Llobet (1878-1938), và Maria Rita Brondi (18891941), cùng với những danh thủ tây ban cầm khác như Andrés Segovia (18931987), đã nâng tiếng tây ban cầm từ vai trò thấp – là chỉ để đệm cho các ca sĩ – lên ngang hàng với các nhạc cụ vốn đã được coi là chuyên nghiệp như dương cầm, và vĩ cầm trong các dàn đại hòa tấu có hàng trăm các nhạc cụ. 4 Chiếc Tây Ban Cầm của Francisco Tárrega http://www.geocities.com/TheTropics/Shores/8063/tarrega2.htm Cây đàn của Willie Nelson vẫn hữu dụng và nổi tiếng vì người sử dụng là một ca-nhạc sĩ vừa viết bài hát, vừa trình diễn có tài, mà lại có – chắc phải đến – 2 tỉ khán giả trên thế giới biết tiếng Anh. Hầu hết – nếu không nói là tất cả – các Kiwi được gẩy cô là những sinh viên học ngành kỹ sư, chứ đâu phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp. Ngay như nếu các anh có là chuyên nghiệp đánh nhạc Việt đi nữa, tất cả 80 triệu khán giả người Việt làm sao so sánh được với 2 tỉ của ông Willie Nelson? Anh công nhận là suốt những năm cuối của đời mình, cô đã tận tụy, hết lòng phục vụ các Kiwi yêu âm nhạc, và thích làm văn nghệ ở Christchurch ngày ấy. Bây giờ anh muốn hỏi cô một chuyện anh rất muốn biết khác: Cô đã biệt tích khỏi Christchurch như thế nào, mà sao chẳng có Kiwi nào biết?” TBC: “Lần cuối anh còn ở Christchurch là lúc nào?” GHV: “Cuối năm 1971, cho đến hết kỳ thi tháng 11, chấm dứt niên học!” TBC: “Hèn chi anh không biết! Em đã bị bức tử thật bất ngờ, âm thầm, và tức tưởi: Vào khoảng thời gian các anh chị Kiwi sửa soạn hành lý rời Christchurch – người đi luôn như anh, người đi làm ở nơi xa, hết hè sẽ trở lại để học tiếp – nơi được coi là thư viện (thường là một hai cái kệ sách cũ, được cho tá túc tại một phòng cho sinh viên mướn ở, chẳng bao giờ có bảng hiệu, hay quản thủ chính thức) bị dọn dẹp, em bị tống chung tồn kho với các đồ đạc tạp nhạp đủ mọi loại 5 mà các anh chị Kiwi ‘bỏ thì thương’ nên phút chót, cứ vội vã thẩy đại! Khi niên học mới bắt đầu vào tháng 3, năm 1972, lúc được mang ra khỏi kho, thân thể em – từ mặt đến thân đàn – đã bị bẹp nát, không còn hình dạng một cây đàn, nên bị quẳng ngay vào thùng rác một cách không thương tiếc, chẳng có Kiwi biết đánh đàn nào biết! Chắc anh phải biết một câu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ‘Làm sao em biết bia đá không đau?’ Em muốn hỏi lại các anh chị Kiwi: ‘Làm sao các anh chị biết cây đàn không biết đau?’” GHV: “Thì ra là vậy! Nào ai biết chuyện xảy ra như thế. Có, anh có nhớ câu hát nổi tiếng ấy của Trịnh Công Sơn (1939 – 2001). Nhưng ngoài ra, cũng có nhiều nhạc sĩ khác có ghi nhận tiếng tây ban cầm như của cô trong các tác phẩm của họ, cô có biết không?” TBC: “Em nhớ ở Christchurch, hình như có lần chính anh có tập hát một bản nhạc có lời như vậy, đâu của nhạc sĩ Phạm Duy, với tiếng đàn đệm của ‘ông Bầu Văn Nghệ’, anh NH Bình (‘Bố’ – Kiwi ’63)?” GHV: “Đúng đấy! Vì anh cũng rất thích bài hát này. Đó là bản ‘Tiếng Đàn Tôi’, có những câu mỗi lần được nghe lại, vẫn thấy sao mà ai oán: ‘Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt Với bao tiếng tơ xót thương người … Có tiếng hát theo đàn tôi Như ru, như thương linh hồn đắm đuối’ Nhạc sĩ người Anh thì có George Harrison (1943 – 2001) (‘thành viên ít nói nhất’ của ban The Beatles), với bài ‘While My Guitar Gently Weeps’ (Trong Lúc Cây Tây Ban Cầm Của Tôi Nhẹ Khóc), có những câu tuy khác ý, nhưng chẳng thua gì nhạc sĩ Phạm Duy: ‘I look at the world, and I notice it’s turning While my guitar gently weeps With every mistake we must surely be learning’ (Tôi nhìn thế giới chung quanh, và để ý thấy nó đang quay Trong lúc cây tây ban cầm của tôi nhẹ khóc Mỗi lần lầm lỡ, chắc hẳn chúng ta phải học được thêm điều gì mới) Nhưng nếu xét về thâm thúy, anh sẽ chọn hai câu hát của nhạc sĩ Trọng Khương trong bài ‘Bánh Xe Lãng Tử’: ‘Đêm nao, đập vỡ cây đàn Giận đời, nào ai mắt xanh’” TBC: “Giận đời thì đâu chả có! Nhưng tại sao lại có chuyện cây đàn bị đập vỡ? Em không hiểu! Với lại, ’Mắt xanh’ nghĩa là gì, anh?” 6 GHV: “Vậy mới nói là thâm thúy! ‘Đêm nao đập vỡ cây đàn’ là nói về điển tích Bá Nha, và Tử Kỳ: Bá Nha là một nhạc sĩ đánh đàn nổi tiếng điêu luyện, thế mà cả đời chỉ gặp, và kết thân với có một người độc nhất hiểu thấu tâm sự, ý nghĩa, và cảm hứng qua tiếng đàn của mình là Tử Kỳ. Ngay trước khi Bá Nha tìm đến thăm bạn lần thứ hai, ở quê của Tử Kỳ, không may Tử Kỳ đột ngột qua đời. Thất thần, và buồn tình, Bá Nha mang cây đàn của mình đập nát vào tảng đá cạnh mộ Tử Kỳ, cho rằng không còn người tri kỷ độc nhất trên đời thì đàn có hay cho ai nghe, và để làm gì? Còn câu thứ hai – ‘Giận đời, nào ai mắt xanh’: Cô có biết anh đã tốn cả hơn hai năm tìm hiểu ý nghĩa chữ ‘Mắt Xanh’ không ra, cho đến khi được một đàn anh tự gọi mình là ‘Học Giả … Giả’ dẫn giải, nên mới hiểu được ẩn ý của tác giả. Trong tập ‘Đại cương Triết học Sử Trung quốc’, Phùng Hữu Lan có kể: Ở bên Tầu ngày xưa trong một nhóm có tên là ‘Trúc Lâm Thất Hiền’ (Bẩy Người Hiền ở Rừng Trúc) ngoài Lưu Linh, là một người nổi tiếng với rượu, và Kê Khang (tác giả một đoạn nhạc Thuý Kiều đàn cho Kim Trọngi), còn có một người khác đáng để ý là Nguyễn Tịch (Chú thích: Như vậy thì họ ‘Nguyễn’ đâu phải chỉ của người Việt!); Đáng để ý vì khi tiếp người khách nào mà cảm thấy là tri kỷ thì đôi mắt của ông ta tự nhiên đổi thành mầu xanh! Trọng Khương có thể đã đọc thấy điển tích ‘Mắt Xanh' này trong câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải lúc mới gặp Thuý Kiều, hỏi xem nàng đã có người yêu hay chưa ii, và đã phối hợp hai sự tích trong hai câu nhạc hơi bí hiểm, để diễn tả tâm trạng khao khát mong được có tri kỷ của con người. Anh thấy so với các điển tích ẩn trong câu hát, ít ra, cô đã không bị ai cố tình đập nát. Cái chết của cô là một tai nạn vì hoàn cảnh không may, do một trong hai (người thu dọn các đồ đạc của thư viện để tồn kho, hay người mang đồ từ trong kho ra?) Kiwi – chắc chắn không biết đánh đàn, vô tình – gây ra. Hơn hết, với chất liệu, vóc dáng, và âm thanh Tây Ban Nha thứ chính cống, chắc chắn cô đã có rất nhiều tri kỷ, nhiều lần ái mộ cô bằng những đôi mắt xanh của họ! Một cây đàn được có người nhớ tới cả 30 năm sau, thì cũng là hiếm có, và có thể/nên mãn nguyện. Trên đời này, thiếu gì hàng ngàn các cây tây ban cầm khác, đắt tiền, có sắc diện tươi đẹp/hào nhoáng, đã lặng lẽ trở ‘về làm cát bụi’, chẳng ai hay biết, hay được nhắc nhở tới? Về phương diện ấy, người ta cũng đâu khác gì so với mấy cây đàn: Rừng sẽ chẳng bao giờ được sạch lá, vì gió có bao giờ sẽ ngưng không thổi, như câu ca dao Việt Nam – đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc: ‘Đố ai quét sạch lá rừng Để tôi khuyên gió, gió đừng rung cây?’” Tưởng sẽ được nghe câu trả lời của Tây Ban Cầm, thì tiếng chuông đồng hồ báo thức chợt xé lên trong đêm tối, làm tôi giật mình thức giấc … *** 7 Vào thu, trời sáng muộn, và có hơi gió thoảng lạnh. Nằm nán trên giường, đầu óc tôi luẩn quẩn: “Làm sao ai biết bia đá không đau? Liệu một cây đàn có thể có hồn như người ta không nhỉ?” rồi lan man liên tưởng: “Nhưng Hồn rồi sẽ về đâu?” “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Họa phẩm “The Old Guitarist” (Ông Già gẩy Tây Ban Cầm) của Pablo Picasso http://n4trb.com/ArtHistory/images/Picasso_I312.JPG Điểm mặt bốn Kiwi đã thích và đánh giỏi tây ban cầm lúc trước ở Christchurch: “Ông Bầu” hiện đang sinh sống ở Hà Nội; Một người ở Sài Gòn – Việt Nam; Một ở Melbourne – Úc; và người thứ tư ở Sydney – Úc; Nhưng hồn họ ở đâu? “Thưa cụ đồ Vũ Đình Liên, giang hồ vặt như tôi làm sao biết được?” Nguyên Giao San Diego - Mùa Thu 2004 8 i “Kê Khang này khúc Quảng Lăng, Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân” ii “Bấy lâu nghe tiếng má đào, Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?”
Similar documents
Hy Vọng Đầu Năm - Mến Thánh Gia, Los Angeles
- “Con muốn mua sự bình an, tình yêu, hạnh phúc, sự khôn ngoan và lòng can đảm. “Ngừng một giây, bà nói tiếp: “Con muốn mua những món này không phải cho một mình con nhưng mà cho cả nhân loại.” Ngh...
More informationCleanroom Air Shower
không có thẩm quyền sử dụng tủ cũng như thay đổi các thông số, người quản lí nên cài mã số Admin vào. Để tăng độ an tòan, EAS có chức năng rà soát được các họat động không đúng cách. Màn hình LCD s...
More information