Firmament - Thế Hữu Văn Đàn

Transcription

Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
The
Firmament
Literary Journal
Th‰ H»u Væn ñàn
April 2015
1
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
2
Contents
To The Reader
Đàm Trung Pháp. Vài Nét đặc Thù Trong Cú Pháp Tiếng Việt
Bính Hữu Phạm. Fifteen Years in Search of the Meaning of The West in Lord Byron's Don Juan
Phạm Trọng Lệ. Lòng Ta Nặng Trĩu Ưu Phiền: Thơ Của A. E. Housman
Phạm Doanh. Đại Cương Về Các Thể Thơ Thường Gặp (bai 1)
Phạm Doanh. Đại Cương Về Các Thể Thơ Thường Gặp (bai 2)-Thơ Đuong Luât
David Lý Lãng Nhân. Thể Dục Kim Tiền
Sóng Việt Đàm Giang. Montmartre, Paris, France
Trần HuyềnTrân. Đổi Mùa
TMCS. (tr.). Giao Thời
TMCS. (tr.). Giao Mùa
TMCS. (tr.). Giao Thời (in Chinese)
TMCS. (tr.). The Transition of Seasons
TMCS. (tr.) Chuyển Mùa. The Transition of Seasons (translated back into Vietnamese)
Trịnh Phúc Nguyên. (tr.). Transition de saison
TMCS. Đề Ảnh Hoa Sen
Thanh Trà Tiên Tử. Câu Chuyện Mùa Thi Tiếng Việt
Thanh Trà Tiên Tử. Mùa Hoa Phượng
Poetry Corner
David Lý Lãng Nhân. Trà Mi Tháng Nào
Sóng Việt Đàm Giang. Chúc Tết Ất Mùi
Sóng Việt Đàm Giang. Trái Tim Chợt Thơ Ngây
Sóng Việt Đàm Giang. Biển Chiều
Dã Thảo. Tình Mộng
Dã Thảo. Vui Xuân
Nguyễn Đình Cát. Manger et boire au Viet Nam à travers la littérature populaire
Hoàng Tâm. Poetry in Translation
Thiền Sư Nhất Hạnh. Đây Là Tinh Độ
Hoàng Tâm. (tr.). Pure Land Is Here
Plum Village. Thở Và Cười
Hoàng Tâm. (tr.). Breathe and Smile
Nguyễn Đức Đạt. Mây Vô Xứ
Hoàng Tâm. (tr.). Wandering Cloud
Sóng Việt Đàm Giang. Thăm Viếng Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ): Cappadocia, Phần 2
Haiku Poetry
Kim Châu. Rừng Đào
Kim Châu. Độc Mai
Kim Châu. Đại Đóa
Kim Châu. Suối Mơ
Kim Châu. Xác Pháo
Kim Châu. Hội Xuân
David Lý Lãng Nhân. Thơ Đẹp Đời Hồng
David Lý Lãng Nhân. Một Tiếng Việt Nam (Lyrics)
David Lee. The Viet Nam Echo (sheet music)
Danielle De Clercq. (tr.). Médée par Euripide
5
6
11
15
23
31
46
48
59
59
60
60
60
61
61
62
63
65
66
66
67
67
68
69
70
72
76
76
76
76
76
77
77
78
86
86
86
87
87
88
88
89
91
92
93
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Æsop. Fables :
The Raven and the Swan
The Goat and the Goatherd
The Miser
Mairie de Paris. Contrat de Ville: Paris donne la priorité aux quartiers populaires
Thomas D. Le. An Introduction to Medea by Euripides (Cont'd.)
Thomas D. Le. Marcus Aurelius Antoninus (121-180 AD): A Preliminary Glance
3
157
157
157
157
158
159
172
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Medea
by Frederic Sandys
http://en.wikipedia.org/wiki/Medea
4
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
5
To The Reader
Dear Friend and Reader,
“Mad, bad, and dangerous to know.” How would you like to meet a person so characterized?
Yes, we are meeting just such a person. Let me introduce to you, my friend, Lord Byron, author of the
long poem of satire Don Juan (pron. /dʒu:ən/), in which there is a phrase that Bính Hữu Phạm
challenges you to explain. He's been thinking about it for fifteen years. Will you take up his
challenge?
How close is Vietnamese syntax to that of, say, English or French? Ðàm Trung Pháp offers an
insightful analysis of some specific features of Vietnamese syntax that may pass unnoticed to the casual
observer but not to the seasoned linguist like Ðàm. Enjoy.
Phạm Trọng Lệ selected four poems from A Shropshire Lad collection to introduce A. E.
Housman, who was a famous classicist of his age. Refused by publishing houses, the collection had to
be self-published before it gained huge popularity that lasted to this day.
Whether you are enamored of Vietnamese poetry, or only dabbling in it, Phạm Doanh has you
in mind in his detailed and expert exposition of Vietnamese prosody. There is in it everything to
satisfy your curiosity or thirst for knowledge.
Speaking of poetry, Kim Châu, Sóng Việt Đàm Giang, David Lý Lãng Nhân, Thanh Trà Tiên
Tử, TMCS, Trần Huyền Trân, and Dã Thảo invite you to live moments of tenderness and longing. And
don't forget to savor the translations by TMCS, Trịnh Phúc Nguyên, Hoàng Tâm, and David Lý Lãng
Nhân of the works they selected for you.
And when you are satiated with scholarship and poetry, step over to the lighter mood brought
about by David Lý Lãng Nhân in his reminiscences of times past. Escaping from her fantasy world,
Thanh Trà Tiên Tử reveals the charming side of Vietnamese language education in Australia that surely
stirs sweet memories in some of us, even if we are far away from this vast island continent.
Follow our francophile traveler Sóng Việt Đàm Giang as she breathes life into one of her
favorite corners of Paris, which was romanticized in the nineteenth century and still is, the quarter
called Montmartre. If you love Moulin Rouge and the bohemian atmosphere, remember the artists
who chose to live and work in the shadow of Le Sacré Coeur: Toulouse-Lautrec, Degas, Renoir, Dali,
Mondrian, Modigliani, Picasso, Pissaro, Monet, Van Gogh, and more. Then fly east to Cappadocia with
her to explore this land of surprises.
For the gastronomical reader the late Nguyễn Ðình Cát's Boire et manger au Viet Nam à travers
la littérature populaire, introduced here by his daughter Godoy-Nguyễn Thị Hương Cần, is a delightful
read. Share the book and the dishes you can create from this culinary treasure trove.
In pursuit of an in-depth treatment of the woman who, though being the talk of scholars for
centuries, still commands attention from academia and the popular culture. Thomas Le borrows from
the Catholic University of Louvain a new complete French translation of Euripides's Médée, graced
with commentaries and notes. Quite a joy to read and learn.
Are you into philosophy or science? If so, take a glancing look at Marcus Aurelius, the stoic
philosopher king, which Thomas Le prepared for you. Then answer this question: Can something
come from nothing? Write your thoughts down in a few sentences, a paragraph, a page, an essay, in
whatever form or genre takes your fancy, and let us start a conversation on these pages. Is there a better
way to welcome the spring?
Thomas D. Le
April 2015
To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join
Thế Hữu Vǎn Ðàn/Firmament web site: http://thehuuvandan.org/firmament.html.
Send comments and submissions to: [email protected]
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
6
Vài Nét ñ¥c Thù Trong Cú Pháp Ti‰ng ViŒt
ñàm Trung Pháp
Thuyết trình trong Hội ThảoVăn Hóa Việt Nam ngày 11 tháng 9 năm 2010
tại San Jose State University, California
Các chủ ngữ vô hình
Nhiều câu trong tuyệt tác Truyện Kiều của thi bá Nguyễn Du chứa đựng những chủ ngữ vô hình, thiếu
minh xác mà theo Đoàn Phú Tứ (1949) như “ẩn hình ngay trong động từ, ta không vạch được nó ra
một cách rành rọt mà chỉ hội được nó, theo cái nghĩa của đoạn văn mà thôi.” Ông Tứ đưa ra thí dụ dưới
đây:
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện rứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Rồi ông Tứ đặt câu hỏi và tự trả lời, để chứng minh cho “cái lợi của tính chất thiếu minh xác
trong ngôn ngữ văn chương của ta”:
“Ai nhác thấy? Đành là Kim Trọng, nhưng không nói rõ, thì sao lại không có thể là cả chàng
độc giả thư sinh nọ, cảm thông với chàng Kim một cái liếc nhìn? Chập chờn cơn tỉnh cơn mê là ai?
Là người quốc sắc hay kẻ thiên tài? Hay cả hai? Luận ra thì biết, song trước khi lý luận, tại sao ta
không có quyền nghĩ đến cả hai người? Bóng tà như giục cơn buồn: Nỗi buồn của ai vậy? Của Kim
Trọng hay của Thúy Kiều, hay của hai người? Hay cũng là nỗi buồn của ta chăng? Và hai câu cuối:
Dưới cầu … thướt tha có phải chỉ là cái tình của Thúy Kiều gửi vào trong cảnh ấy, hay còn phảng
phất cả cái tình của người đọc sách nữa?”
Nhưng khi được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh thì các chủ ngữ vô hình bắt buộc phải xuất
hiện. Nguyễn Văn Vĩnh (1943) thì cho rằng chủ ngữ của chập chờn cơn tỉnh cơn mê chính là nàng
Kiều cho nên đã dịch câu ấy sang Pháp văn thành “Kiều flottait entre le rêve et la réalité” và cũng cho
rằng bóng tà như giục cơn buồn chỉ áp dụng cho nàng mà thôi, qua câu dịch “La descente du soleil
vers l’horizon semblait provoquer chez elle un accès de mélancolie.” Bốn mươi năm sau (1983),
Huỳnh Sanh Thông trong bản dịch sang tiếng Anh đã nghĩ khác ông Vĩnh trong hai ngữ cảnh nêu trên.
Ông Thông dùng chủ ngữ số nhiều để gồm cả nàng Kiều và chàng Kim vào trong cơn tỉnh cơn mê ấy:
“They hovered, rapture-bound, ‘tween wake and dream” và không cho nàng Kiều độc quyền thấy cơn
buồn đang bị bóng tà giục giã: “The dusk of sunset prompted thoughts of gloom.” Ông Tứ chắc hẳn tán
đồng lối dịch của ông Thông hơn lối dịch của ông Vĩnh, vì ông Tứ cho rằng ông Vĩnh “đã hiểu vội
vàng, và cũng bị lầm vì cái thiếu minh xác của ngôn ngữ.”
Đó là chuyện cũ. Hôm nay, tôi cũng xin chia xẻ cùng quý vị một chút văn chương của người
bạn đồng môn tài hoa của tôi, nhà thơ Lưu Văn Vịnh*, trong đó chủ ngữ vắng mặt, nhưng tôi vẫn hiểu
văn và thơ bạn tôi rất rõ, vì bạn tôi và tôi đều là người Việt. Thử hỏi trong hai câu lục-bát êm tai được
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
7
trình bầy thành ba dòng sau đây trích từ thi tập Oang Oang Lòng Chén Rỗng (2007): “Kề vai ở chốn
phong sương / Nhìn nhau đáy mắt / Đoạn trường hiện ra” thì ai và ai kề vai và nhìn nhau đáy mắt? Và
trong tuyển tập Bốn Lần Leo Núi Tản (2000), có câu bạn tôi viết về chuyến thăm Bích Câu lưu loát
trong sáng mà chẳng cần đến một đại từ nhân xưng (personal pronoun) đóng vai chủ ngữ nào cả: “Cuối
thế kỷ, một ngày cuối năm, viếng Bích Câu như tới thăm giấc mơ của người xưa, tuy chẳng là cánh
bướm, nhưng cứ bay vào những giấc mộng lớn giấc mộng nhỏ, thì giấc mộng lũy thừa nhân lên sẽ
mông lung bằng cả cõi tiên vô tận …” Khi đọc đoạn này tôi thấy như tôi đang được cùng nhà văn họ
Lưu viếng Bích Câu, như thể chính bạn tôi và tôi đóng vai chủ ngữ cho các động từ “là”, “viếng”, và
“bay” vậy.
Nói một cách chung chung, chủ ngữ tiếng Việt thường vắng mặt trong các trường hợp dưới đây
- Khi câu bắt đầu bằng một động từ hiện hữu như có hoặc còn:
Có vấn đề rồi!
Còn nước còn tát.
Có người khách ở viễn phương. (Truyện Kiều)
Còn về còn nhớ đến người hôm nay. (Truyện Kiều)
- Khi câu là một tục ngữ :
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Khi câu là một độc thoại :
Mệt quá rồi, nghỉ một chút. Lát nữa làm tiếp.
- Khi câu là một trao đổi giữa hai cá nhân mà chỉ ngữ cảnh mới có thể xác định ai là ai :
Đang làm gì đấy ? - Đọc sách.
Lãnh lương chưa ? - Lãnh sáng nay rồi.
-
Khi câu là một trao đổi giữa hai cá nhân chưa xác định được mối liên hệ xưng hô phù hợp
Đi đâu đấy mà đẹp thế kia ? Cho hỏi thăm một chút được không nào ?
-
Khi câu là một trả lời cho một câu hỏi thuộc dạng có/không (yes/no question) :
Anh có muốn nghỉ không ? - Muốn !
Bạn đã hiểu chưa ? - Hiểu rồi.
Bồ chịu điều kiện đó không ? - Chịu mạnh đi chứ !
-
Khi câu là một lời ra lệnh :
Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa. (Nguyên Sa)
Mối liên hệ lỏng lẻo giữa các mệnh đề
Một số mệnh đề độc lập có thể được viết kề cận nhau mà không thấy có những liên từ nối những mệnh
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
8
đề ấy cho thêm rõ nghĩa, như trong các thí dụ sau đây :
Trời mưa to quá, chúng tôi quyết định ở nhà.
Chúng tôi đến nơi, họ đang cãi nhau to tiếng, chúng tôi hết sức can ngăn nhưng chẳng ăn thua gì,
chúng tôi bỏ về, lòng buồn vô hạn.
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
(Nguyên Sa)
[Viết tiếng Anh theo kiểu Việt này thì sẽ bị các giáo sư người Anh người Mỹ sổ toẹt, vì phạm lỗi runon sentences trong hai thí dụ đầu và incoherence hoặc dangling modifiers trong thí dụ chót lấy từ thơ
Nguyên Sa. Tất cả là do có sự khác biệt tu từ (rhetorical difference) khá lớn giữa tiếng Việt và tiếng
Anh].
Tiếng Việt có đầy đủ các liên từ diễn tả các mối liên hệ giữa mệnh đề chính và phụ, như vì, bởi
vì để chỉ lý do ; để, để cho để chỉ mục đích ; giá, giá mà để chỉ giả thiết ; nếu, nếu như để chỉ điều
kiện, vân vân. Khác chăng thì tiếng Việt có khuynh hướng ít dùng liên từ hơn là các ngoại ngữ như
tiếng Pháp, tiếng Anh. Nhưng, đây mới là một nghịch lý thú vị của tiếng Việt : Khi một liên từ được
dùng cho mệnh đề phụ thì mệnh đề chính cũng có khuynh hướng sử dụng một tiểu từ để giữ quân bình
cho cấu trúc -- tức là còn kỹ lưỡng hơn tiếng Pháp, tiếng Anh. Quả vậy, khi một câu phức tạp tiếng
Việt bắt đầu bằng mệnh đề phụ sử dụng một trong các liên từ vì/tuy/nếu thì mệnh đề chính thường bắt
đầu bằng một trong các “từ quân bình” (balance words) nên/nhưng/thì, như trong các thí dụ sau đây:
(1a) Vì nó kiêu ngạo, nên nó không có bạn. (2a) Tuy họ nghèo, nhưng họ rất hạnh phúc. (3a) Nếu anh
yêu em thực lòng, thì anh phải cưới em ngay đi chứ !
Khuynh hướng kỹ lưỡng nêu trên cũng thấy trong văn chương bác học :
Dẫu chẳng phải ngọc ngà kỳ dị,
Nhưng cũng trong ý nhị thanh tân.
(Bần Nữ Thán)
Nếu thi gan với anh hùng thì thua.
(Phan Trần)
[Nếu vô tình để khía cạnh cú pháp này của tiếng Việt ảnh hưởng lối viết tiếng Anh, người Việt chúng ta
có khuynh hướng viết ra các câu bất cập sau đây: (1b) *Because he is arrogant, so he has no friends.
(2b) *Although they are poor, but they are very happy. (3b) If you love me, then you must marry me
at once! Câu chót có thể chấp nhận được.].
Tới đây tôi cần nói lên nhận xét là những người Việt chúng ta thông thạo tiếng Pháp hoặc tiếng
Anh thường cho ảnh hưởng văn pháp hai thứ tiếng ấy vào tiếng Việt khiến cho câu văn tiếng Việt của
họ đỡ bị chê là không có chủ từ, hoặc chủ từ mù mờ, hoặc thiếu phần mạch lạc vì tránh dùng liên từ
trong câu phức tạp. Họ sẽ chuyển câu Trời mưa to quá, chúng tôi quyết định ở nhà thành ra Vì trời mưa
to quá, (cho nên) chúng tôi quyết định ở nhà và câu Các anh cười khúc khích làm em ngượng quá
thành ra Cái cười khúc khích của các anh làm em ngượng quá.
Cấu trúc đề/thuyết (topic/comment)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
9
Cấu trúc của một câu tối thiểu trong ngôn ngữ nào cũng gồm hai yếu tố là chủ ngữ (subject) và
vị ngữ (predicate). Chủ ngữ thông báo một đề (topic) và vị ngữ cung cấp một thuyết (comment) tức là
một nhận định về đề ấy. Mối liên hệ chủ ngữ/vị ngữ và đề/thuyết được thấy rõ rệt trong các câu
Trời/mưa và Anh Tám/ mới lấy vợ hôm qua. Nhưng không phải lúc nào chủ ngữ cũng trùng hợp với đề
đâu. Chẳng hạn trong câu (1) Chiếc xe này/chạy ngon lắm và (2) Chiếc xe này/tôi mua lâu rồi thì Chiếc
xe này vừa là chủ ngữ vừa là đề trong câu (1), nhưng chỉ là đề và đóng vai túc từ cho động từ mua
trong yếu tố thuyết của câu (2). Hơn nữa, đề luôn luôn xuất hiện ở đầu câu, trong khi chủ ngữ có thể
xuất hiện ở đầu hoặc cuối câu (thí dụ, trong câu này thì chủ ngữ nằm ở cuối câu: Giữa rừng già xuất
hiện một bầy voi).
Đề cũng có thể được coi như một “chủ ngữ tâm lý” trong câu vì nó sửa soạn trí tuệ cho sự đón
nhận thông điệp của phần thuyết. Tiếng Nhật luôn luôn đánh dấu chủ ngữ và đề bằng các tiểu từ
(particles) ga và wa, thí dụ:
Neko ga sakana o tabemashita.
[Mèo (chủ ngữ) cá (túc từ) đã ăn = Mèo đã ăn cá.]
John wa san-nen-sei desu.
[John (đề) tam-niên-sinh là = Còn về John, thì anh ấy là sinh viên năm thứ ba.]
Tiếng Việt cũng có khuynh hướng dùng cấu trúc đề/thuyết, với tiểu từ thì đánh dấu cấu trúc
này, như thí dụ dưới đây:
Chị Ba luôn buồn bã. Chồng chị thì / ngược lại, lúc nào cũng vui.
Ngoài ra cũng có các cách giới thiệu cấu trúc đề/thuyết sử dụng các phương tiện từ vựng và cú
pháp đặc thù như trong các câu thí dụ sau đây:
Cái anh chàng ấy hả / trời ơi, keo kiệt lắm đấy!
Tám Mập và Út Sẹo có lấy nhau không / xem hồi sau sẽ rõ.
Riêng tôi / tôi rất mê những bài ca vọng cổ.
Nỗi nàng / tai nạn đã đầy
Nỗi chàng Kim Trọng / bấy chầy mới thương
(Truyện Kiều)
Áo nàng vàng / tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh / tôi mến lá sân trường
(Nguyên Sa)
Có lẽ vai trò “chủ ngữ tâm lý” của yếu tố đề trong cấu trúc đề/thuyết đã giúp tiếng Việt vẫn dễ
hiểu bất kể các nhược điểm như chủ ngữ thiếu vắng hoặc mù mờ và sự lỏng lẻo trong mối liên hệ giữa
các mệnh đề như đã giải thích ở trên. Riêng trong thể lục-bát của thi ca Việt Nam, câu lục thường đóng
vai đề và câu bát đóng vai thuyết, như trong các câu thơ sau đây:
Trăm năm trong cõi người ta (đề)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (thuyết)
(Truyện Kiều)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
10
Trước đèn xem truyện Tây Minh (đề)
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le (thuyết)
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe (đề)
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau (thuyết)
(Lục Vân Tiên)
Và qua nhận định này, đồng môn Lưu Văn Vịnh* của tôi cũng đã sử dụng cú pháp đề/thuyết khi
viết câu hai câu lục-bát êm tai nhưng cũng đượm mầu bi quan của anh:
Kề vai ở chốn phong sương (đề)
Nhìn nhau đáy mắt đoạn trường hiện ra (thuyết). ■
ñàm Trung Phá
Pháp
Tài liệu tham khảo
Đoàn Phú Tứ (1949). “Đi Tìm Chủ Từ Trong Vài Đoạn Văn Đoạn Trường Tân Thanh.” In trong
sách Nguyễn Du: Về Tác Giả Và Tác Phẩm (1999). Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Việt Nam.
Hà Như Chi (1970). Việt Nam Thi Văn Giảng Luận. Nhà Xuất Bản Sống Mới, Saigon.
Huỳnh Sanh Thông (1983). The Tale of Kiều. Yale University Press, New Haven and London.
Lưu Văn Vịnh (2000). Bốn Lần Leo Núi Tản. Hạ Long Thư Các, Elridge, California.
Lưu Văn Vịnh (2007). Oang Oang Lòng Chén Rỗng. Ổ Văn Hạ Long, Elridge, California.
Nguyễn Đình Hòa (1997). Vietnamese – Tiếng Việt Không Son Phấn. John Benjamins
Publishing Company, Amsterdam and Philadelphia.
Nguyên Sa (2000). Thơ Nguyên Sa Toàn Tập. Nhà Xuất Bản Đời, Irvine, California.
*Nhà thơ Lưu Văn Vịnh và tác giả bài này ngồi cạnh nhau trong lớp Đệ Tam C (ban văn chương) tại
Trung Học Chu Văn An suốt niên học 1957-1958. Ông cũng là một diễn giả trong hội thảo văn hóa này
mà ông và một số văn hữu đứng ra tổ chức tại thư viện San Jose State University, California.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
11
Fifteen Years In Search of The Meaning of “The West” in Lord Byron's Don Juan
(to be continued)
By Bính H»u Phåm
PART ONE:
THE PROBLEM
It was the year 1961. We were the second group of 30 students being trained to be teachers of English
as a Foreign Language at the Faculty of Pedagogy, The University of Saigon, South Vietnam.
We were lucky to have some distinguished faculty members:
Dr. Nguyen Dinh Hoa, a linguist whose teaching and writings had tremendous influence on the
development of linguistics and the teaching of English as A Foreign Language in Vietnam. He was very
handsome by any standard and also musically talented. From time to time he would bring his Hawaiian
guitar to school and play for us. After the events of 1975, I met him again twice: First when I traveled
to Chicago on school business. Since I had learned that Dr. Nguyen Dinh Hoa was at the time The
Director of The Center for Vietnamese Studies at Southern Illinois University at Carbondale, I took
advantage of the chance to visit him in his office. He invited me to his home for lunch. The second
time, when Dr. Nguyen traveled to Philadelphia; some alumni of the University of Saigon and I invited
Dr. Nguyen to dinner at a restaurant downtown. It was an emotional meeting for all of us. Dr. Nguyen
was practically in tears. Later when he published his two well-known English-Vietnamese and
Vietnamese-English dictionaries, he sent me an autographed copy of each. He passed away a few years
after that meeting.
Dr. Agnes Allardyce who conducted a class of Introduction to American Literature. She was in
her seventies; yet she was a very hard working and dedicated professor. She often came to the language
lab on weekends to give us personal help. Once, she assigned us the reading of and book report on The
Great Gatsby. There was something I did not understand. I approached her for an explanation,
expecting a ready answer from her. Instead, she said: "That's an interesting question. Why don't you go
to the library to do some research on it and come back to share what you find with me." I was
disappointed; but I had no choice. I spent a few afternoon at the library and not only did I find the
answer I had been looking for but also learned many other things. From that time on, I learned to be
"On my own". I also developed a great deal of respect and love for Dr. Allardyce for her approach to
teaching.
Mr. Wigfield and Mr. Weir of the University of Michigan at Ann Arbor introduced us to
Comparative Linguistics of English and Vietnamese and led us in Student Teaching. They treated us
like younger brothers and colleagues. From them, we learned a whole new way of teaching English As
A Foreign Language.
Mrs. Mendenhall, the wife of a diplomat at the American Embassy in Saigon, taught us
American Civilization. She, herself, was very "diplomatic" with us. She endeared herself to us with her
charming way, her patience, and her tongue-in-cheek style of talking.
A gentleman from Australia, Mr. Brent, whose accent was quite a challenge for us all, taught us
"Composition". He was very tall with a long, red neck. He blushed easily when he made a mistake.
Last but not least was Mr. Roger Chazal, a French gentleman who, as we were told, graduated
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
12
from the famous French École Normale Supérieure in Paris with a degree of Agrégé in British
Literature. His subject was "Introduction to British Literature". With excerpts, paperbacks, officereproduced copies of British literary work, from Chaucer to Shakespeare, Lord Byron, George Bernard
Shaw, and others, Mr. Chazal ambitiously acquainted us with a cross section of old, medieval and
modern English literature. With his explanations and help, we learned to enjoy such works as Romeo
and Juliet, Macbeth, The Sonnets, Pygmalion, Emma, Don Juan, etc. His end-of-term exams often
included "intelligence" questions such as 'Can Emma be considered a novel of manner?' or "Can Don
Juan be considered a work of our time?'
Mr. Chazal spent quite a chunk of class time on Lord Byron's Don Juan which he introduced to
us with a paperback that had no footnotes whatsoever. Aware of our limited English abilities at the
time, particularly with poetry like Byron's, he patiently read verse by verse for us, stopping now and
then to check our understanding and give explanations where necessary. One day he came to some
verses and stopped. After a long while, he declared; "I don't understand this."
What? I asked myself in consternation. Mr. Chazal did not understand his own stuff?
Particularly when it turned out to be so simple:
"In the great world - which being interpreted"
"Meaneth the West or worst end of a city"
(Canto XI, Stanza 45)
I heard him say, to us as well as to himself: "The West here seems to mean The Western World
(Europe), as opposed to the Eastern World (Russia, the Middle East and China), America being
considered insignificant literarily and culturally, at Byron's time. So, why worst end of a city? It just
doesn't make sense. The word city makes one think of London; but Byron is not speaking about
London, he is talking about the Western World.
Secondly, even if Byron were talking about London, the west end of London could not have
been the worst end. It was an upscale neighborhood where the upper class lived. Thirdly, if Byron were
talking about London, he would say worst end of THE city, and not worst end of A city.
Having found no answers, Mr. Chazal moved on to the next stanza and the rest of the book. But,
for reasons I still don't understand, those two verses stuck in my mind. I admired Mr. Chazal much for
his intellectual integrity. He did not understand something; but had the courage to admit so to his
students. He did not try to "explain it away" to cover up his own perplexity. In later years, those verses
would pop up in my mind from time to time and then disappear, only to recur. I dismissed them and
tried to ignore them, saying to myself: "If Mr. Chazal, who graduated from the famous École Normale
Supérieure with a major in British Literature, was not able to decipher those verses, who am I to try to
do it on my own?"
Time went on. We graduated from The Faculty of Pedagogy and each went his or her own way
to the different high schools we were assigned. We were scattered even farther after the events of 1975.
Some of my classmates and I made it to America. I was overwhelmed with making a living for my
family of six. I worked two or three jobs. Yet those verses came back to haunt me even in this
feverishly hectic period. One day I was window-shopping when suddenly it dawned on me that I
understood those verses. I wanted to shout "Eureka." I wanted to share my discovery with people who
would listen to me. But no one seemed to be interested. I had lost touch with Mr. Chazal since I left the
Faculty of Pedagogy. My classmates were just as busy as myself, making a living and perhaps no one
even remembered those two verses in Don Juan.
In 2007, a partial reunion of the 1963 class for those who had made it to America was suggested
and soon became a reality. We met in Los Angeles, for a week. During this time, I had a chance to share
my discovery with my former classmates, one of whom suggested that I contact the editors of Lord
Byron's Don Juan. I readily agreed as it seemed the most reasonable and appropriate way to present my
discovery.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
13
I was excited when I found a copy of LORD BYRON - DON JUAN, edited by T. G. Steffan, E.
Steffan and W. W. Pratt, published by Penguin Books Ltd, Revised Further Reading copyrighted by
Susan J. Wolfson, 1996, at a library of Montgomery County, Maryland. I was disappointed, however, to
realize through the information printed at the beginning of the book that Drs. T. G Steffan, E. Steffan,
and W. W. Pratt had passed away. My only chance was to contact Dr. Susan J. Wolfson who was The
English Department Head at Princeton University at that time.
Dr. Susan J. Wolfson graciously responded to my email the content of which included my
discovery of the "meaning" of the "WEST or worst end of a city". She did not comment on my
discovery. Instead she explained that phrase pretty much the same as in the footnote for 45.2 (stanza 45,
line 2) as follows:
'the West or worst end of a city. In Byron's time, the West End of London was west
of Charing Cross and Regent Street. It included not only aristocratic hotels and private residences,
but the expensive shopping district, the parks and the exclusive gambling houses. See note on
stanza 26, 29. OED cites stanza 45 in its definition of West End. Numerous stanzas about
fashionable society explain Byron's judgement (worst end)
It should be noted that in the above footnote, the beginning part of the sentence (and stanza 45:
In the great world - which being interpreted meaneth the West…') has been left out which (mis)leads to
the conclusion that The West is the West End of London. If the sentence is put back together:
"In the great world - which being interpreted meaneth the West or worst end of a city",
We can easily see that the West is the Western World (Western Europe) and not West End of
London.
As it has been pointed out earlier in this article, the word 'a city' may make one think of
London. But it should be remembered that Byron says 'a city'. If Byron talked about London, he would
say '… worst end of The city'.
I made that point clear to Dr. Susan J. Wolfson when I talked to her over the phone after the
initial email communication. Dr. Wolfson responded:
"Londoners refer to their city as a city."
Puzzled, I responded:
"Really? I think it's a bit far-fetched, isn't it?"
Apparently Dr. Wolfson took offense with my response and ended the conversation.
I was back to square one.
My sole purpose in contacting Dr. Wolfson, one of the editors and the only one alive, was to
offer my discovery in order to set the record straight on this controversial point. I was hoping that in the
next edition of Lord Byron's Don Juan, there would be a footnote to the effect that "Some reader(s)
also interprete(s) this line as ………" without having to give credit to anyone, nor to admit that any
thing was wrong.
I was so disappointed that I decided to give up on that pair of verses. But those verses did not
let me quit. They came back to haunt me. A few months later, I got the idea of getting in touch with
other university professors who specialized in Lord Byron's Don Juan. I contacted two professors of
English at the University of Virginia, one of them responded to me by email. He offered me a
compliment for pursuing that subject so vigorously. But he was evasive about my discovery, saying
neither that I was right nor wrong. When I asked him what he thought of Dr. Wolfson's footnote on
Stanza 45, line 2, he responded:
"If Dr. Wolfson said so, it must be so."
I was taken aback at his recourse to ipsedixitism. The statement sounded to me like the one I
had read somewhere before.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
14
"If Aristotle says so, it must be so."
I was thoroughly dispirited and decided to give up once for all on those verses of Byron. I
deleted all emails on the subject from my computers and made a resolution that I would never, ever,
think about those verses again. Let them rest in peace so that I can be in peace.
But as you may be able to guess, they came back to bother me again. That was when I thought
of The Firmament and wrote this story.
At this point, I have no doubt that some readers want to ask:
"So what is your discovery about those verses? Why don't you tell us straight out? Why do you
have to beat about the bush like that?"
Well, I certainly can give you the answer in five or at the most ten lines right now. But to do so
would be to deprive you, my esteemed readers, of the joy of discovering it yourselves, of the
tremendous satisfaction of finding something hidden right before your eyes in broad daylight.
Esteemed readers, you are invited to examine those verses for yourselves, and decipher the Holy Grail
that has been shrouded there for at least over a century.
I can assure you that I am not playing a prank on you. I will reveal my discovery in the next
issue of the Firmament. That I promise. In the meantime, you are encouraged to use all the means
available to you on the Internet, in libraries, magazines and books to track down that holy grail. When
you find it, please send it to Mr. Thomas Le, the editor of The Firmament. Good Luck, my Friends! ■
(to be continued)
Bính H»
H»u Phå
Phåm
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
15
Lòng Ta N¥ng Trïu Ðu PhiŠn
ThÖ cûa A. E. Housman
Phåm Tr†ng LŒ ch†n và dÎch
I. Vài hàng tiểu sử Housman
A.E. Housman, nguyên tên là Alfred Edward Housman, sinh ở Flocbury,
Worcestershire, England, năm 1859, gần miền Shropshire, vùng quê thanh
bình mà sau này ông chọn làm bối cảnh trong thơ ông. Năm 18 tuổi ông được
học bổng theo học tại St. John’s College đại học Oxford, nhưng dù nổi tiếng
là sinh viên xuất sắc, trước sự ngạc nhiên của giáo sư và bạn học, ông đã rớt
kỳ thi tốt nghiệp. Theo một nguồn thì vì cha ông bịnh nặng, nhưng theo cuốn
Norton Anthology of English Literature, (vol. 2, p. 1836) ông trải qua một
biến động tâm lý lớn vì một mối tình thầm kín với bạn đồng học không được
đáp ứng. Trong 10 năm sau, ông làm công chức cho sở Patent Office (sở cấp
bằng sáng chế) ở London. Trong thời gian làm thư ký ở sở này, ông dùng thì
giờ rảnh rỗi tới bảo tàng viện British Museum đọc sách, tự trau giồi văn
A. E. Housman*
chương Latin và Hy Lạp, và năm 1892 vì viết nhiều bài khảo cứu về văn chương Latin giá trị được
đăng trong những chuyên san văn chương, ông được mời làm giáo sư và trưởng khoa văn chương Latin
ở University College, London, lúc đó chỉ có 560 sinh viên, và sau khi dạy ở đó được 20 năm, năm
1911, ông được cử làm Professor of Latin ở Trinity College, Cambridge cho đến khi gần mất (năm
1936).
Ông là một tay nhuận sắc cừ khôi những áng văn cổ. Ông là người tồn cổ, và bảo thủ; về văn chương
ông trọng cổ tục. Ông chịu ảnh hưởng thơ La Mã, những bài đồng ca vùng giữa biên giới England và
Scotland (Scottish border ballads), và những bài ca trong kịch của Shakespeare. Một số bài thơ của ông
được phổ nhạc. Lời thơ của ông êm dịu, thường có vẻ nghiêm trang, bi quan, chữ dùng giản dị nhưng
thâm trầm, nên theo nhà phê bình Louis Untermeyer (ghi chú bên dưới) ông còn được gọi là “the
greatest Latin poet who ever wrote in English,” (Nhà thơ Latin giỏi nhất viết bằng tiếng Anh).
Tập thơ đầu tay ông bỏ tiền ra tự in vì có nhiều nhà xuất bản từ chối, và chính tập thơ này làm ông nổi
tiếng. Ðó là tập The Shropshire Lad (chàng trai trẻ vùng Shropshire) in năm 1896. Trong 63 bài thơ
trong tập thơ này, ông mô tả cảnh đồng quê dân dã, chủ đề thời gian qua nhanh, và sự chết trẻ của
những trang thanh niên thiếu nữ ở tuổi còn thanh xuân. Cuốn thơ thứ hai Late Poems in năm 1922. Thơ
ông có giọng cổ điển, vần khít khao, có giọng điệu như những bài đồng ca (ballads) rất được ưa chuộng
trong thời đại chiến thứ nhất. Hai tập thơ thứ ba và thứ tư đầy đủ nhất của ông mang tựa là More Poems
và The Collected Poems of A. E. Housman (1939) do người em ông in sau khi ông qua đời. Trong một
bài diễn thuyết nhan đề “The Name and Nature of Poetry” (1933) đọc trước cử toạ danh tiếng của
trường đại học Cambridge, ông nói rằng “nhiệm vụ kỳ lạ của thơ không phải là truyền đạt tư tưởng mà
là truyền đạt xúc cảm. (“The peculiar function of poetry is not to transmit thought” but “to transmit
emotion.”). Ngoài 4 tập thơ, ông bỏ ra 27 năm để nhuận sắc và chú giải bộ sách năm cuốn của nhà
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
16
thiên văn học người La Mã sống ở thế kỷ thứ nhất tên là Marcus Manilius. Bộ sách đồ sộ này là
Astronomicon, tái bản bởi Cambridge University Press, 2011, và ông cũng nhuận sắc những tác phẩm
thơ Satires của Juvenal, nhà thơ trào phúng La Mã, sống ở cuối thế kỷ thứ nhất và đầu thế kỷ thứ 2 sau
công nguyên (in bởi Greenwood Press, 1931).
Trong một thế giới-- theo lối suy nghĩ của ông-- bất trung và vô lý, Housman tin rằng chỉ có cái chết là
có hình ảnh trang nghiêm nhất. Trái tim đem ra khỏi lòng cho đi một cách vô ích, khi ân hận thì quá
muộn, những chàng trai dẻo chân khoẻ tay nhanh nhẹn giờ chết chôn bên giòng suối. Trong bài the
“Loveliest of Trees” ông tả cái đẹp của rừng cây anh đào dưới trời tuyết trước Lễ Phục sinh. Chàng trai
mới hai mươi tuổi mà đã thấy tiếc thời gian đã qua. Ngắm cảnh trời đất hoa nở rực rỡ trong mùa tuyết
giăng đầy trời thì cả đời mình cũng chưa đủ. Bài “To an Athlete Dying Young” đem người đọc trở về
không khí thời tiền sử Hy Lạp, bốn năm một lần, trên cánh đồng dưới núi Olympia vào ngày lễ thần
Zeus, cảnh các lực sĩ chạy đua. Cái chết trang nghiêm của người lực sĩ trẻ vừa đạt được kỷ lục cho thấy
vẻ ngắn ngủi hào nhoáng của vinh quang, khi người làng khiêng xác chàng về, trên đầu chàng trai còn
mang vòng nguyệt quế còn tươi.
Bài thơ “Loveliest of Trees” được xếp hạng thứ 55, bài “With Rue My Heart is Laden” được xếp thứ
234, bài “To an Athlete Dying Young” được xếp thứ 127 trong 500 bài thơ tiếng Anh được tuyển chọn
trong sách giáo khoa nhiều nhất (most anthologized) theo bảng liệt kê của g.s. William Harmon trong
cuốn THE TOP 500 POEMS (New York: Columbia University Press, 1992).
II. Bốn bài thơ của Housman
1. Loveliest of Trees
Loveliest of trees, the cherry now
Is hung with bloom along the bough,
And stands about the woodland ride
Wearing white for Eastertide.
Now, for my threescore years and ten,
Twenty will not come again,
And take from seventy springs a score,
It only leaves me fifty more.
And since to look at things in bloom
Fifty springs are little room,
About the woodlands I will go
To see the cherry hung with snow.
A. E. Housman
(1896, số II trong tập A Shropshire Lad)
Cây đào rực rỡ
Cây anh đào bây giờ đẹp nhất,
Ðang nở hoa ngay cạnh lùm cây.
Bên con đường nhỏ rừng mây.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Khoác màu áo trắng đón ngày Phục-sinh.
Cả đời mình bẩy mươi năm ấy,
Hai mươi năm thoáng thấy qua rồi.
Trong bẩy mươi mùa xuân tươi,
Khấu đi hai chục còn năm mươi mùa.
Ngắm trời đất cỏ hoa rực rỡ,
Năm mươi xuân phỏng độ là bao.
Rừng cây ta bước chân vào,
Ngắm hoa tuyết phủ cành đào rung rinh.
(PTL phỏng dịch)
2. With Rue My Heart is Laden
With rue my heart is laden
For golden friends I had,
For many a rose-lipt maiden
And many a light-foot lad.
By brooks too broad for leaping
The lightfoot boys are laid;
The rose-lipt girls are sleeping
In field where roses fade.
A. E. Houseman
(1896 số LIV trong tập A Shropshire Lad)
Chú thích: lightfoot=light-footed=nhẹ chân, thoăn thoắt gót chân
Lòng ta nặng trĩu ưu phiền
Lòng ta nặng trĩu ưu phiền,
Quặn lòng thương nhớ bạn hiền chiều đông
Bao nàng thục nữ môi hồng,
Bao chàng thoăn thoắt nhẹ bồng như bay.
Bên giòng suối rộng chiều nay,
Chàng trai năm ấy mộ đầy cỏ hoang.
Những nàng môi thắm má hường.
Cùng hoa tàn ngủ bên đường quạnh hiu.
(PTL phỏng dịch)
3. When I was One-and-Twenty
When I was one-and-twenty
I heard a wise man say,
“Give crowns and pounds and guineas
17
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
But not your heart away;
Give pearls away and rubies
But keep your fancy free.”
But I was one-and-twenty
No use to talk to me.
When I was one-and-twenty
I heard him say again,
“The heart out of the bosom
Was never given in vain;
‘Tis paid with sighs a-plenty
And sold for endless rue.”
And I am two-and-twenty,
And oh, ‘tis true, ‘tis true.
A. E. Housman
(1896 số XIII trong tập A Shropshire Lad)
Năm ta hăm mốt tuổi đầu
Năm ta hăm mốt tuổi đầu,
Một hiền giả nhủ môt câu chân tình.
“Cho vàng ngọc bạc tiền đừng tiếc,
Nhưng con tim giữ miết đừng đưa.
Chuỗi hạt trai, ngọc đỏ kia
Cho đi nhưng giữ lời thề mộng mơ.”
Năm hăm mốt tuổi bấy giờ,
Lời khuyên ta để hững hờ ngoài tai.
Năm ta hăm mốt tuổi đời,
Lại nghe hiền giả khuyên lời phải chăng
«Trái tim khi lọt khỏi lòng,
Chớ nên uổng phí cho không chẳng màng.
Kẻ mua não nuột thở than,
Người bán trăn trở buồn phiền không nguôi ».
Năm sau ta tuổi hăm hai,
Ngẫm lời khuyên thấy hợp tai: muộn rồi.
(PTL phỏng dịch)
4. To an Athlete Dying Young
The time you won your town the race
We chaired you through the market-place;
Man and boy stood cheering by,
And home we brought you shoulder-high.
Today, the road all runners come.
Shoulder-high we bring you home,
18
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
And set you at your threshold down,
Townsman of a stiller town.
Smart lad, to slip betimes away
From fields where glory does not stay
And early though the laurel grows
It withers quicker than the rose.
Eyes the shady night has shut
Cannot see the record cut,
And silence sounds no worse than cheers
After earth has stopped the ears.
Now you will not swell the rout
Of lads that wore their honours out,
Runners whom renown outran
And the name died before the man.
So set, before its echoes fade,
The fleet foot on the sill of shade.
And hold to the low lintel up
The still-defended challenge-cup.
And round that early-laureled head
Will flock to gaze the strengthless dead.
And find unwithered on its curls
The garland briefer than a girl’s.
A. E. Housman
(1896 số XIX trong tập A Shropshire Lad)
Dịch xuôi:
Gửi người lực sĩ chết yểu
Ngày chàng thắng cuộc đua cho làng ta
Chúng tôi để chàng ngồi trên ghế, kiệu chàng đi khắp chợ;
Già trẻ hò reo bên đường,
Chúng tôi nâng chàng thật cao trên vai rước về nhà.
Hôm nay, cũng trên con đường các lực sĩ chạy đua trở về,
Chúng tôi khiêng chàng trên vai về nhà ;
Rồi đặt chàng xuống thềm,
Chàng là người con yêu của ngôi làng nay càng thêm im-vắng.
Chàng thật khôn ngoan, sớm trốn
Khỏi nơi mà vinh quang không tồn tại lâu
Dù vòng hoa nguyệt quế mọc sớm
19
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Cũng héo nhanh hơn bông hồng.
Mắt chàng bóng đêm đã khép
Sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy kỷ lục vừa đạt đưọc
Và không gian lặng ngắt bây giờ cảm động chẳng kém khi có lời cổ võ
Sau khi đất đã đổ đầy lấp kín lỗ tai rồi.
Bây giờ chàng không phải nhập bọn với đám đông
những lực sĩ xưa đạt bao vinh dự nhưng nay không còn nổi tiếng nữa
những lực sĩ điền kinh mà danh tiếng họ vượt họ quá xa
Và dù họ còn sống mà người đời đã lãng quên như họ đã chết.
Vậy thì trước khi tiếng vọng cổ võ êm đi,
Chàng hãy đặt chân lướt nhanh trên thềm bóng đêm
Và để lại trên rầm cửa sổ
Chiếc bình ghi kỷ lục vẫn chưa ai vượt nổi.
Và quanh đầu chàng mang vòng hoa tươi
Ðám đông người bu lại nhìn xác không còn sinh lực
Và thấy trên những lọn tóc xoăn
Vòng hoa chiến thắng vẫn chưa héo còn ngắn hơn lọn tóc thiếu nữ.
(PTL dịch xuôi)
Dịch sang văn vần:
Gửi chàng lực sĩ chết trẻ
Hôm chàng thắng cuộc cả làng
Ðặt ngồi trên ghế, kiệu chàng khắp nơi.
Trẻ già nhớn bé vui cười,
Chàng cao ngất nghểu, người người hò reo.
Hôm nay cũng quãng đường chiều,
Thân chàng còn ấm, được nhiều bạn khiêng.
Về nhà đặt nhẹ trước thềm,
Người con yêu của làng yên ắng rồi.
Sao chàng khôn khéo tuyệt vời,
Bụi trần xa lánh sớm rời vinh quang.
Vòng hoa nguyệt quế còn mang,
Hồng chưa kịp héo, quế tàn trước hoa.
Mắt chàng đêm tối phủ nhòa,
Ðâu còn nhìn thấy tài ba của mình
Ðất kín tai, cảnh lặng thinh,
Như lời cổ võ nghẹn lòng người xem.
20
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
21
Chẳng như người, khỏi lấn chen,
Xưa mang vinh dự nay quên lãng rồi.
Tiếng thơm vượt họ xa vời,
Thân, tuy còn sống, tên, đời đã quên.
Trước khi lặng tiếng vang rền,
Lẹ chân hãy đặt xuống thềm bóng đêm
Rồi nâng bình bạc để lên
Bên khung cửa sổ ghi tên người hùng.
Trên đầu hoa thắm một vòng,
Ðám đông bâu lại xác không còn hồn.
Bao quanh những lọn tóc vàng,
Hoa còn tươi gọn như làn tóc mây.
(PTL phỏng dịch) ■
III. Sách tham khảo.
A. Hai tài liệu liệt kê đầu tiên bên dưới dùng làm căn bản cho phần tiểu sử và phê bình của bài viết này:
-« A. E. Housman » (2015) The Biography.com website http://www.biography.com/people/ashousman-38875
-Louis Untermeyer, comp. A Treasury of Great Poems. New York: Galahad Books, 1942, 1955, pp.
1022-1032.
B. The Collected Poems of A. E. Housman. (Holt, Rinehart and Winston, 1939).
-Nếu không có cuốn thơ toàn tập kể trên, độc giả có thể đọc tập thơ A Shropshire Lad miễn phí trong:
www.gutenberg.org/ebooks/5720
-Và tập Last Poems of A. E. Housman miễn phí (ebook #7878) trong:
www.gutenberg/org/files/7878-h/7878-h.htm
-Có thể download miễn phí và nghe 4 bài thơ của Housman trong Works by A. E. Housman at Librivox
(Public domain audiobooks) trong https://librivox.org/author/1173?
primary_key=1173&search_category=author&search_page=1&search_form=get_results
-Philip Gardner, ed. A. E. Housman: The Critical Heritage. (London: Routledge, 1992). Tài liệu thâu
thập nhiều bài điểm sách và luận văn về thơ của Housman, dành cho sinh viên ban văn chương cần viết
bài khảo cứu về Housman.
-Claudia Newton Jackson. “A Survey of Criticisms of A. E. Housman's Poetry,” Master’s Thesis.
Loyola University Chicago, 1942; 78 trang; có thể xem trên internet.
-Anthony Lane. “Lost Horizon: The Sad and Savage Wit of A. E. Housman.” New Yorker, Feb. 19,
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
22
2001 in http://www.newyorker.com/magazine/2001/02/19/lost-horizon. Bài giới thiệu rất kỹ về
Housman thư ký, thi sĩ, học giả văn chương cổ điển Hy-La, nhà phê bình sắc bén nhưng cực kỳ nghiêm
khắc, và cũng là người rất sành điệu ăn uống. Bài báo nêu thêm óc dí dỏm, hóm hỉnh và phong cách
biệt lập của Housman.
* Photo credits: http://en.wikipedia.org/wiki/A._E._Housman
Viết xong tại Virginia 1996, sửa lại và bổ chính 2/25/2015.—Phå
Phåm Tr†
Tr†ng LŒ
LŒ
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
23
ñåi CÜÖng VŠ Các Th‹ ThÖ ThÜ©ng G¥p (bài 1)
(còn ti‰p)
Phåm Doanh
I. Lời nói đầu
Loạt bài này không mang tính cách nghiên cứu văn học, chỉ nêu lên những căn bản về thi pháp hay
cách làm thơ cho những người bắt đầu làm thơ. Đối với những người đã làm thơ lâu thì bài viết sẽ
không mang lại gì mới mẻ, vì nó không đi sâu vào chi tiết.
Trước khi đi vào các thể thơ thường gặp, ý kiến riêng của người viết về luật thơ là:
Chúng ta không nên có chủ trương làm thơ là phải theo luật. Cái chính là hồn thơ ý thơ lồng
trong từ ngữ trong sáng, tạo hình và âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng và lưu loát. Vần luật là thứ yếu. Chỉ
khi nào ta muốn làm theo thể loại nào thì nên biết cấu trúc và quy tắc về âm thanh vần điệu của thể đó.
Còn không làm theo thể nào thì là thơ tự do. Dù thơ tự do hay theo luật nếu tạo được rung cảm trong
người đọc thì đạt được tinh thần của thơ. Có rất nhiều bài thơ tự do không nằm trong khuôn khổ loại
thơ nào mà vẫn tạo rung cảm như các tác phẩm của Hoàng Cầm
Lá diêu bông
(Tác giả: Hoàng Cầm)
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
Đâu phải Lá Diêu bông
Mùa đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
***
Từ thuở ấy
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
24
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời…
…ới Diêu bông…!
Rét 1959
Sở dĩ niêm luật của các thể loại thơ được người làm thơ chú ý và hướng theo vì bản thân nó qua bao
nhiêu đời đã có một nền tảng vững chắc về âm thanh vần điệu, làm định hướng cho những
người mới làm thơ.
Nhưng các loại thơ nhiêu khê phát sinh từ Đường Luật, vốn đã chặt chẽ về hình thức và bố cục,
lại còn bày vẽ thêm về các lối gò chữ khác như:
- đọc xuôi đọc ngược
- Câu cuối đoạn này làm câu đầu đoạn khác
- Hai chữ cuối một câu cuối làm đầu câu tiếp
- mỗi câu đều mang một con số
- cho 5 vần đặt ra trước để bài thơ phải xử dụng
- Mỗi câu phải chứa một địa danh
v… v…
Tất cả những gò bó đó chỉ là Sơn Đông Mãi Võ, chỉ cốt khoe chữ nghĩa hay đi nhiều (ngày xưa
ít phương tiện đi lại nên làm một bài thơ “Mỗi câu phải chứa một địa danh” thì các cụ cho là người
kiến thức rộng), chứ không phải thơ theo cái tinh thần phóng khoáng của người có tâm hồn thơ.
Chúng ta nên biết luật nhất là những người mới làm thơ cần có định hướng; luật là hình thức, là
hướng dẫn để bài thơ ít ra có một khuôn khổ nhất định, có âm điệu căn bản.
Nhưng thà không đúng luật 100 phần 100 mà ý thơ, chữ dùng, âm điệu và vần hay còn hơn đúng luật
mà ý thơ hạn chế, lời thơ ngây ngô, hoạt kê. Thí dụ như theo luật thơ Đường Luật, phải gò bó vào sự
đối của bốn câu 3&4 và 5&6. Có những người làm thơ từ chương coi trọng sự đối từng chữ như giáo
điều, họ có thể cho một bài có các câu như sau là bài thơ Đường Luật hay vì các
câu đối thật chỉnh dù ý thơ và chữ dùng chẳng có gì đặc biệt.
Trước ngõ hai ông ngồi ngắm biển
Sau vườn ba cụ đứng xem non
Đã già vẫn tưởng chưa già lắm
Hết trẻ còn mơ mãi trẻ son
…
hay
…
Tôi đã ba mươi còn thích đẹp
Ông chưa sáu chục vẫn yêu đời
Cả làng dân bảo đồ say khướt
Nguyên xóm họ đồn lũ chịu chơi
…
Thí dụ hai câu đúng luật lục bát:
“Cô kia ngồi trước cửa nhà
Thấy xe nước mía từ xa đã cười”
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
25
Loại thơ này chỉ làm vè cho vui, nếu chỉ cần đúng luật thì không lẽ :
“Thằng Tây nó giống cột đèn
Vừa cao vừa lớn, lại đen thùi lùi”
cũng là thơ chăng?
Nên hiểu ý thơ đẹp, chữ dùng hay và âm điệu trầm bổng là rượu còn luật thơ là bình. Cứ khăng
khăng giữ đúng cái bình thật tròn trịa mà đựng rượu dở thì chẳng thà đựng rượu ngon
trong một\ bình bẹp về hình thức còn hơn.
Biết luật mà không bị gò bó vào luật là hình thái cao của thơ.
II. Các Từ ngữ trong luật thơ
Về các từ “Âm, Thanh, Vần, Điệu”
1. Âm: là gốc của một chữ sau khi bỏ các phụ âm ở đầu chữ và các dấu. Như vậy âm bắt đầu bằng một
hay nhiều nguyên âm và có thể kết thúc bằng một hay nhiều phụ âm.
Các chữ: Chương, Trương, Ngượng, Vưởng, Hướng đều có cùng một âm nhưng khác thanh.
2. Thanh: là sự khác nhau trong độ cao thấp của một âm. Trong tiếng Việt các chữ có thể mang 6
thanh là không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng chia làm hai nhóm có thanh bằng và thanh trắc.
Thanh bằng hay theo tiếng Hán Việt là Bình Thanh gồm các chữ không dấu và có dấu huyền
như câu “chiều hôm qua em đi về” chỉ có toàn bình thanh.
Nếu cẩn thận hơn ta có thể chia thành Trung Bình Thanh (có nơi gọi là Thượng Bình Thanh) là
các chữ không dấu, và Trầm Bình Thanh (hay Hạ Bình Thanh) gồm các chữ có dấu huyền.
Thanh trắc hay Trắc Thanh gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã và nặng. Như câu “Bữa trước
chẳng có bão nặng” chỉ có toàn thanh trắc.
Sự phân biệt giữa Thượng Trắc Thanh: sắc, hỏi, ngã; và Hạ Trắc Thanh: nặng, không có gì quan
trọng để đáng đi sâu vào.
3. Vần: Hai chữ được gọi là vần với nhau khi chúng có cùng âm và chung một nhóm thanh. Cụ
thể là :
“anh, đành, thanh, vành, mành” gọi là vần với nhau, cũng như
“đáng, nạng, mãng, đảng, đạng” vần với nhau.
Thơ thí dụ :
Ao ước từ xưa mãi đến giờ
Đông hành tìm kiếm chút nguồn thơ
Yêu hoa anh biết từ muôn kiếp
Hoa muộn vì ai cứ ngẩn ngơ
(Nguyên Đỗ )
Các chữ “giờ, thơ” và ngơ” trong câu 1,2,4 là vần với nhau vì cùng âm “ơ” và cùng là thanh
bằng. ( Chữ “Chớ” tùy cùng âm mà khác nhóm thanh nên không vần với ba chữ trên).
4. Điệu : Ngoài “Âm”, “Thanh” và “Vần” là 3 yếu tố chính của thơ “Vần” chúng ta còn để ý đến
“Điệu” là sự trầm bỗng trong câu thơ. Đây là cái mà không có luật nào giúp ta được, thí dụ trong thơ 7
chữ, luật chỉ đòi hỏi “Nhị tứ lục” phân minh, tức là các chữ 2,4,6 phải đúng bằng trắc, còn
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
26
“Nhất tam ngũ bất luận”, các chữ 1,3,5 tự do.
Nhưng chính cái tự do này là cái khó. Có bài đúng tất cả về luật bằng trắc nhưng đọc lên chẳng
êm tai chút nào, như bài này người viết tự đặt ra làm thí dụ :
Chiều nay chẳng biết vì sao buồn
Có phải tại trời mưa bão cuồng?
Ngọn gió thổi ngang phía trước đó
Nước mưa làm ngập hai con đường
Bài này tuy đúng tuyệt đối về bằng trắc của Thất Ngôn Tứ Tuyệt nhưng đọc nghe ngang ngang
chẳng êm tai chút nào. Nếu ta sửa lại như sau :
Chiều nay không biết tại sao buồn
Có phải vì trời giông bão tuôn?
Ngọn gió thổi ngang về phía trước
Nước mưa làm ngập cả con đường
Thì rõ ràng trầm bổng hơn nhờ dùng các chữ in đậm mà theo luật thì bằng hay trắc gì cũng
được. (ở đây ta không để ý dến chữ hay ý thơ chẳng có gì)
Cũng như:
Đôi ta chia cách tại trời
Nên em phải chịu một đời đau buồn
nghe ngang tai, nếu sửa lại thành :
Đôi ta chia cách tại trời
Nên em phải chịu một đời đau thương
Tóm lại muốn có âm điệu hay nên đọc nhiều thơ người khác. Khi làm xong đừng bằng lòng với
nó ngay mà nên đọc đi đọc lại, đọc ra thành tiếng luôn. Nếu nhờ ai biết ngâm thì càng tốt, xem âm điệu
có êm tai, có du dương không, nhiều khi cùng là thanh trắc mà chữ dấu nặng đọc lên lại khắc với dấu
sắc, v.v.
III. Liên vận, Cách vận, Cước vận, Yêu vận, Chính vận và Cưỡng vận
Vần điệu là hai yếu tố quan trọng của thơ. Thơ thì thường có vần. Các vần ở cuối câu gọi là cước vận,
đa số các thể thơ trong mọi ngôn ngữ đều là cước vận.
Thơ Thí dụ:
Lắm lúc mài dao hỏi sắc không (?)
Lửa than cháy đỏ sợi tơ hồng
Hét lên một tiếng dừng tay. Ngộ
Thuyền vào đến bến chẳng qua sông
(Vương Trân )
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
27
Sầu đông chi nữa hỡi sầu đông
Người đã xa xôi, cách biệt lòng
Đường chiều sợi nắng nằm thiêm thiếp
Ai đứng bên cầu ngơ ngác trông
(Sầu đông )
Vần ở các chữ cuối câu 1,2,4
Đặc biệt các thể thơ lục bát và song thất lục bát của Việt Nam ta lại có thêm vần ở giữa câu gọi là yêu
vận.
Thí dụ:
Tà Niệm
Xếp chân làm bộ như thiền
Mà nghe tà niệm còn nguyên đáy lòng
Bóng hồ ly, gió lạnh phòng
Thướt tha áo mỏng ngực trần lả lơi
Bài kinh học mãi quên lời
Vòng tay thèm một thân người mảnh mai
Hình như trời sáng bên ngoài
Nhắm hay mở mắt cũng hoài công tu.
Phạm Doanh
Chữ ngoài cuối câu 7 vần với chữ hoài ở giữa câu 8.
Lại có hai loại vần, liên vận hoặc cách vận là hai câu đi liền nhau hoặc cách nhau có cùng một vần.
Thí dụ cho liên vận
Nụ hôn đầu
Suốt đời anh nhớ mãi nụ hôn đầu
Mười tám tuổi ôi vụng về biết mấy
Môi tìm môi mà lòng nghe lau sậy
Rung rung trong cơn lốc yêu đương
Tim đập như những hồi trống tan trường
Mồ hôi rịn trong bàn tay khờ dại
Lòng hoang dã như thú rừng sa bẫy
Trong mùi thơm ngào ngạt của môi em
Quyện trong hương dạ lý tỏa êm đềm
Nụ hôn đó cho anh thành người lớn
…….
Rồi năm tháng vẫn lạc loài nơi chốn
Quê hương người ta một kiếp lang thang
Giữ trong tim như giữ một kho vàng
Nụ hôn ấy trong một đêm thần thoại.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
28
Phạm Doanh
bắt đầu từ câu hai, các câu đi chung cặp 2,3 hay 4,5; 6,7 có cùng vần
Thí dụ cho cách vận :
Giấc mộng trong đêm
Ta thấy ta đứng trên triền núi
Phiá xa xa mây phủ giăng đèo
Bên vách đá phẳng lì trơ trụi
Bàn chân trên mỏm đá cheo reo
Ta đập trán lên tường sám hối
Giăng hai tay chấp nhận kiếp nghèo
Nghe cơ thể biến thành rắn mối
Bám đỉnh trời dốc ngược mà leo
Bên vực kia lũ người biết lỗi
Đang hành hưong từng bậc thang trèo
Tiếng ê a cầu xin xóa tội
Trong tiếng gầm của lũ cọp beo
Từng xác người rơi vào vũng tối
Gió vi vu gió hú qua đèo
Ta nhắm mắt nghe ngàn tiếng gọi
Và nghe hồn chết rã rời theo.
Phạm Doanh
Câu 1 vần với câu 3, còn câu 2 vần với câu 4.
Chính vận là hai chữ hoàn toàn có cùng âm sau khi bỏ các phụ âm ở đầu chữ, thí dụ
Những niềm vui quá đỗi mong manh
Ngày mong đợi đốt lòng anh giá lạnh
Bài thơ cũ bụi tràn thần thánh
Tiếng dương cầm long lanh long lanh
(trần minh hiền )\
Các chữ manh, lạnh, thánh, và lanh là chính vận.
Nhiều khi hai vần không được chỉnh lắm nhưng hai âm tương tự nhau thì gọi là cưỡng vận, thí dụ như
“đường & vang (thay vì vương)”, “nhài & hoài” “tay & đây” “cùng & hồng”, hay “tình & thanh”, “đêm
& im”, “đắng & nặn” v.v
Quê mình đầy những tài nguyên
Rừng sâu gỗ qúi: Quế, lim, hương, trầm
Non cao đá quí, mỏ than
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
29
Đồng bằng vựa lúa miền Nam nhất nhì
(Phú Yên )
Nguyên vần tương tự với lim, trầm vần tương tự với than, Nam.
Dĩ nhiên chính vận thì tốt hơn, nhưng nếu gò bó vào chính vận mà bỏ một chữ thật hay, diễn đạt
được một ý thật đẹp, vì chữ đó chỉ hao hao trong âm thanh thì cũng không nên. Trong trường hợp đó
nên cân nhắc xem giữ chữ và ý hay giữ chính vận.
IV. Chiều sâu của thơ?
Thật ra mà khó định nghĩa thế nào là thơ có chiều sâu. Một trong những ý nghĩa của thơ là để diễn đạt
một ý tưởng, một tâm tư, một rung động của người viết hay tạo một rung động, một suy tư cho người
đọc.
Hình thái khác của thơ là để tả chân một cảnh một vật hoàn toàn khách quan mà không lồng vào
ý nghĩa nào và cũng không tạo một suy ngẫm nào.Ta có thể gọi hình thái thứ hai là không có chiều sâu,
nhưng loại thơ này rất ít. Bình thường người làm thơ ngay cả khi tả cảnh cũng muốn diễn dạt một cái
gì. Thơ là kết hợp của hình thức (âm, thanh, vần, điệu) và nội dung (ý tưởng, tiêu đề). Bài thơ hay là
đạt được sự hài hòa của hai khía cạnh đó.
Thơ có tâm tư, có chiều sâu mà không truyền đạt được qua hình thức bằng âm thanh vần điệu
hay thì không làm người đọc cảm được tâm tư đó. Còn thơ không có chiều sâu thì phải rất hay về hình
thức để có thể gọi là thơ, trong trường hợp này thơ như là nhiếp ảnh hay hội họa, sự thành đạt hay
không, hoàn toàn nhờ kỹ thuật và chủ đề.
“Tác phẩm” nào không đạt được một trong hai khía cạnh đó thì không phải là thơ.
Thí dụ như
“Có hàng quán nhỏ góc đường
Những người lao động vẫn thường đến đây
Ngồi trong bóng mát vòm cây
Ly cà phê tỏa khói bay dật dờ
Đôi khi ngã một ván cờ
Gặp người ngang sức cả giờ chưa xong
Cho dù xuân hạ thu đông
Trên đường xe cộ hai dòng ngược xuôi”.
Bài này cố ý làm để thí dụ cho thơ “không có chiều sâu”, chẳng để lại một ấn tượng gì cho
người đọc trừ vần điệu đúng quy luật.
“Ngôi hàng tiều tụy bên đường
Nơi người bán dạo vẫn thường nghỉ chân
Cả ngày vất vả tảo tần
Gánh hàng còn nặng, nợ nần chưa vơi
Đổ bao nước mắt mồ hôi
Mà sao chẳng hết một đời long đong
Ngày qua nắng hạ mưa đông
Đôi quang gánh nặng cho còng tấm thân”.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
30
Khi chuyển sang bài thứ nhì, bài thơ đã có chút chiều sâu, không mang tính cách bàng quang;
nhưng về hình thức thì chỉ tạm được thôi vì bài thơ cố ý làm chứ không phải từ một xúc cảm.
Bài thứ ba thì khác
“Tôi nhìn bóng, bóng nhìn tôi
Nhìn lâu thấy lạ lại thôi không nhìn
Như tôi
bóng cũng im lìm
Như tôi
bóng cũng đang tìm kiếm tôi”.
Bài này chỉ mượn câu đầu làm khung cảnh để dẫn vào một tâm trạng.
Nói tóm lại thơ hay như một thiếu nữ được cả về dung mạo và tâm hồn. ■
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
31
ñåi CÜÖng VŠ Các Th‹ ThÖ ThÜ©ng G¥p (bài 2) - ThÖ ñÜ©ng LuÆt
(còn ti‰p)
Phåm Doanh
Trước khi đi vào thơ Đường Luật xin nói đến Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.
I. Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt (TNTT) về hình thức thì có thể nói đơn giản như sau:
Luật (1.) Mỗi đoạn có 4 câu, bảy chữ mỗi câu; không giới hạn số đoạn.
Luật (2.) Chữ cuối câu 1,2,4 phải cùng một vần và thường thì là thanh bằng. Các đoạn không bắt buộc
phải cùng một vần.
Luật (3.) Chữ 2,4,6 trong mỗi câu phải đúng luật bằng trắc, chữ 1,3,5 sao cũng được cốt là nghe
hoà hợp trong cả câu.
“Nhất tam ngũ bất luận,
Nhị tứ lục phân minh”
Luật (4.) Luật bằng trắc rất dễ, chỉ cần nhớ là trong hai câu đầu các chữ 2,4,6 thay đổi nhau
(4.1)
B,T,B
T,B,T
(4.2) rồi phản chiếu (mirror) 2 câu, sẽ có luật của 4 câu cho các chữ 2,4,6
B,T,B
T,B,T
—— phản chiếu
T,B,T
B,T,B
Nếu kết hợp cả 4 luật trên thì ta sẽ có
TNTT loại 1 (chữ thứ hai câu đầu thanh Bằng)
x,B,x,T,x,B,B
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
Nếu hoán vị các chữ 2, 4, 6 thì sẽ có
TNTT loại 2 (chữ thứ hai câu đầu thanh Trắc)
x,T,x,B,x,T,B
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,t
x,T,x,B,x,T,B
Thí dụ thơ thuần tuý Thất ngôn tứ tuyệt đúng 4 câu
Phong Kiều Dạ Bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
32
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Trương Kế )
* Dịch Thơ:
Đêm Đậu Thuyền Bến Phong Kiều
Trăng tà , tiếng quạ kêu sương
Lửa chài , cây bến, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
(Tản Đà)
Các biến dạng của TNTT
Biến dạng 1)
x,B,x,T,x,B,x
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
Hay
x,T,x,B,x,T,x
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,T
x,T,x,B,x,T,B
x: sao cũng được.
Thí dụ: trong “Bài Thơ Cuối Cùng” của TTKH đoạn 1 và đoạn 5 chữ cuối câu đầu không vần
với câu 2 và 4. Thí dụ này cho ta thấy sự tương đối của luật, không cần đúng tất cả mà vẫn hay.
Bài Thơ Cuối Cùng
Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ, một lòng đau…
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời, có nói đâu !
Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh “ti-gôn” ấy,
Mà viết tình em, được ích gì?
Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ “đan áo” của chồng em.
Bài thơ “đan áo” nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem…
Là giết đời nhau đấy, biết không?
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
….Dưới dàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !
Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơị..
Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !
Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôị..chết
Đêm hỡi ! làm sao tối thế nầy?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh? anh của em !
Tôi biết làm sao được hỡi trời?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt…
Sợ quá đi, anh…”có một người” !…
(TTKH )
Biến dạng 2)
x,B,x,T,x,B,T
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
hay
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,T
x,T,x,B,x,T,B
Nghĩa là câu 1 vần với câu 3 (thanh Trắc) và câu 2 với câu 4 (thanh Bằng)
Thí dụ:
Giấc mộng trong đêm
Ta thấy ta đứng trên triền núi
33
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
34
Phiá xa xa mây phủ giăng đèo
Bên vách đá phẳng lì trơ trụi
Bàn chân trên mỏm đá cheo reo
Ta đập trán lên tường sám hối
Giăng hai tay chấp nhận kiếp nghèo
Nghe cơ thể biến thành rắn mối
Bám đỉnh trời dốc ngược mà leo
Bên vực kia lũ người biết lỗi
Đang hành hưong từng bậc thang trèo
Tiếng ê a cầu xin xóa tội
Trong tiếng gầm của lũ cọp beo
Từng xác người rơi vào vũng tối
Gió vi vu gió hú qua đèo
Ta nhắm mắt nghe ngàn tiếng gọi
Và nghe hồn chết rã rời theo.
(Phạm Doanh)
Nói thêm về TNTT, thể thơ này xuất phát từ thời Đường bên Trung Hoa. Như bài trước có nói
là thể thơ này có hai loại tuỳ theo chữ thứ hai câu đầu là thanh Bằng hay Trắc:
TNTT loại 1 (chữ thứ hai câu đầu thanh Bằng)
x,B,x,T,x,B,B
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
Nếu hoán vị các chữ 2, 4, 6 thì sẽ có
TNTT loại 2 (chữ thứ hai câu đầu có thanh Trắc)
x,T,x,B,x,T,B
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,t
x,T,x,B,x,T,B
Các nhà thơ Trung Hoa xưa thường dùng TNTT để diễn đạt 1 ý ngắn gọn nên 1 bài thơ chỉ
thuần tuý 1 đoạn 4 câu và đặc biệt họ hay dùng loại 1 còn thi nhân Việt Nam cận và hiện đại tiếp nhận
thể thơ này lại hay dùng loại 2 và một bài có nhiều đoạn để diễn đạt một vấn đề, một tâm tình như các
bài của TTKH hay Đinh Hùng. Không biết có phải tại vì tâm hồn Trung Hoa xúc tích còn tâm hồn Việt
Nam đa cảm hơn hay không?
Thơ TNTT Trung Hoa:
Đề tích sở kiến xứ.
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
35
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Thôi Hộ)
Năm ngoái, ngày này, dưới cánh song,
Hoa đào cùng với má ai hồng.
Mặt người nay biết đi đâu vắng,
Chỉ thấy hoa cười trước gió đông.
Lô Sơn
Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu
Đắc đáo hoàn lai vô biệt sự
Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều
(Tô Đông Pha )
Sóng nước Hương Giang khói Ngự Bình
Chưa thăm mang hận cả bình sinh
Thăm rồi về lại lòng không đổi
Vẫn sóng Hương Giang khói Ngự Bình
(Phạm Doanh dịch - dùng địa danh Việt Nam) )
Vạn lý Triều Châu nhất trục thần ,
Du du thanh thảo hải biên xuân.
Thiên nhai mạc đạo vô hồi nhật ,
Thượng lĩnh hoàn phùng hướng bắc nhân.
(Vương Kiến )
* Dịch thơ:
Tiễn Khách Đi Đày
Khách đày vạn dặm Triều Châu
Mênh mông góc biển cỏ sầu thương xuân
Ngày về đừng nói rằng không
Cùng người lên bắc tương phùng đầu non
(Xích Bích Kiều dịch )
2. Thể Thất Ngôn Bát Cú (TNBC – không phải thể Đường Luật)
Từ Thất Ngôn Tứ Tuyệt (TNTT) chuyển sang Thất Ngôn Bát Cú (TNBC) rất dễ nếu ta nhập 2 đoạn
TNTT vào nhau với điều kiện:
1. Hai đoạn cùng 1 loại (chữ thứ hai câu đầu cùng là Bằng hay Trắc)
2. Chữ cuối câu số 5 là thanh Trắc
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
3. Các chữ cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 vần với nhau.
Như vậy ma trận bằng trắc của TNBC như sau:
- TNBC loại 1 (chữ thứ hai câu đầu thanh Bằng)
x,B,x,T,x,B,B
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,T (điều kiện 2)
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
Nếu hoán vị các chữ 2, 4, 6 thì sẽ có
-TNBC loại 2 (chữ thứ hai câu đầu có thanh Trắc)
x,T,x,B,x,T,B
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,T
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T (điều kiện 2)
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,t
x,T,x,B,x,T,B
Thí dụ TNBC loại 1: (chữ thứ hai câu đầu có thanh Bằng)
Ghé Bến Trần Gian
Người say muôn thuở ghé qua chơi,
Nhựa níu, men chào, tóc lả lơi.
Trau chuốt, ân cần… thôi uổng quá!
Dạ phàm đâu buộc cánh chơi vơi.
Cuộc đi: khói, rượu, thơ, tình, mộng,
Ăm ắp đầy then, chẳng mượn đời,
Hứng sẵn, neo thuyền ghi chút cảm,
Buông về, cao rộng mấy trùng khơi.
(Vũ Hoàng Chương)
Dựng
Tay tiên gió táp mưa sa
(Nguyễn Du)
Đàn rưng rưng lệ phách dồn mưa
Tiếng hát tàn rơi hận thuở xưa
Bụi nhuốm Thiên Thai nhòa hứng rượu,
Đời sau say giúp mấy cho vừa!
36
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
37
Cô đơn, men đắng sầu trăng bến
Đất trích Tầm Dương quạnh tiễn đưa.
Nhịp đổ càng mau nghe ríu rít
Tê rời tay ngọc lúc buông thưa.
(Vũ Hoàng Chương )
Chiều lãng mạn
Chiều nay gió nhẹ chuyển hơi lành
Giọt nắng đùa trong khóm lá xanh
Nắng hạ nồng trên làn tóc xõa
Hương thơm quyện lấy cả hồn anh
Em nằm ôm gối, vờ như ngủ
Anh hát đồng dao điệu dỗ dành
Nói khẽ bên tai lời trăng gió
Thẹn thùng em dụi sát vào anh.
(Phạm Doanh )
Thí dụ TNBC loại 2: (chữ thứ hai câu đầu có thanh Trắc)
Một Phút Ngừng Say
Bấc trĩu hoa đèn nhựa úa nâu
Phải say nằm khóc mộng ban đầu
Bước chân song sóng vòng tay mở
Dạo ấy người ơi xa lắm đâu
Chớm nụ tiếc cho tình quá ngát
Mà thương trời bể quá cao sâu
Tiếc thương lẻn khói vào tâm trí
Mưa gió tàn đêm lộng quán sầu
(Vũ Hoàng Chương)
Cứ mỗi mùa thu
Cứ mỗi mùa thu lại nhớ nhà
Gợi bao kỷ niệm cõi hồn ta
Dừng chân trên bước đường phiêu lãng
Đếm lá vàng bay ảo mộng nhòa
Ngày ấy lòng còn sôi nhiệt huyết
Đến đâu cũng chẳng thấy trầm kha
Nhưng thời gian chất bờ vai nhỏ
Đọng lại bàn tay giọt nắng tà.
(Phạm Doanh )
Như có nói từ bài đầu, các nguyên tắc hay luật lệ của mọi thể thơ đều là tương đối, chỉ nhằm mục đích
định hướng cho người mới làm thơ. Khi đã quen thuộc và thấm nhuần âm điệu của các thể thơ, người
làm thơ có thể tự do sáng tạo mà không cần gò bó vào các luật lệ trong thơ.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
38
Sau đây là những bài thơ cũng bẩy chữ tám câu mà không theo các luật trên một cách tuyệt đối:
Bước chân trên tuyết
Hằn dấu giầy trên tuyết trinh nguyên
Bước chân vương nặng nỗi ưu phiền
Ánh trăng bàng bạc trăng hoang dại
In bóng trên đường bóng đổ nghiêng
Sương khói mờ trên đầu ngọn cỏ
Mong manh như những cuộc tình duyên
Đưa tay hứng nhẹ vài bông tuyết
Ai người chia xẻ nỗi niềm riêng? (Câu 8 không giống về bằng trắc với câu 5)
(Phạm Doanh )
Canh giấc
Anh ngồi bên cạnh giấc mơ em
Chăn ấm nệm thơm gối trắng mềm
Tóc xõa che nửa vùng mộng mị
Nhấp nhô gò ngực nhịp êm êm
Chăn đắp ngang tầm người nhỏ nhắn
Lộ bờ vai nhỏ dưới trăng đêm
Làm anh ngẩn ngơ, làm say đắm
Trong đời nào ước muốn gì thêm (Câu 8 không giống về bằng trắc với câu 5)
(Phạm Doanh)
Trong khi một bài thơ theo thể TNTT có thể có 1 đoạn hay nhiều đoạn 4 câu thì TNBC thường chỉ có
đúng 8 câu, gói trọn 1 ý.
3. Thơ Đường Luật
Khi đã quen thuộc với thể thơ Thất Ngôn Bát Cú thì chuyển sang thơ Đường Luật thật dễ dàng.
Thơ Đường Luật không phải là thơ Đường hay Đường Thi; Thơ Đường hay Đường Thi là những bài
thơ làm thời nhà Đường Trung Hoa mà điển hình là 300 bài thơ bất hủ trong bộ Đường Thi Tam Bách
Thủ.
Đường Thi có rất nhiều thể, Ngũ ngôn, Thất ngôn hay không có số chữ nhất định trong câu.
Một trong những thể thơ được ưa chuộng và truyền tụng là thể Đường Luật mà chúng ta sắp đề cập tới
Vì thế không những các bài thơ Đường Luật đời này mà kể cả những bài thơ Đường Luật xưa
hằng trăm năm như của Bà Huyện Thanh Quan và ngay đến các bài thơ đời nhà Tống nhà Minh bên
Trung Hoa cũng không gọi là Đường Thi được mà chỉ gọi là thơ Đường Luật nếu theo thể thức bên
dưới.
Luật Thơ Đường Đơn Giản hóa Thơ đường luật về hình thức là thơ “Thất ngôn bát cú” với thêm
một điều kiện là hai câu 3&4 và 5&6 phải đối nhau về ý và về tự loại, nghĩa là chữ nào câu trên là động
từ/ danh từ/ tĩnh từ thì chữ ở vị trí đó của câu dưới cũng là động từ/ danh từ/ tĩnh từ
Thí dụ
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
39
Thù nhà trả hết tròn câu hứa
Nợ nước đền xong cả cuộc đời
Thù nhà —> nợ nước (danh từ kép)
trả —> đền (động từ)
hết —> xong (trạng từ)
tròn —> cả (trạng từ)
câu hứa —> cuộc đời (danh từ kép)
Bến vắng thuyền neo, neo đợi khách
Sông sâu sóng vỗ, vỗ ru đời
Bến —> Sông (danh từ)
vắng —> sâu (tĩnh từ)
thuyền —> sóng (danh từ)
neo, neo —> vỗ, vỗ (động từ)
đơị —-> ru (present participle)
khách —-> đời (danh từ)
Luật Bằng Trắc của Đường Luật giống hệt như Thất Ngôn Bát Cú cũng có hai loại cho vần
Bằng (trong bài sau sẽ nói đến hai loại cho vần Trắc ở chữ cuối câu 1,2,4,6,8 )
- loại 1 (chữ thứ hai câu đầu thanh Bằng)
x,B,x,T,x,B,B
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,T
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
Nếu hoán vị Bắng, Trắc các chữ 2, 4, 6 thì sẽ có
loại 2 (chữ thứ hai câu đầu có thanh Trắc)
x,T,x,B,x,T,B
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,T
x,T,x,B,x,T,B
x,T,x,B,x,T,T
x,B,x,T,x,B,B
x,B,x,T,x,B,T
x,T,x,B,x,T,B
Về nội dung trong bố cục của thơ Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó:
- hai câu đầu (1,2) là đề bài. Câu 1 là phá đề, câu hai là thừa đề (chữ thừa có nghĩa là nối theo
câu phá để vào bài).
- hai câu 3,4 còn gọi là Thực hay Trạng dùng để giải thích đầu bài cho rõ ràng. hoặc cũng có thể
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
dùng để đưa thêm chi tiết bổ nghĩa.
- hai câu 5,6 (Luận) bàn bạc hay bàn luận cho rộng nghĩạ cũng có thể dùng như câu 3,4 đưa
thêm chi tiết.
-hai câu cuối 7,8 (Kết) tóm ý nghĩa của toàn bài và thắt ý lại.
Thí dụ loại 1 (chữ thứ hai câu đầu có thanh Bằng)
Bực gì bằng gái chực phòng không
Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng,
Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ,
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.
Mua vui lắm lúc cười cười gượng,
Giả dại nhiều khi nói nói bông.
Mới biết có chồng như có cánh,
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.
(Nguyễn Khuyến )
Nghiệm
Ngôi chùa mái đỏ ngự trên đồi
Nhìn xuống dòng sông nước chảy xuôi
Bến vắng thuyền neo, neo đợi khách
Sông sâu sóng vỗ, vỗ ru đời
Thiền sư tĩnh tọa suy tiền hậu
Cư sĩ trầm ngâm nghiệm khứ hồi
Chuông đổ mang mang chiều nhạt nắng
Cho người quên bớt phận đơn côi.
(Phạm Doanh )
Cảm Tác
Chiều nay gió lạnh mờ hơi sương
Run rẩy cành trơ tuyết ngập đường
Nhớ thuở cơ hàn nơi xứ lạ
Thương thời lận đận lúc tha hương
Mây bay gió thoảng khơi tâm sự
Tuyết phủ sương mờ gợi vấn vương
Đất khách quê người xin gởi gắm
Nửa hồn còn lại kiếp lưu phương.
(Gia Phong )
Thí dụ loại 2 (chữ thứ hai câu đầu có thanh Trắc)
Vết tử thương
Người chiến binh kia ngã xuống rồi
Vết thương trên ngực máu còn tươi
40
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
41
Thù nhà trả hết tròn câu hứa
Nợ nước đền xong cả cuộc đời
Nhìn lá quốc kỳ bay phất phới
Biết quân kháng chiến thắng nơi nơi
Một hơi thở cuối trong lồ ng ngực
Mắt nhắm, lòng yên, nhẹ nét cười.
(Phạm Doanh)
Thoảng Ngát Tri Âm
Bạn hãy cùng ta cạn chén đầy
Hàn huyên tâm sự mấy lời say
Thả trôi cay đắng đầy bi lụy
Buông lỏng ngậm ngùi lúc quắt quay
Muợn nguyệt đề thơ ngày hội ngộ
Nhờ mây vẽ cảnh phút men cay
Lỡ mai tóc bạc không về cội
Vẫn ngát tri âm những chuỗi ngày
(Triệu Minh )
Nếu dễ dãi thì trong hai câu đối 3&4 và 5&6 không bắt buộc phải từng chữ đối chọi với nhau,
mà cả nhóm chữ thành 1 loại cũng được, như ba chữ tạo thành nhóm danh từ thì đối với 3 chữ câu kế
cũng tạo thành nhóm danh từ, chứ không bắt buộc từng chữ trong nhóm phải đối chọi nhau. Cần nhất là
đối ý thôi. Dĩ nhiên là hoàn chỉnh tất cả là hay nhất, nhưng như đã nói, bình đẹp không bằng rượu
ngon.
Những hình thái khác của thơ Đường Luật:
Có 8 câu bảy chữ nhưng các cụ xưa đã bày thêm rất nhiều thể loại (hơn 20) như
Thủ nhất thanh ( nhất đồng )
Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau.
Tám Mừng
Mừng đón xuân về, muôn sắc hoa,
Mừng xuân,xuân mới, mới thêm rạ
Mừng nghe nhựa sống, như còn trẻ,
Mừng thấy đời tươi, chửa muốn già.
Mừng khỏe đôi chân, đi đứng vững,
Mừng tinh cặp mắt ngắm nhìn xạ
Mừng nhau tuổi Thọ tăng tăng mãi,
Mừng được trường xuân hưởng thái hoà.
(1986 Lạc Nam )
Song điệp
Tất cả 8 câu đều có 2 điệp từ :
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
42
Chuyện Đời
Vất vất vơ vơ, cũng nực cười,
Căm căm cúi cúi có hơn ai.
Nay còn chị chị anh anh đó ,
Mai đã ông ông mụ mụ rồị
Có có không không, lo hết kiếp
Khôn khôn dại dại, chết xong đời.
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi.
(Nguyễn Công Trứ )
Tính danh
Câu nào cũng có từ chỉ nhân danh hay địa danh. Giống như Điển Thi, câu nào cũng dẫn 1 điển
ở bên Tàu. Xưa kia các cụ đồ nho chuộng lắm vì như thế các cụ mới chịu cho là có học, rộng kiến thức.
Lỗi Thề
Vùi oan bạc mệnh sóng Tiền Đường (1)
Ngọn đuốc Chiêm Thành(2) rở nhớ thương.
Chắp cánh đẹp gì câu Thất Tịch (3)
Ôm cầm say mãi gái Tầm Dương(4)
Lỗi thề Chung Tử (5) sầu tri kỷ
Hoen mái Tây hiên (6) lệ đoạn trường
Hồ Hán (7) ngậm ngùi mây cách biệt
Ngân Hà (8 ) mưa gió nẻo cầu sương.
(Toại Khang )
Láy ba (Vĩ Tam Thanh): Sạch sành sanh-dửng dừng dưng – sát sàn sạt…
Ngẫu Hứng
Tiếng gà bên gối tẻ tè te,
Bóng ác trông lên hé hẻ hè.
Cây một chồi cao von vót vót,
Hoa năm sắc nở lóe lòe loẹ
Chim tình bè lứa kia kìa kịa,
Ong, nhĩa vua tôi nhé nhẻ nhè.
Danh lợi mặc người ti tí tị,
Ngủ trưa chửa dậy khỏe khòe khoe.
(Vô Danh )
Tựu trung là những xảo thuật để chứng tỏ người viết giỏi về từ ngữ. Theo thiển ý chỉ có tính
cách lạ, như Sơn Đông mãi võ trong làng thơ, còn về giá trị thơ thì không có bao nhiêu. Tài liệu này về
Những hình thái khác của thơ Đường Luật do tham khảo của Bồ Tùng Linh trong site
http://www.honque.com/HQ002/bienkhao.html
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
43
4. Vài nhận định về sự đối câu trong thơ Đường Luật
Có những ý kiến cho rằng 2 cặp câu 3,4 và 5,6 của thơ Đường Luật phải đối một cách tuyệt đối, nghĩa
là từng chữ câu trên thuộc tự loại nào thì chữ cùng vị trí trong câu dưới cũng phải đúng tự loại đó.
Nhiều tác giả chú trọng quá nhiều vào hình thức đối của thơ Đường nên gò từng chữ miễn sao
cho đúng luật hiểu theo cái nhìn chật hẹp, nên viết những câu đối thật chặt chẽ về hình thức mà trống
rỗng về nội dung cũng như gượng ép trong cách dùng chữ. Họ có thể cho những câu như sau là hay vì
chỉnh trong vấn đề đối:
Cô gái sau sân ngồi rửa bát
Chàng trai trước cửa đứng lau xe
Đối trong thơ Đường Luật là đối ý trước tiên rồi mới đến đối tự loại. Và đối từng cụm từ chứ
không phải từng chữ. Ý tưởng nghèo nàn, chữ dùng thô thiển thì dù có đối chỉnh cách mấy cũng không
có chút giá trị nào, loại Đường Luật nặng về hình thức này giống như 1 chiếc hộp gỗ thật vuông vức
thật thẳng góc cạnh nhưng gỗ là gỗ tạp và chứa đựng trong lòng nó nội dung nghèo nàn. Sao bằng được
một chiếc hộp gỗ góc cạnh có thể không thẳng hoàn toàn nhưng là gỗ quý và chứa đựng món hay vật
lạ.
Ngay cả trước đây hơn một thế kỷ các nhà Nho nổi tiếng như Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn
Khuyến sống trong thời đại từ chương, gò bó về luật thơ, đi thi chỉ cần sai một chút là hỏng mà cụ đậu
đầu cả 3 kỳ thi Hương, Hội và Đình. Bậc Trạng Nguyên như thế mà còn không cố chấp về luật đối
trong thơ ĐL thì chúng ta trong quan niệm phóng khoáng ngày nay lại cố bám vào từng chữ hay sao.
Có khi còn bắt lỗi là cùng là động từ nhưng transitive verb (cần túc từ) không được đối với intransitive
verb (không cần túc từ) hay trạng từ chỉ thời gian không đi với trạng từ chỉ không gian, 1 câu là câu hỏi
thì câu kia cũng phải là câu hỏi.
Sau đây là các thí dụ của bất chấp luật đối cứng ngắc của Yên Đổ Nguyễn Khuyến, ông bất
chấp chứ không phải ông không biết luật.
Vịnh Tiến Sĩ Giấy
Rõ chú hoa man khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.
Ví dụ này càng cho thấy cái “không đối” theo như những lập trường cố chấp, "Bán" và "mua"
trong câu trên là động từ còn "Bảng" và "bia" là danh từ; ngay cả "tiếng" và "danh" là danh từ cũng
không đối với "vàng" và "đá" là tĩnh từ. Nhưng đối là đối cả ý, cả câu chứ làm sao mà Nguyễn Khuyến
không biết luật được. Cái luật mà người ta khăng khăng bám vào chỉ là cái cố chấp vô lối thôi. Dĩ nhiên
là nếu mình muốn đối tuyệt đối thì cũng không sao, nhưng mang lập trường đó mà phê bình thơ người
khác một cách hàm hồ thì thật là thiển cận biết bao.
Không phải chỉ mình Nguyễn Khuyến mới “thất luật”, 2 câu sau đây của Tú Xương cũng sẽ
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
44
không làm vừa lòng các vị bảo hoàng hơn vua
Chí cha chí chát khua giày dép,
Ðen thủi đen thui cũng lụa là"Khua"
là động từ có đi với "cũng" là trạng từ không? Thưa được vì đối ý, đối câu mà hay thì từng chữ một
không cần đúng.
Và hãy đọc Nguyễn công Trứ
Tự cao
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
Dở duyên với rượu khôn từng chén
Trót nợ làm thơ phải thuộc bài
Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó
Ðàn còn phiếm trúc tính tình đây
Ai say ai tỉnh ai thua được
Ta mặc ta mà ai mặc ai
(Nguyễn Công Trứ )
Cả hai cặp 3,4 và 5,6 đều không đối từng chữ. Nếu khăng khăng thì hoá Nguyễn công Trứ
không biết luật sao?, “từng chén” chắc chắn không đối với “thuộc bài” và “xe ngựa” không cùng tự loại
với “tính tình” , đó là chưa kể “với” và “làm”. Nhà Nho như Nguyễn công Trứ há lại phạm 3 lần lỗi
trong bốn câu hay sao?
Ra đường đáng giá người trinh thục
Trong bụng sao mà những gió trăng,
"Người" và "những" trong con mắt của người cố chấp thì chắc chắn là không đối rồi. Hay là bài
thơ nổi tiếng của vua Lê Thánh Tông :
Đề Miếu Bà
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ,
Làn nước chi cho lụy đến nàng.
Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chi mượn đến đàn tràng.
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng…
Chúng ta thấy rõ ràng là trong hai cặp đối nhau, không phải tất cả các chữ cùng vị trí đều cùng
tự loại cả, (tắt / cho), (đừng / lụy) , (nghe / đến) , (đôi / mượn), (vầng / đến) ngay cả (nhật nguyệt của
vua Lê Thánh Tông trong bài thơ truyền tụng lại đã phạm 6, 7 lỗi. Nhà vua là người uyên bác lại đứng
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
45
đầu một thi đàn chẳng lẽ không biết luật.
Những sự phóng khoáng không để bị quy luật hạn hẹp của sự đối gò bó mình được thấy
trong rất nhiều nhà thơ cổ xưa và hiện đại.
Những người hay phán xét thơ người khác qua lăng kính đó thì chỉ tìm xem đối từng chữ mà
không thấy được những vần thơ có giá trị.
Thi bá Vũ Hoàng Chương chắc hẳn là thông suốt luật đối của thơ Đường Luật, nhưng ông cũng
chẳng cần giữ nó một cách tuyệt đố như trong bài:
Vịnh Tranh Gà Lợn
Sáng chưa sáng hẳn , tối không đành
Gà lợn om sòm rối bức tranh
Rằng vách có tai, thơ có họa
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe Rồng ngân váng khúc tân thanh
(Vũ Hoàng Chương)
Trong hai câu:
Rằng vách có tai, thơ có họa
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh
"Tai" và "hoạ" của câu ba đối với "đỏ" và "xanh" của câu bốn, nhưng tai và hoạ là danh từ còn
đỏ và xanh là tĩnh từ. Nhưng bài thơ vẫn rất đạt, rất hay.
Tóm lại đối chỉ là 1 khía cạnh hình thức của thơ ĐL, mà ý tưởng, vần điệu và từ ngữ là những
khía cạnh khác. Đánh giá một bài thơ ĐL không phải là trước tiên nhìn coi từng chữ có đúng tự loại
hay không mà là âm điệu có êm đềm, thánh thót hay trầm bỗng, ý tưởng đặc sắc và từ ngữ trong sáng
hay độc đáo và nhất là cả bài thơ có để lại cho người đọc một ấn tượng một rung động nào không. ■
(Còn tiếp)
Phå
Phåm Doanh
.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
46
Th‹ Døc Kim TiŠn
ChuyŒn Phi‰m Ngày XÜa
David Lš Lãng Nhân
Trước 1945, trong dân gian Lục tỉnh miền Nam Việt ít người biết ca âm nhạc kiểu Tây phương,
với
những bản đồng ca cần thiết để gây hứng và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao Đông Dương của
Nhà nước Bảo hộ Pháp lúc bấy giờ.
Tại trường Tiểu học TỉnhTây ninh, học sinh phải tập thể dục sau buổi học chiều, mỗi tuần 2 ngày.
Chương trình thể dục tập thể nầy khá quan trọng, được giao phó cho thầy giáo Kim, niên trưởng, điều
khiển với sự trợ lực của các cô giáo và thầy giáo của trường…mỗi người có đeo còi tu-huýt sẳn sàng
tái lập kỷ luật hàng ngũ trên sân tập.
Để bổ túc phần đồng ca cho buổi tập thêm phấn khởi, thầy Kim chọn nhạc điệu bản “Kim tiền” (một
bản cổ nhạc VN phổ thông) để học sinh vừa tập, vừa ca, vừa vỗ tay cho… ăn rập. Lời ca vui nhộn,
chắc là do thầy Kim sáng tác, tuy thầy khiêm nhượng không nói ra… Bài Thể dục Kim tiền đồng ca
của thầy Kim như sau:
THỂ DỤC KIM TIỀN ĐỒNG CA
Rũ anh em tập thể tháo chơi!
Ngữa, cúi, ngữa cái mặt như vầy
Niễn hãy niễn cái đầu hai bên
Rồi ngó lại sau…
Giơ tay nầy
Giơ tay nọ
Nghiêng cái mình
Cẳng giỡ cẵng
Bên nầy bên kia
Xây chạy chung quanh…
Hồi lâu dừng chân chống nạnh
Sụn cái đầu gối chơi
Rồi lại đứng lên….
Bước chân nầy tới trước chơi
Bước chân nầy tới trước chơi
Rồi ta xây lại…
Cùng nhau niu chạy…
Lâu sợ mỏi chân
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
47
Nên ta đứng lại
Thở…rồi khỏe lại…
Chương trình Thể Dục Kim Tiền đồng ca do sáng kiến của thầy Kim tuy chưa hoàn hão buổi đầu,
nhưng nhờ sự tận tâm của quí Thầy Cô và tinh thần kỷ luât của học sinh trường Tiểu Học Tâyninh
trong thời đó đã mang lại những giờ sinh hoạt thể dục khá vui vẽ thoải mái đáng ghi nhớ. ■
Madison , AL, January 2015
Lšš Lãng Nhân
David L
.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
48
Montmartre
Paris, France
Sóng ViŒt ñàm Giang biên soån
Ai ñi Paris thăm thắng cảnh cùng di tích văn hóa, lịch sử mà không ghé Montmartre?
Montmartre là một khu phố của Paris, nằm trên quả ñồi cao thuộc Quận 18. Từng là nơi tập
trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ Sacré Coeur, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà
hàng, ñúng là một nơi không thể không thăm viếng ñược.
Mùa hè năm 1984, người viết ñã ñến thăm Montmartre lần ñầu tiên, và 28 năm sau, mùa hè
năm 2012 người viết có dịp lại ghé thăm Montmartre lần thứ tư.
Tài liệu lịch sử Pháp cho rằng Montmartre có gốc từ "Mons Mercurei et Mons Martis", có nghĩa
núi Mercure và núi Mars, tên hai vị thần. Vết tích những ngôi ñền thờ hai thần này ñược tìm thấy ở ñây.
Cũng có một giả thuyết cho rằng: Montmartre xuất phát từ chữ "Mons Martyrium", có nghĩa ngọn ñồi
những người tử vì ñạo. Theo truyền thuyết thì Thánh Denis, vị giám mục ñầu tiên của Paris, ñã tử vì
ñạo ở ngọn ñồi này. Một trong những con phố ở Montmartre có tên Martyrs, (rue des Martyrs: có nghĩa
là phố những ngưởi tử vì ñạo). Từ thế kỷ 6, tại Montmartre ñã có một xóm nhỏ với nhà thờ và nghĩa
ñịa. Năm 1095, các tu sĩ tới ñây xây dựng một tu viện. Vua Louis VI mua lại khu vực này từ các tu sĩ
và cho xây dựng một nhà thờ cùng tu viện. Năm 1154, các phụ tá linh mục ñã tát cạn ñầm lầy này giữa
Montmartre và Paris. Qua nhiều biến chuyển thời gian, năm 1790, Montmartre là một xã của Seine.
Đến năm 1860 Montmartre ñược sát nhập vào Paris và trở thành một phần của Quận 18. Từ năm 1871,
Montmartre trở thành một trong những ñiểm quan trọng và trở thành trung tâm nghệ thuật của Paris.
Cuốn từ ñiển của nhà xuất bản Roussard cho thống kê rằng có tới 4285 nghệ sĩ ñã từng sống tại
Montmartre trong hai thế kỷ 19 và 20. Từ khoảng năm 1820, các nghệ sĩ bắt ñầu tập trung về ñây. Đến
cuối thế kỷ 19, ñầu thế kỷ 20, khu phố này từng là ñiểm ñến của những họa sĩ nổi tiếng bậc nhất với
các trường phái Ấn tượng, Lập thể, Dã thú. Nhà hang Bateau-Lavoir có Henri Matisse, Pablo Picasso,
George Braque, Maurice Utrillo, Guillaume Apollinaire. Các quán Canaret Le Chat Noir, Lapin Agile
có nhiều nghệ sĩ tên tuổi thăm viếng. Đại lộ Montmartre, Moulin de la Galette ñã là nguồn cảm hứng
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
49
vô tận của rất nhiều nghệ sĩ danh tiếng như Pierre-Auguste Renoir, Pablo Picasso, Vincent Van Gogh,
Henri de Toulouse-Lautrec, Mautrice Utrillo v.v…
Nằm trên ñỉnh ñồi Montmartre là nhà thờ Sacré-Coeur nổi tiếng, cũng là một ñịa ñiểm thuận lợi
ñể nhìn toàn cảnh Paris. Khu phố Montmartre hiện nay vẫn tập trung nhiều nhà hàng, quán cà phê,
phòng tranh, cửa hàng ñồ lưu niệm... Trên quảng trường Tertre, có rất nhiều các họa sĩ vẽ chân dung và
tranh biếm họa cho du khách. Cạnh quảng trường còn có Không gian Dalí, trưng bày các tác phẩm của
họa sĩ Salvador Dalí. Năm 1900 một thang máy ñưa du khách từ dưới chân lên ñỉnh ñồi ñược lắp ñặt
làm việc di chuyển ñược nhanh chóng hơn. Một số ñịa ñiểm nổi tiếng như quán Moulin Rouge hay
nghĩa trang Montmartre cũng nằm không xa nhà thờ Sacré-Cœur.
Montmartre cũng là một ñịa ñiểm quan trọng của tôn giáo. Ngoài nhà thờ Sacré-Cœur, ở ñây
còn có nhà thờ Saint-Pierre de Montmartre và nhà thờ Saint-Jean de Montmartre cùng bốn xứ ñạo:
Carmélites, Bénédictines du Sacré-Cœur de Montmartre, Notre-Dame du Cénacle và Sainte-Famille de
Bordeaux.(Theo Wikipedia).
Montmartre, vẫn thế, từ ñã lâu lắm, với những con ñường nhỏ hẹp, ngọn ñồi cao, những bậc
thang dốc, cùng những nét văn hoá nghệ thuật ñặc biệt mà không nơi nào khác có ñược ñã là nguồn
cảm hứng vô tận cho những người có tâm hồn nghệ sĩ.
Xin mời ñộc giả nghe một bài hát kể chuyện Montmartre ngày xa xưa với những nghệ sĩ nghèo
chưa thành danh. Lời thơ của Jacques Plante. Nhạc của ca sĩ, nghệ sĩ người Pháp gốc Arménie, Charles
Aznavour.
Aznavour thu âm lần ñầu tiên vào năm 1965, và bản nhạc nhanh chóng trở thành bản nhạc
thông dụng nhất bằng Pháp ngữ thời ñó tại Pháp, Argentina, Rio de Janeiro, và Brazil. Aznavour cũng
có thu âm cả bằng tiếng Ý, Spainish, Anh và Đức và ñã trình diễn bản này trong tất cả những buổi trình
diễn âm nhạc của ông. Aznavour thường nói rằng bài hát thể hiện như một lời giã biệt cho những ngày
cuối của một thời Montmartre lãng tử.
Câu chuyện trong lời nhạc kể rằng một người họa sĩ nhớ lại thời trai trẻ nghệ sĩ của mình sống ở
Montmartre, những năm mà chàng nghèo ñói nhưng rất hạnh phúc.
La Bohème
I tell you about a time. Which those younger than twenty, weren’t able to know
Montmartre in those days.
Hung its lilacs on walls. Right up to our windows. And even if the humble pad.
That served as our nest. Wasn’t much to look at
It was there that we know each other. Me, crying of hunger
And you, posing in the nude.
La bohème,…la bohème,…It used to mean we are happy
La bohème,…la bohème,… We didn’t eat but once every two days
In the neighbouring cafés. We were just people. Awaiting fame
And even ‘though miserable. With our tummies tucked in
We never stop believing. And when some pub.
Would exchange a canvas. For a good warm meal
We would then recite verses. Gathered ‘round the stove
And forget about winter
La bohème,…la bohème,…It used to mean “you are pretty”
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
La bohème,…la bohème,…And we were all geniuses
It oftentimes happened. In front of my canvas. I’d spend sleepless nights
Touching up the drawing. Of the line of a breast. Or the shape of a hip
And it wasn’t ‘till dawn. That we’d finally sit
On front of a café-crème. Exhausted, yet ecstatic
As long as there was love. For each other and for life itself
La bohème,…la bohème,… It used to mean, “we are 20 years old”
La bohème,…la bohème,…And we would live off…the air…of times!
When a few days ago. I went to re-visit
My old address. I didn’t recognize. Neither walls, nor the streets,
That witnessed my youth. At the top of a stairway
I looked for the workshop. ..of which nothing remains
With its new “look”. Montmartre seems sad. And the lilacs are dead
La bohème, …la bohème,…We were young, we were crazy fools
La bohème, …la bohème,…It doesn’t mean anything …at all…anymore
Bản dịch Anh ngữ khuyết danh
La Bohème
Nhạc: Charles Aznavour 1965
Đời Lãng Tử
Bài hát vang lên. Chuyện ñời lãng tử
Một nghệ sĩ tuổi còn xanh. Một họa sĩ không có danh
Sống trên gác trọ. Ngoài khung cửa nhỏ
Có cành cây lilas vươn. Người yêu làm người mẫu
Chàng vẽ họa khỏa thân.
Lãng tử, ôi ñời lãng tử…Hai người yêu nhau
Hạnh phúc ngập lòng. Lãng từ, ôi ñời lãng tử
Dù nghèo ñói chẳng thức ăn. Một hai ngày là thường
Bài hát vang lên. Trong quán cà phê kề bên
Họ là vài người. Chờ ngày thành công
Dù nghèo quá nghèo. Bụng ñói thường xuyên
Vẫn hết mực một lòng. Khi quán ăn nào ñó
Đổi thức ăn nóng hổi. Lấy một bức tranh
Họ ngồi tụ tập. Đọc thơ cho nhau nghe
Ngồi quanh lò sưởi. Quên ñi mùa ñông
Lãng tử, ôi ñời lãng tử…Là có nàng xinh ñep
Lãng tử, ôi ñời lãng tử…Họ là những thiên tài
50
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Bài hát vang lên. Có nhiều khi ñấy.
Đứng trước giá vẽ. Chàng thức suốt ñêm
Trau chuốt bức họa. Sửa làn cong một bầu ngực
Uốn tròn mượt một bờ mông.
Và rồi sáng ra họ ngồi với nhau. Trước ly cà phê sữa
Mệt nhưng vui thích. Vì họ yêu nhau. Và họ yêu ñời
Lãng tử, ôi ñời lãng tử…Với tuổi hai mươi ấy
Lãng tữ, ôi ñời lãng tử…Họ tận hưởng thời gian …
Bài hát vang lên. Rồi tình cờ gần ñây
Một ngày chàng ñi. Một vòng qua phố
Nhà cùng số ñó. Mà nhận không ra
Còn ñâu bức tuờng, còn ñâu phố cũ
Chứng kiến tuổi trẻ chứng tích năm xưa
Trên cao tầng thang. Chàng tìm phòng vẽ. Chẳng còn dấu vết
Trong trang hoàng mới. Montmartre buồn làm sao
Và cây lilac cũng ñã chết rồi.
Lãng tử, ôi ñời lãng tử…Khi họ trẻ, họ là cuồng nhân
Lãng tử, ôi ñời lãng tử…Bây giờ có còn chi ñể nói nữa ñâu…
Sóng Việt Đàm Giang diễn ý
La bohème
Nhạc: Charles Aznavour, 1965
Lời Pháp: Jacque Plante
Je vous parle d'un temps
Que les moins de vingt ans
Ne peuvent pas connaître
Montmartre en ce temps-là
Accrochait ses lilas
Jusque sous nos fenêtres
Et si l'humble garni
Qui nous servait de nid
Ne payait pas de mine
C'est là qu'on s'est connu
Moi qui criait famine
Et toi qui posais nue
La bohème, la bohème
Ça voulait dire on est heureux
La bohème, la bohème
Nous ne mangions qu'un jour sur deux
Dans les cafés voisins
51
Firmament
Nous étions quelques-uns
Qui attendions la gloire
Et bien que miséreux
Avec le ventre creux
Nous ne cessions d'y croire
Et quand quelque bistro
Contre un bon repas chaud
Nous prenait une toile
Nous récitions des vers
Groupés autour du poêle
En oubliant l'hiver
La bohème, la bohème
Ça voulait dire tu es jolie
La bohème, la bohème
Et nous avions tous du génie
Souvent il m'arrivait
Devant mon chevalet
De passer des nuits blanches
Retouchant le dessin
De la ligne d'un sein
Du galbe d'une hanche
Et ce n'est qu'au matin
Qu'on s'asseyait enfin
Devant un café-crème
Epuisés mais ravis
Fallait-il que l'on s'aime
Et qu'on aime la vie
La bohème, la bohème
Ça voulait dire on a vingt ans
La bohème, la bohème
Et nous vivions de l'air du temps
Quand au hasard des jours
Je m'en vais faire un tour
A mon ancienne adresse
Je ne reconnais plus
Ni les murs, ni les rues
Qui ont vu ma jeunesse
En haut d'un escalier
Je cherche l'atelier
Dont plus rien ne subsiste
Dans son nouveau décor
Montmartre semble triste
Et les lilas sont morts
Volume 8, No. 1, April 2015
52
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
53
La bohème, la bohème
On était jeunes, on était fous
La bohème, la bohème
Ça ne veut plus rien dire du tout .
Link nghe nhạc do NS Phạm Ngọc Lân đàn và hát.
Hình ảnh do Sóng Việt Đàm Giang sưu tầm, dàn soạn và thực hiện.
Bạch Yến giúp phần kỹ thuật youtube.
http://www.youtube.com/watch?v=Yvi42VXcK14
Montmartre là nơi có rất nhiều họa sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ ñủ nghiệp tụ tập và sinh sống
nhất là từ giữa thế kỷ thứ 19. Phần dưới ñây viết tóm tắt về một số họa sĩ ñã có liên hệ trực tiếp ñến
Montmartre qua ñời sống và tác phẩm của họ.
MỘT SỐ NGHỆ SĨ CỦA MONTMARTRE
(Theo thứ tự thời gian)
ÉDOUARD MANET (1832-1883), một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ các tác phẩm liên quan tới các
chủ đề về cuộc sống hiện đại, ông được coi là một trong những họa sĩ then chốt trong sự chuyển giao từ
Trường phái hiện thực sang Trường phái ấn tượng. Những tác phẩm đầu của ông như Le déjeuner sur
l’herbe và Olympia đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn, và được coi là những nền tảng cho sự ra đời của
trường phái ấn tượng sau này và dấu ấn của nghệ thuật hiện đại. Ông thường lui tới Montmartre.
Những tác phẩm khỏa thân của ông, đặc biệt là tác phẩm Olympia đã gây phẫn nộ trong công chúng
của thế giới nghệ thuật đương thời. Tuy nhiên tác phẩm này có một ảnh hưởng lớn lên các nghệ sĩ thời
đó.
EDGAR DEGAS (1834-1917) là một nhà nổi tiếng trong trường nghệ thuật về trường phái ấn tượng
đồng thời với Vincent Van Gogh và Edouard Manet. Hầu hết các tác phẩm của ông diễn tả cảnh trường
đua ngựa, nhà hát, tiệm cà phê, âm nhạc, hoặc trong phòng riêng. Degas thường có cái nhìn quan sát
sắc bén về phụ nữ. Ông đặc biệt hay vẽ hình dáng các cô gái trẻ múa Ba lê. Một trong những bức tranh
này là bức họa sơn dầu có tên là The Ballet Class. Một bức tượng nổi tiếng Little Dancer Aged
Fourteen thực hiện năm 1881, nguyên thủy làm bằng sáp với tóc giả và váy múa xòe, đã được đúc
bằng đồng và trưng bày tại rất nhiều bảo tàng viện hay nhà triển lãm tranh trên thế giới. Con số tượng
đuợc ghi nhận vào thời điểm này là 28 tượng.
Bức họa nổi tiếng liên quan đến Montmartre là tấm L’Absinthe.
Degas sống phần lớn thời gian ông sống ở Montmartre và chết ở đó năm 1917. Ông được chôn ở nghĩa
trang Montmartre.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Manet.Olympia (1863)
Renoir.Dance at Le Moulin de la Galette (1876)
54
Degas. L’Absinthe. (1876)
Degas.The Ballet Class (1871-74)
PIERRE AUGUSTE RENOIR (1841-1919) Renoir cũng lấy nguồn cảm hứng từ Moulin de la Galette
trong khi ông sống ở số 12 rue Cortot. Ông cũng là một trong nhiều khách quen của Lapin Agile.
Lapin Agile là một hộp đêm của Montmartre nằm tại số 22 Rue des Saules, quận 18 của Paris,
Pháp. Quán này đã đổi tên nhiều lần, và sau cùng mang tên Quán Thỏ Agile. Nơi này là nơi các nghệ sĩ
như Picasso, Modigliani, Utrillo, và nhà thơ Apollinare thường lui tới. Bức họa vẽ năm 1905 của
Picasso mang tên Tại quán Thỏ Agile (At the Lapin Agile) đã làm quán này nổi tiếng hơn. Maurice
Utrillo cũng có tranh vẽ quán này.
Le moulin de la Galette hay Bal du moulin de la Galette là một bức tranh được Renoir vẽ năm
1876. Bức họa này ngày nay được trưng bày tại Bảo tàng viện Orsay ở Paris. Bức tranh miêu tả một
buổi chiều chủ nhật điển hình ở quán Moulin de la Galette, khu phố Montmartre, Paris. Vào cuối thế kỷ
19, những người dân thuộc tầng lớp bình dân, công nhân của Paris thường giải trí bằng những buổi
khiêu vũ, cùng ăn món galette (bánh khoai tây nghiền rồi rán), và uống cho tới tận đêm.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
55
VINCENT VAN GOGH : người Hòa Lan, ông (1853-1890) sống ở số 54 rue Lepic. Một vài tác phẩm
của ông lấy nguồn cảm hứng từ Moulin de la Galette. Bức họa nổi tiếng Guinguette (1886) vẽ cảnh tại
quán cafe La Bonne Franquette.
Van Gogh. Le Moulin de La Galette (1886)
Van Gogh. Guinguette (1886)
Toulouse-Lautrec. Moulin Rouge. La Goulue (1891). Equestrienne (1888)
HENRI DE TOULOUSE-LAUTREC (1864-1901) liên hệ chặt chẽ với Montmartre qua nhiều tác
phẩm và những tờ quảng cáo miêu tả các vũ nữ của Moulin-Rouge và các buổi khiêu vũ dân gian khác.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
56
Dufy. Old houses on Honfleur Dock (1906). Picasso. Les Demoiselles d’ Avignon (1907)
RAOUL DUFY : họa sĩ Dufy (1877- 1953) sống ở Montmatre. Những họa sĩ phái ấn tượng như Claude
Monet và Pissario có ảnh hưởng đến Dufy vài năm đầu, sau đó là trường phái lập thể, rồi phái dã thú
(Fauvism/Les Fauves). Rối qua thời gian, Dufy đã thành danh qua những hình ảnh thuộc nghệ thật
trang hoàng chốn công cộng, vẽ sách và đồ sứ.
Trường phái dã thú (fauvism) là một trường phái nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn của một
nhóm họa sĩ hiện đại. Trong khi phong cách nghệ thuật dã thú bắt đầu từ năm 1900 và kéo dài qua năm
1910, trường phái này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn cỡ 3 năm, 1905 đến 1907. Những người
đứng đầu trường phái này là họa sĩ Henri Matisse và André Derain. Trường phái Dã thú chú trọng đến
màu sắc, một sáng tạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên
nhiên; mà là một sự liên tục tạo hình sống động.
PABLO PICASSO (1881-1973) : là một họa sĩ và điêu khắc gia gốc người Tây Ban Nha ; hầu như sống
cả đời ở Pháp, Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20. Cùng với
George Braque, và Juan Gris, Picasso đã thành lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.
Picasso đã vẽ Les Demoiselles d’Avignon vào năm 1907 khi ông sống ở Bateau-Lavoir. Bức tranh nổi
tiếng này được xem như là điểm khởi đầu của phong trào lập thể. Ông là một trong 10 họa sĩ đứng đầu
hơn 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới của thế kỷ 20.
MAURICE UTRILLO: sinh ra tại Montmartre, Utrillo (1883-1955) được xem như đứa con thật sự của
Montmartre, ông thường vẽ Auberge de la Bonne-Franquette. Ông đã sống với mẹ ông, Suzanne
Valandon, cũng họa sĩ, ở số 12 rue Cortot. Ở đây giờ đây là Musée de Montmartre. L’Auberge de La
Bonne Franquette cũng là nơi mà Van Gogh đã vẽ bức họa nổi tiếng Guinguette,
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
57
Utrillo.La Rue Norvins à Montmartre, (c. 1910). Modigliani. Paul Guillaume (1915)
AMEDEO MODIGLIANI : nhà nghệ sĩ người Ý (1884-1920) này, họa sĩ và nhà điêu khắc, đến Paris
năm 1906. Khi đó ông được 22 tuổi và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Henri de Toulouse-Lautrec và những
nghệ sĩ khác của Montmartre.
SALVADOR DALI : họa sĩ siêu thực người gốc Catalonia, Tây Ban Nha (1904-1989) đã đến và trưng
bày lần thứ nhất ở Paris năm 1929. Ông có một xưởng vẽ ở Montmartre và tác phẩm của ông hiện nay
được trưng bày ở viện bảo tàng Espace Montmartre-Salvador. Tác phẩm nổi tiếng của ông The
Persistence of Memory, được hoàn thành vào tháng 8 năm 1931.
Dalí: Persistence of Memory (1931)
Tưởngng cũng nên nhắc đến một số phim nổi tiếng đã quay hình ảnh về Montmartre như sau:
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
58
An American in Paris (1951) Gene Kelly, Leslie Caron với nhiều cảnh quay tại Montmatre.
Moulin Rouge Kể về chộc đời của họa sĩ Henri de Toulouse-Lautrec
French Cancan (1954) Jean Gabin, Maris Felix thuật lại sự thành hình của Moulin Rouge và sự
sáng tạo ra điệu múa nhảy Cancan. Nhà đạo diễn phim này Jean Renoir là con trai của họa sĩ nổi tiếng
Pierre-August Renoir với nhiều tác phẩm vẽ về Montmartre khi ông sống tại đó.
Amélie. “Le fabuleux destin d’Amélie Poulain”. Kể chuyện cuộc đời của một người đàn bà trẻ
nhất quyết giúp đỡ người khác tìm hạnh phúc và đi tìm tình yêu thật sự cho cô ta. Trong phim có nhiều
cảnh công viên phía sau thánh đường Sacré Coeur và cái carousel (merry-go-round). Một số địa danh
trong phim hiện nay có thể thăm viếng là Nhà Collignon, và Café Les Deux Moulins.
Moulin Rouge (2001) kể chuyện một nhà thơ văn người Anh yêu một cô ca sĩ bị bệnh ung thư
thời kỳ cuối cùng, hát tại cabaret Moulin Rouge
La Môme (2007) (La Vie en Rose) kể lại cuộc đời của nữ ca sĩ Pháp Edith Piaf. Edith đã được
khám phá ra sau khi cô hát tại Pigalle, phụ cận của Montmartre. ■
Sóng ViŒ
ViŒt ñàm Giang
La Bohème Videos
gil38paris. (2013, March 31). La Bohème - Opéra de Paris Bastille 1995. [Video file]. Retrieved
March 5, 2014 from https://www.youtube.com/watch?v=YLcFa8YNL4Y .
Ifikratis Vlahos. (2014, January 27). Giacomo Puccini -- La Bohème -- Anna Netrebko, Rolando
Villazón (New Upload, Full HD 1080p). [Video file]. Retrieved March 5, 2014 from
https://www.youtube.com/watch?v=ntg9vXxAia8
operaliricachannel. (2013, March 27). Puccini, La Bohème (A Coruña). [Video file]. Retrieved
March 5, 2014 from https://www.youtube.com/watch?v=8rgsBLu_nL0
operaliricachannel. (2013, April 23). Puccini, La bohème (2005) [Video file]. Retrieved March
5, 2014 from https://www.youtube.com/watch?v=HeF6yRMcB4k
promopera. (2013, March 19). La Boheme-Freni, Raimondi, Martino, Panerai. Full Opera. [Video file].
Retrieved March 24, 2014 from https://www.youtube.com/watch?v=cSuL4u3bOpg
tenore23. (2013, September 4). Boheme NYCO 2001 [Video file].. Retrieved March 5, 2014 from
https://www.youtube.com/watch?v=GK4BESgnDuY
.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
59
ñ°i Mùa
TrÀn HuyŠn Trân
Gió ngớt khua lau dưới gậm cầu
Đường về xóm lạnh bước thôi mau
Ngõ hoang đã nở dăm màu bướm
Là lúc đôi mùa đưa tiễn nhau
Ấy lúc hồn hoa trở gót về
Thả đàn chim mộng xuống trời khuya.*
Tôi nghe xa lắm làn mây trắng
Rời bóng kinh thành lững thững đi. ■
Dịch Hán – Việt:
GIAO THỜI
Trần Huyền Trân Thi – TMCS dịch
Kiều hạ vi lô phong thiểu động
Hàn thôn mạn bộ khách đơn quy
Hạng tiền kỉ sắc phi hồ điệp
Giá thị lưỡng thời tương tống kì.
Hoa hồn thử khắc quy lai liễu
Mộng điểu thâm canh phóng tại không.
Từ biệt kinh thành ư viễn xứ
Bạch vân đóa đóa phiêu thung dong. ■
Chú thích:
-*Dị bản: Có bản in là thâm khê (khe sâu) ý nói nơi hẻo lánh, thâm sơn cùng cốc. Nhưng theo Hoàng
Cầm là bạn thân của vợ chồng nhà thơ Trần Huyền Trân thì phải là trời khuya mới đúng. Sau khi Trần
Huyền Trân qua đời, vợ ông vẫn thường thăm nom Hoàng Cầm trong những năm tháng cuối đời và dự
tang lễ Hoàng Cầm. Trong tập Rau Tần tái bản năm 1986 – ba năm trước ngày mất của Trần Huyền
Trân cũng không in là “thâm khê”. Có ý kiến đồ chừng là ai đó đã sửa theo vần “ê” để hợp vận với “trở
về” trong câu trên. Ngoài ra theo Hoàng Cầm, hồn hoa hợp với bối cảnh trời khuya hơn, tương tự như
bài Đêm Cống Trắng “Ngư bà kẽo kẹt trong đêm trắng, Vớt phải hồn tôi một lưới đầy”. Theo cách nghĩ
của người phương đông, hồn thường hay có thể hiện về đêm hơn. Tất nhiên hiểu theo cách nào thì đây
cũng vẫn là một tứ thơ đẹp!
-Thung dong : chậm rãi, thong thả. Trang Tử 莊子: Du ngư xuất du thung dong, thị ngư lạc dã 鯈魚出
遊從容, 是魚樂也 (Thu thủy 秋水) Cá du bơi chơi thong thả, đó là niềm vui của cá.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Nghĩa của bản dịch Hán Việt:
GIAO MÙA
Thơ Trần Huyền Trân – TMCS dịch
Gió bớt khua động lau dưới gầm cầu
Lữ khách cô đơn bước chậm lại trên đường về xóm lạnh.
Mấy cánh bướm bay rực rỡ trước ngõ.
Lúc đó là thời kì hai mùa đưa tiễn nhau.
Hồn hoa lúc ấy đã trở về
Thả chim mộng giữa trời lúc canh khuya.
Từ biệt kinh thành ở chốn xa xăm
Mây trắng từng đám lững thững trôi đi… ■
Chữ Hán :
交時
(陳 玄珍詩-相梅居士譯)
橋下葦蘆風少 動
寒村慢步客單歸
巷前幾色飛 蝴蝶
這是兩時相送期
花魂此刻歸來了
夢鳥深更放在空
辭別京城於遠處
白雲朵朵漂從容 ■
THE TRANSITION OF SEASONS
Poem by Tran Huyen Tran – Translation by TMCS
Under a bridge, the wind calms down its blowing across the reeds
On the path to a quiet hamlet, someone’s steps become slower
Along a deserted alley, colourful butterflies intermittently flutter
It’s the time when two seasons are seeing off each other.
It’s the moment when the soul of flowers comes back tonight
To fly the dreamy birds hovering through the sky.
Far, very far from me
The white clouds are leaving the capital nonchalantly. ■
60
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Nghĩa bản Ăng–lê:
CHUYỂN MÙA
Thơ Trần Huyền Trân – TMCS dịch
Bên dưới cầu, gió đã ngới thổi qua các khóm lau.
Trên đường thôn xóm yên tĩnh, bước chân ai đó đã chậm hơn.
Dọc con ngõ vắng thấp thoáng mấy cánh bướm nhiều màu.
Đó là lúc hai mùa đưa tiễn nhau.
Đêm nay là lúc hồn hoa trở về
Thả đàn chim mộng bay lượn trong bầu trời.
Cách tôi xa, xa lắm
Những làn mây trắng đang lững thững rời kinh thành. ■
Dịch tiếng Pháp:
TRANSITION DE SAISON
Tr. Trinh Phuc Nguyen
Le vent cesse de remuer les roseaux sous le pont;
Sur le chemin de retour au hameau froid,
On traine lentement ses pas.
Par-dessus l’allée déserte, volent quelques colorés papillons;
C’est le temps ou les deux saisons se font adieu.
C’est le moment ou l’âme des fleurs est de retour,
Lâchant une bande d’oiseaux rêveurs en l’air, la nuit;
Au loin, très loin, flottent des nuages blancs,
Ils quittent la capitale… nonchalamment. ■
61
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
ĐỀ ẢNH HOA SEN
TMCS
Liên hoa dẫn nhập mộng
Cát nhật phùng gia hương.
蓮花引入夢
吉日逢家鄉
Sen rủ cùng nhau vào xứ Mộng
Ngày lành vui gặp lại quê xa.
On that good day
The lotus fragrance
Led me to a dream
Where I saw again
My dear homeland.
Vậy có thơ rằng:
Bồn sen xinh đẹp lại ra hoa
Thơm ngát gia viên cụ chủ nhà
Phơi phới tâm hồn nơi đất khách
Dịu lòng thương nhớ cố hương xa. ■.
.
62
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
63
Câu ChuyŒn Mùa Thi Ti‰ng ViŒt
Thanh Trà Tiên Tº
Mỗi mùa thi, mình lại được gặp các thầy cô giáo trong ban giám khảo và các thí
sinh mới. Mỗi phòng thi có hai thầy hoặc cô cùng chấm thi và mỗi bài thi vấn đáp
chỉ ngắn có 15 phút. Mười lăm phút để gặp và hỏi bài một thí sinh nào đó. Như
vậy, mỗi mùa thi, những gương mặt, những giọng nói đến và đi qua đời ta thấp
thoáng như những cơn mưa bóng mây, rồi đọng lại long lanh ấm áp tình người,
tình đồng hương. Với mình, mỗi mùa thi còn là mùa các cô giáo và một số nữ sinh
diện áo dài thướt tha khép nép mỗi khi đi lại theo hành lang, lên xuống cầu thang,
hay mỉm cười chào nhau.
~o~
Mùa thi năm nay cũng thế. Những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với các thầy cô giáo trong ban giám khảo và
các em học sinh lại tới như những cơn mưa nhỏ và làn gió mát. Các em học sinh rất hồn nhiên, trong
sáng, và nhiệt tình học tiếng Việt. Không ít lần các em đã khiến các thầy cô giáo cảm động về ước mơ,
tình cảm hay nhận xét về cuộc sống. Có em muốn làm bác sĩ vì thương em bé của em mang bệnh,
thương cha hay mẹ từng mang bệnh nan y, có em sinh trưởng quê người chưa lần về Việt Nam mà biết
mơ ước sau này sẽ tới Việt Nam làm từ thiện vì em nghe cha mẹ thầy cô kể xứ mình nghèo lắm. Có em
tính toán chi ly tiền ăn học, biết thương nỗi nhọc nhằn của mẹ cha mà mong mau ra kiếm tiền giúp đỡ
gia đình. Bài thi vấn đáp có hai phần, phần đàm thoại tổng quát và phần thảo luận theo một chủ đề. Đa
số các em chọn chủ đề Gia đình hoặc Tết Nguyên Đán vì đó là những chủ đề gần gũi với các em, nhất
là các em sinh trưởng tại Úc. Một số em du học sinh thì chọn các chủ đề thử thách hơn như Truyện
Kiều, chữ Quốc Ngữ, văn chương truyền khẩu, hay phụ nữ Việt Nam, v.v. Khi có em nào chọn chủ đề
Truyện Kiều thì mình rất hứng thú, và năm nay mình nhớ đến Sư Thầy mỗi khi hỏi thi về Truyện Kiều
vì Sư Thầy hay trích Kiều trong các bài giảng pháp. Nhớ lời Sư Thầy nên trong khi hỏi thi, mình nhẹ
nhàng tác ý quán chiếu và giữ chánh niệm, ý thức cái nghe cái thấy, ý thức cái thực tại mà mình đang
tiếp xúc, và lựa những câu hỏi để giúp các em thể hiện khả năng của mình. Câu chuyện mình chép lại
hôm nay là chuyện một thầy giáo chấm thi cùng phòng. Đây là lần đầu vị thầy giáo này và mình nói
chuyện với nhau. Trong ban chấm thi, mình là người tương đối mới nên không biết hết mọi người, mà
thầy cũng chỉ biết sơ sơ mình là ‘cô Bắc Kỳ’ (vì đa số các thầy cô trong ban chấm thi thuộc thế hệ sang
Úc từ miền Nam sau 75 và thập niên 80s).
Vị giám khảo cùng chấm thi không còn trẻ nữa. Nét mặt phong trần của thầy luôn ánh lên nụ cười hiền
hậu. Ngay sau khi chấm thi một vài em đầu tiên, thầy giáo đó đã nhẹ nhàng nói rằng cô giáo cùng chấm
thi đưa các câu hỏi xuất phát từ nơi tâm; và thầy đồng ý với các nhận xét của mình về các bài thi. Mình
không dám nhận những lời khen của thầy, vì biết mình còn chưa xứng đáng và phải tu dưỡng đạo đức
cũng như trau dồi kiến thức rất nhiều. Mình cám ơn và trả lời rằng đó là lòng tốt của thầy giáo. Mình
giải thích thêm rằng mình đang ráng giữ chánh niệm như Sư Thầy dạy rằng khi (vọng) tâm không chạy
lăng xăng thì các câu nói hành vi của con người sẽ tự nhiên phát ra từ tâm, và âu cũng là do cha mẹ ông
bà dạy dỗ, phu quân hài tử yêu thương chăm sóc. Thế rồi khi có một học sinh nghỉ không đến thi, trong
một khoảng thời gian ngắn, bậc tiền bối đó đã kể sơ cho mình nghe về cuộc đời phong ba bão táp rất
cảm động của ông.
Đó là một người lính. Ngày trẻ trước khi cầm súng, người lính đó từng cầm bút trên giảng đường một
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
64
trường đại học bên Mỹ 5 năm. Sau khi trở về quê hương, do chiến tranh, bút nghiên tạm gác, anh sinh
viên trở thành người chiến binh cầm súng. Sau năm 1975, người lính phải đi cải tạo mất 13 năm. Gia
đình nheo nhóc. Cha mẹ của người lính đều lần lượt mất trong lúc ông trong trại cải tạo. “Nhưng tôi
không phân biệt Quốc-Cộng,… trong những người cán bộ ở trại tù, có một người rất tốt, anh ta còn tốt
hơn chúng tôi gấp mười lần”. Vị thầy giáo ngậm ngùi nhớ lại một sáng nọ, người cán bộ đó gọi thầy
lên: “Hôm nay anh không phải đi làm, anh lên gặp tôi, tôi có chuyện muốn nói”. Lúc đó, thầy ngại quá,
cán bộ gọi lên thì không biết là có chuyện gì. Anh cán bộ đó nói: “Anh là một người lính, anh mạnh mẽ
lắm. Tôi báo chuyện này, chắc anh sẽ buồn, nhưng cũng là lẽ thường thôi.” Linh tính mách thầy có
chuyện chẳng lành với cha mẹ. Quả nhiên, cha và mẹ thầy lần lượt mất trong thời gian đó. Nhưng do
hoàn cảnh, thầy chả về dự được đám tang nào. Vì thế, cái áy náy chưa báo hiếu song thân cứ day dứt
tâm tư người lính mãi. Khi được thả tự do, việc đầu tiên mà người lính từng vào sinh ra tử đó làm là
đến trước mộ cha mẹ khóc như mưa. Nghe thầy tâm sự: “Tôi chưa báo hiếu được cho cha mẹ”, mình
nói: “Thầy ạ, theo em, như vậy là thầy báo hiếu trong lòng rồi”. Thầy cám ơn mình và kể tiếp. Sau khi
qua Úc, tấm bằng đại học Mỹ đã ‘cũ’ quá nên người giữ mảnh bằng cử nhân mà chưa có duyên cầm bút
đó không từ bất cứ công việc cu li nào mà không làm - trong các hãng xưởng và các nơi tối tăm nặng
nhọc. Nghe thầy giáo tâm sự, mình chợt nhớ ra lúc ăn trưa, thầy ra ngoài tìm một thùng rác, mang vào
lót túi nylon rồi gom rác hộ mọi người, miệng vẫn vui vẻ nói: “đây là nghề của tôi mà”. Lúc đó, mình
tưởng thầy giáo tóc điểm sương nói đùa. Ai ngờ, thầy nói thật – “Cô biết không, tôi từng làm nghề quét
dọn để kiếm sống.”
Thế rồi, anh sinh viên - người lính – người tù - người thợ - người dọn rác ấy vừa học vừa làm để nuôi
vợ và đàn con; họ sống chật vật trong một chung cư mà theo thầy kể là ổ xì ke ma tuý trên đất khách
quê người. Ông nhiều lần động viên vợ: “em ráng lên, chịu khổ cho anh học lại cái mảnh bằng nhé”.
Rồi thầy lấy được một mảnh bằng mới và trở thành thầy giáo. Cây bút trở lại về tay người sinh viên
năm nào khi bàn tay lúc này đã khô mùi khói súng và chai sạn gió sương. Trên bục giảng, vị thầy giáo
tóc hoa râm nghẹn ngào kể với các học sinh ngây thơ – “các con ạ, thầy từng làm cu li đấy”.
Rất chân tình, chậm rãi, vị thầy giáo đó kể cho mình nghe câu chuyện đời ông và tâm tư với tấm lòng
quý mến. Ông nói - trên đời này hình ảnh tôi mà thích nhất là tà áo dài Việt Nam và cái mà tôi sợ nhất
là giọt nước mắt của phụ nữ. Tà áo dài của cô gái Việt Nam vừa hấp dẫn vừa kín đáo Á Đông. Chiếc áo
dài vẫn tôn vẻ đẹp người mặc cả khi người phụ nữ không còn trẻ nữa. Cho đến nay, mỗi khi về Việt
Nam, thầy vẫn mua cho vợ hai chiếc áo dài. Thầy nói tiếp, nước mắt của người phụ nữ luôn nhắc nhở
cánh đàn ông chúng tôi trách nhiệm yêu thương và bảo vệ. Thầy giáo chia sẻ thêm một câu chuyện về
nước mắt của vợ thầy đã dạy dỗ và cảm hoá con cái họ hơn tất cả mọi mỹ từ trong văn chương sách vở.
Câu chuyện dừng lại vì người giám thị báo có thí sinh mới tới.
~o~
Ôi, biết nói gì hơn! Xin tri ân cõi Ta Bà, nơi “khổ hải vạn trùng ba”, giữa muôn vàn lớp sóng phiền
não, ta thấy lung linh ánh sáng vi diệu phát ra từ những tâm người. Những dải sáng vi diệu ấy lấp lánh
giữa vũ trụ bao la và rúng động cả sơn hà đại địa. Cả tam thiên đại thiên thu về và chứa gọn trong trái
tim bé nhỏ của con người. Đêm nay, ta nghe những rung động từ thiên hà, từ vũ trụ bao la đang chầm
chậm xoay tròn, gom lại về địa cầu, và rơi vào lòng đất tâm ta - nơi những hạt giống yêu thương đang
từng phút chuyển mình. ■
Thanh Trà Tiên Tº
Tº - Mùa thi 2014
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Mùa Hoa Phượng
(Viết cho các học sinh thương mến)
Thanh Trà Tiên Tº
Nơi đây không có mùa hoa phượng
Vắng tiếng ve ngân, nhịp trống trường,
Giờ học cuối, chia tay các trò thương
Bút lưu luyến, nhắn điều chi cho đủ…
Rồi mai ngày các em khôn lớn
Sải cánh tung bay muôn dặm xa,
Dù ở phương nao em hãy nhớ:
Chốn bình an - nghĩa mẹ tình cha.
Nắng gội mưa tuôn đường đời muôn lối
Gió mù sa gợn mãi những buồn vui,
Các em ơi sống sao cho xứng đáng
Giữ lòng trong, tâm sáng, đạo làm người.
Dòng mực tím thay cho lời hoa phượng
Trang vở nào vương nắng.. ấm niềm thương...!
Buổi học tiếng Việt cuối năm học 2013,
Thanh Trà Tiên Tº
Tº
65
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Source : Wickipedia
Trà Mi tháng nào?
David Lš Lãng Nhân
Tháng Giêng là tháng Trà Mi
Hỏi người quen biết hỏi chi khóm hồng
Đông tàn trăng nép cành thông
Xuân non nhoẽn nụ thẹn thùng không thưa
Tháng Giêng lất phất làn mưa
Mắt nai xao xuyến bóng xưa hiện về
Chập chờn nửa giấc đê mê
Tuyết tan hoa nở người kề má nhung. ■
Madison, AL, January, 2015
66
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Chúc Tết Ất Mùi
Chúc bạn anh minh bậc thánh hiền
Mừng cho sức khoẻ vẫn liên miên
Năm đi Giáp Ngọ từng vui hưởng
Mới đến Mùi Dê chẳng gánh phiền
Vạn lộc tới tấp nhà phú quý
An nhiên thoải mái chốn đào viên
Thịnh thời cờ phất đến đúng lúc
Vượng phát trổi lên khắp tứ miền. ■
Sóng ViŒ
ViŒt
17/02/2015
ThÖ Tình Sóng ViŒt ñàm Giang
Trái tim chợt thơ ngây
Thơ: Đàm Giang
Nhạc: Ngân Hạnh
Hòa âm: Kiên Hoài
Trình bày: Hạnh Nguyên
Thoảng qua như cơn gió
Người đến rồi chợt đi
Để hồn ai day dứt
Vấn vương nỗi biệt ly
Cơ duyên nào ai biết
Tình cờ nào ai hay
Nhớ nhung chợt tha thiết
Mang lại mộng tình say
Một vòng tay ôm quàng
Kéo người vào cơn lốc
Nụ hôn trong vòng siết
Chợt thấy lòng bàng hoàng
Hạt sầu nào đã rắc
Ủ kín trong mắt nâu
Nỗi niềm trong khoảnh khắc
Một ánh mắt nhìn sâu
Một vòng tay ôm quàng
Kéo người vào cơn lốc
Nụ hôn trong vòng siết
67
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Chợt thấy lòng bàng hoàng
Đêm về lắng thao thức
Ngày ngơ ngẩn trời mây
Xuân về trong nao nức
Trái tim chợt thơ ngây. ■
***
Biển chiều
Một chiều trên đất lạ
Đảo vắng quê hương nhà
Gió thổi chiều vàng ửng
Lá dừa nhẹ đu đưa
Vết chân trên cát ấm
Lang thang mảnh cô đơn
Vạt nắng còn lưu luyến
Man mác lòng hỡi buồn
Biển chiều, thân thương lạ
Người đâu sao chẳng thấy
Ngẩn ngơ, ngóng tiếng nhạc
Khắc khoải, lời thì thầm
Chẳng giữ được nắng vuơng
Không trữ được mây trắng
Lửa nào giữ vững tim
Sao võng tình còn mắc? ■
Sóng ViŒ
ViŒt ñàm Giang
68
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Tinh M¶ng
Em vẫn mơ một vòng tay êm ấm
Cho đời mình dịu xuống những cơn đau
Em bỗng thèm chiếc môi hôn dịu đậm
Để lòng mình chùn lại nỗi xốn xao
Em vẫn mơ vạt nắng vàng Anh đắp
Lên thân Em tỏa rộng một màu tươi
Biến Em thành một vùng xanh thơm ngát
Để tưởng mình sống lại tuổi đôi mươi
Em ước ao chút mưa hồng Anh tưới
Ngập đời Em mát rượi những nhung mơ
Cho da Em mượt mà hương hoa bưởi
Rồi địa đàng cũng dậy cả tình thơ
Anh mây trôi giữa không trung bất tận
Hãy mang Em theo phiêu lãng tầng xanh
Nâng thật nhẹ cho vai mềm kề cận
Mãi vòng ôm vẫn sát khít bên Anh
Vạt gió Anh thổi Em về xa tắp
Phương trời nào Anh mỏi gối lãng du
Cánh hoa Em sẽ ngỡ ngàng sáng thắp
Lên tình ta mướt óng cả rừng thu
Hãy là mộng dìu Em về đêm tối
Cho đêm ngày thu gọn những cuộc vui
Bước thời gian cũng nhẹ nhàng chắn lối
69
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Bụi phong trần, tường khổ ải chột thui
Gọi màn đêm ru Em vào mộng mị
Cho trăng rằm tươi sáng cả hồn Em
Thắp yêu đương lên đỉnh đời thi vị
Và tình sầu cũng nồng cả hơi men
Ngày sắp lên cho nắng hồng mọc cánh
Má Em gầy những tiếc nuối cuồng si
Yêu Em nhanh để Em hoài thần thánh
Nỗi nhục nhằn cũng lùi gót quay đi….■
Dã Thä
Thäo / TÌNH CỦA CỎ
(Viết khi tình mãi mộng - Xứ CAM 20/5/1989)
Tặng cho người VÔ DANH theo một cánh thiệp “Je veux te serrer dans mes bras”
Vui Xuân
Chúc người lại ngẫm đến ta
Xuân sang vẫn nhớ vẫn là nằm không
Tuổi đời mấy sợi lòng thòng
Đêm khuya gãi háng phập phồng ra thơ
Nghĩa tình rồi cũng bơ vơ
Thôi đành mượn đỡ bạn hờ chuyện chơi
Mây mưa chán ngấy cuộc đời
Tơ tình, Cỏ dệt mấy lời chúc nhau
70
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Chúc người vội vã chơi mau
Chơi đi, chơi lại, má đào nhạt phai
Chuyện đời héo hắt trần ai
Hai mình cộng lại miệt mài qua vui. ■
Dã Thä
Thäo / TÌNH CỦA CỎ
(Tặng người bạn tri kỷ của tôi – 18/1/1990)
71
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
73
vietnamien. L’écriture de « Manger et boire au Viêt Nam à travers la littérature populaire » l’a
accompagné durant de longues années.
J’ai complété ce livre sur la gastronomie en vous rapportant des recettes de mets qui y sont
mentionnés. »
Tác giả
Nguyễn Đình Cát sinh ngày 1 tháng 6 năm 1916 ở miền Trung của Việt Nam, ở làng Thanh Lương,
huyện Hương Cần.
Tốt nghiệp Y Khoa Đại Học Hà Nội, sau qua Pháp học chuyên khoa Nhãn khoa, trở về Việt
Nam, ông đã làm giáo sư ở Đaị Học Y Khoa Hà Nội từ 1951 đến 1954 và sau đó ở Đaị Học Y Khoa Sài
Gòn, trưởng khu Nhãn Khoa bệnh viện Bình Dân Sài Gòn từ 1955 đến 1985.
Cuốn sách Pháp ngữ
Nhân dịp một hôm bàn chuyện về kỷ niệm gia đình với chị cả, tôi khám phá ra quyển sách này do ba
tôi viết và đã được Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada in vào năm 1991. Tất cả một ngàn cuốn sách đã được
phân phối mau chóng cho những người thân thuộc và sinh viên y khoa trung thành của ông. Thế là tôi
quyết định tái bản sách này.
Ba tôi thích sưu tầm những gì viết về nghệ thuật ẩm thực trong văn chương bình dân Việt Nam. Vì ông
rất ngưỡng mộ ngôn ngữ Pháp, ông ước mong chia xẻ sự say mê đó với cộng đồng nói tiếng Pháp bằng
cách dịch sang tiếng Pháp những bản văn di sản của tổ tiên Việt Nam. Ngoài ra, ông thuộc về Khổng
giáo (và là bác sĩ), vì thế ông đề nghị nên điều độ tất cả những thú vui. Song song, ông không quên các
đức hạnh của Phật giáo đến bây giờ vẫn luôn luôn hướng dẫn dân tộc Việt Nam. Ông viết sách
« Manger et boire au Việt Nam à travers la littérature populaire » nhiều năm lâu dài.
Tôi xin bổ túc cuốn sách này về nghệ thuật ẩm thực bằng cách cho thêm công thức những món
ăn đề cập trong sách.
Godoy-Nguyễn Thị Hương Cần
EXTRAIT (p. 64 et suivantes)
Quel est pour le Vietnamien le secret des aliments, c’est-à-dire sa signification dans l’évolution de
l’homme ? Ils sont destinés à entretenir la santé ; ils constituent d’autre part une source de délectation.
Ils concrétisent enfin un comportement spirituel qui met l’homme en rapport avec la nature et le monde
de l’au-delà.
L’aliment doit nourrir.
Le Vietnamien qui se respecte considère que le fait de bien se nourrir pour avoir une bonne santé
est aussi important que celui de faire des études sérieuses afin de devenir savant :
Ăn vóc, học hay.
Manger pour avoir une bonne stature, étudier pour devenir savant.
Les connaissances en calories, en vitamines, en protéines lui sont complètement indifférentes, mais
il sait bien que, depuis des milliers d’années, la source vitale est constituée par des aliments de base
dont l’essence est le riz :
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
74
Người sống vì cơm
Cá sống vì nước.
L’homme subsiste grâce au riz
Le poisson vit grâce à l’eau.
Le riz est l’élément diététique dont la production demande la concentration de toutes les activités.
La Genèse raconte que le jour où Dieu chassa Adam du Paradis Terrestre, Il lui dit : « C’est à la sueur
de ton visage que tu mangeras du pain … ». Le paysan vietnamien exprime le même sentiment sous
forme de proverbe dans lequel le riz est l’équivalent du pain :
Cơm cha áo mẹ ăn chơi,
Cất lấy cơm người đổ bát mồ hôi.
Quand il s’agit du riz de papa et de l’habit de maman, on ne s’en soucie pas,
Mais lorsqu’il s’agit de gagner du riz des autres, il faut verser un bol de sueur.
Aliment de base, le riz a toujours été « considéré » comme le principe de vie du monde oriental.
Venait-il à manquer, c’est la famine, l’émeute… Pendant les périodes de sécheresse qui sont
particulièrement néfastes pour la culture du riz, le paysan ne cesse d’implorer le ciel pour qu’il fasse
tomber la pluie :
Lạy trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy khúc cá to.
Plaise au ciel, qu’il pleuve,
Pour que j’aie de l’eau à boire,
Pour que j’aie mes rizières à labourer,
Pour que j’aie un bol plein de riz,
Pour que j’aie une grosse tranche de poisson.
BOUILLON DE TOFU
Canh đậu phụ
(texte p. 105)
Ingrédients pour 6 personnes :
• ½ litre de bouillon clair
• 200 g de tofu
• 3 tomates
• 1 oignon
• 1 œuf battu
• Nước mắm
• Poivre
Temps de préparation : 30 minutes
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
75
Préparation :
Couper le tofu en cubes de 2 cm de côté et les tomates épépinées en 8 quartiers. Emincer l’oignon.
Chauffer dans une casserole du bouillon clair. Ajouter l’oignon et les tomates.
Après 15 minutes de cuisson, ajouter les morceaux de tofu.
Rectifier l’assaisonnement avec du nước mắm.
Lorsque la soupe est à forte ébullition, verser, en un mince filet, l’œuf battu tout en mélangeant bien avec
une fourchette pour obtenir un nuage de filaments d’œuf.
Poivrer à volonté avant de servir dans une soupière.
Note de HC : Pour varier, on peut ajouter au bouillon quelques tranches de poitrine fraîche ou de travers de
porc.
Un repas familial vietnamien se termine toujours par un bouillon pour aider à finir proprement son
bol de riz. ■
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
76
Poetry in Translation
By Hoàng Tâm
Đây là tịnh độ
Pure Land is Here
Đây là tịnh độ
Tịnh độ là đâỵ
Mỉm cười chánh niệm
An trú hôm naỵ
Here is Pure Land
Pure Land is here.
Smile mindfully
Dwell in the now.
Bụt là lá chín
Pháp là mây bay
Tăng thân khắp chốn
Quê hương nơi nàỵ
Buddha’s a leaf
Dharma’s a cloud
Sangha’s everywhere
Our home is here.
Thở vào hoa nở
Thở ra trúc lay
Tâm không ràng buộc
Tiêu dao tháng ngày. . ■
Breathe in deeply
Breathe out slowly
Our heart is free
Our life is free. . ■
Thiền sư Nhất Hạnh
Translated by
Thở và Cười
Breathe and Smile
Buổi sáng thở và cười
Buổi trưa thở và cười
Buổi tối thở và cười
Ta có một ngày vui.
Morning, breathe and smile
Noontime, breathe and smile
Nightime, breathe and smile
We’ll have a good day.
Ta sẽ thấy an lành
Ngay giữa cuộc đời này
Ta sẽ có hòa bình
Ngay trong trái tim ta.
We will feel happy
In this very life
We will have our peace
In our very heart.
Buổi sáng thở và cười
Buổi trưa thở và cười
Buổi tối thở và cười
Ta có một đời vui.
Morning, breathe and smile
Noontime, breathe and smile
Nightime, breathe and smile
We’ll have a good life.
Ta sẽ thấy an lành
Ngay giữa cuộc đời này
Ta sẽ có hòa bình
Ngay trong trái tim ta.. ■
We will feel happy
In this very life
We will have our peace
In our very heart.. . ■
Song from Plum Village (to sing)
Translated (to sing) by
Hoà
Hoàng-Tâ
ng-Tâm
Hoà
Hoàng-Tâ
ng-Tâm
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Mây Vô Xứ
Wandering Cloud
Ta gọi tên ta: Mây Vô Xứ
Trôi miết ngàn năm tận đáy trời
Đôi khi ngoảnh mặt nhìn quê cũ
Nhủ lòng thôi cũng thế mà thôi
I call myself: Wandering Cloud
Always wandering in the sky
Sometimes seeing my homeland
I tell myself such is life
Ta đời thênh thang đời không bến
Không có người nghe được nỗi riêng
Nơi ấy quê nhà nhưng rất lạ
Nơi này chung thân không lưu luyến
My life is free and floating
No one to hear my secrets
Homeland is there yet so strange
This land I feel unattached
Ta theo vết luân hồi chơi rong
Ngêu ngao hát trêu đời cuồng ngông
Đời tám hướng mười phương chia ngã
Đâu biết rằng một vũ trụ không
So I roam everywhere now
Singing silly songs of life
Full of many separate roads
But it’s just an empty world
77
Mây Vô Xứ, hãy nhớ tên ta, hãy quên hận thù
Wandering Cloud, think of my name, let go revenge
Mây Vô Xứ, hãy nhắc tên ta cho vời thương đau Wandering Cloud,repeat my name to lessen pain
Mây Vô Xứ, hãy cố quên đi nhỏ nhoi màu da
Wandering Cloud, forget all racial differences
Mây Vô Xứ, chốn đó nương thân quê hương không Wandering Cloud, wherever you are is your home.
nhà
Ta gọi tên ta: Mây Vô Xứ
Trái đất này đâu cũng muốn về
Nhân gian tất cả đều quen thuộc
Nay hợp mai tan đời là thế.
I call myself: Wandering Cloud
Anywhere can be my home
Everybody is my friend
We meet, we part, such is life. .
Ta theo vết luân hồi chơi rong
Ngêu ngao hát trêu đời cuồng ngông
Đời tám hướng mười phương chia ngã
Đâu biết rằng một vũ trụ không
So I roam everywhere now
Singing silly songs of life
Full of many separate roads
But it’s just an empty world
Mây Vô Xứ, hãy nhớ tên ta, hãy quên hận thù
Wandering Cloud, think of my name, let go revenge
Mây Vô Xứ, hãy nhắc tên ta cho vời thương đau Wandering Cloud, repeat my name to lessen pain
Mây Vô Xứ, hãy cố quên đi nhỏ nhoi màu da
Wandering Cloud, forget all racial differences
Mây Vô Xứ, chốn đó nương thân quê hương không Wandering Cloud, wherever you are is your home..
nhà. ■
■
Nhạc và lời: Nguyễn Đức Đạt
Hoà
Hoàng-Tâ
ng-Tâm chuyển ngữ ( to sing)
To listen to this song: http://www.gioo.com/NguyenDucDatMVX.mp3
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
78
Thæm Vi‰ng Turkey (Th° Nhï Kÿ)
Cappadocia, PhÀn 2
Sóng ViŒt ñàm Giang biên soån
Chúng tôi rời Istanbul đi Cappadocia. Đây là một khu vực ở miền trung Turkey, phần lớn trong tỉnh
Nevsehir. Khoảng cách giữa Istanbul và Cappadocia là 346 miles. Đi máy bay chưa đến 1 giờ.
Cappadocia (cũng Capadocia; Kapadokya) là một khu vực đất ở Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày
nay). Tên gọi Cappadocia này được dùng trong các nguồn từ phương tây và truyền thống Kitô giáo qua
lịch sử và hiện vẫn được sử dụng rộng rãi trong tài liệu du lịch quốc tế để xác định một khu vực kỳ
quan thiên nhiên, đặc biệt với các ống khói đá độc đáo. Tên chữ Cappadocia này, dùng trong tài liệu du
lịch, gần tương ứng với tỉnh Nevşehir ngày nay của Turkey.
Lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ
Vì đi thăm Cappadocia liên quan đến nhiều thời đại lịch sử nên tưởng cũng cần tóm tắt vài hàng về lịch
sử của Cộng Hoà Thổ (Anatolia cổ xưa), qua các thời kỳ.
Thời Hitties (1900-1200 BC): thời tranh đấu chống Pharaoh.
Thời Phrygia (1200-600 BC): thời kỳ mà Vua Midas đã phát triển Thổ trong ngành thêu, dụng
cụ âm nhạc, v.v….
Thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellenic Civilization) (1200-600 BC): văn minh Tây phương bắt đầu xâm
nhập.
Thời kỳ La mã ở Thổ (250 BC-330 AD): thời kỳ này, người La mã gọi vùng Anatolia là vùng
Tiểu Á.
Thời kỳ Đại đế Alexander và Văn minh Hy Lạp hóa (334 BC).
Thời đại Byzantine (330-1453 AD): thời kỳ phát triển nghệ thuật, văn hóa, tôn giáo và chính trị
sôi động.
Triều đại Seljuk (1071-1243) Thổ-Ba tư (Turk-Persian): thời kỳ có nhiều nhân tài trong lãnh
vực chính trị, kiến trúc, và cũng có chiến tranh liên miên, biết đến nhiều nhất là Mevlana Jelaleddin
Rumi.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
79
Thời đại Ottoman (1288-1923): đây là thời kỳ Hồi giáo phát triển rộng trong vòng hơn 600
năm. Thời điểm cực thịnh của Ottoman trong khoảng thế kỷ 16 và 17. Đế quốc Ottoman mang đủ ảnh
hưởng văn hóa phương Đông và phương Tây .
Cộng hoà Thổ (1923- hiện tại): thể chế công hòa xây dựng lại trên những tàn tích của một đại đế chế
huy hoàng.
Cappadocia
Vùng Cappadocia có rất nhiều kỳ quan thiên nhiên được con người cải biến và sử dụng qua nhiều thời
kỳ lịch sử khác nhau. Qua lộ trình du lịch ngày hôm nay chúng tôi đi thăm những nơi chính và dọc theo
quốc lộ xe cũng dừng tại những nơi có cảnh đẹp để chụp hình.
Cappadocia, xuất phát từ tên Katpatuka theo tiếng địa phương có nghĩa là “Vùng đất của những
con ngựa đẹp, là vùng núi đá tại Thổ Nhĩ Kỳ,và được xem là vùng núi đá đặc biệt nhất trên thế giới địa
cầu.
Hơn ba triệu năm về trước, núi Erciyes phun lửa và trào ra dung nham rất mạnh tạo nên những
khối nham thạch khổng lồ và những cột đá lớn trên mặt trái đất. Rồi thời gian, gió và nước đã soi mòn
tạo ra những nét điêu khắc tự nhiên trên bề mặt các khối đá nguồn gốc nham thạch này. Rồi lại trải qua
nhiều thời gian biến đổi, những ngọn gió tiếp tục ngày đêm thổi vào đá đã làm bóng bề mặt các khối đá
dần dần tạo nên những khung cảnh một quần thể các cao nguyên, vực thẳm hay cột đá khổng lồ có
nguồn gốc nham thạch núi lửa với hình thù rất đa dạng của Cappadocia ngày nay.
Vùng này có cơ man là những căn nhà đá. Vì cấu trúc của đá nham thạch mềm nên thay vì tìm kiếm
nguyên vật liệu xây dựng để cất nhà, người dân ở vùng trung tâm Cappadocia đã đục đẽo và chạm
khắc hang động tạo nên những căn nhà và hệ thống nhà thờ, tu viện xung quanh trong đá nham thạch
này để trú ẩn và sinh hoạt cộng đồng.
Kaymakli và thị trấn ngầm
Thị trấn ngầm” ở Kaymakli được đục sâu dưới lòng một quả đồi đá, với nhiều tầng nhà ở thông với
nhau bằng một hệ thống đường hầm chằng chịt.
Nhà trong đá có từ lâu kể như từ thời Hitties có nghĩa cả ngàn năm trước công nguyên (TCN).
Một trong số vùng nhà đá có thể kể ra đây là những thành phố ngầm do những người Cơ Đốc đầu tiên
đến Cappadocia xây dựng để trốn tránh sự săn đuổi của quân đội La Mã vào trước thời kỳ mà Ki tô
giáo đuợc chấp nhận.Tổng cộng có khoảng 36 thành phố, khu dân cư ngầm rải rác ở Cappadocia,
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
80
trong đó có 6 địa điểm mở cửa cho khách thăm viếng và hai thành phố ngầm lớn nhất, được nhắc đến
nhiều nhất là Kaymakli, Derinkuyu. So sánh các khu thành phố ngầm này thì Kaymakli rộng nhất, và
Derinkuyu sâu nhất.
Dưới đây là vài hình ảnh về đô thị ngầm Kaymakli
Thành phố ngầm này có tới 7-8 tầng sâu được tổ chức với những căn phòng thông nhau, hệ
thống hành lang và cầu thang lên xuống, hệ thống ống thông khói cũng như hệ thống cửa đá đóng mở
từ bên trong để tránh kẻ thù. Phiến đá tròn được dùng làm cửa có chốt bên trong, chặn lối lên tầng trên
ngăn sự xâm nhập từ bên ngoài . Tuy có tới 7-8 tầng sâu nhưng hiện tại chỉ có 4 tầng được mở cho
khách vào thăm, xem. Những khu nhà này hiện diện từ thế kỷ thứ 4, người dân sống ở đó có đời sống
bình thường, ít bị phá hoại vào thời đại Byzantine, nhưng qua đến thời đại Hồi giáo Ottoman thì vùng
này được xem như một tiền đồn chống lại sự chinh phạt của người Hồi.
Theo mũi tên chỉ dẫn khách đi vòng vòng thăm từ lầu 1 đến lầu 2 rồi sang lầu 3. Lầu ba quan
trọng với phòng chứa lương thực, rượu, và nhà bếp. Ở đây có một tảng đá tròn bằng andesite có những
lõm khoét sâu. Tài liệu nói đó là tảng đá dùng làm khuôn đổ quặng đồng. Đồng có lẽ được chở đến từ
vùng quanh đó giữa Aksaray và Nevsehir. Dựa trên khoảng dự trữ lương thực và rượu vang, người ta
cho rằng người sống ở đô thị ngầm dưới lòng đất nàylà những người khá đầy đủ trong cuộc sống thời
đó. Ta cũng thấy những ống giếng thông khí suốt qua các từng giống như thang máy trong chung cư
thời bây giờ. Các nhà khảo cổ địa chất phỏng đoán có thể có cả vài ngàn người sống trong một thành
phố ngầm như thế.
Mô hình thành phố ngầm
Cửa vào thành phố ngầm Kaymakli
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
81
Pasabag
Thung lũng Pasabag và các Ống khói dị kỳ.
Rời Goreme, ñi về phía ñông qua ñường Avaros ñến Zelve sẽ tới vùng thung lũng Pasabag nằm
ở ñông bắc của Goreme. Vùng này có những cột ñá cao nằm ngay giữa vùng trồng nho nên còn ñược
mang tên vườn nho của Pacha (Pacha chức Đại tướng gọi trong quân ñội Thổ và thường là một biệt
hiệu thông dụng). Vùng này cũng ñược mệnh danh là thung lũng tu sĩ do hình dạng ñặc biệt của các
chóp ñỉnh cấu tạo bởi hàng nghìn khối ñá núi lửa bị xói mòn thành những hàng cột cao có chóp hình
nấm. Chúng ta có thể thấy rải rác những ống ñá có chop hình nấm này dọc theo ñường lộ.
Một số cột ñá chia làm hai ba nhánh ở gần ñỉnh, và một số ñược dùng làm nơi trú ẩn của những
tu sĩ ẩn dật thuộc dòng Simeon ngày xửa ngày xưa. Đặc biệt nhất là chuyện thánh Simeon sống ẩn dật
vào thế kỷ thứ 5 trong một ống ñá này. Những tu sĩ dòng này không sống trên cột ñó mà nạo ñá làm
rỗng những ống khói này từ ñáy lên ñỉnh và sống ở bên trong.
Uchisar: Lâu đài đá của Uchisar.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
82
Uchisar tọa lạc ở điểm cao nhất của vùng Capadocia, trên đuờng Nevsehir-Goreme, cỡ 5 km từ
Goreme. Nếu đứng nhìn từ đỉnh Lâu đài Uchisar ta có thể nhìn thấy cảnh bao la bát ngát của cả vùng
với núi Erciyes phía xa. Lâu đài đá thành lập bởi một khối nham thạch rất lớn, tại lâu đài có đủ cả cây
cầu đá, quán nước, đuờng phố, nhà và các đồ dung cũng làm bằng đá.
Do sự tàn lụi thiên nhiên theo thời gian nên chỉ có thể thăm viếng một số phòng trong lâu đài đá
này. Những phòng ở phương bắc của lâu đài nay được coi như nhà chim bồ câu, nơi mà nhà nông
thường đến để lấy phân chim về làm chất bón cho vườn trái cây và vườn nho của họ. Chúng ta cũng sẽ
thấy nhiều nhà chim bồ câu sơn phết vôi trắng tại Thung lũng Bồ câu, nơi nối liền Uchisar với Goreme.
Rời Uchisar chúng tôi đến thung lũng Goreme trong Lâm viên Quốc gia thăm bảo tàng ngoài
trời Goreme. Nơi đây có rất nhiều thánh đường Ki-tô giáo đục trong hang đá.
Bảo tàng ngoài trời Göreme
Goreme là một khu của quận Nevsehir ở miền trung Turkey. Sau khi núi Erciyes (cao ñộ 3,916 m)
bùng phát lửa cỡ hơn 2 triệu năm trước, nham thạch tràn ra phủ trùm khoảng 20,000 km vuông. Các
tầng ñá vùng Göreme bị xói mòn trở thành hàng trăm cột ñá ngoạn mục với hình dạng giống như tháp
có chỏm phủ ở chóp ñỉnh như những ống khói thần tiên. Dân trong vùng này lợi dụng ñá mềm dễ nạo
gọt ñể xây nhà, tu viện, nhà thờ. Göreme trở thành một trung tâm tu viện giữa 300-1200 CN.
Bảo tàng ngoài trời Göreme là ñịa ñiểm ñược chú ý nhiều nhất trong các cộng ñồng tu viện ở
Cappadocia và là một trong những nơi có cộng ñồng thầy tu phát triển nhất, bởi các tăng sĩ ñã xây dựng
và ñể lại ñây rất nhiều di tích tu viện, nhà thờ khoét sâu trong hang có niên ñại từ những năm 300 1200 sau Công nguyên. Những căn nhà ñá /tu viện này dần dần ñược trang hoàng mang nhiều nét tiêu
biểu của thời nghệ thuật Byzantine với nhiều tranh họa ñủ màu. Khi những người gốc Hy lạp ở vùng
Capadocia bị ñuổi ra khỏi Turkey vào năm 1923 trong thỏa hiệp trao ñổi dân chúng giữa Hy-Lạp và
Turkey, thì những nhà thờ này bị hoàn toàn bỏ hoang. Goreme hiện vẫn còn tới hơn 30 nhà thờ hang
ñá xây dựng từ thế kỷ 9-11, với những mái vòm còn nguyên với những bức họa trên tường màu sắc
sống ñộng. Ngày nay, toàn bộ khu này không còn ai sinh sống và ñược tổ chức theo hình thức bảo tàng
mở.
Dưới ñây là chi tiết một vài tu viện ñá
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
83
Tu viện dòng nữ (Nunnery)
Nhà tảng ñá ngay bên trái cửa vào khu bảo tàng mở này là tu viện cho các nữ tu. Tầng một là phòng
ăn, nhà bếp, phòng cầu nguyện ở tầng hai, nhà thờ ở tầng ba. Những bức họa trên tường vẽ bằng màu
ñỏ. Những tầng khác nhau trong tu viện nối liến với nhau qua cửa ñá xay tròn lăn ñược giống như ở
trong những ñô thị ngầm, và dùng ñể ñóng tu viện lại khi gặp nguy hiểm.
Tu viện cây táo Elmali
Tu viện này nổi nhất vì có màu sắc rực rỡ, trong có cấu trúc chữ thập. Tranh họa trên tường vẽ từ giữa
thế kỷ 11 và 12, có màu ñỏ miêu tả cuộc ñời chúa Chris và chuyện trong Thánh kinh. Mang tên tu viện
cây Táo ám chỉ màu ñỏ trên tay trái của thánh Micheal trong bức họa trên trần, hay vì ngày ñó có cây
táo trồng ñằng trước.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
84
Tu viện St. Barbara (Azize Barnara)
Nằm ngay sau tu viện ñá Elmali cũng theo cấu trúc chữ thập có hai cột chống, tranh họa trên tường
cũng màu ñỏ. Và cũng như thực hiện nửa cuối thế kỷ 11. St Barbara là một thánh tử vì ñạo người Ai
Cập, bà ñã bị chính ông bố hành hạvà giết chết vì bà theo ñạo Ki tô giáo.
Tu viện Rắn (Snake /Yilanli Church)
Nhà thờ này có hai phòng, phòng trước có trần vòm, phần sau là trần thẳng. Tranh trên tường có hình
ñế vương Constantine và mẹ ông là St Helena. Cạnh bên là tranh vẽ St George giết rắn (hay rồng).
Ngoài ra có vẽ St Onophrius, ông thần ẩn dật hermit mang râu dài và chỉ che thân bằng một lá fig.
Tu viện Tối (Dark Church /Karanlik Kilise)
Karanlık Kilise (or the Dark Church) có tranh mô tả Chris trong Tân Ước. Sau k hi Thổ xâm chiếm
thì tu viện này ñuợc dung làm nhà cho chim bồ câu cho ñến những năm 1950s. Sau những khổ công
cào quét dọn dẹp, nay bên trong tu viện ñã ñuợc trùng tu ñẹp ñẽ. Tên Tu viện Tối có lẽ vì ánh sáng rất
yếu trong tu viện chỉ do một lỗ hổng nhỏ soi rọi ánh sang vao.
Tu viện có nhiều bích họa tạo nên trong thế kỷ thứ 12 miêu tả câu chuyện của Ki-tô giáo.
Tu viện Sandals (Carikli Church)
Tu viện mang tên dep sandal do dấu vết chân miêu tả trong chuyên Ki-tô giáo ở trong tu viện.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
85
Cách xa ngoài nhóm nhà thờ trong Bảo tàng mở Goreme cỡ 50 m là Tu viện Tokali.
Buckle (Tokali) Church
Tu viện Tokali là tu viện ñá cũ kỹ nhất trong vùng Capadocia và ñuợc tạo với 4 khu phòng chính
Tu viện cũ dẫn ñến tu viện mới có nhiều tranh họa ñẹp. Tokali cũng là nơi có những tranh họa ñẹp nhất
miêu tả cuộc ñời của chúa Ki-tô giáo. ■
7
Sóng Việt Đàm Giang
Sóng ViŒ
ViŒt ñàm Giang
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
ThÖ Haiku Kim-Châu
(1-2/2015)
Rừng Đào
Ngơp trời bông
Ngàn cánh đào khoe sắc
Rực ánh hồng. ■
Độc Mai
Xuân tàn rồi
Chỉ đơn độc còn lại
Một cánh mai. ■
86
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Đại Đóa
Cúc đại đóa
Thanh nhã màu tươi vàng
Dáng kiêu sang. ■
Suối Mơ
Hoa tím ngát
Nước chảy xuôi lững lờ
Dòng suối mơ. ■
87
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Xác Pháo
Đón xuân sang
Pháo tưng bừng nổ ran
Xác hồng tan. ■
Hội Xuân
Đu lên cao
Hội xuân vui đón Tết
Thú thanh tao ■
88
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
89
ThÖ ñËp ñ©i HÒng
Tùy Bút
David Lš Lãng Nhân
Khoảng 500 năm trước đây, Thi sĩ Pháp Pierre de Ronsard viết bài thơ tặng người tình Hélène với 2
câu kết bất hủ :
“Vivez, si m’en croyez, n’attendez à demain
Ceuillez dès aujourd’hui, les roses de la vie.”
(Hãy sống, hãy tin tôi, đừng chờ đợi ngày mai,
Hãy hái lấy hôm nay đóa hoa hồng đời ta đó.)
Gần đây với chúng ta hơn, Nữ sĩ Pháp Marcelle Paponneau viết bài thơ “ Je croyais que vieillir…” (Tôi
cứ tưởng già…) – được nhiều độc giả hoan nghinh mến chuộng, chuyển ngữ và phổ biến trên mạng
Internet. Bà Paponneau hiện đã hơn 80 tuôi, minh mẫn và sáng suốt. Bà vẫn liên tục hoạt động, được
trao tặng huy chương danh dự Văn học Pháp và nhiều bằng khen thưởng khác (192 bằng).
Sau đây là nguyên bản bài thơ tiếng Pháp đăng trên mạng. Bản dịch Việt ngữ do David Lý Lãng Nhân.
JE CROYAIS QUE VIEILLIR…
Par Marcelle Paponneau
Je croyais que vieillir me rendrait bien maussade,
Craignant chaque saison, les années, le tapage
Le grand vent et la pluie, l'esprit qui se dégrade,
Les cheveux clairsemés, les rides du visage.
Et puis je m'aperçois que vieillir n'a pas d'âge,
Qu'il ne faut point gémir, au contraire chanter.
Et même à petits pas les jours ont l'avantage
d'être beaux et trop courts quand ils sont limités.
Je croyais que vieillir c'était le ciel tout gris,
Le printemps sans les fleurs, les lèvres sans sourire,
Les fêtes sans chansons, les arbres rabougris,
Un livre sans histoire, un crayon sans écrire.
Et puis je m'aperçois que vieillir rend bien sage,
Que je vis chaque instant sans penser à demain,
Que je ne compte plus les années de mon âge,
Peu importe le temps, le crayon à la main.
Je croyais que vieillir transformerait mon âme,
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Que je ne saurais plus contempler les étoiles,
Que mon cœur endurci n'aurait plus cette flamme
Qui transforme la vie lorsque le ciel se voile.
Et puis je m'aperçois que les plus belles roses
fleurissent à l'automne et sous mes yeux ravis,
Je respire très fort ce doux parfum que j'ose
garder pour embaumer l'automne de ma vie. ■
(Traduction en Vietnamien)
TÔI CỨ TƯỞNG TUỔI GIÀ…
Tôi cứ tưởng tuổi già đầy buồn bả
Sợ tháng năm, sức tàn phá thời gian
Ngại mưa sa gió dập, trí hoang mang
Tóc thưa rụng, vết nhăn nheo mặt mũi
Tôi lại thấy già nua không có tuổi
Chớ than phiền rên siết, hãy hát ca
Từng bước đi nho nhỏ mỗi ngày qua
Đời trân quý đẹp xinh khi ngắn ngủi
Tôi cứ tưởng tuổi già trời xám tối
Xuân không hoa, đôi môi vắng nụ cười
Lễ hội thiếu ca, cây thiếu lá tươi
Sách không kể chuyện, bút không còn chữ
Tôi lại thấy tuổi già tăng cởi mở
Sống phút nầy, không nghĩ đến ngày mai
Không bận tâm ngồi đếm những năm dài
Không quan trọng thời gian khi cầm bút
Tôi cứ tưởng tuổi già quên hạnh phúc
Thôi không còn nhìn ngắm những vì sao
Quả tim cằn không ánh lửa hồng nào
Thay đổi mới đời tôi khi trời tối
Tôi lại thấy hoa hồng xinh tuyệt đối
Trong mùa Thu trước mắt, đẹp như mơ
Tôi hít thở mủi hương dịu đầy thơ
Ướp hương ấy vào Thu đời tôi đó. ■
Bản dịch do David Lš
Lš
Lãng Nhân – 2015
90
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
M¶t Ti‰ng ViŒt Nam
Hành khúc
(Cung G trưởng)
David Lš
L Lãng Nhân
Một tiếng Việt Nam
Vang lừng Đông Nam Á Châu, anh ơi!
Nầy hỡi người dân Lạc Hồng tiến tới
Bao nhiêu năm hy sinh xương máu
Bao nhiêu năm kiên gan tranh đấu
Thấy Việt Nam hùng cường mai sau
Một sáng trời trong
Mây hiền giăng trên núi sông thân yêu
Người bước đều lên nhịp cùng tiếng hát
Bao nhiêu phen quê hương nguy biến
Bao nhiêu phen gian lao chinh chiến
Thấy Việt Nam hòa bình âu ca
Tôi về giữa mùa hoa
Từ Nam Trung tôi ra Bắc
Đi khắp nước non nhà
Yêu trời đất Việt ta
Tôi về giữa mùa hoa
Từ Nam Trung tôi ra Bắc
Đi khắp nước non nhà
Yêu một tiếng Việt ta. ■
David Lš Lãng Nhân
91
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
93
Biblioteca Classica Selecta – E-Trad. (BCS-TRA)
Université Catholique de Louvain (UCL), Belgium
Retrieved from
http://bcs.fltr.ucl.ac.be/MEDEE/introduction.htm
Under fair use doctrine for the purposes of education, criticism, and research only. Thank you.
EURIPIDE
MÉDÉE
Traduction nouvelle commentée et annotée
Danielle De Clercq, Bruxelles, 2005
INTRODUCTION
Euripide (480-406) est considéré comme le troisième - et dernier - grand auteur tragique grec, ce qui
n'est pas à prendre chronologiquement au sens strict. Sophocle, de quelque dix-huit ans son aîné,
mourut un an après lui, en 405, peu de temps après avoir composé Oedipe à Colonne. Par ailleurs, la
première représentation de Médée remonte à 431A.C., ce qui la rend vraisemblablement antérieure d'un
an à celle d'Oedipe-Roi .
Si Euripide consacra l'essentiel de son activité à l'écriture théâtrale, celle-ci ne lui valut que peu de
succès, surtout en début de carrière. Couronné seulement quatre fois, l'auteur ne connut jamais de son
vivant une popularité comparable à celle de Sophocle, dont l'écriture est bien différente. Toutefois,
outre de nombreux fragments, il reste des plus de nonante oeuvres d'Euripide, dix-sept tragédies,
compte non tenu de Rhésos, dont l'attribution est douteuse, ni du drame satyrique, Le Cyclope. Cette
survie, si modeste soit-elle, est bien supérieure à celle des oeuvres d'Eschyle et de Sophocle dont la
production fut comparable. Elle témoigne du succès posthume d'une oeuvre qui annonçait l'évolution
du goût de la société grecque sur le plan littéraire, et les prémices de l'époque hellénistique.
DE LA LÉGENDE À LA TRAGÉDIE
1. La légende
Elle présente bien des variantes, où on découvre d'ailleurs que Médée n'est pas toujours une infanticide
ni une criminelle. Voici quelques repères de la version qu'Euripide a portée à la scène.
LA TOISON D'OR
Pour protéger leurs amours, Poséidon, dieu de la mer, et Théophanè, une mortelle, se sont
métamorphosés en ovins! Théophanè met au monde Chrysomallos, un bélier à toison d'or. L'animal est
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
94
offert par Hermès ou Héra à Néphélè, épouse de l'infidèle Athamas, roi d'Orchomène en Béotie. Celuici veut sacrifier Hellé et Phrixos, la fille et le fils qu'il a eus de Néphélè, pour conjurer la sécheresse qui
sévit dans la région. Les deux jeunes gens enfourchent Chrysomallos et prennent la fuite... par la voie
des airs. Au cours du voyage, Hellé fait une chute mortelle dans le détroit des actuelles Dardanelles,
dénommées dans l'Antiquité Hellespont, c'est à dire mer d'Hellé. Arrivé en Colchide, l'actuelle Géorgie
occidentale, Phrixos épouse Chalciopè, une des filles du roi Aeétes, fils lui-même d'Hèlios, le dieu
Soleil. Le bélier est sacrifié à Zeus et sa précieuse toison est offerte à Aeétes, qui redoutant qu'on la lui
dérobe, la fait garder par un dragon.
LES ARGONAUTES
Les craintes d'Aeétes étaient fondées car un prestigieux équipage de héros, dont les noms et le (grand)
nombre varient, voguaient vers la Colchide pour conquérir la Toison d'Or à l'initiative de Jason. Ils se
déplaçaient à bord de l'Argo, un prodigieux navire conçu peut-être par Athéna et le premier, semble-t-il,
qui fût apte à franchir de vastes étendues maritimes.
JASON
Il est le fils d'Éson, roi d'Iôlcos en Thessalie, lui-même chassé par son propre frère, l'usurpateur Pélias.
Lorsque, seul survivant de sa famille décimée par le tyran, Jason lui réclame le trône, Pélias accepte à
la condition toutefois que son neveu le mette en possession de la Toison d' Or. C'est ainsi qu'est
organisée, malgré l'opposition d'Hèlios, l'expédition des Argonautes. Jason et ses compagnons
débarquent en Colchide.
MÉDÉE
Douée de pouvoirs magiques, Médée est une autre fille d'Aeétes. Tombée amoureuse de Jason, elle
imagine un stratagème pour contourner les obstacles que son père impose à l'Argonaute, et pour
endormir le dragon gardien de la Toison d'Or. Jason réussit ainsi à dérober le précieux talisman. Médée,
en compagnie de son jeune frère Absyrtos, prend la fuite avec Jason et, pour freiner Aeétes qui les
poursuit, tue Absyrtos : elle jette ses membres épars et Aeétes s'attarde pour rassembler tous les
morceaux du corps de son fils. Arrivée à Iôlcos avec Jason, Médée, pour le débarrasser de Pélias, va
conseiller aux filles de celui-ci, soi-disant pour le rajeunir, de faire cuire l'usurpateur dépecé dans un
chaudron! Jason et Médée prennent la fuite pour échapper à la vengeance d'Acaste, fils de Pélias.
2. Transition
À partir de là, les versions divergent. On notera que le sort de la Toison d'Or, qui est la cause première
de toutes ces péripéties, n'est plus guère évoqué. Jason l'a-t-il ramenée en Colchide où il est rentré avec
Médée et est monté sur le trône que la mort d'Aeétes a laissé vacant?
Selon la version que suivent Euripide et son prédécesseur Néophron, Médée et Jason arrivent dans la
cité-état de Corinthe sur laquelle règne Créon (Kreôn), un homme âgé. Même si Euripide en laisse in
fine supposer le contraire, on croirait volontiers que Créon n'a qu'une seule fille, qu'il chérit tout
particulièrement. L'auteur ne la cite jamais par son nom. D'autres traditions l'appellent Glaukè, la
lumineuse, ce qui prend une connotation sinistre quand on connaît son destin tragique. Elle est désignée
aussi par Kreousa, - Creusa en latin, Créuse en français - qui est le féminin de Créon et souligne
l'étroitesse du lien entre le père et la fille.
Accueillis à Corinthe, Jason et Médée, couple de princes déchus, s'y intallent. Ils élèvent Phérès et
Merméros, leurs deux fils qui y sont probablement nés. Toujours aussi amoureuse de Jason, Médée
s'adapte fort bien à la Grèce, même si elle garde la nostalgie de sa terre natale barbare et l'orgueil de sa
divine ascendance. Sa réputation de femme instruite et de guérisseuse grandit et sa célébrité s'étend au-
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
95
delà de Corinthe. On devine le couple en relation avec Créon et d'autres rois de la région.
Quelques années ont passé, dix peut-être, et Glaukè est en âge de se marier. L'ambition de Jason est
intacte. Il ne s'accommode guère de cette vie d'exilé sans avenir et se sent éclipsé par l'éclat de Médée,
à qui il doit certes d'avoir été sauvé deux fois de justesse mais aussi d'être condamné à cet exil.
Ainsi se noue la crise tragique.
3. La tragédie d'Euripide
Jason a répudié Médée et épousé la princesse royale. Euripide n'est pas explicite sur les raisons du
consentement de Créon. D'autre part, au cours de l'action, Jason n'exprime guère d'affection pour sa
jeune épouse, sans cacher son intérêt d'entrer dans sa famille. Quoi qu'il en soit, cette situation a
précipité Médée, blessée au plus profond d'elle-même et noyée de chagrin, dans un état d'abattement
complet, où perce néanmoins un désir de vengeance exprimé par des pulsions de mort, comme le révèle
le début de la tragédie. Toutefois Médée sort de la crise, malgré la sentence d'exil dont Créon la frappe
ainsi que ses fils. Obtenant de différer d'un jour son départ, Médée ourdit des projets meurtriers
de vengeance à l'encontre de Jason, de sa nouvelle épouse et de Créon. La protection inespérée et
inconditionnelle que lui accorde Égée, roi d'Athènes, la fait évoluer de manière perverse dans ses
desseins. Plutôt que de tuer Jason, elle préfère lui enlever toute raison de vivre. Ainsi, sous prétexte
d'exempter ses enfants de l'exil, elle les charge après une feinte réconciliation avec Jason, d'offrir une
magnifique parure - enduite de poison! - à la jeune mariée. Celle-ci, charmée, la revêt immédiatement
et meurt dans d'atroces souffrances, tout comme Créon qui tente en vain de la sauver. Médée, tout en
étant tiraillée par l'amour maternel, tue ses deux enfants en avançant comme justification de les faire
échapper à la vindicte des Corinthiens. Au moment où Jason découvre ce double meurtre, Médée du
haut d'un char aérien qu'Hèlios lui a envoyé, nargue cruellement Jason en lui refusant notamment de
rendre tout hommage funèbre à ses deux fils. Jason s'écroule tandis que le char emporte Médée vers
Athènes.
Il existe deux arguments ou présentations générales de la tragédie remontant à l'époque hellénistique.
4. Et après?
Même si la conclusion du coryphée insiste sur la capacité des dieux à faire se produire ce qui est
inattendu, on peut s'interroger sur la relative impunité de Médée, même si on sait que, une fois sa
vengeance accomplie, elle demeure marquée par la conscience et le remords de son double infanticide.
À Athènes elle donnera à Égée un fils, Médos, qui sera roi des Mèdes. Égée sensible aux critiques que
suscite la présence à ses côtés d'une Barbare à la réputation sulfureuse, qu'on accuse aussi d'une
tentative d'empoisonnement de son fils Thésée, la chassera à son tour. Elle finira sa vie en Colchide.
Selon la tradition, Jason meurt écrasé par la poupe de l'Argo, sous laquelle il se reposait.
ANALYSE
Sans insister sur les contraintes traditionnelles des oeuvres dramatiques grecques, on relève dans
l'intrigue quelques invraisemblances, dues au fait que l'auteur a voulu compter avec les données
légendaires tout en faisant évoluer l'action et monter la tension dramatique. Quelles
raisons Créon avait-il d'envoyer les enfants de Jason en exil (Cf. 271-276) au risque de blesser son
gendre, qui justifie son remariage par le désir de leur garantir une existence meilleure (Cf. 546568; 593-597)? Si le vieux roi n'en donne aucune explication, cette circonstance permet à Médée
d'ourdir sa vengeance contre sa rivale et de commettre l'infanticide (Cf. 780 sv). L'intervention d'Égée
relève du coup de théâtre le plus pur, procédé facile s'il en est (Cf. SC.XII) tout comme l'échappée de
Médée en char aérien envoyé par Hèlios (Cf.SC.XXIV). On peut aussi s'interroger sur l'absence de
Jason au moment de la mort de son épouse et de Créon, alors que tout le palais est en émoi (Cf. 1136
-1230). Jason aurait pu mourir à ce moment-là, mais cela, tout en n'étant pas conforme à la légende,
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
96
n'aurait pas comblé les voeux pervers de Médée (Cf. 790-796) ni surtout permis la confrontation
spectaculaire et dramatique des deux ex-époux dans la dernière scène (Cf. 1317-1419) où Jason est
humilié à son tour. Par ailleurs, comme on le verra, des seconds rôles sont traités avec quelque
désinvolture. Quant aux enfants, s'ils sont visibles sur scène, ils n'auront droit à la parole qu'en se
faisant tuer en coulisses, ce qui nous renvoie aux contraintes scéniques.
Le choeur est formé de Corinthiennes, des femmes de la rue. Il n'est véritablement intégré à l'action
qu'avant l'apparition de Médée sur scène. Le coryphée ne s'affirme réellement que lorsque Médée lui
révèle son intention de tuer ses enfants (Cf. 811-813 sv). L'attitude du choeur et du coryphée sera
fonction de l'évolution des intentions de Médée, qu'ils n'arriveront jamais à contrer ni même à influer,
ce qui les induira dans une attitude de résignation à l'inévitable et de déploration.
Hormis la présence du choeur, traditionnelle et gérée avec plus ou moins de bonheur, et quelques
brèves allusions mythologiques et épiques, la tragédie glisse vers le drame intimiste. Le décor, tout
d'abord: l'extérieur de la maison de Médée côté rue. La mention de la porte à deux battants permet de
lui supposer une certaine importance, mais l'absence de toute autre description induit la simplicité,
sinon la banalité de cet élément qui joue un rôle déterminant dans certaines scènes. Seule l'irruption
du char attelé d'un dragon volant que conduit Médée marque in fine une rupture brutale. Des
personnages royaux? Certes et même escortés. Mais Créon n'est présent en scène qu'une seule fois et
son intervention n'a rien de prestigieux. Sa fille n'est jamais qu'évoquée. Le roi athénien Égée joue, lui
aussi, un rôle indispensable à l'évolution de l'action, mais tout aussi épisodique, et son personnage, tout
comme celui de Créon, est en deçà du caractère auguste de sa fonction.
L'entourage de Médée, de Jason et de leurs enfants (autrement dit certains seconds rôles), est fait
d'esclaves: une vieille nourrice, un vieux précepteur. Un serviteur de Jason assume le rôle de messager.
Les deux premiers, proches à certains moments de personnages de la comédie nouvelle, auraient pu
être davantage encore exploités sur le plan psychologique dans leurs rapports avec Médée plutôt que de
jouer avant tout les utilités pour faire évoluer l'action. Et même sur ce plan-là, Euripide, en les
"oubliant" tout simplement une fois pour toutes à un moment donné, n'est pas très cohérent.
Le dramaturge n'a pas conféré de dimension épique à Jason. Celui-ci intervient dans quatre scènes
capitales qui permettent davantage de l'opposer à Médée que de faire évoluer l'action. Autosatisfaction,
recherche à tout prix de son intérêt, justifications discutables assénées avec force, sentiment
d'appartenir à une communauté culturellement supérieure, dont il se montre un piètre représentant,
sensibilité à la flatterie qui le perdra, machisme facile font que le trop fier Argonaute n'attire guère la
sympathie au cours des deux premières scènes où il paraît (Cf. 446-626; 866-975). Il sert plutôt de
faire-valoir de Médée tantôt dans la conscience qu'il fait involontairement prendre par le public de la
détresse de l'épouse délaissée, tantôt pour l'habileté que celle-ci déploie, toute blessée qu'elle est, pour
berner ce mâle infatué. Par contre, dans les deux dernières scènes, où on le découvre complètement et
inéluctablement vaincu par son destin (Cf. 1293- 1316; 1317-1419), Jason déplace et polarise l'intérêt
des spectateurs sur le malheur démesuré qui foudroie sa vie personnelle et affective, et Médée n'en sort
pas grandie (Cf. SC. XXIV).
Enfermée dans sa maison d'où on l'entend se lamenter, Médée n'est pas visible dans les premières
scènes. Elle n'y en commande pas moins les réactions des personnages en scène et du choeur.
Ses pulsions de mort, vraisemblables dans son état, annoncent l'inéluctable évolution des événements
dont elle va se rendre maîtresse. Elle apparaît progressivement et sa visibilité quasi constante reflète
l'irrésistible reconquête de ses capacités au sortir de la crise. La femme répudiée, que sa douloureuse
blessure d'amour a d'abord rendue impuissante à agir, va s'affirmer comme une personnalité qui fascine
ses interlocuteurs, et une amante vengeresse prête au crime passionnel qui la délivrera de l'infidèle si
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
97
indigne de l'amour qu'elle se reproche de lui avoir donné. Puis son côté barbare éclate dans
l'ourdissement d'une vengeance aussi atroce que perverse, qui la rend malheureuse en tant que mère
mais à laquelle, dans son orgueil, elle ne veut ni ne peut se soustraire. Le contraste n'en est que plus
frappant avec ses touchants et très beaux accents d'amour maternel (1019-1080). Euripide réussit la
gageure de la rendre à la fois humaine et monstrueuse, à moins qu'elle ne soit le miroir de toutes les
pulsions inavouables qui se terrent dans l'inconscient de chacun. Quelques siècles plus tard
l'Hippolyte d'une tragédie latine, s'en prenant, il est vrai aux seules femmes, dira : sola coniunx Aegei,
Medea, reddet feminas dirum genus: "À elle seule, l'épouse d'Égée, oui Médée, fera des femmes une
race funeste".
L'ambiguïté s'étend bien au-delà de celle des protagonistes et baigne complètement l'oeuvre. On a vu
qu'Euripide s'en tient à la légende - dans sa version la plus exacerbée, il est vrai - au risque
d'invraisemblances. Or, à d'autres moments il arrange les données mythologiques pour flatter le public
athénien ou renforcer une métaphore. Mais d'autres aspects sont bien plus bouleversants.
Les valeurs et la culture grecques sont mises en évidence par rapport au monde barbare, mais Jason les
défend-il mieux que Médée? Celle-ci dénonce avec conviction et réalisme la condition de la femme
mariée en Grèce - véritable morceau d'anthologie (Cf. 230-251sv) - au point d'enthousiasmer le
choeur. Mais ces propos d'une Barbare, criminelle de surcroît, pouvaient-ils avoir une portée réelle,
d'autant que, par la suite, certaines interventions du choeur et du coryphée, effarouchés par l'évolution
du comportement de Médée, rendent une image de la femme beaucoup plus "rassurante" et
traditionnelle? Si le châtiment de la démesure est on ne peut plus clair pour Jason, on ne recueille pas la
même impression pour Médée. Que dire de la conception de la justice que le choeur et le coryphée, et,
d'autre part, Médée invoquent à des fins si différentes? Les dieux, eux aussi et surtout, sont
déconcertants, qui sont invoqués par les deux parties en présence tantôt pour justifier la vengeance,
tantôt empêcher son accomplissement? Sans même s'attarder à Cypris, dont les caprices sont bien
connus, on voit Hèlios arracher spectaculairement Médée à la vindicte des Corinthiens et de Jason.
Quant à Zeus, il est certes "De bien des circonstances, l'ordonnateur", comme l'affirme la conclusion du
coryphée (1415- 1419), mais combien obscur et déconcertant. Le spectateur risquait de trouver ses
points de repères bien brouillés.
OPTIONS DE TRADUCTION ET PRÉSENTATION
Les exclamations et cris plaintifs fréquents au cours des morceaux choraux et dans les échanges entre
les acteurs et le choeur sont de véritables onomatopées de sanglots, de râles, de soupirs ou des cris de
douleur ou encore des interjections marquant le découragement. Ils sont plutôt une langue de signes
que du grec proprement dit. Les traduction françaises qu'on en propose se limitant en général à "las!"
ou "hélas"!, j'ai préféré ne pas les traduire du tout pour leur laisser toute leur valeur expressive. De
même, pour des raisons de clarté, j'ai délibérément rendu le nous majestatif par la première personne du
singulier.
Comment rendre le dépaysement inhérent aux passages choraux et aux échanges entre le choeur et les
acteurs, ou encore aux soliloques du coryphée? Cela implique le passage au dorien pour les chants du
choeur et, dans tous les cas, l'utilisation d'une métrique différente. J'ai choisi de traduire ces passages en
vers libres en respectant, autant que posible pour la clarté, l'ordre du texte original.
Le texte d'Euripide est celui qui a été établi par Méridier. J'ai accompagné sa traduction de didascalies.
Par ailleurs, les notes relatives aux vingt-quatre scènes comportent en première partie un commentaire
renvoyant au texte. Enfin, un fichier reprend tous les personnages par leur ordre d'entrée en scène et
mentionne toutes les scènes où chacun intervient.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
98
Bibliographie
Méridier = Euripide. Tome I. Le Cyclope - Alceste - Médée - Les Héraclides. Texte étébli et traduit par
Louis Méridier. Quatrième édition revue et corrigée. Paris. Les Belles Lettres 1956
Foucault = Histoire de la sexualité. 2. L'usage des plaisirs par Michel Foucault. NRF. Gallimard, 1984
Belfiore = Jean-Claude Belfiore. Dictionnaire de mythologie grecque et romaine. Larousse.
Liens
http://pot-pourri.fltr.ucl.ac.be/itinera/enseignement/GLOR2310/chap02.htm
http://www.mikrosapoplous.gr/texts1.htm
http://www.yrub.com/mytho/argonautes.htm
http://www.arte-tv.com/special/medee/ftext/entreti2.html
http://www.ac-versailles.fr/pedagogi/anti/magie/magie13.htm
http://www.yrub.com/litt/medee.htm
http://www.uma.pt/Publicacoes/FORUMa/200207_A2N4/christa.html
http://pot-pourri.fltr.ucl.ac.be/itinera/actualites/nouvelles.cfm?num=132
http://pot-pourri.fltr.ucl.ac.be/itinera/actualites/nouvelles.cfm?num=188
Mai [email protected]
PLAN
PLAN
TEXTE
COMMENTAIRE
vv. 1-48
Scène I
vv. 49-95
Scène II
vv. 96-130
Scène III
vv. 131-203
Scène IV
vv. 204-213
Scène V
vv. 214- 270
Scène VI
vv. 271-354
Scène VII
vv. 357-409
Scène VIII
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
vv. 410-445
Scène IX
vv. 446-626
Scène X
vv. 627-662
Scène XI
vv. 663-763
Scène XII
vv. 764-823
Scène XIII
vv. 824-865
Scène XIV
vv. 866-975
Scène XV
vv. 976-1001
Scène XVI
vv. 1002-1080
Scène XVII
vv. 1081-1115
Scène XVIII
vv. 1116-1235
Scène XIX
vv. 1236-1250
Scène XX
vv. 1251-1270
Scène XXI
vv. 1271-1292
Scène XXII
vv. 1293-1316
Scène XXIII
vv. 1317-1419
Scène XXIV
99
PERSONNAGES
Par ordre d'entrée en scène ou de première intervention:
[ ] = présence muette
( ) = parlant en coulisse.
NOURRICE: SC.I; SC.II; SC.III; SC.IV; [SC.XIII].
PRÉCEPTEUR: [SC.I]; SC.II; [SC.III]; [SC. XV]; SC.XVII.
ENFANTS: [SC.I]; [SC.II]; [SC.III]; [SC.XV]; [SC.XVII]; (SC.XXI).
MÉDÉE: (SC.III); (SC.IV); SC.VI; SC.VII; SC.VIII; [SC.IX]; SC.X; [SC.XI]; SC.XII; SC.XIII; [SC.
XIV]; SC.XV; [XVI]; SC.XVII; [SC.XVIII]; SC.XIX; SC.XX;SC.XXIV.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
100
CHOEUR *: SC. IV; SC.V; SC.IX; SC.XI; SC.XIV; SC.XVI; SC.XXI.
CORYPHÉE*: (dialoguant avec un acteur ou
monologuant): SC.VI; SC.VIII; SC.X; SC.XII; SC.XIII; SC.XV; SC.XVIII; SC.XIX; SC.XXII; SC.XX
XIII; SC.XXIV.
CRÉON: SC.VII.
JASON: SC.X; SC.XV; SC.XXIII; SC.XXIV.
ÉGÉE: SC.XII.
MESSAGER: SC.XIX.
PREMIER ET SECOND PARASTATES (en dehors du choeur): SC.XXII.
* Le choeur et le coryphée, une fois sur scène ne la quittent qu'à la fin de la représentation. Euripide
n'a pas prévu d'exodos ou chant de sortie pour le choeur.
EURIPIDE
MÉDÉE
Traduction nouvelle commentée et annotée
Danielle De Clercq, Bruxelles, 2005
TEXTE
vv.1-48 (Scène I)
Toute l'action se déroule à Corinthe devant la maison de Médée. D'abord seule en
scène, la nourrice de Médée, une esclave âgée, attend le retour des deux fils de sa
maîtresse. (20-45) [Enfants], [précepteur]
NOURRICE
(1-19) Non! Le vaisseau Argo n'aurait pas dû traverser l'azur sombre
des Symplégades pour gagner la Colchide! Non! Dans les vallons boisés du Pélion,
des pins n'auraient pas dû tomber sous la hache! Non! Des hommes
d'exception n'auraient pas dû prendre les rames, eux qui pourPélias étaient partis à la
quête de la Toison d'Or! (5-6)... Non! Car alors Médée, - Médée, c'est ma maîtresse n'aurait embarqué vers la citadelle d'Iôlcos, avec son coeur terrassé par l'amour
de Jason (8). Non! Elle n'aurait pas poussé les filles de Pélias à tuer leur père. Non!
(11) Elle ne vivrait pas ici dans la terre de Corinthe avec son mari et leurs petits.
Elle s'était fait bien accueillir par les citoyens de ce pays où, fugitive, elle avait abordé (13). D'elle-
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
101
même, elle vivait en parfait accord avec Jason. Qu'une femme ne soit pas en dispute avec son mari, c'est
bien ce qu'il y a de plus rassurant...
Or voilà que maintenant, tout se retourne contre elle. Ce qu'elle a de plus cher la rend malade (17-19).
Car lui, il a trahi ses petits - oui les siens- et ma maîtresse. Oui, Jason s'est marié pour partager une
couche royale.
Il a épousé la fille de Créon, le maître de ce pays!...
(On perçoit des cris. La nourrice tourne la tête vers la maison, puis reprend. Au cours de son soliloque,
les enfants et le précepteur arrivent, ce qu'elle ne remarque pas immédiatement)
(20-45) Pauvre Médée! Mais quel outrage! Elle hurle en invoquant leurs serments, leurs mains qui se
sont étreintes - c'est le plus grand signe de confiance qu'on puisse s'échanger. Elle prend à témoins les
dieux de ce qu'elle reçoit en retour de Jason (23).
Elle reste au lit. Elle ne mange plus. Elle abandonne son corps aux tourments. Elle use sa vie à pleurer
sans arrêt (26), depuis qu'elle s'est rendu compte de l'outrage de son mari. Elle ne lève pas les yeux, elle
les garde rivés au sol. Pas plus qu'un rocher ou une vague de la mer, elle n'entend les mises en garde de
ses amis.
(30-35) Mais parfois, elle détourne son cou tout blanc, elle rentre en elle-même pour pleurer
son père tant aimé et son pays et sa maison qu'elle a trahis pour suivre cet homme qui maintenant lui
inflige son dédain (33). Elle qui souffre, elle sait bien, la malheureuse, ce que vaut de ne pas laisser
derrière soi la terre de ses aïeux.
(36-45) Et ses enfants? Elle les prend en horreur et ne se laisse pas attendrir par leur vue. J'ai bien peur:
méditerait-elle quelque chose d'imprévisible? Son âme est redoutable. Elle refusera d'être maltraitée.
Moi, je la connais... J'en ai peur. Impitoyable qu'elle est! Et, bien sûr, celui qui a provoqué sa haine ne
remportera pas le trophée de la victoire.
(Se rendant soudain compte de la présence des deux enfants et du précepteur)
(46-48) Mais voilà les enfants! Ils ont fini de s'entraîner à la course. Ils ne se soucient pas du tout des
malheurs de leur mère. Un esprit jeune n'est pas porté à souffrir..
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène I (1-48)
La nourrice de Médée joue surtout les utilités et, si une certaine émotion perce au cours de son long
monologue, qui tient lieu de prologue, ses liens privilégiés avec Médée ne sont pas vraiment exploités
dans la suite de la tragédie, même si ses interventions contribuent à rendre pathétiques les quatre
premières scènes. Elle ne reparaît, muette, qu'à la fin de la SC.XIII pour être "escamotée" par la suite.
Après avoir rappellé les antécédents du drame (1-19), la nourrice décrit la douleur de Médée répudiée
par Jason. On n'entend que confusément des cris éplorés, dont la nourrice transmet le contenu, tout en
faisant aussi une description de Médée en proie au chagrin. (20-45). Ce procédé se poursuivant d'une
manière un peu différente (SC.III, SC.IV, SC.V), Médée ne paraîtra qu'à la SC.VI ( 214-270). L'accent
est mis aussi sur les remords de Médée d'avoir abandonné, Aeétes, son père, et la Colchide, son pays
(30-35), thème récurrent dans la tragédie (Cf. notamment 160-167; 256-266;328), et sur l'aversion
instinctive que lui inspirent ses enfants, ce qui éveille les craintes de la nourrice, bien au fait de l'âme
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
102
irréductible et impitoyable de Médée, et annonce l'évolution et le dénouement de la tragédie (36-45).
Cf.89-95; 111-114.
La vieille femme se rend compte seulement alors de l'arrivée des enfants et de leur précepteur, lequel
va, à son tour, jouer les utilités dans la scène suivante, c'est-à-dire un rôle de messager (Cf. 62 sv.). La
réflexion (46-48) au sujet de l'indifférence instinctive prêtée aux enfants devant la souffrance sert
surtout à expliquer la manière sommaire et, somme toute, irréelle dont ils sont traités en scène, sauf en
présence de Médée. Mise en scène antique oblige! Or ces deux "figurants" représentent l'enjeu même
de cette tragédie et leur "indifférence" devant la souffrance de Médée reste à démontrer. Cf. SC.II (8284;89 sv); SC. III (98 sv); SC.XVII (1019-1080).
Dès le début l'accent est mis sur Médée. Jason n'est évoqué qu'anonymement parmi les Argonautes (56), et comme amant ou conjoint de Médée (8;11;13; 23; 26; 33). Il n'est sujet de phrase que lorsque le
texte fait état de sa trahison conjugale (17-19).
La version du texte adoptée par Méridier (p. 124) supprime les vers 38-43.
Symplégades (2) En grec sumplègas est substantif (= choc) ou adjectif (=qui s'entrechoque). Les
sumplegades (petrai) ou "(pierres) qui s'entrechoquent", désignaient deux roches à l'entrée du
Bosphore. On croyait qu'elles se rapprochaient entre elles pour emprisonner les navigateurs qui s'y
risquaient. Cf.détroit (211); les récifs géminés (432-433); Symplégades (1263).
des hommes d'exception (5). Les Argonautes.
TEXTE
49-95 (Scène II)
(Précepteur, nourrice, [enfants])\
PRÉCEPTEUR (49-52) (Méprisant)
Espèce de vieillerie de la maison de ma maîtresse, pourquoi te tiens-tu toute seule devant les portes en
te lamentant rien que pour toi sur ce qui va mal. Comment Médée tolère-t-elle que tu la laisses seule
sans toi?
NOURRICE (53-58) (Servile et plaintive)
Vénérable compagnon des petits de Jason, pour de bons esclaves, tout ce qui va mal pour leurs maîtres
est un malheur et cela les prend au coeur. Car moi je me suis fait tant de chagrin que l'envie m'a prise
de venir ici confier à la terre et au ciel les infortunes de ma maîtresse.
PRÉCEPTEUR (59)
Encore! La malheureuse n'arrête donc pas de se lamenter?
NOURRICE (60)
Je voudrais être à ta place! L'épreuve ne fait que commencer et elle n'est pas à mi-chemin!
PRÉCEPTEUR (61-62)
La folle que voilà - s'il faut ainsi parler de nos maîtres!...
(Faisant l'intéressant)
Et dire qu'elle ne sait rien de ses derniers malheurs!
NOURRICE (63)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
103
Qu'est-ce qui se passe, vieillard? Tu ne vas pas refuser de parler!
PRÉCEPTEUR (64)
Rien!
(En aparté)
Qu'est-ce je regrette ce que je viens de dire!
NOURRICE (65-66) (lui touchant le menton en signe de supplication)
Non! Par ton menton, ne cache rien à ta compagne d'esclavage. Car je ne dirai rien de tout cela.
PRÉCEPTEUR (67-73)
J'ai entendu quelqu'un qui disait... Mais je faisais semblant de ne pas entendre, alors que je
m'approchais de joueurs de dés, là, tu sais, où les très vieux vont s'asseoir près de l'auguste fontaine de
Pirène - Eh bien! Quelqu'un qui disait que les enfants avec leur mère... que Créon, le tyran de ce pays
allait les chasser de la terre de Corinthe. Tout de même, est-ce que cette histoire est exacte?... Je n'en
sais rien. Je voudrais qu'il n'en soit pas ainsi.
NOURRICE (74-75)
Et lui, Jason, il supportera que ses enfants subissent cela, même s'il a un différend avec leur mère?
PRÉCEPTEUR (76-77) (Sur le ton de l'évidence)
Les anciennes alliances sont délaissées au profit de nouvelles et cet homme-là n'est pas bien disposé
envers notre maison.
NOURRICE (78-75)
C'en est fait de nous, si nous ajoutons un nouveau malheur à l'ancien, avant même d'en avoir vu la fin!
PRÉCEPTEUR (80- 81)
Toi au moins... Ce n'est pas le moment que la dame sache cela... Tiens-toi tranquille et pas un mot de
cela!
NOURRICE (82-84) (S'adressant aux enfants)
Ô mes petits, vous entendez comment il est avec vous, votre père? S'il pouvait mourir!... Non, quand
même! C'est que c'est mon maître. Pourtant on le surprend d'être mauvais envers ceux qui l'aiment.
PRÉCEPTEUR (85-88) (Sentencieux)
Pour qui n'est-ce pas le cas? Viendrais-tu d'apprendre que toute personne se préfère à son prochain,
maintenant que leur père, à cause d'un lit nuptial, ne les chérit plus ?
NOURRICE (89-95) (Se ravisant pour s'adresser aux enfants)
Allez-y - oui, tout ira bien -, entrez dans la maison, les petits!
(Intrigués, les enfants continuent à attendre, sans que la nourrice ne s'en rende compte. Elle s'adresse
au précepteur)
Toi, le plus possible, tiens-les à l'écart et ne les laisse pas s'approcher de leur mère affligée. Car, déjà, je
l'ai vue leur lancer un regard farouche, comme si elle avait envie de faire quelque chose. Elle ne
décolérera pas, je le sais bien, avant de se jeter sur quelqu'un. Pourvu quand même qu'elle s'en prenne à
des ennemis et non pas à des êtres chers!
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
104
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène II. (vv.49-95)
Cette scène annonce, via le précepteur, la décision d'exil prise par Créon, à l'encontre de Médée et de
ses enfants. Cette sentence sera prononcée à la SC.VII (271-354).
La nourrice est en pleurs. Le précepteur, lui-même un esclave - on peut supposer qu'il est grec - jouit
de sa dérisoire supériorité sur cette femme âgée, barbare et inculte qu'il malmène quelque peu. Il ne
reparaîtra que bien plus tard, brièvement et "utilement", au début de la SC.XVII (1002-1080) et sera à
son tour "escamoté". Il joue ici quelque peu avec les nerfs de la nourrice et ceux des spectateurs en
retardant la nouvelle dont il est porteur (62-73). Le malheur de Médée et des enfants qui lui sont
confiés ne semble guère le toucher, et lui donne l'occasion de se valoriser par des propos désabusés et
sentencieux (76-77; 85-88). Les enfants sont à nouveau traités comme des figurants, même si,
emportée par l'émotion, la nourrice, passe outre les recommandations du pédagogue et les prend à
témoins du traitement indigne que leur réserve Jason (82- 84). Toutefois, sa manière de les rassurer est
des plus expéditive et sommaire, alors qu'elle conclut en laissant à nouveau pressentir une réaction
funeste de Médée envers eux (89-95).
Par ailleurs, Jason est présenté sous un jour défavorable de mauvais père (82-84 sv).
TEXTE
vv.96-130 (Scène III)
((Médée), nourrice, [enfants], [précepteur])
MÉDÉE (96-97) (se répandant de l'intérieur en longs cris plaintifs)
Iô!
Malheureuse que je suis! Pitié! Je souffre!
Iô!
À moi, à moi! Comme je voudrais mourir!
NOURRICE (98-110) (Visiblement troublée)
C'est comme cela, mes chers enfants. Votre mère
Excite son coeur, elle excite sa colère.
(Indécis, le précepteur et les enfants restent sur place)
Mais dépêchez-vous! Plus vite! Entrez dans la maison!
N'approchez pas son regard,
N'allez pas au-devant d'elle, mais protégez-vous
De sa cruauté et de son odieuse
Arrogance.
(Même jeu du précepteur et des enfants)
Allez-y maintenant, entrez au plus vite!
(Ils entrent dans la maison)
C'est évident! Cette nuée de lamentations
Qui commence à s'élever culminera bientôt
Dans trop de fougue. Comment agira jamais
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
105
Une âme écrasante et inapaisable
Qui se sent mordue par les malheurs?
MÉDÉE (111-114)
Aiaî!
J'ai subi, infortunée, subi de quoi haut
Et fort me lamenter. Ô enfants
Maudits d'une mère odieuse, si vous pouviez périr
Avec votre père et toute sa maison aller à sa perte...
LA NOURRICE (115-130) (En plein désarroi)
Iô!
Mais qu'est-ce qui m'arrive? Qu'est-ce qui me tombe dessus?
Pourquoi pour toi ces enfants sont-ils aussi fautifs
Que leur père? Oui, eux! Pourquoi les traites-tu comme des ennemis?
Oimoi!
Mes petits, que j'ai du chagrin rien qu'à l'idée qu'il vous arrive quelque chose!
(Se calmant et reprenant ses esprits)
(119-130) Redoutable est la volonté des tyrans.
Ils ne subissent guère d'injonctions, en imposent beaucoup.
Difficilement ils laissent passer leurs emportements.
Mieux vaut être formé à passer sa vie sur pied
D'égalité. Moi, du moins, pourvu que j'arrive sereinement au terme de la vieillesse!
Tant pis pour les grandeurs!
Si reconnaître le juste milieu
Vaut un premier prix, le rechercher
Est de loin le meilleur pour les humains. L'excès
N'est jamais opportun pour les mortels.
De trop grandes malédictions, voilà ce qu'attire
Un dieu lorsqu'il s'en prend à une famille.
(Le choeur formé de femmes de Corinthe entre en scène)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène III (vv. 96-130)
La scène, sans toutefois passer comme les parties chorales au dorien, abandonne la métrique des
parties parlées, ce qui en accroît le pathétique au détriment du réalisme. Les personnages se
rapprochent de la maison, ce qui leur rend audibles - de même qu'aux spectateurs! - les pleurs et les
plaintes de Médée, qui est toujours à l'intérieur (96-97).
Les enfants esquissent une réticence bien compréhensible. Dans son trouble la nourrice (98-110) réagit
autoritairement en leur enjoignant d'entrer tout en évitant leur mère. Ses propos, s'ajoutant aux cris de
Médée ne font que figer les enfants dans leur peur et leur indécision (et leur fier précepteur, toujours à
leurs côtés, ne se montre d'aucun secours!) et tendent surtout à faire monter la tension dramatique
(111-114). Même si Médée n'est pas présente sur scène, elle commande les réactions de son entourage,
ce qui renforce la menace qui plane sur la vie de ses enfants. Cf. 36-45.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
106
Une fois seule en scène, la nourrice répond avec indignation et émotion à Médée, et exprime sa crainte
d'une évolution fatale pour les deux enfants (115-118). Puis elle soliloque (119-130) en considérations
laborieuses sur l'hybris, la démesure des grands de ce monde, et sa conséquence, le déchaînement de la
colère divine. Bref, tout ce qui concerne ce moment décisif de la vie de Jason et Médée.
TEXTE
131- 204 (Scène IV)
(Choeur, nourrice, (Médée))
CHOEUR (131-137) (Parodos)
J'entendais la voix, j'entendais le cri
De la pitoyable
Colchidienne toujours inapaisée. Mais toi, vieille, parle.
Depuis le coeur de la maison à porte double, sa plainte
Je l'entendais. Je ne me réjouis pas, femme, des souffrances de cette demeure
Puisque pour moi l'amitié s'y trouve mêlée.
NOURRICE (138-143)
Il n'y a plus de foyer! Tout cela s'en est allé!
Car lui, une couche royale le retient.
Elle, dans la chambre conjugale, elle consume sa vie,
Ma maîtresse, et d'aucun être cher
N'accepte le réconfort d'aucune parole.
MÉDÉE (144-147)
Aiaî!
Qu'à travers la tête une flamme du ciel
Me passe. Que me vaut de vivre encore?
Pheû! Pheû!
Si je pouvais dénouer ma vie odieuse,
à la mort l'abandonner...
CHOEUR (148-159) (Strophe)
As-tu entendu, ô Zeus et toi la Terre et toi la Lumière,
Quels cris dans son malheur
Fait retentir l'épouse.
(Se tournant vers la maison de Médée)
Quel désir te prend de l'horrifiante
Couche létale? Es-tu démente?
Il se hâtera le terme de la mort.
N'en fais pas la prière. Si ton propre époux
Vénère un nouveau lit,
Ne t'emporte pas pour cela contre lui.
Zeus prendra fait et cause pour toi!
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Ne te ronge pas trop en pleurant celui qui partageait ta couche.
MÉDÉE (160-167)
Ô grand Zeus et toi, auguste Thémis,
Voyez-vous ce que je subis, moi qui par de grands serments
Me suis attaché mon exécrable
Époux? Si je pouvais les voir, lui et sa jouvencelle
Mis en pièce sous les ruines même de leur maison!
Quelle injure osent-ils sous mes yeux m'infliger!
Ô mon père, ô ma cité, dont j'ai été éloignée
Dans la honte. Moi qui ai tué mon propre frère...
NOURRICE (168-172)
Entendez-vous ce qu'elle dit? Elle invoque à cor et cri
Thémis la bienveillante et Zeus, lui que comme garant
Des serments les humains reconnaissent.
Il ne s'en faut pas de peu pour que
Ma maîtresse mette fin à son courroux!
CHOEUR (173-183) (Antistrophe)
Comment pourrait-elle venir près de nous
Et, des paroles que nous proférons
Percevoir le son,
À moins de relâcher son coeur lourd de colère,
Et son âme opiniâtre?
Que, bien sûr, mon empressement
Envers mes amis ne manque pas. Mais entre
Dans la maison! Fais-la venir ici!
Au-dehors! Insiste aussi sur nos gages d'amitié (181).
Dépêche-toi avant qu'elle ne mette à mal ceux qui sont
À l'intérieur, car son deuil ne se déchaîne que pour cela.
NOURRICE (184-204)
Je ferai ainsi, mais j'ai bien peur de ne pas venir à bout
De ma maîtresse.
Je ne me donnerai cette peine que pour vous obliger.
Car d'une lionne qui a mis bas elle lance le regard farouche
Sur ses serviteurs quand l'un d'eux
Accourt et l'approche de trop près pour lui parler.
(Soliloque sur un ton sentencieux)
(190-203) En traitant de mal dégrossis et sans sagesse
Les gens d'autrefois, tu ne te tromperais pas.
Dans les chansons qu'on entend au cours de banquets,
De festins et de dîners
Ne trouvaient-ils pas la joie de vivre?
Mais aux chagrins lugubres, personne
N'a trouvé comment par l'inspiration musicale et des chants soutenus par force lyres
107
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
108
Mettre fin, quand décès et
Infortunes redoutables font chanceler les foyers.
Pourtant, cela serait tout profit pour les gens
D'y remédier par des chants. Mais dans les banquets
Bien servis, pourquoi donnent-ils de la voix, poussent-ils des cris? Pour rien!
Car ils ne ressentent alors rien d'autre les mortels
Que le bien-être de se sentir repus.
(La nourrice entre dans la maison)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène IV (vv. 131-204)
Avec la parodos s'ouvre une évocation lyrique à trois voix (le choeur, la nourrice et Médée) du malheur
qui frappe l'ex-épouse de Jason. Ainsi se prépare l'entrée en scène de celle-ci (SC.VI). Il ne faut
chercher ni vraisemblance ni réalisme.
Alarmées par les cris (131-137), les Corinthiennes expriment leur pitié envers Médée, désignée
d'emblée comme une Barbare (Colchidienne), et l'amitié qui les unit, ce qui renvoie aux allusions du
prologue à la bonne entente de Médée avec ses concitoyens d'adoption. Cf. 11; 181. Elles ignorent la
nature du drame, alors que le mariage de Jason avec la fille de leur roi est un fait connu. La nourrice
leur répond qui révèle la trahison de Jason et l'attitude mortifère de Médée (138-143).
Celle-ci (144-147), même si matériellement elle n'a pu entendre ni le choeur (Cf. 173 sv) ni la
nourrice, "répond" en appellant sur elle la mort par le feu - ce qu'elle infligera plus tard à la fille de
Créon (Cf.1136-1230). Ainsi relayé par les trois parties, le ton pathétique de la scène monte
irrésistiblement.
À l'entame de la strophe (148-159), le choeur prend Zeus, Gê et Hèlios, à témoins de l'injustice subie
par Médée. Zeus, garant des serments, s'en prendra à l'époux infidèle, ce qui induit le choeur, lénifiant,
à inviter Médée à relativiser sa peine et à renoncer à ses pulsions de mort. Médée (160-167), toujours
sans percevoir les paroles du choeur (Cf. 173 sv), invoque à son tour Zeus et Thémis, comme elle le
fera plus tard, une fois prête à faire elle-même justice à ses ennemis (Cf. 764 sv). À la vengeance
cruelle qu'elle voudrait voir s'abattre sur Jason, s'associe le souvenir lancinant de l'abandon de sa
patrie et du meurtre de son frère, ce qui montre la conception barbare que Médée a de la justice,
différente de celle que protègent les dieux grecs qu'elle invoque. Le thème de Thémis et de Zeus est
repris par la nourrice pour souligner l'importance du ressentiment de Médée envers la trahison de
Jason et surtout l'intensité de sa colère.
L'antistrophe (173-183) ménage la transition vers l'apparition de Médée sur scène. Les Corinthiennes,
redoutant la sauvagerie de sa nature, veulent à tout prix, au nom de l'amitié, rencontrer Médée pour
l'aider à surmonter son épreuve et éviter qu'elle ne passe sa colère sur ceux qui sont dans la maison, ce
qui induit à nouveau la menace qui pèse sur les enfants. La nourrice (184 sv) reprend dans le même
sens en laissant entendre que la menace concerne les esclaves, ce qui rend sa propre mission plus
difficile.L'envol de la scène alors se brise: hésitant à accomplir sa mission la nourrice (190-203)
s'attarde en un long soliloque sur la consolation dérisoire que peut apporter la musique aux maux de
la vie.
parodos. Chant d'entrée du choeur, qui restera présent sur scène jusqu'à la fin de la représentation.
Lesstasima ou parties chorales adoptent une métrique différente de celle des épisodes qui font évoluer
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
109
l'action.
Colchidienne (133). Cf. Colchide.
strophe. Au cours de celle-ci et de l'antistrophe, qui lui est symétrique, le choeur exécute
l'emmeleia, un mouvement dansant.
Zeus (148). Dieu suprême du panthéon grec, maître des dieux et des hommes, il organise l'univers sans
partage et protège la justice parmi les hommes. cf. Dikè.
la Terre et toi, la Lumière. Gê et Hèlios.
Thémis (160). Fille d'Ouranos et de Gaia, soeur des Titans (Cf. Hésiode, Th. 135 ), deuxième épouse
deZeus, mère des Heures (Parmi lesquelles Dikè, la justice , avec laquelle elle est parfois confondue, et
des Parques. Cf. Hésiode. Ibid. 901-906. Elle symbolise l'équité.
antistrophe. Cf. strophe.
père (166). Aeétes.
cité (166). Colchos. Cf. Colchide.
frère (167). Absyrtos.
lionne (187) Cette comparaison sera reprise plus tard par Jason lorsqu'il découvrira le massacre de ses
enfants par Médée (1342; 1407).
TEXTE
vv. 204-213 (Scène V)
CHOEUR (Épode)
J'ai perçu des sons confus. Comme elle sanglote, l'infortunée!
Dans son chagrin elle hurle haut et fort son désarroi
Face au traître qu'elle avait dans son lit, mari scélérat.
Ulcérée par ses outrages, elle invoque
L'épouse de Zeus, garante des serments, Thémis,
Qui l'a menée en Grèce, sur une autre rive,
Par la mer obscure et le détroit qui s'ouvre
Sur l'immensité saumâtre du grand large.
(Médée sort de la maison)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène V (vv. 204- 213)
Ce beau mouvement de l'épode, à la fois bref et ample, reprend avec lyrisme la prise de conscience des
Corinthiennes de l'affliction de Médée, et magnifie sa fidélité au serment conjugal.
Épode. À la différence de la strophe et de l'antistrophe, il n'y a pas de mouvements du choeur pendant
l'épode.
détroit (211). Le Bosphore. Cf. Symplégades.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
110
TEXTE
vv. 214-270 (Scène VI)
(Médée, coryphée )
MÉDÉE (214- 266)
(214-229) Dames de Corinthe, me voici hors de la maison... Non, ne me blâmez pas. Je connais pas mal
de gens qui ont fière allure, les uns sous mes yeux, d'autres à l'étranger. Cette désinvolture leur vaut la
mauvaise réputation d'être superficiels. Est-il équitable le regard du public? Non, car sans connaître
quelqu'un en profondeur, des gens se mettent à le haïr rien qu'à le regarder et sans avoir subi de sa part
le moindre mal.
Certes, il faut que l'étranger noue des liens avec la ville qui l'accueille et je n'ai jamais non plus donné
raison au citadin que son arrogance rend odieux à ses concitoyens qu'il préfère ne pas connaître.
Moi, cet événement inattendu qui m'est tombé dessus, m'a complètement détruite. Je suis perdue. Je
n'ai plus aucun plaisir de vivre. Je veux en finir, mes amies. Celui qui représentait tout pour moi - je ne
le sais que trop! - est devenu le plus abject des hommes... et dire que c'est mon mari.
(230-251) De tous les êtres vivants doués de pensée, nous sommes, nous les femmes, la plus
malheureuse des espèces. Tout d'abord, il faut - en y mettant le prix! - acheter un époux pour en faire le
maître de notre corps. Or, il y a un mal encore bien plus dur à endurer, puisque c'est cela le grand enjeu:
tomber sur un mauvais bougre ou un homme de bien. Car ce n'est pas bien glorieux pour des femmes
que d'être répudiées et il ne leur est pas possible de refuser un époux.
Une fois installée chez son époux, la femme découvre des habitudes et des usages qu'elle ne
soupçonnait pas. Il lui faut être devin, puisqu'elle sort de chez elle sans rien savoir, pour se mettre au
mieux avec celui qui partage son lit.
Et, si nous nous en tirons bien dans cette tâche et que l'époux vit avec nous en portant le joug sans
réchigner, alors notre existence est enviable. Mais, si ce n'est pas comme ça, il n' y a plus qu'à mourir.
(244-247) L'homme qui ne supporte plus ceux avec qui il vit à la maison, va voir hors de chez lui et il a
vite fait de mettre fin au dégoût qui le tient. Mais nous - il ne peut en être qu'ainsi! - nous n'avons qu'un
seul être vers qui attacher nos regards.
On dit de nous que nous menons une vie sans risques à l'intérieur de nos maisons, tandis que les
hommes soutiennent des luttes armées. Quel mauvais raisonnement! (250) Car moi je préférerais
combattre trois fois qu'accoucher une seule!
(S'adressant au coryphée) (252-266)
(252-255) Mais ce qui se passe, c'est que toi et moi, nous ne parlons pas de la même chose. Toi, tu vis
dans ta propre ville, où se trouve la maison de ton père, où tu as des moyens d'existence et des amis à
fréquenter.
(256-266) Mais moi qui suis seule, apatride, arrachée comme un butin à ma terre barbare, je subis les
outrages d'un homme, je n'ai ni mère ni frère, pas même un parent (258) auprès de qui jeter l'ancre
loin de ce marasme.
Quelle est donc la seule chose que je veux obtenir de toi, si je découvre un moyen, un stratagème pour
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
111
faire payer à mon époux la contrepartie de mes souffrance?
Ton silence!
(264) Car la femme en général est très peureuse et elle perd ses moyens si on la confronte à la violence
et aux armes. Mais si elle est atteinte injustement dans sa vie conjugale, il n'y a pas d'âme plus
meurtrière.
CORYPHÉE (267-270)
C'est ainsi que j'agirai, c'est en toute justice que tu châtieras ton mari, Médée! Je ne m'étonne pas de te
voir pleurer sur tout ce qui t'arrive.
(Créon, tyran de Corinthe arrive solidement escorté)
Mais je vois s'approcher Créon, prince de notre terre, qui vient annoncer ses nouvelles décisions.
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène VI (vv. 214-270)
Médée paraît enfin. Le ton change. Toujours passionnée et blessée, Médée tient des propos
étonnamment maîtrisés. Son long monologue commence par une captatio beneuolentiae (214-229)
pour se faire pardonner d'avoir tant tardé à rencontrer ces femmes du choeur qu'elle entend gagner à
sa cause. Aussi débute-t-elle par des généralités concernant les difficultés relationnelles, évitables
certes, qui peuvent surgir entre des citoyens et des nouveaux venus, et invoque sa répudiation, qui l'a
bouleversée en profondeur et a entravé sa relation de bonne intelligence avec les Corinthiens.
Elle enchaîne en s'attardant longuement et avec complaisance sur la vie conjugale peu enviable de la
femme en Grèce (230-251), situation où, même si vivre dans leur patrie et près de leur famille leur
réserve d'indéniables avantages(252-255), les dames du choeur - et les spectatrices - se retrouvent
certainement. Certes, l'expérience amoureuse de Médée a été fort différente, mais non pas son issue
(244-247). À partir de là, Médée décrit sobrement sa situation de femme exilée et répudiée.
Ainsi sa vengeance sur Jason, déjà arrêtée (Cf. 365 sv.) et pour laquelle elle s'assure d'office la
complicité du coryphée (256-266), paraîtra justifiée à celui-ci, qui intervient pour la première fois
(267-270). Il ne s'arrête pas à la menace incluse dans la dernière remarque générale de Médée sur la
nature de la femme (264). Cf. 407-409; 822-823. Il la fera néanmoins sienne plus tard après le meurtre
des enfants par Médée Cf. 1290-1292. On remarquera la fascination qu'exerce Médée sur ces femmes
qu'elle rend en un tournemain complices d'une vengeance dont elle n'occulte pas le caractère
meurtrier.
Par ailleurs, si Médée fait de manière piquante allusion aux désagréments de l'accouchement (250251), elle n'aborde pas la relation de la femme mariée et du couple avec ses enfants, sujet qui sera
abordé par le choeur SC.XVIII (1081-1115).
Médée apparaît donc d'emblée complexe, à la fois profondément imprégnée de culture grecque, dont
elle maîtrise avec succès un aspect majeur, l'art de la parole, et, d'autre part, enracinée dans son passé
barbare. Sa situation d'exilée lui fait poser un regard sans concession sur le mode de vie grec et
l'impact de celui-ci sur la vie des femmes.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
112
liens (222). Cf. 11.
la plus malheureuse (231). Médée entame la description de la situation de l'épouse en Grèce, objet
d'un mariage arrangé la faisant passer complètement sous la puissance maritale. Cf. Foucault p. 162.
répudiées (236). Si l'infidélité sexuelle du mari ne pose de difficultés sur le plan moral, il est du moins
répréhensible pour celui-ci de faire perdre à sa femme les privilèges de son statut d'épouse. Cf.
Foucault pp. 181 sv. On attend toutefois aussi de l'homme marié une certaine tempérance, prouvant
qu'il peut aussi exercer du pouvoir sur lui-même. Cf. Ibid. pp. 164 sv.
sans rien savoir (239). Allusion au jeune âge des fiancées et à leur éducation très cloisonnée.
luttes armées (249). Allusion à la Guerre du Péloponnèse, qui a commencé en 435. En cette année 431,
où la tragédie d'Euripide est représentée pour la première fois, l'Attique a subi pendant un mois les
exactions des Spartiates, tandis que sa flotte sévissait sur les côtes du Péloponnèse.
jeter l'ancre (258). Métaphore maritime remémorant la fuite de Jason et Médée de Colchide. Cf. 279;
769; 1342; 1369.
coryphée. Chef du choeur, mais qui, à la différence de celui-ci, est un intervenant direct dans la
tragédie.
TEXTE
vv. 271-354 (Scène VII)
(Créon, Médée, [coryphée])
CRÉON (271-276) (Criant)
Toi avec ta tête d'enterrement! Toi qui te déchaiînes contre ton mari! Médée! Je l'ai dit, va-t-en! Hors de
ma terre! Pars en exil, prends tes gosses avec toi! Oui, tous les deux! Tout de suite! Moi, je suis ici pour
faire exécuter cet ordre et je ne rentre pas chez moi avant de t'avoir jetée hors des limites de mon
territoire.
MÉDÉE (277-281)
Aiaî
On me détruit, misérable que je suis, on me tue! Mes ennemis mobilisent tout contre moi! (279) Quel
havre pour m'arracher à cette malédiction?...
(Se reprenant)
Je te demanderai quand même, tout affligée que je suis: pourquoi me chasses-tu de ta terre, Créon?
CRÉON (282-291)
J'ai peur de toi... Non, il ne faut pas donner de prétextes... J'ai peur que tu fasses à mon enfant du mal
dont elle ne se remettrait pas. Bien des raisons se recoupent qui expliquent ma crainte: tu es habile de
nature et tu t'entends à commettre bien des méfaits.Tu souffres aussi d'être exclue de la couche de ton
mari.
J'entends dire que tu menaces - oui, on me le rapporte -, que tu menaces de t'en prendre à celui qui a
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
113
accordé sa fille, et au mari, et à la mariée. Je me protégerai donc avant d'en souffrir. Mieux vaut pour
moi me faire détester de toi, femme, que me laisser fléchir et me répandre plus tard en lamentations.
MÉDÉE (292-315)
Pheû, pheû
(Se reprenant et prenant peu à peu Créon à partie)
Ce n'est pas seulement maintenant, mais souvent Créon, que ma renommée m'a fait du tort et m'a causé
de grands maux irréparables. Il ne faut jamais, quand on a du bon sens, faire inculquer à ses enfants un
savoir extraordinaire. Hormis la réputation d'oisifs qu'on leur attribue, ces enfants attirent l'animosité et
l'envie de leurs concitoyens. Car, si tu proposes à des ignares de nouveaux savoirs, tu passeras pour
quelqu'un d'inutile, mais pas de savant. En revanche, si tu es jugé supérieur à ceux qui passent pour
maîtriser un savoir compliqué, tu paraîtras difficile à supporter...
Or j'ai moi-même ce sort en partage. Car mon savoir me rend odieuse aux uns, et me fait passer, par
contre, pour hostile aux autres. Or, est-il si grand le savoir que je maîtrise?
Donc toi, tu me redoutes, tu crains de subir quelque chose de contraire..
(307) Je ne suis pas disposée... - mais ne te mets pas à trembler devant moi, Créon - ... je suis pas
disposée à me mettre en faute vis-à-vis d'hommes de pouvoir. Car, quel mal m'as tu fait?
Tu as donné ta fille à celui à qui ton coeur te menait...
Mais... c'est mon mari! C'est lui que je hais! Quant à toi, je pense, tu agissais de manière sensée et, en
ce moment, je ne t'en veux pas d'être dans une situation favorable.
Fêtez ce mariage! Puisse-t-il vous réussir! Mais cette terre, permettez-moi de l'habiter. Certes, je suis
victime de préjudices, mais je me tairai, car de plus forts ont raison de moi.
CRÉON (316-323)
Qu'elles sont douces à entendre tes paroles! Mais en mon for intérieur, la frayeur me prend que tu ne
médites un forfait. J'en ai d'autant moins confiance en toi qu'auparavant. Car il est plus facile de se
méfier d'une femme au comble de la colère - d'un homme aussi d'ailleurs - que d'une rouée qui se tait...
(Un silence, puis soudain Créon explose)
Mais partez donc tout de suite! Plus de discours! C'est décidé une fois pour toutes et aucun artifice ne
réussira à te faire rester auprès de nous puisque tu m'es hostile.
MÉDÉE (324) (Saisissant les genoux de Créon)
Non! Je t'en supplie par tes genoux! Au nom de la jeune mariée,... de ta fille...
CRÉON (325) (Repoussant Médée)
Tu parles pour rien! Jamais tu ne pourrais me convaincre!
MÉDÉE (326)
Mais me chasseras-tu sans égard pour mes prières?
CRÉON (327)
Oui, parce que je t'aime moins que ma famille!
MÉDÉE (328)
Ô ma patrie, comme je me souviens de toi en ce moment!
CRÉON (329)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
114
Hormis des enfants, c'est pour moi ce qu'il y a vraiment de plus cher!
MÉDÉE (330)
Pheû, pheû!
Pour les gens quel grand mal que l'amour!
CRÉON (331)
Cela dépend, je crois, des circonstances.
MÉDÉE (332)
Zeus! Pourvu qu'il ne t'échappe pas le responsable de ces maux...
CRÉON (333)
File, espèce de folle et arrête de me faire endurer...
MÉDÉE (334)
Mais c'est moi qui endure et qui n'arrête pas de souffrir...
CRÉON (335)
Mon escorte va t'empoigner et te chasser de force!
(L'escorte s'avance vers Médée)
MÉDÉE (336)
Non! Pas cela! Créon! Je te demande...
CRÉON (337)
Tu veux nous faire des ennuis, n'est-ce pas, femme?
MÉDÉE (338)
Nous partirons en exil! Ce n'est pas pour y échapper que je t'ai supplié...
CRÉON (339) (décontenancé)
Alors pourquoi résistes-tu et ne quittes-tu pas le pays?
MÉDÉE (340-347)
Laisse-moi rester un seul jour, rien qu'aujourd'hui! Je dois réfléchir comment organiser mon exil et
assurer la subsistance de mes enfants puisque leur père ne songe pas du tout à remédier au sort de ses
petits... Prends-les en pitié, toi qui es aussi père de famille. C'est tout naturel que tu sois bien disposé à
leur égard. Ce n'est pas du tout de mon sort que je me soucie, si nous partons en exil. Si je pleure, c'est
sur eux qui sont confrontés au malheur.
CRÉON (348-354) (Avec résignation)
Mon pouvoir n'a rien d'une tyrannie et mes scrupules m'ont attiré beaucoup de déconvenues.
Maintenant aussi, je vois, femme, que je me mets dans l'erreur... Pourtant, tu obtiendras ce que tu
demandes...
(Avec rage) Mais je te préviens! Si le prochain lever du dieu Soleil te voit - et c'est vrai aussi pour tes
enfants - en deçà des limites de mon territoire, tu mourras. Voilà qui est dit sans ambages!
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
115
(Créon et son escorte quittent la scène. Médée demeure prostrée. Le coryphée est en larmes)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène VII (vv. 271-354)
Au moment même où Médée a trouvé l'appui du choeur, ses perspectives d'avenir s'assombrissent à
nouveau avec l'arrivée de Créon, l'auteur créant une connivence avec le public qui connaît déjà la
décision du souverain d'exiler Médée et ses enfants. Cf. 67-73.
On ne voit le maître de Corinthe que dans cette scène. Plus tard, sa mort atroce causée par Médée sera
décrite par un messager (Cf. 1136-1230). L'antinomie apparaît clairement entre son nom et son
caractère (Kreôn ou Kreiôn: nom propre tiré de ho kre(i)ôn le plus fort, d'où le chef, le maître). Le
souverain se montre d'emblée mal assuré dans son autorité qu'il manifeste et défend de manière
brutale (271-276).
Si Médée laisse à nouveau, dans la première partie de l'échange, percer son émoi (277 sv, 292), celuici est rapidement maîtrisé. Elle réussit tout de suite à extorquer de Créon l'aveu de ses craintes pour sa
fille en qui il voit une victime potentielle de la magicienne. (282-291). Elle se montre à nouveau
volontiers discoureuse (292-315). Artificielle cette longue tirade de Médée? Au contraire. De même
qu'elle vient de subjuguer les femmes du choeur (Cf. 214-270), la magicienne captive littéralement
Créon, qui ira jusqu'à trembler (307).
La partie est-elle gagnée pour Médée? Elle se heurte soudain à une nouvelle réaction brutale de Créon
que son pouvoir effraie (316-323). S'engage alors une stichomythie haletante (324-339), où Créon se
montre de plus en plus mal à l'aise dans sa brutalité. Médée finit par obtenir qu'il l'écoute (340-347),
et par le circonvenir en remuant la corde sensible de l'amour filial. Le roi, tout en étant conscient de sa
propre faiblesse, accorde à Médée de surseoir d'un jour à son exil, ce qui permettra à celle-ci d'ourdir
et d'exercer sa sinistre vengeance (348-354).
La Barbare a donc pris, une nouvelle fois l'avantage, par la fascination de sa personnalité mais aussi à
la manière grecque, par la parole, sur la brutalité (langagière) du roi de Corinthe et ses menaces de
violence qui masquent mal un désarroi non maîtrisé. Créon s'est montré le plus barbare des deux!
Méridier ne tient pas compte des vv. 355-356
havre (279). Nouvelle métaphore maritime. Cf. 258; 769; 1342;1369.
TEXTE
vv. 357 - 409 (Scène VIII)
(Coryphée, Médée)
CORYPHÉE (358-363)
Pheû, pheû
Toi que tes souffrances accablent,
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
116
quelle route prendras-tu? Qui t'accueillera?
Une maison ou une terre qui du malheur te sauvera,
La trouveras-tu? Dans quel flot de maux imparables un dieu,
Médée, t'a-t-il engagée?
MÉDÉE (364-409)
(Sombre)
Mon malheur s'est installé partout! Qui dira le contraire?...
(Un long silence, puis Médée se ressaisit)
Mais non, pas du tout! Cela ne se passera pas comme ça! Ne vous le figurez pas encore!
(365) Ils courent encore des dangers les tout jeunes mariés et la belle-famille est dans l'attente de
souffrances, et pas des moindres.
(Prenant le coryphée à partie)
Crois-tu donc que celui-là je l'aurais flatté si je ne visais pas un profit ou une machination? Je ne lui
aurais pas parlé et je ne lui aurais pas effleuré les mains. (371- 375) Quel degré de folie il a atteint! Il
pouvait anéantir mes desseins en m'expulsant du pays. Mais non! Il m'a accordé de rester ici aujoud'hui,
le temps d'aligner les cadavres de mes trois ennemis: le père, la jouvencelle et le mari... le mien !
(S'adressant d'abord à l'ensemble du choeur, puis soliloquant)
(376-385) Je dispose de plusieurs moyens pour les tuer... Je ne sais pas comment m'y prendre, mes
amies... Vais-je bouter le feu à la demeure nuptiale?... Ou bien leur pousser une lame aiguisée dans le
foie, en m'introduisant sans bruit chez eux, là où est étendue leur couche?
Non! À mon avis, quelque chose ne va pas: si on me surprend quand je m'introduis chez eux et que
j'exécute mon plan, je mourrai en faisant bien rire mes ennemis!
Le mieux est de prendre le moyen direct, celui où je suis le plus experte: les supprimer par
empoisonnement.
(386-389) Bien. Les voilà morts...
Quelle ville m'accueillera? Quel hôte m'offrira l'asile dans sa terre, la protection de son foyer et
défendra ma personne? Néant!
Je vais attendre encore un peu...
(390-394) Si je découvre un rempart où me trouver en sécurité, j'irai les tuer par ruse et sans bruit. Mais
si la malchance vient irrémédiablement m'en priver, moi alors je saisirai un poignard et, même si je dois
en mourir, je les tuerai, je recourrai à la force que je tire de mon audace.
(Avec passion)
(395) Non, par la maîtresse que je vénère par-dessus tout et que j'ai choisie pour m'aider, toi,Hécate, qui
séjournes dans l'intimité de mon foyer, non, aucun d'entre eux n'éprouvera de joie à affliger mon coeur!
Je rendrai amères et pitoyables leurs noces, amers leurs liens et mon exil de leur sol.
Mais allons-y! N'épargne rien de ce que tu sais, Médée, car c'est toi qui décides et qui exécutes. Va vers
ta redoutable entreprise. C'est maintenant le moment où jamais de te montrer vaillante. Tu vois ce que
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
117
tu es en train de subir. (404-406) Pas question que tu te rendes ridicule à cause des noces des lignées
de Sisyphe et de Jason, toi qui est née d'un noble père et du Soleil.
Tu as le savoir. (407) De plus, nous les femmes, nous sommes tout à fait incapables d'agir avec
noblesse, mais très expertes à créer tous les maux.
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène VIII (vv. 357-409)
Méridier supprime le v. 357, mal placé par rapport aux onomatopées traduisant les sanglots du
coryphée, qui, littéralement subjugué par le malheur de Médée, se répand en plaintes sur l'avenir de
celle-ci (358-363). Médée (364-370) reprend sobrement dans le même sens, mais soudain son ton
change: elle se rit de Créon et, sans plus attendre expose son projet de venger sa dignité blessée. Elle
se montre à la fois méthodique et passionnée.
Après avoir annoncé sans ambages son intention de tuer Créon, sa fille et Jason (371-375), elle
compare froidement les instruments du meutre et se décide pour le poison (376-385). Soudain le doute
sur son avenir hypothétique de tueuse en fuite la saisit brièvement (386-389). Écartant rapidement
l'hypothèse de trouver une protection - ce qui annonce la SC.XII (Cf.663-773) -, Médée se décide
irrévocablement à tuer coûte que coûte (390-394). Le soliloque se prolonge par une autoexcitation au
meurtre que Médée justifie par la gloire de ses ascendants, incompatible avec le ridicule dont la
couvre Jason (395-406). Elle conclut en soulignant à nouveau le penchant meurtrier de la femme
blessée (407-409). Cf. 264; 822-823.
Les intentions criminelles de Médée visent clairement Jason (371-375) et non ses enfants. On
remarquera, quand Médée révélera son plan pour tuer sa rivale dans la SC.XIII (Cf. 764-823), qu'il ne
sera plus question de la mort physique de Jason - et il n'en sera d'ailleurs plus jamais ainsi. Par
contre, à ce moment-là, Médée décidera de tuer ses enfants pour ruiner la maison de Jason, faire donc
de celui-ci un mort vivant (Cf. 790-796). On notera d'ailleurs l'absence de Jason lorsque sa nouvelle
épouse et Créon meurent dans les flammes sous l'effet des poisons de Médée (Cf. 1202 sv), ce qui
aurait pu provoquer sa propre mort. Mais cela faisait perdre à Euripide l'occasion de confronter, dans
la scène finale (1317-1419), Jason vaincu par le malheur et Médée triomphante.
Hécate (397). Titanide à qui Zeus a laissé tous ses pouvoirs après sa victoire sur Cronos. De plus il la
révère particulièrement. Elle règne à la fois sur le ciel et la vie terrestre dont elle assure la fécondité, sur
la mer, intervient dans les conflits, où elle octroie sa protection à ceux envers qui elle se montre
favorable. Cf. Hésiode Th. 411. Elle a aussi un aspect cruel: elle tue non seulement les chasseurs, mais
est aussi empoisonneuse. La multiplicité de ses attributs la fait identifier à la fois à Sélénè, Artémis et
Perséphone. Une tradition en fait l'épouse d'Aeétes et la mère de Médée. Cf. Apollonios de Rhodes IV
147 sv; Diodore IV 45 1-3.
Sisyphe (405). Fils du roi légendaire de Magnésie en Thessalie, Éole, et fondateur de Corinthe. Il est
connu surtout pour son châtiment dans les Enfers, où il est condamné à pousser éternellement au
sommet d'une éminence un rocher qui en retombe inévitablement. Cf. Lucrèce III 995 sv. Albert Camus
(Le Mythe de Sisyphe) en a fait le symbole de l'absurdité de la condition humaine.
née (406). Cf. Aeètes; Hèlios.
TEXTE
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
vv. 410-445 (Scène IX)
(Choeur, [Médée])
CHOEUR
Strophe 1 (410-420)
Vers l'amont coulent les flux des sources divines,
Justice et univers se laissent sens dessus dessous retourner,
Nos hommes ne sont que desseins rusés, tandis que s'évanouit
La foi dans les dieux.
Or elle aura de l'éclat ma vie car les opinions se retourneront:
Il progresse le prestige de la gent féminine,
Jamais plus d'opinion maldisante sur les femmes n'aura d'emprise.
Antistrophe I (421-430)
Les Muses des aèdes d'antan plus jamais
Ne célébreront ma perfidie.
Certes, il ne nous pas donné
L'inspiration poétique que soutient la lyre,
Phoibos, maître des mélodies, sans quoi j'aurais répondu par un hymne
Contre la race des mâles. Le long cours du temps a
Beaucoup à dire de notre destinée et de celle des hommes.
Strophe II (431 -438) (S'adressant à Médée)
Mais toi, quittant le toit paternel, tu t'es embarquée,
Le coeur en folie, de la mer tu as franchi les récifs
Géminés. Sur un sol
Étranger tu séjournes, toi qui as perdu
La couche qu'a délaissée ton mari,
Malheureuse! Exilée du pays,
Tu t'en vas déshonorée.
Antistrophe II (439 -445)
Il a disparu le respect des serments, et la pudeur non plus
Dans la vaste Hellade ne demeure. Vers les cieux elle a pris son envol.
Pour toi, plus de toit paternel,
118
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
119
Malheureuse, pour te réfugier loin
De tes souffrances, et plus influente
Que ta couche, une autre reine
Dans ta maison s'est imposée.
(Jason apparaît)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène IX (vv. 410-445)
Les propos de Médée ont visiblement enthousiasmé le choeur qui, dans les premières strophe (410-420)
et antistrophe (421-430), annonce une révolution inattendue: les femmes vont être reconnues à leur
juste valeur, la domination des hommes prenant fin, et ne seront plus l'objet de railleries
conventionnelles des poètes. Cette prise de conscience des femmes prend une résonance bizarre pour le
public qui la sait éveillée par les propos de la criminelle qu'est Médée. Le monde est présenté à
l'envers, mais le public et le choeur ont chacun leur propre perception de cette affirmation!
Les secondes strophe et antistrophe évoquent l'amour déçu, la disgrâce et l'exil de Médée (431-438)
qu'elles inscrivent dans la dégénérescence morale du temps (439-445). Encore une fois, les forfaits de
Médée sont gommés pour n'éveiller que la pitié.
Phoibos (428). Cette épithète d'Apollon signifiant "brillant" concerne surtout l'aspect solaire du dieu
qui a le pouvoir de vie et de mort sur les végétaux et tous les êtres vivants, particulièrement les
humains, ce qui le fait aussi considérer comme un dieu de justice et d'ordre. Ici, il est envisagé sous son
aspect d'inspirateur de la musique et des arts, pour lequel on lui donne en général l'appellation de
Musagète.
le coeur en folie (432). Apparition du thème de l'amour fou de Médée qui lui fait commettre les actes
les plus insensés et les plus pervers et la rendra insatiable dans sa vengeance. cf. 485
les récifs géminés (432-433). Cf. Symplégades (2).
respect des serments (439). Le thème est repris par Médée dans la scène suivante où elle expose à
Jason ses griefs contre lui. Cf. 492.
TEXTE
vv. 446-626 (Scène X)
(Jason, Médée, coryphée)
JASON (446-464) (Avec nervosité et emportement croissant)
Non, ce n'est pas maintenant la première fois... Souvent déjà je me suis rendu compte combien ton
tempérament intraitable est un mal contre lequel on ne peut rien faire.
Toi alors!
Tu pouvais vivre sur cette terre et y garder ton toit, si tu acceptais sans broncher les décisions des plus
forts, et, à cause de propos sans queue ni tête, tu te fais expulser du pays!
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
120
Moi, tes paroles ne me touchent pas! Continue donc à dire que Jason est l'homme le plus mauvais du
monde...
Mais les propos que tu as tenus à l'égard des souverains, considère qu'ils ont été tout profit pour te faire
punir d'exil.
Et moi qui essayais sans cesse, devant l'emportement de la famille royale, de désamorcer leur colère car
ma volonté était que tu restes ici! Mais toi, tu ne renonçais pas à tes imbécillités et tu continuais à
dénigrer les souverains. Voilà, c'est pour ça que tu seras expulsée du pays!...
(Se reprenant)
(459) Mais tout de même, si je suis ici, c'est parce que je n'ai pas renié des êtres chers: je me préoccupe
de ton sort, femme, je veille à ce que tu ne sois pas expulsée sans ressources avec les petits et à ce que
tu ne manques de rien. Un exil entraîne beaucoup de maux avec lui. Sache, que même si tu me hais, je
ne pourrais pas te vouloir du mal...
MÉDÉE (Indignée, elle l'interrompt en criant) (465-519)
Oh! Toi qui es le mal absolu! C'est tout ce que j'ai sur la langue pour qualifier ta lâcheté! Tu viens me
trouver, toi qui est devenu mon pire ennemi. Ce n'est ni du courage ni de l'audace que de regarder dans
les yeux ceux qui t'aiment après leur avoir fait du mal... Non, le plus grand vice au monde c'est
l'impudence!
Tu as très bien fait de venir! Car moi, je soulagerai mon coeur en t'injuriant et pour toi ce sera dur de
m'entendre!
(475) C'est par le début (Geste de lassitude de Jason), oui, le début, que je commencerai ce que j'ai à
dire: je t'ai sauvé la vie - et ils le savent tous, les Grecs embarqués dans la même nef Argo. (478-482)
Toi, on t'avait envoyé mettre sous le joug et mener des taureaux cracheurs de feu pour ensemencer une
terre mortifère... Et le dragon, qui enserrait la Toison d'Or et la gardait à l'intérieur de ses replis
enchevêtrés sans céder au sommeil, je l'ai tué et j'ai brandi pour toi la lumière salvatrice...
(483- 487) Moi, j'ai trahi mon père et mon foyer et c'est avec toi que je suis partie à Iôlcos du
Pélion. J'étais trop sous l'emprise de la passionpour réfléchir. Pélias, je l'ai fait mourir de la mort la plus
douloureuse qui soit, de la main de ses propres enfants, et je t'ai ôté toute raison d'avoir peur...
Et toi, toi pour qui j'ai fait tout cela, toi le plus grand des scélérats, voilà que tu me trahis et que tu
t'offres un nouveau lit de noces... (490) alors que nous avons eu des enfants!... Si tu étais encore sans
enfants, on te pardonnerait de vouloir à tout prix ce lit.
Le respect de tes serments, où est-il ? Je ne sais que penser! Crois-tu que les dieux d'antan ne règnent
plus ou bien que les lois d'aujourd'hui sont changées pour les humains, puisque tu es bien conscient
qu'envers moi tu n'as pas respecté ton serment?
Pheû ! (Médée sanglote en contemplant sa main, peut-être prête à frapper)
Ma main droite que si souvent tu étreignais, tout comme mes genoux. Comme c'est en vain que j'ai été
suppliée par mon pervers de mari et comme ils sont déçus mes espoirs.
(Jason est resté de marbre. Médée peu à peu se reprend)
Allons! Faisons comme si tu étais un ami. Je vais me concerter avec toi... Quoique... Quel bien
pourrais-je attendre de toi. Enfin, soit! Si je te pose des questions, tu auras l'air encore plus infâme.
(502) Maintenant, où m'en retourner? À la maison de mon père, d'où je suis venue en la trahissant pour
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
121
toi, tout comme ma patrie? Chez les malheureuses filles de Pélias? C'est qu'elles m'accueilleraient
volontiers dans leur foyer, elles dont j'ai mis le père à mort!
Il en est ainsi: pour les miens que j'aime, je me dresse comme une ennemie. Non! je n'aurais pas dû leur
faire du mal. C'est en te comblant que je me les suis rendus hostiles.
Aussi, en retour tu m'as présentée à beaucoup de femmes partout en Grèce comme une femme comblée.
Quel mari admirable ai-je, qu'il est fidèle à la malheureuse que je suis! Je vais être exilée, rejetée de ce
pays, privée d'amis, toute seule avec des enfants tout seuls. Quel beau titre de gloire pour toi, le tout
jeune marié, de laisser errer comme des mendiants tes enfants et moi qui t'ai sauvé!
Ô Zeus, pourquoi as-tu donné aux gens des repères bien clairs pour reconnaître de l'or qui est falsifié,
alors que sur les corps des hommes n'existe aucun signe qui doit identifier le pervers?
LE CORYPHÉE (520-521)
Redoutable emportement sans remède, que celui qui met aux prises des personnes qui s'aiment.
JASON (522-575)
Il me faut, semble-t-il, ne pas être né mauvais orateur, mais aussi, comme un pilote de bateau avisé,
replier le bas de ma voile pour échapper à la logorrhée qui te démange, femme!
(526) Moi, puisque tu ne vantes que trop tes bonnes grâces, j'estime que c'est Cypris qui a sauvé mon
expédition maritime... Oui! Elle seule parmi les dieux et les humains.
Toi, oui, tu as l'esprit subtil, mais tu ne veux pas admettre qu'Éros t'a contrainte de ses traits inévitables
à sauver ma peau... Mais je ne m'attarderai pas à cela avec trop de précision. De quelque façon donc
que tu m'aies été utile, ce n'est pas mal! Mais tu as retiré de plus grands avantages en me sauvant que tu
ne m'en as accordés. Je m'explique.
(536) D'abord, c'est en pays grec que tu vis et non plus sur le sol barbare, et tu y as découvert la
justice et l'utilité des lois, en lieu et place de l'arbitraire de la force. Tous les Grecs reconnaissent ton
savoir-faire et tu as gagné en renom. Or si tu vivais aux derniers confins du monde, on ne parlerait pas
de toi! Je veux bien ne pas avoir d'or sous mon toit ni ne pouvoir chanter mieux qu'Orphée pourvu que
ma destinée me mette en évidence.
Voilà ce que j'avais à dire sur les épreuves que j'ai traversées.
(546-568) Et quoi? Le débat c'est toi qui l'a provoqué! Tout ce que tu m'as reproché concernant mes
noces royales, je te démontrerai qu'en agissant ainsi, d'abord j'ai été habile, qu'ensuite j'ai agi avec bon
sens, qu'enfin je t'aime beaucoup, toi, et mes enfants auss.
(Médée bondit)
Du calme!
(551) Lorsque j'ai quitté Iôlcos et émigré ici, je traînais derrière moi beaucoup de malheurs et
d'handicaps. Quelle meilleure chance, oui chance, pour moi l'exilé que d'épouser la fille d'un roi?
Ce n'est pas - et c'est ce qui te démange - par haine de ta couche. Je n'étais pas aveuglé par le désir
d'une nouvelle épouse. Je ne voulais pas non plus satisfaire à tout prix l'ambition d'avoir beaucoup
d'enfants. J'ai bien assez avec ceux qui sont nés, je n'ai rien à leur reprocher.
J'ai fait tout cela - et c'est ce qui importe le plus - pour que nous vivions bien et non pas dans
l'indigence. Car je découvre qu'un pauvre, n'importe lequel de ses amis s'en débarrasse. Je voulais
éduquer mes enfants d'une manière digne de ma maison en donnant des frères aux petits nés de toi pour
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
122
leur accorder le même statut. J'avais pour but, tout en y associant ma famille, de m'assurer une vie
heureuse.
Toi, pourquoi te faudrait-il donc des enfants? Mais moi, il est facile d'aider grâce aux petits à venir ceux
qui vivent déjà
(568) Dira-t-on que ma décision est mauvaise. Même toi, tu ne le dirais pas, si la question de ton lit ne
te démangeait pas.
(Ricanant)
Mais vous en êtes réduites, vous, les femmes, à ne vous sentir comblées, que si cela se passe bien dans
votre lit. Mais si, au contraire, un ennui s'annonce pour votre couche, vous considérez les dispositions
les plus avantageuses et les plus appropriées comme les plus hostiles.
Il aurait fallu que les mortels eussent un tout autre moyen de faire des enfants et qu'il n'y eût pas
d'humanité femelle. Ainsi, il n'y aurait aucun mal pour les gens!
CORYPHÉE (576-578)
Bien arrangé ton discours, Jason! Pourtant, à mon avis, même si je vais te contredire, tu ne m'as pas
l'air en trahissant ton épouse d'agir conformémént à la justice.
MÉDÉE (579-587) (Soliloquant)
Est-ce que vraiment sur bien des points bien des personnes me trouvent en désaccord avec les gens?
Car pour moi, quelqu'un d'injuste qui sait bien manier la parole, mérite le châtiment suprême. En
s'imaginant bien dissimuler l'injustice avec sa langue, il ose mal agir. Quand même, ce n'est pas très
intelligent.
(S'adressant à Jason)
Ainsi, toi non plus, ne viens pas maintenant devant moi te montrer sous un beau jour et habile à
discourir, car une seule parole te tuera. Il aurait fallu, si tu n'étais pas quelqu'un de mauvais, contracter
ce mariage en me convaincant de son bien fondé, mais non pas à l'insu de ceux qui t'aiment.
JASON (588-590)
Comme tu aurais donc bien réagi à cette nouvelle, toi, si je t'avais parlé d'un mariage, toi qui
maintenant n'arrives même pas à calmer ton coeur en plein ressentiment!
MÉDÉE (591-592)
Oh non! Cela ne t'aurait pas empêché d'agir, mais le lit d'une Barbare ne te ménageait qu'une vieillesse
sans gloire.
JASON (593-597)
Sache bien ceci une fois pour toutes: ce n'est pas par désir d'une femme que je suis entré dans le lit
royal que maintenant je détiens, mais, comme je viens de te le dire, je voulais te sauver, toi, et aux
petits, les miens, donner comme frères des princes pour renforcer ma famille.
MÉDÉE (598-599)
Et pour moi? Une vie heureuse qui m'afflige et une prospérité qui me déchire le coeur? Jamais!
JASON (600-602)
Sais-tu comment former d'autres souhaits et te montrer plus sensée? Arrive à ne plus considérer comme
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
123
affligeantes des situations favorables et à ne plus te croire malheureuse quand ton sort est heureux!
MÉDÉE (603-604)
Vas-y, insolent! Toi, tu es à l'abri! Moi, c'est livrée à moi-même et exilée que je m'enfuirai de ce pays!
JASON (605)
C'est toi qui a choisi ton sort! Ne viens accuser personne d'autre!
MÉDÉE (606)
Qu'est-ce que j'ai fait? J'ai pris femme, je t'ai trahi?
JASON (607)
Tu as lancé des imprécations sacrilèges contre les souverains!
MÉDÉE (608)
Justement! C'est ton foyer que je maudis!
JASON (609-615)
C'est tout! Je ne poursuivrai pas cette discussion avec toi...
(Un silence. Jason se reprend)
Mais, si tu veux disposer sur mes propres biens d'une assistance pour les enfants ou pour ton exil, vasy, dis-le! Sache que je suis prêt à donner sans compter et à faire parvenir des signes de reconnaissance à
mes hôtes pour qu'ils te traîtent bien.
Si tu refuses, femme, tu agiras comme une folle, mais, si tu renonces à ton ressentiment, tu bénéficieras
de conditions meilleures.
MÉDÉE (616-618)
Non, je ne pourrais pas me tourner vers ces hôtes, qui sont les tiens, ni rien en recevoir. Non, ne me
donne rien! Les dons d'un homme malhonnête ne sont d'aucune utilité!
JASON (619-622)
Moi, du moins, je prends les dieux à témoins que je veux tout faire pour vous être secourable, à toi et
aux petits. Or à toi, ce qui est bon ne te suffit pas, mais par ton arrogance tu écartes de toi tes amis.
Voilà pourquoi tu souffriras encore plus!
MÉDÉE (623-626)
Pars! C'est le désir de ta toute nouvelle femme, de ta donzelle, qui te prend quand tu t'attardes ici! Va
faire le jeune marié! Car peut-être - ce sera dit sous inspiration divine - ta façon de te marier te fera
désavouer le mariage!
(Jason s'en va. Médée demeure en scène)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène X (vv. 446-626)
Jason se présente sans être annoncé. On devine qu'il vient d'apprendre la décision de Créon d'exiler
Médée et ses enfants. Cette conséquence du divorce, à laquelle il ne s'attendait visiblement pas, le
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
124
contrarie car elle entache l'image qu'il veut donner de lui. Dépassé par les événements, il en rend
d'emblée Médée responsable (446-458; 605; 607). Réunis ainsi pour la première fois sur scène, les
deux ex-époux entament un long dialogue de sourds. Chacun exposant longuement et méthodiquement
son point de vue, l'échange est d'abord - et dans sa majeure partie (446-578) - assez statique, ponctué
seulement de deux répliques convenues du coryphée sur le (dés)amour (520-521) et le respect de la
justice dans le mariage (576-578). Puis il s'exacerbe en répliques plus brèves et, inabouti, se clôture
brutalement: Jason est chassé par Médée qui ne veut rien savoir des bonnes intentions qu'il affiche
(579-626).
Jason relativise les bienfaits que Médée lui a prodigués. Tout d'abord, l'amour qu'elle lui a témoigné
est né à l'initiative de Cypris et d'Éros, qui sont donc les véritables responsables du salut de Jason
(526-530) au contraire de ce que prétend Médée (475-482). D'autre part, il lui a fait découvrir la
supériorité morale - qu'il illustre lui-même très mal d'ailleurs! - du monde grec (Cf. 801) où Médée a
vu s'étendre sa renommée de magicienne. Enfin, il raille le mal d'amour de l'épouse délaissée (568). À
diverses reprises, il tient aussi à se montrer malgré tout préoccupé par le sort de Médée et des enfants
- justifiant ainsi sa présence sur scène - et lui propose de l'aide dans l'immédiat pour mieux supporter
l'exil (459-464; 609-615; 619-622). Dans le même esprit, il présente son nouveau mariage et son
entrée dans la famille de Créon comme un moyen inespéré d'améliorer la situation de ses enfants... et
celle de Médée (546-568). On peut d'ailleurs s'étonner de le voir invoquer, comme motif de sa
démarche, la pauvreté, situation que Médée n'a pas évoquée précédemment. Cf. SC.VI; SC VIII.
Ulcérée et passionnée, Médée (465-519) ne pardonne pas à Jason d'avoir bafoué son amour et le
dévouement sans limite qu'elle a déployé depuis la quête de laToison d'Or pour le sauver de situations
périlleuses, dévouement qui l'a fait aller jusqu'au crime dans sa propre famille et celle de Pélias. Seule
la stérilité aurait pu justifier sa répudiation (490-491). Cf. Foucault pp. 161; 165-166. On se retrouve
donc devant une nouvelle redite du malheur qui frappe l'épouse bafouée, mais sur un mode différent,
plus ample et plus clair, fait pour convaincre définitivement le spectateur de sa détresse, de toute la
déception que lui inspire de découvrir la réalité de cet homme qu'elle a tant aimé, et l'inviter à en
accepter les conséquences. Cf. 1-19; 111-11; 160-167; 204-212; 256-258; 431-438.
Le cynisme de chacun des deux protagonistes se déploie: l'amour fou de Médée a éveillé en elle la
tueuse qui s'est d'abord déchaînée contre sa proche famille. Elle évoque sans états d'âme ses crimes
atroces comme autant de bienfaits (483-487; 502 sv). Jason révèle un insupportable arrivisme en
privilégiant le côté utile des rapports humains (551-567). S'ajoute un aspect machiste facile (568 sv).
Par ailleurs, si Jason manifeste de la sollicitude, c'est surtout pour se valoriser. On peut s'interroger
sur la sincérité de son amour pour sa nouvelle épouse et pour ses enfants, dont il aurait pu facilement
éviter l'exil en intercédant auprès de sa nouvelle belle-famille.
famille royale (455). Dans le texte, il est question de basiléôn, génitif pluriel de basileus, roi, fils de
roi, qui est repris aux vv. 458 et 607 par le terme plus général de turannous, accusatif pluriel
de turannos, qui peut aussi prendre le genre féminin. Méridier fait de basiléôn un pluriel poétique qui
désigne Créon. Il traduit turannous par un pluriel au v. 458 et l'interprète comme Créon au vv. 607.
N'est-il pas plutôt question ici, dans les deux expressions, de Créon et de sa fille, dont on connaît le
rapport assez fusionnel, ou aussi d'autres membres de la famille, comme on peut le déduire du v. 1304?
Cf. SC. XXIII.
taureaux (478). Aeétes avait imposé à Jason comme épreuve préalable à la capture de la Toison d'or
d'atteler sous le même joug deux taureaux, monstres aux sabots d'airain pour labourer une terre où il
devait semer ensuite des dents de dragon. Celles-ci devaient devenir des guerriers qu'ils fallait vaincre.
Cf. Apollonios, Arg. III 1378-1407.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
125
l'emprise de la passion (485). Cf. 432.
respect de tes serments (492). Cf. 439-445.
Cypris (527). Cette dénomination d'Aphrodite, déesse de l'amour et mère d'Éros, est dérivée
de Kúpros (Chypre) où elle aborda venant de Cythère (Cf. Hésiode, Th. 191 sv.) et où fut construit le
premier temple en son honneur. Une interprétation différente du rôle de la déesse est donnée SC.XIV.
renom (541) Cf. 677.
TEXTE
vv. 627 - 662 (Scène XI)
(Choeur, [Médée])
CHOEUR
Strophe I (627- 634)
Passion amoureuse qui bien trop
Intervient, ni jugement droit
Ni vertu n'apporte
Aux hommes. Interviendrait-elle juste ce qu'il faut
Cypris, point n'y aurait autre
Déesse aussi attachante!
Pourvu que jamais, ô dame,
Vers moi de tes arcs
D'or tu ne dardes
Ton trait inévitable qu'imprègne le désir!
Antistrophe I (635 - 642)
Puisse me chérir la tempérance,
Cadeau le plus beau des dieux!
Pourvu que jamais non plus
D'emportements qui déchirent
Et d'insatiables discordes
Elle n'emplisse mon coeur
et vers d'autres lits
ne le lance, l'artificieuse
Cypris, et que, les paisibles
Unions elle les respecte, et
Qu'à leur plus juste valeur elle apprécie les lits d'épouses.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
126
Strophe II (643- 651)
Ô patrie! Ô demeures! Oui, pourvu que je n'en sois pas proscrite,
Aux prises avec les obstacles
D'une vie difficile à traverser
Et les plus lancinants tourments. Que par le trépas, le trépas puissè-je,
Auparavant être domptée
Sans atteindre ce jour. Quelle
Autre épreuve plus grande que
Du sol ancestral le rejet?
Antistrophe II (652-662) (S'adressant à Médée)
Nous t'avons vue, et d'autres du récit de ta vie n'ont pas à m'informer.
Toi, ni ville ni être cher
Ne t'ont prise en pitié toi qui souffre
De la plus indigne des souffrances. L'ingrat puisse-t-il périr
Qui se permet envers ses amis de ne pas
Les honorer en leur ouvrant le pur
Accès de son coeur! Pour moi,
Oui, un ami jamais il ne sera!
( Égée, roi d'Athènes, entre en scène)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XI (vv. 627-662)
Dans la ligne des propos de Jason à la scène précédente (Cf. 526 sv) qui faisait de Cypris,
l'instigatrice de l'amour de Médée, passion génératrice de tant de démesure, le choeur évoque dans les
premières strophe et antistrophe l'ambiguïté de la déesse qui est susceptible d'ébranler une union
paisible, et la supplie de demeurer hors de ses atteintes (627-643), dans le respect de la tempérance et
de la fidélité conjugale. On s'éloigne des accents triomphalistes des premières strophe et antistrophe de
la SC. IX inspirées par les propos de Médée sur la condition de la femme mariée en Grèce.
Cf. SC.VI 214-266.
Les secondes strophe et antistrophe, dans un registre passant de l'effroi à la pitié, abordent le thème de
l'exil en général (643-651), puis celui de Médée (652-662) en condamnant Jason pour son ingratitude,
même si celui-ci n'est pas nommément cité.
TEXTE
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
127
vv. 663- 763 (Scène XII)
(Égée, Médée, coryphée)
ÉGÉE (663-664) (Avec enjouement)
Médée! Réjouis-toi! Quelle formule plus belle pourrait-on trouver pour aborder ses amis?
MÉDÉE (665-666) (Faussement enjouée)
Oh! Réjouis-toi aussi, toi fils du sage Pandion! Égée! D'où viens-tu? Comment se fait-il que tu sois ici?
ÉGÉE (667)
Je reviens de l'antique sanctuaire de l'oracle de Phoibos.
MÉDÉE (668)
Tiens! Pourquoi t'es-tu rendu au nombril prophétique de la terre?
ÉGÉE (669)
À cause des enfants... Je cherche à en avoir.
MÉDÉE (670)
Par les dieux! C'est sans enfants que depuis toujours tu traînes ici ta vie?
ÉGÉE (671)
Je suis sans enfants. C'est le sort que l'un ou l'autre dieu m'a lancé.
MÉDÉE (672)
As-tu une épouse? Ou alors n'as-tu jamais connu la vie de couple?
ÉGÉE (673)
Non, je ne suis pas sans partager un lit conjugal.
MÉDÉE (674)
Mais que t'a donc dit Phoibos au sujet de tes enfants?
ÉGÉE (675)
Des paroles bien trop savantes pour qu'un homme puisse les interpréter.
MÉDÉE (676)
Serait-il impie de me faire connaître l'oracle du dieu?
ÉGÉE (677)
Bien sûr que non, car il requiert vraiment un esprit savant...
MÉDÉE (678) (l'interrompant avec une impatience grandissante)
Mais quel oracle a-il donc rendu? Dis-le, s'il n'est pas impie de l'entendre!
ÉGÉE (679)
Que je ne délie pas le pied qui dépasse de l'outre...
MÉDÉE (680)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Avant de faire quoi ou d'entrer dans quel pays?
ÉGÉE (681)
Avant de regagner le foyer de mes ancêtres.
MÉDÉE (682)
Mais toi, quel besoin avais-tu d'accoster ici?
ÉGÉE (683)
Il y a un certain Pitthée, prince du pays de Trézène...
MÉDÉE (684)
...fils, dit-on, de Pélops. C'est un homme des plus pieux...
ÉGÉE (685)
C'est à lui que je désire faire connaître la réponse du dieu.
MÉDÉE (686)
Bien sûr, c'est un sage rompu à ce genre d'énigme...
ÉGÉE (687)
...et rien que pour moi le plus cher de mes alliés!
MÉDÉE (688)
Très bien! Puisses-tu connaître un sort heureux et en obtenir ce que tu souhaites si ardemment!
(Un silence rompu par Égée qui se rend subitement compte du désarroi de Médée)
ÉGÉE (689)
Mais pourquoi as-tu ce regard et ce visage si tendus?
MÉDÉE (690)
Égée, j'ai le plus mauvais de tous les maris.
ÉGÉE (691)
Que dis-tu là? Explique-moi clairement ce qui t'afflige!
MÉDÉE (692)
Jason me fait du mal... Mais moi, je ne lui ai rien fait!
ÉGÉE (693)
Quels sont ses agissements? Explique-toi plus clairement.
MÉDÉE (694)
Une femme... Á ma place il la traîte en maîtresse de maison.
ÉGÉE (695)
Il n'a quand même pas osé accomplir un acte aussi honteux?
MÉDÉE (696)
128
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
129
Sache-le clairement: je ne vaux plus rien, moi qui autrefois lui étais si chère.
ÉGÉE (697)
Est-il tombé amoureux ou déteste-t-il ta couche?
MÉDÉE (698)
C'est le grand amour! Il n'est pas fait pour garder la confiance de ceux qui l'aiment.
ÉGÉE (699)
Quelle affaire, s'il est aussi mauvais que tu le dis!
MÉDÉE (700)
C'est de sceller une alliance avec les tyrans qu'il est tombé amoureux!
ÉGÉE (701)
Lequel lui accorde la sienne? Raconte-moi jusqu'à la fin!
MÉDÉE (702)
C'est Créon, le maître de la terre de Corinthe.
ÉGÉE (703)
Comme je comprends bien les raisons de ton chagrin, femme...
MÉDÉE (704)
J'en meurs! Et ce n'est pas tout: je suis chassée du pays!
ÉGÉE (705)
Par qui? Voilà encore un nouveau malheur en plus!
MÉDÉE (706)
Créon me chasse et m'exile de la terre de Corinthe.
ÉGÉE (707)
Et Jason est d'accord? Je n'admets pas une chose pareille!
MÉDÉE (708 - 718)
À l'entendre, non! Il n'en choisit pas moins de l'endurer sans broncher!...
(S'accrochant à Égée)
(709) Mais je viens vers toi en priant, laisse-moi prendre ton menton, tes genoux, je ne suis plus qu'une
suppliante. Pitié! Pitié pour l'infortunée que je suis! Ne me considère pas comme une exilée vouée à la
solitude! Accueille-moi comme hôte dans ton pays et ta maison! Puisse ainsi ton ardent désir d'enfants
recevoir des dieux son accomplissement et toi-même mourir comblé!
Te rends-tu compte de l'aubaine que tu rencontres ici? Je mettrai fin à ce que tu sois privé d'enfants et je
te ferai répandre des germes d'enfants. Ces remèdes, je les connais.
ÉGÉE (719-730)
Pour bien des raisons, je suis prêt, femme, à t'accorder cette grâce: d'abord à cause des dieux; ensuite
pour les enfants dont tu me promets les germes. C'est ce vers quoi moi tout entier je tends. Voilà ce qu'il
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
130
en est de moi. Quant à toi, si tu viens dans mon pays, je ferai tout, comme il se doit, pour te protéger
comme hôte. C'est tout ce que j'ai à t'annoncer, femme. Hors de cette terre-ci, je ne consentirai pas à
t'emmener. Mais, si de toi-même tu te présentes chez moi, tu y demeureras inviolable et je ne te livrerai
à personne. Quitte de toi-même ce pays-ci, car je ne désire pas commettre d'impairs envers mes hôtes.
MÉDÉE (731-732)
Il en sera ainsi... Mais si je recevais une garantie de ces engagements, je me sentirais tout à fait rassurée
par toi.
ÉGÉE (733)
N'as-tu pas confiance? Ou plutôt, quelle est pour toi la difficulté?
MÉDÉE (734 - 740)
J'ai confiance! Seulement, la maison de Pélias m'est hostile. Créon aussi. Voudraient-ils m'extrader que,
si tu étais lié par des serments, tu ne les laisserais pas faire. Si tu n'étais engagé qu'en paroles sans avoir
pris les dieux à témoins de ton serment, tu pourrais te montrer bien disposé envers eux et des
négociations menées par leurs représentants auraient tôt fait de te convaincre. Moi, je suis en position
de faiblesse. Eux, ils sont comblés de biens et appartiennent à des familles royales.
ÉGÉE (741-745)
Que de prévoyance dans tes paroles, femme! Mais, si c'est ton idée, je ne refuse pas d'accomplir ton
souhait. Pour moi en effet, le plus sûr est de disposer d'une excuse à mettre sous le nez de tes ennemis,
et ta situation en sort renforcée. Présente-moi les dieux!
MÉDÉE (746-747)
Prête serment par le sol de Gê et Hèlios, père de mon père en y associant toute la race des dieux...
ÉGÉE (748)
De faire ou de ne pas faire quoi? Explique-toi!
MÉDÉE (749-751)
Que jamais tu ne m'expulseras de ta terre, ni que personne d'autre, si l'un de mes ennemis demande à
m'en arracher, ne me livrera de son vivant de son plein gré.
ÉGÉE (752-753)
Je jure par Gaia et par la brillante lumière d'Hèlios et tous les dieux d'observer ce que tu me dis.
MÉDÉE (754)
Bien!... Et si tu n'observais pas ce serment, quel châtiment pourrais-tu endurer?
ÉGÉE (755)
Celui qui revient aux mortels parjures!
MÉDÉE (756-758)
Réjouis-toi et reprends la route, car tout va bien! Moi j'arriverai dans ta ville au plus vite après avoir
réalisé ce que je me propose et obtenu ce que je veux.
(Égée s'en va)
CORYPHÉE (759-763)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
131
Mais puisse le fils de Maia, le maître des voyages,
Te faire gagner ta demeure, et ce dont la pensée
Ne te quitte pas et te fait presser l'allure, puisses-tu le réaliser!
Un noble coeur, voilà, Égée, comment tu m'es apparu!
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XII (vv. 663-763)
Coup de théâtre d'anthologie que cette scène! Médée avait, pour finaliser sa vengeance, émis le
souhait de disposer d' "un rempart où me trouver en sécurité" (Cf. 390). Le voilà qui se présente au
bon moment en la personne d'Égée, fils de Pandion et roi d'Athènes, revenant de Delphes où, déçu et
préoccupé de ne pas avoir de descendance, il a consulté l'oracle.
Médée, qui lui fait connaître ses propres malheurs (690 sv.), a tôt fait de promettre à Égée des remèdes
à sa situation et obtient sans peine qu'en échange, il l'accueille à Athènes et qu'il s'engage sous
serment à lui garantir sa sécurité, quelles que soient les pressions qu'il subisse de la part de puissants
ennemis de Médée qui seraient ses amis (709 sv.). Celle-ci ne rencontre donc plus aucun d'obstacle
pour assouvir sa vengeance, et cette protection qu'elle vient de découvrir va pervertir son besoin de
vengeance. Cf. 371-375; 790 sv.
Le dialogue révèle en Égée un personnage plutôt lent d'esprit (705), (748), un naïf qui se laisse
facilement circonvenir (719-730). Peut-être est-il tout simplement, comme Créon, ensorcelé par la
magicienne (307)! Ainsi, certains propos, même la conclusion grave du coryphée (759-763), prennentils un tour plutôt proche de la comédie.
Réjouis-toi (663). Cette salutation conventionnelle (Khaîre), qui équivalait pour les Grecs à dire
bonjour, prend un tour involontairement comique vu l'affliction bien visible de Médée, ce qu'Égée ne
remarquera que bien plus tard (689). Cf. 756.
ses amis (663). On ne sait quels contacts que Médée et Jason ont pu avoir auparavant avec Égée. Cette
affirmation permet d'arriver rapidement, à peu de frais, au noeud de cette scène.
Pandion (665). Il est le huitième roi légendaire d'Athènes et petit-fils d'Érechthée qui a été éduqué par
Athéna dans le temple de l'Acropole d'Athènes qui a pris son nom, l'Erechtheion.
l'oracle de Phoibos(667). L'oracle de Delphes.
un esprit savant (677). Confirmation de la réputation de Médée en Grèce. Cf. renom (541).
que je ne délie... (679). Égée devra s'abstenir de tout rapport sexuel avec une femme. Cf. Pitthée.
accoster (682). Égée aurait pu regagner Athènes par voie de terre. Il a traversé le Golfe de Corinthe
pour pouvoir gagner Trézène (683) dans le nord-ouest du Péloponnèse.
Pitthée (683). Celui-ci va comprendre que le fils d'Égée aura une renommée toute particulière. Ayant
enivré Égée, il fera entrer sa fille Éthra dans le lit de celui-ci. Elle sera la mère de Thésée, à qui elle
révélera à l'âge d'homme le secret de sa naissance. Les compliments qu'Égée et Médée formulent au
sujet de Pitthée qui va berner le roi d'Athènes (684 sv), et le souhait de Médée (688)prennent un tour
dérisoire et créent une connivence facile avec le public.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
132
Pélops (684). Fils de Tantale, roi de Phrygie que son père par avarice servit en repas aux dieux. Tantale
fut précipité dans le Tartare, mais Pélops fut rendu à la vie. Il succéda à Oenomaos, roi d'Élide, dont il
épousa la fille, Hippodamie. Il conquit l'Arcadie et l'Argolide. Adepte des courses de chars, il est
considéré traditionnellement comme le fondateur des Jeux Olympiques.
un acte aussi honteux (695) Cf. Foucault p. 181 sv.
Lequel (701). Question assez étonnante de la part d'Égée, qui ayant certainement au moins rencontré
Créon en passant par son territoire, sinon reçu son hospitalité, devrait être au courant des événements.
Cf. 726.
t'emmener (726). Visiblement Égée ne tient pas à indisposer Créon en montrant sa complicité avec
Médée. Cf. 701.
Gê (746) ou Gaia. La Terre. Être primordial et universel, non engendré d'où sont sortis tous les êtres
divins, dont Ouranos son fils, dont elles engendrera de nombreux dieux, déesses et monstres.
Cf. Hésiode, Th. 116 sv.
expulseras (749). En fait, quelques années plus tard, mais pour des raisons différentes, Égée sera
amené à expulser Médée d'Athènes.
Réjouis-toi (756). Cf. 663. Ici l'expression est à prendre dans son sens réel, avec toutefois une certaine
dérision si on tient compte de la ruse de Pitthée. En fait c'est surtout Médée qui se réjouit.
le fils de Maia (759). Né de Zeus et de Maia, fille d'Atlas, Hermès est le protecteur des voyageurs.
TEXTE
vv. 764 - 823 (Scène XIII)
(Médée, coryphée)
MÉDÉE (764-810) (S'adressant à l'ensemble du choeur)
Ô Zeus et toi, Justice de Zeus et toi, lumière d'Hélios!
La voilà la belle victoire que sur mes ennemis, chères amies, je remporterai! J'en ai pris le chemin!
(769) Le voilà l'espoir de faire justice à mes ennemis! Oui, cet homme est apparu là où je peinais le
plus. De mes desseins il est le havre où j'amarrerai ma poupe, en gagnant Athènes et l'acropole de
Pallas.
(S'adressant au coryphée)
Le moment est venu de t'exposer tous mes desseins. Prépare-toi à ne rien entendre de joyeux.
J'enverrai un de mes serviteurs chez Jason pour lui demander de me rencontrer en personne. Dès son
arrivée, je lui adresserai des propos lénifiants: que j'approuve tout cela, qu'il a raison de contracter une
alliance royale - (ricanant) qu'il obtient en me trahissant! - , que sa décision est profitable et prise à bon
escient.
(780) Mes enfants? Je lui demanderai qu'ils restent ici...
(Étonnement du coryphée)
Non ! Je n'ai pas l'intention de les abandonner dans un pays qui leur est hostile. C'est une ruse, car
l'enfant du roi, je la vais la tuer!
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
133
(784) Eux, je les enverrai avec des cadeaux plein les mains. Ils les offriront à la jeune mariée pour
obtenir de ne pas être exilés de ce pays...
C'est un manteau de voile et une couronne d'or, un travail d'orfèvre. (787) Et, si elle se saisit de la
parure et la revêt,... atrocement elle mourra, tout comme quiconque la touchera, la jouvencelle: voilà de
quels onguents j'enduirai ces offrandes.
(Médée fait un sourire cruel qui peu à peu disparaît pour faire place à une tristesse intense)
(790-796) Mais arrivée à ce point, je vais pourtant changer de langage... Voilà que je pleure sur ce qu'il
me faudra faire ensuite, moi! Car les enfants, je les tuerai, oui mes enfants! Personne ne les y
soustraira.
J'aurai ruiné de fond en comble la maison de Jason et je quitterai le pays, chassée par le meurtre de mes
enfants que j'aime tant, et pour avoir assumé l'acte le plus sacrilège...
(Se durcissant à nouveau)
(797) Faire rire mes ennemis de moi? Non! Pour moi, c'est intolérable, chères amies.
Allons donc! À quoi leur sert d'avoir la vie devant eux?
Moi, je n'ai pas de patrie, pas de foyer, pas de refuge contre le malheur... Je me trompais le jour où
j'abandonnais le foyer de mes aieux, dupée par les propos d'un homme. (801) Un Grec!
Pour que je sois vengée, il sera châtié avec l'aide du dieu. Il ne les reverra plus les enfants qu'il a eus de
moi. Plus jamais... vivants! Pas plus qu'il n'engendrera d'enfants de sa jeune épouse puisque c'est le
destin de cette misérable de mourir misérablement grâce à mes onguents.
Que personne ne me juge insignifiante et sans défense et inerte. Non! Je suis d'une tout autre trempe.
Sans merci pour mes ennemis et envers mes amis bienveillante. Elle est comblée de gloire la vie de tels
êtres!
CORYPHÉE (811- 813) (Avec fermeté)
Maintenant que tu nous as dévoilé ce dessein, je veux bien t'aider mais je viens aussi au secours des
lois humaines: je t'interdis d'agir ainsi.
MÉDÉE (814 - 815) (S' emportant)
Il n'en est pas question! Toi, tu as une bonne raison de parler ainsi: tu n'as pas été maltraitée comme
moi!
CORYPHÉE (816) (Avec indignation)
Mais tuer ce qui a germé en toi, l'oseras-tu, femme?
(La nourrice sort de la maison sans doute attirée par les éclats de voix)
MÉDÉE (817)
C'est ainsi qu'il serait atteint au plus profond de lui-même, l'époux!
CORYPHÉE (818)
Et toi, tu serais bien la plus malheureuse des femmes!
MÉDÉE (819 - 823) (Sur un ton sans réplique)
C'est tout! Tout ce qu'on dira entre-temps sera de trop!
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
134
(S'adressant à la nourrice)
Eh bien, pars et ramène-moi Jason! C'est bien de toi que j'ai besoin pour toutes les missions de
confiance! (822) Pas un mot de mes décisions, si tu es bien disposée envers tes maîtres et si tu es
unefemme!
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XIII (vv. 764-823)
D'emblée s'installe le malentendu sur lequel se clôturera la scène et qui marquera tout le déroulement
de la tragédie: la justice que Médée veut faire elle-même est-elle compatible avec la notion grecque de
justice, telle que la lui rappelait Jason et qui va de pair avec le respect des lois (536)? Forte de l'appui
inconditionnel d'Égée, Médée, dont la nature s'est réveillée et qui dès lors se retrouve elle-même,
dévoile au choeur son plan (764-810): obtenir de son ex-époux qu'il intercède auprès de sa bellefamille pour éviter l'exil à ses enfants. Ceux-ci, à cette fin, offriront à la jeune mariée un cadeau
duement empoisonné qui causera la mort de celle-ci (784) et de quiconque lui portera secours (787).
Le contexte implique qu'il s'agit de Créon et non de Jason (Cf. 1178). Mais était-ce bien prévisible?
Car Médée annonce qu'elle tuera alors ses propres enfants pour anéantir complètement Jason
(790 sv.). Elle n'invoquera qu'allusivement les réactions hostiles de l'entourage de Créon à leur égard
(780 sv.), argument qu'elle développera par la suite (Cf. 1235 sv.). Elle se montre brièvement et pour la
première fois tiraillée entre son amour maternel et sa soif inextinguible de vengeance (790-796). Elle
passe de l'exaltation à l'abattement, mais refuse catégoriquement d'être ridiculisée par ses ennemis
(797 sv.).
Il n'est plus question, comme dans une scène précédente (Cf. 371-375), de tuer physiquement Jason.
Après les divagations d'une femme éplorée dans les premières scènes, ce qui aurait été un crime
passionnel explicable se transforme en un projet cohérent et inéluctable, une vengeance perverse et
inacceptable qui entraînera dans la mort deux innocents, de surcroît ses propres enfants. Même si
Médée se sent soutenue par le dieu dans sa vengeance, cette fois, le coryphée refuse clairement de la
soutenir dans ce viol des lois humaines, (811-813; 816). Mais Médée persiste dans son obstination de
détruire Jason et préfère ne pas entendre des paroles qui stigmatisent son destin de mère infanticide
(817 sv).
havre (769). Encore une métaphore maritime. Cf. 258; 279; 1342;1369.
se saisit (787). Médée décrit le piège où tombe sa rivale dans les mêmes termes que le messager
SC. XIX. Cf. 1158.
onguents (789). Ceux-ci, ainsi que leur action, sont longuement et précisémént décrits dans la tragédie
homonyme de Sénèque (811-839).
dieu (802). Hèlios.
femme (823). Allusion au penchant meurtrier des femmes répudiées et à la solidarité qui s'établit entre
elles Cf. 264; 407-409.
TEXTE
vv. 824-865 (Scène XIV)
(Choeur, [Médée])
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
LE CHOEUR
Strophe I (824 - 834)
Les Érechthéides antan furent comblés:
Nés de dieux bienheureux et d'une terre
Sacrée jamais conquise, ils se sustentent
De la plus glorieuse sagesse. Sans cesse, sous le plus lumineux
Firmament, ils vont et viennent avec délices là où jadis les saintes
Neuf Muses de Piérie, dit-on,
De la blonde Harmonie naquirent.
Antistrophe I (835 - 845)
Et du courant du Céphise aux belles eaux,
Cypris, selon la tradition, puise
Pour aérer leur contrée, l'haleine agréable
De brises tempérées. Ceignant toujours
Sa chevelure d'une odorante couronne fleurie de roses,
Elle envoie siéger aux côtés de la Sagesse l'Amour,
Auxiliaire de tous les aspects de la vertu.
(S'adressant à Médée)
Strophe II (846 - 855)
Comment donc la cité aux fleuves sacrés,
Pour ses amis
Terre d'asile, toi,
L'infanticide, t'accueillera-t-elle
Non purifiée avec d'autres?
Vois le coup qui frappe tes petits!
Vois le meurtre que tu veux assumer!
Non! À tes genoux, de tout côté,
De toutes nos forces, nous t'en supplions,
Tes petits ne les assassine pas!
Antistrophe II (856-865)
D'où te viendra le cran? Est-ce au fond de ton âme ou
Dans ton bras, que tu le prendras face à tes petits,
En dirigeant contre leurs coeurs
135
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
136
Ton effroyable audace?
Comment jetant tes regards
Sur ces petits, continueras-tu à vivre
Sans verser de larmes sur cet assassinat? Non, tu ne pourras pas,
Quand tes enfants suppliants se jetteront à tes pieds,
Ensanglanter la main qui les tue
En gardant impavide ton coeur.
(Jason revient en scène)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XV (vv. 866-975)
Cette scène est décisive et duale. D'une part, Médée réussit à convaincre Jason qu'elle approuve son
remariage et en obtient qu'il intercède auprès des souverains de Corinthe pour éviter l'exil à ses
enfants. Ainsi les charge-t-elle, en présence de Jason, d'offrir à la jeune mariée une magnifique parure
qu'elle a préalablement enduite de poison. L'ignorance des enfants, qui y perdront la vie, et celle de
Jason, qui va être berné, crée une connivence ambiguë entre Médée et le public (869-907; 914931; 945-958) comme c'est aussi le cas SC.XXIII.
D'autre part, le combat continue (Cf. 790-796) à se livrer dans l'âme de Médée, tiraillée par le désir
implacable d'anéantir Jason et l'amour maternel qui la submerge devant la tendresse de ses enfants,
qu'inévitablement elle mettra à mort si son stratagème réussit (889-905; 922-931). Ainsi abondent les
propos à double sens.
On relèvera à nouveau les mêmes contradictions de Jason (Cf. 546-568), qui prétend avoir agi dans
l'intérêt de ses enfants et ne s'est même pas opposé à leur départ en exil, sans doute pour ne pas
déplaire à sa belle-famille (908-924; 926; 941 sv.).
Accessoirement, sur le plan de la mise en scène, la nourrice qui devrait normalement accompagner
Jason a disparu définitivement sans autre explication. On conçoit mal que, si elle était dans les
parages ou à l'intérieur de la maison, elle n'intervienne pas au cours ou après le meurtre des enfants
par Médée, ce qu'elle a tant redouté lors des premières scènes. Le précepteur "s'éclipsera" également
SC.XVII.
TEXTE
vv. 976-1001 (Scène XVI)
(Choeur, [Médée])
CHOEUR
Strophe I (976-981)
Maintenant des espoirs il n'y en a plus pour moi
Que les enfants vivent.
Il n'y en a plus. Car ils
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Marchent vers leur assassinat dès ce moment.
Elle recevra, la jeune
Mariée, avec les bandeaux d'or,
Elle recevra - infortunée! - son malheur.
Autour de sa blonde chevelure
Elle posera l'infernale
Parure, elle-même, de ses deux mains.
Antistrophe I (982 - 990)
Confondue par leur charme divin et
Leur éclat,
Elle s'enveloppera du voile
Tissé d'or
Et ceindra la couronne.
Aux Enfers sous
Peu elle sera parée pour ses noces.
Voilà dans quel filet elle tombera
Et dans quel destin mortifère.
Infortunée! À son malheur
Elle n'échappera pas.
Strophe II (991-995)
Toi, ô malheureux, ô époux funeste, gendre des princes,
Sur tes enfants, inconsciemment,
Sur leur vie le trépas tu l'attires, et sur ton
Épouse une effroyable mort.
Infortuné! Comme tu te trompes sur ton destin!
(S'adressant à Médée)
Antistrophe II (996 - 1001)
Et je pleure sur ta souffrance, ô malheureuse, toi qui a des enfants,
Mère qui abattras
Tes petits,
Au nom de ta couche nuptiale,
Qu'a désertée, au mépris des lois,
Ton époux pour partager un autre lit.
137
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
138
(Le précepteur et les enfants accourent au comble de la joie)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XVI (vv. 976-1001)
Ce chant du choeur annonce l'inéluctable aboutissement de la tragédie. Les premiers vers de la
première strophe (976-981) décrivent d'abord les fils de Médée en marche vers leur mort, puis
anticipent (978 sv.), comme la première antistrophe (982-990) la mort de la fille de Créon
dérisoirement piégée par sa coquetterie et la parure que lui a donnée Médée, et préludent ainsi aux
vers 1065-1066 de la scène suivante, et surtout à la SC.XIX (Cf. 1156 sv.)
Brève, la seconde strophe (991-995) décrit l'égarement de Jason, mauvais mari victime de sa démesure
et cause involontaire de la mort de ses enfants et de son épouse et dont on verra le destin se sceller
dans la SC. XXIV (Cf. 1317-1419), tandis que la seconde antistrophe (996-1001) stigmatise
l'inéluctable malheur de Médée, dont son amour déçu pour Jason fera une mère infanticide.
TEXTE
vv. 1002 - 1080 (Scène XVII)
(Précepteur, Médée, [enfants])
PRÉCEPTEUR (1002-1005)
Maîtresse! Ils te sont libérés de l'exil ces enfants! Et les cadeaux! La jeune princesse toute contente les
a acceptés de ses mains! La paix est faite là-bas avec tes petits!
(Intrigué)
Hein! pourquoi es-tu là toute bouleversée maintenant que tu as la chance pour toi?
MÉDÉE (1008)
Aîai!
PRÉCEPTEUR (1008)
Ta réaction ne s'accorde pas avec les nouvelles!
MÉDÉE (1009)
Aîai!
Oui, je me lamente encore!
PRÉCEPTEUR (1009-1010)
Est-ce que j'annonce un malheur? Je n'en sais rien! Me suis-je trompé en croyant à une rumeur porteuse
de bonnes nouvelles?
MÉDÉE (1011)
Tu n'as annoncé que ce que tu as annoncé. Je ne t'en fais pas le reproche.
LE PRÉCEPTEUR (1012)
Mais pourquoi alors fais-tu ces yeux tristes et pleures-tu à chaudes larmes?
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
139
MÉDÉE (1013 - 1014)
J'y suis bien forcée, vieillard, car tout cela ce sont les dieux et moi avec mes pensées perverses qui
l'avons machiné.
PRÉCEPTEUR (1015)
Prends courage. Toi aussi, grâce à tes enfants, tu redescendras un jour dans cette terre...
MÉDÉE (1016) (En aparté)
C'est d'autres qu'auparavant j'y ferai descendre, malheureuse que je suis.
PRÉCEPTEUR (1017-1018) ( Enchaînant sententieusement sans avoir entendu Médée)
... Tu n'es certes pas la seule à être séparée de tes petits. C'est avec détachement qu'il faut endurer,
quand on est mortel, les aléas.
MÉDÉE (1019-1080)
C'est ce que je vais faire! Mais entre dans la maison et pourvois à tout ce dont mes enfants auront
besoin aujourd'hui.
(Le précepteur obéit. Médée (1021-1080) s'adresse tantôt à ses enfants, tantôt au choeur. Les deux
enfants sont de plus en plus intrigués par son attitude)
(1021-1039) Ô mes petits, mes petits, pour vous deux il y a donc bien une cité, une demeure, où après
m'avoir quittée, moi l'infortunée que je suis, pour toujours vous habiterez orphelins de votre mère. Moi,
vers une autre terre je partirai, oui vers l'exil, avant même d'avoir connu de vous des joies et d'entrevoir
votre bonheur, avant même de pourvoir à votre mariage, et d'avoir paré votre couche nuptiale et brandi
les torches de votre hymen.
Ô malheureuse que je suis de ma propre arrogance!
C'est bien en vain, que vous, mes petits, je vous ai élevés, en vain que je me donnais tout ce mal et que
j'ai été déchirée de souffrances en endurant les fortes douleurs de vos accouchements. Combien en
avais-je, pauvre de moi, des espoirs de vous voir m'entourer dans ma vieillesse et, à ma mort, d'être
ensevelie de vos mains! C'est ce que souhaitent à tout prix les humains.
Mais la voilà maintenant bien morte cette douce pensée. Orpheline de vous deux, je passerai une vie
qui ne sera pour moi que chagrin et souffrance. Vous, votre mère, plus jamais de vos yeux aimants vous
ne la verrez, vous qui la quittez pour vivre d'une autre manière.
Pheû, pheû
(1040) Pourquoi me fixez-vous de vos yeux, mes petits? Pourquoi souriez-vous, pourquoi ce tout
dernier rire?
Aîai!
(S'adressant au choeur)
Mais qu'est-ce que je vais faire?... Le coeur me manque, femmes, quand je croise le regard brillant de
mes enfants... Non!! Je ne pourrais pas... Je laisse tout tomber. Pourquoi faut-il qu'en chagrinant leur
père par leur malheur, moi j'y gagne deux fois de tels malheurs. Non!! Pas pour moi! Je laisse tout
tomber...
(Se ressaisissant)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
140
Mais qu'est-ce qui me prend? Est-ce que je veux prêter à rire en laissant mes ennemis impunis? Il faut
oser cela. Mais enfin, quelle lâcheté est la mienne! Laisser envahir mon esprit par des propos de
mollesse!
Entrez dans la maison, les enfants!
(Les enfants restent figés sur place, sans que Médée ne s'en aperçoive. Elle s'adresse au choeur,
arrogante)
Pour qui il ne sied pas d'assister à mes sacrifices, il le devra bien. Ma main, je ne la mettrai pas à mal!
(Soliloque)
Â! Â!
Non, pas cela, mon coeur! Toi, ne fais pas cela! Laisse-les, malheureuse, épargne tes petits. Même en
ne vivant pas avec moi, ils feront ta joie!
(Se ressaisissant et s'adressant à nouveau au choeur)
Par les génies vengeurs de l'Hadès sous la terre, jamais cela ne se passera comme ça! Moi laisser mes
ennemis accabler mes enfants d'outrage!...
(Soliloque)
Pas moyen de revenir en arrière! Ce ne sera pas possible d'y échapper.
(1065-1066) Maintenant, le diadème sur la tête, la jeune princesse dans les voiles se consume. Je ne le
sais que trop bien!
Mais je vais prendre la plus malheureuse des voies et eux les envoyer sur une plus malheureuse
encore...
Je veux parler à mes enfants....
(Elle s'aperçoit qu'ils sont toujours là et se précipite vers eux)
Donnez mes petits, donnez votre main droite à votre mère, elle veut l'embrasser.
(1071) Comme j'aime ta main, ta bouche comme je l'aime. Quel nobles visages, quelle noble allure
vous avez mes petits! Soyez heureux, tous les deux... mais là-bas. Car le bonheur d'ici, votre père vous
l'a pris! Quels doux baisers! Quelle peau douce, quel souffle exquis ils ont mes petits!
Allez, allez !
(Médée détourne la tête tandis que les enfants entrent dans la maison)
Je n'ai plus la force de regarder mes enfants, mais je suis vaincue par les malheurs. Et je me rends
compte du mal que je vais oser, mais l'emportement est plus fort que mes résolutions et c'est lui qui
cause aux gens les plus grands malheurs.
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XVII (vv. 1002-1080)
Toute la scène, où interviennent le précepteur et les enfants de Médée, est d'emblée placée sous le
signe du double sens et d'une douloureuse complicité entre Médée et le public (1013-1014; 1016;10211039). Le précepteur croit apporter une bonne nouvelle en annonçant que les enfants sont graciés de
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
141
l'exil, ce qui signifie pour Médée qu'elle devra les tuer (1002 sv.). Plus que jamais (1021-1080),
Médée, qui se maîtrise beaucoup plus mal, troublée qu'elle est par ce dernier contact physique avec ses
enfants, est partagée entre la vengeance, qui finit par l'emporter, et l'amour maternel, dont de
touchants accents (1040; 1071 sv.) rappellent ceux d'Andromaque dans Les Troyennes (749 sv) quand
les Grecs lui arrachent Astyanax pour le mettre à mort.
Pendant ce temps, la fille de Créon a revêtu la parure fatale (1065-1066; Cf. 1136-1230)
1005. Méridier a supprimé les vv.1006 et 1007.
précepteur. À l'instar de la nourrice (Cf. SC.XV in fine), ce personnage disparaît définitivement de la
scène et donc devrait assister sans réaction à l'intérieur de la maison au meurtre des enfants (Cf.12711292).
TEXTE
vv. 1081-1115 (Scène XVIII)
(Coryphée, [Médée])
CORYPHÉE (1081-1089)
Souvent déjà,
En propos trop subtils je me suis répandue,
J'ai abordé des discussions trop importantes,
Pour que la gent féminine y trouve de l'intérêt.
Mais une Muse existe aussi pour nous,
Qui nous approche pour nous inspirer la sagesse.
À nous toutes? Non! Il n'y en a que peu,
(Une seule parmi beaucoup la trouverait-on?)
Peu qui ne soient pas étrangères aux Muses parmi les femmes.
(1090) Ainsi je soutiens que, parmi les gens, ceux qui
N'en ont pas l'expérience et n'ont pas engendré
D'enfants, ont plus de chance
Que ceux qui sont parents.
Ceux qui n'ont pas d'enfants, ne sachant pas
Si, pour les gens, avoir des enfants
C'est agréable ou affligeant, puisqu'ils n'en ont pas,
De bien des souffrances sont tenus à l'écart. (1097)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
142
Or ceux qui de petits ont dans leur foyer
Une douce floraison, je les vois de soucis
Éreintés tout le temps.
D'abord celui de les élever convenablement
Et de leur laisser de quoi vivre à ces petits.
De plus, est-ce pour faire grandir des êtres vils
Ou des êtres valeureux
Qu'ils se donnent du mal? Voilà qui est incertain.
Enfin, un seul, le dernier de tous les maux
Pour tous les mortels, je le citerai:
Certes, pour les faire vivre, leurs parents ont trouvé assez de ressources,
Ils ont grandi et atteint la jeunesse, ces petits
Qui valeureux se sont révélés. Mais, si jamais tel était
Leur destin, la voilà en marche vers Hadès,
La mort qui emporte les corps des petits.
À quoi sert donc, qu'en plus des autres,
Ce chagrin le plus pénible,
À des mortels les dieux l'infligent,
Pour avoir voulu des enfants?
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XVIII (vv. 1081-1115)
On pourrait s'interroger sur la raison d'être de ce monologue. Ménage-t-il quelque répit avant
l'irruption du messager (Cf. 1121) qui va rapporter en un long récit dramatique la mort atroce de la
jeune mariée et celle de Créon (Cf. 1136-1230) ou interrompt-il inopportunément la marche
inéluctable de la tragédie?
Après la tension extrême créée par les déchirements de Médée, le coryphée entame, en rupture avec le
contexte, une réflexion sur la femme en général. Il souligne d'abord l'incapacité de la plupart des
femmes à mener une réflexion élaborée (1081-1089), puis "ose" un développement sur la condition des
parents, leur difficulté d'être heureux en élevant une famille, étant donné les tracas matériels, la nature
des enfants et la précarité de la destinée humaine (1090-1115). La situation des parents qui perdent
prématurément des enfants s'oppose évidemment à celle de Médée qui va délibérément tuer les siens.
L'expression de ces réflexions sur le malheur ordinaire est plutôt laborieuse et l'image de la femme
n'en sort pas valorisée. On est loin de l'exaltation de la SC.IX (Cf. 410-445).
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
143
TEXTE
vv. 1116-1235 (Scène XIX)
(Médée, messager, coryphée)
MÉDÉE (1116-1120)
Amies, cela fait combien de temps que j'attends les événements? Je guette pour connaître l'issue de ce
qui se passe là-bas... Mais tiens! Je vois quelqu'un du personnel de Jason qui s'approche. Son souffle
haletant montre qu'il apporte une mauvaise nouvelle.
MESSAGER (1121-1123)
Cet acte horrible... au mépris des lois,... c'est toi qui l'a fait, Médée! Fuis!... Fuis!... Ne refuse ni char...
marin ni vaisseau... terrestre!
MÉDÉE (1124) (Avec flegme)
Mais qu'arrive-t-il qui m'impose de fuir?
MESSAGER (1125-1126)
Elle est morte la princesse... Elle vient de mourir!... Une jeune fille!... Et Créon aussi, son père... Tout
cela à cause de tes poisons!
MÉDÉE (Avec cynisme) (1127-1128)
Quelle merveilleux récit tu viens de me conter! C'est désormais parmi mes bienfaiteurs et mes amis que
tu compteras!
MESSAGER (1129-1131)
Quoi?... As-tu toute ta raison?... Es-tu folle, femme?... Toi, qui a outragé le foyer des princes, tu te
réjouis à cette nouvelle et... ce qui est arrivé ne te fait pas peur?
MÉDÉE (1132-1135)
Mais moi aussi, j'ai quelque chose à dire pour contrer tes propos! Allons...Tu ne vas pas te fâcher...Tu
es un ami... Dis-moi! Comment sont-ils morts?
(Silence au cours duquel le messager reprend son souffle et ses esprits)
MESSAGER (1136-1230)
Lorsque tes petits, tes deux rejetons, sont arrivés avec leur père et qu'ils sont entrés dans l'appartement
nuptial, nous avons laissé éclater notre joie, car tes malheurs, nous les supportions mal, nous les
serviteurs. Immédiatement, de bouche à oreille, circulent de nombreux propos selon lesquels toi et ton
époux vous aviez réglé votre ancienne querelle. On donne des baisers à tes enfants, qui sur la main, qui
sur leurs têtes blondes. Et moi, oui moi, voilà que de joie je me mets à suivre Jason avec les enfants
jusqu'au gynécée.
(1144) La maîtresse que maintenant nous honorons à ta place, sans remarquer tes petits - et dire qu'ils
sont deux! - avait le regard plein de désir rivé sur Jason. Mais ensuite elle s'est couvert les yeux et a
complètement détourné sa joue blanche, tant l'intrusion des enfants lui faisait horreur! Mais ton époux a
coupé court à la colère et la mauvaise humeur de la jouvencelle en lui disant:
Ah, non! Pas d'hostilité envers ceux que j'aime! Trève de ressentiment! Veux-tu bien tourner la tête à
nouveau par ici? Considère comme chers ceux qui le sont à ton époux! Accepte leurs cadeaux et
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
144
demande à ton père de gracier ces enfants de l'exil! Par amour pour moi!
Elle, lorsqu'elle découvrit la parure, ne se contint plus et accorda tout à son époux. (1156) Avant même
que leur père et tes enfants eussent quitté la vaste demeure, (1158) elle s'était saisie et enveloppée du
voile plein d'artifices et avait posé sur ses boucles la couronne d'or.
Devant son miroir brillant, elle arrange sa coiffure en souriant de plus belle à l'image inanimée de son
corps. Ensuite elle se lève de son fauteuil, va et vient dans l'appartement en posant avec grâce ses pieds
tout blancs, elle ne se tient plus de joie pour ces cadeaux, et bien souvent ses yeux s'attachent sur ses
talons dressés...
Mais un spectacle atroce apparaît. La voilà qui change de couleur, se plie, traverse les pièces en sens
inverse, tremble de tous ses membres et, à grand-peine, se laisse tomber sur le fauteuil en manquant de
peu de tomber à terre. Alors une vieille servante, croyant voir s'annoncer la fureur de Pan ou d'un autre
dieu, lança une prière dans un cri, avant de lui voir couler de la bouche une écume blanche, ses yeux se
révulser, son sang se retirer du corps.
Alors à ce cri de prière répond une lamentation immense. Immédiatement l'une court à l'appartement du
père, une autre auprès du nouveau marié (1178) pour les avertir du malheur de la jeune femme. Toute la
maison résonne d'allées et venues incessantes.
Déjà un marcheur alerte aurait à longues foulées parcouru six plèthres quand la malheureuse retrouva la
voix et rouvrit les yeux. Dans d'affreux gémissements, elle se réveillait. Dédoublée, la douleur lui
livrait bataille. Le bandeau d'or qui lui ceignait la tête lançait un incroyable torrent de feu qui dévorait
tout, tandis que les voiles légers, cadeau de tes petits, rongeaient la chair blanche de l'infortunée.
Elle s'arrache au fauteuil, fuit tout en flammes, secoue sa chevelure et sa tête d'un côté, de l'autre en
voulant faire tomber la couronne. Mais, inébranlable, l'or s'attachait à elle, et le feu, plus elle secouait
ses cheveux, brillait deux fois plus fort. Elle s'écroule à terre se laissant vaincre par le mal, devenue,
sauf pour son père, complètement méconnaissable. On ne voyait plus comment était ses yeux ni son
beau visage. Son sang dégouttait du sommet du crâne en se mélant au feu.. Les chairs de ses os, telles
les larmes d'un pin, se détachaient sous les machoires invisibles des poisons. Une vision d'horreur...
(1202) Tous, nous redoutions d'effleurer le cadavre, instruits que nous étions par ce malheur.
(1204) Son père, le pauvre homme, ignorant la catastrophe, entra soudain dans l'appartement. Il
s'écroula sur la morte. Il éclata aussitôt en sanglots, étreignit le corps qu'il couvre de baisers:
"Ô malheureuse enfant,dit-il, qui parmi les dieux t'a tuée avec tant d'infamie? Qui rend un vieux voué à
la tombe orphelin de toi.
Oimoi,
si je pouvais mourir avec toi, ma petite fille".
Il mit fin à ses lamentations et ses cris, et voulut redresser son vieux corps. Mais, tout comme le lierre
aux jeunes plants de laurier, il était attaché aux voiles légers. C'était une lutte épouvantable. Voulait-il
se relever, sa fille ne pouvait que le retenir. S'il y mettait de la violence, il arrachait de ses os ses vieilles
chairs. Il finit par renoncer, le malheureux, et laissa partir son âme, car il ne pouvait plus se mesurer à
ses souffrances. Ils gisent morts, la fille et son vieux père, côte à côte et leur malheur fait couler bien
des larmes...
(Après un silence, le mesager se ressaisit)
Pour moi, pas question de discuter de ton sort. Tu découvriras par toi-même le châtiment à subir en
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
145
retour. Ce que font les hommes n'est pour moi et depuis bien longtemps que jeux d'ombres, et je
n'aurais pas peur d'affirmer que les gens qui passent pour avisés et portés à la réflexion, ceux-là
encourent le plus grand châtiment. Car parmi les mortels, aucun homme n'est heureux. Si la prospérité
afflue, on peut être plus chanceux qu'un autre. Heureux? Non!
(Le messager quitte la scène où règne un silence lourd)
CORYPHÉE (1231-1235)
Elle semble la divinité en ce jour destiner
Bien des maux bien mérités à Jason.
Ô infortunée, sur tes malheurs, comme nous pleurons,
Fille de Créon, qui vers les portes d'Hadès
Es partie à cause des noces de Jason.
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XIX (vv. 1116-1235)
Le début de cette scène est bien mouvementé. Le messager, qui vient annoncer les morts atroces de
l'épouse de Jason et de Créon, s'étrangle quasiment d'émotion et d'indignation devant le calme cynique
de Médée qui n'y voit qu'une bonne nouvelle (1121 sv). Ensuite, il entreprend, comme le veut la
tradition tragique grecque, qui refuse la représentation sur scène d'événements choquants, un long
récit pénible (1136-1230), déjà annoncé (787 sv;978 sv; 1065-1066). On découvre que ce messager a
été partiellement témoin de l'événement, puisqu'il a suivi Jason et ses fils dans l'appartement de la
princesse. Il n'est pas sûr qu'il ait été témoin de la partie principale du récit (1156 sv.), au cours
duquel, après la sortie de Jason et des enfants (et donc du messager) la jeune femme revêt la parure
empoisonnée, puis prend feu et attire par ses cris toute la maisonnée dont le messager (1202) qui a
donc imaginé la scène (à moins d'avoir épié la princesse à son insu!).Créon survient (1204-1221) et
tente une intervention désepérée qui lui sera fatale. Curieusement Jason, que l'on recherche (1178) et à
qui l'agitation du palais peut avoir difficilement échapper, n'est pas présent.
L'inconsistance de la personnalité de la jeune épouse de Jason apparaît plus que jamais. On aura
remarqué tout au long de la tragédie, que tout en étant la cause sine qua non du drame, elle n'est
jamais mentionnée par son nom, mais par des désignations génériques: jeune fille, jeune épouse,
princesse ou relativement à Créon ou à Jason. Elle ne paraît jamais sur scène, à la différence des deux
enfants, même si leurs rôles sont pratiquement muets. Elle n'est présente qu'à travers une évocation de
sa mort par le choeur (sc. XVI 982-990 sv.) et le présent récit du messager qui la décrit velléitaire,
complètement soumise à Jason et l'imagine préoccupée surtout de son apparence extérieure (1144 sv).
Une jolie image et une personnalité bien pauvre.
Deux dénominations lui sont attribuées chez d'autres auteurs:sur le modèle de Créon, le
dérisoire Kreousa, en latin Creusa (Cf. Sénèque, Médée 495; 508; Hygin F. 25). Également Glaukê (la
lumineuse! Cf. Pausanias II 36 faisant allusion à une fontaine corinthienne dite de Glaukê; Diodore IV
54, 5), qui en latin se transcrit par Glauce (Hygin ibid.).
La réflexion du coryphée (1231-1235) qui clôture la scène annonce la ruine de la vie de Jason qui sera
le thème des deux dernières scènes (1293-1316; 1317-1419). On remarquera en passant qu'aucun
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
146
commentaire ne sera plus fait de la mort de Créon tout aussi dramatique que celle de sa fille.
châtiment (1223). À la scène suivante, Médée qui est prête à tuer ses enfants mesure toute l'étendue de
son malheur (1242-1250).
TEXTE
vv. 1236-1250 (Scène XX)
(Médée, [coryphée])
MÉDÉE (S'adressant au choeur)
Amies, mon plan est arrêté: au plus vite, mes enfants... les tuer et fuir cette terre... (1238) Non, ne pas y
traîner ni provoquer le meurtre de mes petits par une autre main trop hostile. De toute façon, ils n'ont
pas d'autre alternative que de mourir. Et puisque c'est comme ça, c'est moi qui les tuerai, moi qui les ai
mis au monde...
(Soliloquant)
(1242) Mais quoi? Arme-toi, mon coeur! Qu'est-ce que j'attends pour accomplir ces forfaits effarants et
inévitables? Allons ma pauvre main, le couteau, le couteau! Traîne-toi vers une vie qui s'ouvre
lugubre... Pas de faiblesse! Ne pas penser à tes enfants... que tu les aimes plus que tout,... que tu les a
mis au monde... Au moins pour ce bref instant oublier tes enfants... Ensuite abandonne-toi aux pleurs...
Oui, même si tu les tues, ils auront pourtant été aimés...
(1250) Et moi, quelle femme malheureuse je suis!
(Médée entre dans la maison et verrouille les deux battants de la porte)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XX (vv. 1235-1250)
À quelques instants de son forfait, Médée passe à nouveau d'une froide lucidité à la conscience de
l'énormité de ce geste. Elle avance, comme justification de son acte, la crainte de voir tomber ses
enfants dans des mains hostiles (1238 sv), ce qu'elle avait déjà formulé plus vaguement (cf. 780 sv.).
Elle leur donnerait ainsi une ultime preuve de son amour. La tirade s'achève sur l'aveu de Médée de
son propre malheur (1250), châtiment auquel elle ne peut plus échapper, vu la situation qu'elle a
provoqué. L'expression de la douleur de Médée atteint ici son point culminant. Lorsqu'elle sera
confrontée à Jason qu'elle a complètement anéanti (Cf. 1317-1419), le sentiment dominant de Médée
sera la cruelle jouissance de sa victoire.
TEXTE
vv. 1251- 1270 (Scène XXI)
CHOEUR
Strophe (1251-1260)
Ô Gè et toi qui tout illumine
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
147
De ton rayonnement, Hèlios, regardez, voyez la
Femme funeste qui va porter une main sanglante
Sur ses petits et se détruire elle-même.
Car de ta semence d'or
Ils sont issus, et leur sang divin
- Ô horreur - va couler par le fait des hommes.
Mais elle, ô lumière divine,
Freine-la, contiens-la, éloigne-la de la demeure, la malheureuse
Et sanglante Érinye suscitée par les génies du mal!
Antistrophe (1261-1270) (S'adressanr à Médée)
En vain se perd ce que tu as souffert pour tes petits.
En vain, oui, tu as mis au monde une descendance chérie,
Toi qui des Symplégades azurées a franchi
Le passage de leurs rochers inhospitaliers.
Infortunée, pourquoi de ton coeur si lourdement
Le ressentiment fond-il sur toi et la haine
Mortifère remplace-t-elle tout?
(1269) Insupportables pour les mortels les souillures du sang familial!
Elles ne suscitent pour qui tue les siens que souffrances
À leur mesure que les dieux sur son foyer font fondre.
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XXI (vv. 1251-1270)
Comme le firent précédemment Médée (Cf. 764) et Égée (Cf. 752-753), mais dans un esprit bien
différent, le choeur, à son tour, invoque dans la strophe (1251-1260) Gê et surtout Hèlios pour
précisément détourner Médée de son crime et éviter le sacrilège de verser un sang divin. Cf. hommes.
Après cet argument divin, il la conjure dans l'antistrophe (1261-1270), au nom de son passé marqué
par l'amour maternel et conjugal de renoncer à son crime. Il fait aussi peser la menace de la
vengeance divine pour qui verse le sang des siens (1269 sv). Or le public sait que Médée, même si son
destin à Athènes sera contrarié, ne subira pas cette vengeance.
hommes (1257). Anêr est employé dans son sens d'homme par rapport aux dieux et n'a donc pas de
connotation sexuelle. Toutefois, si on fait allusion à l'ascendance divine des enfants de Médée, qui,
comme elle, descendent d'Hèlios, Hup'anérôn dans le texte peut difficilement désigner Médée plus
proche encore de cette ascendance divine. S'agit-il de Jason, dont les agissements sont la cause, si
involontaire soit-elle, de ce meurtre?
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
148
Érinye (1260). D'après Hésiode,Th. 185, les trois Érinyes sont des divinités infernales nées, avec les
Géants, du sang d'Ouranos mutilé par son fils Cronos. Leur aspect est sinistre et répugnant. Elles
poursuivent et punissent, ici-bas et dans l'au-delà, ceux qui ont enfreint les lois humaines et surtout les
auteurs de crimes contre la famille. Selon Méridier (n. 4 p. 170), les génies vengeurs du meutre
d'Absyrtos ont fait de Médée une Érinye.
Symplégades (1263). Cf. 2.
TEXTE
vv. 1271-1292 (Scène XXII)
(Enfants, coryphée, premier et second parastates)
ENFANTS (1271) (de l'intérieur de la maison)
Aîai !
Strophe (1271-1281)
CORYPHÉE (1271-1272) (Se tournant vers la maison)
Les entends-tu crier? Les entends-tu les enfants?
Ô malheureuse femme, ô toi dont le destin est maudit.
PREMIER ENFANT (1273) (Avec effroi)
Oimoi !
Que faire? Où échapper aux mains de maman?
SECOND ENFANT (1274) (Avec effroi)
Je ne sais pas, frère chéri... Nous voilà mis à mort!
CORYPHÉE (1275-1276) (Tétanisé)
Entrer dans la maison? Il faut l'empêcher de massacrer,
Je crois, les enfants!
PREMIER ENFANT (1277) (Avec effroi)
Oui, oui, par les dieux, empêchez-la! Vite!
SECOND ENFANT (1278) (Avec effroi)
Nous allons tomber dans les pièges, sous le couteau!
CORYPHÉE (1279 - 1283)
Malheureuse, étais-tu donc de roc ou de
Fer, toi dont le destin sera de tuer les petits
Nés de toi, de ta propre main?
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
149
(Antistrophe) (1284-1292)
Seule, oui, je le sais, seule, antan
Une femme a porté la main sur ses enfants chéris.
PREMIER PARASTATE (1284-1285)
Ino, que les dieux rendirent folle, lorsque de Zeus
l'épouse l'expulsa de sa demeure pour une course errante.
CORYPHÉE (1286-1287)
Elle se jette la malheureuse dans l'amertume de la mer tuant
ses petits. Quelle impiété!
SECOND PARASTATE (1288-1289)
Elle s'élance du rivage dans le grand large
et se tue rejoignant ses enfants dans la mort.
CORYPHÉE (1290-1292)
Que pourrait-il encore arriver de redoutable? Ô
Lit des épouses,
Source de souffrances, que de maux aux gens as-tu déjà causé !
(Jason arrive en courant)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XXII (vv. 1271-1292)
Médée passe à l'acte en tuant ses enfants. À l'instar de la SC.XIX, cet autre épisode violent ne se
déroule pas devant le public: on entend les enfants crier d'effroi à l'intérieur de la maison tandis que le
coryphée ainsi que les premier et second parastates imaginent et commentent, impuissants, la scène
(Strophe).
Une fois le double meurtre consommé, le coryphée et les deux parastates évoquent dans l'antistrophe le
mythe d'Ino comme précédent d'infanticide. Le coryphée en conclusion reconnaît maintenant le
caractère meurtrier de la femme menacée dans sa vie conjugale (Cf. 264 sv).
parastates. Deux choreutes se tenant l'un à gauche, l'autre à droite du coryphée.
Ino (1286). Comme celui d'Harmonie, dont elle est d'ailleurs le fille, le mythe d'Ino a été adapté par
Euripide pour marquer la symétrie avec Médée. Ino a eu d'Athamas, infidèle à son épouse Néphélè,
deux fils, Léarchos et Mélicerte. Cette situation indigne Héra qui rend fou Athamas. Celui-ci poursuit à
la chasse Ino, qu'il prend pour une lionne, et ses deux enfants, et tue Léarchos. Tout aussi démente, Ino
est prête à se jeter avec Mélicerte dans la mer du haut des roches Scironiennes. Poussé par les prières
d'Aphrodite, Poséidon sauve Ino et son fils en les métamorphosant en divinités marines. Ino prendra le
nom de Leucothoé, Mélicerte celui de Palémon. Ils seront identifiés à Rome avec Matuta et Portunus
(Cf. Ovide, Fastes VI 469-568).
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
150
TEXTE
vv. 1293-1316 (Scène XXIII)
(Jason, coryphée)
JASON (1293-1305) (Menaçant et criant)
Femmes! Oui, vous qui êtes là, tout près de la maison!
Dites-moi! Est-elle à l'intérieur, celle qui a commis ces horreurs? Est-elle encore là, Médée? Ou alors at-elle fui ailleurs?
Car elle doit s'être cachée sous terre ou envolée avec des ailes dans l'immensité du ciel, si elle n'expie
pas sa faute envers la maison royale!
Est-ce qu'elle croit, elle qui a tué les maîtres du pays, qu'elle va s'échapper en toute impunité de cette
maison?
(Baissant le ton et marquant de l'inquiétude)
... (1301) Mais non! Ce n'est pas vraiment pour elle que je me fais du souci, mais pour les petits. Elle?
Ceux qu'elle a maltraités la malmèneront! C'est pour mes enfants que je suis venu, pour leur sauver la
vie, pour que la famille (1304) ne déclenche rien contre moi en leur faisant payer le crime abominable
de leur mère.
CORYPHÉE (1306-1307)
Pauvre homme! Tu ne sais pas dans quel grand malheur tu te trouves, Jason. Sans quoi, tu n'aurais pas
parlé ainsi.
JASON (1308)
Que se passe-t-il? Est-ce que, moi aussi, elle veut me tuer?
CORYPHÉE (1309)
Les enfants sont morts de la main de leur mère... Tes enfants...
JASON (1310) (Cri de stupeur et de douleur)
Oimoi !
Ciel, qu'as-tu à me dire? Tu m'as tué, femme!
CORYPHÉE (1311)
Tes enfants ne sont plus! Mets-le toi bien en tête!
JASON (1312)
Où les a-t-elle tués? À l'intérieur ou hors de la maison?
CORYPHÉE (1313)
Fais ouvrir les portes et tu verras le massacre de tes enfants.
(Jason fonce vers la maison dont il ébranle en vain les portes)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
151
JASON (1314- 1316) (Hurlant)
Portiers! Ouvrez immédiatement les verrous! Détachez les fermetures! Je veux voir mon double
malheur, eux qui sont morts... et elle, je lui infligerai son châtiment!
(Médée apparaît sur un char tiré par un dragon ailé. Elle l'arrête au-dessus de la maison. Auprès
d'elle se trouvent les corps des enfants)
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XXIII (vv. 1293-1316)
Sachant maintenant que sa jeune épouse et Créon ont été tués par les poisons de Médée (Cf. SC.XIX),
Jason surgit en scène, fou de colère, animé du désir de châtier Médée et (1301 sv) surtout plein
d'inquiétude pour ses fils, dont il ignore encore le meurtre. Tout comme Médée dans la SC.XX
(Cf. 1238 sv.), Jason redoute qu'ils ne soient victimes d'une vengeance en réponse au forfait de leur
mère. Informé par le coryphée du meurtre ses fils par Médée, Jason tente en vain de s'introduire dans
la maison verrouillée (Cf. 1235-1250). Cette nouvelle connivence (Cf. SC.XV) que l'auteur crée avec le
public rend Jason, à nouveau berné, encore plus pitoyable, déplaçant ainsi l'intérêt vers lui.
On trouve pour la première fois une allusion explicite à d'autres membres de la famille royale (hoi
prosèkontes génei - 1304). On aurait pu s'attendre à pareille allusion antérieurement, par exemple lors
de la mort de Créon et de sa fille. Cf. 1136-1230
TEXTE
vv. 1317- 1419 (Scène XXIV) '
(Médée, Jason, coryphée)
MÉDÉE (1317-1322) (Sarcastique)
Pourquoi les secoues-tu et les forces-tu, ces portes? Rechercherais-tu des morts et moi, l'auteur de tout?
Arrête de te donner tout ce mal! Si c'est de moi dont tu as besoin, parle au cas où tu veux quelque
chose...
(Jason fait un geste vers elle)
Ta main ne me touchera jamais! Ce char, le père de mon père- oui Hèlios! - me le donne, comme
rempart contre une agression ennemie.
JASON (1323-1350)
Ô femme la plus haïssable, toi que les dieux exècrent le plus, et moi aussi et tout le genre humain...
Contre tes propres enfants tu as osé porter le fer, toi qui les a mis au monde...Tu m'as tué en me privant
de mes enfants... Et dire qu'après avoir fait tout cela, tu contemples le soleil et la terre, toi qui a osé
l'acte le plus impie!.. .
Si tu pouvais périr...
Moi, maintenant je comprends... Je n'avais rien compris avant, lorsque je t'ai fait quitter ton palais et ta
terre barbare pour une maison grecque, toi ce grand fléau, toi qui trahissais ton père et la terre qui
t'avait nourrie! Le génie vengeur de tes crimes, c'est contre moi que les dieux l'ont lancé, car tu venais
de tuer ton frère dans votre foyer quand tu t'es embarquée sur Argo à la belle proue...
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
152
C'est comme ça que tu as commencé. Toi qui as épousé celui qui te parle et m'as mis au monde des
petits, c'est pour défendre ton lit d'épouse que tu les as tués! Il n'y a aucune femme grecque qui aurait
osé cela... Ces femmes auxquelles je t'ai préférée comme épouse... Je me suis engagé avec une ennemie
qui a causé ma perte, (1342) avec une lionne, pas une femme, car tu as une nature plus féroce
que Scylla la Tyrrhénienne...
Mais, bien sûr, ce n'est pas avec des reproches sans fin que je pourrais te mordre. Quelle impudence est
en toi! Va-t-en à ta perte, infâme scélérate souillée du sang de tes enfants!
Sur moi, sur mon destin, je ne peux plus que gémir: je ne connaîtrai pas les joies de mon nouveau
mariage et les enfants que j'ai engendrés et élevés pour moi, jamais plus je ne pourrai leur parler, à eux
vivants... Je les ai perdus.
MÉDÉE (1351-1360)
J'aurais beaucoup à répliquer à ces propos, si Zeus, père de l'univers, ne savait pas tout ce que tu as
obtenu de moi et comment tu m'as traitée. Tu n'allais pas après avoir déshonoré ma couche poursuivre
une vie agréable en me tournant en ridicule, et ta princesse non plus d'ailleurs, et Créon, qui t'a proposé
ce mariage, n'allait pas m'expulser de cette terre en toute impunité... Cela étant, si cela te plaît, traitemoi de (1368) lionne ou de (1369) Scylla qui vit en Tyrrhénie, car ton coeur je l'ai, comme il se doit,
atteint en retour.
JASON (1361)
Toi aussi tu souffres et tu as ta part de malheurs.
MÉDÉE (1362)
Que cela soit clair pour toi: elle m'est utile la souffrance dont tu ne ries pas.
JASON (1363)
Ô mes petits, quelle mère perverse avez-vous eue!
MÉDÉE (1364)
Ô mes enfants, vous avez péri de la passion de votre père!
JASON (1365)
Ce n'est certes pas ma main qui les a tués...
MÉDÉE (1366)
Mais bien ta démesure et tes nouvelles épousailles!
JASON (1367)
C'est pour la cause de ton lit que tu as estimé pouvoir les tuer.
MÉDÉE (1368)
Une épreuve de rien du tout pour une femme! C'est cela que tu crois?
JASON (1369)
Oui, pour celle qui est pudique. Mais toi, tu n'est que vice.
MÉDÉE (1370) (Désignant les corps des enfants)
Eux, ils ne vivent plus. C'est cela qui te rongera!
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
153
JASON (1371)
Eux, ils vivent, vengeurs cruels attachés à ta tête.
MÉDÉE (1372)
Ils le savent bien, les dieux, qui est à l'origine du mal.
JASON (1373)
Ils savent donc que ton âme est méprisable.
MÉDÉE (1374)
Prends-moi en horreur! Tes ragots odieux, je les hais.
JASON (1375)
Et moi les tiens! Il est facile d'en finir.
MÉDÉE (1376)
Comment? Qu'ai-je à faire? C'est tout ce que je veux!
JASON (1377)
Laisse-moi enterrer leurs corps et les pleurer.
MÉDÉE (1378 -1388)
Pas question! Moi, je les enterrerai de mes propres mains, je les porterai au sanctuaire d'Héra,
protectrice des sommets, afin qu'aucun de mes ennemis ne les outrage en renversant leurs tombes. À
cette terre de Sisyphe j'affecterai désormais une fête et des solennités en réparation de ce meurtre
impie. Moi-même, j'irai dans la terre d'Érechthée pour y vivre avec Égée, fils de Pandion. (1386) Toi,
comme on peut s'y attendre, tu auras la mauvaise mort d'un mauvais bougre, après avoir vu l'odieuse
fin de tes nouvelles épousailles.
JASON (1389-1390)
Mais si elle pouvait l'Érynie te faire mourir pour venger des petits
L'assassinat, et la Justice aussi!
MÉDÉE (1391-1392)
Qui t'écoute? Un dieu ou un génie?
Toi le parjure, toi qui berne tes hôtes!
JASON (1393)
Pheû! Pheû!
Infâme créature! Tueuse d'enfants!
MÉDÉE (1394)
Rentre chez toi et enterre ta femme!
JASON (1395)
J'y rentre, privé de mes petits, de tous les deux!
MÉDÉE (1396)
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
Tu n'as pas encore à te lamenter. Attends la vieillesse.
JASON (1397)
Ô mes petits tant aimés!
MÉDÉE (1397)
Par leur mère, oui! Pas par toi!
JASON (1398)
Et alors tu les as tués!
MÉDÉE (1398)
C'est bien toi qu'ils anéantissent!
JASON (1399 - 1400)
Ômoi!
Le visage chéri
De mes enfants, je demande, pauvre de moi, à y poser les lèvres!
MÉDÉE (1401-1402)
Maintenant tu leur parles, maintenant tu leur montres de l'affection!
Avant, tu les rejetais!
JASON (1402-1403)
Laisse-moi, par les dieux,
Effleurer la tendre peau des petits!
MÉDÉE (1404)
C'est non! Ce sont des mots lancés en pure perte!
(Le char de Médée disparaît)
JASON (1405- 1414)
Zeus, cela l'entends-tu? Comme je suis repoussé!
Comme je souffre à cause de l'infâme créature,
(1407) Cette lionne tueuse d'enfants!
(Regardant du côté où Médée a disparu)
Mais - et c'est tout ce que je peux encore faire Je pleure, j'en appelle aux dieux,
Je les prends à témoin qu'après m'avoir
Tué les petits, tu m'empêches de les
Effleurer et, de mes mains, ensevelir leurs corps.
Eux, jamais, moi qui les ai engendrés, je n'aurais dû
154
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
155
Les découvrir massacrés par toi!
(Jason s'écroule)
CORYPHÉE (1415-1419) (Sur le devant de la scène)
De bien de circonstances l'ordonnateur en est Zeus Olympien.
Bien des événements, sans qu'on s'y attende, les dieux les réalisent.
Ce qui était prévu ne s'est pas accompli.
À l'imprévu la divinité a ouvert la voie.
Ainsi vient d'aboutir cette action.
COMMENTAIRE ET NOTES
Scène XXIV (vv. 1317-1419)
Ultime confrontation de Médée et Jason, cette scène, à l'inverse de la SC.X, présente Jason pitoyable et
vaincu face à l'atroce triomphe de Médée (1317-1322), que renforce encore sa position sur le char tiré
par un dragon ailé qu'a envoyé par Hèlios. Une véritable "machina ex deo"! Ainsi Médée échappe à la
vindicte suscitée par la mort de Créon pour être fidèle au rendez-vous qu' Égée ... et la suite de sa
légende lui fixent à Athènes. Plus que sur ce procédé par trop théatral, cet épisode permet de méditer
sur les desseins impénétrables des dieux, ce qui va dans le sens de la conclusion du coryphée (14151419).
Dans sa réponse pathétique (1323-1350), Jason clame sa détresse en mettant l'accent sur
l'incompatibilité, qu'il n'avait pas perçue, entre le monde grec et la cruauté du monde barbare que
reflète Médée, qu'il traite de lionne et compare à la monstrueuse Scylla la Tyrrhénienne (1342). Médée,
que Jason présente comme exécrée des dieux, en dépit de la visible protection que lui accorde Hèlios,
revendique à nouveau la justice de Zeus pour faire de sa vengeance comme un juste retour des choses
(1351-1360; cf. 764). Au cours d'un échange dense et très vif, renforcé par une stichomythie serrée
(1361-1377), les deux ex-époux vont mutuellement se rendre responsables du marasme qu'ils vivent, où
l'un se pose en victime de l'autre. On retiendra surtout deux répliques de Médée qui justifie son
infanticide par le mal qu'il fait à Jason (1362; 1370)
Dans une réplique plus longue (1378-1388), où le réalisme n'est pas le principal souci de l'auteur et
qui sert en quelque sorte de postface, Médée justifie son refus de permettre à Jason d'enterrer lui-même
ses fils. Ainsi s'expliquent des cérémonies expiatoires liées à la mort des enfants de Médée et qui furent
célébrée à Corinthe jusqu'à l'époque romaine. En effet, selon une autre version, les enfants de Médée,
abandonnés par leur mère en fuite sur l'autel d'Héra Akraia, auraient été mis à mort par la famille de
Créon. Cf. Pausanias II 3, 6; Méridier p. 108. C'est aussi l'occasion pour Médée de parler de son
avenir à Athènes auprès d'Egée et d'évoquer la mort malheureuse de Jason, qui selon la tradition se
suicide ou est écrasé par la poupe de la nef Argo (1386 sv.).Cf.arguments 1.
Un nouvel échange s'amorce entre Jason et Médée, fait de répliques brèves dans une métrique chorale.
Les sarcasmes de Médée accablent Jason. Elle lui refuse d'embrasser ses fils, pour lesquels il a des
accents de tendresse qu'interrompe l'envol du char de Médée. Dans sa dernière réplique, Jason
invoque à son tour Zeus et prend les dieux à témoins de sa détresse, montrant que Médée a atteint son
but de l'anéantir.
Faut-il s'étonner que Médée, qu'on a vue plus complexe au cours de l'action, ne se laisse aller à
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
156
aucune expression de remords et de chagrin alors qu'elle vient de commettre ce double infanticide? Le
mauvais jeu de mots du v. 1398 choque. À moins qu'ainsi Euripide ait voulu insister sur le caractère
destructeur de la passion amoureuse, comme il le fit à divers moments de la tragédie
(Cf. 264;627 sv; 1290-1292)? Mais l'oeuvre a-t-elle gagné en vérité humaine? L'origine barbare de
Médée est-elle une explication vraiment suffisante?
Dans la conclusion (1415-1419) énoncée par le coryphée sur un mode plutôt
minimaliste, Zeus apparaît comme le maître d'événements dont l'accomplissement crée la surprise. On
ne peut qu'en déduire que leur sens échappe aux humains qui les subissent et sont déroutés par le
bouleversement des valeurs, ou du moins leur relativisation, comme c'est le cas dans cette tragédie.
Cette conclusion ne peut mener qu'au fatalisme ou du moins au scepticisme sur le plan religieux alors
que dans cette tragédie l'autorité des dieux sur le plan moral est souvent invoquée.
père (1321). Aeétes.
Scylla la Tyrrhénienne (1342-1343) Cf. 1369. Scylla, comme Charybde, désigne un dangereux récif
du détroit de Messine, vers lequel les navires, après avoir échappé au premier, sont irrésistiblement
poussés. Ces deux rochers abritent chacun un monstre homonyme. Scylla, monstre dévoreur d'hommes,
était une nymphe d'une grande beauté qui refusait les avances du dieu marin Glaucos. Pour obtenir ses
faveurs, celui-ci s'adressa à Circé, elle-même amoureuse de lui. Pour se venger, Circé compose une
mixture qui transforme la belle nymphe en un monstre hideux. Celle-ci se vengera en dévorant les
compagnons d'Ulysse, amant de Circé. Cf. Homère, Odyssée XII 236 sv. D'autres métaphores
maritimes ont été relevées. Cf. 258; 279; 769. ■
FIN
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
157
Fables
Æsop (Sixth century B.C.)
A NEW TRANSLATION BY
S. VERNON JONES
The Raven and the Swan
A RAVEN saw a Swan and desired to secure for himself the same beautiful plumage. Supposing that
the Swan's splendid white color arose from his washing in the water in which he swam, the Raven
left the altars in the neighborhood where he picked up his living, and took up residence in the lakes
and pools. But cleansing his feathers as often as he would, he could not change their color, while
through want of food he perished. Change of habit cannot alter Nature. ■
The Goat and the Goatherd
A GOATHERD had sought to bring back a stray goat to his flock. He whistled and sounded his horn in
vain; the straggler paid no attention to the summons. At last the Goatherd threw a stone, and breaking
its horn, begged the Goat not to tell his master. The Goat replied, "Why, you silly fellow, the horn will
speak though I be silent." Do not attempt to hide things which cannot be hid. ■
The Miser
A MISER sold all that he had and bought a lump of gold, which he buried in a hole in the ground by the
side of an old wall and went to look at daily. One of his workmen observed his frequent visits to the
spot and decided to watch his movements. He soon discovered the secret of the hidden treasure, and
digging down, came to the lump of gold, and stole it. The Miser, on his next visit, found the hole empty
and began to tear his hair and to make loud lamentations. A neighbor, seeing him overcome with grief
and learning the cause, said, "Pray do not grieve so; but go and take a stone, and place it in the hole,
and fancy that the gold is still lying there. It will do you quite the same service; for when the gold was
there, you had it not, as you did not make the slightest use of it." ■
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
158
Contrat de Ville : Paris donne la priorité aux quartiers populaires
Mairie de Paris
Retrieved March 19, 2015 from http://www.paris.fr/accueil/accueil-paris-fr/contrat-de-ville-parisdonne-la-priorite-aux-quartiers-populaires/rub_1_actu_154284_port_24329
[18/03/2015]
Anne Hidalgo a présenté, ce lundi, au Conseil de Paris les grands axes du Contrat de Ville 2015-2020, qui définit
la nouvelle géographie prioritaire, les axes stratégiques et les moyens pour améliorer le cadre de vie des
habitants des quartiers populaires.
Depuis 2001, Paris a fait de ses quartiers populaires une priorité. La Ville s’est fortement engagée pour
le développement des services publics, le soutien aux associations, la construction et la rénovation des
logements, la mise en œuvre de parcours de réussite éducative, l’accès à l’éducation, à la santé, à la
culture ou à l’emploi. Mais les fragilités sociales demeurent et nécessitent une mobilisation de chaque
instant.
Deux mois après les tragiques attentats qui ont touché Paris, la ville se doit plus que jamais d’être
inclusive. L’exigence de solidarité, le besoin de fraternité et de vivre ensemble se sont fortement
exprimés comme la meilleure réponse face aux épreuves que notre ville a traversées.
C’est dans cette mobilisation en faveur de la réduction des inégalités et du dynamisme des quartiers
qu’a été élaboré le Contrat de Ville 2015-2020. Il a pour priorités la jeunesse et l’éducation, l’emploi et
la formation, ainsi que la participation citoyenne.
Il s’articule sur trois axes stratégiques : accompagner les parcours et prévenir les ruptures ; vivre sa
ville et son quartier ; dynamiser les quartiers dans la ville. Ces axes sont déclinés en 7 fiches actions qui
récapitulent les contributions et les engagements de l’ensemble des signataires. ■
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
159
An Introduction to Medea by Euripides (Continued)
by Thomas D. Le
In the last segment of this work, we expounded a synopsis of Euripides's Medea.
In this segment, we
analyze the only two characters of the play that give it significance: Medea and Jason. The other
characters have much lesser roles, and will not retain us long. King
Creon adds a touch of drama when he tells Medea of his decision to
banish her and her children forthwith, and explains why he has
taken that decision. However, Creon shows little that is kingly and
his edict is conceived out of fear of Medea, as he readily admits.
His ulterior motives are probably different. His abrupt decision,
effective on the same day it is proclaimed by him, reveals a
character totally devoid of empathy, compassion, or realism. Still he
never admits to being a tyrant. King Aegeus of Athens, whose
fortuitous presence in the middle of the impending threat to
Medea's and her children's lives, is needed to reinforce Medea's
resolution to pursue with more confidence her plan of vengeance by
offering her asylum if she comes to his city of her own accord.
Glauce, Creon's daughter, does not even appear on the stage; her
tragic death, followed by her father's, is narrated in detail by a
messenger. The old nurse fills the need for a personal view of
Medea that no one else can offer with the same insight and
sensitivity. She and the chorus are the only two sources of
comments and confidence to help give the audience a glimpse into
the dark side of Medea's soul. As for the children, they appear
briefly on stage but have no speaking role. The audience hear their
anguished cries offstage only while being murdered by their mother.
The children's tutor, an elderly slave, appears just long enough to
Medea by Evelyn De Morgan*
bring the nurse the rumor he overheard about Creon's intention to exile Medea. He reappears one more
time just before the messenger breaks the news of Creon's and Glauce's death. This leaves only the
chorus of Corinthian women to interact with and comment on Medea's action. Their presence
throughout the play gives a measure of continuity and offers the only support Medea gets during her
emotional roller-coaster ride through all her travails. They are, however, powerless witnesses, who
could only agree, disagree, approve, complain, reproach, censure, or lament, but could not dissuade
Medea from taking revenge for the wrong Jason inflicted on her. Yet their role is indispensable to
advance the plot and lend verisimilitude. Jason is an evasive character. He appears once to argue his
case before Medea by defending his marriage to Glauce and to blame Medea for her and their children's
banishment, again when invited by Medea, and for the last time after the children are dead. His role in
each case is less than heroic. In his last appearance he is a defeated man, reduced to lamenting his fate,
cursing his ex-wife, and complaining to the gods. Whether he is fairly represented by Euripides is
matter for debate, since he himself is victim of injustice, and undertakes a perilous mission for the sole
purpose of regaining a throne which is by right his but was usurped by his uncle. We will visit his case
as he is the single most important reason why Medea acts as she did. The tension between this starcrossed couple drives one of the most powerful stories of passion, treason, revenge, and murder in
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
160
Western literature.
Medea
No female characters in ancient Greek literature, and that includes comedies as well as tragedies,
commands such passionate and enduring interest as this woman from a land the Greeks considered
barbaric. Her story is a very old legend about exploration of new lands, and, as ancient legends go, is
bound up with mythology. But it is the measure of Euripides's genius that this myth and its protagonist
are made relevant in modern times as it resonated through the centuries with no loss of an iota of its
freshness and power. In what follows I will examine Medea from the dual perspective of the Other, as
woman and as barbarian.
The Other
The concept of the Other came about alongside the concept of the Self. Consciousness of the Self
needs its opposite the Other, outside the Self and alien to it, to complete the binary nature of things, and
to complete the definition of the Self. The Self/Other dichotomy in philosophy, psychology, or
sociology is treated in more or less neutral terms. However, in literature the Other is anyone that does
not share certain traits and characteristics of the group that holds the rein of power and manages the
conversation. The Other is different from the group, unnamed but powerful, who defines the Other by a
set of criteria. These criteria may include gender, sexual orientation, socio-economic status, pedigree,
class, race, ethnicity, nationality, religion, and so forth. The Other is essentially different, and by
extension, inferior when judged from the intellectual, cultural, moral, mental, or economic points of
view. Hence, to the dominant group, the Other is not just different, but threatening, dangerous,
subversive, even sub-human. In short, the Other is defined by the dominant group, who, though not
necessarily large in numbers, command the power to write history, interpret facts, and publicize their
narrative that passes as orthodoxy. In history othering categorizes peoples from non-European areas as
less advanced and in need of the civilizing mantle of the European colonial powers. Thus, the Other
has taken on derogatory connotations in virtually all fields of human interaction.
Throughout history, patriarchy is the dominant form of power structure in a society. In a
patriarchal society, the dominant group is a male-controlled establishment that holds power over
politics, economics, finance, education, philosophy, religion, science, the military, and a host of other
intellectual disciplines In the ancien régime, the dominant group comprised the king, the aristocracy,
and the high clergy. In modern times, fascism controlled certain European countries such as Germany
and Italy in the early decades of the twentieth century, and liberal democracies, in name or in
substance, are dominated by the plutocracy and the financial class, which includes the businessmen and
the industrialists. In this work we are interested in the concept of the Other in literature only.
The Other is in opposition to the dominant group. As such, the Other could be a feminist, a
woman, a member of LGBT, a slave, a dissenter, a pauper, a rebel, and any member of the “minorities”
regardless of their numbers. The Other is a person that does not belong, does not fit in, or does not
conform. Most importantly, the Other does not have power. The term itself carries all the pejorative
connotations without regard for individual merits, gifts, or talents. The Other is treated as inferior and
unworthy of consideration or respect. Therefore, the Other is not only marginalized as outsider or
outcast but also feared as a potential source of trouble. Euripides's character Medea suffers from the
double whammy of the Other, the woman and the barbarian.
Medea the Woman. In ancient Greece, as in most ancient societies, patriarchy was the norm.
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
161
The term patriarchy says it all. The power figure was the male, and the female was the subservient
member of the family unit. Although Medea was not Greek, her tragedy took place in Greece, amidst
Greek culture. Life in Athens was much like in other city-states except Sparta, where women enjoyed a
great deal more prerogatives, freedom, and rights, including the right to own property, than their
Athenian sisters. The citizen woman in Athens had few rights, and her status was slightly better than
that of the slave, whom she controlled in her home. She could not vote, participate in political debates,
or hold public office, and could not own property. A baby girl at birth could be exposed by the family
to perish or to be taken by someone who would raise her to be sold as slave later. The practice resulted
in fewer girls than boys; hence, if a girl survived she would be more likely to find a husband. She
would be married off by her father to the man he chose. Athenian girls would reach marriageable age
between 12 and 15 years of age while men normally married at thirty. Normally marriages were
arranged; and the father was responsible for choosing a suitable man for his daughter, not the least
because he had to pay a dowry to the bridegroom. If the father could not find a suitable bachelor, he
could use the services of a middle person, who would scour the city for a suitable candidate for a fee.
Marriage was scarcely based on love since in the majority of cases the girl and the boy had never met
before. Once married the bride settled in her husband's house and had to learn how to run her
household from her husband. Her daily chores consisted of making clothes for the family, childbearing
and rearing. and managing the family budget and slave staff. The hierarchy of power was clear as to
who was the boss. Slavery was an integral part of Greek culture and economy, and no one, not even
philosophers, questioned the institution. Philosophers of stature such as Plato owned slaves, and saw
nothing objectionable. They saw the institution as a necessity to support a leisure class that produced
brilliant works in all fields of human endeavor, from art to architecture to politics, philosophy, and
science. Slaves were a mixed batch that included paupers, persons unable to pay off debts, foreign
persons taken as war booty, unadopted orphans, or children of slaves. The wife's major role was to
produce a male child to continue the patrilineal line. Her position was assured if she succeeded;
otherwise she could face divorce. In this case, the man had to return a portion of the dowry to his wife.
While the woman was strictly a homemaker, the man was out and about, and engaged in public affairs,
politics, philosophy, science, or trade, and held absolute authority over momentous matters of war and
peace. The wife's universe centered on the home, and she was rarely seen in public, except during
festivals or on religious occasions. Aristophanes highlighted this asymmetrical relationship in his
comedy Lysistrata, and drew attention to a matter that affected a society without material participation
of the other half of the population. But this women's activism rested solely on sex. Thus, by and large,
it is the man who controlled virtually all aspects of public and private life that matter.
There were other classes of women: the courtesans, the prostitutes, the poor women, and the
slaves. Courtesans were intelligent and well educated in the art of singing, dancing, music,
conversation, and pleasing men. Though not as respected as citizen wives, they enjoyed greater
freedom, and could go anywhere whenever they wanted. The prostitutes worked independently or in
brothels owned by the state, and were much less respected than the courtesans. The poor women, a
notch below still, worked in the shops, the inns, or the fields. And at the bottom rung of the social
ladder the slaves toiled without any rights whatsoever, and could be mistreated or killed without
recourse.
Medea, fresh from her native Colchis, a barbaric land to the Greeks, must have experienced
culture shock. Her experience with Greek culture had been no more than her love of the leader of the
Argonauts, Jason, and rare contacts with them before her flight from her homeland on the Argonauts'
return voyage. As soon as she set foot on Greek soil, she was embroiled in another bailout mission to
save Jason. Back in Iolcos, Thessaly, Jason went straight to see his usurper uncle, Pelias, carrying the
golden fleece that Pelias had sent him on a perilous voyage to fetch. But Pelias still refused to yield his
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
162
throne as promised. Jason was stymied, unable to reclaim his throne and clueless as to how to handle
the continued treachery of his father's usurper. This is when Medea stepped in. Now on Greek soil, she
was confronted with Greek culture in a most disconcerting way. A Greek king had reneged on his word
and persisted on the throne, thus making the Argo leader a dupe. Jason, whom most scholars consider a
hero for his leadership of the Argonauts, fell short of heroism. But Medea was not about to witness
injustice go unpunished, let alone rewarded with the throne and the golden fleece. As her nurse knew
too well, she was not one to yield to injustice and duplicity; she was a formidable foe who would come
out on top in a contest. While Jason was mulling over his predicament, Medea plotted revenge. She
conceived the sinister idea of convincing King Pelias's daughters to kill their aging father in hopes of
rejuvenating him. She had shown how an old ram was transformed into a young lamb after being cut to
pieces and boiled in a cauldron in which she added some magical herbs. Convinced by such amazing
proof of Medea's power, the daughters cut their father to pieces in the same manner and boiled them.
But Medea did not throw magical herbs into the boiling cauldron, and the old man never revived. After
the incident the couple had to flee Iolcos to the safety of Corinth ahead of the vengeful pursuit of the
royal household. Medea's first taste of Greek culture was unsettling. Now she and her husband
became fugitives.
In Corinth it was only a matter of time when Medea distinguished herself. She gradually gained
reputation and respect from the population for her knowledge, healing power, and wisdom, which was
no mean feat for a woman of any culture in foreign land. Her ability to ingratiate herself with the
Corinthian women, who became her allies in the play, testified to a degree of sophistication which
should elude any woman who truly deserves the label of barbarian. Although proof of her methods of
persuasion was unknown, the fact that she had in due time gained not only acceptance but respect from
total strangers speak of talents and valuable attributes. In a society that held women in domestic
bondage, Medea was an exception. She held her own well enough against daily societal pressures and
a mindset that women were inferior. As a newcomer, she had no large retinue of slaves other than her
aging nurse and the tutor of her children she had with Jason. She was well regarded for her ability.
Nowhere did her descendance from the sun god Helios—she was his granddaughter—play any role in
securing her reputation and standing. Nor was her pedigree as a Colchian princess a factor in her
achievements. She earned her accolade by sheer force of her abilities and intellectual capacity. That
was a remarkable feat for a woman in Greek society. She did not owe Jason her station in life; she
made herself independently of his status as a refugee prince although she herself was a princess without
a country. Medea was a force unto herself.
Medea was passionately in love with Jason. According to legend, her infatuation was induced
by the conspiring goddesses. Hera had a score to settle with King Pelias of Iolcos, who had desecrated
her temple and refused to honor her. Such arrogance from a mortal was unpardonable. He had to be
punished for his impertinence, and she found in Jason the instrument of her punishment. But Pelias
gave Jason a mission impossible to retrieve a treasure from King Aeetes of Colchis, to whom the
Golden Fleece was more than an emblem of royal power. It was Jason who suggested the mission when
Pelias asked him about what to do with a man who was prophesied to kill him. The goddess Hera had
put the suggestion in Jason's mouth to bring Medea into the picture. Given command of the Argo
through Hera's instrumentality, Jason was unequal to the task. In order to secure the Golden Fleece, the
goddesses had to give Jason what he would need. Athena helped with the construction of a ship by
having the shipwright Argus build it; hence the name Argo. With oak from the magical Dodona forest,
she fashioned the bow and endowed with the power of human speech and prophecy. The Argo was the
first long-distance ship ever built, capable of reaching far-off lands. Hera herself was the protectress of
the Argonauts. There remains another crucial task, and that is to secure Medea's assistance, for she was
the only person who could see Jason successfully through all the tasks which her father King Aeetes
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
163
would demand. Medea was the daughter of King Aeetes, niece of the goddess Circe, and a priestess of
the trifold goddess Hecate, from whom she had learned witchcraft and skills in using potions and herbs.
The goddesses Hera and Athena then obtained the cooperation of Cypris or Aphrodite in making sure
Medea fall in love with Jason. Aphrodite bribed her son Eros to fill Medea's heart with a passion for
Jason with his unerrant arrow. The stage was set for the drama of love, deceit, betrayal and escape for
the main players in the legend. Medea became hopelessly enamored of the leader of the Argonauts.
She would do whatever it took to ensure Jason's success and be with him. In Euripides's tragedy Jason
invoked this divine intervention to discount Medea's role in his success. Since the goddesses had made
her fall in love in order to help him, Medea had no reason to claim credit. But if we consider like the
Stoics that the gods are just a stand-in for nature, whether physical or human, Medea's love can be
regarded as love at first sight. She was simply stunned by the imposing Greek specimen of manhood
who had conquered the waves to arrive safely on her shores at the head of an impressive cohort of
heroes.
Medea's first act of love is the beginning of a series of events and actions that ultimately
unraveled everything Jason and she were to achieve. She gave Jason potions and herbs that made him
stronger and invulnerable. Thanks to the extraordinary strength thus conferred Jason yoked the pair of
ferocious fire-breathing bulls with brazen hoofs, sowed the dragon seeds, and destroyed the earthborn
warriors who sprang up from the seeds. After this first act of treason, Medea went on to the second in
order to secure the Golden Fleece. With her magical power she put to sleep the sleepless serpent
guarding the Golden Fleece, allowing Jason to snatch it. The die was now cast. She had reached a
point of no return when she helped a stranger to steal her father's treasure. Now she had to flee with
the Argonauts and cast her lot with the Greeks. Her passionate love for Jason obliterated all ties with
her native land. Pursued by the Colchians under the command of her father, she was, according to one
tradition, forced to kill her brother and strewed pieces of his body in the waves to slow down her
father's pursuit. This murder was only the first instance of more bloodshed to come. Medea was
rapidly descending into the abyss of unredeemable sin. She had forsaken love of family, love of
country, filial duty, and personal honor in exchange for love of a man who she hoped would stay true to
her for the rest of her life. That was an enormous sacrifice for a princess descended from the Sun god.
After a long, circuitous, and eventful voyage, the Argo reached its destination in Iolcos. Here,
King Pelias refused to yield the throne to Jason, who presented him the Golden Fleece. King Pelias
had reneged on his end of the bargain. Jason had been insulted and his pride injured. But he had no
idea how to respond. It devolved on Medea to rescue his self-esteem and honor by an act of incredible
violence. The King had to die a horrible death for his treachery, and Medea showed of what stuff she
was made by persuading his daughters to boil their dismembered father and leaving him to die by
failing to add magical herbs to the boiler. This infamous act to save the honor of her husband put the
couple on a flight to Corinth. We know little of how the royal refugees were received by the
Corinthians, but they apparently prospered and gave birth to two sons during their stay in their new
land. Thus the end of the Argo voyage witnessed Jason's failure to recover his throne of Iolcos, the
murder of its king, and Jason's and Medea's refuge beyond the reach of the Iolcan royal retinue.
Euripides's play opens with the elderly nurse lamenting the fate of her mistress Medea. She
deplores the building of the Argo, the valiant men who propelled it to the land of Colchis, and their
quest for the Golden Fleece. Then her mistress Medea would not have been implicated in the slaying
of a king, and have become a refugee. As a refugee in Corinth, however, she has earned a good
reputation, and she would expect to live happily with the man she loves. Unfortunately he betrayed her
by marrying Glauce, the daughter of King Creon, ruler of the land. Now the man she loves turns into a
traitor. She locks herself in her room, spurning food and drink, and her loud wailings can be heard
invoking their marriage vows, and the gods to witness Jason's treachery. She bemoans her misfortune
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
164
and lets loose her death wish. Even when offstage Medea could control the behavior of the nurse, the
tutor and the children, all of whom were scared of her unappeasable anger and grief. The nurse pushes
the children and their tutor off the stage to avoid her wrathful outbursts. Medea stays in bed weeping
for her father, her family, and her country. All of them she betrayed to follow the man who now treats
her with disdain. She regards her children with repugnance, curses them as the seed of Jason that she
wants destroyed along with his whole house. The nurse knows her as a merciless woman who will not
tolerate mistreatment. And those who incur her hatred will not emerge victorious.
With her body and soul totally invested in the one man she has sacrificed everything to love,
Medea now faces the unthinkable. Her husband has married into royalty without her knowledge. The
fait accompli is made even more galling when Jason explains that he married Creon's daughter not out
of love but for the sake of his children's future. By marrying Glauce, Jason argues, he ensures that his
sons with Medea will be treated as royals equal in rank and status to his future sons he hopes to have
with Glauce. However, all this is wishful thinking. First, it is not certain he will father any children, or
any male heirs. Second, even if he does, how can he ensure that his own sons will be treated equally by
Glauce? Women are not known to favor someone else's children over her own. Third, his cavalier
attitude toward his status as a married man marrying another woman without bothering to divorce his
first wife speaks of nothing less than utter contempt for law and morality. Lastly, confronting his wife
with a marriage consummated behind her back shows to what depths Jason is willing to descend to
achieve his ambition. Hence, his argument falls flat, as it should, to Medea's mind.
Medea, on the other hand, suffers an unexpectedly crippling psychological shock. Instead of a
tranquil and happy domestic life, Medea finds her world turned upside down. She cannot understand
how a married man with two children managed to marry another woman without warning. Jason's
betrayal cuts deep. His effrontery and shamelessness are repulsive, and his act has no moral
justification. Such a blatant breach of marriage vows should make even advocates of the motto “the
end justifies the means” cringe. To Medea his behavior is treason of the highest order. He has treated
her with the disdain reserved for the worst scum of society. Now his true color reveals itself as nothing
more than vaulting ambition for personal power, steamrolling over all obstacles regardless of cost to
honor and morality. And his first victims are his wife and children, whom he purports to protect and
advance socially. An intelligent woman like Medea, who commands the respect of Corinthians for her
wisdom, must surely see through his protestations of pure intention as hypocrisy.
Medea's first reaction to Jason's in-your-face act after the initial shock is inconsolable grief.
Her wailings and laments can be heard from behind closed doors. Soon grief turns to rage as the
wound deepens with the realization that her dignity as a human being is crushed under foot by the very
person for whom she committed the worst crimes imaginable: treason to king and country, dereliction
of filial duty, complicity in the stealing of royal treasure, murder of her own brother, complicity in the
killing of a king. Fugitives of justice, Jason and Medea finally found in Corinth a safe haven from the
long arms of Colchian and Iolcan justice. Under the circumstances the couple, if united, could lead a
life of conjugal bliss in safety. But Jason had other plans. He ingratiates himself with the royal family
of Corinth so successfully that the king gave him his daughter in marriage without bothering to attend
to details such as what to do with his son-in-law's wife and children. The king must have already
planned to banish them from his country, which is the least messy solution given the circumstances.
Yet, it would be unrealistic to expect Medea to quietly bear insult and injury as a result of someone's
ambition and unlawful, unjust, and immoral acts.
Not sinless herself, and this because she has given in to her own weakness for a man she
misjudged as decent and honorable, Medea is far from above reproach. She gave up honor, pride, duty,
family, home, and country to pursue an elusive dream of marital bliss. Her mistakes and
disillusionment make her realize too late that the man she sacrificed for is nothing but a villain. From a
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
165
princess to a traitor, a criminal, a killer, Medea has fallen far lower than she ever intended. In her
bitterness at being deceived and thrown away like garbage, she regrets her past deeds. It is small
wonder that she openly contemplates suicide to wash away all the stains on her reputation. But that
alternative is no solution. Her enemies, who surive her, will ridicule her and her reputation will forever
be tainted. In addition, they will mistreat her children, who are blameless from all the adults'
shenanigans. As her nurse, who knows her well, says, she is not one to buckle under to be trampled
upon, and he who jousts with her will not come out ahead. That assessment is ominous and
foreshadows the dire consequences that inevitably follow her intent to revenge.
Now Medea is on a trajectory of vengeance. First she will get rid of her rival and her tyrannical
royal father. To smooth the way she invites Jason to a meeting. During this brief interview she
expresses her regrets for having been stubborn by not assenting to his marriage to Glauce and by
rejecting his argument that he married her for the sole purpose of ensuring a better life for her and their
children now, and a brighter future for their children later. Jason is pleased that Medea has finally
come to reason. She accepts her exile, but the children should not be expelled. She asks Jason to
intercede with his new wife on their behalf. He promises to do so. As a gesture of reconcilation, she
wants to offer to the princess her treasured heirloom as wedding gift. The gifts are a golden gown and
a tiara. She will ask the children to deliver them to the princess and ask her to put them on immediately.
Jason protests that since she and her children will be in exile, she will need the gold to survive.
Furthermore, he promises more resources to help them out in a foreign country, including a letter of
recommendation. Medea, however, insists that the princess deserves nothing less. She conveniently
does not mention the items are poisoned. We hear later from a messenger that as soon as the princess
puts on the gown and tiara, her flesh bursts into flame and she writhes with pain. Hearing the
commotion, Creon rushes in and grabs his daughter in an attempt to save her. Both die horribly. There
is no sign of Jason anywhere in the palace.
Having disposed of her royal enemies, Medea turns her murderous designs on her children. She
has confided in the chorus of her intention to kill the children, and the Corinthian women are horrified.
They plead with her to abandon her evil plan to no avail. The audience only hear the children's frantic
cries offstage as they try to avoid her sword in their last moments. The Corinthian women beat on the
door to beg her to spare the children's lives. Jason appears and join the chorus in a vain attempt to have
Medea open the door. When Medea opens the door, the children are dead. Jason is besides himself. He
calls her a heartless lioness who kills her own children. She retorts that killing their children is the only
way she can make him understand the pain he inflicted on her. In a rapid tit-for-tat dialogue they
blamed each other with the vehemence of passion.
Medea the Barbarian. The Greeks and their conquerors-cum-disciples the Romans regarded
any foreigner whose incomprehensible speech sounds like “ba ba” a barbarian. Thus the Colchians
were barbarians to the Greeks and the Germanic tribes were barbarians to the Romans. This is one way
to stigmatize the Other without the bother of definition or reasoning. Colchis is foreign land and must
needs be barbaric. Hence, Medea is a barbarian by association. Since barbarians are regarded as
inferior, they need not be treated with respect or consideration. Thus the barbarian is ipso facto
dehumanized, despoiled of their dignity and self-image.
Shortly after the beginning of the play, when Medea learns of her husband's marriage to King
Creon's daughter, she bursts into loud laments in her house about her misfortunes. This attracts the
attention of the chorus of Corinthian women, who were quite sympathetic to her. She gets out of the
house and addresses them as friends. She exhibits her knowledge of Greek culture with remarkable
savvy. Gone are the self-pitying torrents of grief. She talks to them with an easy grace that wins them
to her side, and advances arguments that appeal to their emotion. She begins by deploring the
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
166
insensitivity of certain citizens who hate foreigners simply by looking at them. She concedes that
foreigners must conform to the norms of the city that welcomes them, and this she does. But the
sudden misfortune that just now befalls her completely destroys her to the point where she no longer
wants to live. She wants to end it all because the man that means everything to her has become the
vilest of men. She then launches into a long exposition of the position of women in Greek society that
resonates with the Corinthian women. Women have the sorriest of lots. They have to buy a spouse,
who will be the master of their bodies without the right to choose. A greater stake is not to know
whether he will turn out to be a good man or a worthless bum. Furthermore, while the woman can be
cast aside without recourse, she cannot easily get out of a bad marriage. Only after she joins her
husband in his house, will she learn of the habits and customs she never suspected before. If he is a
good man, who shares with his wife the burden of the household, life is bliss; otherwise death is
preferable. When a man gets tired of conjugal life, he can seek relief outside the house. But the
woman has only one man to turn to. Some say women have a safe existence whereas men have to
carry the burden of war. But Medea says she would rather fight three battles than to have one
childbirth. It is known that in ancient Greece childbirth is the most fatal of all the hazards of domestic
life. For a barbarian, Medea's monologue shines for its deep insight and persuasiveness.
After Creon told her to leave his country immediately because he is afraid she might do him and
his daughter harm, Medea begs for a delay of one day to prepare for her and her children's exile, and
obtains it. Creon has a premonition that his decision might be a mistake. Having gained the sympathy
and friendship of the chorus, Medea takes its leader into her confidence. She admits she will use the
delay to plot the slaying of Creon, his daughter, and her husband. The Corinthian women do not seem
perturbed by her plans, but hope Medea will not carry them out. On the other hand, Creon's stern
warning that Medea and her children would die if by dawn they have not left Corinth makes him the
more barbaric of the two.
Jason comes unannounced. He blames Medea's sharp criticism of the royal family as the reason
for her exile. He says that if she just keeps her mouth shut, she and the children will be allowed to stay.
Now her stubbornness ruins any hope of reconciliation. Jason conveniently ignores the fact that Medea
is a victim of gross injustice. The royal family should know that breaking up her family to steal her
husband for the princess of the land is morally wrong. Creon knows that Medea is the only obstacle to
his intention of finding a suitable husband for his daughter. And he does not hesitate to flout law and
morality to achieve his end. As for the consequences of his act, he can deal with them by a fiat. Banish
the troublesome parties on any pretext. Jason, who benefits from the whole deal, embraces the solution
with ill-concealed smugness. For good measure, he goes on the offense by claiming that Medea
brought her misfortune upon herself. Not a word does he utter for justice, law, or morality.
Medea rejects all mistreatment and abuse visited upon her. As a princess accustomed to give
orders in her native land, she responds with great indignation to attempts at her sense of self-worth. As
a woman she weeps and wails at being rejected. That is the most peaceful reaction one can hope for.
But as a jilted wife, she feels violated to the deepest level of her psyche, the more so as the injury is
unprovoked. As a Colchian royal, a barbarian in Greek eyes nevertheless, she bristles with righteous
anger. If she buckles under, her enemies will ridicule her and perhaps her father and his house too.
Then the descendants of the sun god Helios will lose all dignity and honor to a group of oath breakers,
scofflaws and rascals. This she cannot allow. Perhaps it is not just barbarians who plot a terrible
vengeance. All decent human beings would feel outraged beyond limits when treated in similar
manner. The only difference may be how an individual feels the intensity of the hurt and the toxicity of
the injury being inflicted. Medea cannot allow corrosive injustice to eat away her honor; she has to
react to preserve her dignity and sense of self-worth.
She plans an awful retribution. It may be argued that her response is over the top. The loss of a
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
167
husband to a royal maiden does not rise to the level of damage that requires the taking of lives. But this
is a matter of opinion. In some modern societies lives are taken for much less. For example, road rage
kills total strangers, whose only crime is to anger some difficult motorist by driving in a certain way or
by arguing over driving behavior. On moral grounds we recoil at Medea's plotting blood revenge even
though we have to concede that crime of passion occurs frequently in some societies, down to modern
times. In love killing a rival has become less repulsive and more defensible. Still, killing has never
been condoned regardless of motives. In this sense, Medea's murderous act should not go unpunished.
But the worst crime of all is that of killing her own children. Medea agonizes over the scheme;
she reflects on it over and over. She cannot leave them to the whim of her enemies, who will subject
them to the worst kind of punishment. If they must die, it will have to be at her hand because she gave
them birth. She tries desperately to argue against infanticide. It was not an easy decision for her.
Finally, her pride, passion, and intent to revenge overcame all objections and scruples. Jason, who
injured her, has to pay; but killing him would be too easy and not punitive enough. He must be made to
suffer the way she has suffered every waking moment of his life. She will kill him by killing his
children. Then he will know what it is like to be dead but living to suffer the death of his heart, his
mind, and his soul. This is the ultimate vengeance she wants to inflict on the vilest of men that ever
lived.
If Medea has a reason to bring ruin on Jason's life, it is a matter to settle between them. Their
children, however, were innocent and should be kept harmless. Killing the children to punish their
father is evil. After drenching her hands in blood too many times Medea must be inured to
bloodletting. Those that treated her with leniency after her first few acts of violence out of sympathy
for her as a victim of injustice now should condemn her infanticide and demand punishment. But the
gods have a different idea. It must be that Medea's criminal acts, while reprehensible, do not disturb
them enormously. Perhaps they had planned the outcome all along. Perhaps as always they could not
care less. The gods are in the business of living for themselves and interfere in human affairs only at
their pleasure. They let humans free to live their lives as they see fit, and to bear the onus of freedom
and the awesome responsibility that goes with it. It seems they are totally indifferent to humans and
their condition. This is why the chorus concludes philosophically at the end that Zeus's dispensation for
the world is full of surprises.
Near the conclusion of the play, Medea appears in the sun god Helios's dragon-drawn chariot
above the stage; the symbolism cannot be lost on Jason. She is no longer a barbarian. Now he
confronts Medea not as a man with superior status, but as a broken man who has lost everything, his
children, his new wife, his old wife, his pride, and his dream. Medea holds all the cards. From a
woman who is spurned for another, a wife cast aside for another, a mother who agonizes over her
decision to kill his children, she has done the unthinkable in response to the unthinkable hand Jason
dealt her at the outset. After refusing to yield the bodies of the children to Jason and a long
stichomythia in which they blamed each other, Medea flies away in her chariot toward Athens leaving
behind a powerless man who mulls over his fate in the grand scheme of things.
Jason
Most scholars consider Jason a hero. The reasons are in all likelihood his leadership of the Argonauts
and a successful mission to a foreign land. He is, however, a pathetic figure but not a tragic one. The
rise of this promising youth, whose life had been saved by being smuggled away from the grasp of a
bloody usurper, and his fall as an oath breaking derelict is a cautionary tale. What success he achieved
he owed it more to outside forces than to personal qualities. The crucial role of Medea in his success
story is so powerful that it is hard to attribute it solely to his heroism or leadership. He showed
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
168
physical valor, which Medea boosted to supernatural proportions to conquer the challenge of the
superhuman strength of beasts. In wile, Jason yields to Medea, who renders harmless the fierce dragon
guarding the Golden Fleece that never sleeps. During the return voyage, every time a problem arises,
Medea is there to help solve it. Jason's role is eclipsed by the barbarian princess he married out of
expediency. In Euripides's play, Jason's anemic character pales beside the passion, violence, and
turbulence of his wife's soul. Still, without Jason Medea would never emerge so compellingly. What
strikes us about Jason is the negative side of his character, which makes him deserving of slight if not
contempt.
Jason the Non-Hero
At the head of the expedition to Colchis in quest of the Golden Fleece, Jason acts more or less like a
decent leader, though hardly a brilliant one. He was helped just about everywhere, by his own crew of
exceptionally talented sailors who were heroes themselves, by strangers, most notably by the Thracian
King Phineus, who showed the Argonauts how to pass through the Symplegades unharmed, and the
goddesses, as when Athena pushed the Argo through and beyond the clashing rocks without major
incidents. Under the protection of Hera, the Argonauts were never on their own. At Colchis, Medea
took over to ensure his success, again through the goddesses' intervention. On the return voyage, his
crew and Medea made sure that all ended well. Over water and over land, through stormy night and
scorching day, overcoming sin through expiation and giant through magic power, all obstacles were
subdued one by one just like leaves from the tree falling down one by one. Nowhere during the
adventure did Jason perform acts of heroism unaided. It is evident that he had success presented to him
in a gold platter. Thus, Jason led a charmed life as the Argo's commander.
Medea, who falls passionately in love with Jason, is the single most important agent of his
achievements. It is impossible to think of Jason's success at retrieving the Golden Fleece without
Medea. As for the meaning of the Golden Fleece, over the centuries it has spawned numerous theories
ranging from cultural artifacts to economic activities such as gold mining and sheep husbandry. But
the ancient legend of the Golden Fleece hinges on the crucial role of the Colchis princess. She
meticulously plans every step to take, from increasing Jason's strength and invulnerability to the proper
strategy to deal with earthborn warriors, and much more to secure the Golden Fleece. All she asks in
return is for Jason to be her husband. Yet she gets her wish only as long as Jason pleases. The moment
his ambition is fulfilled, Medea becomes dispensable. Even worse, she becomes a reactionary force to
do away with as quickly as possible. This is her reward for being in love.
Among the many ways Jason thinks up to push Medea into leaving, one is specially subtle and
ingenious. He points out that she should be grateful for having been brought from a benighted barbaric
land ruled by force to the enlightened and free Greek country, where justice and the rule of law prevail.
Her present fame is possible only in her new land, which offers the opportunity for it to flourish. If she
had stayed in her native country, no one would ever notice her worth. The implied slight is not lost on
the proud princess from Colchis. Whatever the merit of his contention, there is an element of truth in
the fact that strangers in a new land generally do better than in the old country. But it is not entirely
clear whether success in the new country is due solely to an environment that produces opportunities or
to the compelling need for the immigrant to “sink or swim” or to any mix of the two factors. Be it as it
may, it is ironic that Jason speaks of justice and rule of law when he obviously flouts the law and
commits enormous injustice in marrying a woman while being married to another. Also he disdains
justice in rejecting a wife that has done nothing wrong to him and to whom he owes his life although
Greek law allows divorce for any reason the husband chooses. Furthermore, he breaks an oath made to
the gods when he married Medea. To no avail does Medea remind him of the debt of gratitude he owes
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
169
her, her decisive involvement, and her great personal sacrifice, without which his success would be
jeopardized and his life severely threatened. But all that was in the past. Now she is a hindrance and a
burden. She must be removed to ensure the complete success of his ambition.
Jason dishonors the meaning of marriage. By remarrying without first dissolving his conjugal
ties to Medea, he shows utter disrespect to his wife and mother of his children. He tramples on her selfesteem and makes a mockery of his own decency. During his mission to fetch the Golden Fleece, he
had ample opportunities to show heroism. Yet he fell short. Now in the routine of domestic life,
opportunities for valorous heroism are scarcer, but those for love, duty and responsibility still abound.
And Jason is no hero to anyone, not to his wife, nor to his children. His thirst for power blinds him and
makes of him a worthless husband and father.
Jason the Oath-Breaker and Scoundrel
By marrying Glauce, Jason breaks his marriage vows sworn to the gods. He justifies his infamous act
by arguing that he really advances the greater good of the family and the future of his children. His
argument is simple to understand. By his marrying into royalty he can better protect and provide for
his family and keep them from privation. And his position in the royal family gives him unique
opportunities to raise their children in an abundant environment. Still he cannot explain away the fact
that he destroys his family by marrying Creon's daughter. He knows that Medea loves him with a
passion, yet he still goes ahead with his plan. He may protest that he has no ambition for himself, but
the fact is he is in line to become king when the aging Creon dies. The only peaceful way he can
become king is to belong to the royal family. And this he did. In Colchis, when the success of the
entire enterprise of the Argo hung in the balance, it was Medea that watched over him like a guardian
angel. He absolutely depended on her to overcome all the challenges of his mission. Even during the
return voyage it was Medea again that conquered all obstacles to ensure a safe reentry on Greek soil.
Out of necessity he promised to marry her. But Medea insisted on a pledge of fidelity before the gods.
He made the pledge, again out of necessity. But once everything has begun to settle down on Greek
land, he set his sight elsewhere, on the throne of Corinth. Marriage vows count for nothing to Jason,
who would rather marry a Greek woman than a barbarian one. But even a Greek woman counts for
nothing beside the kingship that has eluded him once in Iolcos. Now he is willing to throw away vows
and pledges for the sake of expediency.
Medea calls Jason the vilest of men, By his own confession, he did not remarry for love.
Perhaps that is true because when Glauce was burning to death, Jason was nowhere near. His absence
from a tragic event that set the entire royal household in commotion must reveal something about his
character. He remarried for a higher gain, the throne of Corinth. He has done his family tremendous
injury by remarryng without proper cause, and now he is showing total indifference to the tragic death
of his second wife. It seems what interests Jason is not people, but things, things such as kingship and
power. And if he must trample on people to achieve his goal, so be it. He sacrifices his honor, duty,
morality, family, and even the gods to pursue his own dream of becoming a king.
However, Jason still retains a bit of humanity when he cries his heart out over the death of his
children. Medea was right. Killing his children is the only way this man can be wounded to the core of
his soul. Now that they are dead, he wants so much to touch their lifeless bodies, to hold them, to kiss
them and to bury them himself. Too late it is that after abandoning his family he now realizes he loves
his children. Why he did not talk to them, hold them, or fight vigorously to keep them from exile while
they were alive is a puzzle only his tortured heart can unravel. When all is lost because of his actions,
Jason desperately looks for sympathy from Medea all the while cursing her for her inhumanity. In the
end, he comes around too late. The fate of a man who had the ability to better his moral standing but
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
170
did nothing is poignant. His downfall is his last achievement.
Jason the Beaten Man
In the last scene when Jason confronts Medea after she killed the king, his daughter, and her own
children, Jason is devastated. He curses her and invokes the gods to punish her. He likens her to a
lioness in ferocity for no Greek woman would ever kill her own children. He becomes a pathetic figure
embittered by a cruel fate that he never expected would befall him in his pursuit of power. Medea
appears in a chariot drawn by a dragon which her grandfather the sun god Helios sent to carry her off to
safety. In the chariot are the bodies of their sons, whom she will bury and honor with festivals. Now he
wants to touch and kiss his children, then bury them with his own hands. She refuses to let Jason touch
them though he begged. No man is so wretched as this erstwhile prince whose ambition went one step
too far.
The legend treats him even worse. After years of living as a shadow of his former self,
consumed by grief, remorse, and pain, the aging and lonely former chief of the Argonauts came to rest
under the heap of rotten wood that once was the proud Argo. A broken piece of old lumber fell on his
head, ending a life that started out full of promise, but turned to perdition when overreaching ambition
went awry.
Thus an ignoble end is the wages of irredeemable human folly. ■
Thomas D. Le
3 April 2015
* Medea by Evelyn De Morgan. Retrieved March 20, 2015 from
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/96/De_Morgan_Medea.jpg
Bibliography
Dmitri Daravanoghi. (2013, December 23). Everyday Life in Ancient Greece. [Video file]. Retrieved
from https://www.youtube.com/watch?v=HF09PRMQ7Dk
Euripides' Medea. (n.d.). [C.A.E. Luschnig, Trans.]. [PDF document]. Retrieved from
http://www.stoa.org/diotima/anthology/EuripidesMedeaLuschnig.pdf
Historyden. (2013, December 27). Ancient Greek history: Athens-07. [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=RGrE_87pEE0
Horde History. (2014, August 17). Who were the ancient Greeks: Real truth-Episode 1 (HD amazing
ancient history documentary). [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?
v=BcyDBMgXPRg
JohnHoffman. (2012, March 8). Women in Ancient Greece. [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=CUZFi6q8kWgm
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
171
MrGreekDocumentary. (2013, June 18). Ancient Greeks. Golden Age of civilization. History Channel
Documentary. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?
v=vHMu2gVzspA
The Ancient Greek World. (2002). Daily life: Women's life. [Video file]. Retrieved from
http://www.penn.museum/sites/greek_world/women.html
The Evolution. (2013, October 13). The Spartans (part one). [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=wOP3jV8WCtc
The Evolution. (2013, October 13). The Spartans (part two). [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=shAxtYL1FcM
The Evolution. (2013, October 13). The Spartans (part three). [Video file]. Retrieved from
https://www.youtube.com/watch?v=vzHHmSiVPpk
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
172
Marcus Aurelius Antoninus (121-180 AD): A Preliminary Glance
Thomas D. Le
The last of the good emperors and troop commander, in spite of himself, in absolute control of the vast
Roman Empire in its difficult time, Marcus Aurelius Antoninus was the closest to Plato's ideal of
philosopher king. There is scarcely an other exemplar of philosopher king in the Western world,
Frederick the Great notwithstanding. Incorruptible, fearless in combat as in life, Marcus Aurelius lived
up to the ideals of a stoic man, a stoic philosopher. As the title says, this tiny piece has no grand
ambition, but only one modest purpose: to whet your appetite for more information on this remarkable
man, who had grandeur, in relative terms, foisted upon him. He had the power to live in comfort, but
chose to live right. He would rather choose to live in peace, but had to pursue war to preserve an
empire that it was his responsibility to preserve.
Nineteen years in charge of the most powerful empire in the world extending from Britain to
Egypt, encompassing the entire Mediterranean basin and well into the German lands to the north, from
161 till his death in 180 AD, he had faced numerous threats to his empire. The plague that seemed to
have been brought into Rome by returning soldiers who had fought in the Parthian campaign in the east
decimated the population. The invasion of Germanic tribes from beyond the Danube destroyed the
undermanned Roman legions stationed in the northern frontier and penetrated the empire to the very
heart in the capital. The rebellion of a trusted general, Avidius Cassius, who proclaimed himself
emperor, posed a serious challenge to his status as emperor. As a hedge against an uncertain future his
wife Faustina plotted with Avidius Cassius, who used Egypt as his base of operation. But most
governors in the east remained loyal to Marcus Aurelius, and the Egyptian revolt ended with the
murder of Cassius by a centurion. No less life-threatening was his ailing health while on a protracted
campaign against the German barbarians, whom he eventually defeated.
In spite of his ill health during the campaign against the Germanic tribes, he found time to
confide his thoughts written in koiné Greek, in notes “to himself” from 175 till his death in 180 to help
with self-improvement and to expound Stoic philosophy, according to whose tenets he actually lived.
His work is more a notebook than a treatise, more like a self-help text than a philosophical theory.
Here and there obscure passages tell us he did not quite understand what he was writing. And we too
find it hard to comprehend them. Yet the work is imbued with a worldview of a stoic practicing the
tenets of the philosophy he embraced and recording his thoughts on how to live a life of virtue. Since
he wrote for himself to remind him of the precepts to live by, the book does not follow any structure,
and the themes of stoicism are scattered. However, the reader can impose organization and structure by
systematically going through the entire work. He had willed that these writings would be destroyed
after his death. Instead they were gathered and published in a volume of twelve books, now known as
Meditations. Not intended for publication, his writings were direct and straightforward like JeanJacques Rousseau's Confessions. Numerous translations exist, testifying to their continuing relevance
and worth to the modern world. Marcus Aurelius was not a philosopher in the sense of propounding
deep thoughts about fundamental questions such as being or the cosmos or epistemology, but he lived
by the precepts of his stoic philosophy and wrote about it to guide his behavior. He quoted Epictetus
repeatedly, and like him Marcus considered stoic philosophy as a way of life. Marcus's thoughts found
their way into Immanuel Kant and critics like Bertrand Russell found the Meditations inconsistent but
still worth discussing. Moreover, they are highly quotable. What follows is a disparate, disorderly
jumble of Marcus's thoughts, but it gives a flavor of his philosophy. A more systematic and sustained
reading of his Meditations must be done to give it justice.
True to his stoic philosophy, he lived a simple life, without respect for pleasure, which he could
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
173
enjoy as an emperor, if he had wanted to. As a stoic, he distinguishes between the things that are in
human control and those that are not. Humans should try to overcome problems that they can control,
and leave the rest alone. There is no use complaining about the weather because it is not in our control;
but we should master our feelings about the weather because they are. Likewise, no one can upset or
hurt our feelings unless we let them. Master your feelings and no one can disturb your peace of mind.
Marcus never feared pain or death, regarding both as natural occurrences outside of human control. He
extolled the virtue of living a good, moral life even at the cost of unhappiness.
According to him, you must live in conformity with universal nature, and must direct your
actions in relation to others in the political community. You must not retire away from society but must
be involved in the affairs of the community. Direct your thoughts to some common good instead of to
the thoughts of others. You must be independent and let the deity in you be your guidance. Be cheerful
and do not depend on others to prop you up.
Instead of providing more of his thought, let us have a taste of it through a few passages of the
Meditations via a well-known translation by George Long.
Some Quotations from Meditations
(George Long, Trans.)
1. Begin the morning by saying to thyself, I shall meet with the busybody, the ungrateful, arrogant,
deceitful, envious, unsocial. All these things happen to them by reason of their ignorance of what is
good and evil. But I who have seen the nature of the good that it is beautiful, and of the bad that it is
ugly, and the nature of him who does wrong, that it is akin to me, not [only] of the same blood or seed,
but that it participates in [the same] intelligence and [the same] portion of the divinity, I can neither be
injured by any of them, for no one can fix on me what is ugly, nor can I be angry with my kinsman, nor
hate him. For we are made for co-operation, like feet, like hands, like eyelids, like the rows of the upper
and lower teeth. To act against one another, then, is contrary to nature; and it is acting against one
another to be vexed and to turn away (Med., 2,1)
17. Of human life the time is a point, and the substance is in a flux, and the perception dull, and the
composition of the whole body subject to putrefaction, and the soul a whirl, and fortune hard to divine,
and fame a thing devoid of judgment. And, to say all in a word, everything which belongs to the body
is a stream, and what belongs to the soul is a dream and vapor, and life is a warfare and a stranger's
sojourn, and after—fame is oblivion (Med., 2,17).
9. Be not disgusted, nor discouraged, nor dissatisfied, if thou dost not succeed in doing everything
according to right principles, but when thou hast failed, return back again, and be content if the greater
part of what thou dost is consistent with man's nature, and love this to which thou returnest; and do not
return to philosophy as if she were a master, but act like those who have sore eyes and apply a bit of
sponge and egg, or as another applies a plaster, or drenching with water. For thus thou wilt not fail to
obey reason, and thou wilt repose in it. And remember that philosophy requires only the things which
thy nature requires; but thou wouldst have something else which is not according to nature.—It may be
objected, Why, what is more agreeable than this [which I am doing]?—But is not this the very reason
why pleasure deceives us? And consider if magnanimity, freedom, simplicity, equanimity, piety, are not
more agreeable. For what is more agreeable than wisdom itself, when thou thinkest of the security and
the happy course of all things which depend on the faculty of understanding and knowledge? (Med., 5,
9).
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
174
35. Loss is nothing else than change. But the universal nature delights in change, and in obedience to
her all things are now done well, and from eternity have been done in like form, and will be such to
time without end. What, then, dost thou say,—that all things have been and all things always will be
bad, and that no power has ever been found in so many gods to rectify these things, but the world has,
been condemned to be bound in never ceasing evil (IV. 45; VII. 88)? (Med., 9,35).
10. Throwing away then all things, hold to these only which are few; and besides, bear in mind that
every man lives only this present time, which is an indivisible point, and that all the rest of his life is
either past or it is uncertain. Short then is the time which every man lives, and small the nook of the
earth where he lives; and short too the longest posthumous fame, and even this only continued by a
succession of poor human beings, who will very soon die, and who know not even themselves, much
less him who died long ago (Med., 3,10).
6. If thou findest in human life anything better than justice, truth, temperance, fortitude, and, in a word,
anything better than thy own mind's self-satisfaction in the things which it enables thee to do according
to right reason, and in the condition that is assigned to thee without thy own choice; if, I say, thou seest
anything better than this, turn to it with all thy soul, and enjoy that which thou hast found to be the best.
(Med., 3,6).
37. Thou wilt soon die, and thou art not yet simple, nor free from perturbations, nor without suspicion
of being hurt by external things, nor kindly disposed towards all; nor dost thou yet place wisdom only
in acting justly (Med., 4,37).
10. Repentance is a kind of self-reproof for having neglected something useful; but that which is good
must be something useful, and the perfect good man should look after it. But no such man would ever
repent of having refused any sensual pleasure. Pleasure then is neither good nor useful (Med., 8,10).
40. Life must be reaped like the ripe ears of corn (Med., 7,40). ■
24 March 2015
Thomas D. Le
Bibliography
Essay on Marcus Aurelius Antoninus (in Librivox of the World's Best Literature, Ancient and Modern,
volume 3. (n.d.). [Audio file]. Retrieved March 24, 2015 from https://librivox.org/search?
q=marcus%20aurelius&search_form=advanced
Gottfried Leibniz. (2012, September 28). Marcus Aurelius. [Audio file]. Retrieved March 23, 2015
from https://www.youtube.com/watch? v=UdPoaI33RmE
History Documentary. (2014, December 10). The Roman Empire: The reign of Marcus Aurelius.
[Video file]. Retrieved March 23, 2015 from https://www.youtube.com/watch?
Firmament
Volume 8, No. 1, April 2015
175
v=5xV8Z70LOvI
Klaudio Marashi. (2014, January 1). Marcus Aurelius=Meditations. [Video file]. Retrieved March
23, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=yXcmkSqAqTI
Long, G. (n.d.). Thoughts of Marcus Aurelius Antoninus. [ebook]. Philadelphia, PA: Henry Altemus.
Retrieved from http://www.gutenberg.org/files/15877/15877-h/15877-h.htm
Marcus Maxwell. (2014, July 7). Michael Sugrue-Marcus Aurelius Meditations: The stoic ideal.
[Video file]. Retrieved March 13, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=Z27Saih7JK4
The Philosophy of Marcus Aurelius (in the Meditations). (n.d.). [Audio file]. Retrieved March 24,
2015 from https://librivox.org/search?q=marcus%20aurelius&search_form=advanced
The Thoughts of Emperor Marcus Aurelius Antoninus. (n.d.). (G. Long, Trans.). Retrieved March
24, 2015 from http://www.gutenberg.org/files/15877/15877-h/15877-h.htm