Firmament - Thế Hữu Văn Đàn

Transcription

Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
The
Firmament
Literary Journal
Th‰ H»u Væn ñàn
January 2014
1
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Contents
To The Reader
Minh Thu. Một Chuyện Du Ngoạn Thổ Nhĩ Kỳ
Thanh Trà Tiên Tử. Giấc Mơ Trên Đám Mây Điện Toán
Sóng Việt Đàm Giang. Thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Phạm Trọng Lệ. Bài Diễn Văn Lỉch Sử Của Abraham Lincoln
TMCS. Giới Thiệu Thơ Tản Đà Và Trần Nhương
Tản Đà. Muốn Làm Thằng Cuội
TMCS. (tr.). Dreaming to Be the Moon-Boy
Trịnh Phúc Nguyên (tr.) Rêver d'être Cuội
Nguyễn Chân (tr.) Envie d'être incarné en menteur sur la lune
TMCS. Cuội Ơi
TMCS. (tr.) Oh, Moon-Boy
Trần Nhương. Vừa Đủ
TMCS. (tr.). Just Enough
TMCS. Vừa Đủ (in six-eight verse)
Trịnh Phúc Nguyên. (tr.). Juste ce qu'il faut
Bính Hữu Phạm. Từ Paris Đến Ba-Lê
Diễm Âu. Sớm Mai
Sóng Việt Đàm Giang. Của Người Và Ngựa 2014
Thanh Trà Tiên Tử. Tâm Sự Với Hoa Mẫu Đơn
Poetry Corner
Nguyễn Ngoc Cảnh. Màu Da Đen
David Lý Lãng Nhân. Cát Sông Hẳng
Marceline Desbordes-Valmore. La lune des fleurs
David Lý Lãng Nhân. (tr.). Trăng Huyền Hoa
Victor Hugo. Oceano Nox
David Lý Lãng Nhân. (tr.). Đêm Đại Dương
Gérard de Nerval. Dans les bois
David Lý Lãng Nhân. (tr.). Chốn Rừng Hoang
Anonymous. (tr.). In the Woods
David Lý Lãng Nhân. Sư Tử Ở Trong Rừng
Haiku Poetry
Kim Châu. Một Bóng
Kim Châu. Không Nhà
Kim Châu. Độc Hành
Kim Châu. Nát Tan
Kim Châu. Hừng Đông
Kim Châu. Thuyền Nan
La Fontaine. La grenouille qui veut se faire aussi grosse que le boeuf
Thomas D. Le. (tr.). The Frog Who Wanted to Become as Big as a Bull
Thomas D. Le. Introducing Lysistrata: the Power of Women
Aristophanes. Lysistrata
Æsop. Fables :
The Farmer and the Snake
The Fawn and His Mother
The Bear and the Fox
2
4
5
15
22
29
35
36
36
36
37
37
37
38
39
39
40
42
45
55
66
68
68
69
69
70
71
73
75
75
76
77
78
78
79
79
79
80
80
81
81
82
94
126
126
126
126
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
3
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
To The Reader
4
Dear Friend and Reader,
Cloud computing, near field communications? If Thanh Trà Tiên Tử's fantasy (her computerese
is not) makes your head spin in a daze, take heart. It could get scarier if she really started you on
assembly language or the esoterica of the Octagon of I Ching. Just open your heart and enjoy her
musings, all the while realizing that the “cloud|” is just the good old Internet. Then come down to earth
and follow Minh Thu to the land that straddles East and West, whose Islamic heritage was overlaid
partly upon a Christian foundation and whose vast expanse contains the famed city of Troy, to which the
most beautiful woman in the world was taken, and which fell to the treacherous Greeks, who after nine
years of unfruitful siege had left a “gift” on the beach in the form of a huge wooden horse. The Trojans
fell for the ruse, and the rest is history, uh, legend. Beware the Greeks bearing gifts. Remember?
Of venerable buildings in Viet Nam perhaps few can rival the hoary tradition of the thousandyears-old Temple of Literature, which housed the Academy of Letters dedicated to the education of the
elite and gifted commoners. Sóng Việt Đàm Giang takes us on a highly informative tour of this Ha Noi
building complex, which still undergoes additions and renovations in modern times.
The cataclysmic but defining series of events known as the American Civil War pitted two
economies, intellectual currents, and cultures: agrarian vs. industrial, slavery vs. abolition, Southern
gentry vs. Yankee entrepreneurship, traditionalism vs. modernity. President Lincoln's Gettysburg
Address, a powerful, pithy recognition of the sacrifice of soldiers in this conflict, is here studied by
Phạm Trọng Lệ, more for its language qualities than for its political content. Speaking of language,
Bính Hữu Phạm shares an interesting angle on loan words, foreign borrowings that flood any language
to add richness and color to the native stock.
In a tale of the twilight zone, Diễm Âu explores the dimensions of mind that defies explication.
Think what you want; but beware reality is not what you think. On a lighter note, David Lý Lãng Nhân
brings holiday cheer in an anecdote on winging it by a third-rate actor.
At the rapid approach of the Lunar New Year, the traditional Tet, is an engaging essay on the
animal of the Zodiac that designates the year. Exploring the long-standing relationship between man
and horse, Sóng Việt Đàm Giang examines its inextricably intertwined symbiotic cohabitation with man
which allows the one to build a culture and the other to receive a high regard for its historical role.
TMCS and his scholarly cohorts Trịnh Phúc Nguyên, Nguyễn Chân, Trần Nhương join forces to
create a mosaic of charming trilingual poems about the legendary male figure who is supposed to ride
his banyan tree perch to the moon and who is often taken as a confidant in matters of the heart, all built
around Tản Đà's lyrical poem on the moon. Trần Nhương continues the lyrical tone with a catalogue of
qualities a woman has in enough measure to inspire undying love.
Kim Châu's Haiku, Nguyễn Ngoc Cảnh's, Thanh Trà Tiên Tử's poetry and David Lý Lãng Nhân's
series of translations from Victor Hugo and Gérard de Nerval are simply a joy to read during this holiday
season.
Ah, the power of women! Aristophanes continues to show his aversion to war, but this time
gives voice and pass the baton to women, who in only a half-farcical manner take charge to end the
absurd war between land power and sea power. Thomas D. Le tries to capture the spirit of the comedy,
but knows he has to defer to you the reader in deciding if war is too important to leave to men alone.
Happy Year of the Horse! ■
Thomas D. Le
Thế Hữu Văn Đàn
January 2014
To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join
Thế Hữu Vǎn Ðàn web site: http://thehuuvandan.org.
Send comments and submissions to: [email protected]
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
5
M¶t Chuy‰n Du Ngoån Th° Nhï Kÿ
một đất nước nối liền hai châu Âu-Á
Minh Thu sÜu tÀm và biên soån
Trong bài kỳ này Minh Thu xin mời quý độc giả cùng Minh Thu đi một chuyến du ngoạn Thổ Nhĩ Kỳ,
một xứ sở bao la gồm 800.000 cây số vuông với 5% thuộc về Âu Châu và 95% thuộc về Tiểu Á Châu
(Asia Minor) với khá nhiều thắng cảnh, các thành phố cổ, cùng những di tích lịch sử đáng để du khách
tứ xứ tới viếng thăm. Các ảnh hưởng văn hóa với kiến trúc La, Hy, Byzantine, Ả Rập đã lưu lại nước
Thổ những di tích quý báu như Pergamon, Ephesus, thành Troy v…v…. Thật vậy Thổ Nhĩ Kỳ có những
thắng cảnh và di tích hấp dẫn thu hút du khách tới thăm thú một nước có thời từng là cái nôi của đế quốc
Ottoman rộng lớn trải từ Á sang Âu.
Như đa số độc giả hẳn đã rõ khi xưa thành phố Constantinople (về sau còn được gọi là Istanbul),
trong nhiều thế kỷ đã được chọn làm thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng bây giờ tuy là Istanbul không còn
là thủ đô của xứ sở này nữa, vì vào năm 1923 thủ đô Thổ Nhỉ Kỳ đã được rời đến Ankara, thì Istanbul
vẫn tiếp tục giữ vững cái vị thế lịch sử của mình và không hề mất đi cái vai trò quan trọng về những mặt
như chính trị, chiến lược, thương mại, kinh tế và du lịch.
Người đã có công dựng nên đế chế Byzantine chính là Đại Đế La Mã Constantine. Sau khi chinh
phục được phía Đông, Ngài đã nhìn xa trông rộng để thấy rõ cái địa thế vô cùng thuận lợi của eo biển
Bosphorus (hình 1 và hình 2) nối Địa Trung Hải với Hắc Hải. Kết quả là thành phố Constantinople đã
được thiết lập. Địa danh này tất nhiên có nghĩa là thành phố của Constantine.
Hình 1.- Bản đồ giữa Hắc Hải và Địa Trung Hải. Nguồn: Wikipedia Britannica.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
6
Hình 2.- Eo biển Bosphorus nối liên hai châu Âu-Á. Nguồn Wikipedia.
Với vị trí đó Constantinople đã trở thành điểm giao lưu vô cùng trọng yếu cho đế chế Byzantine,
không những về mặt thương mại, chính trị, mà còn là điểm tiếp giáp giữa hai nền văn hóa Âu-Á. Rồi
dưới sự bành trướng và thống trị của đế chế Ottoman hồi năm 1453, địa danh Constantinople bị đổi
thành Istanbul.
Có thời thành phố Constantinople đã được chọn làm kinh đô của Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thế kỷ,
dù rằng nay Istanbul không còn là thủ đô của xứ Thổ nữa.. Đó là vì năm 1923 thủ đô của Thỗ Nhĩ Kỳ đã
được chuyển về Ankara, một thành phố mới mẻ so với lịch sử lâu đời của nước này. Dù không còn giữ
vị trí thủ đô, Istanbul, tuy nhiên, vẫn giữ được vị thế lịch sử của mình.
Nhưng để trở lại mục đích của bài này về những thắng cảnh và những di tích lịch sử của Thổ Nhĩ
Kỳ, mời quý vị độc giả hãy cùng Minh Thu đi tham quan một số thắng cảnh du lịch được đa số du khách
ưa chuộng. Trước hết ta phải kể đến giáo đường Hagia Sophia (hình 3), một nhà thờ Thiên Chúa cổ xưa.
Tiếp đó sẽ là Đền Hồi Giáo Blue Mosque. Hai di tích này đều được coi là biểu tượng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
7
Hình 3.- Thánh đường Thiên Chúa Giáo Hagia Sophia. Nguồn: Wikipedia.
Giáo đường Hagia Sophia được coi như một biểu tượng cho kiến trúc Byzantine với những mái
vòm cao rộng, các cánh cửa gạch hình vòng cung và mang một mầu sắc hồng thắm riêng biệt mát mắt
người thưởng ngoạn (hình 4). Sau khi đế chế Ottoman thay thế đế chế Byzantine, nhà thờ Hagia Sophia
được biến đổi thành một ngôi đền Hồi giáo trong một thởi gian dài cho đến khi đền thờ Ottoman
Mosque hoàn thành thay thế cho Hagia Sophia. Hiện nay Hagia Sophia trở thành một viện bảo tàng lộ
thiên về tôn giáo ở Istanbul.
Hình 4.- Bên trong đền thờ Hagia Sophia với những vòm trần ngoạn mục. Nguồn: Wikipedia.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
8
Như đã đề cập ở trên Blue Mosque là một trong hai biểu tượng của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi đền này
được xây dựng dưới thời đế chế Ottoman, một đế chế đặt niềm tin vào Hồi giáo và có thời biên giới trải
suốt từ phía Tây Âu đến các xứ vùng Balkan. Một đế chế kéo dài gần 500 năm trên các lãnh thổ Âu lẫn
Á, với 38 triều vua. Kiến trúc của Blue Mosque chịu ảnh hưởng mạnh của Ả Rập, Ba Tư và được coi là
một trong những kiến trúc đẹp nhất trong những ngôi đền Hồi giáo, đồng thời cũng là một biểu tượng
kiến trúc rực rỡ của giáo phái này (hình 5).
Hình 5.- Đền Hồi Giáo Blue Mosque còn mang tên là Đền Sultan Ahmed I. Nguồn : Wikipedia.
Đền Blue Mosque được xây dựng trên vị trí của cung điện của đế chế Byzantine, nằm đối diện
với nhà thờ Hagia Sophia và được hoàn tất vào năm 1616 dưới triều Sultan Ahmed I. Được mệnh danh
là Blue Mosque vì tường bên trong đền được trang trí bằng những viên gạch tráng men mầu xanh da trời
nhạt khiến người đời biết đến cái tên Blue Mosque hơn là tên chính Sultan Ahmed Mosque nguyên thủy
của nó. Lối trang trí bên trong đền thờ rất đẹp đầy nét trang nghiêm, tôn kính. Thoạt mới nhìn thì tưởng
là đơn sơ nhưng khi nhìn kỹ mới thấy những họa tiết tỉ mỉ, cầu kỳ. Những lớp trần cao thấp hình mái
vòm mầu hồng nhạt mang một nét vẻ kỳ lạ. Ở phía bên ngoài đền là các mái vòm lớn nhỏ mầu xám nhạt
nằm sát nhau với sáu cột thẳng cao vút chung quanh sân đền.
Ngoài những đển thờ, Istanbul còn có cung điện Topkapi bên ngã ba eo biển Bosphorus và
Golden Horn với cảnh quang rất ngoạn mục. Hiện nay Điện Topkapi trở thành viện bảo tàng có trưng
bầy viên ngọc 80 carats nổi tiếng thế giới.
Nhưng lùi xa hơn về quá khứ, dưới thời cai trị của đế quốc La Mã, một trong những thắng cảnh
thiên tạo về suối nước nóng đã được các vua chúa thời đó tận dụng biến thành một đô thị Hierapolis để
làm nơi nghỉ ngơi dưỡng bệnh cho giới quý tộc. Đó là vùng Pamukkale, nằm về phía tây nam nước Thổ
Nhĩ Kỳ, nơi ngày nay được gọi là “cung điện bông gòn”. Thật vậy, đứng từ xa nhìn thì ai cũng nghĩ đó là
một ngọn đồi tuyết phủ trắng xóa, in trên triền núi bao quanh. Nhưng đó không phải là tuyết mà chỉ do
sự cấu thành đặc biệt giữa loại khoáng chất và nước ở vùng này. Hình ảnh cả một vùng đồi núi trắng xóa
phản chiếu xuống mặt hồ nước trong xanh đủ làm du khách sững sờ trước vẻ mỹ lệ của vùng.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
9
Hình 6.- Đồi núi trắng xóa như tuyết phủ của vùng Pumakkale. Nguồn: Wikipedia.
Pamukkale (Cotton Castle) là một ngọn đồi khá cao, khoảng 200 mét so với mặt biển, thuộc vủng núi
lửa, và ngày nay được công nhận là một trong những công viên nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Pamukkale
nằm trên một khu vực đặc biệt có suối nước nóng lẫn khoáng chất calcium carbonate (CaCO3). Khi
chẩy qua vùng đất này hai tố chất đó gặp làn không khí mát lạnh nên đã phân giải ra, carbon dioxide
(CO2) bốc đi và calcium carbonate tụ lai, khiến tạo ra hiện tượng thiên nhiên trắng xóa tuyệt mỹ cho
vùng Pamukkale. Những khoang hồ, những thềm hồ, những vùng đất trắng xóa như bông gòn trải dài 2
cây số rưỡi, rộng 600 mét, đã biến hiện tượng thiên nhiên này thành một thắng cảnh độc nhất vô nhị cho
sự thưởng ngoạn của du khách bốn phương (hình 7).
Hình 7.- Các khoang hồ suối nước nóng mầu xanh trong veo ở Pamukkale. Nguồn : Wikipedia
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
10
Suối nước nóng Pamukkale đã được biết đến từ hai nghìn năm trước. Không phải là điều ngẫu nhiên mà
thành phố cổ Hierapolis (hình 8) đã được thiết lập trên đồi Pamukkale. Chính vào thế kỷ thứ II trước
Công Nguyên, vua Attalos II của xứ Pergamon, sau khi chiến thắng, đã chọn xây cất các đền thờ ở đây,
nơi được thời đó coi như đất thánh của xứ này. Sau đó vua Eumenes đã đổi tên thành Hierapolis (có
nghĩa là thành phố của Hiera, tên hoàng hậu của Telephus, người được truyền thuyết cho là vì vua đã
sáng lập ra xứ Pergamon.). Di tích Pergamon hiện còn tồn tại ở phía Nam thành Troy (hình 9), nơi cũng
là một trong những di tích thu hút những du khách thích tìm hiểu về nền văn hóa cổ Hy lạp. Không
giống như nhiều thành phố cổ khác, nơi đây được xây dựng trên khu đồi núi đá vôi rắn chắc cao hàng
trăm mét. Ngày nay, khu di tích này chỉ còn lại rất ít những công trình được bảo tồn.
Hình 8.- Di tích cổng Domilia vào một trong những thành phố cổ có niên đại lâu nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ là
thành phố Hierapolis (nay thuộc thành phố Bursan) được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên.
Hình: Dennis Jarvis.
Hình 9.- Di tích nơi diễn ra các nghi lễ cúng tế thần linh của thành phố trong thành Troy. Nguồn:
Wikipedia.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
11
Thổ Nhĩ Kỳ có khá nhiều thành phố cổ với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, Thành Troy
(ngày nay thuộc thành phố Pamukkale) là thành phố thần thoại nổi tiếng trong các bài thơ Iliad và
Odyssey. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc chiến giữa người Trojan và người Hy Lạp vì người đẹp
Helen. Trong hình là nơi diễn ra các nghi lễ cúng tế thần linh của thành phố.
Nhưng trở lại chuyện hình thành của thành phố Hierapolis thì một trong những lý do chính của
việc tbiết lập Hierapolis là những suối nước nóng có chứa khoáng chất, chẩy qua đây. Hierapolis có đầy
rẫy di tích những khu phòng tắm, những nơi nghỉ ngơi dưỡng bệnh của các vua chúa và các nhà quý tộc.
Ngoài những thắng cảnh thiên tạo, Pamukkale còn có những di tích cổ đáng thưởng ngoạn.
Trong số đó không thể nào không nói đến nhà hát Hierapolis lộ thiên (hình 10) với du khách lũ lượt đến
ngoạn cảnh. Hí viện lộ thiên này được xây theo hình bán nguyệt, với khoảng 45 tầng ghế ngồi cho 25
nghìn cử tọa. Di tích nảy đang được trùng tu để du khách có thể nhìn nhận được rõ ràng hơn về một di
tích đã bị thởi gian cùng động đất tàn phá, lấp vùi.
Hình 10-. Di tích nhà hát cổ Hierapolis, nằm bên sườn một ngọn đồi Pamukkale, xây theo kiểu hình bán
nguyệt, có sức chứa khoảng 25.000 người. Nguồn: Wikipedia.
Từ năm 1988 Pamukkale và Hierapolis đã được UNESCO thừa nhận là di sản thế giới. Nhiều
khách sạn đã được xây cất gần các dòng suối ôn tuyền để du khách có thể ngâm mình dưỡng sức.
Đến du ngoạn xứ Thổ Nhĩ Kỳ đa số du khách đều muốn thăm viếng di tích đền Artemis (hình 11)
ỏ Ephesus. Vậy Artemis là ai mà đã được người đời xưa cung kính sùng bái lập đền thờ như vậy mà cho
đến thời nay người người cũng lũ lượt tới di tích ngôi đền của nàng để chiêm ngưỡng?
Trong chuyện thần thoại Hy Lạp, Artemis là con gái của Zeus và Leto, đồng thời là em sinh đôi
của Apollo. Nàng thường được nhận diện như nữ thần trinh trắng thích săn bắn, bên mình luôn mang
theo cung, tên. Về sau Artemis được tôn thành Thần Mặt Nguyệt đồng thời Apollo được coi là Thần
Thái Dương.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
12
Hình 11.- Di tích cổ đền nữ thần săn bắn Artemis, tọa lạc ở Ephesus. Nguồn: Wikipedia.
Ephesus, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là Efes, là một thành thị ở Ionia của Hy Lạp, được những nhà thuộc địa từ
Nhã Điển (Athens) đến thiết lập vào thế kỷ thứ X trước Công Nguyên. Thành phố này tọa lạc ở Ionia,
nơi con sông Cayster chảy ra biển Aegean. Ngày nay địa điểm khảo cổ này nằm cách Selcuk của tỉnh
Ýzmir 3 cây số về hướng Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các di tích Ephesus là những thắng cảnh di tích được
quốc tế và du khách ưa chuộng nhất, một phần vì chúng ở khá gần phi trường Adrian Manderes và quá
giang cảng Kupadaný.
Hình 12.- Di tích đô thị Ephesus ở Ionia, luôn có đông đảo du khách viếng thăm.Nguồn : Hình của một
du khách.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
13
Ephesus (thuộc thành phố Kusadasi) được xây dựng cách đây 3.000 năm là trung tâm kinh tế văn hóa
của người La Mã ở châu Á (hình 12). Đây cũng là thành phố La Mã lớn thứ 2 của thế giới thời kỳ đó về
mật độ cư dân sinh sống chỉ sau Roma (Italia, Thủ đô của đế chế La Mã). Toàn bộ khu khảo cổ của
thành phố này trải dài trên một con đường khoảng hơn 3 cây số với nhiều phế tích bao gồm: cung điện,
quảng trường, nhà hát, thư viện (hình 13), sân vận động.
.
Hình 13.- Khu thư viện nhìn từ phía sau. Nơi đây chứa hàng nghìn tài liệu, sách cổ. Nằm ngay bên dưới
những ngọn đồi xanh mướt, công trình này nổi bật giữa thiên nhiên.
Không phải chỉ đi đến những nơi xa Istanbul du khách mới thấy được những di tích cổ nằm trong xứ
Thổ Nhĩ Kỳ, vì ngay bên trong lòng thành phố Istanbul ngày nay của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn lưu giữ nhiều
công trình của một thành phố cổ từ thời các nhà vua của đế chế Ottoman. Trong số đó phải kể đến hầm
nước ngầm, đào xây kiên cố dưới lòng thành phố Istanbul và được coi là một trong những công trình vĩ
đại (hình 14). Hầm nước này chứa hàng chục nghìn mét khối nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của
người dân toàn thành phố thời kỳ đó. Cho đến nay, công trình này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, phục
vụ cung cấp nước cho thành phố.
Hình 14.- Hầm chứa nước cổ kiên cố, vĩ đại nằm sâu dưới lòng thủ đô Istanbul mà hiện vẫn còn được
thành phố này sử dụng. Nguồn: Wikipedia.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
14
Đến đây để giúp quý độc giả thấy không phải chỉ có những nơi di tích lịch sử quan trọng mới được Thổ
Nhĩ Kỳ lưu tâm gìn giữ bảo trì mà ngay những cảnh sắc thiên nhiên, cũng đã được thế hệ ngày nay trang
trọng thiết lập như khu vườn hoa lá cỏ cây mát mắt dưới đây trong thành phố Hierapolis (hình 15).
Hình 15.- Khu vườn hoa lá xanh tươi mà người nước Thổ đã không quên thiết lập giữa thành phố cổ
Hierapolis đầy những di tích lịch sử, hầu đem lại cái mát mắt cho du khách.
Là một trong những nơi có nền văn minh hưng thịnh nhất của thế giới thời La Mã cổ đại, ngày nay Thổ
Nhĩ Kỳ vẫn còn bảo tồn được dấu tích của nhiều thành phố được xây dựng cách đây hàng nghìn năm.
Đó há chẳng là điều đáng để du khách nguỡng mộ Thổ Nhĩ Kỳ sao? Hơn nữa, trong số các nước có đa
số dân theo Hồi giáo, có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ là một xứ ôn hòa với dân trí cao. Người Thổ luôn tri ân ông
Mustapha Kemal, vì vào năm 1923 ông đã tạo lập ra nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Kemal cũng đã có
đủ sự can trường và uy tín để tách thần quyền Hồi giáo ra khỏi chính quyền, với luật pháp công lý thay
thế kinh Koran, khiến tạo được thế đứng vững vàng cho nước Thỗ Nhĩ Kỳ ngày nay. ■
Melboune, Tháng 8/2013.
NGUỒN THAM KHẢO :
- Britannica Encyclopaedia . The Free Wikipedia.
- Wikipedia.
- Các Websites du lịch trên Internet.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
15
GiÃc MÖ Trên ñám Mây ñiŒn Toán
Thanh Trà Tiên Tº
Dường như mùa Xuân đang rót mật vào hoa, tô xanh xanh nhánh lá, và thả la đà bướm bay. Thục Vân
mơ màng nhìn ra vườn, bất giác ngâm khẽ “Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô1”
"Vạn vật xuân vinh” có khác. Lòng người cũng hân hoan. Thục Vân thoáng nghĩ: “Vườn đào Thiên giới
vào Xuân chắc phải thơ mộng lắm!”
Niệm vừa khởi thời cảnh giới liền xuất hiện. Chưa đầy một sát na, Thục Vân đã váy áo thướt tha, tóc dài
cài trâm dạo vườn thượng uyển trên thiên cung. Đào viên vào Xuân đẹp trên cả tuyệt vời. Vô vàn cành
đào tươi thắm sắc hồng rung rinh trong nắng gió. Những áng mây bồng bềnh nổi lên giữa những ao
nước trong veo nom như những hòn non bộ. Từ mặt nước ánh vàng ánh bạc nhú lên dăm chiếc lá Sen
còn đậm màu son đỏ. Đây đó rập rờn cánh bướm, ríu rít tiếng chim ca.
“Nhưng sao chả thấy các chư Thiên, Tiên nữ dạo chơi như mọi bận nhỉ?” Thục Vân đưa mắt nhìn quanh.
Thấy một ngôi lầu bát giác nhỏ xinh cách đó không xa lắm, nàng liền bước tới. Khi nàng vừa tới nơi,
một bảng điện tử bằng thủy tinh siêu mỏng hiện ra trước lối vào và một giọng ghi âm vang lên: “Tiên
Tử, xin vui lòng điền mật khẩu hoặc quét thẻ ra vào”. Thục Vân ngơ ngác không hiểu chuyện gì: “Ta
đang tỉnh hay mơ, chúng sinh tu thập thiện không còn Sát Đạo Dâm Vọng v.v. mới được lên thượng
giới. Không lẽ có sự lạ này nơi Tiên giới ư?”
May thay lúc đó, một chư Thiên xuất hiện. Vị Thiên giả này có nét mặt khôi ngô tuấn tú, đôi mắt sáng
ngời và cặp mày rậm. Thiên giả mặc chiếc áo mầu xanh lục trên ngực trái thêu hình một con rồng uốn
lượn. Nhận ra ‘người quen’, Thục Vân hớn hở chào: “Thanh Long chư Thiên, có thẻ ra vào không?”.
Thanh Long lịch thiệp chào nàng và rút một tấm thẻ in hình Ngọc Hoàng, rồi lướt nhẹ qua mặt bảng
điện tử. Vị chư Thiên cười thân thiện: “Near field communication NFC – công nghệ giao tiếp cận
trường, chắc là Tiên tử biết chứ?”
Thục Vân thầm nghi ngờ: “Là Thần thông của Tiên giới hay công nghệ nơi hạ giới vậy? Phải từ từ hỏi
chư Thiên mới được.”
Thanh Long chư Thiên ngồi bên nàng trên một chiếc ghế băng trong lầu bát giác, và ân cần giải thích:
“Tiên tử đã nghe qua thuật ngữ Cloud Computing tức là công nghệ Điện Toán Đám Mây phải không?
Hôm nay, Ngọc Hoàng Thượng Đế đang triệu tập một nhóm các chư Thiên Tiên tử đi tu nghiệp cấp tốc
về quản lý các nguồn tài nguyên dữ liệu từ hạ giới phóng lên.”
- Vậy sao Thanh Long chư Thiên còn ở đây? Thục Vân ngạc nhiên thắc mắc.
- Ta mà đi thì ai giúp Tiên tử vào đây ngồi? Thanh Long vui vẻ đùa, và nói tiếp: “Ta đã tốt nghiệp khoá
học này đợt tu nghiệp trước rồi. Giờ ta được Ngọc Hoàng phong cho chức Giải Pháp Kỹ Thuật Số Thiên
Long, phụ trách thiết kế và quản lý các ứng dụng của Điện Toán Đám Mây và số hóa khu vực Đông
phương Thiên cung, là nơi có cả đào viên này đây, Tiên tử giúp ta một tay chứ?”
Hai vị đang nói chuyện thì nghe có tiếng cười ôn hòa. Một Tiên ông râu tóc trắng như cước bay tới, tay
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
16
phải ông cầm chiếc quạt ba tiêu có vẽ hình đồ Bát Quái. Thấy vậy, Thục Vân mừng rỡ chắp tay cúi đầu
cung kính chào, rồi reo lên: “Thái Thượng Lão Quân, Thục Vân vãn bối kính ngưỡng tiên sinh vô
cùng!”
Thái Thượng Lão Quân mỉm cười, chào nàng và chậm rãi hỏi:
- Tiên tử mới lên đây, vậy Tiên tử có biết chuyện gì khiến hạ giới gửi lên đây nhiều dữ liệu với những
ứng dụng vô cùng cầu kỳ, làm xôn xao cả thượng giới chăng?
Thục Vân lúng túng, không biết nên xin lỗi hay bắt đầu giải thích từ đâu. Thấy vậy, Thanh Long đỡ lời
và khiêm nhường giải thích:
- Kính thưa Thái Thượng Lão Quân. Hạ giới ồ ạt dùng các ứng dụng công nghệ điện tử và mạng ảo toàn
cầu. Gần đây, họ xin cài đặt các ứng dụng đó và liên tục chuyển các dữ liệu lên thượng giới để khi cần
dùng thì kéo từ ‘Mây’ xuống. Họ gọi đó là những dịch vụ Điện Toán Đám Mây. Các dữ liệu do các ứng
dụng tạo ra khi dùng và lưu giữ càng ngày càng gia tăng về khối lượng, phong phú và đa dạng: nào bài
viết nào phim ảnh, và chứa nhiều tiềm năng cho việc phân tích nên có thể gọi là một kho tàng Đại Dữ
Liệu.
Thái Thượng Lão Quân trầm ngâm trong dòng suy tư:
- Phải, từ ngày có một vị Đại nhân lên thượng giới, mọi việc có chút xáo trộn, việc gì cũng số hóa. Vị
chư Thiên này dâng lên Ngọc Hoàng những món đồ chơi di động từ hạ giới, nào điện thoại thông minh,
nào máy tính bảng, thế là Ngọc Hoàng bỏ bê việc cai trị Tam giới, say mê các ứng dụng điện tử và tò mò
phân tích dữ liệu của Diện Thư Facebook xem hạ giới nói gì về thiên giới. Quần thần tể tướng, Thiên đại
tướng quân, Thiên long bát bộ cũng mở tài khoản Diện Thư chơi trong đó suốt ngày đêm, có khi trễ nải
việc làm mưa làm gió. Ngọc Hoàng lại ra lệnh cho ta luyện tiên đan trường sinh trong lò Bát Quái để
chữa bệnh cho vị chư Thiên này, và còn ưu ái phong ông là làm Kỹ Thuật Số Thiên Đại Tướng Quân
hay Bình Quả Thiên Đại Tướng Quân.”
Vốn thích phân tích chữ nghĩa, Thục Vân hăm hở suy đoán: “Bình quả là từ Hán Việt, nghĩa là quả Táo.
Ồ, vậy là Steve Jobs tiên sinh từ hãng Quả Táo rồi! Chắc Bình Quả Thiên Đại Tướng Quân chơi thân với
Táo Quân lắm. Một vị lấy chữ Táo của tiếng Việt, một vị lấy chữ Táo của Hán Việt là lò bếp.”
Thanh Long chư Thiên vui vẻ cười: “Tiên tử không sai. Ông ấy thường hài hước nhận mình là Quả Táo
Thiên Đại Tướng Quân đấy. Thuở xưa, Tề Thiên Đại Thánh chỉ thích những quả đào trường sinh. Còn
ngày nay vị Thiên giả mới lên này khiến cả Thiên Đình chuyển sang.. ăn táo!!”
Quay sang Tiên ông, Thanh Long thưa tiếp: “Thưa Thái Thượng Lão Quân, Bình Quả Thiên Đại Tướng
Quân mới dâng lên chiến lược chuyển hóa kỹ thuật số và được Ngọc Hoàng chấp thuận giao cho hàng
Tera2 thiên binh các loại để xây dựng Thiên Đình điện tử nhằm cai trị Tam giới. Hiện nay họ đang số hóa
Thiên Thư là sách trời có cả sổ sinh tử nữa.”
Quay lại nhìn Thục Vân, vị chư Thiên nửa đùa nửa thật: “Các chúng sinh cõi Thiên đang học dùng kỹ
thuật số để điều khiển gió mưa, gọi sấm gọi chớp đấy, vị nào không chấp nhận và sử dụng công nghệ
mới có thể sẽ bị đày xuống hạ giới. Tiên tử cẩn thận nhé!”
Thục Vân đi từ ngạc nhiên nọ đến ngạc nhiên kia – chuyện nào cũng như quen như lạ, hư hư thực
thực…
Thái Thượng Lão Quân quay sang nàng, hiền từ hỏi:
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
17
- Ngọc Hoàng ra lệnh số hoá Bát Quái nâng cấp thành Bát Quái 2.0! Hai con giúp ta việc này nhé! Ta đã
bàn với Thanh Long rồi, để làm được việc này, cần thêm một Tiên tử biết hệ nhị phân. Thanh Long giới
thiệu rằng Thanh Trà Tiên Tử có thể giúp Lão đây.
Nghe đến đề tài quen, Thục Vân cười tươi, vui vẻ nhận lời:
- Lão Tử Tiên Sinh, con chỉ là nữ nhi, sức yếu tài mọn, nhưng với việc đếm loanh quanh 0 và 1 thì con
hy vọng giúp được Tiên Sinh.
Thái Thượng Lão Quân gật gật đầu, mỉm cười hài lòng: “Được lắm!” Thanh Long nhanh nhẹn bước ra
sân, đưa tay vận khí chuyển gió làm phép chuyển dịch cây cối trong vườn, để lại khoảng sân trống với
một hình vòng tròn trước mắt họ. Quanh vòng tròn là những cây đào rực rỡ đơm hoa. Vòng ngoài phía
sau chỗ họ đứng là một hàng lê và mận trổ hoa trắng rất thơ mộng! Thục Vân vô cùng thích thú, đưa mắt
nhìn vị chư Thiên tỏ ý biết ơn!
Thái Thượng Lão Quân nháy mắt và nhắc: “Tiếp tục thôi!” Thanh Long mỉm cười và gật đầu lễ phép.
Thái Thượng Lão Quân đưa chiếc quạt ba tiêu lên phe phẩy và đọc khẩu quyết. Giọng Tiên ông trầm ấm
vang vang, tuôn trào từ nguồn nội công vô cùng hồn hậu. Thần thái ông thật siêu phàm giữa mây gió bao
la:
- “Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng3”
Hình 1
Nguồn: Thuyểt Quái, chương 3.
Khoảng sân từ từ biến đổi, nhật nguyệt tinh tú chuyển dời, gió thổi mây bay, mưa nắng tuyết sương đan
xen nối tiếp nhau hoán xoay chầm chậm. Một Thái Cực Đồ dần dần xuất hiện (Hình 1). Từ hư vô tĩnh
lặng sinh Thái Cực vận hành, sau đó xuất hiện hai chấm điểm một là Dương Căn, một là Âm Căn – nằm
đối diện nhau, cân đối hai bên tâm điểm vô hình của vòng tròn. Cả vòng Thái Cực đó chia làm hai nửa.
Nửa Âm dâng nước ôm quanh Dương Căn (phía dưới trong hình 1); nửa Dương nổi lên như hòn non bộ
với những vách núi đá – ôm quanh Âm Căn (phía trên trong hình 1). Thanh Long bay hướng Nam tới
nơi rộng nhất của nửa Dương, vẽ ba vạch liền ☰ và xướng lên: “Càn tam liên”4 (Càn ba vạch liền). Thục
Vân bay hướng Bắc tới nơi rộng nhất của nửa Âm vẽ ba vạch đứt quãng ☷. Nàng nhìn Thái Thượng Lão
Quân. Tiên ông gật đầu. Nàng xướng tiếp: “Khôn lục đoạn” (sáu vạch đứt). (Hình 2a vẽ đúng theo quy ước
Bát quái: Càn là trời bên trên, Khôn là đất bên dưới; Hình 2b xoay theo quy ước Bắc trên Nam dưới cho độc giả dễ hình
dung).
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
18
Từ Càn, Thanh Long quay lại nhìn về phía Khôn, rồi xoay thân bay về phía phải vẽ 2 vạch liền và một
vạch đứt quãng chen giữa ☲ và xướng lên: “Ly trung hư” (Ly rỗng ở trong). Thục Vân bay hướng đối
diện và vẽ hai đường đứt đoạn ôm một đường liền ở giữa chúng ☵, và xướng: “Khảm trung mãn”
(Khảm đầy ở trong). Ly là lửa và Khảm là nước.
Lão Quân vẫn uyển chuyển tay múa quạt ba tiêu và miệng hô khẩu quyết, phong thái uy nghi:
- “Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái sinh vô lượng3”
Chư Thiên và Tiên Tử khinh công bay qua bay lại. Phía Đông Nam xuất hiện thêm những vạch Đoài,
Tây Bắc xuất hiện Cấn; phía Tây Nam là những vạch Tốn, và Đông Bắc là vạch Chấn (Hình 2b). Mỗi
lần như vậy, chư Thiên Tiên tử lại nhịp nhàng xướng lên:
Chấn ngưỡng vu (Chấn ngửa bát) ☳ ; Tốn hạ đoạn (Tốn dưới đứt) ☴
Đoài thượng khuyết (Đoài khuyết trên) ☱ ; Cấn phúc uyển (Cấn úp chén) ☶
Thái Thượng Lão Quân say sưa múa quạt và hô khẩu quyết:
“Thiên địa định vị,
Sơn trạch thông khí,
Lôi phong tương bạc
Thủy hỏa bất tương xạ,
Bát Quái tương thác”5
Như vậy, bốn cặp đối: trời và đất, núi và đầm, sấm và gió, nước và lửa đối xứng, tương giao với nhau.
Chúng do khí âm dương lưu chuyển mà hình thành. Trong Dương có Âm căn. Trong Âm có Dương căn.
Từ thuần Âm ☷ Khôn là Đất (địa) nơi mùa Đông băng giá, bước sang tới Chấn là sấm chớp (lôi), âm
khí bắt đầu giảm dần, dương khí hình thành ☳; tới điểm Ly là lửa (hỏa), nơi mùa Xuân nắng ấm, dương
lên âm giảm ☲; tới Đoài ☱ thì dương thịnh âm suy chỉ còn như khói sương nơi mặt đầm ao (trạch). Khi
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
19
tới Càn, âm tàn chỉ còn thuần Dương ☰ là Trời, mùa Hạ. Trong Dương có Âm căn, cội rễ khởi thủy của
Âm. Tiếp tục đi về Tốn ☴ là làn gió (phong) se lạnh thổi qua phên, Âm bắt đầu hình thành, dương bắt
đầu giảm dần. Tiếp đó là Khảm, nơi con suối nước (thủy) mùa Thu tuôn róc rách, âm gia tăng và dương
thuyên giảm ☵. Lại đi tiếp tới Cấn ☶ là núi (sơn) mây tuyết phủ, lúc này âm thịnh mà dương suy. Khi
Dương tàn, nơi thuần Âm ☷ cũng là nơi bắt đầu của Dương, nên Dương căn ở giữa thuần Âm (Khôn).
Thái Thượng Lão Quân tiếp tục đưa tay múa quạt, Xuân lai Xuân khứ, hoa nở hoa tàn, chim chóc tung
bay, cá tôm bơi lội, vạn cảnh hiện ra xoay vần sinh động trong vòng Thái Cực Đồ ngay giữa đồ hình Bát
Quái. Thái Thượng Lão Quân tiếp tục hô khẩu quyết:
- Số hóa Phục Hy Tiên thiên Bát Quái chuyển thành Bát Quái Nhị Điểm Linh.
Theo lệnh Tiên ông, Thanh Long nhanh nhẹn vung tay phóng chưởng chuyển ba vạch ☰ Càn thành 111,
miệng xướng: ứng với 7 thập phân. Thục Vân xoay mình múa tay chuyển Khôn thành 000, cũng xướng:
ứng với 0 thập phân. Cứ thế Thanh Long và Thục Vân bay qua lại, luôn ở vị trí đối diện nhau xuyên qua
tâm điểm của vòng Thái Cực Đồ và chuyển những vạch liền tượng trưng cho dương thành 1 và vạch đứt
đoạn tượng trưng cho âm thành 0. Phía Đông, khi Ly thành 101 (ứng với 5 trong hệ đếm thập phân) thì
cùng lúc tại phía Tây, Khảm thành 010 (ứng với 2). Khi Thanh Long chuyển Đoài thành 011 (ứng với 3)
thì đối diện đó, Thục Vân chuyển Cấn thành 100 (ứng với 4). Lúc Chấn thành 001 (ứng với 1) thì Tốn
thành 110 (ứng với 6). Nơi nào là 1 thì nơi đối diện tại vị trí tương ứng xuất hiện 0, và ngược lại.
Tới đây, Thanh Long và Thục Vân say sưa ngắm tiểu mô hình kết hợp Thái Cực Đồ và Bát Quái 2.0.
Thục Vân chắp tay thắc mắc: “Lão Tử Tiên Sinh, xin người giải thích. Con mới thấy Tứ Tượng sinh Bát
Quái, còn Bát Quái sinh vô lượng thì sao?”
Lão Tử gật đầu, nhìn sang Thanh Long. Vị chư Thiên cung kính đưa tay chắp ngang ngực nhìn Thái
Thượng Lão Quân thưa:
- Như con hiểu, chúng ta có thể khai triển thêm các vạch âm dương. Ví dụ, để số hóa 64 quẻ Bát Quái,
chúng ta sẽ nâng lên dùng 6 vị trí của dương 1 và âm 0. Thuần Càn sẽ là 111111 ứng với 63 trong hệ
thập phân, Thuần Khôn 000000 ứng với 0, Thuần Khảm 010010 (18) Thuần Ly (45) 101101, v.v. Mỗi vị
trí ghi số 0 hoặc 1 gọi là một bit. Cứ 8 bít gọi là một byte. Công nghệ máy tính giờ rẻ lắm, ngày nay hạ
giới còn có thể ghi hàng TeraByte, cứ thế mà sinh vô lượng.
Thục Vân bỗng trở nên suy tư: “Ôi, lòng tham ái của chúng sinh Tam giới sẽ khai triển phân biệt biết
bao 0 và biết bao 1, từ Vô Cực thuần nhu mà sinh là vô lượng oan khiên… bể khổ trầm luân, đâu là
dừng lại..?”
Thái Thượng Lão Quân mỉm cười, vuốt râu, và chậm rãi giải thích:
- Đạo có trước tất cả. Từ khi khai hóa, vũ trụ chuyển dịch vận hành liên tục không ngừng không nghỉ,
thảy đều theo Đạo lý tự nhiên. Chúng sinh Tam giới từ địa ngục tới cõi Thiên không rõ lẽ Đạo, lại muốn
vạn sự theo ý mình, nên cứ thế thay đổi, mải mê phân biệt nhị nguyên, đảo lộn vạn sự vạn vật, nhiều khi
phá vỡ cân bằng âm dương của vũ trụ. Các con nhìn xem, các cặp quẻ Bát Quái đối diện nhau qua tâm
của Thái Cực Đồ đều có tổng số 111 như nhau. Chỗ nào là âm thì vị trí tương ứng ở điểm đối diện Thái
Cực đồ là dương, và ngược lại. Thay đổi âm dương ở một nơi một việc, dẫn đến thay đổi âm dương nơi
khác, việc khác. Thế là người này vui thì kẻ khác lại lo, chỗ này giàu có, nơi kia nghèo nàn. Hễ tâm khởi
niệm sinh một phân biệt điều gì đó là tốt hay có lợi, lập tức xuất hiện điều ngược lại là xấu hay bất lợi.
Thục Vân chắp tay lễ phép hỏi:
- Kính thưa Tiên Ông, khi những con số 0 và 1 đoàn kết gắn bó, hay âm dương thuận hòa thì thiên hạ
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
20
thái bình. Một cơ thể con người có thể xem như một vũ trụ nhỏ, âm dương không cân bằng, hoặc nhiệt
hoặc hàn, tất sinh bệnh tật. Điều đó cũng vậy với một địa cầu, một tiểu thiên hay đại thiên. Quả vậy, hiện
tượng hâm nóng toàn cầu cho thấy sự cân bằng đó bị phá vỡ, có phải là đáng ngại không?!
Thanh Long cũng trở nên trầm ngâm:
- Và trong xã hội, quốc gia hay công sở, mỗi người mỗi ý, biết bao hệ tư tưởng, trạng thái tình cảm, biết
làm sao giữ cho được sự cân bằng đây?
Lão Tử đưa tay chỉ dòng nước mềm mại trước mắt họ – khúc êm ả mêng mang nơi đất bằng, khúc lại
cuồn cuộn đổ từ trên núi cao xuống, lúc lại hóa thân thành áng mây rỗng rang lang thang. Tiên ông nói
tiếp:
- Hãy uyển chuyển linh hoạt như nước trước mọi biến đổi của vũ trụ và cuộc sống xã hội. Áp đặt trật tự
trái đạo cũng là phá vỡ trật tự. “Vô vi nhi vô bất vi6”, “không làm mà không gì là không làm6”. Nước
cũng vậy mềm mỏng mà mạnh mẽ, những tưởng nước không tự làm gì mà nước có thể công phá được
thành quách, tưởng là nước không hình dạng mà hình dạng nào nước cũng có thể có, êm đềm hay dữ dội
tưởng đục tưởng trong mà vẫn thuỷ chung vẫn là nước. Mấy ai hiểu rằng ép dân theo luật lệ hà khắc của
mình đề ra không bằng tâm phục họ, thuận theo lẽ tự nhiên giúp họ an sống no ấm sung túc, yêu thương
gia đình; đó chính là khi các vị quân vương theo Đạo vận hành chuyển dịch mà trị quốc tề thiên. Khi dân
tin theo làm theo, sơn hà thiên hạ thái bình, thì trị mà như không trị…”
Bỗng nhiên Thanh Long rút một tấm thẻ thuỷ tinh siêu mỏng và đọc lên:
- Có thông điệp khẩn của Ngọc Hoàng. Mạng điện toán của Thiên Đình bị phá hoại, có yêu quái đột
nhập vào Thiên Thư Google tìm cách sửa đổi bản đồ Biển Đông nơi hạ giới, lại có yêu quái giả danh lập
tài khoản Nam Tào và Bắc Đẩu trong Diện Thư hòng kiếm tiền qua sổ sinh tử giả. Thiên Lôi và Thần
Sấm đang tạo bức tường lửa điện tử bảo vệ Thiên Đình. Thượng Đế ra lệnh các chư Thiên, Tiên tử tuyệt
đối không được sử dụng Diện Thư hay các ứng dụng khác, Thiên cơ bất khả lộ!
Mây gió chòng chành. Thục Vân hoảng hốt nhìn lại Đào Viên. Mây ngàn, non bộ, ao nước, đào viên,
cùng bao chim chóc cá tôm bỗng rúng động chuyển thành các chuỗi số vô vàn 0111100010100… Chúng
bị phân rã, tiêu hủy thành những con số 0 và 1. Những con số 0 và 1 đó tách rời khỏi nhau, mọc chân
mọc tay, hình như chúng lập thành hai đội quân tranh luận phải trái, thiện ác, đẹp xấu, lớn nhỏ v.v. rồi
tuốt gươm giao chiến. Nhất thời, Thục Vân chỉ kịp nghĩ: “Cần phải cứu Tam giới khỏi chấp kiến Nhị
Nguyên!”
Thục Vân mới chỉ kịp nghĩ như vậy, dưới chân nàng, mây chòng chành chòng chành. Giọng Thái
Thượng Lão Quân văng vẳng xa dần: “Vô vi nhi vô bất vi….” Quanh nàng, những đám mây dần vỡ vụn
thành những con số 0 và 1 rời rạc, tan tác rớt xuống hạ giới, như những hạt mưa…
Thục Vân bàng hoàng tỉnh giấc trên án thư. Ngoài trời, mưa Xuân giăng lất phất. Nàng nhấc tập bản
thảo còn dở dang lên đọc hàng tiêu đề – Nghiên cứu về các dịch vụ Điện Toán Đám Mây và phân tích
Đại Dữ Liệu. “Là ta mơ..?” Thục Vân ngỡ ngàng…
Lúc đó, giọng phu quân từ một căn phòng khác vọng tới: “Thê Nhi, em đã xếp áo lam để sáng mai lên
chùa chưa vậy?” Thục Vân khẽ mỉm cười - trước mắt nàng thấp thoáng cổng Tam Quan. Nàng thốt lên:
“Không môn, Vô Tướng môn, và Vô Tác môn! Biết đâu… ”
Trên bàn là hình ảnh Lão Tử siêu phàm thoát tục in trên bìa một cuốn sách cổ. Ngoài trời, mưa Xuân lất
phất…■
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
21
Thanh Trà Tiên Tử
Xuân Vũ mộng trung bút lục.
Chú Thích:
1.Trích một bài kệ của Thiền Sư Vạn Hạnh
2. Tera hay 1 trillion là 1 000 000 000 000 (1012)
3. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Dịch
4. Nguyễn Hiến Lê, Kinh dịch: Đạo của người quân tử
5. Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ và Huyền Linh Yến Lê, Thuyết Quái, chương ba: Tiên Thiên Bát Quái.
http://nhantu.net/DichHoc/HAKINH/TQ_Ch03.htm
6. Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử - Đạo Đức Kinh
Tài liệu tham khảo khác:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Bát_quái_đồ
Tiểu Nham, Vị lai Bát quái phương vị http://chanhkien.org/2011/08/vi-lai-bat-quai-cloCphuong-vi-phan1.html
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
22
Thæm Væn Mi‰u - QuÓc Tº Giám,
Hà N¶i, ViŒt Nam
Sóng ViŒt ñàm Giang biên soån
Văn Miếu môn (Tam quan)
Mô hình Văn Miếu- QTG năm 1484
Khu Văn Miếu-Quốc Tử Giám tại Hà Nội (tức kinh đô Thăng Long ngày trước) được thành lập có lẽ từ
trước triều đại nhà Lý, nhưng đã được vua Lý Thánh Tông nhà Lý (1054-1072) xây dựng lại để thờ
Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và các hiền nho. (1)
Qua đến thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) thì vua cho xây cất thêm phòng ốc Quốc Tử Giám
(1072) dành đặc biệt để dậy giỗ con cháu Hoàng gia và các bậc quyền quý.(2)
Gần 2 thế kỷ sau đó, sang đến đời Trần, vua Trần Thái Tông (1253) cho mở rộng Quốc Tử Giám
và cho phép con nhà thường dân học lực xuất sắc được vào học. Qua đời Trần Minh Tông, nhà giáo Chu
Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và khi ông qua đời (1370) thì được
vua Trần thời đó cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Thời Lý và thời Trần có rất nhiều chùa, đền được xây cất tuy nặng về đạo Khổng. Sang đến thời
Hậu Lê thì Nho giáo trở nên rất thịnh hành. Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ vào năm 1484,
gồm cả trăm bia nhưng hiện nay chỉ còn 82 bia ghi lại công danh sự nghiệp những người đỗ Tiến sĩ từ
khóa năm 1442 đến thời điểm đó (1484).
Đầu thế kỷ thứ 19, Văn Khuê Các được xây thêm. Qua thời kỳ chiến tranh Văn Miếu Quốc Tử
Giám bị hư hại và chỉ được trùng tu dần dần kể từ cuối thế kỷ thứ 20. Coi như hầu hết phần sau của Văn
Miếu Quốc Tử Giám như nhà Thái Học, nhà chuông, nhà trống đều được xây cất thêm vào sau này.
Vào đầu năm 2003, thành phố Hà Nội đã cho đúc tượng đồng Vua Lý Thánh Tông, Vua Lý Nhân
Tông, Vua Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An để thờ tự trong nhà Thái Học như
ta thấy hiện nay.
Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Tài liệu cho biết toàn thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây cất từng khu, từng lớp theo
trục Bắc Nam, mô phỏng theo khu Văn Miếu thờ Khổng Tử của Trung Hoa; tuy nhiên, kiến trúc ở đây
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
23
đơn giản hơn. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu-Quốc Tử Giám từ cửa Văn Miếu đi vào là cổng Văn Miếu,
Đại Trung môn, Khuê Văn Các, Đại thành, và cổng Thái Học.
Từ cổng chính Văn Miếu môn, vào khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại
Trung môn. Ngang với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Bức
tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu
Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây
khép kín ra vào bằng cửa Văn Miếu. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc
hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền
gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian
giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.]
Mô hình VM-QTG năm 1805
Khuê Văn Các
Con đường thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại nối tiếp thẳng tới Khuê Văn Các. Từ
hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng
với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải. Hai hồ nước được đào ở vị trí tương tự
như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất.
Nối tiếp, Khuê Văn Các (gác Sao Khuê) là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và
bốn mái hạ, cao gần chín thước, xây dựng vào năm 1805, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời
tỏa tia sáng. Hai bên phải trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia
Tiến sĩ. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng. Có ba bậc thang đá bước lên nền vuông này để qua
cửa Khuê Văn các. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các
mặt trụ sơn trắng đều có chạm trổ các hoa văn. Tầng trên làm bằng gỗ sơn màu đỏ có chút thếp vàng trừ
mái lợp và những phần trang trí góc mái.
Trong Khuê Văn các là sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có
diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ,
mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống
tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển
sơn son thiếp vàng 3 chữ Khuê văn các. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp
vàng. Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng
khoa thi hội.
Khu tiếp theo là bia Tiến sĩ và hồ nước vuông Thiên Quang Tỉnh (giếng soi ánh mặt trời).
Ý nghĩa của Văn khuê các và hồ vuông Thiền Quang. Theo Kinh Dịch những con số lẻ (1, 3, 5,
7, 9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển, Khuê văn các có 8 mái là bát quái, có
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
24
thêm 1 nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương. Theo quan niệm của người xưa, giếng Thiên quang
hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê văn tượng trưng cho bầu trời, có ý
nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá Nho
học Việt Nam.
Hình chụp 2012
Hình chụp 2006
Hai bên phải trái hồ Thiên Quang là khu nhà bia tiến sĩ, mỗi bên là 41 tấm dựng thành 2 hàng
ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng
nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng rùa đá. Hiện còn 82 tấm bia về các
khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779.
Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ,
cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là hai tòa đình thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu nhị kỳ trong
Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà danh tính còn khắc
trên bia đá. (Năm 2006 thì bia Tiến sĩ còn được phép bước lại gần quan sát, năm 2012 người viết trở lại
thì hai hàng bia đều được trang hoàng, có thảm lót và cấm lại gần, có lẽ vì là sau tết Âm lịch).
Tòa đình vuông thờ bia
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Bia Tiến sĩ
25
Bia tại Tòa đình
Qua cửa Đại Thành là vào khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám - Văn Miếu. Cũng như cửa
Đại Trung, cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc
3 chữ Đại thành môn . Bên phải hai hàng chữ nhỏ khắc Lý Thánh Tông, Thần Vũ nhị niên, Canh Tuất
thu, bát nguyệt phụng kiến có nghĩa là: "Tháng 8 mùa thu năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2
đời Lý Thánh Tông vâng sắc xây dựng". Cửa Đại Thành, mở đầu cho khu vực của những kiến trúc thờ
Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v... và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời
xưa.(3)
Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát tràng. Hai bên phải trái của
sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn trải suốt chiều
rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U . Phía
sau và song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề
rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông.
Sân trước Đại Bái Đường
Thượng điện và khu Khải thánh phía sau cùng
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
26
Thượng Điện ở phía sau gồm 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa bức bàn đóng kín 5
gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Gian chính giữa có cái khám và ngai lớn để trên một
bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Cách 2 gian 2 bên tới những gian khác cũng có bệ
xây và cũng có khám, trong khám có ngai và bài vị. Bên trái có 2 ngai thờ Tăng tử và Mạnh tử; bên phải
có 2 ngai thờ Nhan tử và Tử tư, Chu công không còn đuợc thờ nữa. Bốn vị được thờ trên đây tức là Tứ
phối được quy định thờ từ ngày mới xây dựng Văn Miếu. Ngoài bài vị ra cả 4 vị đều có tượng gỗ sơn
thiếp.
Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh người ta có thể
đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu, hoặc cũng có thể từ sau lưng Thượng Điện qua
cửa tam quan. Cửa này là cửa chính cũng xây 3 gian, có mái lợp và cánh cửa đóng mở. Từ bên ngoài
vào đền Khải Thánh cũng có thể qua một cổng nhỏ có cánh mở ở góc Đông Nam nơi tiếp giáp với bức
tường ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải Thánh.
Kiến trúc đền Khải Thánh sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên và đền thờ ở giữa. Đền
Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử Giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại. Năm 1946 quân Pháp đã
bắn đại bác phá hủy cả. Kiến trúc ngày nay là hoàn toàn mới. Toàn bộ mái đều được lợp hai lớp ngói lót,
trên là một lớp chì dày 1,5mm rồi đến một lớp ngói lót nữa, và trên cùng là ngói mũi hài. Phần giữa các
cột nhà với chân đá tảng cũng đặt một tấm chì dày 1,5mm để chống ẩm từ dưới lên. Nền sân đều được
lát gạch bát tràng.
Phần sau cùng là khu Tiền đường và Hậu đường: đây là công trình hoàn toàn mới do thành phố
Hà Nội xây dựng lại vào năm 1999.
Nhà Tiền đường 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch, mặt ngoài để
trần không trát. Gian đầu hồi và gian thứ ba mặt trước, mặt sau đều có cửa bức bàn chấn song con tiện
dẫn sang nhà Hậu đường.
Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng. Tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái. Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư
Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và
nền giáo dụ Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu Quốc Tử Giám cùng giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát
huy di sản văn hoá dân tộc. Tầng 2 có 5 gian.Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng
Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học Việt Nam. Đó là vua Lý Thánh
Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông. ■
Chu Văn An
Lý Thánh Tông
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
27
Nhà Trống và nhà Chuông chụp từ lầu 2 Hậu đường
Ghi Chú
* Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên... soạn thảo (1272 1697).Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992). NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành
(1993). Chi tiết về các vua đuợc viết trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như dưới đây.
(1)
Lý Thánh Tông (Thánh Tông Hoàng Đế)
Tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông. Mẹ là Kim Thiên Thái Hậu họ Mai, khi trước chiêm
bao thấy mặt trăng vào bụng rồi có mang, ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, Thuận Thiên thứ 14 [1023],
sinh vua ở cung Long Đức. Năm Thiên Thành thứ 1 [1028], được sách phong làm Đông Cung Thái Tử.
Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu, ở ngôi 17 năm [1054- 1072], thọ 50 tuổi [1023-1072], băng ở điện
Hội Tiên.Canh Tuất, Thần Vũ năm thứ 2 [1070], .Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng
Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây.
(2)
Lý Nhân Tông (Nhân Tông Hoàng Đế)
Húy Càn Đức, con trưởng của Thánh Tông, mẹ đẻ là thái hậu Linh Nhân, sinh vua ngày 25 tháng giêng
năm Bính Ngọ, Long Chương Thiên Tự thứ 1 [1066], ngày hôm sau lập hoàng thái tử. Thánh Tông
băng, vua lên ngôi hoàng đế, ở ngôi 56 năm [1072 - 1127], thọ 63 tuổi [1066 - 1127], băng ở điện Vĩnh
Quang. Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước
nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là
vua giỏi của triều Lý.
Lý Thánh Tông sinh năm 1023, lên năm tuổi được vua phong Đông Cung Thái tử (1028). Vua qua đời,
lên ngôi vua khi 31 tuổi (năm 1054); trị vì 17 năm rồi mất (1072). Con trai trưởng của Lý Thánh Tông
là Lý Nhân Tông sinh năm 1066. Vì vua bố (Lý Thánh Tông) có con trai đầu lòng rất trễ (43 tuổi) nên
sinh mới được một ngày đã đuợc vua phong làm Hoàng Thái tử. Và chỉ vừa mới bốn tuổi (1070), Hoàng
Thái tử đã được cho đến học ở Văn Miếu như Đại Việt Sử ký toàn thư ghi chép ở trên. Như thế Quốc
Tử Giám đã có từ trước năm 1070 và được vua Lý Thánh Tông cho trùng tu, xây cất thêm để cho Hoàng
Thái tử đến học. Khi đuợc 6 tuổi (1072) thì vua Thánh Tông qua đời và Lý Nhân Tông lên làm vua khi
mới 6 tuổi. Lý Nhân Tông là con của Nguyên phi Ỷ Lan, tức Hoàng Thái hậu Linh Nhân. Vì lên ngôi khi
quá nhỏ tuổi, quyền điều hành chính sự do sinh mẫu Ỷ Lan, và Thái uý Lý Thường Kiệt cùng Thái phó
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Lý Đạo Hành quán xuyến. Ông trị vì được 56 năm (ghi chú của SVĐG).
(3)
28
Lê Thánh Tông
Giáp Thìn, [Hồng Đức] năm thứ 15 [1484],
Làm điện Đại Thành ở Văn Miếu cùng nhà đông vu, tây vu, điện Canh phục, kho chứa ván in và đồ tế lễ,
[44a] nhà Minh luân, giảng đường đông tây, nhà bia đông tây, phòng học của sinh viên ba xá, và các
cửa, xung quanh xây tường bao. Link đọc Đại Việt Sử ký toàn thư:
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/
*Tài liệu tham khảo từ Wikipedia và một số trang nhà liên quan đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
*Bộ ảnh của tác giả bài viết.
Sóng Việt Đàm Giang
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
29
Bài DiÍn Væn LÎch Sº Cûa Abraham Lincoln
Phåm Tr†ng LŒ
Bài này giới thiệu, dịch và phân tích một áng văn hùng hồn trong lịch sử Hoa Kỳ, Gettysburg Address.
Ngày 19 tháng 11 năm nay cũng là ngày kỷ niệm 150 năm của bài diễn văn này.
Lincoln’s Gettysburg Address
Fourscore and seven years ago our fathers brought forth on this continent, a new nation, conceived in
Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.
Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived
and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war. We have come to
dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here gave their lives that that nation
might live. It is altogether fitting and proper that we should do this.
But, in a larger sense, we can not dedicate -- we can not consecrate -- we can not hallow -- this
ground. The brave men, living and dead, who struggled here, have consecrated it, far above our poor
power to add or detract. The world will little note, nor long remember what we say here, but it can never
forget what they did here. It is for us the living, rather, to be dedicated here to the unfinished work which
they who fought here have thus far so nobly advanced. It is rather for us to be here dedicated to the great
task remaining before us -- that from these honored dead we take increased devotion to that cause for
which they gave the last full measure of devotion -- that we here highly resolve that these dead shall not
have died in vain -- that this nation, under God, shall have a new birth of freedom -- and that
government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 1863, tổng thống Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của Hợp
Chúng Quốc Hoa Kỳ, được mời tới bãi chiến trường Gettysburg thuộc tiểu bang Pennsylvania, là nơi
trước đó 4 tháng rưỡi, trong ba ngày 1 – 3 tháng 7, năm 1863, đã xảy ra một trận chiến thư hùng giữa
hai phe miền Bắc (Union) và miền Nam (Confederacy), trong đó quân miền Bắc thắng nhưng cả hai bên
vừa chết vừa bị thương đến 50 ngàn binh sĩ.
Tổng thống Lincoln được mời để ban vài lời, mà theo như thư mời của ban tổ chức buổi lễ là để
cho “a few appropriate remarks” trong lễ dành một phần đất của bãi chiến trường khốc liệt trong cuộc
nội chiến Hoa Kỳ làm Nghĩa trang quân đội. Diễn giả đầu và chính của buổi lễ là Edward Everett, giáo
sư và viện trưởng đại học Harvard, một nhà hùng biện và ngoại giao, đọc bài ai điếu chính oration trong
2 tiếng đồng hồ. Khi ông Everett đọc xong thì đến lượt Tổng Thống Lincoln. Bài diễn văn 272 chữ vỏn
vẹn 10 dòng của Tổng Thống Lincoln quá ngắn khiến người thợ chụp hình thời đó chỉ kịp xếp ống ảnh,
chưa kịp chụp thì tổng thống đã nói xong. Ông quay lại nói với người ngồi cạnh “That speech won’t
scour” (Bài diễn văn này hỏng). Nhưng Tổng thống Lincoln không ngờ, chính diễn giả Everett hôm sau
gửi thư viết cho ông rằng:
“I should be glad, if I could flatter myself that I came as near to the central idea of the occasion,
in two hours, as you did in two minutes.” “Tôi sẽ hài lòng nếu như tôi có thể tự hãnh diện rằng mình đến
gần ý chính của buổi lễ, trong hai tiếng đồng hồ, như ngài đã đạt được trong hai phút.”
Gettysburg address nay trở thành một trong những áng hùng văn nổi tiếng trong lịch sử Hoa kỳ.
Tại sao bài diễn văn quan trọng?
Ðối với người Mỹ lúc đó, cuộc Nội chiến đã kéo dài hai năm trong 4 năm với mối đe doạ có thể tách
Hoa Kỳ làm hai xứ thù nghịch mà nguyên do chính là vấn đề người nô lệ da đen được coi như tài sản
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
30
trong những tiểu bang trồng bông và thuốc lá ở miền Nam. Trong bài diễn văn, Tổng Thống Lincoln
khai triển ý tưởng mọi người sinh ra đều bình đẳng “all men are created equal”, bao gồm trong ý tưởng
đó cả những người nô lệ da đen. Ông nới rộng thêm ý tưởng công bằng (equality) trong Emancipation
Proclamation (Tuyên Ngôn Giải Phóng người nô lệ da đen ở miền Nam và cho họ gia nhập quân đội có
lương miền Bắc) ban ra tháng giêng năm 1863. Ý niệm bình đẳng không nằm trong Hiến Pháp Hoa Kỳ
Constitution of the United States lúc đó, tuy rằng có đề cập đến trong câu thứ hai của bản Tuyên Ngôn
Ðộc Lập Declaration of Independence (“We hold these truths to be self-evident, that all men are created
equal...”) nhưng bản Tuyên ngôn không phải là một đạo luật.
TT Lincoln ví chính thể dân chủ ở Hoa Kỳ năm 1776 như sự ra đời của một hài nhi. Ðiều này có
ý nghĩa đối với cả các chính thể trên thế giới. Chính thể dân chủ ở Mỹ lúc đó còn non nớt: mới được 87
năm, và coi như một thí nghiệm. Trận nội chiến là một thử thách chính thể đó có thể tồn tại hay không.
Cũng định nghĩa ngắn gọn thế nào là một chính phủ dân chủ: government of the people, by the people,
for the people.
1. Four score and seven years ago. our fathers brought forth on this continent, a new nation,
conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.
Cách đây 87 năm, ông cha ta đã khai sinh trên lục địa này một tân quốc gia, thai nghén trong Tự do và
cung hiến cho niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng .
Score=hai mươi năm. Chữ score dùng trong Kinh Thánh (Psalm 90). Cách đây 87 năm: Nký
bản Tuyên ngôn Ðộc Lập 1776 + 87 = 1863, năm TT Lincoln đọc diễn văn.
To bring forth=to give birth to, sinh ra: đây là một chữ gợi hình: so sánh một tân quốc gia nhmột
sự ra đời của một hài nhi.
To dedicate=cống hiến, dâng hiến, khánh thành. Chữ này được dùng 6 lần trong bài.
To conceive=thụ thai, thai nghén, hình thành một ý niệm. Tân quốc gia Hoa Kỳ ví như được thai
nghén trong Tự Do.
To create=tạo thành. Creator=đấng tạo hoá, Thượng Ðế.
Equal=bình đẳng.
Proposition=một đề nghị, một điều xác tín, một định đề, một niềm tin, coi như một cuộc thí
nghiệm những lý tưởng từ lúc lập quốc để xem quốc gia này có tồn tại hay không.
2. Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived
and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war. We have
come to dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here gave
their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should do
this.
Engage=tham gia vào, lâm vào.
Civil war=trận Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865)
Testing=thử thách
Endure=tồn tại, chịu đựng,
Final resting place=nơi an nghỉ cuối cùng
Altogether=hoàn toàn, completely
Fitting=thích hợp
Proper=thích đáng. Hai chữ fitting and proper hay dùng chung với nhau vửa để bổ nghĩa cho
nhau vửa tạo sự nhịp nhàng khi đọc, bắt nguồn từ câu “dulce et decorum est pro patria mori
“How sweet and right it is to die for one’s country” của nhà thơ La-Mã Horace.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
31
Who here gave their lives that that nation might live: Chữ that thứ nhất: so that, chữ that thứ nhì:
demonstrative adjective. Dùng chữ that thứ nhì với nghĩa “đó” hay “ấy" (chứ không dùng chữ
this “này”) khiến chữ “nation” có vẻ ở xa hơn và khách quan hơn, the use of that makes the
word nation more objective, bringing the speaker away from the word nation to allow him a
deliberately objective distance.
But, in a larger sense=trong một nghĩa rộng hơn. Dùng nhóm chữ này để báo trước một chuyển ý
quan trọng.
To consecrate=hiến dâng, tôn phong.
To hallow=thánh hóa, làm cho linh thiêng.
Giờ đây chúng ta đã lâm vào một cuộc nội chiến rộng lớn, để thử thách xem quốc gia ấy, hay bất
cứ quốc gia nào được hình thành và hiến dâng như vậy, có thể tồn tại lâu dài hay không.
Chúng ta đã gặp nhau trên một bãi chiến trường lớn của cuộc chiến ấy. Chúng ta tới để cung
hiến một phần đất của bãi chiến trường ấy làm nơi an nghỉ cuối cùng cho những người đã hy
sinh mạng sống mình tại đây để quốc gia đó được trường tồn. Chúng ta làm vậy thực hoàn toàn
thích hợp và chính đáng.
3. But, in a larger sense, we can not dedicate—we can not consecrate—we can not hallow—this
ground. The brave men, living and dead, who struggled here, have consecrated it, far above our
poor power to add or detract.
Nhưng, trong một nghĩa rộng hơn, chúng ta không thể cung hiến—chúng ta không thể tôn phong
—chúng ta không thể thánh hóa--mảnh đất này. Những người can trường, còn sống hay đã chết,
đã từng tranh đấu nơi đây, chính họ đã làm mảnh đất này linh thiêng, vượt xa quyền lực nhỏ
nhoi của chúng ta có thể thêm vào hay bớt đi được.
Nhận xét:
-Sự lập lại ba lần chữ đầu của nhóm chữ cannot dedicate, cannot consecrate, cannot hallow làm
tăng thêm ý nghĩa phủ định. Khoa tu từ (rhetorics) gọi cách đó là anaphora.
-Ðiệp âm đầu alliteration “poor power”, repetition of the consonant p: Mục đích là để nói nhún
quyền lực của người còn sống và nâng cao vinh dự của người đã hy sinh.
4. The world will little note, nor long remember what we say here, but it can never forget what
they did here.
Thế giới sẽ chẳng ghi nhận, và cũng chẳng nhớ lâu những điều chúng ta nói nơi đây, nhưng sẽ
không bao giờ quên những điều họ đã từng làm nơi đây.
Nhận xét: little note (chẳng ghi nhận) tương phản với long remember (nhớ lâu). Tương phản
hai vế: what we say here với what they did here để cực tả ý nghĩa lời nói của người sống so
sánh với hành động can trường của những người chết và hành động của họ mới quan trọng. Khoa
tu từ gọi cách tương phản hai ý trái ngược và gần nhau là contrast hay juxtaposition.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
32
5. It is for us the living, rather, to be dedicated here to the unfinished work which they who fought
here have thus far so nobly advanced.
Ðúng hơn, chính chúng ta, những kẻ còn sống, mới phải hiến dâng mình ở nơi đây cho công
trình còn dang dở mà những người từng chiến đấu nơi đây từ trước đến nay đã tiến tới một cách
thật hào hùng.
Nhận xét: đoạn này kêu gọi sự quyết tâm của toàn dân, mà tiêu biểu là 20,000 ngườì đang đứng
nghe cùng thân thuộc của tử sĩ và thương binh trong số cử tọa. Hai chữ dùng trái ngược two
opposites: kẻ còn sống the living…người đã chết the dead.
The great task remaining before us…nhiệm vụ lớn lao còn dở dang ở trước mắt chúng ta.
6. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us—that from these
honored dead we take increased devotion to that cause for which they gave the last full measure of
devotion – that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain—that this nation,
under God, shall have a new birth of freedom—and that government of the people, by the people,
for the people, shall not perish from the earth.
Ðúng ra chính chúng ta phải có mặt nơi đây để hiến dâng cho trọng trách còn lại đang chờ ở
trước mắt—rằng trước những người chết vinh hiển này, chúng ta nguyện tận tâm hơn cho chính
nghĩa mà họ đã hết lòng phục vụ đến tận hơi thở cuối cùng--rằng chúng ta long trọng quyết tâm
rằng những người đã khuất sẽ không bao giờ chết uổng--rằng quốc gia này, dưới quyền năng
của Thượng Ðế--sẽ nảy sinh ra một nền tự do mới—và rằng chính phủ của dân, do dân, vì dân,
sẽ không bao giờ bị tiêu diệt khỏi trái đất này.
Nhận xét:
a. Hai hình ảnh tương phản: kẻ sống the living…và những binh sĩ bị chết ở đây một cách vinh
hiển, the honored dead.
Increased devotion: tận tâm hơn
The last full measure of devotion:
tận tâm phục vụ đến tận hơi thở cuối cùng
These dead shall not have died in vain
Những kẻ đã khuất sẽ chẳng bao giờ chết uổng.
The living…These dead: adjectives used as plural nouns.
Have a new birth of freedom…shall not perish from the earth: tương phản giữa sự nảy sinh mới
của nền tự do và động từ perish (tiêu diệt) …làm nổi bật câu nói. Ðây là một antithesis.
Ý niệm birth, conceived, death, perish, hallow được sử gia Gary Wills, tóm tắt trong một bài báo
của ông đăng trên Atlantic Monthly (June 1992) và in trong cuốn Lincoln at Gettysburg: The
Words That Remade America. New York: Simon and Schuster, 1992, là những ý niệm đã có
trong Kinh thánh. Lincoln đã dùng những ý niệm quen thuộc trong Kinh thánh và trong bản
Tuyên Ngôn Ðộc Lập mà người dân biết rõ và chấp nhận để làm nền móng đưa người nghe đến
điểm chính là trước những tử sĩ đã hy sinh, người dân phải dốc toàn lực cho một tân quốc gia
dựa trên nền tảng bình đẳng, tránh nguy cơ chia rẽ, và hướng về một hình thức chính phủ phục
vụ dân.
b. Ba lần lập lại nhóm từ of the people, by the people, for the people: Câu văn song song, cân
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
bằng và nhịp nhàng (paralellism), tăng phần nghiêm trang và sâu xa của ý nghĩa câu nói.
33
c. Nguồn gốc câu cuối trong baì diễn văn của Lincoln: Một số sử gia cho rằng Lincoln có thể
đã chịu ảnh hưởng của ít nhất hai người trước khi ông viết Gettysburg Address:
(1) Willliam Herndon, luật sư đồng sự với Lincoln khi ông là một luật sư ở Illinois kể lại trong
một cuốn sách năm 1888, là ông có đem cho Lincoln xem một số bài giảng của nhà mục sư
chống nô lệ tên là Theodore Parker và Lincoln tỏ ra rất xúc động khi đọc dòng chữ của ông
Parker về ý tưởng “chính phủ dân chủ là chính phủ vì dân”. “Lincoln’s law partner, who wrote
Abraham Lincoln: The True Story of A Great Life (1888) that he had brought to Lincoln some of
the sermons of the abolitionist minister Theodore Parker of Massachusetts, and that Lincoln was
moved by Parker’s use of this idea:
‘Democracy is direct self-government, over all the people, for all the people, by all the
people.’”
(Dân chủ là sự tự trị trực tiếp, bao quát toàn dân, phục vụ toàn dân, do toàn thể nhân dân bầu
ra.”)
(2) Năm 1830, 33 năm trước khi TT Lincoln đọc bài diễn văn, thì tại Thượng Viện Hoa Kỳ,
nghị sĩ và nhà hùng biện Daniel Webster, cũng diễn tả ý tưởng chính phủ liên bang phải là một
chính phủ của nhân dân, lập ra để phục vụ dân và chịu trách nhiệm trước dân. (In 1830 before
the United States Senate, Daniel Webster described the federal government as “the people’s
government, made for the people, made by the people, and answerable to the people.
[Daniel Webster (1782-1852), Second speech on Foote’s Resolution, Jan. 26, 1830).]
Chính phủ của dân, lập ra để phục vụ dân, do dân tạo ra, và phải chịu trách nhiệm đối với dân.
(Daniel Webster, Diễn văn thứ nhì ở Thượng viện về nghị quyết Foote, ngày 26 tháng 1 năm
1830.)
Sau này, nhà cách mạng Trung Hoa Tôn Dật Tiên (Sun Yat Sen, 1866-1925) cũng viết là đã lấy
cảm hứng từ bài diễn văn của Lincoln khi lập ra học thuyết “tam dân chủ nghĩa”. ■
Chú thích:
-Toàn bài diễn văn do tài tử Gregory Peck đọc vào ngày 4 tháng 7 năm 1986. Vào Google gõ
hàng chữ “Lincoln’s Gettysburg address read by Gregory Peck”.
-Hay có thể nghe tài tử Sam Waterston đọc bài diễn văn trên đài National Public Radio bằng cách
gõ hàng chữ “Gettysburg address NPR”.
-Hay có thể vào Google gõ hàng chữ “Lincoln’s Gettysburg Address As it Really Sounded” để
nghe giọng Mỹ ở Kentucky là quê hương của TT Lincoln do Tom Bradley đọc.
Nguồn chính
http://www.answers.com/topic/gettysburg-address
Nguyên văn bài báo của Gary Wills, “The Words that Remade America,Atlantic Monthly (July 1992)
trong:
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
www.theatlantic.com/magazine/archive/20
Vào Google gõ vào: “rhetorical devices in Lincoln’s Gettysburg Address.”
Xem thêm vài bản dịch khác ở: http://www.diendan.org/dich-thuat/dien-van-gettysburg
(Viết xong lại Virginia 1995; sửa lại tháng 10, 2013.--PTL)
34
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
35
Gi§
§i ThiŒ
Œu ThÖ Tän ñà Và TrÀn NhÜÖng
TMCS
Xin trân trọng giới thiệu với chư vị bài thơ Muốn Làm Cuội của Tản Đà với chùm bài dịch ra thơ Anh:
TMCS, thơ Pháp: Nguyễn Chân và Trịnh Phúc Nguyên. Tiếp theo là Cuội Ơi cùng bản dịch Anh thi của
chính tác giả TMCS.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
(Tản Đà)
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nữa rồi
Cung Quế đã ai ngồi đấy chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười. ■
DREAMING TO BE THE MOON-BOY
(Translation by TMCS)
Oh dear Moon, my beloved sister!
I am so sorrowful.
Under this autumn night moon,
For me the life in this world is now too boring.
At your Perfume Palace, is there someone else sitting?
Please, pick me up to you, under the banyan tree we’d be together.
We would not be sad talking to each other.
With the wind and clouds we’d share our joy, my dear!
And at the mid-autumn night every year
Looking upon the Earth, you and I
Side by side we will smile…■
RÊVER D’ÊTRE CUÔI
(Traduit par Trinh Phuc Nguyen)
Ô Soeur Lune ; que c’est triste cette nuit d’automne !
Que je me sens tellement blasé ici-bas !
Au Palais, y a-t-il déjà quelqu’un , assis ?
Sur le banian, emportez moi, je vous prie
Nous serons donc amis, pourquoi nous attrister !
Parmi vent et nuages, on peut bien s’amuser
Et à la nuit de mi-automne, tous les ans
Côte à côte, regardons le monde en bas en riant. ■
36
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
ENVIE D’ÊTRE INCARNÉ
EN MENTEUR SUR LA LUNE
(Traduit par Nguyễn Chân)
La fête “Mi-Automne” est pleine de tristesse
M’a dégoûté la vie sur le globe terrestre
Y-a-t-il quelqu’un qui s’établit au Harem?
Montes-moi au pied du banian pour m’amuser
Lions-nous d’amitié sans nous sentant blessés
Avec les vents et nuages en plaisantant
Dès lors, chaque année à la Fête “Mi-Automne”
Nous appuyons-nous contempler le monde en riant. ■
~o~
CUỘI ƠI
(TMCS)
Cuội ơi ! Cuội hỡi ! Cuội hời !
Vẫn như vang tiếng “ời ời gọi cha…”
Một mình Cuội dưới gốc đa
Cung trăng lạnh lẽo nhớ nhà lắm không?
Lênh đênh nam bắc tây đông
Từ lâu ta đã cảm thông Cuội rồi…
Cuội ơi! Cuội hỡi! Cuội hời…■
Oh, Moon-boy
(TMCS)
Oh, Moon-boy, my dear Moon-boy!
You used to call your Dad,
It seems that I’ve heard your voice.
Now you’re sitting alone under the banyan tree
On the cold moon, you are very homesick certainly.
These days, I’m far from my country
We’re sharing with each other our nostalgic memories,
Oh, Moon-boy, my dear Moon-boy…■
37
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
VỪA ĐỦ
TRẦN NHƯƠNG
Em vừa đủ để anh khao khát
Vừa đủ làm cho anh thật là anh
Trời chớm thu vừa đủ nét xanh
Quả chua ấy cũng vừa đủ ngọt.
Em vừa đủ để qua thời non nớt
Nét thục hiền vừa đủ chút đành hanh
Trong vững bền vừa đủ sự mong manh
Trong đằm thắm vừa đủ lòng nghi kỵ.
Em đàn bà vừa đủ men thi sĩ
Em trang đài vừa đủ nét chân quê
Thích cộng vào vừa đủ biết đem chia
Lòng ngay thẳng vừa đủ mưu che đậy.
Em già dặn vừa đủ điều non bấy
Em tươi vui vừa đủ nét ưu phiền
38
Firmament
Em lạnh lùng vừa đủ để thôi miên
Em gìn giữ vừa đủ lòng nổi loạn
Volume 6, No. 4, January 2014
Anh khao khát với trái tim lãng mạn
Mong suốt đời vừa đủ để yêu em... ■
8-2001
JUST ENOUGH
(Poem by Tran Nhuong - Translation by TMCS)
You are just enough for me to crave
And just enough to make me really be myself
It is true
That at the very beginning of autumn
The sky becomes just blue enough.
And those sour fruits are just sweet enough too.
You have just really surpassed your infancy
Your mild-manner is supplemented now just enough with impertinence.
The solidity contains just enough fragility…
And the doubt appears just enough proportionally to ardency.
Your femininity is just enough for a poet’s characters.
Your nobility is just enough for the rustic manner.
Your cupidity is just enough equivalent to your sharing
And your righteousness is just enough to equal your tricks.
Your experience is just enough for your innocence
Your joy is just enough in comparison with your sorrow.
Your hypnosis is just enough to conform to your indifference.
Your care is just enough for you to revolt in your mind.
How romantically I crave in my mind
I would be just enough to love you for life. ■
VỪA ĐỦ
(TMCS chuyển thể lục bát)
Em vừa đủ để anh mê,
Cũng là vừa đủ anh về lại anh.
Trời thu vừa đủ nét xanh,
Qủa chua vừa đủ vị lành ngọt thơm.
39
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Thời non vừa đủ em qua,
Dịu dàng vừa đủ gọi là đành hanh
Vững bền vừa đủ mong manh,
Nồng nàn vừa đủ hình thành khả nghi.
Đàn bà vừa đủ men thơ,
Trang đài vừa đủ dại khờ nhà quê.
Vơ vào vừa đủ sẻ chia
Thẳng ngay vừa đủ không lìa mưu gian..
Già giang vừa đủ non tay
Tươi vui vừa đủ tính hay ưu phiền.
Lạnh lùng vừa đủ thôi miên
Giữ gìn vừa đủ loạn điên trong lòng.
Anh đang lãng mạn khát khao
Yêu em vừa đủ mong sao suốt đời. ■
JUSTE CE QU’IL FAUT
(TP NGUYEN)
Tu es, juste ce qu’il faut, pour mon désir,
Juste ce qu’il faut, pour me rendre véritablement moi-même,
Le ciel au début d’automne est bleu,
juste ce qu’il faut,
Les fruits ont plus de douceur,
juste ce qu’il faut.
Tu as dépassé le cap de l’enfance,
juste ce qu’il faut,
À ta douceur, se mêle un brin d’impertinence,
juste ce qu’il faut,
Ta fermeté côtoie la légèreté,
juste ce qu’il faut,
Ton ardeur contient un peu de doute,
juste ce qu’il faut.
Femme, tu as la ferveur de La Muse.
juste ce qu’il faut,
Ta noblesse frise le rustique,
juste ce qu’il faut,
Tu aimes les additions,
juste ce qu’il faut,
pour pouvoir partager,
Ton honnêteté voile un certain calcul,
juste ce qu’il faut.
40
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Tes expériences de la vie te sortent de l’innocence,
juste ce qu’il faut,
Tes joies s’imprègnent de tristesse,
juste ce qu’il faut,
Ton indifférence jette un charme,
juste ce qu’il faut,
Ta réserve te garde contre la révolte,
juste ce qu’il faut.
Avec le coeur des anciennes romances,
J’espère t’adorer toute ma vie,
juste ce qu’il faut. ■
Traduit du poème VỪA ĐỦ (Trần Nhương)
Tr. Trịnh Phúc Nguyên
41
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
42
TØ Paris ñ‰n Ba-Lê
Bính H»u Phåm
Thăm anh Đạt,
Hôm qua gặp anh mà không nói chuyện được nhiều vì có hẹn với vài người khác sẽ gặp nhau sau buổi
trình diễn. Sợ họ chờ lâu sẽ ra về mất. Tôi có câu hỏi này muốn nhờ anh và các vị đang cộng tác với anh
trong Báo Việt Thức giải thích hộ. Câu hỏi như thế này:
Chúng ta gọi Thành Phố London, thủ đô của Anh Quốc là Luân-Đôn, Thành Phố New York là
Nữu Ước và ai cũng hiểu ngay rằng chúng ta đã dùng chữ Quốc Ngữ để phiên âm tên hai thành phố đó.
Cho nên khi đọc lên thì ngay cả người ngoại quốc không hiểu tiếng Việt cũng biết là chúng ta nói đến
thành phố nào. Vậy thì tại sao mà chúng ta lại gọi Thành Phố Paris, thủ đô của nước Pháp là Ba-Lê?
Tôi đã đặt câu hỏi này cho một vài ông bạn thuộc giới cao niên, nhóm người đã trải qua những
thăng trầm của lịch sử trong gần một thế kỷ vừa qua.
Một ông đã cười mà giải thích như thế này:
“Cách đây gần ba trăm năm, khi triều đình Huế lần đầu tiên gửi phái đoàn ngoại giao sang Pháp
để yêu cầu viện trợ quân sự đánh Nhà Tây Sơn, thì chưa có máy bay; phải đi bằng tàu thuỷ, mất cả mấy
tháng trời mới tới Pháp. Sau một thời gian xa nhà dài lâu như vậy, lẽ dĩ nhiên là các cụ trong phái đoàn
nhớ nhà lắm, nhất là nhớ các cụ bà. Những lúc nhớ các cụ bà như thế mà còn ở Huế, hay Hà Nội thì các
cụ thường rủ nhau đi hát cô đầu để giải sầu. Nhưng khi sang đến thủ đô Paris thì không tìm đâu ra nhà
hát cô đầu. Dò hỏi mãi những nhân viên khách sạn, các cụ mới được hướng dẫn đến một nơi mà người
Pháp gọi là La Maison Rouge. Các cụ chịu lắm nên mới đặt tên cho Thành Phố Paris là Bà Lẽ có nghĩa
là người vợ thứ hai, hay thứ ba, hay thứ tư. Nhưng khi trở lại quê hương mà nói đến Bà Lẽ thì sợ các cụ
bà làm khó dễ, nên các cụ bèn nói trẹo ra là Ba-Lê.”
Nghe đến đây, một ông già gân khác góp ý kiến. Tác giả xin phép được ngừng ở đây vài giây để
giải thích danh từ già gân. Trong giới cao niên, danh từ già gân thường được dùng để chỉ những vị bảy,
tám mươi có lẻ, mà vẫn đi phòng tập thể dục bảy lần một tuần; nhờ vậy mà bắp thịt nở nang, gân cốt
cứng cáp. Có đôi khi người ta dùng danh từ này để nói đến những vị đi vũ trường năm lần một tuần,
nhảy Tango Argentine còn đẹp hơn cả dân Argentina nữa. Nhờ vậy mà gân cốt cũng cứng dắn chẳng
kém gì những vị đi tập thể dục..
Ấy chết, tôi xin phép trở lại phần góp ý kiến của một ông già gân khác. Ông này nói:
“Có một tiệm bán các món ăn làm sẵn mang tên là tiệm Ba-Lẹ rất được khách. Có nhiều người
gọi đùa là tiệm Ba-Lê. Có lần tôi đi qua, thấy hình Tháp Eiffel thật lớn dán ở cửa kính trước tiệm. Tôi
không khỏi cười thầm và rất thích sáng kiến của ai đó.”
Một ông già gân nữa lắc đầu nói:
“Các ông nói đều sai hết. Sở dĩ người Việt Nam gọi Thành Phố Paris là Ba-Lê vì đầu đuôi nó như
thế này. Khi phái đoàn ngoại giao thời Nhà Nguyễn sang đến Paris thì được đón tiếp nồng hậu. Để cho
những vị này có một ấn tượng thật đẹp đẽ về nước Pháp, Trưởng Ban Nghi Lễ Bộ Ngoại Giao Pháp đã
mời phái đoàn Việt Nam đi Nhà Hát Lớn coi vũ Ballet. Các cụ khoái vô cùng khi thấy những vũ nữ đẹp
như tiên, da trắng như trứng gà bóc, ăn mặc thật diêm dúa, lộng lẫy mà không kín đáo gì mấy, lại nhảy
bằng những đầu ngón chân, thoăn thoắt theo điệu nhạc. Các cụ hỏi ông Trưởng Ban Nghi Lễ tên điệu vũ
là gì. Ông này nói thật rõ và nhắc đi, nhắc lại hai, ba lần: Vũ Ballet, Thế là các cụ nhà mình liền gọi
Thành Phố Paris là Ba-Lê.
Một ông già gân nữa, từ nãy đến giờ vẫn ngồi yên lặng nghe, phá lên cười:
“Chà, mấy anh này chỉ nói giỡn, chứ làm gì có chuyện Bà-Lẽ, hay Ba-Lẹ, hay vũ Ballet. Thực ra
lý do là như thế này.
Khi Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với người Âu Châu, thì chưa có chữ Quốc Ngữ. Các quan chức
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
43
trong triều đình cũng như các học giả phải dùng sách viết bằng chữ Hán để tìm hiểu và học hỏi về mọi
ngành, nhất là địa dư và phong tục tập quán của các dân tộc khác, đặc biệt là Pháp.
Chữ Hán là chữ viết chung cho toàn thể nước Trung Hoa. Nhưng khi đọc lên, thì mỗi địa phương
đọc lên một cách khác nhau, tuỳ theo tiếng địa phương. Mà như chúng ta đã biết, Trung Hoa có đến hơn
50 thứ tiếng địa phương. Những tiếng địa phương quan trọng và có nhiều người nói nhất là tiếng Quan
Thoại (Mandarin) và tiếng Quảng Đông (Cantonese). Tiếng Quan Thoại được coi là tiếng nói chính thức
của Trung Hoa.
Khi các tác giả Trung Hoa viết sách, viết báo, họ phải dùng chữ Trung Hoa để phiên âm những
tên địa danh viết bằng mẫu tự La-Tinh vì người Hoa giới bình dân không đọc được chữ viết bằng mẫu tự
La-Tinh.
Thủ Đô Paris của nước Pháp được phiên âm sang chữ Trung Hoa là 巴黎 .
Khi đọc lên theo tiếng Quan Thoại (Tiếng chính thức của Trung Hoa) thì là /pa-ri/, nhưng người
nói tiếng Quảng Đông (Cantonese) lại đọc thành Ba-Lê. Người Việt tiếp xúc nhiều với người Hoa nói
tiếng Quảng Đông và đọc theo là Ba-Lê.
Chúng ta nhận thấy là trong tiếng Quảng Đông, âm /p/ trong chữ Paris đã được đổi thành âm /b/,
âm /r/ đã được đổi thành âm /l/ và âm /i/ đã được đổi thành âm /ê/
Những ai đã học ngữ học đều biết rằng âm /p/ và âm /b/ cách phát âm y hệt như nhau về vị trí
của môi, răng và lưỡi; chỉ khác nhau là khi phát âm /p/ người ta không rung thanh quản, khi phát âm /b/
thì rung thanh quản. Trong ngữ học, người ta gọi những âm mà thanh quản rung lên là âm tỏ và những
âm mà thanh quản không rung là âm điếc. Sau đây là một số những âm điếc mà trong tiếng Quảng Đông
đã đổi thành âm tỏ:
ÂM TỎ
/b/
/d/
/v/
ÂM ĐIẾC
/p/
/t/
/f/
Ngoài ra đối với người nói tiếng Quảng Đông, âm /r/ và âm /l/ nghe y hệt như nhau. Nói khác đi,
người nói tiếng Quảng Đông không phân biệt được hai âm /r/ và /l/. Họ dùng âm này thay cho âm kia
mà không biết như vậy. Tôi nhớ ngày còn ở Sài Gòn, tôi có xem một phim có tên là Mr. Loberts. Nhân
vật chính có tên là Mr. Roberts. Khi ông này đến ở một khách sạn bên Hồng Kông, cứ bị người hầu
phòng gọi là Mr. Loberts. Ông ta bực quá, nói thật rõ cho cô ta nghe ‘Tên tôi là Mr. Roberts’. Cô hầu
phòng cúi đầu lễ độ nói: ‘Dạ, tôi biết như vậy, thưa ông Loberts.’
Vì những lẽ trên mà chúng ta theo người nói tiếng Quảng Đông gọi:
Paris
Roma
Espagna
Romania
là
là
là
là
Ba Lê
La Mã
Tây-Ban-Nha
Lỗ-mã-ni
Ngày xưa, khi chưa có chữ Quốc Ngữ, các cụ phải đọc và viết bằng chữ Hán, thì dùng cách
phiên âm của người Trung Hoa là hợp lý. Nhưng ngày nay chúng ta đã dùng chữ Quốc Ngữ, tức là thứ
chữ viết, dùng mẫu tự La-Tinh, mà hầu hết các nơi trên thế giới đều dùng, thì không còn lý do gì để
chúng ta vay mượn cách phiên âm của người Trung Hoa nữa. Nhất là lại bắt chước cách phát âm sai của
người nói tiếng Quảng Đông. Làm như vậy gây ra nhiều phiền toái cho chúng ta ngay bây giờ và cho
các con cháu chúng ta sau này. Thí dụ như chúng ta bảo một học sinh tìm một quốc gia có tên là
Romania trên bản đồ thế giới, học sinh đó sẽ dễ dàng tìm thấy hơn là gọi tên quốc gia đó là Lỗ-Mã-Ni.
Cái tên Romania nghe hay và đẹp như một cuốn tiểu thuyết lãng mạn mà chúng ta lại theo người Quảng
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
44
Đông gọi sai lầm là Lỗ Mã Ni thì nghe thật là thô lỗ. Không, không thể như thế được. Chúng ta nên để
nguyên tên Rô-Ma-Nia hay là Romania thì hay hơn.
Cũng vậy, thủ đô của Hoa Kỳ, Thành Phố Washington, đã được Quốc Hội Hoa Kỳ lấy tên vị
Tổng Thống đầu tiên, George Washington, mà đặt cho để vinh danh vị tổng thống này. Nếu chúng ta gọi
thành phố Washington là Hoa-Thịnh-Đốn thì phải chăng chúng ta sẽ nói vị tổng thống đầu tiên của HoaKỳ tên là Hoa-thịnh-Đốn? Rồi chúng ta gọi các tổng thống khác của Hoa Kỳ là gì? Thí dụ như Tổng
Thống Jefferson, Lincoln, Roosevelt, Eisenhower, Reagan, Bush?
Đã đến lúc chúng ta phải gọi Paris là /pa-ri/ chứ không phải là Ba-Lê và Roma là /ro-ma/ chứ
không phải là La-Mã.
Nói vậy cho vui thôi, chứ riêng phần tôi nghe tên gọi Ba-Lê vẫn thấy hay và đẹp hơn, có lẽ là vì
Ba-Lê nghe thoang thoáng như là pha-lê, một thứ thuỷ tinh trong sáng, không một chút bọt bụi gì. Phải
chăng vì thế mà nhiều người gọi kinh thành Ba-Lê là Kinh Đô Ánh Sáng – La Capitale De Lumière –
The Capital of Light? ■
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
45
S§m Mai
DiÍm Âu
Quán sách Fahrenheit 451 nằm ở số 540, trên con đường South Pacific Coast Highway chạy dài ven
theo bờ biển. Thật ra, không phải chỉ có môt tiệm Fahrenheit 451 mà có đến hai tiệm Fahrenheit 451,
nằm xê xế đối diện nhau trên cùng một con đường, trong cùng một thành phố, do cùng một vị chủ nhân
điều hành. Một tiệm bán sách cũ và, một tiệm chuyên bán sách mới. Quán bán sách mới lại còn bán
thêm bánh ngọt, cà phê, mỗi ngày đều có một tiết mục văn nghệ bỏ túi, do các nghệ sĩ lang thang và lãng
mạn của thành phố được chủ nhân mời tới trình diễn -- nghe nói những buổi độc tấu cấu dương cầm
hoặc tây ban cầm của họ đôi lúc kéo dài đến một, hai giờ sáng. Ngoài ra, quán sách mới lại còn tổ chức
thêm những buổi triển lãm tranh, đọc thơ, đọc sách, nói chuyện thi văn, giới thiệu tác phẩm, tác giả, thảo
luận về những đề tài xã hội, tâm linh, xem bói bài Tarot, luận bàn triết học… nghĩa là đủ cả!
Tháng năm vừa qua, Quỳnh được một người bạn đồng nghiệp giới thiệu vào làm cho một văn
phòng luật sư khá nổi tiếng của thành phố và, trách nhiệm công việc của cô là hiệu đính và thành lập các
văn kiện, dự thảo chính thức cho một số các cơ sở thương mại trong vùng. Đôi khi cô cũng phải đại
diện những cơ sở này trong các cuộc thương thảo liên quan đến luật pháp. Quỳnh được tuyển chọn sau
khi phải qua mấy cuộc phỏng vấn khá gay go. Cô bằng lòng nhận lời làm việc cho dù hằng ngày, cô
phải lái xe di chuyển khá xa để đến được cái thành phố ven biển nhỏ bé, đặc biệt, chập chùng đồi núi và,
luôn luôn trải ra chung quanh cô rất nhiều cảnh đẹp hoang dã lạ thường này. Quỳnh cũng yêu thích vô
cùng nét đẹp cổ xưa của những căn nhà và cửa tiệm dọc con phố chính nằm trên đường Pacific Coast
Highway chạy song song với biển. Những căn phố cũ kỹ ấy đã được chỉnh trang lại, phảng phất nét ấm
cúng duyên dáng của những thành phố nhỏ bên Âu Châu. Thành phố này còn được mệnh danh là thành
phố của những nghệ sĩ sáng tạo, hằng năm đều có tổ chức những cuộc triển lãm về nghệ thuật – Festival
of Arts – kéo dài hằng mấy tháng, lúc nào cũng nhộn nhịp, tươi vui, như những hội hoa đăng được tổ
chức thời còn ông hoàng bà chúa.
Mỗi sáng, sau khi đã đậu xe ở khu vực đậu xe dài hạn đằng sau tiệm bán sách mới, Quỳnh hay
thong thả đi lên những bậc tam cấp lát đá, ngồi xuống đọc sách ở một chiếc bàn tròn màu trắng, ngay
trên khoảng sân như một mảnh ban-công xinh xắn trước cửa Fahrenheit. Rải rác cạnh nơi cô ngồi, là
những chiếc bàn ghế màu trắng lặng câm - mấy cửa tiệm chia nhau chung cái khoảnh sân vắng vẻ ấy
cũng đang đóng cửa, im lìm và, khắp nơi, là những cụm impatients – hoa vô kiên – đủ màu thắm tươi.
Ngồi ở đó, Quỳnh có thể nhìn bao quát xuống được dưới phố mà không bị xe cộ và đám người đi bộ dọc
đường làm phiền vì khoảnh sân nằm khá cao bên trên, rất cách biệt, yên và thoáng.
Tất cả, chỉ là một sự ngẫu nhiên. Quỳnh biết đến Fahrenheit 451 (tiệm bán sách cũ thôi, vì khi
ấy quán bán sách mới chưa được ra đời)… đã từ lâu lắm rồi, khi cô còn đang theo học trung học, hơn
mười năm về trước. Cô tìm đến để được gặp ông nhà văn Ray Bradbury, một người cầm bút có biệt tài
viết truyện nghiêng về khoa học giả tưởng. Trong dịp ấy, ông được mời đến để ký sách tặng cho các độc
giả hâm mộ. Quyển Fahrenheit 451 (1) – chẳng hiểu sao, có lẽ bởi lòng yêu quý vô lường của chính chủ
nhân tiệm sách – đã được đem đặt thành tên cho cả hai tiệm sách ở thành phố này. Năm ấy, Quỳnh bị
bắt phải đọc quyển ấy trong lớp để làm trần thuyết và, đó cũng chính là lý do cô phải tìm đến nơi để gặp
mặt tác giả cho bằng được. Quyển sách, không biết bao lần, đã từng làm cho cô chạnh nghĩ đến một
thực trạng đau lòng đã xảy ra cũng không biết bao lần, trên rất nhiều những quốc gia kém may mắn,
trong đó có chính quê hương cô. Cô phải xa quê khi còn bé lắm và, lẽ tất nhiên, chẳng ghi nhớ được gì
nhiều nhưng, chính quyển tiểu thuyết giả tưởng ấy đã vẽ ra trước mắt cô những bức tranh sống động,
ngùn ngụt lửa, làm cho cô phải tưởng nhớ đến cảnh quê nhà mình. Cho mãi đến tận bây giờ, những hình
ảnh trong Fahrenheit 451 vẫn còn in đậm trong trí cô (như một bức chân dung không người mẫu, mà
chẳng hiểu sao khuôn mặt ấy, đường cong trên môi, trên má ấy… lại có thể rõ nét và sống thực vô vàn
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
46
đến như vậy). Quỳnh không ngờ có ngày mình lại được hằng ngày đến ngồi ở đây, trước cửa tiệm
Fahrenheit 451. Đọc sách được gần một tiếng thì Quỳnh sửa soạn đứng dậy, thu dọn giấy tờ sách vở,
thong thả tản bộ đến văn phòng luật sư cách đó không đầy năm phút. Đến quá trưa, cô trở lại
Fahrenheit 451 – khi thành phố đã hoàn toàn thức giấc và quán sách đã mở cửa đón khách tấp nập vào
ra. Cô nối đuôi mua một tách cà phê pha thật đậm rồi ra ngồi ăn trưa nơi một trong những chiếc bàn
tròn trước cửa tiệm. Chung quanh cô, bây giờ, là đám khách trẻ nói cười náo nhiệt. Đôi khi, họ cũng
dừng lại tán hươu tán vượn với cô về khí hậu mùa màng, về những thay đổi bất chợt của thành phố, về
một cuốn sách nào đó mà họ thấy cô đang cầm đọc trên tay hoặc vừa lục thấy đâu đó trong tiệm sách.
Họ là những người bạn trẻ hết sức thân thiện, có cái hồn nhiên vô tư của trẻ thơ.
Cái thói quen mỗi buổi sớm mai đi làm sớm và mỗi buổi trưa phải dừng chân lại ở Fairenheit
451… Quỳnh không bỏ được, lâu dần thành một cái tật đáng yêu. Quỳnh trở thành người khách trung
thành nhất trong tất cả đám khách quen thuộc của cả thành phố, cho dù cô không phải là người ở đây.
Khuôn mặt tươi sáng và mái tóc đen mềm mại của cô tựa hồ là một phần không thể thiếu của mảnh bancông vàng nắng. Hôm nào Quỳnh bận, buổi trưa không ghé được là thế nào qua hôm sau, cậu thanh
niên đứng bán cà phê sau quầy cũng hỏi thăm cô sao trưa qua không thấy ghé. Cậu tên Alex. Người
gầy, dáng cao như cây sậy, tóc quăn thành từng lọn màu hoe hoe vàng, rủ xuống lòa xòa trước trán như
không hề được chải gỡ. Cậu hay mặc áo rộng, quần dài lùng thùng, màu sắc khá tươi mát bắt mắt, vừa
thoải mái, lại vừa có dáng dấp của những chàng nghệ sĩ lãng mạn. Trông Alex trẻ măng, chừng chỉ độ
trên dưới hai mươi tuổi, vậy mà nói chuyện với cậu ấy thì lại thấy cậu chững chạc, hiểu nhiều biết rộng
chẳng kém gì ai. Alex nói, cậu chỉ làm việc ở đây vào ban ngày để kiếm thêm tiền, ban đêm cậu đi học
thêm về nhạc lý và đàn tây ban cầm, cậu muốn trở thành một thầy giáo dạy nhạc. Cậu tiếp khách vui vẻ
niềm nở lắm, lại hay dí dỏm bông đùa rất có duyên. Hôm đầu tiên gặp Quỳnh, cậu nhìn chăm chăm rồi
mỉm cười ranh mãnh:
- Trông chị dễ thương giống cô… bạn gái của tôi lắm!
Thoạt đầu Quỳnh tưởng đó là một lời tán tỉnh nhưng, không, sau đó, cậu lục ví, lôi hình cô bé ra
cho Quỳnh xem. Cô bé gốc người Đài Loan, cũng có nhiều nét giống Quỳnh thật, có lẽ giống nhất là ở
cặp mắt dài, hơi xếch lên một chút và cái miệng cười có hai khóe kéo lên ở hai bên mép, trông rất tươi.
Mỗi trưa trước khi về sở, Quỳnh đem trả chiếc tách sứ đựng cà phê đã uống xong, rồi nán lại ở quầy nói
chuyện với Alex dăm ba phút nếu thấy cậu không bận tiếp khách. Alex có lối nhìn mọi chuyện với một
cặp mắt và một trái tim hết sức Đông phương, đôi lúc làm Quỳnh phải ngạc nhiên vì những điều suy
diễn của cậu. Như có lần, khi đang nói về bộ môn âm nhạc mà cậu đang theo đuổi, Alex cười cười:
- Chị có tin tôi không, âm nhạc, thật ra, chẳng hề mang trong nó bất cứ một thứ cảm xúc nào hết
ráo. Âm nhạc làm gì có vui, buồn, nghẹn ngào hay rộn rã. Toàn là những thứ cảm xúc nhân tạo, do
chính chúng ta tạo ra, rồi cứ đổ riết là do những thanh âm cung điệu ấy hòa hợp lại với nhau mà tạo
thành.
- Alex nói sao, tôi không hiểu!
- Tôi có nói đâu. Ông Trang Tử ở phương Đông của chị nói đấy chứ. Ông ấy bảo, âm nhạc
cũng chẳng khác gì những thứ tiếng động khác nhau trong cõi thiên nhiên vô thường này. Như tiếng gió
hú, tiếng sóng gào, tiếng mưa reo. Những thứ tiếng ấy, tự nó làm gì có cảm xúc. Người ta nghe gió hú
thì chính họ đâm ra run rẩy, nghe sóng gào thì họ hoảng hốt, thấy bất an, nghe mưa reo thì lại thấy êm ả
trong lòng, hoặc thấy một nỗi niềm bâng khuâng man mác. Toàn là những thứ cảm xúc rung động tự
mình đặt ra cả đấy, và không phải mọi người ai cũng cảm thấy như nhau đâu, tất cả còn tùy thuộc vào
tâm tình của chính người đang nghe những thứ tiếng động ấy nữa.
Nói xong, Alex lắc đầu, nhún vai, lại cười cười:
- Bởi thế… cũng chẳng hiểu tại sao tôi lại say mê âm nhạc làm gì cho cuộc đời thêm rắc rối. Đôi
lúc, tôi cũng muốn được như ông Zhao Wen, theo như ông Trang Tử kể. Ông ấy làm gì ấy à? Thì ông
ta dẹp luôn cây đàn tranh của ông ta qua một bên không bao giờ dùng đến nó nữa, cho dù ông ấy là một
đại nhạc sư đương thời. Ông ấy đã thấu hiểu ra được rằng, trong cùng lúc ông ấy đánh lên một cung
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
47
bậc này thì lại có không biết bao nhiêu những cung bậc khác đang bị bỏ rơi. Chỉ khi ông ta chẳng chơi
đàn nữa, ngồi yên, lắng nghe bằng tất cả con tim những rung động vô hình ở khắp mọi nơi, ấy mới là lúc
âm nhạc tụ hội lại một cách hài hòa ở mức tuyệt đỉnh nhất.
Câu chuyện Alex nói làm cho Quỳnh phải suy nghĩ, tuy không nhất thiết là cô đồng ý. Nhưng, từ
đó về sau, Quỳnh không bao giờ dám coi thường cậu thanh niên trẻ măng có dáng dấp nghệ sĩ ấy nữa.
Bỗng một hôm, cậu bảo Quỳnh:
- Này Gi Gi, có người hỏi thăm chị đấy.
Quỳnh cười, vờ nhíu mày đoán mò:
- Bạn gái của Alex hở?
- Không người này ở… bên kia đường… trong tiệm giặt ủi. Ông ấy cũng là người đồng hương
với chị. Ngạc nhiên chứ? Tôi quen cũng khá thân và khá lâu rồi. Nếu chị còn nhớ những câu chuyện
về âm nhạc mà đã có lần tôi bàn với chị… mấy chuyện lẩm cẩm ông Trang Tử nói ấy mà… thì vâng, tất
cả cũng là do ông bạn yêu quý của tôi đầu độc đầu óc non nớt của tôi cả đấy. Ông ấy còn chịu khó bỏ
thời giờ ra chỉ dẫn thêm cho tôi một số bí quyết để luyện cho ngón đàn được phong phú hơn. Tôi nợ
ông ấy nhiều lắm.
- Thế ư? Nhưng, tôi thì có quen ai làm bên trong tiệm giặt ủi ở bên kia đường đâu!
Alex lườm Quỳnh:
- Ý là chị chỉ có quen toàn luật sư, bác sĩ không đấy hẳn?
- Alex lại nghĩ bậy. Ý tôi không phải thế. Tôi có quen với ông bạn của Alex đâu mà lại được ông
ấy chiếu cố hỏi thăm.
- Đùa chị thôi. Ông bạn tôi tên Pierre – À không, tên Việt là Thạch. T-h-a-c-h có dấu nặng. Ông
ấy đổi ra thành Pierre vì theo như ông ta nói với tôi thì nghĩa của hai tiếng ấy cũng chỉ là một mà thôi,
đúng không chị? Tôi thì gọi ông ấy theo lối riêng… Pierrot. Chị chắc biết Pierrot chứ gì? Chị mà gặp
ông ấy rồi thì sẽ biết tại sao tôi lại nghĩ như thế.
Quỳnh xua tay, lắc đầu:
- Alex, đừng có nói dài dòng nữa. Tôi đang vội, phải trở lại về văn phòng đây.
- Thì thôi. Ông ấy chỉ gửi lời hỏi thăm chị thôi. Mỗi sáng vẫn thấy chị ngồi đọc sách… ké ở
trước cái quán sách này của chúng tôi đây này. Ông ấy muốn biết tên của chị. Tôi bảo tôi không biết
chị tên gì. Sao chị lại nhìn tôi kỳ cục như thế. Ông ấy hỏi tên Việt của chị mà, làm sao tôi biết được, chị
có bao giờ cho tôi biết đâu. Thế bây giờ… chị có muốn cho ông ấy biết không? Tôi nghĩ, ông ấy có thể
sẽ là một người bạn rất tốt.
- Thôi… thôi… đủ rồi, Alex. Tôi phải đi ngay đây. Lại về sở trễ cho xem. Tôi không có thói
quen cho người lạ chưa hề gặp mặt biết tên của mình. Alex bảo ông Pierrot gì đó của Alex, có muốn
làm quen với tôi thì cứ việc cất bước sang đây mà gặp tôi. Tôi không đến nỗi khó tính lắm đâu, biết đâu
lại có thể trở thành bạn thân không chừng. Thôi, chào Alex.
Quỳnh vẫy tay, chạy vội ra khỏi quán nên cô không nhìn thấy đôi mắt hơi nhíu lại của Alex. Cô
cũng không nghe thấy tiếng anh lẩm bẩm, được rồi, để tôi bảo với Pierrot xem ông ấy muốn ra làm sao.
Qua ngày hôm sau, Quỳnh nhìn thấy một mảnh giấy gấp đôi, được chặn bằng mấy viên đá cuội
trắng, đặt trên chiếc bàn mà mỗi sáng Quỳnh hay ngồi đọc sách để chờ đến giờ đi làm. Mảnh giấy vỏn
vẹn có bốn câu thơ ngắn, và một dòng chữ nhảy múa phía dưới cùng…
‘‘Người con gái mái tóc Sylvie Vartan
Ngồi đọc thơ Thôi Hiệu
Một buổi sớm mai vàng
Dưới chân hoa đào nở.” (2)
Chép tặng … Sớm Mai.
Bốn câu thơ đẹp như một bài hài-cú. Không có một thứ tiếng động nào chen vào, vậy mà sao
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
48
Quỳnh vẫn có cảm tưởng như cô nghe được tiếng mơn man của ngọn gió đùa nhè nhẹ, tiếng lất phất của
những cánh hoa đào rơi ẻo lả và, nhất là, tiếng sột soạt của những trang sách vừa được giở qua trong hơi
thở đều hòa của người con gái. Thú vị chưa, đối nghịch giữa hai hình ảnh – một cô gái tân thời và một
tập thơ nhuộm màu cổ điển – lại còn có bao thứ màu sắc tương phản như đang nô giỡn cùng nhau, trang
giấy trắng, mái tóc đen, nắng mai vàng, hoa đào hồng thắm… Bất giác, Quỳnh ngẩng đầu lên nhìn qua
bên kia đường. Tiệm Fahrenheit 451 bán sách cũ. Cánh cửa ra vào cũ kỹ sơn màu đỏ thẫm như màu
hoa poinsettia mùa Giáng Sinh, đang đóng im lìm. Những quyển sách cũ, giấy vàng, bìa cong, nằm nép
mình trong một vũng tranh tối tranh sáng sau khung cửa kính, lặng lẽ như đang ngủ mơ một giấc mơ dài
mà mãi chưa được có người đánh thức dậy. Mấy thân cây nâu thẫm, uốn éo, đang trổ những vòm lá
xanh mượt mà. Sát cạnh tiệm sách là một lô đất không được chăm sóc, bụi rậm mọc um tùm. Cách đó
hai căn, bên mé trái, là tiệm giặt ủi. Quỳnh không biết tiệm mở cửa từ mấy giờ sáng nhưng, cứ khi cô
đền đây thì đã thấy có khách tới lui rồi. Cô nhíu mày, muốn nhìn xuyên qua khung cửa kính khổng lồ,
hơi cáu bẩn nhưng, đôi mắt cô không thể đi xa hơn được nữa, đành phải dừng lại trên những chữ quảng
cáo được vẽ chằng chịt trên khung kính. Cô loáng thoáng thấy bóng của một người đàn bà bản xứ, chắc
khoảng độ trung niên, đang bận lăng xăng tiếp khách.
Trưa hôm đó, Quỳnh đưa miếng giấy, cắt nghĩa cho Alex nghe rồi hỏi:
- Tôi tìm thấy mấy câu thơ này để trên bàn sáng nay. Alex xem… tôi đoán là của ông Thạch?
Thế nào? Có phải là tuồng chữ của ông bạn Alex?
- Vâng, đúng là chữ của Pierrot! Chữ Việt… bỏ dấu trông đẹp nhỉ! Hay là tại Pierrot có lối viết
chữ đẹp, bỏ dấu chấm phá như tranh vẽ? Trông thật giống mấy ngôi sao đang nhảy múa.
Quỳnh lắc đầu, nói một hơi:
- Chuyện đó không quan trọng nhưng, tôi không hiểu ông ấy nghĩ gì… mà lại gọi tôi là Sớm
Mai! Sớm Mai nghĩa là gì hở? Để tôi xem nào. Nghĩa là… buổi sáng sớm, morning, dawn hay văn hoa
hơn thì cũng có thể gọi là… first blush of morning, môt thoáng hồn e thẹn của buổi sáng vừa mới chớm.
Hả, Alex thấy… hay? Thì… cũng được! À, lại còn cái vụ bảo tôi ngồi đọc thơ Thôi Hiệu nữa chứ, giỏi
chưa. Sao mà đoán mò tài thế! Vâng, lâu lâu tôi cũng có đọc loại thơ Đường cổ điển! May là cũng
đúng được một điều. Nhưng mà, tôi nói thật với Alex, từ bên kia đường bước sang bên này đường có
mấy bước, ông ấy có phải lặn lội đâu xa mà phải bày đặt chép thơ chép thẩn gửi cho tôi làm gì?
- Chắc đó là một lối làm quen rất thơ mộng và sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Hừm… Alex khéo nói lắm. Sao ông bạn nghệ sĩ của Alex lại chui vào làm trong cái tiệm giặt ủi
làm chi cho kém phần thơ mộng và sáng tạo đi!
- Chị lại sắp giở giọng khinh người ra rồi. Tôi cũng đứng bán cà phê cho chị trong quán sách
này đây này nhưng, chị có dám bảo… tôi không là nghệ sĩ được không!
- Ồ, Alex! Tôi không có ý thế đâu.
- Chị phải biết, dạo nọ, Pierrot làm việc… à, dạy giúp cho các bé trong một trung tâm huấn luyện
trẻ con tàn tật, Năm nay ngân sách của trường cắt giảm, ông ấy bị cắt bớt giờ dạy nên mỗi ngày vào đấy
làm giúp ông bà chủ nửa ngày cho vui. Ông bà chủ tiệm giặt ủi, hồi xưa, năm 75, 76 thì phải, là người
đỡ đầu cho ông ấy qua xứ Mỹ này. Họ tử tế với ông vô cùng, nhận ông ta làm em nuôi, coi như anh em
ruột trong nhà. Năm ấy ông ta chừng mười chín, hai mươi chi đó. Chị đừng vội tưởng. Pierrot không
phải là một người tầm thường đâu. Ông ấy chơi đàn tây ban cầm có hạng chứ không phải đùa đâu!
Năm ngoái, ở đây đã mời ông ta tới trình diễn cho chương trình văn nghệ bỏ túi mấy lần rồi, thành công
lắm!
- Tôi bảo là tôi lỡ lời mà. Tôi đâu có ý gì đâu. Tại Alex cứ phải lên giọng bênh vực ông ta để
chọc tôi làm gì.
- Chị thành tài ra làm luật sư mà cứ lỡ lời và vô ý như thế thì chết hết thiên hạ rồi còn chi. Chắc
có lẽ chị phải nói chuyện thực tế, một với một bắt buộc phải là hai, suốt ngày phải lo tranh cãi nên quên
đi mất những mơ mộng rất cần thiết cho cái cõi đời phù du này rồi đấy, Gi Gi!
Quỳnh im lặng. Không lẽ Alex nói đúng sao? Nhưng mà, không… không lẽ thế. Làm sao Alex
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
49
biết… Mỗi buổi sáng, cô vẫn tới đây ngồi, để làm gì? Đâu phải chỉ để ngồi chờ đến giờ đi làm, chui vào
căn phòng ngột ngạt bừa bộn giấy tờ, hăng hái vùi đầu vào tra cứu những bộ luật dầy cộm có thể làm
cho người khác phải điên đầu, nhức óc. Nếu thế thì cô đâu việc gì phải lặn lội đi sớm cả tiếng như thế,
để chỉ đến đây ngồi. Mà có chăng là… buổi sáng mai tinh khiết. Mà có chăng, là cái tĩnh lặng của mỗi
ngày vừa hé nụ. Là thành phố nhỏ bé ven biển trong cơn ngái ngủ, ngơ ngác dụi mắt nhìn cô. Là hương
thơm của gió. Của sóng. Của biển bao la, từ bên kia đường, bay quấn quít đến chung quanh cô, bên này
đường, trên mảnh ban-công lung linh nắng vàng, trong vô vàn êm ả. Là sự yên vắng, và dịu dàng, ôi sao
vô cùng cần thiết, cho những khoảng ngăn kéo tâm hồn vốn yêu chuộng sự rộng lớn, đang thường xuyên
bị căng thẳng vì công việc của cô. Làm sao Alex biết… Khi ấy, tâm hồn cô hoàn toàn an tĩnh. Lòng
hoàn toàn dịu lắng. Quỳnh đã nâng niu ôm lấy cuộc đời phù du này (như Alex nói), gượng nhẹ, sẽ sàng
và hạnh phúc nhất, vào những buổi sớm mai như thế ở Fahrenheit 451 mà không cần phải hiểu rõ vì sao.
Quỳnh nhìn Alex, mỉm cười (tự nhiên cảm thấy… bao dung):
- Alex nói sai bét rồi. Nhưng thôi, cũng chẳng sao, tôi chẳng cần phải biện hộ ở đây, vì giờ này
không phải là giờ làm việc của tôi.
- Vậy bây giờ chị tính làm sao?
- Làm sao là làm sao cơ chứ?
- Thì… làm sao với ông bạn Pierrot của tôi? Chị thích nhận được những mảnh giấy làm quen…
đáng yêu như thế chứ? Ông ấy tiếp tục… được không?
Quỳnh chau mày:
-Tiếp tục? Để làm gì? Sao ông ấy không chịu qua đây ngồi uống cà phê, ăn trưa, bàn chuyện trời
đất với tôi và Alex, có phải là vui hơn không? Tôi đâu muốn làm bạn với những … mảnh giấy như thế
này! Nhưng mà sao tôi nghi quá! Hay là Alex bịa chuyện gạt tôi? Hay là… chính Alex là thủ phạm của
cái trò lẩm cẩm này? Khai ra cho mau đi bạn!
- Chị mới đúng là lẩm cẩm! Tôi làm quái gì biết tiếng Việt! Tôi thích chị, quý chị thật đấy
nhưng, tôi chẳng dại. Làm thế, con bé bạn gái của tôi mà biết được, lại nổi cơn ghen lên thì có phải
uổng công tôi tán tỉnh nó bao lâu nay không! Vả lại, nói thật, tôi không hợp với… luật sư! Khiếp, trí
thức thượng thặng! Chị là trường hợp đặc biệt mới thân được với tôi đấy.
Quỳnh bật cười. Có lẽ cô cũng lẩm cẩm thật rồi. Nhưng, lạ quá, cái ông Thạch, hay Pierrot, hay
bạn của Alex này, là ai. Sao mà kỳ cục. Có gì đâu mà phải làm cho mọi chuyện trở nên rắc rối thế này.
Băng qua một con đường. Bước tất cả không đến mấy chục bước. Leo lên mười mấy bậc tam cấp.
Ngồi nói chuyện trời trăng. Khó lắm ư? Chẳng lẽ, lại có ngày Quỳnh phải mò qua bên kia tiệm giặt ủi
để tìm gặp cho biết mặt ông ấy hay sao? Quỳnh nhìn Alex, đề nghị:
- Hay là thế này. Để tôi qua bên kia tiệm giặt ủi gặp ông Pierrot bạn Alex trước, được không?
Nói thật với Alex, tôi chúa ghét trò chơi… bí ẩn! Những chuyện mù mờ, đối với tôi, đều có rất ít giá trị
- Chị lại méo mó nghề nghiệp rồi! Chẳng có gì thơ mộng nữa! Khó tính khó nết quá đi!
- Vâng, sao cũng được. Vậy để tôi qua bên ấy, được chứ?
Alex xua tay:
- Thôi… kỳ vậy. Không được! Không được đâu!
Quỳnh nhìn nét mặt ngơ ngác của Alex mà phải bật cười. Cô lắc đầu:
- Tôi đùa mà! Ai lại mất công làm thế làm gì! Tôi đâu phải là người muốn đi làm quen với một
người lạ kiểu như vậy. Alex cho tôi nhắn, tôi … cám ơn Pierrot! Nhưng, thật ra, làm bạn với nhau cái
kiểu này, mệt cho tôi lắm. Thôi, tôi đề nghị thế này, là cả… ba đứa tụi mình nên bỏ qua chuyện này đi là
hơn, nhé. Tôi không muốn phải cảm thấy như tôi đang là một trò tiêu khiển cho hai quý vị!
Alex im lặng không nói gì nhưng, có vẻ không được vui. Quỳnh cũng im lặng. Có một cặp vợ
chồng lớn tuổi ghé mua hai ly trà thơm và bánh ngọt. Quỳnh chờ Alex tiếp khách xong, định hỏi chuyện
tiếp nhưng, thấy vẻ mặt đăm đăm của cậu thanh niên, cô bối rối, đứng yên chờ cậu lên tiếng trước. Một
lúc sau, khi cô đổi ý, chào từ giã Alex để trở về sở, cậu mới chịu nhìn thẳng vào mắt cô, vừa đưa tay hất
tóc ngược ra sau trán, vừa hỏi Quỳnh:
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
50
- Thôi cũng được! Dẹp chuyện này qua một bên. Thế nhưng, còn tên Việt của Gi Gi… là gì?
Cho biết được không? Tôi đã hứa với Pierrot là sẽ hỏi giùm!
- Ông ấy không hỏi tôi được một mình hay sao?
- Không! Không được thật!
- Tại sao?
Alex lắc mạnh đầu, nhíu mày trả lời như gắt:
- Không!
Quỳnh cũng lắc đầu, tự nhiên cảm thấy bực bội vì lối nói cộc lốc gần như khiêu khích của Alex.
Cô liền nói nhanh:
- Nếu thế thì thôi, chẳng có gì để phải nói cả! Goodbye. Chào Alex.
Bẵng đi một thời gian, Quỳnh không đến ngồi đọc sách mỗi buổi sớm mai ở Fahrenheit 451 nữa.
Cả ghé ăn trưa ở đấy cũng không. Quỳnh thấy khó chịu trong lòng về câu chuyện đã trao đổi với Alex
về người đàn ông lạ bên kia tiệm giặt ủi nên cũng có ý tránh, không muốn phải gặp Alex mỗi trưa. Cô
lại càng không muốn mình trở thành đối tượng si mê trong câm lặng để cho một người đàn ông lạ (cho
dù một người đồng hương!), mỗi buổi sáng sớm từ bên kia đường dõi mắt qua bên này đường nhìn
ngắm. Buổi sáng, Quỳnh bỏ thói quen đi làm sớm, thấy hụt hẫng, tiếc tiếc làm sao. Buổi trưa, cô hay
nhận lời đi ăn chung với mấy tên đồng nghiệp hoặc thân chủ, ở mấy chục tiệm ăn đủ cỡ đủ loại khắp
thành phố, đôi lúc thấy chán nản và mệt mỏi vì phải nói đi nói lại mãi những vụ tranh cãi kiện tụng đã
được nói tới nói lui suốt ngày trong văn phòng. Có những buổi trưa, Quỳnh thả bộ một mình xuống phố
chính, muốn đi ngang qua Fahrenheit 451 (cũng chẳng biết để làm gì) nhưng rồi lại thôi. Cuối cùng, cô
cởi giầy cao gót ra, đi chân đất men theo những con đường cát mòn nho nhỏ dẫn ra những dẻo biển
tương đối vắng vẻ, nơi ít người tìm đến. Cô đi bộ dọc suốt giải cát trắng rồi lại ngược con đường ấy trở
về ven biển, đôi lúc thân quen, trong một tíc tắc đồng hồ nào đó, có thể bị những cơn sóng hùng hổ cuốn
phăng đi mất dấu lúc nào không ai hay. Quỳnh trở về lại văn phòng trong một trạng thái mơ hồ khó
hiểu. Và, chính những lúc ấy, Quỳnh lại nhớ đến những buổi sáng trong lành dịu dàng ở Fahrenheit 451
nhiều hơn hết cả, thấy lâng lâng một niềm xao xuyến, băn khoăn.
Cho đến một hôm, cô bé thư ký tóc vàng mắt xanh, xinh như mộng của Quỳnh đi ăn trưa về, ghé
vào tai Quỳnh nói nhỏ:
- Alex ở Fahrenheit 451 gửi lời hỏi thăm chị.
- Hở? Cái gì? Sao Alex biết bồ làm với tôi?
-À, anh chàng lém lỉnh hỏi tôi đang làm việc gì, ở đâu. Tôi khai ra thì hắn bảo là có quen chị,
bảo là lâu nay cứ mong chị mà chẳng thấy chị tới. Khiếp, cái quán gì mà đông quá trời, muốn mua được
một tách cà phê nhỏ với một tờ báo thì cũng mất hết cả buổi trưa rồi. Hắn bảo tôi đưa chị tờ chương
trình sinh hoạt bỏ túi mà quán sách tổ chức trong tháng mười sắp tới đây. Đây, chị xem đi. Có ông gì
ấy... ông gì cũng là bạn của chị ấy, sẽ trình tấu tây ban cầm vào mỗi tối thứ ba trong tuần trong suốt
tháng mười sắp tới. Alex bảo tôi nhắc chị ráng ghé chơi nghe nhạc, ông bạn kia chắc sẽ mừng lắm lắm.
Quỳnh thoáng suy nghĩ mất mấy giây rồi lắc đầu:
- Bạn của tôi? Alex nói lộn rồi. Tôi có quen đâu. Chưa hề nói chuyện thì bảo quen làm sao được
mà quen. Chỉ biết thôi, biết một chút xíu thôi.
Cô bé tóc vàng mắt xanh cười tươi như hoa, chớp mắt nhìn Quỳnh:
- Biết một chút xíu? Ồ, một chút xíu như vậy là cũng đủ để trở thành... cố nhân rồi đấy chị ơi!
Quỳnh nhìn cô bé lạ lùng, định bắt bẻ cô nàng cho ra lẽ nhưng, nghĩ sao lại thôi. Chẳng hiểu cô
bé nghĩ gì mà nói vậy. Hay là lại do anh chàng Alex lém lỉnh ba hoa? Quỳnh đón lấy tờ chương trình
sinh hoạt bỏ túi của quán Fahrenheit từ tay cô bé, mỉm cười cám ơn. Trước khi bỏ đi ra phòng ngoài, cô
bé còn chu miệng lại, nheo mắt chọc Quỳnh:
- Mấy hôm nay, tôi chấy chị hơi yên lặng hơn bình thường đấy, Gi Gi! Xếp lớn bảo dạo này ít
được nghe giọng chim hót véo von của chị!
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
51
Khi Quỳnh đặt chân vào đến được Fahrenheit 451 thì đã 9 giờ tối. Buổi tối thứ ba cuối cùng của
tháng mười, thành phố còn đang rất tỉnh táo, vui chơi, chẳng khác gì một buổi tối cuối tuần, trong mùa
nghỉ lễ. Quỳnh đã lần chần mãi, không thể quyết định được. Từ sở về đến nhà, ăn cơm tới xong, cô
loay hoay đi tới đi lui trong phòng, bộ áo veste màu xanh rêu đậm vẫn còn nguyên trên người chưa được
thay ra. Cho đến khi mẹ cô bước vào phòng, ngạc nhiên hỏi:
- Sao con chưa thay quần áo? Con lại sắp có việc đi đâu sao?
Lúc ấy, bất chợt, Quỳnh quay qua đáp lời mẹ mà hoàn toàn không nghĩ rằng mình sẽ lại trả lời
như thế:
- Con có hẹn với một người bạn đi nghe nhạc. Tối nay chắ con sẽ về muộn lắm, mẹ đừng chờ
con nhé.
Mẹ không nói gì và cũng không gặng hỏi gì thêm. Bà dã bắt đầu quen với những giờ giấc làm
việc, hội hè, sinh hoạt bất thường của con gái nhưng, cô biết chắc bà lại đang bắt đầu lo âu. Cô được lớn
lên trên đất nước tự do này và, với cá tính cương quyết cùng những suy nghĩ rất độc lập, cô đã hấp thụ
một lối sống tự lập ngay từ khi còn bé. Bây giờ lại đã thành tài, ra hành nghề, phải đương đầu với một xã
hội rẫy đầy nhưng nhiễu nhương, bất trắc – vậy mà lúc nào, Quỳnh cũng cảm thấy rấy rõ ràng mọi người
bao giờ cũng vẫn coi cô là cô gái út bé bỏng trong một gia đình Á Đông đông anh chị em thuần túy. Cô
được hưởng tất cả những chìu đãi lẫn lo âu của mọi người trong gia đình, nhất là của mẹ cô.
Khi ấy, đã hơn 8 giờ tối. Chương trình văn nghệ bỏ túi bắt đầu từ 8 giờ cho đến 11 giờ đêm.
Quỳnh phóng xe như bay trên con đường Pacific Coast lộng gió, biết chắc mình sẽ đến trễ vô cùng. Bộ
áo màu rêu, chiếc váy dài có những nếp xếp thẳng tắp. Chiếc khăn choàng cổ bằng lụa cùng màu có
đường viền nâu nhạt, với những nhánh hoa màu da quít vàng lấm tấm điểm mấy nụ tím than. Chiếc áo
khoác ngoài, cổ cao, bằng nỉ đen, dầy. Đôi giầy da màu rêu cao gót. Bộ áo Quỳnh mặc ở văn phòng ban
ngày để đi gặp thân chủ... lúc nãy đi vội, quên không thay. Bây giờ, ở Fahrenheit, trong cái không khí
trẻ trung, phóng khoáng của quán sách có tiếng nhạc tan loãng về đêm này, trông cô mới lạc lõng làm
sao!
Quán sách và cả mảnh ban-công xinh xắn bên ngoài cũng đông nghẹt người. Hai cánh cửa ra
vào mở toang, người ra vào tấp nập. Đứng từ ở bên ngoài mảnh sân quen thuộc nhìn xuyên qua mấy
khung cửa kính lớn, Quỳnh thấy bên trong người ta chen chúc, màu sắc hỗn độn di chuyển qua lại giữa
các kệ chứa sách cao, dài, làm cho màu đen huyễn hoặc của trời đêm bên ngoài lại càng thêm dầy đặc.
Và, Quỳnh thấy, ở một góc phòng, xoay lưng lại với con đường Pacific Coast Highway nhộn nhịp bên
dưới, người đàn ông đang ngồi ôm chiếc đàn tây ban cầm trên một chiếc ghế đẩu cao. Sau lưng ông là
hai khung cửa kính khổng lồ chạy dài từ trên xuống dưới, phản chiếu ánh đỏ, vàng của đèn xe. Cạnh
đấy, là một chiếc dương cầm cũ kỹ, dăm ba chiếc bàn nho nhỏ xinh xắn, kẻ ngồi, người đứng, vừa đọc
sách, uống cà phê, vừa thì thầm chuyện tró hoặc lim dim nghe nhạc – ai cũng có vẻ rất thoải mái, ung
dung. Đầu người đàn ông đang cúi xuống, đôi mắt sáng rực trong một cõi đam mê của riêng ông. Cặp
lông mày đen rậm hình chữ nhất. Khuôn mặt Á Đông vuông vắn chữ điền. Mái tóc cắt ngắn, gọn gàng,
chiếc áo bằng vải jean nhạt màu, đã bạc. Tiếng nhạc, theo hai cánh cửa mở rộng, bay ra đến bên Quỳnh,
đôi lúc réo rắt, quấn quít đuổi bắt nhau, đôi lúc lại chậm rãi, thưa thớt, rời rạc, như đang rớt lơ lửng từng
nốt, từng nốt, xuống trên mặt đất dưới chân cô. Quỳnh thấy trong lòng bỗng dưng dìu dịu lại và, cứ như
thế, Quỳnh đứng lắng nghe không biết là bao lâu…
- Chào Gi Gi! Đứng ngoài này không lạnh sao?
Quỳnh giật mình quay phắt người lại:
- Alex!
- Tôi biết là thế nào rồi chị cũng phải tới. Tối nay là buổi tối cuối cùng…
Quỳnh đứng yên, quay qua nhìn vào mắt Alex, mỉm cười hỏi:
- Tối nay anh không làm việc trong đó ư?
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
52
- Không, hễ tối nào ông Pierrot chơi đàn thì tôi nghỉ, để còn có thời giờ nhàn nhã mà ngồi
thưởng thức nhạc của ông ấy chứ. Nói đùa… tôi chỉ làm từ sáng đến 4 giờ chiều thôi, chị quên rồi ư?
Hôm nay tôi không có lớp tối.
- Vâng… tôi quên. Bạn gái Alex đâu, hôm nay không đi chơi cùng sao?
- Cô ấy đang bận học thi. Còn tôi, làm ra xong, quanh quẩn ở đây từ chiều đến giờ.
- Alex! Ông… Ông Thạch… Pierrot đang chơi nhạc của ai thế? Tôi không rành nhạc tây ban
cầm cổ điển nên không biết nhưng, mấy bản vừa rồi, nghe sao da diết quá. Da diết thắm thiết, chứ
không phải da diết u buồn đâu.
Alex không trả lời Quỳnh. Cậu nhìn vào bên trong góc phòng, nơi người đàn ông đang ngồi rồi
nói nho nhỏ:
- Chị không chịu khó đến sớm một chút. Vừa lúc nãy, ông ấy nghỉ giải lao, đi tìm tôi hỏi, hôm
nay cuối cùng, có thấy Gi Gi tới không?
Bên trong, tiếng vỗ tay vang lên đều đặn. Quỳnh thấy người đàn ông ngẩng lên mỉm cười. Nụ
cười của ông thật lạ thường. Đôi mắt sáng của ông như cũng đang toát ra một nụ cười, nửa hiền hòa
thầm lặng, nửa thu hút, quyến rũ nhưng, sao có nét gì buồn vời vợi mông lung. Thốt nhiên, Quỳnh nhớ
tới khuôn mặt và đôi mắt sáng, long lanh nét dị thường của cậu bé Pierrot, mặc quần áo của thằng hề,
trong tranh vẽ của một nhà danh họa người Ý. Nét dị thường như dạt dào, cuốn hút, lại như im lặng, xa
xăm, không thể diễn tả được bằng những ngôn từ hữu hạn. Bây giờ thì Quỳnh mới hiểu ra tại sao Alex
lại gọi người đàn ông bằng tên của cái chú bé người mẫu trong tranh như thế. Quỳnh bỗng giật mình vì
những điều cô đang nghĩ. Bên cạnh cô, Alex đưa cao cánh tay lên, vẫy vẫy. Hình như, bên trong, người
đàn ông đã thấy họ cho dù bên ngoài trời tối đen, có lẽ tại cả Quỳnh lẫn Alex đều dí mặt quá sát vào
khung cửa kính. Đêm tháng mười mát lịm, gió mơn trớn làm Quỳnh bắt đầu cảm thấy gây gây trong
người. Alex kéo tay Quỳnh:
- Đi, ta đi vào bên trong, Pierrot sắp chơi bản cuối cùng rồi đấy. Còn mấy bản lúc nãy chị hỏi,
đều là nhạc của Francisco Tarrega. Ông này là người Tây Ban Nha, một đại nhạc sư vào khoảng cuối
thế kỷ 18, đầu thế kỷ 20. Ông Tarrega là một người rất nhạy cảm, bản tính vốn nhút nhát, hay e lệ. Chị
cảm thấy nhạc của ông ấy da diết, thắm thiết, thì cũng đúng thôi. Pierrot chơi nhạc của Tarrega rất tới.
Còn bản sắp tới đây, tên là Leyenda, của Albeniz, cũng là một nhạc sĩ tài hoa người Tây Ban Nha. Ông
Pierrot thích bản này lắm. Chị nghe xem có đoán ra được tại sao không.
Khi hai người đã bước vào đến bên trong, len lỏi đến được gần nơi người đàn ông ngồi, thì Alex
lại ghé vào tai Quỳnh thì thầm:
- Để tôi mách cho chị một cách để chị nghe ông Pierrot nhé. Cứ khi nào mà chị nghe được tiếng
vỗ tay của một bàn tay, giải được cái công án Thiền cũ rích từ đời xửa đời xưa ấy, thì ấy là lúc chị sẽ
nghe được tiếng nhạc và tiếng lòng của Pierrot trọn vẹn nhất. Tin tôi di. Thật đấy mà. Chính ông ta đã
từng bảo tôi vậy đó.
Đứng dựa vào một chiếc kệ sách thấp, xế xế nơi người đàn ông ngồi, Quỳnh có thể nhìn thấy rõ
được một vài sợi tóc bạc ẩn nấp trong mái tóc cao gọn của ông. Tiếng nhạc rơi vang dội trong lòng
Quỳnh, ban đầu thì chập chờn, run rẩy, dần về sau thì sập sập phong ba. Như có một cơn sóng dữ đang
chực chờ kéo đến rồi sau đó, vì sao không rõ, lại chỉ còn là yên lặng, nguôi ngoai. Nhưng niềm nguôi
ngoai hình như vẫn làm cho người nghe không cảm thấy thực sự yên lòng! Nó chứa giấu những điều
không thể giải bày. Như không thể nói ra. Như còn ấm ức. Như còn nguyên vẹn đâu đó những cơn
sóng cồn, đang lũ lượt muốn kéo vào bờ nhưng, cuối cùng, vẫn phải đành nằm ẩn mình chịu đựng đâu
đó đến cuối cuộc đời trong thinh lặng. Quỳnh nhắm mắt lại, chỉ thấy rõ mồn một rằng niềm yên lặng,
nguôi ngoai ấy, không hiểu sao, lại nghe ra đau lòng như dao cắt. Thốt nhiên Quỳnh nghĩ, à phải rồi,
tiếng vỗ tay của một bàn tay, nhưng biết đến bao giờ tôi mới thấu hiểu được tiếng vỗ tay của một bàn tay
cơ chứ?
Khi Quỳnh mở mắt ra thì bản đàn đã dứt. Cô bắt gặp đôi mắt người đàn ông đang chăm chăm
ngó mình, nụ cười nhẹ như màu của nắng sáng. Quỳnh đứng yên, cô biết rằng mình cũng đang nhìn lại
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
53
người đàn ông bằng một ánh nhìn làm cho… chính lòng cô cũng chợt cảm thấy giao động. Cô nghe
được rõ ràng đôi mắt ấy đang nói với cô:
- Chào Sớm Mai. Cuối cùng rồi cô cũng đến để đứng đó, lắng nghe tôi. Ôi, tôi thật sung sướng
biết chừng nào.
Rồi chậm rãi quay ra trước mặt, ông không nói năng gì cả, lặng lẽ cúi chào mọi người trước
những tiếng vỗ tay tán thưởng. Ông bước xuống khỏi chiếc ghế đẩu cao, dựng chiếc đàn vào một góc và
tiến đến bên Quỳnh. Alex đứng bên cạnh nói nhỏ vào tai Quỳnh:
- Pierrot vẫn muốn biết tên của chị đấy, Gi Gi!
Người đàn ông đã đứng sững trước mặt Quỳnh. Đôi mắt sáng dị thường của ông đang nhìn cô
như thôi miên. Alex nhìn ông, nói:
- Pierrot! Sớm Mai đến để nghe anh đây.
Rồi quay qua Quỳnh, Alex giới thiệu:
- Gi Gi! Pierrot, bạn tôi.
Người đàn ông đưa bàn tay phải ra, như chờ đợi một cái bắt tay thân thiện. Nụ cười ông nở lớn.
Quỳnh mỉm cười, đặt nhẹ tay mình vào lòng bàn tay của ông. Cô nói nhỏ:
- Ông Thạch! Quỳnh.
Người đàn ông chớp mắt mấy cái thật nhanh. Không biêt nghĩ sao, Quỳnh nói tiếp:
- Ông Thạch! Quỳnh… chứ không phải Sớm Mai đâu.
Bàn tay người đàn ông xiết thật chặt lại, vô cùng chặt, rồi nhè nhẹ buông ra. Quỳnh cảm thấy
bàn tay nhỏ bé mềm mại của mình như cũng vừa tan đi vào lòng bàn tay rắn rỏi ấy. Cô chợt nghe ông
khe khẽ gọi, đôi môi ông mấp máy nhẹ nhàng:
- Quỳnh… Quỳnh…
Tiếng gọi tưởng như đang phát ra những âm điệu trìu mến nghe rất lạ tai… như một nốt nhạc
đang tan rất vội trên một cành đẫm sương đêm giữa bầu trời màu đen yên tĩnh.
Hình như ông đã nói với cô bằng ngôn ngữ của những người… không có được tiếng nói! Ngôn
ngữ của một bàn tay.
Nhưng, mãi cho đến tận về sau, Quỳnh cũng vẫn không thể hiểu được tại sao, lúc ấy, rõ ràng cô
đã nghe thấy rất rõ, rất, rất rõ. Tiếng người đàn ông gọi bên tai. Rõ mồn một. Tiếng gọi không phải
trong mơ. Quỳnh. Quỳnh.
Sáng sớm hôm sau (có phải thật là sáng sớm hôm sau?), khi Quỳnh đến ngồi ở mảnh ban-công
vàng nắng trước cửa Fahrenheit 451… cô nhìn qua bên kia đường và ngạc nhiên thấy tiệm giặt ủi trống
trơn, cửa khóa then cài cẩn thận. Trên khung kính có gắn một tấm bảng lớn màu đỏ chữ trắng, đề mấy
chữ Cửa Tiệm Cho Thuê cùng số điện thoại liên lạc. Cô tưởng mình nằm mơ nhưng, cuối cùng, cô vẫn
cứ ngồi chờ, chẳng rõ là mình chờ ai, hay chờ gì.
Đến trưa, cô ghé trở lại quán sách để tìm Alex hỏi cho ra lẽ thì Alex cũng không có mặt ở tiệm.
Quỳnh định hỏi thăm cô bé xinh xinh làm việc đằng sau quầy bánh, nơi Alex vẫn thường đứng nhưng,
nghĩ sao cô lại thôi. Cô cảm thấy một nỗi tức giận xâm chiếm tâm hồn, có cảm tường mình chính là nạn
nhân của một trò đùa tinh quái. Qua ba, bốn hôm như thế. Đến hôm thứ tư, không dằn lòng được nữa,
Quỳnh nấn ná đứng lại nói chuyện với cô bé bán hàng rồi hỏi thăm về Alex. Cô bé trố mắt ra nhìn
Quỳnh:
- Chị lộn rồi. Đâu có ai tên Alex làm ở đây đâu?
- Không, tôi không thể lộn được. Anh ta tên Alex, người gầy, cao, tóc màu vàng hoe rủ từng lọn
xuống trước trán… Ăn nói lém lỉnh… Hay mặc quần áo dài rộng lùng thùng… Cô bé cương quyết lắc
đầu. Bỗng cô nhíu mày lại suy nghĩ, rồi reo lên:
- À, thôi tôi biết rồi. Nhưng đúng là chị lầm rồi. Chàng Alex ấy đã được làm ở đây đâu! Hắn
mới được ông chủ tụi tôi phỏng vấn hắn thôi chứ chưa được việc đâu. Ông chủ tụi này thích hắn, có gọi
hắn lại phỏng vấn thêm lần thứ nhì, cách đây mấy hôm trước nhưng, tôi cũng chưa biết là hắn có sẽ được
mướn hay không vì ở đây cần người làm toàn thời gian mà hắn lại chỉ muốn làm bán thời gian vào ban
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
54
ngày mà thôi. Chắc hắn ba xạo với chị rồi đấy.
Quỳnh đứng lặng người một lúc rất lâu. Không biết nghĩ sao, Quỳnh lại lên tiếng hỏi:
- Thế… cô có biết…sao căn tiệm bên kia đường (Quỳnh đưa tay chỉ) lại bỏ trống như vậy
không?
Lần này thì cô bé bán hàng nhìn Quỳnh như soi mói. Mãi một lúc sau cô mới trả lời:
−
T
ôi nghe nói hình như sắp có người vô mướn căn đó để làm tiệm giặt ủi. Mà sao chị lại thắc mắc làm
chi?
Đoạn Kết
Mỗi buổi sớm mai, người con gái Á Đông với mái tóc Sylvie Vartan vẫn thường đến ngồi đọc
sách trên mảnh ban-công vàng nắng trước quán sách Fahrenheit 451, ở số 540, đường South Pacific
Coast Highway. Giữa khung cảnh yên vắng lung linh nắng mai êm ả, trông cô ngộ nghĩnh như một
người mẫu đang ngồi bất động trên khung vải (của một bức tranh mang nhiều sắc màu sáng sủa, xinh
tươi). Cô ngồi đấy (như đang chờ đợi… nhưng, chờ đợi ai, chờ đợi gì?), thỉnh thoảng đăm chiêu ngó
qua bên kia đường, nơi có một căn tiệm bỏ trống với tấm bảng quảng cáo cho thuê. Rất ít người biết
được cô vừa hồi phục sau cơn hôn mê dài đằng đẵng. Mấy tháng trước đây, cô đã gặp phải nột tai nạn
trầm trọng trên chính con đường Pacific Coast Highway này, khi đang lái xe về nhà sau một buổi tối ở
lại văn phòng làm việc muộn. Bây giờ dù cô đã hoàn toàn bình phục, ngoại trừ, đâu đó trong đầu cô,
chẳng hiểu vì sao vẫn còn dìu dặt những nốt nhạc không lời và… văng vẳng bên tai cô, tiếng người vỗ
một bàn tay, chỉ một bàn tay.
Cho đến một hôm, ở bên kia đường, có một cặp vợ chồng đứng tuổi đến thuê và sửa sang lại căn
tiệm lâu nay vẫn bỏ trống… ■
19-03-1993
_____________________
(1) Ray Bradbury. Fahrenheit 451. Ballantine Books, Random House, Inc. 1990. Tái bản lần thứ 81.
Đây là câu chuyện giả tưởng viết về một thế giới nơi những đoàn “hỏa quân” (firemen) bị sai
khiến để đi lùng bắt và phóng hỏa thiêu hủy tất cả những sách vở lẫn kiến thức của loài người.
Cả hai tiệm sách mang tên quyển sách giả tưởng này đều nằm ở thành phố Laguna Beach, Calif.
(2) Vi Khuê. Thi Tập Cát Vàng. 1985.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
55
Cûa NgÜ©i và Ng¿a 2014
Sóng ViŒt ñàm Giang biên soån
Năm 2014 âm lịch là năm Giáp Ngọ. Như thế năm Ngọ phải nói chuyện về Ngựa! Ngựa là một đề tài
quá quen thuộc! Truyện kể về ngựa có rất nhiều viết bằng đủ thứ tiếng trên thế giới. Bài viết này đóng
góp một chút về Ngựa và một số nhân vật liên quan đến ngựa.
Nói chung chung, trong một con giáp, 12 năm của âm lịch thì có lẽ ngựa được nhắc đến nhiều
nhất. Ngựa được nhắc đến trong lịch sử, trong nghệ thuật hội họa, điêu khắc, trong chiến tranh, trong
thần thoại, trong văn chương, và trong truyện cổ nhân gian, cùng ca dao tục ngữ của Việt Nam mình rất
nhiều.
Với Việt ngữ, ngựa là từ chung cho ngựa dù là ngựa mới sinh, ngựa đực, ngựa cái, ngựa lớn,
ngựa nhỏ, nhưng một số quốc gia đặt tên riêng cho từng loại ngựa, như người Mỹ gọi ngựa trẻ, ngựa tơ
chưa phát triển hoàn toàn là pony, ngựa đực trên 4 tuổi chưa bị thiến là stallion, ngựa cái trên bốn tuổi là
mare. Ngựa con từ lúc sanh ra được gọi chung là foal, nếu dưới bốn tuổi thì giống đực là colt, giống cái
là filly.
Như chúng ta đã biết từ mã lực (horse-power) là đơn vị động cơ máy nổ trong cơ học. Người ta
lượng định sức mạnh của một máy động cơ (như xe hơi, xe máy dầu, xe điện, tầu thuyền máy, v.v....)
bằng sức ngựa kéo. Một mã lực có một sức mạnh tương đương với sức mạnh của một con ngựa trung
bình.. Ngựa cũng được dùng để đặt tên cho xe hơi, thí dụ như hãng xe Ford có Ford Mustang, Ford
Bronco, Ford Pinto (ngựa lang), Colt, v.v…
Trong phim ảnh chúng ta cũng đã thấy ngựa hay kỵ sĩ trong những bộ phim lịch sử vĩ đại như
Cleopatra, Spartacus, Helen of Troy, v.v…
Ngựa thuộc giống Equus, một loài động vật có vú, mang móng, và ăn cỏ. Từ Equestrian là môn
thể thao người cưỡi ngựa có từ ngàn xưa. Ngựa (horse) bắt nguồn từ chữ Latin Hippus/hay Hy lạp
Hippo. Trường đua ngựa ngày xưa đã mang tên hippodrome là thế. Ngoài đua ngựa, một môn thể thao
cũng dùng đến ngựa là chơi cầu cưỡi ngựa (Polo), đây là loại thể thao cho những người giàu có quyền
quý từ thời xưa.
Khởi thủy ngựa chỉ đuợc dùng như là một thể thao trong thời cổ, và về sau ngựa đuợc xem như
là phương tiện chuyên chở, cày bừa, trong chiến trận hay những hoạt động khác liên quan với Người.
Ngựa có danh tiếng trong lịch sử
Hình ảnh một ngựa hùng tráng với chủ cưỡi trên yên, tung hoành trên triến trường, xông pha nơi
mũi tên hòn đạn, trung thành với chủ, là hình ảnh rất quen thuộc thường thấy trong sách báo, tượng đài.
Trong lịch sử Trung quốc, có ngựa Xích Thố, một chú ngựa nổi tiếng trong Tam Quốc Chí. Ngựa
Xích Thố được mô tả như có chiều dài một trượng, cao tám thước (đo lường cổ của người Trung Hoa),
lông mầu đỏ, có sức mạnh bền bỉ, có thể đi ngàn dặm, trèo non vượt suối không biết mệt. Ngựa Xích
Thố là sở hữu của Đổng Trác, sau Đổng Trác tặng cho con nuôi là Lã Bố. Khi Lã Bố bị Tào Tháo bắt và
giết chết, Xính Thố được Tào Tháo cho người chăm sóc và trao cho Quan Công (Quan Vũ/Quan Vân
Trường). Xích Thố theo Quan Công qua nhiều trận chiến và sau cùng chết cùng theo chủ khi Quan Công
bị Tôn Quyền bắt và giết chết.
Vào thời Hán Sở tranh hùng bên Trung Quốc, có ngựa Ô Truy của Sở Bá Vương Hạng Võ. Hạng
Võ đã sát cánh cùng Hán Vương Lưu Bang diệt đuợc bạo chúa Tần. Sau đó, khi Sở Vương Hạng Võ và
Hán Vương Lưu Bang giao tranh để dành quyền bá chủ. Hạng Võ yếu thế phải cùng ngựa Ô Truy nhảy
xuống bến Ô Giang tử tiết.
Tại tỉnh Xian bên Trung Quốc hiện còn di tích đạo quân hàng ngàn người ngựa làm bằng đất
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
56
nung (terra cotta) dùng để canh mộ Tần Thủy Hoàng. Tại USA, nhà hàng ăn P.F Chang với chi nhánh
khắp nước Mỹ có trưng ngay cổng vào một đôi ngựa thân hơi ngắn, có đuôi được búi gọn thành một bó.
Nghe đâu họ lấy mẫu rập theo ngựa đất nung ở Xian của Tần Thủy Hoàng.
Ngựa Bucephalus của Alexander. Ngựa đen có đốm trắng ở chân mày là loài ngựa tốt nhất của
Thessaly. Nhà viết sử Plutarch kể chuyện vào năm 344 BC, hoàng tử Alexander 13 tuổi con trai của Vua
Phillip II đã thuần phục đuợc chú ngựa bất kham khi biết tính toán để ngựa không nhìn thấy cái bóng
của chính nó. Vua Philipp II quan sát sự tự tin, thắng cuộc của con trai với ngựa Bucephalus đã thốt lời
tiên đoán rằng con trai ông sẽ mở rộng bờ cõi và chinh phục được những vùng đất xa. Alexander sau đó
đã cùng ngựa Bucephalus chiến đấu bên nhau ở khắp mọi nơi từ Hy Lạp cho đến Ấn Độ. Khi ngựa chết
vì tuổi già (hay có thể trong một trận chiến) năm 326 BC, Alexander rất thương tiếc và để tưởng nhớ ông
đã đặt tên cho một thành phố mới là Bucephalus.
Lịch sử Việt Nam có chú ngựa sắt thần kỳ của Phù Đổng Thiên Vương. Ngựa này được miêu tả
thân bọc sắt, cao lớn khác thường, phi rất nhanh và có thể bay bổng lên trời.
Huyền sử kể: “ Đời Hùng Vương thứ sáu , có quân đội nhà Ân tràn vào xâm lược nước Văn
Lang, gây nhiều tội ác. Hùng Vương rất lo và cho sứ giả đi tìm khắp nơi để tìm người tài ra cứu nước. ở
Kẻ Dỏng, thuộc bộ Vũ Ninh có cậu Gióng đã lên ba tuổi mà không biết nói, biết cưới. Nghe sứ giả của
nhà vua đi kén người ra giúp nước, thì cậu nói được và mời vị sứ giả đến và bảo: "Ngài về tâu với đức
vua đúc cho con ngựa sắc, roi sắt, áo giáp sắt và chiếc nón sắt mang đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân".
Sau cái hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn uống la liệt. Ngựa sắt, nón sắt và giáp sắt, đã rèn xong.
Gióng nhảy lên lưng ngựa, Ngựa hí một tiếng dài, thét ra lửa, lao vút ra trận. Phá xong quân Ân, Gióng
phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo lên một cành cây, sau đó cả người lẫn
ngựa bay thẳng lên trời. Hùng Vương nhớ ơn Gióng bèn cho lập đền thờ ở Kẻ Dỏng và phong Gióng là
Phù Đổng Thiên Vương.”
Đại Nam quốc sử diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài:
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
Hội đền Gióng được tổ chức tại hai nơi: xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội và núi Sóc huyện
Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch. Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội
Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng".
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
57
Ngựa sắt và Thánh Gióng
Ngựa trong thần thoại.
Trong thần thoại chúng ta biết đến một ngựa có cánh Pegasus, hay một Centaurus đầu người mình ngựa,
và chú ngựa gỗ thành Troy
Pegasus, một ngựa nổi tiếng nhất trong thần thoại Hy Lạp, ngựa này có đôi cánh lớn, là con của
Thủy thần Poseidon và Medusa. Medusa khi bị Perseus chém đầu thì máu từ cổ phun ra thành ngựa.
Chuyện kể khi Pegasus dậm bốn chân xuống núi Helicon thì giòng suối Hippcrene xuất hiện, chuyện
này khơi nguồn cho thi ca. Pegasus là một chú ngựa bất kham, tuy nhiên nó để cho chàng Bellerophon
cưỡi để cùng đi trị quái thú Chimera đầu sư tử mình rồng thở ra lửa đang tung hoành gây hại cho vùng
Lycia, Sau đó cùng với Bellerophon, Pegasus còn trừ khử đuợc nhiều quái vật gây hại khác. Khi
Bellerophon rớt ngựa do bị Pegasus hất xuống trong hành trình đòi lên núi Olympia sống với thần thì
Pegasus ở lại Olympia, được thần Zeus chuyển vào quỹ hành tinh trên trời. Hình ảnh một Pegasus tung
vó và cánh bay lên trời đã và còn được nhiều nơi dùng làm biểu tượng cho sự di chuyển nhanh chóng.
Hãng xăng nhớt Mobil có dùng biểu tượng Pegasus trên nhãn hiệu của họ.
Pegasus
Centaur
Unicorn
Quái thú đầu người mình ngựa Centaur trong thần thoại Hy Lạp. Theo truyền thuyết thì vào thời
dân Hy Lạp chưa có ngựa, nhưng thấy nước láng giềng Thessaly có người cưỡi ngựa chạy rất nhanh để
săn bắn, kéo xe nhìn không rõ thì đặt tên là quái vật có đầu người mình ngựa Centaur. Thần thoại thì kể
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
58
Ixion người xứ Thessaly mê say Hera vợ thần Zeus khiến Zeus tức giận dùng phép biến một đám mây
tên Nephele thành một người rất giống Hera. Ixion giao hợp với Nephele sinh ra Centaurus. Lớn lên
Centaurus giao hợp với nhiều ngựa cái Thessaly sinh ra loài Centaur (Ixionidae).
Ngoài những Centaurs đầu cổ ngực như người mình ngựa, trong thần thoại Hy Lạp còn có ngựa
Unicorn thường miêu tả lông màu trắng, có một sừng nhọn trên trán. Nhiều quốc gia trên thế giới như
Anh, Pháp, Đức, cộng hoà Czech, Thụy sĩ, Hung Gia Lợi đều có những coat of arms mang hình
Unicorn.
Có khá nhiều huyền thoại về ngựa trong thần thoại Hy Lạp, nhưng nổi tiếng nhất là truyện "Con
Ngựa Gỗ Thành Troy" của Virgil.
Nguyên nàng Helen, con của thần Zeus và hoàng hậu Leda, vợ vua Tyndareus của xứ Sparta.
Helen có hai người anh hay em trai khác bố là Castor và Polydeuces (còn gọi là Pollux). Sau một lần bị
bắt cóc hụt,và vì có quá nhiều chàng trai theo đuổi nên vua Tyndareus bắt tất cả phải hứa sẽ tôn trọng
quyền lựa chọn của Helen và sau đó, nếu ai manh tâm bắt cóc Helen, những người khác sẽ phải hợp tác
với người chồng do Helen chọn để hợp sức chống lại. Helen kết hôn với vua Menelaus xứ Sparta thuộc
Hy Lạp. Cùng thời có ba người đẹp khác là Hera, Athena và Aphrodite . Ba nữ thần”ai đẹp nhất” này
không ai chịu nhường ai nên cuối cùng phải nhờ hoàng tử Paris con vua Priam của thành Troy làm giám
khảo phân định ai đẹp nhất. Cả ba nàng đều cố dùng pháp lực của mình để khuynh đảo Paris. Cuối cùng,
Paris chọn và trao quả táo vàng cho Aphrodite, Nữ Thần Tình Yêu vì Aphrodite hứa sẽ dâng cho Paris
người đàn bà đẹp nhất trên đời. Khi Paris sang Hy Lạp thăm Sparta thì được Meneclaus-Helen tiếp đón.
Dưới ảnh hưởng của Aphrodite, Helen bị mê hoặc và theo Paris về thành Troy. Và từ đó là mở màn cho
chinh chiến giữa các dũng sĩ Hy lạp dưới quyền chỉ huy của Agamemmon, vua xứ Mycenae, tập trung
tại vịnh Audis và quân thành Troy. Chiến trận kéo dài hơn chín năm mà quân Hy Lạp vẫn không thể vào
được thành Troy. Cuối cùng, quân Hy Lạp dùng kế, giả bộ rút lui nhưng để lại một con ngựa gỗ rất lớn.
Thấy địch tự nhiên lui binh, lại bỏ lại ngựa gỗ, nên quân thành Troy của Priam cùng nhau đẩy ngựa gỗ
vào trong thành để ăn mừng. Nửa đêm, quân Hy Lạp trong bụng ngựa gỗ tràn ra đốt phá thành và giết
hầu hết quân dân thành Troy, chỉ còn lại một số nhỏ trốn thoát. Theo văn hào Virgil kể lại trong cuốn
Aeneid, nhóm này do Aeneas hướng dẫn trốn sang xứ lân cận và thành lập xứ Italy ngày nay. Sau khi
Paris chết và thành Troy thất thủ, Menelaus tái ngộ cùng Helen trở về Hy Lạp. Hai người hạ sinh một
công chúa tên Hermione và tiếp tục cai trị xứ Sparta. .
Tranh cổ Novgorod
Tranh Raphael
Trong Ki tô Giáo, ngựa là tượng trưng của sự can đảm và lòng hào hiệp trượng nghĩa, do đó, các
vị Thánh Bổn Mạng của ngành kỵ mã như St. Martin, St. Maurice, St. George và St. Victor đều được mô
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
59
tả trong sách vở hay tranh ảnh như những kỵ sĩ tài ba. Những bức tranh nổi tiếng như của Raphael,
Gustave Moreau, v.v… và tranh cổ trong bảo tàng cho thấy hình ảnh một thánh George hào hùng cưỡi
ngựa đang đâm chết rồng dữ.
Ngựa trong hội họa
Nói đến ngựa trong hội họa thì không thể không nhắc đến những họa sĩ nổi tiếng của Trung quốc chuyên
vẽ về ngựa.
Hàn Cán (706-783). Họ Hàn sống ở Trường An, và là họa sĩ cung đình dưới thời trị vì của vua
Đường Huyền Tông. Ông đã để lại hai bức tranh ngựa nổi tiếng. Trong bức thứ nhất “Người cưỡi ngựa”
Hàn Cán vẽ một đôi ngựa, một con trắng một con đen, trên lưng con trắng có một người đàn ông ngồi,
tay cầm cương đang ghì chặt con ngựa đen đứng sát bên cạnh.
Bức tranh thứ hai “Chiếu Dạ Bạch Đồ” ông vẽ con Thần mã của Vua Đường Minh Hoàng. Trong
bức tranh này người ta thấy con Thần mã dáng vạm vỡ, tuy bị cột chặt vào một chiếc cọc nhưng nó vẫn
lồng lên như muốn quẫy thoát, đôi mắt tròng giận dữ, đầy khí thế. Con ngựa trắng dũng mãnh “Thần
mã” này có lẽ đã được yêu chuộng nhất trong sưu tập ngựa hơn bẩy trăm con của vua Đường Huyền
Tông.
Tranh Hàn Cán
Hàn Cán
Tranh Tiền Tuyển
Tiền Tuyển thời Nguyên (1279-1368), vẽ cảnh Dương Quý Phi đang leo lên yên ngựa. Trong bức
tranh này người ta thấy bà phi yêu quý của vua Đường Minh Hoàng đang được các cung nhân và thị nữ
đỡ lên ngựa.
Sang đến đời Thanh (1644-1912), đặc biệt trong nhóm họa gia cung đình thời vua Càn Long nhà
Thanh có Lương Thế Ninh (Láng Shìníng ) chuyên vẽ người, hoa điểu và ngựa vô cùng đặc sắc. Lương
Thế Ninh tên thật là Guiseppe Castiglione (July 19,1688- July 17,1766) là một tu sĩ giòng Jesuit người
Ý. Năm 27 tuổi, ông sang Trung Hoa truyền giáo và được giữ trong cung để phục vụ triều đình. Trong
số rất nhiều tranh với thể loại đa dạng do ông sáng tác, nổi tiếng nhất là bức tranh lớn “Bách mã
đồ” vẽ một trăm con ngựa, hiện được trưng bày tại Cố Cung Bảo tàng viện ở Đài Loan ( One
Hundred Horses scroll / National Palace Museum, Taipei). Trong tác phẩm này, Castiglione vẽ 100
con ngựa, có con đứng, con ngồi, con đang chạy, con lội qua song, con nằm v.v…, hình tướng, màu
sắc và vẻ đều khác nhau.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Tranh Lương Thế Ninh. Một phần bức Một trăm con ngựa.
60
Tranh Từ Bi Hồng
Sang đến nửa đầu thế kỷ 20 lại có họa sĩ Từ Bi Hồng (1895-1953) chuyên vẽ ngựa bằng mực tàu
có nét viền. Tranh ông được biết được bán đấu giá rất cao, cả vài triệu dollars một tấm.
Ngựa trong văn chương
Ngựa không những chỉ liên quan tới quân sử, mà còn qua lịch sử văn chương kim cổ. Ðặc biệt
ngựa rất được trọng dụng, coi là bạn đồng hành thân thiết cùng sống chết với các chiến sĩ nơi sa trường.
Một vài thí dụ như trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm có những câu như:
"Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu"
Hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người chinh phụ vào giây phút chia ly:
"Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống
Giáp mặt rồi bỗng phút chia tay"
Hình ảnh người chiến sĩ tay nâng chén ly bôi trước khi lên lưng ngựa ra sa trường trong tiếng
đàn tì bà đưa tiễn cũng được diễn tả thật hào hùng, cảm động trong bài thơ Ðường sau đây:
"Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi"
Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng đề cập không ít tới ngựa. Xin chỉ mang lên điển hình là
hình ảnh chàng Kim Trọng phong nhã dạo ngựa nhân hội Ðạp Thanh đã gặp gỡ Thúy Kiều trong hoàn
cảnh như sau:
"Trông chừng thấy một văn nhân
Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Ðề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con
Tuyết in sắc ngựa câu giòn ..."
61
Tập truyện dân gian "Lục Súc Tranh Công" có cảnh "Vinh Qui Bái Tổ” với “ngựa anh đi trước võng
nàng theo sau"; hoặc trong bài ca dao "Trăng Sáng Vườn Chè" "Chồng tôi cưỡi ngựa vinh qui, hai bên
có lính hầu đi dẹp đàng". Rồi bài Lý Ngựa Ô rất linh động với một chàng trai "khớp con ngựa, ngựa ô"
cổ mang "lục lạc đồng đen", “giây cương nhuộm thắm” để "đưa nàng về dinh", v.v…
Người cưỡi ngựa.
Nếu đã nói đến ngựa nổi tiếng, ngựa trong lịch sử, văn chương, ngựa trong hội họa thì không thể không
nhắc đến người cưỡi ngựa (kỵ sĩ) và những chiến mã hai ngựa, bốn ngựa thời cổ.
Vì ngựa tượng trưng cho lòng can đảm và trượng nghĩa nên hình tượng các danh nhân, chiến sĩ,
hoàng gia cưỡi ngựa hiện diện khắp nơi không kể xiết tại những bùng binh, công viên, đài kỷ niệm ở các
quốc gia bên Châu Âu.
Tưởng cũng cần nhắc, người cưỡi ngựa còn được gọi là hiệp sĩ danh từ chung hay Hiệp sĩ danh
từ riêng tuỳ theo hoàn cảnh. Hiệp sĩ là một từ dùng để chỉ một địa vị của xã hội châu Âu dành cho
những người từ những gia đình phong kiến. Hiệp sĩ đứng hàng thấp nhất trong giới quý tộc và vì thế
không mang tính chất thừa kế. Vào thời kỳ Trung Cổ và Hậu Trung Cổ, nhiệm vụ chính của một hiệp sĩ
là chiến đấu, đặc biệt là dưới hình thức kỵ binh. Gần đây, hiệp sĩ đã trở thành một tước hiệu dành cho
những người nổi tiếng thí dụ như Paul McCartney, Elton John, Edmund Hillary…
Hiệp sĩ cũng là từ thông dụng dành cho những người cưỡi ngựa giỏi. Lịch sử của các hiệp sĩ liên
quan đến sự phát triển của xã hội thời đó, và điều kiện lịch sử. Hình ảnh một hiệp sĩ/kỵ sĩ đuợc biết đến
nhiếu qua bài thơ của John Keats viết về một người đàn bà không có trái tim “La Belle Dame sans
Merci”. Một số tranh miêu tả hiệp sĩ của Waterhouse, Dicksee, Crane, v.v…đã đuợc nói đến trong bài
viết “Người Đẹp Tàn Nhẫn” của Sóng Việt Đàm Giang.
Napoleon (Pháp)
Peter The Great (Nga)
Hiệp sĩ. Tranh Dicksee
Bức họa Napoleon vượt rặng Alps là tác phẩm tranh dầu nổi tiếng của Jacques-Louis David vẽ
trong khoảng năm 1801-1805 miêu tả một Napoleon oai dũng dẫn đoàn quân Pháp vượt rặng Alps đi
qua Great St. Bernard Pass vào tháng 5, 1800.
Tượng Kỵ mã bằng đồng ở St. Petersburg, Nga. Đây là tượng cưỡi ngựa của Hoàng đế Nga Peter
the Great, do Nữ hoàng Catherine the Great đặt nhà điêu khắc Pháp Étienne Maurice Falconet làm. Tên
The Bronze Hoseman cũng là bài thơ nổi tiếng của nhà văn Nga Alexander Puskin viết gợi hứng từ bức
tượng này vào năm 1833.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
62
Xe ngựa
Xe ngựa loại này có thể có một, hai, ba hay bốn ngựa kéo. Xe ngựa có đã từ lâu. Từ xe ngựa với một
ngựa kéo, có một cái gía trên một khung bánh không quay để một người đứng đuợc một chú ngựa kéo
phía trước, xe ngựa đã tiến triển thành những xe ngựa có hai ngựa kéo (biga) dùng trong thời Rome cổ
xưa để chơi thể thao, chuyên chở và hành lễ. Trên đồng tiền La mã chúng ta có thể thấy coin mang hình
cỗ xe hai ngựa kéo. Biga cũng đuợc dùng ở vùng có văn hóa Âu Á, ở Hy Lạp cổ và vùng Celts. Nếu xe
có bốn ngựa kéo hay tứ mã thì tiếng Latin gọi là quadriga, loại tứ mã này thường dùng cho chạy đua
thời La mã cổ. Đây là hai loại thường thấy nhất. Nếu nói về thiên văn thì biga tượng trưng cho mặt
trăng, còn quadriga tượng trưng cho mặt trời.
Những xe ngựa này cũng đã đuợc dùng trong chiến tranh vùng Âu Á từ cả thế kỷ trươc BC cùng
dùng để săn bắn và thể thao như trò chơi Olympic và trongnhững quảng trường La mã. Xe ngựa đua hai
ngựa kéo bắt đâu thực hiện vào thời 408 BC. Xe đua bốn ngựa kéo được bắt đầu thực hiện vào cỡ 680
BC như buổi đua ngựa đầu tiên. Với xe bốn ngựa kéo, thì hai con ngựa giữa cột vào cái ách và chỉ là lực
kéo, hai con bên ngoài đuợc cột nối với ách bằng giây thừng, quan trọng nhất là con ngựa phiá ngoài bên
tay phải vì trường đua ngựa luôn luôn rẽ trái nên con ngựa bên phải phải là con ngựa mạnh và chạy
nhanh nhất.
Những cổng và dinh thự có trang hoàng với bộ xe tứ mã.
Một số cổng và dinh thự của nhiều quốc gia trên thế giới có trang hoàng trên cao ở chính giữa một bộ
xe tứ mã có người đứng ở giữa. Dưới đây là một số di tích lịch sử mà người viết đã có dịp đi qua và
chiêm ngưỡng hoặc cùng chụp hình trong từ vài năm gần đây cho đến hiện tại.
−
Khải hoàn môn Carrousel ở Paris nằm giữa bảo tàng Louvre và vườn Tuileries, bên cạnh
sông Seine. Cổng xây trong khoảng 1807-1809 đề cao chiến thắng của Napoleon ở trận Austerlitz
(1805) và sự đầu hàng của thành Ulm (1807) đuợc dựng như cổng chiến thắng dẫn đến điện Tuileries.
Bộ xe tứ mã đặt vào thời điểm đó là bộ tứ mã mà Napoleon đã chiếm đoạt ở Venice (năm 1798) và mang
về. Sau khi bộ tứ mã nguyên thủy của San Marcos đuợc hoàn trả về Ý vào thời kỳ Khôi phục (18141830) thì năm 1815 bộ tứ mã bản sao do nhà điêu khắc F. Joseph Bosio thực hiện được đặt lên.
−
Khải Hoàn Môn Carrousel ở Paris
Tứ mã tại Thánh đuờng San Marco, Venice
-Tứ mã San Marco Venice. Thánh đuờng San Marco tại Venice, Ý nằm tại quảng trường San
Marco là nhà thờ lớn của Venice. Trên cao, mặt tiền của nhà thờ có trưng bản copy của bộ tứ mã cổ
(bốn ngựa dùng để đua ngựa). Bộ tứ mã nguyên thủy đuợc trưng trong viện bảo tàng từ năm 1980. Bộ tứ
mã nguyên thủy này đúc từ hơn 2,000 năm trước ở một địa danh chưa đuợc thống nhất có thể là từ Ý,
Hy Lạp hay Ai cập. Người ta chỉ biết lúc đầu bộ ngựa này đuợc dựng trên khải hoàn môn của Hoàng đế
Neron tại Rome. Sau đó Hoàng đế Constantine chiếm đoạt mang về Constantinople (Istambul bây giờ),
rồi sau đó nó trở thành một chiến lợi phẩm chiến tranh đuợc mang về Venice năm 1204 sau trận chiến
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
63
chiếm đoạt Constantinople của Crusaders. Năm 1798 Napoleon sau chiến thắng Ý, chiếm mang chúng
về Paris trưng trên khải hoàn môn Carousel rồi sau cùng nó đuợc hoàn trả lại Rome vào năm 1815 và
bản sao bộ tứ mã nổi tiếng này hiện hiện trên balcon mặt tiền của nhà thờ San Macos, Venice từ đó cho
đến ngày nay.
-Tứ mã Cổng Brandenburg là cổng thành phố Berlin trước đây và là một trong những biểu tượng
chính của thành phố Berlin, Đức. Cổng này là cổng duy nhất còn lại của một loạt cổng cổ ra vào Berlin.
Cách cổng Brandenburg một khúc phố về phía bắc là Reichstag nơi Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức
nhóm họp. Cổng này là trọng tâm của đại lộ Under den Linden, con đường với hàng cây linden/đọan lá
bạc (Tilia tomentosa) nối liền hoàng cung và cổng Brandenburg. Vua Frederick William II của Prussia
là người ra lệnh xây cổng này như một biểu tượng của hòa bình. Việc xây cất kéo dài từ năm 1788 đến
năm 1791 mới hoàn thành. Năm 1793 Bộ Tứ Mã Chiến thắng (Quadriga of Victory) với một vương
miện lá olive biểu tượng cho hoà bình được đặt trên đỉnh cổng. Năm 1806, Napoleon mang bộ tứ mã
này về Paris, và năm 1814 đuợc mang trả vể Đức và đặt lại trên cổng. Cổng bị thiệt hại nhiều trong Đệ
nhị thế chiến nhưng sau đó đuợc tu bổ lại vào năm 2000-2002. Cổng này được xem như một biểu tượng
lịch sử trong giai đọan xáo trộn mạnh mẽ của Âu châu và Đức, đồng thời cũng là điểm mang lại sự
thống nhất Âu châu và hòa bình.
Cổng Brandenburg, Berlin. Đức
Palace Square, St Petersburg. Nga
-Bộ tượng tại Quảng trường Palace ở thành phố Saint Petersburg, Nga hoàn tất vào thời kỳ
1819-1829 có sáu con ngựa.
-Bộ tứ mã đặt trên mái tòa nhà Hát Alexandrinsky cũng ở St Petersburg đuợc thực hiện trong
khỏng 1828-1832.
-Bộ tứ mã đặt trên cổng nhà Hát Bolshoi tại Moscow được thực hiện cỡ năm 1850
-Hai bộ tứ mã tại Grand Palais ở Paris, Pháp thực hiện vào khoảng năm1900
-Bộ tứ mã trên đỉnh cái cổng tại Grand Army Plaza ở Brooklyn, NY có tượng Columbia đứng
giữa, hai bên có thiên thần mang cánh thổi kèn cháo mừng chiến thắng.
-Tại Saint Paul, Minnesota, USA, phía trước toà nhà Minnesota State Capitol có trang hoàng trên
cao lối cửa vào chính một bộ xe tứ mã mạ vàng hoàn toàn, hoàn tất vào năm 1906, bộ tứ mã mang tên
Progress of the Sate. Bốn ngựa tượng trưng cho thiên lực: đất, gió, lửa, và nước. Người đàn bà điều
khiển ngựa tiêu biểu cho Văn minh, và người đàn ông trên cỗ xe tượng trưng cho Thịnh vượng.
-Tại Rome, Ý có tượng đài quốc gia tưởng nhớ Victor Emmanuel II, vị vua đầu tiên đã thống
nhất nước Ý. Bộ tượng thực hiện từ năm 1911 đến 1935 mới hoàn tất. Toà nhà màu trắng đồ sộ nằm giữa
Piazza Venezia vả Capitoline Hill, có hồ phun nước,có tượng Vua Vicor Emmanuel cưỡi ngựa và có hai
tượng nữ thần Victoria đang cưỡi xe ngựa ở hai bên.
-Bên Anh, tại London có cổng Wellington với bộ xe tứ mã với một thanh niên trẻ hướng lái cỗ xe
ngựa. Cổng này nằm tại Công viên Hyde và góc phía đông của Công viên Green. Cổng được dựng từ
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
64
năm 1826-1830, nhưng tượng bộ tứ mã chỉ được đặt lên thay thế tượng Quận công Wellington cỡi ngựa
khi cổng đuợc chuyển về địa điểm mới này vào năm 1912.
Victor Emmanuel II, Rome, Ý
Quảng trường Anh Hùng, Budapest
-Hung Gia Lợi có Quảng trường Anh Hùng ở Budapest. Quảng trường Anh Hùng rất rộng có
nhiều tượng và danh nhân trong lịch sử, chính giữa là một đài kỷ niệm và phía sau đài kỷ niệm là hai
nửa vòng cung, trang hoàng trên đỉnh với nhiều tuợng có ý nghĩa khác nhau.
Trên đỉnh phía bên trong của hai dẫy tượng, bên trái có người đàn ông lái song mã dùng con Rắn
như một cái roi, tượng trưng cho Chiến tranh, và bên phải hình tượng người đàn bà cưỡi song mã, tay
cầm lá cọ biểu hiệu cho Hoà bình.
Ngựa và Luật pháp
Chúng ta có cụm từ “Trước vành móng ngựa”. Cụm từ này đuợc nổi tiếng nhờ một loạt chuyện
ngắn của nhà văn Hoàng Đạo/Nguyễn Tường Long (Tự Lực Văn Đoàn) mà ông đã thu thập khi làm
tham tá lục sự trong các toà “Tây Án”. Chuyện kể những ê chề, buồn khổ, đôi khi cười ra nước mắt khi
ông nhân chứng những vụ quan tòa bảo hộ xử án oan ức những bị can không có tiền thuê trạng sư biện
hộ trong một xã hội nô lệ thời đó tại toà tiểu hình Hà-Nội.
Vành móng ngựa là một loại vành sắt hình cong như móng ngựa và được đóng chặt vào móng
chân ngựa để bảo vệ và giữ cho các móng được bền vững khi ngựa chạy trên đường trường. Cụm từ này
được sử dụng ở các tòa án và được đặt tên cho một bục gỗ có hình vòng cung bán nguyệt như móng
ngựa đặt ngay giữa phòng xử án của pháp đình để phạm nhân đứng vào đó nghe quan tòa, biện lý hay
chánh án buộc tội/xử.
Ngựa và ứng dụng Khoa học/Y/Dược
Đã lâu huyết thanh ngựa đã được dùng để điều chế một số loại thuốc áp dụng trong Huyết thanh
liệu pháp (serum therapy) để chống trị một số bệnh nhiễm trùng. Biết đến lâu nhất là huyết thanh từ
ngựa dùng tạo miễn nhiễm trị bệnh sưng yết hầu Diphteria, sau đó là antitoxin trị Tetanos , hay trị rắn
cắn (antivenom), trị nhện độc châm trích, v.v… Bác sĩ gốc người Đức Emil Von Behring (1893), người
đã được phát giải Nobel Y khoa lần đầu tiên vào năm 1901 là do sự đóng góp khoa học quý giá cứu nhân
này mặc dù có uẩn khúc trong tiến trình nghiên cứu cùng cộng tác viên khoa học khác.
Thuốc ATG Anti-Thymocyte globulin là một sản phẩm kháng thể gốc làm từ ngựa (eATG) hay
thỏ (rATG) dùng chống lại tế bào T, để phòng ngừa rejection trầm trọng trong những trường hợp thay
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
65
ghép cơ quan (thí dụ thay thận) và điều trị thiếu máu aplastic anemia. Có hai ATG lưu hành tại USA là
ATG của Genzyme (rATG) và ATG Atgam (eATG) của Pfizer. ATG thường được dùng vào thời điểm
thay ghép cơ quan để phòng ngừa bệnh cơ thể không chấp nhận cơ quan thay thế.
Ngoài ra một sản phẩm rất quen thuộc với phụ nữ trong nhiều thập niên trước, Premarin
(conjugated estrogen) đã được ly trích từ nước tiểu ngựa cái có bầu dùng trị rối loạn kích thích tố ở phụ
nữ. Đây là sản phẩm đã có từ lâu đời (lưu hành từ năm 1942) của hãng Wyeth Pharmaceuticals (là một
phần của Pfizer bây giờ từ năm 2009).
Ngựa và Cơ thể học
Cụm từ thần kinh cột sống hình đuôi ngựa (Latin là cauda equina) do nhà cơ thể học Pháp
Andreas Lazarius đặt ra khi ông thấy nó giống đuôi ngựa, được dùng để chỉ một nhóm những đôi thần
kinh rời khỏi dây cột sống ở phần cuối tận cùng của cột tủy sống trong người. Những dây thần kinh vận
động này giữ nhiệm vụ điều hành vận động của vùng háng, đầu gối, chân, v.v…
Hội chứng Cauda equine (CES/cauda equine syndrome) là bệnh đau dây thần kinh cột sống đuôi
ngựa có thể gây nên mất khả năng vận động nếu bị trầm trọng.
Bệnh thận hình móng ngựa (horseshoe kidney) là bệnh trong thời gian phát triển của bào thai, hai
thận nối nhập liền với nhau thành hình chữ U hay vòng cung móng ngựa đi từ bên này hông sang bên
kia hông. Bệnh bẩm sinh này làm thận của trẻ sơ sinh không hoạt động được và các em nhỏ thường chết
yểu. Tài tử Mel Gibson (sinh năm 1956/57 tuổi) qua thông tin internet và báo chí có mang bệnh bẩm
sinh này, nhưng vẫn sống bình thường cho đến hiện tại.
Tạm kết
Chút hàng đóng góp vào đề tài ngựa cho năm Giáp Ngọ 2014. Không tiên đoán mà chỉ mong năm Giáp
Ngọ sẽ mang cho tất cả độc giả và gia đình, thân quyến những điều tốt đẹp nhất, và đất nước chúng ta
sẽ tiến triển nhiều hơn trên mọi phương diện. ■
Sóng Việt Đàm Giang
Mùa Đông năm 2013
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
66
Tâm S¿ V§i Hoa MÅu ñÖn
Thanh Trà Tiên Tº
Tặng Hương, bạn thân yêu
Ngắm hoa khẽ hỏi hoa ơi,
Sắc hương tuyệt thế, mạng thời vắn sao?
Hồng nhan, ôi.. có lẽ nào
Đoạn trường rồi cũng tan vào hư không?
Nghe lời hoa tự đáy lòng,
Đoạn trường riêng chỉ cánh hồng nhan đâu,
Thân dầu gửi lại đất sâu
Tâm yêu thương sẽ ngàn sau mãi còn.
Cám ơn nhiều nhé, Mẫu Đơn,
Dùng thân này để lòng son đắp bồi
Vun trồng hạt giống an vui
Mang yêu thương tới những nơi đang cần.
Hồng nhan tận, đóa hoa tàn
Lòng xin lưu mãi vô vàn yêu thương..!
■
Thanh Trà Tiên Tử
Kính mời độc giả nghe nhạc sĩ Nguyễn Đức Vinh ngâm bài thơ trên tại http://www.youtube.com/watch?
v=4LQ4J-EG2CM
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Tranh Hoa Mẫu Đơn
Họa sĩ: Hương Trần
67
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Màu Da ñen
NguyÍn Ng†c Cänh
Nó sinh lầm màu da cay đắng
Màu đen trong xứ trắng như vôi
Tôi thấy mình bồi hồi thắc mắc
Nó cũng người đâu khác gì tôi?
Trải đau thương lúc tuổi đầu non
Cha bỏ đi hồi còn mũi chảy
Mẹ không chồng năm bảy đứa em
Áo sờn vai quần mềm thủng đáy.
Trường nó học kẽm gai cao vợi
Lính tuần canh gác với dùi cui
Chưa hết năm bao người bỏ sách
Đi buội đời hút xách tìm vui.
Lắm bạn thân vội vã ra đi
Chết trong thời bình vì súng đạn
Có nhiều thằng quên lãng trong tù
Nung nấu hờn căm thù số kiếp.
Nó thấy tương lai toàn ảo ảnh
Hiện tại đè sâu gánh nợ đời
Tuổi xuân này bỏ rơi ai biết
Màu da này ai tiếc ai thương? ■
Nguyễn Ngọc Cảnh, Chicago 2004
68
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
69
Cát Sông H¢ng
David Lš Lãng Nhân
Khúc trầm tư, vọng từ miền quá khứ
Thoảng chuông ngân lan theo khói Sông Hằng
Hỏi bao nhiêu, bao ức triệu mùa trăng
Đá Hy-Mã phân kỳ thành hạt cát?
Lực thời gian chuyển không gian bát ngát
Hoa vô thường danh sắc có mà không
Tuyết non cao nghiêng thác đổ mịt mùng
Tuôn ra biển cát Sông Hằng hóa kiếp
Tình khúc đó ngàn năm còn nối tiếp
Duyên nghiệp này tứ đại mãi truyền tâm
Cát long lanh nương sóng vỗ thăng trầm
Bụi trần thế người thoạt còn thoạt mất!
Hương dạ lý đâu đây dường phãng phất
Ánh trăng khuya hiền dịu dỗ cành hoa
Ngẫng nhìn sao lấp lánh cõi trời xa
Hồn rung cảm cát Sông Hằng luân vũ. ■
TRADUCTION
par David Lš Lãng Nhân
La lune des fleurs
Marceline Desbordes-Valmore (1786-1859)
Chú thích của dịch giả về thi sĩ Marceline Desbordes-Valmore:
Marceline Desbordes-Valmore là một kich sĩ, ca sĩ, truớc khi trở thành một nữ thi sĩ tài danh của nước
Pháp vào thế kỷ 19. Bàn về Marceline, thi sĩ Verlaine đã viết như sau:
“người phụ nữ duy nhất có tài năng thiên phú trong thế kỷ nầy” (la seule femme de génie et de talent
de ce siècle). Poètes Maudits. DLLN.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
La lune des fleurs
Marceline Desbordes-Valmore (1786-1859)
Douce lune des fleurs, j’ai perdu ma couronne!
Je ne sais quel orage a passé sur ces bords.
Des chants de l’espérance il éteint les accords,
Et dans la nuit qui m’environne,
Douce lune des fleurs, j’ai perdu ma couronne!
Jette-moi tes présents, lune mystérieuse,
De mon front qui pâlit ranime les couleurs;
J’ai perdu ma couronne et j’ai trouvé des pleurs;
Loin de la foule curieuse,
Jette-moi tes présents , lune mystérieuse.
Entrouve d’un rayon les noires violettes,
Douces comme les yeux d’un séduisant amour.
Tes humides baisers hâteront leur retour.
Pour cacher mes larmes muettes,
Entrouve d’un rayon les noires violettes. ■
Træng HuyŠn Hoa
Bän dÎch ViŒt ng» do David Lš Lãng Nhân
Trăng huyền ơi, tôi mất đi chiếc mão rồi
Cuồng phong nào chẳng biết đã qua tôi
Bài ca hy vọng lụn tàn âm hưởng
Đêm tối ngập tràn vây phủ hồn tôi
Trăng huyền ơi, tôi mất đi chiếc mão rồi
Hãy quẳng tôi món quà đi, trăng huyền bí
Để trán xanh xao hồng trở lại màu xưa
Tôi đã mất mão rồi, chỉ còn nước mắt
Xa thế nhân, xa lũ hiếu kỳ
Hãy quẳng tôi món quà đi, trăng huyền bí
70
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
71
Hãy hé mở cánh hoa đen màu tím
Dịu hiền êm như đôi mắt tình nhân
Cho nụ hôn ẩm ướt trở về gần
Che dấu đi dòng lệ tủi âm thầm
Hãy hé mở cánh hoa đen màu tím. ■
Translated by David Lý Lãng Nhân
Madison, AL, July, 2013
Victor Hugo (1802-1885)
Victor Hugo is the best known French poet and writer of the Romantic Movement. Oceano Nox ("Night
on the Ocean", 1836), one of his classic poems, ponders the horror of death by drowning, particularly
when the death is ambiguous or unnoticed and thus unmourned. On 16 July 1836 Victor Hugo watched a
storm off the coast of Saint-Valery-sur Somme and this experience led him to write the poem.
Oceano Nox
Victor Hugo
Oh ! combien de marins, combien de capitaines
Qui sont partis joyeux pour des courses lointaines,
Dans ce morne horizon se sont évanouis ?
Combien ont disparu, dure et triste fortune ?
Dans une mer sans fond, par une nuit sans lune,
Sous l'aveugle océan à jamais enfoui ?
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Combien de patrons morts avec leurs équipages ?
L'ouragan de leur vie a pris toutes les pages
Et d'un souffle il a tout dispersé sur les flots !
Nul ne saura leur fin dans l'abîme plongée,
Chaque vague en passant d'un butin s'est chargée ;
L'une a saisi l'esquif, l'autre les matelots !
Nul ne sait votre sort, pauvres têtes perdues !
Vous roulez à travers les sombres étendues,
Heurtant de vos fronts morts des écueils inconnus
Oh ! que de vieux parents qui n'avaient plus qu'un rêve,
Sont morts en attendant tous les jours sur la grève
Ceux qui ne sont pas revenus !
On s'entretient de vous parfois dans les veillées,
Maint joyeux cercle, assis sur les ancres rouillées,
Mêle encore quelque temps vos noms d'ombre couverts,
Aux rires, aux refrains, aux récits d'aventures,
Aux baisers qu'on dérobe à vos belles futures
Tandis que vous dormez dans les goémons verts !
On demande " Où sont-ils ? Sont-ils rois dans quelque île ?
Nous ont' ils délaissés pour un bord plus fertile ? "
Puis, votre souvenir même est enseveli.
Le corps se perd dans l'eau, le nom dans la mémoire.
Le temps qui sur toute ombre en verse une plus noire,
Sur le sombre océan jette le sombre oubli
Bientôt des yeux de tous votre ombre est disparue.
L'un n'a-t-il pas sa barque et l'autre sa charrue ?
Seules, durant ces nuits où l'orage est vainqueur,
Vos veuves aux fronts blancs, lasses de vous attendre,
Parlent encore de vous en remuant la cendre
De leur foyer et de leur coeur !
Et quand la tombe enfin a fermé leur paupière,
Rien ne sait plus vos noms, pas même une humble pierre
Dans l'étroit cimetière où l'écho nous répond,
Pas même un saule vert qui s'effeuille à l'automne,
Pas même la chanson naïve et monotone
Que chante un mendiant à l'angle d'un vieux pont !
Où sont-ils, les marins sombrés dans les nuits noires ?
O flots ! que vous savez de lugubres histoires !
Flots profonds redoutés des mères à genoux !
Vous vous les racontez en montant les marées,
Et c'est ce qui vous fait ces voix désespérées
Que vous avez le soir, quand vous venez vers nous... ■
72
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
(Source: Wikipedia)
Translation in Vietnamese
ñêm ñåi DÜÖng
Bän dÎch ViŒt ng» do David Lš Lãng Nhân
Ôi! Biết bao thủy thủ, bao thuyền trưởng
Hớn hỡ ra đi theo hải trinh dài
Khuất dưới chân trời ảm đạm còn ai?
Bao nhiêu đã chết, chết vì vận rủi?
Biển sâu không đáy, một đêm trăng tối
Lòng Đại dương mù vùi xác nghìn thu
Bao chủ tướng và tùy tùng đã thác?
Bảo tố về xé nát sổ đời ai
Trận cuồng phong, bao trang sử vèo bay
Nào ai biết vực sâu mồ thâm thẩm
Mỗi đợt sóng mỗi lần thu chiến phẩm
Sóng đắm thuyền cứu nạn, giết thuyền nhân
Nào ai biết ra sao người xấu số
Bềnh bồng trôi trong khoảng tối mênh mông
Mang tử thương đầu va chạm đá ngầm…
Cha mẹ chết, vì ngóng chờ con trẻ
Một giấc mộng mê, bãi chiều quạnh quẽ
Những người đi không trở lại bao giờ.
Còn nhắc tên anh, canh khuya đống lửa
Người quay quần bên neo rĩ vui cười
Tên gọi đôi khi về với bóng người
Với điệp khúc, tiếng cười, câu chuyện cũ
Những nụ hôn dối gian trao mỹ nữ
Mộng tình anh ấp ủ dưới rong xanh
Người đâu tá? Là vua trên hoang đảo?
Chán cõi trần nên tìm đến động tiên?
Kỷ niệm xưa rồi phai nhạt triền miên
Thân tan trong nước, tên mòn trong trí.
Thời gian trút mực đen lên vạn kỷ
Biển pha thêm màu tối của lãng quên.
Rồi ngày đến bóng hình anh biến mất
Người chia nhau thuyền và chiếc cày xưa
Trong những đêm trời giông bảo gió mưa
73
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Mình quả phụ đợi chờ đầu đã bạc
Bới tro tàn khơi chuyện cũ các anh
Lửa bếp ấm hong tâm tình năm trước
74
Khi mồ kia cuối cùng rồi cũng khép
Không ai còn nhớ tới tánh danh anh
Không đá bia, nơi nghĩa địa vắng tanh
Không một cánh liễu buồn thu trút lá
Không tiếng hát ngây ngô và buồn tẻ
Của kẻ ăn mày dưới góc cầu xưa
Hỡi thủy thủ trầm mình trong đêm tối
Hỡi sóng kia đã thuộc chuyện hãi hùng
Hỡi sóng sâu - kinh sợ mẹ quì mong
Hãy kể chuyện khi hải triều dậy sóng
Ngươi đã hóa tiếng kêu thương tuyệt vọng
Cứ mỗi chiều dào dạt tiến gần tôi. ■
Madison, AL, October 2013
TRAD UCTION
Gérard de Nerval
Gérard de Nerval (May 22, 1808 – January 26, 1855) was the pen name of the French writer, poet,
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
75
essayist and translator Gérard Labrunie, one of the most essentially Romantic French poets.
His life and several of his works were influenced by his infatuation for an actress named Jenny
Colon, who died in 1842. His works are notable for his charming personality and intelligence, his poetic
vision and precision of form.
(Source : Wikipedia)
Dans les bois
Gérard de Nerval (1808-1855)
Au printemps, l’oiseau naît et chante;
N’avez-vous pas ouï sa voix ?...
Elle est pure, simple et touchante,
La voix de l’oiseau dans les bois!
L’été, l’oiseau cherche l’oiselle;
Il aime, et n’aime qu’une fois.
Qu’il est doux, paisible et fidèle,
Le nid de l’oiseau dans les bois!
Puis, quand vient l’automne brumeuse,
Il se tait avant les temps froids.
Hé1as! Qu’elle doit être heureuse
La mort de l’oiseau dans les bois! ■
BẢN DỊCH VIỆT NGỮ
Bài thơ
Dans les bois
Của Gerard de Nerval
Do David Lý Lãng Nhân
Dịch thuật
ChÓn RØng Hoang
Mùa Xuân chim nở hát ca vang
Người có nghe chăng giọng của chàng?
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Trong trắng hồn nhiên và dãn dị
Tiếng chim tha thiết chốn rừng hoang
Mùa Hạ chim kia đã gặp nàng
Chàng yêu, yêu chỉ một lần mang
Tình đó dịu êm và chung thủy
Tổ chim ấm cúng chốn rừng hoang
Rồi Thu sương lạnh phủ miên man
Tiếng hát của chàng bỗng lặng trang
Thôi nhé! Cuộc tình đầy hạnh phúc
Chim kia đã chết chốn rừng hoang. ■
Madison, AL, November, 2013
Translation in English
(Source : http://www.recmusic.org/lieder/get_text.html?TextId=12061)
Reprinted under Section 107 of the US Copyright Law for educational and research purposes.
In the Woods
In the Spring the Bird is born and sings:
Haven't you heard his voice?
It is pure, simple and touching,
The voice of the Bird - in the woods!
In the Summer, the Bird seeks his Mate;
He loves - and loves only once!
How gentle, peaceful, and faithful it is,
The nest of the Bird - in the woods!
Then, when the misty season comes
He is silent... before the cold weather.
Alas! how happy must be
The death of the Bird - in the woods! ■
76
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
77
SÜ Tº Ÿ Trong RØng
ChuyŒn Phi‰m MiŠn Nam
Do: David Lš Lãng Nhân SÜu TÆp
Trước chiến tranh Việt Nam, một số gánh hát Cãi lương trong Nam thường phải đi lưu diễn ở các tỉnh
lẽ hoặc thành phố nhỏ để kiếm sống, nhất là đối với những gánh hát nhỏ ít vốn, “kép độc - đào thương”
chưa nỗi tiếng. Hồi đó, có một gánh hát bị kẹt tại Phú Lâm khá lâu vì mưa bảo, khán giả đến xem thưa
thớt, đào kép phải ăn cháo trắng với muối tiêu thay cơm mấy ngày, ai nấy đều xót ruột... Ông Bầu gánh
đã cho bổn ban trình diễn hết những tuồng quen thuộc ăn khách như Tôn Tẩn giã điên, Long Hình quái
khách, Lan và Điệp…vân..vân…Ông ta đánh liều thảo một tuồng mới gọi là tuồng Lưu Bình-Dương Lễ,
quãng cáo rầm rộ bằng xe ngựa và đào kép vẽ mặt phấn son trống kèn inh ỏi, hy vọng khán giã sẽ đến
xem đông , cứu vãng tình thế tài chánh nguy ngập.
Tích rằng Dương Lể là hoc trò nghèo khó, được người bạn hão tâm giàu sang là Lưu Bình rước
về nuôi dưỡng để tiếp tục học hành, Dương Lễ thi đậu làm quan . Giặc giã nỗi dậy, Lưu Bình bị cướp
phá mất hết tài sản nghèo đói đi ăn xin , tới dinh của Dương Lễ để nhờ tá túc. Dương Lễ biết Lưu Bình
tuy có tài nhưng lười biếng, chỉ thích ăn chơi, nếu được chiều đãi thì không trở thành người khá được
cho nên không tiếp Lưu Bình, chỉ dọn cho một bát cơm thiêu với một quả cà thúi rồi sai lính đuổi đi, để
chọc tức Lưu Bình quyết tâm đèn sách hoc tập cho thành tài.
Sự tích Lưu Bình Dương Lễ khá phổ thông, đào kép ai cũng hiểu vai trò của mình, nên bổn
tuồng không cần viết chi tiết và tập dượt nhiều lần, đào kép chỉ cần sửa đỗi lời ca và đối thoai cho thích
hợp với hoản cảnh trong tuồng mới và diễn xuất theo tài năng và cảm hứng cá nhân.
Đêm đó, trời tạnh mưa, khán giả đến xem khá đông, nhờ quảng cáo tuồng mới. Đào kép lên tinh
thần, tưởng tượng sắp được ăn cơm nóng với thịt heo quay chấm xì dầu, lai rai vài chung ba xi đế cho
ấm lòng ….Trên sân khấu, kép Lưu Bình coi bảnh trai, miệng có chiếc răng vàng duyên, xuất sắc trong
vai mình, đang cao hứng, say sưa , tràng giang kễ lễ với khán giả về sự tàn nhẫn của người bạn cũ; cố ý
thở than sướt mướt cho cạn bớt nỗi niềm cay đắng trong lòng, đợi đến phút chót mới lấy hơi dài để
xuống câu vọng cổ cho nó sụt sùi mùi mẫn tái tê… Ai dè, khi nghe tiếng nhịp sanh vừa gõ một cái cốc
để vô bài ca, anh ta giật mình quên phứt câu nói lối, lính quýnh tính không ra, bèn “cương” đại đoạn mỡ
đầu câu 1 Vọng cổ như thế nầy:
Quý vị nghĩ coi…Hồi nào tôi trọng đãi thằng Dương Lễ nó như người thượng khách, …áo quần tươm
tất, rượu thịt ê hề , kẻ hầu người hạ…bây giờ thì tôi sa cơ thất thế, thân tàn ma dại nghèo đói xác xơ, thì
nó nỡ lòng nào đối đãi với tôi như…như con sư tử… ở trong rừng….
Khán giả rộ lên cười. Vài ba người la lớn: Ê, hát cương! Dở quá! Đi vô đi! ■
Madison, AL, September 22, 2013
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
ThÖ Haiku Kim-Châu
(10/11-2013)
Source: Google Images
Một Bóng
Tuyết ngập trời
Mênh mông trong đơn độc
Một bóng thôi. ■
Source: Google Images
78
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Không Nhà
Kẻ không nhà
Cùng đi tìm chút lửa
Chờ đông qua. ■
Source: Google Images
Độc Hành
Đường còn xa
Lê bước chân trên tuyết
Chỉ mình ta. ■
Source: Google Images
Nát Tan
Một bông hồng
Nát tan vì băng tuyết
Giữa trời đông. ■
79
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Source: Google Images
Hừng Đông
Tuyết giá băng
Thời gian như đọng lại
Giữa hừng đông. ■
Source: Google Images
Thuyền Nan
Bóng thuyền nan
Dòng Tiền Giang sông nước
Giữa chiều vàng. ■
80
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Les Fables de La Fontaine
La grenouille qui veut se faire aussi grosse que le bœuf
Une grenouille vit un bœuf
Qui lui sembla de belle taille.
Elle, qui n'était pas grosse en tout comme un œuf,
Envieuse, s'étend, et s'enfle et se travaille,
Pour égaler l'animal en grosseur,
Disant: «Regardez bien, ma sœur;
Est-ce assez? dites-moi: n'y suis-je point encore?
Nenni.—M'y voici donc?—Point du tout.—M'y voilà?
—Vous n'en approchez point.» La chétive pécore
S'enfla si bien qu'elle creva.
Le monde est plein de gens qui ne sont pas plus sages.
Tout bourgeois veut bâtir comme les grands seigneurs,
Tout prince a des ambassadeurs,
Tout marquis veut avoir des pages. ■
The Frog Who Wants to Become as Big as a Bull
Translated by Thomas D. Le
A frog saw a bull
Who looked to him of good size.
Being himself no larger than an egg
Full of envy, he stretched and inflated himself hard
To rival the bull in size,
Asking, “Look, sister;
Is this big enough? Tell me. Am I not there yet?
Nah! – How about this? – Not at all – How about now?
– You've a long way to go.” The tiny blockhead
Puffed up so hard he blew himself up.
The world is full of people no wiser.
Every bourgeois wants to build like lords of the manor.
Every prince has ambassadors.
Every marquess wants to have pages. ■
81
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
82
Introducing Lysistrata, the Power of Women
by Thomas D. Le
Throughout history war has been almost the exclusive domain of men.
The rare instances of women
warriors, the mythical or historical Amazons being the most famous of them, only confirm the rule. In
Vietnam the first national heroes happened to be the two Trưng Sisters, who drove the Chinese out of the
country to win a three-year period of independence (A.D. 40-43). They left a legacy of resistance that
lasts to this day. The next rebellion was led by Lady Triệu (Triệu Ẩu, A.D. 248), who epitomized the
same spirit. Although her rebellion was ill-fated and short-lived, it reinforced the indomitable spirit of
independence of her countrymen. These instances aside, by and large, war was declared and fought by
men. And this state of affairs persists in real life as well as in drama. However, where there is a rule,
there is an exception. We study this exception by delving into how an ancient Greek comic poet handled
the issue of women's role in war. In Aristophanes's Lysistrata, women should have veto power, or at
least a say, in the management of war by obtaining control of the purse string.
A Brief Glance at Greek Drama
But first, let us back up a little for a glimpse at the genesis of drama. Greek drama had its origins in
festivals held in honor of the god Dionysus every year in Rural Dionysia and in City Dionysia held in
Athens and some other cities of Greece.. Rural Dionysia straddled the winter solstice between
December and January while the City Dionysia occurred in March-April. Another less important
festival is the Athenian Lenaia held in January. These festivals included dancing and singing of
dithyrambs, even before tragedies appeared in the fifth century. Each festival began with a pomp
(procession).followed in Athens by dramatic performances at the Theater of Dionysus lasting five or six
days in which Greek poets competed in producing three tragedies and one satyr play revolving around
the same subject taken from myths and legends familiar to all Greeks. While Rural Dionysia probably
had the longest history, being associated with wine cultivation, there were no records of theatrical
performances before the sixth century B.C., since according to tradition the first known actor and
playwright Thespis put on the first performance of his tragedies in 534 B.C. But the three famous tragic
poets known to us for their extant manuscripts were Aeschylus, Sophocles, and Euripides, whose works
were written and produced largely during the fifth century. Comedy was featured mainly at the Lenaia;
the first known contest of comedies occurred in 442 B.C. and comedy contest was first included in City
Dionysia only in 487 B.C. Aristophanes was the only known comic poet with extant works; they were
used to define the period known as Old Comedy. His influence on other writers down to today's theater
is undeniable. His use of comedy as an instrument of political criticism and social commentary; his
sarcasm, wit, ridicule, sexual and scatological humour that respect no one found echoes through the
centuries in Rabelais, Shakespeare, Voltaire, Jonathan Swift, Saturday Night Live. Western drama owes
a great deal to its ancestor of twenty-six hundred years ago.
The Role of Women in Homer and Tragic Poets
Ancient Greece bequeathed one of the most, if not the single most, revered, told, retold, studied,
dissected, and commented upon long narrative poem about the Trojan War by a poet named Homer,
whose very existence has never been established to the satisfaction of all scholars. About two thousand
eight hundred years ago the poem was written down as The Iliad. In this war story women played no
role in the direction of the war. Helen of Troy (actually she had been married to the Spartan king
Menelaus before her abduction by Paris of Troy) caused the war; Iphigenia was sacrificed by her father
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
83
Agamemnon to obtain favorable wind for the Greek fleet to sail. Chryseis, daughter of the Trojan priest
Chryses, was captured by Agamemnon, who had to return her to her father to avoid the plague sent by
Apollo. Briseis, a princess of Lymessus, captured by Achilles was taken by Agamemnon when he
released Chryseis. In all these instances women were little more than pawns in the great game of war
engaged in by men.
All three great Greek tragic poets Aeschylus, Euripides, and Sophocles treated them in their
tragedies generally as victims of war, of curses, or of external circumstances. So were they in The Iliad
and The Odyssey; they generally did not fare any better. We have just seen how high-born women were
used as pawns. And there is more. The unfaithful Clytemnestra betrayed her husband Agamemnon,
partly because of Aphrodite's curse, partly because her husband sacrificed their daughter Iphigenia for
the sake of a favorable wind to Troy. In consort with her lover Aegisthus she killed Agamemnon on his
return from Troy. They reigned over Mycenae for seven years until Orestes, Agamemnon's son, avenged
his father's death by killing the royal couple. The Trojan prophetess Cassandra, by rejecting Apollo's
advances and thus incurring his curse, was destined never to be believed even though she always told the
truth, including warning the Trojans against taking the wooden horse inside the citadel. After the fall of
Troy she followed Agamemnon as a spoil of war to Mycenae, where she was murdered by Clytemnestra,
who believed she was her husband's concubine. Hector's faithful wife Andromache faced a moral
dilemma after he had been killed by Achilles. As a loving wife she honored his memory. But the
victorious Greeks insisted on killing her son Astyanax, who had been prophesied to grow up and take
revenge for his father's death. Andromache had to deliver her son to his death at the hands of the
Greeks, or suffer her husband's ashes to be scattered over the ocean and his tomb to be destroyed. She
opted to save Astyanax. But the Greeks found Astyanax and threw the boy over the rampart. Again as
Homer recounted, Penelope, Odysseus's faithful wife, had to fend off some 108 suitors, who occupied
their palace and consumed their food during the hero's twenty years' absence. She was pressured daily
to marry one of them; but she resisted steadfastly by promising as a ruse to marry as soon as she had
completed the shroud she was weaving for her father-in-law Laertes. At night she would unravel all that
she did during the day, so that the shroud would never be finished. At long last, Odysseus came back
after a circuitous voyage and killed all the suitors. Elsewhere in the Theban Cycle, Sophocles delivered
to us the headstrong Antigone, who defied his uncle-king Creon's edict to bury her brother Polyneices;
but she was counterbalanced by her docile sister Ismene. Creon condemned Antigone to death by
putting her in a sepulcher; but she hanged herself rather than suffer a slow death by starvation. Her
fiancé Haemon, Creon\s son, killed himself at her feet. When news of these deaths reached Queen
Eurydices, she quietly went into her chamber, where she hanged herself. As for Medea, who wreaked
terrible vengeance on her husband Jason for abandonment and betrayal, she was a non-Greek, a
barbarian. She gave Jason's new bride Glauce a poisoned robe, and slayed her two children to cause the
most pain to her husband. For instances where women were cast in a better light, with more deference
and respect, one would need to look beyond Homer and the tragedians. Whether in The Iliad or in the
various tragedies of the fifth century B.C., Greek poets relegated women to passive roles in which they
suffered from war. It had to devolve on a comic poet of the Old Comedy tradition, Aristophanes, to
really give prominence to women as major players in society through use of their own sex.
Aristophanes's Anti-War Comedies
Using comedy as a political weapon, Aristophanes attacked powerful political figures, particularly those
responsible for prosecuting the Peloponnesian War. He even poked fun of tragic poets of his days. None
of the three great tragic poets could escape his barbs or vitriol. But behind the façade of humour and
bawdiness, Aristophanes approached the serious issue of war and peace with innovative, if unrealistic
ideas. He was not intent on proposing solutions, but was fiercely opposed to war, the Peloponnesian
War that was devastating his Athenian homeland. Of the three overtly anti-war plays Aristophanes
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
84
wrote, The Acharnians is the first surviving one, followed by Peace and Lysistrata. His stance against
war was briefly introduced in the October 2013 issue of Firmament. In his comedy The Archanians, we
see how one man living in the deme Acharnae, north of Athens, fed up with war between his polis and
Sparta was driven to make a private peace with the enemy in defiance of Athenian farmers and official
Athenian war policy. This kind of one-man foreign affairs negotiation conducted between a private
citizen of one state and the government of another is virtually impossible in the modern world; but it
illustrates how war can create desperate situations that call for desperate courses of action. Much as we
may agree or disagree with Dicaepolis, who just wanted peace for himself and his family to the point of
going against the Athenian war leader Cleon, there is a deep-seated loathing that Aristophanes professed
against the war and its proponents, many of whom, including the tragic poet Sophocles, who was also a
general, were hiding behind high-sounding slogans to profit from it. By securing a peace treaty for
himself and his family, Dicaepolis created an enclave of peaceful and happy living surrounded by a sea
of hawkish Athenians, whose leaders and their followers went to war and came back dead, maimed or
ravaged for life. If The Archarnians has a political message to convey, it was transmitted with laughter,
sarcasm, and at times vulgarity.
The contrast between the curse of war and the blessings of peace could not have been made more
pronounced, as Dicaepolis displayed all the hostility Aristophanes harbored against the Peloponnesian
War. By using Dicaepolis as his mouthpiece, the poet could wield his trenchant wit without fear of
reprisal. But Aristophanes was no pushover; he attacked the powerful by name in his plays, knowing
that his butts were among the audience, even after their death, as in the case of Cleon. By naming the
main character Dicaepolis (Just-City), Aristophanes plainly signaled that by pursuing war with the
Lacedemonians Athens had lost its moral high ground, calling into question the justness of her cause.
That after a generation of war with Sparta, the Athenian Empire was brought to its knees and lost its
freedom was not a vindication of Aristophanes, for the fortune of war could swing the other way just as
well. But the war was an overreach by an empire that had grown hubristic and bellicose. Athens's defeat
in the Peloponnesian War shifted the balance of power to Sparta, who became the hegemon in the Greek
world while the prostrated Athens had been reduced in stature and influence. It is ironic, nevertheless,
that the city that gave birth to and nurtured Western civilization with philosophy, politics, sculpture, art,
architecture, the theater, mathematics, and science had to succumb to a militaristic régime who
bequeathed what Athens did not, the masculine virtues of the warrior. Had Athens not engage in this
disastrous war, it probably would have retained its undisputed leadership position among the great citystates of Greece in terms of political, military, philosophical, intellectual, and cultural achievements, a
shining city on the hill. Just one internecine war, and Athens's reputation was tarnished and its
hegemony irretrievably lost. One after the other, Sparta and Thebes gained ascendancy, but being
exhausted by war, no Greek city-states were able to withstand the rise of Macedon. A unified country
with a central government under absolute monarchy controlling a large area, Macedon sprang into action
to conquer the cradle of Western civilization. Though the Athenians considered the Macedonians
uncouth, as they did the Spartans, or barbarian, the Macedonians were Hellenes, as Herodotus recorded.
Since both Spartans and Macedonians were Dorians and Athenians were Ionians, the Athenians
stereotyped them in the same way. To Athenians there was something foreign about Macedon. Among
the Greeks of the Classical period, Athens finally opted for democracy, Sparta for oligarchy, Macedon
did not share the polis political structure and other cultural traits of the Greeks farther to the south of the
Classical period. It retained the palace culture of the Myceneans, serfdom, and polygamy. During the
Peloponnesian War Macedon played an ambiguous role of friends now to one, now to the other of the
belligerents. With Greece weakened by the Peloponnesian conflict, Macedon produced the greatest
world conquerors in the person of Alexander the Great. One can only muse about what Greece as a
whole would have been able to achieve had the Greeks not succumbed to their inability to live at peace
with one another as a nation.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
85
Of the remaining two anti-war plays Lysistrata is far more interesting to the modern world than
Peace. While Peace requires a bit of knowledge of historical background to understand and appreciate,
Lysistrata needs much less background for its comprehension. Besides, Peace does not seem to resonate
well with modern sensibility. Such episodes as riding a giant dung beetle to Zeus to plead for peace,
Hermes being the only remaining god to tend the fire of Olympus after all the gods had gone into hiding
to avoid hearing and thinking about the war, may be amusing but strikes us as quaint. In contrast,
Lysistrata, with its emphasis on women's role in the war decision-making process, sounds quite familiar
to modern audiences. Though Lysistrata is laden with sex at every turn, reaching the climax when the
chorus of old men and the chorus of old women engaged in a war of the sexes by disrobing while
hurling bawdy insults at one another, Peace is no less raunchy with its scatological references. Still,
because of its depiction of women in a prominent peace-making enterprise, Lysistrata deserves plaudits
and production.
The Comedy Lysistrata
First produced in 411 B.C. in the twenty-first year of the Peloponnesian War, Lysistrata continues to be
produced to this day, as much as art as a protest against war. Instead of attacking head-on the war fever
of the Athenians as in The Acharnians, Aristophanes turned to the sex that suffered a great deal from
war, the women, who had no right to vote, and hence, no right to express their opinions on it, either in
the public arena or at home They would quickly be silenced and reminded of the place by their
husbands or fathers. Aristophanes was not interested in feminism; being conservative in the days of
imperialistic, democratic Athens, he would be more likely to share aversion to feminist ideas with his
ideological kins of today than with any moderates of any time. But his resulsion to war as a means to
settle differences between states, or worse to further politicians' ambitions, knew no bounds. The
comedy is filled with explicit language, metaphors, and puns resulting in sometimes subtle, sometimes
not so subtle double meaning. It thus may strike some circles of today as risqué and not suitable for the
younger audience. It must be remembered, however, that the play is taught in high school and in
college, and performances by students are far from rare. New editions continue to appear with modern
translations and criticisms. That Lysistrata is a serious play dealing with the serious theme of war and
peace is obvious to any reader. Lysistrata is not a political tract though war is as political as anything can
be. Nevertheless, were it to be simply one, it would not have achieved the popularity it is enjoying
among modern students of literature. Although the presence of sex is central to the plot, and the battle
of the sexes is another important theme, the play highlights the power of women to influence the course
of the war by forcing the two belligerent sides into a peace neither side has wanted. It is neither male
chauvinistic nor militantly feministic. It treats both sexes fairly although in Ancient Greece women had
no voting or other civil rights The women's leader, Lysistrata, after whom the play is named, recognizes
the female as weak-willed and worse. But she is also convinced of the futility of the war, which has
dragged out for two decades without a conclusion in sight. War weariness, hardships are the daily staple
that plagues the land of Greece and the life of all Greeks of both sides of the conflict. Aristophanes saw
in women the best hope for resolving the situation; and thus sex became the instrument of peace.
Critics, including some academics, lambast Aristophanes's handling of sex with overt references,
innuendoes, and physical acts. But his purpose was serious though his means left room for laughter and
commentary.
The Plot
Lysistrata is an ordinary Athenian woman who simply wants the Peloponnesian War to stop. She rises to
leadership because she has seen enough suffering, the long absences of husbands and sons who went off
to fight somewhere in the land. She yearns for peace, as most wives and mothers do. She cannot leave
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
86
war to men alone. To her, men are all brawn but no brains when it comes to war. Single-handedly she
convenes an inter-state alliance of women to wage a war against war. At first only her neighbor
Calonice shows up, to Lysistratra's chagrin. She complains about her sex's flightiness and lack of
responsibility. Gradually they trickle in, from Athens, of course, Boeotia, Anagyra, Acharnae, Corinth,
and Sparta, the state whom the Athenians look upon as uncouth. Lysistrata proposes a simple solution,
but knowing women, she first extracts from them the promise to abide by the strategy. They all affirm
that they would do anything to achieve peace, even walking in fire, climbing Mt. Taygetus, splitting up
like a turbot. Satisfied, Lysisgtrata reveals her plan: A sex strike undertaken at the right psychological
moment when the men desire their women. Being a woman is not necesarily immunity from
physiology. One and all they blanch, bite their lips, shake their heads, turn their backs. Let the war rage
on then. Give them anything, fire, death even. But they wouldn't do anything that drastic. No joy of
sex? No, it's a non-starter. Turning to Lampito from the antagonistic state of Sparta, Lysistrata pleads
for help. With further pleading the women come to an agreement. Together they take an oath of
solidarity in their struggle for peace.
They then barricade themselves in the Temple of Athena in the Parthenon on the Acropolis where
the state treasury is kept. By seizing the coffers they can choke off the means to wage war. Hearing of
the women's action, the chorus of men come with logs to smoke out the occupiers. The chorus of
women immediately fly to the rescue bearing pots of water. They quickly extinguish the fire, and douse
the men for good measure. A battle of words break out between the men and the women. Just then a
magistrate (or commissioner of publics safety, in some translation) appears to obtain money for oar
blades. He orders the drenched men to break the door open with crowbars, directly challenging the
women. Lysistrata comes out to confront the magistrate, who orders his Scythian soldiers (the police) to
handcuff her. But the soldiers back off in the face of determined challenges from Lysistrata and other
women with household items such as chamber pots and lamps. Lysistrata informs the magistrate that
women intend to seize the state's treasury and manage it in the manner a household manages the family
budget. With control of the purse-string the women can ensure that no money is used for war. He says
as a man he would never take counsel from anyone wearing a veil; whereupon Lysistrata drapes her veil
around his head and other women came to complete dressing him as a woman. Out of frustration the
magistrate inquires about the women's proposal to end the war. Lysistrata uses the carding and
untangling of the skein of wool as an analogy of the manner in which war can be similarly resolved: she
details how the corrupt officials, parasites, and dregs of society would be crushed. She laments the war
orphans' plight, the fresh young girls become old maids for lack of eligible bachelors. While men can
marry well into old age, women enjoy just a narrow window for matrimony, whereupon the magistrate
retires to tell the other magistrates of the women's rebellion. Lysistrata also exits. Left by themselves
the choruses of men and women resume their war of words, this time removing their clothes to show
their determination. In the midst of the confrontation Lysistrata reappears to complain about the
women's wavering attitudes. One woman tries sneaking out of the front door; another lowers herself on
a rope. She has a hard time holding her "troops" in line, for they too are beginning to act contrary to
their oath. They invent trivial reasons why they want to go home, even faking pregnancy, unwilling to
admit they are craving sex. With a mixture of encouragement and threat she finally succeeds in snuffing
out the women's attempt to defect, especially after she asserts the prophesy that victory would be theirs
if they remain chaste.
Presently Lysistrata sees a man coming. It is Cinesias, Myrrhine's husband. Lysistrata tells
Myrrhine to work him up to a frenzy of desire without letting him consummate it. This she does with
feminine wiles. She wields her delaying weapon with consummate skill. She wants to perfume both of
them; she runs to get the sheet; she runs to get the pillow, each time driving Cinesias wilder and wilder.
Finally she is ready to lie down; but she asks one more question, Would he vote for peace? No sooner
does Cinesia say he'd think about it than Myrrhine jumps up and disappears, leaving him to his misery
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
87
while he becomes insane with frustrated longing.
A messenger from Sparta comes to seek peace, his manhood standing up behind his tunic. The
situation back at Lacedemon is desperate due to the sex strike by women, who had been whipped up by
Lampito. The messenger tells the Athenian Magistrate that the Spartan women have refused sex until a
peace treaty is concluded with Athens. A plenipotentiary from Sparta is sent for, and the two warring
sides, now in full erection, quickly conclude the peace. Everyone is looking for Lysistrata to officiate at
the deal. She chastises both sides for their past wrong-doings. She calls out Reconciliation and Peace,
who have been in hiding throughout the war. Spartans and Athenians, now reconciled, call out their
gods to the banquet hall; then all join in joyous singing and dancing. Peace has come at last.
Some Themes of Lysistrata
Before accosting the themes of Lysistrata, it is useful to acquaint ourselves with the historical
background in which the comedy was written and produced. At the time of the production of the
comedy in 411 B.C., the Peloponnesian War (c. 431-404 B.C.) had entered its twenty-first year, and war
weariness could conceivably have set in among the Athenians as well as the Lacedemonians. In the
second year of the war the plague of 430 B.C., spread from Ethiopia through Egypt to the overcrowded
Athens, which had been swollen by waves of refugees from the surrounding countryside, had killed
perhaps a third of the city's population, including her famous leader Pericles and his sons. And although
Athens had suffered a disastrous defeat in its Sicilian Expedition (415-413 B.C.) in which the entire
expeditionary force was wiped out, its triremes destroyed, and its hoplites either killed or captured and
sold into slavery, the city-state managed to remain strong enough to withstand the land assaults of the
Peloponnesian League since the war would last nearly another decade. Master at sea, her formidable
navy counterbalanced the relative weakness of the Delian League's land forces. Seen in this light the
Peloponnesian War was a contest between land and sea power. In those days, however, it seemed land
forces were the more decisive factor over the long term. Whereas a strong navy could blockade a port
and deny supplies and reinforcement to an army, it had to carry enough foot soldiers (the equivalent of
modern-day Marines) to occupy the land and tip the balance in favor of the expeditionary force. Besides,
a strong navy could ensure a steady supply of food and other necessary materials from overseas to feed
the population and sustain the war effort. This is what Pericles had banked on at the outset. But he did
not predict the onset of the plague and its devastating effect on the population, the economy, and the
state's strategy. In the beginning of the Sicilian Expedition the Greeks naval force of 264 ships landed
6,400 troops, including 5,000 hoplites, and a measly 30 cavalry, insufficient to defeat the Syracusans,
who deployed the same number of men, but with a vast force of 1,200 cavalry. Further, the Greeks were
placed under the command of three generals, who had three different strategies. Nicias, the peace party
leader, first favored a show of force then an immediate return home; Alcibiades, the leader of the war
party, wanted to rally the Sicilians in a rebellion against Syracuse first before attacking Syracuse and
Selinus; and Lamachus, a war veteran, wanted to launch an immediate surprise attack on Syracuse.
Nicias eventually adopted Lamachus's plan while Alcibiades was put under arrest to be sent back to
Athens to face charges of sacrilegious destruction of the hermai, and the profaning of the Eleusinian
Mysteries. While passing southern Italy, Alcibiades defected to Sparta and was condemned to death in
absentia. The entire expedition had been ill-conceived and ill-organized. The command structure was
unworkable; and the removal of a commander in the field on grounds of treason added to the confusion,
besides its impact on troop morale. Lamachus was killed in action, leaving only Nicias in charge. When
the Spartan general Gylippus arrived in Syracuse to direct the defense of the city and the Athenians sent
reinforcements of 5,000 hoplites and 73 more ships under Demosthenes and Eurymedon, the war
intensified. The second battle of Syracuse claimed the life of Eurymedon. And the third battle of
Syracuse saw both Demosthenes and Nicias captured and executed. Thousands of Athenians were killed
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
88
or taken prisoner and left to die in the quarry where they had been detained, or sold as slaves. Only a
handful of survivors succeeded in returning to Athens to recount the mayhem and annihilation of the
entire expedition. The Sicilian fiasco had cost Athens precious war material, needed financial resources,
and irreplaceable manpower while the war with the Peloponnesian League at home reached a critical
point. The expedition had been mounted by Athens, herself of Ionian stock, to help the Ionian settlers in
Sicily resist the Syracusans, who were Dorians like the Spartans. It is against this historical background
that Aristophanes produced Lysistrata. We discuss below only a few of the themes of this comedy.
War is madness. A bawdy comedy that guarantees hearty laughs, Lysistrata nevertheless treats
the serious theme of war. Aristophanes longed for peace and a return to the good old days, when
farmers were safe in their daily work. This is perhaps the major aim of the comic poet, who had a strong
aversion to the politics of war and empire-building. He yearns for the simple life in an agrarian economy
where everyone knows his place and everything is predictable, and loathes democracy, which fosters
demagoguery and sophistry in the pursuit of “internationalism” and self-aggrandizement for the
ambitious. No one needs to be persuaded that war is destructive.
Pushing the women to the forefront of a peace movement is recognizing that war is too important
to leave to men alone. The women, with their solid sense of domestic order and tranquility, are much
better attuned to the disruption brought on by war than men, who are constantly absent from home,
though they too face death and destruction on the battlefield. Women have a low opinion of men's
intelligence when it comes to war: they are all brawn and no brains. It is not exactly true that men do
not use brain power in war; they must in order to defeat the enemy. But they may get too caught up in
tactics and strategies as to overlook the overarching consideration of war in relation to family and
society as a whole. War forces men to be absent from home for months at a time, leaving children
without fathers, wives without husbands, to eke out a daily subsistence without a plan for the future,
given the uncertainties of war. Not only are families unable to plan their future, single women too are
condemned to wither like vines in the sun for lack of eligible bachelors. When privation, substandard
living conditions, disrupted life routines, the constant threat of death and destruction hanging like the
sword of Damocles, the disappearance of hope and joy are factored in, war is worse than hell. Only the
most belligerent, the most violent men, the most cynical men, the misfits, the psychopaths would find
enough reason to glorify war as heroic. Of course, war is not a simple thing to analyze. There is
aggressive war, and there is defensive war. When war is foisted upon an innocent party, it would be
folly to invoke peace in the hopes of mollifying the aggressor. In a defensive war, force must be met
with force. War, aggressive war that is, is the curse of mankind, and it must be expunged so as to allow
progress and advancement toward fulfilling all the good impulses of which each person is capable. War
atrophies the bonds of humanity, and pulls it back towards animality. Men are not condemned to kill
one another in order to live with one another. Men can rise above their animal instinct to achieve the
higher purpose of life. And the higher purpose of life is its glorification, its enjoyment, not its
destruction, no matter what slogans are used to justify destructive impulses. War may satisfy men's
basest instincts, but it cannot elevate them to their loftiest ones. War negates what is precious in life
without offering anything worthwhile in return. Advocates of war may point to the progress in science
and technology brought on by necessity by the need to defeat the enemy. This fallacious argument
ignores the fact that most progress of mankind was not achieved in war but in peacetime. Progress
never needs war to flourish. War thrives on hate and withers on love. One may argue that war is
justified by love of country. But love of country is just the other side of the same coin, that of hate of
the enemy of the country. And when war is instigated by desire, greed, and hubris, wrapped in highsounding ideology, patriotism, liberty, democracy, it is an enormous perversion, a debasement so low no
words can adequately describe the miasma emanating from its putrid depths. War is imposed by the
strong upon the weak, usually because the strong think they can do it with impunity. But once unleashed
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
89
the dynamics may change, making war's outcome an uncertainty. Even when the outcome is never in
doubt, when the war is over, the memories linger and rankle for generations, perpetuating the bitterness
and animosity. Historians as chroniclers ensure that past events live on in the collective consciousness
of the people, and thus keep alive feelings that would better be buried in oblivion. War, in short, is
madness, a hydra-headed monster that refuses to fade away. War pollutes the human soul and destroys
humanity in men.
Aristophanes is probably more effective in his anti-war stance by using derision, sarcasm, and
wit than by frontally assaulting war with economic, political, religious, or philosophical arguments. Such
a “soft” approach as is the staple of comedy delivers the punch with potency but without the grating
abrasiveness of logical reasoning. The audience is at once entertained and made to think about the issue,
which are worthy goals of art. His opposition to the Peloponnesian War never interferes with the
reader's enjoyment of the play, as Lysistrata/Aristophanes leads her from one incident to the next each as
hilarious as the last. As the soul of the anti-war movement, Lysistrata orchestrates the women's actions
and as the mouthpiece of Aristophanes, she knows how to laugh at, or find fault, with women. She
knows not to take herself too seriously. Aristophanes makes her steadfast of purpose, strong of will, and
decisive of action, qualities required in a leader of either sex, but much more so of women in a
patriarchal society. War may be madness, but Lysistrata makes it sound like a domestic issue, to be dealt
with in a domestic way, i.e., with the familiar tools and methods of everyday living around the house.
Something that Greek men elevate to high ideals is shot down by the common sense of Greek women.
This is a powerful message.
The role of women in war. The general thrust of Lysistrata is a definition of the role of women
in war. In Ancient Greece up to the Peloponnesian War, the status of women varied from state to state.
In Sparta women enjoyed the most enviable status as mothers of warriors, though not in the militray and
political spheres. In general, Spartan women were much freer than their Athenian counterparts, for they
could engage in outdoors sports, and win trophies, and exercise ownership of property and real estate.
Spartan women also married much later at around 20. Elsewhere, women were just a notch above
slaves, made up mostly of foreigners, who were totally disenfranchised. Neither women nor slaves were
citizens; hence, they were excluded from politics and the military. However, freed slaves could attain to
citizenship. Women were completely subservient to men, who controlled their lives. They could not
marry whom they wanted, but were "given" in marriage from an early age of fourteen to eighteen, to
men who could be twice their age. Until marriage women were placed under the guardianship of their
fathers. They had no property rights, and could not inherit their husbands' or fathers' estates. Her place
was in the home as child-bearers and housewives.
During the Peloponnesian War, no wormen had any input in the initiation or prosecution of the
war. All they were allowed to do was bear it and shut up. If they ever dared to question the decisionmaking process, the decision, the conduct of war, or its consequences on family, they would be met with
stern rebuke or contemptuous dismissal. What recourse did they have against the giant machinery of
war, the demagoguery of tyrants, the mob's emotional fever excited by agitators or agents provocateurs?
Not much. They kept their peace if they wanted to live in peace. Marginalized and powerless, Greek
women had to carry the burden of household management and child-rearing while enduring the vagaries
of war and suffering men's war decisions without being consulted. Men regarded war as men's job, and
women as incapable of big decisions involving the state. Women, in short, had no business in men's
affairs, the affairs of the state, for many reasons, not the least of which were training and preparation for
war.
Lysistrata refused to accept the obstacles to female involvement in war decisions and the
machinations of the powerful. Flouting tradition and custom that the place of women was in the home,
Lysistrata called on the women throughout Greece to rise and take matters into their own hands. It was
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
90
an idea fraught with danger, for they had not only to conquer the opposition of the men, an entrenched
class of masters, but to overcome the women's fear of the daring, quasi-revolutionary enterprise to which
they were called by one of their numbers. They were summoned by an ordinary woman like themselves,
except she had a vision and an idea of how the prolonged Peloponnesian War could be brought to an
end. At first their responses were disappointing; except for her Athenian neighbor, no one showed,
prompting Lysistrata to lament that her sex would respond much more readily to festivals and
amusement than to stopping a war that affected their daily lives. Then one by one and at a characteristic
leisurely pace the women came from all corners of Greece. Lysistrata galvanized them around a
common cause, no mean feat for a woman whose preparation for revolution and leadership had been no
more than the domestic environment to which all women were confined. She like other women learned
about state affairs from listening to their parents and husbands. But she was not daunted by the prospect
of having to confront a patriarchal social structure in matters so weighty the women had never been
privy to. How did she do it? A genial idea never before tried: All women were to withhold sex
privileges from their menfolk until they reached a formal agreement to end the war. While using sex to
influence men's actions may sound too far out or too naïve, it worked. If after twenty years men could
not solve the problem of war, why not let women step up to the plate and try something else? With men
deprived of sex on both sides of the conflict, and their women holding firm on not yielding to their
entreaties, the warring men were forced to come to the negotiating table. And so, wearing erections,
which they tried to conceal from one another, ambassadors were dispatched and a peace treaty was
concluded to the relief of all. Such was the persuasive power of women, which the magistrate so aptly
summed up, "Living with women is hell; living without women is hell too." But if a sex strike to bring
about peace might seem like a crackpot idea, it required political astuteness to think it up in the first
place. Then it required leadership to forge a united front against the war among women who had never
been used to banding together for a common cause. When the time called for uncommon insight,
Lysistrata rose to the challenge; and the women truly showed their mettle. Without equivocation they
proved their ability to make important political decisions using the practical sense and the concerted
effort of homemakers. Unity begets strength.
The Peloponnesian War marked a watershed for a radical change in the status of women in
Greek life. Before the war, women's subordination to men was the norm. During the war, movement
toward emancipation and greater social standing and status for women had been set in motion. Lysistrata
was the harbinger of things to come. The voice of women in matters of state began to take shape though
in the imagination of a comic poet. After the war, many families were impoverished, broken, and
economically dislocated. Robbed by the war of husbands or fathers, to earn a living for themselves and
their children, women had to begin working outside the home, selling household items and other
possessions, doing farm chores, working as day laborers. Their economic plight was dire. And they had
to face it as best they could. This still did not put women in a situation where they could organize
politically, but the old social strictures had been relaxed to free women from being tied to domestic
chores alone. Tragedy performances during the war largely ignored contemporary issues, except for the
Persians by Aeschylus, and continued to treat the venerable myths and legends of the past. Only
comedies addressed hot-button issues of the day. Aristophanes, by treating the Peloponnesian War in his
comedies, gave us a window into the problems Athenians faced in their daily life. By using comedy to
combat the war fever that had seized both sides of the conflict, he simply longed to revert to the status
quo ante bellum, where everything was at peace and functioning as intended by the old order. He
wanted the old order back, which war was destroying or disrupting. But whatever his wishes, war had
its own dynamics, and events unleashed by war could not be contained by either warring side. The old
order was beginning to unravel. As the Peloponnesian War faded into the Third Century, it marked the
beginning of the slide of the Greek world into a spent political force. The post-war glory of Sparta
yielded to Thebes, after the Battle of Leuctra (317 B.C.), which shone briefly, then dimmed as Phillip II
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
91
of Macedon subjugated all Greece; and his son Alexander the Great rose to his epic conquest of all land
from Greece to India. History recorded Queen Olympias, Alexander's mother, as one of the shrewdest
and most powerful women of the Fourth Century. Though eclipsed within the Macedonian Empire,
Athens and her cultural achievements had been such that even in defeat, the Greek model spread
through the ensuing Hellenistic Period to serve as tutor to the Romans and through them to the rest of
Western Europe.
The battle of the sexes. The conflict between the sexes is probably as old as the history of
mankind. However, no Greek dramatic poets incorporated sex into their plots as much as Aristophanes
did in his comedies. Lysistrata would not and could not exist without explicit or implicit reference to
sex. Sex, whether conveyed through metaphors, puns, innuendoes, or overt expressions, permeates the
play and gives it its special flavor. Yet somehow it is not vulgar or repulsive. It gains acceptance
through its ability to excite laughter and fun rather than disgust or nausea. Perhaps one of the reasons
the audience is not repulsed by sex and by the women's sassy stance against men is Lysistrata's and the
women's candor about their own sex, their self-denigrating assessment of their own foibles as rascals,
sluts, wily, promiscuous, no will-power or just as sex-crazed as men are. By thus preempting an almost
conciliatory attitude, the women obviated any hostile reaction from the men. One may even find their
self-deprecation such an act of courage that when they went on the offensive, they never become
offensive at all. Yet their darts hit the bull's eye every time. The ongoing conflict between the sexes is
thus made to appear almost natural and therefore, acceptable.
To advance the plot and engage in the battle, Lysistrata makes effective use of two choruses,
each consisting of twenty-four choreuts (dancers), as compared with fifteen in a tragedy of Sophocles:
the chorus of old men and the chorus of old women. Why did Aristophanes choose old men and old
women instead of young ones? We normally associate sexuality with youth although sexuality has no
age limit. This is pure physiology. This may be why sex among young people is considered normal,
romantic, beautiful, desirable, but rarely laughable although dirty jokes tell us otherwise. Since libido
diminishes and experience and wisdom accumulates with advancing age, sexuality occupies a less
central place in one's mind, and it can become vulnerable as a butt of ridicule, jokes, and satire. But the
humour is bearable and funny with the tolerance and patience of age. The audience can savor the delight
of the tit-for-tat dialogue between the men and the women without blushing or squirming.
One such instance of verbal duel is the stichomythia, a dialogue consisting of a rapid-fire
succession of brief one-liner "shot-reverse-shots,|" especially in an argument or heated exchange. The
passage below illustrates an exchange of threats and counterthreats between the leader of the old men's
chorus and the leader of the old women's chorus:
MEN
Be quiet, or I'll bash you out of any years to come.
WOMEN
Now you just touch Stratyllis with the top-joint of your thumb.
MEN
What vengeance can you take if with my fists your face I beat?
WOMEN
I'll rip you with my teeth and strew your entrails at your feet.
MEN
Now I appreciate Euripides' strange subtlety:
Woman is the most shameless beast of all the beasts that be.
WOMEN
Rhodippe, come, and let's pick up our water-jars once more.
MEN
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Ah cursed drab, what have you brought this water for?
WOMEN
What is your fire for then, you smelly corpse? Yourself to burn?
MEN
To build a pyre and make your comrades ready for the urn.
WOMEN
And I've the water to put out your fire immediately.
MEN
What, you put out my fire?
WOMEN
Yes, sirrah, as you soon will see.
MEN
I don't know why I hesitate to roast you with this flame.
WOMEN
If you have any soap you'll go off cleaner than you came.
MEN
Cleaner, you dirty slut?
WOMEN
A nuptial-bath in which to lie!
MEN
Did you hear that insolence.
WOMEN
I'm a free woman, I.
92
Throughout the play, incidents spiced up with metaphors, puns, innuendoes portrayed the battle of the
sexes to great effect. In Greek drama, all actors were male, so that masks and some details of clothing
were needed to distinguish between the sexes. Readers, therefore, have a different perception of the
play than viewers watching its performance. Male characters would wear leather phalluses hanging
from their tunics. In Lysistrata, the phalluses are in erection, a sight that some sensitive members of
today's audience may find objectionable. But to larger audiences the conflict was simply good clean
fun. Who could be offended by a farce whose core verity everyone would recognize deep down is
undeniably universal?
***
In Lysistrata Aristophanes succeeded in making the audience laugh. After twenty-four hundred years
the comedy still makes modern audiences laugh. The play's success owes so much to the universality of
its themes, which we have lightly touched upon in this essay, and to the timelessness of satire, wit, and
humour to make one think about weighty issues of war and peace. Aristophanes showed that serious
issues can be raised and discussed by using the tools that comedy possesses to reach the heart and the
mind of the audience. The play is a piece of poetry, where language plays a paramount role in eliciting
pleasure. With the aid of figures of speech, Lysistrata makes references to sex almost inconspicuous and
unobtrusive. These references sink into the fabric of the comedy, and it is this organicity that makes sex
indispensable to the life of the comedy. Yet in performances over almost two and a half millenia in
different venues, Lysistrata productions received approbation, instead of being frowned upon,
prohibited, booed, or disrupted. That the play was first produced in a prestigious city, in a holy site,
during a religious festival, underwritten with state funds, presided over by a high priest and attended by
the powerful in society and government, who found themselves the butts of ridicule in front of
thousands of ordinary citizens in the audience, and won a prize in fierce competition, is testament to the
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
93
Greek spirit and the maturity of their civilization. Today Lysistrata continues to enjoy the audience's
acclaim as it did on that Lenaia day of 411 B.C. ■
TDL
22 December 2013.
Bibliography
Corrigan,R.W. (ed.). (1965, December). Greek comedy: The Laurel Classical Drama. New York, NY:
Dell Publishing Company.
Cummings, M. J. (2004). Lysistrata by Aristophanes (450-388 BC): A study guide. Retrieved from
http://www.cummingsstudyguides.net/Lysistrata.html
Facciponti, L. (n.d.). A teacher's guide to the Signet Classic edition of Aristophanes's Lysistrata. [PDF
document]. Retrieved from
http://www.us.penguingroup.com/static/pdf/teachersguides/lysistrata.pdf
GBurgTV. (2010, October 7). Lysistrata. [Video file]. Retrieved from
http://www.youtube.com/watch?v=UHRSjPdyvYE
Hada, M. (ed.). (1971, May). The complete plays of Aristophanes. New York, NY: Bantam Books.
Land, T. (2012, November 27). Lysistrata. [Video file]. Retrieved from
http://www.youtube.com/watch?v=3E5zF2Xdpt0
Lysistrata by Aristophanes. (2013, January 21). [Audio book]. Retrieved from
http://www.youtube.com/watch?v=v4UyxTtPbto
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
94
http://www.gutenberg.org/files/7700/7700-h/7700-h.htm
Public domain work published by Project Gutenberg.
LYSISTRATA
Translated from the Greek of
ARISTOPHANES
Illustrations by Norman Lindsay
FOREWORD
Lysistrata is the greatest work by Aristophanes. This blank and rash statement is made that it may be
rejected. But first let it be understood that I do not mean it is a better written work than the Birds or
the Frogs, or that (to descend to the scale of values that will be naturally imputed to me) it has any more
appeal to the collectors of "curious literature" than the Ecclesiazusae or the Thesmophoriazusae. On the
mere grounds of taste I can see an at least equally good case made out for the Birds. That brightly
plumaged fantasy has an aerial wit and colour all its own. But there are certain works in which a man
finds himself at an angle of vision where there is an especially felicitous union of the aesthetic and
emotional elements which constitute the basic qualities of his uniqueness. We recognize these works as
being welded into a strange unity, as having a homogeneous texture of ecstasy over them that surpasses
any aesthetic surface of harmonic colour, though that harmony also is understood by the deeper welling
of imagery from the core of creative exaltation. And I think that this occurs in Lysistrata. The
intellectual and spiritual tendrils of the poem are more truly interwoven, the operation of their centres
more nearly unified; and so the work goes deeper into life. It is his greatest play because of this, because
it holds an intimate perfume of femininity and gives the finest sense of the charm of a cluster of girls,
the sweet sense of their chatter, and the contact of their bodies, that is to be found before Shakespeare,
because that mocking gaiety we call Aristophanies reaches here its most positive acclamation of life,
vitalizing sex with a deep delight, a rare happiness of the spirit.
Indeed it is precisely for these reasons that it is not considered Aristophanes' greatest play.
To take a case which is sufficiently near to the point in question, to make clear what I mean: the
supremacy of Antony and Cleopatra in the Shakespearean aesthetic is yet jealously disputed, and it
seems silly to the academic to put it up against a work like Hamlet. But it is the comparatively more
obvious achievement of Hamlet, its surface intellectuality, which made it the favourite of actors and
critics. It is much more difficult to realize the complex and delicately passionate edge of the former
play's rhythm, its tides of hugely wandering emotion, the restless, proud, gay, and agonized reaction
from life, of the blood, of the mind, of the heart, which is its unity, than to follow the relatively
straightforward definition of Hamlet's nerves. Not that anything derogatory to Hamlet or the Birds is
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
95
intended; but the value of such works is not enhanced by forcing them into contrast with other works
which cover deeper and wider nexus of aesthetic and spiritual material. It is the very subtlety of the
vitality of such works as Antony and Cleopatra and Lysistrata that makes it so easy to undervalue them,
to see only a phallic play and political pamphlet in one, only a chronicle play in a grandiose method in
the other. For we have to be in a highly sensitized condition before we can get to that subtle point where
life and the image mix, and so really perceive the work at all; whereas we can command the response to
a lesser work which does not call so finely on the full breadth and depth of our spiritual resources.
I amuse myself at times with the fancy that Homer, Sappho, and Aristophanes are the inviolable
Trinity of poetry, even to the extent of being reducible to One. For the fiery and lucid directness of
Sappho, if her note of personal lyricism is abstracted, is seen to be an element of Homer, as is the
profoundly balanced humour of Aristophanes, at once tenderly human and cruelly hard, as of a god to
whom all sympathies and tolerances are known, but who is invulnerable somewhere, who sees from a
point in space where the pressure of earth's fear and pain, and so its pity, is lifted. It is here that the
Shakespearean and Homeric worlds impinge and merge, not to be separated by any academic
classifications. They meet in this sensitivity equally involved and aloof, sympathetic and arrogant,
suffering and joyous; and in this relation we see Aristophanes as the forerunner of Shakespeare, his only
one. We see also that the whole present aesthetic of earth is based in Homer. We live and grow in the
world of consciousness bequeathed to us by him; and if we grow beyond it through deeper
Shakespearean ardours, it is because those beyond are rooted in the broad basis of the Homeric
imagination. To shift that basis is to find the marshes of primitive night and fear alone beneath the feet:
Christianity.
And here we return to the question of the immorality of Lysistrata. First we may inquire: is it
possible for a man whose work has so tremendous a significance in the spiritual development of
mankind--and I do not think anyone nowadays doubts that a work of art is the sole stabilizing force that
exists for life--is it possible for a man who stands so grandly at head of an immense stream of liberating
effort to write an immoral work? Surely the only enduring moral virtue which can be claimed is for that
which moves to more power, beauty and delight in the future? The plea that the question of changing
customs arises is not valid, for customs ratified by Aristophanes, by Rabelais, by Shakespeare, have no
right to change. If they have changed, let us try immediately to return from our disgraceful refinements
to the nobler and more rarefied heights of lyric laughter, tragic intensity, and wit, for we cannot have the
first two without the last. And anyhow, how can a social custom claim precedence over the undying
material of the senses and the emotions of man, over the very generating forces of life?
How could the humanistic emotions, such as pity, justice, sympathy, exist save as pacifistic
quietings of the desire to slay, to hurt, to torment. Where the desire to hurt is gone pity ceases to be a
significant, a central emotion. It must of course continue to exist, but it is displaced in the spiritual
hierarchy; and all that moves courageously, desirously, and vitally into the action of life takes on a
deeper and subtler intention. Lust, then, which on the lower plane was something to be very frightened
of, becomes a symbol of the highest spirituality. It is right for Paul to be terrified of sex and so to hate it,
because he has so freshly escaped a bestial condition of life that it threatens to plunge him back if he
listens to one whisper But it is also right for a Shakespeare to suck every drop of desire from life, for he
is building into a higher condition, one self-willed, self- responsible, the discipline of which comes from
joy, not fear.
Sex, therefore, is an animal function, one admits, one insists; it may be only that. But also in the
bewildering and humorous and tragic duality of all life's energies, it is the bridge to every eternity which
is not merely a spectral condition of earth disembowelled of its lusts. For sex holds the substance of the
image. But we must remember with Heine that Aristophanes is the God of this ironic earth, and that all
argument is apparently vitiated from the start by the simple fact that Wagner and a rooster are given an
analogous method of making love. And therefore it seems impeccable logic to say that all that is most
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
96
unlike the rooster is the most spiritual part of love. All will agree on that, schisms only arise when one
tries to decide what does go farthest from the bird's automatic mechanism. Certainly not a DanteBeatrice affair which is only the negation of the rooster in terms of the swooning bombast of
adolescence, the first onslaught of a force which the sufferer cannot control or inhabit with all the
potentialities of his body and soul. But the rooster is troubled by no dreams of a divine orgy, no carnivalloves like Beethoven's Fourth Symphony, no heroic and shining lust gathering and swinging into a merry
embrace like the third act of Siegfried. It is desire in this sense that goes farthest from the animal.
Consciously, no one can achieve the act of love on earth as a completed thing of grace, with whatever
delirium of delight, with whatever ingenious preciosity, we go through its process. Only as an image of
beauty mated in some strange hermaphroditic ecstasy is that possible. I mean only as a dream projected
into a hypothetical, a real heaven. But on earth we cannot complete the cycle in consciousness that
would give us the freedom of an image in which two identities mysteriously realize their separate unities
by the absorption of a third thing, the constructive rhythm of a work of art. It is thus that Tristan and
Isolde become wholly distinct individuals, yet wholly submerged in the unity that is Wagner; and so
reconcile life's duality by balancing its opposing laughters in a definite form--thereby sending out into
life a profounder duality than existed before. A Platonic equipoise, Nietzsche's Eternal Recurrence--the
only real philosophic problem, therefore one of which these two philosophers alone are aware.
But though Wagner with Mathilde Wesendonck in his arms was Tristan in the arms of Isolde, he
did not find a melody instead of a kiss on his lips; he did not find a progression of harmonies melting
through the contours of a warm beauty with a blur of desperate ecstasies, semitones of desire, he found
only the anxious happiness of any other lover. Nevertheless, he was gathering the substance of the
second act of Tristan und Isolde. And it is this that Plato means when he says that fornication is
something immortal in mortality. He does not mean that the act itself is a godlike thing, a claim which
any bedroom mirror would quickly deride. He means that it is a symbol, an essential condition, and a
part of something that goes deeper into life than any geometry of earth's absurd, passionate, futile, and
very necessary antics would suggest.
It is a universal fallacy that because works like the comedies of Aristophanes discuss certain
social or ethical problems, they are inspired by them. Aristophanes wrote to express his vision on life,
his delight in life itself seen behind the warping screen of contemporary event; and for his purposes
anything from Euripides to Cleon served as ground work. Not that he would think in those terms,
naturally: but the rationalizing process that goes on in consciousness during the creation of a work of art,
for all its appearance of directing matters, is the merest weathercock in the wind of the subconscious
intention. As an example of how utterly it is possible to misunderstand the springs of inspiration in a
poem, we may take the following remark of B. B. Rogers: It is much to be regretted that the phallus
element should be so conspicuous in this play.... (This) coarseness, so repulsive to ourselves, was
introduced, it is impossible to doubt, for the express purpose of counter-balancing the extreme
earnestness and gravity of the play. It seems so logical, so irrefutable; and so completely misinterprets
every creative force of Aristophanes' Psyche that it certainly deserves a little admiration. It is in the best
academic tradition, and everyone respects a man for writing so mendaciously. The effort of these
castrators is always to show that the parts considered offensive are not the natural expression of the poet,
that they are dictated externally. They argue that Shakespeare's coarseness is the result of the age and not
personal predilection, completely ignoring the work of men like Sir Philip Sidney and Spenser, indeed
practically all the pre-Shakespearean writers, in whom none of this so-called grossness exists.
Shakespeare wrote sculduddery because he liked it, and for no other reason; his sensuality is the
measure of his vitality. These liars pretend similarly that because Rabelais had a humanistic reason for
much of his work--the destructior Mediaevalism, and the Church, which purpose they construe of course
as an effort to purify, etc.--therefore he only put the lewdery to make the rest palatable, when it should
be obvious even to an academic how he glories in his wild humour.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
97
What the academic cannot understand is that in such works, while attacking certain conditions,
the creative power of the vigorous spirits is so great that it overflows and saturates the intellectual
conception with their own passionate sense of life. It is for this reason that these works have an eternal
significance. If Rabelais were merely a social reformer, then the value of his work would not have
outlived his generation. If Lysistrata were but a wise political tract, it would have merely an historical
interest, and it would have ceased spiritually at 404 B.C. But Panurge is as fantastic and fascinating a
character now as he was 300 years ago, Lysistrata and her girls as freshly bodied as any girl kissed today. Therefore the serious part of the play is that which deals with them, the frivolous part that in which
Rogers detects gravity and earnestness.
Aristophanes is the lord of all who take life as a gay adventure, who defy all efforts to turn life
into a social, economic, or moral abstraction. Is it therefore just that the critics who, by some dark
instinct, unerringly pick out the exact opposite of any creator's real virtues as his chief characteristics,
should praise him as an idealistic reformer? An "ideal" state of society was the last thing Aristophanes
desired. He wished, certainly, to eliminate inhumanities and baseness; but only that there might be free
play for laughter, for individual happiness.
Consequently the critics lay the emphasis on the effort to cleanse society, not the method of
laughter. Aristophanes wished to destroy Cleon because that demagogue failed to realize the poet's
conception of dignified government and tended to upset the stability of Hellas. But it was the stability of
life, the vindication of all individual freedoms, in which he was ultimately interested.
JACK LINDSAY.
LYSISTRATA
The Persons of the drama.
LYSISTRATA
CALONICE
MYRRHINE
LAMPITO
Stratyllis, etc.
Chorus of Women.
MAGISTRATE
CINESIAS
SPARTAN HERALD
ENVOYS
ATHENIANS
Porter, Market Idlers, etc.
Chorus of Old Men.
LYSISTRATA stands alone with the Propylaea at her back.
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
LYSISTRATA
If they were trysting for a Bacchanal,
A feast of Pan or Colias or Genetyllis,
The tambourines would block the rowdy streets,
But now there's not a woman to be seen
Except--ah, yes--this neighbour of mine yonder.
Enter CALONICE.
Good day Calonice.
CALONICE
Good day Lysistrata.
But what has vexed you so? Tell me, child.
What are these black looks for? It doesn't suit you
To knit your eyebrows up glumly like that.
LYSISTRATA
Calonice, it's more than I can bear,
I am hot all over with blushes for our sex.
Men say we're slippery rogues-CALONICE
And aren't they right?
LYSISTRATA
Yet summoned on the most tremendous business
For deliberation, still they snuggle in bed.
CALONICE
My dear, they'll come. It's hard for women, you know,
To get away. There's so much to do;
Husbands to be patted and put in good tempers:
Servants to be poked out: children washed
Or soothed with lullays or fed with mouthfuls of pap.
LYSISTRATA
But I tell you, here's a far more weighty object.
CALONICE
What is it all about, dear Lysistrata,
That you've called the women hither in a troop?
What kind of an object is it?
LYSISTRATA
A tremendous thing!
CALONICE
And long?
98
Firmament
LYSISTRATA
Indeed, it may be very lengthy.
Volume 6, No. 4, January 2014
CALONICE
Then why aren't they here?
LYSISTRATA
No man's connected with it;
If that was the case, they'd soon come fluttering along.
No, no. It concerns an object I've felt over
And turned this way and that for sleepless nights.
CALONICE
It must be fine to stand such long attention.
LYSISTRATA
So fine it comes to this--Greece saved by Woman!
CALONICE
By Woman? Wretched thing, I'm sorry for it.
LYSISTRATA
Our country's fate is henceforth in our hands:
To destroy the Peloponnesians root and branch-CALONICE
What could be nobler!
LYSISTRATA
Wipe out the Boeotians-CALONICE
Not utterly. Have mercy on the eels!
[Footnote: The Boeotian eels were highly esteemed delicacies in Athens.]
LYSISTRATA
But with regard to Athens, note I'm careful
Not to say any of these nasty things;
Still, thought is free.... But if the women join us
From Peloponnesus and Boeotia, then
Hand in hand we'll rescue Greece.
CALONICE
How could we do
Such a big wise deed? We women who dwell
Quietly adorning ourselves in a back-room
With gowns of lucid gold and gawdy toilets
Of stately silk and dainty little slippers....
99
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
LYSISTRATA
These are the very armaments of the rescue.
These crocus-gowns, this outlay of the best myrrh,
Slippers, cosmetics dusting beauty, and robes
With rippling creases of light.
CALONICE
Yes, but how?
LYSISTRATA
No man will lift a lance against another-CALONICE
I'll run to have my tunic dyed crocus.
LYSISTRATA
Or take a shield-CALONICE
I'll get a stately gown.
LYSISTRATA
Or unscabbard a sword-CALONICE
Let me buy a pair of slipper.
LYSISTRATA
Now, tell me, are the women right to lag?
CALONICE
They should have turned birds, they should have grown
wings and flown.
LYSISTRATA
My friend, you'll see that they are true Athenians:
Always too late. Why, there's not a woman
From the shoreward demes arrived, not one from Salamis.
CALONICE
I know for certain they awoke at dawn,
And got their husbands up if not their boat sails.
LYSISTRATA
And I'd have staked my life the Acharnian dames
Would be here first, yet they haven't come either!
100
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
CALONICE
Well anyhow there is Theagenes' wife
We can expect--she consulted Hecate.
But look, here are some at last, and more behind them.
See ... where are they from?
CALONICE
From Anagyra they come.
LYSISTRATA
Yes, they generally manage to come first.
Enter MYRRHINE.
MYRRHINE
Are we late, Lysistrata? ... What is that?
Nothing to say?
LYSISTRATA
I've not much to say for you,
Myrrhine, dawdling on so vast an affair.
MYRRHINE
I couldn't find my girdle in the dark.
But if the affair's so wonderful, tell us, what is it?
LYSISTRATA
No, let us stay a little longer till
The Peloponnesian girls and the girls of Boeotia
Are here to listen.
MYRRHINE
That's the best advice.
Ah, there comes Lampito.
Enter LAMPITO.
LYSISTRATA
Welcome Lampito!
Dear Spartan girl with a delightful face,
Washed with the rosy spring, how fresh you look
In the easy stride of your sleek slenderness,
Why you could strangle a bull!
LAMPITO
I think I could.
It's frae exercise and kicking high behind.
[Footnote: The translator has put the speech of the Spartan characters
in Scotch dialect which is related to English about as was the Spartan
dialect to the speech of Athens. The Spartans, in their character,
101
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
anticipated the shrewd, canny, uncouth Scotch highlander of modern
times.]
LYSISTRATA
What lovely breasts to own!
LAMPITO
Oo ... your fingers
Assess them, ye tickler, wi' such tender chucks
I feel as if I were an altar-victim.
LYSISTRATA
Who is this youngster?
LAMPITO
A Boeotian lady.
LYSISTRATA
There never was much undergrowth in Boeotia,
Such a smooth place, and this girl takes after it.
CALONICE
Yes, I never saw a skin so primly kept.
LYSISTRATA
This girl?
LAMPITO
A sonsie open-looking jinker!
She's a Corinthian.
LYSISTRATA
Yes, isn't she
Very open, in some ways particularly.
LAMPITO
But who's garred this Council o' Women to meet here?
LYSISTRATA
I have.
LAMPITO
Propound then what you want o' us.
MYRRHINE
What is the amazing news you have to tell?
LYSISTRATA
102
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
I'll tell you, but first answer one small question.
MYRRHINE
As you like.
LYSISTRATA
Are you not sad your children's fathers
Go endlessly off soldiering afar
In this plodding war? I am willing to wager
There's not one here whose husband is at home.
CALONICE
Mine's been in Thrace, keeping an eye on Eucrates
For five months past.
MYRRHINE
And mine left me for Pylos
Seven months ago at least.
LAMPITO
And as for mine
No sooner has he slipped out frae the line
He straps his shield and he's snickt off again.
LYSISTRATA
And not the slightest glitter of a lover!
And since the Milesians betrayed us, I've not seen
The image of a single upright man
To be a marble consolation to us.
Now will you help me, if I find a means
To stamp the war out.
MYRRHINE
By the two Goddesses, Yes!
I will though I've to pawn this very dress
And drink the barter-money the same day.
CALONICE
And I too though I'm split up like a turbot
And half is hackt off as the price of peace.
LAMPITO
And I too! Why, to get a peep at the shy thing
I'd clamber up to the tip-top o' Taygetus.
LYSISTRATA
Then I'll expose my mighty mystery.
O women, if we would compel the men
103
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
To bow to Peace, we must refrain-MYRRHINE
From what?
O tell us!
LYSISTRATA
Will you truly do it then?
MYRRHINE
We will, we will, if we must die for it.
LYSISTRATA
We must refrain from every depth of love....
Why do you turn your backs? Where are you going?
Why do you bite your lips and shake your heads?
Why are your faces blanched? Why do you weep?
Will you or won't you, or what do you mean?
MYRRHINE
No, I won't do it. Let the war proceed.
CALONICE
No, I won't do it. Let the war proceed.
LYSISTRATA
You too, dear turbot, you that said just now
You didn't mind being split right up in the least?
CALONICE
Anything else? O bid me walk in fire
But do not rob us of that darling joy.
What else is like it, dearest Lysistrata?
LYSISTRATA
And you?
MYRRHINE
O please give me the fire instead.
LYSISTRATA
Lewd to the least drop in the tiniest vein,
Our sex is fitly food for Tragic Poets,
Our whole life's but a pile of kisses and babies.
But, hardy Spartan, if you join with me
All may be righted yet. O help me, help me.
LAMPITO
104
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
It's a sair, sair thing to ask of us, by the Twa,
A lass to sleep her lane and never fill
Love's lack except wi' makeshifts.... But let it be.
Peace maun be thought of first.
LYSISTRATA
My friend, my friend!
The only one amid this herd of weaklings.
CALONICE
But if--which heaven forbid--we should refrain
As you would have us, how is Peace induced?
LYSISTRATA
By the two Goddesses, now can't you see
All we have to do is idly sit indoors
With smooth roses powdered on our cheeks,
Our bodies burning naked through the folds
Of shining Amorgos' silk, and meet the men
With our dear Venus-plats plucked trim and neat.
Their stirring love will rise up furiously,
They'll beg our arms to open. That's our time!
We'll disregard their knocking, beat them off-And they will soon be rabid for a Peace.
I'm sure of it.
LAMPITO
Just as Menelaus, they say,
Seeing the bosom of his naked Helen
Flang down the sword.
CALONICE
But we'll be tearful fools
If our husbands take us at our word and leave us.
LYSISTRATA
There's only left then, in Pherecrates' phrase,
To flay a skinned dog--flay more our flayed desires.
CALONICE
Bah, proverbs will never warm a celibate.
But what avail will your scheme be if the men
Drag us for all our kicking on to the couch?
LYSISTRATA
Cling to the doorposts.
105
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
CALONICE
But if they should force us?
LYSISTRATA
Yield then, but with a sluggish, cold indifference.
There is no joy to them in sullen mating.
Besides we have other ways to madden them;
They cannot stand up long, and they've no delight
Unless we fit their aim with merry succour.
CALONICE
Well if you must have it so, we'll all agree.
LAMPITO
For us I ha' no doubt. We can persuade
Our men to strike a fair an' decent Peace,
But how will ye pitch out the battle-frenzy
O' the Athenian populace?
LYSISTRATA
I promise you
We'll wither up that curse.
LAMPITO
I don't believe it.
Not while they own ane trireme oared an' rigged,
Or a' those stacks an' stacks an' stacks O' siller.
LYSISTRATA
I've thought the whole thing out till there's no flaw.
We shall surprise the Acropolis today:
That is the duty set the older dames.
While we sit here talking, they are to go
And under pretence of sacrificing, seize it.
LAMPITO
Certie, that's fine; all's working for the best.
LYSISTRATA
Now quickly, Lampito, let us tie ourselves
To this high purpose as tightly as the hemp of words
Can knot together.
LAMPITO
Set out the terms in detail
And we'll a' swear to them.
LYSISTRATA
106
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Of course.... Well then
Where is our Scythianess? Why are you staring?
First lay the shield, boss downward, on the floor
And bring the victim's inwards.
CAILONICE
But, Lysistrata,
What is this oath that we're to swear?
LYSISTRATA
What oath!
In Aeschylus they take a slaughtered sheep
And swear upon a buckler. Why not we?
CALONICE
O Lysistrata, Peace sworn on a buckler!
LYSISTRATA
What oath would suit us then?
CALONICE
Something burden bearing
Would be our best insignia.... A white horse!
Let's swear upon its entrails.
LYSISTRATA
A horse indeed!
CALONICE
Then what will symbolise us?
LYSISTRATA
This, as I tell you-First set a great dark bowl upon the ground
And disembowel a skin of Thasian wine,
Then swear that we'll not add a drop of water.
LAMPITO
Ah, what aith could clink pleasanter than that!
LYSISTRATA
Bring me a bowl then and a skin of wine.
CALONICE
My dears, see what a splendid bowl it is;
I'd not say No if asked to sip it off.
LYSISTRATA
107
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Put down the bowl. Lay hands, all, on the victim.
Skiey Queen who givest the last word in arguments,
And thee, O Bowl, dear comrade, we beseech:
Accept our oblation and be propitious to us.
CALONICE
What healthy blood, la, how it gushes out!
LAMPITO
An' what a leesome fragrance through the air.
LYSISTRATA
Now, dears, if you will let me, I'll speak first.
CALONICE
Only if you draw the lot, by Aphrodite!
LYSISTRATA
SO, grasp the brim, you, Lampito, and all.
You, Calonice, repeat for the rest
Each word I say. Then you must all take oath
And pledge your arms to the same stern conditions-LYSISTRATA
To husband or lover I'll not open arms
CALONICE
To husband or lover I'll not open arms
LYSISTRATA
Though love and denial may enlarge his charms.
CALONICE
Though love and denial may enlarge his charms.
O, O, my knees are failing me, Lysistrata!
LYSISTRATA
But still at home, ignoring him, I'll stay,
CALONICE
But still at home, ignoring him, I'll stay,
LYSISTRATA
Beautiful, clad in saffron silks all day.
CALONICE
Beautiful, clad in saffron silks all day.
108
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
LYSISTRATA
If then he seizes me by dint of force,
CALONICE
If then he seizes me by dint of force,
LYSISTRATA
I'll give him reason for a long remorse.
CALONICE
I'll give him reason for a long remorse.
LYSISTRATA
I'll never lie and stare up at the ceiling,
CALONICE
I'll never lie and stare up at the ceiling,
LYSISTRATA
Nor like a lion on all fours go kneeling.
CALONICE
Nor like a lion on all fours go kneeling.
LYSISTRATA
If I keep faith, then bounteous cups be mine.
CALONICE
If I keep faith, then bounteous cups be mine.
LYSISTRATA
If not, to nauseous water change this wine.
CALONICE
If not, to nauseous water change this wine.
LYSISTRATA
Do you all swear to this?
MYRRHINE
We do, we do.
LYSISTRATA
Then I shall immolate the victim thus.
She drinks.
CALONICE
Here now, share fair, haven't we made a pact?
109
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Let's all quaff down that friendship in our turn.
LAMPITO
Hark, what caterwauling hubbub's that?
LYSISTRATA
As I told you,
The women have appropriated the citadel.
So, Lampito, dash off to your own land
And raise the rebels there. These will serve as hostages,
While we ourselves take our places in the ranks
And drive the bolts right home.
CALONICE
But won't the men
March straight against us?
LYSISTRATA
And what if they do?
No threat shall creak our hinges wide, no torch
Shall light a fear in us; we will come out
To Peace alone.
CALONICE
That's it, by Aphrodite!
As of old let us seem hard and obdurate.
LAMPITO and some go off; the others go up into the Acropolis.
Chorus of OLD MEN enter to attack the captured Acropolis.
Make room, Draces, move ahead; why your shoulder's chafed, I see,
With lugging uphill these lopped branches of the olive-tree.
How upside-down and wrong-way-round a long life sees things grow.
Ah, Strymodorus, who'd have thought affairs could tangle so?
The women whom at home we fed,
Like witless fools, with fostering bread,
Have impiously come to this-They've stolen the Acropolis,
With bolts and bars our orders flout
And shut us out.
Come, Philurgus, bustle thither; lay our faggots on the ground,
In neat stacks beleaguering the insurgents all around;
And the vile conspiratresses, plotters of such mischief dire,
Pile and burn them all together in one vast and righteous pyre:
Fling with our own hands Lycon's wife to fry in the thickest fire.
By Demeter, they'll get no brag while I've a vein to beat!
Cleomenes himself was hurtled out in sore defeat.
110
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
His stiff-backed Spartan pride was bent.
Out, stripped of all his arms, he went:
A pigmy cloak that would not stretch
To hide his rump (the draggled wretch),
Six sprouting years of beard, the spilth
Of six years' filth.
That was a siege! Our men were ranged in lines of seventeen deep
Before the gates, and never left their posts there, even to sleep.
Shall I not smite the rash presumption then of foes like these,
Detested both of all the gods and of Euripides-Else, may the Marathon-plain not boast my trophied victories!
Ah, now, there's but a little space
To reach the place!
A deadly climb it is, a tricky road
With all this bumping load:
A pack-ass soon would tire....
How these logs bruise my shoulders! further still
Jog up the hill,
And puff the fire inside,
Or just as we reach the top we'll find it's died.
Ough, phew!
I choke with the smoke.
Lord Heracles, how acrid-hot
Out of the pot
This mad-dog smoke leaps, worrying me
And biting angrily....
'Tis Lemnian fire that smokes,
Or else it would not sting my eyelids thus....
Haste, all of us;
Athene invokes our aid.
Laches, now or never the assault must be made!
Ough, phew!
I choke with the smoke. ..
Thanked be the gods! The fire peeps up and crackles as it should.
Now why not first slide off our backs these weary loads of wood
And dip a vine-branch in the brazier till it glows, then straight
Hurl it at the battering-ram against the stubborn gate?
If they refuse to draw the bolts in immediate compliance,
We'll set fire to the wood, and smoke will strangle their defiance.
Phew, what a spluttering drench of smoke! Come, now from off my back....
Is there no Samos-general to help me to unpack?
Ah there, that's over! For the last time now it's galled my shoulder.
Flare up thine embers, brazier, and dutifully smoulder,
To kindle a brand, that I the first may strike the citadel.
Aid me, Lady Victory, that a triumph-trophy may tell
How we did anciently this insane audacity quell!
Chorus of WOMEN.
What's that rising yonder? That ruddy glare, that smoky skurry?
111
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
O is it something in a blaze? Quick, quick, my comrades, hurry!
Nicodice, helter-skelter!
Or poor Calyce's in flames
And Cratylla's stifled in the welter.
O these dreadful old men
And their dark laws of hate!
There, I'm all of a tremble lest I turn out to be too late.
I could scarcely get near to the spring though I rose before dawn,
What with tattling of tongues and rattling of pitchers in one jostling din
With slaves pushing in!....
Still here at last the water's drawn
And with it eagerly I run
To help those of my friends who stand
In danger of being burned alive.
For I am told a dribbling band
Of greybeards hobble to the field,
Great faggots in each palsied hand,
As if a hot bath to prepare,
And threatening that out they'll drive
These wicked women or soon leave them charring into ashes
there.
O Goddess, suffer not, I pray, this harsh deed to be done,
But show us Greece and Athens with their warlike acts repealed!
For this alone, in this thy hold,
Thou Goddess with the helm of gold,
We laid hands on thy sanctuary,
Athene.... Then our ally be
And where they cast their fires of slaughter
Direct our water!
STRATYLLIS (caught)
Let me go!
WOMEN
You villainous old men, what's this you do?
No honest man, no pious man, could do such things as you.
MEN
Ah ha, here's something most original, I have no doubt:
A swarm of women sentinels to man the walls without.
WOMEN
So then we scare you, do we? Do we seem a fearful host?
You only see the smallest fraction mustered at this post.
MEN
Ho, Phaedrias, shall we put a stop to all these chattering tricks?
Suppose that now upon their backs we splintered these our sticks?
112
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
WOMEN
Let us lay down the pitchers, so our bodies will be free,
In case these lumping fellows try to cause some injury.
MEN
O hit them hard and hit again and hit until they run away,
And perhaps they'll learn, like Bupalus, not to have too much to say.
WOMEN
Come on, then--do it! I won't budge, but like a dog I'll bite
At every little scrap of meat that dangles in my sight.
MEN
Be quiet, or I'll bash you out of any years to come.
WOMEN
Now you just touch Stratyllis with the top-joint of your thumb.
MEN
What vengeance can you take if with my fists your face I beat?
WOMEN
I'll rip you with my teeth and strew your entrails at your feet.
MEN
Now I appreciate Euripides' strange subtlety:
Woman is the most shameless beast of all the beasts that be.
WOMEN
Rhodippe, come, and let's pick up our water-jars once more.
MEN
Ah cursed drab, what have you brought this water for?
WOMEN
What is your fire for then, you smelly corpse? Yourself to burn?
MEN
To build a pyre and make your comrades ready for the urn.
WOMEN
And I've the water to put out your fire immediately.
MEN
What, you put out my fire?
WOMEN
113
Firmament
Yes, sirrah, as you soon will see.
Volume 6, No. 4, January 2014
MEN
I don't know why I hesitate to roast you with this flame.
WOMEN
If you have any soap you'll go off cleaner than you came.
MEN
Cleaner, you dirty slut?
WOMEN
A nuptial-bath in which to lie!
MEN
Did you hear that insolence?
WOMEN
I'm a free woman, I.
MEN
I'll make you hold your tongue.
WOMEN
Henceforth you'll serve in no more juries.
MEN
Burn off her hair for her.
WOMEN
Now forward, water, quench their furies!
MEN
O dear, O dear!
WOMEN
So ... was it hot?
MEN
Hot! ... Enough, O hold.
WOMEN
Watered, perhaps you'll bloom again--why not?
MEN
Brrr, I'm wrinkled up from shivering with cold.
WOMEN
114
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
Next time you've fire you'll warm yourself and leave us to our lot.
MAGISTRATE enters with attendant SCYTHIANS.
MAGISTRATE
Have the luxurious rites of the women glittered
Their libertine show, their drumming tapped out crowds,
The Sabazian Mysteries summoned their mob,
Adonis been wept to death on the terraces,
As I could hear the last day in the Assembly?
For Demostratus--let bad luck befoul him-Was roaring, "We must sail for Sicily,"
While a woman, throwing herself about in a dance
Lopsided with drink, was shrilling out "Adonis,
Woe for Adonis." Then Demostratus shouted,
"We must levy hoplites at Zacynthus,"
And there the woman, up to the ears in wine,
Was screaming "Weep for Adonis" on the house-top,
The scoundrelly politician, that lunatic ox,
Bellowing bad advice through tipsy shrieks:
Such are the follies wantoning in them.
MEN
O if you knew their full effrontery!
All of the insults they've done, besides sousing us
With water from their pots to our public disgrace
For we stand here wringing our clothes like grown-up infants.
MAGISTRATE
By Poseidon, justly done! For in part with us
The blame must lie for dissolute behaviour
And for the pampered appetites they learn.
Thus grows the seedling lust to blossoming:
We go into a shop and say, "Here, goldsmith,
You remember the necklace that you wrought my wife;
Well, the other night in fervour of a dance
Her clasp broke open. Now I'm off for Salamis;
If you've the leisure, would you go tonight
And stick a bolt-pin into her opened clasp."
Another goes to a cobbler; a soldierly fellow,
Always standing up erect, and says to him,
"Cobbler, a sandal-strap of my wife's pinches her,
Hurts her little toe in a place where she's sensitive.
Come at noon and see if you can stretch out wider
This thing that troubles her, loosen its tightness."
115
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
And so you view the result. Observe my case-I, a magistrate, come here to draw
Money to buy oar-blades, and what happens?
The women slam the door full in my face.
But standing still's no use. Bring me a crowbar,
And I'll chastise this their impertinence.
What do you gape at, wretch, with dazzled eyes?
Peering for a tavern, I suppose.
Come, force the gates with crowbars, prise them apart!
I'll prise away myself too.... (LYSISTRATA appears.)
LYSISTRATA
Stop this banging.
I'm coming of my own accord.... Why bars?
It is not bars we need but common sense.
MAGISTRATE
Indeed, you slut! Where is the archer now?
Arrest this woman, tie her hands behind.
LYSISTRATA
If he brushes me with a finger, by Artemis,
The public menial, he'll be sorry for it.
MAGISTRATE
Are you afraid? Grab her about the middle.
Two of you then, lay hands on her and end it.
CALONICE
By Pandrosos I if your hand touches her
I'll spread you out and trample on your guts.
MAGISTRATE
My guts! Where is the other archer gone?
Bind that minx there who talks so prettily.
MYRRHINE
By Phosphor, if your hand moves out her way
You'd better have a surgeon somewhere handy.
MAGISTRATE
You too! Where is that archer? Take that woman.
I'll put a stop to these surprise-parties.
STRATYLLIS
By the Tauric Artemis, one inch nearer
My fingers, and it's a bald man that'll be yelling.
116
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
MAGISTRATE
Tut tut, what's here? Deserted by my archers....
But surely women never can defeat us;
Close up your ranks, my Scythians. Forward at them.
LYSISTRATA
By the Goddesses, you'll find that here await you
Four companies of most pugnacious women
Armed cap-a-pie from the topmost louring curl
To the lowest angry dimple.
MAGISTRATE
On, Scythians, bind them.
LYSISTRATA
On, gallant allies of our high design,
Vendors of grain-eggs-pulse-and-vegetables,
Ye garlic-tavern-keepers of bakeries,
Strike, batter, knock, hit, slap, and scratch our foes,
Be finely imprudent, say what you think of them....
Enough! retire and do not rob the dead.
MAGISTRATE
How basely did my archer-force come off.
LYSISTRATA
Ah, ha, you thought it was a herd of slaves
You had to tackle, and you didn't guess
The thirst for glory ardent in our blood.
MAGISTRATE
By Apollo, I know well the thirst that heats you-Especially when a wine-skin's close.
MEN
You waste your breath, dear magistrate, I fear, in answering back.
What's the good of argument with such a rampageous pack?
Remember how they washed us down (these very clothes I wore)
With water that looked nasty and that smelt so even more.
WOMEN
What else to do, since you advanced too dangerously nigh.
If you should do the same again, I'll punch you in the eye.
Though I'm a stay-at-home and most a quiet life enjoy,
Polite to all and every (for I'm naturally coy),
Still if you wake a wasps' nest then of wasps you must beware.
MEN
117
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
How may this ferocity be tamed? It grows too great to bear.
Let us question them and find if they'll perchance declare
The reason why they strangely dare
To seize on Cranaos' citadel,
This eyrie inaccessible,
This shrine above the precipice,
The Acropolis.
Probe them and find what they mean with this idle talk; listen,
but watch they don't try to deceive.
You'd be neglecting your duty most certainly if now this mystery
unplumbed you leave.
MAGISTRATE
Women there! Tell what I ask you, directly....
Come, without rambling, I wish you to state
What's your rebellious intention in barring up thus on our noses
our own temple-gate.
LYSISTRATA
To take first the treasury out of your management, and so stop the war
through the absence of gold.
MAGISTRATE
Is gold then the cause of the war?
LYSISTRATA
Yes, gold caused it and miseries more, too many to be told.
'Twas for money, and money alone, that Pisander with all of the army of
mob-agitators.
Raised up revolutions. But, as for the future, it won't be worth while
to set up to be traitors.
Not an obol they'll get as their loot, not an obol! while we have the
treasure-chest in our command.
MAGISTRATE
What then is that you propose?
LYSISTRATA
Just this--merely to take the exchequer henceforth in hand.
MAGISTRATE
The exchequer!
LYSISTRATA
Yes, why not? Of our capabilities you have had various clear evidences.
Firstly remember we have always administered soundly the budget of all
home-expenses.
118
Firmament
MAGISTRATE
But this matter's different.
Volume 6, No. 4, January 2014
LYSISTRATA
How is it different?
MAGISTRATE
Why, it deals chiefly with war-time supplies.
LYSISTRATA
But we abolish war straight by our policy.
MAGISTRATE
What will you do if emergencies arise?
LYSISTRATA
Face them our own way.
MAGISTRATE
What you will?
LYSISTRATA
Yes we will!
MAGISTRATE
Then there's no help for it; we're all destroyed.
LYSISTRATA
No, willy-nilly you must be safeguarded.
MAGISTRATE
What madness is this?
LYSISTRATA
Why, it seems you're annoyed.
It must be done, that's all.
MAGISTRATE
Such awful oppression never,
O never in the past yet I bore.
LYSISTRATA
You must be saved, sirrah--that's all there is to it.
MAGISTRATE
If we don't want to be saved?
119
Firmament
LYSISTRATA
All the more.
Volume 6, No. 4, January 2014
MAGISTRATE
Why do you women come prying and meddling in matters of state touching
war-time and peace?
LYSISTRATA
That I will tell you.
MAGISTRATE
O tell me or quickly I'll-LYSISTRATA
Hearken awhile and from threatening cease.
MAGISTRATE
I cannot, I cannot; it's growing too insolent.
WOMEN
Come on; you've far more than we have to dread.
MAGISTRATE
Stop from your croaking, old carrion-crow there....
Continue.
LYSISTRATA
Be calm then and I'll go ahead.
All the long years when the hopeless war dragged along we, unassuming,
forgotten in quiet,
Endured without question, endured in our loneliness all your incessant
child's antics and riot.
Our lips we kept tied, though aching with silence, though well all the
while in our silence we knew
How wretchedly everything still was progressing by listening dumbly the
day long to you.
For always at home you continued discussing the war and its politics
loudly, and we
Sometimes would ask you, our hearts deep with sorrowing though we spoke
lightly, though happy to see,
"What's to be inscribed on the side of the Treaty-stone
What, dear, was said in the Assembly today?"
"Mind your own business," he'd answer me growlingly
"hold your tongue, woman, or else go away."
And so I would hold it.
WOMEN
I'd not be silent for any man living on earth, no, not I!
120
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
MAGISTRATE
Not for a staff?
LYSISTRATA
Well, so I did nothing but sit in the house, feeling dreary, and sigh,
While ever arrived some fresh tale of decisions more foolish by far and
presaging disaster.
Then I would say to him, "O my dear husband, why still do they rush on
destruction the faster?"
At which he would look at me sideways, exclaiming, "Keep for your web
and your shuttle your care,
Or for some hours hence your cheeks will be sore and hot; leave this
alone, war is Man's sole affair!"
MAGISTRATE
By Zeus, but a man of fine sense, he.
LYSISTRATA
How sensible?
You dotard, because he at no time had lent
His intractable ears to absorb from our counsel one temperate word of
advice, kindly meant?
But when at the last in the streets we heard shouted (everywhere ringing
the ominous cry)
"Is there no one to help us, no saviour in Athens?" and, "No, there is
no one," come back in reply.
At once a convention of all wives through Hellas here for a serious
purpose was held,
To determine how husbands might yet back to wisdom despite their
reluctance in time be compelled.
Why then delay any longer? It's settled. For the future you'll take
up our old occupation.
Now in turn you're to hold tongue, as we did, and listen while we show
the way to recover the nation.
MAGISTRATE
You talk to us! Why, you're mad. I'll not stand it.
LYSISTRATA
Cease babbling, you fool; till I end, hold your tongue.
MAGISTRATE
If I should take orders from one who wears veils, may my
neck straightaway be deservedly wrung.
LYSISTRATA
O if that keeps pestering you,
121
Firmament
I've a veil here for your hair,
I'll fit you out in everything
As is only fair.
Volume 6, No. 4, January 2014
CALONICE
Here's a spindle that will do.
MYRRHINE
I'll add a wool-basket too.
LYSISTRATA
Girdled now sit humbly at home,
Munching beans, while you card wool and comb. For war from now on
is the Women's affair.
WOMEN.
Come then, down pitchers, all,
And on, courageous of heart,
In our comradely venture
Each taking her due part.
I could dance, dance, dance, and be fresher after,
I could dance away numberless suns,
To no weariness let my knees bend.
Earth I could brave with laughter,
Having such wonderful girls here to friend.
O the daring, the gracious, the beautiful ones!
Their courage unswerving and witty
Will rescue our city.
O sprung from the seed of most valiant-wombed grand-mothers,
scions of savage and dangerous nettles!
Prepare for the battle, all. Gird up your angers. Our way
the wind of sweet victory settles.
LYSISTRATA
O tender Eros and Lady of Cyprus, some flush of beauty I
pray you devise
To flash on our bosoms and, O Aphrodite, rosily gleam on
our valorous thighs!
Joy will raise up its head through the legions warring and
all of the far-serried ranks of mad-love
Bristle the earth to the pillared horizon, pointing in vain to
the heavens above.
I think that perhaps then they'll give us our title-Peace-makers.
MAGISTRATE
What do you mean? Please explain.
122
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
LYSISTRATA
First, we'll not see you now flourishing arms about into the
Marketing-place clang again.
WOMEN
No, by the Paphian.
LYSISTRATA
Still I can conjure them as past were the herbs stand or crockery's sold
Like Corybants jingling (poor sots) fully armoured, they noisily round
on their promenade strolled.
MAGISTRATE
And rightly; that's discipline, they-LYSISTRATA
But what's sillier than to go on an errand of buying a fish
Carrying along an immense. Gorgon-buckler instead the usual platter
or dish?
A phylarch I lately saw, mounted on horse-back, dressed for the part
with long ringlets and all,
Stow in his helmet the omelet bought steaming from an old woman who
kept a food-stall.
Nearby a soldier, a Thracian, was shaking wildly his spear like Tereus
in the play,
To frighten a fig-girl while unseen the ruffian filched from her
fruit-trays the ripest away.
MAGISTRATE
How, may I ask, will your rule re-establish order and justice in lands
so tormented?
LYSISTRATA
Nothing is easier.
MAGISTRATE
Out with it speedily--what is this plan that you boast you've invented?
LYSISTRATA
If, when yarn we are winding, It chances to tangle, then, as perchance you
may know, through the skein
This way and that still the spool we keep passing till it is finally clear
all again:
So to untangle the War and its errors, ambassadors out on all sides we will
send
This way and that, here, there and round about--soon you will find that the
War has an end.
123
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
MAGISTRATE
So with these trivial tricks of the household, domestic analogies of
threads, skeins and spools,
You think that you'll solve such a bitter complexity, unwind such political
problems, you fools!
LYSISTRATA
Well, first as we wash dirty wool so's to cleanse it, so with a pitiless
zeal we will scrub
Through the whole city for all greasy fellows; burrs too, the parasites,
off we will rub.
That verminous plague of insensate place-seekers soon between thumb and
forefinger we'll crack.
All who inside Athens' walls have their dwelling into one great common
basket we'll pack.
Disenfranchised or citizens, allies or aliens, pell-mell the lot of them
in we will squeeze.
Till they discover humanity's meaning.... As for disjointed and far
colonies,
Them you must never from this time imagine as scattered about just like
lost hanks of wool.
Each portion we'll take and wind in to this centre, inward to Athens
each loyalty pull,
Till from the vast heap where all's piled together at last can be woven
a strong Cloak of State.
MAGISTRATE
How terrible is it to stand here and watch them carding and winding at
will with our fate,
Witless in war as they are.
LYSISTRATA
What of us then, who ever in vain for our children must weep
Borne but to perish afar and in vain?
MAGISTRATE
Not that, O let that one memory sleep!
LYSISTRATA
Then while we should be companioned still merrily, happy as brides may,
the livelong night,
Kissing youth by, we are forced to lie single.... But leave for a moment
our pitiful plight,
It hurts even more to behold the poor maidens helpless wrinkling in
staler virginity.
MAGISTRATE
Does not a man age?
124
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
LYSISTRATA
Not in the same way. Not as a woman grows withered, grows he.
He, when returned from the war, though grey-headed, yet
if he wishes can choose out a wife.
But she has no solace save peering for omens, wretched and
lonely the rest of her life.
MAGISTRATE
But the old man will often select-LYSISTRATA
O why not finish and die?
A bier is easy to buy,
A honey-cake I'll knead you with joy,
This garland will see you are decked.
CALONICE
I've a wreath for you too.
MYRRHINE
I also will fillet you.
LYSISTRATA
What more is lacking? Step aboard the boat.
See, Charon shouts ahoy.
You're keeping him, he wants to shove afloat.
MAGISTRATE
Outrageous insults! Thus my place to flout!
Now to my fellow-magistrates I'll go
And what you've perpetrated on me show.
LYSISTRATA
Why are you blaming us for laying you out?
Assure yourself we'll not forget to make
The third day offering early for your sake.
MAGISTRATE retires, LYSISTRATA returns within.
(To be continued)
125
Firmament
Volume 6, No. 4, January 2014
126
Fables
Æsop (Sixth century B.C.)
A NEW TRANSLATION BY
S. VERNON JONES
The Farmer and the Snake
ONE WINTER a Farmer found a Snake stiff and frozen with cold. He had compassion on it, and
taking it up, placed it in his bosom. The Snake was quickly revived by the warmth, and resuming its
natural instincts, bit its benefactor, inflicting on him a mortal wound. "Oh," cried the Farmer with his
last breath, "I am rightly served for pitying a scoundrel." The greatest kindness will not bind the
ungrateful. ■
The Fawn and His Mother
A YOUNG FAWN once said to his Mother, "You are larger than a dog, and swifter, and more used to
running, and you have your horns as a defense; why, then, O Mother! do the hounds frighten you so?"
She smiled, and said: "I know full well, my son, that all you say is true. I have the advantages you
mention, but when I hear even the bark of a single dog I feel ready to faint, and fly away as fast as I
can." No arguments will give courage to the coward. ■
The Bear and the Fox
A BEAR boasted very much of his philanthropy, saying that of all animals he was the most tender in
his regard for man, for he had such respect for him that he would not even touch his dead body. A Fox
hearing these words said with a smile to the Bear, "Oh! that you would eat the dead and not the living."■