Sẵn sàng Báo cáo? - Global Reporting Initiative
Transcription
Sẵn sàng Báo cáo? - Global Reporting Initiative
Sẵn sàng Báo cáo? Giới thiệu báo cáo phát triển bền vững cho các SME Có thể tài liệu này miễn phí ở www.globalreporting.org 2 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Mục lục PHÁT TRIỂN XUẤT BẢN Phát triển nội dung Enrique Torres Rodriguez, GRI LỜI NÓI ĐẦU 3 MỤC ĐÍCH CỦA CUỐN SÁCH NÀY 3 Giám sát chung Ásthildur Hjaltadóttir, GRI PHẦN A: GIÁ TRỊ CỦA BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME 4 Sửa đổi Nội dung Carinne Allinson PHẦN B: QUY TRÌNH BÁO CÁO GRI CHO CÁC SME 8 Thiết kế và Bố cục Mark Bakker, Scribbledesign LỜI CẢM ƠN 19 Bản dịch tiếng Việt và chế bản của tập sách này được Stategic Agenda LLP thực hiện. Ảnh Bìa: © iStockphoto.com Trang 4, 8, 15, 17, 18, 19: © iStockphoto.com Trang 14: Creative Commons/Thomas BẢN QUYỀN Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo lưu bản quyền. Việc phát hành lại và phân phát tài liệu này để truyền đạt thông tin được cho phép mà không cần có sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, không được phép phát hành lại, lưu trữ, biên dịch hoặc chuyển nhượng theo bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, máy móc, photocopy, ghi lại, hoặc cách thức khác) tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI. Global Reporting Initiative, lô-gô của Global Reporting Initiative, Hướng dẫn Báo cáo Phát triển Bền vững, và GRI là các thương hiệu của Global Reporting Initiative. © 2014 Global Reporting Initiative TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Hội đồng Quản trị của GRI, Stitchting Global Reporting Initiative hoặc các đối tác dự án không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả hay thiệt hại nào, trực tiếp hoặc gián tiếp do việc sử dụng các xuất bản GRI gây ra. Các phát hiện và quan điểm được thể hiện trong tài liệu này không nhất thiết thể hiện các quan điểm, quyết định hoặc chính sách được quy định của GRI hoặc các đối tác dự án của GRI, cũng như việc trích dẫn thương hiệu hoặc quy trình thương mại cũng không phải là biểu quyết ủng hộ. GIỚI THIỆU VỀ GRI Global Reporting Initiative (GRI) thúc đẩy sử dụng báo cáo phát triển bền vững như là một phương thức dành cho các công ty và tổ chức để phát triển bền vững hơn và đóng góp cho nền kinh tế bền vững toàn cầu. Sứ mệnh của GRI là làm cho báo cáo phát triển bền vững trở thành thực hành tiêu chuẩn. Để giúp tất cả các công ty và tổ chức báo cáo hiệu quả hoạt động cũng như các tác động kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị, GRI tạo ra Hướng dẫn Báo cáo Phát triển Bền vững của GRI. GRI là tổ chức dựa theo mạng lưới, phi lợi nhuận; hoạt động của tổ chức này liên quan đến hàng ngàn chuyên gia và các tổ chức từ nhiều ngành, lĩnh vực và khu vực. www.globalreporting.org Liên hệ: [email protected] 3 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Lời nói đầu Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, quý vị đọc tập sách này bởi vì quý vị muốn tìm hiểu thêm về báo cáo phát triển bền vững. Hãy giả sử rằng công ty của quý vị là một Doanh nghiệp có Quy mô Vừa và Nhỏ (SME) và ngày càng nhiều các công ty như vậy nhận thấy nhu cầu cần tìm hiểu rõ hơn về những tác động đến phát triển bền vững của mình và cách thức để có hoạt động kinh doanh bền vững hơn và thậm chí có thể truyền đạt được hiệu quả hoạt động phát triển bền vững của quý vị. Nhưng quý vị có thể có rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn như … Tại sao công ty của quý vị nên thực hiện báo cáo phát triển bền vững? Tại sao quý vị nên sử dụng Hướng dẫn Báo cáo Phát triển Bền vững của Global Reporting Initiative (GRI)? Công ty của quý vị phải làm những gì để thực hiện các bước đầu tiên? Cuốn sách nhỏ này sẽ giúp quý vị trả lời những câu hỏi này. Báo cáo phát triển bền vững cung cấp thông tin về những tác động quan trọng nhất của công ty quý vị – tích cực hay tiêu cực – đến môi trường, xã hội và kinh tế. Hướng dẫn Báo cáo Phát triển Bền vững của GRI là tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững toàn diện được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. G4, phiên bản thứ tư của Hướng dẫn GRI được công bố vào tháng 5 năm 2013 và bao gồm tham vấn và đối thoại mở rộng giữa các bên liên quan với hàng trăm chuyên gia trên khắp thế giới, đến từ nhiều lĩnh vực, bao gồm các công ty, xã hội dân sự, các tổ chức lao động, học vấn và tài chính. Mục đích của G4 là nhằm giúp người báo cáo lập các báo cáo phát triển bền vững mang tính quyết định, để việc báo cáo phát triển bền vững xúc tích và có mục đích trở thành thực hành tiêu chuẩn. Công ty của quý vị có thể sử dụng những Hướng dẫn này để xây dựng báo cáo phát triển bền vững và trong quá trình đó, có thể tạo ra các thông tin đáng tin cậy, phù hợp và chuẩn hóa về các tác động cũng như hiệu quả hoạt động của phát triển bền vững. Những thông tin này sau đó có thể được sử dụng để đánh giá các cơ hội và rủi ro và cho phép đưa ra quyết định sáng suốt hơn – cả ở trong doanh nghiệp của quý vị và giữa các bên liên quan, chẳng hạn như khách hàng của quý vị. Bằng cách phát triển và truyền đạt sự hiểu biết của mình về kết nối giữa phát triển bền vững và doanh nghiệp của quý vị, công ty của quý vị có thể đo lường được hiệu quả hoạt động và quản lý thay đổi. Điều này sẽ thúc đẩy cải tiến và đổi mới trong công ty quý vị. Trong những năm gần đây, các Doanh nghiệp có Quy mô Vừa và Nhỏ (SME) ở các khu vực khác nhau đã bắt đầu công bố các báo cáo phát triển bền vững của họ. GRI đã thực hiện phong trào này thông qua một số dự án từ năm 2008. Các SME tham gia vào những dự án này nói rằng giá trị của quy trình báo cáo lớn hơn rất nhiều so với giá trị họ dự đoán khi bắt đầu quy trình. Họ nhận thấy rằng báo cáo phát triển bền vững giúp họ xác định được những vấn đề quan trọng nhất cần chú trọng và từ đó nâng cao năng suất và thực hiện tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của họ thường được cải thiện sau khi tiếp cận với các thị trường và khách hàng mới. Để kết luận, theo kinh nghiệm của GRI thì nhiều SME tin rằng có sự liên kết rõ ràng giữa báo cáo phát triển bền vững và việc đạt được thay đổi thực sự trong công ty của họ. Với tinh thần đó, GRI mời quý vị đến với “Sẵn sàng Báo cáo”! Điều quan trọng cần biết! Doanh nghiệp có Quy mô Vừa và Nhỏ (SME) là thể loại doanh nghiệp dưới ngưỡng nhất định về quy mô, thường được xác định theo số lượng nhân viên và doanh thu hàng năm (thu nhập). Những ngưỡng này thường được xác định bởi các chính phủ và có thể khác nhau giữa các cấp ngành với tối đa là 250-1.000 nhân viên và doanh thu tối đa là €50 triệu. Có thêm các tiêu chí để xác định xem một công ty là quy mô vừa hay thực sự nhỏ. Một số quốc gia thậm chí còn thừa nhận cả doanh nghiệp “siêu nhỏ” là loại hình doanh nghiệp có quy mô thậm chí nhỏ hơn. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), các SME chiếm hơn 90% doanh nghiệp trên toàn thế giới và trung bình chiếm khoảng 50% Tổng Sản phẩm Quốc dân (GDP) của tất cả các quốc gia và chiếm 60% việc làm ở các quốc gia này. Mục đích của cuốn sách này Cuốn sách này dành cho các SME đang cân nhắc xem liệu báo cáo phát triển bền vững có thích hợp với họ không và nếu có thì làm cách nào để bắt đầu quy trình báo cáo. Cuốn sách giới thiệu đơn giản về báo cáo phát triển bền vững bằng cách sử dụng Hướng dẫn G4 của GRI để công ty quý vị có thể thực hiện những bước đầu tiên trong hành trình báo cáo phát triển bền vững. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách: • Trình bày lý lẽ ủng hộ báo cáo phát triển bền vững cho các SME: Phần A xem xét những lợi ích bên trong và bên ngoài của việc báo cáo phát triển bền vững dựa trên những kinh nghiệm và chứng nhận của các SME mà GRI đã tham gia trong một số dự án từ năm 2008. • Giới thiệu năm bước dễ dàng để lập báo cáo phát triển bền vững bằng cách sử dụng Hướng dẫn G4: Phần B trình bày chi tiết các bước để lập báo cáo phát triển bền vững GRI bằng cách sử dụng mô hình GRI năm giai đoạn dành cho quy trình báo cáo phát triển bền vững: Chuẩn bị, Kết nối, Xác định, Giám sát và Báo cáo. 4 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Foreword Phần A Contents Giá trị của báo cáo phát triển bền vững cho các SME 5 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Giá trị của báo cáo phát triển bền vững cho các SME 1. Giá trị của những thay đổi bên trong (lợi ích bên trong) 2. Giá trị của công nhận (lợi ích bên ngoài) Phần này chỉ ra rằng các SME đã khám phá ra những giá trị nào của báo cáo phát triển bền vững. Điều này dựa trên những lời chứng từ gần 400 SME đã làm việc với GRI trong một số dự án1 được GRI khởi xướng. Phần này được chia thành hai phần: “Giá trị của những thay đổi bên trong” (lợi ích bên trong) và “Giá trị của công nhận” (lợi ích bên ngoài). Giá trị của báo cáo phát triển bền vững GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG THAY ĐỔI BÊN TRONG (LỢI ÍCH BÊN TRONG) GIÁ TRỊ CỦA CÔNG NHẬN (LỢI ÍCH BÊN NGOÀI) Tầm nhìn & Chiến lược Các Hệ thống Quản lý Danh tiếng & niềm tin Thu hút Tài trợ Điểm mạnh & Điểm yếu Khích lệ Người lao động Sự Tham gia của các Bên liên quan Lợi thế cạnh tranh 1) Những dự án này đã được thực hiện theo Chương trình GANTSCH của GRI từ năm 2009 đến năm 2012 và Chương trình Tính minh bạch trong Kinh doanh từ năm 2013. Xem www.globalreporting.org/reporting/reporting-support/support/Pages/default.aspx để biết thêm thông tin. 6 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME 1. Giá trị của những thay đổi nội bộ (lợi ích nội bộ) 1.1 XÂY DỰNG TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Quy trình báo cáo khuyến khích công ty quý vị xác định tầm nhìn và chiến lược để hoạt động một cách bền vững hơn và để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bền vững hơn. Trong quá trình báo cáo, quý vị có thể xác định mối liên kết giữa việc thực hiện quy trình báo cáo này và việc phát triển mang tính chiến lược của quý vị. 1.2 CẢI THIỆN CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ, CÁC QUY TRÌNH NỘI BỘ VÀ ĐẶT MỤC TIÊU Lợi ích quan trọng của quy trình báo cáo là cho phép công ty quý vị theo dõi tiến độ và nhấn mạnh vào các lĩnh vực cần cải thiện để quý vị có thể quản lý những gì quý vị đo được và tạo ra những thay đổi khi cần thiết. Khi công ty của quý vị theo dõi và đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình thì quý vị có thể xác định những lĩnh vực có thể làm tốt hơn, ví dụ như cải thiện năng suất tiềm năng và giảm thiểu chi phí. Khi công ty quý vị bắt đầu báo cáo thì những kỳ vọng ngày càng cao là quý vị liên tục cải thiện các mục tiêu về hiệu quả hoạt động của quý vị. 1.3 XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU Quy trình báo cáo đưa ra cảnh báo sớm về những điểm khó khăn – và cho thấy những cơ hội ngoài dự tính. Những Khám phá này có thể giúp đội ngũ quản lý của công ty quý vị đánh giá được những diễn biến có khả năng gây tổn hại trước khi chúng xuất hiện như những điều bất ngờ không mong muốn (có nghĩa là quản lý rủi ro), và/hoặc nắm bắt các cơ hội trước các đối thủ cạnh tranh của quý vị. Cũng có thể trong quy trình báo cáo quý vị khám phá ra rằng một số vấn đề không được quản lý tốt như quý vị nghĩ ban đầu. Điều này có thể gây rủi ro cho danh tiếng của công ty quý vị. Một điều phổ biến nữa đó là công ty của quý vị sẽ xác định được các vấn đề quan trọng mà trước đó không được xem xét đến. 1.4 THU HÚT, THÚC ĐẨY VÀ DUY TRÌ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Danh tiếng và các tiêu chuẩn hiệu suất cao của công ty quý vị là “tài sản vô hình” giúp thu hút và tạo động cơ cho người lao động. Quy trình báo cáo cho thấy rằng công ty của quý vị không chỉ “đang nói” về các vấn đề phát triển bền vững mà còn được chuẩn bị để thảo luận công khai, tính toán và hành động. Điều này sẽ làm tăng niềm tin giữa công ty quý vị với vai trò là người sử dụng lao động và người lao động và vì thế nâng cao danh tiếng của quý vị. Cuối cùng, lực lượng lao động của quý vị sẽ đóng góp nhiều hơn và ở lại lâu hơn nếu được tạo động cơ, trao quyền và đồng thuận với các mục tiêu chiến lược. “Hoàn thành báo cáo phát triển bền vững có nghĩa là phản ánh và phân tích, tìm hiểu cách định lượng sự phát triển bền vững của tất cả các bộ phận trong công việc kinh doanh của chúng tôi. Điều này giúp chúng tôi đặt ra các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.” - Roser Bombardó, Quản lý, Socarrel SSL, Tây Ban Nha (Dịch vụ Tư vấn Lâm nghiệp và Môi trường) “Chúng tôi đã thấy và quan sát được rằng có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như những cách thức khiến bản thân của chúng tôi hiệu quả hơn. Điều này chỉ có thể được thực hiện sau khi thu thập dữ liệu về năng lượng, tiêu hao vật tư và giám sát năng suất của lực lượng lao động.” - Imran Shabbir, Giám đốc Quản lý, Ali Trading Co. Ltd, Pakistan (Sản xuất Hàng Thể thao) “Báo cáo phát triển bền vững làm thấm nhuần cam kết giám sát các vấn đề đó một cách chính xác hơn và cũng tăng cường sự tham gia của các bên liên quan nhằm giảm các tác động tiêu cực và tăng các tác động tích cực.” - Jorge Quintas Serrano, Chủ sở hữu/giám đốc, Quintas & Quintas, Bồ Đào Nha (Ngành Điện) “Báo cáo trong Khuôn khổ GRI là việc đặt ra câu hỏi về các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của các hoạt động của quý vị và tìm kiếm câu trả lời cùng với nhân viên của quý vị. Quy trình này dẫn đến việc nhận thức của người lao động được nâng cao cũng như các nhân viên được tạo động cơ và tăng năng suất.” - Seyhan Yilmaz, Giám đốc Marketing, Topkapi Iplik San. Ve Tic., Thổ Nhĩ Kỳ (Sản xuất Dệt may) 7 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME 2. Giá trị của công nhận (lợi ích bên ngoài) 2.1 NÂNG CAO DANH TIẾNG, GIÀNH ĐƯỢC NIỀM TIN VÀ SỰ TÔN TRỌNG Các bên liên quan chính của công ty quý vị chịu tác động bởi danh tiếng, sự tôn trọng và niềm tin quý vị giành được. Vì lẽ đó, luôn có những mối quan ngại về việc bao nhiêu phần danh tiếng của công ty quý vị có thể bị thiệt hại do tiết lộ thông tin công khai về các rủi ro tiềm ẩn hoặc các tin xấu. Theo bản năng tự nhiên thì quý vị sẽ tránh thừa nhận những điều đó; tuy nhiên, báo cáo cân bằng có thể tạo ra niềm tin và sự tôn trọng. Điều này có nghĩa là báo cáo cả những điều đang diễn ra tốt đẹp và những nơi cần cải tiến. 2.2 THU HÚT TÀI TRỢ Các nhà cung cấp vốn tài chính đang đặt ra những câu hỏi hóc búa về các công ty ngày nay. Các tổ chức cho vay và các nhà đầu tư đang dần để ý đến hiệu quả thực hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của phát triển bền vững khi đánh giá các công ty, ví dụ quản trị tốt, các giá trị đạo đức, các ưu tiên xã hội và các hoạt động môi trường. Các tổ chức phi lợi nhuận đang ở trong tình huống tương tự, đó là họ đang phụ thuộc vào các nhà tài trợ và/hoặc nhà bảo trợ để tài trợ cho các hoạt động dự án của họ. Thực hiện quy trình báo cáo của GRI có thể giúp công ty quý vị cải thiện quản lý chung các vấn đề về phát triển bền vững và có thể được chuẩn bị để trao đổi cởi mở về hiệu quả thực hiện của quý vị. Điều này cho thấy quản lý hiệu quả hoạt động chất lượng cao mà có thể giúp tiếp cận với các quỹ tài trợ. 2.3 TÍNH MINH BẠCH VÀ ĐỐI THOẠI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN Quy trình báo cáo phát triển bền vững là công cụ quan trọng để đạt được tính minh bạch và tiết lộ thông tin về hiệu quả hoạt động phát triển bền vững cho các bên liên quan của công ty quý vị. Là một SME, các bên liên quan của quý vị có thể là khách hàng, nhà cung cấp, nhóm gây sức ép cộng đồng địa phương, nhà cung cấp vốn tài chính, người lao động và các chủ sở hữu. Thông qua các mối quan hệ mà quy trình báo cáo có thể tạo ra giữa công ty của quý vị và các bên liên quan, quý vị có thể nhận được ý kiến phản hồi về các hoạt động kinh doanh của mình, điều này sẽ cho phép quý vị xem lại các quy trình và xác định các cơ hội kinh doanh. 2.4 ĐẠT ĐƯỢC LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO Báo cáo phát triển bền vững vẫn không phải là thông lệ phổ biến trong mọi vùng và lĩnh vực, đặc biệt là đối với các SME. Vì lý do này, công ty của quý vị có thể được xác định là “công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững”. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì ngày càng nhiều các công ty lớn hơn thực hiện sàng lọc các nhà cung cấp hiện tại và tiềm năng theo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các công ty này cũng như tác động có thể có lên chuỗi cung ứng của riêng họ. Bằng việc có thể cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng thấy được cam kết tiến hành kinh doanh một cách bền vững của công ty quý vị, quý vị làm tăng cơ hội quý vị được các công ty lớn hơn lựa chọn là nhà cung cấp ưu tiên. “Báo cáo phát triển bền vững cho phép chúng tôi chứng minh sự phối hợp với những người chúng tôi cùng làm việc hàng ngày. Vì thế, điều này tăng cường vai trò của chúng tôi trong nền kinh tế địa phương thuộc lãnh thổ của chúng tôi và làm như vậy làm nâng cao danh tiếng của công ty chúng tôi.” - Rusó Macau Oliva, Giám đốc Quản lý Productes Alimentaris, Tây Ban Nha (Sản xuất Thực phẩm dành cho Người sành ăn) “Việc báo cáo thay đổi chúng tôi và làm cho chúng tôi trở nên khác biệt với những người khác, khiến cho các nhà xuất khẩu chú ý đến chúng tôi và hiện giờ chúng tôi được xem như là những người tiên phong. Các ngân hàng và tổ chức tài chính cũng công nhận những nỗ lực của chúng tôi.” - JJulio Hernandez Flores, Giám đốc Phòng Sức khỏe, An ninh và Phúc lợi của Công nhân, Soc. Inmobiliaria Campos del Carmen Bajo Ltda, Chile (Ngành Nông nghiệp) “Quy trình báo cáo phát triển bền vững là một sáng kiến mang lại lợi ích, đặc biệt là ở chỗ mọi bên liên quan đều có thể nhìn thấy và hiểu được việc công ty đang làm có liên quan đến phát triển bền vững và các vấn đề khác. Sự tham gia của các bên liên quan là một quy trình mới và bổ ích và cho phép xây dựng hiểu biết chung về ý nghĩa của phát triển bền vững đối với Sree Santhosh.” - Vinoth Kumar, Giám đốc Điều hành, Sree Santhosh, Ấn Độ (Sản xuất Quần áo May mặc) “Báo cáo phát triển bền vững cho phép chúng tôi được minh bạch về quản lý và tình trạng hiện tại của công ty chúng tôi với các khách hàng. Điều này giúp chúng tôi củng cố cơ sở khách hàng hiện tại và cũng giúp có được những khách hàng mới.” - Oriol Antúnez Llonch, Tổng Giám đốc, Fomartgeries Montbru SA, Tây Ban Nha (Sản xuất Pho mát) Tóm lại, kinh nghiệm của GRI là các SME đang hoạt động trong các bối cảnh rất khác nhau đều có thể thực hiện báo cáo phát triển bền vững không phải chỉ để “tạo thuận lợi” mà còn để trở thành các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn trong quy trình này. Vì vậy bây giờ chúng ta hãy xem một SME có thể bắt đầu như thế nào để thực hiện các bước đầu tiên trong việc báo cáo sử dụng Hướng dẫn G4 của GRI… Phần B Quy trình báo cáo của GRI cho các SME 9 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Quy trình báo cáo của GRI cho các SME Giới thiệu 1. Chuẩn bị 2. Kết nối 3. Xác định 4. Giám sát 5. Báo cáo Giới thiệu: Mô hình quy trình báo cáo Quy trình báo cáo phát triển bền vững của GRI sẽ giúp công ty quý vị thực hiện các bước để tạo ra một bản báo cáo phát triển bền vững GRI. Quy trình này cũng bao gồm những đề xuất hành động mà công ty quý vị có thể thực hiện để giải quyết những tác động đối với phát triển bền vững của công ty và các kế hoạch cần thiết để hỗ trợ cho những hoạt động này. GRI chia quy trình báo cáo thành năm giai đoạn: sat́ iṇ h Gi am ́ nối Kêt́ Báo ca ́o Chuẩn bị đ ́ c Xa Bây giờ chúng ta hãy cùng xem năm giai đoạn và các hoạt động cũng như các quyết định cần thực hiện trong từng giai đoạn. Để làm được điều này, chúng tôi sẽ cho rằng công ty của quý vị sẽ sử dụng Hướng dẫn G4 để chuẩn bị cho bản báo cáo phát triển bền vững của mình. 10 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME 1. Chuẩn bị: Lập kế hoạch cho quy trình báo cáo của quý vị Mục tiêu chính trong giai đoạn này đó là chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu quy trình báo cáo. G4 sẵn có cho một số ngôn ngữ. Quý vị có thể tìm thấy tổng quan trên trang web của GRI. Danh sách kiểm tra Sau đây là danh sách kiểm tra các hoạt động chính và các quyết định dành cho công ty quý vị trong giai đoạn này: Tổ chức và sắp xếp một loạt các cuộc họp đầu tiên với Lựa chọn nhóm báo cáo phát triển bền vững sẽ điều phối quy trình báo cáo. Cho dù nhóm này có thể chỉ là một người (ví dụ: trong trường hợp là công ty siêu nhỏ), theo khuyến nghị thì quý vị nên có một nhóm nhân viên, tốt nhất là mỗi nhân viên đại diện cho mỗi phòng ban trong công ty quý vị. Các thành viên trong nhóm báo cáo phát triển bền vững cần phải làm quen với Hướng dẫn G4.2 Điều này không có nghĩa là họ cần biết mọi thông tin chi tiết của G4. Tuy nhiên, họ cần phải biết bố cục của G4 và tìm những thông tin liên quan ở đâu khi cần. GRI khuyến nghị rằng quý vị nên bắt đầu bằng cách đọc tài liệu ‘Giới thiệu về G4: Thế hệ tiếp theo của báo cáo phát triển bền vững’3 trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết Hướng dẫn G4. Tài liệu này cung cấp một cái nhìn tổng quan đơn giản về các đặc điểm và yếu tố chính của Hướng dẫn G4. Điều quan trọng cần biết! G4 được trình bày trong hai tài liệu riêng biệt: Nguyên tắc Báo cáo và Công bố thông tin theo Tiêu chuẩn. Nguyên tắc Báo cáo của GRI là những tiêu chí mà nên được sử dụng để hướng dẫn quý vị đưa ra các quyết định trong suốt quy trình báo cáo. Bao gồm bốn Nguyên tắc Xác định Nội dung và sáu Nguyên tắc Xác định Chất lượng Báo cáo. Công bố thông tin theo Tiêu chuẩn là những “câu hỏi” GRI mà quý vị trả lời trong báo cáo của quý vị. Bao gồm Công bố thông tin theo Tiêu chuẩn Chung và Cụ thể. Sách hướng dẫn Thực hiện: Đây là phần “cách thức thực hiện” và cung cấp lời khuyên chi tiết và các khuyến nghị báo cáo với G4. Hướng dẫn G4 cũng sẵn có như một công cụ trực tuyến. Quý vị có thể truy cập Hướng dẫn G4 này từ trang web của GRI. Điều quan trọng là quý vị quen với cấu trúc G4 trước khi sử dụng công cụ trực tuyến G4. những người tham gia trực tiếp vào quy trình báo cáo. Mục tiêu cho các cuộc họp này là: ❱❱ Đảm bảo ban quản lý cấp cao tận tâm với quy trình này. ❱❱ Xác định danh sách ban đầu về các chủ đề phát triển bền vững có khả năng liên quan và những người ra quyết định cấp cao trong công ty quý vị muốn hành động và báo cáo theo đó. Hãy suy nghĩ về các mục tiêu kinh doanh và bối cảnh phát triển bền vững của công ty mà quý vị thực hiện và liệt kê các tác động kinh tế, môi trường và xã hội có thể là quan trọng nhất làm điểm khởi đầu. Quý vị có thể sử dụng danh sách này sau này để thông báo các quyết định của quý vị về việc các bên liên quan nào tham gia và cách thức thực hiện (giai đoạn Kết nối) và sau đó là giúp quý vị xác định tất cả các chủ đề liên quan có thể (giai đoạn Xác định). ❱❱ Đạt được thỏa thuận về kế hoạch hành động cho quy trình báo cáo: đó là cần thực hiện các hoạt động và các quyết định nào (bởi ai) ở từng giai đoạn của quy trình báo cáo. Kế hoạch này cũng nên bao gồm dự toán ngân sách và nguồn nhân lực khi cần thiết. GRI khuyến nghị rằng công ty quý vị nên lập kế hoạch trong khoảng 1012 tháng cho quy trình báo cáo đầy đủ. Q uyết định xem liệu công ty quý vị có hoàn thành bản báo cáo đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của Hướng dẫn G4 của GRI không hay chỉ sử dụng G4 để tham khảo.4 Đ ể báo cáo của công ty quý vị đáp ứng các yêu cầu G4, báo cáo cần đáp ứng tiêu chí ‘Phù hợp’, dù là Cốt lõi hoặc Toàn diện. Lựa chọn phương án ‘Phù hợp’ thích hợp nhất với công ty quý vị.5 Đối với các SME là những người báo cáo đầu tiên, GRI khuyến nghị chọn phương án ‘Phù hợp’ Cốt lõi. Q uyết định xem liệu công ty quý vị có biên soạn báo cáo phát triển bền vững độc lập hay không, hoặc các thông tin liên quan đến phát triển bền vững có được đưa vào trong các báo cáo khác (ví dụ: Báo cáo Thường niên) hay không. 2) Hướng dẫn G4 GRI có thể tải xuống miễn phí từ trang web của GRI: www.globalreporting.org/reporting/g4/Pages/default.aspx. 3) Hướng dẫn này có thể tải xuống miễn phí từ trang web của GRI: www.globalreporting.org/resourcelibrary/GRI-An-introduction-to-G4.pdf. 4) Xem Nguyên tắc Báo cáo và Công bố thông tin theo Tiêu chuẩn G4, trang 13-14. 5) Xem Nguyên tắc Báo cáo và Công bố thông tin theo Tiêu chuẩn G4, trang 11-13. 11 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Quyết định xem liệu báo cáo của công ty quý vị có theo các tiêu chuẩn, khuôn khổ và quy định (quốc gia và/hoặc quốc tế) khác không, chẳng hạn như các yêu cầu báo cáo theo quy định về lao động hoặc môi trường mà công ty quý vị phải tuân theo. Điều quan trọng cần biết! Hướng dẫn G4 bao gồm các tham chiếu cho các khuôn khổ được công nhận rộng rãi khác và được thiết kế như một khuôn khổ hợp nhất để báo cáo hiệu suất theo các quy tắc và tiêu chuẩn khác nhau về phát triển bền vững. Những khuôn khổ toàn cầu này bao gồm OECD Guidelines for Multinational Enterprises, United Nations Global Compact Principles và UN Guiding Principles on Business and Human Rights. G4 cũng cung cấp các tham chiếu cho các công ước quốc tế quan trọng mà thường cung cấp thông tin cho luật pháp quốc gia. Ví dụ: Các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định về lao động. Tổ chức các cuộc họp với nhân viên công ty quý vị để giải thích những gì sẽ được thực hiện, giải thích lý do tại sao điều này lại quan trọng đối với công ty quý vị và những gì sẽ được mong đợi từ các phòng ban khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong quy trình báo cáo. Điều này sẽ là sự khởi đầu của trao đổi liên tục với nhân viên để đảm bảo rằng có sự hiểu biết và cam kết trên toàn công ty trong suốt quy trình báo cáo. “Việc báo cáo những thành tựu đạt được và những thách thức về phát triển bền vững của chúng tôi thể hiện cơ hội được chia sẻ và so sánh hiệu quả hoạt động môi trường và xã hội của chúng tôi với các thông lệ quốc tế, và để xác định các lĩnh vực chưa được bao hàm trong chiến lược phát triển bền vững của chúng tôi.” - Carlos Marin Morales, Tổng Giám đốc, Alltournative SA de CV, Mexico (Ngành Du lịch) 12 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME 2. Kết nối: Thu thập ý kiến đóng góp từ các bên liên quan chính Mục tiêu chính trong giai đoạn này là xác định các bên liên quan chính của công ty quý vị và quý vị sẽ thu hút sự tham gia của họ bằng cách nào. Quy trình này được gọi là ‘sự tham gia của các bên liên quan’. Điều này rất quan trọng bởi vì khi quyết định nêu gì trong báo cáo của quý vị, quý vị sẽ phải xem xét đến các điểm liên quan tới các hoạt động của công ty quý vị mà những nhóm và cá nhân này coi là quan trọng nhất. Điều quan trọng cần biết! Trong Hướng dẫn của GRI, các bên liên quan được định nghĩa là “các đơn vị hoặc cá nhân có thể được dự kiến một cách hợp lý là sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bời các hoạt động, sản phẩm và các dịch vụ của tổ chức; và có các hành động có thể được dự kiến một cách hợp lý là sẽ tác động đến khả năng tổ chức đó thực hiện thành công các chiến lược và đạt được các mục tiêu.” (Sách hướng dẫn Thực hiện G4, trang 9) Danh sách kiểm tra Sau đây là danh sách kiểm tra các hoạt động và quyết định chính dành cho công ty của quý vị ở giai đoạn này: hởi đầu, quý vị được khuyến nghị đảm bảo rằng quý vị hiểu K được Nguyên tắc Sự Tham gia của Bên liên quan6.Đọc Sách hướng dẫn Thực hiện (trang 9-10) để hiểu được định nghĩa của GRI về các bên liên quan và cũng hiểu được GRI cung cấp những gì trong hướng dẫn cách thức áp dụng Nguyên tắc này X ác định các bên liên quan chính mà công ty quý vị sẽ trao đổi để có được ý kiến phản hồi về các chủ đề phát triển bền vững chính cũng như các tác động đối với công ty quý vị. Danh sách ban đầu về các chủ đề có khả năng liên quan mà công ty quý vị đã xác định trong giai đoạn Chuẩn bị có thể hữu ích để cung cấp thông tin cho các quyết định của quý vị về bên liên quan chính. X em xét cách thức công ty quý vị sẽ giao tiếp với các bên liên quan chính. Khi chuẩn bị phần sự tham gia của bên liên quan, có hai yếu tố quan trọng cần xem xét: mục tiêu tham vấn (hỏi những gì) và hình thức tham vấn (hỏi như thế nào). Danh sách ban đầu về các chủ đề có khả năng liên quan mà công ty quý vị đã xác định trong giai đoạn Chuẩn bị có thể được sử dụng để cung cấp thông tin cho các quyết định của quý vị về việc phải hỏi các bên liên quan chính những gì. Các tham vấn có thể diễn ra thành từng nhóm hoặc theo cá nhân. Có thể là trực tiếp hoặc từ xa. Cách thức thu hút sự tham gia của các bên liên quan phụ thuộc vào mục tiêu tham vấn, loại (các) bên liên quan, tính chất của công ty quý vị và các nguồn sẵn có. Kết quả tham gia của bên liên quan trong công ty quý vị là danh sách các chủ đề phát triển bền vững mà các bên liên quan của quý vị coi là quan trọng. Nhóm báo cáo phát triển bền vững khi đó sẽ cần xem lại bản danh sách để trình bày các khuyến nghị cho những người ra quyết định cấp cao về các chủ đề sẽ được báo cáo. “Là công ty cung cấp các dịch vụ phát triển bền vững, điều quan trọng đối với chúng tôi là thực hiện các giá trị của mình và làm gương trong việc điều hành một doanh nghiệp bền vững. Việc báo cáo cung cấp cho công ty cơ hội để hiểu được những hậu quả và ý nghĩa của việc cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động phát triển bền vững của chúng tôi.” - Nick Rockey, Giám đốc Điều hành, Trialogue, Nam Phi (Dịch vụ Tư vấn CSR) 6) Nguyên tắc Tham gia của Bên liên quan là một trong những Nguyên tắc Xác định Nội dung Báo cáo. 13 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME 3. Xác định: Quyết định nội dung báo cáo của quý vị Mục tiêu chính trong giai đoạn này là xác định các Lĩnh vực trọng yếu (điều gì quan trọng) và Ranh giới (nơi điều đó quan trọng) cho báo cáo của công ty quý vị. Điều này có nghĩa là việc xác định vấn đề thực sự quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của công ty quý vị, đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên liên quan và quản lý tác động của quý vị đến nền kinh tế, môi trường và xã hội. Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến chiến lược kinh doanh cốt lõi của công ty quý vị. Bằng cách này, G4 đặt khái niệm “tính trọng yếu” ở trung tâm báo cáo bền vững. Các thuật ngữ sau đây từ đoạn trên có vai trò rất quan trọng đối với sự hiểu biết quy trình GRI để quyết định nội dung báo cáo của quý vị. Vì vậy, chúng ta hãy xem từng thuật ngữ được định nghĩa như thế nào trong Hướng dẫn G4. “Lĩnh vực” là tên được GRI gán cho các chủ đề bền vững được trình bày trong Hướng dẫn (xem Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin Tiêu chuẩn G4 Bảng 5, trang 44). “Các Lĩnh vực trọng yếu” là những lĩnh vực “phản ánh tác động đáng kể của tổ chức về mặt kinh tế, môi trường và xã hội; hoặc ảnh hưởng một cách cơ bản đến các đánh giá và quyết định của bên liên quan” (Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin Tiêu chuẩn G4, trang 92). “Ranh giới” (“Ranh giới Lĩnh vực”) là mô tả về nơi xảy ra tác động đối với từng Lĩnh vực trọng yếu. Về điều này, công ty quý vị nên xem xét những tác động bên trong và bên ngoài công ty quý vị. Ranh giới có thể khác nhau đối với các Lĩnh vực khác nhau mà công ty quý vị báo cáo (Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin Tiêu chuẩn G4, trang 92). “Tính trọng yếu” được giải thích trong G4 như sau: “Các tổ chức đang phải đối mặt với một loạt các chủ đề mà họ có thể báo cáo. Các chủ đề liên quan là những chủ đề có thể được xem một cách hợp lý là quan trọng để phản ánh tác động của tổ chức về mặt kinh tế, môi trường và xã hội, hoặc ảnh hưởng đến quyết định của các bên liên quan và, do đó, có thể đáng đưa vào báo cáo. Tính trọng yếu là ngưỡng mà tại đó các Lĩnh vực trở nên đủ quan trọng để cần phải được báo cáo. Ngoài phạm vi ngưỡng này, không phải tất cả các Lĩnh vực trọng yếu đều có tầm quan trọng như nhau và việc nhấn mạnh trong báo cáo cần phản ánh sự ưu tiên tương đối cho các Lĩnh vực trọng yếu này.” (Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, trang 11). Hướng dẫn G4 đưa ra quy trình bốn bước (Xác định, Sắp xếp theo Mức độ Ưu tiên, Xác nhận và Đánh giá) để giúp quý vị quyết định về các Lĩnh vực trọng yếu và Ranh giới của công ty quý vị. Mỗi trong số bốn bước trình bày về các yếu tố cụ thể trong cách xác định “điều gì quan trọng và nơi điều đó quan trọng” và sử dụng các Nguyên tắc GRI cụ thể để Xác định Nội dung Báo cáo. Điều quan trọng cần biết! Mô hình dành cho quy trình bốn bước của GRI có trong Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin Tiêu chuẩn G4, trang 90. Mô hình này được giải thích chi tiết hơn trong Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, các trang 31-39. Quy trình này là Hướng dẫn và mặc dù được GRI khuyến nghị, tổ chức không bắt buộc phải tuân theo quy trình này để làm báo cáo ‘Phù hợp’ với G4. Tuy nhiên, các công ty phải áp dụng các Nguyên tắc Xác định Nội dung Báo cáo và giải thích cách họ đã áp dụng các nguyên tắc này để xác định nội dung báo cáo như thế nào. Danh sách kiểm tra Sau đây là danh sách kiểm tra các hoạt động và quyết định chính dành cho công ty quý vị trong giai đoạn này: Xác định: ❱❱ Xác định một loạt các chủ đề bền vững có thể có liên quan. Sử dụng các Nguyên tắc Báo cáo cho Sự tham gia của Các Bên Liên quan và Bối cảnh Phát triển Bền vững để làm điều này.7 ❱❱ Đối với mỗi chủ đề đã được xác định là có liên quan, nhóm báo cáo bền vững của công ty quý vị sẽ cần phải đánh giá các tác động có liên quan và nơi xảy ra các tác động đó. ❱❱ Các tác động có thể xảy ra trong công ty quý vị, nhưng cũng có thể xảy ra trong các tổ chức bên ngoài công ty quý vị mà quý vị có quan hệ với họ (ví dụ như các nhà cung cấp, nhà phân phối). Điều đó cũng có thể là tác động đối với cùng một chủ đề xảy ra bên trong và bên ngoài công ty quý vị (ví dụ như lượng khí thải).8 S ắp xếp Theo Thứ tự Ưu tiên: Thu hẹp danh sách các chủ đề liên quan từ bước trước đó thành các chủ đề quan trọng nhất của công ty quý vị (“Các Lĩnh vực trọng yếu”) và nơi xảy ra các tác động chính có liên quan (“Ranh giới”). Cần phải sử dụng các 7) Đây là hai Nguyên tắc Báo cáo đê Xác định Nội dung Báo cáo. Xem Hướng dẫn Thực hiện G4, tr.9-11 8) Xem Hướng dẫn Thực hiện G4, tr.33-35, để biết giải thích về bước này. 9) Đây là hai trong số các Nguyên tắc Báo cáo để Xác định Nội dung Báo cáo. Xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, trang 9-10 và 11-12. 14 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Lời khuyên dành cho bước xác định ❱ Công ty quý vị có thể bắt đầu thu hút sự tham gia của các bên liên quan bằng cách cung cấp cho các bên liên quan danh sách các Lĩnh vực GRI G4 để họ xem xét. Bảng 1 trang 9 về các Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn G4 cung cấp tổng quan về những điều này. Ngoài ra, công ty quý vị nên kiểm tra xem liệu GRI đã phát triển Hướng dẫn Ngành cho ngành của quý vị chưa. Nếu có, quý vị sẽ cần phải xem các Công bố Thông tin Ngành GRI để biết về các chủ đề có liên quan có thể có khác. Đưa vào bất kỳ chủ đề nào khác dành riêng cho công ty quý vị. Đây là một thời điểm tốt cho công ty quý vị quay lại danh sách chủ đề phát triển bền vững có liên quan có thể có ban đầu của quý vị (được xác định trong giai đoạn Chuẩn bị). Bằng cách này, công ty quý vị có thể chắc chắn là đang xem xét tất cả các chủ đề liên quan có thể có. ❱ Công ty quý vị cần lập kế hoạch thu hút sự tham gia của các bên liên quan để đưa ra một loạt chủ đề có thể có. Điều này có nghĩa là thu hút sự tham gia của một loạt nhóm các bên liên quan và yêu cầu họ phản hồi về một loạt chủ đề tiềm năng. Sử dụng các phương pháp đối thoại cho phép thực hiện điều này (ví dụ như các cuộc khảo sát hoặc bảng câu hỏi). Nguyên tắc Báo cáo cho Sự Tham gia của Các Bên Liên quan và Tính trọng yếu trong bước này.9 Nhiệm vụ cho nhóm báo cáo phát triển bền vững trong bước Sắp xếp Theo Thứ tự Ưu tiên bao gồm những nhiệm vụ sau đây: ❱❱ Đối với mỗi Lĩnh vực, hãy đánh giá tầm quan trọng của lĩnh vực đó đối với a. đánh giá và quyết định của các bên liên quan và b. các tác động về mặt kinh tế, môi trường và xã hội của công ty quý vị.10 Lĩnh vực có thể được coi là “Trọng yếu” nếu được coi là quan trọng từ cả hai quan điểm nhưng cũng có thể là trường hợp được coi là “Trọng yếu” bởi vì nó đủ quan trọng theo một trong hai quan điểm. ❱❱ Xác định các lý do (‘tiêu chuẩn’) tại sao một Lĩnh vực ‘trọng yếu’.11 ❱❱ Quyết định cần phải tiết lộ bao nhiêu thông tin cho mỗi Lĩnh vực trọng yếu (‘phạm vi tiết lộ’). Theo quy tắc chung, những Lĩnh vực có mức ưu tiên báo cáo cao hơn sẽ có phạm vi công bố thông tin cao hơn.12 ❱❱ Chuẩn bị khuyến nghị cho những người ra quyết định cấp cao của công ty quý vị, để bao gồm những khuyến nghị sau đây: • Danh sách các Lĩnh vực trọng yếu và Ranh giới được khuyến nghị dành cho từng Khía cạnh trong số đó. • Các tiêu chí được sử dụng để lập danh sách ở trên. • Đề xuất lượng thông tin cần được tiết lộ cho mỗi Lĩnh vực trọng yếu. Điều này bao gồm các Công bố Thông tin về Phương pháp Quản lý (DMA) và các Chỉ số mà công ty quý vị sẽ báo cáo về mỗi Lĩnh vực trọng yếu. Quý vị có thể đọc phần giải thích DMA và các Chỉ số dưới đây. Với tùy chọn ‘Phù hợp’ Cốt lõi, quý vị phải báo cáo về ít nhất một Chỉ số cho mỗi Lĩnh vực trọng yếu cũng như DMA. Điều quan trọng cần biết! Các Công bố Thông tin về Phương pháp Quản lý (DMA) mang lại cho công ty quý vị cơ hội giải thích cách quý vị đang quản lý các tác động quan trọng về mặt kinh tế, môi trường và xã hội của mình như thế nào (Lĩnh vực). DMA tập trung vào ba điều: mô tả lý do tại sao Lĩnh vực lại trọng yếu, cách thức quản lý các tác động của nó và cách đánh giá phương pháp quản lý Lĩnh vực này. Xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4 để được hướng dẫn cách báo cáo về DMA (trang 63-65). Chỉ số cho phép công ty quý vị đưa ra thông tin có thể so sánh được về các tác động về mặt kinh tế, môi trường và xã 10) Xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, trang 36-37. 11) Xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, Hình 6 (trang 37) về minh họa cho ma trận sắp xếp các Lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên. 12) Xem giải thích về điều này trong Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, trang 38. 15 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Lời Khuyên dành cho bước Sắp xếp Theo Thứ tự Ưu tiên ❱ Trong bước Sắp xếp Theo Thứ tự Ưu tiên, quý vị có thể cần phải được làm rõ về một số phản hồi được đưa ra trong bước Xác định. Điều này có thể có nghĩa là nhóm báo cáo phát triển bền vững quay lại với một số bên liên quan của quý vị để có thêm thông tin chuyên sâu. Điều này liên quan đến việc sử dụng các phương pháp đối thoại cho phép tương tác ở mức độ cao hơn, ví dụ như các cuộc gặp riêng từng người hoặc theo nhóm (tập trung). ❱ Các bài kiểm tra theo Nguyên tắc Trọng yếu đem lại cơ sở tuyệt vời để cấu trúc các cuộc thảo luận và quyết định cần thiết trong bước Sắp xếp Theo Thứ tự Ưu tiên. hội và hiệu suất của quý vị. G4 có các Chỉ số dành cho một loạt vấn đề về phát triển bền vững. Ví dụ: các vấn đề này có thể bao gồm sử dụng nước, sức khỏe và an toàn, nhân quyền hoặc tác động của tổ chức đến các cộng đồng tại địa phương. Xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4 để được hướng dẫn cách báo cáo từng Chỉ số G4 (trang 66-235). “Lợi ích chính dành cho chúng tôi là tổng hợp quy trình đánh giá liên tục giúp cải thiện việc quản lý hàng ngày của chúng tôi.” - Tònia Florit, Giám đốc Điều hành, Caritas Diocesana de Menorca, Tây Ban Nha (Khu vực Phi lợi nhuận) X ác nhận giá trị: Đã đến lúc để những người ra quyết định cấp cao của công ty quý vị ra quyết định cuối cùng, dựa trên các khuyến nghị của nhóm báo cáo phát triển bền vững. Các cuộc thảo luận nên xét đến Nguyên tắc về Tính đầy đủ và áp dụng các phép kiểm tra có liên quan của nguyên tắc này.13 Đọc Sách Hướng dẫn Thực hiện G4 (trang 38-39) để biết phần giải thích về bước này. Bây giờ, quý vị đã đến cuối giai đoạn Xác định và vào thời điểm này có lẽ quý vị đã có thể xử lý tất cả các Công bố Thông tin Tiêu chuẩn G4 có liên quan đến các Lĩnh vực trọng yếu và Ranh giới đã được xác định, cũng như sự Tham gia của các Bên Liên quan.14 13) Đây là một trong số các Nguyên tắc Xác định Nội dung Báo cáo. Xem G4 Sách Hướng dẫn Thực hiện, trang 12-13. 14) Tiết lộ Tiêu chuẩn về các Lĩnh vực trọng yếu và Ranh giới được Xác định là từ G4-17 đến G4-23 và về sự Tham gia của các Bên liên quan là từ G4-24 đến G4-27. 16 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME 4. Giám sát: Lập báo cáo của quý vị Mục tiêu chính trong giai đoạn này là thu thập và phân tích thông tin công ty quý vị cần để xây dựng nội dung báo cáo phát triển bền vững, cũng như để quản lý hiệu suất phát triển bền vững của công ty. Báo cáo phát triển bền vững của quý vị không chỉ là phương tiện truyền thông mà còn là công cụ để thay đổi. Hãy nhớ rằng, một khi quý vị có thể đánh giá vấn đề, quý vị có thể quản lý nó; và một khi quý vị có thể quản lý điều gì đó, quý vị có thể thay đổi nó. Điều quan trọng cần biết! Cần phải nhấn mạnh rằng báo cáo xác định rủi ro và vạch ra những thách thức mà công ty phải đối mặt cũng như các bước cần thực hiện để giải quyết chúng là hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu của G4. Điều này sẽ thúc đẩy sự thay đổi phù hợp nhất cho công ty và các bên liên quan của công ty. Danh sách kiểm tra Sau đây là danh sách kiểm tra các hoạt động và quyết định chính dành cho công ty quý vị trong giai đoạn này: Kiểm tra xem liệu quý vị có sẵn các hệ thống nội bộ để thu thập thông tin cần thiết hoặc có thể kịp thời có sẵn các hệ thống đó để giám sát và báo cáo đúng cách. Nếu quý vị đã xác định rằng có tác động đáng kể đối với các Lĩnh vực trọng yếu trong các đơn vị bên ngoài công ty, quý vị cũng sẽ cần phải xem xét cách để có được thông tin đó. Áp dụng các Nguyên tắc Xác định Chất lượng Báo cáo khi ra quyết định về các hệ thống và quy trình thu thập dữ liệu phù hợp cho công ty.15 Có nhiều công cụ và phương pháp được các công ty sử dụng để thu thập dữ liệu, từ các tài liệu Word và bảng tính Excel đơn giản đến các công cụ phần mềm phức tạp.16 Quý vị không chỉ nên xem xét chi phí trực tiếp của các công cụ mới mà còn xem xét thời gian và tiền bạc liên quan đến việc đào tạo nhân viên sử dụng chúng một cách hiệu quả. C ông ty quý vị có thể xác định các Lĩnh vực trọng yếu hoặc các chủ đề khác mà công ty chưa có hệ thống giám sát hoặc thậm chí là chưa có chính sách dành cho nó. Nếu trường hợp này xảy ra, quý vị phải quyết định những thông tin nào quý vị không thể công bố và giải thích điều này trong báo cáo. G4 cho phép ‘các lý do bỏ sót’ trong những trường hợp ngoại lệ. Những điều này được giải thích trong Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn G4 (trang 13). Quyết định xem liệu công ty quý vị có đề ra và báo cáo các mục tiêu “SMART”17 và nếu vậy, những mục tiêu này sẽ là gì. Mục tiêu có thể là về hiệu suất của công ty quý vị trong các Lĩnh vực trọng yếu. Mục tiêu cũng có thể là cải thiện (hoặc giới thiệu mới) các quy trình và hệ thống. Điều quan trọng là phải đề ra mục tiêu SMART để đưa ra được ý tưởng trong suốt quy trình báo cáo đâu là những bước tiếp theo. L ập các quy trình để đảm bảo rằng công ty quý vị đang kiểm tra một cách có hệ thống tiến độ về cả hiệu suất phát triển bền vững của Lĩnh vực trọng yếu của quý vị và mức độ hiệu quả của hệ thống giám sát của quý vị như thế nào. “Dữ liệu cơ bản của báo cáo phát triển bền vững rất có giá trị. Nhà máy của chúng tôi còn lâu mới đạt được mục tiêu phát triển bền vững thực sự, nhưng thông qua thu thập và phân tích dữ liệu có hệ thống, cung cấp dữ liệu cho các nhân viên có liên quan, đặc biệt là quản lý cấp trung, nó cung cấp cho họ sự hiểu biết toàn diện về quy trình hoạt động của nhà máy chúng tôi.” - Hugo Liu, Trợ lý Giám đốc Điều hành, Shunde Hengfa, Trung Quốc (Đồ May mặc và Giày dép) 15) Các Nguyên tắc Báo cáo về Tính có thể So sánh, Đáng tin cậy và Chính xác đặc biệt thích hợp khi đánh giá các hệ thống và thủ tục thu thập dữ liệu (xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, trang 13-16). 16) Xem trang web của GRI để có danh sách các Công cụ Phần mềm được Chứng nhận của GRI hiện có: www.globalreporting.org/reporting/reporting-support/certifiedsoftware-and-tools/Pages/default.aspx. 17) SMART là Cụ thể, Có thể Đo lường, Có thể Đạt được, Thích hợp, Gắn với Thời gian. 17 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME 5. Báo cáo: Kiểm tra và trao đổi Mục tiêu chính trong giai đoạn này là hoàn tất báo cáo phát triển bền vững, báo cáo này sau đó sẽ được đưa ra công khai. C ông ty của quý vị đã quyết định cho báo cáo được đảm bảo bên ngoài chưa?18 Nếu vậy, hãy đảm bảo chỉ rõ Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn nào đã được đảm bảo bên ngoài (và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn nào không được đảm bảo bên ngoài) trong cột bảo đảm bên ngoài trong bảng chú dẫn bối cảnh.19 Ngoài ra, hãy đảm bảo quý vị có tất cả các thông tin cần thiết để tuân theo Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn về Đảm bảo (G4-33). Danh sách kiểm tra Sau đây là danh sách kiểm tra các hoạt động và quyết định chính dành cho công ty quý vị trong giai đoạn này: iên soạn thông tin cần thiết cho mỗi khoản dữ liệu cần B để tuân theo các Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn G4. ãy đảm bảo rằng báo cáo của quý vị đưa ra cái nhìn hoàn H chỉnh và được biên soạn chính xác . Hãy đảm bảo thống nhất thời hạn rõ ràng dành cho phản hồi và kết luận cuối cùng. oàn thành Bảng chú dẫn Mục lục bằng cách sử dụng H công cụ Bảng chú dẫn Mục lục GRI được có trên trang web của GRI. Mỗi tùy chọn ‘Phù hợp’ có Bảng chú dẫn Mục lục riêng. Những điều này được giải thích trong Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn G4 (Cốt lõi –trang 31-32, Toàn diện –trang 33-35). Q uyết định cách trình bày báo cáo. Điều này bao gồm cách trình bày báo cáo đầy đủ và cả thông tin cụ thể từ báo cáo cần thiết cho các nhóm liên quan cụ thể. Điều này khiến quý vị biết rõ ai là người đọc báo cáo của quý vị, mỗi người trong số họ sẽ quan tâm nhất đến nội dung nào và liệu báo cáo (hoặc các phần trong báo cáo) có cần phải được dịch ra cho các nhóm bên liên quan cụ thể hay không. K hi quý vị có bản báo cáo cuối cùng, quý vị có thể yêu cầu GRI thực hiện kiểm tra báo cáo. Hiện nay, GRI cung cấp dịch vụ kiểm tra cho các báo cáo của G4 được gọi Lời khuyên dành cho việc biên soạn thông tin và viết báo cáo quốc tế của quý vị ❱H ướng dẫn có trong Sách Hướng dẫn Thực hiện G4 sẽ giúp quý vị kiểm tra xem quý vị đã đưa vào các thông tin cần thiết để tuân theo các yêu cầu của từng Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn chưa. Những yêu cầu này được đưa ra cho Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn chung (trang 23-61) và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Cụ thể (trang 62-235). ❱Đ ảm bảo rằng quý vị đang áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo để Xác định Chất lượng G4 bằng cách sử dụng các phép kiểm tra theo từng Nguyên tắc. Các Nguyên tắc Báo cáo về sự Rõ ràng, Kịp thời và Cân bằng đặc biệt thích hợp để sử dụng khi viết báo cáo của quý vị (xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, trang 13-16). ❱N ếu quý vị muốn xem các tổ chức khác đã báo cáo như thế nào về các Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn cụ thể mà quý vị cần giúp đỡ Cơ sở Dữ liệu Công bố về Phát triển Bền vững GRI đưa ra một tập hợp các báo cáo mà quý vị có thể kiểm tra. ❱N ếu có câu hỏi kỹ thuật về báo cáo với G4, quý vị có thể tìm thấy câu trả lời trong Câu hỏi Thường gặp G4 có trên trang web của GRI. Ngoài ra, quý vị có thể gửi email theo địa chi email [email protected]. ❱N hóm báo cáo phát triển bền vững cần phải đầu tư thời gian vào việc thảo luận về bố cục và trình bày nội dung báo cáo, những ví dụ minh họa nào sẽ có trong báo cáo, các chủ đề chính và phong cách viết là gì. Có thể sẽ có những ý tưởng khác nhau về những điều này, vì vậy, cần phải sớm đạt tới sự đồng thuận trong quy trình viết báo cáo. 18) Xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, trang 51, để biết phần giải thích cho cách GRI sử dụng thuật ngữ ‘đảm bảo bên ngoài’. 19) Lưu ý: Nếu công ty của quý vị chưa có báo cáo được đảm bảo bên ngoài, quý vị vẫn phải hoàn thiện cột đảm bảo bên ngoài. Trong trường hợp đó, quý vị sẽ điền “Không” cho từng Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn. 18 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME là Materiality Matters. Kiểm tra này tập trung vào các Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn chung G4-17 G427 và kiểm tra xem liệu chúng được đặt rõ ràng trong báo cáo hay không.20 GRI. Điều này sẽ giúp sắp xếp báo cáo GRI trên toàn thế giới và còn giúp báo cáo của quý vị dễ xem. Điều này có thể được thực hiện thông qua trang web của GRI. uối cùng, công ty của quý vị đã sẵn sàng để xuất bản C báo cáo. Điều này có thể được thực hiện trên trang web của công ty quý vị, thông qua một ấn phẩm in ấn và/hoặc thông qua giao tiếp với tất cả các bên liên quan đã tham gia vào quy trình này. T ổ chức một buổi ra mắt và kỷ niệm chính thức để ghi nhận công sức của tất cả những ai tham gia vào quy trình lập báo cáo. GRI khuyến khích công ty quý vị đăng ký miễn phí báo cáo của quý vị với GRI để báo cáo được xuất hiện trong Cơ sở Dữ liệu Công bố Thông tin về Phát triển Bền vững T hu thập phản hồi bên ngoài và nội bộ về bài học kinh nghiệm trong quy trình này. Đây là bước đầu tiên trong việc chuẩn bị cho kỳ báo cáo tiếp theo. Đây là thời điểm thích hợp để quay lại Bước 4: Đánh giá từ các bước để xác định các Lĩnh vực trọng yếu và Ranh giới.21 “Giá trị của quy trình báo cáo không chỉ ở nằm ở việc công bố báo cáo, mà còn ở trong nhiều bài học chúng tôi rút ra được trong quá trình tập hợp thông tin. Chủ yếu là, chúng tôi học được rằng chúng tôi đã thực sự sở hữu thông tin, số liệu thống kê và các ý kiến có thể hỗ trợ cho các giả thiết của chúng tôi về tình trạng tốt đẹp của công ty là như thế nào, cũng như chúng tôi có thể cải thiện như thế nào trong tương lai. Mặc dù tốn thời gian, quy trình này đã dạy cho chúng tôi rất nhiều điều và chúng tôi vô cùng hài lòng.” - William Hughes, Giám đốc Điều hành, Impahla Clothing, Nam Phi (Đồ May mặc và Giày dép) Lời khuyên: Danh sách kiểm tra cuối cùng cho báo cáo G4 của quý vị Kiểm tra xem liệu quý vị đã đưa vào những điều sau đây trong báo cáo G4 của quý vị chưa: T hông tin về tùy chọn ‘Phù hợp’ đã được chọn thích hợp với công ty của quý vị và đáp ứng các yêu cầu. iải thích cách quý vị xác định các Lĩnh vực trọng yếu của công ty quý vị, dựa vào các tác G động và mong muốn của các bên liên quan. Chỉ rõ của tác động xảy ra ở đâu (Ranh giới). Mô tả phương pháp công ty quý vị quản lý từng Lĩnh vực trọng yếu của công ty (DMA). Các Chỉ số dành cho mỗi Lĩnh vực trọng yếu theo tùy chọn ‘Phù hợp’ đã chọn. Bảng chú dẫn Mục lục GRI giúp các bên liên quan của quý vị tìm thấy các nội dung thích hợp. 20) Quý vị có thể tìm thấy thêm thông tin về kiểm tra này trên trang web của GRI, www.globalreporting.org/reporting/report-services/Pages/Materiality-Matters.aspx, hoặc viết thư về địa chỉ [email protected]. 21) Xem Sách Hướng dẫn Thực hiện G4, trang 39. 19 | SẴN SÀNG BÁO CÁO? GIỚI THIỆU BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC SME Cuối cùng… Mục tiêu của cuốn sách này là nhằm giới thiệu đơn giản về báo cáo phát triển bền vững bằng cách sử dụng Hướng dẫn G4 của GRI để công ty của quý vị có thể thực hiện những bước đầu tiên trong hành trình lập báo cáo phát triển bền vững của mình. Điều này đã được thực hiện bằng cách: ❱❱ Tạo điều kiện báo cáo phát triển bền vững dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ❱❱ Giới thiệu năm bước đơn giản cho báo cáo phát triển bền vững bằng cách sử dụng Hướng dẫn G4. Ý thức được như vậy, GRI lạc quan rằng giờ đây công ty của quý vị đã cảm thấy… SẴN SÀNG BÁO CÁO! Đọc thêm và nguồn thông tin GRI cung cấp một loạt các nguồn thông tin miễn phí trên trang web của GRI để giúp cho quý vị thực hiện những bước đầu tiên của mình vào thế giới báo cáo phát triển bền vững. ❱❱ Hướng dẫn G4 ❱❱ Các bản dịch G4 bằng các ngôn ngữ khác nhau ❱❱ Các Công bố Thông tin về Lĩnh vực G4 ❱❱ Trực tuyến G4 ❱❱ Các Câu hỏi Thường gặp về G4 ❱❱ Các tài liệu liên kết: G4 và các khuôn khổ quan trọng trên toàn cầu khác ❱❱ Công cụ Bảng chú dẫn Mục lục G4 ❱❱ Các ấn phẩm học tập và nghiên cứu ❱❱ Các Khóa Đào tạo được GRI Chứng nhận ❱❱ Phần mềm và các Công cụ được GRI Chứng nhận Lời cảm ơn Global Reporting Initiative (GRI) trân trọng cảm ơn Ủy ban Nhà nước về các Vấn đề Kinh tế (SECO) đã hỗ trợ tài chính giúp cuốn sách này trở nên khả thi. GRI trân trọng cảm ơn những cá nhân sau đây vì sự đóng góp ý kiến giá trị của họ trong suốt quá trình phát triển phát hành: Ai Nguyen, Công ty Jia Hsin Seakle Godschalk, ESS Từ GRI Alyson Slater, Andrea Pradilla, Anne Beutling, Bastian Buck, Bianca Podeanu, Brian Jones, Christine Koblun, Douglas Kativu, Elena Perez, Elina Sviklina, Juliette Gaussem, Katja Kriege, Laura Espinach, Mara Grosso, Rania Dalalaki, Shivani Rajpal, Stefan Petrutiu, Tom Perryman. GLOBAL REPORTING INITIATIVE PO Box 10039 1001 EA Amsterdam The Netherlands Số điện thoại: +31(0) 20 531 00 00 Facsimile: +31(0) 20 531 00 31 www.globalreporting.org