Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang Phục hồi vùng ven biển và
Transcription
Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang Phục hồi vùng ven biển và
Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang UBND TỈNH KIÊN GIANG Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm Xuất bản bởi Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Chủ Biên Chu Văn Cường TS. Sharon Brown Dự án Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang Địa chỉ 320 Ngô Quyền Rạch Giá, Kiên Giang Việt Nam [email protected] Webwww.giz.de/vietnam www.giz-mnr.org.vn www.kiengiangbiospherereserve.com.vn Tham gia biên soạn TS. Michael Russell TS. Karyl Michaels TS. Peter Dart TS. Norm Duke Huỳnh Hữu To Chịu trách nhiệm nội dung TS. Sharon Brown Thiết kế đồ họa Heidi Woerner [email protected] © giz 2012 Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang Bản tóm tắt về GIZ Tổ chức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy tụ những kinh nghiệm lâu năm của ba tổ chức tiền nhiệm là DED (Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức), GTZ (Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức) và InWEnt (Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao Năng lực Quốc tế Đức). Là một tổ chức trực thuộc nhà nước liên bang, GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho phát triển bền vững, cũng như công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu. Bên cạnh đó, GIZ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm phát triển kinh tế và xúc tiến việc làm; xây dựng nhà nước và khuyến khích dân chủ; an ninh, tái thiết và giải quyết mâu thuẫn dân sự; an ninh lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều năm qua, Việt Nam là đối tác ưu tiên của Hợp tác Phát triển Đức. Nhiều chương trình, dự án liên kết chặt chẽ với nhau trong mục tiêu tổng thể Giảm Nghèo bao trùm 3 lĩnh vực ưu tiên sau đây của hợp tác: 1) Phát triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo Nghề, 2) Chính sách Môi trường, các Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên và Phát triển Đô thị, và 3) Y tế. 2 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 3 LỜI NÓI ĐẦU Rừng ngập mặn đang mất đi do xói lở ở mức độ báo động tại Việt Nam. Phần lớn rừng bị mất là do hệ quả của hiện tượng xói lở với diễn biến ngày càng tiêu cực trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn giúp bảo vệ nhà cửa, đê biển và đất nông nghiệp khỏi bị phá hủy do hiện tượng ngập triều. Bên cạnh việc bảo vệ bờ biển, rừng ngập mặn còn cung cấp các dịch vụ sinh thái, bao gồm bãi đẻ và sinh sản của các loài thủy sinh, đặc biệt là các loài tôm, cá. Hoạt động trồng rừng nhằm khôi phục rừng ngập mặn thường có tỉ lệ thành rừng không cao, đặc biệt là ở các khu vực có xói lở cao. Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang đã triển khai phương pháp trồng rừng cải tiến nhằm phục hồi bờ biển bằng cách sử dụng hàng rào cừ tràm gắn mê bồ và lưới cước nhằm giảm xói lở và bảo vệ cây con ngập mặn. 4 Ưu điểm của loại hàng rào kiểu mới là sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương và dễ xây dựng bằng các dụng cụ đơn giản. Phương pháp này cũng giúp giảm chi phí trong bảo vệ bờ biển so với việc xây dựng đê và trồng rừng ngập mặn. Việc thiết kế đã tính đến điều kiện hiện tại của bờ biển và rừng ngập mặn với hàng rào gồm hai hàng cừ tại các khu vực trống trải và dễ bị tác động nhất bởi sóng biển. Hàng rào cừ tràm được xây dựng vững chắc nhằm chống chịu và làm giảm thiểu hoạt động của sóng biển trong khi vẫn để cho nước và sinh vật di chuyển qua lại. Nó cũng giúp giữ lại lượng bùn bồi tụ trong mùa khô khỏi bị nước biển cuốn đi vào mùa mưa. Sách hướng dẫn này được phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu của một số cơ quan liên quan trong lĩnh vực quản lý vùng ven biển như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), một số Sở NN & PTNT và các tổ chức phi chính phủ. Cuốn sách cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ việc qui hoạch và triển khai hoạt động bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn ven biển. Tài liệu này cũng tóm tắt kinh nghiệm thực tiễn trong hơn 3 năm khôi phục rừng tại tỉnh Kiên Giang và cần được kiểm chứng ở các khu vực có điều kiện lập địa khác nhau để đánh giá khả năng áp dụng các nguyên tắc thiết kế và xây dựng hàng rào ở một vùng ven biển nào đó. Cuốn sách này tập hợp thông tin về thiết kế hàng rào, phương pháp xây dựng và vật liệu sử dụng, cũng như chi phí xây dựng. Nó cũng cung cấp các chứng cứ khoa học cho thấy hàng rào làm giảm năng lượng sóng, củng cố việc giữ bùn, hình thành lớp đất và nâng cao tỉ lệ sống của cây con ngập mặn dù là cây trồng hay do tái sinh tự nhiên. Hàng rào cũng cải thiện điều kiện và tính đa dạng sinh học của khu vực rừng ngập mặn lân cận. Cuốn sách cũng mô tảo đặc điểm của nhiều loài ngập mặn được sử dụng thành công trong phục hồi rừng ở tỉnh Kiên Giang. Những người đang làm công tác khôi phục rừng ngập mặn có thể sử dụng các thiết kế hàng rào đơn giản này cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở vùng ven biển của mình. Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 5 Mục lục Trang 8 6 Tóm tắt 10 Thông tin cơ bản 14 16 18 20 22 23 25 26 28 30 32 Mô hình quản lý vùng ven biển của Dự án Sử dụng cừ tràm làm hàng rào Thiết kế hàng rào Nghiệm thức áp dụng tại mô hình Vàm Rầy Tính hiệu quả của hàng rào tràm cừ Giảm năng lượng sóng biển Bồi lắng phù sa và ổn định bờ biển Cải thiện và thay đổi đa dạng sinh học Tăng tỉ lệ sống và sinh trưởng của cây con Tái sinh tự nhiên của cây ngập mặn Sinh trưởng của các loài 36 Thiết kế, chức năng và xây dựng hàng rào phá sóng 38 40 41 Thiết kế, chức năng và xây dựng hàng rào giữ bùn Hàng rào loại 1 Hàng rào loại 2 42 Chi phí làm hàng rào 44 Kết luận 46 Tài liệu tham khảo Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 7 Cuộc sống của cư dân ven biển đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. TÓM TẮT Hàng giảm rào làm óng ng của s năng lượ tụ thêm 3 %, tích 6 i ớ t n biể m với n mỗi nă ù b m c 20 à bảo vệ ấn/ha, v t 0 0 7 g ây ngập khoản ồ n g và c r t i ớ m gay cây con nhiên, n ự t h in s i mặn tá ực xói lở ng khu v ữ h n ở ả c trọng. nghiêm Xói lở là một vấn đề nghiêm trọng ở các khu vực ven biển. Tại Kiên Giang khoảng 34% chiều dài bờ biển đã và đang bị xói lở, một số khu vực bị xói lở khoảng 24 m bờ biển mỗi năm. Ngoài ra khoảng 23% chiều dài bờ biển Kiên Giang có khả năng bị xói lở trong tương lai do mất rừng ngập mặn. Đây là vấn đề sống còn đối với cộng đồng dân cư ven biển. Rừng ngập mặn hình thành một lá chắn xanh gồm các loài thực vật có khả năng chịu mặn làm khu vực đệm và bảo vệ đất nông nghiệp khỏi bị tàn phá do bão tố và nước biển dâng. Do rừng ngập mặn đang bị mất dần bởi xói lở và khai thác quá mức, các hoạt động khôi phục rừng cần được khẩn trương triển khai. Dự án GIZ - Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang đã thiết kế và thử nghiệm ba kiểu hàng rào bảo vệ bờ biển khác nhau. Mục đích của hàng rào là làm giảm năng lượng của sóng, và giữ lại lớp phù sa đã bồi lắng từ đầu mùa mưa khỏi bị sóng cuốn trôi khi có gió mạnh vào nửa cuối mùa mưa. Điều này giúp cho cây ngập mặn con mới trồng hoặc cây tái sinh tự nhiên đều có thể hình thành bộ rễ ổn định hơn. Hàng rào làm giảm sức mạnh của sóng lên đến 63%, bồi đắp thêm 20 cm bùn mỗi năm với khoảng 700 tấn/ha. Hàng rào cũng góp phần bảo vệ nguyên vẹn các cây trồng và tái sinh tự nhiên, ngay cả ở những khu vực xói lở nghiêm trọng. Hoạt động trồng rừng ngập mặn thường không thành công. Ở những khu vực bị xói lở nghiêm trọng, rừng trồng bị xóa sổ chỉ trong một năm. Một trong những lý do mất rừng nhiều là do thiếu sự bảo vệ cây con khỏi tác động sóng và hoạt động bồi lắng theo mùa sau khi trồng. Các hoạt động bồi lắng theo mùa cũng làm đứt rễ và chôn vùi cây con. Các hàng rào được thiết kế và hoạt động như một rào chắn tự nhiên nhằm hấp thu sức mạnh của sóng biển nhưng vẫn để cho nước và động vật di chuyển tự do phía trong và ngoài khu vực bảo vệ. Do vậy tính đa dạng sinh học của động, thực vật bên trong hàng rào do dự án xây dựng đã gia tăng đáng kể. Khi tác động sóng được giảm nhẹ và lớp phù sa trở nên ổn định, cây con có thể sống sót và sinh trưởng. Khác với kè chắn bằng xi măng hoặc các vật liệu rắn khác, hàng rào cản sóng giúp giảm tác động sóng biển trong khi vẫn cho phép dòng nước, phù sa và sinh vật di chuyển. Sau hai năm, lớp phù sa bồi lắng phía sau hàng rào đã tương tự như lớp phù sa bồi lắng tự nhiên ở các khu vực lân cận nơi vẫn còn rừng ngập mặn. Hàng rào được xây dựng từ cừ tràm, một loại vật liệu có giá thành thấp và rất sẵn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây tràm được chọn do giá trị nhiều mặt về môi trường mà loại cây rừng ven biển này mang lại. Đây là loại vật liệu có khả năng tồn tại trong điều kiện ngập nước và bùn tại các hệ sinh thái ngập mặn. Tài liệu hướng dẫn này cung cấp thông tin về khả năng bảo vệ bờ biển và tăng cường đa dạng sinh học của hàng rào cừ tràm. Đây là cẩm nang hướng dẫn cách chọn lựa và xây dựng các loại hàng rào phù hợp với các điều kiện bờ biển khác nhau. Các loại vật liệu cần thiết cũng như chi phí cho từng loại hàng rào cũng được đề cập trong tài liệu tham khảo này. Hàng rào do dự án xây dựng đã thúc đẩy tái sinh tự nhiên và tăng đa dạng sinh học hệ động vật. Trong vòng hai năm quần thể sinh vật sống ở tầng đáy (sinh vật đáy) đã gia tăng đáng kể. Mật độ quần thể ở khu vực phía trong hàng rào lớn hơn nhiều. ở khu vực có hai hàng rào, tính đa dạng và cấu trúc đất đang tiệm cận với các đặc điểm của rừng ngập mặn tự nhiên. 8 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 9 Đánh giá hiện bờ biển Kiên Giang bằng phương pháp ghi hình, năm 2009 Cộng đồng dân cư đang sống dọc các kênh rạch ở tỉnh Kiên Giang Chú thích Các khu vực có khả năng gia tăng xói lở THÔNG TIN CƠ BẢN Khu vực ổn định Khu vực đã xuất hiện xói lở Khu vực tiềm ẩn gia tăng xói lở Nằm ở phía tây đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang có 205 km đường bờ biển, ước tính cho thấy khoảng 34% chiều dài bờ biển đang bị xói lở với ít nhất 25% bị xói lở nghiêm trọng (Duke et al, 2010). Đường bờ biển có khoảng 5000 ha rừng ngập mặn phòng hộ, tạo nên một đường vành đai xanh mỏng của hệ thực vật chịu mặn làm vùng đệm và bảo vệ đất canh tác khỏi bị tác động nước biển dâng và gió bão. Đai rừng phòng hộ ven biển này bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu toàn cầu với mực nước biển dự kiến gia tăng trong tương lai. Việc xây dựng các kênh đào cũng làm thay đổi chế độ của dòng chảy ven biển và hoạt động bồi lắng. Chương trình khôi phục rừng 661 của Chính phủ được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ban quản lý rừng. Sau mười năm, khoảng 500 ha rừng ngập mặn đã được trồng mới, nhưng công trình này chỉ chú trọng trồng một loài ngập mặn (Mắm hoặc Đước) ở khu vực bãi bồi và chỉ đạt tỉ lệ thành rừng là 50% (Duke et al, 2010). Các nỗ lực trồng rừng ở những khu vực xói lở cao trước đây đều bị thất bại (Duke et al, 2010). Nguyên nhân của những thất bại này là do hạn chế trong khâu chọn giống, cây con kém chất lượng và thiếu biện pháp bảo vệ cây con trước những tác động cơ học trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu có tính chất quyết định sau khi trồng. Các cộng đồng ven biển cần làm chậm và giảm thiểu các tác động không tránh khỏi của biến đổi khí hậu. Chiến lược thích ứng giúp cộng đồng ven biển có thêm thời gian đòi hỏi phải hành động ngay. Cần có dải rừng ngập mặn rộng, có độ dày và phát triển tốt dọc theo bờ biển để chia nhỏ áp lực của sóng, nếu không bờ biển sẽ bị xói lở. Tránh chặt phá hay hủy hoại rừng ngập mặn ven biển dưới mọi hình thức. Cần triển khai ngay các chiến lược và phương pháp khôi phục đối với các khu vực ven biển đang bị đe dọa. Đây là một phần kết quả trong đánh giá của Duke và cộng sự, 2010. 10 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 11 Mô hình hoạt động của bờ biển Kiên Giang thể hiện độ cao của sóng trong điều kiện gió mạnh vào mùa mưa. Mô hình hoạt động của bờ biển Kiên Giang thể hiện sự xói lở và bồi tụ theo hai hướng gió khác nhau Chiều cao sóng 3m 2m 1m 0.5 m Xói lở Ổn định Bồi tụ 0m Độ cao và hướng sóng bị ảnh hưởng bởi hướng và tốc độ gió mùa. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4), gió mùa đông bắc thổi ngoài khơi và không tạo sóng. Vào mùa mưa (tháng 6 - tháng 10), gió mùa tây nam thổi vào bờ tạo nên sóng ảnh hưởng đến bờ biển. Xói lở và bồi tụ xuất hiện dọc theo chiều dài bờ biển theo điều kiện của hai loại gió khác nhau thường gặp (gió mùa đông bắc và tây nam) và độ cao của sóng. Vào mùa khô tác động bồi lắng không thay đổi nhiều do hoạt động sóng thấp. Có thể có một số giai đoạn bồi tụ nhỏ và một lượng phù sa nhỏ tích tụ theo gió ngoài khơi trong mùa này. Trên đây là mô hình minh họa hoạt động của bờ biển Kiên Giang thể hiện kích thước của sóng trong điều kiện gió mạnh xuất hiện theo mùa vào giữa mùa mưa (tháng 8 tháng 9) Vào đầu mùa mưa, khi gió mùa còn yếu, bồi lắng diễn ra ven biển. Từ giữa mùa mưa trở đi, gió mùa tây nam hoạt động mạnh, phù sa bị cuốn trôi và bờ biển bị xói lở. Hình trên minh họa cho kết quả mô tả thủy động học về sự bồi lắng và xói lở dọc theo chiều dài bờ biển Kiên Giang. Bồi lắng theo mùa cộng với tác động của sóng làm cho cây con bị chôn vùi hoặc bứt rễ. 12 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 13 Đê bảo vệ xây bằng đất thường xuyên bị sạt lở trước khi thiết lập mô hình tại Vàm Rầy Mô hình quản lý vùng ven biển sau hai năm, bao gồm công trình đê biển, hàng rào cừ tràm và trồng các loài ngập mặn. MÔ HÌNH QUẢN LÝ VEN BIỂN CỦA DỰ ÁN Phương pháp cải tiến sử dụng hàng rào cừ bằng tràm được thiết kế nhằm giảm tác động sóng và áp lực của nước biển nhằm bảo vệ cây con ngập mặn tới khi cây mọc ổn định. Hàng rào cũng làm tăng bồi lắng, hỗ trợ thiết lập ngập mặn và cản rác trong bờ. Dự án thiết lập mô hình khôi phục bờ biển và phục hồi rừng ngập mặn tại ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Hình ảnh vệ tinh cho thấy tốc độ xói lở diễn ra tại Vàm Rầy vào khoảng 10 m/năm liên tục trong 10 năm. Trước đây hệ thống đê biển thường bị hư hại hàng năm. Rừng ngập mặn bị mất và nước biển tràn qua gây hủy hoại mùa màng, nông trại, và đe dọa nhà cửa. Do vậy cần có giải pháp tập trung cấp thiết bảo vệ bờ biển. Hàng rào được thiết kế chủ yếu là để giảm tác động sóng và cho phép nước và các sinh vật di chuyển tự do bên trong và ngoài khu vực bảo vệ. Hàng rào cũng góp phần hỗ trợ khôi phục rừng ngập mặn bên trong nó. Hai năm sau khi hàng rào được thiết lập, bờ biển tại khu vực này không còn bị tổn thương do tác động của sóng trong khi một lớp phù sa dày đã hình thành tại khu vực phía sau hàng rào. Cộng đồng tham gia trồng rừng ngập mặn 14 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 15 Đất phèn Một con kênh chính ở huyện Hòn Đất nơi nước phèn từ kênh nhỏ đổ ra. Màu nước xanh có độ pH = 3 và màu nước nâu có pH = 7 Rừng ngập mặn phòng hộ, huyện Hòn Đất SỬ DỤNG TRÀM LÀM HÀNG RÀO Xuồng chở cừ tràm và mê bồ đến điểm xây dựng mô hình hàng rào. Hàng rào được xây dựng bằng tràm, một loại câỹ có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Hàng rào cừ tràm được chọn vì mang lại nhiều lợi ích về môi trường và gỗ có khả năng tồn tại lâu trong môi trường nước và bùn lầy của hệ sinh thái ngập mặn. Gỗ tràm chắc, không nứt nẻ và không bị mối mọt và có độ bền ít nhất từ 10 đến 15 năm. Cây tràm nội (Melaleuca cajuputi) là loài cây bản địa tại đồng bằng sông Cửu Long sinh trưởng tốt trên đất ngập phèn. Rừng tràm đóng vai trò bảo vệ quan trọng. Việc phát quang tràm ở các vùng canh tác dẫn đến thoát phèn ra đất, làm giảm năng suất cây trồng. Khi phèn từ ruộng và bờ kênh đổ vào nguồn nước sẽ giết chết cá và cây cỏ, quét sạh c phùsa ra khỏi nước vàaăon òan ác công trình cơ sở hạ tầng. 16 Người dân hiện không còn mặn mà với việc duy trì rừng tràm do khó khăn về thị trường tiêu thụ. Truyền thống sử dụng cừ tràm làm cột chống nhà ở những khu vực ngập lũ đã mất khi người dân sử dụng bê tông. Nhu cầu thị trường sụt giảm khiến giá tràm giảm. Bằng cách sử dụng tràm trong xây dựng hàng rào ven biển, mô hình tỉa thưa nhằm gia tăng tốc độ sinh trưởng, dự án tìm ra giải pháp làm tăng giá trị cho rừng tràm. Gia tăng thu nhập từ gỗ tràm sẽ khuyến khích nông dân giữ rừng tràm và cải thiện việc quản lý đất phèn. Từ đó đảm bảo các dịch vụ môi trường trong bảo vệ vùng ven biển. Tỉa thưa rừng tràm giúp cung cấp vật liệu làm hàng rào và các cây còn lại sẽ sinh trưởng nhanh hơn, tạo ra nguồn gỗ có giá trị cao hơn. Điều này không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập mà còn làm giảm lượng khí phát thải từ thói quen đốt dọn hiện trường sau khai thác. Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 17 Hàng rào chắn sóng ở khu vực xói lở cao THIẾT KẾ HÀNG RÀO Hàng rào giữ bùn sử dụng cho khu vực xói lở ít và tái sinh tự nhiên Hàng rào chắn sóng Hàng rào giữ bùn Hàng rào chắn sóng được thiết kế nhằm làm giảm năng lượng sóng ở những khu vực có sóng hoạt động mạnh, từ đó giúp ổn định các khu vực bờ biển bị xói lở. Hàng rào giúp giảm mất rừng ngập mặn do xói lở và tạo điều kiện cho rừng phục hồi thông qua trồng hoặc tái sinh tự nhiên. Chúng cũng giúp ngăn chặn lượng rác trôi dạt từ biển vào làm vùi lấp cây con mới trồng. Hàng rào giữ bùn được thiết kế nhằm giảm năng lượng sóng ở những khu vực có nhiễu động trung bình, nhằm giữ phù sa bồi lắng trong mùa mưa, tạo điều kiện cho lớp bùn phát triển thành bãi bồi cho hệ rễ của cây con bám trụ và sinh trưởng. Hàng rào này cũng giữ lại hạt giống cho tái sinh tự nhiên. Với chi phí thấp, kiểu hàng rào này có thể thiết lập trên các khu vực bị xói lở ít nhằm hỗ trợ khôi phục thông qua tái sinh tự nhiên, hoặc xây bên trong hàng rào chắn sóng ở những khu vực bị xói lở nghiêm trọng. Khi có hàng rào chắn sóng kèm theo, hàng rào này cũng có thể ngăn chặn rác tích tụ vào khu vực rừng trồng và vùi lấp cây con. 18 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 19 Nghiệm thức Hàng rào phá sóng đơn Hàng rào phá sóng và giữ bùn Xử lý phía sau rừng ngập mặn và 1 hàng rào khóa Xử lý phía sau rừng ngập mặn và 2 hàng rào khóa Khu vực đối chiếu (Hàng rào của Sở NN PTNT) Loại hàng rào Hàng rào phá sóng Hàng rào giữ bùn Hàng rào khóa bêń Kè bê tông Lối đi Khu vực thử nghiệm mô hình phục hồi bờ biển tại Vàm Rầy, Hòn Đất Nghiệm thức áp dụng tại mô hình Vàm Rầy Mô hình quản lý vùng ven biển của dự án được thiết lập từ năm 2009 trên diện tích hơn 4 ha, bao gồm bốn kiểu kết hợp hàng rào và các lâm phần rừng ngập mặn hiện tại. Tính hiệu quả của các nghiệm thức khác nhau trong giảm xói lở và khôi phục rừng đã được giám sát trong hai năm vừa qua. Nghiệm thức Nghiệm thức 1 Hàng rào đơn Hàng rào chắn sóng và trồng cây con thuộc loài Mắm (Avicennia spp) và Đước (Rhizophora apiculata) Nghiệm thức 2 Hàng rào đôi Kết hợp giữa hàng rào chắn sóng, hàng rào giữ bùn và trồng các loài Mắm (Avicennia spp), Đước (R. apiculata), Vẹt (Bruguiera spp), và Dừa nước (Nypa fruiticans) Nghiệm thức 3 Rừng ngập mặn + Hàng rào giữ bùn Trồng rừng phía sau đai rừng ngập mặn hiện có, kết hợp với hàng rào bên. Trồng cây con thuộc các loài Đước (R.apiculata) và Dừa nước (Nypa fruiticans) Nghiệm thức 4 Rừng ngập mặn + Hàng rào khóa 2 bên Trồng hai loài Đước (R. apiculata) và Dừa nước (Nypa fruticans) phía sau đai rừng ngập mặn hiện có, kết hợp với 2 hàng rào khóa bên. Nghiệm thức 5 Khu vực đối chứng Hàng rào không có cây trồng do Sở NN PTNT làm trước đây Mô hình tại Vàm Rầy trên bản đồ tỉnh Kiên Giang 20 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 21 Hoa tràm Hiệu quả của hàng rào cừ tràm Các nghiên cứu viên đang đo tỉ lệ giảm sóng bên trong và ngoài hàng rào. Tính hiệu quả của các loại hàng rào cừ tràm trong việc giảm năng lượng của sóng biển, ổn định phù sa, cải thiện đa dạng sinh học, tỉ lệ sống và sinh trưởng của cây con đã được theo dõi, giám sát trong hai năm vừa qua. Tác dụng giảm năng lượng sóng Rừng ngập mặn đóng vai trò chủ yếu trong bảo vệ các khu vực dọc theo đường bờ biển. Rừng làm giảm độ cao và vận tốc của sóng đánh vào bờ thông qua phân tán lực quét bằng hệ rễ và thân chằng chịt, cũng như giữ lượng bùn trong rễ nhằm giúp ngăn ngừa quá trình xói lở bờ biển. Một nghiên cứu gần đây về giảm tác động của sóng tiến hành tại mô hình Vàm Rầy và các khu vực rừng tự nhiên xung quanh. Kết quả cho thấy hàng rào chắn sóng có hiệu quả như một đai rừng trong việc giảm năng lượng của sóng. Đo đạc tại hiện trường chứng minh đai rừng ngập mặn tại Hòn Đất giúp giảm năng lượng sóng từ 50 - 67% tùy thuộc vào kết cấu rừng ở mỗi nơi, trong khi đó hàng rào chắn sóng giúp giảm năng lượng sóng tớì 65% (Nguyễn Hải Hòa 2011). 22 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 23 Thay đổi về bồi lắng theo thời gian tại các nghiệm thức Lượng bồi lắng trung bình tại mỗi nghiệm thức sau 1 năm (m) 0.3 Mùa mưa – Gió mùa Tây nam Mùa khô – Gió mùa Đông bắc 0.25 0.2 0.1 0.05 Tháng 9, 2011 Tháng 8, 2011 Tháng 7, 2011 Tháng 6, 2011 Tháng 5, 2011 Tháng 4, 2011 Tháng 3, 2011 Tháng 2, 2011 -0.1 Tháng 1, 2011 -0.05 Tháng 12, 2010 0 Tháng 11, 2010 lượng tích tụ (m) 0.15 Lưu ý Khu vực đối chiếu Hàng rào phá sóng + Hàng rào giữ bùn Rừng ngập mặn và 1 hàng rào khóa Rừng ngập mặn + 2 hàng rào khóa Hàng rào phá sóng Nhân viên kỹ thuật đo độ dày lớp bùn bồi tụ Bồi lắng và ổn định phù sa Kết cấu đất sau hàng rào được cải thiện theo thời gian. Hình ảnh cho thấy kết cấu đất sau hàng rào ngập mặn. Hàng rào tràm giúp ổn định lớp đất bồi và tạo ra một lượng phù sa bồi lắng thực qua thời gian. Hàng rào giúp giữ cho lớp phù sa bồi lắng từ đầu mùa mưa không bị cuốn trôi vào nửa cuối mùa khi có tác động sóng do gió mùa tăng cường hoạt động. Ở mỗi nghiệm thức, lượng phù sa bồi lắng (độ nâng bùn) và ổn định đều được giám sát bằng các cột đo bằng đá granit dài hai mét với vạch sơn chia độ cao 10 cm đóng sâu xuống lớp bùn theo chiều thẳng đứng. Tùy vào thủy triều và thời tiết, cột đo được chụp ảnh hai tuần một lần lúc triều kiệt. Hình chụp được dùng để xác định thay đổi về độ cao tăng thêm của lớp bùn. Thay đổi về độ cao = độ cao tại thời điểm đo – độ cao của lần đo trước. Thay đổi về độ cao của lớp bùn theo thời gian được tính trung bình ở mỗi nghiệm thức và được thể hiện ở biểu đồ phía trên. Tổng lượng phù sa bồi tụ ở mỗi nghiệm thức qua một năm (2010 – 2011) thể hiện trên biểu đồ. Khu vực đối chứng Đo đạc tiến hàng tại khu vực đối chứng (khu vực hàng rào cũ của Sở NN - PTNT) từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011 cho thấy ảnh hưởng của sức gió và hướng gió. Vào mùa khô (tháng 11 đến tháng 4), gió thổi ngoài khơi và không có sóng nên độ cao của lớp bùn bồi lắng thay đổi không đáng kể. Vào mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10), lượng phù sa bồi lắng thay đổi lớn do gió mùa tây nam hoạt động mạnh. Vào đầu mùa mưa, gió thổi nhẹ và sóng yếu tạo ra bồi lắng ven bờ, dẫn đến bồi lắng tại khu vực nghiên cứu. Vào giữa mùa mưa, gió mạnh thổi sóng lớn làm xói lở lớp bồi lắng. Hệ quả là tại khu vực đối chứng, tuy có nhiều thay đổi về lượng phù sa bồi lắng trong năm, nhưng không có thay đổi về tổng lượng phù sa từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011. Nghiệm thức 1 Nghiệm thức hàng rào đơn cho thấy không có sự biến đổi lớn về lớp bùn bồi tụ theo mùa như ở khu vực đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng hàng rào chắn sóng làm giảm năng lượng của sóng trong những tháng gió mạnh về cuối mùa mưa. Kiểu hàng rào này cũng dẫn đến giảm lượng bùn bồi tụ trong mùa khô. Vì không có tác động sóng trong thời kỳ này, có nhiều khả năng việc suy giảm độ cao của lớp bùn là do việc lớp phù sa mịn được nén chặt lớp bùn bồi tụ. Kết cấu đất cứng chặt hơn là điều kiện lý tưởng cho cây con tái sinh và phát triển. Nghiệm thức 2, 3, 4 Đối lập với khu vực đối chứng, khu vực phía sau hàng rào (ở nghiệm thức 2) hoặc sau đai rừng ngập mặn bảo vệ (ở nghiệm thức 3 và 4) đều cho thấy lượng bùn bồi lắng thực trong thời gian từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011. Có rất ít thay đổi trong mùa khô và lượng bùn gia tăng vào đầu mùa mưa. Vào cuối mùa mưa, hoạt động bồi lắng bị suy giảm, tuy nhiên không thấy dấu hiệu xói lở ở khu vực đối chứng. Hoạt động bồi lắng cũng tiếp tục xuất hiện vào cuối mùa mưa. 24 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 25 Mật độ sinh vật đáy ở các nghiệm thức và trong rừng ngập mặn tự nhiên Mật độ loài Nhuyễn thể Cá thê/m2 Hai mảnh vỏ Mật độ loài (Số lượng loài) Chân bụng 9 8 7 70 6 Cá thòi lòi 60 Rừng ngập mặn tự nhiên Đối chứng Hàng rào đơn Hàng rào đôi Rừng ngập mặn + 1 hàng rào Rừng ngập mặn + 2 hàng rào Nghiệm thức 50 40 30 Cá thê/m2 0 Nghiệm thức 5 1 Nghiệm thức 3 2 Nghiệm thức 2 3 Nghiệm thức 1 4 Nghiệm thức 5 Số loài 5 Cua 20 10 0 Rừng ngập mặn tự nhiên Ốc Cua và cây con Hàng rào đơn Hàng rào đôi Nghiệm thức 5 Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Rừng ngập mặn + 1 hàng rào Nghiệm thức 3 Rừng ngập mặn + 2 hàng rào Nghiệm thức 5 Nghiệm thức Chem chép Sinh vật đáy phát triển đa dạng ở các khu vực hàng rào và trong rừng ngập mặn tự nhiên Nâng cao và thay đổi đa dạng sinh học Đối chứng Thành phần sinh vật đáy ở các khu vực thí nghiệm và trong rừng ngập mặn tự nhiên. Hàng rào tràm nhằm bớt năng lượng của sóng trong khi vẫn cho phép các loài sinh vật tự do di chuyển ra vào khu vực bảo vệ. Các nghiên cứu gần đây do Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu thuộc trường Đại học Cần Thơ tiến hành đã chỉ ra sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức xử lý với tính đa dạng của sinh vật đáy (số lượng các loài khác nhau) và mật độ (số lượng cá thể trên 1m2) gia tăng đáng kể ở khu vực hàng rào so với khu vực đối chứng (Đại học Cần Thơ 2011). Nghiên cứu được tiến hành sau hai năm kể từ khi thiết lập hàng rào. Phần lớn đa dạng sinh học xuất hiện ở nghiệm thức 2, sau hàng rào đôi (hàng rào phá sóng kèm theo hàng rào chắn bùn). Khu vực này có đa dạng sinh học đạt tương đương với khu vực rừng ngập mặn gần đó. Xem biểu đồ phía trên. Các loài giáp xác, ví dụ như cua, loài hai mảnh vỏ (trai) và loài chân bụng (ốc) gần như không xuất hiện tại khu vực đối chứng nhưng lại hiện diện với số lượng lớn tại các khu vực có hàng rào của Dự án. Xem biểu đồ phía trên. 26 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 27 Tỉ lệ sống sót của cây trồng sau 2 năm (% cây trong ô) Tháng 12/2010 Tháng 7/2011 Tháng 12/2011 80 % cây trong ô Tháng 7/2010 100 60 40 20 0 Đối chứng Hàng rào đơn Hàng rào đôi Rừng ngập mặn + 1 hàng rào bên Rừng ngập mặn + 2 hàng rào bên Nghiệm thức 300 Sinh trưởng của cây theo thời gian (độ cao/cm) 250 200 Tháng 12/2010 Tháng 7/2011 150 cm Tháng 12/2011 100 50 0 Hàng rào đơn Hàng rào đôi Rừng ngập mặn + 1 hàng rào bên Rừng ngập mặn + 2 hàng rào bên Nghiệm thức Hàng rào của dự án nâng cao tỉ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng ngập mặn Nâng cao tỉ lệ sống sót và sinh trưởng của cây con Hàng rào tràm giúp nâng cao tỉ lệ sống sót của cây con mới trồng bằng cách giảm tiếp xúc của chúng đối với tác động sóng và tính dao động theo mùa của bối lắng phù sa và tránh bị rác vùi lấp. Cây trồng sống sót và sinh trưởng tốt trong các khu vực được bảo vệ tốt nhất trước tác động sóng và xáo trộn bồi lắng. Xem biểu đồ về sinh trưởng của rừng ngập mặn. Hầu hết các cây con đều sống sót ở các nghiệm thức có đai rừng ngập mặn phía trước và hàng rào giữ bùn ở bên (Nghiệm thức 3 và 4). Tỉ lệ sống sót của cây con ở các khu vực hàng rào đôi (Nghiệm thức 2, hàng rào phá sóng kết hợp hàng rào giữ bùn) cũng rất cao, vào khoảng 82%. Xem biểu đồ về tỉ lệ sống sót của rừng ngập mặn. Tỉ lệ sống sót trong khu vực có sóng lớn với chỉ một hàng rào chắn sóng (Nghiệm thức 1) bị suy giảm nhưng vẫn khá cao, vào khoảng 57%. 28 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 29 Cây Mắm tái sinh tự nhiên ở toàn bộ khu vực có hàng rào của Dự án Tái sinh tự nhiên của rừng ngập mặn Khu vực trồng sau đai rừng ngập mặn đã phát triển thành rừng thứ sinh với các loài dây leo và hoa sau 2 năm. Các nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu thuộc trường Đại học Cần Thơ chỉ ra có sự tái sinh tự nhiên đáng kể tại khu vực hàng rào của Dự án, đa số diễn ra ở các khu vực được bảo vệ tốt trước tác động của sóng và ổn định bồi lắng (Đại học Cần Thơ 2011). Còn tại khu vực đối chứng thì không có dấu hiệu tái sinh sau hai năm. Nghiệm thức 1 Tại khu vực có hàng rào đơn cho thấy có 500 cây con tái sinh tự nhiên/1 ha sau hai năm. Nghiệm thức 2 Tại khu vực có hàng rào đôi có mật độ tái sinh cao hơn với 1100 cây/ha. Cây ngập mặn tái sinh tự nhiên sinh trưởng nhanh hơn nhiều so với cây trồng. Tại nghiệm thức 3 và 4 (phía sau đai rừng ngập mặn), cây tái sinh tự nhiên mọc nhanh gấp hai lần cây trồng, hoặc cao hơn đối với loài Đước (Rhizophora apiculata) và Dừa nước (Nypa fruticans). Ở các nghiệm thức 1 và 2, tất cả cây con tái sinh tự nhiên thuộc loài Mắm (Avicennia). Ở nghiệm thức 3 và 4, loài Mắm tái sinh và sinh trưởng nhanh, và 15 tháng sau, nhiều cây con thuộc các loài ngập mặn thuộc diễn thế thứ sinh như Vẹt (Bruguiera spp) và Dà (Ceriop spp) cũng tái sinh. Thảm thực vật này đã phát triển thành rừng thứ sinh với nhiều dây leo và các loài cây khác, chỉ sau hai năm từ khi hàng rào được xây dựng. Nghiệm thức 3 và 4 Tại khu vực có cây ngập mặn kết hợp với hàng rào giữ bùn có mật độ tái sinh là 2200 – 3700 cây/ha và có nơi tăng đến 300 cây/ha chỉ sau 3 tháng. 30 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 31 Vườn ươm chi phí thấp dưới tán rừng tự nhiên Hoa cây Mắm Hoa Đước Hoa Vẹt Cây con trong vườn ươm được tưới nước nhờ thủy triều Trái Mắm Trái Đước Trái Vẹt Sự phát triển của các loài Mắm (Avicennia) Đước (Rizophora) Vẹt (Bruguiera) Điều kiện trồng tốt nhất là các cây con khỏe mạnh được trồng trong vườn ươm dưới 12 tháng tuổi. Cây con sinh trưởng tốt nhất là trên đất bùn ven bờ dưới điều kiện che sáng tự nhiên của rừng ngập mặn và được tưới bằng nước biển vào lúc triều cao. Mắm là loài có thể chịu đựng áp lực sóng cao và là lựa chọn tốt nhất để trồng như loài tiên phong ở các khu vực trống trải dọc theo bờ biển. Đước đôi (Rizophora apiculata) là loài thường được trồng phổ biến. Đước Có thể sống và phát triển ở khu vực ít bị tác động mạnh và trực tiếp của sóng biển. Loài Đước bộp (Rizophora mucronata) không phổ biến ở Kiên Giang. Vẹt là loài cây kích thước nhỏ, mọc nhanh ở các khu vực bãi triều cao trung bình hoặc ở hạ nguồn các vùng cửa sông. Quả dài hình trụ, tương tự như quả Đước. Dự án đã gieo ươm và trồng 11 loài cây ngập mặn khác nhau cũng như giám sát mức độ phát triển của chúng. Mục đích của Dự án là nhằm thiết lập nguồn giống cho nhiều loài cây ngập mặn, kể cả ba loài ngập mặn hiếm đang được trồng thử nghiệm tại mô hình Vàm Rầy. Đước đôi (R. apiculata) và Đước bộp (R. mucronata) Mắm trắng (Avicennia alba) và Mắm biển (A. marina) • Phát triển tốt, trở thành vành đai bảo vệ ven biển • Là loài cây có sản lượng quả và hạt giống cao và tỉ lệ nảy mầm cao. Hạt Mắm dễ bén rễ trong bùn và sinh trưởng nhanh. • Cây trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh • Cây tái sinh tự nhiên sinh trưởng cao gấp 2,5 lần cây trồng. • Hệ rễ khí của loài Mắm có thể lan rộng ra xung quanh khoảng 1 m2 chỉ sau hai năm sau khi trồng. • Thân cây mềm dẻo và dễ cong theo chiều sóng. • Khi thân chính bị uốn cong hay đổ rạp do sóng, các chồi mầm sẽ tái sinh ngay từ thân chính. • Giúp bảo vệ các loài cây khác khi trồng hỗn giao. 32 • Phát triển tốt nhất ngay phía sau loài Mắm ở khu vực có triều cao trung bình • Sinh nhiều hạt giống có kích thước lớn, giàu dinh dưỡng và có thể phát triển độc lập ngay khi rời cây mẹ. • Cây trồng có tốc độ sinh trưởng trung bình. • Thân và rễ giòn, dễ gãy và bị cuốn trôi. • Dễ bị sóng đánh – nhưng bộ rễ khí nhanh chóng sinh sôi và đưa cây mọc thẳng trở lại. • Đước có thể giữ được 40 - 50 cm2 bùn sau 2 năm, bằng 1/3 khả năng của loài Mắm • Gỗ đước có giá trị năng lượng cao có thể dùng làm than củi. Do đó đước là loài cây trồng quan trọng nhằm tạo thu nhập và là nguồn năng lượng có thể tái sử dụng đối với dân cư ven biển. Vẹt dù (B. cylindrical) và Vẹt bông đỏ (B. sexangula) • Phát triển tốt nhất ở các bãi triều cao trung bình và các khu vực đã có cây Mắm bảo vệ • Hạt giống nhiều, giàu năng lượng và là nguồn dinh dưỡng cho cây con sử dụng ngay khi nảy mầm. • Được trồng ở phía trong của rừng ngập mặn • Cây trồng có tốc độ sinh trưởng trung bình • Có thể tái sinh tự nhiên dưới tàn che của cây Mắm. Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 33 Hoa Xu ổi Hoa Cóc đỏ Hoa Bần trắng Hoa Dừa nước Trái Xu ổi Trái Cóc đỏ Trái Bần trắng Trái Dừa nước Xu ổi (Xylocarpus granatum) Cóc (Lumnitzera) Bần trắng (Sonneratia alba) Dừa nước (Nypa fruticans) Bần mọc thành cây cao và có khả năng sống trong môi trường nước ngọt lâu dài. Ở Kiên Giang, bần mọc dọc theo bờ sông, ở những vũng kín gió. Đây là loài ưu thế ở vùng cửa biển nơi các kênh thoát nước ra biển, và cũng xuất hiện tại các khu vực có thủy triều cao hoặc trung bình. Bần phát triển tốt nhất ở những bãi bồi và không mọc được ở những vùng xói lở. Dừa nước là loài cây thuộc thân cau dừa, chiều cao tới khoảng 10 m. Lá được dùng làm vật liệu xây nhà tại địa phương và quả chứa nguồn carbonhydrate cao. Thân lá dừa nước tạo thành hàng rào ngăn nhiễu động nước và giảm xói lở trong kênh mương. Việc sử dụng dừa nước bị hạn chế ở vùng ven biển vì cây chỉ sống ở vùng nước lợ không có sóng mạnh. • Phát triển ở những bãi bồi, vịnh biển kín gió hoặc dọc theo bờ kênh • Quả bần lớn, giàu dinh dưỡng và được dùng làm thực phẩm • Cây cho quả nhiều và có tỉ lệ nảy mầm cao • Cây trồng có tốc độ sinh trưởng trung bình • Cây có rễ trụ nhỏ và không có rễ thở. Khả năng giữ bùn và giảm tác động sóng của hệ rễ giới hạn. • Phát triển ở vùng nước lợ dọc theo kênh mương hoặc các khu vực không có tác động sóng • Cây cho nhiều quả lớn, giàu dinh dưỡng và dễ nảy mầm • Cây trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh • Hữu ích trong phát triển sinh kế. Được người dân địa phương trồng rộng rãi để sử dụng hoặc bán sản phẩm (lá và quả) Xu ổi là loài cây ngập mặn hiếm ở Việt Nam. Như các loài cây thuộc họ Xoan, gỗ cây Xu ổi có giá trị kinh tế cao. Cây thường mọc ở khu vực có độ cao trên mực thủy triều cao. • Phát triển tốt ở khu vực cao hơn mực triều cao • Trái hình tròn, khi chín rụng thì bung ra thành nhiều hạt • Hạt dễ nảy mầm nhưng sản lượng hạt thấp do rất ít cây mẹ. • Cây trồng có tốc độ sinh trưởng trung bình. • Gỗ có giá trị cao trong phát triển sinh kế • Dự án hiện đang hỗ trợ ĐH Quốc tế TP Hồ Chí Minh nghiên cưu nhân giống bằng nuôi cấy mô loài cây có giá trị kinh tế này. Cóc đỏ (L. littorea) và Cóc trắng (L. racemosa) Cả hai loài cóc trên đều được liệt vào danh sách cây ngập mặn hiếm. Phát triển thành cây nhỏ từ cây bụi. Phát triển tốt nhất ở khu vực bãi triều và không có giá trị kinh tế. • Phát triển tốt nhất ở trên mức triều cao • Cây trồng có tốc độ sinh trưởng trung bình. • Sai quả, hạt nhiều ở cả hai loài nhưng khó nảy mầm. Tỉ lệ nảy mầm ở loài Cóc đỏ chỉ từ 5 - 7% • Không có giá trị kinh tế nhưng hạt là nguồn thức ăn của chuột đồng (một nguồn thực phẩm có giá trị của người dân địa phương) • Dự án hiện đang hỗ trợ ĐH Quốc tế TP Hồ Chí Minh nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô loài Cóc đỏ. Nghiên cứu về khả năng nảy mầm hạt cũng rất cần thiết. 34 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 35 Hàng rào chắn sóng Hướng biển 3m 3m 3 m = 1 cừ 5 + 40 cừ 4 5 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0.5 m 0.5 m Chú giải 5 4 Cừ 5 (đường kính 8 cm) Cừ 4 (đường kính 5 cm) Cành nhánh cây nhỏ Lưới cước 5 5 Mê bô THIẾT KẾ, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HÀNG RÀO PHÁ SÓNG Hàng rào chắn sóng để bảo vệ bờ biển khỏi xói lở và khôi phục rừng ngập mặn Hàng rào chắn sóng gồm hai dãy hàng rào cách nhau 0,5 m. Khoảng cách giữa hai lớp rào được chèn bằng các cành và nhánh cây nhỏ có khả năng di động khi có sóng và hấp thu năng lượng sóng. Ở những khu vực có xói lở cao, hàng rào chắn sóng nên được xây dựng cách bờ biển khoảng 30 m hoặc ở vùng nước có độ sâu khoảng 1 m khi triều cao. Ở những khu vực có xói lở thấp hoặc bồi lắng, hàng rào nên được xây ở vị trí có mức triều thấp. Giảm năn g ng lượng só % 5 đến 6 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 3 m = 18 cừ 5 đóng sâu xuống bùn 2 m Hàng rào này được sử dụng ở những khu vực có tác động sóng mạnh và xói lở bờ biển ở mức trung bình hoặc cao. Hàng rào được thiết kế nhằm làm giảm năng lượng sóng, giữ bùn bồi lắng, ngăn chặn xói lở và tạo điều kiện tái tạo lại bờ biển. ở các khu Sử dụng h trung bìn ở l i ó x c vự đến cao 5 Ở Kiên Giang, Việc xây dựng hàng rào thuận lợi nhất là trong thời điểm ngập triều, nhằm giúp cho việc đóng cọc trở nên dễ dàng hơn. Hiện tại dự án đang thử nghiệm khả năng của hàng rào chắn sóng trong bảo vệ các lâm phần rừng ngập mặn trưởng thành không bị sóng cuốn trôi ở các khu vực xói lở cao. Các hàng rào này được xây dựng cách rìa rừng ngập mặn 3 m về phía biển. 36 Chức năng của hàng rào chắn sóng • Hàng rào chắn sóng được thiết kế nhằm làm giảm năng lượng sóng lớn và giữ bùn, tạo điều kiện cho các khu vực bờ biển bị xói lở tái tạo lại và ngăn chặn xói lở. • Các hàng rào này có thể sử dụng theo kiểu kết hợp với hàng rào giữ bùn loại 1 ở những khu vực bị xói lở cao nhằm tạo điều kiện tái lập rừng ngập mặn. • Các hàng rào này có thể sử dụng nhằm ngăn chặn mất rừng ngập mặn và xúc tiến tái sinh tự nhiên. • Hàng rào còn ngăn chặn lượng rác thải tích tụ do bị sóng biển đánh dạt vào các khu vực trồng rừng và vùi lấp các cây con mới trồng. Thiết kế Hai hàng cừ tràm cách nhau 0,5 m được đóng xuống đáy bùn ở độ sâu 2 m song song với bờ biển. Mê bồ và lưới cước được buộc vào phía trong của mỗi hàng cừ. Sau khi buộc mê bồ, các loại cành, nhánh tràm có đường kính nhỏ được chêm vào ở khoảng giữa hai hàng cừ ở độ sâu 0,5 m trên mức đỉnh triều. Một lượng cành nhánh sẽ được bổ sung sau khi lớp cành nhánh trước đã nằm ổn định trong bùn. Phương pháp xây dựng 1. Thiết lập hàng dây căng giúp định hướng vị trí đóng cọc. 2. Cắm hàng cọc đầu tiên. Đây là hàng cọc cừ có kích thước lớn (cừ 5). Các cừ được đóng sát nhau ở độ sâu khoảng 2 m xuống lớp bùn, sử dụng thiết bị đóng cọc. Hàng rào phải vững chắc để chống đỡ với phần lớn năng lượng sóng. 3. Buộc mê bồ vào hướng ra biển của hàng cọc. 4. Buộc lưới cước vào phía ngoài của mê bồ, nhằm bảo vệ mê bồ và ngăn các mảnh rác nhỏ lọt qua. 5. Cắm hàng cọc thứ hai về hướng biển và cách 0,5 m so với hàng thứ nhất. Hàng cọc này không nhằm chống chịu tác động cơ học của sóng và có thể xây dựng bằng cả hai loại cừ 4 kết hợp với cừ 5. Cừ 5 được đóng trong khoảng cách 1,5 m và ở khoảng giữa có thể lấp đầy bằng cừ 4. Mỗi 1,5 m hàng cọc sẽ được cố định bằng cọc chéo và buộc bằng dây kẽm mạ không rỉ để tăng độ vững chãi của hàng rào. 6. Bỏ nhánh, cành cây giữa hai hàng cọc ở độ sâu 1 m. Hàng rào chạy dọc theo bờ biển nhằm giảm tác động sóng gần bờ. Các hàng rào có điểm kết thúc được xây dựng vững chắc với góc khóa thích hợp so với bờ biển để làm giảm tác động của các đợt thủy triều mạnh ven bờ. Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 37 THIẾT KẾ, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HÀNG RÀO GIỮ BÙN Hàng rào giữ bùn được thiết kế nhằm giữ lại phù sa bồi lắng và giúp hình thành lớp đất có kết cấu ổn định nhằm bảo vệ hệ rễ của cây mầm và giúp cây con bám chắc và sinh trưởng. Kiểu hàng rào này có thể được xây dựng ở những khu vực bồi lắng hoặc xói lở nhẹ như một phương pháp phục hồi rừng với chi phí thấp nhằm khôi phục rừng ngập mặn thông qua tái sinh tự nhiên, hoặc ở bên trong khu vực hàng rào chắn sóng tại các khu vực xói lở cao nhằm bảo vệ các cây con. Tác động sóng được giảm bớt sẽ cho phép phù sa bồi lắng thêm nhằm ổn định bờ biển trong thời gian ngắn, ít hơn một năm và tạo điều kiện tốt cho rừng tái sinh. ở Sử dụng hu vực những k oặc xói lở ít h bãi bồi Chức năng của hàng rào giữ bùn • Hàng rào giữ bùn được thiết kế nhằm giảm năng lượng sóng ở những khu vực có sóng hoạt động ở mức trung bình hoặc thấp. • Kiểu hàng rào này có thể sử dụng kết hợp với hàng rào chắn sóng ở những khu vực bị xói lở cao nhằm tạo điều kiện thiết lập rừng ngập mặn gần đê biển. • Hàng rào giữ bùn cũng có tác dụng ngăn chặn tác động sóng dọc theo bờ biển và kênh đào; hoặc ở những bãi bồi nhằm hỗ trợ sự phát triển và tái sinh tự nhiên của rừng ngập mặn. • Hàng rào giữ lượng phù sa tích tụ trong mùa mưa, từ đó cho phép bồi đắp vùng ven bờ biển. • Hàng rào còn ngăn chặn lượng rác bị sóng cuốn từ biển vào khu vực trồng rừng và vùi lấp gây chết cây con. Làm giảm ng năng lượ ế đ sóng n 60 % 38 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 39 Hàng rào giữ bùn Loại 1 Hàng rào giữ bùn Loại 2 3 m = 40 cừ 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3m 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 m = 40 cừ 4 x 2 hàng = 80 cừ Lưu ý 4 Cừ 4 (đường kính 5 cm) Lưới cước Mê bồ Khung trợ lực bằng tràm Có hai kiểu thiết kế hàng rào giữ bùn được sử dụng cho hai mục đích khác nhau Hàng rào chắn bùn LOẠI 1 Loại hàng rào này có thể sử dụng kết hợp với hàng rào chắn sóng ở những khu vực xói lở cao do chịu tác động sóng lớn, nhằm bảo vệ cây con tại khu vực rừng trồng. Hàng rào được xây dựng bên trong hàng rào chắn sóng – ngay trước mặt đê và cách bờ biển khoảng 20 m hoặc ở độ sâu 50 cm ở điểm có mực tại triều cao. Hàng rào này cũng có tác dụng thúc đẩy tái sinh tự nhiên ở các khu vực bãi bồi. Thiết kế Hàng rào gồm có một hàng cừ tràm có đường kính trung bình (cừ 4) được cắm sát nhau. Một lớp mê bồ (cao 1 m và dài 1,5 m) và lưới bảo vệ được buộc ở mặt trước hàng rào. Các khung trợ lực làm từ cừ tràm kích cỡ nhỏ được gắn phía trước và sau hàng cừ nhằm cố định lớp mê bồ. Hàng rào giữ bùn LOẠI 2 Phương pháp xây dựng 1. Thiết lập hàng dây căng nhằm định hướng đóng cừ 2. Cắm hàng cọc cừ 4 sát khít nhau. Đóng cọc sâu xuống bùn khoảng 2 m. 3. Chuẩn bị khung trợ lực có kích thước dài 3m x cao 1,5m. Chia khung thành ô nhỏ kích cỡ 50 cm. 4. Đóng mê bồ vào mặt hướng ra biển của hàng cừ 5. Cột lưới cước vào bên ngoài lớp mê bồ 6. Đặt hai khung lưới. Một ở phía trước và một ở phía sau hàng cừ. Lớp mê bồ được che phủ và cố định bởi khung lưới. 40 Loại hàng rào này được sử dụng ở các khu vực xói lở thấp hoặc ở các bãi bồi nhằm hỗ trợ tái sinh tự nhiên. Thiết kế Hàng rào gồm hai hàng cừ tràm có kích thước trung bình (cừ 4) được đóng sát nhau. Lớp mê bồ (cao 1 m dài 1,5 m) gắn cùng lưới cước được đặt ở giữa hai hàng cọc. Phương pháp xây dựng 1. Kéo dây căng để xác định vị trí đóng cọc 2. Cắm hàng cọc đầu tiên bằng cừ 4. Cọc được đóng sát nhau và sâu xuống đáy bùn 2 m. 3. Gắn mê bồ vào mặt phía biển của hàng cọc. 4. Cột lưới cước vào mặt ngoài của lớp mê bồ. 5. Cắm hàng cọc thứ hai, gồm cừ 4 đóng ở mặt hướng biển của hàng cọc đầu. Cọc được đóng sát nhau. Đặt mê bồ và lưới cước vào giữa hai hàng cọc. Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 41 Hàng rào chắn sóng Hàng rào giữ bùn loại 1 Danh sách vật liệu Đơn vị Cừ 4 (hàng phía ngoài) cừ 4 13.000 10.500 136.500.000 6.498,45 Cừ 5 (hàng phía ngoài) cừ 5 340 13.500 4.590.000 218,52 Cư 5 (hàng phía trong) cừ 5 6.000 13.500 81.000.000 3.856,22 Cư 3 (thanh ngang, hàng phía ngoài) cừ 3 1.330 5.000 6.650.000 316,59 Mê bồ (cao 1,2 m) m 1.000 16.700 16.700.000 795,05 Lưới cước (dài 1 m) m 1.000 5.000 5.000.000 238,04 Dây thép, Ø = 3 mm kg 120 160.000 19.200.000 Cành nhánh nhỏ m3 1.000 20.000 Công lao động công 567 120.000 Tổng chi phí cho 1 km hàng rào Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND) Thành tiền (USD) Danh sách vật liệu Đơn vị Số lượng Đơn giá (VND) Cừ 4 cừ 13.000 10.500 136.500.000 6.498,45 Cừ 3 (để làm khung) cừ 3.000 5.000 15.000.000 714,12 Mê bồ (cao 1,2 m) m 1.000 16.700 16.700.000 795,05 Lưới cước (dài 1 m) m 1.000 5.000 5.000.000 238,04 Đinh (dài 7 - 8 cm) kg 78 28.000 2.184.000 103,98 Dây thép, Ø = 3 mm kg 50 160.000 8.000.000 380,86 Dây kẽm để cột lưới cước vào mê bồ kg 7 30.000 210.000 10,00 914,07 20.000.000 952,15 Công lao động công 267 120.000 32.040.000 1.525,35 68.040.000 3.239,23 215.634.000 10.265,84 357.680.000 17.028,33 Tổng chi phí cho 1 km hàng rào Thành tiền (VND) Thành tiền (USD) Hàng rào giữ bùn loại 2 CHI PHÍ XÂY HÀNG RÀO Bảng bên phải liệt kê vật liệu và công lao động cần thiết cho 1 km hàng rào. Đây là mức chi phí được tính toán vào tháng 11 năm 2011. Danh sách vật liệu Đơn vị Cừ 4 (để tạo các hàng cọc ) cừ 4 26.000 10.500 273.000.000 12.996,91 Cừ 3 (để làm thanh ngang nhằm cố định đầu trên của 2 hàng cọc) cừ 3 680 5.500 3.740.000 178,05 Mê bồ (cao 1,2 m) m 1.000 16.700 16.700.000 795,05 Lưới cước (dài 1 m) m 1.000 5.000 5.000.000 238,04 Dây thép, Ø = 3 mm kg 60 160.000 9.600.000 457,03 Công lao động công 332 120.000 39.840.000 1.896,69 347.880.000 16.561,77 Tổng chi phí cho 1 km hàng rào 42 Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND) Thành tiền (USD) Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 43 KẾT LUẬN • Việc phục hồi rừng ngập mặn ở những khu vực xói lở cao đã được hỗ trợ hiệu quả bằng cách sử dụng hàng rào tràm bảo vệ. Các phương pháp thực tiễn trong thiết lập hàng rào đã được phát triển. Bước tiếp theo là kiểm tra xem các biện pháp kỹ thuật này có thể áp dụng cho phục hồi rừng ngập mặn, khôi phục ven biển và kiểm soát xói lở bờ biển trên diện rộng hay không. • Tương tự đối với các đai rừng phòng hộ ngập mặn tự nhiên, hàng rào tràm giúp giảm năng lượng sóng và do đó đóng vai trò quan trọng trong giảm xói lở rừng ngập mặn và vùng ven biển. • Hàng rào tràm giúp bảo vệ và nâng cao tỉ lệ sống sót của cây con trong giai đoạn phát triển quan trọng khi mới trồng. • Hàng rào tràm xúc tiến tái sinh tự nhiên của cây con trong rừng ngập mặn. • Phục hồi rừng ngập mặn sử dụng hàng rào giúp củng cố đa dạng sinh học của các loài sinh vật đáy. • Chi phí xây dựng hàng rào bằng cừ tràm rẻ hơn nhiều so với sử dụng các vật liệu khác như tre, đá, hoặc bê tông. • Sử dụng tràm trong xây dựng hàng rào sẽ giúp tăng giá trị của cây tràm và khuyến khích nông dân địa phương duy trì diện tích rừng tràm. • Việc cung cấp các dịch vụ môi trường sẽ giúp gia tăng thu nhập, hỗ trợ khôi phục bảo vệ bờ biển cũng như tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. • Tỉ lệ sinh trưởng của rừng ngập mặn gia tăng cũng sẽ góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí phát thải. • Xúc tiến tái sinh tự nhiên ở các khu vực bãi bồi bằng cách thiết lập hàng rào là lựa chọn tốt hơn so với phương pháp phổ biến là chỉ trồng rừng. • Tác dụng của hàng rào trong tái sinh tự nhiên sẽ giảm chi phí trồng rừng trong khi vẫn duy trì chất lượng của chương trình phục hồi rừng. • Các kỹ thuật trong khôi phục rừng ngập mặn do Dự án GIZ phát triển đang được sử dụng trong chương trình qui hoạch khôi phục rừng ngập mặn của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2011 - 2020 (Phân viện Điều tra quy hoạch rừng, 2010). 45 44 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO Duke N, Wilson N, Mackenzie J, Hòa NH, và Puller D, 2010. Đánh giá rừng ngập mặn, hiện trạng bờ biển và khả năng áp dụng chương trình REDD tại tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Báo cáo kỹ thuật cho GTZ, Kiên Giang. Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) 2011. Nghiên cứu tác động và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Phần A: Dự báo biến đổi khí hậu và đánh giá tác động: Báo cáo cuối cùng. ADB, Manila. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, 2006. Báo cáo kết quả đánh giá và quy hoạch 3 loại rừng tại Kiên Giang, giai đoạn 2006 - 2015. Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu ĐH Cần Thơ, 2011. Tính toán các tác động tại mô hình khôi phục rừng ven biển tại Vàm Rầy, khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang. Báo cáo kỹ thuật cho GIZ, Kiên Giang. Carew-Reid J, 2008. Đánh giá nhanh mức độ và tác động của nước biển dâng tại Việt Nam. Biến đổi khí hậu: Bài thảo luận 1. ICEM – Trung tâm quản lý môi trường, Brisbane, Úc. Nguyễn Hải Hòa, 2011. Đo đạc năng lượng sóng tại mô hình khôi phục bờ biển của dự án GIZ. Báo cáo kỹ thuật cho GIZ, Kiên Giang. Phân viện điều tra quy hoạch rừng, 2010. Quy hoạch tổng thể về khôi phục và phát triển rừng ngập mặn trong tỉnh Kiên Giang cho giai đoạn 2011 - 2020. Ảnh và chú giải Toàn bộ ảnh, bản đồ và hình vẽ được thực hiện bởi GIZ Việt Nam. 46 Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm: Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang 47