Firmament - Thế Hữu Văn Đàn

Transcription

Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
The
Firmament
Literary Journal
Th‰ H»u Væn ñàn
April 2010
1
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
2
Contents
To The Reader
Sóng Việt Ðàm Giang. Nhận diện những khuôn mặt đàn bà trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
Đàm Trung Pháp. Thăng Hoa Khả Năng Ngoại Ngữ Qua Thi Ca Trữ Tình
Lê Mộng Nguyên. Victor Hugo (1802-1885): Đại thi văn hào và chính khách tự do
Minh Thu. Mịt Mùng
Minh Thu. In the Dark
Poetry Corner
Hoàng-Tâm. Một Cõi Đi Về Của Mẹ
Hoàng-Tâm. Mother's Love
Hoàng-Tâm. Tình Mẹ
Minh Thu. Mộng Tàn Phai
Minh Thu. Hơi Thở Cuối
Minh Thu. Mời Gọi Hoà Bình
Kim Châu. Chuyện Cổ Tích: Sự Tích Hoa Thủy Tiên
Yu Xuanji, Từ Giang Lăng buồn nhớ gửi Tử An
Diệp Trung Hà (tr.). Từ Giang Lăng buồn nhớ gửi Tử An
Yu Xuanji, Gửi đến Tử An
Diệp Trung Hà (tr.). Gửi đến Tử An
Yu Xuanji, Từ Hán Giang gửi đến Tử An
Diệp Trung Hà (tr.). Từ Hán Giang gửi đến Tử An
Yu Xuanji, Giả Từ
Diệp Trung Hà (tr.). Giã Từ
Diệp Trung Hà. Bắt Đầu Yêu
Diệp Trung Hà. Đường Dài Nhưng Lại Ngắn
Diệp Trung Hà. Thuyền Tình Ghé Bến Tam Giang
Dã Thảo. Chim Bỏ Trời Xanh
David Lý Lãng Nhân. Khi Yêu Nhau
David Lý Lãng Nhân. Nước Cũ Hồn Xua
David Lý Lãng Nhân. Siêu Thị Quê Hương
David Lý Lãng Nhân. Hoa Sim Mơ
David Lý Lãng Nhân. Tình Bằng Hữu
David Lý Lãng Nhân. Hàng Me Năm Trước
David Lý Lãng Nhân. Thuyền Lướt Sóng
Đàm Trung Pháp. Vài Nét Đặc Thù Về Các Ngôn Ngữ Giả Cầy
Phạm Trọng Lệ. Hãy Khóc Lên Quê Hương Yêu Dấu: José Rizal
William Ernest Henley. Invictus
Anonyme (tr.). Invictus
Dã Thảo (tr.). Bất Khuất
Minh Thu. French Post-Impressionists at the National Gallery of Australia in Canberra
David Lý Lãng Nhân. Na Pa Đọt Mía
Ursula K. LeGuin. The Ones Who Walk Away From Omelas
Minh Thu. (tr.). Những Người Rời Bỏ Omelas
David Lý Lãng Nhân. Scattered into the Wind
5
6
33
39
44
47
51
51
54
54
55
55
56
57
59
59
60
60
61
61
62
62
63
64
65
66
67
69
69
69
70
71
71
72
75
80
81
81
83
87
89
94
99
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Haiku Poetry
Kim Châu. Hội Xuân
Kim Châu. Mừng Xuân
Kim Châu. Đèn Lồng
Kim Châu. Bến Xuân
Kim Châu. Hồ Xuân
Kim Châu. Hoa Bên Suối
Kim Châu. Hoa Sa Mạc
Kim Châu. Nụ Cười Xuân
Minh Thu. Buồn Tàn Thu
Minh Thu. Sầu Đông
Minh Thu. Nhớ Người Đi
Bính Hữu Phạm. Tuyết aka Elizabeth
Spring Poetry
Lê Mộng Nguyên. Avec le retour du printemps
Lê Mộng Nguyên. Với Mùa Xuân Trở Lại
Dã Thảo. Một Hoa Hồng Cho Tháng Giêng
Dã Thảo. Nụ Cười Cho Tháng Giêng
Nguyễn Hiếu Liêm. Printemps
David Lý Lãng Nhân. (tr.). Xuân
Thomas D. Le (tr.) Spring
Hồng Vũ Lan Nhi. Poem: Dòng Nhạc Chiều
Lê Mộng Nguyên. Music: Dòng Nhạc Chiều (Serenade)
John Morrisson. The Children
Minh Thu. (tr.). Lũ Trẻ Nhỏ
Phạm Trọng Lệ. Speak, Memory!
David Lý Lãng Nhân. Tí Tí Tì Noa
Æsop. Fables :
The Cock and the Pearl
The Wolf and the Lamb
The Cat and the Birds
S. M. MacLean. An Unnatural Haven
Minh Thu. (tr.). Nơi Trú Ẩn Bất Thường
Phạm Trọng Lệ. Hai Bài Thơ Tử Dạ Tứ Thời Ca-Songs of Tzu-yeh
David Lý Lãng Nhân. A Holy Man
Sóng Việt Ðàm Giang. Tưởng Nhớ Giáo Sư Võ Thu Tịnh
David Lý Lãng Nhân. Khóc GS. Võ Thu Tịnh
Thomas D. Le. In Memoriam Professor Võ Thu Tịnh
Thomas D. Le. Reality: The Pre-Socratics (Part I, Cont'd)-Anaximenes (585-528 B.C.)
Đàm Trung Pháp. Đọc Thơ Haiku Nhật Bản Qua Lối Viết Romaji
Sóng Việt Ðàm Giang. Tưởng Nhớ Nhà Thơ Hữu Loan (1916-2010)
Thomas D. Le. The Blues of Blueberry: In Remembrance of Hữu Loan
3
100
100
101
101
102
102
103
103
104
104
104
105
106
149
149
150
151
152
153
154
154
155
155
157
159
163
165
166
166
166
166
167
169
173
177
181
186
188
190
212
217
234
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
van Gogh - Irises
4
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
5
To The Reader
Dear Friend and Reader,
With the first buds of spring Firmament comes to you packed with the excitement of renewal
and hope. We bid without regret a long-awaited farewell to a winter of depressing news where
mountainous snowdrifts, floods, and earthquakes dominated the headlines.
But the worst of them all struck close to home, and moved us deeply. We sorely miss one of our
most respected members, Professor Võ Thu Tịnh, a writer-scholar whose death in Paris in February
2010 left a void not only in our ranks but in the firmament of Vietnamese literature. The francophone
world too has lost a faithful friend.
From Paris, Lê Mộng Nguyên discussed Victor Hugo and his opposition to the Second Empire,
and wrote an ecological poem that had been chosen to represent Vietnam in a UNESCO project. Our
jurist-scholar-composer never ceases to surprise, this time with a Vietnamese serenade in sheet music.
This issue is graced with the exquisite short stories from David Lý Lãng Nhân, and from Minh
Thu, who contributed her work of fiction for the first time. We also savor unexpected turns of events in
a novella by our raconteur Bính Hữu Phạm. Phạm knows how to leave his readers with a sense of
wonder. Owing to its length the Vietnamese version of Phạm’s long story will appear in July 2010.
Đàm Trung Pháp brought us, from his solid polyglot background, living anecdotes of how he
learned Spanish by immersing himself in the music and love poetry written in this widely used
language. He then turned his attention to contact languages, which he judiciously credited with serving
their speakers quite well. He was joined in this topic by David Lý Lãng Nhân, who offers a wealth of
examples from his vast experience to enliven the discussion. Wrapping up his contributions to this
issue, Đàm gave us a heart-warming introduction to Haiku, a quintessentially “less is more” genre.
Showcasing a profile of courage is Phạm Trọng Lệ, who relates the last poem that the Filipino
patriot José Rizal had written before his execution by the Spaniards.
For feminists, Sóng Việt Ðàm Giang is on a quest for the Vietnamese woman in a series of
classical Sino-Vietnamese poems by the revered 19th-century poet Nguyễn Du, which she rendered
into modern Vietnamese, then honored Hữu Loan for his spirit and poignant poem Màu Tím Hoa Sim.
As always, Kim Châu delights us with her rich collection of Haiku poetry, of which her Zen
meditation is, if not the progenitor, at least the inspiration. Other verse in this season of rebirth found
expressions from the pens of our usual cast of poets, including Minh Thu, Dr. Nguyễn Hiếu Liêm, Diệp
Trung Hà, Hoàng-Tâm, Dã Thảo, David Lý Lãng Nhân. For those who love T’ang style poetry, Diệp
Trung Hà introduces Yu Xuanji, a female poet of the T’ang dynasty who had succumbed to a tragic
fate. Speaking of Chinese poetry, Phạm Trọng Lệ joins in with his translation of Tsu-yeh's songs of
spring and autumn.
Renditions of provocative short stories by Australian authors and by another American writer,
Ursula Le Guin expertly done by Minh Thu will make you think. In addition she found the time to
guide us on a quick tour of Post-Impressionist paintings at the National Gallery of Australia.
Finally, with a discussion of Anaximenes, Thomas D. Le completes a survey of the Milesians,
who, as part of the Ionians, were the first philosophers-scientists of the Greek world.
As winter has receded at the awakening of nature, we hope you will find the time by the
window or in your favorite corner to enjoy the rich experience of these pages that always come to you
as a celebration of life. ■
Thomas D. Le
Thế Hữu Vǎn Ðàn
April 2010
To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join
Thế Hữu Vǎn Ðàn's web site: http://thehuuvandan.org
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
6
NhÆn DiŒn Nh»ng Khuôn M¥t ñàn Bà
Trong ThÖ Ch» Hán NguyÍn Du
Sóng ViŒt ñàm Giang
Biên soån và phÕng dÎch
LỜI MỞ ĐẦU
Nói tới nhà đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), người ta nghĩ ngay đến Truyện Kiều, và nghĩ đến
Truyện Kiều, chúng ta liên tưởng đến nội dung câu chuyện với nhân vật chính là một người đàn bà.
Ngoài Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại một số tác phẩm khác như Thơ Quốc Âm, Chiêu hồn thập
loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thơ thác lời trai phường nón trả lời Nguyễn Huy
Quýnh. Và thơ chữ Hán gồm Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục.
Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, tác giả có viết nhiều bài nói về nhân vật nữ. Những người nữ
được nhắc đến là những người sinh sống đồng thời với Nguyễn Du mà ông tình cờ gặp gỡ, hay những
người tác giả quen biết lúc còn trẻ, hoặc những người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Bài viết này bàn về những khuôn mặt đàn bà trong thơ Hán Nguyễn Du và tâm tình của tác giả
đối với họ.
Bài viết chỉ là một ý kiến cá nhân, viết tìm hiểu không đặt cơ sở trên phương cách khoa học, mà
mục đích duy nhất chỉ là để bày tỏ lòng quý mến thơ Hán Nguyễn Du, và nhà thơ Nguyễn Du đối với
phái nữ nói chung, nhân dịp kỷ niệm 240 năm sinh nhật Nguyễn Du (Ất Dậu 1765-2005). Tất cả những
câu thơ diễn dịch, phỏng dịch trong bài do chính tác giả bài viết diễn đạt.
Thơ Hán Nguyễn Du và những khuôn mặt nữ giới
Trong tập Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, với 249 bài thơ, có hơn 25 bài đề cập đến khuôn mặt
người nữ. Những bài thơ liệt kê và con số trong ngoặc đơn để giúp độc giả dễ tìm đọc lại trong sách thơ
Hán. Cách sắp xếp thứ tự bài thơ trong bài viết này căn cứ trên cách sắp xếp của Thơ Hán Nguyễn Du
của Lê Thước và Trương Chính, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội phát hành năm 1978. Cuốn này gồm
249 bài thơ chia theo tên của từng tập thơ.
Nhiều tác giả biên soạn đã nêu lên sự có cảm tình đặc biệt của Nguyễn Du với phụ nữ. Ông viết
về họ với những nhận xét riêng, ý ẩn trong từng nét chữ, từng câu thơ. Những người đàn bà này không
hiện diện quá rõ ràng trong thơ ông nhưng đọc thơ ông, chúng ta có thể hình dung được nhân vật đó.
Trước hết, xin bàn về hình ảnh người vợ đầu của ông trong bài thơ Ký mộng và sau đó là những
người mà Nguyễn Du gặp gỡ tại một thời điểm nào đó như cô gái hái sen ở Hồ Tây, cô Cầm: người đàn
bà gảy đàn ở Long Thành, người đẹp cách tường cao, cô gái kéo nước giếng, người đàn bà giận chồng,
cô gái cài hoa vàng, và người đẹp ở đất Thăng Long.
Sau đó xin liệt kê qua tập thơ Hán những người đàn bà danh tiếng trong điển tích được Nguyễn
Du nhắc đến như Tiểu Thanh, hai bà phi Nga Hoàng và Nữ Anh vợ vua Ngu Thuấn, chị em Tiểu Kiều,
Đại Kiều thời Tam quốc, ba người phụ nữ trung trinh tiết liệt trong Tam Liệt Miếu, Dương Quí Phi,
Ngu Cơ, Chiêu Quân. Với những người đàn bà này, Nguyễn Du không tiếc lời khen ngợi và tỏ lòng
quý mến. Nhưng với người đàn bà lòng dạ ác độc thâm hiểm như vợ Tần Cối thì Nguyễn Du cũng
không tiếc lời mỉa mai, châm biếm hết sức nặng nề.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
7
Những khuôn mặt phái nữ đương thời với Nguyễn Du
Một số bài thơ Hán của Nguyễn Du có bóng dáng của thân nhân, nhưng bài Ký Mộng là bài duy nhất
ông viết về người vợ đầu tiên vắn số, với tình cảm chứa chan, tràn đầy thương nhớ.
Trong bài thơ này, chúng ta hãy nghe nhà thơ kể lại câu chuyện một người đàn bà lặn lội từ quê
hương đi tìm chồng bên bờ sông. Dung nhan nàng không mấy thay đổi, nhưng quần áo xốc xếch, nàng
mệt mỏi, trông bệnh hoạn có lẽ do thương nhớ. Thêm vào đó đường đi qua núi Tam Điệp hiểm trở,
muông thú rình rập, sông Lam thì nguy hiểm có thuồng luồng. Vậy mà nàng chẳng quản ngại gian nan
vất vả, một thân lặn lội thăm chồng.
1. KÝ MỘNG (30/249)
Thệ thủy nhật dạ lưu
Du tử hành vị quy
Kinh niên bất tương kiến
Hà dĩ úy tương ti (tư)
Mộng trung phân minh kiến
Tầm ngã giang chi mi
Nhan sắc thị trù tích
Ý sức đa sâm si
Thỉ ngôn khổ bệnh hoạn
Kế ngôn cửu biệt ly
Đái khấp bất chung ngữ
Phảng phất như cách duy (1)
Bình sinh bất thức lộ
Mộng hồn hoàn thị phi?
Điệp sơn đa hổ trĩ
Lam thủy đa giao ly
Đạo lộ hiểm thả ác
Nhược chất tương hà y (2)
Mộng lai cô đăng thanh
Mộng khứ hàn phong xuy
Mỹ nhân bất tương kiến
Nhu tình loạn như ti (3)
Không ốc lậu tà nguyệt
Chiếu ngã đan thường y
GHI LẠI GIẤC MỘNG
Ngày đêm nước chảy rề rề
Người đi xa mãi ngày về biết đâu
Bao năm chưa gặp lại nhau
Lấy gì an ủi nỗi sầu nhớ thương
Mộng nay thấy được người mong
Gặp ta ngay ở ven sông bến bờ
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
8
Mặt trông vẫn vẻ như xưa
Nhưng xiêm luộm thuộm bao giờ thấy đâu
Trước thì kể chuyện ốm đau
Sau thì than thở nỗi sầu cách xa
Nghẹn ngào lời nói chẳng ra
Tuồng như màn trướng chia lìa hai phương
Bình thường ta chẳng rành đường
Trong cơn mộng mị không lường thực hư
Núi Tam Điệp hổ báo dư
Nước sông Lam có kình ngư vẫy vùng
Đường đi hiểm trở vô cùng
Một thân yếu đuối biết nương nơi nào?
Mộng đến bên ngọn đèn hao
Mộng đi gió lạnh lao xao thổi cùng
Giai nhân chẳng được tương phùng
Tấm lòng rối loạn lùng bùng ngẩn ngơ
Ánh trăng nhà trống thẩn thơ
Chiếu trên manh áo đơn sơ thân buồn.
Chú thích:
Bài thơ này, Nguyễn Du nói về người vợ đã mất, em gái của Đoàn Nguyễn Tuấn. Nay nhà thơ về quê
nhà ở Hà Tĩnh, nằm mộng thấy vợ vào tìm mình ở Lâm giang.
1. Cách duy: cách bức màn. Vợ Hán Đế Vũ là Lý phu nhân, có sắc đẹp và múa giỏi, nhưng chết sớm.
Vũ Đế rất thương tiếc. Có người phương sĩ nói có thể chiêu hồn Lý phu nhân về. Vua bằng lòng. Ban
đêm, người ấy bèn giương màn, đốt nến, để vua ngồi trong màn, nhìn sang một bức màn khác, thấy
bóng một người đàn bà giống Lý phu nhân.
2. Nhược chất: tư chất yếu đuối, chỉ phụ nữ.
3. Nhu tình: mối tình vấn vương.
2. ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ (48/249)
Một người ca nữ đất La thành chết trẻ đã gợi hứng cho Nguyễn Du làm bài thơ Điếu La Thành Ca Giả,
và liên tưởng đến chuyện cũ với điển tích Liễu Kỳ Thanh.
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ
Nhất chi nùng diễm há bồng doanh
Xuân sắc yên nhiên động lục thành
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh
Trủng trung ưng tự hối phù sinh
Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
9
Tưởng thị nhân gian vô thức thú
Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh
VIẾNG CA NỮ ĐẤT LA THÀNH
Một cành hoa đẹp rời cõi tiên
Dung nhan diễm lệ sáu thành nghiêng
Đời ai thương cho kẻ bạc mệnh
Hối kiếp phù sinh dưới mồ riêng
Lúc sống nghiệp phấn không rửa hết
Chết đi còn lại tiếng phong lưu
Nghĩ rằng thế gian chẳng ai biết
Suối vàng làm bạn cùng Liễu Khanh
Chú thích:
1. La Thành: chỉ thành Nghệ An. Thành này có nhiều tên như Lam Thành, Tiểu Khẩu Thành, Nghệ An
Thành, Nghĩa Liệt Thành, tục truyền trương Phụ đắp ở chốn bến Phù Thạch nơi La Giang và Lam
Giang gặp nhau. Đời Lê, đã rời bỏ Phù Thạch mà lập ở xã Yên Trường, tức là Vinh ngày nay.
2. Liễu Kỳ Khanh (987-1053): tức Liễu Vĩnh, một nhà làm từ nổi tiếng đời Tống. Ông về già mới đỗ
Tiến sĩ và giữ những chức quan nhỏ. Thuở thiếu thời thường lui tới các xóm chị em. Trên quan điểm
của một nhà văn bất đắc chí, ông làm nhiều bài từ tả cuộc sống của kỹ nữ bị áp bức trong xã hội phong
kiến và tỏ mối đồng tình với họ. Tương truyền Liễu Vĩnh chết, kỹ nữ góp tiền chôn cất, tổ chức “Ngày
bảy viếng Liễu Vĩnh”, “hội viếng Liễu”.
3. MỘNG ĐẮC THÁI LIÊN (80-84/249)
Bài Mộng Đắc Thái Liên gồm có năm đoạn. Khúc III nói đến một cô gái trẻ hàng xóm đi hái sen cùng
tác giả. Tác giả còn đang phân vân không biết cô ta có đến không thì đã chợt nghe tiếng cười nói của cô
ấy. Hẳn là buổi hái sen và người con gái đã là một vấn vương thích thú cho Nguyễn Du để ông có hứng
ghi lai qua bài thơ.
I
Khẩn thúc giáp điệp quần (1)
Thái liên trạo tiểu đĩnh
Hồ thủy hà xung dung
Thủy chung hữu nhân ảnh
II
Thái, thái Tây hồ liên
Hoa, thực câu thướng thuyền
Hoa dĩ tặng sở úy
Thực dĩ tặng sở liên
The Firmament
III
Kim thần khứ thái liên
Nải ước đông lân nữ (2)
Bất tri lai bất lai
Cách hoa văn tiếu ngữ
IV
Công tri liên liên hoa
Thủy gia liên liên cán?
Kỳ trung hữu chân ty
Khiên liên bất khả đoạn
V
Liên diệp hà thanh thanh
Liên hoa kiều doanh doanh
Thái chi vật thương ngẫu
Minh niên bất phục sinh
CHIÊM BAO THẤY HÁI SEN
I
Xắn quần cánh bướm cho gọn gàng
Chèo chiếc thuyền xinh để hái sen
Mặt hồ sóng nước tràn lai láng
Dưới nước ẩn in bóng người mang
II
Hái, hái hoa Sen tại hồ Tây
Hoa, gương đều hái bỏ lên thuyền
Hoa này tặng kẻ mình kính phục
Còn gương mang tặng kẻ thân tình
III
Sáng nay đi hái đóa hoa sen
Hẹn cô hàng xóm cùng đi với
Chưa biết có đến hay không đây?
Chợt vọng qua hoa tiếng nói cười
Volume 3, No. 1, April 2010
10
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
11
IV
Hoa sen thì ai cũng thích
Còn cuống có mấy ai ưa?
Trong cuống ẩn những sợi tơ
Bền dai không hề đứt đoạn
V
Lá cây sen thì xanh xanh
Bông hoa sen thì mơn mởn
Hái sen nhớ nương nhẹ ngó
Kẻo năm sau hoa không mọc
Chú thích:
Bài này sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở
Thăng Long.
1. Giáp điệp quần: quần bay phấp phới như cánh bướm.
2. Có sách nói rằng “cô hàng xóm” trong bài thơ này là Hồ Xuân Hương, dựa theo một bài thơ coi như
lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm gửi “Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu”.
4. LONG THÀNH CẦM GIẢ CA (119/249)
Bài Long Thành Cầm Giả Ca viết về cô Cầm, một cô gái một thời nổi danh vào bậc nhất chốn Thăng
Long, nhưng khi tác giả gặp lại thì cô Cầm dung nhan tàn tạ, gầy còm, ngồi nép bên góc chiếu, trông
thật đáng thương. Hình ảnh tương phản của một cô Cầm ngày xưa xinh đẹp tài cao, và một người đàn
bà tiều tụy khi gặp lại đã làm Nguyễn Du không khỏi bùi ngùi thương xót và tạo nên bài thơ Long
Thành Cầm Giả Ca.
Long Thành Cầm Giả Ca là bài thơ đầu tiên trong tập Bắc Hành Tạp Lục, phần tiểu dẫn xin
chép lại ở đây.
Bài ca Người gảy đàn đất Long-Thành (Làm trong khi đi sứ).
Người gảy đàn đất Long-Thành không rõ họ tên là gì. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học đàn
“Nguyễn” (đàn nguyệt ca do Nguyễn Hàm , người đời Tấn ở Trung Quốc chế ra) trong đội nữ nhạc ở
cung vua Lê. Quân Tây Sơn kéo ra, các đội nhạc cũ người chết, kẻ bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ ôm
đàn hát rong. những bài nàng gãy đều là những khúc cung phụng gảy cho vua nghe, người ngoài không
hề được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng hay nhất một thời.
Hồi còn trẻ (1792-1793?), tôi đến kinh đô thăm anh tôi (Nguyễn Nễ), ở trọ gần Giám hồ (hồ
Gương). Cạnh đó các quan Tây Sơn mở cuộc hát lớn, con hát đẹp có đến vài chục người. Nàng nổi
tiếng nhờ ngón đàn Nguyễn. Nàng hát cũng hay và khéo nói khôi hài, mọi người say mê, đua nhau ban
thưởng từng chén rượu lớn, nàng uống hết ngay, tiền thưởng nhiều vô kể, tiền và lụa chồng đầy mặt
đất. Lúc ấy tôi nấp trong bóng tối, không thấy rõ lắm. Sau được gặp ở nhà anh tôi. Nàng người thấp,
má bầu, trán giô, mặt gẫy, không đẹp lắm, nhưng nước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang
điểm, lông mày thanh, má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã. Nàng hay
uống rượu, hay nói pha trò, con mắt long lanh, không coi ai ra gì. Khi ở nhà anh tôi mỗi lần uống
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
12
rượu thì nàng uống say đến nỗi nôn bừa bãi, nằm lăn ra đất, các bạn có chê trách cũng không lấy làm
điều.
Sau đó vài năm, tôi rời nhà về Nam (Thái Bình), mấy năm liền không trở lại Long-Thành. Mùa
Xuân năm nay (1813) tôi lại phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, đi qua Long-Thành. Các bạn mở tiệc
tiễn tôi ở dinh Tuyên phủ, có gọi tất cả vài chục nữ nhạc, tôi đều không biết mặt biết tên. Chị em thay
nhau múa hát. Rồi nghe một khúc đàn Nguyễn trong trẻo nổi lên, khác hẳn những khúc thường nghe,
tôi lấy làm lạ, nhìn người gảy đàn thì thấy, một chị gầy gò, vẻ tiều tụy, sắc mặt đen sạm, xấu như quỷ,
áo quần mặc toàn vải thô bạc thếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi im lặng ở cuối chiếu, chẳng hề nói
cười, hình dáng thật khó coi. Tôi không biết nàng là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như đã quen
biết, nên động lòng thương. Tiệc xong, hỏi thì chính là người trước kia đã gặp.
Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế! Tôi bồi hồi, không yên, ngửng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho
cảnh xưa và nay. Người ta trong cõi trăm năm, những sự vinh nhục buồn vui thật không lường được.
Sau khi từ biệt trên đường đi, cảm thương vô hạn nên làm bài ca sau, để ghi lại mối cảm hứng.
LONG THÀNH CẦM GIẢ CA (119/ 249)
Long thành giai nhân,
Tính thị bất ký thanh.
Độc thiện Nguyễn cầm,
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung cung phụng khúc,
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư ức thiếu thời tằng nhất kiến,
Giám hồ hồ biên dạ khai yến.
Kỳ thời tam thất chính phương niên,
Hồng trang yểm ái đào hoa diện.
Đà nhan hám thái tối nghi nhân;
Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến.
Hoãn như sơ phong độ tùng lâm,
Thanh như song hạc minh tại âm.
Liệt như Tiến phúc bi đầu toái tích lịch (1)
Ai như Trang tích bệnh trung vi Việt ngâm (2).
Thính giả mĩ mĩ bất tri quyện,
Tiện thi Trung-hòa đại nội âm (3).
Tây sơn chư thần mãn toa tận khuynh đảo,
Triết da truy hoan bất tri bão.
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu (4),
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.
Hào hoa ý khí lăng vương hầu,
Ngũ-lăng thiếu niên bất túc đạo (5).
Tính tương tam thập lục cung xuân,
Hoạt tố Trường-an vô giá bảo (6).
Thủ tịch hồi dầu nhị thập niên,
Tây sơn bại hậu dư tam thiên (7)
Chỉ xích Long-thành bất phục kiến,
Hà luống thành trung ca vũ diên.
Tuyên phủ sứ quân vị dư trụng mãi tiếu (8).
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
13
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa.
Nhan sấu thần khô hình lược tiểu.
Lang tạ tàn mi bất sức trang.
Thùy tri tựu thị đương
thời thành trung đệ nhất diệu.
Cựu khúc thanh thanh ám lệ thùy.
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi,
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự.
Giám hồ tịch trung tằng kiến chi.
Thành quách suy di nhân sự cải,
Kỷ xứ tang điền biến thương hải.
Tây sơ cơ nghiệp tận tiêu vong.
Ca vũ không di nhất nhân tại.
Thuần tức bách niên năng kỷ thi,
Thương tâm vãng sự lệ triêm y.
Nam hà qui lai đầu tận bạch (9)
Quái đề giai nhân nhan sắc suy.
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng.
Khả liên đối diện bất tương tri.
Chú thích:
1-Tiến Phúc bi: bia chùa Tiến Phúc ở Nhiêu Châu, tỉnh Giang-tây. Tương truyền ông Phạm trọng Yên
đời Tống, lúc làm quan ở Bá Dương, có người học trò nghèo dâng bài thơ hay, ông muốn giúp đỡ, cho
rập một nghìn bản để bán lấy tiền. Chưa rập xong thì một đêm, bản in bị sét đánh vỡ tan.
2. Câu chuyện Trang Tích. Trang Tích là người nước Việt, làm quan nước Sở. Khi ông ốm, Sở vương
hỏi mọi người: "Tích là kẻ tầm thường ở đất Việt, nay làm quan nước Sở, được phú quý rồi, thì còn nhớ
nước Việt nữa không?". Viên thị ngự đáp: "Phàm người ta có nhớ nước cũ hay không, thường tỏ ra
trong lúc đau ốm. Nếu lúc này ông ta nói tiếng Việt tức là nhớ nước Việt, bằng không thì nói tiếng nước
Sở". Sở vương sai người lén nghe thì thấy Trang Tích nói tiếng Việt.
3. Trung Hòa: tên một điện của triều Lê ở Thang-Long.
4. Triền đầu: lấy khăn quấn đầu làm vật tặng thưởng. Đời Đường trong yến tiệc vua đãi, ai đứng dậy
múa được ban gấm để quấn đầu như vật tặng thưởng. Về sau các món tiền thưởng cho người ca múa
được gọi là triền đầu.
5. Ngũ Lăng: nơi có năm lăng tẩm của đế vương đời Hán, nơi này dân hào hoa phú quý thường ở. Bài
Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị có câu: Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu.
6. Trường An: chỉ Thăng Long.
7. Sau khi Tây Sơn bại, tôi vào Nam, ý muốn nói sau năm 1802 nhà thơ vào Phú Xuân làm quan.
8. Tuyên Phủ chỉ quan trấn thủ Bắc Thành, vào lúc Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc mùa xuân 1813.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
9. Nam Hà: chỉ phía Nam sông Gianh.
NGƯỜI GẢY ĐÀN Ở LONG-THÀNH
Người Gảy Ðàn Ở Long Thành
(Sóng Việt Đàm Giang dịch xuôi nghĩa)
Người đẹp Long Thành
Tên họ chẳng ai hay
Đàn Nguyễn rất thành thạo
Dân thành thường gọi là nàng Cầm
Nàng gãy khúc “Cung phụng” triều vua xưa
Một khúc đàn hay tuyệt do trời ban trần thế
Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lần
Bên hồ Giám trong một đêm yến ẩm
Tuổi nàng cỡ độ hai mươi mốt
Áo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoa
Rượu đậm thêm nét mặt ngây thơ khả ái
Ngón tay lướt năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió thổi qua rừng thông
Thanh trong như đôi hạc kêu nơi xa vắng
Mạnh như sét đánh tan bia Tiến phúc
Sầu bi như Trang Tích lúc đau ốm ngâm rên tiếng Việt
Người nghe nàng say sưa không biết mệt
Trong khúc nhạc thành đại nội Trung Hoà.
Quan tướng nhà Tây say rượu nghiêng ngả
Lo vui chơi suốt đêm không nghỉ
Bên phải bên trái tranh nhau cho thưởng
Tiền bạc coi thường có nghĩa chi.
Vẻ hào hoa hơn bậc vương hầu
Giới trẻ nơi Ngũ Lăng không đáng kể
Dường như ba mươi sáu cung xuân
Nay Tràng An đã hun đúc được một báu vật vô giá.
Trong đầu nhớ lại đã hai mươi năm
Tây sơn thua bại, tôi vào Nam
Long Thành gần mà cũng chẳng được thấy
Còn nói chi đến chuyện múa hát trong thành.
Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc chơi vui đãi
Ca kỹ trẻ xinh đẹp cả một đám
Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối góc
Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ
Mày phờ phạc không điểm phấn tô son
Sao mà đoán được là một đệ nhất danh ca thời xưa được.
Điệu nhạc xưa làm ta thầm nhỏ lệ
Lắng tai nghe lòng càng đau xót thêm
14
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước
Bên hồ Giám trong dạ tiệc nàng đó ta đã thấy
Thành quách đã chuyển, người cũng thay đổi
Nương dâu nay biến thành biển cả
Cơ nghiệp Tây sơn cũng đà tiêu tán
Còn sót lại đây một người múa ca.
Thấm thoắt trăm năm có là bao
Cảm thương chuyện cũ dùng áo thấm nước mắt
Ta từ Nam trở lại, đầu bạc trắng
Trách làm sao được sắc đẹp cũng suy tàn.
Trừng hai mắt nhớ lại chuyện cũ
Thương cho đối mặt mà chẳng nhận ra nhau.
Nàng Cầm đất Thăng Long
(Sóng Việt phỏng dịch theo thể song thất lục bát)
Người đẹp Long Thành xưa một độ
Nàng ra sao tên họ ai hay
Nguyễn đàn điêu luyện cung dây
Dân thành thường gọi khéo tay nàng Cầm
“Cung phụng” triều xưa Cầm gảy tiếng
Một khúc đàn hay miếng trời ban
Nhớ hồi còn trẻ một lần
Gặp bên hồ Giám phục thầm tài danh
Hăm mốt xuân tuổi xanh đang độ
Áo xiêm hồng sắc lộ như hoa
Rượu tô diện mặt như thoa
Ngón tay réo rắt ngọc ngà năm cung
Tiếng khoan như rừng thông vuốt nhạc
Thanh như âm đôi hạc vọng xa
Mạnh như sét đánh tan bia
Sầu như Trang Tích rên ca Việt mình
Người nghe nàng hữu tình mê muội
Khúc nhạc thành đại nội triều xưa
Tây sơn quan tướng đều ưa
Ngả nghiêng chơi suốt đêm chưa thỏa lòng
Cùng tranh nhau tây đông ban thưởng
Tiền bạc như không tưởng nghĩa chi.
Vương hầu hào khí mấy thì
Ngũ Lăng giới trẻ đáng gì kể đâu
15
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
16
Lả lướt đàn cung thâu băm sáu
Trầm bổng cao đâm thấu tiếng vang
Trải qua dâu biển tan hoang
Đất Tràng nay có báu vàng trần gian
Nhớ thuở hai mươi năm về trước
Tây sơn thua, tôi bước vào Nam
Long Thành chẳng được thấy gần
Nói chi đến chuyện nhạc đàn vui chơi
Nay phủ gia vui mời yến tiệc
Ca kỹ xinh trẻ đẹp đầy bàn
Góc kia ngồi kẻ điêu tàn
Dung nhan tiều tụy, chẳng màng điểm trang
Đoán làm sao được nàng thời trẻ
Nhất danh cầm lắm kẻ chuộng ưa
Lệ trào qua khúc nhạc xưa
Lắng nghe lòng dạ xót thương ngậm ngùi
Nhớ bồi hồi hai mươi năm trước
Vui cùng nàng bên nước hồ đây
Quách thành chuyển, lắm đổi thay
Nương dâu biển cả xưa nay tuần hoàn
Giang sơn Tây nay đà tiêu tán
Còn sót đây kẻ bán nhạc rao
Trăm năm thấm thoắt là bao
Cảm thương chuyện cũ thấm bào lệ sâu
Ta từ Nam về đầu cũng bạc
Trách làm chi một sắc vơi tàn
Trừng hai mắt nhớ lan man
Thương cho đối mặt chẳng màn nhận nhau.
5. THĂNG LONG I
Trong lần thăm viếng Thăng Long trước khi đi sứ Trung Quốc, ngoài cô Cầm, Nguyễn Du có dịp gặp
lại vài người quen biết lúc trước. Ông cho những nhận xét về họ với tất cả chân tình. Những cô gái xinh
đẹp quen biết lúc trước nay đều đã đèo bồng con trẻ, những người bạn thân thiết lúc trước nay đều đã
làm ông, làm bố.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
17
THĂNG LONG I (1) (120/249)
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng.
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long (2)
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,
Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.
THĂNG LONG I
Núi Tản sông Lô qua bao năm trời đều vẫn vậy.
Bạc đầu nay lại thấy được Thăng Long.
Những tòa nhà cũ nghìn xưa, nay đã trở thành đường đi,
Một dải thành mới thay dấu cung điện cũ.
Những người đẹp biết ngày xưa nay đều đèo bồng con trẻ,
Bạn hào hiệp lúc trẻû cũng đều già cả.
Suốt đêm khổ tâm nghĩ ngợi không ngủ được,
Tiếng sáo nghe văng vẳng trong ánh trăng.
Chú thích
1. Thăng Long: Từ đời Lý, kinh đô Việt Nam đóng tại Thăng Long. Thăng Long nghĩa đen là rồng hiện
lên. Đến đời Nguyễn, Gia Long đóng đô tại Huế, và đổi chữ Thăng Long là rồng hiện thành chữ Thăng
Long là thịnh vượng. Nhưng trong văn thơ, cổ nhân vẫn viết chữ theo tên cũ Thăng Long là rồng hiện.
2. Bạch đầu: Nguyễn Du mới ba mươi tuổi đã bạc đầu và dùng chữ này để nói về mình trong rất nhiều
bài thơ trong Thanh Hiên Thi tập và Nam Trung tạp ngâm. Nhưng chữ bạch đầu trong bài này nói về
tuổi già. Bởi Nguyễn Du rời Thăng Long lúc nhà Lê mạt (1789), vua Lê chạy sang Trung Quốc, lúc ấy
Nguyễn Du mới 25 tuổi. Đến khi Gia Long lên ngôi (1802) Nguyễn Du từ Hà Tĩnh ra Thăng Long làm
quan. Lúc ấy Nguyễn Du 37 tuổi. Đến khi vâng mệnh đi sứ Trung Hoa (1813), Nguyễn Du đến Thăng
Long một lần nữa. Bài thơ này làm lúc ra Thăng Long để sang Trung Quốc. Lúc đó Nguyễn Du đã gần
năm mươi tuổi. Cho lên mới nói Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
6. NGỘ GIA ĐỆ CỰU CA CƠ
Một người hầu cũ của em ông ngày xưa xinh đẹp, giọng ca hay, nay đã có chồng ba con và đáng
thương thay nàng vẫn còn mặc chiếc áo cũ ngày xưa.
NGỘ GIA ĐỆ CỰU CA CƠ (122/249)
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi,
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri (1).
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển (2),
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly,
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
18
Phúc bồn dĩ hĩ nan thu thủy,
Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti!
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử
Khả liên do trước khứ thời y.
GẶP NGƯỜI HÁT CŨ CỦA EM TÔI
Nơi chốn thị thành gặp lại người sau thời loạn,
Hạc đen ta nay trở về có ai hay đâu.
Áo hồng đào hát giọng ca hay ngày trước,
Đầu bạc nay gặp lại than khóc nỗi chia lìa
Chẳng thể vớt lại chậu nước đã đổ,
Ngó sen tuy đứt, mà tơ vẫn còn vương.
Nói chuyện biết lấy chồng khác có ba con,
Thấy ái ngại thương cho chiếc áo ngày xưa
Chú thích:
Người em ở đây có lẽ Nguyễn Du muốn nói về người em trai tên là Nguyễn Ức. Nguyễn Ức lúc bấy
giờ đang làm thiềm sự bộ Công, tước hầu. Khi ghé Thăng Long trên đường đi sứ, Nguyễn Du gặp lại
người bạn ca hát của người em.
1. Chim hạc đen: Ý nói Nguyễn Du xa Thăng Long lâu ngày nay mới trở lại.
2. Hồng tụ: ống tay áo mầu hồng, chỉ áo đào hát.
7. SƠN THÔN
Cô gái kéo nước giếng: có lúc dù chỉ nhìn thoáng qua một người con gái cũng đủ để Nguyễn Du có
hứng viết về họ như cô gái thôn dã ngày xuân ra giếng kéo nước.
SƠN THÔN
Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần
Thác lạc sài môn bế mộ vân
Trưởng giả y quan do thị Hán (1)
Sơn trung giáp tý quýnh phi Tần (2)
Mục nhi giác chủy hoang giao mộ
Cấp nữ đồng liên ngọc tỉnh xuân
Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại
Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
19
XÓM NÚI
Sâu giữa muôn núi khuất gió trần
Cổng tre rải rác lẩn trong mây
Người sang còn mặc y kiểu Hán
Tháng năm trong núi khác đời Tần
Chiều về mục đồng gõ sừng trâu
Giếng ngọc gái quê kéo nước gàu
Ước gì thoát được cõi trần tục
Ngồi dưới cây tùng thú biết bao.
Chú thích:
1. Cuối đời Tây Hán: Vương Mãng cướp ngôi vua Hán. Lưu Tú (sau này là Quang Vũ đế, Đông Hán)
khởi binh khôi phục lại cơ nghiệp. Khi tiến vào kinh đô Lạc Dương, phu lão mừng nói: “Không ngờ
ngày nay lại trông thấy uy nghi nhà Hán”.
2. Câu này lấy trong tích bài Đào Nguyên ký của Đào Tiềm. Đời Tần tàn bạo, có một nhóm người đem
nhau vào vùng Đào Nguyên ở, không đi lại với người ngoài núi. Họ không theo niên hiệu Tần nữa.
8. NGẪU THƯ CÔNG QUÁN BÍCH I
Một lần trông thấy người đẹp xa vời cách tường cao cũng đủ làm Nguyển Du chao đao.
NGẪU THƯ CÔNG QUÁN BÍCH I (87/249)
Triêu san nhất vu phạn
Mộ dục nhất bồn thủy
Bế môn tạ tri giao
Khai song kiến kinh kỷ
Song ngoại kinh kỷ mạn thả trường
Mỹ nhân du du cách cao tường
Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ (1)
Hồn hề! quy lai! bi cố hương!
NGẪU ĐỀ VÁCH NHÀ CÔNG I
Sớm lùa một bát cơm
Chiều tắm một chậu nước
Đóng cổng phụ lòng khách
Mở cửa ngắm cây gai
Ngoài cửa lan tràn cây gai mọc
Người đẹp xa vời cách tường cao
Chim cuốc kêu sầu báo xuân tận
Hồn ơi! hãy về! buồn quê xưa!
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
20
Chú thích:
1. Câu này vốn khuyết hai chữ, có lẽ nhà thơ dùng câu thơ cổ “Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ”.
9. THƯƠNG NGÔ TRÚC CHI CA
Trong 15 bài thơ Hán ngắn Thương Ngô Trúc Chi Ca, ba bài kể lại hình ảnh một người đàn bà trẻ nhìn
như đang giận chồng, một cô gái đầu cài hoa vàng quá ham vui đứng trước khoang thuyền không tránh
người lên xuống, hay cô gái thị thành tóc bới cao, cài lông chim thúy đẹp rúng động lòng người.
Bài số X, XI, XIV của Thương Ngô Trúc Chi Ca (145-159/249) được trích dẫn ở đây.
X. (154/249)
Ban trúc yên đồng xích nhị trường (1),
Trà âu phù động Vũ Tiền hương (2).
Nhất lai nhất vãng nhân vô vấn,
Độc ỷ thuyền song chính hận lang.
Hoa trúc ống điếu dài hai thước,
Trà Vũ Tiền thơm ngát một bình
Thấy người qua lại chẳng cất tiếng
Cửa song nàng tựa giận chồng chăng?
Chú thích:
1. Ban trúc: trúc hoạ Tục truyền rằng Nga Hoàng và Nữ Anh khóc vua Thuấn, nước mắt vẩy vào bụi
trúc thành đốm.
2. Vũ tiền: tức Vũ tiền trà, là một loại trà ngon, hái trước tiết cốc vũ (tháng ba).
XI. (155/249)
Thập chích long châu nhất tự trần,
Xao la qua cổ điếu Linh quân (1).
Hoàng hoa khuê nữ tham hành lạc,
Khiêu xuất thuyền đầu bất tị nhân.
Mười thuyền rồng sắp hàng chữ nhất,
Chiêng trống vang rền điếu Khuất nguyên.
Cài hoa vàng một nàng vui quá,
Ngay mũi thuyền đứng chẳng tị hiềm.
Chú thích:
1. Linh quân: tức Khuất nguyên, điển tích rằng Khuất nguyên trầm mình trên sông Mịch-la, một con
sông nhỏ chảy vào sông Tương. Hàng năm cứ vào ngày giỗ Khuất nguyên, người Trung Hoa thường tổ
chức đua thuyền tượng trưng việc tìm thi thể của nhà thơ, để tưởng nhớ Khuất nguyên.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
21
XIV. (158/249)
Trường quần tập tập duệ khinh tiêu,
Vân kế nga nga ủng thúy kiều.
Doanh đắc quỷ đầu mãn mang khẩu (1),
Bằng quân vô phúc dã năng tiêu.
Quần dài, áo lụa nàng thướt tha,
Tóc bới, lông thúy trâm cài hoa
Cứ rằng có tiền bạc đầy túi,
Vô phúc vẫn duyên với họ mà.
Chú thích:
1. Quỷ đầu: một loại tiền cổ.
Những khuôn mặt phụ nữ trong lịch sử Trung Quốc.
Người đàn bà thời xưa nói chung chiếm một địa vị rất khiêm nhường trong xã hội, và những câu
chuyện liên quan với họ cũng rất hạn chế.
Cũng như những văn nhân khác, Nguyễn Du có những bài thơ viết về những đề tài cao cả, ẩn ý
chính trị, hay cá tính anh hùng của người đàn ông, nhưng thêm vào đó Nguyễn Du lại dành một số bài
viết về nữ giới, với lời thơ rất giản dị nhưng súc tích, gần gũi với họ, hay một số bài với nhiều suy nghĩ
sâu sắc trong những bài thơ ca tụng họ.
Nguyễn Du rất có cảm tình với nữ giới, và điều này lại biểu lộ rõ hơn khi ông viết về những
người đẹp trong lịch sử Trung Quốc.
1. ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Bài thơ Độc Thanh Tiểu Ký nói về Tiểu Thanh, một người đẹp đa tài, vắn số. Phải ghi thêm rằng trong
bài này, nổi tiếng nhất là hai câu thơ chót khi Nguyễn Du so sánh bản thân với Tiểu Thanh trên phương
diện lưu danh tiếng lại cho hậu thế.
ĐỘC TIỂU THANH KÝ (1) (78/249)
Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
Độc điếu song tiên nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư (2)
Cổ kim hận sự thiê nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu (3)
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
22
ĐỌC TẬP TIỂU THANH KÝ
Hồ Tây vườn Uyển thành gò hoang
Biết nàng bên cửa cánh thơ tàn
Má đào có thiêng hẳn nhỏ lệ
Thơ văn vắn số đốt còn vương
Khó hỏi nhà trời hận xưa nay
Lậm vòng phong nhã đã cùng mang
Ba trăm năm tới làm sao biết
Người đời có ai khóc Như chăng?
Chú thích:
1. Tiểu Thanh Ký: chuyện kể cuộc đời một người con gái có tài có sắc, sống vào đầu đời Minh. Nàng
họ Phùng, lấy lẽ một người cũng tên Phùng, vì tránh tên chồng nên gọi là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen, bắt
ở riêng trong một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu nàng buồn mà chết, lúc mới
18 tuổi. Nay ở Cô Sơn vẫn còn mộ.
2. Phần dư: tức Phần dư cảo, tên tập thơ bị đốt còn sót lại. Tiểu Thanh có một tập thơ nói tâm sự của
mình, lúc nàng chết rồi, vợ cả ghen, lấy đốt đi còn lại một số bài, người ta thu thập lại gọi là Phần dư
cảo.
3. Tam bách dư niên: có thuyết cho rằng ba trăm năm là tính từ khi Tiểu Thanh mất cho đến lúc Nguyễn
Du làm bài thơ trên.
2. THƯƠNG-NGÔ TỨC SỰ
Hình ảnh hai người đàn bà Nga Hoàng và Nữ Anh vợ vua Ngu Thuấn đi tìm chồng ngồi khóc bên bờ
sông Tương đã là động lực gây cảm xúc mãnh liệt cho Nguyễn Du đến nỗi ông viết đến bốn đoản thơ
trong Thương Ngô Tức Sự, để nhắc đến hai bà và một bài khác để nhắc lại tích nước mắt hai bà phi vẩy
vào bụi trúc thành vết lốm đốm.
THƯƠNG-NGÔ TỨC SỰ (142/249)
Ngu đế nam tuần cánh bất hoàn (1)
Nhị phi sài lệ trúc thành ban (2)
Du du trần tích thiên niên thượng,
Lịch lịch quần thư nhất vọng giang.
Tân lạo sơ thiêm tam xích thủy,
Phù vân bất tiện Cửu-nghi sơn (3).
Tầm thanh dao tạ tì bà ngữ (4),
Thiên lý thanh sam bất nại hàn.
TỨC CẢNH THƯƠNG-NGÔ
Vua Thuấn nam tuần không trở về
Hai phi sa lệ đốm trúc thanh
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
23
Trăm năm vết cũ chuyện xưa kể,
Bây giờ nhìn lại rõ sử xanh.
Cao thêm ba thước nước lụt về,
Cửu nghi núi khuất mây mờ che
Tì bà nghe vẳng đành từ tạ
Ngàn dặm áo xanh lạnh lẽo ghê!
Chú thích:
1. Ngu đế nam tuần: Sử chép vua Thuấn nam tuần (tỉnh Hồ-nam) chết bất thình lình và an táng tại đó.
2. Nhị phi: Hai bà phi của Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Oanh, khóc vua Thuấn nước mắt rơi làm lốm đốm
trên lá trúc.
3. Cửu nghi: dẫy núi Cửu nghi cũng gọi là Thương ngô, ở tỉnh Hồ-nam.
4. Tì bà hành: chỉ tiếng đàn tì bà của Nga Hoàng và Nữ Anh, chứ không phải tì bà nói trong bài Tì Bà
Hành của Bạch Cư Dị.
THƯƠNG NGÔ MỘ VŨ (143/249)
Vũ trệ Tầm giang hiểu phát trì (1),
Ngô thành bạc mộ thượng phi phi (2).
Nhất giang tân lạo bình Tam sở (3),
Đại bán phù vân trú Cửu nghi
Trách trách tiểu chu nan quá hạ (4)
Sam sam trường phát tự tri dị
Bình ba nhật mộ Tươngđdàm viễn,
Bôi tửu bằng lan điếu nhị phi.
THƯƠNG PHỐ CHIỀU MƯA
Tầm giang mưa sớm, rời bên trưa,
Thành Ngô day dứt vẫn còn mưa.
Sông tràn nước đổ bờ Tam sở,
Mây đầy quanh quẩn Cửu nghi xưa.
Nho nhỏ chiếc thuyền hạ khó qua,
Mái tóc thả dài rõ người xa.
Tương đàm chiều lặng còn xa tắp,
Chén rượu tựa song tưởng hai bà.
Chú thích:
1. Tầm-giang: tên một con sông thuộc huyện Quế-bình, tỉnh Quảng-tây, chảy qua Thương-ngô vào
Quế-giang.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
24
2. Ngô thành: có hai nơi gọi tên Thương-ngô. Tỉnh Quảng tây có Thương-ngô (Ngô châu). Ở tỉnh HồNam, Thưong-ngô là tên dãy núi cũng gọi là núi Cửu nghi.
Bài thơ này hai câu đầu nói đến Thưong-ngô ở Quảng tây, vì câu bẩy nhắc đến Tương đàm là một
huyện thuộc Hồ-nam. Nhưng câu bốn lại nói nhìn về núi Cửu nghi (Thương-ngô, Hồ-nam), nơi vua
Thuấn mất nên trạnh lòng nhớ đế hai bà phi của vua Thuấn.
3. Tam Sở: ba miền nước Sở gồm Tây Sở, Nam Sở, và Đông Sở, nay là đất các tỉnh Hồ-nam, Hồ-bắc.
4. Hạ: chữ hạ có sách diễn là chỉ nước Trung-quốc (Hoa hạ), ý nói đi trên chiếc thuyền nhỏ thì khó lòng
mà đi khắp Trung quốc.
THƯƠNG NGÔ TRÚC CHI CA
III (147/249)
Vũ tự bàng đà vân tự si,
Cửu nghi sơn sắc vọng trung nghi (1).
Ngu vương táng xứ vô thâu mộ (2),
Thuỷ diện huyền thanh tự nhị phi (3).
Mưa rơi sướt mướt, mây lững lờ,
Núi Cửu nhạt nhòa trong xa mờ
Ngóng lăng vua Thuấn sao chẳng thấy,
Tiếng đàn tưởng hai phi trong mơ.
Chú thích:
1. Cửu nghi sơn: còn gọi là núi Thương-ngô, núi có chín ngọn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung-quốc.
2. Ngu vương: Vua Thuấn đời nhà Ngu, nên gọi là Ngu vương.
3. Nhị phi: hai vợ của vua Thuấn tên Nga Hoàng và Nữ Anh. Tích kể rằng sau khi vua Thuấn mất, hai
bà đi tìm, đến sông Tương, trông lên núi Thương-ngô than khóc rồi gieo mình xuống sông Tương.
VIII (152/249)
Kê-lung sơn tại thuỷ trung ương,
Vạn khoảnh yên ba cộng diểu mang.
Tương ước đông gia cụ chu tiếp,
Thiên phi các thượng cộng phần hương (1)
Núi Kê-Lung ở giữa giòng sông,
Khói sóng vạn lớp trải chập chùng.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
25
Đã hẹn chủ thuyền cùng sửa soạn,
Viếng gác Thiên phi sắm hương trầm.
Chú thích:
1. Thiên phi các: đền thờ hai bà phi, con gái vua Nghiêu tên Nga Hoàng và Nữ Anh.
3- DƯƠNG PHI CỐ LÝ (160/249)
Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến Dương Quí Phi. Người đời cho rằng vì Đường Minh Hoàng quá mê sắc
đẹp của Dương Quí Phi mà xao nhãng việc nước, thì Nguyễn Du lại cho rằng việc mất nước là do triều
đình bất tài, cứ như phỗng đứng nên không đuổi được giặc, chứ tại sao lại đổ tội cho Dương Quí Phi.
DƯƠNG PHI CỐ LÝ (160/249) (1)
Sơn vân tước lược ngạn hoa minh,
Kiến thuyết Dương Phi thử địa sinh.
Tự thị cử triều không lập trượng (2),
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành.
Tiêu tiêu Nam Nội (3) bồng cao biến,
Mịch mịch Tây Giao (4) khâu lũng bình.
Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ,
Đông phong thành hạ bất thăng tình.
QUÊ CŨ DƯƠNG QUÍ PHI
Núi mây thưa thớt hoa rực rỡ bên bờ,
Thuyết rằng đây là quê sinh đẻ của Dương Phi
Chỉ tại triều đình như tuồng phỗng đá,
Khiến xui ngàn năm cứ đổ tội sắc nghiêng thành.
Trong cung Nam buồn cỏ bồng mọc khắp lối,
Vắng vẻ Tây giao, gò đống phẳng bằng.
Phấn lạt hương phai biết tìm đâu,
Gió đông thành dưới gợi nhiều cảm thương (*).
(*) Nguyễn Du không đi qua vùng này trên đường đi xứ, lý do tại sao bài thơ này sắp ở đây còn là nghi
vấn.
Chú thích:
1. Dương Quí Phi : tức Dương Ngọc Hoàn là Quí Phi của Đường Minh Hoàng. Quê ở làng Hoàng
Nông, huyện Hòa Âm, tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Vì An Lộc Sơn nổi loạn, Đường Minh Hoàng (Đường
Huyền Tông) phải chạy vào đất Thục. Đến đèo Mã Ngôi, quân lính đòi giết Dương Quí Phi và người
anh tên Dương Quốc Trung, là những người làm Đường Minh Hoàng mê muội mà mất nước (Uổng
giao thiên cổ tội khuynh thành). Quốc Trung bị quân lính giết chết, Dương Quí Phi bị buộc thắt cổ tự
sát ở đâỵ.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
26
2. Lập trượng: Đứng như gậy, chỉ quan bù nhìn không dám can gián vua, để xảy ra cuộc loạn An Lộc
Sơn. Do lệ thiết triều nhà Đường (lập trượng mã), có tám con ngựa phải đứng chầu trong hàng gậy làm
nghi vệ cho vuạ Con nào kêu hoặc đụng đậy không đúng phép là bị thay thế.
3. Nam Nội : Tức cung Hưng Khánh, nơi Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi thường ra chơi.
4. Tây Giao : Cánh đồng ở phía tây Tràng An, chỉ gò Mã Ngôi nơi Dương Quí Phi bị buộc phải thắt cổ
chết.
4- TAM LIỆT MIẾU (63/249)
Bài Tam Tiệt Miếu viết về người vợ, người thiếp và con gái của Lưu Thời Cửu, ca tụng ba tấm gương
sáng nghìn đời còn sáng tỏ.
TAM LIỆT MIẾU (63/249)
Thái nữ sinh sồ Trác nữ bôn (1),
Lạc hoa phi nhứ bất thắng ngôn.
Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt,
Vạn cổ cương thường thuộc nhất môn.
Địa hạt tương khan vô quí sắc,
Giang biên hà xứ điếu trinh hồn?
Thanh thời đa thiểu tu như kích (2),
Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn!
MIẾU BA LIỆT NỮ
Nàng Thái sinh con, Trác theo tình,
Hoa rơi lá rụng không nên lời.
Ngàn thu bia đá tam liệt nữ,
Sáng gương vạn cổ thuộc một nhà.
Dưới đất nhìn nhau không hổ thẹn,
Nơi nào bến nước viếng hồn trinh?
Thời bình bao kẻ mang râu mác,
Bàn chuyện hiếu trung, tôn nhất mình.
Chú thích: :
Tam liệt miếu: tác giả chú thích như sau: "Khoảng niên hiệu Chính đức nhà Minh (1506-1521), Lưu
Thời Cửu đi nhậm chức, thuyền tới nơi lập miếu thì bị bọn cướp giết. Cả vợ, thiếp, và con gái đều
không chịu nhục, nhảy xuống sông chết. Khoảng năm Gia Tĩnh (1522-1526) được biểu dương và lập
miếu thờ".
1. Thái nữ: chỉ Thái Diễm, tự Văn Cơ, con gái Thái Ung, cuối đời Đông Hán, gặp lúc loạn lạc, bị quân
Hung nô bắt đi ,sang ở Hung nô mười hai năm, sinh được hai con. Sau Tào Tháo, bạn của Thái Ung
đem vàng bạc sang chuộc về. Thái nữ là tác giả bài Bi phẫn thi.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
27
Trác nữ: chỉ Trác Văn Quân, con gái Trác Vương Tôn, người đời Hán, goá chồng về nhà. Gặp ngày Tư
Mã Tương Như đến dự tiệc, thấy Trác Văn Quân, bèn gẩy khúc Phượng Cầu Hoàng quyến rũ. Trác Văn
Quân bỏ nhà đi theo. Theo thời xưa hai người đàn bà này không giữ đúng lễ nghi phong tục thời đó.
2. Tu như kích: râu như mác. Sách Nam sử chép chuyện Chử Ngạn Hồi có câu: "Râu ông cứng như mác
mà sao không có chí khí trượng phu.", ý nói những người chỉ tốt mã bề ngoài kỳ thực vô tài.
5. SỞ BÁ VƯƠNG MỘ I
Người đẹp Ngu Cơ dược Nguyễn Du nhắc đến với nhiều mến phục.
SỞ BÁ VƯƠNG MỘ I (224/249)
Bạt sơn giang đỉnh nại thiên hà? (1)
Túc hậu du du ký thiển sa
Bá thượng dữ thành thiên tử khí (2)
Trướng trung không thính mỹ nhân ca (3)
Nhãn tiền phiến thạch anh hùng tại
Sự hậu quần nho khẩu thiệt đa (4)
Dục mịch Trường lăng nhất phôi thổ
Xích my loạn hậu biến bồng ma (5)
MỘ SỞ BÁ VƯƠNG I
Rời núi nhấc vạc trời chẳng trơ
Cánh hận chan chan phủ cát mờ
Đất Bá điềm con trời đã hiện
Trong trướng nghe người đẹp hát thơ
Rõ mặt anh hùng nằm trơ đá
Chuyện Hạng nhà nho nói nhiều rồi
Nấm đất Trường Lang dù muốn kiếm
Loạn quân mày đỏ nay cỏ thôi
Chú thích:
Sở Bá Vương : tức Hạng Vũ.
1. Bạt Sơn Giang Đỉnh: nhổ núi, nhắc vạc, chỉ sức mạnh vô địch của Hạng Vũ.
2. Bá Thượng: tên đất nay thuộc tỉnh Thiểm Tây. Khi Bái Công tức Hán Cao Tổ ở đất Bá Thượng, có
đám mẩy nổi trên trời như hình con rồng năm sắc; có người cho đó làm điềm làm vua (thiên tử khí).
3. Mỹ nhân ca: khi bị vây chặt ở đất Cai Hạ, Hạng Vũ ngồi trong trướng nghe bài ca Ngu cơ hát họa lại
bài Ngu hề.
4. Ý nhắc đến chuyện các nhà nho bàn luận về việc Hạng Vũ sau khi thua ở Cai Hạ, không chịu về
Giang Đông.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
28
5. Trường Lăng: tên huyện thuộc tỉnh Thiểm Tây. Mộ Hán Cao Tổ ở đấy.
6. Xích mi: toán quân nông dân khởi nghĩa thời Tây Hán. Vì sợ lẫn lộn với quân lính của Vương Mãng,
nên họ bôi đỏ lông mày (xích my). Sau bị Hán Quang Vũ đán áp.
6. ĐỒNG TƯỚC ĐÀI (205/249)
Ngoài những người đàn bà nổi tiếng trên còn có chị em Tiểu Kiều, Đại Kiều thời Tam quốc.
ĐỒNG TƯỚC ĐÀI (205/249)
Bài thơ này gồm 26 câu, ở đây chỉ ghi lại từ câu 4 đến câu 12.
Đãn kiến giang biên Đồng Tước đài
Đài cơ tuy tại, dĩ khuynh dĩ
Âm phong nộ hào thu thảo mĩ
Ngọc long Kim phượng tẫn mang mang (2)
Hà huống đài trung ca vũ kỹ!
Tư nhân thịnh thời, thùy cảm đương?
Diểu thị hoàng đế, lăng hầu vương
Chỉ hận tằng đài không luật ngột
Tiểu Kiều chung lão giá Chu lang (3)
Còn đài Đồng Tước nơi ven sông
Chân đài còn, đài đâu còn nữa
Gió gào lạnh lẽo bãi cỏ thu
Lầu Long lầu Phượng không còn dấu
Nói chi ca kỹ chốn đài xưa
Người lúc mạnh ai dám đối đầu
Khinh rẻ vua nhục đám vương hầu
Tiếc đài sang không mang lợi ích
Tiểu Kiều vẫn vợ Chu lang đến già.
Chú thích:
1. Đổng Tước Đài: một kiến trúc tráng lệ do Tào Tháo dựng lên, di tích nay còn ở phía tây nam huyện
Lâm Chương, tỉnh Hà Nam.
2. Ngoc Long, Kim Phượng: là hai tòa lầu ở hai bên đài Đồng Tước.
3. Tiểu Kiều: vợ Chu Du, tương truyền Tào Tháo xây đài Đồng Tước, với ý định bắt hai chị em Đại
Kiều, Tiểu Kiều ở Đông Ngô về cho ở đấy.
CHU LANG MỘ (232/249)
Thiêu tận Tào gia bách vạn binh (1)
Trượng phu sai túc úy bình sinh
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
29
Đồng niên giao nghị liên Tôn Sách (2)
Nhất thế tri âm đắc Khổng Minh (3)
Ngõa lịch Ngô cung hoang đế nghiệp
Kinh trăn cổ mộ thượng hùng danh
Nhị Kiều hương cốt tàng hà sở (4)
Nhãn kiến Đồng đài bán dĩ khuynh (5)
MỘ CHU LANG
Hủy mất nhà Tào trăm vạn binh
Trượng phu đủ thỏa chí bình sinh
Cùng tuổi thân tình bạn Tôn Sách
Một thời ân nhớ gặp Khổng Minh
Cung Ngô tan hoang, nghiệp vua tàn
Mộ xưa phủ cỏ vẫn hùng danh
Hương cốt hai Kiều chôn đâu nhỉ?
Mắt thấy đài Đồng nửa đổ tan
Chú thích:
Chu Lang: tức Chu Du, mưu sĩ Đông Ngô.
1. Tào Tháo đem trăm vạn quân xuống đánh Đông Ngô, Chu Du liên kết với Khổng Minh đánh hỏa
công, Tào Tháo thua.
2. Đồng niên: Chu Du với Tôn Sách là bạn cùng một tuổi, lại có tình anh em rể.
3. Tri âm: Khổng Minh chọc tức Chu Du ba lần. Khi Chu Du chết, Khổng Minh khóc Chu Du nhận là
bạn tri âm.
4. Nhị Kiều: Đại Kiều và Tiểu Kiều, hai chị em, vợ Chu Du và Tôn Sách, nổi tiếng có sắc đẹp. .
5. Tào Tháo dựng đài Đồng Tước ở bến sông Chương, tương truyền có ý định khi thu phục Đông Ngô
sẽ bắt hai nàng Kiều cho ở trong đài (Xem bài số 205/249: Đồng Tước Đài).
7. VỌNG PHU THẠCH (72/249)
Nguyễn Du xúc động khi nhìn đá ngóng chồng, theo tích do hóa thân của người đàn bà ôm con chờ
chồng trên đầu núi ngàn năm hóa thành đá.
VỌNG PHU THẠCH (72/249) (1)
Thạnh da? nhân da? bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân
Vạn kiếp yểu vô vân vũ mộng (2)
Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
30
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ
Đài triện trường minh nhất đoạn văn
Tứ vọng liên sơn diểu vô tế
Độc giao nhi nữ thiện di luân
ĐÁ NGÓNG CHỒNG
Phải người? Phải đá? Hỏi ai đây?
Sừng sững trên núi ngàn năm nay
Chẳng mộng mây mưa cả vạn kiếp
Cổ kim thanh khiết thân vẫn đầy
Dòng lệ mưa thu không ngưng chảy
Thảm rêu như khắc đoản văn chương
Bốn bề núi dăng hàng lớp lớp
Dành riêng phận nữ giữ đạo thường
Chú thích:
1. Vọng Phu Thạch: Nguyễn Du tả núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, khi đi nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh
sang phong sắc cho Gia Long năm Quí Hợi (1803). trường hợp này cũng giống như những bài Lạng
Sơn Đạo Trung, Đề Nhị Thanh Động, Quỉ Môn Đạo Trung.
2. Vân vũ: Thần nữ ở Vu Sơn làm mây buổi sáng, làm mưa buổi chiều. Về sau người ta dùng điển này
để chỉ chuyện tình ái.
8. VƯƠNG THỊ TƯỢNG
Với những người đàn bà trên Nguyễn Du thương xót bao nhiêu thì khi viết về vợ Tần Cối ông lại khinh
bỉ, dè bĩu, nặng lời mỉa mai bấy nhiêu. Ngoài sự mắng nhiếc, khinh miệt vợ chồng Tấn Cối, ông lại còn
bày tỏ tư kiến rằng việc dựng hai pho tượng sắt vợ chồng Tần Cối quỳ trước mộ Nhạc Phi để mọi
người thăm viếng Nhạc Phi có thể đánh đập lên đầu hay phun nhổ vào mặt vợ chồng Tần Cối thì chỉ
oan cho đống sắt vô tri vô giác, và lại làm cho vợ chồng Tần Cối được bất tử cùng vị anh hùng Nhạc
Phi.
VƯƠNG THỊ TƯỢNG (203/249)
Nhị thủ
VƯƠNG THỊ TƯỢNG I
Thiệt trường tam xích cánh hà vi?
Hảo dữ quyền gian bị xướng tùy
Hậu hoạn chính ân cầm hổ nhật (1)
Tiền công an vấn ẩm long kỳ (2)
Nhất sinh tâm tích đồng phu tế
Thiên cổ hình hài nhục nữ nhi (3)
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
31
Để sự tưởng lai “mạc tu hữu” (4)
Khuê trung tư ngữ cánh thùy tri ?
TƯỢNG VƯƠNG THỊ I
Lưỡi thị ba thước làm chi nhỉ
Gian thần khéo nghĩa kết phu thê
Trừ hoạn đề phòng đà bắt hổ
Hoàng Long hẹn ước đếm xỉa chi
Một đời bụng dạ hệt gã chồng
Muôn thuở thân thị nhục nữ nhi
Nhớ lại cái lời “mạc tư hữu”
Phải chăng lời rỉ chốn phòng the?
Chú thích:
Vương thị: vợ gian thần Tần Cối đời Tống (960-1279).
1. Tống bị Kim xâm lăng, Nhạc phi chủ trương đánh, Tần Cối chủ trương hòa. Tần Cối giả lệnh vua bắt
Nhac phi bỏ ngục, coi như bắt được hổ, nếu để sổng ra thì sẽ có mối lo về sau nên giết đi.
2. Ẩm long: Nhạc phi mang quan đánh Kim, có hẹn với tướng sĩ rằng: “Thẳng đến Hoàng Long cùng
các ngươi uống rượu mừng” (Hoàng Long là thủ đô nhà Kim).
3. Ở Hàng Châu hiện có mộ Nhạc phi, phía trước có tượng vơ chồng Tần Cối quì chịu tội. Vương thị
làm điều phi nghĩa, pho tượng của thị làm nhục đến phụ nữ.
4. Mạc tư hữu: chẳng cần có tội. (Xem chú thích bài Nhạc Vũ mục mộ, số 200).
VƯƠNG THỊ TƯỢNG II (204/249)
Thâm đồ mật toán thắng phu quân
Ưng thị “thần kê” đệ nhất nhân (1)
Bất lạn dĩ sinh tam thốn thiệt
Thuần cương hoàn đắc vạn niên thân
Xướng tùy tận đạo ưng vô hối
Kỹ lưởng đồng niên cánh khả thân
Mạc đạo nữ nhi vô lực lượng
Dã tằng hám phá Nhạc gia quân (2)
TƯỢNG VƯƠNG THỊ II
Mưu thâm sâu sắc quá anh chồng
Chính thị nhất mạng đã lộng quyền
Hiếm có trên đời ba tấc lưỡi
Thân lại đúc sắt tiếng vạn niên
Trọn đạo xướng theo chẳng ân hận
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
32
Đồng lòng thủ đoạn cùng nhịp ăn
Chớ nói đàn bà không sức lực
Chính thị phá tan Nhạc gia quân
Chú thích:
1. Thần kê: do câu “Tẫn kê tư thần”; gà mái gáy sớm, chỉ người đàn bà lộng quyền.
2. Nhạc gia quân: quân họ Nhạc. Quân Kim rất sợ Nhạc phi, thường bảo nhau; “Chuyển núi thì dễ, phá
đội quân của họ Nhạc thì khó”.
KẾT LUẬN
Tóm lại, bàn về đặc điểm nghệ thuật của Thơ Hán Nguyễn Du không phải là mục đích của bài viết, ở
đây tác giả chỉ muốn nói đến cái tình cảm của Nguyễn Du thể hiện qua một số bài thơ. Cái tình cảm rất
thân thuộc, rất thân ái của một văn hào, đã mang dòng thơ truyền đạt đến độc giả một cách rất hay, rất
tài tình, và rất chân thật. Trong một xã hội còn nặng phong kiến, sự biểu lộ tình cảm của Nguyễn Du
với nữ giới thật đặc biệt, và chính sự đặc biệt này đã là nguyên nhân để tác giả viết về Thơ Hán Nguyễn
Du và những khuôn mặt nữ giới qua thơ của ông với tất cả lòng cảm phục và ngưỡng vọng.
Chú thích ghi chép theo những sách biên khảo và chú giải của quý cụ Lê Thước- Phan Sĩ Bằng, Bùi
Kỷ-Phan Võ-Nguyễn Khắc Hanh, Lê Thước-Trương Chính, Nguyễn Thạch Giang-Chương Chính. ■
Sóng Việt Đàm Giang
Biên soạn và phỏng dịch.
Ngày 15 tháng 1, năm 2005
(thêm sửa đổi ngày 18 tháng 11, 2009)

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
33
Thæng Hoa Khä Næng Ngoåi Ng»
Qua Thi Ca Tr» TÌnh
ñàm Trung Pháp
Hồi còn là sinh viên ban cử nhân chuyên về Anh ngữ tại Miami University thuộc tiểu bang Ohio
trong đầu thập niên 1960, tôi có cơ hội học thêm một số ngoại ngữ trong phần học trình nhiệm ý. Tiến
sĩ Glen Barr là vị giáo sư tiếng Tây ban nha tôi ngưỡng mộ nhất. Ông uyên bác, hiền lành, tận tụy, và
rất quý mến học trò. Sau một thời gian học với ông, tôi được ông mướn làm người chấm (grader) bài
tập của sinh viên theo học các lớp Tây ban nha ngữ nhập môn của ông. Mỗi cuối tuần, với nụ cười hiền
hậu, ông trao tôi một món tiền căn cứ vào số bài tôi đã chấm dùm ông. Món tiền thường chỉ đủ để đưa
cô bạn gái người Mỹ đi xi-nê một hai chầu là cạn, nhưng tôi rất cảm động và hãnh diện được ông thầy
học tin cậy khả năng.
Một hôm tôi hỏi ông: “Thầy ơi, có cách nào hấp dẫn hơn để trau giồi tiếng Tây ban nha, ngoài
việc học thuộc lòng các quy luật văn phạm và từ vựng buồn tẻ không?” Ông gật gù, có vẻ thích thú câu
hỏi của tôi, rồi ông hỏi lại tôi: “Anh có thích thơ và nhạc không?” Thấy tôi gật đầu lia lịa, ông nói tiếp:
“Vậy thì hãy thử tìm đọc thơ của Gustavo Adolfo Bécker, và nghe những bài hát do Trio los Panchos
trình diễn đi!” Ông thầy chí tình của tôi còn quả quyết là qua thơ và nhạc, tôi sẽ thích tiếng Tây ban
nha hơn, biết thêm từ vựng văn học, hiểu thêm nếp sống tình cảm của người dân Tây ban nha và Mỹ
châu la-tinh, và nhất là sẽ thăng hoa khả năng phát âm và khả năng nghe hiểu thứ tiếng này. Ông vỗ vai
tôi, nói tiếp trước khi tôi rời văn phòng ông: “Tin tôi đi, vì đó là kinh nghiệm bản thân của tôi mà!”
Tôi không thể ngờ là giáo sư Barr đã cho tôi một lời khuyên vô giá. Ông quả là một nhà giáo
ngoại ngữ tinh đời mà tôi có diễm phúc được làm học trò.
Rời văn phòng ông, tôi vội ghé thư viện của trường để mượn một cuốn hợp tuyển dầy cộm về
văn học Tây ban nha trong đó có thơ của đại danh Gustavo Adolfo Bécker và các thi nhân lẫy lừng
khác. Tôi cũng vào một tiệm âm nhạc ở ngoài phố để mua một đĩa hát của ban tam ca Trio los Panchos
rất được ưa chuộng thời ấy, bìa in hình ba chàng ca sĩ để râu mép như Clark Gable, đội mũ rộng vành,
tay ôm đàn điệu nghệ. Chỉ tiếc là cái album đĩa hát thuộc loại “long-playing” ấy của nhà sản xuất
Columbia không có đính kèm bản văn (lyrics) của các bài hát, nhưng đây lại là một điều tốt cho tôi,
như sẽ giải thích dưới đây.
Gustavo Adolfo Bécker (1836-1870), một nhà thơ tài hoa nhưng mệnh yểu thuộc trào lưu hậu
lãng mạn, đã chinh phục ngay được lòng mến mộ của tôi qua một số bài thơ trữ tình trong tuyển tập
RIMAS của ông. Thi tuyển này gồm 98 bài --có bài rất ngắn nhưng cũng có bài khá dài, tổng cộng
thành vài ngàn câu thơ trác tuyệt-- đóng vai trò quan trọng trong văn học Tây ban nha và nằm trong học
trình trung học của các quốc gia nói thứ tiếng này. Sau tuyệt tác này, Bécker được coi như người đã
sáng lập ra trường phái “trữ tình mới” của văn học Tây ban nha, ảnh hưởng trực tiếp đến các đại danh
thi ca như Octavio Paz và Rubén Darío. Nét trữ tình ngọt ngào và chân thành của nhà thơ nổi bật trước
sự bộc phát của tình yêu và nỗi cô quạnh của thiên nhiên, khiến người đọc mủi lòng và thấm thía đến
nỗi phải đọc đi đọc lại đoạn thơ hay cả bài thơ liên hệ ấy cho đến khi nhập tâm mới thôi.
Nhưng Nàng Thơ của thi tập RIMAS là ai ? Thưa, đó là nàng Elisa Guillén, một kiều nữ mà nhà
thơ mê say nhưng duyên không thành, trước khi ông đành kết hôn với cô Casta Esteban Navarro trong
một cuộc tình duyên thiếu hạnh phúc.
Trau giồi tiếng Tây ban nha qua thi tập RIMAS trữ tình của Bécker và qua những bài hát mùi
mẫn của ban tam ca Trio los Panchos bỗng chốc trở thành niềm đam mê mới của tôi!
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
34
Xin nói về thơ trước. Mỗi chiều sau khi xong bài vở các môn học khác, tôi ngồi hàng giờ để đọc
và … học thuộc lòng thơ Bécker! Ngay bữa đầu tôi đã bị quyến rũ bởi RIMA XXI, RIMA XXII, và
RIMA XXIII là ba bài thơ tình rực rỡ mà ý nghĩa đã khiến tôi ngồi mơ mộng, ước chi mình là người
thi sĩ diễm phúc ấy! Này nhé, chàng có một cô bạn gái xinh như mộng đang mê chàng như điếu đổ.
Một hôm nàng âu yếm nhìn chàng thật lâu rồi nhõng nhẽo hỏi: “Thơ là cái chi mà anh mê nó thế hả
anh?” Sự bộc phát của tình yêu đã khiến nhà thơ thốt ra câu trả lời nổi tiếng nhất trong thi ca trữ tình
thế giới: “Thơ … là em đấy!” Thi nhân cũng chẳng để lỡ cơ hội cho tiếng lòng đang thổn thức rót thêm
những lời đường mật vào tai cô bạn gái mà chàng vừa tấn phong làm Nàng Thơ. Xin mời quý bạn đọc
thưởng lãm tiếng thơ nguyên tác của Bécker trong ba bài vừa kể và miễn chấp phần vụng về cố gắng
dịch sát ý nghĩa sang tiếng Việt của tôi theo sau:
¿QUÉ ES POESÍA? DICES, MIENTRAS CLAVAS
EN MI PUPILA AZUL.
¿QUÉ ES POESÍA ? Y TÚ ME LO PREGUNTAS ?
POESÍA … ERES TÚ.
Thơ là cái chi ? Em hỏi, khi
mắt em soi thẳm mắt xanh anh.
Thơ là cái chi ? Em hỏi anh như vậy ?
Thơ … là em đấy.
¿CÓMO VIVE ESA ROSA QUE HAS PRENDIDO
JUNTO A TU CORAZÓN ?
NUNCA HASTA AHORA CONTEMPLE EN
LA TIERRA SOBRE EL VOLCÁN LA FLOR.
Bông hồng cài sát
bên tim em sao sống nổi ?
Xưa nay trên đời chưa ai thấy
bông hoa nào trên hỏa diệm sơn.
POR UNA MIRADA, UN MUNDO,
POR UNA SONRISA, UN CIELO,
POR UN BESO… ¡ YO NO SÉ
QUE TE DIERA POR UN BESO !
Một thế giới cho từng ánh mắt,
Một bầu trời cho mỗi mỉm cười,
Riêng mỗi nụ hôn … anh chẳng biết
Tặng em gì cho mỗi nụ hôn !
Ý tứ rạt rào đam mê, ngôn ngữ bình dị như lời nói chuyện, cú pháp đơn sơ ở mức tối đa trong
những câu thơ trên khiến chúng trở nên vô cùng hấp dẫn và dễ thuộc lòng. Và thuộc lòng những câu
thơ mà mình thống khoái có nhiều lợi điểm lắm. Nào là từ vựng, nào là cách chấm câu, nào là các mẫu
cú pháp, tất cả đã được ghi nhớ vào trí óc để sẵn sàng mang ra sử dụng khi cần thiết. Tôi mê các câu
POESÍA … ERES TÚ / POR UNA MIRADA, UN MUNDO/ POR UNA SONRISA, UN CIELO cho
nên đã dùng chúng làm các câu mẫu để viết ra các câu tương tự như MI MUSA … ERES TÚ (Nàng
Thơ của anh … là em đấy), POR UNA CARICIA, UN YATE (Một du thuyền cho mỗi vuốt ve), và
POR UN ABRAZO, UN CASTILLO (Một lâu đài cho từng ôm ấp). Thú thực, lúc đó đam mê tình ái
của nhà thơ đã lây sang tôi, và tôi thấy thi ngữ của Bécker ngon như những viên kẹo dragées !
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
35
Nhưng không phải bài thơ nào của Bécker cũng hạnh phúc đâu. Khi đọc xong RIMA LIII lòng
tôi chùng xuống như thể bị thất tình, vì hành vi những con chim én trong bài thơ não nùng ấy được
dùng làm biểu tượng cho lòng sầu muộn và nỗi lo âu của một cuộc tình vừa tan vỡ :
VOLVERÁN LAS OSCURAS GOLONDRINAS
EN TU BALCÓN SUS NIDOS A COLGAR.
Y OTRA VEZ CON EL ALA A SUS CRISTALES,
JUGANDO LLAMARÁN.
Những con én đen đúa sẽ trở lại
xây tổ trên mái hiên nhà em.
Và lần nữa, vỗ cánh trên cửa sổ
chúng vui chơi và sẽ gọi tên.
PERO AQUELLAS QUE EL VUELO REFRENABAN
TU HERMOSURA Y MI DICHA A CONTEMPLAR,
AQUELLAS QUE APRENDIERON NUESTROS NOMBRES,
¡ESAS … NO VOLVERÁN !
Nhưng những con từng bay chậm lại
để ngắm nhìn nhan sắc em và hạnh phúc anh,
Những con đã biết gọi tên chúng mình,
Những con ấy … sẽ không trở lại !
RIMA LIII chứa đựng nhiều từ vựng quan trọng trong thi ngữ Tây ban nha, nhưng đáng kể hơn
nữa là những câu thơ trác tuyệt trong bài là điều nhắc nhở người đang học rằng thứ tự các từ ngữ (word
order) trong cú pháp Tây ban nha rất linh động, chẳng hạn ngay trong câu đầu tiên, động từ
VOLVERÁN được đặt trước chủ từ LAS OSCURAS GOLONDRINAS, và trong câu thứ năm túc từ
trực tiếp EL VUELO được đặt trước động từ REFRENABAN.
Nếu so với thơ về mức hấp dẫn để thăng tiến khả năng ngoại ngữ thì nhạc “ăn đứt” thơ vì nhạc
có thêm chiều (dimension) âm thanh. Mỗi bài hát, ngoài từ vựng và cú pháp gửi gấm trong những lời
ca, còn là một mẫu mực cho phát âm (pronunciation) và các mô hình ngữ điệu (intonation patterns),
cũng như một thực tập để nghe hiểu (listening comprehension). Ba bài hát SOLAMENTE UNA VEZ,
PERFIDIA, và BÉSAME MUCHO do Trio los Panchos trình diễn mùi mẫn trong điệu bolero chầm
chậm đã làm tôi mê ngay lúc nghe lần đầu, mặc dù chưa hiểu trọn vẹn ý nghĩa những câu hát vì tôi
không có văn bản (lyrics) trước mắt. Tôi quyết định phải nghe đi nghe lại ba bài hát ấy cho đến khi
thuộc lòng, rồi ngồi xuống, với cuốn tự điển Tây ban nha nho nhỏ trong tay để giúp phần tra cứu chính
tả (spelling), viết ra giấy những gì tôi đã ghi trong trí nhớ. Nỗ lực ấy là một lối thực tập tự viết chính tả
thú vị, và sau một hai tiếng đồng hồ, tôi đã có văn bản của ba bài ca bất hủ! Khả năng nghe hiểu
(listening comprehension) cũng rõ rệt được thăng hoa khi tôi chăm chú mê say nghe những lời ca của
Trio los Panchos. Âm điệu (melody) ngọt ngào êm tai hòa với nhịp điệu (rhythm) lên xuống rộn ràng
của các bài hát như có ma lực giúp tôi mau chóng thuộc lòng những lời ca chứa chan cảm xúc mạnh
của chúng.
Nói về cảm xúc mạnh thì ba bài hát nêu trên thuộc loại thượng thừa! Nghe xong bài
SOLAMENTE UNA VEZ tôi thắc mắc hoài về người trong cuộc. Tại sao chỉ một lần yêu thôi? Lý do
nào tan vỡ? Ly dị, chết chóc, hay chỉ vì người ta thay lòng đổi dạ? Mời quý bạn đọc nghe niềm tiếc
nuối ngút ngàn của tác giả bài ca này:
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
36
SOLAMENTE UNA VEZ
AMÉ EN LA VIDA ;
SOLAMENTE UNA VEZ,
Y NADA MÁS.
Chỉ một lần thôi
tôi đã yêu trong đời ;
chỉ một lần thôi,
rồi không còn chi nữa.
UNA VEZ NADA MÁS EN MI HUERTO
BRILLÓ LA ESPERANZA,
LA ESPERANZA QUE ALUMBRA EL CAMINO
DE MI SOLEDAD.
Chỉ một lần thôi tia hy vọng
rực sáng trong mảnh vườn tôi,
tia hy vọng soi con đường
cô độc cả cuộc đời.
UNA VEZ NADA MÁS
SE ENTREGA EL ALMA
CON LA DULCE Y TOTAL
RENUNCIACIÓN.
Chỉ một lần thôi
tâm hồn tôi hàng phục
sự buông lơi trọn vẹn
ngọt ngào.
Y CUANDO ESE MILAGRO REALIZA
EL PRODIGIO DE AMARSE,
HAY CAMPANAS DE FIESTA QUE CANTAN
EN EL CORAZÓN.
Và khi phép lạ ấy
mang lại ái ân kỳ diệu,
bao tiếng chuông đình đám rộn ràng
cùng ca hát trong tim.
Tôi thấy tội nghiệp vô cùng cho tác giả bài hát PERFIDIA. Đau sót biết mấy khi có người yêu
điên đảo ! Nhạc sĩ thất tình với trái tim rớm máu này thở than về một phụ nữ đã làm cho đời ông tan
nát. Ông mang cả Thượng Đế, cả biển sâu ra làm nhân chứng cho mối tình thành khẩn, cho những lần
than khóc, cho những chuyến đi tìm kiếm vô vọng của ông – tất cả chỉ vì sự đảo điên, đi hoang của
nàng thôi :
MUJER, SI PUEDES CON DIOS HABLAR,
PREGÚNTALE SI YO ALGUNA VEZ
TE HE DEJADO DE ADORAR.
Y AL MAR, ESPEJO DE MI CORAZÓN,
LAS VECES QUE ME HA VISTO LLORAR
LA PERFIDIA DE TU AMOR.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
37
Em, nếu có thể thưa chuyện cùng Thượng Đế,
hãy hỏi Ngài xem anh đã dám lần nào
chểnh mảng tôn thờ em.
Và hỏi biển, gương soi trái tim anh,
những lần biển đã thấy anh nhòa lệ
khóc cho đảo điên tình ái của em.
TE HE BUSCADO DONDEQUIERA,
YO NO TE PUEDO HALLAR.
Y TÚ, QUIÉN SABE POR DÓNDE ANDARÁS,
QUIÉN SABE QUÉ AVENTURAS TENDRÁS,
QUÉ LEJOS ESTÁS DE MÍ.
Anh đã đi tìm em khắp chốn,
mà nào thấy bóng dáng em đâu.
Còn em, ai biết em đi phương nào,
ai biết em mạo hiểm tình ái ra sao,
khi em xa cách anh biết mấy.
May thay, những tiếc nuối trong bài SOLAMENTE UNA VEZ và những nát lòng trong bài
PERFIDIA được đền bù rộng rãi bằng những đam mê trong bài BÉSAME MUCHO do nữ nhạc sĩ Mễ
tây cơ Consuelo Velázquez sáng tác năm 1940. Điều đáng ngạc nhiên về tác giả bài hát thúc dục hôn
nhau thắm thiết nổi tiếng thế giới này là sự kiện cô ta, cho tới lúc ấy, chưa bao giờ được ai hôn cả. Cô
phải bạo phổi lắm, vì ở thời điểm đó bên Mễ tây cơ, hôn nhau say đắm theo kiểu cô ta đề nghị vào ban
đêm thì chắc chắn bị coi như … tội lỗi rồi ! Cả thế giới biết đến bài hát này mà dưới đây là hai đoạn
chính của nội dung nguyên tác ; đoạn thứ nhất được nhắc lại ở cuối bài hát như một điệp khúc khi trình
diễn. Vì tác giả thuộc phái đẹp, trong phần chuyển ngữ tôi để nàng làm người thúc dục động tác hôn
nhau :
BÉSAME, BÉSAME MUCHO,
COMO SI FUERA ESTA NOCHE LA ÚLTIMA VEZ.
BÉSAME, BÉSAME MUCHO.
QUE TENGO MIEDO PERDERTE, PERDERTE DESPUÉS.
Hôn em đi, hôn em đi thật say đắm,
như thể là lần chót trong đêm nay.
Hôn em đi, hôn em đi thật say đắm.
Em sợ biết bao sẽ mất anh, mất anh sau này.
QUIERO TENERTE MUY CERCA,
MIRARME EN TUS OJOS, VERTE JUNTO A MÍ.
PIENSA QUE TAL VEZ MAÑANA
YO YA ESTARÉ LEJOS, MUY LEJOS DE TÍ.
Em muốn có anh thật gần,
soi bóng em trong mắt anh, thấy anh sát bên em.
Anh hãy nghĩ mai đây có thể
Em sẽ đi xa, hàng vạn dặm xa anh.
Mấy chục năm đã qua đi, nhưng kỳ diệu thay những bài thơ tình trinh nguyên của Bécker,
những bài hát do Trio los Panchos trình bầy mùi mẫn mà tôi học thuộc lòng trong tuổi thanh xuân, ngày
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
38
nay tôi vẫn chưa quên! Tôi vẫn còn giữ thói quen đọc thơ và nghe nhạc Tây ban nha trong lúc nhàn rỗi
để thăng hoa khả năng thứ tiếng ấy. Mới đây thôi, tôi đọc một bài thơ tuyệt đẹp của Pablo Neruda
(1904-1973) từng đoạt giải Nobel văn chương. Đó là bài LA REINA (Nữ Hoàng) mà thi bá gốc người
xứ Chí lợi viết để tặng Nàng Thơ bằng da bằng thịt của mình mang tên Matilde Urrutia. Nàng thua ông
8 tuổi, yêu kiều, tràn đầy nhựa sống, tính tình nồng thắm, hát như chim sơn ca, và chơi dương cầm
thiện nghệ. Hai đoạn thơ long trời lở đất trong bài LA REINA sau đây cho người đọc biết tại sao nàng
được ông tôn là Nữ Hoàng:
Y CUANDO ASOMAS
SUENAN TODOS LOS RÍOS
EN MI CUERPO, SACUDEN
EL CIELO LAS CAMPANAS,
Y UN HIMNO LLENA EL MUNDO.
Và khi em xuất hiện
tất cả những giòng sông náo động
trong thân anh, những hồi chuông
rung chuyển cả bầu trời,
và một bài thánh ca ngập tràn thế giới.
SÓLO TÚ Y YO,
SÓLO TÚ Y YO, AMOR MÍO,
LO ESCUCHAMOS.
Chỉ có em và anh,
em yêu ơi, chỉ có em và anh
lắng nghe bài thánh ca ấy.
Và trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh vừa qua, tôi lên Internet tìm lại được bài SOLAMENTE UNA
VEZ là bài hát tôi yêu mến nhất! Kỹ thuật ngày nay cho âm nhạc thêm một chiều nữa, đó là hình ảnh
sống động đi kèm. Tôi nghe và xem hình hai giọng ca vàng Julio Iglesias gốc Tây ban nha và cô Thalía
sắc nước hương trời, đệ nhất đào thương telenovela xứ Mễ tây cơ, song ca trong một youtube. Từ trước
đến nay, tôi chưa thấy ai hát SOLAMENTE UNA VEZ ngọt ngào đến mê hồn như họ! Bao kỷ niệm
thời thanh xuân vụt trở lại, và tôi, nước mắt tiếc nuối lưng tròng, thầm đọc mấy câu thấm thía của
Rubén Darío (1867-1916):
JUVENTUD, DIVINO TESORO,
YA TE VAS PARA NO VOLVER!
CUANDO QUIERO LLORAR, NO LLORO …
Y A VECES LLORO SIN QUERER …
Tuổi thanh xuân, kho tàng thần thánh,
đã ra đi để chẳng trở về !
Lúc muốn khóc nào đâu khóc nổi ..
nhưng nhiều khi bất chợt lệ rơi …■

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
39
Khäo cÙu: Victor Hugo (1802-1885) : ñåí thi væn hào và chính
khách t¿ do
Lê M¶ng Nguyên
TØ
ngày bÎ phóng trøc ra khÕi nܧc Pháp vì t¶i chÓng båo
quyŠn Louis-Napoléon Bonaparte (s¡c lŒnh ngày 9 th.1-1852) và
trong nh»ng næm sÓng lÜu låc nÖi Çãt khách quê ngÜ©i (tåi
Jersey cho ljn næm 1855, trܧc khi d©i qua Guernesey là nh»ng
quÀn Çäo thu¶c Anh QuÓc, cho ljn næm 1870), nhà Çåi thi væn
hào Victor Hugo không lúc nào là không hܧng vŠ cÓ quÆn... Và
ti‰p tøc tranh ÇÃu cho nܧc nhà mau thoát khÕi gông cùm cûa
m¶t ch‰ Ƕ chà Çåp nhân quyŠn và dân quyŠn ÇÜ®c thi‰t lÆp sau
cu¶c Çäo chính ngày 2 tháng 12 næm 1851 (Coup d’État du 2
décembre).
Nguyên do viŒc này phäi tìm hi‹u trong Hi‰n pháp ban
hành ngày 4 th.11-1848 (ñŒ NhÎ C¶ng Hòa) cÃm T°ng thÓng
Ùng cº m¶t nhiŒm kÿ thÙ hai, trong lúc Louis-Napoléon
Bonaparte cÓ š kéo dài quyŠn l¿c cûa mình Ç‹ sº døng m¶t cách
Ƕc tài. Thành thº T°ng thÓng ÇÜÖng chÙc (cháu cûa Napoléon
ñŒ NhÃt) phäi làm Çäo chính lÆt Ç° C¶ng Hòa và phøc hÜng ñ‰
chính thÙ Hai (Second Empire) næm 1852. K‰t quä là rÃt nhiŠu nhân vÆt chính trÎ và thi væn ÇÓi lÆp
(trong Çó có Victor Hugo và Victor Schoelcher ) bÎ Çày ra khÕi nܧc.
Tám tháng trܧc chính bi‰n, Victor Hugo Çã nói lên s¿ phÅn n¶ cûa ngÜ©i dân : "Cái chính phû
này chÌ có m¶t Ç¥c tính : công an hiŒn diŒn kh¡p m†i nÖi, công lš không thÃy nÖi nào cä" (Choses vues,
8 th.4-1851). 24 gi© sau cu¶c Çäo chính : "M¶t ngÜ©i vØa phá bÕ Hi‰n Pháp, xé toang l©i thŠ nguyŒn
trܧc nhân dân, tiêu trØ Çåo luÆt, làm ch‰t ng¶t luÆt pháp, làm ÇÅm máu Paris, trói ch¥t nܧc ta, b¶i
phän C¶ng Hòa Pháp QuÓc" (Un homme vient de briser la Constitution, il déchire le serment qu’il
avait prêté au peuple, supprime la loi, étouffe le droit, ensanglante Paris, garrotte la France, trahit la
République, Proclamation à l’armée, ngày 3 th.12-1851). Cho nên, trong th©i gian lÜu vong nÖi ÇÃt
khách, Victor Hugo liên tøc chÓng ÇÓi båo quyŠn và chi‰n ÇÃu cho T¿ Do, Dân Chû và ch‰ Ƕ C¶ng
Hòa :
"T¿ do ! Chúng ta hãy cÙu v§t t¿ do ! T¿ do së cÙu v§t tÃt cä nh»ng cái gì còn låi." Và cÜÖng
quy‰t trong š chí quÆt cÜ©ng : "N‰u ngày nào vÆn rûi muÓn trong nh»ng H¶i Çoàn và ngay trong cä
nܧc Pháp chÌ có m¥t m¶t træm kÈ thiŒn tâm muÓn và bäo tÒn t¿ do, tôi së trong sÓ nh»ng ngÜ©i Ãy ;
ngày nào chÌ còn mÜ©i ngÜ©i, tôi së là m¶t trong mÜ©i ngÜ©i Ãy ; ngày nào chÌ còn m¶t ngÜ©i tranh ÇÃu
cho t¿ do mà thôi, mình tôi së là ngÜ©i Ãy. " (Choses vues, tháng 12-1851).
L©i tuyên bÓ cûa Victor Hugo tØ chÓi quy‰t ÇÎnh Çåi xá cûa hoàng lj Napoléon III sau Çây là
m¶t gÜÖng mÅu cho tÃt cä ÇÒng bào (và nhÃt là cho trí thÙc væn nghŒ sï VN häi ngoåi) : "Trung thành
v§i giao ܧc mà tôi Çã kš k‰t v§i lÜÖng tâm, tôi së chia xÈ Ç‰n tÆn cùng cái ki‰p lÜu vong cûa t¿ do.
Ngày nào t¿ do ÇÜ®c hÒi phøc, ngày Ãy tôi së trª låi cÓ hÜÖng" (Quand la liberté rentrera, je rentrerai).
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
40
Nhà chính khách Hugo trª låi Paris hôm mÒng 5 tháng 9-1870 sau khi ñ‰ chính thÙ Hai cûa Napoléon
III tan rä vì thÃt båi trong trÆn giao chi‰n Sedan v§i Ph° L‡ Sï (Prusse) và Çúng ngay lúc quân l¿c ñÙc
bao vây kinh thành, Ç‹ ÇÜ®c chia xÈ n‡i ǧn Çau và s¿ thi‰u thÓn cûa dân chúng Paris cä quy‰t không
chÎu ÇÀu hàng.
Chính phû Adolphe Thiers muÓn cÃp tÓc l¶t khí gi§i ÇÒng bào, làm cho dân chúng bu¶c phäi
n°i dÆy thi‰t lÆp ThÎ xã T¿ trÎ Paris (Commune de Paris trong næm 1871, tØ 18 tháng 3 ljn 28 tháng 5).
Nh»ng Çoån ÇÜ©ng chính trÎ cûa ông Çã träi qua thÆt là xÙng Çáng, thÆt là hùng hÆu : "TØ ngày tôi Çåt
tu°i tri thÙc, mà cÛng là khi tôi b¡t Çàu tham d¿ vào nh»ng bi‰n Ç°i chính trÎ ho¥c bi‰n Ƕng xã h¶i
ÇÜÖng th©i, sau Çây là nh»ng giai Çoån liên tøc hòa h®p v§i lÜÖng tâm tôi, trong Çó lúc nào tôi cÛng
luôn ti‰n bܧc không m¶t ngày thoái b¶ - Ç‹ Çåt t§i hào quang chi‰u rång : 1818, bäo hoàng chû nghïa;
1824, bäo hoàng t¿ do (royaliste libéral); 1828, t¿ do xã h¶i; 1830, t¿ do, xã h¶i và dân chû; 1849,
t¿ do, xã h¶i, dân chû và c¶ng hòa" (Actes et Paroles, 1850). Sau 1850, Victor Hugo mãi mãi trung
thành v§i xác tín cûa ông là m¶t ngÜ©i dân chû và c¶ng hòa. ñó cÛng là lÆp trÜ©ng cûa phÀn Çông
nh»ng kÈ trí thÙc væn nghŒ sï ViŒt Nam sÓng ki‰p lÜu vong häi ngoåi tØ Tháng TÜ ñen 1975.
Cu¶c Ç©i chính khách cûa thi væn hào Victor Hugo thÆt lÅy lØng : Dܧi ch‰ Ƕ Quân chû LÆp
hi‰n Tháng Bäy (Monarchie de Juillet : 1830-1848) và theo Hi‰n chÜÖng 14 th.8-1830 có 2 ViŒn : NghÎ
viŒn (nhiŒm kÿ 5 næm, ÇÜ®c bÀu phi‰u theo thu‰ ngåch) và Nguyên lão viŒn (do vua b° døng), Victor
Hugo ÇÜ®c b° nhiŒm nguyên lão Pháp QuÓc (Pair de France) bªi vua Louis-Philippe (tháng 4-1845 ljn
tháng 2-1848). Dܧi th©i ñŒ NhÎ C¶ng Hòa (1848-1851) và theo Hi‰n Pháp 4 th.11-1848 thi‰t lÆp m¶t
QuÓc h¶i (duy nhÃt) gÒm các Çåi bi‹u Ç¡c cº ph° thông ÇÀu phi‰u tr¿c ti‰p v§i nhiŒm kÿ 3 næm, Victor
Hugo ÇÜ®c bÀu làm Çåi bi‹u trong QuÓc h¶i (tØ tháng 5-1849 ljn tháng 12-1851) sau khi gi» chÙc dân
bi‹u trong QuÓc h¶i LÆp hi‰n (tØ tháng 6-1848 ljn tháng 5-1849).
Dܧi ñ‰ chính thÙ Hai (1851-1870) và theo Hi‰n Pháp 14-th.1-1852 thi‰t lÆp 2 ViŒn : ñoàn th‹
LÆp pháp (Corps législatif ) gÒm các nghÎ viên ÇÜ®c bÀu 6 næm qua ph° thông ÇÀu phi‰u tr¿c ti‰p và
ThÜ®ng nghÎ viŒn gÒm các nguyên lão viên ÇÜ®c Hoàng lj b° nhiŒm vïnh viÍn (sénateurs à vie). Thi
hào Hugo ª trong ÇÓi l¿c muÓn lên ti‰ng kháng cáo cu¶c Çäo chính cûa Louis Napoléon Bonaparte,
nhÜng y‰u th‰ phäi trÓn Çi Än náu tåi Bruxelles ngày 11 tháng 12-1851. Sau Çó, ông bÎ Çu°i ra khÕi ÇÃt
Pháp (s¡c lŒnh 9 th.1-1852) và sÓng lÜu vong tåi Çäo Jersey và Guernesey cho ljn næm 1870.
Dܧi th©i ñŒ Tam C¶ng Hòa (Troisième République : 1870-1940), sau m¶t th©i kÿ trung gian tØ
1871 ljn 1875 (m¶t QuÓc h¶i duy nhÃt do ph° thông ÇÀu phi‰u tr¿c ti‰p, Çóng Çô tåi Bordeaux và k‰
Çó tåi Versailles), và trong khung cänh Hi‰n Pháp 1875 thi‰t lÆp 2 ViŒn : Hå nghÎ viŒn ÇÜ®c bÀu 4 næm
qua ph° thông ÇÀu phi‰u tr¿c tiêp và ThÜ®ng nghÎ viŒn gÒm các nguyên lão viên (sénateurs) ÇÜ®c bÀu 9
næm qua ph° thông ÇÀu phi‰u gián ti‰p bªi m¶t h¶i Çoàn gÒm chû y‰u các Çåi diŒn cûa thôn xã. Sau khi
ÇÜ®c bÀu vào QuÓc h¶i tØ tháng 2-1871 cho ljn lúc tØ chÙc ngày 8 tháng 3-1871, và thÃt cº trong vø
bÀu ngày 7 tháng 1-1872, Victor Hugo ÇÜ®c Ç¡c cº và tái cº nguyên lão viên cûa quÆn huyŒn Seine
(département de la Seine), tØ tháng 1-1876 ljn lúc ông tå th‰ ngày 22 tháng 5-1885. Ngày 5 tháng 31881, ThÜ®ng nghÎ viŒn Çón ti‰p nÒng nhiŒt và hoan hô nhà Çåi thi væn hào : "ñúng lúc Ãy, Victor
Hugo bܧc vào trong phòng nghÎ h¶i. TÃt cä thÜ®ng nghÎ viên bên tä ÇŠu ÇÙng dÆy v‡ tay. Ô. Victor
Hugo : S¿ ti‰p Çón cûa TNV thÆt là quá bÃt ng© ÇÓi v§i tôi. Tôi không bi‰t làm gì Ç‹ nói lên n‡i xúc
Ƕng tÆn cùng. S¿ bÓi rÓi không tä xi‰t cûa tôi là m¶t s¿ bi‰t Ön. Tôi xin hi‰n dâng cho ThÜ®ng nghÎ
viŒn và tôi xin cäm tå tÃt cä nguyên lão viên Çã cho tôi lòng quí m‰n và thÜÖng cäm. Tôi ngÒi xuÓng,
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
41
cäm xúc sâu ÇÆm (V‡ tay). Ô. Chû tÎch : Nhà thiên tài Çã d¿ h¶i. ThÜ®ng nghÎ viŒn Çã v‡ tay hoan hô
và ti‰p tøc thäo luÆn (V‡ tay phía bên tä)" (trích Công Báo).
Sau Çây là niên Çåi kš (Chronologie) tóm t¡t cu¶c Ç©i Victor Hugo:
Sinh ngày 26 tháng 2-1802 tåi Besançon (nhiŠu giai Çoån nh¡c nhª dܧi Çây Çã ÇÜ®c tÜ©ng giäi
ª trên). MË cûa ông (Sophie Trébuchet) lên cÜ ngø næm 1809 tåi Paris v§i 3 ÇÙa con trai.
1811 : Sophie Hugo theo chÒng (Léopold) tåi Madrid, vØa ÇÜ®c thæng nhiŒm tܧng quân, rÒi trª
låi Pháp næm sau v§i 2 con Eugène và Victor.
1819 : Victor Hugo ÇÜ®c Hàn Lâm ViŒn Thi Xã ª Toulouse ban thܪng. Ông thành lÆp báo Le
Conservateur littéraire cho ra ljn næm 1821.
1820 : Vua Louis XVIII cÃp m¶t sÓ tiŠn cho Victor Hugo tác giä Ode sur la mort du Duc de
Berry.
1821 : Sophie Hugo tå th‰.
1822 : Cho in thi tÆp Odes et Poésies diverses và k‰t hôn v§i Adèle Foucher.
1823 : Ti‹u thuy‰t Han d’Islande.
1824 : Thi tÆp Nouvelles Odes. Ái n» Léopoldine chào Ç©i.
1825 : Huy chÜÖng Pháp "B¡c ÇÄu B¶i tinh". Tham d¿ lÍ Çæng quang cûa lj vÜÖng Charles X
tåi Reims.
1826 : XuÃt bän ti‹u thuy‰t Bug-Jargal và thi tÆp Odes et ballades và cÛng là næm sinh ÇÈ cûa
con trai Charles.
1827 : DÙt Çoån v§i chính th‹ quân chû. Victor Hugo ca tøng chû nghïa trung thành v§i chính
sách Nã-phá-luân trong Ode à la colonne. KÎch bän Cromwell v§i bài T¿a là cä m¶t tuyên ngôn cûa
phái lãng mån.
1828 : Tܧng Hugo tå th‰. François-Victor ra Ç©i.
1829 : XuÃt bän thÖ Les Orientales và ti‹u thuy‰t Le Dernier Jour d’un condamné. Vª tuÒng
Marion de Lorme bÎ cÃm. Nhà thÖ Victor Hugo tØ chÓi sÓ tiŠn ân cÃp bÒi thÜ©ng cûa vua Charles X.
1830 : KÎch bän Hernani. Tác giä Hugo vi‰t trong bài T¿a : "Chû nghïa lãng mån tóm låi là chû
nghïa t¿ do trong væn chÜÖng". Victor Hugo ûng h¶ Cách Mång T¿ Do Tháng Bäy. Ái n» Adèle Hugo
chào Ç©i.
1831 : XuÃt bän ti‹u thuy‰t Notre-Dame de Paris và thi tÆp Les Feuilles d’automne.
1832 : KÎch bän Le roi s’amuse bÎ Çình hoãn rÒi bÎ ki‹m duyŒt cÃm.
1833 : KÎch bän Lucrèce Borgia và Marie Tudor. G¥p g« Juliette Drouet là ngÜ©i Çóng nh»ng
vai trong hai vª tuÒng này.
1834 : Ti‹u thuy‰t Claude Gueux.
1835 : Thi tÆp Les Chants du crépuscule.
1837 : ThÖ Les Voix intérieures. KÎch bän Ruy Blas.
1840 : Tham d¿ lÍ phøc hÒi di hài Napoléon ñŒ NhÃt. Thi tÆp Les Rayons et les Ombres.
1841 : ñÜ®c bÀu vào Pháp QuÓc Hàn Lâm ViŒn sau bÓn lÀn thÃt båi.
1843 : KÎch bän Les Burgraves. Léopoldine và chÒng là Charles Vacquerie bÎ ch‰t ÇuÓi trên
sông Seine ª Villequier.
1845 : Victor Hugo ÇÜ®c vua Louis-Philippe b° nhiŒm nguyên lão Pháp quÓc (Pair de France).
1848 : Nhân dÎp lÍ trÒng m¶t Cây T¿ Do (Place des Vosges - Paris, cånh Bastille), Victor Hugo
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
42
džc m¶t diÍn væn tán tøng "C¶ng Hòa Çåi ÇÒng" (République universelle). V§i tÜ cách Çåi bi‹u quÆn
huyŒn Seine tåi QuÓc h¶i LÆp hi‰n, nhà Çåi thi hào lên ti‰ng ûng h¶ s¿ cäi cách nh»ng bÀn dân công
trÜ©ng (ateliers nationaux), quyŠn t¿ do báo chí, cu¶c ph‰ trØ tº hình. Thành lÆp báo L’Événement v§i
2 ngÜ©i con cûa ông.
1849 : ñÜ®c bÀu làm Çåi bi‹u QuÆn huyŒn Seine tåi QuÓc h¶i LÆp pháp. DiÍn væn rÃt Çáng chú
š vŠ tình cänh khÓn cùng. Làm chû t†a H¶i nghÎ QuÓc t‰ Hòa bình t° chÙc tåi Paris và d¿ Çoán s¿ thi‰t
lÆp HiŒp chúng QuÓc Âu Châu (Etats-Unis d’Europe) trong tÜÖng lai.
1850 : DiÍn væn vŠ quyŠn t¿ do giáo døc, ph° thông ÇÀu phi‰u, t¿ do báo chí.
1851 : Hai ngÜ©i con cûa ông bÎ giam tù vì phåm t¶i xuÃt bän (Ãn loát). DiÍn væn chÓng d¿ án
sºa Ç°i Hi‰n Pháp (dܧi änh hܪng cûa Louis-Napoléon Bonaparte). Victor Hugo cÀm ÇÀu ûy ban phän
kháng cu¶c Çäo chính ngày 2 tháng12.
1851 : Tháng 12, ông là tÎ nån chính trÎ tåi Bruxelles (Belgique).
1852 : BÎ phóng trøc (s¡c lŒnh cûa Louis Napoléon Bonaparte ngày 9 th.1-1852). Lúc Än náu tåi
Jersey, ông cho in sách Napoléon le Petit.
1853 : Thi tÆp Les Châtiments.
1855 : R©i Çäo Jersey và ljn Guernesey.
1856 : Thi tÆp Les Contemplations.
1859 : Victor Hugo tØ chÓi ân xá cûa Napoléon III, nói lên câu bÃt hû (Çã trích trên) : "Ngày nào
t¿ do ÇÜ®c hÒi phøc, ngày Ãy tôi së trª låi cÓ hÜÖng". XuÃt bän thÖ La Légende des Siècles.
1862 : T° chÙc nh»ng bu°i æn tÓi ÇÀu tiên cûa các trÈ em nghèo kh° - Ti‹u thuy‰t Les
Misérables (Nh»ng kÈ khÓn cùng).
1863 : ThÜ vi‰t chÓng ÇÓi viŒc áp Çäo s¿ n°i loån tåi nܧc Ba-lan (Pologne). ThÜ ûng h¶ gºi các
chi‰n sï MÍ-tây-cÖ, phän kháng viŒc quân Ƕi viÍn chinh cûa Napoléon III hiŒn diŒn trên ÇÃt Mexique.
1864 : Tác phÄm khäo cÙu vŠ William Shakespeare.
1865 : Thi tÆp Les Chansons des rues et des bois.
1866 : Ti‹u thuy‰t Les Travailleurs de la mer.
1868 : Cháu trai cûa Victor Hugo tên Georges ra Ç©i. Adèle (phu nhân cûa nhà thÖ) tå th‰.
1869 : Hai ngÜ©i con trai cûa ông sáng lÆp báo Le Rappel. Victor Hugo tham d¿ H¶i nghÎ Hòa
bình tåi Lausanne (Thøy sï) và phát bi‹u m¶t lÀn n»a cho viŒc sáng lÆp HiŒp chûng QuÓc Âu châu
(États-Unis d'Europe). Ti‹u thuy‰t L’homme qui rit. Cháu gái Jeanne cûa VH ÇÜ®c sinh ÇÈ.
1870 : Ñng h¶ nh»ng kÈ khªi loån ª Cuba chÓng ÇÓi nܧc Y-pha-nho. ChÓng cu¶c trÜng cÀu
dân š do Napoléon III t° chÙc tháng 5. Trª låi ÇÃt Pháp sau khi ch‰ Ƕ C¶ng Hòa ÇÜ®c tuyên bÓ ngày 4
tháng 9-1870 (cÛng trong ngày 4 th.9-1870, QuÓc h¶i công bÓ s¿ ph‰ vÎ cûa Napoléon III t¿ bÕ Pháp
quÓc Çi Än náu tåi Anh quÓc và lìa Ç©i tåi nܧc ngÜ©i 3 næm sau).
TØ dåo Ãy Victor Hugo (nhÜ chúng ta Çã bi‰t) b¡t ÇÀu m¶t cu¶c Ç©i quang vinh, làm vÈ vang
cho nܧc nhà.
1871 : ñÜ®c bÀu Çåi bi‹u quÆn huyŒn Seine vào QuÓc h¶i LÆp pháp ngày 8 tháng 2. Victor
Hugo nói lên s¿ chÓng ÇÓi cûa ông trܧc m¶t giäi pháp "hòa bình ô nhøc" v§i ñÙc quÓc, ông muÓn
HiŒp chûng QuÓc Âu châu ÇÜ®c sáng lÆp trong m¶t ngày gÀn Çây và duy trì s¿ hiŒn diŒn cûa các Çåi
bi‹u Alsace-Lorraine trong QuÓc h¶i m¥c dÀu hai quÆn này Çã hi‰n dâng cho ñÙc quÓc (ÇiŠu kiŒn quân
Ƕi chi‰n th¡ng phäi rút lui vŠ nܧc, và kš k‰t hòa bình). TØ chÙc ngày 8 tháng 3 vì lš do QuÓc h¶i tØ
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
43
chÓi không cho phép Garibaldi tham d¿ thäo luÆn m¥c dÀu Ç¡c cº. Con trai cûa Victor Hugo tên
Charles tå th‰.
1872 : ThÃt båi trong bÀu cº Çåi bi‹u quÆn huyŒn Seine. XuÃt bän thÖ L’Année terrible.
1873 : ñ‰n lÜ®t François-Victor (con trai) cûa ông, tØ trÀn.
1874 : Ti‹u thuy‰t Quatrevingt-treize.
1875 : XuÃt bän Actes et Paroles, Avant l’exil và Pendant l’exil.
1876 : ñ¡c cº thÜ®ng nghÎ viên cûa quÆn huyŒn Seine. ñŠ án vŠ viŒc ân xá nh»ng ngÜ©i bÎ xº
hình vì Çã tham d¿ vào ThÎ xã T¿ trÎ Paris (Commune de Paris). DiÍn væn vŠ vÃn ÇŠ Serbie. XuÃt bän
tÆp 3 cûa Actes et Paroles, Depuis l’exil.
1877 : Thi tÆp La Légende des Siècles (b¶ m§i) và L’Art d’être grand-père. LÜ®c khäo
L’Histoire d’un crime.
1880 : NghÎ quy‰t vŠ ân xá.
1881 : Bi‹u tình vï Çåi tÕ lòng bi‰t Ön cûa dân chúng nhân dÎp nhà Çåi thi hào ÇÜ®c vào tuÓi 80.
Thi tÆp Les Quatre vents de l’Esprit.
1882 : Tái cº vào ThÜ®ng nghÎ viŒn. KÎch bän Torquemada.
1883 : Juliette Drouot tØ trÀn. Thi tÆp La Légende des Siècles (b¶ cuÓi).
1885 : Victor Hugo vïnh viÍn ra Çi ngày 22 tháng 5. LÍ quÓc tang : quÀn chúng Çông Çäo Çi theo
quan tài cûa Victor Hugo ljn ÇiŒn Panthéon là nÖi an nghÌ cuÓi cùng cûa nhà Çåi thi væn hào : "AUX
GRANDS HOMMES LA PATRIE RECONNAISSANTE".
ñ‹ k› niŒm 200 næm ngày sinh nhÆt Victor Hugo (1802-2002), Nguyên lão Pháp quÓc (18451848) và ThÜ®ng nghÎ viên ñŒ Tam C¶ng Hòa (1876-1885), tåi Palais du Luxembourg có t° chÙc trong
hai ngày thÙ sáu 15 và thÙ bäy 16 tháng 11-2002 nh»ng cu¶c h¶i Çàm vŠ nhà Çåi thi væn hào và chính
khách Victor Hugo qua hai chû ÇŠ : S¿ Çi Çày và Khoan dung (L’exil et la Tolérance). Trܧc Çó,
ThÜ®ng nghÎ viŒn Çã trong m¶t bu°i h†p tr†ng th‹ ngày 26 th.2-2002 làm lÍ tôn kính và bi‰t Ön ÇÓi v§i
Victor Hugo và ông Chû tÎch Christian Poncelet Çã ÇiŠu dÅn m¶t phái Çoàn Çi vi‰ng thæm hai Çäo
Jersey và Guernesey là nh»ng nÖi lÜu Çày cûa nhà thÖ. Cu¶c Ç©i væn chÜÖng và chính trÎ cûa Victor
Hugo thÆt Çáng làm gÜÖng mÅu cho trí thÙc væn nghŒ sï và tÃt cä ÇÒng bào chúng ta hiŒn sÓng ki‰p lÜu
låc trên ÇÃt khách quê ngÜ©i : Bao gi© anh trª låi quê hÜÖng ? ■
Lê M¶ng Nguyên (Paris)

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
44
MÎt Mùng
Minh Thu
Có vẻ như nơi đó là một cánh rừng hoang ở một vùng cao nào đó tại trung phần…nơi một cô gái
đang hốt hoảng chạy cuống cuồng. Sự hãi hùng cùng cực hằn in trên nét mặt cô gái khi cô thoáng hiện
qua màn sương khói xám đang cuốn tỏa quanh cô. Cô sợ hãi nhìn quanh để tìm một lối thoát; thân hình
mảnh mai của cô run cầm cập vì những cái rùng mình lẩy bẩy do buồng phổi thiếu dưỡng khí tạo ra.
Nhưng ngôi rừng đang bao vây cô thì lại rất ghét phóng thích cô gái xinh đẹp đang lạc lõng trong lòng
rừng.
Có vẻ như có ai đó đang đuổi theo cô qua khu rừng hoang này. Và ai đó đuổi theo cô để làm gì
vậy kìa?
Bà Mai nắm chặt hai thành tay vịn của chiếc ghế bành êm ái như bị thôi miên bởi sự bí mật
đang được giải tỏ trên màn ảnh truyền hình. Sự kích thích của bà tăng lên cùng với tính háu ăn những
hạt mứt sen trong chiếc hộp ở trên chiếc bàn kê bên cạnh bà. Những ngón tay mập ú của bà bới tìm
trong chỗ mềm dịu của lòng hộp để chọn lấy một hạt mứt, rồi bà bỏ hạt mứt vào chiếc miệng rộng, môi
đỏ loẹt của bà trong khi mắt bà không rời khỏi màn ảnh truyền hình.
Tối thứ Năm là tối bà Mai ưa xem truyền hình nhất. Thông thường phim chiếu vào tối đó là phim trinh
thám thích thú, và nếu có thể được thì bà ta không để cho chuyện gì xen vào tối đó.
Ông Mỹ, chồng bà, cũng thích xem phim trinh thám, nhưng ông ta còn phải làm việc muộn. Ý
nghĩ là chồng cũng thích mà lại không được xem phim khiến bà Mai thoáng buồn làm cặp môi bà trệ
xuống với vẻ bực bội. Chồng bà biết là vợ ông muốn có ông cùng ngồi xem phim, và bà Mai nhất định
sẽ nêu chuyện này với chồng khi ông về.
Phải chi ông Mỹ dám nói với xếp của ông rằng ông không tiện ở lại làm việc trễ vào tối thứ Năm thì
hay biết mấy; khốn nỗi ông Mỹ lại nhát như thỏ đế mỗi khi phải ngỏ lời với xếp. Chính vào những lúc
như thế này Mai mới phải thừa nhận là mẹ mình đã có lý về Mỹ, chồng bà.
ooo
Chuyện phim đang tới hồi gây cấn khi kẻ theo dõi tới gần cô gái hơn bao giờ hết. Sự lo sợ của cô gái
truyền ra khá mạnh từ màn ảnh truyền hình như một sức mạnh ma quái thật sự đang xâm chiếm căn
phòng, và sự sợ hãi nay lan tới bà Mai, khi bất chợt bà ta nhận thức rất rõ rằng bà ta đang chỉ có một
mình trong căn nhà.
Một luồng ớn lạnh len vào những mạch máu Mai và bà ngưng nhai mứt rồi đảo mắt nhìn quanh.
Mọi thứ vẫn như thường mà.
Bà Mai nhìn lên bóng mình trong chiếc gương treo trên tường được đóng khung gỗ cẩn rất tinh
vi mà mẹ bà đã tặng bà làm quà cưới. Rồi tới bộ kẹp gắp lửa lò sưởi kiểu cổ nặng nề được cha bà rất
quý. Đôi mắt bà nhìn lướt qua mọi đồ vật quen thuộc trong căn phòng. Chẳng có gì thay đồi, vậy mà sự
ấm cúng lúc trước đã bỗng nhiên biến mất khiến bà cảm thấy thật là bất ổn.
Bà Mai đặc biệt yêu thích căn phòng này với những kỷ niệm của nó trong quá khứ. Những bức
tranh lụa mầu xanh lơ mà bà cùng mẹ đã chọn mua, chiếc giá để ống điếu bằng gỗ trầm được chạm trổ
của cha bà, một kỷ vật nhắc nhở những ngày ông ở trong quân ngũ.
Bà Mai nhìn vào đồng hồ đeo tay : mười giờ rồi! Và bà biết chắc chồng bà không cố ý về muộn
như thế. Cũng may là mẹ bà không có đây để thấy là anh con rể vô duyên kia lại dám để con gái cưng
của bà ở nhà thui thủi một mình như vậy. Bà Mai thầm nghĩ.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
45
Cuối hành lang nhỏ ở phía sau lưng ghế Mai ngồi, có tiếng cánh cửa đập. Bà Mai nhăn mặt khó chịu,
khi biết đó là cánh cửa của gian phòng trống mà thường tự bật mở nếu không được đóng rập kỹ lại.
Bà thu gọn cái thân hình mập mạp bồ tượng rồi đứng dậy và bước nhanh xuôi hành lang tối om. Hai tay
nắm chặt cái nắm cửa bà kéo thật mạnh và nghe thấy tiếng tách của nắm cửa được đóng chặt lại.
Gian phòng nhỏ nằm ở phía sau này đã được xây thêm cho cha bà, trong những năm ốm yếu cuối đời
ông, và vẫn không bao giờ có vẻ là một phần của ngôi nhà. Gian phòng này thuờng làm cho bà nổi da
gà vào ban đêm. Đôi khi cánh cửa đập lúc ban đêm khi có ngọn gió mạnh lùa tới, nhưng bà không chịu
đích thân dậy để ra đóng nó lại, và thường đánh thức chồng dậy làm việc đó.
Nằm sâu trong chăn ấm bà cảm thấy một niềm thích thú khi nghe thấy chồng thở dài và run rẩy
lúc ông ta tìm mặc thêm áo ấm. Bà Mai lý luận rằng nếu ông ta khéo tay như cha bà thì cánh cửa đó đã
được sửa chữa từ lâu rồi. Nhưng chồng bà thì thật là …vô tích sự!
Trong khi đài truyền hình rao mục quảng cáo, bà Mai tắt máy đi và bà tưởng như nghe thấy
tiếng chân người, nhưng đó chỉ là tiếng lá khô của cây vả lớn ở bên ngoài cửa sổ bị gió thổi làm xào
xạc thôi. Bà Mai nhướng đôi mày khiến trán bà hằn những nếp nhăn, và bà hy vọng đó chỉ là tiếng lá
xào xạc…
ooo
Gần đây bà Mai đã đặc biệt lo ngại kể từ khi báo chí đăng tải là trong khu phố này có một kẻ gian
manh đi rình mò, và ngay cả khi cùng ngồi với chồng, bà cũng thấy sợ hãi khi lá cây xào xạc bên ngoài
và chồng bà cứ riễu bà về sự tưởng tượng lẩm cẩm của bà.
Bà bước đi trên lớp thảm dầy tới bên cửa sổ nhìn ra ngoài và chỉ nhận ra những chiếc ghế sắt
uốn sơn mầu trắng, đặt bên dưới tàn cây lớn, nơi vợ chồng bà thường ngồi vào những buổi chiều mùa
hạ.
Trong lúc này ở chỗ đó mọi thứ đều tối đen và thiếu thân thiện. Những chiếc bóng quen thuộc
bây giờ có những hình thể quái dị dễ sợ. Những hàng rào và bụi cây hòa lẫn vào nhau để trở thành một
nơi ẩn trốn, nhưng cái gì đang ẩn trốn ở đó chứ?
Bà rùng mình, và bắt đầu cảm thấy mình giống như cô gái trong chuyện bí mật trên màn ảnh,
tuy rằng, trái với cô gái kia, sự lo sợ của bà lại toát ra từ việc bà ở trong nhà có một mình.
Để che chiếc cửa sổ đi cùng những gì nằm ở phía ngoài, bà kéo dây đóng màn cửa lại, rồi trở về
mở máy truyền hình và đổi sang một đài khác, giữ cho âm thanh nhỏ. Vài phút sau đó bà lại chuyển
sang đài khác nữa. Nhưng vô ích, bà cần tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xẩy đến cho cô gái. Khi bà ngồi
xuống ghế bành và lấy một hạt mứt khác, đôi môi bà mím chặt vào nhau làm thành một đường mỏng
dính.
Chờ anh chàng về sẽ biết tay, bà Mai nghĩ thế và ruột bà tức sôi lên. Thế là hắn đã làm hỏng mất
một buổi tối của bà. Số là bà đã sửa soạn định tâm tỏ ra dễ thương với chồng, ngay cả âu yếm nữa là
khác để xin lỗi cho những lời gay gắt lúc điểm tâm. Những lời gay gắt còn sót lại từ cuộc cãi vã tối
hôm trước mà là sự tiếp tục của sự gây lộn thường xuyên giữa hai người từ hồi… năm ngoái.
Mai nhớ lại rất rõ cái buổi tối cuộc gây lộn bắt đầu. Số là tối hôm đó ông Mỹ về nhà với chiếc
phong bì đựng lương bị mở sẵn trong tuần lễ thứ nhì liền, và ông viện lẽ là ông ta hết tiền nhưng lại
muốn mời mấy bạn đồng sự uống ly rượu nên đã mở phong bì lương ra trước khi đưa cho vợ. Có vẻ
như phần đông mấy ông chồng Á Đông vẫn thường …dễ dãi, ngay cả ngoan ngoãn nữa là khác, và sẵn
sàng để vợ giữ tay hòm chìa khóa làm chức thủ quỹ gia đình cho các ông được rảnh tay làm những
chuyện khác, nếu có!! Thường ra thì không có mấy ông chồng lại dám cả gan mở phong bì lương trước
khi đưa cho vợ.
Tuần lễ đầu thì bà Mai còn thông cảm, nhưng tới tuần lễ thứ nhì thì bà ta không còn chịu được
nữa và phải hạch hỏi chồng cho ra lẽ.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
46
Nhất định là số tiền bà chiết ra đưa lại cho chồng thừa đủ cho những lần ông chi tiêu mời bạn bè
uống rượu rồi chứ! Hai tiếng chi tiêu đượm đầy sự châm chọc vì bà Mai không ưa một loại rượu nào!!
Cha bà đã chẳng hề bao giờ cảm thấy cần phải uống rượu đó sao.
Bộ anh ta không nhận định được là mình đang định mua màn cửa mới và muốn bọc lại bộ ghế
ngoài phòng khách hay sao chứ? Theo ông Mỹ thì điều này không cần thiết vì màn cửa mới thay và bộ
ghế mới được bọc lại có hai năm nay. Lý lẽ này khiến cho bà Mai điên tiết và quá giận mất khôn, bà
đay nghiến nhắc nhở chồng rằng căn nhà này là của ai.
Cha mẹ kính yêu của bà đã chẳng để bà thừa hưởng căn nhà là gì chứ. Và ông Mỹ phải luôn
luôn biết ơn là đã có được một mái nhà để trú ngụ mà không phải trả tiền. Ờ, anh ta rất có thể lấy một
người đàn bà nào khác là người sẽ chờ đợi chồng cung phụng nhà cửa. Ấy mà chưa biết chừng chính vì
căn nhà này mà anh ta mới lấy mình.
Sau đó thì bà tiếc là đã quá lời. Vì chuyện bà nghi ngờ về mục đích ông lấy bà đã khiến ông Mỹ
biết được rằng bà không tin vào tình yêu của ông, và như thế đặt bà vào một tình thế bất lợi mà bà
không thể để cho xẩy ra vì bà già hơn chồng mười tuổi.
Ờ, có những sự thật phũ phàng chẳng nên nói ra nếu không muốn phải hứng lấy hậu quả tai
hại…
Tiếng đạp gẫy rõ rệt không thể nhầm lẫn được của một cành cây bên ngoài cửa sổ kéo bà ra
khỏi sự suy nghĩ và khiến bà ngồi thẳng người trên mép ghế. Rõ ràng là có tiếng chân người dẫm lên
lớp lá khô bên ngoài. Lần này thì chắc chắn không phải là sự tưởng tượng nữa.
Ờ nhỉ, nhỡ có ai định bẻ khóa vào nhà thì làm sao đây? Nhỡ có ai biết là bà đang có một mình.
Kẻ gian manh đi rình mò chẳng hạn. Đôi mắt Mai rối loạn đảo quanh tìm một vật gì để hộ thân.
Khi sắp đứng lên để tới lấy cây kẹp than thì Mai lại tức thời bị hoảng sợ thêm vì một tiếng thịch ở cửa
sổ, tiếp theo đó là tiếng cào và tiếng kêu meo meo yếu ớt của con mèo Mimi!
Mai buông người nhũn rơi trở lại ghế như một con búp bê bằng vải vậy. Rồi thở ra khoan khoái
Mai bước qua căn phòng tới cửa sổ vén màn lên và mở cánh cửa sổ ra để bế con Mimi vào. Nhưng bà
vẫn còn cảm tưởng đang bị ai theo dõi. Một luồng gió đêm mát thổi phà vào mặt bà làm bà nhớ lại tình
trạng bất ổn của mình và bà đóng xập cửa sổ lại với sức mạnh bất thuờng.
Bà Mai nghĩ ờ phải chi anh ta về nhà bây giờ nhỉ. Có lẽ gần đây mình đã quá khó khăn đối với
anh ta. Mà không sao, mình sẽ chứng tỏ cho anh ta biết là mình không khó khăn, trái lại mình còn có từ
tâm là khác, sẵn sàng tha thứ và quên đi cuộc cãi vã của hai người trong bữa điểm tâm, và vui lòng làm
lành.
Cúi mình xuống, Mai ôm con mèo Mimi lên trong khi con mèo đang nóng nẩy cọ mình vào ống
chân bà. Mai ôm con mèo trở lại ngồi trên ghế và đặt Mimi lên lòng. Trong khi ve vuốt chiếc cổ con
mèo, Mai tự mỉm cười khi nghĩ đến những câu ông Mỹ sẽ nói sau khi nghe vợ tả về nỗ lo sợ của bà :
Em chỉ hay tưởng tượng vớ vẩn…
Ý nghĩ về sự làm lành sắp tới đã là một liều thuốc hay và Mai lại cố chú trọng vào chuyện phim,
nhưng những ý nghĩ vẫn bất chợt tới với bà.
Thật là mình lẩm cẩm mới để cho chuyện phim ảnh hưởng đến mình như thế. Hẳn là cái trạng
thái bất an của mình đã làm mình bị như vậy đấy mà, chứ đó chỉ là chuyện phim thôi. Tự cười về sự
xuẩn ngốc của mình bà Mai ôm con Mimi vào lòng và để má dụi vào bộ lông mềm mại, ấm áp của nó.
Từ phiá sau lưng Mai thoáng có tiếng tách nhẹ của khóa cửa và cánh cửa mở ra. Không cần quay lại
Mai cũng đã biết rồi vì Mai có thể cảm thấy một luồng gió lạnh lùa vào. Chuyện cánh cửa tự mở ra đã
xẩy ra nhiều lần.
Nhưng rõ ràng là Mai đã kéo cánh cửa đóng chặt cứng lại rồi cơ mà! Có ai đó vừa mở cánh cửa
ra, và người nào đó đang đứng trong hành lang sau lưng Mai. Mai sợ quá đến nỗi không sao cử động
được ngoài việc ôm con Mimi chặt cứng thêm và dán đôi mắt mở thao láo, nhưng không nhìn thấy gì,
vào màn ảnh truyền hình.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
47
Anh Mỹ ơi! Sao anh không về vào lúc tôi cần đến anh một cách tuyệt vọng như vầy này? Anh
Mỹ ơi! Anh Mỹ ơi! Mai khổ não thầm gọi. Lúc này thì Mai có thể rõ ràng cảm thấy sự hiện diện của
một người nào đó sau lưng mình, nghe thấy tiếng thở và cảm thấy hơi ấm trên gáy mình.
Con Mimi kêu meo meo và bắt đầu cào vào đôi cánh tay Mai trong khi nó cố cựa quậy để thoát
khỏi đôi tay đang xiết chặt lấy nó như những giây leo, nhưng Mai đang sợ cứng người nên không nhận
ra điều này hay không cảm thấy máu ứa rỉ từ những vết xước do mèo cào vào tay Mai gây ra.
Trong giây phút bàng hoàng ấy, Mai mơ hồ cảm giác hai bàn tay khỏe mạnh bóp nghẹt chiếc cổ
trắng ngần mềm mại của mình, trong lúc đôi mắt Mai đăm đăm chuyển, với niềm kinh ngạc, từ màn
ảnh sang mặt gương trên tường, ■
Minh Thu
Melbourne, Hạ 01/2010

In the Dark
Minh Thu
It looked as though it was a thick wood somewhere on the central highland from where a girl was
running frightfully… Stark terror etched her face as she broke for a moment through the grey shroud of
swirling fog. She looked around wildly for some way of escape, her slim body racked by the
shuddering gasps for air of her tortured lungs. But the jungle encircling her was loathe to release its
beautiful captive. The menacing fog was closing in again – and so were the footsteps.
Who was pursuing her through the wilderness? And why was she pursued?
Mai gripped the arms of her comfortable lounge chair, fascinated by the mystery unfolding on the
television screen.
As her excitement increased, so too did her appetite for the preserved lotus seeds in the box on
the table beside her. Her fat fingers tried to choose the sweets in the box, and finding one, she popped it
in her generous bright red mouth, her eyes never leaving the screen.
Thursday was her favourite night for viewing. The film was usually a good thriller and she
would let nothing interfere with that evening if she could possibly help it. Mỹ, her husband enjoyed it
too, but he was working late. The thought angered her and her lips drooped sulkily. He knew she would
like him to watch the show with her; she determined to give him a piece of her mind about it when he
got home.
If only he had the courage to tell the boss it was inconvenient for him to work back on
Thursday, but he was such a mouse when it came to speaking up to his boss. It was at times like this
she felt she had to admit her mother had been right about Mỹ.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
48
ooo
The thriller on the television was reaching fever pitch with the pursuer coming ever closer to the girl.
Her fear leapt from the screen like some tangible evil force pervading the room, transferring itself to
Mrs. Mai, who suddenly became acutely conscious of the fact that she was alone in the house.
A chill spread throughout her veins and she stopped munching sweets to look about her.
Everything was just the same.
She looked up at her reflection in the elaborate gilt-edged mirror her mother had given her for a
wedding present. Then to the heavy antique fire tongs her father had so treasured. Her eyes swept past
all the familiar objects in the room. Nothing had changed, yet the cosiness previously felt had suddenly
vanished, leaving her decidedly uneasy.
This lounge room was particularly dear to her with its memories of the past: the blue colour
painting on silk she and her mother had chosen together; her father’s carved camphor wood pipe stand
– a relic and reminder of his army days.
Mai looked at her wristwatch. Ten o’clock! She was sure that her husband had not meant to be
this late.
Just as well mother isn’t here to know that her good to nothing son-in-law has dared to leave her
loving daughter by herself like that! Mai thought.
Down the small passage behind her chair a door began to bang. Mai grimaced in annoyance,
knowing it was the spare room door which often came undone if it wasn’t secured properly by means
of an extra tug.
She heaved her plump body out of the chair and hurried down the dark passage, grasping the
handle with both hands she pulled on it hard and heard the snib slip firmly into place.
The little back room had been extended for her father in his last ailing years and had never seemed
quite a part of the house. It had always given her the creeps at night. Sometimes the door banged during
the night when a strong whiff of wind sprang up, but she refused to go and close it herself, instead she
would wake Mỹ up to do it.
Snuggled deep in the blankets she derived a certain pleasure out of him sighing and shivering as
he fumbled for his jumper. Mai reasoned that if he has been a handyman like her father had been it
would have been fixed by now. But Mỹ was hopeless…
During a commercial she switched the television off thinking she could hear footsteps, but it
was only the dry leaves from the big fig tree outside the window being disturbed by the breeze. A slight
frown creased her forehead. At least she hoped that was what all it was.
ooo
Mai had been especially nervous lately since the papers had reported a prowler in the district, and even
when sitting beside her husband she would tense with fright when the leaves moved outside and he
would chide her about her silly imagination.
Mai crossed the thick carpet to look out the window, and could just make out the white wrought
iron garden chairs under the big tree where she and her husband often sat in its shade on summer
evenings.
Out there now it all seemed dark and unfriendly. Familiar silhouettes stood out in weird
frightening shapes. Hedges and shrubs blended to become a hiding place--for what? Mai shivered as
she was beginning to feel like the girl in the mystery story--though paradoxically – her fear stemmed
from being inside alone.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
49
To blot out the window and what lay beyond she pulled the curtain cord closing the thick
curtains, then returned to the television set and switched to a different channel, keeping the volume low.
A little while later she turned to another channel. It was no use, she had to know what would happen to
the girl.
As she settled back into the chair and reached for another sweet, her lips compressed into a thin
line.
Just wait till he gets home, Mai seethed inside. He had spoilt her evening. She had been
prepared to be nice to him too - even loving, to make up for their bitter words at breakfast. Words
which had really been a hangover from the row they had had last night; a continuation of the constant
bickering there had been between them this last year.
Mai remembered clearly the night it had all started. Mỹ had come home from work with his pay
packet open for the second week in succession. His excuse was that he was broke, and that he wanted
to have a drink with his colleagues.
Well, it seemed most of Asian husbands were rather easy going or even docile, and would give
their whole pay packet to their wife and let the wife be the family’s treasurer. The wife then would look
after the family’s finance so that the husband would have free hand to do something else, if any! More
often than not the husbands would not dare open the pay packet before giving it to their wife.
So, Mai had been understanding that first week, but by the second she had to take him to task.
Surely what she gave him back was enough to cover these expenses! The word expenses laced
with sarcasm, as she disapproved all alcohol. Her father had never found the need for it.
Didn’t Mỹ realise that she was trying to buy new curtains and covers for the lounge suite?
Well, Mỹ voiced his opinion that such expenses were unnecessary because the curtains and the
lounge suite were only two years old. This had made Mai very angry to the point that she lost her
temper, reminding him whose house it was.
Hadn’t her dear parents left it to her?! He should be everlastingly grateful to have a free roof
over his head. Well, may be he could have married some other woman who then would expect the
husband to provide shelter. Perhaps that was why he had married her!?
Afterwards she regretted that last slip of the tongue. It questioned his motive for marrying her
and made him aware that she was unsure of his love, putting her at a disadvantage she could not afford,
being ten years older than he!!
Yeah, there was hurtful truth that should not be said if you didn’t want to face the dire
consequence…
The sharp unmistakable snap of a twig outside the window broke into her thought and made her
sit up straight at the edge of the chair. There were definitely footsteps on the leaves outside. Certainly
no imagination this time, Mai thought.
What if someone was trying to break in; someone who knew she was alone. The prowler. Her
eyes swept the room frantically for something to defend herself with.
About to rise and get the heavy fire tongs she was immediately further shaken by a thud at the
window followed by scratching and a plaintive meow! Mimi.
Mai slumped back in the chair like a rag doll. Then with a sigh of relief she crossed the room,
reached between the curtains to open back the window and lifted Mimi in. The feeling she was being
watched was still present, and she was reminded of her vulnerability by a shaft of cool night air as it
fanned her face and she slammed the window shut with unusual force.
Oh, if only he would come. Perhaps she had been a bit hard on him lately. Well, she would
prove that she could be charitable; willing to forgive and forget their tiff at breakfast and make up.
Stooping down she scooped up Mimi which had been rubbing impatiently against Mai’s leg,
and carrying her back to the chair placing her on her lap. As she caressed Mimi’s neck she smiled to
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
50
herself as she thought of what her husband would say about her fears. … You and your silly
imagination..
The thought of the forthcoming reconciliation was a panacea, and she tried to concentrate on the
thriller once again, but random thoughts interfered.
How silly to let a story affect her so–must have been her state of mind--it was only play acting.
Amused now at her own stupidity, Mai cuddled Mimi, rubbing her cheek against Mimi’s soft warm
furry body.
From behind her came a barely perceptible click--and the door opened. She did not have to look
around to know, she could tell by the rush of cool air. It has happened many times before. But she had
given it that extra tug! Had heard the snib shoot home. Someone had opened it; and that someone was
behind her in the passage. She was too petrified to do anything but hug the cat harder and rivet her
wide unseeing eyes on the television screen.
Mỹ! Why didn’t he come when she needed him so desperately. Mỹ! Mỹ! She screamed in silent
agony.
She could actually feel the presence of someone behind her now, hear the breathing, and feel the
warmth on the back of her neck.
The cat meowed and began to scratch her arms as it struggled to free itself from her vice-like
grip, but Mai was too frozen with terror to notice it or the blood oozing from its tears in her skin.
In that moment of daze, Mai vaguely felt two strong hands closing about her soft white throat as
her staring eyes drifted from the screen to the mirror on the wall with a horribly surprised look! ■

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
M¶t Cõi ñi VŠ cûa MË
Năm bài thơ kính dâng hương hồn Mẹ hiền yêu quí.
Hoàng-Tâm
1. Mẹ về quê
Ba mươi năm lưu lạc đất người
Lúc nào Mẹ cũng vẫn cười tươi
Đầu nhức, gối mỏi hay chân giựt
Xem tựa nắng mưa, bệnh của trời.
Tuổi sáu mươi tư Mẹ đổi đời
Bỏ nhà, bỏ nước đi một hơi
Không ngừng di chuyển theo thời thế
Mỹ, Úc, Á châu, tùy con mời.
Con cháu nên người, Mẹ vẫn lo
Khuyên răn dạy bảo, Mẹ nhỏ to
Vườn hoa nhờ Mẹ thêm tươi thắm
Cá canh Mẹ làm, ăn thật no.
Ham công tiếc việc, thích sách báo
Ngày ngày tu thiền,tập thể thao
Mẹ là gương sáng cho con cháu
Bất cứ nơi đâu, hay lúc nào.
Ngày Mẹ về quê, ngồi xe lăn
Mắt sáng, môi cười dù da nhăn
Chín mươi tư tuổi đời chồng chất
51
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Chân yếu lưng còm, tim vẫn hăng. ■
Hoàng-Tâm
3/10/05
(Gaithersburg, MD )
2. Thăm Mẹ trong nhà thương
Con vào thăm Mẹ trong nhà thương
Dẫu biết rằng đời là vô thường
Nhìn Mẹ hôn mê nằm thở mệt
Lòng con đau xót thật khôn lường
Chín mươi sáu tuổi đời chồng chất
Mẹ đã chuẩn bị để khi mất
Được đi nhanh chóng và thanh thản
Ai ngờ nghiệp chướng vẫn lây lất
Mười ngày Mẹ chống chọi tử thần
Dây dợ quấn đầy quá khổ thân
A Di Đà Phật, con cầu nguyện
Cho Mẹ sớm lìa chốn bụi trần
Cho Mẹ sớm về nơi Cực Lạc
Rủ sạch mọi phiền não tâm thân. ■
Hoàng Tâm
10/31/06
( Bệnh Viện Pháp-Việt, Phú Mỹ Hưng)
3. Mẹ về Tịnh Độ
Mẹ đã được về nơi Tịnh Độ
Rủ sạch mọi phiền não âu lo
An nghỉ dưới hàng tùng vững chãi
Bên cội Bồ Đề, dựa Như Lai
Cốt Mẹ nằm trong Tháp Tỉnh Hương
Bên cạnh tăng ni thật hiền hòa
Tam bảo độ trì khắp phương hướng
52
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Sáng chiều chuông mõ vọng ngân nga. ■
Hoàng-Tâm
11-10-06
(Thiền Viện Thường Chiếu)
4. Mẹ về lại Huế
Mẹ đã về lại Huế
Tắm bến nước sông Hương
Rời xa đời nhân thế
Rửa sạch mọi tơ vương
Mẹ đã về lại Huế
Bên cạnh bà ngoại yêu
Trong ngôi chùa Phổ Tế
Nghe kinh kệ sáng chiều
Mẹ đã về lại Huế
Sau mấy chục năm xa
Xin thảnh thơi an nghỉ
Mẹ đã về đến nhà. ■
Hoàng-Tâm
12/3/06
(Ngày rắc tro Mẹ ở bến Phú Văn Lâu)
5. Tiểu tường của Mẹ
Mẹ như trái chín muồi
Đã vào lòng đất ấm
Còn để lại tiếng cười
Dòn tan như pháo xuân
Mẹ đưa con vào đời
Với bao lời khuyên nhủ
Bầu ca dao tục ngữ
Mẹ rót chẳng hề vơi ..
Mẹ đan thêu may vá
Mẹ dè xẻn chắt chiu
Để nuôi con một tá
Bao gian khổ sớm chiều
53
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Mẹ dạy con thương người
Cũng như mình thương thân
Để phước đức lại đời
Đừng ăn ở bất nhân.
Hôm nay ngày tiểu tường
Cúng Mẹ thắp nén hương
Cúi đầu xin lạy tạ
Dâng Mẹ lời nhớ thương. ■
Hoàng-Tâm
Gaithersburg, MD, 11/4/07
Mother’s Love
Tình MË
To all Vietnamese mothers
Kính tặng các bà Mẹ Việt Nam
Mother’s love is deep as the ocean
And as bright as the sunny sky.
Mother’s love is the guiding torch
The greatest treasure that money can’t buy.
Tình mẹ là đại dương sâu thẳm
Là trời xanh nắng ấm sáng tươi
Là ngọn đuốc soi cuộc đời
Kho tàng vô giá chẳng lời tả nên.
Mother’s love is a flowing river
A deep well that’s always giving
A sweet rose in the garden
A candle forever burning. ■
Tình mẹ như giòng sông chảy mãi
Như giếng sâu tràn ngập yêu thương
Như hoa hồng thắm trong vườn
Ngọn đèn luôn sáng chiếu đường con đi. ■
Hoàng-Tâm
Hoàng-Tâm
These poems can be sung to the tune of “Make
New Friends.”

54
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
M¶ng Tàn Phai
Minh Thu
Tàn phai giấc mộng
xóa gọn đường cong.
Ai mang nỗi nhớ
cuộn vào nhánh sông…
Tôi vẽ lên tường :
nét rũ tình sầu
Hỏi thầm :
ngày vui cũ
còn
hay đã mất?
Bỗng
thấy lòng quặn đau! ■
Minh Thu , 09/2009
HÖi Thª CuÓi
Minh Thu
Anh đi rồi, anh đi rồi, anh hỡi
Tình đôi ta đành đứt đoạn từ đây.
Nghĩa tao khang bao kỷ niệm vơi đầy
Trong đêm vắng nghe tiếng lòng thổn thức!
Bốn lăm năm vẫn còn trong ký ức
Có bao giờ quên lãng tháng năm xưa
Tình yêu thương vương mãi vẫn chưa vừa
Đâu có thể ngày nào thôi tưởng nhớ.
Đau đớn bơ vơ, bóng người đâu tá…
Tưởng lời anh còn văng vẳng đâu đây
Tưởng như anh vẫn còn ngồi đâu đó
Gọi em vào tâm sự nửa đêm nay.
Nhưng hỡi ôi, tất cả là huyễn ảo
Đớn đau đành cam chịu nỗi hư hao
Anh ra đi đem trọn tấm tình trao
Nắm tay nhau, anh cười : hơi thở cuối! ■
Minh Thu
Giáng Sinh 2009
55
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
M©i G†i Hoà Bình
Minh Thu
Hòa bình ơi!
Hãy về chơi ba miền đất nước
Gần ba mươi năm chính chiến khổ đau.
Hãy về chơi,
thăm những ruộng vườn bom đạn cầy xâu,
nhìn những đôi môi héo sầu năm tháng
đợi chờ dài lâu!
Hòa bình ơi!
Tung cánh về mau
đem tin yêu cho đôi mắt sầu
mang yên ấm cho bao cuộc đời
mời gọi con người
buông súng chào nhau
cho xóm làng yên vui
cho hoa nở ngát hương đời
cho tình dân tộc rạng ngời nước non… ■
Minh Thu
cảm tác trong mùa chờ đợi hòa bình 05/73

56
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
ChuyŒn C° Tích
S¿ Tích Hoa Thûy Tiên
Ngày xưa có một phú ông
Vợ chồng sanh được một giòng bốn trai
Khi biết mình sắp qua đời
Gọi các con đến, nói lời trối trăng
“Cha đi rồi, bốn anh em
Gia tài chia đủ mỗi phần bằng nhau.”
Nhưng vừa chôn cất cha xong
Ba người anh đã có lòng tham lam
Chia nhau hưởng hết mọi phần
Cho em mảnh đất khô cằn mà thôi.
Thương nhớ cha còn chưa nguôi
Các anh xử tệ, bùi ngùi xót xa
Ngồi một mình, giọt châu sa
Từ mặt ao bỗng Tiên bà hiện lên
Dịu hiền, nhỏ nhẹ lời khuyên:
“Con đừng khóc nữa, đừng phiền các anh
Đất của con là kho tàng
Có mầm hoa quý vô vàn hiếm hoi
Mùa Xuân nẩy lộc, đâm chồi
Hoa thơm tinh khiết, người người đến mua.”
57
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Quả thật mùa Xuân ấy
Đúng như lời bà Tiên
Từ mảnh đất khô cằn
Mọc lên toàn hoa trắng
Đầy hương thơm ngạt ngào
Người thi nhau đến mua
Em trở nên giàu có
Hơn cả ba người anh
Để nhớ ơn Bà Tiên
Từ dưới ao hiện lên
Người em đã đặt tên
Hoa này là Thủy Tiên
Mỗi năm vào dịp Tết
Hoa Thủy tiên tinh khiết
Đã thành một tục lệ
Được nhà nhà gọt tỉa
Để chào đón ngày Xuân ■
Kim-Châu
(30/11/09)

58
The Firmament
江陵愁望寄子安⊙
Volume 3, No. 1, April 2010
TØ Giang Læng buÒn nh§ gºi Tº An
Yu Xuanji*
魚玄機*
楓葉千枝復萬枝
江橋掩映暮帆遲
憶君心似西江水
日夜東流無歇時
DiŒp Trung Hà phÕng dÎch
Ngàn vạn cành phong lá mọc dồn
Cầu che thuyền về lúc hoàng hôn
Thiếp nhớ chàng như nước sông tây
Ngày đêm không nghỉ chảy về đông. ■
October 2009
* Born in Chang'an during the Tang Dynasty, Yu Xuanji (842-872) is known to be the first
Chinese feminist poet who broke away from the tradition of women having passive voice in
poetry and lyrics. At the age of 16, she was married as a concubine to Li Yi, a provincial
government official, who later abandoned her in the south. Yu then made her way back to the
capital, where she lived for a while as a courtesan and subsequently became a Taoist priestess.
She was executed for beating her maid to death. ( http://en.wikipedia.org/wiki/Yu_Xuanji;
http://home.infionline.net/%7Eddisse/yuxuanji.html )
⊙
The Chinese versions of all Yu Xuanji’s poems are extracted from
http://web.archive.org/web/20080228224341rn_1/etext.lib.virginia.edu/chinese/yu/
59
The Firmament
寄子安
魚玄機
Volume 3, No. 1, April 2010
Gºi ljn Tº An
Yu Xuanji
DiŒp Trung Hà phÕng dÎch
醉別千卮不浣愁
離腸百結解無由
蕙蘭銷歇歸春圃
楊柳東西絆客舟
聚散已悲雲不定
恩情須學水長流
有花時節知難遇
未宜厭厭醉玉樓
Nghìn chén rượu không tẩy buồn ly biệt
Xa nhau trăm nỗi đau lòng khôn xiết
Huệ lan tàn nghỉ để đầy vườn xuân
Đông tây đầy dương liễu vướng khách thuyền
Buồn ly họp như mây chuyển không ngừng
Ân tình như dòng nước chảy chẳng dừng
Mùa hoa nở sao lại không hội ngộ
Chưa vẹn nên chán say trên lầu ngọc. ■
November 2009
60
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
隔漢江寄子安
TØ Hán giang gºi ljn Tº An
魚玄機
DiŒp Trung Hà phÕng dÎch
江南江北愁望
相思相憶空吟
鴛鴦暖臥沙浦
鸂鶒閒飛橘林
煙裏歌聲隱隱
渡頭月色沈沈
含情咫尺千里
況聽家家還砧
Yu Xuanji
Từ nam giang buồn ngóng bắc giang
Ngâm thơ nhung nhớ trong vắng lạnh
Trên cát sông đôi vịt nằm ấm
Ngang rừng quất mồng két nhàn bay
Tiếng ai hát dâng trong làn khói
Ánh trăng chìm đắm lướt ngang đầu
Tình gần bên hay xa nghìn dặm
Vả nghe chày đá giặt dinh gia. ■
October 2009
61
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
送別
Giã tØ
Yu Xuanji
魚玄機
秦樓幾夜愜心期
不料仙郎有別離
睡覺莫言雲去處
殘燈一盞野蛾飛
DiŒp Trung Hà phÕng dÎch
Bao đêm lầu gác lòng thỏa mãn
Không ngờ chàng lại phải ra đi
Tỉnh dậy không lời than mây tản
Con ngài bay lạc chậu đèn tàn. ■
November 2009
62
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
B¡t ÇÀu yêu
DiŒp Trung Hà
(… tặng người say trong yêu …)
Đêm hôm ấy em vừa bốn sáu
Em say sưa và bắt đầu yêu
Em yêu người em vừa mới gặp
Người ấy đã thấy em trong thơ
Trời mưa mưa rơi rơi nhè nhẹ
Tay anh vuốt nhẹ tóc huyền em
Em ngọt ngào nhìn anh thầm lặng
Giọt mưa không nhòa mắt ướm lệ
Mưa tháng Ba lòng anh rạo rực
Mùi rượu nồng nồng cả tim anh
Hơi thở em như gió mùa Xuân
Anh linh tính rượu đầy tình tứ
Đêm hôm ấy em về thổn thức
Anh trở về nghĩ đến tóc em
Nhớ bàn tay mịn màng trắng nõn
Nhớ eo em nằm gọn trong tay
Tháng Ba anh mong được trời mưa
Anh sẽ nhấp chút rượu nồng ấm
Để nhớ lại tháng Ba hôm ấy
Để cùng em say rượu hương tình. ■
March 2009
63
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
ñÜ©ng dài nhÜng låi ng¡n
DiŒp Trung Hà
Nắng hôm nay ấm áp trời xanh thẳm
Gió mùa thu nhè nhẹ vuốt tóc em
Bàn tay anh hôm ấy em còn nhớ
Má em hồng trong hơi nóng tay anh
Trên xa lộ vùn vụt dài đăng đẳng
Em chỉ biết đường đi không cảnh vật
Dầu đường dài cây cỏ xanh xanh biếc
Đồi non cao thung lũng nhô nhấp nhô
Tại sao mình về nhanh thế hở anh?
Tại sao thời gian lại ngắn thế anh?
Vì tóc em dán chặt trên má anh,
Hay vì lòng thẫn thờ nên hề biết?
Tại sao mình không tiếp tục đường đi
Để má em ấm nồng trong say đắm
Để tai nghe tim anh nhịp thương yêu
Để tim em thổn thức trong tình yêu?
Ánh đèn vàng biến đi trong đêm lạnh
Mặt kề mặt hơi thở mắt nhắm nghiền
Con đường dài như tiếp tục trong đêm
Anh cùng em trên cánh buồm cập bến
Đêm đã khuya nhưng mình vẫn thức dài
Mắt nhắm lại nhưng trăng vẫn tròn sáng
Như chúng mình không thiếp lả cùng đêm
Trong tay nhau mình ấp mộng mai này. ■
April 2009
64
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
ThuyŠn tình ghé b‰n Tam Giang
DiŒp Trung Hà
… lời ai trong thơ …
Đôi Trạch hẹn nhau nơi Bằng Lãng
Hương Giang đưa đẩy đến Tam Giang
Uyên ương tình cờ nơi đất khách
Đại dương xanh biếc đôi xa cách
Dương liễu rũ rời trong gió nhẹ
Hoàng hôn buông xuống vắng phòng the
Yêu càng nhiều nhớ càng da diết
Yêu nồng cháy nên quặn đau riết
Diễm phúc yêu biết cảm giác này
Tới Tam Giang biết đâu ngày ấy. ■
November 2009
65
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Chim BÕ Tr©i Xanh
Dã Thäo
Đến thăm Anh sáng tinh sương giá lạnh
Chiếc xe tang đang buồn bã đợi chờ
Khuôn giáo đường còn ngáy ngủ chơ vơ
Tuyết rơi rơi trong gió đông lốc cuốn
Em đã đến như muôn vàn ước muốn
Đã bao năm Anh nằm đó mộng thầm
Cỏ dại khờ quên tình cảm lặng câm
Anh vẫn gọi tên em là HẠ THẢO
Cỏ mùa hè mãi phiêu bồng áo não
Cánh chim di khao khát tiếng đất trời
Anh hiền hoà gửi thương nhớ đơn côi
Thả trôi sông giấc mơ hồng nhỏ bé
Những cuối tuần từng chiều rơi nhè nhẹ
Phố lên đèn đến rủ mẹ con em
Chung buổi ăn tiếng cười nói thân quen
Tình rất im nhưng muôn vàn ấm áp
Thời gian trôi theo định mệnh tàn ác
Vắng bặt tin Anh quỵ ngã thình lình
Cánh đại bàng đã trốn chạy bình minh
Để từ đấy cơn mê vào cổ tích
Đêm như ngày xác thân không nhúc nhích
Hồn xanh xao nghe hoa rụng trong lòng
Đời thật dài trong mòn mỏi ngóng trông
Bóng người yêu, khói thuốc bay dĩ vãng
Tình yêu ấy chỉ áng mây lãng đãng
Có hay không như quăng lưới giữa giòng
Gieo hận sầu lên trần thế mênh mông
Trách ai đây kiếp nhân sinh huyển ảo ?
Ngủ đi Anh đưa mộng về hoang đảo
Thực với hư một làn sóng dạt dào
Gió ru hời thổi lên má xanh xao
Em co ro theo xe tang đưa tiễn
Giọt lệ nầy giã từ nhau vĩnh viễn
66
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Tình Anh cho Em sẽ tiếc ngút ngàn
Kỷ niệm mờ theo từng bước chân hoang
« Đạo Cù » đâu ? Hạ Thảo vùi tuyết trắng
Vần thơ nầy đêm giao thừa im vắng
Nhịp trầm du đưa Xuân mới ngỡ ngàng
Hồn hao buồn giữa mù tối thênh thang
Xin lắng yên nghe yêu thương hóa kiếp. ■
Đêm giao thừa Kỷ Sửu/Canh Dần 14/02/2010
Đê kỷ niệm ngày đưa tiễn TRẦN Tam Tiệp – 6/1/2010
Chỉ có một giòng trong quyển lưu niệm của anh (Hạ Thảo sẽ nhớ mãi đến Đạo Cù)
Khi Yêu Nhau
David Lš Lãng Nhân
Tình yêu đẹp tựa lan gầy
Xin nâng cho khéo, kẻo đầy đọa nhau…
Khi yêu nhau, xin nhớ đừng hờn trách
Vì vết hờn sẽ gạch buốt tim ta
Phút ái ân gần gũi trở thành xa
Lời mật ngọt bỗng hóa ra cay đắng
Khi yêu nhau, xin nhớ mình may mắn
Duyên ngàn năm hạnh ngộ mới tao phùng
Mãnh hồng tâm mình chọn giữ đến cùng
Tình mãi đẹp khi bình chưa rạn vỡ
67
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Chuyện một đời biết bao nhiêu lầm lỡ
Lẽ thông thường, lỗi ấy của đôi ta
Trách nhau chi thêm phiền muộn xót xa
Đối nghịch cảnh, mình trách mình trước nhất
Khi yêu nhau, xin giữ lời thành thật
Lời ân cần, hiền dịu tự con tim
Chuyện dỗi hờn thôi gác lại, đừng thêm
Đời quá ngắn như bóng mây gió thổi
Khi yêu nhau, như trẻ thơ vô tội
Thương bạn mình, chẳng ích kỷ, hờn ghen
Thuở xuân xanh cho đến buổi tàn niên
Ngưng phiền trách, thôi oán than, đày đọa
Nợ sinh tồn có khi vay khi trả
Kiếp phù sinh đời lúc thịnh lúc suy
Khi yêu nhau, xin mãi nhớ lời ni:
Mắt ta hãy nhìn chung về một hướng
Khi yêu nhau, xin nhớ cùng chung hưởng
Chia đời mình, hạt muối cắn làm hai
Biết đường đời lắm cạm bẫy chông gai
Đôi vai tựa, đôi vòng tay thành một
Khi yêu nhau, dẫu mưa hàn, nắng đốt
Yêu là cho, không tính toán lãi lời
Yêu thứ tha, để chín bỏ làm mười
Yêu dâng hiến nghĩa đời ta trọn vẹn
Yêu là giữ lời nguyền xưa ước hẹn
Yêu không tìm chiếm hữu, chế ngự nhau
Tình hôm nay nồng ấm mãi mai sau
Tình yêu đó trong tâm ta bất diệt
Đá cẩm thạch ngàn năm soi sắc biếc
Ngọc oan ương vạn kỷ trổ mầu hồng
Khi yêu nhau, tim đã khắc chữ Đồng
Tình chung thủy mầu xanh không phai nhạt. ■
Madison, AL, January 6, 2010
68
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Nܧc CÛ HÒn XÜa
David Lš Lãng Nhân
Tiếng gà trong xóm gáy ò o
Bà lão ru em đã ngủ khò
Mẹ trẻ còn xoay cần cối lúa
Bố con bận cuốc mấy vồng to
Bầu bí hai giàn mơn mởn trái
Cá tôm một rạch đợi chờ kho
Non nước thanh bình vui mấy thuở
Rượu tăm chờ Tết mới khui vò. ■
Madison, AL, February 2010
Siêu ThÎ Quê HÜÖng
David Lš Lãng Nhân
Mọc nhanh như nấm xứ Cờ Hoa
Thực phẩm tươi dòn gốc Việt ta
Rau muống kiệu hành cà pháo mặn
Mắm chua giá sống thịt quay gà
Sầu riêng xôi nước mầu da lợn
Bánh tét nhân bùi tợ mỡ thoa
Non nước dẫu xa hương vị cũ
Dừa tươi rau má cũng vui nhà. ■
Madison, AL, February 2010
Hoa Sim MÖ
David Lš Lãng Nhân
Từ ngày qui ẩn chốn non rừng
Trúc nguyệt an nhàn dạ rất ưng
Tuyết đến sim mơ câu Hải-cú
Thu về góp lá một đôi vần
69
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Suối nhỏ thì thầm ru dỉ vãng
Đồi non cỏ biếc mát chân xuân
Hè xanh sao sáng đêm nào nhỉ ?
Gió thoảng chuông ngân lắng bụi trần. ■
Madison, AL, January 2010
Tình B¢ng H»u
David Lš Lãng Nhân
Tình bằng hữu là thế nào anh nhỉ?
Có nhiệm mầu bằng tình anh đã yêu em?
Có đẹp bằng hồ thu nước êm đềm
Và vĩnh cửu như tình thương của Mẹ?
Tình bằng hữu có cho mình san sẻ
Hay chỉ dành cho ai đó một người?
Để khi gần ta vui cả một trời
Để lúc vắng cả thế gian buồn bã?
Khi tâm sự giọt châu rơi lã chã
Ai là người kiên nhẫn lắng tai nghe?
Ai cho ta nguồn an ủi vỗ về
Để hồn mình nhẹ đớn đau hờn tủi?
Xuân đến ngắm anh đào trông bằng hữu
Thu về hồn ngơ ngẩn gởi vần thơ
Nghĩa kim bằng đã kết tự bao giờ
Tình thân thiết như nối liền sinh tử
Bao kỷ niệm buồn vui ta sẽ giữ
Trong hoạn nạn ta cùng kế cận nhau
Nếu trên đời ai ý hiệp tâm đầu
Ai tri kỷ biết mình bằng thân hữu
Tình đó cũng đậm sâu và vĩnh cửu
Cũng nhiệm mầu như tình của lứa đôi
Tình bạn thân gieo nắng ấm cho đời
Như bài hát ru hồn ta bất tuyệt. ■
Madison, AL, January 2010
70
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Hàng Me Næm Trܧc
David Lš Lãng Nhân
Từ ngày di tãn mùa xuân
Nước non thôi đã bao lần trở trăn
Xuân này nhớ rượu nếp than
Tạm thay mấy giọt Nai Vàng Úc Châu
Sài Thành nấm mọc cao lầu
Hàng me năm trước gọi sầu tỉ tê
Đêm qua trong mộng mải mê
Cửu Long ấm lại hồn quê mặn nồng. ■
Madison, AL, February 2010
ThuyŠn Lܧt Sóng
David Lš Lãng Nhân
Vượt biển ta nhờ thuyền
Đường xa cậy ngựa thiên
Học vấn nhờ ba sự
Kinh sách, thầy, bạn hiền
Người học như vượt sóng
Không tiến tất phải lùi
Như khói bay lên trời
Như lá rụng về cội
Minh triết nhờ suy nghiệm
U uẩn gối sầu miên
Hướng tầm Chân Thiện Mỹ
Tâm sáng lắng ưu phiền. ■
Madison, AL, February 2010

71
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
72
Vài Nét ñ¥c Thù VŠ Các Ngôn Ng» Giä CÀy
ñàm Trung Pháp
Trong thời Pháp thuộc, một nông dân Việt được mướn để làm vườn trong tư dinh viên công sứ người
Pháp tại miền thượng du Bắc kỳ. Một hôm, một con hổ lọt hàng rào vào vườn, đạp nát các luống hoa,
rồi lững thững trở về rừng. Buổi chiều khi viên công sứ về nhà, thấy những vết chân khổng lồ trên các
luống hoa, ông không hiểu là trâu bò nhà ai đã dám cả gan vào tận tư dinh công sứ phá phách như thế.
Người làm vườn giải thích cho chủ rõ là hổ đấy chứ chẳng phải trâu bò nào đâu, “Lúy tí ti dôn, tí ti
noa, lúy gầm, lúy gừ, lúy măng-dê me xừ, lúy măng-dê cả moa” (Nó tí ti vàng, tí ti đen, nó gầm, nó gừ,
nó xực ông, nó xực cả tôi). Vậy mà ông tây thuộc địa hiểu ngay, rồi há hốc miệng, vung tay lên trời và
chỉ nói được hai chữ “Un tigre?”(Một con hổ à?) rồi té xỉu. Người làm vườn phải dìu ông chủ vào nhà
và trong bụng mừng lắm, vì ông công sứ đầy quyền uy rõ ràng đã hiểu thứ tiếng Tây “giả cầy” của
mình. Đó là thứ tiếng Tây sử dụng cú pháp và lối phát âm Việt, trong đó ngữ vựng của hai ngôn ngữ
phứa phừa giao duyên.
Tác giả bài này xin tạm dùng nhóm chữ “ngôn ngữ giả cầy” với giá trị tương đương cho hai từ
pidgin và creole trong tiếng Anh. Các loại ngôn ngữ pha trộn và có vẻ kỳ cục này tồn tại nhiều nơi trên
thế giới, và là phương tiện truyền thông của đổi chác thương mại, của đời sống đồn điền, và của các
cuộc tiếp xúc khác trong đó những người sử dụng ngôn ngữ khác nhau đã cùng nhau thỏa thuận về một
tiếng nói mới. Có một sự khác biệt đáng kể giữa pidgin và creole: không ai sử dụng pidgin như một
tiếng mẹ đẻ; và khi một pidgin đã trở thành căn cơ, phức tạp hơn, hữu hiệu hơn mà lại có người sử
dụng như tiếng mẹ đẻ thì pidgin đó đã thăng hoa thành một creole. Quả thực đã có một số ngôn ngữ giả
cầy, tuy đôi khi vẫn mang danh pidgin, nay đã trở thành tiếng mẹ đẻ của nhiều người, điển hình là Tok
Pisin ở Papua New Guinea và Hawaiian English ở Hạ uy di.
Đại đa số các pidgins thường không thọ, kể cả tiếng Pháp và tiếng Anh giả cầy thịnh hành trong
thời Pháp thuộc và trong cuộc chiến Việt Nam mà người Việt mệnh danh là “Tây bồi” và “Mỹ bồi.”
Nhưng cũng có những creoles đã trở thành ngôn ngữ quan trọng, như Haitian French Creole được hơn
4 triệu người sử dụng tại Cộng Hòa Haiti, một thuộc địa cũ của người Pháp; Gullah, với trên 200 ngàn
người sử dụng dọc miền duyên hải đông nam Hoa Kỳ, là một ngôn ngữ lấy tiếng Anh làm căn bản, pha
trộn với nhiều sắc thái ngôn ngữ Phi châu; và Jamaican Creole English được trên 2 triệu người sử dụng
tại Cộng Hòa Jamaica.
Về nguồn gốc chữ pidgin thì không ai dám cả quyết. Có người cho rằng đó là cách người Trung
Hoa phát âm chữ business, lại có người cho rằng pidgin phát xuất từ chữ Do thái pidjom (có nghĩa là
đổi chác), cũng lại có người cho rằng chữ pidgin và chữ pigeon (có nghĩa là chim bồ câu, thường được
huấn luyện để đưa thư) chắc chắn có liên hệ mật thiết! Còn chữ creole thì do chữ crioulo trong tiếng Bồ
đào nha (có nghĩa đen là một người da trắng sinh ra và lớn lên tại một thuộc địa) mà ra.
Lúc mới xuất phát, các pidgins chỉ có một công dụng rất hạn chế, như để đổi chác hàng hóa
giữa người Tây phương và người bản xứ Phi châu hoặc Á châu. Trong thế kỷ 19, các đồn điền do người
Tây phương làm chủ thường có một số nô lệ nói vài ngôn ngữ khác nhau làm việc. Những nô lệ nào
cùng nói một thứ tiếng thường bị chủ nhân không cho liên lạc với nhau, e rằng họ có thể cùng dùng
ngôn ngữ đó để mưu mô trốn thoát đồn điền hoặc làm phản. Thành ra khi các nô lệ phải nói chuyện với
nhau hoặc với chủ nhân, họ phải đồng ý phát minh ra một thứ tiếng nói mới với bản chất giả cầy.
Thoạt đầu, một ngôn ngữ loại này chỉ có một cấu thức giản dị tối đa và một số từ vựng nhỏ
nhoi. Các hình dạng để diễn tả số nhiều (như “books” và “houses” trong tiếng Anh), các tiếp vĩ ngữ để
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
73
phân biệt nam và nữ (như “alumno” có nghĩa là nam sinh và “alumna” có nghĩa là nữ sinh trong tiếng
Y pha nho), các bảng chia động từ đều biến mất trong ngôn ngữ giả cầy này. Về từ vựng thì chỉ có từ
50 đến 300 chữ cho nên người nói tiếng này phải vận động tối đa lối nói quanh co, bóng bẩy. Chẳng
hạn, khi muốn diễn tả ý nghĩ “Tôi đói bụng” thì tiếng Tok Pisin (do “talk pidgin” mà ra, lấy Anh ngữ
làm chủ lực) phát ngôn thành “Bụng thuộc về tôi đi tản bộ dài dài” tức là Belly belong me plenty walk
about.
Pidgin là sản phẩm của cả hai phe nói tiếng khác nhau. Trên lý thuyết thì cả hai thứ tiếng đều
đóng góp về âm thanh, từ vựng, và yếu tố ngữ pháp. Tuy nhiên, ngôn ngữ có uy tín hơn (thường được
coi là “thượng tầng” như tiếng Anh, Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha, Hòa lan) hầu như cung cấp phần
lớn từ vựng, và ngôn ngữ kia (thường bị coi là “hạ tầng” như tiếng Tàu, tiếng Tolai, tiếng Hạ uy di, và
các tiếng Phi châu) có ảnh hưởng lớn hơn về ngữ pháp. Điển hình là trong Tok Pisin 80% từ vựng là
Anh ngữ, và ngữ pháp chịu ảnh hưởng lớn của Tolai là một thổ ngữ quan trọng trong gia đình ngôn ngữ
Papuan.
Các pidgins khi trở thành creoles cần phải có chữ viết. Lối viết tốt nhất, theo ý kiến các nghiên
cứu gia về ngôn ngữ giả cầy, là theo cách phiên âm với mẫu tự la-tinh (thay vì dùng chính tả quy ước
của các ngôn ngữ thượng tầng xuất phát từ Âu châu). Vì vậy mà tiếng Tok Pisin viết “too much” là
“tumas” và mouth là “maus,” vì trong ngôn ngữ này âm “ch” và âm “th” đọc lên như âm “s.” Các thí
dụ về Tok Pisin trong phần còn lại của bài này đều được viết theo lối phiên âm đó.
Với Anh ngữ đóng vai trò thượng tầng, Tok Pisin là ngôn ngữ chính thức của khoảng 1 triệu
người dân nước Papua New Guinea nằm trong Thái bình dương, phía bắc Úc châu. Ngôn ngữ này đã có
một ngữ pháp chính thức và một từ vựng dồi dào. Hoàng tế Philip, phu quân của Nữ Hoàng Anh Cát
Lợi, đã có lần thử nói Tok Pisin nhưng bị thất bại vì dùng sai ngữ pháp! Khi nghe ông diễn tả “hoàng
tế” là “fella belong Mrs. Queen” thì dân chúng Papua New Guinea cười bể bụng vì ngữ pháp Tok Pisin
của họ đã bị vi phạm một cách ngoạn mục. Phải nói “man belong kwin” mới đúng là Tok Pisin chính
hiệu, vì trong ngôn ngữ này chữ “fella” (đọc và viết là “pela”) không có thể được dùng ở vị trí trong
cụm từ của hoàng tế Philip với nghĩa “đàn ông” hoặc “chồng.” Trong khi đó, chữ “pela” (thoát thân từ
chữ “fella”) chỉ dùng làm tiếp vĩ ngữ để đánh dấu tính từ hoặc số từ trong Tok Pisin, thí dụ “tupela
blakpela pik” có nghĩa là “hai con heo đen” và “yupela” có nghĩa là “các anh.” Đây cũng là dấu hiệu
cho thấy Tok Pisin đã trở thành một creole, tiến bộ hơn giai đoạn khởi thủy rất nhiều. Cùng trong tiến
trình này, tiếp vĩ ngữ “im” được dùng để biến một tính từ thành động từ, như trong các thí dụ sau đây:
“bik” (big, large) + “im” = “bikim” (to enlarge); “nogut” (no good) + “im” = “nogutim” (to spoil). Và
sự thu gọn hoặc hoán chuyển vị trí các chữ trong câu cũng cho thấy Tok Pisin hiện đại mỗi ngày một
thăng tiến hơn, chẳng hạn “kot bilong ren” (raincoat) = “kotren” hoặc “renkot.”
Nhưng có lẽ cách ghép những chữ căn bản vào với nhau một cách đầy ấn tượng để tạo ra những
chữ mới trong Tok Pisin mới thực ngoạn mục, như các thí dụ sau đây: “mausgras” (cỏ mồm) = râu
mép; “gras bilong fes” (cỏ mặt) = râu; “gras bilong hed” (cỏ đầu) = tóc; “gras antap ai” (cỏ trên mắt) =
lông mày; “gras nogut » (cỏ không tốt) = cỏ dại.
Trong cuốn sách mang tên Experiments in Civilization của tác giả H. I. Gogbin, xuất bản tại
Luân đôn năm 1939, người đọc được thưởng thức một bài thơ rất cảm động viết bằng tiếng Tok Pisin
bởi một nhà thơ khuyết danh, với lời lẽ giản dị bộc trực. Chỉ vì miếng cơm manh áo mà nhà thơ ấy phải
bỏ quê nhà ra thành thị làm việc, nhưng trong lòng lúc nào cũng rộn lên một niềm thương nhớ quê
xưa, người cũ:
Ples bilong mi i namerwan
Mi laikim im, tasol
Mi tink long papa, mama tu
Mi krai long haus bilong ol
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
74
Quê tôi hạng nhất trên đời
Tôi yêu nó, có vậy thôi
Tôi nghĩ đến cha và mẹ nữa
Tôi sót thương cho mái nhà chung
Mi wok long ples i longwe tru
Mi stap nogut, tasol
Brader, susa tu
Long taim wetim mi
Ol tink mi lus long si
Vì miếng ăn tôi xa nhà thực
Mà bỏ làm thì khó, thế thôi
Anh và chị thân yêu tôi nữa
Ngóng tôi về từ bấy lâu nay
Giờ chắc nghĩ tôi chìm sâu đáy biển
Nau mi kirap, mi go long ples
Mi nokin lusim mor
Ples bilong mi i namerwan
Phút này đây tôi đứng dậy, trở về
Vì không thể cách xa nơi ấy nửa
Quê hương tôi hạng nhất trần gian
Mặc dù nhiều người vẫn còn coi nhẹ các loại tiếng giả cầy – người Pháp còn gọi loại ngôn ngữ
này ở Phi châu là petit nègre (mọi đen con) vì nó ít từ vựng và dùng ngữ pháp thô sơ như con nít – các
loại ngôn ngữ rất đặc thù này đã thành công trong sứ mệnh truyền thông giữa người với người, và đó
là mục đích chính của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng cũng chúng minh hùng hồn được khả năng
sáng tạo của bộ óc con người khi nhu cầu truyền thông đòi hỏi. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn những
ngôn ngữ giả cầy của nhân loại dưới một ánh mắt độ lượng hơn. ■

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
75
Hãy Khóc Lên, Quê HÜÖng Yêu DÃu
Bài ThÖ TuyŒt MŒnh Trܧc Gi© Hành Quy‰t: José Rizal
SÜu khäo và dÎch cûa Phåm Tr†ng LŒ
Thơ Phi-Luật-Tân thường viết bằng ba thứ tiếng. Sau khi bị người Tây-Ban-Nha đô hộ kẻ từ 1565, văn
chương Phi-Luật-tân viết bằng tiếng Tagalog, tiếng mẹ đẻ của đa số người Phi, và cho đến thế kỷ 19,
phần lớn các nhà văn hay giáo sĩ viết bằng tiếng Tây-Ban-Nha. Kể từ 1898 đến cuối Ðệ Nhị Thế Chiến
là thời Phi-Luật-Tân còn là thuộc địa của Hoa-Kỳ, thì tiếng Anh được dùng để dạy tại các trường học.
Trong những áng văn chương hùng hồn nhất phải kể bài thơ “Mi Último Adiós” của nhà văn và thi sĩ ái
quốc nổi tiếng của xứ Phi-Luật-Tân là José Rizal. Bài thơ có nhan đề tiếng Anh là “My Last Farewell”
do Rizal viết bằng tiếng Tây-Ban-Nha, đêm hôm trước ngày bị hành quyết hôm 12/30/1896, vì tội
chống lại nhà cầm quyền Tây ban Nha, lúc đó đang đô hộ xứ Phi-Luật-Tân. Thực ra bài thơ không có
nhan đề nhưng bạn của Rizal là Mariano Ponce đặt cho là Mi Último Adiós; tiếng Tagalog là Huling
Paalam.
Vài dòng tiểu sử Rizal:
José Rizal sinh năm 1861, tại Calamba, tỉnh Laguna. Ông theo học trường đạo Jesuit tại Manila, và đại
học Madrid là nơi ông tốt nghiệp bác sĩ y-khoa năm 23 tuổi, và tiến sĩ
năm 24 tuổi. Ông cũng theo học tại Paris (Pháp), Heidelberg và Leipzig
(Ðức). Tại Bá Linh, ông viết cuốn NOLI ME TANGERE (dịch sang
tiếng Anh mang tựa là The Social Cancer, “Ung thư xã hội,” bởi dịch giả
Charles E. Derbyshire, Manila: Philippines Education, 1950) trong đó
ông bài xích nhà cầm quyền Tây-Ban-Nha và các giáo phái tại Phi-Luậttân. Bị nhà cầm quyền tìm bắt, ông phải bỏ xứ sang sống tại Pháp, HoaKỳ và Hongkong là nơi ông mở phòng mạch chữa bệnh. Năm 1891, ông
xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ hai nhan đề EL FILIBUSTERISMO (Bản
tiếng Anh mang tựa The Reign of Greed). Trở về Manila năm 1892, ông
bị bắt vì tội phản động, bị đày ra Dapitan ở đảo Mindanao. Trên đường
đi Cuba năm 1896, ông bị bắt về Phi-Luật-tân, đưa ra tòa án bù nhìn và
bị kết tội lập hội kín và bạo động khởi nghĩa, và bị kết án tử hình.
Figure 1. José Rizal
Sau đây là bản dịch sang tiếng Anh bài “My Last Farewell” (Lời Vĩnh biệt). Bài thơ cũng còn nhan đề
là “Song before Execution” ông làm đêm hôm trước ngày hành quyết. Bài thơ này học sinh Phi nào
cũng được dạy ở trường. Lời thơ như tiếng than khóc hùng hồn, biểu lộ lòng ái quốc vô bờ. Nhiều
người đã dịch sang tiếng Anh bài thơ này. Theo Wikipedia có tới 35 bản dịch sang tiếng Anh và bài thơ
cũng được dịch sang hơn 30 thứ tiếng ngoại quốc.
Muốn biết thêm về đời José Rizal, xin tìm đọc tiểu sử do Carlos Quirino viết năm 1958, L.M. Guerrero
viết năm 1963, và Austion Costes viết năm 1968.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
MY LAST FAREWELL
(Poem Written Before Execution)
José Rizal (1861-96)
Farewell, beloved country, sun-kissed land,
pearl of the eastern sea, lost paradise!
Gladly I yield my sad, my withered life:
if it were brighter, fresher and more fair,
still I would yield it for your happiness.
On battlefield, struggling with wild delight,
others for your sake selfless met their doom.
No matter where—be it cypress, laurel, iris,
scaffold or plain, combat or martyrdom,
if it was for their country and their home.
I die when I behold the sky turn red,
the last day breaking after gloomy night:
if you need cochineal to stain your dawn
then shed my blood, pour it while there is time,
gild it with tints of its emergent light!
My dream when I was scarcely a child, a youth,
my dreams when I was young, still in my prime,
were to see you, jewel of the eastern sea,
one day with dark eyes dry, with smooth brow raised,
no frown, no wrinkles, tainted with no crime.
Dream of my life, my burning bright desire,
hail! shouts my soul, now ready to go forth.
Hail! O how sweet to fall to give you flight,
to die to give you life, beneath your sky,
to sleep eternally in your charmed earth
If on my tomb one day you see a flower,
simple and lowly, pushing through the grass,
lift it towards your lips and kiss my soul,
and on my brow I’ll feel, in the cold grave,
the touch, the warm breath of your tenderness.
Let the moon see me with its calm, soft beams,
let the dawn send its rays, so briefly splendid,
let the wind moan, earnestly murmuring;
and if upon my cross a bird should light,
let the bird tune its song of troubles ended.
76
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Let the sun evaporate the rains,
and my cries drive them back to their abode;
let one who loves weep for my early end,
and if in the cool dusk one prays for me,
pray, too, my country, for my rest in God,
Pray for all those who perish unfulfilled,
for those who suffer torments unrelieved,
for our poor mothers groaning bitterly,
for orphans, widows, tortured prisoners,
pray for yourself, that you may be reprieved,
And when the dark enfolds the graveyard, leaving
only the dead to watch the long night through,
do not disturb their rest, their mystery:
if you hear strains of harp or psaltery,
dear country, it is I, singing for you.
And if my grave, forgotten by the world,
has neither cross nor headstone left to mark it,
let it be tilled by man, tended and sown,
and let my ashes, while there still is time,
become the very dust upon your carpet.
No matter then that I should be forgotten.
Your air, your space, your value, will know my wraith.
I’ll be a throbbing, pure note in your ear;
with scents, lights, colours, whispers, songs and groans
repeating still the essence of my faith.
Country I worship, grief of all my griefs.
dear Philippines, hear now the last farewell!
I leave you all—my fathers, those I love;
I go where neither slaves nor tyrants are;
where God is king, where faith makes no man kill.
Fathers, brothers, parts of my soul, farewell!
friends of my childhood home for ever lost!
give thanks that I rest from the weary day!
Farewell, fair stranger, happiness, my friends!
To die—farewell, my loved ones—is to rest!
(Source: Keith Bosley, ed. POETRY OF ASIA. New York: Weatherhill, 1979, pp. 98-100).
Note: Một bản dịch nổi tiếng của Charles Derbyshire có trên website
http://www.univie.ac.at/Voelkerkunde/apsis/aufi/rizal/rzpoem2.htm
77
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Figure 2. The first stanza in José Rizal's own handwriting.
-Dịch từ bản tiếng Anh:
Lời Vĩnh Biệt
(bài thơ làm trước khi bị hành quyết)
José Rizal (1861-1896)
Thôi vĩnh biệt, quê hương thân yêu, xứ nắng vàng mơn trớn,
Hòn ngọc Biển Ðông, Thiên đàng đã mất!
Ta hân hoan hiến cuộc đời buồn bã héo hon này:
Nếu ví thử đời ta huy hoàng hơn, tươi thắm hơn, hay may mắn hơn,
Thì ta cũng hiến cho quê hương được hạnh phúc.
Trên chiến trường, khi tranh đấu cuồng say
những kẻ khác đã vì quê hương quên mình vong thân.
Mặc dù chết ở đâu—dù chết treo trên cây trắc bá, cây nguyệt quế hay cây diên vĩ,
Trên đoạn đầu đài, trên cánh đồng, nơi trận mạc hay chết vì lý tưởng,
Thì cũng là những cái chết như nhau vì phục vụ gia đình và xứ sở.
Ta chết đúng khi nhìn bầu trời ửng đỏ,
Ngày cuối cùng vừa hừng đông sau đêm tăm tối:
Nếu quê hương cần phẩm yên-chi để nhuộm đỏ bình minh,
Thì hãy đổ máu ta, tưới máu ta khi còn kịp,
Tô ban mai bằng mầu của rạng đông mới ló!
Giấc mơ khi mới vào đời,
những giấc mơ của ta khi còn tuổi xuân đầy hy vọng,
là được thấy mặt quê hương, hòn ngọc Biển Ðông,
một ngày nào đôi mắt huyền ráo nước mắt, ngước làn mi mềm lên.
mà không phải cau mày, da không nhăn, không bị làm nhơ bẩn vì tội ác.
Giấc mộng đời ta, mỗi khát khao nóng bỏng của ta,
Ta xin chào ! hồn ta hô, giờ đây sẵn sàng bay lên.
Ta xin chào ! Êm ả biết bao khi chết cho quê hương,
78
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
chết cho quê hương sống, dưới bầu trời quê hương,
yên ngủ vĩnh hằng trong lòng đất quê hương quyến dũ.
Nếu trên mồ ta một ngày nào quê hương thấy mọc một bông hoa,
đơn sơ và hèn mọn, vươn trên làn cỏ dầy,
xin hãy nâng hoa lên môi mà hôn hồn ta,
và trên đôi mày, ta sẽ cảm thấy, khi đang nằm dưới lòng mộ lạnh,
cái vuốt ve, hơi thở ấm áp, trìu mến của quê hương.
Hãy để trăng tỏa lên ta ánh trăng êm dịu,
hãy để bình minh chiếu sáng lộng lẫy mà ngắn ngủi,
hãy để gió kêu than, thầm thì, tha thiết;
và nếu thánh giá trên mộ, có con chim đến đậu,
xin hãy để chim hót bài ca an bình trên mồ ta.
Hãy để mặt trời nóng làm mưa bay hơi,
để tiếng kêu than của ta đưa mưa về nguồn cũ ;
hãy để ai từ tâm khóc cho đời ta sớm đứt đoạn,
và nếu trong hoàng hôn mát có ai cầu kinh cho ta,
thì, quê hương ơi, cũng xin cầu cho ta được yên nghỉ nơi Thượng Ðế.
Xin hãy cầu cho tất cả những ai xả thân khi nghĩa vụ chưa thành,
cho những ai chịu đựng day dứt không nguôi,
cho các bà mẹ đáng thương rên rỉ cay đắng,
cho các con côi, mẹ goá, kẻ tù đầy bị tra tấn,
xin quê hương cầu cho mình, xin cho được trì hoãn khổ đau.
Và khi màn đêm bao trùm nghĩa địa, chỉ còn để lại
những hồn ma theo dõi đêm trường,
xin để chúng yên nghỉ, đừng xáo trộn niềm bí ẩn của chúng:
nếu quê hương nghe thấy tiếng đàn thụ-cầm hay đàn cổ-cầm,
quê hương yêu dấu ơi, đó chính là tiếng ta ca cho quê hương vậy.
Và nếu mồ ta, thế gian lãng quên,
Chẳng có thánh giá hay mộ bia để ghi dấu lại,
Thì hãy để mồ ta cho người cầy lên, chăm sóc, gieo hạt,
Và hãy để tro tàn của ta,
trở thành cát bụi trên thảm cỏ quê hương.
Khi đó dầu bị lãng quên,
Nhưng không khí, không gian, giá trị quê hương sẽ hiểu hồn ta.
Ta sẽ là âm tiết rộn ràng, trong vắt bên tai quê hương;
với hương thơm, ánh sáng, mầu sắc, tiếng thầm thì, lời ca và tiếng rên rỉ
nhắc lại hoài lòng tin thuần khiết của ta.
Quê hương ta thờ phượng, niềm đau trong các nỗi đau đớn của ta,
Phi-Luật-Tân yêu dấu, giờ đây xin nghe lời vĩnh biệt!
79
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Ta dời bỏ tất cả--ông cha ta, người ta thương yêu;
Ði đến nơi không còn nô lệ, chẳng có bạo chúa;
Nơi chỉ có Thượng Ðế là đấng ngự trị, nơi lòng tin khiến không còn ai chém giết nhau.
Các bực cha ông, người anh em, phần của hồn ta, xin vĩnh biệt!
Bạn bè thời thơ ấu vĩnh viễn mất đi!
Xin cám ơn Thượng Ðế được yên nghỉ sau một ngày mệt mỏi!
Xin vĩnh biệt, người không quen đáng yêu, hạnh phúc, bạn ta!
Chết—vĩnh biệt người thân--chết chỉ là yên nghỉ mà thôi. ■
Chuyển dịch: Phạm Trọng Lệ
(Virginia 2/28/10—PTL)

BÃt KhuÃt
Dã Thäo sÜu tÀm và phÕng dÎch
INVICTUS
William Ernest Henley (1849–1903).
Out of the night that covers me,
Black as the pit from pole to pole,
I thank whatever gods may be
For my unconquerable soul.
In the fell clutch of circumstance
I have not winced nor cried aloud.
Under the bludgeonings of chance
My head is bloody, but unbow'd.
Beyond this place of wrath and tears
Looms but the Horror of the shade,
And yet the menace of the years
Finds and shall find me unafraid.
It matters not how strait the gate,
80
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
How charged with punishments the scroll,
I am the master of my fate:
I am the captain of my soul. ■
INVICTUS
de William Ernest Henley – 1843-1903
Dans les ténèbres qui m’enserrent
Noires comme un puits où l’on se noie
Je rends grâce aux dieux, quels qu’ils soient
Pour mon âme invincible et fière
Dans de cruelles circonstances
Je n’ai ni gémi ni pleuré
Meurtri par cette existence
Je suis debout, bien que blessé.
En ce lieu de colère et de pleurs
Se profile l’ombre de la Mort
Je ne sais ce que me réserve le sort
Mais je suis, et je resterai sans peur.
Aussi étroit soit le chemin
Nombreux, les châtiments infâmes
Je suis le maître de mon destin
Je suis le capitaine de mon âme. ■
Ce poème fut pour Mandela un soutien et une source d’inspiration durant sa longue captivité.
BÃt KhuÃt
(Thơ của William Ernest Henley 1843- 1903)
Dã Thảo phỏng dịch
Mặc những tối tăm đang chằn chịt vây bủa
Như giếng đen thâm thẩm bị nước trấn chìm
Tạ ơn Trời bất phân thần thánh linh thiêng
Linh hồn Ta mãi ngạo kiêu và bất khuất
Trong tình huống nào có nghiệt oan bức uất
81
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Ta vẫn không than, không gào khóc bao giờ
Dẫu có dâp bầm bởi cuộc sống xác xơ
Ôm thương tích, nhưng chân ta hoài đứng thẳng
Giữa không gian đầy thịnh nộ, nhiều trắc ẩn
Bóng Tử Thần có rình rập hiện quanh Ta
Không cần biết định số nào gắn cho Ta
Ta luôn tồn tại trong hiên ngang thách thức
Mặc lối ta đi có cùng đường eo bức
Dù đa doan ô nhục, roi vọt bẫn đầy
Sỡ hữu dời mình, ôm định mệnh trong tay
Linh hồn riêng kia trọn đời ta thủ lĩnh. ■
Bài thơ nầy đã là nơi an trú tinh thần và nguồn cảm hứng cho những ngày dài tù ngục của cựu Tổng
Thống MANDELA
Dã Thảo sưu tầm và phỏng dịch – 25/01/2010.

82
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
83
French Post-Impressionists at
the National Gallery of Australia in
Canberra
By Minh Thu
Australia has often organised exhibitions of the works of renowned international artists in its
various states. Currently, from January to the 5th of April, the National Gallery of Australia (NGA) is
delighted to present Masterpieces from Paris: Van Gogh, Gauguin, Cézanne and Beyond from the
Musée d’Orsay in Paris, which houses the world's finest collection of Post-Impressionist art.
This is definitely an incredible moment for the gallery as these masterpieces almost never leave
the Musée d’Orsay and never before in these numbers. In fact, there are 112 in the exhibition, including
some of the most famous Post-Impressionist works.
Let’s first take a look at the Impressionists who, according to Megan Johnston, were a group of
mostly French artists who painted in a
spontaneous and luminous style using a
palette of pure or unmixed colour,
often outdoors. The movement broke
the stifling conventions of 19th-century
European art, but as it matured many
members began to reject its limitations
in favour of more ambitious expression
inspired by a heady range of influences
from Japanese prints to photography.
Today, many of these painters are
revered as the masters of PostImpressionism.
Figure 1. Cézanne.
Baigneurs.
(National Gallery of Australia).
Sasha Grishin, professor of art history at Australian National University (ANU) explained that
although Impressionism seemed to initially offer a radical alternative to the art of the Academy and the
salons, by the early 1880s it had lost its appeal to the more challenging, younger French artists. He
talked about the style adopted by a French artist, the painter Georges Pierre Seurat who developed a
new style in the remaining 11 years of his life. Seurat was determined to devise a more scientific
manner of painting than that employed by the Impressionists.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
84
Monet and his immediate followers generally used quite sizeable, squarish brush strokes with
different dabs of colour giving the surfaces of their paintings a vibrant, almost pulsating quality. Seurat
devised a method of painting that comprised tiny dots of pure pigment carefully juxtaposed and he
termed this technique Pointillism or Neo-Impressionism.
Figure 2. Van Gogh. Self-portrait. (National Gallery of Australia)
Thus by the mid-1880s a new generation of artists had burst on
to the cultural scene in France. They announced a break with
Impressionism, developing the diversity of styles known today as PostImpressionism, which led to modern art.
There have been French Impressionist exhibitions in Australia,
but this is the first devoted to Post-Impressionism.
This exhibition explores the various directions of PostImpressionism through the paintings of Vincent Van Gogh, Paul
Gauguin, Paul Cézanne and Georges Seurat, as well as other significant
artists including Pierre Bonnard, Edouard Vuillard, Maurice Denis,
Henri de Toulouse-Lautrec, and late works by Monet.
Figure 3. Seurat. Model in
Profile. (National Gallery
of Australia)
Figure 4.
Claude Monet. Water-Lily Pond.
(National Gallery of Australia).
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
85
Monet’s spontaneous style shown in his works Water-Lily Pond, Green Harmony, owes much to
his years as a leading exponent of Impressionism thus inspiring him to abandon the constraints of
perspective and form to explore reverie and illusion.
In Toulouse-Lautrec’s The Clown Cha-U-Kao, he painted the ageing performer who derived her
nickname from a high-kick dance called the chahut chaos. The painter was inspired by the bohemian
life of Paris, with his paintings dominated by entertainers and prostitutes. His style is characterised by
the use of bright flat colours and a sketchy unfinished look, which helped set the course of avant-garde
art.
Figure 5. Toulouse-Lautrec. The Clowness Chahut-Kao. (National Gallery of Australia)
According to Ron Radford, Director of the
National Gallery of Australia (NGA), Australia owns
only a handful of Post-Impressionist works of art, due to
their high costs. He said Australia doesn’t have any
Gauguin oil painting, no major Van Gogh, only three
Cézannes and just one painting by Seurat, which are in
the NGA’s collection.
Figure 6. Gauguin. Tahitian Women. (National Gallery
of Australia).
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
86
In his opinion there is a reason why many of these artists are household names and their images
resonate so strongly with us today: “I first saw a reproduction of Gauguin’s incredible Tahitian women
as a 10-year-old in my primary school in regional Victoria and it left a deep and lasting impression. I
have, of course, since seen the painting in Paris many times, yet I never dreamt that the original
masterpiece would be in Australia and that I would be the director of the gallery presenting an
exhibition including this work.”
Talking about Gauguin’s Tahitian Women, by 1891 he escaped to what he imagined was a
primitive paradise in Tahiti. He painted these women on a beach in his first months on the island.
This painting by Gauguin is one of nine by the artist in this exhibition, along with seven Van
Goghs, eight Cézannes, eleven Seurats and even five Monets. There are also many splendid works that
most people will not have seen before.
This opportunity to create an exhibition of such outstanding quality is rare even though the price
which was paid to bring it to this country was high. According to Jennie Curtin in order to keep the
collection intact in case of plane crash, the organisers had to pay for eight different cargo planes. The
cost is particularly high simply because Australia is situated so far from the major cultural institutions.
Therefore it’s worth noticing that Australia is the first country to see this remarkable collection
outside of France, and in the first few weeks alone of this extraordinary exhibition there were already
hundreds of thousands of visitors who have come to Canberra to view these Post-Impressionist works
of most talented French artists without having to go to Paris, the City of Light. ■
Researched and written by
Minh Thu
Melbourne, 02/2010
References
Curtin, Jennie. (2010, January 30). Show it and they will come. In The AGE. A2 Culture and Life.
Grishin, Sasha. (2010, January 30). Colour my world. In The AGE A2 Culture and Life.
Johnston, Megan. (2010, January 30). Revolutionary scenes from Paris. In The AGE A2 Culture and
Life.
Radford, Ron. (2010, January 30). Glittering jewels in Paris Crown. In The AGE. A2 Culture and
Life.

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
87
Na Pa ñ†t Mía
Do David Lš Lãng Nhân
Khoản 100 năm trước đây, khi người Pháp mới đô hộ nước Việt Nam, sự giao thông từ
Saigon qua
Pháp toàn bằng duờng biển, mất hơn tháng trời. Người Pháp thường dùng lao công và bồi bàn người
Việt phụ giúp và trả lương khá hậu hi. Hồi đó, ít người Việt biết nói tiếng Pháp thông thạo, những
người Việt làm công cho Tây phải dùng tri thông minh lanh lợi của minh để thông đạt, nhất là đàm
thoại hằng ngày. Ngôn ngữ nửa Tây nửa Việt đó được gọi là “Tiếng Tây Bồi”.
Sáu Trọng là một trong những người làm bồi tàu cho Tây, có vợ là Hai Đẫu, sống ở Sai gòn.
Tâm sự của những người làm công cho tàu Tây như Sáu Trọng phải xa gia đình thường xuyên vì sinh
kế được dân gian ghi chép trong những câu hát đưa em, câu hò não nuột như sau đây:
Tàu xúp lê một còn thuơng còn nhớ
Tàu xúp lê hai còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba tàu ra biển Bắc
Tay vịn song sắt nước mắt nhỏ sa
Thò tay vô túi áo bà ba
Lấy khăn mu-sa ra lau nước mắt…
Giữa hai chuyến tàu, Sáu Trọng đem khá nhiều tiền về và mua sắm đủ thứ nữ trang quần áo cho
vợ. Tuy nhiên điều đó cũng không bảo đảm hạnh phúc gia đình mình.
Hai Đẫu có sắc đẹp nhưng nhẹ dạ ham vui nên bị lường gạt vào con đường hư hõng trong lúc
chồng đi vắng. Sáu Trọng là người chung tình, biết vợ mình như vậy, rất buồn khổ, mất ăn mất ngủ. Về
sau, Hai Đẫu bõ Sáu Trọng để lấy một Ông Cảnh Sát Trưởng Pháp ở Mỹ Tho. Sáu Trọng tìm đến nhà
Ông « Cò Tây » nầy để nhìn lại mặt người vợ thương yêu lần cuối, và cũng để phân trần về cuộc tình
duyên vô vọng của mình cho Ông Cò Tây thông cảm. Nhưng Hai Đẫu lại vu khống rằng Sáu Trọng chỉ
là một tên du đãng bất lương, muốn tống tiền mình. Ông Cò Tây bắt giam Sáu Trọng, nhưng sau khi
điều tra, Sáu Trọng được trả tự do. Thật là :
Trách người ăn ở bạc tình
Phụ nhau chưa đủ, bẻ cành bán rao
Vì quá uất ức và tuyệt vọng, đang đêm, Sáu Trọng đột nhập vào nhà Ông Cò Tây, giết Hai Đẫu
bằng dao, rồi nạp mình chịu tội. Chính quyền Pháp lúc bấy giờ đem Sáu Trọng ra xữ tử về tội sát nhân.
Vụ án mạng vì tình bi thảm này làm chấn động dư luận quần chúng Nam Việt một thời gian và trở
thành đề tài cho một tác phẩm thi ca bình dân Nam Việt : « Thơ Sáu Trọng » - một tâm sự bi đát của
một chàng trai thất tình đau đớn phải ra tay rữa hận giết người yêu của mình rồi thản nhiên đền tội một
cách anh hùng !
Cuộc đối thoại giữa Sáu Trong và Ông Cò Tây – bằng « Tiếng Bồi », sáng tác bởi một nhà thơ
vô danh ở miền Nam là một đặc điểm « ăn khách » của tập thơ Sáu Trọng, vì người nghê sĩ Nam Kỳ
nào đó đã diễn tả cuộc đối thoại qua những câu thơ lục bát “Tiếng Bồi” nửa Tây nửa Ta, khá kỳ thú và
độc đáo. Đọc lại đoạn thơ nầy người ta cũng mường tượng được phần nào cuộc sống xô bồ ở Saigon và
sự cọ xát giữa hai luồn văn hóa Pháp Việt thời bấy giờ.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
88
Khoản thời gian trước Đệ Nhị Thế Chiến, tập thơ Sáu Trọng rất phổ thông ở miền Nam, do đó
những người đui mù tàn tật ăn xin ngoài chợ thường ngâm nga thơ Sáu Trọng với tiếng đàn Độc huyền
áo não. Nhờ vậy được ‘bố thí » dồi dào bởi khách qua đường đứng nghe và cảm xúc, sụt sùi rơi lệ…
Sau đây là trích dẫn đoạn thơ bằng tiếng Tây Bồi hào hứng kể trên :
….
Trước kia lũy ở Sàigon
(lui)
Lũy làm xanh-bệt cô-son ê hề
(Sale bête, cochon)
Lũy với Tám Lịch cút-sê
(coucher)
Mõa gia chẳng có tấp-pê chút nào
(taper)
Thua buồn ma-lách mõa đau
(malade)
Na-pa đọt-mίa những thao thức hoài
(ne pas dormir)
Du-ê la-cách lũy đánh bài
(jouer la carte)
Pẹt-đui của mõa một hai trăm đồng
(perdu)
Fi-nί lạc-giắng lũy dông
(fini l’argent)
Pắc-ti đường lộ lấy chồng ở Hàng Sao
(parti)
Buồn tình fi-nί mõa đi tàu
(fini)
Con Đẫu nó ở Đa Kao Sàigon
…
La-vy chẳng kễ vuông tròn
(la vie)
Nghe lời xúi dại thành con pi-tèn
(putain)
Yà-na lạc-giắng ken ken
(Il y a l’argent)
Đon-nê in-dách lũy bèn bề xê
(Donner une piastre, lui baiser)
Đẫu rằng: Ông chớ cút-tê
(Ecouter)
Lũy là du đãng nó nghề vô-lơ
(Lui voleur)
Cúp-pê la-tết pa-pưa
(Couper la tête, pas peur)
Com-bien lạc-giắng cũng chựa
(Combien l’argent)
bằng lòng...
Ông Cò nghe nói lòng giòng
…
Rút cây súng sáu dể phòng bắt gian …
Trọng rằng: tôi thật vô cang
…
Ngực đây ngài bắn cho an mọi bề… …
Khi tôi lớn lên ở Sàigon, hễ thấy bạn bè vì mê gái mà thất tình điên đão, thường chúng tôi hay đọc hai
câu thơ Sáu Trọng để chọc phá người anh em :
Thua buồn ma-lách mõa đau
Na-pa đọt-mίa những thao thức hoài. ■
Madison, AL, February 2010

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
89
The Ones Who Walk Away From Omelas
by Ursula K. Le Guin
from The Wind's Twelve Quarters
Ursula K Le Guin writes science fiction, but also short stories. “The Ones Who Walk Away From
Omelas,” subtitled "Variations on a Theme by William James," published in 1973 in New Dimension 3,
was collected with other short stories in one volume titled, The Wind's Twelve Quarters, which
appeared in 1975. In its preface, she explained the background of this widely anthologized story as
follows.
“The central idea of this psychomyth, the scapegoat, turns up in Dostoyevsky's Brothers Karamazov,
and several people have asked me, rather suspiciously, why I gave the credit to William James. The fact
is, I haven't been able to re-read Dostoyevsky, much as I loved him, since I was twenty-five, and I'd
simply forgotten he used the idea. But when I met it in James's 'The Moral Philosopher and the Moral
Life,' it was with a shock of recognition."
Or if the hypothesis were offered us of a world in which Messrs. Fourier's and Bellamy's and
Morris's utopias should all be outdone, and millions kept permanently happy on the one simple
condition that a certain lost soul on the far-off edge of things should lead a life of lonely torture,
what except a specifical and independent sort of emotion can it be which would make us
immediately feel, even though an impulse arose within us to clutch at the happiness so offered,
how hideous a thing would be its enjoyment when deliberately accepted as the fruit of such a
bargain?
The dilemma of the American conscience can hardly be better stated. Dostoyevsky was a great
artist, and a radical one, but his early social radicalism reversed itself, leaving him a violent reactionary.
Whereas the American James, who seems so mild, so naïvely gentlemanly—look how he says “us,”
assuming all his readers are as decent as himself—was, and remained, and remains, a genuinely radical
thinker. Directly after the “lost soul” passage he goes on,
All the higher, more penetrating ideals are revolutionary. They present themselves far less in
the guise of effects of past experience than in that of probable causes of future experience,
factors to which the environment and the lessons it has so far taught us must learn to bend.
The application of those two sentences to this story, and to science fiction, and to all thinking
about the future, is quite direct. Ideals as “the probable causes of future experience”--that is a subtle
and exhilarating remark!
Of course I didn't read James and sit down and say, Now I'll write a story about that “lost soul.”
I sat down and started a story, just because I felt like it, with nothing but the word “Omelas” in mind. It
came from a road sign: Salem (Oregon) backwards. Don't you read road signs backwards? POTS
WOLS nerdlihc. Ocsicnarf Nas .. . Salem equals schelomo equals salaam equals Peace. Melas. O
melas. Omelas. Homme hélas. “Where do you get your ideas form, Ms. Le Guin?” From forgetting
Dostoyevsky and reading road signs backwards, naturally. Where else?”
From Preface to The Wind's Twelve Quarters.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
90
The Ones Who Walk Away From Omelas
With a clamor of bells that set the swallows soaring, the Festival of Summer came to the city
Omelas, bright-towered by the sea. The rigging of the boats in harbor sparkled with flags. In the streets
between houses with red roofs and painted walls, between old moss-grown gardens and under avenues
of trees, past great parks and public buildings, processions moved. Some were decorous: old people in
long stiff robes of mauve and gray, grave master workmen, quiet, merry women carrying their babies
and chatting as they walked. In other streets the music beat faster, a shimmering of gong and
tambourine, and the people went dancing, the procession was a dance. Children dodged in and out,
their high calls rising like the swallows' crossing flights over the music and the singing. All the
processions wound towards the north side of the city, where on the great water-meadow called the
Green Fields boys and girls, naked in the bright air, with mud-stained feet and ankles and long, lithe
arms,exercised their restive horses before the race. The horses wore no gear at all but a halter without
bit. Their manes were braided with streamers of silver, gold, and green. They flared their nostrils and
pranced and boasted to one another; they were vastly excited, the horse being the only animal who has
adopted our ceremonies as his own. Far off to the north and west the mountains stood up half encircling
Omelas on her bay. The air of morning was so clear that the snow still crowning the Eighteen Peaks
burned with white-gold fire across the miles of sunlit air, under the dark blue of the sky. There was just
enough wind to make the banners that marked the racecourse snap and flutter now and then. In the
silence of the broad green meadows one could hear the music winding throughout the city streets,
farther and nearer and ever approaching, a cheerful faint sweetness of the air from time to time
trembled and gathered together and broke out into the great joyous clanging of the bells.
Joyous! How is one to tell about joy? How describe the citizens of Omelas?
They were not simple folk, you see, though they were happy. But we do not say the words of
cheer much any more. All smiles have become archaic. Given a description such as this one tends to
make certain assumptions. Given a description such as this one tends to look next for the King,
mounted on a splendid stallion and surrounded by his noble knights, or perhaps in a golden litter borne
by great-muscled slaves. But there was no king. They did not use swords, or keep slaves. They were
not barbarians, I do not know the rules and laws of their society, but I suspect that they were singularly
few. As they did without monarchy and slavery, so they also got on without the stock exchange, the
advertisement, the secret police, and the bomb. Yet I repeat that these were not simple folk, not dulcet
shepherds, noble savages, bland utopians. There were not less complex than us. The trouble is that we
have a bad habit, encouraged by pedants and sophisticates, of considering happiness as something
rather stupid. Only pain is intellectual, only evil interesting. This is the treason of the artist: a refusal to
admit the banality of evil and the terrible boredom of pain. If you can't lick 'em, join 'em. If it hurts,
repeat it. But to praise despair is to condemn delight, to embrace violence is to lose hold of everything
else. We have almost lost hold; we can no longer describe happy man, nor make any celebration of joy.
How can I tell you about the people of Omelas? They were not naive and happy children--though their
children were, in fact, happy. They were mature, intelligent, passionate adults whose lives were not
wretched. O miracle! But I wish I could describe it better. I wish I could convince you. Omelas sounds
in my words like a city in a fairy tale, long ago and far away, once upon a time. Perhaps it would be
best if you imagined it as your own fancy bids, assuming it will rise to the occasion, for certainly I
cannot suit you all. For instance, how about technology? I think that there would be no cars or
helicopters in and above the streets; this follows from the fact that the people of Omelas are happy
people. Happiness is based on a just discrimination of what is necessary, what is neither necessary nor
destructive, and what is destructive. In the middle category, however--that of the unnecessary but
undestructive, that of comfort, luxury, exuberance, etc.--they could perfectly well have central heating,
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
91
subway trains, washing machines, and all kinds of marvelous devices not yet invented here, floating
light-sources, fuelless power, a cure for the common cold. Or they could have none of that: it doesn't
matter. As you like it. I incline to think that people from towns up and down the coast have been
coming to to Omelas during the last days before the Festival on very fast little trains and double-decked
trams, and that the train station of Omelas is actually the handsomest building in town, though plainer
than the magnificent Farmers' Market. But even granted trains, I fear that Omelas so far strikes some of
you as goody-goody. Smiles, bells, parades, horses, bleh. If so, please add an orgy. If an orgy would
help, don't hesitate. Let us not, however, have temples from which issue beautiful nude priests and
priestesses already half in ecstasy and ready to copulate with any man or woman, lover or stranger, who
desires union with the deep godhead of the blood, although that was my first idea. But really it would
be better not to have any temples in Omelas--at least, not manned temples. Religion yes, clergy no.
Surely the beautiful nudes can just wander about, offering themselves like divine soufflés to the hunger
of the needy and the rapture of the flesh. Let them join the processions. Let tambourines be struck
above the copulations, and the glory of desire be proclaimed upon the gongs, and (a not unimportant
point) let the offspring of these delightful rituals be beloved and looked after by all. One thing I know
there is none of in Omelas is guilt. But what else should there be? I thought at first there were no drugs,
but that is puritanical. For those who like it, the faint insistent sweetness of drooz may perfume the
ways of the city, drooz which first brings a great lightness and brilliance to the mind and limbs, and
then after some hours a dreamy languor, and wonderful visions at last of the very arcane and inmost
secrets of the Universe, as well as exciting the pleasure of sex beyond all belief; and it is not habitforming. For more modest tastes I think there ought to be beer. What else, what else belongs in the
joyous city? The sense of victory, surely, the celebration of courage. But as we did without clergy, let us
do without soldiers. The joy built upon successful slaughter is not the right kind of joy; it will not do; it
is fearful and it is trivial. A boundless and generous contentment, a magnanimous triumph felt not
against some outer enemy but in communion with the finest and fairest in the souls of all men
everywhere and the splendor of the world's summer: This is what swells the hearts of the people of
Omelas, and the victory they celebrate is that of life. I don't think many of them need to take drooz.
Most of the processions have reached the Green Fields by now. A marvelous smell of cooking
goes forth from the red and blue tents of the provisioners. The faces of small children are amiably
sticky; in the benign gray beard of a man a couple of crumbs of rich pastry are entangled. The youths
and girls have mounted their horses and are beginning to group around the starting line of the course.
An old woman, small, fat, and laughing, is passing out flowers from a basket, and tall young men wear
her flowers in their shining hair. A child of nine or ten sits at the edge of the crowd alone, playing on a
wooden flute. People pause to listen, and they smile, but they do not speak to him, for he never ceases
playing and never sees them, his dark eyes wholly rapt in the sweet, thing magic of the tune.
He finishes, and slowly lowers his hands holding the wooden flute.
As if that little private silence were the signal, all at once a trumpet sounds from the pavilion
near the starting line: imperious, melancholy, piercing. The horses rear on their slender legs, and some
of them neigh in answer. Sober-faced, the young riders stroke the horses' necks and soothe them,
whispering. "Quiet, quiet, there my beauty, my hope...." They begin to form in rank along the starting
line. The crowds along the racecourse are like a field of grass and flowers in the wind. The Festival of
Summer has begun.
Do you believe? Do you accept the festival, the city, the joy? No? Then let me describe one
more thing.
In a basement under one of the beautiful public buildings of Omelas, or perhaps in the cellar of
one of its spacious private homes, there is a room. It has one locked door, and no window. A little light
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
92
seeps in dustily between cracks in the boards, secondhand from a cobwebbed window somewhere
across the cellar. In one corner of the little room a couple of mops, with stiff, clotted, foul-smelling
heads, stand near a rusty bucket. The floor is dirt, a little damp to the touch, as cellar dirt usually is. The
room is about three paces long and two wide: a mere broom closet or disused tool room. In the room, a
child is sitting. It could be a boy or a girl. It looks about six, but actually is nearly ten. It is feebleminded. Perhaps it was born defective, or perhaps it has become imbecile through fear, malnutrition,
and neglect. It picks its nose and occasionally fumbles vaguely with its toes or genitals, as it sits
hunched in the corner farthest from the bucket and the two mops. It is afraid of the mops. It finds them
horrible. It shuts its eyes, but it knows the mops are still standing there; and the door is locked; and
nobody will come. The door is always locked; and nobody ever comes, except that sometimes--the
child has no understanding of time or interval--sometimes the door rattles terribly and opens, and a
person, or several people, are there. One of them may come in and kick the child to make it stand up.
The others never come close, but peer in at it with frightened, disgusted eyes. The food bowl and the
water jug are hastily filled, the door is locked; the eyes disappear. The people at the door never say
anything, but the child, who has not always lived in the tool room, and can remember sunlight and its
mother's voice, sometimes speaks. "I will be good, " it says. "Please let me out. I will be good!" They
never answer. The child used to scream for help at night, and cry a good deal, but now it only makes a
kind of whining, "eh-haa, eh-haa," and it speaks less and less often. It is so thin there are no calves to
its legs; its belly protrudes; it lives on a half-bowl of corn meal and grease a day. It is naked. Its
buttocks and thighs are a mass of festered sores, as it sits in its own excrement continually.
They all know it is there, all the people of Omelas. Some of them have come to see it, others are
content merely to know it is there. They all know that it has to be there. Some of them understand why,
and some do not, but they all understand that their happiness, the beauty of their city, the tenderness of
their friendships, the health of their children, the wisdom of their scholars, the skill of their makers,
even the abundance of their harvest and the kindly weathers of their skies, depend wholly on this
child's abominable misery.
This is usually explained to children when they are between eight and twelve, whenever they
seem capable of understanding; and most of those who come to see the child are young people, though
often enough an adult comes, or comes back, to see the child. No matter how well the matter has been
explained to them, these young spectators are always shocked and sickened at the sight. They feel
disgust, which they had thought themselves superior to. They feel anger, outrage, impotence, despite all
the explanations. They would like to do something for the child. But there is nothing they can do. If the
child were brought up into the sunlight out of that vile place, if it were cleaned and fed and comforted,
that would be a good thing, indeed; but if it were done, in that day and hour all the prosperity and
beauty and delight of Omelas would wither and be destroyed. Those are the terms. To exchange all the
goodness and grace of every life in Omelas for that single, small improvement: to throw away the
happiness of thousands for the chance of happiness of one: that would be to let guilt within the walls
indeed.
The terms are strict and absolute; there may not even be a kind word spoken to the child.
Often the young people go home in tears, or in a tearless rage, when they have seen the child
and faced this terrible paradox. They may brood over it for weeks or years. But as time goes on they
begin to realize that even if the child could be released, it would not get much good of its freedom: a
little vague pleasure of warmth and food, no real doubt, but little more. It is too degraded and imbecile
to know any real joy. It has been afraid too long ever to be free of fear. Its habits are too uncouth for it
to respond to humane treatment. Indeed, after so long it would probably be wretched without walls
about it to protect it, and darkness for its eyes, and its own excrement to sit in. Their tears at the bitter
injustice dry when they begin to perceive the terrible justice of reality, and to accept it. Yet it is their
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
93
tears and anger, the trying of their generosity and the acceptance of their helplessness, which are
perhaps the true source of the splendor of their lives. Theirs is no vapid, irresponsible happiness. They
know that they, like the child, are not free. They know compassion. It is the existence of the child, and
their knowledge of its existence, that makes possible the nobility of their architecture, the poignancy of
their music, the profundity of their science. It is because of the child that they are so gentle with
children. They know that if the wretched one were not there sniveling in the dark, the other one, the
flute-player, could make no joyful music as the young riders line up in their beauty for the race in the
sunlight of the first morning of summer.
Now do you believe them? Are they not more credible? But there is one more thing to tell, and
this is quite incredible.
At times one of the adolescent girls or boys who go see the child does not go home to weep or
rage, does not, in fact, go home at all. Sometimes also a man or a woman much older falls silent for a
day or two, then leaves home. These people go out into the street, and walk down the street alone. They
keep walking, and walk straight out of the city of Omelas, through the beautiful gates. They keep
walking across the farmlands of Omelas. Each one goes alone, youth or girl, man or woman. Night
falls; the traveler must pass down village streets, between the houses with yellow-lit windows, and on
out into the darkness of the fields. Each alone, they go west or north, towards the mountains. They go
on. They leave Omelas, they walk ahead into the darkness, and they do not come back. The place they
go towards is a place even less imaginable to most of us than the city of happiness. I cannot describe it
at all. It is possible that it does not exist. But they seem to know where they are going, the ones who
walk away from Omelas. ■
Questions to Ponder
1. Is scapegoating justified ethically? Is it ethical for one individual to suffer for the majority to
prosper? Must one bear the burden for many in order to achieve summum bonum? Is there a way to
achieve the maximum benefit for the greatest number of people without committing injustice? Why?
The last paragraph describes the exodus from Omelas.
2. Where do you think the people, boy, girl, man, woman, who leave Omelas go?
3. Why do they go alone?
4. Why do they keep walking even in the darkness of night?
5. The narrator says she cannot imagine the place they go towards, adding that “[i]t is possible that it
does not exist.” Why does the narrator make such a comment?
6. But the ones who leave Omelas seem to know their destination. What could this destination be?

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
94
Nh»ng NgÜ©i R©i BÕ Omelas
Minh Thu chuy‹n ng»
Với những tiếng chuông rung rổn rảng khiến những con én tung cánh bay lên bầu trời, lễ hội mùa Hè
đã diễn ra tại Omelas, thành phố bề thế sáng chói bên bờ biển. Trang cụ của các tầu bè nơi hải cảng
khởi sắc vì những lá cờ giăng mắc. Những đám rước tiến bước trên những con phố giữa những ngôi
nhà mái đỏ, tường quét vôi, giữa những ngôi vườn già rêu phong, và dưới những hàng cây, qua những
công viên rộng và những công thự. Một số đám rước thì có tính cách đặc trưng : lớp người già mặc áo
dài bằng hàng cứng mầu tím nhạt và xám, những đốc công nghiêm trang, bình thản, những phụ nữ tươi
tắn bồng bế con cái họ vừa đi vừa trò chuyện. Tại những đường phố khác, nhịp độ nhã nhạc nhanh hơn,
thấp thoáng tiếng chiêng lẫn tiếng trống nhỏ, và dân chúng đưa nhau ra nhẩy nhót, đó là đám rước có
vũ nhạc. Con nít thì chạy tứ tung, tiếng chúng gọi nhau nổi lên, tựa như tiếng đàn én lượn bay chuyển
hướng ở trên tiếng nhã nhạc, đàn hát. Tất cả các đám rước đều hướng đến phía bắc của thành phố, nơi,
trên một cánh đồng sũng nước mang tên Cánh Đồng Xanh, lũ con trai, con gái khỏa thân giữa không
khí trong lành, với chân, cổ chân dính bùn, và các cánh tay mềm mại tập luyện cho các con ngựa đang
xả hơi trước khi dự cuộc đua. Các con ngựa không đeo yên, ngoại trừ giây cương nhưng không có hàm
sắt. Bờm của chúng được kết lại với những giải mầu bạc, vàng và xanh lá cây. Chúng hểnh hểnh mũi,
rồi nhẩy dựng lên, và bắng nhắng với nhau. Lũ ngựa rất là bị kích thích; ngựa là loài vật duy nhất đã
coi những lễ nghi hộ hè này như thuộc riêng về chúng vậy. Xa hơn về phiá bắc và phía tây, những
ngọn núi trồi lên bao quanh nửa thành phố Omelas nằm trên vịnh. Không khí buổi sáng thì thật là trong
lành đến nỗi tuyết, còn phủ trên Mười Tám Đỉnh, sáng bừng như lửa bạch kim vắt qua hàng dậm không
khí nắng ấm dọi tỏa dưới bấu trời mầu xanh xẫm. Trời có đủ gió để thỉnh thoảng thổi làm phất phơ
những lá cờ hiệu dựng lên làm ranh giới cho cuộc đua ngựa. Trong cái tĩnh lặng của cánh đồng xanh,
người ta có thể nghe tiếng nhã nhạc vọng chuyển xuyên qua các đường phố trong tỉnh, khi xa lúc gần
và luôn tiến lại, tạo ra bầu không khí vui nhộn ngọt ngào nhè nhẹ, thỉnh thoảng vang lên, tụ lại, rồi bộc
phá thành sự vui vẻ lớn lao của những tiếng chuông rung rổn rảng.
Niềm vui! Người ta làm sao nói về niềm vui nhỉ? Làm sao mô tả được các thị dân ỏ Omelas?
Câu chuyện là như vầy. Họ không phải là những con người giản dị đâu, dù là họ hạnh phúc.
Nhưng chúng ta không còn nói những lời hoan hỉ nữa. Mọi nụ cười đều trở thành chuyện cổ. Đưa ra
một mô tả như thế người ta có chiều hướng đặt ra những ức đoán nào đó. Đưa ra một mô tả như thế
người ta có chiều hướng nghĩ điều kế tới sẽ là ông Vua, cưỡi một con ngựa giống hùng dũng, với toán
hiệp sĩ quý tộc bao quanh, hay có lẽ là ngự trong một cỗ xe vàng được những tên nô lệ vạm vỡ khiêng.
Nhưng làm gì có vua ở đây. Họ không dùng kiếm, hay bắt nô lệ. Họ đâu phải là dân man dã. Tôi không
biết về những luật lệ của họ, nhưng tôi cho rằng không có mấy luật lệ đâu. Và vì họ không có nền quân
chủ, và nô lệ, nên họ cứ sống mà không cần thị trường chứng khoán, quảng cáo, mật vụ và bom. Ấy
vậy mà tôi xin lập lại là họ không phải là lớp người giản dị, những người chăn cừu dịu dàng, những nhà
quý tộc hung dữ, những người không tưởng dễ thương. Họ chẳng kém phức tạp gì hơn chúng ta. Cái
phiền là chúng ta có một thói quen xấu được khuyến khích bởi những người lên mặt thông thái, những
người ngụy biện, coi hạnh phúc như là một cái gì khá ngu xuẩn. Chỉ có đau đớn mới là trí thức, chỉ có
cái xấu mới đáng quan tâm. Điều này là sự phản bội của người nghệ sĩ : một sự từ khước thừa nhận sự
tầm thường của cái xấu, ác, và sự chán chường ghê gớm nỗi đớn đau. Nếu bạn không chống lại được
thì đành làm theo thôi. Nếu bị thương tổn thì cứ lập lại. Nhưng ca tụng sự vô vọng tức là lên án khoái
cảm, theo đuổi bạo động tức là buông bỏ mọi thứ khác. Chúng ta hầu như gần mất sự bám víu. Chúng
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
95
ta không còn thể nào mô tả một con người sung sướng, hay thể hiện bất cứ sự ăn mừng nào cho niềm
vui.
Nào, làm sao tôi có thể nói với bạn về dân chúng ở Omelas. Họ không phải là những con nít
sung sưóng, dại khờ, dù rằng con cái họ thì quả có sung sướng. Họ là những người lớn trưởng thành,
thông minh, đầy nhiệt huyết, mà cuộc đời của họ đã không bị làm cho thê thảm. Ôi, phép lạ! Nhưng
ước gì tôi có thể mô tả tình trạng tốt hơn. Ước gì tôi có thể thuyết phục bạn. Omelas, theo như lời nói
của tôi thì giống như một thành phố thần tiên lâu đời lắm, xa vời lắm, như chuyện cổ tích vậy. Có lẽ
điều tốt hơn hết là cứ để bạn mường tượng thành phố này theo những ý thích của chính bạn, ức đoán
rằng nó sẽ xứng đáng với kỳ vọng, vì chắc chắn là tôi không thể tả cho hợp ý tất cả các bạn được.
Chẳng hạn như về kỹ thuật? Tôi cho rằng sẽ chẳng có xe hơi trên đường hay phi cơ trực thăng trên trời;
điều này theo sau sự kiện là dân chúng ở Omelas là những người hạnh phúc. Hạnh phúc được căn cứ
vào một sự minh định chính đáng giữa cái gì là cần thiết, cái gì là không cần thiết mà cũng không hủy
diệt, và cái gì là hủy diệt. Tuy nhiên, cái phân loại ở khoảng giữa – nghĩa là với những gì không cần
thiết và không hủy diệt, như sự tiện nghi, sự xa xỉ, sự phong phú v. v… thì họ rất có thể có sưởi khắp
nhà, tầu chạy trong đường hầm, máy giặt và mọi loại máy móc tuyệt vời chưa được chế tạo, những
nguồn ánh sáng thả nổi, năng lực không cần nhiên liệu, một phương thuốc trị chứng cảm cúm. Hoặc họ
chẳng có các thứ đó; chuyện đó chẳng sao đâu. Như ý bạn muốn thì tôi có chiều hướng cho rằng dân
chúng từ các thị trấn nằm phía trên hay phía dưới duyên hải vẫn tới Omelas trong những ngày chót,
trước khi lễ hội khởi sự, trên những con tầu nhỏ vận tốc nhanh cùng là trên các tầu điện hai tầng, và
rằng trạm ga của Omelas thì thật sự là tòa nhà đẹp nhất tỉnh, dù là tầm thường hơn Ngôi chợ nguy nga
của giới Nông gia. Nhưng dù cứ cho là họ có những con tầu, thì tôi e rằng cho đến giờ, đối với một số
người, Omelas coi cũng được được lắm đấy chứ. Nào là những nụ cười này, chuông kêu rổn rảng này,
diễn hành này, ngựa này, hề, hề. Nếu thế thì xin cộng thêm màn trụy lạc, say sưa, bí tỉ nữa đi nào. Nếu
màn này làm thành phố tốt hơn thì chẳng nên do dự. Tuy nhiên chúng ta hãy đừng có những đền thờ
trong đó có các thầy tu và các nữ tu đẹp đẽ khỏa thân vốn đang nửa chừng vui sướng cực độ rồi và sẵn
sàng giao hợp với bất cứ người đàn ông hay người đàn bà nào, người yêu hay kẻ lạ mà muốn sự hợp
nhất với huyết giáo chủ, dù là đây mới chỉ là ý kiến đầu tiên của tôi thôi đấy nhé.
Nhưng thật ra thì tốt hơn chẳng nên có ngôi đền nào ở Omelas, ít nhất thì không phải là những
ngôi đền do người quản trì. Tôn giáo thì được, giáo sĩ thì đừng! Tất nhiên các vị đẹp đẽ khỏa thân kia
có thể cứ đi tha thẩn, tự hiến dâng như món tráng miệng thần sầu cho kẻ đang khát khao khoái lạc xác
thịt. Hãy để họ tham gia các đám rước đi. Hãy để tiếng trống bỏi đập rập rồn trên những màn cụp lạc,
và sự vinh quang của dục vọng được tuyên dương qua những tiếng chiêng và (một điểm không phải là
không quan trọng), hãy để cho những đứa trẻ xuất thân từ những nghi thức khoái lạc này được mọi
người yêu thương, dưỡng dục. Một điều tôi biết là ở Omelas không có gì là tội lỗi. Nhưng còn cần phải
có gì khác nữa nhỉ? Mới đầu thì tôi nghĩ sẽ không có ma tuý, nhưng như vậy thì khắc khổ quá. Thôi thì
đối với những ai thích ma túy, thì cái hơi ngọt ngào dịu nhẹ mà bám riềt của chất drooz, rất có thể tỏa
hương thơm trong thành phố. Chất drooz mà lúc đầu gây cho người ta một cảm giác phơi phới, và sáng
láng cho đầu óc và tứ chi, thì sau vài tiếng đồng hồ lại chỉ còn cảm giác mơ màng rã rượi, cùng những
ảo ảnh tuyệt vời sau cùng về sự huyền bí và những bí mật xâu thẳm của vũ trụ, trong khi sự kích thích
khoái lạc tình dục thì thật là không ngờ; mà nó lại không gây nghiện. Với những khẩu vị khiêm nhường
hơn thì tôi nghĩ là có rượu bia đấy. Thế còn cái gì nữa nhỉ, cái gì khác thuộc về thành phố vui nhộn
này? Cảm giác thắng lợi, hẳn nhiên rồi, ăn mừng sự quả cảm. Nhưng như chúng ta đã sống không có
gíới giáo sĩ, thì hãy để chúng ta sống không có quân nhân. Niềm vui xây dựng trên sự thành công qua
giết chóc thì không phải là loại niềm vui chính đáng. Không được đâu. Chuyện đó đáng sợ, và cũng
tầm phào. Một sự hài lòng quảng đại, vô bờ bến, một thắng lợi hào hiệp không phải chống lại một vài
kẻ ngoại thù mà là trong sự hoà điệu với cái đẹp đẽ nhất, cái công bằng nhất trong tâm hồn mọi con
người ở khắp nơi cùng là cái rực rỡ của mùa hè của thế giới: đó là điều làm bừng nở trái tim của dân
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
96
chúng Omelas, và thắng lợi họ ăn mừng là thắng lợi của cuộc đời. Tôi thật tình không nghĩ là nhiều
người trong số họ lại cần tới chất drooz (ma tuý).
Bây giờ thì phấn lớn đám rước đã đến những cánh đồng xanh. Mùi nấu nướng tuyệt vời đã tỏa
ra từ các căn lều xanh, đỏ của những người lo chuyện ẩm thực. Mặt các trẻ em nhếch nhác dễ thương;
trên bộ râu bạc hiền hòa của một cụ già có bám ít vụn bánh. Các em nam nữ thiếu niên đã chèo lên
cưỡi ngựa của chúng, và đang bắt đầu họp lại ở điểm khởi đầu cuộc đua. Một bà lão, người nhỏ, mập,
cười nói khi phân phát hoa từ chiếc giỏ, và các thanh niên cao ráo cài hoa của bà lên bộ tóc bóng mượt
của họ. Một em trai khoảng chín, mười tuổi, ngồi một mình nơi dìa đám đông, thổi chiếc sáo gỗ. Dân
chúng đứng lại nghe, mỉm cười, nhưng họ không nói gì với em, vì em không ngừng thổi sáo và không
hề nhìn họ, đôi mắt thăm thẳm của em hoàn toàn chìm đắm vào âm thanh dịu ngọt kỳ diệu của bản
nhạc. Em thổi hết bài và thong thả đưa đôi tay cầm chiếc sáo gỗ xuống.
Có vẻ như sự yên lặng riêng tư nhỏ bé này là một dấu hiệu, vì cùng lúc đó tiếng nhạc khần cấp,
réo rắt, sắc bén thoát ra từ chiếc kèn đồng ở phía lều gần điểm xuất phát cuộc đua ngựa : những con
ngựa lùi lại trên những chiếc cẳng gầy, và một vài con hí lên như đáp trả. Với mặt mày tỉnh táo, các kỵ
mã trẻ tuổi xoa, vỗ lên gáy ngựa để làm chúng dịu lại, miệng thì thầm :” đứng yên nào, đứng yên nào
chú ngựa đẹp đẽ của tôi, niềm hy vọng của tôi.” Chúng dàn thành hàng ngang trước lằn giây căng.
Những đám đông đứng dọc theo trường đua trông giống như cánh đồng hoa cỏ trong làn gió. Lễ hội
mùa Hè đã bắt đầu.
Bạn có tin không? Bạn có chấp nhận lễ hội của thành phố này và niềm vui này không? Không
à? Vậy thì để tôi nói thêm một điều nữa nhé.
Trong một căn hầm bên dưới một trong những công thự đẹp đẽ của Omelas, hay có lẽ trong một
hầm rượu của một ngôi nhà tư nhân rộng rãi, có một căn phòng. Căn phòng có cửa khóa và không có
cửa sổ. Một tia sáng, cùng với bụi, len chiếu giữa những chỗ nứt nẻ của những tấm ván, mà là của thừa
lại của một cửa sổ bám mạng nhện ở nơi nào đó trong hầm rượu. Trong một góc căn phòng nhỏ xíu này
là một cặp chổi chùi khăn mà vải ở đầu chổi đã khô khốc tẩm mùi hôi hám, được dựng gần chiềc thùng
rỉ sét. Sàn nhà là sàn đất, hơi ẩm thấp, y như những sàn đất ẩm của các hầm rượu. Căn bưồng dài ba
bước, ngang hai bưóc, chỉ bằng một chỗ đủ để chổi hay một ngăn tủ để đồ không còn dùng nữa.Trong
phòng đó có một đứa trẻ đang ngồi. Nó có thể là một bé trai, hay một bé gái. Trông nó chừng sáu tuổi,
nhưng thực ra thì nó được gần mười tuổi. Đầu óc nó thiếu minh mẫn. Có thề là nó đã có tật bẩm sinh,
hay có thể là nó đã trở thành ngớ ngẩn qua những tháng năm dài sống trong sợ hãi, thiếu ăn và bị bỏ bê.
Nó móc mũi, và thỉnh thoảng mơ hồ sờ soạng những ngón chân hay chỗ kín của nó, trong khi nó ngồi
còng lưng trong góc phòng, xa hẳn chiếc thùng với hai cây chổi. Nó hãi sợ hai cây chổi. Nó thấy chúng
ghê tởm. Nó nhắm mắt lại nhưng nó biết là hai cây chổi vẫn dựng ở đó; và cửa thì khóa, và sẽ không có
ai tới. Cửa luôn luôn khóa, và không ai có bao giờ tới, ngoại trừ một đôi khi--đứa trẻ không còn nhận
thức về thời gian hay khoảng cách--khóa cửa kêu loảng xoảng một cách kinh hoàng, rồi cửa mở ra, và
một người, hay vài người đứng đó. Một người trong số họ, rất có thể bước vào buồng và đá vào đứa bé
để nó phải đứng lên. Những người khác thì không bao giờ đến gần mà chỉ nhìn với đôi mắt sợ sệt và
kinh tởm. Chiếc bát đựng thức ăn và cái bình nước được vội vàng đổ đầy, rồi cánh cửa được khóa lại,
những cặp mắt biến mất. Những người đứng ở cửa chẳng bao giờ nói gì hết, nhưng đứa bé, không phải
đã luôn luôn sống trong phòng đựng chổi này, vẫn còn nhớ đến ánh sáng và giọng nói của mẹ nó, nên
đôi khi nó nói :”Con sẽ ngoan mà” “Làm ơn cho con ra khỏi nơi đây. Con sẽ ngoan mà”. Họ không bao
giờ trả lời. Đứa trẻ đã từng gào khóc kêu cứu lúc ban đêm, và nó đã khóc rất nhiều. Nhưng nay thì nó
không còn làm như thế mà chỉ rên rỉ ê…a, ê...a, và càng ngày nó càng ít nói. Nó gầy đến nỗi cẳng nó
không còn cả bắp chân nữa, bụng thì ỏng ra; hằng ngày nó sống bằng nửa bát bột mì và ít mỡ. Người
nó trần truồng. Mông và bẹn nó đầy những vết lở loét vì nó thường xuyên ngồi trên chính đống phân
của nó.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
97
Họ đều biết là có nó ở đấy, tất cả mọi người ở Omelas. Một vài người trong số này đã đến đấy
để thấy nó. Họ thẩy đều biết là có nó ở đấy. Một số người hiểu rõ chuyện, một số khác thì không.
Nhưng họ thẩy đều hiểu rằng hạnh phúc của họ, vẻ đẹp của thành phố này, sự dịu dàng trong tình bằng
hữu của họ, sức khỏe của con cái họ, sự khôn ngoan của các học giả của họ, tài chuyên môn của các
nhà khoa học, hay ngay cả số thu hoạch lớn trong mùa gặt của họ cùng là thời tiết tốt đẹp của bầu trời
của họ, thẩy đều tuỳ thuộc vào cái thân phận khốn cùng gớm ghiếc của đứa trẻ này.
Điều này thường được giải thích cho những đứa trẻ tuổi từ tám đến mười hai, bất cứ khi nào
chúng có vẻ có khả năng thấu hiểu được; và phần lớn những người đến xem đứa bé là những người trẻ,
dù rằng khá thường xuyên có người lớn tới, hay trở lại xem đứa trẻ. Dù cho vấn đề được giải thích tốt
đến đâu đi nữa, thì những khán giả trẻ tuổi kia luôn luôn bị kinh hoàng và tởm lợm trước cảnh đó. Họ
cảm thấy ghê tởm, mà là điều tự họ cứ nghĩ là họ cao hơn thế. Họ cảm thấy bực tức, xúc phạm, bất lực,
bất kể mọi lời giải thích. Họ muốn làm một điều gì đó cho đứa trẻ. Nhưng họ chẳng có thể làm được gì
hết. Nếu đứa trẻ được đưa ra ánh sáng khỏi nơi đê tiện này, nếu nó được rửa ráy, nuôi nấng và an ủi thì
sẽ thật là tốt đẹp, nhưng nếu làm như thế thì đúng vào ngày giờ đó, mọi sự phồn thịnh, cái đẹp và cái
vui thú của Omelas sẽ héo hắt và bị hủy diệt. Đó là những điều kiện. Trao đổi mọi sự tốt lành và ân huệ
của mỗi đời sống ở Omelas cho sự cải thiện riêng lẻ nhỏ bé đó : vứt bỏ hạnh phúc của hàng ngàn người
để đổi lấy cơ hội hạnh phúc cho một người: như thế thì thật là giữ cho tội lỗi ở bên trong các bức
tường.
Những điều kiện thì có tính cách cứng rắn và tuyệt đối : sẽ không có thể có một lời tử tế nào đối
với đứa trẻ.
Thường khi lớp người trẻ về nhà mắt rướm lệ, hay với sự tức bực trong lòng khi họ thấy đứa bé,
và họ phải đối phó với cái nghịch lý ghê gớm này. Họ rất có thể thường xuyên nghĩ ngợi về đứa trẻ
trong hàng tuần lễ hay hàng năm trời. Nhưng rồi với thời gian trôi qua, họ nhận thức ra rằng ngay cả
khi nếu đứa trẻ được thả ra, sự tự do của nó cũng chẳng mang lại nhiều lợi ích : hẳn là có một chút thú
vị mơ hồ về sự ấm áp, và về thực phẩm, nhưng chẳng có thêm gì mấy. Nó đã suy tàn và xuẩn ngốc quá
để có thể biết được niềm vui thật sự là gi. Đứa trẻ đã bị sợ hãi quá lâu để có bao giờ hết được sợ hãi.
Những thói quen của nó thì quá vụng về để nó có thể ứng xử đâu đấy với sự đối xử nhân từ. Thật vậy,
sau thời gian dài như thế, nó có thể thấy khổ sở khi không có những bức tường bao quanh để che chở
nó, và màn đêm cho đôi mắt nó, cùng với đống phân của chính nó cho nó ngồi lên. Nước mắt của họ,
trước sự bất công chua chát, khô đi khi họ bắt đầu ý thức được cái công lý ghê gớm của thực tế và chấp
nhận tình trạng. Vậy mà có lẽ chính nước mắt và sự bực tức của họ, sự thử thách lòng quảng đại của
họ, cùng sự chấp nhận tình trạng bất khả kháng, đã là cái nguồn đích thực của sự rực rỡ huy hoàng của
đời họ. Họ không thể có hạnh phúc nhạt nhẽo và vô trách nhiệm được. Họ biết rẳng giống như đứa trẻ
kia, họ không có tự do. Họ biết thương xót. Chính sự hiện diện của đứa trẻ, và việc họ biết sự hiện
diện của nó, mới làm cho kiến trúc của họ có được nét sang cả, nhạc của họ có được âm điệu xót xa, và
nển khoa học của họ được sâu sắc. Chính vì đứa trẻ kia mà họ đối xử dịu dàng với con nít. Họ biết rằng
nếu đứa trẻ khốn khổ kia không ngồi thút thít trong tăm tối, thì em bé thổi sáo chẳng thể chơi được bản
nhạc thú vị như vậy, cũng như những kỵ mã trẻ tuổi sẽ chẳng thể xếp hàng đẹp đẽ như thế cho cuộc đua
ngựa dưới ánh mặt trời trong một sớm đầu mùa hạ.
Vậy bây giờ bạn có tin họ không? Liệu họ có đáng tin cậy hơn không? Nhưng còn một điểu nữa
cần được nói ra, và điều này thì khá khó tin đấy.
Đó là có khi một trong những cô gái hay cậu trai ở tuổi mới lớn đến nhìn thấy đứa trẻ rồi không
về nhà ngồi khóc, hay bực dọc đâu, mà thật ra thì họ đã không trở về nhà họ. Đôi khi ngay cả một
người đàn ông, hay một phụ nữ luống tuổi hơn, đã cứ im lìm trong một hay hai ngày, rồi họ bỏ nhà ra
đi. Những người này bước ra đường, và một mình đi suôi theo con phố. Họ tiếp tục đi thẳng ra khỏi
thành phố Omelas, qua những chiếc cổng đẹp đẽ. Họ cứ tiếp tục đi qua những đồng ruộng của Omelas.
Mỗi người cứ một mình đi, thanh niên, thiều nữ, đàn ông hay đàn bà. Đêm xuống người bộ hành phải
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
98
đi suôi qua những đường làng, giữa những ngôi nhà có ánh đèn vàng từ cửa sổ hắt ra, và đi tiếp vào
màn đêm của những đồng ruộng. Mỗi người, một mình, họ đi về hướng tây, hay hướng bắc tới các
ngọn núi. Họ tíếp tục đi. Họ rời khỏi Omelas, họ bước tới trước, đi vào đêm tối, và không quay trở lại.
Nơi họ đến là một nơi còn thiếu tưởng tượng đối với phần lớn chúng ta hơn là thành phố hạnh phúc.
Tôi không làm sao mô tả được. Rất có thể là nơi đó không hiện hữu. Nhưng họ có vẻ biết họ đang đi
đâu, những người rời bỏ Omelas. ■

van Gogh. Starry Night.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
99
Scattered Into The Wind
By David Lš Lãng Nhân
She propped her frail mother in her arms and fed her from a bowl that the mother was too weak to
hold. Dutifully, Mom opened her mouth to receive bits of nourishment from the daughter she had once
nurtured. Finally, she turned her heavy head away and whispered something barely perceptible,
perhaps a faint thank you. That would be the last words Teresa heard from her mother, who was going
through the last stage of her life with Alzheimer’s disease.
A few days later, the dreadful moment arrived. Outside of her mom’s death room, Teresa
sobbed silently. I had seen her cry before, tears of sadness or tears of joy on various occasions. But I
hadn’t seen these body-racking sobs. They turned me inside out. Silently, I slipped my arm into hers.
Everything that could be said was said without words that night. It was a moment of total honesty and
complete understanding about Loss and Suffering. My share of Pain. And the renewal of our mutual
Love and Support. The meaning of Life.
My mother-in-law used to have two hobbies. When she first came to America, she loved to
collect jars and glass bottles. She cleaned them up and placed them in the kitchen cabinets, then in the
garage for our future use. After a while, the house was full of them, and we told her to stop. We
explained to her there is no need to do it because in this country they will be recycled. She did stop her
collecting, a little reluctantly, saying that in her opinion, it is a waste to throw away such useful things
that also look so pretty.
Her second hobby was planting. She never got tired of planting: a tomato plant, a rose, or
anything that would grow and bloom. Vegetables and flowers fascinated her, and she spent hours in the
garden–watering, weeding, nurturing–happy and content. It was not the gardening produce that
fascinated her, it was the process. She seemed to find joy in discovering new hidden buds every
morning, and her eyes sparkled with amazement when she watched a seemingly inanimate seed
germinate into a living plant, or a gorgeous bloom transformed into a juicy delicious fruit. We guessed
that without expressing it in words, she profoundly understood the mystery and the meaning of Life
and serenely enjoy It. We saw that same sparkle of love and happiness in her eyes when she held in her
arms her first grandson in Vietnam, then later, her first great-granddaughter in America.
A few years back, when Mom could still walk and talk, she went with my family and Teresa’s
sister’s family to visit a few sites in North Alabama and Tennessee. She seemed to enjoy enormously
the beautiful mountain scenery where the air was pure, the rocks reposed, and evergreens towered–
nature in its best, natural state. She said, “Standing up here makes me feel wonderful–as if I were in
Heaven.
After her death, our family revisited that very place which once deeply pleased her. It was the
end of the summer in 1998. The day was clear but not very bright. The breeze was soft and nice up in
the mountains. The same huge rocks and the same tall trees still stood there, warm and a bit solemn.
And there, honoring her last will, and returning dust to dust, we scattered her ashes into the wind. As
Teresa gently squeezed my hand, there was a brief magic moment where grief, separation, and
suffering vanished; only peace and love remained. ■
Madison, AL, 1998
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
\HAIKU
MÙA XUÂN
Kim-Châu
(Tháng 11/2009)
Hội Xuân
Cô gái khăn mỏ quạ
Duyên dáng cầm chiếc nón quai thao
Giọng hát ru ngọt ngào
100
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Mừng Xuân
Miền Tây Tạng
Thiếu nữ vũ mừng Xuân
Vui tưng bừng
Đèn Lồng
Treo đèn lồng
Nhà nhà vui rộn rã
Đón mừng xuân
101
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Bến Xuân
Thuyền lờ lững
Bến rộ nở anh đào
Nước lao sao
Hồ Xuân
Nước hồ trong xanh biếc
Mây với núi hòa nhau chập chùng
Hoa đào đang nở bông
102
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Hoa Bên Suối
Bên bờ suối
Giữa hốc đá khô khan
Hoa trắng ngần
Hoa Sa Mạc
Đất khô cằn
Hoa vẫn nở từng bông
Nơi sa mạc
103
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Nụ Cười Xuân
Đón xuân sang
Sơn nữ cười hân hoan
Đẹp non ngàn

BuÒn Tàn Thu
Minh Thu
Hồn trú trong sương tuyết
Thu đã sang sao ta chẳng biết
Tâm tư phủ sương mờ
SÀu ñông
Minh Thu
Nhìn đông về xơ xác
Sao còn vương nỗi sầu man mác
Cành khô lá rụng rồi
104
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Nh§ NgÜ©i ñi
Minh Thu
Hạ đến, người ra đi
Sinh ly tử biệt có còn chi
Có chăng niềm thương tiếc
Melbourne, 01/2010

105
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
106
TUYET AKA ELIZABETH
By Binh Huu Pham
Her Vietnamese name was Tuyet. Her teachers often called her Elizabeth.
***
Just as Tuyet was stepping out of the gym, she heard Linda’s voice in back of her.
“Tuyet, the team was great today,” said Linda. “Coach was ecstatic. He said a lot of good things
about you and your team. He wants to have the team and some of us over tonight for some kind of a
celebration. Want me to pick you up?”
Tuyet turned around, shaking her head and smiling.
“No way,” said Tuyet. “You know my Mom. A party at night at a single man’s home. Forget it!
She’ll never let me go. Besides, I’ll have to help her out at the jewelry store. Today’s payday. It’ll be
crowded and she’ll need me there.”
Linda was not ready to give up.
“I know your brother’s a priest and your sister’s a nun,” said Linda. “But, you’re not in a
convent – at least not yet. So why do you have to be so old-fashioned?”
Tuyet felt some explanation was necessary.
“Well. Because my brother is a priest and my sister a nun,” Tuyet said. “My parents and all the
Vietnamese around here expect me to be more virtuous than other girls.
My parents pay twelve thousand dollars for me to be at this school because this is the only
school for girls they trust. My folks aren’t as well off as yours. Our jewelry store doesn’t bring in as
much as you might think. Tuition is a big sacrifice for my parents. They want me to be here because
they don’t want me to go to public school and get involved with boys, getting into trouble, and hurt the
family’s reputation.
Did I tell you that Vietnamese around here call my parents ‘Ong Co, Ba Co’, it means greatgrand father, great-grand mother, an extremely respectful term to call someone, just because my brother
is a priest and my sister is a nun. Of course, my parents like it. But they’re also very sensitive to
anything that can damage their reputation.
My Mom likes to say that having a daughter in the house is like having a time bomb. If I got
involved with a boy and got pregnant, my parents would commit suicide for sure.”
Linda walked up closer to Tuyet in a sympathetic gesture.
“Now I understand why you didn’t come to George’s graduation party last month,” said Linda.
“They danced until two o’clock in the morning. Afterward, a few couples even drove to Atlantic City or
to their own places.”
Tuyet smiled, understanding.
“I heard that after senior proms and graduation parties, one or two girls get pregnant every
year,” interjected Tuyet. “My Mom is scared to death of proms and parties.”
Linda looked at Tuyet, pitying.
“I understand that your folks take good care of you,” said Linda. “But I didn’t know they were
so old-fashioned, so over-protective. You have your own life. You have the right to enjoy it like all of
us.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
107
Next Saturday’s my birthday. I was going to have you over to my place for a dance party. But
now that you’ve told me about your Mom, I’d better have the party at noon. Do you think your Mom
will let you come to my place for a party at noon?”
Tuyet nodded, apparently moved by Linda’s care and kindness.
“Of course, she will,” said Tuyet. “What is there to be afraid of at a party at your place at
noontime? I’m sure my Mom will let me go. She wants me to have a good time, too.”
As they reached the gate of the school, Tuyet saw her father’s beige Volvo parked across the
street.
“My Dad’s waiting for me over there,” said Tuyet. “See you Monday.”
Tuyet hurried across the street, opened the car door and eased herself into the front passenger’s
seat.
“Did you wait for me long, Dad?” she asked, turning to look at Mr. Le.
Mr. Le turned to his daughter with a loving look in his eyes.
“About five minutes. I saw you and Linda busy talking together so I didn’t want to hurry you
up. Now, do you want to go straight home or do you want to stop by the store?” he asked.
Tuyet thought for a second or two.
“Let’s go to the store,” said Tuyet. I’m sure Mom needs me there. Today’s payday. A lot more
people are out shopping.”
Mr. Le smiled. A feeling of pride swelled all over him.
With his eldest son a priest and his other daughter a nun, Mr. Le placed his hope in his youngest
daughter to continue the family line and to provide him and his wife care and support during their old
age. He was happy to see that Tuyet was showing all the promises of meeting his expectations.
He had had to ask the Archbishop for a recommendation letter to help Tuyet be admitted to this
prestigious high school for girls. The twelve-thousand-dollar tuition was indeed a heavy financial
sacrifice for him and his wife. But he believed he and his wife were fortunate to have such a pretty,
intelligent, and dutiful daughter.
He enjoyed driving his daughter to school and picking her up at the end of the day. Every time
he looked at the impressive Gothic-style school building with the name “SPRING GARDEN HIGH
SCHOOL FOR GIRLS”, he felt pride swell up within.
While waiting for his daughter to come out, he relived the many happy moments when Tuyet
honored him with her achievements, such as the time when she was inducted into the Torch Society. He
and his wife were invited to attend the induction ceremony. Many influential personages in the city,
including the Mayor, the Dean of the Law School, and the District Attorney were also in attendance.
Recently he had received a letter of congratulations from the Head Mistress because Tuyet was
selected as the captain of the basketball team, in which the Head Mistress also praised Tuyet for her
determination and ability to get along with people.
For three consecutive years, Tuyet had received end-of-term prizes and certificates of
commendation for outstanding performance in academic subject areas as well as in music and physical
education. The trophies she won were displayed prominently on the mantel in the family room.
Driving his daughter to school and picking her up had become a favorite chore for Mr. Le.
Mr. Le stopped his car in front of the jewelry store. He entered and went upstairs to take care of
the books. Tuyet stood briefly on the sidewalk and looked up at the blue and yellow sign on top of the
store with words in both English and Vietnamese: “QUEEN’S JEWELRY: We buy and sell new and
used gold and silver items”.
Tuyet would stand and look to make sure that there was nothing suspicious before entering. A
jewelry store in a working class neighborhood like this could be a target for robbers. Mr. and Mrs. Le
had already installed electronic safety devices in the store. The front door, protected by wrought iron
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
108
and half-inch thick glass, was electronically secured and could be opened only when a button hidden
under the counter was pressed.
Tuyet walked toward the door. Seeing her daughter, Mrs. Le pressed the electronic button. Tuyet
opened the door and entered, smiling.
“Guess what, Mom,” said Tuyet. “Our basketball team won again. Coach Williams was ecstatic.
He wanted to have all of us over to his place to celebrate tonight. But I knew the store was going to be
busy today.”
Mrs. Le smiled approvingly.
“It is proper for you to decline the invitation,” Mrs. Le said. “A girl should always be careful. A
party at the home of a single man is not the place for a female to be at night.”
The doorbell rang. Mrs. Le looked out and saw a Latin American woman standing outside.
“See what she wants,” she told Tuyet.
Tuyet went to the door and looked. When she was sure there was nothing suspicious, Tuyet
signaled Mrs. Le to press the button to let the woman in. Tuyet smiled.
“Good evening. How may I help you, Ma’am?” she asked.
The woman showed Tuyet a gold pocket watch.
“I want to sell this gold watch,” the woman said timidly. “How much do you think it’s worth?”
Tuyet looked intensely at the watch and then took it to a small desk in the back of the store. She
put the watch under a magnifying glass and examined it closely. She opened the back of the watch and
looked inside. She weighed the watch on a scale. She thought for a moment and then walked back to
where the woman was standing.
“The shell of the watch is made of gold,” said Tuyet. But the inside is made of an alloy of brass
and copper. The whole thing together weighed two troy ounces.
I didn’t dare to separate the inside from the shell for fear of damaging the watch. But I’m pretty
sure that the shell alone would weigh around an ounce. The price of gold right now is four hundred
dollars an ounce. That’s about all I can offer you.”
The woman readily agreed.
“That’s exactly what my husband said the watch could fetch,” she said pleasantly. “This watch
was given to my father by his aunt when she came to America to visit my family many years ago. My
father gave it to my husband at our wedding. But my husband said it was too heavy to carry in his
pocket. He kept it in a safe deposit box. Now he wants to sell it to buy a new TV set for the kids.”
Tuyet put the watch in a drawer. She opened the cash register and paid the woman.
Mrs. Le was watching the two quietly from the corner of her eyes. No sooner had the woman
left the store than Mrs. Le turned to her daughter with a bewildered look.
“You were not quite sure that the gold in the watch would come to a full ounce,” Mrs. Le said.
“And yet you paid her four hundred dollars. How will we be able to make a profit? I’m afraid we might
even lose money.”
“No, Mom,” said Tuyet quietly. “I looked inside the watch. It was made in Switzerland in 1885.
It might even be an antique and could easily be worth ten times as much.
The woman sold it as scrap gold because she didn’t appreciate its value. When I have time, I’ll
have it appraised to see exactly how much it is worth.”
Mrs. Le was pleased with her daughter’s quick-mindedness. If what Tuyet said was true, this
item alone would bring in a profit five times as much as what the store made in a week.
Mrs. Le always felt more secure on the afternoons when Tuyet was in the store. In her heart, she
knew that she and Mr. Le could easily manage the store without her daughter’s help. Yet, she always
used the excuse that Friday was a busy day to insist that her daughter be in the store to give her a hand.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
109
She wanted to be close to her daughter and to keep her from the temptations facing a young
woman in an increasingly secular society. She shuddered every time she thought of the decadence of
young people today.
Mrs. Le knew that at her daughter’s age, the excessive freedom of this society could lead her to
a wrong path.
She shook her head in despair every time she read in the newspaper of accidents and crimes
caused by teenagers. She was thoroughly disgusted with the scenes of boys and girls kissing one
another at street corners or of love making on TV screens. How could this society be so lascivious!
She worried about the possibility of Tuyet’s giving in to the many temptations around her. If
ever Tuyet became pregnant out of wedlock, the family’s good reputation would be destroyed. She and
her husband could not look at anybody. And so, Mrs. Le tried her best to protect her daughter and her
family.
For the present, however, all her worries disappeared. Looking at her lively daughter, Mrs. Le
was entirely confident that Tuyet could not do anything wrong.
Mrs. Le opened a drawer and pulled out a stack of mail.
“The mail came early today,” said Mrs. Le as she gave it to Tuyet. “I’ve been busy and haven’t
had time to look at it. Can you take a look to see if there’s anything important?”
Tuyet took the stack of mail and began to look at the labels on the envelopes. Her eyes
brightened at one.
“Mom. There’s a letter from Bach,” said Tuyet. “Do you want me to open it and read it out loud
for you?”
Mrs. Le’s face lit up with a broad smile.
“Yes. Read it out loud for me.”
Tuyet carefully opened the envelope and began to read the letter.
“Dear Mom and Dad,
For over a month, I was busy preparing for the Vietnamese Saints Martyrs’ Day and was unable
to write.
There has been an influx of Vietnamese immigrants at the parish where I’m working. The
Pastor has assigned me to be their director. I feel honored and blessed with this assignment. I believe I
can be of help to my fellow Vietnamese Catholics here.
I’ve received permission from the Pastor to come home for two weeks next month. Father Thao
heard about it and asked me to come and speak at his Marriage Preparation Seminar while I’m in
Philadelphia. Tuyet is old enough now and I believe she can benefit from such a seminar. I know there
are similar classes at her high school. But I’m not sure that these classes conform to the teachings of the
Roman Catholic Church. I hope you’ll allow her to register for the seminar at Father Thao’s rectory.
I received a letter from Sister Teresa a few days ago. Unfortunately, she will not be able to come
home at the same time as I. She seems to be quite pleased with her teaching job at the high school in
Belgium.
I’m mailing the videotape of the Vietnamese Saints Martyrs’ Day here to you so that you can
have an idea of what’s going on in my parish.
May God and Mother Maria bless our family.
Affectionately,
Your son
Peter Bach Thanh Le”
Tuyet burst out laughing.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
110
“You see, Mom,” said Tuyet. Father Bach always thinks that American high schools only teach
the wrong things about love and marriage. What does he know about married life? How can he lecture
people about love and marriage? If he’s just going to quote from the Bible, I know everything already.
What would I get from such a seminar?” she said in one breath, half-joking and half-serious.
Mrs. Le smiled and looked straight into Tuyet’s eyes.
“You know your brother,” Mrs. Le said. “You have a knack for asking thorny questions. But
watch out for Father Bach. He can easily turn the table on you and then you’ll feel like a fool.”
Mrs. Le knew that Tuyet was fond of her brother. But the siblings differed tremendously in their
ways of thinking and approaches to life’s problems.
Tuyet had grown up in America and purported to think for herself. She would not hesitate to
challenge the establishment – whether it was religious or secular.
In contrast, Father Bach had grown up in Vietnam, was trained in seminaries in Vietnam, in
France and in Italy. He placed paramount importance on the teachings and doctrines of the Roman
Catholic Church.
It was only natural that the two lines of thought would clash whenever Tuyet and Father Bach
engaged in serious discussion. Tuyet enjoyed, as it were, ambushing her priest brother with thorny
questions. Father Bach, seemingly aware of his sister’s schemes, was ready with sharp and witty
answers. One was six and the other half a dozen as far as intelligence was concerned. But Father Bach,
with his education and rich life experience, could often turn the table on his sister and render her
completely helpless.
Mrs. Le usually maintained a neutral position whenever there was a war of words between the
two, trying her best not to side with either one. But today, when she heard about Father Bach’s
suggestion for Tuyet to register for the Marriage Preparation Seminar, she readily agreed with her priest
son.
Oh! What a crazy time it was! Everything had to be taught and learned! She remembered the
time she and Mr. Le were married. No one had to teach them anything; yet they had three beautiful
children and a well-knit family. But if it was necessary, she would rather Tuyet register for the
Marriage Preparation Seminar even though there was a charge of one hundred fifty dollars than to let
her enroll in the Sex Education Class at the High School. The title of the class alone was enough to
make her shiver.
Tuyet willingly followed her brother’s advice not because she was interested in the content of
the seminar, but because she wanted to find out exactly what would be taught in it so that she could
prepare questions and set up traps for Father Bach.
Mrs. Le was somewhat surprised when Tuyet said she was going to register for the seminar the
next day.
The doorbell rang. Tuyet looked out and recognized Mrs. Nhan, the woman who sold steamed
rolled rice pancakes at the church on Sunday mornings. Tuyet pressed the button to open the door for
Mrs. Nhan and went out to meet her. “How are you, aunt Nhan? I didn’t see you at church last Sunday.
I thought you’re away on vacation. Please come in. My mother is not busy right now. She’ll sure be
glad to see you.”
Mrs. Le walked out, smiling.
“My dear, when you’re not at church, everybody knows,” said Mrs. Le.
Mrs. Nhan took out a gold necklace and showed it to Mrs. Le.
“My husband has been sick the last few days,” said Mrs. Nhan. “I’ve had to stay home to care
for him. He’s like that. Every time he’s out of work, he gets sick. That’s why I’m bringing this necklace
here to see how much you are willing to pay for it. It’s a wedding gift my husband bought for me when
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
111
we got married ten years ago. It breaks my heart to have to sell it; but I need the money. What can I
do?”
She paused a moment as if to think of an alternative.
“Or, if it pleases you,” continued Mrs. Nhan. “I’d like to pawn it for five hundred dollars. I’ll
pay the same interest as you charge other people. When my husband has a job, I’ll have the money and
I’ll come and claim it back.”
Mrs. Le glanced at Tuyet. Tuyet understood her mother’s gesture.
“Let me put it on the scale to see what it’s worth,” Tuyet said. “I guess it weighs about two
ounces.”
Tuyet took the necklace and went to the back of the store. She returned a few minutes later.
“Exactly two ounces, just as I guessed,” Tuyet said to Mrs. Nhan. “I think what aunt Nhan said
makes a lot of sense,” Tuyet said, turning to her mother. “If it’s O.K. with you, I’ll go and prepare the
paper right away.”
Mrs. Le nodded.
“Yes. Go and prepare the paper,” she said.
Tuyet went to the counter and returned momentarily with the receipt in her hand.
“This is the five hundred dollars for pawning the necklace, aunt Nhan,” said Tuyet. “The
interest is five percent, that is, you pay twenty-five dollars interest per month.”
Mrs. Nhan was elated. She often heard the bank commercials on television that advertised a
seven or eight percent interest rate. Here she was charged only five percent. How lucky she was!
Like many people who were not strong in mathematics, Mrs. Nhan did not know that the bank
computed interest at an annual percentage rate; here Tuyet was charging interest at a monthly
percentage rate. Five percent per month was the equivalent of sixty percent per year.
Tuyet did not tell Mrs. Nhan that; but she was careful in telling her the dollar amount of interest
Mrs. Nhan would have to pay. This way, Mrs. Nhan would not be able to complain later that she was
unaware of what the charge was for interest.
After Mrs. Nhan left the store, other customers came in. Some asked to see one item after
another; then complained about the high prices and left; others were as gentle as mice; they walked in,
looked at the merchandise in the display cabinets and left without a word of greetings or of thanks.
However, Mrs. Le and Tuyet greeted everyone warmly and courteously.
“We’ve got to treat everyone politely,” Mrs. Le would say to her daughter. “They may not buy
anything this time. But they may come back another time to buy. Besides, we are well-bred people. We
cannot be lacking in good manners. No matter what.”
At seven o’clock, Tuyet and Mrs. Le put away the valuable items in a safe and locked up the
store. Mr. Le had been waiting for them in the car and they drove home together.
Mr. and Mrs. Le had owned this three-bedroom house for ten years.
Tuyet had fallen in love with the house the first time she visited it with her parents. She liked
the small kidney-shaped swimming pool in back of the house. She loved the spacious lawn that
wrapped around the house. The park across the street added to its serenity. From her bedroom windows,
Tuyet could see the traffic on the boulevard on the other side of the park without having to hear any
noise.
After dinner, Tuyet called and talked to Linda about Father Bach’s recommendations for Tuyet
to register for the Marriage Preparation Seminar. Tuyet asked Linda to help prepare a number of thorny
questions to test Father Bach’s readiness. Linda agreed, giggling with pleasure.
The following day Tuyet went to Father Thao’s office to register for the seminar. While there,
she tried to find out who else had also registered for the seminar so as to put her thorny questions into
the mouths of those she knew.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
112
When Tuyet met Linda on Monday morning, she immediately talked about the strategy to
ambush Father Bach. Linda gave Tuyet a stack of papers.
“Here are some questions I took from the textbook in the Sex-Ed class,” Linda said. “I’m sure
you’ll think a lot of them are tough to answer. The teacher in the class had a hard time, too.”
The Sex Education class at Spring Garden High School for Girls was an elective. To register,
students had to submit a signed permission form.
Mr. and Mrs. Le did not believe the class was appropriate for a teenage girl like Tuyet and
refused to sign the form.
Tuyet looked at some of the questions and burst out cackling with delight.
“This is great,” Tuyet said enthusiastically. “I’m thrilled. You have to lend me the book when
the class is over.”
“Remember to come to my birthday party Saturday at eleven,” Linda reminded Tuyet before
they parted for different classes.
Tuyet arrived at Linda’s house half an hour early with the intention of giving Linda a hand in
the preparation for the party. But no sooner had she entered the house than she heard boisterous voices
and laughter. Linda’s friends were already there and the party in full swing. Tuyet quickly joined the
crowd, her lively voice in harmony with other voices in the room. Tuyet knew most of the guests at the
party and no introduction was necessary.
Glancing over to the family room, Tuyet saw two of her classmates talking with George,
Linda’s older brother. Tuyet suddenly recalled that she had been invited but had not gone to George’s
graduation party. Although she had a good excuse, still she did not want to hurt his feelings in any way.
She felt she should go over and join the conversation.
They were talking about bicycle racing. Tuyet waited for the right moment to join in.
“There’s a group of bicyclists who train on Lincoln Boulevard near my place on Saturday
mornings,” interjected Tuyet. “It’s one of the steepest uphill sections of the road. I don’t know how
they can climb it.”
George smiled.
“That’s my bicycling team,” said George. “That part is really steep. We nicknamed it ‘The
Wall’. So your place is just on the other side of the park?”
Tuyet nodded.
“Just on the other side of the park,” Tuyet said. “If you happen to be around there and need a
drink, just stop by. We have all kinds of drinks.”
“I will, one of these days,” George said. “I suppose there are snacks to go with the drinks, too.”
Everybody laughed.
Tuyet enjoyed the company of her buddies. She liked their banter and wit that often caused her
to laugh heartily. It had been quite a while since she had such a nice party. She was grateful to Linda for
having arranged the party, and inviting her.
Soon, Tuyet and her parents were looking forward to Father Bach’s homecoming. They knew
that they would have to share him with many of his friends and acquaintances around here, particularly
the Vietnamese priests in the Archdiocese. A day at the casinos, an evening of poker at Mr. and Mrs.
Hue’s and a party with the members of the Christian Life Community were a must every time. Only the
first day of his visit could he devote entirely to his family.
For several days, Mrs. Le had prepared some special dishes that she knew were her son’s
favorites.
Soon after his arrival, father Bach handed a box full of color photos to Mr. and Mrs. Le and
Tuyet as he talked joyously about the activities in his parish. His optimism, his wit and his baritone
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
113
voice brought palpable warmth to the whole family. Tuyet felt a greater affection for her brother than
ever. In an instant, she wanted to forget all the thorny questions she had prepared for him.
But when the family sat down at the dinner table and Father Bach inquired about Tuyet’s
registration for the Marriage Preparation Seminar, Tuyet felt she could not afford to lose this golden
opportunity to launch the offensive.
“I went to register the day after we got your letter,” Tuyet said. “I felt a bit uneasy when I heard
some people asking how priests who lived celibate lives could lecture people about love and marriage.”
Mrs. Le knew instantly that the skirmish had begun and attentively awaited the outcome.
Father Bach realized he was being attacked and tried his best to maintain his composure.
“Do you have a heart and a brain?” he asked quietly after thinking for a moment.
Tuyet was taken aback at the seemingly irrelevant question, not knowing what her brother was
up to.
“Of course, I do,” replied Tuyet, trying her best to hide her surprise. “I’m a person just like
everyone else.”
Acting as if he were not aware of Tuyet’s bewilderment, Father Bach continued his inquiries.
“Do you know how your heart and brain work?” he asked gently. “And suppose your heart did
not function properly, would you know how to fix it? Or would you have to go to a specialist for help?”
Tuyet was mum, not knowing how to respond.
“You see,” Father Bach continued. “You have a heart and a brain but you don’t know how your
own heart and brain work.
Likewise, a married couple live together; but they may not understand each other; they may not
comprehend each other’s feelings and desires. Very often, a married person may not be aware of his or
her own motives and actions or his or her own subconscious desires. This ignorance of oneself and
one’s mate gives rise to discords in the family. And when this happens, the married couple often does
not know how to settle their differences. They need the help of psychologists who specialize in family
life just like a person with heart problems needs the help of a cardiologist.
Priests are not married. But certainly they can learn to be specialists in family matters so that
they may help people to understand family life and to be better husbands and wives. Do you think so?”
Tuyet smiled sheepishly in capitulation. Mrs. Le smiled and looked away as if to say “I told you
so.”
The Marriage Preparation Seminar enrolled over fifty people. Most of them were people in their
twenties and thirties who were engaged to be married soon. There were also a few middle-aged married
couples who wanted to learn something new to improve their relationships and a few persons without
partners just like Tuyet.
After the inaugural mass, Father Thao spoke of the sanctity of marriage, one of the seven
sacraments of the Catholic Church.
Father Hoa lectured eloquently on the theme “The family as the foundation of society”. Quoting
recent sociological research, Father Hoa pointed out that people with stable family lives were also
workers with higher productivity than that of divorced or single workers. Children from families with
both parents had fewer absences at school and committed fewer crimes than children of broken
families. The audience was clearly impressed and attentive.
The seminar broke up for a lunch recess.
The audience returned, now rested and invigorated when father Bach came up to the podium to
speak about “Sexuality in Marriage”.
He stressed the goodness of sexuality: Not only was it the means to continue the family line and
the human race; it was the most passionate way to express the love between husbands and wives.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
114
His eloquence and undulating baritone voice had an irresistible charm that attracted all the
audience’s attention. All eyes were on him. No one moved.
Father Bach ended his speech earlier than expected to give the audience ample chance to ask
questions.
A man in the rear of the auditorium stood up.
“Father, would you please say something about contraception?” said the man.
All eyes turned to the man now; and then slowly back to where Father Bach was standing.
People were anxiously waiting for the answer.
Father Bach thought quietly for a moment and then cleared his throat.
“As we all know,” he began. “The purposes of sexuality between husbands and wives are both
the expression of conjugal love and the means of self-reproduction. Often these two purposes go hand
in hand. However, when the married couple is not yet ready to shoulder the responsibilities of
parenthood, there are two methods for them to avoid pregnancy: One way is to refrain from having sex;
the other is to practice the Agino-Nos method. Your doctors may be in a better position than I to explain
the method in detail. Roughly speaking, it is the method that relies on the woman’s 28-day biological
cycle. During this cycle, there is a nine-day period in which the woman is more prone to conception.
The husband and wife need only to refrain from having sex during this nine-day period to avoid
pregnancy. These are the two methods that have been sanctioned by the Catholic Church since they are
both based entirely on natural laws.”
The man in the back stood up again and politely asked:
“Father, what natural laws are you talking about?”
Father Bach smiled:
“We all know that if we place a kettle of water on a burning stove, the water will boil after a
while. That’s a natural law. If we do not wish the water to boil, then we should not place the kettle on
the stove; that is, we follow natural laws to keep the water from boiling.”
The man did not seem to be satisfied with the answer.
“Father,” the man said. “Suppose we want to place the kettle of water on the burning stove but
do not want the water to boil. We can place non-conductive material, sand for instance, on the burning
stove before placing the kettle on top of it. Do we still follow natural laws, then?”
There were giggles in the audience although Tuyet did not understand why. Father Bach smiled
and waited for the audience to quiet down.
“The Catholic Church,” he said, “does not sanction any method that uses chemicals to kill the
sperms, or physical obstacles to prevent the fertilization of the eggs by the sperms.”
More hands were raised. Father Bach signaled a man next to the entrance.
“Father,” the man began. “The Agino-Nos method may be used perhaps by couples who are
together all the time. But for couples who have limited time together, it is not practical. For instance,
when a husband is a long distance truck driver who can be home only a few days every month or two.
It is not realistic to expect such couples to effectively practice the Agino-Nos method.”
The audience nodded in agreement.
Father Bach looked serious as he pondered the answer.
“In our Catholic lives,” Father Bach said meditatively. “We constantly have to make tough
choices. In such cases, we often have to make sacrifices that test our faith.”
Father Bach continued to answer other questions; none of which were the ones that Tuyet had
tried earlier to put in her acquaintances’ mouths. The questions Tuyet thought were thorny, but which
she was afraid to ask herself for fear that she would give people the wrong impression, questions such
as “When two persons are in love, is it any sin or violation of the Church’s laws to have sex before
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
115
marriage. If they do not have sex before marriage, how can they be sure that they are sexually
compatible?”
Tuyet was clearly disappointed. She would have to wait for another chance, another time. When
the seminar ended two days later, Tuyet wondered what she had learned that might help her in her
married life later on.
Life seemed to flow smoothly as time went by. Soon Tuyet had to begin preparing for the
second trimester exams. Tuyet knew she needed to score high on the exams to be admitted to one of the
ivy-league colleges. She also needed to maintain her prestigious position in the Torch Society. She
needed to concentrate all her efforts and attention to complete projects and to prepare for the tests.
Knowing that their daughter needed the time to study for the exams, Mr. and Mrs. Le no longer
wanted Tuyet to come to the store to help out.
It was a Saturday morning. Mr. and Mrs. Le had left for the store by the time Tuyet woke up.
Not bothering to change, she kept her nightgown on as she ate a quick breakfast and sat down right
away at her desk to work.
She heard footsteps on the front porch. Believing that her father had returned to pick up
something he had forgotten, Tuyet went to open the door for him.
Tuyet was startled when she saw that the man standing on the porch was not Mr. Le, but
George.
“George! What are you doing here? You’re as wet as a beaver.”
George was no less surprised.
“Oh, Tuyet! I didn’t know you were home. I thought you were at the store. I was bicycling on
the other side of the park when it started raining. I just want to take cover here for a little while. I’ll
leave as soon as it lets up. Am I bothering you?” George said apologetically.
Tuyet noticed that it was raining steadily. A cold wind made her shudder. She could see small
drops of water trickling down George’s face. She shook her head.
“Why did you say that? You’re not bothering me one bit. Why don’t you go in there and dry
yourself up in the bathroom? Don’t stand out there in the cold wind in your wet clothes. You might get
pneumonia. I’ll make a cup of hot chocolate to warm you up.” Tuyet said hospitably.
“That’s nice of you,” George said happily. “Just keep on doing what you’re doing. I’ll wait just
a little while for the rain to let up and then I’ll be gone.”
Tuyet showed George the way to the bathroom on the second floor and then went into the
kitchen to boil water for a cup of hot chocolate for him.
The darkened sky, the cold wind, and the presence of an unrelated young man in the house
aroused in Tuyet a feeling unfamiliar to her until this moment – a feeling that rippled through her body
like electricity and caused her to have goose bumps. Suddenly, Tuyet realized that she was still in her
nightgown and that she had not put on her bra. Immediately, Tuyet went up the stairs to go to her
bedroom to change.
She had hardly reached the top step when the bathroom door opened. George stepped out,
almost naked, except for his briefs. With one hand on the doorknob and the other holding the wet shirt
and pants, George looked at Tuyet.
“Do you have an iron that I can use?” George asked.
Tuyet felt a lump in her throat that rendered her unable to speak. The feeling that had been
aroused in her earlier surged through her body and engulfed her. She was thoroughly flustered as she
walked quickly into the bedroom, with George not far behind.
She opened the closet, intending to reach for the iron on the top shelf; but in her fluster
inadvertently pushed it further in and could not reach it any more.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
116
George saw what happened and moved closer to the closet to help her. Tuyet felt George’s body
closing in behind her. She tried to step to one side to give way to George. But George was right next to
her now; when she turned around, her chest touched his. Her whole body vibrated.
George became flustered, too. He lost his balance as his body bumped into Tuyet’s. He reached
for Tuyet’s body to keep from falling. Then instinctively his arms tightened around her.
Tuyet wanted to push George away; but her hands touched George’s naked body and she
dropped them down helplessly.
George’s hold was tighter. Both George and Tuyet breathed heavily; a hot passionate feeling
surged through them both.
When Tuyet entered the bedroom, she was so flustered that she forgot to turn on the lights. In
that dimly lighted room, the two bodies now clung to each other and fell on the bed...
It was still raining steadily outside.
When quiet returned to the room moments later, George placed a kiss on Tuyet’s closed eyes
and got down from the bed to dress.
Tuyet was still totally confused and did not quite understand what had happened. She felt
George’s face moving close to her ears.
“I have to go now,” whispered George. “I’ll call you in the evening.”
Tuyet opened her eyes and looked at George for a second.
“Don’t,” Tuyet said insistently. “Please don’t call me. Promise me you won’t do anything to
make people suspect there has been something going on between you and me. Especially, don’t say
anything; don’t do anything that make Linda think so.”
George looked at Tuyet with remorse in his eyes.
“I promise I’ll do what you want, Tuyet,” George said earnestly.
As George left the room, Tuyet pulled the blanket over her head and burst out crying. She felt as
if she had just gambled and lost all her life’s savings.
She was stricken with fear; the same type of fear she had experienced at age seven when she
knocked down her father’s favorite antique vase and broke it into pieces while running in the house.
She felt a chill throughout her body and a sadness that overwhelmed her soul. As tears ran down
her cheeks, she laid motionless with eyes closed and dozed off.
It was twelve o’clock when she woke up. She felt somewhat calmer. The sadness seemed to
have melted away with the tears. She tried to recall the events that had just happened to see why they
had happened the way they had.
It was apparent that George had had no intention of coming into the house to take advantage of
her. He had not even known that Tuyet was at home today. He had only wanted to take shelter in the
porch until the rain let up. He had been in his briefs only because his outer clothes were wet; and
perhaps because he considered Tuyet only as a sister – the way he felt toward Linda. He had followed
Tuyet into her bedroom solely because he had needed the iron.
Tuyet could very much say the same thing about herself. She had had no other intention than to
be nice to her best friend’s brother when she asked George to step into the house.
But then there were forces that came from within her and within George, and yet were beyond
the control of either of them.
The instinct that God had planted within each human being to continue the human race had
found favorable conditions to rise up and overwhelm the will and paralyze all resistance. George was
only a human being and so was Tuyet.
Feeling hungry, Tuyet got out of bed, went to the bathroom for a shower and then down to the
kitchen to fix herself a lunch. She was determined to keep this an absolute secret. No one, not her
parents, not Linda or anyone else should find anything to arouse suspicion.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
117
Tuyet was resolute not to see George again, not to have any communication with him, whether
by phone or by letters. She bore no grudge or hatred toward George; but she knew that once that
threshold had been crossed, any more communication with George would only propel her further into
an intense sexual relationship with him. She was sure she did not love George and was even surer that
she did not want to become George’s wife.
By the time her parents came home that evening, Tuyet had regained her composure and acted
naturally in every way as if nothing had happened. Tuyet was even more confident after she met Linda
on Monday. From Linda’s words and actions, she could tell that Linda had no idea about what had
happened between her and George. Linda showed no suspicion whatsoever. Tuyet was sure that George
had kept his word.
On Tuesday, the biology teacher decided to take the class on a trip to the Science Museum,
about a mile and a half from the school.
The Museum was an old school building that had been renovated to serve as a meeting place for
medical doctors in the city. On its second floor, there were displays of unusual cases of anatomical
developments: A seven-foot-five-inch-tall skeleton, a pair of Siamese twins joined together at the hip,
and many others. All were immersed in a transparent chemical solution and kept in glass containers.
The students were free to roam about to observe the displays and to select topics for their projects.
Tuyet was standing in the middle of the room, trying to make up her mind on a topic, when a
display in a corner caught her eyes with its blue neon sign that read “PREGNANCY”.
A chill ran throughout her body; her hands trembled and her eyes blurred. She almost fainted
and had to hold on to the column next to her to maintain her balance. Fortunately, everybody was busy
looking at the displays and no one paid any attention to her.
Tuyet had concentrated all her efforts in the last two days on concealing what had happened
between her and George. So much so that she had forgotten all about the possible consequence of it.
Suddenly, the title of the display “Pregnancy” brought it clearly to her mind and petrified her. She
stood still for several minutes, trying to regain her composure. Could she be ... pregnant? Could a girl
get pregnant the first time? Had anyone ever gotten pregnant the first time? She wondered and
wondered but dared ask no one. To ask was to confess. Perhaps very few women had become pregnant
the first time and she hoped she was not among those few. It would be ten more days before Tuyet
would have her period. She would simply have to wait and see. What was there for her to do now?
Tuyet’s classmates were all going toward the Pregnancy display now. She did not want to stand
back alone and arouse suspicion. Slowly, she walked toward the display, too, and stood behind her
classmates to watch.
Suspended in a clear liquid in the glass containers were fetuses at different stages of
development. The smallest one was a fertilized egg three days after conception, about the size of the
head of a pin. The next one was a one-week-old fertilized egg, about the size of a kernel of corn. The
three-week-old fetus looked like a worm. The six-week-old showed a vaguely human form with a big
head and tiny limbs protruding out like buds on a branch. The older fetuses showed more and more
details of a human being. One could tell whether the fetus was male or female by the time it was twelve
weeks old.
Today was the third day. If Tuyet were pregnant, the fetus would be just an unformed mass
about the size of a kernel. It would not even look like a worm yet. Could she call it her child? It was
really unbelievable that that unformed mass would evolve in a matter of months to become a baby; and
then the baby would be born; the baby would grow up to become a girl like Tuyet or a boy like George.
And from what time on could the fetus be considered a baby – a human being?
From the time its head and limbs appeared at the fourth week or from the time its sex became
clear at the twelfth week?
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
118
And why couldn’t it be considered a baby – a human being, right from the time it was an
unformed mass, the size of a kernel of corn, because everybody knew that, with months and days, it
would become a baby – a human being?
Tuyet was deep in thoughts when she heard Linda’s voice.
“Tuyet, are you sick or are you having your period?” Linda said. “You look as pale as a leaf.”
“I suddenly feel a chill,” answered Tuyet. “I may just have a cold.”
Fortunately, it was time to leave.
“I may have to stay home tomorrow, if I get real sick,” Tuyet said as she walked close to her
friend. “Can you call me and let me know what assignments I have to do?”
But Tuyet did not stay home the following day. She could not just do nothing while waiting for
her period. It would be at least ten days away. Until then, Tuyet would have to keep herself busy so that
she did not have time to think of the fearful prospect of pregnancy. Time had never passed so slowly.
Tuyet sighed with relief every time she went to bed at night. She knew she was one day closer to the
moment of truth.
Finally, the tenth day came. Tuyet had had the tampons ready in her handbag for two days now.
But the day came and went with no sign of an impending period. She became alarmed.
If she were pregnant, what would she do? How could she let her parents know? And then there
were friends and acquaintances, what would she tell them? And the child! Who would care for it? Who
would raise it?
But Tuyet remembered that she had had periods that were late as much as seven days. Perhaps
her period was just late in coming this time, too. She would just have to wait a few more days.
The worried look on Tuyet’s face did not escape her mother’s attention, but Mrs. Le only
thought that her daughter was worrying about schoolwork.
When two more days came and went without signs of her period, Tuyet panicked. She felt
exhausted and went to bed early. She heard a baby crying next to her; but when she turned around, she
saw George lying there instead. Startled, she woke up. It was only a dream, a nightmare.
She felt wetness in her underpants and was elated as she believed her period was coming. She
got out of bed, turned on the lights to make sure that it was. Indeed, she was having her period. All her
worries disappeared instantly. The crisis was no more. She was as pure and whole as ever, her future as
bright as the sun. The pink and smelly drops of blood that used to annoy her now brought her a world
of happiness.
Mrs. Le was happy to see the radiance back on her daughter’s face; but she could not hide her
surprise.
“What a weird girl we have there,” Mrs. Le said to her husband. “Yesterday she looked as
miserable as a dog. Today she’s as happy as a lark.”
Linda, too, was struck by Tuyet’s unusually upbeat mood.
“You rascal. Did you just hit the jackpot or something?” said Linda to Tuyet as they were
leaving school. “What makes you so ecstatic today?”
Tuyet just smiled without uttering a word.
When Tuyet walked in her family’s jewelry store, she found her mother talking to Mrs. Huyen
at the area next to the counter. Mrs. Huyen was a few years younger than Mrs. Le. The two had known
each other since living in Vietnam. Mrs. Huyen often stopped by for a visit with Mrs. Le.
“Hi, Tuyet! I’ve been looking forward to your wedding,” Mrs. Huyen teased Tuyet. “And I
think your parents have been, too. They certainly would love to have grandchildren to baby sit. You’d
better hurry up.”
Several times before Mrs. Huyen had poked such cheap jokes at Tuyet; but never before had
Tuyet resented her so much as she did now. What an insolent bore! How dared she be so rude! Why did
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
119
the woman have to be concerned with when people got married or when they had children? That was
none of her business.
To show her disapproval for Mrs. Huyen’s jokes, Tuyet looked away without saying a word.
She went inside and returned with two cups of hot tea for Mrs. Le and the guest; then she quietly went
upstairs to do her schoolwork.
Mrs. Huyen came closer to Mrs. Le. She looked around to make sure that no one else was in the
room.
“Have you heard something about Mr. Bang, the lawyer?” Mrs. Huyen whispered to Mrs. Le.
“No, what?” Mrs. Le whispered back.
“I want to share this with you. But you must promise not to tell anyone else,” Mrs. Huyen
whispered and then remained silent for a moment as if to await Mrs. Le’s promise.
But Mrs. Le was looking absent-mindedly out the window without saying anything.
A few more seconds of silence.
“I heard that Mr. Bang is being sued for sexual harassment by some females in his office,” Mrs.
Huyen said finally. “You can see how painful it is for his wife. It is bad enough that her husband is
being sued. But being sued for sexual harassment! That’s shameful!”
“Do you know for sure?” Mrs. Le asked.
“I just told you what I heard from people,” answered Mrs. Huyen. “I don’t work in his office, so
how can I be sure?”
Mrs. Le gave Mrs. Huyen a stern look.
“You don’t know for sure,” Mrs. Le said. “You just heard people say so. And you are already
going around spreading the rumor. In no time, the rumor will reach Mrs. Bang and may severely
damage their marriage. It may lead to a separation or a divorce. Would you want to be responsible for
the break-up? You talk as if you are sympathetic to Mrs. Bang; but what you are doing is akin to
stabbing her in the back. If you were really compassionate for her, you shouldn’t go around badmouthing her husband like that. The rumor is likely to hurt Mr.Bang’s reputation. One’s reputation is
like one’s soul. Hurting another person’s reputation is like killing that person. Even if the rumor were
true, you shouldn’t mention it either. It’s none of anyone’s business.”
Mrs. Huyen blushed with embarrassment.
“Holy cow! I told you the story because I trusted you,” Mrs. Huyen said. “How can you be so
critical for nothing?”
Then, she changed the subject of the conversation, inquiring about Father Bach and Sister
Teresa. She drank the tea offered to her earlier and then departed.
Mrs. Le shook her head as Mrs. Huyen left the store. Many times before, Mrs. Huyen had told
her other rumors. Each time, Mrs. Le had tried to convey her disapproval of Mrs. Huyen’s gossiping,
but her words seemed to have fallen on deaf ears. Mrs. Huyen did not seem able to break the bad habit.
She compared Mrs. Huyen to a vulture, sweeping down on decomposing carcasses. Mrs. Le also sensed
that Mrs. Huyen was spying on her family. For people like Mrs. Huyen, what could be more fun than to
find unsettling events in well-established families like Mrs. Le’s. Mrs. Le wanted to avoid Mrs. Huyen
yet not seem snobbish.
Two months passed and Tuyet had almost forgotten about what had happened between her and
George. She found all kinds of excuses for not going to Linda’s house. She was determined not to see
George again under any circumstances. Only a few more months, when George moved into his dorm at
the University of Chicago, she’d be completely safe, completely carefree.
It was a Friday afternoon. As usual, Tuyet went straight from school to the jewelry store to help
her parents. As she was busy rearranging the items in the storefront window, she heard her mother’s
voice.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
120
“Tuyet, the telephone’s for you,” Mrs. Le said. Tuyet went over and picked up the receiver. It
was Linda at the other end of the line.
“Hi, Tuyet! I desperately need your help this evening,” pleaded Linda. “I agreed to baby-sit for
the Jackson’s two children tonight so they can go to the concert. My boyfriend in the Navy just called
to let me know that he has special permission to visit his family today. He asked me to go out with him
to see a movie. Would you please baby-sit the Jackson’s children for me this evening?”
“Let me see what my Mom says first,” answered Tuyet. Then she turned to Mrs. Le.
“Mom, Linda asked me to baby-sit the Jackson’s children for her tonight. She has some urgent
matter to take care of. What do you think?” Tuyet asked.
“I think you should help her if you can,” answered Mrs. Le. “Your father and I should be able to
handle things here by ourselves.”
“My Mom says O.K,” Tuyet spoke on the phone to Linda. “What time do you want me to be at
the Jackson’s house?”
“I’ll pick you up at six o’clock,” Linda said. “I’ll try to be back as soon as possible and will
drive you back home.”
When Tuyet arrived, she was welcome by Mr. and Mrs. Jackson who introduced their two sons
– one five years old and the other three. Mrs. Jackson took Tuyet upstairs to show her the boys’
bedrooms with closets full of toys.
After Mr. and Mrs. Jackson and Linda left the house, Tuyet sat down to play some games with
the boys. She adored little children. Being the only child still at home and having no nephews or nieces,
she was delighted to have this opportunity to be in the company of the two boys. They were lovable,
taking pride in showing Tuyet their toys and games, talking and laughing incessantly.
At seven thirty, Tuyet put the boys to bed; then came down to the family room to watch TV. She
had brought along a bag of popcorn and a can of soda. Totally relaxed in front of a large-screen TV set,
Tuyet intended to enjoy the evening to her heart’s content.
The movie she was about to see was “Moscow on the Hudson”. The night before, she had seen
the first part, which had many hilarious scenes that made her laugh hysterically.
The second part of the movie tonight, however, had numerous scenes of love-making which
aroused in Tuyet a choking feeling – the same feeling she had experienced when George held her tight
in his arms in her bedroom not long ago.
There was a knock on the door. Thinking Linda had come back early, Tuyet ran out to open the
door.
She was startled to see George standing outside instead. George seemed equally embarrassed to
see Tuyet standing there.
“Oh, Tuyet! I didn’t know you’re here,” George explained awkwardly, his voice trembling with
emotions. “I’m looking for Linda to get the keys to our house. I forgot the keys when I left for school
this morning. My parents went to the concert and won’t be back until eleven o’clock.”
Tuyet let George know why she was there instead of Linda, then, not knowing what else to do,
she turned around and walked back into the house, her heart thumping.
George followed her inside and closed the door behind him.
Her whole body shaking, Tuyet hesitantly sat down to continue watching the movie. George
slowly sat down beside her. The atmosphere was charged.
“Tuyet,” George whispered.
Tuyet did not respond.
Then Tuyet felt George’s hand gently touching hers.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
121
The feeling that once had engulfed her was back. Tuyet felt George’s arm around her. She
wanted to extricate herself from George’s hold, but was afraid that the commotion might awaken the
two boys upstairs.
Tuyet felt George’s warm breath closer and closer to her neck and her face. George’s lips
searched for hers. There were sounds of buttons being loosened and the rustling of clothes being taken
off.
It was still drizzling outside.
When the two bodies separated from each other, Tuyet was alarmed to look at her watch.
“Gosh. Linda is coming back any minute now. You’ve got to get out of here quick,” Tuyet said
pleading. “You’d better wait for her at home.”
George hurriedly put on his clothes, placed a kiss on Tuyet’s lips and walked out the door. Tuyet
got up, rearranged the sofa and the chairs and went to the bathroom to dress and check her make-up.
As promised, Linda came back before ten o’clock. She sat down to watch TV with Tuyet until
Mr. and Mrs. Jackson returned. Linda drove Tuyet home and sat in the car waiting until Tuyet entered
the house.
Mrs. Le was still up waiting for her daughter. She seemed pleased to see Tuyet back so soon.
“There’s good chicken soup in the kitchen,” Mrs. Le said. “You might want to have some before
going to bed.”
Tuyet ate a small bowl of soup just to please her mother; then she took a shower and went to
bed.
But Tuyet could not fall asleep. Thousands of things were crossing her mind, all at once. She
was overwhelmed with fear – the same fear she had experienced when she saw the display of fetuses in
the Museum of Science. Would she be as lucky as the last time? It would be eleven days more before
her period. It had come six days late the last time and it had been seven days late once before.
Tuyet would have to wait eighteen days to be sure one way or the other. If she were pregnant,
the fetus would be then only an unshaped mass the size of a kernel of corn. It might look like a worm.
Could she call it her child? And what could she do? Nothing, absolutely nothing. The only thing she
could do was to wait and see.
Tuyet tossed and turned in her bed. Not until early morning did she fall asleep. When she woke
up, it was close to ten o’clock. Remembering she had to turn in a project report on Monday, Tuyet
hurriedly took a shower and sat down at her desk.
But Tuyet could not concentrate on the work at hand. Images of the fetuses she had seen at the
Science Museum appeared and reappeared in front of her eyes. She placed her hand on her tummy and
felt as if it were growing bigger. She felt hungry and went down to the kitchen to have breakfast.
Feeling somewhat better after eating, Tuyet tried her best to finish her report when Mr. and Mrs.
Le came home that evening.
Laughing and smiling, they shared with Tuyet the funny incidents at the store. For a short
moment, Tuyet felt happy, too. But she realized that the simple happiness they were having would soon
evaporate if ... if Tuyet were pregnant.
If Tuyet were pregnant, she could not dare look at her parents. Her parents would not want to
look at her, either, for fear of seeing her tummy growing bigger and bigger, reminding them of the
shame of having a daughter pregnant out of wedlock – a daughter on whom they had placed all their
high hopes and expectations. Her parents and she would sit down at the dinner table, sluggishly trying
to swallow the food. No one would talk to anyone; no one would look at anyone.
But Tuyet did not know yet if she was pregnant. She would have to wait at least ten to fifteen
days before she could be sure. Right now she just wanted to enjoy the simple family happiness that was
still here. A few days from now, she may never have it again.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
122
Tuyet helped her mother put the freshly cooked food on the table. Her parents enjoyed the meal
thoroughly, but Tuyet did not have any appetite. She had to make a real effort to finish one small bowl
of rice. She felt a bland taste in her mouth. She felt feverish.
Tuyet went to bed earlier than usual. She felt drowsy and then she had a dream of herself as a
five-year-old girl on the stairway of her home. She had found a book of matches on the floor, struck
one match and set fire to a newspaper. The fire immediately engulfed the house. Her parents ran out of
the house, naked. They pointed their fingers at Tuyet. Frightened, Tuyet burst out crying and woke up.
It was only a nightmare.
Tuyet tossed and turned and could not fall asleep again.
Morning finally came. Tuyet felt a sickening taste in her mouth. Then Tuyet suddenly felt her
stomach contract tightly. She ran to the bathroom and threw up into the sink. Mrs. Le asked from her
bedroom,
“Are you sick, honey?”
“I may have a cold,” answered Tuyet. “I’m going to take a couple of aspirin tablets and I’ll be
all right.”
Tuyet went back to bed, trying to get some sleep; but she had to run to the bathroom again three
or four times as the spell of vomiting continued.
When finally the vomiting stopped. Tuyet took a shower and got ready to go to church with her
parents. After Mass, Tuyet was asked by her friends in the choir to join them on a shopping trip to the
mall. Glad to have an excuse to get out of the house, she accepted their invitation. Mr. and Mrs. Le
were happy to see that their daughter was not sick after all.
That night, Tuyet had another nightmare. She found herself lost in a dark cave. Trying to find
the way out, she only hit stone walls. Suddenly the floor gave way and she fell with it. She yelled with
fear and woke up. Her heart still beating furiously, she lay in bed, trying to figure out the meaning of
the nightmare.
Monday morning came. Tuyet felt the same sickening taste in her mouth. She ran to the
bathroom and threw up in the sink. The spells of vomiting came incessantly.
Mrs. Le asked:
“You seem to be very sick, honey. Why don’t you stay home today and see if you need to go to
the doctor.”
Tuyet waited for the vomiting to subside.
“I have to hand in a report today,” she said. “I’ll wait a little while; if I feel better, I’ll go to
school.”
Tuyet felt better close to nine o’clock and Mr. Le drove her to school as usual. Mr. Le was not
concerned with the tired look on Tuyet’s face. He remembered once his wife had said,
“What a weird daughter we have there! One moment she looks as miserable as a dog and the
next moment she’s as happy as a lark.”
The next morning, when Mrs. Le heard Tuyet’s vomiting in the bathroom again, she turned to
Mr. Le.
“Dear, do you think you can manage the store by yourself today? I want to stay home to take
Tuyet to the doctor. She seems to be very sick.”
No sooner had Mr. Le left the house than Mrs. Le locked up the doors and walked up the stairs
to Tuyet’s bedroom. She tiptoed to her daughter’s bedside and slowly bent down close to Tuyet.
“Are you pregnant, honey?” whispered Mrs. Le into Tuyet’s ears.
Tuyet was startled. A lump swelled in her throat, blocking her speech.
A minute or so went by without Tuyet’s response.
“Are you pregnant, honey?” Mrs. Le repeated her question.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
123
“I don’t know,” Tuyet whispered faintly.
Mrs. Le felt dizzy and short of breath. She had to hold on to the headboard to maintain her
balance. Flashing through her mind was an interpretation that only mothers knew well. “I don’t know”
meant “I know” because ... how could I not know?
She stood there, dazed and speechless for a long while. She wanted to blurt out, “Why didn’t
you kill me first? How could you do this to our family?” but restrained herself.
A mother’s love swelled up quickly and kept her anger in check. She knew that her daughter
was lying there with a heart broken into pieces and a mind twisted with worries and fears. She felt a
mother’s pity for her daughter.
Mrs. Le bent down, put her arms around her daughter, burst out crying and held Tuyet tight in
her arms. Tuyet burst out crying, too. The two held each other tight in their arms.
After a little more sobbing, Mrs. Le asked,
“Who is he?”
“George, Linda’s brother,” answered Tuyet tearfully.
“Why didn’t you let us know that you loved him?” asked Mrs. Le.
“No. I didn’t love him and I don’t love him,” answered Tuyet. “Things just got out of hand.
That’s all.”
Mrs. Le understood.
She decided not to focus on spilled milk; but being a practical person, to look for solutions,
instead.
“What is to be done now, honey?” Mrs. Le asked again.
“I don’t know,” answered Tuyet.
Mrs. Le understood that, too. She, herself, did not know what to do; how could she expect her
daughter to know what to do? Bewildered, she felt she needed help. What help and where to find it she
did not know. But she felt she needed to get out of the house to look for help.
“Stay home and rest, honey,” said Mrs. Le. “I want to go to church to pray for a little while.”
Mrs. Le drove to church. She parked the car, but did not get out. She did not know if she wanted
to go into the church. She did not know what to pray for.
She sat in the car, not knowing what to think. Finally, she mustered her strength and opened the
car door. Hesitantly, she walked up the steps and turned the doorknob. But the church door was locked.
Mrs. Le heaved a sigh of relief as if she was satisfied that at least she had tried to look for a solution.
She returned to the car and drove out of the parking lot; but she still did not know where to go.
After a while, Mrs. Le stopped at a park. She got out of the car and walked to a bench on the
bank of the river, looked at the slow flowing river water and tried to think of a solution.
She knew she could not let Mr. Le know what had happened to Tuyet. If she let him know, he
would call Father Bach to ask for his opinion. Father Bach would mention the word “sacrifice”.
Oh! These men! Even those who were closest to her in life, how could they say the word
“sacrifice” so easily! Oh, yes. They could say the word “sacrifice” so easily because they could only
think of sacrificing the women. Had they ever thought of sacrificing themselves? How could they
understand the shame and the pain of having to carry in one’s womb a fetus that one did not want or to
give birth to a child that one did not love?
Actually, Mrs. Le was not angry with Mr. Le now. Instead, she was feeling very sad for him.
Mr. Le had lofty hopes for Tuyet to continue the family line, provide support for him and his
wife in their old age, and bring honors to the family with her achievements. He had made reservations
at an expensive restaurant for her graduation party at which he hoped he would be able to tell his
friends and relatives that Tuyet had been admitted to an ivy-league college.
Now all his hopes had evaporated.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
124
Tuyet would have to quit school or be expelled from school. At such a famous all-female high
school as this Spring Garden High School for Girls, an incident of out-of-wedlock teen pregnancy
would be shameful enough for the whole school, the faculty and the parents. The Head Mistress would
invite Mr. and Mrs. Le in for a talk and ask them to transfer Tuyet to another school. Or else, the other
parents would take a strong position against Tuyet’s presence at the school.
That would be it.
Now there would be only shame – a shame totally unbearable. Mrs. Le felt overwhelmed by the
thought that Mr. Le’s heart problems might recur.
Oh! Could Tuyet be sent to England to stay with her Aunt Tammy until she gave birth? And
then what? Give the child away for adoption? But the adopted child might later come back to look for
the biological parents and cause upheavals, particularly when Tuyet would have an established
comfortable family life of her own later.
And how could this scandal be contained even that way? Aunt Tammy might be reticent and
would not talk about it; but her husband and her other relatives and friends may not be so reticent. It
would take only one curious person to expose the whole scandal. Telephone lines on both sides of the
Atlantic Ocean would spread the rumor that the Le’s daughter was pregnant out of wedlock and had to
go to England to hide the pregnancy.
No! That was out of the question. The mere fact that Tuyet suddenly disappeared would be
enough to arouse suspicion in people’s minds.
Mrs. Le felt tired. She had gotten up early this morning when she heard Tuyet’s vomiting. She
had not had anything for breakfast. She sat there, looking passively at the slow-flowing river, her
eyelids heavy.
Then Mrs. Le saw herself in the jewelry store, talking to Tuyet. She looked out the front
window and saw Mrs. Huyen smiling and waiting outside the entrance. The latter entered, carrying a
bag. She took out some bun from the bag and gave it to Tuyet.
“This bun tastes fabulous when you put it in the oven before serving it to the would-be
grandparents,” Mrs. Huyen said, smiling maliciously.
Mrs. Le was enraged and slapped Mrs. Huyen and woke up. It was only a dream, a nightmare.
She could hardly believe that she had been sitting there, fallen asleep in the middle of the day, and had
a nightmare.
But with Mrs. Huyen’s image still fresh in her mind, Mrs. Le could easily visualize Mrs. Huyen
going around the neighborhood, spreading the rumor.
“Have you heard something?...The Le’s daughter, Tuyet, is having a bun in the oven.”
Mrs. Le felt her heart beating fast without knowing whether it was fear or anger, or both.
Her thoughts turned to Tuyet. She had come out here, sitting in quietness, searching for a
solution, leaving her daughter at home with all the fears and worries. What if Tuyet felt at the end of
the rope and commit some desperate acts? Mrs. Le became alarmed and hurried to her car to drive
home.
In the meantime, Tuyet was at home, trying to turn her brain inside out to look for a solution.
The most difficult moment when she had to admit to her mother that she might be pregnant had
come and gone. Now was the time to look to the future and to decide what to do next.
Tuyet was not sure what she could do; but she knew for sure what she could not do and would
not do.
Tuyet would not and could not tell George about the pregnancy or suggest that George marry
her. Tuyet never wanted to marry George, particularly at this time when George was merely a freshman
in college with no money coming in. What could he do to support Tuyet and the child? Tuyet knew that
George did not hate Tuyet; but he did not love her either. How could she marry him in this situation?
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
125
Tuyet could not move from school to school with her pregnancy growing more and more
conspicuous every day.
How would she dare to look at her teachers and classmates? Wasn’t she familiar with the
malicious tongues of teenagers? They knew exactly how to say and do things that would shame her to
death.
Tuyet could not let her parents suffer every time they saw her with her tummy growing bigger
and bigger, reminding them of the shame she had brought onto the family.
From now on, Father Bach would not dare to preach to anyone. How could he do so when his
own family had its own moral crises?
Tuyet toyed with the idea of leaving her family and going to a far away place to find a job as a
sales clerk or waitress to support herself and the child.
But she knew that at most she could work only for nine months. Then she would have to stay
home to care for the child. She and the child would have to depend on public assistance. She had
witnessed the horrific conditions of the single mothers who depended on welfare and lived in the
dilapidated sections of the city. Could life be worse than that? She would be a fair game to the vicious
men who preyed on poor women around the city. What honorable, righteous man would befriend a
woman with a child out of wedlock? What future would a child born in these conditions have? Giving
birth to a child in these conditions would be worse than not giving birth to it at all.
And how could she save her parents’ reputation by running away like that? Missing her, they
would wither and die. They would have to ask the police for help to look for her. The scandal would
only spread faster and farther.
Tuyet’s mind was full of these and other thoughts, all mixed, mingled and tangled when her
mother returned.
Mrs. Le felt a lot better when she saw that Tuyet had gotten herself together, neat and clean in
her denims.
“I don’t think we should let your father in on this,” said Mrs. Le. “At least not until we have
found a solution. Have you decided what to do yet?”
Tuyet opened her eyes wide and looked straight into Mrs. Le’s.
“I have no intention of keeping the fetus,” Tuyet said pensively.
Mrs. Le bent her head down, thinking for a moment.
“Do you know how many days it is?” asked Mrs. Le after a while.
“Since Friday, when I was at the Jackson’s and George came to look for Linda to get the keys,”
Tuyet answered.
Only since Friday! That was less than three days! Mrs. Le turned to Tuyet.
“So, you may not be really pregnant yet,” Mrs. Le said. “Let me take you to see the doctor. He
may be able to find a natural way to discharge it.”
Tuyet understood her mother.
Mrs. Le called her family doctor to make an appointment.
“I’d like to go and talk to him first to see what he has to say,” Mrs. Le said. “I should be back in
no time.”
Once alone with the doctor in his office, Mrs. Le looked at him earnestly.
“I have a friend who just came here from Vietnam,” Mrs. Le said. “She already has eight
children; now she’s afraid she’s pregnant again. She doesn’t want to have any more children. Can you
recommend a reliable clinic for her?”
The doctor looked into his files and jotted down the name, address, and telephone number of an
abortion clinic and gave it to Mrs. Le.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
126
The following day, Mrs. Le asked her husband to take care of the store by himself again so that
she might take Tuyet to the doctor. The moment Mr. Le left the house Mrs. Le and Tuyet put on clothes
of different styles and colors than accustomed. They also donned scarves and sunglasses. A taxi took
them to the clinic. They looked furtively around before stepping quickly into the facility. They sure did
not want to be recognized.
They received a warm welcome from the doctors and nurses. They were briefed on the methods
to be used and the possible complications that may result before asked to sign a consent form for the
procedures to be performed on Tuyet.
Mrs.Le was asked to stay in the family waiting area while Tuyet was led to the operating room.
An hour or so later, a nurse came out to let Mrs. Le know that everything had gone as planned.
Tuyet would have to rest for about an hour and then she could go home. Mrs. Le heaved a sigh of
relief.
On the way back by taxi, Mrs. Le sat quietly close to Tuyet, gently holding her daughter’s hand,
looking out the window. She had not thought it would be that simple and easy. She felt that a furious
storm had just passed over her family, but had gone away, leaving her family almost unscathed, except
for the wounds in her heart and her daughter’s.
Tuyet returned to school the following day as if nothing had happened.
In the days and months that followed, she tried to concentrate on her studies and to forget those
frightful experiences. She thought she was well on the way to recovery until she saw a report in The
Tribune, a major newspaper in the city. Under the picture of a pretty girl was the caption:
“Ms. Barbara McMahon, an 18-year-old single senior at Central High School, was barred from
the commencement ceremony in June by the school administration because she was four months
pregnant. Ms. McMahon appealed to the Superintendent of Schools, saying that she accepted the
responsibility for the pregnancy for not using proper contraceptive methods. But she said that it was her
personal problem and the school administration had no rights to bar her from the commencement
ceremony. The Superintendent of School agreed with her and issued instructions to the school
administration at Central High to let her participate fully in the commencement ceremony as all other
senior students.
The Superintendent also added that Ms. McMahon’s rights to take part in the commencement
ceremony could not be taken away on some hazy moral grounds after she had worked diligently for
four years.”
The newspaper article seemed like a razor blade cutting open the wounds that Tuyet thought
had healed.
Oh, Barbara McMahon! How brave! She dared to admit her own mistakes and accept
responsibility. She was not like Tuyet, cowardly and selfish, running away from the mess she, herself,
created. Tuyet felt ashamed of herself.
Tuyet pondered the meanings of the Superintendent’s statement:
“Ms. McMahon’s rights cannot be taken away on some hazy moral grounds.”
True! On what moral grounds did one have the basis for saying that it was immoral for a single
woman to be pregnant? If a woman wanted to have a child only and not a husband, then it was entirely
within her rights as an individual in a free society to do so. Who dared to give himself or herself the
right to judge others and to say that it was wrong, that it was immoral?
Tuyet was sure there were other hazy moral assumptions; but people were so used to them that
they never questioned their validity.
She wished the newspaper article had come earlier in time for her to read before her frightful
experience. She was not sure whether it would have made any difference; but who would know? It
could have given her another moral perspective on which to base her decision.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
127
A Friday afternoon two weeks after the incident, Linda handed Tuyet a book just before
dismissal time.
“This is the textbook used in the Sex Education Class that you said you wanted to borrow,”
Linda said. “We did the last lesson today and I have no need for it any more. You can keep it as long as
you want.”
So this was the textbook in the Sex Education Class that her parents had not permitted her to
enroll in. She had no need for it any more. Did she not know too much about sex already? Tuyet took
the book, however, and pretended to be pleased. She did not want Linda to become suspicious.
That evening, out of curiosity, Tuyet opened the book to take a glance. The title of one chapter
caught her eyes: “Contraceptive Methods”. Over twenty methods considered effective were discussed.
Tuyet was particularly interested in the summary at the end of the chapter of two methods that Linda
had highlighted with color crayons:
“Number 14. Females between the ages of fifteen and forty-five should have in their handbags
or drawers a few good condoms to use in emergency cases.”
“Number 25. When a female fails to take precautions before intercourse, she can still prevent
pregnancy with emergency contraceptive pills which are said to be effective if used within forty-eight
hours after intercourse.”
Her eyes opened wide with surprise.
“That’s all it takes?” Tuyet uttered to herself.
Yes! That was all it would have taken. If Tuyet had been allowed to take the Sex Education
Class and had known how to use contraceptives, she could have avoided all the worries and terrors.
Suddenly she became indignant toward her parents. Because of their backwardness, they had
denied her the chance to learn something critical for her life. She was angry with herself, too. Why had
she not insisted on being allowed to take the course? And Tuyet was furious with Father Bach. Because
of his strong recommendations for the Marriage Preparation Seminar, her parents refused to sign the
consent form for her to take the Sex Education Class. But why did the school require parents’ consent
for the class? It was all because of these hazy moral assumptions. Many parents believed that learning
about sex would arouse immoral desires in their children and lead them into promiscuity. Many parents
are openly against the subject. Because of all the fuss, the school had to require parents’ written consent
for the students to enroll in the course. How dangerous these hazy moral assumptions had proven!
The following Monday, seeing Linda alone in the library, Tuyet went over to her, opened the
book, and pointed to summary number 14.
“By highlighting this item,” Tuyet said. “You must believe in its importance. Let me ask you
whether you actually keep condoms in your bags.”
Linda opened her handbag and took out some condoms to show Tuyet.
“It’s no joke,” said Linda. “Just imagine if my boyfriend comes to visit me when I am alone in
the house. If he becomes aroused and wants to have sex with me and I did not have the condoms ready,
I could get pregnant, and then what would I do?
Time Magazine carried an article not long ago about a woman who was raped. She asked the
man to use the condoms in her bag. Later the man was arrested and brought to trial. His lawyer argued
that the woman had offered condoms to the man. That meant there was consent on the part of the
woman. The jury could not decide one way or another and the man was set free. But people all over
were incensed. They said that the woman’s action was just a rational and proper precaution against
pregnancy and sexually transmitted diseases. The prosecutor retried the man. The second time around,
the man was convicted and sentenced to twenty years in jail.
But just imagine if the woman had had no condoms with her, and after being raped, had become
pregnant. What could she have done? She would have had but one choice; and that was to have an
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
128
abortion. But, abortion is murder. Don’t you know that? Now, I hope you understand why I keep some
condoms in my bag.”
Tuyet was dazed and dumbfounded. Her face turned pale. Abortion was murder. How could she
deny that truth?
The pregnancy display in the Science Museum came crisp and clear in her mind. The one-weekold fetus was just a tiny drop of blood; but the twelve-week-old fetus already had the appearance of a
human being, and the sixteen-week-old fetus could be recognized as a male or female child. The child
would be born and would grow up to be a person. Abortion was to kill a fetus and to kill a fetus was to
kill a person. Abortion was murder! The truth was just that simple.
After a while, Tuyet left Linda and went into the music room. She shut the door tight and sat
down on a chair in the corner.
“My God! I have sinned! I have committed murder,” Tuyet sobbed, covering her face with her
hands. Tears wet her hands. Somehow she felt her hands soaked with blood.
Tuyet knelt down on the floor, her hands clasped in front of her chest.
“My God, I have sinned,” Tuyet prayed quietly. “I have committed murder. Punish me. Punish
me alone for I am alone responsible.” Then she bent down on the floor, crying until tears ran out and
her remorse subsided. She walked out and went to the restroom to comb her hair and dry her face. It
was dismissal time.
Soon it was graduation. Tuyet’s outstanding work from the ninth to the eleventh grades and the
first half of the twelfth grade was enough to offset her lackluster performance in the last part of the
senior year, and she still graduated with honors. At the dinner celebrating her achievement, Mr. Le was
happy to announce Tuyet’s admission to Yale University.
But Tuyet’s studies were no longer Mrs. Le’s concerns. After the days and months of agony
over her daughter’s personal problems, Mrs. Le wished only now that Tuyet could find a compatible
husband. Oh! Why did girls need to go to college? When they were married, their husbands would take
care of them. She had never gone to college, and was by no means less successful than any of her peers
who had! And how nice it would be when Tuyet brought home grandchildren for her and Mr. Le to
enjoy! No longer would she need to worry about Tuyet.
The day Tuyet moved into her dormitory at Yale, Mr. and Mrs. Le went with her. Mrs. Le
looked at the men walking on the campus. Everyone looked handsome, smart, and courteous. She was
wondering which one of them would soon be her son-in-law.
When Tuyet called home to talk about her studies, Mrs. Le was only lukewarm in her response.
But she became really excited when Tuyet called to say that a male classmate of hers was coming home
with her to spend the winter recess.
Mrs. Le redecorated the house and prepared delicacies to treat the guest. She was even more
excited that the man was an American born Vietnamese named Hoai.
Mr. and Mrs. Le were quite impressed with Hoai the first time they met him. Tall, slender, with
a high brow and fair complexion, Hoai had an intellectual and aristocratic appearance. Mr. and Mrs. Le
liked particularly his casual and yet courteous manners. Every time they saw Hoai and Tuyet walk side
by side, they smiled at each other, as if to say “What a beautiful couple!”
Hoai’s home was only a two-hour drive from Tuyet’s. Hoai visited every time Tuyet had a
break. Hoai also invited Tuyet to his home.
After over a year, Mrs. Le did not see any signs that Hoai and Tuyet were getting serious. One
day when she was alone in the kitchen with Tuyet, Mrs. Le could not hide her impatience.
“Just how serious are you and Hoai? Aren’t you going to share with me your intentions?” said
Mrs. Le.
Tuyet seemed annoyed with her mother’s question.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
129
“Mom! We need time to get to know each other,” Tuyet said. “I still don’t know if I am in love
with him. How can I say anything? I know I like him as a friend. He’s courteous and intelligent. But I
can’t say that I’d like to spend my life with him. He has this cold and distant manner which I am not
happy with.”
Mrs. Le was not ready to give up.
“Is there a Mr. Perfect on earth?” said Mrs. Le. “I think Hoai comes as close as possible. You’ll
never be able to find one one-hundred percent perfect.”
Tuyet lost her composure.
“Mom, are you telling me to just get married and get over with it?” Tuyet retorted. “I can’t
marry someone I don’t love. What good is it to get married now and divorced later? I know Hoai loves
me; but the important thing is whether I love him. I don’t know if I love him enough to spend a lifetime
with him. I just can’t make up my mind. Besides, Hoai has not said anything serious to me. What can I
do?”
That was it. Mrs. Le gave up. She realized that her daughter was no longer the little girl of
yesteryear. She was now a grown-up, independent individual ready to take control of her life.
Mrs. Le felt as if she had just lost something precious, something close to her heart. She felt sad
– the sadness of the mother bird seeing that her brood had just left the nest to fly away and never to
return. Mrs. Le decided never again to press Tuyet for an answer about her marriage.
Tuyet met Quang at her cousin’s wedding party. He was at least six inches shorter than Tuyet.
With dark complexion and two hands as big and rough as those of a farm laborer, Quang was quite a
contrast to Hoai. But Quang’s voice – a warm baritone – was so charming that it immediately made an
impression on Tuyet.
Quang was the Master of Ceremony at the party. When his voice was heard on the microphone,
Tuyet just could not take her eyes away from him. She was embarrassed when Quang caught her
staring at him.
From the conversation at the table, Tuyet learned that Quang was an engineer presently working
with AT&T. Later, Quang came to the table and was introduced to Tuyet by her aunt.
The more Tuyet talked to Quang, the more she felt attracted to him. She found him intelligent,
open, straightforward with a sense of humor. They immediately hit it off when Quang told Tuyet that he
had a cousin presently studying at Yale with whom Tuyet was acquainted.
The next three weekends, Quang came visiting and took her out.
One night, while on the dance floor, Quang entertained Tuyet, relating to her the funny incidents
at his former high school. His humor and mischief made Tuyet laugh hysterically.
For some reason, Tuyet told Quang what had happened between her and George. Perhaps she
was already in love with Quang and wanted to be completely open to him. But Tuyet did not find the
courage to tell Quang about the abortion. She decided that it would forever remain a secret between her
and her mother only.
Two weeks later, when Quang whispered tender words of love into Tuyet’s ears, Tuyet knew she
had acted appropriately.
“I am all yours from now on,” Tuyet whispered in Quang’s ears after a passionate kiss.
Mr. and Mrs. Le could not hide their disappointment the first time they met Quang. His height
alone was cause for sadness, particularly when he walked side by side with Tuyet. They just could not
understand why their pretty daughter had fallen in love with such a short unattractive fellow. Alone
with Tuyet in the kitchen one day Mrs. Le decided to be candid.
“Quang looks really ugly,” said Mrs. Le. “You should consider the fact that a short and ugly
father can’t make tall, beautiful children.”
Tuyet smiled at her mother.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
130
“Mom, does a person’s value depends on his height?” said Tuyet. “Quang is not as tall and
handsome as Hoai, but he’s very intelligent and athletic. The important thing is I love Quang. I feel
happy, relaxed and upbeat when I am with him. And I know he loves me very much. Isn’t that enough
reason to marry him? As for the children, I’ll be completely satisfied if they take after him.”
Once again, Mrs. Le gave up.
Valentine Day came on a Saturday two weeks later. Tuyet figured that Hoai would bring her a
Valentine gift to express his love for her. Valuing Hoai as a good friend, Tuyet wanted to find a way to
avoid the embarrassment of being rejected for Hoai.
Quang came on Friday evening and stayed overnight. Quang, Tuyet, and Mr. and Mrs. Le were
having breakfast when the doorbell rang. Tuyet could not help feeling uneasy as she opened the door.
Hoai entered with a bouquet of roses in his arms. He kissed Tuyet on the cheeks and gave her
the flowers.
“Happy Valentine,” said Hoai with a broad smile.
Tuyet thanked Hoai with a kiss on his cheeks and led him to the breakfast table. She offered
Hoai a chair next to Mr. Le and returned to her seat beside Quang. She introduced the two of them as
she held Quang’s hand. Hoai clearly got the message for his face turned pale. For several minutes, he
was dumbstruck.
Finally, Hoai seemed to regain his composure. When breakfast was over, Hoai was quite
friendly to Quang.
Tuyet cleaned the table and went into the kitchen to do the dishes, leaving Quang and Hoai in
the living room. When she returned, she found the two of them talking and laughing together as if they
had been friends for years.
Hoai stayed until very late at night before he said goodbye to them. Tuyet was happy to see that
Hoai could switch from love to friendship that easily.
Three months later when Tuyet and Quang got married, Hoai was the best man at the wedding
party. Many guests mistook Hoai for the groom only to find out later that the real groom was Quang,
six inches shorter than the bride. The difference in height between the groom and the bride became
more conspicuous when they came to the dance floor. There were audible giggles in the audience.
Quang and Tuyet were well aware of the giggles but neither of them was annoyed or offended.
Quang thought it was something good to tease Tuyet about.
“You and Hoai would make a wonderful couple,” whispered Quang into Tuyet’s ears as they
danced.
“Indeed,” Tuyet whispered and giggled. “Why don’t you trade places with him, honey?”
Quang glanced around the dance floor to locate Hoai, then he turned to Tuyet.
“Too late, honey,” Quang said. “Don’t you see Hoai and Loan romantically in each other’s arms
over there?”
Looking in the direction of Quang’s eyes, Tuyet saw Hoai and Loan, the maid of honor, holding
each other in a slow dance.
Tuyet felt a pang in her heart. How absurd! How could she feel jealous toward Loan? Did she
not reject Hoai’s love for her? How could she be so selfish as to want Hoai to remain a bachelor his
whole life and pine for her?
She recalled the incident on Valentine Day when Hoai brought her roses only to find that she
belonged to Quang. Now she could understand what Hoai had gone through on that day. Hoai had been
able to switch from love to friendship. How about her? She moved closer to Quang, hoping to find
some strength from the warmth of his body; but she could not regain her composure.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
131
Quang did not notice the changes in Tuyet’s facial expression. When he accompanied Tuyet to
the stage to say a few words of thanks to the guests, he managed to sneak in a one-liner that caused the
audience to laugh heartily.
“I’m happy to have a wife I can really look up to,” Quang said.
Mr. and Mrs. Le’s wedding gift was a twenty-thousand-dollar check and the gold watch that was
bought from the Latin American woman two years before. Mr. and Mrs. Le and Tuyet had been so busy
that they had not had time to take it to an appraiser to have a value put on it.
On their way back from the honeymoon, Tuyet and Quang stopped over in New York City for
three days. They decided to use the opportunity to take the watch to an appraiser’s. They were both
amazed when the appraiser placed a price of eighteen thousand dollars on it. After some discussion,
they decided to sell the watch for that price.
On returning to the campus, Tuyet made up her mind to major in Physical Education. She found
life in the married-student dormitory quite enjoyable and convenient even though Quang had to drive a
longer distance to work.
Six months later, Tuyet and Quang received a marriage announcement from Hoai and Loan. By
now Tuyet had gained control over her emotions and could feel happy for her friends.
Tuyet had thought that, with her fertile body, she would be pregnant soon after marriage. But six
months went by, and then nine months went by and still Tuyet was not pregnant. The pink menstrual
drops of blood, that had once brought her joy, now brought her only worries. She felt even more
impatient when her friend Loan called to brag about her pregnancy. Tuyet knew that many women did
not get pregnant until their seventh or eighth year of their marriage. Was Tuyet overly anxious?
Tuyet read several articles about the Agino-Nos method to learn how to calculate the time frame
in which a woman was most prone to conception. She took her body temperatures regularly. Every time
she noticed a rise in her body temperature indicating a favorable moment for pregnancy, Tuyet would
look at Quang amorously, saying,
“Honey, I feel just fine today. I don’t have a headache at all.”
On hearing the line, Quang strove to please her, no matter how tired or indisposed.
Tuyet knew that Quang was anxious to have a baby, too. Quang was the only son in his family
and six years older than Tuyet. His parents had passed away early. Quang had been looking forward to
having a son to play with and to take care of. Once, while shopping with Tuyet, Quang saw a little boy
walking with his mother. Quang could not take his eyes from the boy.
“Oh! How I wish I had a son like that to play tennis with me,” he said, turning to Tuyet.
Two years later when Tuyet graduated from college, she was still without a child.
Tuyet began job hunting in earnest. One day while reading the Help Wanted Ads, she shouted
with joy to Quang:
“Look at this, honey! Spring Garden High School for Girls, my alma mater, is looking for a
phys-ed teacher. I’ve got to go and meet the Head Mistress to see if she wants me there.”
A week later, Tuyet arrived at the Head Mistress’ office of Spring Garden High School to be
interviewed for the job.
She was somewhat nervous when she looked around the room and saw several other people
there, besides the Head Mistress: The Assistant Principal, the Board of Trustees representative, a parent
representative, and even a student representative. They took turns asking Tuyet questions. The
interview lasted over two hours. Tuyet was invited to stay over for lunch with the group. Clearly the
interview was very thorough and Tuyet was well scrutinized, even though she was an alumna and many
people still remembered her.
On the way home, Tuyet wondered whether she would get the job. She had responded well to
the questions of the interviewing panel. She could not help but being concerned that her minority
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
132
background could affect its final decision. Eight years before the school had welcomed her as a student;
but whether it was ready to accept her as a faculty member was another story.
Two weeks later, a letter from the school arrived. Tuyet’s heart pounded with suspense as she
opened it.
“Honey, I got it, I got the job! Come and look,” Tuyet shouted to Quang after reading just two
lines.
Quang was just as ecstatic as Tuyet.
For Tuyet, what could be better than a job at Spring Garden High School where she knew
practically everybody and where people still remembered her with affection? Now Quang and Tuyet
could think of buying a house of their own. How convenient and fortunate it was to be close to Mr. and
Mrs. Le! When they had children, they would need somebody to take care of them at times. And to
whom could they better entrust their children than to Mr. and Mrs. Le?
Tuyet and Quang moved in with Mr. and Mrs. Le temporarily while looking for a house to buy.
Tuyet began her job with excitement and devotion. Pretty, athletic, charming and courteous,
Tuyet became popular with students, teachers, and parents alike.
The starting salary for a teacher in a private school was not much; however, Tuyet was not
concerned with money now. She loved teaching so much that she would teach here even if not paid at
all. She was so carried away that she often forgot dismissal time. Her enthusiasm spread among her
students. Determination and confidence were reflected on their faces. Their progress and achievement
brought Tuyet immense satisfaction and happiness.
Quang was promoted to Senior Managing Engineer with stock options and his salary doubled.
Tuyet knew they were on firm financial ground.
Tuyet and Quang began looking for a dream house.
The house they found was a single home on a two-acre lot, with a swimming pool and a flower
garden in a sprawling suburban area. Tuyet loved the layout of the house; she loved the marble
bathrooms, the spacious and well appointed kitchen and living quarters.
Tuyet devoted her entire free time to decorating her new home. She made curtains for the
windows and planted shrubs around the house with the same enthusiasm as she taught.
With a loving husband, a dream house and a dream job, Tuyet should have been feeling happy;
instead, she felt she was missing out something.
That something was a child.
Tuyet and Quang had been married for four years now. She had been waiting and hoping. She
had religiously followed the instructions of her gynecologist, ate the right food, kept the proper routine.
She regularly took her body temperature to find the most favorable time for conception. She let Quang
know that he had to be ready to do the husband’s part when she gave him signals that her body was
ready. But she still remained infertile. Depression came with every of her monthly periods.
She shuddered at the thought of no children.
There were times when she believed God was punishing her for having had an abortion. God
had blessed her with motherhood; but had not she rejected that blessing? On what grounds could she
ask for that same blessing now? Would a mother who had rejected and destroyed her first child deserve
to be mother again?
If she had not had an abortion, she would have a six-year-old child now. It was not here today
because she had decided not to give birth to it, not to let it see sunlight, not to let it grow up to be a
human being. How could she have been so ruthless?
Sometimes she was so remorseful that she uttered to herself an audible phrase that sounded as
much a prayer as an entreaty:
“Please forgive me, my child.”
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
133
She had read in Time Magazine that many women in Japan had abortions. Many abortions took
place in the seventh and eighth months of pregnancy when the fetus was almost fully developed and
could live outside the mother’s womb. Some fetuses, when discharged from the mothers’ body, were
still moving their limbs and grimacing with pain. They had to be immersed into water until completely
dead.
Later, some of these women, stricken by their consciences, had statues of their aborted children
made and placed on altars at a temple just outside Tokyo to be worshiped. Kneeling before the altars,
these women cried for their sins and prayed for forgiveness.
Tuyet wished there were a temple like that somewhere in the city. She would go there and have
a statue made of her child and placed on an altar. She would kneel before the altar and pray,
“Please forgive me, my child.”
Tuyet had not given up hopes for a child. She continued to try. She diligently took her body
temperatures mornings and nights. She religiously followed her gynecologist’s instructions.
It was a Monday morning. Tuyet got up later than usual as her school was closed for Yom
Kippur – a Jewish holiday. She took her body temperature and saw that it was rising, indicating the
period of time favorable for conception. Thrilled, she loudly called Quang; but he had left for work.
She called his office and was told by his secretary that he was in a meeting. Tuyet insisted that the
secretary convey to Quang the message that he was urgently needed at home. That morning Quang left
the meeting to come home to do a husband’s duty.
But Tuyet’s menstrual cycle came just as punctual that month as it did the month before. Sad
she had been; now she became even more depressed. Her worries were apparent on her face.
Quang became concerned. He figured a vacation might help to cheer Tuyet up. After more than
a month of discussion and planning, Quang and Tuyet decided to go on a cruise to the Caribbean.
On board the giant ship in the middle of the high sea, under the clear blue sky, Tuyet felt as if in
a totally different world.
As she strolled with Quang on the deck or relaxed by the pool, taking in the sea breeze, Tuyet
forgot all her worries. The future and the past all disappeared from her memories. She saw only the
present, as shiningly bright and colorful as the school of tropical fish swimming in the clear blue sea.
Never had Tuyet found life so wonderful. Every hour, every minute, was filled with
entertainment: The bounteous meals served with style in an exciting ambiance, the enthralling shows
and musical presentations, the day trips to exotic places, and dancing that lasted until two o’clock in the
morning. The good time went on without ever stopping. Tuyet rested her head on Quang’s shoulder.
“Honey,” Tuyet whispered. “I don’t want to go back to teaching. I just want to stay on this ship
forever.”
But all good times had to come to an end.
On the seventh day – the last day of the trip – Tuyet got up early, planning to pack and get ready
for the trip home. Suddenly, she felt a cramp in her belly and a sour fluid surging up her throat and
mouth. She ran to the bathroom and vomited.
Quang woke up, alarmed, and ran to pick up the telephone to call the doctor on duty. But Tuyet
signaled to him to stop. She waited for the vomiting spell to subside, took a towel to wipe the fluid off
her mouth, and then turned to Quang, smiling.
“I think I’m pregnant, honey,” she said.
Quang was ecstatic. He grabbed Tuyet in his arms, and laughed and laughed, and the two of
them fell onto the bed, laughing and laughing.
The first thing Tuyet did on coming home was to call her mother and let her in on the good
news.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
134
The days and months that followed were brimming with happiness. Ecstasy swelled in Tuyet
like whisky going to her head, especially from the moment the doctor let her know that the fetus was a
male. She thanked God for blessing her with motherhood. She believed God had forgiven her the
capital sin of having had an abortion.
Sometimes she sat quietly, thinking of the child soon to be born. Surely, he would be as goodlooking as Tuyet and as intelligent as Quang. Tuyet would train him to be good at music and sports.
Quang would tutor him in math and science. He would attend the best schools in the land and become a
famous writer winning the Pulitzer Prize for Literature or an outstanding scientist, recipient of a Nobel
Prize.
But an incident at school today made Tuyet change all her dreams.
The Head Mistress, seeing Tuyet alone in the faculty room, dropped in to chat with her. She
chanced to confide to Tuyet that she had a twenty-year-old retarded daughter who had an I.Q. of a fiveyear-old who could count to five only and could not remember the family’s telephone number or
address. The cause of her retardation had not been identified. Luckily, her siblings were all normal.
The Head Mistress mentioned, too, that medical statistics showed that out of every thousand
babies, three or four were retarded.
Tuyet shuddered with fear. What if, instead of being smart and good-looking, her baby would
turn out to be retarded? No! No! No! Tuyet no longer dared to dream anything out of the ordinary. All
she wanted to pray for now was a normal child – a child just like any other child. A normal child would
be a blessing for her. Willy-nilly, the Head Mistress had helped Tuyet find a simple philosophy:
Normality was a blessing.
Tuyet was thrilled every time her gynecologist told her at the monthly check-ups that the baby
seemed normal.
Somehow, though, she came to feel that the baby was the reincarnation of the one she had
aborted six years before. Why? So that mother and child could be together again; so that she would
have the opportunity to care for it, to love it, to make up for her sins.
She diligently attended the Natural Birth Seminars. She read books about childcare. She was
surprised to read in a book that babies began to learn even when they were still in the mother’s womb.
Would-be mothers who were happy and healthy would give birth to happy and healthy babies. If the
mother were fond of certain kind of music during pregnancy, the baby would later like the same kind of
music.
Tuyet showed the book to Quang.
“See, honey. If you want to have a happy child, you’d better do everything possible to make me
happy,” she kidded.
Quang folded his arms and bowed his head.
“Your orders will be faithfully obeyed, Princess,” he said earnestly.
Amused, Tuyet burst out laughing.
But Quang took it very seriously. He began to redecorate the house to give it a warm and
cheerful atmosphere. Trees and plants were moved in; air filtering devices installed and cheerful music
was played. Quang also convinced Tuyet to take three months of maternity leave before the due date to
make sure that she was completely relaxed and rested.
Their first born came one spring morning. When Tuyet heard the cries of the baby, she forgot all
her bodily pains. Smiling with excitement, she strained her head to have a better look at the baby.
Quang rushed in and gave Tuyet a tender kiss. They were both filled with happiness. Nothing, nothing
could be compared to this wonderful feeling!
Tuyet and Quang gave the name “Minh” to the baby.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
135
Minh meant bright and intelligent. Minh went very well with Quang. Minh went with Tuyet, too. MinhTuyet or Tuyet- Minh, it sounded wonderful either way. Minh! What a beautiful name for a beautiful
child!
Minh was a dream that came true for Tuyet. He was big and long, favoring more Tuyet than
Quang. Just a week old and he already had that precocious look on his face. His lips, pink as rose
petals, were always ready with a smile.
Minh was the center of the universe for Tuyet and Quang. Any movement of Minh, no matter
how small, was a topic for loving conversations between the two of them.
“Can you see that, honey?” Tuyet would say. “He wants to hold my fingers already.”
“Look at his mouth,” Quang would respond. “He’s trying to round his lips to say ‘I love you,
Mom.’”
Not one week went by without Tuyet’s having something interesting about Minh to say to Mrs.
Le.
“Mom, Minh knows how to call Granny already,” said Tuyet one day to her mother. “This way,
I’m sure he’ll be able to speak by his first birthday.”
Just as Tuyet predicted, Minh began to speak when he was twelve months old. He could say just
one or two words at a time; but what he said was clear and well enunciated; never a word
mispronounced. Minh was active, healthy and physically well developed, too. He began to walk at age
of thirteen months; by the time Minh was fourteen months old, he could run steadily all over the house.
One day, while she was watching with fascination her son running around the house and singing
McDonald Has a Farm, Tuyet turned to Quang and joked:
“If ever you leave me, I’ll let you have this house and everything in it; I’ll only want to keep Minh.”
Quang shook his head steadfastly.
“No way, honey,” Quang replied. “I’ll let you have this house and everything in it. I’ll keep
Minh only.”
Tuyet smiled mischievously.
“But how can you cook for him?” Tuyet said. “How can you care for him when he’s not feeing
well? He’ll always need a mother’s hands.”
Quang was not ready to surrender.
“He’s a boy,” Quang retorted. “He needs to have a father with him as a male model to emulate.
You wouldn’t want him to grow up acting like a woman, would you? Besides, in a few years, when he
begins school, he’ll need help with math and computer science. You’re not as good at these subjects as
I, how would you be able to help him?”
Feeling somewhat on the defensive, Tuyet figured she needed to resort to the most effective
weapon.
“You need no lengthy arguments, honey,” Tuyet said. “Just remember this: The court always
gives custody of small children to the mother. You want custody of Minh, you would have to become a
mother.”
Quang raised his arms over his head.
“I surrender unconditionally,” Quang said dejectedly.
Amused and victorious, Tuyet laughed heartily.
When Minh was eighteen months old, Tuyet and Quang placed him in day care so that Tuyet
could return to her teaching job. Mr. and Mrs. Le offered to care for him on weekends or when he was
not feeling well.
What used to be Tuyet’s study on the second floor of the jewelry store was renovated into a
playroom for Minh with a TV set, a small aquarium, and furniture for him.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
136
Tuyet realized how lucky she was to have her parents close by to help her with Minh when
necessary.
She found teaching a perfect job for a mother. By three o’clock in the afternoon, she could
already be home with her son. She handled both her job and her duties as a mother with aplomb. In
fact, she felt she was so successful as a mother that she wanted to be a mother for a second time. Tuyet
wanted to have a second child - a daughter - to stay close to Tuyet as Tuyet had been close to Mrs. Le.
Minh was close to Tuyet now; but she knew that when he got married, he would be completely
devoted to his wife and children. But a daughter – Ah! A daughter – would remain close to her mother
throughout life. Tuyet could easily relate to the American saying “A son is a son until he has a wife, a
daughter is a daughter for life.”
Quang wanted a second child but did not care whether it would be a male or female. Actually, if
he could choose, he would opt for a second son so that Minh would have a brother as a friend to be
with.
Still feeling embarrassed about the time he had to leave the office in the middle of a meeting to
come home at Tuyet’s insistence, Quang reminded Tuyet to be careful this time around.
“Don’t make me come home at the middle of the day as you did the last time,” Quang said.
“People are still laughing at me at the office. Easy will do it. Remember you got pregnant while we
were on a cruise, don’t you?”
Tuyet laughed agreeably, believing Quang was right.
When Minh was two and a half years old, Tuyet and Quang took him on a vacation to Disney
World. There was another cruise to the Virgin Islands, and many more weekends in North Carolina.
Every time Quang had a conference in the Bahamas or Hawaii, Tuyet tagged along. She said
she wanted a vacation; but her true purpose was very clear to Quang. She wanted a second child.
However hopeful Tuyet was on the way to a vacation, she seemed the more disappointed on the
way back. Her body did not seem ready.
When Minh was three and a half, he began to become curious about where children came from.
“Mommy, where do babies come from?” he asked once.
Tuyet was caught off guard; but answered:
“Babies come from the mother’s tummy,” Tuyet said with a smile. “When I’m pregnant, my
tummy will get this big; and then I’ll have a baby brother or sister for you.”
Minh grew excited about having a baby brother or sister and could not wait for the arrival of his
new found object of love.
“Mommy, when am I going to have a baby brother or sister?” he would ask from time to time.
This made Tuyet more anxious. She went to her gynecologist to seek advice.
The doctor gave her a complete examination and took biopsies of her reproductive organs to
send for further analyses. She promised to have the results back in two weeks.
The gynecologist’s letter came one Saturday morning while Minh was taking a nap and Quang
was reading the newspaper. Tuyet opened the envelope, took one look at the letter and burst out crying.
Alarmed, Quang ran over to her.
“What’s the matter, honey?” Quang asked.
Tuyet handed the letter to Quang. The doctor wrote that the test results indicated that for reasons
as yet unknown, Tuyet’s ovaries were producing underdeveloped eggs. Besides, Tuyet’s uterus was
producing too much acid, making it hard to maintain fertilized eggs. The letter concluded that Tuyet
would not be able to have any more children.
Quang took Tuyet quietly in his arms.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
137
“Honey, you know all about the Head Mistress’ retarded daughter,” Quang said after a little
while. “We have a healthy, intelligent son. We should consider ourselves lucky and should not be
asking for anything more.”
What Quang said made a lot of sense but it did not help lessen Tuyet’s depression. What would
she tell her son now when he asked when he would have a baby brother or sister?
Fortunately, Minh was four years of age now with many friends in the neighborhood to play
with. He enjoyed his preschool class and no longer queried about baby brothers and sisters. But,
Tuyet’s sadness did not go away. Quang often caught her in pensive moods; he noticed an increase in
his wife’s short tempers.
Quang believed some form of entertainment, some interesting hobbies were needed to draw
Tuyet out of her depression. The game of mahjong came to his mind. It was a favorite family game for
Mr. and Mrs. Le and their friends. Tuyet and Quang were often asked to fill in a hand or two as needed.
And so Quang drove Tuyet over to Mr. and Mrs. Le’s place on weekends to join at the game
table.
But little Minh needed a playmate and Quang usually ended up being his choice. Quang did not
feel bad about it at all. Actually he found it a good excuse to leave Tuyet busy at the game table while
he enjoyed little Minh’s company.
It did not escape Tuyet’s attention that little Minh seemed to get closer and closer to his father
as he grew up. The two of them played and laughed and did things together all the time. They wrestled,
they talked, and shared secrets with each other, a little club of their own.
It happened that Quang had to take a trip to the Middle East for a week. Tuyet found it a good
occasion for her and Minh to spend the time with his grand parents.
Whenever little Minh came over for a visit, Mrs. Le cooked some special dishes for her
grandson. This time she made egg rolls and grilled chopped shrimp on sugar canes.
When dinner began, little Minh put four egg rolls and four pieces of grilled chopped shrimp on
his own plate. Surprised, Tuyet turned to him.
“Sweetie, why did you put so much food on your plate? Are you sure you can eat all of that?”
Tuyet asked
“I’m saving it for Daddy,” answered little Minh, putting his plate on the far end of the table.
Tuyet felt amused but hurt by what she perceived as Minh’s greater devotion to his father than
to her.
“Are you going to save food for me next week if I have to be away from home?” asked Tuyet.
“How long are you going to be away, Mommy?” asked little Minh.
“Three days,” Tuyet felt obligated to say.
“Yes, I’m going to save food for you,” little Minh said.
Tuyet felt elated. She could not believe that little Minh’s simple acts and words like those could
bring her a whole world of happiness or sorrow.
Suddenly, Tuyet realized how absurd she was to feel jealous toward Quang when little Minh
was getting closer to him. Perhaps Quang was right. Perhaps little Minh was now able to perceive his
role as a male person and wanted to be with his father to emulate him.
Tuyet started to notice some changes in Quang’s behavior. He no longer showed an ardent
interest in tennis or mahjong as he used to.
When he was not playing with little Minh, Quang would spend his time gardening. He could
stay in the garden for hours, planting, pruning, fertilizing, or moving huge rocks and landscaping.
Tuyet wanted to respect such wholesome hobbies of Quang’s; but she could not help feeling
lonely when she had to go alone to her parents’ place to play mahjong on weekends, leaving Quang at
home with the garden and little Minh.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
138
One Saturday morning, after breakfast and cleaning up, Tuyet’s mind turned to her favorite
mahjong game at her parents’.
Having won four games in a row the weekend before that, with over two hundred dollars in
prize, she was intoxicated with the flavor of victory.
“Honey, do you want to go with me to my parents’ place today for a few games of mahjong?”
Tuyet asked Quang.
Quang hesitated.
“Do you mind going by yourself today, sweetie?” Quang said. “I’d like to finish planting the
shrubs I bought last week. I may join you later when I’m done.”
Tuyet did not feel good about it; but she could not find a compelling reason to insist that Quang
go with her, either.
“All right. There’s lot of good food in the frig.” Tuyet said perfunctorily. “You two can eat
whatever you want.”
Then she drove out of the garage, leaving Quang and Minh with their usual silly games of
wrestling and joking.
Resentment arose in Tuyet as she drove alone to her parents’.
Unable to concentrate on the games at the table, she lost two games in a row.
When it was noontime, she gave her hand to her Aunt Susie and went into the kitchen to help
Mrs. Le fix lunch for the guests. Her mind turned to Minh and Quang at home. She picked up the
phone and dialed. The phone rang five times and still there was no answer. Finally, Quang’s voice was
heard on the answering machine.
“It’s eleven o’clock now. Tuan and his four-year-old son stopped by and asked us to join them
on a trip to Sesame Place. I’ll try to be back early; but if the kids are carried away with the place and
we can’t be back early, I probably won’t be able join you at the game table today. I’ll have to wait until
next weekend.”
Tuyet was furious. Clearly, Quang did not care about her. He found all kinds of excuses not to
go with her this morning; yet he went with Tuan without any hesitation. He did not even bother to call
her and tell her about it. Instead, he just left a message on the machine.
If she were home, she would smash the phone and the answering machine to pieces. The anger
was building up in her.
Slowly she put down the phone.
“I have to go home to fix lunch for Quang and Minh,” she said to her mother.
Then, without waiting for her mother to say a word, she stepped out of the house. She drove to a
nearby park and walked around, not knowing what to do or think. She had never been so mad at Quang.
What could she do to make him regret his action and never do it again, never take her for granted
again?
She began to feel hungry. She drove to a shopping mall. After a small lunch, she walked around,
window shopping until almost closing time and then drove home.
Anger engulfed her as she saw Quang’s car in the garage. She heard Quang’s voice from the
living room.
“Is that you, honey? Where did you go? I called and mother said you left around noontime.
Where were you?”
Tuyet was furious. She slammed the door behind her.
“You treat me worse than a maid,” she shouted, her face red as a tomato, her eyes burning wide
open. “This morning when I asked you to join me at the mahjong table, you said you wanted to stay
home and plant the shrubs; but you went with Tuan at the drop of a hat; and you didn’t bother to call
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
139
and tell me that you took Minh with you. You did not want to talk to me. So, from now on, don’t talk to
me any more.”
She threw her key ring to the corner, angrily went to her study upstairs and closed the door
behind her.
At dinnertime, she came down to give little Minh his food and went back upstairs again, leaving
Quang eating alone.
It was like that for six days. Tuyet did not say a word to Quang. If someone asked to speak to
him on the phone, she just shouted “Telephone!”
She tried to maintain an outward coolness; but not speaking to Quang weighed heavily on her.
The pressure kept building up. When the seventh day came, she knew she could not endure any more.
This unbearably stifling silence must be smashed at any cost, even if it entailed a breakup.
Recalling that once she had said to Quang “If ever you leave me....”, Tuyet waited for Quang to
come home from work.
“This house is yours, everything in it is yours,” Tuyet declared as soon as Quang walked into
the house. “Keep it. I only want Minh and I’ll take him to live at my parents’.”
Not hearing Quang’s answer, she glanced backward. He was standing there, transfixed and
dazed. A few minutes passed before Quang’s voice, resigned and quiet, was heard.
“It is right for you to keep Minh,” Quang said. “He’ll always need a mother’s care. But if you
keep Minh, you’ll have to keep this house and everything in it. This house is his. This is where he has
grown up. This is where he eats, sleeps and plays. He’s gotten used to this place. Why does he have to
go anywhere else? You two need a lot of room. I have but myself. Why should I keep this big house?
I’ll just rent a small room nearby so that I can stop by and play with Minh from time to time. That’s all
I need.”
Tuyet felt as if she had just lost her footing. She had thought that if she claimed custody of
Minh, Quang would do the same and the two of them could argue to their hearts’ content. But why had
Quang acquiesced? What would she say now? What could she do now? She was bewildered. No, no,
she could not let Quang get away with it so easily.
Then Tuyet realized that as a woman, she had the right to change her mind, to say a few
nonsensical things.
“You’ve always wanted to have custody of Minh,” Tuyet said. “Then you can keep him. You
can keep this house and everything else, too. I’ll move to my parents’ place.”
There was a moment of silence, then Quang’s voice was heard again, still quiet and resigned.
“But how can I cook for him?” Quang said. “How can I care for him when he’s not feeling
well? He’ll always need you.”
Oh! How dare Quang use this line of reasoning! She could not let him get away with it.
“You can eat out if you don’t know how to cook,” Tuyet said, her voice full of anger. “And
when Minh’s not feeling well, you can always take him to the doctor. Besides, you wouldn’t want him
to grow up, acting as a woman, then why do you want him to be with me? A few years from now, when
he goes to school, he’ll need help with math and the computer. You’re good at these subjects. You can
help him. I don’t know anything, I can’t help him.”
So that was it. Tuyet certainly had evened the score with Quang. She knew how to use Quang’s
line of reasoning to get back at him, too.
Another moment of silence, and then Quang’s voice was heard again, still resigned and
subdued.
“Now that you’ve said so, what else can I say?” Quang said. “I’ll agree to have custody of
Minh. I’ll agree to keep this house and everything in it, on one condition.”
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
140
What? Gosh! Quang would have custody of Minh! Quang would keep this house and
everything else! Wouldn’t that be enough? How dare he ask for conditions!
“What conditions are you asking for?” Tuyet shouted at the top of her lungs.
Quang made a few steps in Tuyet’s direction and lowered his voice to almost a whisper.
“On the condition that you’ll stay here to cook for him and to care for him when he’s not feeling
well,” Quang said.
Caught off guard and choked with emotions, Tuyet could not utter a word. She felt Quang’s
arms around her waist. She leaned backward to rest her head on his shoulder.
“I don’t want to,” she said, with eyes half closed. “You’re just too clever for me. You always get
your way. That’s not fair.”
And so ended the crisis. Once again, Tuyet realized how lucky she was to have a cozy family
and an exciting job.
Minh had begun kindergarten. He always had something new to brag about when Tuyet came to
pick him up at school.
“Mommy, I can trace the letter A now.”
“Mommy, I can write my name already.”
Then he took out his work to show Tuyet.
Tuyet was full of praise for him every time. She felt elated every time with her son’s little
achievements. The refrigerator in the kitchen and the walls of the family room were covered with
Minh’s work: pages and pages of unrecognizable colored figures.
On Mother’s Day, Minh came home from school with a card.
“Happy Mother’s Day,” he said.
Tuyet trembled as she opened the paper. Tears came to her eyes when she saw a clumsily drawn
rose colored red, green and yellow at some places.
“Thank you, thank you,” Tuyet repeated as she held her son tight in her arms.
Minh would finish kindergarten in three weeks. To mark an important achievement in the
students’ lives, the school decided to have a formal graduation ceremony on the first Monday of June.
On this day, students would don their caps and gowns, and one by one, be called to the podium
to receive their diplomas and special prizes. Parents were invited to attend the ceremony and to stay for
refreshments and entertainment by the students themselves.
Quang and Tuyet decided on a special graduation gift for Minh: A computer system.
To make it a surprise, Tuyet suggested that they make a deposit on the computer system; but
would not take it home until the Saturday before graduation day. They would put it in the basement and
cover it with a piece of cloth. When the family came home from the ceremony, they would all go to the
basement and “five, four, three, two, one, blast off”. Quang would pull the cover off to show the
computer system, and everyone would shout: “Congratulations, Minh!”
Quang liked the idea.
Mr. and Mrs. Le would certainly be there and maybe Father Bach and Sister Teresa would be
able to come, too. What a happy day it would be!
So, on the Saturday before Minh’s graduation, Quang and Tuyet drove him to the jewelry store
to stay with Mr. and Mrs. Le while Tuyet and Quang went to pick up the computer system.
Mr. and Mrs. Le were thrilled to see Minh. When Mr. Le took him upstairs to watch TV, Mrs.
Le gave three hundred dollars to Tuyet.
“See if you can get something he likes for me,” Mrs. Le said. “Father Bach and Sister Teresa
also sent gifts for him.”
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
141
“After we’ve picked up the computer system and taken it home,” Tuyet said. “We’ll be back
here to take you and Dad to dinner. Quang just found a good Japanese restaurant. Dad likes Japanese
food, he’ll like this place.”
Tuyet was filled with excitement as she stepped out of the store with Quang. It was hard to
believe that her firstborn and her only son was already graduating from kindergarten.
Three hours later, Quang and Tuyet were on their way back to the jewelry store.
Just two blocks away from the store the traffic became jammed. Tuyet looked ahead and saw
hundred of vehicles before her and the blinking lights of several police cars. Many people got out of
their cars and congregated at the corners, talking and gesturing.
A man was walking back toward Tuyet’s car. As he came near, she rolled down the window.
“Is there a traffic accident, sir?” Tuyet asked.
“No, not a traffic accident,” the man answered. “There was a robbery at the jewelry store. It
appears that a little boy was shot. An ambulance just took him to the hospital.”
Tuyet jumped out of the car and ran in the direction of the store.
“My son. Oh God! My son!” she yelled.
Quang turned off the engine and ran out after her.
Stopped at the corner by a police officer, she shouted even louder:
“My son! Where is my son? Let me go find my son.”
And then her hands trembled, her eyes blurred, her whole body shook, Tuyet fainted.
Quang caught her. He knelt down and held her in his arms.
A police officer’s voice was heard, speaking in his radio,
“The victim’s parents just arrived and his mother has fainted. Please send an ambulance to take
them to the hospital.”
The city newspaper The Tribune ran this article,
“MURDER AND ROBBERY IN BROAD DAYLIGHT IN THE SOUTH WESTERN
SECTION OF THE CITY.
A jewelry store in the southwestern section of the city was robbed on Saturday afternoon and a
five-year-old boy was killed.
The Queen’s Jewelry Store at 238 Orchids Street, owned by Mr. and Mrs. Long Van Le, was
robbed around three P.M. on Saturday. The robbers smashed the display counters with a hammer and
took an as yet undetermined amount of jewelry and cash. Before retreating, they shot and killed a fiveyear-old boy believed to be the Le’s only grandson named Minh Le Hoang.
According to sources close to Police Headquarters, the robbery occurred as follows:
At around three P.M. on Saturday, Mr. Le was watching TV with his five-year-old grandson,
Minh Le Hoang, on the second floor of the jewelry store. Minh’s parents had dropped off the boy at the
store to be with his grandparents while they went to pick up a computer system as a gift for him on his
graduation from kindergarten.
Seeing that his grandson was thirsty, Mr. Le went downstairs to get a soda for him. Just then
Mr. Le saw a well-dressed woman ringing the front doorbell. He pressed the button to open the door.
However, the woman held the door open for her accomplices to rush in the store.
Realizing what was happening, Mr. and Mrs. Le ran into the back room, locked the door and
called 911.
The robbers smashed the display counters with a hammer and took jewelry and cash.
Minh was watching TV upstairs when he heard the sounds of glass being smashed. He came
downstairs to investigate and was shot and killed at the foot of the stairs.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
142
Hearing the alarms, the police rushed in and caught all four robbers in a green Chevrolet
getaway car driven by Daniel Jones, 20 years of age. The police recovered all the jewelry and cash.
The police also found on each of the robbers a handgun. One of these guns – with three missing bullets
in its cartridge and the fresh smell of burnt gunpowder – is believed to be the weapon that killed Minh
Le Hoang.
The police believe Robert Glen, 18, who was caught carrying the gun, is the one who fired the
fatal shots. Three empty shells found in the store are of the same type and caliber as the bullets still in
the chamber of the gun.
The victim, Minh Le Hoang, 5, was the only grandson of Mr. and Mrs. Le, a well-respected
couple in the Vietnamese community here. Minh Le Hoang’s mother, Mrs. Tuyet Le Hoang, is a
physical education teacher at Spring Garden High School for Girls and his father, Mr. Quang Duc
Hoang is an engineer working for AT&T.
Minh Le Hoang was attending kindergarten at Spring Fields School and was to have a
graduation ceremony tomorrow, Monday. On learning of the bad news, the administration of the school
has decided to have a memorial service for the victim on Monday, instead.”
Over a thousand people came to Minh’s funeral. Not a single eye was dry.
Dazed, listless and pale as a cadaver, Tuyet could no longer walk by herself. After days of
crying, she lost her voice but still tried to call out her son’s name. No less dispirited, Quang was silent,
not wanting to look at or to talk to anyone.
The news of the murder spread throughout the city and the state, creating grave concerns among
people as well as politicians and law-enforcement authorities.
In the last few years, the number of crimes had increased dramatically in the state. In response
to the worsening situation, the state legislature had enacted numerous laws to deter crimes of violence,
making the death sentence mandatory for murderers of children under fourteen years of age and the
maximum sentence mandatory for hate crime offenders.
Many cases had been tried under these more stringent laws; but none was severe enough to
warrant a death sentence.
As the news of little Minh’s murder spread, people all over believed a death sentence would be
entirely appropriate this time around.
Politicians of all backgrounds had run for election on the platform of toughness against crime
and support for capital punishment.
The District Attorney, Lisa Wayne, was running for reelection in the following year. Her
opponent, William Toss, had criticized her for softness on crime and failing to seek the death penalty
for many murder cases.
The Tribune in its Friday edition ran the following report on the robbery at Mr. and Mrs. Le’s
jewelry store:
“The Police Have Gathered Detailed Information About the Robbery and Murder at Queen’s
Jewelry Store.
All four suspects have prior records of violence. Robert Glen had just served a six-month jail
sentence for assault on a Cambodian. Mary Tomlin and Jack Madden were on bail, awaiting trial for
robbery and weapon offenses. Daniel Jones had been arrested twice for possession and distribution of
cocaine. Jones said that Glen hated Asians and that before getting into the car that took them to the
store, Glen had declared he wanted to kill a few Asians.”
In the same issue, The Tribune also carried the following editorial regarding the District
Attorney election in the next year:
“A God-sent Opportunity.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
143
The robbery and murder at the jewelry store has brought tragedy to a family and anger to the
whole community; but for District Attorney Lisa Wayne, it is a God-sent opportunity.
For over a year now, her opponent, William Toss, has relentlessly criticized her for what he
calls her ineffectiveness in seeking the death penalty for some of the most serious crimes.
The robbery at the jewelry store is a God-sent opportunity for District Attorney Lisa Wayne to
seek the death penalty for murder suspect Robert Glen who was caught with all material evidence. His
accomplices all point to him as the one who turned around to shoot and kill five-year-old Minh Le
Hoang. Glen’s prior records of violence against Asians will certainly make the case for aggravated
circumstances to justify the death penalty.
Besides, District Attorney Lisa Wayne also has a potential secret weapon in Minh Le Hoang’s
mother, Mrs. Tuyet Le Hoang. A young, pretty and devoted physical education teacher, Mrs. Hoang has
won the sympathy of the whole community and the nickname The Most Miserable Mother.
At the appropriate time, most likely at sentencing, when the jury has to choose between the
death penalty or life imprisonment as a punishment for Glen, the District Attorney may call Mrs.
Hoang to the witness stand. Mrs. Hoang needs only to bend her head down, sobbing. Her utmost
misery will be enough to convince the jury to mete out the death penalty for her son’s murderer.
The important thing for District Attorney Lisa Wayne is not to make any technical errors that
will make it possible for the suspect to appeal later.
Those who know District Attorney Lisa Wayne believe she is so thorough and careful that there
can hardly be any cracks in her strategy for the defendant to take advantage of. Let us wait and see if
District Attorney Lisa Wayne will be able to use this God-sent opportunity to her advantage.”
After the robbery, Mr. and Mrs. Le closed down the store and moved in with their daughter and
son-in-law. Mrs. Le knew that between Tuyet and herself, she had to play the role of the stronger one to
support and care for her daughter.
Languid and dazed, Tuyet was like a body without a mind. She still could not accept the fact
that her son was no longer in this world. She was often caught staring at Minh’s work on the walls for
hours.
“Honey, you’re very clever,” she would say with a smile, as if her son were standing beside her.
Sometimes she took Minh’s work to her friends and relatives and bragged to them about Minh’s
precocity. People could only shake their heads with pity.
There were times when she suddenly realized that her son was dead and would burst out crying
and sobbing. Once, Tuyet woke up in the middle of the night.
“They killed my son,” Tuyet yelled. “They killed my son! I want to kill them. I have to kill
them.”
Then she ran down to the kitchen to look for a knife. Quang ran after her and gently coaxed her
back to bed. Half an hour later, she woke up again and sprang up on her bed, panting.
“I have to kill them; let me kill them,” she shouted.
Because of her state of mind, Mr. and Mrs. Le felt they needed to be with her and care for her
while Quang was busy with his job.
Tuyet’s misery seemed to last forever. Hours and days went by slowly and painfully.
But just like the water flowing slowly in a stream and yet capable of eroding the sharp rock on
its bed, the flow of time gradually wore off some of Tuyet’s sorrow.
Two months of summer vacation went by. The Head Mistress of Spring Garden High School
called and talked to Tuyet. Quang listened as Tuyet talked to the Head Mistress. He noticed that Tuyet
used the past tense of the verb when she talked about Minh. He knew that deep down Tuyet had
accepted the fact that Minh was no longer on this world.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
144
At the urging of the Head Mistress and the support and encouragement of Quang and her
parents, Tuyet returned to her teaching job.
The bustling atmosphere of the school and the smiling faces of her students seemed like a gentle
breeze blowing into a withering soul.
The lessons to prepare and the papers to grade kept Tuyet busy all the time and helped her
forget some of her personal misery. Tuyet gradually recovered more energy for her work.
Now that she no longer had to hurry out of school at dismissal time to pick up her son, she
stayed voluntarily to participate in the after school activities with her students.
When Mrs. Johnson, the music teacher, asked Tuyet to help with the stage set for a musical
show at Christmas time, she gladly volunteered. Working after school with her students outside the
rigidly regulated atmosphere of the classroom, she felt a lot closer to them. She had opportunities to get
to know them better.
Becky, the slender girl that Tuyet thought was mediocre in both physical education and
academic subjects, turned out to be imaginative and artistic in designing costumes and sets.
Irma, the Hispanic girl who Tuyet believed was haughty and indifferent, turned out to be
considerate and lovable. One day, Irma brought a rose to school and gave it to Tuyet.
“This is the most beautiful rose in our garden and I want you to have it,” Irma said.
Another time, Irma gave Tuyet a red-painted wooden apple on which was written the line “We
want to have more teachers like you.”
A stronger affection for her students swelled in Tuyet. Sometimes she wondered if she could
love them as her own children. But she knew that right now nothing could fill up the emptiness that her
son Minh left in her heart. Nothing could replace Minh. Now she lived only to wait for the day when
his murderers had to pay for their crimes.
Meanwhile, the District Attorney’s office proceeded carefully in the investigation. The slow
process led many to the conclusion that the case would not be brought to trial until next summer. Some
also speculated that there was another reason for the delay: The District Attorney wanted the trial to
coincide with the time of the campaign for her reelection, hoping that the high profile of the case would
give her more publicity. A death-sentence for Suspect Glen would prove her effectiveness and
guarantee a landslide for her.
It all meant that Tuyet would have to wait for several months more. Every time she thought
about her son’s sudden death, she trembled with anger. If she could see his murderers now, she surely
would lunge at them and tear them to pieces. She wanted to see them put to death in an electric chair.
She wanted to see the sparks shoot out from their fingers and toes. She wanted to see their bodies
twisted and writhed with pain before being burnt into ashes.
The musical show was a huge success. Tuyet was pleased with her contribution, particularly
when congratulated by Mrs. Johnson and the Head Mistress.
Soon other teachers came to ask her for her assistance in their activities. She usually tried to
accommodate their requests; but when Mr. Schneider, the biology teacher, asked her to accompany his
class to the Science Museum, Tuyet refused, saying that she was allergic to the chemicals used in the
displays. Actually she did not want to see the pregnancy displays which once had caused her
tremendous fears and always reminded her of the abortion she had had. It had been over ten years and
yet everything was still graphically clear in her mind.
Sometimes she wondered what might have happened had she not had the abortion. Would her
parents have committed suicide or left this town to avoid shame? Most likely not.
Would Quang have married Tuyet any way? Understanding her husband, she knew that her
having a child born out of wedlock would not have changed anything in his feelings for her.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
145
And if she had not had the abortion, she would still have a child to love and to rely on. But the
child was not here now. Tuyet sighed.
One morning when she picked up the newspaper, a headline of an article caught her eyes.
“A suspect was fatally shot by the victim’s father in front of the court.
Brian Stark who was being tried for raping and murdering a ten-year-old girl two years ago,
was fatally shot by the victim’s father in front of the court.
Taking advantage of the time when the court and the audience were listening attentively to the
defendant’s lawyer’s argument, the victim’s father, Lucien Garcia, quietly walked up toward the suspect
and fired three shots at him, hitting him in the head and the neck. Stark was killed instantly. Mr. Lucien
Garcia, then, threw his gun on the floor, raised his hands above his head and waited for the police to
take him away. While being handcuffed and escorted to the police van, Mr. Garcia turned around and
shouted ‘My child can smile in her grave now’.
The court was adjourned immediately for the day.”
Tuyet was dazed as she read the news.
Quang, too, had read the news and had observed Tuyet reading it. He noticed her pensive mood
as she put down the newspaper. Quang could understand the man’s action; but he knew he would not be
able to do the same thing, even though he suffered a lot more than the man as Minh had been his only
child.
But, what about Tuyet? Tuyet was a woman and a mother. Who could fathom the suffering of a
mother when her only child had been killed? Anyway, Quang just could not let her act impulsively. He
would have to watch out for her.
The trial of the robbery at Queen’s Jewelry Store did not come before the court until the middle
of June, after a full year of investigation and prosecution.
For Tuyet, the time frame could not be better. During the summer when the school was closed,
she would be spared of the spotlight and the curiosity of many people. Also, she would be able to go
and observe the court’s proceedings.
Three of the defendants had admitted guilt and had been cooperating with the prosecution,
hoping to have lighter sentences. Robert Glen was trying to avoid the death sentence by blaming his
accomplices.
When Tuyet arrived at the court with her parents and Quang, she burned with anger when she
saw the suspects being escorted into the courtroom.
Quang placed his hand on Tuyet’s and gently pressed it as if to tell her to control herself.
In the opening statement, the Assistant District Attorney pointed to the table displaying the
evidence in front of the court and looked straight at the jury.
“Ladies and gentlemen of the jury,” he began. “The state will present each of the objects on
display as evidence here: From the jewelry items that the suspect took from the store to the handgun
that he used to kill five-year-old Minh Le Hoang. The state will call witnesses who will testify that they
saw the suspect fire the fatal shots at Hoang. After you have listened to the state’s presentation, you will
be one hundred percent sure that Robert Glen, the suspect standing before the court here, is the one
who shot and killed Hoang while robbing Queen’s Jewelry Store.”
The defendant’s lawyer was no less eloquent.
“Ladies and gentlemen of the jury,” he intoned. “I do not deny the fact that my client was
involved in the robbery at Queen’s Jewelry Store. But I will submit to you that my client did not fire
the fatal shots that killed Hoang. The fact is that one of the two suspects, Mary Tomlin or Jack Madden,
had shot and killed Hoang. Then during the escape, that person had taken advantage of the time when
my client dropped his gun accidentally on the car floor, to pick up his gun and replace it with the gun
that killed Hoang. I just want to draw your attention to the fact that you cannot believe one word of
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
146
these two suspects who turned prosecution witnesses. They are trying to curry favor from the
prosecution for a lighter sentence. They have lied thousands of times before and will stop at nothing to
get better treatment.”
After three days of presentation of evidence, examination and cross-examination of witnesses,
the trial was drawing to a close.
Before the charge to the jury, the Assistant District Attorney and the lawyer for the defendant
presented their closing arguments.
The Assistant District Attorney stood up and began his speech.
“Ladies and gentlemen of the jury,” he said. “Now that you have listened to my detailed
presentation of the evidence displayed on the table over there, I am asking that you pay attention to
only one item, and that is the gun which the police found on Robert Glen. The gun smelled heavily of
burnt gunpowder and had three bullets missing in its cartridge. Forensic and projectile tests by the FBI
confirmed that the gun was used in the killing of Hoang.
When seized by the police, the defendant was sitting in the front seat. Mary Tomlin and Jack
Madden were sitting in the back seats. If Glen had dropped his gun on the floor of the car in the front,
and either Tomlin or Madden had wanted to pick it up, she or he would have had to lean over Glen’s
head and shoulders, support herself or himself by resting one hand on Glen’s knees, and with the other,
pick up the gun (The Assistant District Attorney mimicked the actions he was describing). But how
could she or he have straightened herself or himself up to return to her or his position in the back seat?
How could she or he have placed her or his original gun into Glen’s waistband in front of him? Would
Glen have let either of them do so to him? Please don’t forget, ladies and gentlemen, that the police
were in hot pursuit of the suspects, closing in from all directions. Would Tomlin or Madden have had
the time to come up with the idea of switching guns with Glen, not to say to carry that idea out?
So, you can see, ladies and gentlemen, that the presentation by the defendant’s attorney is
totally absurd. You can see that that gun over there could only belong to Glen who used it to kill Minh
Le Hoang and then tucked it back under his belt. The victim was an innocent five-year-old boy with a
bright future whose life was cut short for absolutely no reason. This man nipped a human being in the
bud. This cold-blooded murderer did not flinch when he destroyed a young life.
Ladies and gentlemen, you have seen the facts. Now it is your responsibility to find Glen guilty
of this despicable crime.”
Tuyet leaned her head on Quang’s shoulders and tried in vain to mute her sobbing. The District
Attorney’s words cut open the wounds that she thought had healed for some time. “This man nipped a
human being in the bud. This cold-blooded murderer did not flinch when he destroyed a young life.”
Her shoulders trembled, her ears buzzed, she could not hear anything after that. The defendant’s
attorney completed his closing argument. The judge charged the jury with the case and declared the
court session adjourned for the jury to deliberate.
Her heart writhed with pain, Tuyet could not move or say a word. Quang had to support her out
of the courtroom.
After just three hours of deliberation, the jury returned and declared Glen guilty of first-degree
murder.
While her parents, Quang and almost everyone else were elated with the verdict, Tuyet was
sullen and dejected. She was lost in thoughts and did not pay any attention to what was going on
around her.
Tuyet was informed that the jury would be back in two days to decide on the punishment for
Glen: death or life imprisonment.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
147
In this phase, the defendant’s attorney would be given the chance to call witnesses and to
present mitigating circumstances to ask the jury to spare Glen’s life. Then, the prosecution would
present aggravating circumstances and call Tuyet to the stand to speak to the jury. The prosecution had
made it clear that it was seeking the death penalty.
Apparently, the prosecution was placing great hope and importance on Tuyet’s testimony. Each
of her words and movements would have significant effects on the jury and the outcome of the case.
Taking advantage of a day when the court was not in session, Quang hurried to his office, trying
to catch up on some urgent work. Mr. Le went to see his cardiologist. Mrs. Le was home with Tuyet.
Noticing that her daughter was lying quietly on the sofa, sighing sadly, Mrs. Le pulled a chair
close:
“A few more days and it’ll be all over. The jury will mete out the death sentence for the
murderer and justice will be served.”
A few minutes of silence passed, punctuated by Tuyet’s sad sighs.
“I don’t want to go to court any more,” Tuyet said at last.
Mrs. Le was alarmed.
“Why, honey?” Mrs. Le asked, all agitated. “The Assistant District Attorney is pinning all his
hope on your testimony to obtain a death sentence.”
“I don’t want to hear the Assistant District Attorney’s accusations against that man,” Tuyet said
mournfully. “Don’t you see that every word he uttered to accuse that man was also a word he uttered to
accuse me?”
Mrs. Le sprang up:
“My God! The Assistant District Attorney accused that man because he was a robber and a
killer. As for you, my child, you’re as innocent as a baby, how could he accuse you of anything? But
why did you say such a horrible thing to cause me even more pain?”
“Mom, given that that man is a robber and a killer,” Tuyet said. “But am I not a robber and a
killer myself?
I paid four hundred dollars for a watch that was worth eighteen thousand dollars. I charged an
interest rate of sixty percent on a five-hundred-dollar loan to Aunt Nhan who was in dire conditions at
the time. Wasn’t that robbery? If there is a difference between what that man did and what I did, it is
that he is stupid and he has to use guns and knives. I’m smart and I use my intelligence. But the end
results are the same.
And you said that man was a killer; but am I not a killer myself? The fetus is a human being and
abortion is murder. If I had not had an abortion at that time, my child would be ten by now. But I killed
it.
That man hated Asians for taking jobs away from Americans. What reasons do I have for killing
my child?
That man killed an innocent five-year-old child. But, Mom, is there any child more innocent
than the one still in the mother’s womb, who has not caused any aggravation to anyone, not even a cry
for food? Yet, I killed it. Do not I deserve a punishment a hundred thousand times as severe as the one
to be meted out to that man?”
Mrs. Le stooped down, put her arms around Tuyet, and burst out crying. She remembered she
had held her daughter in her arms and cried like this once before when she learned that Tuyet had
become pregnant. The difference, if any, was that she was feeling a deep remorse and repentance that
she had not felt before.
There was the sound of Mr. Le’s car entering the garage. Mrs. Le stood up, wiped off the tears
on her cheeks and went into the kitchen.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
148
During dinner, the family did not talk much. Quang told some funny episodes at the office,
trying in vain to change an atmosphere that was dominated by Tuyet’s gloominess. Anyway, Mrs. Le
felt comfortable, noticing that Tuyet did not say anything to Quang and Mr. Le about her intention of
not appearing in court the next day.
Mrs. Le felt even better the next morning when she saw that Tuyet got up early, and got ready to
go to court.
Tuyet did not pay any attention to the presentation by the defense attorney. Her head rested on
Quang’s shoulders, she dozed off most of the time, snoring noisily at some points, causing Quang to
shake her gently to wake her up.
Two days went by just like that. The boredom and tiredness could be seen on her face.
The prosecution’s turn did not come until the third day. The Assistant District Attorney
presented all the aggravating circumstances to ask the jury to give Glen the death sentence. Then he
stated:
“The state calls Mrs. Tuyet Le Hoang to the witness stand.”
All eyes turned toward the woman whose dejected and pitiful figure had become familiar to the
whole city, the woman who had been nicknamed The Most Miserable Mother by the press.
Tuyet stood up and deliberately walked toward the front of the courtroom. A renewed dignity
and confidence radiated from her person with each step. All was quiet. The audience seemed to be
waiting for something extremely important to happen.
Tuyet took the witness stand.
The Assistant District Attorney asked:
“Mrs. Tuyet Le Hoang, would you please tell the court your thoughts and feelings about this
crime.”
Her eyes wide open, she looked straightforward and began to speak with a clear and steady
voice.
“As the victim’s mother,” Tuyet said. “I am asking that the court take into account this man’s
youth and stupidity and grant him leniency.”
Then her face turned toward the ceiling, her eyes swelled with tears, and her voice choked with
emotions, she made another plea that no one understood, with the exception of Mrs. Le.
“Please forgive me, my child. I was young. I was stupid,” Tuyet said.
A moment of silence went by and then Tuyet’s voice was heard again, gentle and pleading as a
prayer.
“Forgive me, God.” ■

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Avec le retour du printemps *
Lê M¶ng Nguyên
Mon âme se fait l’écho du rythme modérément lent
De la profonde tristesse envahissant le ciel d’Occident
Lorsque le vent d’hiver dans les ruelles flétrit
Annonçant les adieux des amants bientôt désunis
Quiconque, là-bas, s’apprêtera à recevoir
Encore un nouveau printemps affadissant et sans espoir ?
Loin de ma famille, des années et des mois s’étirant
Je me remémore sans cesse les beaux jours d’antan
Pays de mon enfance, ô pays bien-aimé !
Pays de bambous, de vallons et de forêts
De la campagne et des rizières parfumées
Du matin calme et dans la solitude peuplée!
Qu’est-il devenu aujourd’hui ce paradis sur terre
Après les ravages de tant et tant de guerres
Durant lesquelles bombes défoliantes et à fragmentation
Ont été lâchées sans cesse sur la douloureuse nation ?
Rentre-tu un jour dans mon village de Phu-Xuân ?
Près de Hué après les très fortes inondations
Dues à la déforestation et au climat de la région
À la folie des hommes et aux caprices du temps.
Tu ne reverras pas la verte campagne environnante
Des feuilles mortes en automne et le feuillage des banians
À l’ombre duquel j’aimais en été m’asseoir en rêvant
Et respirais la vie et le bonheur du moment.
Si jamais tu passais par-là, dans ma ville martyre
149
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Tu ne saurais redécouvrir le Pont du Souvenir
Qui s’est brisé et s’est reconstruit apparemment
Comme notre amour rompu et restauré à présent !
Car une idylle tel le viaduc une fois cassé
Même recollé ne sera plus jamais comme avant
Pour la planète Terre et pour l’entière Humanité
Nous avons perdu notre virginité en toute innocence. ■
Paris, mars 2010
Lê M¶ng Nguyên
Membre de l’Académie des Sciences d’Outre-Mer (France)
* Poème choisi pour représenter le VietNam dans l’Anthologie de Poèmes de l’Unesco pour
la Défense de l’Ecosystème Planétaire (à paraître aux Editions L’Harmattan).
V§i Mùa Xuân Trª Låi...
Lê M¶ng Nguyên
HÒn l¡ng dÜ âm m¶t nhÎp sÀu
Khi buÒn dâng ngÆp cä tr©i Âu
Khi gió Çông tàn trong ngõ hËp
Âm thÀm hai ÇÙa rë chia nhau.
Ai Çón næm qua mÃy dåo rÒi
Xuân vŠ låt lëo, nh§ không nguôi ?
Xa nhà tháng v§i næm d¢ng d¥c
K› niŒm ngày xÜa m¶ng tܪng hoài.
Quê hÜÖng thÖ Ãu cûa ta Öi !
Hàng tre xanh ng¡t uÓn quanh ÇÒi
ñÒng quê thæm th£m mùa hoa nª
Lúa chín thÖm nÒng trong gió mai.
Nay Thiên ñÜ©ng Ãy còn Çâu n»a ?
Sau chi‰n tranh tàn phá nܧc non
Bi‰t bao bom Çån gieo tang tóc
Làng måc Çau buÒn kh° chÙa chan !
Em có vŠ thæm làng Phú Xuân ?
Sau cÖn bão løt Hu‰ Çiêu tàn
150
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
RØng xÜa im mát không còn n»a
Vì n‡i Çiên cuÒng cûa th‰ gian.
Em không còn thÃy ÇÒng man mác
ChÌ còn lá úa dܧi cây Ça
Mà anh ngày trܧc ngÒi núp bóng
Trong hånh phúc gi© phút thoáng qua.
N‰u em có trª låi kinh thành
CÀu xÜa K› NiŒm nh»ng ngày xanh
ñã gãy nhÜ tình ai tan v«
Nay bÒi Ç¡p låi quá mong manh !
ThÜÖng yêu tÜÖng t¿ cÀu ÇÙt Çoån
Gián låi Çâu còn nhÜ Ü§c mÖ
Theo hành tinh ñÃt và nhân loåi
Ta Çã mÃt hÒn trinh ti‰t xÜa. ■
Paris, mars 2010
Lê M¶ng Nguyên
M¶t Hoa HÒng Cho Tháng Giêng
Dã Thäo
Tình không nói nhưng chứa chan hy vọng
Tình ươm đầy những mộng ước vu vơ
Tháng Giêng đến trong ánh nắng hoang sơ
Cho tan biến tim giá băng tuyết trắng
Một cánh hồng gửi chúc Em may mắn
Dỗ dành chi sao xoá nỗi đêm dài ?
Để nụ cười mãi khắc khoải bi ai
Trăm năm sau vẫn muôn lần lỗi hẹn
Viết cho lắm bao giòng thơ e thẹn
Dệt thật nhiều lời gửi gấm qua tai
Thơ là Thơ giọt sương sớm ban mai
Mong manh quá, khéo tim Em động vỡ
Người tình chung đã mòn dài hơi thở
Sóng trùng trùng xoáy lở cánh hồng tâm
151
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Thuở đất trời nổi phong thủy giận căm
Đời thưa mộng thương nhớ kia huyển ảo
Đã hôn hoàng hồn Em hoài khờ khạo
Ngỡ như thời tóc bím thắt ngang vai
Đỉnh xuân nồng ôm rộng cả vòng tay
Chiều Paris đông chừng còn rét mướt
Nói năng chi tình ta thêm nặng bước
Hãy ru đầy bằng tiếng nhạc trầm luân
Nhỡ mai kia dẫu cất gót phong trần
Tình mãi hẹn nhưng tình đừng đến nhé
Bài thơ nầy vét cạn lòng thỏ thẻ
Yêu thi nhân tình sáng nắng mưa chiều
Cuộc đời nầy đã được mấy lần Yêu
THƠ là Em giòng thanh xuân bất tử. ■
(Rất ưu ái gửi tặng người bạn thơ đã mỗi độ tháng giêng không quên gửi cho tôi một cánh hồng tâm
tưởng) –
Dã-Thảo 15/01/2010
Nø CÜ©i Cho Tháng Giêng
Dã Thäo
Tình nồng gửi gấm cho em
Tháng giêng răng khểnh ai thèm cười cho
Lệ mừng em mãi đắn đo
Tủi hờn vương vấn âu lo cũng thừa
Đợi nhau bao kiếp cho vừa
Hoa hồng đền đáp hãy chừa lai sinh
Nụ cười đưa tiễn bình minh
Tình chung trăm nỗi lặng thinh không lời
« Còn nhau » không đón chẳng mời
Nửa giòng hẹn ước cũng thời in sâu
Tình nồng ấp ủ đêm thâu
Trăm năm đã hẹn qua cầu nắm tay. ■
152
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
153
(Để cảm kích người đã như mọi năm tặng cho tôi một đóa hồng tháng giêng và bài thơ « XIN MỘT
NỤ CƯỜI » - Dã Thảo 15/01/2010)
Printemps
Poem by Dr. Jacques NguyÍn Hi‰u Liêm
Introduced by Thomas D. Le
Few can stay calm when nature springs back to life after the long bleak winter cold that breeds
melancholy and glum. Buds appear and leaves begin to clothe the naked branches with an explosion of
luxuriant green. It is hard when the departure of winter heralds the return of nature in its splendor and
glory to ignore the excitement and joy building all around, inviting everyone to be outgoing.
Liem seems to be reserved, a bit subdued and dreamy. Instead of getting out among blooming
garden plants to hear the birds, he sits by his window, dreaming and writing poems, even dozing off.
His heart brims with all kinds of confused feelings that he does not care to sort out. In his solitary
retreat of sorts, he tries to console himself by exhorting his heart to join in the celebration of nature's
rebirth.
It is a cry of joy and an exhortation to seize the charm of spring before it too fades away.
Printemps
Assis sur le bleu rebord de ma fenêtre
Souriant aux rayons du soleil qui pénètre,
Je sommeille et je rêve, je pense, j'écris des vers,
Le coeur sous l'emprise de sentiments divers,
Devant la beauté infinie de la nature
Qui s'éveille et sourit aux êtres, aux créatures,
Les bourgeons éclatant, les feuillages naissant,
La nature entière après l'hiver renaissant.
Chante ta joie, crie, hurle, tressaille d'allégresse
Oh ! Mon Coeur ! Réjouis-toi donc devant les promesses
De la nature en fleurs ! Aime, pendant qu'il est temps
Le charme éblouissant, la caresse du Printemps ! ■
Jacques Nguyen Hieu Liem
St-André-Les-Vergers, France, 26 mars 2002
Xuân
Spring
Ngồi bên bờ cửa sồ sơn xanh mát
Tôi mỉm cười đón ánh nắng ban sơ
I sat by my blue window this morning,
To smile at yonder sun's all-piercing rays,
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
154
Mừng xuân đem tìm hứng viết vần thơ
Tim thắm đượm hồn xuân nghe phơi phới.
Sleeping, dreaming, thinking, versifying,
My heart filled with all feelings of the days.
Trước cảnh đe.p thiên nhiên vừa đồi mới
Tỉnh giấc nồng vũ tru. đón xuân sang
Hoa lá non đua nở mạch tràn dâng
Ðông vừa dứt bầu trời bừng sồng dậy. Nào hãy
múa, hát ca đầy hoan hỉ
Trái tim nầy hãy hưởng trọn lời nguyền
Hãy yêu đi thời hoa nở thiên nhiên
Tình xuân mới đẹp nồng nàn mơn trớn. ■
Before the world's beauty vast and alive
That wakes up and smiles at the earth's rebirth
Buds that come forth and leaves that spring to life
With winter gone nature explodes with mirth.
Traduit par Lý Lãng Nhân
29 Août 2002
Translated by Thomas D. Le
17 August 2002
Sing and shout with joy, and jump with happiness.
O heart! Adore the blissful loving arm
Of blooming nature. Love, now never less,
Enjoy the spring's caress and dazzling charm. ■
Botticelli. Primavera
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
155
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
MERCI BEAUCOUP ! EN VOUS ASSURANT, CHER AMI THOMAS LE,
de mon très fidèle et amical souvenir,
Le Mong Nguyen (Paris, 26 mars 2010)
156
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
157
The Children
By John Morrisson
He was almost ready to go when I found him. He was, to be exact, engaged in putting the final
lashings on to his big truck. Blackened and blistered, and loaded up with all his own possessions, it was
backed right up to a dry old verandah littered with dead leaves and odds and ends of rubbish. He turned
to me as I got near, his bloodshot eyes squinting at me with a frank hostility.
“Another newshawk.”
“The Weekly, Mr. Allen.”
His expression softened a little. “I have got nothing against Weekly.”
“We thought there might be something more to it,” I said gently. “We know the dailies never tell
a straight story.”
“They did this time,” he replied “I am not making excuses.”
With the dexterity of a man who did it every day, he tied a loop, ran the end of the rope through
a ring under the decking, up through the eyes of the knot, and back to the ring.
“I’ve got something to answer for all right,” he said with tight lips. “But nobody need worry, I’ll
pay! I’ll pay for it all the rest of my life. I’m that way now I can’t bear the sight of my own kids.”
I kept silent for a moment. “We understand that Mr. Allen. We just thought there might be
something that hasn’t come out yet.”
“No, I wouldn’t say that there’s anything that hasn’t come out. It’s just that --- well, people don’t
think enough, they don’t think, that’s all.”
He was facing me now, and looking very much, in his immobility, a part of the great background
of desolation. The marks of fire were all over him. Charred boots, burned patches on his clothes, singed
eyebrows, blistered face and hands, little crusts all over his hat where sparks had fallen. Over his
shoulders the sun was just rising between Hunter and Mabooda Hills, a monstrous ball of copper,
glowing and fading behind the waves of smoke still drifting up from the valley. Fifty yards away the
dusty track marked the western limit of destruction. The ground on this side of it was the first brown
earth I had seen since leaving Burt’s Creek; Allen’s house was the first survivor after a tragic
possession of a stark chimney-stacks and overturned water-tanks.
“It must have been hell!” I said.
“That?” He made a gesture of indifference. “That’s nothing. It’ll come good again. It’s the
children.”
“I know.”
The door of the house opened. I saw a woman with children at her skirts. She jumped as she
caught sight of me, and in an instant the door banged, leaving me with an impression of whirling skirts
and large frightened eyes.
“The wife is worse than me,” said Allen, “she can’t face anybody.”
He was looking away from me now, frowning and withdrawn, in the way of a man living
something all over again, something he can’t leave alone. I could think of nothing to say which
wouldn’t sound offensively platitudinous. It was the most unhappy assignment I had ever been given. I
couldn’t get out of my mind the hatred in the faces of some men down on the main road when I’d asked
to be directed to the Allen home.
I took out my cigarettes, and was pleased when he accepted one. A man won’t do that if he has
decided not to talk to you.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
158
“How did it come to be you?” I asked. ”Did Vince order you to go, or did you volunteer?”
Vince was the foreman ranger in that part of the Dandenongs.
“I didn’t ask him, if that’s what you mean. I don’t work for the Commission. The trucking’s my
living. I’m a carrier. But everybody’s is on the fire, and Vince is in charge.”
“Vince picked you….”
“He picked me because I had the truck with me. I’d been down to the valley to bring up more
men, and it was parked in the open.
“Then it isn’t true…”
“That I looked for the job because of my own kids? No! That’s a damn lie. I didn’t even have
cause to be worried about my own kids just then. I’m not trying to get out ot it, but there’s plenty of
blame besides me : the Forestry Commission, The Education Department, and everybody in Burt’s
Creek and Yileena if it come to that. Those children should never have been there to begin with. They
should have been sent down to the valley on Friday or kept in their home. The fire was on this side of
the Government land right up to noon.”
He wheeled, pointing towards the distant top of Wanga Hill. Through the drifting haze of smoke
we could make out the little heap of ruins closely ringed by black and naked spars that had been trees.
Here and there along the very crest, where the road ran, the sun glinted now and then on the
windscreens of standing cars, morbid sightseers from the city.
“Just look at it!” he said vehemently. “Timber right up to the fence-lines! A school in a half-acre
paddock – in country like this!”
His arm fell. “But what’s the use of talking? I was told to go and get the kids out, and I didn’t do
it. I got my own. Nothing else matters now.”
“You thought there were time to pick up your own children first, and then go to the school, Mr.
Allen?”
“That’s about the size of it,” he answered gloomily.
I’d felt all along that he did want to talk to somebody about it. It came now with a rush.
“Nut it out for yourself,” he appealed. “What your paper says isn’t going to make anybody think
any different now. But I’ll tell you this : there isn’t another bloke in the world would have done
anything else. I should be shot – I wish to God they would shoot me! But I’m still no worse than
anybody else. I was the one it happened to, that’s all. Them people who lost kids have got a perfect
right to hate my guts. Supposing it had been you…. what would you have done?’
I just looked at him.
“You know, don’t you? In your own heart you know?”
“Yes, I know.”
“The way it worked out you’d think somebody had laid a trap for me. Vince had got word that
the fire had jumped the main road and was up the far side of Wanga. And he told me to take the truck
and make sure the kids would get away from the school. All right – now follow me. I get started. I
came along the low road there. I got the idea right away that I’d pick up my own wife and kids
afterwards. But when I reached that bit of open country near Hagen’s Bridge where you could see
Wanga, I looked up. And, so help me God! There’s smoke. Now that could mean only one thing, that
the Burt’s Creek leg of the fire had jumped the Government land and was heading this way.
Think that one over. I could see the very roof of my house. And there’s smoke showing at the
back of it. I knew there’re scrubs right up to the fences and I’ve got a wife and kids there. The other
way there’re twenty kids, but there’s no smoke showing yet. And the wind’s in the north-east. And I’s
in a good truck. And there’s a fair tract right through from my place to the school. What would you
expect me to do?”
He could see the answer on my face.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
159
“There was the choice” he said with dignified finality. “One way my own two kids. The other
way, twenty kids that weren’t mine. That’s how everybody saw it, just as simple as that.”
“When did you first realise you were too late for the school?”
“As soon as I pulled up here. My wife had seen me coming and was outside with the kids and a
couple of bundles. She ran up to the track as I stopped, shouting and pointing behind me.” He closed
his eyes and shivered. “When I put my head out at the side and looked back I couldn’t see the school. A
bloke just above the creek had a lot of fern and blackberry cuts, already for burning-off. The fire had
got into that and was right across the bottom of Wanga in the time it took me to get to my place from
the road. The school never had a hope. Some of the kids got up as far as the road, but it’s not very wide
and there was heavy fern right out to the road.”
I waited, while he closed his eyes and shook his head slowly from side to side.
“I’d have gone through, though, just the same, if it hadn’t been for the wife, She’ll tell you. We
had a fight down there where the tracks branch. I had the truck flat out and headed for Wanga. I knew
what it meant, but I’d have done it. I got it into my head there was nothing else to do but cremate the
lot, truck and everything in it. But the wife grabbed the wheel. It’s a wonder we didn’t leave the road.”
“You turned back…”
“Yes, damn my soul! I turned back. There was fire everywhere. Look at the truck. The road was
alight both sides all the way back to Hagen’s. Just the same, it would have been better if we’d gone
on.”
That, I felt, was the simple truth. I had an impulse though to ask him what happened when he
reached Burt’s Creek, but restrained myself. His shame was painful to witness.
A minute or two later I said goodbye. He was reluctant to take my hand.
“I kept trying to tell myself somebody else might have got the kids out,” he whispered. “But
nobody did. Word had got around somehow that the school had been evacuated. Only the teacher – they
found her with a bunch of them half a mile down the road. And to top it all off my own place got
missed! That bit of cultivation down there – you wouldn’t read about it, would you?”
No, you wouldn’t read about it.
In the afternoon, at the valley, standing near the ruins of the hotel, I saw him passing. A big firescarred truck rolling slowly down the debris-littered road. Behind the dirty windscreen one could just
discern the hunted faces of a man and a woman. Two children peeped out of a torn side-curtain. Here
and there people searching the ashes of their home stood upright and watched with hard and bitter
faces. ■

LÛ TrÈ NhÕ
Minh Thu chuy‹n ng»
Lời giới thiệu tác giả :Nhà văn John Morrisson được nhiều nhà phê bình coi như văn sĩ Úc viết truyện
ngắn và truyện tả thực hay nhất. Ông đã đến Úc từ hồi còn niên thiếu. Ra đời năm 1904 tại
Sunderland, ở Anh quốc, ông đã giữ chúc phụ tá tại viện bảo tàng trong hai năm, trước khi di cư sang
Úc vào năm 1923. Sau đó ông đã làm nhiều công việc lao động tại các trại chăn nuôi mục súc, các nông
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
160
trại, phu bến tầu ở Melbourne và cũng theo nghề làm vườn. Dù John Morrisson khởi nghiệp viết văn từ
năm mười lăm tuổi, thì chỉ mãi đến khi ông ngoài ba mươi, truyện của ông mới bắt đầu xuất bản. Kể từ
đó, những truyện ông viết thường xuất hiện trên nhiều tuần báo văn học và tuyển tập, và đã được dịch
ra mười ngôn ngữ. Ông đã viết hai truyện dài Thành phố trườn mình (The Creeping City) vào năm
1949 và cuốn Bến đậu (Port of Call) vào năm 1950 cùng ba tuyển tập truyện ngắn Thủy thủ thuộc về
tầu (Sailors Belong to Ships) năm 1947; Chuyến hàng đen (Black Cargo) năm 1955, và Hai mươi ba
(Twenty-three) năm 1962. Ông đã được trao tặng giải của Quỹ Văn Chương Liên Bang Úc.
ooo
Khi tôi tìm tới hắn thì hắn hầu như sắp sửa lên đường. Nói đúng ra thì hắn đang quăng những lằn giây
cuối cùng để cột lô đồ đạc chồng chất trên chiếc xe vận tải lớn của hắn. Với lớp sơn bị cháy đen róc
rộp, chiếc xe chở đầy ắp mọi vật tư hữu của hắn và được đậu lùi vào một hàng hiên cũ, đất cứng trải
đầy lá vàng cùng những của thừa của thải. Hắn quay lại phía tôi khi tôi tới gần, đôi mắt hắn đỏ ngầu
liếc nhìn tôi với vẻ thù hằn rõ rệt.
“Lại thêm một tay săn tin nữa hẳn!”
“Tôi thuộc tờ tuần báo, ông Allen ạ.”
Thái độ của hắn dịu xuống khi hắn “À, tôi không có gì chống đối tờ tuần báo hết.”
“Chúng tôi cho là rất có thể còn có khía cạnh khác của câu chuyện, ông à.” Tôi nhẹ nhàng nói.
“Chúng tôi biết là các tờ nhật báo không bao giờ nói thật một chuyện nào”
“Lần này thì họ nói thật đấy.” Hắn trả lời. “Tôi không đổ lỗi cho ai hết.”
Với bàn tay khéo léo của một người quen làm công việc đó mỗi ngày, hắn buộc một nút giây rồi
kéo đầu giây cho luồn qua một chiếc vòng móc phía dưới thân xe rồi đút qua một nút buộc và luồn trở
lại chiếc vòng móc.
“Ờ thì đúng là tôi có điều cần nói ra. “ Hắn nói với cặp môi mím chặt. “Nhưng không ai phải lo
ngại gì đâu, tôi sẽ phải đền tội mà! Tôi sẽ phải đền tội suốt đời tôi. Bây giờ tôi như thế đó ông, tôi
không thể nào sống mà chịu đựng nổi việc phải nhìn chính những đứa con của tôi.”
Tôi giữ im lặng một lát rồi nói :
“Chúng tôi hiểu mà, ông Allen, chúng tôi cho rằng phải có lý do gì đó mà chưa được nói ra đấy
thôi.”
“Không, tôi không nói là còn có lý do chưa được nói ra. Có điều là người ta đó, ông biết không,
người ta không chịu nghĩ cho chín chắn, thế thôi.”
Bây giờ thì hắn đứng trước mặt tôi và sự bất động của hắn làm cho hắn thật đúng là một phần
của cái khung cảnh tiêu điều thê lương vĩ đại này. Những dấu tích của lửa cháy thì đầy trên áo quần
hắn. Đôi ủng cháy, những vết lỗ chỗ vì tàn lửa đốt trên quần áo hắn, lông mày trụi, những vết phỏng
rộp trên mặt và tay hắn, và những vẩy tàn nhỏ còn đầy trên mũ hắn. Phía trên vai hắn mặt trời vừa ló
giữa hai ngọn núi Hunter và Mabooda như một trái cầu quái dị mầu đồng, khi sáng, lúc nhạt sau những
lớp khói còn đang bay tỏa từ thung lũng lên. Cách đó chừng bốn mươi thước là con đường đất bụi bậm
đánh dấu giới hạn của sự tàn phá ở phía tây. Mặt đất ở phía này là khoảng đất nâu đầu tiên tôi nhìn thấy
kể từ lúc tôi rời khỏi rạch ông Burt; nhà của ông Allen là căn thứ nhất thoát khỏi hỏa hoạn sau một dẫy
những căn nhà chỉ còn trơ có ống khói lò sưởi đứng sừng sững, và những bồn nước bằng tôn đổ ngả
nghiêng.
“Chắc phải khủng khiếp lắm!” Tôi nói.
“Ông nói chi?” Rồi hắn hững hờ khoát tay và nói tiếp “Cảnh này mà nghĩa lý gì. Mọi thứ rồi sẽ
sống lại. Chính lũ trẻ nhỏ mới đáng tội nghiệp.”
“Vâng, tôi biết.”
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
161
Chiếc cửa căn nhà được mở ra. Tôi trông thấy một người đàn bà với hai đứa trẻ đứng bám vào
váy bà. Bà ta giật mình khi nhìn thấy tôi và ngay tức thì chiếc cửa được đóng xập lại khiến cho tôi có
cảm tưởng vừa kịp thấy chiếc váy xoáy lượn đi cùng những cặp mắt mở to sợ hãi.
“Nhà tôi còn khổ hơn tôi nữa.” Ông ta nói. “Bà ta không thể ngó mặt ai được.”
Bây giờ thì hắn không còn nhìn tôi, mà ngó đi chỗ khác, chân mày nhíu lại và mặt buồn thảm y
như thể một người lại bị nhắc nhở về một chuyện gì đó, mà không sao quên nổi. Tôi không biết phải
nói sao với hắn lúc đó mà lại không tỏ ra có vẻ xúc phạm tầm thường. Đây là một công tác đáng ghét
nhất mà tôi phải làm. Tôi không thể nào không nghĩ tới vẻ thù hằn trên gương mặt của một vài người
trên con đường cái, khi tôi hỏi họ chỉ đường cho tôi tới nhà ông Allen.
Tôi lấy thuốc lá ra hút, và cảm thấy hài lòng khi hắn nhận lấy điếu thuốc tôi mời hắn. Như thế
tức là hắn chịu nói chuyện với tôi vì nếu không thì hắn đã không thèm nhận điếu thuốc.
“Sao ông lại mắc vào chuyện này vậy?” Tôi hỏi hắn. “Có phải là Vince bảo ông đi hay ông tự
nguyện đi?” Vince là người xếp kiểm lâm khu vực này của cánh rừng trên rặng núi Dandenongs.
“Tôi không có xin phép ông ta như ông định nói đâu vì tôi không làm việc cho hội đồng nông
lâm. Chiếc xe vận tải này là kế sinh nhai của tôi. Tôi là người chở mướn. Nhưng lúc đó thì ai cũng lăn
xả vào chữa lửa thôi, và Vince là người hướng dẫn cuộc cứu hỏa đó.”
“À, thế ra là Vince đã chọn ông vào việc đó..”
“Ông ta chọn tôi vì tôi có chiếc xe vận tải này đây. Tôi vừa lái xuống dưới khe núi để chở thêm
người lên, và chiếc xe đang đậu ở một khoảng trống.”
“Vậy ra chuyện mọi người nói không đúng sự thực…”
“À họ bảo rằng tôi đã muốn nhận lấy việc đó vì các con tôi chứ gì? Không phải thế đâu ông. Đó
hoàn toàn là chuyện láo khoét. Khi đó tôi đã không có cả tới lý do để mà phải lo lắng cho chính các con
tôi nữa cơ. Tôi không muốn chạy tội đâu, nhưng ngoài tôi ra còn nhiều người cũng đáng trách lắm : hội
đồng nông lâm này, nha giáo dục này, và tất cả mọi người ở rạch ông Burt và cả ở quận Yileena nữa, đó
là nếu muốn hạch tội mọi người. Trước hết thì nhẽ ra không bao giờ nên để lũ trẻ nhỏ ở đó. Đáng nhẽ
lũ trẻ nhỏ phải được gửi xuống khe núi vào hôm thứ sáu và rồi được giữ ở nhà thay vì đến trường. Lửa
đã cháy ở cạnh phía này của vùng đất của chính phủ cho tới giữa trưa cơ mà.”
Hắn xoay người lại chỉ tay tới hướng ngọn núi Wanga ở phía xa. Qua làn khói đang bay tản,
chúng tôi có thể nhìn thấy những đống tàn rụi nhỏ, được những thân cây đứng thẳng bị lửa đốt đen trụi,
chặt chẽ bao quanh. Rải rác dọc theo chính đỉnh núi, nơi con đường cái trải dài, ánh mặt trời thỉnh
thoảng chiếu sáng lóe trên kiếng gió các xe hơi đang đậu của những dân thành phố bệnh hoạn tới ngắm
cảnh tàn lụn sau trận cháy rừng.
“Ông hãy nhìn coi,” hắn hăng say nói “cây lớn mọc ngay sát các bờ rào! Trường học gì mà lại
được xây ở một nơi như thế trên cánh đồng rộng nửa mẫu cơ chứ?”
Hắn buông thõng cánh tay xuống và nói :
“Nhưng có nói thì cũng chẳng ích gì. Người ta bảo tôi đi chở lũ trẻ nhỏ ra và tôi đã không làm
được như thế mà tôi lại chở các con tôi ra. Bây giờ thì còn có gì đáng nói nữa đâu.”
“Nhưng thưa ông, có phải ông đã nghĩ là ông có đủ thời giờ tới đón các con ông trước rồi tới
trường học sau không?”
“Vâng, thì cũng gần như thế đó ông.” Hắn buồn thảm trả lời.
Tôi vẫn cứ nghĩ chắc hắn phải muốn có người để hắn thổ lộ về chuyện này, và bây giờ thì câu
chuyện từ miệng hắn tuôn trào ra.
“Câu chuyện tôi nói đây chỉ để ông nghe đó thôi.” Hắn thổ lộ.“Vì dù báo của ông có đăng thế
nào thì không ai tin bây giờ đâu. Nhưng tôi nói để ông biết là không ai trên đời này lại làm khác tôi
đâu. Đáng nhẽ tôi phải bị bắn, vâng, tôi ước gì người ta bắn tôi chết đi cho rồi! Nhưng thực ra tôi chẳng
tồi bại gì hơn ai khác đâu. Chuyện chẳng may xẩy ra cho tôi, thế thôi! Còn bọn họ, họ mất con cái thì
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
162
họ hoàn toàn có quyền thù ghét tôi, nhưng thử hỏi nếu chuyện xẩy ra với họ thì họ sẽ xử sự thế nào
nhỉ? Ờ, thử hỏi chuyện đó xẩy đến cho ông, thì ông sẽ hành động ra sao?”
Tôi cứ đứng trơ ra nhìn hắn.
“Ông hiểu chứ, trong thâm tâm ông, ông phải biết thế chứ?”
“Vâng, tôi biết, ông Allen à.”
“Nghe sự việc xẩy ra thì ông tưởng là có kẻ nào đó đã cho tôi vào bẫy. Vince được tin là lửa đã
nhẩy qua đường cái và đang cháy tấp lên ven phía xa của ngọn Wanga, và ông ta bảo tôi lái xe đi chở lũ
nhỏ ra khỏi trường học. Chuyện người ta nói thì thế, nhưng bây giờ thì tôi kể ông nghe. Ờ thì tôi lái xe
đi, tôi chạy trên con đường thấp dưới kia. Khi đó tôi đã nghĩ ngay là tôi sẽ về đón vợ và các con sau đó.
Nhưng khi tôi tới chỗ đồng trống gần cầu Hagen là nơi có thể nhìn thấy ngọn Wanga thì khi đó có trời
biết cho là tôi chỉ nhìn thấy khói thôi. Như thế nghĩa là lửa cháy ở rạch ông Burt đã nhẩy qua đường
sang hướng này. Khi nghĩ như thế thì tôi nhìn thấy mái của chính căn nhà tôi, và đằng sau nhà khói
đang tỏa ra. Tôi biết là có những bụi cây mọc dài dài sát hàng rào nhà tôi, và vợ con tôi đang ở trong
đó. Ở cuối đường kia là hai mưoi đứa trẻ tại trường học, nhưng nơi đó chưa có khói lên, và gió lại thổi
về hướng đông bắc, mà xe của tôi lại chạy tốt, và con đường từ nhà tôi tới trường lại khá tốt. Vậy ông
thử nghĩ xem là tôi phải làm gì khi đó chứ?”
Hắn có thể nhìn thấy câu trả lời ngay trên mặt tôi.
“Ờ thì tôi có sự lựa chọn” hắn nói với một vẻ chững chạc chắc nịch. “Một phía là hai đứa con
tôi. Phía kia là hai mươi đứa nhỏ không phải là con tôi. Đó là theo mọi người nghĩ, và họ chỉ nghĩ giản
dị thế thôi.”
“Thế khi nào thì ông nhận định ra là muốn đến trường học thì đã quá muộn?”
“Ngay khi tôi về tới nhà tôi đây. Vợ tôi trông thấy tôi về tới và bà ta ra đứng ngoài cổng với hai
đứa con và mấy bọc đồ. Nhà tôi chạy ra đường, tới chỗ xe tôi đậu, rồi ngưng lại và la hoảng, tay chỉ về
phía sau lưng tôi.” Hắn nhắm mắt lại và rùng mình. “Khi tôi ngó đầu ra khỏi xe và ngoảnh lại nhìn thì
tôi không thể trông thấy trường học đâu nữa. Cái ông có nhà ngay phía trên rạch ông Burt vừa cắt
những bụi cây dại và lá đuôi chồn, và đánh thành đống để sắp đốt. Lửa đã bén tới đó và cháy qua phía
chân ngọn Wanga trong lúc tôi đang trên đường lái xe về nhà. Trường học không có hy vọng nào thoát
nạn ông ạ. Một vài đứa nhỏ đã chạy ra được tới đường cái, nhưng đường cái lại hẹp, và lá đuôi chồn thì
mọc ra tới tận đường.”
Tôi chờ đợi trong khi hắn nhắm mắt lại và nhè nhẹ lắc đầu :“Nếu không vì vợ tôi thì tôi đã quay
xe lại và xông qua đám lửa đến với lũ trẻ. Nhà tôi sẽ kể cho ông nghe. Chúng tôi đã giằng co dưới kia,
nơi có đường rẽ đó. Tôi phóng thật nhanh hướng tới ngọn Wanga. Tôi biết chuyện gì sẽ xẩy ra nhưng
tôi vẫn cứ làm. Tôi biết rằng chúng tôi sẽ bị lửa thiêu rụi, chiếc xe và mọi thứ trong đó. Nhưng vợ tôi
nắm lấy tay bánh. Tôi không hiểu sao chiếc xe đã không nhào xuống ruộng.”
“Thế ông quay lại …”
“Vâng, thật đáng đời tôi! Tôi quay xe lại. Chỗ nào cũng toàn lửa đỏ. Ông cứ nhìn chiếc xe thì
biết. Hai bên đường lửa cháy dài cho tới tận Hagen. Tuy nhiên, nhẽ ra chúng tôi cứ tiếp tục đi tới thì
hay hơn…”
Tôi cảm thấy đó giản dị là sự thực. Tôi cảm thấy bị thúc đẩy muốn hỏi hắn xem chuyện gì đã
xẩy ra khi hắn đến rạch ông Burt, nhưng tôi đã tự kìm lại được. Phải chứng kiến sự tủi hổ của hắn quả
là điều đau lòng.
Chừng hai phút sau đó tôi chào hắn, và hắn miễn cưỡng giơ tay ra bắt tay tôi.
“Tôi cứ tự nhủ lòng rằng có ai đó đã đến đem được lũ trẻ ra rồi!” Hắn thì thào nói với tôi.
“Nhưng không có ai tới đem chúng đi. Có tin loan ra là trường học đã được tản cư rồi. Nhưng ở đó chỉ
có một cô giáo, và người ta tìm thấy cô chết cùng một đám trẻ trên con đường cái cách trường nửa
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
163
dậm.Và khổ nhất cho tôi là căn nhà của tôi lại không bị cháy. Đó là vì có khoảng trồng rau chỗ kia,
nhưng ông đâu có thấy báo họ đăng điều đó, phải không ông?”
Đúng như vậy, không ai đã đọc được điều đó trên báo.
Vào lúc xế trưa, tại thung lũng, tôi thấy hắn lái xe ngang qua khi tôi đứng gần đống tàn lụn của
khách sạn. Chiếc xe vận tải lớn, loang lổ vết lửa cháy. chạy chầm chậm xuôi con đường đầy những
mảnh vỡ vụn. Đằng sau kính chắn gió dơ bẩn, người ta có thể vừa đủ nhận ra hai gương mặt của người
đàn ông và người đàn bà bị săn đuổi. Sau chiếc màn che rách nát, cạnh cửa sổ xe, hai đứa trẻ ngơ ngác
ngó nhìn ra. Rải rác đây đó, những người đang lom khom, bới móc đống tàn lụi của nhà họ, chợt đứng
thẳng người lên và nhìn theo chiếc xe với những nét mặt rắn đanh, gay gắt. ■

Speak, Memory !
By Phåm Tr†ng LŒ
Nhớ lại vài đoạn trong cuốn sách học Anh văn đầu tiên L’anglais Vivant, classe de Sixième, édition
Bleue của Pierre và Madeleine Carpentier-Fialip, professeurs agrégés, do nhà Hachette xuất
bản. I stilll remember this little song and the two poems I used to read. Now I enjoy singing
this song or reading the poems with my grandchildren.—Phạm Trọng Lệ
This is the way we go to school
This is the way we go to school,
Go to school, go to school.
This is the way we go to school,
On a cold and frosty morning.
The Cow
The friendly cow all red and white.
I love with all my heart:
She gives me cream with all her might,
To eat with apple tart.
She wanders lowing here and there.
And yet she cannot stray,
And in the pleasant open air,
The pleasant light of day;
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
And blown by all the winds that pass
And wet with all the showers,
She walks among the meadows grass
And eats the meadow flowers.
--Robert Louis Stevenson
The Land of Story-Books
At evening when the lamp is lit,
Around the fire my parents sit;
They sit at home and talk and sing,
And do not play at anything.
Now, with my little gun, I crawl
All in the dark along the wall,
And follow round the forest track
Away behind the sofa back.
There, in the night, where none can spy,
And in my hunter’s camp I lie,
And play at books that I have read
Till it is time to go to bed.
These are the hills, these are the woods,
These are my starry solitudes;
And there the river by whose brink
The roaring lions come to drink.
I see the others far away
As if in firelit camp they lay,
And I, like to an Indian scout,
Around their party prowled about.
So, when my nurse comes in for me,
Home I return across the sea,
And go to bed with backward looks
At my dear Land of Story-Books. ■
--Robert Louis Stevenson
(Virginia 2/26/10--PTL)

164
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
165
Tí Tí Tì Noa
(ChuyŒn ti‰u lâm)
Do David Lš Lãng Nhân
Thế kỷ trước đây, ít người Việt biết nói rành tiếng Pháp nên những người làm bồi cho Tây phải thông
đạt hằng ngày với ông chủ bằng tiếng Pháp pha tiếng Việt – nửa nạc nửa mỡ, tiếng Tây Bồi.
Hồi đó có ông Tây này thich đi săn nên dẫn theo anh bồi để sai bảo và làm thông ngôn. Tới một
khu rừng vắng, hai thầy trò ngồi rình trong buội rậm. Anh Bồi chợt thấy một con cọp rằn lớn đi ngang
qua trong lúc ông Tây đang gác súng ngủ gà ngủ gật. Anh Bồi lắc mạnh ông chủ thức dậy và cắc nghĩa
việc gì đã xãy ra, bằng tiếng Tây Bồi như sau:
Mong sừ, mong sừ,
Tăng xong, tăng xong
Xanh bệt, xanh bệt,
Bố cu me săng
Bớp pa hoài bớp
Sen pa hoài sen
Tί tί tì jôn
Tí tί tì noa
Lũy măn-jer toa
Lũy măn-jer moa
Lũy pat xế la bà
(monsieur, monsieur)
(attention, attention)
(sale bête, sale bête)
(beaucoup méchant)
(boeuf, pas vrai boeuf)
(chien, pas vrai chien)
(petit, petit jaune)
(petit, petit noir)
(Lui, manger toi)
(Lui, manger moi)
(Lui, passer là-bas)
Ông Tây gật gù nói khẻ:
Oui, oui,
Moi compris
C’est le tigre!
(Hiểu rồi!)
(Nó là con cọp!)
Từ đó, trong dân gian được có thêm danh từ mới gọi con cop rằn bằng tiếng Tây Bồi là : Tί tί tì
noa.
Những mụ Họan Thư hay đánh ghen, những cô thư ký nghễnh ngãng hay đánh chồng
(overstrike), đánh lộn (typo error) cũng được gọi là Tí tí tì noa nốt! ■
Madison, AL, February 22, 2010.

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
166
Fables
Æsop (Sixth century B.C.)
The Cock and the Pearl
A COCK was once strutting up and down the farmyard among the hens when suddenly he espied
something shining amid the straw. “Ho! ho!” quoth he, “that’s for me,” and soon rooted it out from
beneath the straw. What did it turn out to be but a Pearl that by some chance had been lost in the yard?
“You may be a treasure,” quoth Master Cock, “to men that prize you, but for me I would rather have a
single barley-corn than a peck of pearls.”
“PRECIOUS THINGS ARE FOR THOSE THAT CAN PRIZE THEM.”
The Wolf and the Lamb
A Wolf came upon a Lamb straying from the flock, and felt some compunction about taking the life of
so helpless a creature without some plausible excuse; so he cast about for a grievance and said at last,
"Last year, sirrah, you grossly insulted me." "That is impossible, sir," bleated the Lamb, "for I wasn't
born then." "Well," retorted the Wolf, "you feed in my pastures." "That cannot be," replied the Lamb,
"for I have never yet tasted grass." "You drink from my spring, then," continued the Wolf. "Indeed, sir,"
said the poor Lamb, "I have never yet drunk anything but my mother's milk." "Well, anyhow," said the
Wolf, "I'm not going without my dinner": and he sprang upon the Lamb and devoured it without more
ado.
The Cat and The Birds
A Cat heard that the Birds in an aviary were ailing. So he got himself up as a doctor, and, taking with
him a set of the instruments proper to his profession, presented himself at the door, and inquired after
the health of the Birds. "We shall do very well," they replied, without letting him in, "when we've seen
the last of you."
A villain may disguise himself, but he will not deceive the wise.

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
167
An Unnatural Haven
By S. M. MacLean
To most of us floods are frightening, but to one man they were an answer to a prayer. They said he
was smiling when they found him, dead, lying under a tree, with the remains of his lunch neatly packed
away and his fishing gear stowed, as though in preparation for a long non-fishing holiday. The
devastating rain, the rain which had caused so much damage and so many losses, had made one old
man’s last day on earth complete – so content that he settled back, smiling to rest eternally.
It all started when Bob’s island was threatened.
The weekly heralded the news. “Grant Island for Development” it said, “Enthusiastic about the
financial viability of Grant Island, the company secretary of Dorco Holdings approached council with
future development plans.”
Old Bob grimly folded the newspaper with his strong brown fisherman’s hands, now shaking
with emotion.
* * *
Over seventy years ago, long before he started school, Bob accepted the island as his own – noone had told him it was his – he and his father had gone to and fro with no interference, and the only
man-made building on the island was a brick barbecue erected by his grandfather.
The island was as much a part of his life as his old weatherboard home on the mainland. The
gradual realisation that it was not his, but belonged to the state of New South Wales made no difference
whatsoever – Bob still fishes there undisturbed, although he now has nobody with whom to share his
catch.
Almost as soon as he could walk he had stood on the rocks with his father holding a handline –
his small chubby arms extended, contented to wait with his tall companion while the birds shrieked
overhead – a chance flapping silver fish reward enough.
Anchoring his boat firmly, Bob collected his bamboo basket and made for the shade of the trees,
his eyes glistening like two blue pebbles through the parchment of his dry old friendly face. Putting
aside the newspaper which held the unsettling news, he bunched another into balls, made an
arrangement in his grandfather’s barbecue with dry twigs and bending stiffly introduced a flaming
match. In no time at all the blue-grey smoke drifted skywards and the smell of Eucalyptus filled his
nostrils.
After his son and daughter departed with their own families, and after the death of his wife, Bob
returned again to the Robinson Crusoe-like existence of his boyhood. His obvious delight in the
nostalgic reunion had quietened the pleadings of his children to make his life with them.
He turned the fish, becoming impatient as hunger churned his stomach. That morning’s news
nagged at his awareness of the aching pains which were acting as reminders of old age. Nevertheless
his appetite was not diminished, and he attacked the crisping fish with relish and drained a can of beer.
Bob held out crusts for the feathered swoopers who waddle around greedily snatching. He leaned back
on the sun-warmed rocks, stretched out his cedar-coloured legs, and pondered the fate of his beloved
island.
It was only three miles in circumference and was in the middle of the river, uninhabited except
for various species of bird and insect.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
168
A small number of his old friends came to fish with unspoken agreement and left without
communication. In the evenings they met in a congenial brotherhood of very long standing. “Yes” they
reflected dolefully over their schooners of beer – “Yes, it is sure to come”… It seemed nothing could
stem the tide of progress. They had see the high rise flats spring up, and had sighed over the octopus
suburbian sprawl which incorporated throbbing boutiques and clamorous arcades, bringing with them
a new sound to which the old men’s ears were not attuned.
Only the island remained unchanged.
It was said that a new hotel/motel was to be built – a sophisticated citadel to house legalised
gambling rooms and night club entertainment to seduce the bored citizens in search of stimulation. A
bridge was to be built to facilitate quick transportation of the anticipated affluent commuters.
Bob thought he would die an unhappy man if this should happen. Strangely enough, he was not
afraid of dying. He had lived all his life among farms and fisheries and had a very high regard for
nature and her system of evolution. He firmly believed that the next time around would find him in the
same sort of surroundings. He accepted, with as much assurance as a scientific researcher, that pruning
takes place before replenishment.
He had led a good, free life. He had virtually master of all he surveyed. No discord came from
Bob’s principality – no disgruntled commoners ruffled his tranquility – no public appearance were
expected from him, therefore no journalists just led to gather his words of wisdom… a King without
responsibilities. He wouldn’t changed places with anyone. But he was tired - very tired… he could
have laid down now and slept in the sun for ever – if it hadn’t been for the investors’ plans for his
island.
Bob’s troubled thoughts drew comfort from his faith in nature’s resources in times of stress –
caves had sheltered him from storms – trees had provided fuel for his fires and the river had provided
him with a living more than sufficient for his simple needs; but today, reading of the developers’
projects Bob felt his faith wavering.
The paint was flaking from his old weatherboard home, and as large modern buildings sprang
up around it the ancient faded house seemed to sink into obscurity – Bob also, these last few hours.
Even in old age he had remained upright and proud, until now – it was as though the news had hit him
in the stomach, causing a caving in. He stooped, and his limbs seemed to have emulsified. That night
he awoke with an intense longing to dash over to the island and breathe its clean cool air before it
became contaminated. He slept badly.
It seemed his silent cry for help had been heard.
The next day it rained – it simply poured. Raging torrents filled the air with crashing thunder.
Every exposed crevice in the district spurted gushing water. Vision was blurred by the heavy cascades
that fell continuously – it streamed incessantly day and night
The sailing boats were taken out of the club house and the roof alone indicated its presence.
Farmers watched helplessly as their future profits literally drowned. A woman sat hypnotised by her
window watching in anguish as the panicky calves disappeared under the rising waves.
So many were cut off completely from human contact. Pacing over squelching carpets as they
listened to the town’s radio station sending out flood reports – the excited voice their only contact with
the submerged outside world. The civil defence with hastily enlisted new members produced sodden
heroes with a profoundly grateful following. Appeals for accommodation and clothing were quickly
met by people thankful for their own safety.
There hadn’t been a flood like this in living memory
Old Bob and his boat were among the rescuers. The rescued paused to comment that an old man
like that shouldn’t be out in weather like this, but were too dazed by events to protest strongly.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
169
The river was almost double its usual size, higher and wider and racing along furiously with
twice its usual momentum – hurtling branches scooping along debris over its muddy surface.
Bob didn’t feel the wet clothes as they clung heavily to him – or the deluge that soaked his tired
old body – he had seen the trees of the island – the tops only, sagging out from the opaque river. His
face crinked in suppressed elation as he helped his passengers ashore. “So much for their plans now” he
thought. Now they would never build their tawdry monstrosity.
Weeks after, when the farmers had counted their losses and filled in compensation forms, when
the evacuees had returned to their dark smelling homes and dried or discarded carpets and swept away
the mud – when the local radio station had become once more a mild distraction and the civil defence
heroes fathers and sons again, when the river returned to friendly normality and winds had blown away
clinging weeds from fences, Bob returned to the island.
It had never looked more beautiful. Even the trunks of the trees looked newly-washed. The now
subdued river lapped submissively over the land – its fury spent. The birds sang loud and clear as
though in welcome to Bob after his absence. From a brilliant cloudless blue backwash the sun glowed
warmly and soothing.
Bob lit his fire, ate his dinner, satisfied his thirst, folded his blue-veined hands on his
comfortably satiated stomach and slept.
His old mate said it was just the way he wanted to go.
The flood had jolted the inhabitants out of their complacency into a new reverence of unseen
forces. They viewed the drying sun pensively.
His friends mourned Bob, but even in their sorrow they believe fate had been sympathetic, and
very, very timely.
***
Bod died on a Tuesday, and the next day the weekly newspaper issued the following
announcement: “Grant Island Project to Continue… The developers of the tourist project have seen the
island under flood conditions, and say they are still enthusiastic about the proposal and its financial
viability. It is to be hoped that such severe flooding will not occur again, but if it does Grant Island
Development with a high level of access bridge that would become easily accessible to victims flooded
from their homes, and the comfort of the elevated air-conditioned motel, would become a refuge.”
For Bob, the island had been a natural haven away from the bustle of civilisation, now it was to
become a refuge for the (a)pathetic men in need of artificial diversion and shelter from nature’s
tempestuous storms. They reflected dolefully over their schooners of beer :
“Yes, ……… ah yes, old Bob had a happy ending!” ■

NÖi Trú …n BÃt ThÜ©ng
Minh Thu chuy‹n ng»
ñối với đa số chúng ta nước lụt thật dễ sợ, nhưng đối với ông Bob thì nước lụt lại là một đáp ứng cho
lời cầu nguyện của ông. Họ nói rằng miệng ông còn mỉm cười khi người ta tìm thấy xác ông nằm ở một
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
170
gốc cây, với bữa ăn trưa còn thừa, được ông gói lại cẩn thận và với chiếc cần câu được ông buộc lại kỹ
lưỡng dường như để sửa soạn cho một cuộc nghỉ hè dài không đi câu cá. Trận mưa tàn hại, mà đã gây
ra nhiều hư hại và tổn thất, lại đã khiến ông hài lòng tới độ ông đã nằm xuống, và sung sướng mỉm
cười trước lúc an nghỉ đời đời.
Trọn câu chuyện đã bắt đầu khi hòn cù lao của ông Bob bị đe dọa. Tờ tuần báo địa phương đã
loan tin về sự phát triển cù lao Grant với những dòng chữ :” Được khích lệ bởi sự sinh lợi tài chính khả
thi của cù lao Grant, thư ký hãng Dorco đã thăm dò hội đồng về những chương trình phát triển trong
tương lai.”
Ông già Bob buồn bã gấp tờ báo lại bằng đôi tay ngư phủ khỏe mạnh nhuốm mầu đồng của ông
mà lúc đó đang run lên vì xúc động.
Cách đây hơn bẩy mươi năm, lâu trước khi ông bắt đầu đi học, ông Bob đã nhận cù lao này là
của ông, mặc dầu không ai nói là nó thuộc về ông. Ông và cha ông đã từ đất liền đi đi, về về cù lao đó
mà không bị cản trở, và xây dựng duy nhất, do người làm ra trên cù lao đó, là một lò gạch để nướng
thịt đã được ông nội ông xây lên. Cù lao này thật sự đã là một phần của đời ông giống như ngôi nhà cũ
kỹ bằng gỗ của ông trên đất liền vậy.
Sự nhận thức dần dần ra là hòn cù lao đó không thuộc về ông mà là thuộc về tiểu bang New
South Wales đã chẳng tạo ra một sự khác biệt nào hết, vì ông Bob vẫn được tự do tới đó câu cá, dù là
bây giờ thì không còn ai để chia xẻ những con cá ông câu được.
Ngay khi vừa chập chững biết đi, chú bé Bob đã đứng trên những tảng đá kia với cha chú, cánh
tay nhỏ, bụ bẫm của chú dang ra để thả sợi giây câu, và hài lòng đứng chờ cùng với người cha cao lớn,
trong khi hải điểu bay lượn và kêu quang quác trên đầu, và nếu khi may mắn câu được một con cá bạc
nhỏ xíu , thì đó cũng đủ là một phần thưởng cho chú rồi.
Sau khi buộc neo chiếc thuyền chắc chắn rồi, ông Bob nhặt chiếc giỏ tre lên và tiến tới chỗ
bóng mát của tàn cây, đôi mắt ông sáng long lanh như hai hòn sỏi mầu xanh qua lớp da trên khuôn mặt
già thân thiện, nhăn nheo của ông.
Đặt tờ báo có đăng mẩu tin khó chịu sang một bên, ông vo tròn những trang báo khác lại rồi đặt
chúng vào trong lò cùng với những cây khô, rồi ông khom cứng mình và châm que diêm có lửa vào
đống giấy trong lò. Ngay sau đó một làn khói xanh xám bay tản lên trời và mùi thơm của lá cây dầu gió
xông lên mũi ông. Sau khi các con ông đã lập gia đình và có con cái, và sau khi vợ ông qua đời, ông
Bob lại trở về với đời sống của Lỗ-Bỉnh-Sơn, giống như hồi ông còn thơ ấu. Sự sung sướng rõ rệt của
ông đối với chuyện trở lại với hòn cù lao xưa ấy, đã khiến con cái ông dịu bớt những lời van nài ông về
ở với họ.
***
Ông Bob lật trở con cá và sốt ruột vì cơn đói đang làm dạ dầy ông cồn cào. Mẩu tin sáng nay khiến ông
nhức nhối giống sự đau nhức đôi khi nhắc nhở ông tới tuổi già của mình. Tuy thế, sự thèm ăn của ông
không hề bị giảm bớt, và ông ngon lành ăn con cá được nướng ròn, chiêu với ly bia. Già Bob để vụn
bánh trong lòng tay và chìa ra cho những chú chim đang nhẩy nhót xung quanh, tham lam mổ ăn những
vụn bánh. Già Bob tựa lưng lên tảng đá được nắng chiếu ấm, duỗi dài hai cẳng chân ra, và suy tư về số
phận của hòn cù lao yêu quý của ông.
Cù lao này chỉ có đường kính ba dậm, và nằm ngay giữa sông. Trên cù lao không có người ở,
ngoại trừ nhiều loại chim chóc và côn trùng.
Một số nhỏ bạn ông thưòng đến đây câu cá như có một thỏa hiệp ngầm với ông để rồi bỏ về mà
không cần han hỏi. Vào những buổi chiều họ gặp nhau, ý hợp tâm đầu, trong tình huynh đệ lâu đời. Họ
ngồi uống những ly bia và nghĩ rằng :”Ờ, tất nhiên điều đó sẽ phải xẩy ra. Dường như không một điều
gì lại có thể chặt đứt đà tiến bộ. Họ đã nhìn thấy những tòa nhà chung cư mọc lên, và đã thở dài khi
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
171
thấy những khu ngoại ô trườn mình ra như những giải thuồng luồng bao gồm những cửa hàng buôn bán
tưng bừng nhộn nhịp, cùng những thương xá ồn ào náo nhiệt tạo ra những âm thanh mới mà thính giác
người già không quen nghe.
Chỉ có hòn cù lao là vẫn như cũ.
Người ta nói rằng một hệ thống khách sạn/lữ quán sẽ được xây cất, một thành trì tân tiến trong
đó sẽ có những phòng cờ bạc hợp pháp, và những hàng quán, phòng trà giải trí hầu quyến rũ dân
thành phố mệt mỏi tới mua vui. Một cây cầu sẽ được xây cất để sự giao thông được nhanh chóng cho
những người dự kiến giầu có qua lại.
Già Bob nghĩ mình sẽ chết trong đau khổ nếu điều này xẩy ra. Kể cũng lạ là ông Bob không hề
sợ chết. Ông đã từng sống trọn cuộc đời tại các trang trại và các cơ sở ngư nghiệp, và ông rất coi trọng
thiên nhiên cùng đường lối biến hóa của thiên nhiên. Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng trong thế giới bên
kia ông sẽ thấy mình sống giữa khung cảnh quen thuộc đó. Ông chấp nhận với sự tin tưởng, như sự tin
tưởng của một nhà khảo cứu khoa học, rằng có vun xén, thì mới có đâm chồi nẩy lộc.
Ông đã có một đời sống tốt đẹp và tự do. Ông đã thật sự là người thấu đáo mọi điều ông xem xét.
Trong lãnh địa của ông không có sự lạc điệu nào; không có những người thứ dân khó tính than phiền,
khuấy động sự yên tĩnh của ông, ông không cần phải xuất hiện trước công chúng và vì thế không có
nhà báo nào tới săn tin để ghi lại những lời nói khôn ngoan của ông… Ông là vị vua không ngai vàng.
Ông sẽ không đổi cuộc đời này cho bất cứ một ai. Nhưng ông đang mệt mỏi, hết sức mệt mỏi… Nếu
không có những chương trình đầu tư kia vào cù lao của ông, thì ngay lúc này đây, ông đã có thể nằm
xuống và ngủ đời đời dưới ánh mặt trời.
Những ý nghĩ lo âu của già Bob đã được dịu đi do sự tin tưỏng của ông vào những tài nguyên
thiên nhiên trong những lúc gặp khó khăn : chẳng hạn khi giông tố thì ông đã có thể trú ẩn trong những
hang động; cây cỏ cung ứng cho ông nhiên liệu đốt lửa, còn dòng sông thì mang lại cho ông mọi thực
phẩm thừa đủ cho những nhu cầu giản dị của ông. Nhưng, hôm nay, khi đọc những chương trình phát
triển cho cù lao, già Bob cảm thấy sự tin tưởng của ông không còn vững nữa.
Nước sơn trong ngôi nhà cũ kỹ của ông đã trầy tróc, và những tòa nhà tân tiến rộng rãi đã mọc
lên quanh đó khiến căn nhà cổ xưa như chìm vào tăm tối, giống như ông già Bob trong mấy giờ phút
vừa qua. Dù tuổi đời đã cao, ông vẫn là một người cứng cáp và hãnh diện, nhưng cho đến lúc này thì
dường như mẩu tin kia đã khiến tâm thần ông bất ổn. Ông khọm xuống và tứ chi ông như rã rời.
Đêm đó, ông tỉnh giấc với sự ước muốn mạnh mẽ chạy qua cù lao, để hít thở không khí dịu mát
trong lành ở đó, trước khi nó bị nhiễm độc. Và ông trằn trọc thâu đêm.
***
Dường như lời kêu cứu thầm lặng của ông đã thấu tai trời.
Ngày hôm sau trời mưa như trút. Những trận mưa thác lũ làm mờ mịt bầu trời với sấm sét vang
dội. Nước phun tràn từ mỗi khe, hốc, lạch, rãnh trong quận lỵ. Quang độ bị mờ vì nước mưa như thác,
cứ liên tục đổ xuống, ngày, đêm bất tận.
Nước lụt dâng lên tận sát mái nhà chứa thuyền và những chiếc thuyền buồm được đưa ra ngoài.
Các nhà nông tuyệt vọng đứng nhìn những lời lãi trong tương lai của họ hoàn toàn bị chìm lỉm. Như bị
thôi miên, một người đàn bà ở bên cửa sổ, đau xót nhìn những con bê hoảng sợ mất hút dưới làn nước
đang dâng cao.
Có nhiều người đã bị nước lụt làm cô lập. Họ bước qua lại trên thảm sũng nước, nghe ngóng
đài phát thanh trong tỉnh loan báo những tin tức về nước lụt. Những người cảm kích thì lên tiếng qua
máy phát thanh mà là liên lạc duy nhất của họ với thế giới bị ngập lụt bên ngoài. Phòng thủ dân sự, với
sự trưng dụng vội vã những thành phần mới, tạo ra nhữnh anh hùng sũng nước, được quần chúng theo
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
172
dõi với niềm tri ân sâu xa. Những lời hô hào cung cấp chỗ ăn ở và áo quần, thì được một số người, với
lòng tri ân vì may mắn được ở những nơi an toàn, tức thời hưởng ứng.
Trong trí nhớ của mọi người, thật chưa bao giờ đã có một nạn lụt tai hại như vậy.
Ông già Bob và chiếc thuyền của ông nằm trong số những đoàn người đi tìếp cứu. Những người
được cứu đã lên tiếng rằng một ông già như vậy không nên xông pha vào lúc thời tiết bão lụt như vầy,
nhưng do họ đang quá bàng hoàng vì biến cố nước lụt nên không phản đối mạnh mẽ gì lắm.
Con sông hầu như đã lan rộng ra gấp đôi. Nước dâng cao hơn và hung hãn chẩy xiết dọc theo
dòng sông với tốc độ tăng gấp đôi đà chảy của nó, với những cành cây bị cuốn tung lên cuộn theo
những rác rưởi trên mặt nước bùn nhơ.
Già Bob không cảm thấy quần áo nặng sũng nước bám sát người ông, hay làn nước lụt đang làm
cơ thể già nua của ông ướt đẫm. Ông nhìn thấy những ngọn cây cao trên cù lao rũ bóng xuống mặt
nước sông đục lờ. Nét mặt nhăn nheo của ông đượm vẻ sung sướng đang được ông cố không để bộc lộ
trong khi ông giúp đưa dân chạy lụt lên bờ. Ông thầm nghĩ “Nay thì hết hoạch định chương trình phát
triển nhé. Bây giờ thì họ khỏi còn tơ tưởng chuyện xây dựng hệ thống hào nhoáng dị hình của họ nữa
nhé!”
Những tuần lễ sau đó, khi các nông gia đã kiểm điểm những tổn thất và đã điền ghi những mẫu
đơn xin bồi thường xong; khi những dân tản cư đã trở về những ngôi nhà tăm tối, hôi hám, ẩm ướt của
họ, đem những tấm thảm sũng nước ra phơi hóng, hay vứt bỏ chúng đi, cùng là quét rửa bùn đất đọng
trong nhà; khi đài phát thanh địa phương lại bắt đầu một chương trình giải trí nhẹ nhàng, và những anh
hùng phòng thủ dân sự lại chỉ còn là những người cha và những người con, khi dòng sông trở lại tình
trạng thân thiện bình thường và những ngọn gió đã thổi đi những rong rêu bám vào các hàng rào, thì
ông già Bob trở lại ngôi cù lao của ông.
***
Chưa bao giờ hòn cù lao lại đẹp hơn thế. Ngay cả những thân cây trông như mới được rửa sạch. Con
sông lúc này, sau cơn giận dữ, đã dịu lắng xuống, và đành an phận vỗ sóng vào bờ cát. Chim chóc hót
líu lo và trong trẻo như chào đón ông Bob sau hồi vắng mặt. Từ bầu trời xanh trong sáng, không một
bóng mây, mặt trời chiếu ra ấm áp dịu dàng.
Ông già Bob đốt lò lên, ăn bữa trưa, chiêu với rượu bia, và thoải mái, hài lòng đặt đôi tay có
đường gân xanh trên bụng, rồi ru hồn vào giấc ngủ.
Các bạn già của ông nói đó là sự ra đi theo đúng như ý ông.
***
Nước lụt đã lôi những cư dân ra khỏi sự tự mãn của họ để khiến họ e ngại những sức mạnh vô hình họ
phài đối phó.Họ nhìn mặt trời nắng ráo với niềm suy tư.
Các bạn ông Bob đã thương tiếc ông, nhưng ngay cả trong niềm đau buồn của họ, họ vẫn tin
rằng định mệnh đã có lòng ưu ái với ông và an bài mọi chuyện rất đúng lúc.
Thật thế, già Bob đã từ trần vào hôm thứ ba, thì ngày hôm sau tờ tuần báo đăng tải một mẩu tin
như sau : “Dự án mở mang cù lao Grant sẽ tiếp tục... Những nhà phát triển du lịch đã nhìn thấy hòn cù
lao trong tình trạng nước lụt, và cho hay họ vẫn nhiệt thành đối với đề nghị mở mang cù lao, cùng sự
sinh lợi tài chánh khả thi của dự án này. Người ta hy vọng là nạn lụt trầm trọng như nạn lụt vừa qua sẽ
không tái diễn, nhưng nếu nạn lụt như vừa qua lại xẩy ra thì sự phát triển cù lao Grant, với một cây cầu
cao bắc ngang, sẽ trở nên dễ dàng cho các nạn nhân nước lụt di tản từ nhà họ tới đảo, và cái thoải mái
của khách sạn cao ráo, có điều hòa không khí, sẽ trở nên một nơi lánh nạn lụt.”
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
173
Đối với già Bob, hòn cù lao đã là một nơi trú ẩn bất thường xa lánh sự ồn ào của thế giới văn
minh; nay thì cù lao sẽ trở nên một nơi trú ẩn cho những con người hờ hững, vô tình, cần có sự giải trí
giả tạo, cùng nơi ẩn náu tránh những cơn giông bão thịnh nộ của thiên nhiên.
Họ ngồi sầu thảm nghĩ ngợi bên những ly la de và kết luận:”Ờ, thật đúng là già Bob đã có được
cái chết sung sướng”. ■

Hai Bài ThÖ Tº Då TÙ Th©i Ca -- Songs of Tzu-yeh
SÜu khäo cûa Phåm Tr†ng LŒ
I. Tử Dạ tứ thời ca: Xuân
-Phiên âm Hán-Việt:
Xuân lâm hoa đa mỹ,
Xuân điểu ý đa ai.
Xuân phong phục đa tình
Suy ngã la thường khai.
-Nghĩa:
Rừng xuân nhiều hoa đẹp
Chim xuân ca nhiều ý buồn
Gió xuân cũng nhiều tình tứ
Thổi làm hé mở cánh xiêm là của ta.
-Transliteration: (Whincup)
Chwùn/lín/hwa/dwô/méi
Chwùn/nyău/yì/dwô/ài
Chwùn/fèng/fù/dwô/chíng
Chwèi/wô/lwó/cháng/kài
-Word-by-word translation:
Spring/woods/flowers/much/ loveliness
Spring/birds/thoughts/much/grief
Spring/winds/also/much feeling
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Blows/my/gauze silk/skirt/open
-Chuyển sang văn vần :
Thơ Bốn Mùa Của Nàng Tử Dạ: Mùa Xuân
Rừng xuân hoa nở muôn mầu,
Chim xuân ríu rít gợi sầu lòng ta
Gió xuân tính tứ thiết tha
Lùa tung cánh lụa xiêm là mong manh.
PTL
dịch.
-Bản dịch tiếng Anh 1:
“Lady Night” Song of Spring
The spring woods
Hold flowers of much loveliness
Spring birds
Cause thoughts of much woe.
The spring breeze
Has much amorous feeling.
It blows open
My light silk skirt.
Translated by Greg Whincup
(The Heart of Chinese Poetry. New York: Doubleday, 1987, p. 23)
-Bản dịch sang tiếng Anh 2:
Song of Tzu-yeh
Bewitching the blossoms of the spring grove,
Poignant the meaning of spring birds;
Spring breeze brings love thoughts—
Gently opens my skirt of gauze.
Translated by Ronald C. Miao
(Sunflower Spendor (Quỳnh Diệp Tập), edited by Wu-chi Liu and Irving Yucheng Lo. Bloomington
and Indianapolis: Indiana University Press, 1975, p. 75.)
II. Tử Dạ tứ thời ca: Thu
-Phiên âm Hán-Việt:
174
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Khai song thu nguyệt quang
Diệt chúc giải la thường
Hàm tiếu duy hoảng lý
Cử thể lan huệ hương
-Nghĩa:
Mở cửa sổ ánh trăng thu
Tắt nến kéo giải áo lụa
Mỉm cười sau bức rèm
Ưỡn mình mùì hương hoa huệ lan
-Word-by-word translation
Opens/window/autumn/moon/light
Extinguishes /candle/takes off/gauze-silk/skirt
Holding in/smile/curtains/within
Raises/body/orchids/is fragrant
-Transliteration (Whincup)
Kai/chwang/chyôu/ywè/gwang
Myè/jú/jyê/lwó/cháng
hán/syàu/wéi/hwang/lí
jyu/ti/lán/hwèi/syàng
-Translation
« Lady Night » Song of Autumn
She opens her window
To the autumn moon’s light.
She puts out the candle
And slips off her silken skirt.
Softly she smiles
Within the curtain of her bed.
She raises her body—
And orchid fragrance spreads.
Translated by Greg Wincup
(The Heart of Chinese Poetry, cited above, p. 103)
-Chuyển sang văn vần:
175
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
176
Thơ Bốn Mùa Của Nàng Tử Dạ: Mùa Thu
Mở song thu đón trăng ngà,
Tắt đèn, trút nhẹ xiêm là mong manh.
Mỉm cười sau tấm màn xinh,
Rướn mình, xực nức hương tình huệ lan.
PTL
dịch
Chú thích:
Những bài ca lấy tên Tử dạ (Dz-yè, Tzu-yeh), Midnight Four Seasons Songs, theo Greg Whincup, làm
vào thời Lục triều bên Tàu (300-600 A.D). Trong hai bài thơ gợi tình như bài Tử dạ tứ thời ca: Thu, tác
gỉả vô danh, được gọi là Tử Dạ, tả rất ít hình ảnh thân người con gái, mà tả gió, áo xiêm và mùi hương,
và những cử chỉ ngườì con gái đợi ngườì tình. Lý Bạch (701-762) trong bài Xuân tứ ở hai câu cuối,
cũng mượn ý «gió xuân thổi vào màn lụa», trong bài Tử dạ tứ thời ca: Xuân, như sau :
Yên thảo như bích ti,
Tần tang đê lục chi.
Ðương quân hoài qui nhật,
Thị thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức,
Hà sự nhập la vi?
Cỏ Yên như sợi tơ mành.
Dâu Tần cũng nẩy những cành le te.
Giữa khi chàng muốn về quê,
Ấy khi thiếp cũng như chia tấc lòng.
Gió Xuân chẳng biết nhau cùng,
Cớ chi lùa mãi vào trong màn là? ■
Ngô Tất Tố dịch
(Virginia 2/26/10—Phạm Trọng Lệ)

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
177
A Holy Man
By David Lš Lãng Nhân
In
1963, during a military assignment in Pleiku, a high plateau in Vietnam, I received from my
headquarters an urgent order to head to a remote village for a reconnaissance mission and to report
back before a certain date. A retired Infantry Sergeant by the name of Trang, who spoke the
Montagnard language and who knew his way around the area, was provided to me as a special scout for
the mission.
I had my jeep hastily modified to hold two gas tanks, two spare tires, one five-gallon water can
and enough C-rations for a three-day trip cross country. We started early, and in the last town before
entering dirt trails and wilderness, we filled our gas tanks the second time. Of course we were both
armed, and in addition to survival items, we brought with us other goods useful for trading and
goodwill gifts. We had things such as sausage, smoked fish, quinine, aspirin, and salt. Salt was
especially needed in the remote highland area.
About an hour after we left the populated area and hit the trail, our progress slowed
considerably because of the road condition and the visibility. Trees appeared taller, grass and bushes,
thicker. Even though I had the latest version of the military map, it was far from accurate as to the
landmarks and dirt trails in this remote region. We had to rely mostly on Trang’s memory and
experiences. The more we advanced, the more I felt as if I were being thrown into a strange world
where all civilization had stopped. If we didn’t talk to each other, the silence was almost unbearable.
Scared jackrabbits were jumping at every corner, and we saw innocent-looking deer more frequently as
we progressed into the thickly wooded areas that alternated with open landscapes. These open areas
were sometimes crossed by shallow, rocky creeks and extremely beautiful running springs. All sorts of
birds–large and small, from black and white to multicolored–disturbed by the strange motor vehicle
noise, hastily flew away from their hidden places with noisy wings flapping and angry cries. Their
appearances were often so sudden and so close that we had the feeling of being ambushed.
On the high plateau, the air was quite cool and comfortable even at noon time, but when the sun
started to go down, an invisible and chilly light mist forced us to button our field jackets. The daylight
also dimmed quite quickly before six o’clock, and just as Sergeant Trang predicted, by nightfall we
reached the first Montagnard village. Sergeant Trang had been here a few times before as guide to tiger
hunters and had no problem locating the house of the Village Chief, Dram Thuot. Chief Dram Thuot
spoke both Vietnamese and French–besides his tribal language. He welcomed us to stay overnight.
We climbed into his thatch house built on stilts, and I was so glad to stretch and rest my weary,
achy flesh and bones after nine long hours bumping around rocks and potholes. We shook the red dirt
off our coats, washed our faces with chilly spring water and never felt so good. We offered the Chief
some of our C-rations, salt, and medicines; and he offered us in return some fresh smoked boar meat,
which was the toughest meat I have had in my life. As I mentioned earlier, salt was scarce in the
highland at the time, so we took the cue from our host and dipped the boar meat into a powder made
out of wild spinach ashes and red pepper. This was not the best seasoning I had tasted so far, but it was
not totally bad as a salt substitute. The host also offered us his preferred wine from a large earthen
vase. Everybody took turns sipping the wine from a vase through a long curved bamboo straw. The
wine was made out of a wild barley called the “Bobo” and a certain wild leaf that, when broken up and
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
178
mixed with the barley, produced the same effect as the regular wine yeast. This “Bobo wine” tasted a
tad tangy and had a particular punch if you sipped enough of it.
There was no partition in the house, and to keep the chill out, a small sustaining fire was built in
the corner. Nuts, corn, sweet potatoes, squash, and winter melons were piled close to the fire for a
convenient snack. After dinner, the host accepted our pack of cigarettes as a gift, but he preferred to
save it for future use. Now, he pulled out his bamboo pipe, loaded it with his homemade chopped
tobacco, and smoked it.
The smoke from the dancing fire in the corner of the house blended with the natural tobacco
smell and the effects of the unusual Bobo wine to create a strange ambiance I have never forgotten. As
we squatted about on the floor, I had the following conversation with the Village Chief.
“How old are you, Chief? “
“I don’t really know,” he answered. “Probably around 55 or 60. It does not matter to me.”
“Do you have a wife and children?”
“Yes. My wife died a few years ago. I have two sons. One of them was attacked and killed by
a tiger last year.”
“I am sorry to hear that. Do tigers come around the villages very often?”
“Not really. Only when they are very hungry. We usually know where they hang around, and
we take professional tiger hunters to them. Lately, because of the new situation, tiger hunters do not
come here as often.”
After a while, the host stood up, added a couple of chunks of wood to the fire and yawned
noisily, signaling that it was time for everybody to retire. I lay down on the floor close to the fire and
side-by-side with my scout, and gradually felt myself submerged into the strange night. At regular
intervals, we distinctly heard an owl’s mating call; it seemed some mysterious timekeeper of an unreal
world.
We woke up around six o’clock in the morning, boiled water, and had some instant coffee from
our C-ration. It tasted perfect. Then we had some scrambled eggs with dry biscuits. I tried to
reimburse the host for his eggs, but he smiled–a big smile without a lot of teeth–and shook his head.
“I still have some money left; I have not used any for a long time,” he said.
We thanked the Village Chief for his hospitality, shook his hand and headed to the next village
where we were supposed to meet with a Catholic Priest, Father Chinh, who was our main contact for
the trip. After an hour of driving on winding trails and through a few primitive farmlands, we finally
reached Father Chinh’s place. Kids in the village quickly gathered around us, some of them naked and
shivering in the morning breeze, but quite excited. They touched the jeep’s warm hood with their bare
little hands, knocked on the fender with their fingers, and laughed heartily.
Some of them must have alerted Father Chinh about our presence because here he came,
smiling, with arms stretched out open. A wooden cross dangled on his small chest, which was wrapped
inside of what used to be a black tunic. He was wearing a pair of Vietnamese “beach” sandals, those
popular sandals made out of old tires that lasted a lifetime. His thin gray hair had grown past his bony
shoulders and surrounded his heart-shaped face, which exuded an unmistakable feeling of love and
peace. These qualities also flowed freely through his sparkling eyes behind a pair of worn black hornrimmed glasses, and you could feel them, as well. His voice was warm, but rather loud–perhaps
because his hearing was somewhat impaired. “Welcome to the village and the church!” he said. “What
is the good news, gentlemen? Step inside and have tea with me, please!”–
After the tea, I explained to Father Chinh the purpose of my visit, collected the necessary
information, and out of curiosity I proceeded to ask him about his life as a dedicated missionary in this
remote area.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
179
“Excuse me Father,” I said, “but I don’t see any helper here with you today. Do you cook
yourself?”
“Yes, I do cook whenever I have time. I have two villages to take care of, and there is enough
work for me. I used to have two helpers. As a matter of fact, my favorite helper was the younger son
of the Village Chief Dram Thuot, and I had grown to depend on him a lot. But since his brother was
killed by a tiger and left a wife and two kids, he has had to take care of them.”
“How, Father?”
“You probably don’t know the tribal custom. But up here, when your older brother dies and
leaves a wife and kids, they are automatically yours to support and cherish.”
“You mean your helper is now married to his brother’s wife, and his nephews and nieces now
become his adopted children?”
“Yes. It is actually a very good custom. Especially when the mortality rate of young girls is
very high in the plateau.”
“I see. By the way, how do you commute from here to the other village, Father?”
“Oh, I used to ride a horse. He got old and died a few years back. I use a bicycle now. I
organize a worship service for this village one week and alternate with the second village next week.
In between, teaching kids, helping adults with problems, and nursing sick people takes all my time.
There is a vast need for basic health care, basic education, and welfare around here, but the means
available to us have always been scarce. We are doing the best we know how. The rest is in the hands
of the good Lord. He knows, and He guides me.”
“Have you gone on vacation sometimes, Father?”
“The last time was four years ago. I went to see my younger brother in Quinhon, the town near
the seacoast, about 300 miles from here, as you know. There has been a tremendous change down there
since I left town three decades ago to devote myself to a higher calling. My folks died a long time ago,
and I have no nephew or niece. One day, when I feel too weak to take care of myself, I will probably
go back there to live with my brother for the rest of my time–or wherever my superiors will tell me to
go. But for now, these two villages are my home. These people are my children. Actually, we are all
children of God. But I just happen to be here, and I love them very much as my own. I can’t think of
leaving them now, nor in the near future. I will probably die here. Happily. In the good hands of the
Lord.” And he laughed heartily.
“Father Chinh, may I leave with you some salt, smoked fish, and C-rations? I also have some
quinine, aspirin, and antiseptics for your villages’ dispensary. If we chance to come by next time, is
there anything you need us to bring along for you? We’ll be more than happy to do it.”
“Thanks very much. Anything you can spare, such as clothing or blankets, would be
appreciated, in addition to medicines. The villages also need hand tools, farming tools, and
ammunition for hunting and protection against tigers and sometimes elephants. Bows and arrows are
effective with deer and rabbits, but are not protection against tigers. Oh, I also need dry batteries for
my portable radio, if you could spare some. They run out too quickly here since I’ve grown addicted to
the VOA and BBC for news these days.”
“But please take this bottle of honey with you as a token of my appreciation for your visit and
your gifts. This honey goes very well with hot tea or rice cakes. It is the best because of the great
variety of blooming plants around here. It is also excellent for soothing sore throats and healing small
cuts. I have spent years observing these people up here using herbs and roots, berries and leaves for
relieving themselves from ailments, and I must confess that I have learned a lot from them. I have
collected and cataloged a lot of herbs myself and dispense them to the people who need them. And my
Goodness! It worked amazingly well most of the times. After all, it is difficult for any soul to have
peace in a body that aches. So I must do something to help there. Besides, I have found that nursing is
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
180
truly a great way to dispense love and receive more of it in return. But let’s not bore our guests. Is
there anything else I can help you with, gentlemen?”
“Thank you, Father. We have taken enough of your time. Thank you again for helping us. We
must leave now before it gets dark. Good bye, and our respects, Father.”
“Good bye, gentlemen. Have a safe trip and God bless you.”
We shook hands warmly and drove away from the green hillside. Father Chinh’s thatch and
clay church gradually disappeared behind us. He was still standing there in the open, waving at us.
Around him, about 20 kids also waved their hands until the trees separated us completely. But in my
mind, the vivid picture of the man in front of his thatch church was so dramatic that I will never forget
it.
Several moments of silence went by, then I finally broke it.
“Sergeant Trang, what do you think of Father Chinh?” I asked.
“A Holy man, Sir. A Holy man!” he said. ■
Madison, AL, February 2010

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
181
Tܪng Nh§ Giáo SÜ Võ Thu TÎnh
Sóng ViŒt ñàm Giang
Một ngày đông lạnh lẽo sáng thứ Ba ngày mùng 2 tháng Hai, 2010, các diễn đàn hay blogs thân hữu
thuộc ngành văn chương trên Internet đều loan tin Giáo Sư Võ Thu Tịnh đã qua đời lúc 7 PM ngày 1
tháng Hai, 2010 tại Paris, Pháp, hưởng thọ 90 tuổi.
Dù thiên nhiên đã đến lúc đón ông về nước Chúa nhưng những ngưòi quen biết ông vẫn không
khỏi mang nỗi ngậm ngùi buồn bã, tiếc nuối ông, một nhà văn, một nhà giáo khả kính và được mọi
người quý trọng.
Vài hàng ngắn ngủi viết lên để tưởng nhớ đến ông.
Tôi không hề có hân hạnh được gặp gỡ Giáo sư Võ Thu Tịnh, sự quen biết ông cũng là một sự
tình cờ, rất tình cờ.
Vào mùa hè năm 2003, một người bạn trong giới văn chương, anh Thomas đang soạn dịch
những bài viết của ông VTT sang Anh ngữ, có nhờ tôi nhìn đến những câu thơ trích dẫn trong bài viết
của ông Tịnh để giải thích những từ không quen thuộc. Nhận thấy có một vài chữ trong câu thơ trích
dẫn không đúng nguyên bản phát hành của tác giả những bài thơ đó, thí dụ như của Tản Đà, Xuân
Diệu, Đoàn Phú Tứ v.v.. tôi có đề nghị sửa đổi, và nhờ thế được anh Thomas giới thiệu với ông VTT.
Ông Tịnh không nề hà những lỗi lầm và rất vui vẻ chấp thuận những sửa đổi cần thiết cho bài
viết
Phong trào thơ mới: cuộc cách mệnh thi ca đầu thế kỷ XX
Võ Thu Tịnh
http://www.vothutinh.net/accueil_vn.htm
The Modern Poetry Movement in Vietnam:
The Revolution in Poetry at the Beginning of the 20th Century
By Vo Thu Tinh
Translated by Thomas D. Le
http://thehuuvandan.org/newpoete.html
Có một thời gian nhàn rỗi, ông Tịnh đã gửi cho tôi đọc một số bài thơ tình cảm ông viết đã lâu
cả hơn 20 năm trước. Sự bình đẳng và thân thiết của ông làm tôi rất cảm kích và càng quý mến ông
hơn.
Dưới đây là hai bài thơ tình cảm mà ông đã gửi đến cho tác giả những hàng chữ này đọc vào
cuối năm 2004. Hình như ông viết rất ít thơ tình cảm.
Hai bài này và một số bài thơ khác có mặt trên trang nhà của ông.
Gặp Gỡ
Anh gặp em một chiều không hẹn ước
Một chiều thu lạnh lẽo giữa sương rơi
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Thoáng nhìn nhau khép nép chẳng nên lời
Lòng rạo rực như quen nhau từ thuở trước.
Anh gặp em trong tâm tình đất nước
Trong cảm hoài của nguồn Hác, non Lam
Trong mảnh người còn sót lại của trời Nam
Trong trăng nước động Đào thơ dẫn lối.
Em như mây trắng ngàn năm bay phơi phới
Theo tháng ngày ngang dọc giữa trời xanh
Em là trùng dương ôm ấp vạn âm thanh
Của bao khúc trường ca tình vời vợi.
Mắt đắm đuối chôn vùi bao huyền thoại
Môi ngọt bùi tô nhạt vị nồng cay
Khi cuộc đời trả lại giữa vòng tay
Đầu ngả kề vai, một trời luyến ái,
Cho bướm say hoa, cho trăng mơ gió
Cho yêu đương ngưng lại giữa tháng ngày
Cho hương nguyền kiếp trước hẹn về đây
Cho nối lại lời thơ còn dang dở!
Võ Thu Tịnh
Balê 1982
Nước chảy mây trôi
Nỗi niềm gửi gió gió bay
Gửi trăng trăng lặn, gửi ngày ngày trôi
Gửi tình tình đã phai rồi
Gửi người người đã nhạt lời sắt son.
Vì ai sông cạn núi mòn ?
Cung đàn dang dở hãy còn vương tơ
Ba Lê lối cũ còn trơ
Mà người trong mộng bây giờ về đâu ?
Kể từ khi mới gặp nhau
Thương ai hôm sớm dãi dầu một thân
Yêu ai nôi khúc xa gần
Kính ai ‘đời chỉ một lần yêu thôỉ’.
Bây giờ nước chảy hoa trôi
Tàn lò hương cũ, nghẹn lời nguyền xưa
182
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
183
Tháng ngày khăn gói gió đưa
Biết ai đi sớm về trưa với nàng.
Võ Thu Tịnh.
Ngoài trang nhà mới của ông ở
http://www.vothutinh.net/accueil_en.htm
hiện diện từ năm 2006, những bài viết văn chương của Giáo sư Võ Thu Tịnh đã có mặt rải rác trên
nhiều trang nhà khắp nơi.
Trong trang nhà Thế Hữu Văn Đàn do Giáo Sư Thomas D Lê và một số thi văn hữu đảm trách:
http://thehuuvandan.org/index.html
cũng có một trang riêng với những bài viết của Giáo sư Tịnh đã được Giáo sư Thomas Lê chuyển sang
Anh ngữ:
http://thehuuvandan.org/vtinh.html
Vào đầu tháng năm 2005, Giáo sư Võ Thu Tịnh đã dành thì giờ đọc và viết cảm nghĩ sách thơ song ngữ
Tình Còn Say của Sóng Việt Đàm Giang & Thomas D. Le, xuất bản mùa hè năm 2005. Lời ông viết dễ thương
làm sao!
Nhân xét Thơ Sóng Việt
Đọc đi đọc lại những bài thơ tình của Sóng Việt, tôi như sống lại những ngày trẻ trung của tôi.
Thơ Sóng Việt duyên dáng, nhẹ nhàng, tươi trẻ, trong hiện tại mà vẫn vấn vít với quá khứ, trong nhiên
nhiên mà vẫn chan chứa tình người, trong cái vui hiện hữu mà vẫn thoáng cái buồn nhẹ nhàng xa
xôi… Làm cho tôi nhớ đến câu của Victor Hugo : « Gàn dở thay, vì sao anh tưởng tôi không phải là
anh ? » Tôi đã thấy có Tôi trong thơ Sóng Việt, cũng cái vui ấy, cũng cái buồn ấy, cũng cái nũng nịu,
cái vẩn vơ ấy… của những cái tình yêu rất nhẹ nhàng mà sâu đậm ấy. Nếu Xuân Diệu than
thở « không hiểu vì sao tôi buồn » khi yêu đương, thì trái lại Sóng Việt vẫn an nhiên yêu đời trong cái
vui cũng như trong cái buồn của những mối tình mặn mà hay dang dở, trong cái đẹp của những tâm
hồn nghệ sĩ xứng với danh hiệu ấy.
Mà « trách vụ của một nghệ sĩ, theo Paul Laléy, không phải chỉ cảm xúc được cái nên thơ, - đó
là việc riêng tư của anh ta- mà trách vụ chính yếu của một nghệ sĩ là tạo cho được các rung cảm nên
thơ ấy trong người khác ».Cho nên hiện nay, tôi không ngạc nhiên nhận thấy các bài thơ tình của Sóng
Việt đã được lần lượt phổ nhạc trình bày qua các CD, qua các mạn lưới Web Site và đã được nhiều
người tán thưởng, ưa thích ngay. Vì một lẽ dễ hiểu là qua giọng hát, qua tiếng nói của loài người, sự
truyền cảm bao giờ cũng thấm thía mặn mà hơn. Chính Houdart de la Motte, một nhà thơ Pháp trước
đây, đã từng xác nhận một cách thậm xưng rằng « Các câu Thơ phải được Hát lên, chớ không Đọc
bằng mắt ». Võ Thu Tịnh
Giáo sư Tịnh cho tôi địa chỉ để gửi thi phẩm, và số điện thoại để liên lạc. Thi phẩm thì gửi ngay,
nhưng tôi chưa có cơ hội điện thoại kính thăm ông mà ông đã ra đi.
Dù chỉ quen biết ông qua điện thư, tôi vẫn luôn luôn nghĩ đến ông như là một trong những
gentlemen rất hiếm quý còn sót lại mà tôi may mắn được quen biết.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Sóng Việt sẽ nhớ mãi Giáo Sư Võ Thu Tịnh.
Giáo Sư Võ Thu Tịnh
Tưởng Nhờ Giáo Sư Võ Thu Tịnh
Chín mươi mốt tuổi thọ,
Giáo sư đã dứt bỏ,
Cõi trần nhiều nặng nợ,
Hoài bão dường vẫn còn.
Chưa từng được gặp mặt,
Vẫn mang lòng cảm phục,
Trong tình thần văn chương,
Tôi trọng như bậc thầy.
Tâm sự qua điện thư
Chút tình cảm quá khứ
Từng dấu trong tâm tư
Ông mang trải vào thơ
Những vần thơ trữ tình,
Như ốc đảo sa mạc,
Hiếm có trong cuộc đời,
Giảng dạy bận liên miên.
Giữa triết lý thơ ca,
Chuyện vui buồn quê hương,
Giữa văn chương xứ người,
Đến ca dao mộc mạc,
184
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Ông ung dung bàn bạc,
Chẳng màng chuyện lợi danh.
Một chút thì giờ riêng
Ông viết giới thiệu sách
Tình Còn Say năm nào
Cho thi hữu chưa gặp.
Mùa Thu 2009,
Khi tôi ghé Paris,
Chẳng dám đường đột thăm,
Nhưng vẫn nhớ đến ông.
Ngày ông biệt thành phố,
Được nghe kể lại rằng:
Trời Paris u ám,
Lại càng u ám thêm.
Nghĩa trang Père Lachaise,
Một lần tôi ghé thăm,
Lại là nơi thân ông,
Hóa tro bụi về trời.
Giáo Sư Võ Thu Tịnh
Một nhân ảnh tuyệt vời
Rời thế giới ồn ào
Ông bình thản thoát thân
Nhập vòm trời đầy sao
Giữa vũ trụ bao la.
Kỷ niệm văn chương nhớ,
Tiếc thương ngập lòng người. ■
Sóng Việt Đàm Giang
March 06, 2010

185
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
186
Khóc GS. Võ Thu TÎnh
David Lš Lãng Nhân
Vào khoảng năm 2002-03 qua sự giói thiệu của BS. Nguyễn-Hiếu-Liêm và GS. Thomas (Tâm) D. Lê,
tôi đuọc hân hạnh làm quen với GS./Học giả Võ Thu Tịnh . Những năm sau đó tôi được dịp trau đổi
thư từ qua lại trong câu chuyện thường nhật cũng như trên địa hạt thơ phú, và cá nhân tôi được hãnh
diện học hỏi rất nhiều nơi một vị huynh trưởng nghiêm túc, uyên thâm, khả kính và khan hiếm như
những vì sao thưa buồi sáng, trên vòm trời hải ngoại…
Được hung tin GS. Võ Thu Tịnh đã từ trần, tôi bàng hoàng xúc động – tuy vẫn biết rằng sức
khỏe anh đã suy giảm gần đây, suôt ngày tôi thơ thẩn… cố tìm lai vài phút giây ấm cúng của chút tình
bằng hữu vong niên, để chia sẻ với quí bạn . Đây là một e-mail cũ, đầy lòng ưu ái của người Anh Cả dã
gởi cho tôi mà tôi giữ gìn trân quí đến nay:
Paris, 24 tháng 4, 2006
Thân kính gửi anh David Lý Lãng Nhân
Tiếp theo bài thơ của anh :
Cùng Tắm Một Giòng Sông
Đôi ta cùng tắm một giòng sông
Trao hưởng bao giây phút mặn nồng
Bến nước chiều nay thuyền vẫn đợi
Người về bạc tóc lửa tim hồng
Tổ cũ bao giờ thôi nhớ nhung
Cành khô xơ xác ngại sang Đông
Sóng gợn ven cầu ru mộng lẽ
Ngậm ngùi chuyện cũ mắt lưng tròng
Dễ đâu tắm lại một giòng sông
Tuổi trẻ phi mau bóng ngựa hồng
Sông đó ngàn năm trôi mãi miết
Giòng đời ấm lạnh có rồi không
Bốn (4) câu chót đặc biệt nói lên nỗi luyến tiếc trước cảnh ‘Dòng sông ngàn năm trôi mãi, cuộc đời ấm
lạnh có rồi không’ làm tôi bùi ngùi nhớ lại cảm giác mà tôi đã từng trải qua trước đây, khi nao nao
nhìn ‘ Đám mây ngàn năm bay mãi,’ (mà lòng tự hỏi lòng) thơ mộng và nợ duyên cũng trôi qua như
thế hay sao? ….
Tình ý chúng ta, tuy cách nhau trong thời gian (1983-2006), một phần tư thế kỹ - và không gian (Mỹ Pháp), song cũng có thề được gọi là chút tình 'đồng điệu' trước một hiện trạng tâm lý nghìn năm vẫn
giống nhau…
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
187
Paris, tháng 4, 2006
Thân mến,
Võ Thu Tịnh
Và bùi ngùi xót xa, tôi xin ghi lại nơi đây vài dòng cảm nhận về một sự mất mát tiếc thương lớn trong
đời mình.
Khóc GS. Võ Thu Tịnh
David Lý Lãng Nhân
Võ Huynh hỡi , sao đành xa vĩnh viễn
Việt Văn Đàn từ nay vắng bóng Huynh
Nhớ tóc kim tinh, nhớ giọng thân tình
Nhớ chuyện văn chương đậm đà cũ mới
Mới năm ngoái Anh chúc mừng xuân tới
Nụ cười Anh ưu ái lẫn khiêm nhường
Ai biết đâu giờ định cõi Thiên Đường
Mặc hậu tấn khóc thương người Anh Cả. ■
Madison, AL, February 2010

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
188
In Memoriam
Professor Vo Thu Tinh
By Thomas D. Le
Eight years ago, through an accident of history, Võ Thu Tịnh and I crossed paths. Professor of
Vietnamese literature, scholar of French literature and culture, and expert in Vietnamese literature and
culture, and Lao culture, both ancient and modern, Võ Thu Tịnh had written a large body of works in
French, English, and Vietnamese by the time I got to know it through Dã Thảo.
Professor Võ Thu Tịnh had a long career that took him across Vietnam's border to neighboring
Laos and across the continents to France. At Vientiane, Laos, he was principal of the Aurore, a private
high school, and was editor of the Lao Sapada of the Vientiane News, then founder and editor-in-chief
of the Bulletin des Amis du Royaume Lao (Bulletin of the Friends of the Kingdom of Laos). He also
wrote under the pen names of Thu Tam, To Vu, and Thao Kham Leuy. In Paris this magazine took on
the new name of Présence Indochinoise, then changed its name again to Péninsule, probably in
deference to the sensitivities of the peoples of the former colonies. It was sponsored by the French
Ministry of Foreign Affairs and by the Centre National du Livre (National Book Center), located at the
Sorbonne IV University, Paris.
His works in Vietnamese consisted of the monumental Vietnamese Literature, 19th-20th
centuries (940 pages), which saw 5 printings from 1958-1962, and numerous scholarly articles on
Vietnamese literature. Some members of Thế Hữu Vǎn Ðàn remember studying his book in their
Vietnamese literature courses in high school. Among his works in French must be counted Les
Origines du Laos; PhraLak PhraLam (the Lao version of the Hindu Ramayana); A la découverte du
Bouddhisme; La Littérature orale et populaire du Vietnam. Contributions in English were the
captivating Nang Tan Tay (The Lao Arabian Nights) and PhraLak PhraLam (the Lao version of the
Hindu Ramayana).
At the time that we began our association, my interest in Vietnamese literature and culture was
overshadowed by mundane pursuits of no cultural import. But Vo's work could not be left unnoticed by
the English-speaking public and compelled my effort to make it known.
Over the next few weeks, Vo and I communicated primarily by e-mail across the Atlantic, and
the rest simply followed. He would send me his writings, which I translated and posted on the now
Thế Hữu Vǎn Ðàn website as fast as I could. His scholarship covered a gamut of topics of extreme
importance to scholars of Vietnamese literature and culture. There were
http://thehuuvandan.org/chunom.html Chu Nom, Ancienne Ecriture du Vietnam
http://thehuuvandan.org/chunom.html Chu Nom,, the Early Script of Vietnam,
http://thehuuvandan.org/oldvnf.html Sous l'ancien régime vietnamien
http://thehuuvandan.org/oldvne.html Under Vietnam's Old Regime,
http://thehuuvandan.org/newpoetv.html Phong Trào Thơ Mới
http://thehuuvandan.org/newpoete.html The New Poetry Movement in Vietnam,
http://thehuuvandan.org/kyuc.html Ngôn Ngữ - Ký Ức và Thi Ca Truyền Khẩu Việt Nam
http://thehuuvandan.org/kyuc.html The Mnemonic Language and the Oral Tradition in Viet Nam,
http://thehuuvandan.org/cbqcm.html Cao Bá Quát với cuộc "cách mệnh Thang, Võ”
http://thehuuvandan.org/cbqcm.html Cao Bá Quát: A Thang-Vo Revolution?,
http://thehuuvandan.org/orale.html The Oral Literature of Vietnam
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
189
http://thehuuvandan.org/orale.html La Littérature orale et populaire du Vietnam,
http://thehuuvandan.org/nkhuyenfall.html Nguyen Khuyen's Poems of Autumn
http://thehuuvandan.org/nkhuyenfall.html Thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến
http://thehuuvandan.org/fallreview.html Review in French of Dr. Jacques Nguyen Hieu Liem's
'Autumn, Can You Deliver Me?'.
More recently an epilogue he had written for Dã Thảo's new poetry collection titled Nhặc Lá
Tim Rơi, along with the introductions by Tô Vũ, David Lý Lãng Nhân, and myself, appeared in the
January 2009 issue of Firmament 1(4). As far as I know this afterword was his swan song dedicated to
Dã Thảo, who had come to know him personally and to value him as a friend and a man of letters.
On my trip to Europe in the spring of 2009, I had tried to meet him at Dã Thảo's house in Paris
while Professor Lê Mộng Nguyên and his wife came for a get-together. I was hoping for a first meeting
of a quartet of Thế Hữu Vǎn Ðàn members on the European continent, but he was indisposed and
could only greet us and get to know me over the telephone. That was the last time Võ Thu Tịnh and I
“met.”
When he died on 1 February 2010 in Paris, Lê Mộng Nguyên and other Paris friends and
acquaintances broke the news, which quickly spread through the Vietnamese intellectual circles. After
nearly 90 years Professor Võ Thu Tịnh departed, leaving large shoes for us to fill, and a proud legacy to
live up to. The memory of him among those who knew him through his work as well as among those
who knew him personally, and those who are yet to come, will not fade but lives on as a cherished
treasure, and his imprint on Vietnamese studies cannot be overemphasized. ■
27 February 2010.

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
190
Reality: The Pre-Socratics
(Part I, Cont'd)
Anaximenes (ca. 585-528 B.C.)
by Thomas D. Le
Introduction
Of the three Pre-Socratic philosophers of the Milesian School (named after their city of origin
Miletus), Anaximenes was the youngest. Just as Anaximander was considered an associate or pupil to
Thales, Anaximenes was considered an associate or student of Anaximander. The Milesian School was
unified not so much by the doctrines of its members as by their common interest in explaining the
universe in physical terms. Aristotle called them physiologi as
opposed to the theologi, who explained reality in myth and
theological terms. The oldest of them, Thales, was considered
the founder of natural philosophy. As such they were the
precursors of scientists in general, and of physicists and
astrophysicists in particular.
Figure 1. Anaximenes of Miletus.
Note: From “Anaximenes of Miletus”. 2010. Wikipedia.
Retrieved March 21, 2010, from
http://en.wikipedia.org/wiki/Anaximenes_of_Miletus.
While it is not appropriate to call the Milesians scientists, for
they were not in the modern sense of the word, they asked
many of the same questions as modern-day scientists do. How
did the world originate? What made up the basic substance of
the universe? Their main contributions, among others, rest on their theory of the archê, the originative
substance of the universe. This concern characterizes them as material monists. We saw in Firmament
(2(3), 2009) that to Thales the archê is water. To Anaximander it is the apeiron, as we read it in
Firmament, (2(4), 2009). In this article we will learn that Anaximenes rejected his predecessors'
theories by claiming that the archê is air (aer).
Anaximenes of Miletus (ca. 585-528 B.C.)
Just as for Thales and Anaximander, very little is known of Anaximenes' life. According to Diogenes
Laertius, he was the son of Eurystratus and a pupil of Anaximander. For other sources he was also a
pupil of Parmenides (Lives, n.d., Life of Anaximenes, para. 1). Anaximenes was variously called a
companion of Anaximander (Waterfield, 2000, p.18), and an associate of Anaximander (Theophrastus
as cited in Kirk, Raven, & Schofield [KRS], 1983, p. 143). And Apollodorus claimed that Anaximenes
flourished, i.e., was at his acme age of forty, in the epoch-year of the conquest of Sardis by Cyrus in
546/5 B.C., putting his birth at around 585 or around the acme age of Thales. Apollodorus placed
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
191
Anaximenes' death in the 63rd Olympiad or ca. 528 (as cited in KRS, 1983, p. 143). Thus bracketed
Anaximenes' life, even with hypothetical dates, fell well within the heyday of Miletus, which fell to
Cyrus in 494 (KRS, 1983, p. 143). Other theories about Anaximenes' dates should not retain any more
of our attention since they contend with the rough sketch just seen without offering any more solid
counter-evidence. We can draw from this and what we know of Anaximander's life that Anaximenes
was about twenty-four years younger than Anaximander, and thus could well be his disciple in terms of
age. Little else is known of Anaximenes' life.
Anaximenes' book and fragment.
Of Anaximenes' book little remains. From reports that his book was written “in simple and
unpretentious Ionic,” Burnet believed Anaximenes had written one book, “which survived until the age
of literary criticism” (1920, III, §24). In §28, Burnet cited “the single fragment that has come down to
us. 'Just as our soul, being air, holds us together, so do breath and air encompass the whole world.'”
Fairbanks (1898, p.17) listed a fragment accredited to Anaximenes, from the Collection des anciens
alchimistes grecs, Livre i., Paris, 1887, p. 88, II. 7-10, Olympiodoros, which was translated as:
Anaximenes arrived at the conclusion that air is the one, movable, infinite, first principle of all
things. For he speaks as follows: Air is the nearest to an immaterial thing; for since we are
generated in the flow of air, it is necessary that it should be infinite and abundant, because it is
never exhausted. (1898, p.17).
In spite of the paucity of information regarding Anaximenes' life, as Burnet pointed out, we can
trust what tradition told us about Anaximenes because Theophrastus had written a monograph on him
(1920, III, §25).
Anaximenes' air as the archê.
We have seen that the archê is the original principle as well as the originative material from which all
things derive and to which all things return. We have also seen that to Thales the archê is water, and to
Anaximander it is the apeiron or the boundless, the indefinite, the indeterminate. In response to both
theories, which he rejected, Anaximenes offered an alternative, that the archê is really air, infinite air,
derived from the Greek word aer.
Just as Thales took one element of the four classical elements (earth, water, air, fire) to make it
the basic stuff of all things, Anaximenes selected another. If at first blush there seems to be little
progress from Thales, we will see later that Anaximenes' theory surpassed Thales' and Anaximander's
by being far more scientific because it is testable and verifiable.
While we have no evidence, Anaximenes might argue that water, which is wet and cold, could
not possibly engender fire, which is dry and hot. Besides, the process of transformation from water to
fire was never made clear, thus leaving reliance on speculation the only method of explanation. This
clearly is not convincing enough. With Anaximander the objection is to his concept of the apeiron. It
might be argued that the abstract apeiron as the indefinite and the indeterminate, whether infinite or
not, or boundless or not, leaves the observer flummoxed as to how an indeterminate something can be
at the origin of something as determinate as the kosmos or the physical world.
To add perspective, McKirahan (1994) imagined how Anaximenes could have argued against
Anaximander's apeiron thus:
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
192
Theories, he might say, should be based on principles that are familiar, understandable, known
to exist, and found in the world around us, but there is no evidence that the APEIRON exists,
only Anaximander's reasoning. It is unfamiliar and alien to our experience, barely describable
or comprehensible; it is not found in our KOSMOS (p. 49).
The problem with this putative objection by Anaximenes rests on the descriptive terms
“familiar, understandable, known to exist, and found in the world around us.” The world 2600 years
ago and the world today both contain a plethora of things and concepts and principles that simply could
not be described by those terms. At the risk of being charged with anachronism, I would not be
surprised if at the time of Anaximenes no one knew of the universal law of gravitation, the theory of
relativity, the dual nature of matter, and so on. Thus comprehensibility or familiarity should not be
criteria upon which to accept or reject a hypothesis or theory. In fact, the business of science is to
explain the hitherto unfamiliar or incomprehensible. As for the argument against the lack of evidence
for the apeiron, it suffers from a weakly defensible insistence that science should not proceed where
evidence is wanting. Yet it is well known that many scientific discoveries were the result of intuition
and speculation rather than of production of evidence. Science is a methodical process in which
intuition and speculation play an important role. Hypotheses could be formulated from observation of
actual phenomena just as well as from intuitive speculation. Of course, once a hypothesis is formed the
scientist needs to confirm or reject it on the basis of empirical evidence. But it would be overly
restrictive to demand evidence in the hypothesis construction stage.
It is perhaps better to say that Anaximander's theory is a bit harder to attack, however, because
of the presence in it of the process of separating off by which this transformation takes place. Crude as
it might be, the concept of separating off has been described as the process of shifting and sieving.
Since the process was never elaborated upon by Anaximander, speculation remains the only way to
make sense of it. In any case, the process represented a marked improvement over Thales' theory of
water, in which the process was left vague.
On the archê, Diogenes Laertius (II, 3) wrote that “[Anaximenes] said that the material
principle was air and the infinite; and the stars move, not under the earth, but round it.” (as cited in
KRS, p. 143). To this meager comment, Waterfield (2000, p.18) added explicit details by quoting
Theophrastus:
T 29. Anaximenes of Miletus, the son of Eurystratus, was a companion of Anaximander, and
shares his view that the underlying nature of things is single and infinite; however, unlike
Anaximander, Anaximenes' underlying nature is not boundless, but specific, since he says
that it is air, and claims that it is thanks to rarefaction and condensation that it manifests in
different forms in different things. When dilated, he says, it becomes fire, and when condensed
it becomes first wind, then cloud, and then, as it becomes even denser, water, then earth, and
then stones. Everything else comes from these things. He too makes motion eternal, and in his
view motion is the cause of change as well. (Theophrastus [fr. 226a Fortenbaugh et al.] in
Simplicius, commentary on Aristotle's 'Physics', CAG IX, 24.26-25.1 Diels) (as cited in
Waterfield, 2000, p. 18).
Burnet (1920) gives an interesting reason why Anaximenes chose air as the primary substance;
It was natural for Anaximenes to fix upon "air" as the primary substance; for, in the system of
Anaximander, it occupied an intermediate place between the two fundamental opposites, the
ring of flame and the cold, moist mass within it. We know from Plutarch that he fancied air
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
193
became warmer when rarefied, and colder when condensed. Of this he satisfied himself by a
curious experimental proof. When we breathe with our mouths open, the air is warm; when
our lips are closed, it is cold. (III, § 27)
Furthermore, Burnet (1920, III, §28) attributed to Anaximenes the notion that air plays the same role in
“the life of the world” and “that of man.”
The primary substance bears the same relation to the life of the world as to that of man. Now
this was the Pythagorean view; and it is also an early instance of the argument from the
microcosm to the macrocosm, and so marks the beginning of an interest in physiological
matters.
We return to the change mechanism later. Other sources in the doxographical tradition chimed
in. Hippolytus (n.d.) had this to say about the primary substance posited by Anaximenes:
But Anaximenes, who himself was also a native of Miletus, and son of Eurystratus, affirmed
that the originating principle is infinite air, out of which are generated things existing, those
which have existed, and those that will be, as well as gods and divine (entities), and that the rest
arise from the offspring of this. (Chapter VI).
Let us note two things, infinite and air. The Greek word aer has been translated as 'vapour',
'dark mist', even 'damp mist' as that which in Anaximander “congealed to form a slimy kind of earth”
(KRS, 1983, p. 146) But we should be concerned with only air without qualification, which is the
atmosphere that we breathe. As for the qualification of “infinite,” we recall that Anaximander's
apeiron was characterized, among other things, as infinite, boundless. Thus in one postulate
Anaximenes combined the originative substance (archê=air), which has definite properties, and the
apeiron, which has no properties. This ontological argument, that everything in the universe comes to
be from something which has both empirical attributes and no definable physical properties, and is
boundless, and to which everything returns at demise, shows that Anaximenes' theory does not at all
lack sophistication. As Windelbrand (1899, p. 43) put it, “...when [Anaximenes] substituted the air in
place of the water of Thales, he had especial reference to the postulate of Anaximander: he explained
that the air is the άπερoν άρχή.” [apeiron archê]. This opinion is reinforced by Johansen (1998, p. 27),
who added that “Anaximenes uses apeiron as a predicate, for he uses it about his basic stuff.” This
means air is the apeiron, and not the apeiron is air; or air is the originating principle and the primary
substance, and it is also boundless.
Kirk, Raven, & Shofield [KRS] (1983, p 145) cited from Theophrastus ap. Simplicium in
Physics. 24, 26 the same origin:
140 Anaximenes son of Eurystratus, of Miletus, a companion of Anaximander, also says, like
him, that the underlying nature is one and infinite, but not undefined as Anaximander said but
definite, for he identifies it as air; and it differs in its substantial nature by rarity and density.
KRS (1983, p 145) also quoted two more sources: (1) From Aristotle (Metaphysics A3, 984a5), “139.
Anaximenes and Diogenes make air, rather than water, the material principle above the other simple
bodies”; and (2) From Hippolytus (Refutations 1, 7. 1. VI), “141 Anaximenes... said that infinite air
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
194
was the principle, from which the things that are becoming, and that are, and that shall be, and gods and
things divine, all come into being, and the rest from its products.”
We note that in the latter quotation, “gods and things divine” come into being from air, so that if
air is considered 'divine', it has to be of a different order of 'god' from ones that it generates.
Of why Anaximenes chose air, Zeller (2001, p. 30) argued that the reason is that the originative
substance should have the qualities of “boundlessness and perpetual movement,” and that only air
possesses these properties.
Anaximenes' theory of air failed to impress most commentators. Shand (2002), along with
many modern scholars, considered that Anaximenes' concept of air as the archê is less bold than
Anaximander's (p. 6). Some even saw it as a throwback to the days of Thales with his theory of water,
since it would be unimaginative to substitute one classical element (air) for another (water). Besides,
after the brilliantly imaginative Anaximandrian speculation on cosmogony, Anaximenes' theory might
sound downright prosaic. But Barnes (1982, p. 26) trod gingerly on such an assessment:
Anaximander's successors are often alleged to have betrayed his memory, retreating to
primitive, Thaletan, thoughts and quitting the speculative heights to which he had ascended.
Thus Xenophanes said that the earth 'reaches downward to infinity'; (21 B 28; cf. Aristotle, Cael
294a21-8 = A47); and Anaximenes had the earth 'riding' on the air (Aëtius, 13 a 20; cf. B 2a).
Anaximenes was followed by Anaxagoras and Democritus (Aristotle, Cael 294b13-23 = A20)
and by Diogenes of Apollonia (Scholiast on Basil, 64A16a); and his theory became an
orthodoxy, alluded to in poetry and prose, and guyed in comedy ([Hippocrates], Euripides,
Aristophanes, 64 C2). (Barnes, 1982, p. 26).
By choosing air as the archê with certain attributes, Anaximenes met two objections: (1) that
Thales' theory of water as the primary substance cannot account for all other known substances in the
world. Although water has definite qualities such as nutrients, it lacks the quantity, and the theory left
vague the process by which other substances come to be from water; and (2) that Anaximander's
apeiron, which is indefinite and has no known properties, can somehow generate all other substances
with definite properties. Anaximenes' air has definite physical properties like Thales' water, and is as
abundant and boundless as Anaximander's apeiron. This is where Anaximenes' theory of air combines
the best of both of his predecessors' hypotheses. Air is thus the originative substance as well as the
boundless entity from which other substances come to be and to which they return indefinitely. In short
it is also the apeiron.
What then are the properties of air? Hippolytus (n.d.) had this to say:
...[T]here is such a species of air, when it is most even, which is imperceptible to
vision, but capable of being manifested by cold and heat, and moisture and motion, and that it is
continually in motion; for that whatsoever things undergo alteration, do not change if there is
not motion (Chapter VI).
Another translation of the same passage by Hippolytus was cited by Fairbanks (1898) as
And the form of air is as follows:--. When it is of a very even consistency, it is imperceptible to
vision, but it becomes evident as the result of cold or heat or moisture, or when it is moved. It
is always in motion; for things would not change as they do unless it were in motion (p. 20).
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
195
The air which is imperceptible to vision is normal, breathable air of the atmosphere, and not (dark) mist
or vapor, which are visible. In addition, air is in continual motion, for without motion, change cannot
occur. Eschewing the question of motion, which itself requires quite an involved discussion, we note
that in the case of air, motion is clearly a prerequisite of any change of forms.
Air to Anaximenes was so fundamental that he made the earth riding on it. Moreover, he
offered a scientifically observable phenomenon as evidence, one that was totally testable and
falsifiable, and not one that was merely resting on pure reasoning. If, as was obvious, air surrounded
the earth above its surface, why could air not also surround the earth below its surface? Thus
Anaximenes' theory comes closer to reflecting reality. The extension of empirical evidence from the
verifiable to the hypothetical marked a significant step toward the scientific mindset in this formative
stage of scientific thought. When one considers the process Anaximenes postulated for the conversion
of air to other substances discussed below, one cannot but be impressed by the scientific character of
his theory. Recognizing this Anaximenean strength, Barnes offered a balanced view:
Of the many pieces of evidence the Anaximeneans adduced for their theory (Cael 294b22), only
one has survived, and that is not particularly impressive (Cael 294b13-21 = 13 A 20). Nor does
the Anaximenean theory provide much philosophical pabulum: compared to Anaximander's
argument, it is boring. For all that, Anaximander's successors were not his inferiors; charmed
by the elegance of his suggestion, they were sadly conscious of its failure to save the
phenomena, and the views they advance in its stead were intellectually dull but scientifically
progressive (1982, p. 27).
I must take issue with one aspect of Barnes' opinion, for, as we shall see below, Anaximenes'
theory of change consisting of rarefaction and condensation is anything but intellectually dull. Suffice
it to observe for now that it takes cogitation and insight to come up with a theory of change that was for
the first time lucidly expressed and eminently verifiable. Compared to the Anaximandrian ill-defined
process of separating off, which had hitherto engendered a profusion of speculation amounting at times
to little more than a wild-goose chase, Anaximenes' process was, and is, clearly described and open to
falsifiability, which is the hallmark of a scientific theory.
Air as soul.
Like Thales, who looked upon a magnet as having soul because it could move iron,
Anaximenes thought of air as soul. Aëtius, quoted in Waterfield (2000, p 18), briefly mentioned that air
as soul held the universe together.
T30. According to Anaximenes of Miletus,* the son of Eurystratus, air is the first principle of
things, since it is the source of everything and everything is dissolved back into it. Just as in us,
he says, soul, which is air, holds us together, so the whole universe is surrounded by wind and
air (he uses 'wind' and 'air' as synonyms*) (Aëtius, Opinions, 1.2.3.1-8 Diels).(as cited in
Waterfield, p.18).
In Zeller (2001, p.30), the corresponding passage reads, “Just as our souls, which are made of
air, hold us together, so does breath (πνεύμα) and air encompass the world.”
The identity of air as soul has deep consequences. If soul holds everything together, and as we
see below, governs and directs all things, then it is as air the archê and the apeiron at the same time. As
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
196
a corollary, if air is said to be divine (see below) then soul must too be said to be divine. I wonder if
any commentators are ready to accept that conclusion.
Johansen (1998, p. 27) also asserts about Anaximenes that “[t]he soul is air and governs us, as it
does the world,” much as Anaximander's apeiron was said to govern the world.
The term soul, according to Lorenz (2009), underwent extensive semantic expansion during the
sixth and fifth centuries B.C., and was thought of “as the distinguishing mark of living things, as
something that is the subject of emotional states and that is responsible for planning and practical
thinking, and also as the bearer of such virtues as courage and justice.“ (2009, para. 2). From the
Homeric notion that the soul is something a person risks losing in battle and that which leaves the body
after death to go to the underworld. (2009, §1, para. 3), the concept has expanded for the Pre-Socratics
of the fifth century to mean ”alive,” and applied to any living, and even inanimate, things, including
plants (2009, §1, para. 4). In further expansions, soul encompasses all kinds of emotions “like love and
hate, joy and grief, anger and shame.” even pleasures of food and drink and sexual desire (2009, §1,
para. 5), and moral qualities, such as courage, justice, endurance (2009, §1, para. 6). With such large
extensions of meaning, we should not be surprised to see the word soul used in all kinds of contexts
expressing varied concepts.
In short, the semantic extension of the term soul covered vast territories from the Homeric
human soul to any “animate” things, which included plants and animals and even magnets, to moral
and other human values. Anaximenes made air a life-force and associated it with the soul, which held
the universe together. Beyond him Pythagoras talked about the transmigration of soul, as illustrated in
an anecdote in which he claimed to have recognized the soul of a man dear to him in the cry of a dog
being beaten, and Plato conferred immortality to the soul.
We can draw from all these views the conclusion that air is alive, a life-force that resides outside
any elements and encompasses the entire universe.
Air as god.
It seems that all commentators, ancient or modern, invariably remark that Anaximenes
considered air as god, as divine. Yet the explanation of what the statement really means is hard to come
by. This leads me to suspect that there is little to be said about the apeiron being divine, other than the
mere assertion, as we saw in Anaximander, that the infinite, the boundless, is somehow related to the
divine.
On Anaximenes' theory of air as god, Waterfield provides a collection of testimonia:
T32 Next came Anaximenes, who claimed that air was god, which had been created, was
infinitely huge, and was always in motion. (Cicero, On the Nature of the Gods 1.19.32-4
Plasberg) (as cited in Waterfield , p.18).
T33 Anaximenes attributed all the causes of things to infinite air, but he did not deny the
existence of gods or have nothing to say about them; however, he believed not that air was
made by them, but that they emerged from air. (Augustine, The City of God 8.2.34-6
Dombart/Kalb) (as cited in Waterfield , p. 18).
The same theme that “[Anaximenes]' basic stuff is still divine, and eternal” was repeated by
Johansen (1998, p. 27) without further elaboration. In KRS (1983, p. 150), more citations from the
doxographical documents also equated air with god, also without comments.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
197
144. Afterwards, Anaximenes determined that air is god, and that it comes into being, and is
measureless and infinite and always in motion; as though either formless air could be a god...or
mortality did not attend upon everything that has come into being. (Cicero de natura deorum, 1,
10, 26) (as cited in KRS, p.150).
145. Anaximenes [says that] the air [is god]: one must understand, in the case of such
descriptions, the powers which interpenetrate the elements or bodies. (Aëtius 1, 7, 13) (as cited
in KRS, p.150).
146. He [Anaximander] left Anaximenes as his disciple and successor, who attributed all the
causes of things to infinite air, and did not deny that there were gods, or pass them over in
silence; yet he believed not that air was made by them, but that they arose from air. (Augustinus
de civ. Dei viii, 2) (as cited in KRS, p.150).
With so many assertions that the archê is divine, we still had little light shed on what they mean.
No one is more explicit than Burnet (1920, Introduction, §IX), who cautioned that the Ionians,
separated from the Hesiodic and Homeric traditions, were essentially secular people, unattached to a
religious worldview when it came to hypothesizing about reality. Thus,
[w]e must not be misled by the use of the word θεός in the remains that have come down to us.
It is quite true that the Ionians applied it to the "primary substance" and to the world or worlds,
but that means no more and no less than the use of the divine epithets "ageless" and "deathless"
to which we have referred already. In its religious sense the word "god" always means first and
foremost an object of worship, but already in Homer that has ceased to be its only signification.
Hesiod's Theogony is the best evidence of the change. It is clear that many of the gods
mentioned there were never worshipped by any one, and some of them are mere
personifications of natural phenomena, or even of human passions.
When the Milesians, as pioneers, set their eyes upon the physical world and arrived at the idea
that natural phenomena could and should be explained with natural occurrences and generalizations
derived from observation of them, they came upon the most revolutionary idea of the time. However,
the weight of tradition, though diminished for them, was still very much on the popular mind, and
perhaps to a much lesser extent on their own minds. When they came across the concept of a powerful
element, and the archê, the originative substance from which all things came to be and to which all
things returned when they perished, was a powerful one, the Milesians had to describe it in terms that
were readily understandable to all, natural philosopher and everyman alike. Hence, the term god must
have come readily to mind. From Thales to Anaximenes and beyond, they all talked loosely about god
without bothering to define it. To the pre-scientific mind, weaned for the first time from the awe
inspired by the power of an Olympian god, there simply was no term that rivaled god in
expressiveness, connotation, and descriptive power. Did the Milesians believe that their archê was
really a god in the religious sense? I seriously doubt it. First there was no evidence in the
doxographical tradition to support the assumption that the Milesians were thinking of a creator god or
an Olympian god. Having largely rejected the Hesiodic tradition, the Milesians were not about to
invoke divinity in their theory of the natural world. Second, nowhere in the scarcity of testimonia and
fragments were there any traces of religious connotations in the description of the originative
substance. No worship, no morality, no ethics, no personal relation between man and divinity, no right
or wrong, no power-inspired awe, no reward or punishment, none of those was mentioned as part of
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
198
their theories of the world. Even Anaximander's concept of injustice and retribution was
anthropomorphic. The only sure detail was that the primary substance was powerful enough to form
other substances, and this through a physical process more or less aptly described, and not through a
mystery-shrouded divine-inspired process sanctioned by the divinity. Lastly, the term god must be
construed metaphorically, not theologically. If the awe inspired by a powerful originative substance
could be glimpsed at, it was far from being the sentiment of a pioneer in science that such a substance
commands religious fervor or faith. Anaximenes even conceived of his air as the substance from which
all gods are formed, and presumably to which all gods return when they perish. So much for the
concept of god as a divinity to worship in the diverse doctrines of the Milesian school.
With this we will leave the concept of air as divine without further thought, given that the
doxographical tradition offers no substantive and worthwhile elucidation, modern commentary
notwithstanding.
Anaximenes' theory of change.
If there is anything remarkable about Anaximenes' theory of change, it is his adduction of the precise
mechanism by which change takes place. Without change air would never transform into anything to
make up the manifold of the universe. Nor is his theory of change as vague and mysterious as
Anaximander's separating off into the hot and the cold, which was at the genesis of all things. By
positing rarefaction and condensation as the process of generation, Anaximenes proposed a scientific
approach to the ontological puzzle of how everything came to be. Since Thales' water hypothesis no
theory had been proposed that could be falsified by empirical evidence until Anaximenes' formulation
of the physical process by which one substance transformed into another. Compared to the nebulous
process of generating the hot and the cold expounded by Anaximander, which lent itself to no
verification, Anaximenes' mechanism of rarefaction and condensation stood as much bolder and much
more advanced from a scientific point of view.
Air, which Anaximenes posited as the primary substance, undergoes the process of expansion
and compression due to perpetual motion which generates the hot and the cold, and is hence
transformed from substance to substance successively from fire to winds, clouds, water, earth, then
stones. From these stuffs the rest of the universe is formed.
As Zeller (2001, p. 30) explained it, the process of change, initiated by the constant motion of
the primary substance, by which all stuffs come to be, is clear and easily understood:
Through its beginning-less and endless motion the air undergoes a change, which is actually of
two kinds—rarefaction (μάνωσις, άρϊίωσις) or “loosening” (χαλαρόν) and condensation
(πυκνωσις) or contraction (συστέλλεσθαι). The former process is at the same time “warming”
and the latter “cooling”. By rarefaction air becomes fire and by condensation wind and
progressively clouds, water, earth and stones (2001, p. 30).
The constant motion and the process of change with a little less detail was also invoked by Shand
(2002)
Air is in constant motion as can be felt, but not seen, from the wind. By a process of rarefaction
and condensation air becomes visible in the forms we recognize as fire (rarefaction) and water
and stone (condensation); through this process an account is given of how things change.
Being at the heart of Anaximenes' theory of change, the mechanism of rarefaction and condensation has
been documented richly by KRS, using Simplicius and Hippolytus as sources.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
199
140 Being made finer it becomes fire, being made thicker it becomes wind, then cloud, then
(when thickened still more) water, then earth, then stones; and the rest come into being from
these. He, too, makes motion eternal, and says that change, also, comes about through it
(Simplicius in Physics, 24, 26) (as cited in KRS, 1983, p. 145).
141 Anaximenes... said that infinite air was the principle, from which the things that are
becoming, and that are, and that shall be, and gods and things divine, all come into being, and
the rest from its products. The form of air is of this kind: whenever it is most equable it is
invisible to sight, but is revealed by the cold and the hot and the damp and by movement. It is
always in motion; for things that change do not change unless there be movement. Through
becoming denser or finer it has different appearances; for when it is dissolved into what is finer
it becomes fire; while winds, again, are air that is becoming condensed, and cloud is produced
from air by felting. When it is condensed still more, water is produced, and when condensed as
far as possible, stones. The result is that the most influential components of generation are
opposites, hot and cold. (from Hippolytus, Refutations 1, 7. 1. VI) (as cited in KRS, 1983, p.
145).
In addition, a sketchy account also exists in Pseudo-Plutarch, which Waterfield cited (2000, p. 18).
“Anaximenes says that everything is created by the condensation, as it were, of air, or alternatively by
its rarefaction, while motion exists eternally. (Ps.-Plutarch, Miscellanies, 3.3-8 Diels).”
We note that in all the sources cited above, motion was postulated without an explanation.
Motion, as well as perpetual motion, was assumed, for it was needed for rarefaction and condensation
to occur. And air was viewed as the single stuff of which it could be said with good reason to be in
constant motion.
More remarkable still are falsifiable aspects of change which Waterfield (2000, p. 18) cited
from Plutarch:.
T 31 Anaximenes says that matter in a compressed and condensed state of cold, while in a
dilated and 'loose' state (this is more or less exactly how he puts it) it is warm. And so, he says,
when people say that man emits both warmth and cold from his mouth, they are not saying
anything unreasonable. For breath gets cold when it is put under pressure and condensed by the
lips, while when the mouth is relaxed the breath that escapes becomes warm as a result of its
being in a rarefied state. (Plutarch, On the Primary Cold 947f8-948a3 Helmbold).
The above passage formulated a claim that was thoroughly testable. If the hypothesis was wrong in
detail, it was no less noteworthy for its explanatory power, which was derived from empirical
observations, clearly described, and open to confirmation or rejection. Anyone who wanted to test the
claim could do so by following the procedure defined. The process thus described is the closest to
experimentation that one can get in an Ionian theory. Just put the column of air coming from the lungs
under pressure behind the lips, then release it while still maintaining pressure to verify the results. It is
this type of testability that makes Anaximenes' theory stand out as scientific. His theory stands or falls
only on experimental evidence.
Hippolytus (n.d.) reported in some detail the same change mechanism in his Refutations
...[T]here is such a species of air, when it is most even, which is imperceptible to
vision, but capable of being manifested by cold and heat, and moisture and motion, and that it is
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
200
continually in motion; for that whatsoever things undergo alteration, do not change if there is
not motion. For that it presents a different appearance according as it is condensed and
attenuated, for when it is dissolved into what is more attenuated that fire is produced, and that
when it is moderately condensed again into air that a cloud is formed from the air by virtue of
the contraction; but when condensed still more, water, (and) that when the condensation is
carried still further, earth is formed; and when condensed to the very highest degree, stones.
(Book 1, Chapter VI).
Let us pause for a moment to study the process of rarefaction and condensation. First this
mechanism was aptly chosen for a gas such as air. It would not work with most solids unless intense
heat is applied to sublimate them. One can imagine that Anaximenes would not choose earth or fire,
after rejecting water, as the originative substance for obvious reasons. As just said, if earth were
chosen as the originative substance, for earth to become air would require a process of sublimation, of
which the technology of the time was incapable. Besides, earth was limited in volume, unlike air,
which seemed limitless. Fire would not be a good archê, for it was known to destroy more than to
create. Presocratic natural philosophers were not yet acquainted with the law of conservation of energy
and of matter. Second, notwithstanding the fact (known today) that when air in a closed system is
rarefied enough, a vacuum, and not fire, forms, the process Anaximenes proposed was perfectly
falsifiable by any observer and experimenter. Therein lies the superiority of Anaximenes' theory over
Anaximander's theory of separation, which was not at all testable. Third, though rarefaction and
condensation are but one phenomenon caused by what we call pressure today (pressure = force / area,
i.e., force (in kilograms, for instance) applied on a unit of surface area), the binary opposition (just like
hot/cold, dark/light, etc.) seemed plausible and plain enough to be acceptable to common sense.
Rarefaction is the result of a smaller pressure on the same mass of air, and condensation that of a
greater pressure. Finally, the same change mechanism accounts for a number of phenomena (formation
of fire, wind, clouds, water, earth, and stones), and thus satisfies Occam's razor. Hence, it qualifies as a
generalization, a hypothesis, or a theory for its simplicity and explanatory power based on observation.
Mindful of comments by Barnes:
Was Anaximenes really a precocious quantifier, a Presocratic Boyle? Alas, I suspect he was not.
Greek scientists were in general averse to, or incapable of, the application of mathematics to
physical processes and phenomena; and there is no evidence that Anaximenes himself had any
such application in mind: he had no scale and no instrument for measuring density, and for him
density was a quantitative notion only in the weakest sense.” (Barnes, 1982, p. 46:)
and by McKirahan:
There is no reason to think that he conceived of analyzing rarity and density in numerical terms.
… Moreover, though ‘more’ and ‘less’ are quantitative concepts, it is not clear that Anaximenes
understood rare and dense in that way. For us, rarity and density depend on how much of
something there is in a given volume, but the idea of ‘a given volume’ is rather sophisticated,
and dense and rare themselves can be thought of as qualities just as well as hot and cold can.
Anaximenes had the idea of analyzing one feature in terms of another, but it is anachronistic to
see him as the originator of the belief that science is essentially quantitative.” (McKirahan,
1994, p. 51).
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
201
not to attach any quantitative interpretation to Anaximenes' theory of change, and although it is an
anachronism to judge an ancient theory by using modern scientific knowledge, we do it, first, to satisfy
our curiosity, but, more importantly, to test his theory since it was the first hypothesis advanced by a
natural philosopher that lent itself to scientific scrutiny.
Anaximenes' theory claimed that:
(1) air, when invisible, is perceived by its being hot or cold, moist and in motion;
(2) from air, rarefaction produces heat, ultimately resulting in fire.
(3) from air, condensation produces cold;
(4) applied successively, condensation of air transforms into wind, clouds, water, earth, and
finally stones;
(5) the change process is linear and irreversible.
Proposition (1) is unimpeachable, for air can be hot, cold, damp, and is in constant motion. These
properties are readily observable. But it is Proposition (2) that is quite interesting because it is
substantiated by a physics law, given certain assumptions. In a closed system, under constant pressure
and with a constant number of molecules (mass), the volume V of an ideal gas varies in direct
proportion to its temperature T. This means that when a gas expands, i.e., becomes rarer, its
temperature rises (Benson, 2008b, para. 4), or, what amounts to the same thing, when a gas is heated, it
expands. This relation is known as Charles' Law, or as Charles and Gay-Lussac's Law, which is
illustrated in Figure 2..
Figure 2. Charles and Gay-Lussac's Law.
Under constant pressure, the gas in the left cylinder, heated to 300 K, expands. When cooled
cryogenically to 225 K (below absolute zero of 273 K), the same amount of gas contracts. Thus the
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
202
ratio V / T of volume to temperature is more or less constant (C), In other words, the volume is directly
proportional to the temperature.
Note: From “Charles and Gay-Lussac's Law” by T. Benson, 2008b. Retrieved March 20, 2010, from
http://www.grc.nasa.gov/WWW/K-12/airplane/glussac.html.
If rarefaction continues, a vacuum, but not fire, will result. Proposition (3) is a corollary of Proposition
(2), i.e., if the former holds the other does too. Proposition (4) describes phase changes from a gaseous
to a solid state in successive stages, keeping the temperature constant. As the pressure increases, vapor
(assuming air contains water molecules) begins to liquefy, until at freezing temperature, it solidifies
into ice. Beyond that point considerable more pressure is needed to compress the liquid. Proposition
(5) is only implied. It must describe a linear and irreversible process, since it would be very difficult to
transform a solid into a gas. To turn a solid below the triple point in the phase diagram, where all
three phases (solid, liquid, gas) coexist in equilibrium, to a gas, keeping the pressure constant, the
temperature of the solid must be raised. The resulting process is called sublimation. Only a few
compounds sublime easily. Ice and snow sublime at below melting point. And some natural
compounds sublime at everyday temperature; e.g., naphthalene (in mothballs) and camphor sublime at
room temperature. Given the physics, which was unknown to the Pre-Socratics, and in the absence of
doxographical evidence, it would be unwarranted to suppose that Anaximenes' process of rarefaction
and condensation was reversible. This, however, by no means denies that Anaximenes' approach is
anything but scientific.
Anaximenes' cosmology.
As is familiar by now, a discussion of the origin of the universe is not colored by Hesiodic cosmogony
or by Homeric tradition among the Milesians. Reality is made of matter. From Thales to Anaximander
and Anaximenes the main concern was to posit an originating substance that accounted for the
formation of the rest of the material world. This is why the doxographical tradition as well as modern
commentators regard the Milesians as material monists. Leaving the worry about whether the Milesians
were true material monists to Graham (2006, p. 52ff.), and in spite of the lingering influence of
tradition that made all three Milesians claim that their archê was divine, we now look at the
Anaximenean view of the formation of the universe.
First the earth was formed by the felting of air. Felting is the process of compressing a
substance under heat and moisture to form a matted fabric-like substance. The earth was thus formed
from the posited condensation process. Unlike Anaximander's earth, which is supported by nothing,
Anaximenes' earth floats on air, but like Anaximander's earth, it is flat. Then from the earth other
heavenly bodies arose by the moisture that emanated from it. The sun, the moon, and the stars, being
fiery, rose into the sky. The stars came to be as a result of rarefaction of air. The stars revolved around
the earth like a cap around the head but did not go under the earth; they were just hidden behind the
higher regions of the earth on the north side, as illustrated by Figure 3. Because of their great distance,
the stars did not produce any heat. Winds, clouds, rain, hail, lightning came from the same air by the
natural processes of compression and dilation. Even earthquakes were produced by the same forces
unleashed by the processes, which broke the earth and shook it. Every natural phenomenon was
explained by the same physical mechanism. And although none of the Milesians even remotely
suggested a quantitative analysis of natural phenomena, and Anaximander introduced measurements in
his cosmology, Anaximenes by implication did hint at quantitative concepts in his rarefaction and
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
203
condensation process. This process results in change of volume, which is a quantitative concept, even
to the Milesians. In an experiment suggested by Plutarch above, any observer of a balloon-like face of
a man closing his mouth while exhaling compressed air through it would no doubt characterize the
phenomenon as quantitative and not qualitative, i.e., puffed-up face vs. normal face, or large vs. small.
The hot and cold created by the same process is, therefore, quantitative. At the right amount heat
becomes intense enough to cause fire. Heat intensity is thus quantitative, even to the pre-scientific
mind and in the absence of measuring instruments. Finally, Anaximenes invoked no divine power to
explain all the powerful changes that his change mechanism produced. He made use of a physical,
natural process to account for the formation of natural phenomena and substances.
T 34 He says that the first product of the felting* of the air is the earth, which is quite flat,
which means that it can therefore ride on the air. The earth is the starting point for the creation
of the sun, moon, and all the other heavenly bodies. At any rate, he says that the sun is earth,
but that it has become well and truly heated so as a result of the swiftness of its motion. (Ps.Plutarch, Miscellanies, 3.3-8 Diels) (as cited in Waterfield, 2000, p. 18).
Figure 3. Anaximenes' World.
Anaximenes' earth floats on air. The sun does not set below the earth, but is obscured by the higher
parts of the earth to the north.
Note: From “Anaximenes of Miletus” by G. Stamatellos, 2006. Retrieved March 1, 2010, from
http://www.philosophy.gr/presocratics/anaximenes.htm
Shand (2002) added that “The earth is flat and rides on air, and it is surrounded by heavenly
bodies, all of which are centres of fire, but most are so distant from earth that they provide no heat (p.
6).
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
204
The doxographical tradition furnishes a copious coverage of the formation of the universe.
Hippolytus (n.d., Book 1, Chapter VI) leads the parade of sources:
And that the expanded earth is wafted along upon the air, and in like manner both sun and moon
and the rest of the stars; for all things being of the nature of fire, are wafted about through the
expanse of space, upon the air. And that the stars are produced from earth by reason of the mist
which arises from this earth; and when this is attenuated, that fire is produced, and that the stars
consist of the fire which is being borne aloft. But also that there are terrestrial natures in the
region of the stars carried on along with them. And he says that the stars do not move under the
earth, as some have supposed, but around the earth, just as a cap is turned round our head; and
that the sun is hid, not by being under the earth, but because covered by the higher portions of
the earth, and on account of the greater distance that he is from us. (Hippolytus, n.d., I, Chapter
VI).
Waterfield (2000) also gives Hippolytus' account of the formation of heavenly bodies in a different
translation:
T35 According to Anaximenes, the earth is flat and rides on air, and similarly the sun, the moon
and all the other heavenly bodies, which are made of fire, ride on the air because of their
flatness. He says that the heavenly bodies have come into existence from the earth, as a result
of the rising of moisture out of the earth. When this moisture is rarefied, it turns into fire, and
the heavenly bodies are composed of this fire, which rises up into the heavens. . . He says that
the heavenly bodies do not move under the earth, as others have supposed, but around the earth,
as a strip of felt moves around one's head; and that the sun is hidden not by being under the
earth, but by being concealed by the higher parts of the earth and as a result of its increased
distance from us.. . Rainbows are created when the sun's rays fall on concentrated air.
(Hippolytus, Refutations of All Heresies 1.7.4-8 Marcovich) (as cited in Waterfield, 2000, p.
19).
The account of the rainbow is remarkable for its accuracy since concentrated air is laden with
moisture; and a rainbow is produced by the scattering of sunlight by water vapor in the atmosphere
which acts like a prism. As for the notion that the sun does not disappear under the earth but rather is
hidden behind the higher northern parts of the earth, it might be plausibly justified by the presence
north of Miletus of Mount Mycale. Still it is baffling why Anaximenes would want the sun to set
behind the northern region.
T36 (DK 12A14; KRS 157) Corroboration of the view that the regions of the earth to the
north highlands is found in the fact that many of the ancient speculators about celestial
phenomena held that the sun does not pass under the earth but around it (specifically around this
northern region), and disappears and causes night because the land is high in the north
(Aristotle, On Celestial Phenomena 354227-32 Bekker) (as cited in Waterfield, 2000, p. 19).
The earth's flatness insures its stability since it rests on a cushion of air “like a lid.” What is
hard to conceive is that the air beneath the earth has little room to move, is “compressed against the
underside of the earth,” and is captive like “water in a clepsydra.” (Waterfield, 2000, p. 19). If such
is the case, what does the air rest on? The air underneath the earth can be compressed only if there is
something else below and around it against which pressure may be exerted. Yet on the Anaximenean
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
205
view, air is supposed to be everywhere and thus should be free to flow and expand in all directions. In
the absence of clear explanations from Aristotle or Anaximenes we are left in the dark.
T37 Anaximenes, Anaxagoras, and Democritus say that the flatness of the earth is responsible
for its staying in place, because it does not cut the air beneath, but rests on it like a lid (as flat
bodies obviously do). . . According to these thinkers, thanks to its flatness the earth behaves in
the same way in relation to the air beneath it, which does not have enough room to move,
and so becomes compressed against the underside of the earth and remains motionless, like the
water in a clepsydra* (Aristotle, On the Heavens, 294b13-21 Allan) (as cited in Waterfield,
2000, p. 19).
The argument that the movement of heavenly bodies is caused by condensed air is a defensible
one since only air that becomes heavy by condensation has the force to move them, gravitation being
still unknown to the Pre-Socratics.
T38 Anaximenes says that the turnings of the heavenly bodies are due to their being pushed off
course by condensed air which repels them. (Aëtius, Opinions 2.23.1 Diels) (as cited in
Waterfield, 2000, p. 19).
But the notion of heavenly bodies being “fiery leaves” or “fixed like nails into the ice-like
periphery” is curious (Waterfield, 2000, p. 20). Why Aëtius or Anaximenes ignored the round disk of
the sun and the full moon should remain a puzzle.
T39 Anaximenes says that the heavenly bodies are fixed like nails into the ice-like periphery;
but some say that they are fiery leaves, like paintings. (Aëtius, Opinions 2.14.3. Diels) (as
cited in Waterfield, 2000, p. 20).
However, the account below of how rain, hail and snow form is plausible in its general outline.
We know now that hailstones are ice pellets formed in the cumulonimbus clouds that are kicked
repeatedly up to the clouds by strong updrafts until they get too heavy and fall under their own weight.
The “windy ingredient” can chill the air both in low and high altitudes to below freezing and thus
sustain a snowfall.
T40 Anaximenes' views coincide with those of Anaximander on these phenomena [...], except
that he adds what happens in the case of the sea, which gleams when it is cleaved by oars. . .
Anaximenes says that clouds are caused by the increased thickening of the air, and that when air
is concentrated even more rain is squeezed out; that hail happens when the water is frozen as it
is falling, and snow when a windy ingredient is included in the moisture. (Aëtius, Opinions
3.3.2, 3.4.1 Diels) (as cited in Waterfield, 2000, p. 20).
From meteorology Anaximenes passed to geology, where he was much less convincing. The
passage quoted by Waterfield below seems to indicate that earthquake originates on the surface of the
earth, where the breakage and fall of the earth's crust caused by drought or rain produce the tremor.
This is one assertion that takes no effort to refute.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
206
T41 (DK 12121; KRS 159) Anaximenes says that when the earth is soaked or dried out, it
breaks up, and is shaken when peaks break off under these circumstances and fall down. And
that, he says, is why earthquakes happen both during droughts and also during times of
excessive rain. For during droughts, as I have said, the earth gets dry and breaks up, and when
it becomes saturated with water it falls to pieces. (Aristotle, On Celestial Phenomena, 365b 612 Bekker) (as cited in Waterfield, 2000, p. 20).
True to his theory, Anaximenes explained meteorological phenomena by the same rarefaction
and condensation process at work in the formation of the universe. Winds are produced by condensed
air, which when further compressed become clouds. Other weather elements are generated likewise as
was abundantly expounded by Hippolytus. The explanation of the mechanism of weather is plausible.
But that the stars do not emit heat on account of the length of distance; and that the winds are
produced when the condensed air, becoming rarefied, is borne on; and that when collected and
thickened still further, clouds are generated, and thus a change made into water. And that hail is
produced when the water borne down from the clouds becomes congealed; and that snow is
generated when these very clouds, being more moist, acquire congelation; and that lightning is
caused when the clouds are parted by force of the winds; for when these are sundered there is
produced a brilliant and fiery flash. And that a rainbow is produced by reason of the rays of the
sun falling on the collected air. And that an earthquake takes place when the earth is altered into
a larger (bulk) by heat and cold. (Hippolytus, n.d., I, Chapter VI).
For depth of perspective on the Anaximenean world, and for completeness' sake, we present
from Burnet's Early Greek Philosophy (1920, Chapter III, §29) his long collection of doxographical
materials on cosmology, meteorology, and geology, the fields of inquiry to which the Milesians devoted
their attention.
He says that, as the air was felted, the earth first came into being. It is very broad and is
accordingly supported by the air.— Ps.-Plutarch. Strom. fr. 3 (R. P. 25).
In the same way the sun and the moon and the other heavenly bodies, which are of a fiery
nature, are supported by the air because of their breadth. The heavenly bodies were
produced from the earth by moisture rising from it. When this is rarefied, fire comes into
being, and the stars are composed of the fire thus raised aloft. There were also bodies of
earthy substance in the region of the stars, revolving along with them. And he says that the
heavenly bodies do not move under the earth, as others suppose, but round it, as a cap turns
round our head. The sun is hidden from sight, not because it goes under the earth, but
because it is concealed by the higher parts of the earth, and because its distance from us
becomes greater. The stars give no heat because of the greatness of their distance.—Hippolytus.
Refutations, i. 7, 4-6 (R. P. 28).
Winds are produced when air is condensed and rushes along under propulsion; but when it
is concentrated and thickened still more, clouds are generated; and, lastly, it turns to
water—Hippolytus. Refutations, i. 7, 7 (Dox. p. 561).
The stars [are fixed like nails in the crystalline vault of the heavens, but some say they] are
fiery leaves, like paintings.—Aetius ii. 14, 3 (Dox. p. 344).
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
207
They do not go under the earth, but turn round it.—Ib. 16, 6 (Dox. p. 348).
The sun is fiery.—Ib. 20, 2 (Dox. p. 348).
It is broad like a leaf.—Ib 22, 1 (Dox. p. 352).
The heavenly bodies turn back in their courses owing to the resistance of compressed air.
—Ib. 23, 1 (Dox. p. 352).
The moon is of fire.—I b. 25, 2 (Dox. p. 356).
Anaximenes explained lightning like Anaximander, adding as an illustration what happens
in the case of the sea, which flashes when divided by the oars—I b. iii. 3, 2 (Dox. p. 368).
Hail is produced when water freezes in falling; snow, when there is some air imprisoned in
the water.—Aetius. iii. 4, 1 (Dox, p. 370).
The rainbow is produced when the beams of the sun fall on thick condensed air. Hence the
anterior part of it seems red, being burnt by the sun's rays, while the other part is dark,
owing to the predominance of moisture. And he says that a rainbow is produced at night by
the moon, but not often, because there is not constantly a full moon, and because the
moon's light is weaker than that of the sun.—Schol,. Arat.(Dox . p. 231).
The earth was like a table in shape.—Aetius. iii. 10, 3 (Dox . p. 377).
The cause of earthquakes was the dryness and moisture of the earth, occasioned by
droughts and heavy rains respectively. Ib. 15, 3 ( Dox p. 379).
Influence of Anaximenes.
Historians of philosophy generally placed Anaximenes below Anaximander in hypothesis-forming, in
elegance of theory-construction and in breadth of intellectual sweep. I cannot disagree more. While
there is some truth in the assertion of elegance in the Anaximandrian theory, Anaximenes' theory of
change far outweighs the vague Anaximandrian concept of separation, or of his own hypothesis of air
as archê. For the first time, a theory was proposed that was readily testable by the observant public,
requiring nothing more than the willingness of the observer to experiment. This is by far the most
daring and commendable of attitudes. The theorist was willing to risk his reputation to advance to the
world a notion that was falsifiable. Scientists can do no less.
At the risk of repetition, I will quote just two scholars at length. The first one is Reale, who
argued, like me, that Anaximenes' contributions are superior to Anaximander's, solely on account of his
scientific mindset.
Anaximenes is for the most part judged by the historians of philosophy as inferior to
Anaximander, but this view is wrong. It is true instead that Anaximenes, as some scholars have
become aware, signals a progress over his predecessors by trying to explain rationally the
qualitative difference of the things which are derived from a quantitative difference of the
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
208
originating principle (condensation and rarefaction are precisely quantitatively differentiated)
(Reale, 1987, pp. 46-47)
Burnet (1920) was even more detailed in his assessment of Anaximenes, the one that he
thought represented the Milesian doctrine. He rested his argument mainly on the responses of later
philosophers and their debt to the Anaximenean worldview.
It is not easy for us to realise that, in the eyes of his contemporaries, and for long after,
Anaximenes was a much more important figure than Anaximander. And yet the fact is certain.
We shall see that Pythagoras, though he followed Anaximander in his account of the heavenly
bodies, was far more indebted to Anaximenes for his general theory of the world (§ 53). We
shall see further that when, at a later date, science revived once more in Ionia, it was "the
philosophy of Anaximenes" to which it attached itself (§ 122). Anaxagoras adopted many of his
most characteristic views (§ 135), and so did the Atomists. Diogenes of Apollonia went back
to the central doctrine of Anaximenes, and made Air the primary substance, though he also tried
to combine it with the theories of Anaxagoras (§ 188). We shall come to all this later; but it
seemed desirable to point out at once that Anaximenes marks the culminating point of the line
of thought which started with Thales, and to show how the "philosophy of Anaximenes" came
to mean the Milesian doctrine as a whole. This it can only have done because it was really the
work of a school, of which Anaximenes was the last distinguished representative, and
because his contribution to it was one that completed the system he had inherited from his
predecessors. That the theory of rarefaction and condensation was really such a completion of
the Milesian system, we have seen (§ 26), and it need only be added that a clear realisation of
this fact will be the best clue at once to the understanding of the Milesian cosmology itself and
to that of the systems which followed it. In the main, it is from Anaximenes they all start.
(Burnet, 1920, III, §31).
To command the attention of future generations and spawn a following decades or centuries
after the theory was propounded was by any measure an achievement of signal proportions. One
should not derogate such an accolade from later generations, who in general were more advanced and
sophisticated than their ancestors.
Conclusion
The last distinguished member of the Milesian school truly defines the culmination of progress toward
the scientific mindset in the modern sense of the word. While Anaximenes' contribution was twofold,
the formulation of his apeiron archê as air and the articulation of a scientifically verifiable mechanism
by which all things come to be, it is the latter that commends him to the modern scientifically-minded
reader. Yet one is inseparable from the other as we have seen.
His originative substance, air, was probably much more defensible than Thales' water or
Anaximander's apeiron. It had definite observable properties and was boundlessly abundant. This was
so to insure an abundant supply of raw material with which to form new things. Anaximenes' archê
was a familiar substance that everyman knew and experienced in daily life, and which everyone knew
to be inexhaustible. At the same time, air had to have the capacity to evolve into other forms, other
substances. This is where the theory of change comes in.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
209
Anaximenes' theory of change (rarefaction and condensation) was simple, lucid, easily
understandable, clearly described, and, most importantly, testable. No other theory hitherto could
boast all these qualities. Anaximenes proposed it to explain the formation of the universe. Step by step
air is compressed to form wind, clouds, water, earth, and stones. When air rarefies it becomes hot, so
hot it ends up being fire. No other process of generation is clearer than that which he described. He
even proposed a simple test to confirm or disprove his own theory, a first in scientific investigation.
Normally, scientists leave it up to his confreres to figure out how to demolish their theories.
Anaximenes gave the skeptics the tools with which to falsify his claim. This is courage of a high order
and the attitude of a scientist.
But the most crucial achievement was the scientific approach that Anaximenes unequivocally
introduced without fanfare or timidity. Should we fault him for not emphasizing measurements and
quantifying his assertions? I should think not. These obvious lacunae in his theory were
understandable, however. The fact that he had to work with the technology of his day and with an
absence of an experimental tradition in Ionia should show how sophisticated Anaximenes was.
Generations of natural philosophers and scientists after him now have the concept of verifying theory
on the basis of empirical evidence, and not on reasoning alone to apply in their endeavors. And that is
why Anaximenes left a mark in history as a pioneer scientist. ■
TDL
24 March 2010
References
Barnes, J. (1982). The Presocratic philosophers. New York, NY: Routledge. (Original work published
1979). Retrieved December 13, 2009, from http://books.google.com/books?
id=wrNzVF5julgC&printsec=frontcover&source=gbs_navlinks_sv=onepage&q=&f=false.
Barnes, J (2001). Early Greek philosophy. London, England: Penguin Books. (Original work published
1983). Retrieved December 12, 2009, from http://books.google.com/books?
id=ooq9SnHIdxIC&printsec=frontcover&source=gbs_navlinks_sv=onepage&q=&f=false.
Benson, T. (Ed.). (July 11, 2008a). Boyle's Law. Glenn Research Center. National Aeronautics and
Space Administration [NASA]. Retrieved March 20, 2010, from
http://www.grc.nasa.gov/WWW/K-12/airplane/boyle.html.
Benson, T. (Ed.). (July 11, 2008b). Charles and Gay-Lussac's Law. Glenn Research Center. National
Aeronautics and Space Administration [NASA]. Retrieved March 20, 2010, from
http://www.grc.nasa.gov/WWW/K-12/airplane/glussac.html.
Burnet, J. (1920). Early Greek philosophy. 3rd ed. London, England: A & C Black Ltd. Retrieved
November 20, 2009, from http://www.classicpersuasion.org/pw/burnet/egp.htm?chapter=1#31.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
210
Diogenes L. (n.d.). The Lives and opinions of eminent philosophers. Retrieved September 26, 2009,
from http://classicpersuasion.org/pw/diogenes/dlthales.htm
Fairbanks, A. (1898). The first philosophers of Greece. London, England: Kegan Paul, Trench,
Trübner & Co.
Graham, D.W. (2006). Explaining the cosmos: the Ionian tradition of scientific philosophy. Princeton,
NJ: Princeton University Press. Retrieved March 10, 2010, from
http://books.google.com/books
id=yPLH2SvP044C&printsec=frontcover&source=gbs_navlinks_sv=onepage&q=&f=false.
Hippolytus. (n.d.). The Refutations of all heresies. Retrieved October 28, 2009, from
http://www.earlychristianwritings.com/text/hippolytus1.html
Johansen, K. F. (1998). A history of ancient philosophy: From the beginnings to Augustine. London,
England: Routledge. (Original work published 1991). Retrieved March 12, 2010, from
http://books.google.com/books?id=BMIRlx_CdJQC
&printsec=frontcover&source=gbs_navlinks_s v=onepage&q=&f=false.
Kirk, G. S., Raven, J. E., & Shofield, M. (1983). The Presocratic philosophers: a critical history with a
selection of texts. (2nd ed). Cambridge, England: Cambridge University Press. (Original work
published 1957). Retrieved December 7, 2009, from http://books.google.com/books?
id=kFpd86J8PLsC&printsec=frontcoverv=onepage&q=&f=false.
Lorenz, H. (2009, April 22). Ancient theories of soul. In Stanford Encyclopedia of Philosophy.
Retrieved September 29, 2009, from http://www.science.uva.nl/~seop/entries/ancient-soul/#2.
McKirahan, Jr., R. D. (1994). Philosophy before Socrates. Indianapolis, IN: Hackett Publishing
Company.
Reale, G. (1987). A history of ancient philosophy: From the origins to Socrates. ( J. R. Catan, Trans.).
Albany, NY: State University of New York Press.
Shand, J.. (2002). Philosophy and philosophers: An introduction to Western philosophy. Montreal,
Canada: McGill-Queen's University Press. (Original work published 1993). Retrieved
December 5, 2009, from http://books.google.com/books?
id=P9PL0HrZSEQC&pg=PA6&lpg=PA6&dq=anaximander+arche&source=bl&ots=
Ek0YjU69F7&sig=rZdpcPQI_8g8AO5FCyjZogcXAYA&hl=en&ei=hd8VS_TVI8jnQesgt3QBg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=6&ved=0CBoQ6AEwBQ#v=
onepage&q=anaximander%20arche&f=false.
Shand, J. (Ed.) (2003). Fundamentals of philosophy. London, England: Routledge.
Stamatellos, G. (2006). Anaximenes of Miletus. Retrieved February 28, 2010, from
http://www.philosophy.gr/presocratics/anaximenes.htm.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
211
Waterfield, R. (2000). The first philosophers: the presocratics and sophists. Oxford, England: Oxford
University Press. Retrieved December 7, 2009, from http://books.google.com/books?.
id=T8PD7j0NV0cC&printsec=frontcover&source=gbs_navlinks_s#v=onepage&q=&f=false.
Windelbrand, W. (1899). History of ancient philosophy. (H. E. Cushman, Trans.). New York, NY:
Charles Scribners's Sons. Retrieved March 11, 2010, from
http://books.google.com/books?id=NQuITJh6IrkC&printsec=frontcover&dq=Guthrie,+W.+K.
+C+A+History+of+Greek.
+Philosophy.&source=gbs_similarbooks_s&cad=1v=onepage&q=&f=false#v=onepage
&q=&f=false.
Zeller, E. (2001). Outline of the history of Greek philosophy. London, England: Routledge. (Original
work published 1931). Retrieved March 11, 2010, from
http://books.google.com/books?id=3HLrbnhrEeIC&printsec=frontcover&dq=Guthrie,+W.+K.
+C.+A+History+of+Greek+Philosophy.&source=gbs_similarbooks_s
&cad=1#v=onepage&q=&f=false.

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
212
ñ†c ThÖ Haiku NhÆt Bän
Qua LÓi Vi‰t ROMAJI
ñàm Trung Pháp
Mỗi bài thơ “haiku” (phát âm lối Hán Việt là “bài cú”) của người Nhật Bản là một tiểu vũ trụ thu gọn
trong vẻn vẹn 17 âm tiết. Trong cái hạn hẹp tối đa ấy, nhà thơ diễn tả cảm nghĩ của mình trước thiên
nhiên và còn cho người đọc thoáng thấy một hình ảnh vĩnh cửu phát hiện qua một cảnh trí thông
thường chóng phai mờ. Về điểm này thì hình như mỗi nhà thơ lớn, ở phương trời nào cũng vậy, đều có
đôi chút “tâm hồn haiku” – như khi William Blake đã thấy cả vũ trụ trong một hạt cát, cả thiên đường
trong một đóa hoa dại (“to see a world in a grain of sand, a heaven in a wild flower”) hoặc như khi
Đinh Hùng mới chỉ nhìn vào đôi mắt lưu ly của Kỳ Nữ mà đã “thấy cả bóng một vầng đông thuở trước,
cả con đường sao mọc lúc ta đi”!
Tổng số 17 âm tiết của một bài haiku được thu xếp thành 3 dòng thơ, thông thường với 5 âm tiết
cho dòng thứ nhất, 7 âm tiết cho dòng thứ hai, và 5 âm tiết cho dòng thứ ba. Ba dòng thơ ấy không bắt
buộc phải vần với nhau và cũng không cần những dấu chấm câu.
Thi bá Matsuo Basho thuộc thế kỷ 17 là người đã nâng thơ haiku lên hàng nghệ thuật siêu đẳng,
và cũng từ đó haiku trở nên thể thơ thông dụng nhất trong văn chương Nhật Bản. Nghệ thuật siêu đẳng
này gắt gao đòi hỏi nhà thơ phải diễn tả rất nhiều, gợi ý tối đa trong một hình thức vắn tắt, cô đọng
nhất. Mỗi bài haiku phải gây nên một ấn tượng trọn vẹn bằng cách đặt vào bên cạnh yếu tố thiên nhiên
một câu gợi ý về một mùa trong năm hoặc một cảm xúc mạnh. Bài thơ dưới đây của Basho dùng hai
yếu tố thiên nhiên (con đường vắng vẻ, lúc xẩm tối mùa thu) để làm bối cảnh cho một cảm xúc mạnh
(sự hiu quạnh tột cùng):
kono michi ya
yuku hito nashi ni
aki no kure
con đường ấy
không người qua lại
trời xẩm tối mùa thu
Vì nhiều chữ Nhật Bản ở dạng đa âm tiết (thí dụ như danh từ shizukesa có nghĩa là sự thanh tịnh
gồm 4 âm tiết), khi bị ghép vào mô thức haiku tiết chế, nhiều khi chỉ một hai chữ thôi đã chiếm hết cả
dòng thơ rồi. Cho nên cả bài haiku chỉ là vài ba nét chấm phá để gợi cảnh, gợi tình, hoàn toàn « ý tại
ngôn ngoại. »
Ba thi nhân haiku hàng đầu trong văn học Nhật Bản là Matsuo Basho (1644-1694), Yosa Buson
(1716-1784), và Kobayashi Issa (1763-1827). Basho lẫy lừng nhất, thường được ví như một William
Wordsworth, vì ông cũng đã suốt đời đi tìm sự cảm thông với thiên nhiên. Thơ Basho phảng phất cốt
cách tiên của Lý Bạch và nhuộm mầu ly tao của Đỗ Phủ. Buson còn là một nhà danh họa ; thơ ông rất
đẹp nét, trữ tình, và nhậy cảm. Issa mồ côi mẹ từ thuở ấu thơ và bị mẹ ghẻ hắt hủi ; từ năm 14 tuổi đã
tự lập và nghiên cứu haiku. Thơ Issa bình dị và nhắc đến các sinh vật nho nhỏ như chim sẻ, dế, bươm
bướm với nhiều thân thương trìu mến.
Haiku là thơ vịnh thiên nhiên qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Chúng ta hãy xem ba thi nhân
nêu trên chấm phá cảnh trí thiên nhiên như thế nào qua các bài haiku lừng danh của họ, được trích dẫn
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
213
bằng romaji là lối viết tiếng Nhật rất dễ phát âm, dành cho những người quen với mẫu tự la-tinh, gồm
cả người Việt chúng ta.
Ưu điểm của romaji là nó cho người đọc thấy rõ được các từ ngữ tượng thanh cũng như sự hòa
hợp các âm tương tự trong các dòng thơ. Trong bài viết này, các dòng chuyển sang tiếng Việt cố gắng
giữ nội dung nguyên tác, mặc dù đôi khi phải thay đổi thứ tự ý nghĩa các câu để nghe cho thuận tai
người Việt, và hoàn toàn không theo mô thức tiết chế của haiku.
Vì sự ngắn gọn tối đa, thi nhân haiku không thể sử dụng cú pháp cầu kỳ -- một lợi điểm cho
người chưa thạo tiếng Nhật nhưng lại thích đọc thơ haiku như bản thân tôi. Quả thực, chỉ cần một kiến
thức căn bản về cú pháp Nhật ngữ và một cuốn tự điển Nhật dùng lối viết romaji dễ tra cứu mục từ sắp
xếp theo thứ tự a, b, c (thí dụ như cuốn Kodansha’s Romanized Japanese-English Dictionary 666 trang
xuất bản tại Tokyo năm 1993 mà tôi sử dụng) là có thể thưởng thức thơ haiku. Chính cuốn tự điển này
đã giúp tôi « hiểu » ý nghĩa bài thơ của Basho viết về tiếng ve kêu (được trích dẫn đầu tiên dưới đây)
trong đó có các danh từ shizukesa (sự thanh tịnh), iwa (tảng đá lớn), semi (ve sầu), koe (giọng), và động
từ shimiru (thấm vào). Kiến thức cú pháp căn bản cho tôi biết rằng giới từ ni (trong) phải đứng sau
danh từ trong một đoản ngữ với giới từ đóng vai chủ động (prepositional phrase) –ngược hẳn với thói
quen trong tiếng Anh và tiếng Việt. Vì vậy đoản ngữ « trong tảng đá lớn » khi dịch sang tiếng Nhật sẽ
thành « tảng đá lớn trong » (iwa ni). Xin nói thêm, giới từ no (của) trong tiếng Nhật được dùng như chữ
« chi » trong tiếng Tàu hoặc « sở hữu cách -’s » trong tiếng Anh – semi no koe do đó phải hiểu là
« thiền chi thanh » hoặc « the cicada’s voice. »
Xin bắt đầu bằng mùa hạ, khi mà Basho chỉ nghe thấy tiếng ve sầu vang vọng vào kẽ đá. Thi
nhân ghi lại cảm giác rất nhiều thiền tính ấy như sau :
shizukesa ya
iwa ni shimi-iru
semi no koe
thanh tịnh và
thấm vào non núi
tiếng ve ca
Khi vui hưởng đời, mấy ai thấy chết chóc đang chờ. Những con ve sầu của Basho cũng thế -chúng có biết đâu là cuộc sống của chúng sắp tàn:
yagate shinu
keshiki wa mieru
semi no koe
ve sầu ca hát
chẳng mảy may hay biết
chết đã gần kề
Nhân sinh vô thường, có khác chi đám mây trôi luôn thay hình đổi dạng, qua thi bút huyền diệu
của Issa:
oni to nari
hotoke to naru ya
doyoo-gumo
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
214
đám mây trong ngày khổ ải
từ hình quỷ
chuyển sang hình phật
Cỏ mùa hạ tốt tươi thật đấy, nhưng Basho cũng thấy dưới lớp cỏ ấy là mồ chôn những ước mơ
hiển hách của biết bao đấng trượng phu:
natsu-kusa ya
tsuwa-mono-domo ga
yume no ato
cỏ mùa hạ
đang chôn vùi
bao giấc mơ chiến thắng cố chinh nhân
Chỉ nhìn những trái ớt chín mọng trên cây, nhà thơ kiêm danh họa Buson đã thấy cả một mùa
thu đang làm lộng lẫy thiên nhiên:
utsukushi ya
no-waki no ato no
toogarishi
đẹp biết bao
những trái ớt đỏ tươi
sau trận thu phong
Người thường khi nghe tiếng dế rên rỉ đêm thu thì có lẽ chỉ buồn thôi, nhưng thi sĩ Issa đa cảm
đã vội nghĩ ngay đến ngày mình xuống mộ. Hãy nghe nhà thơ cô đơn đó căn dặn người bạn nhỏ nhoi
đôi lời:
ware shinaba
haka-mori to nare
kirigirisu
này chú dế
hãy làm người gác mộ
sau khi ta lìa đời
Bóng đêm dầy đặc, một vài tia chớp, và tiếng kêu xào xạc của một con chim đi tìm mồi là mấy
chấm phá kiệt xuất vẽ lên một đêm thu cô quạnh đến rùng mình qua thần bút Basho :
inazuma ya
yami no kata yuku
goi no koe
vài tia chớp lập lòe
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
215
tiếng kêu con vạc ăn đêm
bay vào cõi tối
Và mùa đông đã tới, với băng giá ngoài trời và băng giá trong lòng thi nhân. Lúc ấy Buson ước
ao đi ở ẩn trong núi Yoshino:
fuyu-gomori
kokoro no oku no
yoshino yama
mùa đông ẩn dật
ngọn núi yoshino
chiếm trọn tâm tư
Basho ít khi dừng bước giang hồ. Tuy vậy, ông ngao ngán trạng huống ốm đau khi chu du mùa
đông qua những vùng hẻo lánh:
tabi ni yande
yume wa kare-no o
kake-meguru
lữ hành trong bệnh hoạn
chờn vờn bóng ma
trên cánh đồng hoang
Và rồi, sau chuỗi ngày mùa đông giá lạnh, mùa xuân đã trở lại. Vì thiếu tình mẫu tử từ tấm bé,
Issa rất trìu mến những sinh vật của mùa xuân. Có lẽ khi vỗ về tinh thần chú ếch mảnh mai, thi nhân
cũng tự an ủi chính mình :
yase-gaeru
makeru na issa
kore ni ari
chú ếch èo uột
đừng bỏ cuộc nhé
issa đang an ủi chú đây
Mưa xuân khiến hoa cỏ tốt tươi, nhưng phũ phàng làm sao, dưới làn mưa ấy cũng có một lá thư
bị ai đó quăng đi để gió thổi vô rừng, như Issa diễn tả:
haru-same ya
yabu ni fukaruru
sute tegami
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
216
mưa xuân
lá thư vứt bỏ
gió cuốn vô rừng
Xuân là mùa của hạnh phúc, của tái sinh, nhưng buồn thay, Buson thấy xuân cũng là mùa của
tàn sát sinh linh:
hi kururu ni
kiji utsu
haru no yama-be kana
hoàng hôn
tiếng bắn chim trĩ vang dội
triền núi mùa xuân
Trong ánh xuân rực rỡ, Basho ước ao được tự do, không vướng lụy hồng trần, như con sơn ca
kia đang líu lo giữa thảm cỏ xanh:
hara-naka ya
mono nimo tsukazu
naku hibari
giữa bãi cỏ
sơn ca líu lo
tự do, chẳng ưu phiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
The Japanese Haiku (1957) của Kenneth Yasuda, nhà xuất bản Tuttle, Tokyo.
Matsuo Basho (1970) của Makoto Ueda, nhà xuất bản Kodansha, Tokyo.
Classic Haiku (1991) của Yuzuru Miura, nhà xuất bản Tuttle, Tokyo.
Kodansha’s Romanized Japanese-English Dictionary (1993) của Timothy Vance, nhà xuất bản
Kodansha, Tokyo.

The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
217
Tܪng Nh§ Nhà ThÖ H»u Loan
(1916-2010)
Sóng ViŒt ñàm Giang
Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim, vừa qua đời ngày 18 tháng 3 năm 2010.
Chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ đã có hàng ngàn bài viết trên toàn thế giới nói về ông, và chỉ
trong vòng một tuần (ngày 25 tháng 3, 2010) mà những bài viết đã đạt đến mức độ không kể hết.
Nếu mở Google ra và đánh hai chữ Hữu Loan vào thì độc giả có thể thấy trong Google ghi nhận
có hơn hai triệu links nói về Hữu Loan và bài thơ đã làm ông nổi tiếng.
Bài thơ được nói đến đã nhiều, chính ông lúc sinh thời đã ngâm bài thơ và được thu âm phát tán
đi khắp năm châu.
Vài hàng viết về ông ở đây coi như chút lòng tưởng nhớ và khâm phục ông, một nhà thơ bất
khuất , khí khái và có tinh thần rất mạnh.
Những bài thơ được biết đến.
Trước khi Hữu Loan làm bài thơ Mầu Tím Hoa Sim khóc người vợ vắn số chết sớm, ông cũng đã làm
một số bài thơ, hầu như những bài thơ của ông không được lưu chép cẩn thận, và hình như ông cũng
không cho chuyện lưu trữ thơ là quan trọng. Có lẽ đó là cá tính của ông.
Những bài thơ được biết đến: Cũng những thằng nịnh hót, Đèo Cả, Đêm, Màu tím hoa sim,
Hoa lúa, Ngày mai, Thánh mẫu hài đồng, Tình Thủ đô, Yên mô.
Hai ba bài thơ đã được thân hữu quen biết ông chép lại và phổ biến là:
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
218
Đèo Cả (1947) Hữu Loan
Núi cao vút
Mây trời Ai Lao
sầu
đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương
Bên quán Hồng Quân
người
ngựa
mỏi
Nhìn dốc ngồi than
thương ai
lên đường
Chầy ngày
lạc
giữa suối
Sau lưng
suối vàng
xanh
tuôn
Dưới khe
bên suối độc
cheo leo
chòi canh
ven rừng hoang
Những người
đi
Nam Tiến
Dừng lại đây
giữa
đèo núi quê hương
Tóc tai
trùm
vai rộng
Không nhận ra
người làng
Rau khe
cơm vắt
áo
pha màu
sa trường
Ngày thâu
vượn hót
Đêm canh
gặp hùm
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
219
lang thang
Gian nan lòng không nhợt
Căm hờn trăm năm xa
Máu thiêng trôi dào dạt
Từ nguồn thiêng ông cha
Giặc
từ trong
tràn tới
Giặc
từ Vũng Rô
bắn qua
Đèo Cả
vẫn
giữ vững
Chân đèo
máu giặc
mấy lần
nắng khô
Sau mỗi trận thắng
Ngồi bên suối đánh cờ
Kẻ hái cam rừng ăn nheo mắt
Người vá áo thiếu kim mài sắt
Người đập mảnh chai vểnh cằm cạo râu
Suối mang
bóng người
Trôi những về đâu....
Hữu Loan
1946 (?)
Tình Thủ đô
“Được viết vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước – chắc chắn là sau chiến dịch biên giới (1950) và
trước chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) - với một xu hướng cách tân rõ rệt, trường ca Tình Thủ đô là
một trong số những bài thơ tự do hiếm hoi trong Kháng chiến chống Pháp thoát hẳn khỏi ảnh hưởng
của dòng Thơ mới (1939 - 1945). Tiết tấu hoạt, gân guốc, câu ngắn (thường chỉ hai, ba âm tiết), sắc
gọn như mũi chông, hình tượng bất ngờ cắm phập vào cảm quan: “Đoàn Giải phóng quân đi/ Như gại
dao trên đường nhựa... Nắng loá tường vôi/ Chữ cào xương nhức nhối...”, những điểm chấm phá gợi
cảm như tranh Seurat: “Mắt em biếc/ Một chiều xưa/ Quan Thánh/ Cổ Ngư/ Bạch Mai/ Bóng liễu/
Tháp Rùa...”. Ngoài giá trị nghệ thuật cao – chuyện này còn phải bàn dài dài khi có dịp - bài thơ còn
đặc biệt thân thiết với thế hệ chúng tôi bởi lẽ nói cách nào đó, nó là một phần của cái quá khứ mà bọn
tôi vẫn coi là thời hoàng kim của cách mạng. Cùng với những câu thơ, khổ thơ được hồi nhớ, những kỷ
niệm cũng trỗi dậy, chúng tôi như sống lại cả một thuở xa xưa”…
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Trên những chuyến xe bò
Đi về đường Trèm Vẽ
Việt Bắc âm u
Đường dài Thanh Nghệ
Người Thủ đô tản cư
Đoàn xe đi
Chở nặng tâm tư
Một góc nhà
Một hè phố
Mắt em biếc
Một chiều xưa
Quan Thánh
Cổ Ngư
Bạch Mai
Bóng liễu Tháp Rùa
Một thằng bạn
Một thằng con
ở lại
*
Khấp khểnh xe đi
Vấp vào đêm tối
Thủ đô
Ngày mùa thu
Thủ đô
Cờ bốc lửa
phố dài
Cờ bốc lửa
công trường Nhà Hát lớn.
Thủ đô
Ngày Tổng Khởi Nghĩa
Ngày Thủ đô chờ đón
Đoàn Giải phóng quân về
Qua cầu Long Biên
Sông bóng người đi
Vai cao rộng
Mặc núi rừng Việt Bắc
Ai về Thủ đô
Khăn thầm nước mắt
Quốc ca mình
Đoàn lính Việt đầu tiên
- Có người làng đi
Trong đoàn lính trẻ.
Thủ đô
Tuần Lễ Vàng
Hà Nội dãy dọc toà ngang
Quên giai cấp
Trong căm thù dân tộc
220
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Thủ đô
Ngày Tuyên Ngôn Độc Lập
Thủ đô
Ngày Tổng Tuyển Cử đầu tiên
Những ngày Thủ đô
Như ộc máu triền miên
Máu những người Tây giết
Chảy về từ lịch sử
Tiếng hát
Vùng lên
Xích xiềng rơi vỡ.
Thủ đô
Ngày Tàu trắng
Quốc dân đảng
Và thực dân
Nghênh ngang phố chật
Bắt cóc
Tống tiền
Khiêu khích
Bắn người
Đám ma đi
Cờ đỏ phủ quan tài
Phố Ôn Như Hầu
Những người bị giết
Xác quăng đầy hố
Đoàn Giải phóng quân đi
Như gại dao trên đường nhựa.
Thủ đô
Quân lệnh đêm
Lựu đạn đen ngòm trong nắm tay
Rình sau mái ngói
Nắng loé tường vôi
Chữ cào xương nhức nhối:
THANH NIÊN SỐNG CHẾT VỚI THỦ ĐÔ!
Mắt em thiếu nhi
Hồ trăng Trung Thu:
Các anh hãy giữ non sông
Cho chúng em!
Bàn tay lớn
Nhận lòng tin bé nhỏ.
Cụ Hồ hỏi anh em bộ đội:
– Các chú liệu giữ được Thủ đô
Bảy ngày?
Một rừng nắm tay
Thét tiếng:
– Thề với Bác!
*
221
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Lửa cháy Thủ đô
Chân trời hấp hối
Xác thằng bạn
Xác thằng con
Trên hè phố Thủ đô
Giặc khởi hấn rồi!
Đường tản cư khuya
Lửa toé sắt bánh xe bò
Một Quyết tử quân hy sinh
Là một đoàn giặc chết
Một Quyết tử quân hy sinh
Và bắt đầu từ đó
Những ngày đêm Thủ đô
Tàn sát
Khu Đồng Xuân
Lính Trung đoàn Thủ Đô
Đâm giặc trên bàn thịt
Như chọc tiết bò
Đuổi giặc
Vật lăn trên nóc chợ
Hai tháng giết nhau
Một đêm thủ đô
Có đoàn Quyết tử
Cắt máu tay ăn thề
Ngõ vắng Thủ đô
Những đơn vị rút đi
Góc phố Thủ đô
Bóng những người ở lại
ánh hoàng hôn lên
Liệm tròn huyết thệ
Người Quyết tử quân
cuối cùng.
*
Những người dân Thủ đô
Về với giặc ở chung
Phải đốt cờ đỏ sao vàng
Thức đêm may cờ ba sắc
Và những sớm mai
Tay xót xa
Đem treo cờ giặc trước nhà
Ai về Hà Nội
Thấy Hà Nội xa hoa
Thấy Hà-nội hơn Hà Nội trước
Nhưng Hà Nội
Giặc xây thêm ngục tù
Xe Phòng Nhì
222
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Chở từ ngoại ô
Từng đoàn người xiềng tay
Về qua phố tối.
Ai về Hà Nội
Thấy Hà Nội xa hoa
Thấy hà-nội hơn Hà Nội trước
Nhưng Hà Nội Ngã-Tư-Sở
Hà Nội Khâm-Thiên
Đèn khuya chảy vàng
Những hộp đêm
Mọc theo tiếng giày đinh
Của đoàn Tây mũ đỏ
Tiếng xe tăng viễn chinh
Chiều đi bụi phố
Và giữa trưa Hà Nội yên lành
Hồi còi rú thất thanh
Kêu như người tắc họng
Một xác Việt gian
Ngã tư
nắng đọng
Lũ lượt kéo nhau về Hà Nội
Từng đoàn thiêu thân
Mang trong mình định mệnh
Mủ đờm nhớt lạnh
Và uế khí hôi tanh
Sợ ánh sáng và gió lành
Tôi thành thép
Cánh tay người Kháng Chiến
Từ vùng tự do
Có người vào nội thành
Ném chứng thư Việt Minh
Trên dòng sông
Chào thằng bạn chiến khu
Mà phục tấm lòng.
Đêm Thủ đô
Rét đến
Trong chăn bông
Nghe lạnh chiến khu Vũ
Cơm gia đình
Đũa bát nhớ người đi.
Và những sớm mai
Từng đoàn phi cơ giặc
Chở tóc tang đầy trong thân sắt
Ra những miền quê xanh
Tiếng bom dội về
Chuyển Hà Nội mênh mông
Tìm người Hà Nội
223
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Rung lên như đất chuyển
– Những người Thủ đô tản cư
– Những đồng bào kháng chiến.
Những em mùa thu
Đi trong đoàn thiếu nhi
Lớn lên
Tìm đường chiến khu Việt Bắc.
Những người ngày xưa
Ghét Việt Minh
Bắt đầu chờ đợi
Bao giờ Việt Minh
Mới đánh vào Hà Nội
Cho ánh sáng xa hoa
Vỡ rơi thành bóng tối
Trên xác người máu me
Ngổn ngang gạch ngói?
Đến bao giờ Việt Minh
Mới đánh vào Hà Nội?
Những người bắt sống Le Page
và Charton
Những chiến sĩ Cao Bằng - Đông Khê
Những binh đoàn biên giới
Đang chuyển về Trung Du
Như đi từng dãy núi
Kẹp vòng quanh ngoại vi Thủ đô.
Mắt vời xa
Cô gái Hà Nội tản cư
Đẹp trong màu áo vải quê mùa
Sẽ còn những ai
Trong đoàn quân trở lại
Ngày thủ đô chiến thắng tưng bừng?
*
Em về Thủ đô
Chân phố cũ
Ngập ngừng
Khoảng cuối 1950 - đầu 1951
(Dương Tường & Mạc Lân ghi lại theo trí nhớ. Tác giả Hữu Loan đã xem lại)
http://www.diendan.org/sang-tac/mot-kiet-tac-111oi-ho-nhu-quen-han
Dien Dan Forum, BP 50, 92340 Bourg-La-Reine, France.
224
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
225
Hoa Lúa
Nếu bài Màu Tím Hoa Sim ông làm để khóc vợ đầu, thì bài Hoa Lúa ông làm để tặng người bạn đời đã
sát cánh cùng ông hơn nửa thế kỷ.
“Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1948 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, là con gái của
nguyên Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương Lê Đỗ Kỷ, Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946). Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học college
Đào Duy Từ, Thanh Hoá. Ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5
năm 1949, bà Ninh mất (do chết đuối) khi mới 16 tuổi và bài thơ Màu tím hoa sim ra đời. Sau đó ông
kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, một nông dân, bài thơ Hoa lúa (1955) chính là bài thơ viết tặng người
vợ thứ hai này.”
Hoa Lúa
Hữu Loan
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi
Và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn…
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
226
Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.
1955
Màu Tím Hoa Sim
Nói đến bài Màu Tím Hoa Sim, người viết nhờ đến cách đây hơn 5 năm, bài thơ này đã đuợc Giáo sư
Thomas D Lê dịch sang Anh ngữ và phổ biến trên trang nhà Lê World vào cuối tháng 11 năm 2004.
Nhưng chỉ trong vòng hai tuần tin một doanh nhân ở Việt Nam đã mua đứt bản quyền bài thơ nên bản
dịch sau đó đã đuợc chính chủ nhân Le World xoá bỏ ra khỏi trang Le World (nay là
thehuuvandan.org), dù ông LVC, người mua bản quyền bài thơ, đã xác định là vì bài thơ dịch đã hoàn
tất trước khi hợp đồng hoàn tất nên không có vấn đề chi. Mọi nỗ lực gửi bài thơ dịch đến ông Hữu
Loan cũng không thành công.
Và bài thơ dịch đi vào quên lãng, ngay cả chủ nhân bản dịch GS Thomas Lê cũng không còn
giữ bản dịch. Nhưng người viết những hàng chữ này vẫn thích bản dịch và còn giữ đến bây giờ.
Năm năm đã trôi qua, nhà thơ Hữu Loan đã ra đi, bài thơ dịch sang Anh ngữ được chính chủ
nhân bản dịch mang lên trong cùng số báo này.
Dưới đây là lưu bút và nguyên tác phần đầu bài thơ do chính ông Hữu Loan đã đọc, viết lại và
cho phổ biến.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
227
Thủ bút của nhà thơ Hữu Loan, viết lại bài Màu Tím Hoa Sim, “khóc vợ Lê Ðỗ Thị Ninh.”. (Hình bản
thảo: Viên Linh )
Màu tím hoa sim
(Khóc vợ Lê Đỗ-thị-Ninh)
Nàng có 3 người anh
đi bô đôi
những em nàng
có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
yêu nàng
như tình yêu em gái
ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giầy đinh bết
bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
cưới nhau xong là đi
*
Từ chiến khu xa
nhớ về ái ngại
lấy chồng đời chiến chinh
mấy người đi trở lại
nhỡ khi mình không về
thì thương người
vợ chờ
bé bỏng
chiều quê
*
Nhưng không chết
người trai khói lửa
mà chết người
gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
má tôi ngồi bên mộ con
đầy bóng tối
chiếc bình hoa ngày cưới
The Firmament
thành bình hương tàn lạnh
vây quanh
*
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi ! giây phút cuối
không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần
*
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ
nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa ... !
*
Một chiều rừng mưa
ba người anh,
từ chiến trường Đông Bắc
biết tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về
rờn rợn nước sông
đứa em nhỏ nhớn lên
ngỡ ngàng
nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng
chân mộ chí
***
Chiều hành quân
qua những đồi hoa sim
những đồi hoa sim
những đồi hoa sim
dài
trong chiều không hết
màu tím hoa sim
tím
chiều hoang biền biệt
***
Có ai hát như từ chiều
Volume 3, No. 1, April 2010
228
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
ca dao nào
xưa xa
“Áo anh sứt chỉ đường tà
vợ anh chưa có
mẹ già chưa khâu”
***
Ai hát vô tình hay
ác ý với nhau
chiều hoang tím
có chiều hoang biết
chiều hoang tím
tím thêm màu da diết
nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà,
vợ anh mất sớm...
***
Màu tím hoa sim
tím tình tang
lệ rớm...
***
Ráng vàng ma và
sừng rúc điệu quân hành
vang vọng chập chờn
theo bóng những binh đoàn
biền biệt hành binh
vào thăm thẳm
chiều hoang màu tím
***
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ
dù lâu...
(Hữu Loan, 1949)
Phần bổ túc
Hữu Loan lấy cô Lê Đỗ Thị Ninh ngày 6 tháng 2, 1948.
Hữu Loan đuợc tin cô Ninh chết vì tai nạn ngày 29 tháng 5, 1948.
Hũu Loan làm bài thơ Màu Tím Hoa Sim vào có lẽ vào những tháng đầu của năm 1949.
Nguyễn Bính phổ biến bài thơ Màu Tím Hoa Sim trên báo Trăm Hoa ở Hà-nội vào năm 1956.
229
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
230
Dưới đây là phần trích dẫn bài viết của Violet và Trịnh Hưng đăng trên Vietcyber nói về thời
gian Hữu Loan lấy vợ và lý do Hữu Loan gọi mẹ cô Ninh là “má” thay vì là “mẹ”. .
Vì sao có bài Màu Tím Hoa Sim
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Nhà nghèo nhưng chăm học nên ông đỗ được bằng tú tài 1, sau đi dạy ở các
trường tư thục để mưu sinh.
Ông tham gia cách mạng từ năm 1936, sau được điều lên làm Uỷ viên văn hoá trong Uỷ ban
lâm thời tỉnh Thanh Hóa.
Từ những ngày đầu kháng chiến, ông phụ trách tờ báo chiến sĩ của Quân khu 4. Năm 1954 tiếp
quản thủ đô, ông được mời ra làm trong ban biên tập văn nghệ.
Bài thơ Màu tím hoa sim được Hữu Loan viết năm 1949. Bài thơ tuy chỉ kể chuyện riêng của
một người mà hình ảnh và mỹ cảm lại thoát ra khỏi "cái tôi" để đến với nhiều người, tạo nên sự đồng
cảm sâu xa, chan hoà trong thế giới tâm linh huyền diệu.
Vào khoảng năm 1937-1938, cậu học trò Hữu Loan rời quê lên tỉnh, học tại trường trung học ở
thị xã Thanh Hóa. Tại đây, Hữu Loan làm gia sư tại nhà ông Lê đỗ Kỳ, Tổng thanh tra nông lâm Đông
Dương, về sau là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vợ ông Kỳ, bà
Đới Thị Ngọc Chất, rất thương yêu Hữu Loan nên nhận làm con nuôi. Còn cô học trò nhỏ Lê Đỗ Thị
Ninh lúc đó mới 8 tuổi, kém thầy chừng 13-14 tuổi, rất mến thầy và luôn quấn quít bên thầy. Họ sống
êm đềm như thế cho đến khi cô Ninh lớn lên và yêu thầy lúc nào không biết.
Năm 1941 Hữu Loan lên Hà Nội thi đỗ bán phần tú tài rồi trở về Thanh Hóa dạy hoc. Năm
1947, trong buổi meeting khai mạc "Tuần lể vàng", Hữu Loan đọc một bài diễn văn hùng hồn kêu gọi
lòng yêu nườc và hy sinh của toàn dân, cô Ninh từ trong hàng ngũ bước ra tháo bỏ vòng xuyến để
quyên góp cho chính phủ.
Sau đó Hữu Loan nhập ngũ, phụ trách báo chiến sĩ và vẫn đươc coi như con cái trong nhà ông
Kỳ, bà Chất, thỉnh thoảng vẫn đi về thăm cha mẹ nuôi và "em nuôi". Thế rồi tình yêu của Loan đối với
cô Ninh chợt đến lúc nào không hay và cha mẹ cô Ninh cũng vun vén vào cho đôi trẻ. Ngày 6-2-1948
một đám cưới đơn giản giữa anh chàng Vệ quốc quân và cô "em nuôi" được tổ chức trong sự vui mừng
và tình thân yêu của gia đình và bè bạn:
Bà Ngọc Chất-mẹ vợ của Hữu Loan-có biệt nhãn đối với ông. Theo Hữu Loan thì thoạt đầu bà
muốn gả em gái mình cho Loan, nhưng cô này say đạo, chẳng nghĩ gì đến việc trần duyên nên xin vào
tu viện và ở luôn tại đấy. Về sau, khi cô Lê Đỗ Thị Ninh lớn lên, bà nhất quyết gả cô Ninh cho Loan
mặc dù cô này có nhiều người ngấp nghé. Bạn bè, chị em của bà thắc mắc:
--Không biết sao bà quý thằng Loan thế?
Bà đáp:
--Tôi quý nó vì nó có nhân cách.
Hữu Loan cũng quý trong mẹ vợ, xem bà như mẹ đẻ của mình và đối với bà như đứa con trai hiếu thảo.
Ngày 29-5-1948, khi đang là Trưởng ban tuyên huấn của Sư đoàn 304 đóng ở Thọ Xuân, Thanh Hoá,
Hữu Loan bỗng được tin sét đánh: Cô Lê Đỗ Thị Ninh đã chết! (1).Nhà thơ Vũ Cao kể:"Tôi còn nhớ
cái buổi cách đây đã hơn 40 năm (2), ngồi trong một quán nhỏ ở Thanh Hóa, anh (Hữu Loan) báo cho
tôi biết cái tin đột ngột: Ninh vừa mất. Bàn tay anh cầm cốc nước run lên bần bật, nước bắn tung toé
xuống bàn, mặt anh tái xanh.
…
Cái tin sét đánh ấy khiến Nguyễn Hữu Loan tan nát cõi lòng. Nỗi đau dồn nén ấy sang năm sau
-1949- thì chín muồi để bật thành lời, thành một bài thơ bất tử.
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
231
Bài thơ chỉ viết xong trong hai tiếng đồng hồ vào một buổi trưa vắng, không phải sửa chữa gì.
Tuy nhiên lúc bấy giờ chiến sự đang ác liệt, chuyện riêng tư đành xếp lại bên lòng. Bài thơ được Hữu
Loan cất mãi trong túi áo, cho đến một hôm, Vũ Tiến Đức, biên tập cũ của Hữu Loan, tình cờ lấy được,
đem đọc cho bè bạn, cho bà Ngọc Chất nghe, thế là bài thơ được phổ biến nhanh chóng. Về sau
Nguyễn Bính đem bài thơ ấy đăng lên báo Trăm Hoa ở Hà Nội (1956) mà tác giả không hề hay biết.
(trích một phần trong bài viết của Violet đăng trong Vietcyber)
“Tôi chỉ gặp Hữu Loan có một lần khoảng năm 1992, 1993. Anh cùng tôi đến dự cuộc họp mặt
văn nghệ ở nhà một người bạn. Tôi thấy anh vui vẻ, hay cười nhưng không nói nhiều, không tranh nói,
không muốn làm người nổi nhất đám, anh em hỏi gì anh mới nói. Tối ấy tôi nhớ anh nói hai chuyện:
một: bà mẹ vợ anh là người Nam, ông Kỳ vào làm việc trong Nam và cưới bà, nên trong Thơ anh "Má
tôi ngồi bên mộ con" chứ không phải "Mẹ tôi", hai: khi bài thơ Màu Tím Hoa Sim được phổ biến trong
quân đội, anh bị kiểm thảo vì bài thơ làm mất tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, anh kể trong những cuộc
họp, anh bị nhiều văn nghệ sĩ -- như Tô Vũ -- chỉ trích kịch liệt, tối ngủ, chính mấy kẻ chỉ trích anh
nặng lời nhất lại mò đến chỗ anh nằm, khều anh, nói nhỏ:" Loan ơi..Thơ mày hay quá. Đọc cho tao
chép."
(Trích trong bài viết của Trịnh Hưng đăng trong Vietcyber)
Một bài thơ khác của Hữu Loan
Cũng những thằng nịnh hót
Dưới thời kỳ Pháp thuộc
Những thằng nịnh hót nghêng ngang.
Lưng rạp trước quan Tây
Bắc vợ như thang
Chân trèo danh vọng;
Đuôi vợ chúng đi
Lọt theo đầu chúng.
Bao nhiêu nhục nhằn
Nhục mất nước muôn phần
Nhục cùng nước
với những thằng nịnh hót
Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ Dân chủ Cộng hòa
Những thằng nịnh còn thêng thang đất sống
Không quần chùng, áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn
thang lưng
thang lưỡi.
Những mồm không tanh tưởi,
Ngậm vòi đu đủ
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Trợn mắt
Phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên:
" Dạ, dạ, thưa anh,...
Dạ, dạ, em, em,..."
Gãi cổ
gãi tai :
" anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá! "
"Anh vì nước
vì dân
hơn tất cả
từ trước đến nay. "
Chân xoa
và xoa tay
Hít thượng cấp
cứ thơm
như múi mít.
Gọi như thế là
phê bình cấp trên
kịch liệt
Gặp cấp trên chủ quan
Mũi như chim vỗ cánh
Bụnh phềnh như trống làng
Thấy mình đạo đức tài năng hơn tất.
Như thế là chết rồi:
Quân nịnh tha hồ lên cấp
Như con gì nhà gác lên thang.
Còn muốn lên thủ trưởng cơ quan
Còn đi đây đi đó
Lưỡi và lưng
Lắm thằng gian khổ
Chúng nói ở đâu
Thối thóc thuế
Mục kho hàng
Phong trào suy sụp
Nhân dân mất cắp đang giữa ban ngày
To cánh và to vây,
Những ai không nịnh hót
Đi, mang cao liêm sỉ con người.
Chúng gieo họa, gieo tai
kiểm thảo
hạ tầng...
...Còn quy là phản động
232
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Có người đã chết oan vì chúng.
Vẫn thiết tha yêu chế độ,
đến hơi thở cuối cùng.
Nguy hiểm thay
Thật khó mà trông
Chúng nó ngụy trang
Bằng tổ chức,
Bằng quan điềm nhân dân
bằng lập trường chính sách.
Chúng nó còn thằng nào
Là chế độ chúng ta chưa sạch
Phải làm tổng vệ sinh cho kỳ hết mọi thằng.
Những người đã đánh bại xăm lăng
Đỏ bừng mặt vì những tên quốc xỉ
Ngay giữa thời nô lệ
Là người, chúng ta
không ai biết
cúi đầu
9-1956
Hữu Loan
Trong Thi Ca Tình Sử Việt Nam, có lẽ mối tình của Hữu Loan sẽ sống mãi với thời gian.
Và để kết thúc tưởng không còn chi hay hơn là đọc lại những hàng thơ của chính ông nói về ông.
Tôi, cây gỗ vuông chành chạnh suốt đời
Ðã làm thất bại âm mưu
đẽo tròn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc
thế nào
thì lăn lóc.
Chân lý đấy
hỡi
rìu
bào
phó mộc. ■
Sóng Việt Ðàm Giang
27 March 2010

233
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
234
The Blues of Blueberry:
in Remembrance of Huu Loan
by Thomas D. Le
The Internet is abuzz with the sad news of the death of the poet Hữu Loan about a week ago, and the
talk centered on his work, especially on the one poem that made his name a household word: Màu Tím
Hoa Sim. The title has a nice romantic ring to it and conjures up an idyllic way of life. About five
years ago, Sóng Việt Đàm Giang gave me the poem to translate. The circumstances in which I got it
have become blurred with time, but my impression after the first reading was one of deep pathos. I had
heard of the famous poem, heard a popular song made from it, and vaguely perceived it as romantic
and highly thought of. That just about summarizes the extent of my acquaintance with the work at that
time.
That late autumn of 2004 I had a chance to peruse the poem and ponder, then found myself
possessed by an unspeakable sadness. The poem was written in the everyday vernacular of a common
man, whose wife's untimely death struck his soul to the core. Such quiet, simple, and moving words I
had not read anywhere before. Here was not the outburst of grief of a soldier over his newly-wed
bride's tragic death, but rather the quiet pain of a man whose too-young wife cruel fate had snatched
from him in her blooming prime.
And so, deeply smitten myself, I went about putting Hữu Loan's words into an English version
that I hoped would elicit the same response as the original poem had evoked in me. The words were
simple yet powerful, and the tone one of wrenching pain and contained grief, for the soldier, who
sprang from the soil of ricefields and knew death from up close, uttered words that were so unadorned
and straightforward they poignantly touched my heart This pathos was what I wanted to capture and
then reproduce as best I could, for I was experiencing the soldier's devastation and misery,
uncomprehending of why she was taken away and not he.
The title Màu Tím Hoa Sim posed a challenge. Some would call the sim a myrtle and màu tím
the color purple. But neither the term purple nor its variant violet fit the mood of the poem. Pham
Quang Tuan (personal communication, March 21, 2010) found the tree's scientific name, Rhodomyrtus
tomentosa, and thought the word myrtle an appropriate choice. Yet the feelings of a grieving husband
and the poem's tone should be respected. It would be a travesty to apply scientific rigor to a work of art
that poured forth from a man's heart. I could not do justice to the sense of loss so deeply felt by the
soldier with a literal translation, which might be scientifically correct, but which would be emotionally
vacuous. Anything scientific would run counter to the mood, tone, tenor, and pathos of the poem. I
wanted to convey the pain, the distress, the agony, and the sorrow that permeated the original. In my
mind, too, the poem's somber music, which befitted the doleful circumstance, had to be woven into the
fabric of the diction. Both music and diction should communicate quiet dignity, reflective of a pained
spirit contemplating the brevity and fragility of life. With that sensibility, the translation came almost
naturally. And hence The Blues of Blueberry.
Because of copyright the translation, at first posted to my website, was shortly afterward
removed. Now, in large part thanks to Sóng Việt Đàm Giang's diligence, I am bringing the Vietnamese
version as it was given me at the time, and its rendition back to light from the abyss of oblivion,
virtually unaltered, to honor the memory of Hữu Loan, who left us a profoundly human poem. ■
TDL
28 March 2010
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
Màu Tím Hoa Sim
By H»u Loan
Màu Tím Hoa Sim
The Blues of Blueberry
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
With three older brothers in the Army,
Younger siblings,
one a babbling infant,
Herself she wore the hair of pubescent.
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
A National Guardsman
away from home
I fell in love with her, a sister young.
The wedding day
she asked for no new dress.
In military outfit
and hobnailed shoes,
I was covered in battle grime and mud
She smiled graceful
beside her special groom.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
I left my unit long enough to wed my bride,
Heading right back after the marriage rite.
On far front line
deeply concerned I felt
For my new bride who lived in times of war.
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...
How many men have not returned?
What if I should never come back?
Then I'd feel pain of just leaving
Behind a frail war bride
in vain waiting each evening.
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương
Yet not perished the man at war
But did pass on
in peaceful rear
The bride that should find safety near.
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
When I came back
she had long gone.
My Mom still by the dark tombstone
The flower vase for the wedding
now censer
cold on evening.
235
The Firmament
Volume 3, No. 1, April 2010
236
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Her short young hair
couldn't form a bun.
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được nhìn nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
My love, why's it on your last breath
we couldn't even just hear our voice,
Or look into each other's eyes?
You used to love blueberry blooms
The purple dress of blueberry.
Those days long gone you were so lone,
a small shadow
by midnight lamp.
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
You used to mend my shirts
those long gone days.
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
One rainy day in the jungle
Her three brothers from Northeast front
Learned of her death
Before they knew of her wedding.
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
As dawn fall breeze rippled the river's face
The young sibling now grown older
Puzzled at the photo of her older sister.
Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi sim
những đồi sim dài trong chiều không hết
When the fall breeze blew on grassy headstones
The fight till dark raged through the berry hills,
The blueberry hills
stretching endlessly still.
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
O blues of blueberry!
Blending with dusk until eternity.
Nhìn áo rách vai
Tôi hát
trong màu hoa
"áo anh sứt chỉ đường tà
vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu."
My shirt's shoulder was torn
I sing
amidst colors of blooms,
"My old shirt's hem has come undone,
My wife now gone, old Mom has yet to mend."
Hữu Loan
1949
Translated by Thomas D. Le
20 November 2004