Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
Transcription
Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 The Firmament Literary Journal Th‰ H»u Væn ñàn October 2009 1 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 2 Contents To The Reader Sóng Việt Ðàm Giang. Leda trong Thần Thoại Hy-Lạp Dr. Nguyễn Hiếu Liêm. Automne, peux-tu me délivrer? Võ Thu Tịnh and Thomas D. Le. A propos du poème Automne, peux-tu me délivrer? Du Dr. Nguyễn Hiếu Liêm Võ Thu Tịnh. Cảm nghĩ về bài Automne, peux-tu me délivrer? của Dr. Nguyễn Hiếu Liêm Lê Mộng Nguyên. Người phụ nữ Việt Nam qua trào lưu Tự Lực Văn Đoàn Nguyễn Đắc Hiếu. Cinéma et Poésie: Le film “Splendor in the Grass” de Elia Kazan et le poème “Intimations of Immortality” de William Wordsworth Bính Hữu Phạm. Trúng Số Độc Đắc Bính Hữu Phạm. Hitting the Jackpot Poetry Corner Mme Marguerite Dombret et Mme Maryse Nguyen Hieu Liêm-Dombret. Mon cher violon David Lý Lãng Nhân. Mắt Biếc David Lý Lãng Nhân. Địa Đàng Tình Yêu David Lý Lãng Nhân. Hồn Hoa Thế Kỷ David Lý Lãng Nhân. Đời Là Thế Thế David Lý Lãng Nhân. Cát Bụi Thời Gian David Lý Lãng Nhân. Tiếng Măn Cầm David Lý Lãng Nhân. Tri Tâm Dã Thảo. Sống Trong Tỉnh Thức Dã Thảo. Niệm Khúc Cuối Dã Thảo. Bên Bồi Bên Lỡ Hoàng-Tâm. Hiện tại Hoàng-Tâm. Bước chân thiền. Hoàng-Tâm. Một ngày mới Louise Labé. Sonnet III-Sonnet 3 Sóng Việt Ðàm Giang. (tr.) Ái Tình Vật Thomas D. Le (tr.). Sonnet III Xuân Diệu. Vội Vàng Thomas D. Le (tr.). In Haste David and Teresa Lee. Love and Rhythm Diệp Trung Hà Vịnh Thiên Tạo Tô Vǎn. Tuyệt Vời Nguyên Sa. Tuổi Mười Ba Diệp Trung Hà (tr.). Age of Thirteen Nguyên Sa. Tương Tư Diệp Trung Hà (tr.). Lovesick Hà Đông Nga. Mưa Phố Cũ Hà Đông Nga. Nhớ Anh Xuân-Linh Tran. Streets of Saigon Minh Thu. That Chair Minh Thu. A Touch of Sadness 5 6 16 18 22 26 32 41 45 49 49 51 51 52 53 54 55 56 56 57 59 61 61 61 62 63 63 63 63 65 66 66 68 68 70 70 72 73 74 76 77 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Phạm Trọng Lệ. Bài Thơ Phong Kiều Dạ Bạc Chuyển Sang Tiềng Anh Hoàng-Tâm. Tắm Bến Sông Hương Hoàng-Tâm. Mừng Gặp Lại Bạn Thomas D. Le. How Synthetic Was Old English? Autumn Poetry Tương Phố. Giọt Lệ Thu Thomas D. Le (tr.). Autumn Tears Hàn Mặc Tử. Cuối Thu Thomas D. Le (tr.). Autumn's End Hàn Mặc Tử. Tình Thu. Thomas D.Le (tr.). Autumn Love Hồ Dzếnh. Thu Thomas D.Le (tr.). Autumn Huy Cận. Thu Thomas D.Le (tr.). Autumn Chế Lan Viên. Thu Thomas D.Le (tr.). Autumn Vũ Hoàng Chương. Mùa Thu Đã Về Thomas D.Le (tr.). Autumn Has Arrived Xuân Diệu. Thu Thomas D.Le (tr.). Autumn Xuân Diệu. Ý Thu Thomas D.Le (tr.). Autumn Notion Cung Trầm Tưởng. Mùa Thu Paris Thomas D.Le (tr.). Autumn in Paris Sóng Việt Ðàm Giang. Thu Đến Rồi Đó Em Sóng Việt Ðàm Giang. Duyên Thu Sóng Việt Ðàm Giang. Tuyết Thu Sóng Việt Ðàm Giang. Trời Mưa Không Có Anh Phạm Trọng Lệ. Leda và Thiên Nga Hoàng-Tâm. Đem Thiền Vào Lớp Học Thomas D.Le. Hoàng Cầm, the Poet from Quan Họ Country Hoàng Cầm. Tình Cầm Thomas D.Le. (tr.). Cầm's Love Hoàng Cầm. Nếu Anh Còn Trẻ Thomas D.Le. (tr.). If I Were Young Hoàng Cầm. Mê Không Có Em Thomas D.Le. (tr.). Smitten Without You Hoàng Cầm. Chị Em Xanh Thomas D.Le. (tr.). Green Sisters Hoàng Cầm. Cỏ Trai Tơ Thomas D.Le. (tr.). Grass of Youth Hoàng Cầm. Bên Kia Sông Đuống Thomas D.Le. (tr.). Across the Đuống River Hoàng Cầm. Chuyện Lâu Rồi Thomas D.Le. (tr.). The Tale of Yore Hoàng Cầm. Giả Vờ 3 78 88 90 91 111 111 111 111 111 112 112 113 113 113 113 114 114 114 114 115 115 116 116 116 116 117 119 120 121 122 125 127 129 129 129 129 130 130 130 130 131 131 132 132 135 135 136 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Thomas D.Le. (tr.). Pretending Hoàng Cầm. Lá Diêu Bông Thomas D.Le. (tr.). Diêu Bông Leaf Hoàng Cầm. Ngã Ba Sông Thomas D.Le. (tr.). The River Fork Hoàng Cầm. Nguyên Hình Ảo Vọng Thomas D.Le. (tr.). All Is Illusion Sóng Việt Ðàm Giang. Ai Cập Huyền Bí Haiku Poetry Kim Châu. Mưa Thu Kim Châu. Cô Đơn Kim Châu. Lúa Vàng Kim Châu. Hoàng Hôn Kim Châu. Rừng Thu Kim Châu. Suối Vắng Kim Châu. Khóc Thương Kim Châu. Tiển Đưa Tường Vân. Vào Thu David Lý Lãng Nhân. Sương Sớm Diệp Trung Hà. Growing Old Together Diệp Trung Hà. Old Age Hà Đông Nga. Sunshine Hà Đông Nga. The Brightest Star Sóng Việt Ðàm Giang. Một Bài Thơ Của William B. Yeats và Của Pierre de Ronsard François Coppée. L'Invitation au sommeil David Lý Lãng Nhân.(tr.). Lời Mời Vào Giấc Ngủ Jim Bishop. Mother's Dream Minh Thu (tr.). Ước Mơ Của Mẹ Huỳnh-Linh-Ý. Cánh Diều Tuổi Thơ Minh Thu. Đoản Văn Cho Một Người Thomas D. Le. Reality: The Pre-Socratics (Part I) 4 136 136 136 137 137 138 138 139 148 148 149 149 150 150 151 151 152 153 153 153 154 154 155 156 161 165 170 170 173 176 179 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 5 To The Reader Dear Friend and Reader, Welcome to another autumn, Firmament's second. As the leaves begin to turn, and the air charms us with delightful coolness, let us pause for a moment to reminisce and rejoice over the journey that brought us this far. The road is engaging, and so are the souls and experiences of Thế Hữu Vǎn Ðàn writers in this symphony of voices. We hope you will agree. In an essay on Tự Lực Vǎn Ðoàn (the Self-Reliant Literary Circle), which flourished during the first half of the twentieth century, Lê Mộng Nguyên delves into the Woman as an emerging consciousness tinged with the pathos of the time. With flair Nguyễn Đắc Hiếu deftly links the visual arts (a motion picture) to literature in an essay that explores the dimensions of William Wordsworth's view on youth and maturity. Nguyễn Tuyết Minh, writing as Minh Thu, lent her lyrical idiom to reminiscences of times past with tenderness and delicacy of feelings. What is there in Leda that captivates our imagination so much? Let Phạm Trọng Lệ and Sóng Việt Ðàm Giang tell you in unison the richness and meaning of this myth by dwelling on William Butler Yeats's rendition. In a complete turnaround Phạm Trọng Lệ shines a spotlight on an old classic of Chinese literature, whose charm has endured centuries. Sóng Việt Ðàm Giang again brings us the farflung lands she has visited, this time the ancient land of Egypt and its mysteries. Poetry, that so spontaneous and natural mode of expression, always springs eternal within an extraordinary cast of globe-encircling men and women such as Hà Đông Nga, Sóng Việt Ðàm Giang, Hoàng-Tâm, Tô Vǎn, Dã Thảo, Xuân-Linh Tran, Diệp Trung Hà, Marguerite Dombret, Maryse Nguyễn Hiếu Liêm-Dombret to bring you pleasure and, too, a touch of love and nostalgia, enriched by a collection of works on the autumn theme. If classical Haiku wins admiration for encapsulating so much within the confines of seventeen syllables or words, Kim Châu pulls it off with just eleven and raises the bar for Haiku aficionados by taking full advantage of the monosyllabic character of the Vietnamese language. Savor her voice along with the art of such other accomplished hands as Tường Vân, Hoàng-Tâm, Hà Đông Nga, and David Lý Lãng Nhân. Autumn's advent this year will not be complete without Nguyễn Hiếu Liêm's agonizing cry of a poet (not a psychiatrist that he is) which is reminiscent of Paul Verlaine's, on which Võ Thu Tịnh and Thomas D. Le comment at length. Resident raconteur Bính Hữu Phạm once again charms us with a story with an expected ending. Mystery? No. Find it out and share it with your loved ones. Don't miss Huỳnh Linh Ý, Hoàng-Tâm and Minh Thu, who chime in with uplifting stories of their own. A New Poet from Quan Họ country, Hoàng Cầm, is showcased by Thomas D. Le, who also shows that Old English is not as synthetic as it is believed to be. When you are done with Hoàng Cầm and Old English, join him in a sixth-century B.C. adventure you might want to prolong. Let us then embark, in your cozy corner amidst autumnal splendor, on a memorable trip to unforgettable experience. ■ Thomas D. Le Thế Hữu Vǎn Ðàn October 2009 To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join Thế Hữu Vǎn Ðàn's web site: http://thehuuvandan.org The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 6 Leda trong ThÀn Thoåi Hy-Låp Sóng ViŒt ñàm Giang sÜu tÀm Leda là một tên khá quen thuộc trong thần thoại Hy-Lạp. Những độc giả đã đọc sách về thần thoại HyLạp đều có thể liên tưởng ngay Leda với một huyền thoại nổi tiềng: huyền thoại Leda và Thiên Nga. Huyền thoại Leda và Thiên Nga Leda là vợ của Tyndareus, vua Sparta. Leda là mẹ của nhiều nhân vật huyền sử nổi tiềng, gồm nàng Helen đẹp tuyệt trần, nữ kiệt Clytemnestra, và cặp song sinh Castor và Pollux. Tuy nhiên theo thần thoại thì không phải tất cả đều là con của vua Tyndareus. Thần thoại kể rằng thần vương Zeus đã say mê Leda nên biến thành một con thiên nga và làm tình với Leda dưới hình dạng nguỵ trang này. Vì sự làm tình của thần vương Zeus với Leda xẩy ra khi Zeus là thiên nga, nên sau đó Leda đã mang thai một quả trứng, và từ trứng này đã nở ra cặp song sinh Castor và Pollux (Kastor và Polydeuces). Thần thoại cũng kể rằng Helen là con của Leda với Zeus, và vua Tyndareus chỉ là cha của Clytemnestra. Huyền thoại Leda có ý nghĩa trong Thần thoại Hy-Lạp vì Leda là mẹ của Helen, người đẹp đã gây nên chiến tranh thành Troy kéo dài cả 10 năm. Chuyện kể Leda với Thiên Nga đã làm Leda được nhắc nhở nhiều hơn nữa. Huyền thoại Leda và Thiên Nga đã là nguồn hứng khởi cho rất nhiều nghệ sĩ và thi sĩ. Trong thơ văn đáng kề nhất là La Défloration de Lède của Pierre de Ronsard và Leda and the Swan của William Butler Yeats. Xin giới thiệu một số tác phẩm hội họa và điêu khắc đính kèm, cùng bài viết nói về bài thơ của W. B. Yeats. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 After Michelangelo Paul Cezanne Điêu khắc La-mã Frederic Leighton Jacopo Pontormo Leon Riesner 7 Pier Francesco Leonardo da Vinci . da Vinci-Cesare Sesto Peter Paul Rubens Francois Boucher The Firmament Correggio Leda & the Swan, Volume 2, No. 3, October 2009 Paul Prosper Tillier Henri Matisse 8 Tintoretto Chạm nổi Hy-lạp cổ Tại Viện Bảo Tàng Jai Vilas Palace ở Gwalior, Ấn-độ, có trưng một tượng Leda và Thiên nga có kích thước lớn bằng người thật: Ghi chú: * Tấm họa của Peter Paul Rubens vẽ phỏng theo bức họa làm lại của Michelangelo. * Bức tranh của Jacopo Pontormo vẽ theo bức họa của Leonardo da Vinci. Thời đó trường dạy hội họa ở Italy có khuynh hướng dạy học viên vẽ thân hình uyển chuyền và thế đứng đặc biệt đó. Trong một bức họa của Raphael một người đàn ông cũng được vẽ trong một vị thế tương tự. * Có nhiều truyền thuyết khác nhau nói về cha của những người con của Leda. Có truyền thuyết cho rằng Leda sanh ra một trứng có cặp sinh đôi Dioskouroi tên Kastor và Polydeuces, cả hai đều là con của Zeus. * Có truyền thuyết cho rằng Leda đã có mang hai trứng, mỗi một trứng mang một con của thần Zeus (Polydeuces trong một trứng và Helen trong trứng thứ hai), và một của vua trần thế Tyndareus The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 9 (Castor và Clytemnestra), như trong bức vẽ của Leonardo Da Vinci-Cesare Sesto, và Pontormo. Lại có truyền thuyết cho rằng cái trứng thứ hai chỉ mang một mình Helen là của nữ thần Nemesis bỏ lại cho Leda, khi Nemesis muốn trốn Zeus nên đã biến thành một con ngỗng rồi bị thần Zeus biến dạng thành thiên nga cưỡng bức. ■ Tài liệu tham khảo Gwalior, Madhya Pradesh, India, Shunya (n.d.). Retrieved July 9, 2009, from http://www.shunya.net/Pictures/NorthIndia/Gwalior/Gwalior.htm Leda and The Swan. (2009, July 28). In Wikipedia: The free Encyclopedia. Retrieved July 9, 2009, from http://en.wikipedia.org/wiki/Leda_and_the_Swan Leda and The Swan. (n.d.) Shunya. Photo. Retrieved July 9, 2009, from http://www.shunya.net/Pictures/NorthIndia/Gwalior/LedaSwan.jpg Leda. Theoi Project. (n.d.) Retrieved July 9, 2009, from http://www.theoi.com/Heroine/Leda.html Leda y el cisne. Emociones encontradas. Photos. (2007, April 11). Retrieved July 9, 2009, from http://emociones.multiply.com/photos/album/15 Sóng Việt Đàm Giang 29 July 2009 Leda và Thiên Nga Leda And The Swan A sudden blow: the great wings beating still Above the staggering girl, her thighs caressed By the dark webs, her nape caught in his bill, He holds her helpless breast upon his breast. How can those terrified vague fingers push The feathered glory from her loosening thighs? And how can body, laid in that white rush, The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 10 But feel the strange heart beating where it lies? A shudder in the loins engenders there The broken wall, the burning roof and tower And Agamemnon dead. Being so caught up, So mastered by the brute blood of the air, Did she put on his knowledge with his power Before the indifferent beak could let her drop? William Butler Yeats (1928) Chạm nổi cổ Hy-lạp After Michelangelo Leonardo da Vinci Nàng Leda và Chàng Thiên Nga Thình lình táp, kìa đôi cánh lớn đáp im lìm Trên thân hình nàng lảo đảo, cặp đùi mơn trớn Bởi chân xám dính màng, thêm cổ bị giữ kiềm, Ngực tựa ngực, thân bất lực, nàng không thể dướn. Những ngón tay dường kinh sợ làm sao đẩy thắng Cánh lông lộng lẫy khỏi cặp đùi đang dang lỏng? Và làm sao tấm thân oằn trong thôi thúc trắng, Tránh được rộn ràng lạ của trái tim nằm đó? Một giật bắn thân dưới, đỉnh ái ân vừa ban Tường thành đổ nát, lâu đài mái ngói cháy tan Và Agamemnon chết. Bị kiềm hãm không tận, Thêm khống chế bởi khí máu mãnh liệt không gian, Liệu nàng có thấm nhập được kiến thức uy thần Trước khi cái mỏ vô tình nhả nàng chịu trận? Sóng Việt phỏng dịch nghĩa The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 11 William Butler Yeats được giải thưởng văn chương Nobel vào năm 1923. Bài thơ này xuất bản năm 1928, đã được Yeats coi như là một bài tuyệt mỹ mà ông rất tự hào. HuyŠn Thoåi Leda và Thiên Nga Đây là một câu chuyện thần thoại Hy Lạp kể rằng vị thần của các thần (Zeus), đã cưỡng bức, làm tình với Leda, vợ vua trần thế Tyndareus trong cùng một đêm Leda ân ái với chồng và làm Leda sinh ra hai trứng có bốn đứa trẻ, một trứng có hai trẻ sinh đôi trai, một là thần tên Pollux (Polydeuces), và một trẻ trần thế tên Castor (Kastor). Trứng thứ hai mang hai gái là thần Helen con Zeus và Clytemnestra, con của Tyndareus.Vào thế kỷ thứ 16, Leonardo da Vinci đã vẽ nhiều bức họa về đề tài thần thoại này, có bức vẽ hai trứng đã vỡ vỏ với 4 đứa trẻ, có tấm chỉ có hai đứa trẻ. Những bức họa hiện tại chỉ là những bản sao vẽ lại vì các bản chính coi như đã hoàn toàn bị phá hủy. Michelangelo cũng vẽ một tấm và sau đó cũng được nhiều họa sĩ khác theo đó vẽ lại. Thi sĩ William Butler Yeats đã viết bài thơ Leda and the Swan từ năm 1923, nhưng sau đó có sửa đổi bốn lần và sau cùng bài thơ được xuất bản vào năm 1928. Bài thơ được đón nhận với nhiều đổi thay trong cảm nhận, theo thời gian, như một hỗn hợp về hiện thực tâm lý, xã hội cùng với một cái nhìn huyền bí. Bài thơ sonnet gồm 14 hàng với cấu trúc âm vận abab cdcd efg efg. Tám câu đầu (octave) phát triển đề tài, và 6 câu sestet cô đọng cảm nghĩ của tác giả. W. B.Yeats kể cho chúng ta chuyện Leda và Thiên nga như một ảo tượng của ông vào thời đó qua bí ẩn của không gian vũ trụ. Leda ở đây mang cái số phận và trách nhiệm mà thần tối cao Hy lạp Zeus trên đỉnh Olympia đã giao phó cho qua sứ giả là một Thiên nga trắng. Hàng 1-4 Trong bốn câu đoạn đầu, thiên nga đã đến với Leda một cách bất thình lình, hai cánh dang rộng đang đập nhưng thân thiên nga không di chuyển. Thiên nga dùng đôi chân có màng để vờn lên cặp đùi của Leda, một Leda trong tình trạng lảo đảo ngạc nhiên. Thiên nga dùng mỏ để kềm giữ cổ Leda, và ghì Leda vào ngực làm nàng vô phương chống cự. Tên loài vật có hành động như trên không hề được xác định, mà chỉ được ám chỉ qua những chữ như đôi cánh lớn, và chân mạng xám xì. Hàng 5-8 Trong bốn câu đoạn hai, người đàn bà đã không chống cự được vì những ngón tay của nàng dường như tê dại vì khiếp sợ một hình thù có lông sáng chói đang dang cặp đùi nàng ra. Sự tê dại lan mạnh đến nỗi nàng chỉ còn là một tấm thân vật vờ nằm trong một thôi thúc trắng. Nàng cảm thấy nhịp đập xôn xao lạ kỳ của trái tim. Hàng 9-11 Ba hàng tiếp trong phần hai (sestet) không nói về hành động cưỡng bức nữa mà chuyển sang tương lai của thành Troy do hậu quả của hành động trên. Một giật thân do ân ái dấy lên đã gây nên một hậu quả trong tương lai như tường thành vỡ, ngói bể và đài cao bùng cháy, cùng sau đó là Agamemnon bị tử The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 12 vong. Trong thần thoại Hy Lạp thì nàng Helen, hậu quả của cuộc ân ái trên, là nguyên do gây cuộc chiến tranh tang thương kéo dài mười năm trời ở thành Troy. Sau khi thắng trận Troy trở về nhà, Agamemnon, chồng người chị/em song sinh (Clytemnestra) với Helen, và là anh của chồng Helen (Menelaus), đã bị vợ (Clytemnestra) âm mưu giết. Mặt khác có người cho rằng hiểu theo nghĩa bóng thì thành vỡ, ngói bể, đài rơi là chỉ hành động của giao hợp, xuất tinh tại cao điểm ân ái. Lửa là tượng trưng cho hòa hợp quấn quýt. Yeats chỉ mang tên Agamemnon lên và nói gọn là Agamemnon chết. Câu này sẽ rất tối nghĩa nểu người đọc không nắm vững câu chuyện thần thoại quanh cái chết của Agamemnon. Agamemnon, vua Mycenae (hay Argos), đã cưỡng bức và lấy Clytemnestra sau khi giết chết người chồng đầu tiên của Clytemnestra (tên là Tantalus). Trong trận chiến thành Troy, Agamemnon là lãnh đạo của đoàn binh Hy lạp. Chiến thuyền buồm của Agamemnon trên vịnh Aulis không tiến được vì không có gió thuận lợi. Không có gió thuận lợi vì nữ thần săn bắn Artemis giận do mất vật linh hay ganh tỵ tài săn bắn với ai đó trong đoàn quân Hy lạp nên dùng phép làm gió trở chiều. Nghe lời thần, Calchas chỉ dẫn rằng gió sẽ nổi lên thuận lợi nếu Agamemnon hy sinh con gái Iphigeneia cho nữ thần Artemis, Agamemnon đã đánh lừa vợ Clytemnestra khi nhắn Clytemnestra gửi con gái theo để gả cho Achilles. Khi Iphigeneia đến thì bị bố bắt hy sinh. Clytemnestra biết được tin này rất uất hận và buồn khổ. Trong khi Agamemnon xa nhà, Clytemnestra bắt tình với Aegisthus, một người em họ của chồng. Vì sự hận thù Agamemnon giết chồng đầu của nàng và rồi hy sinh để con gái chết đã làm Clytemnestra bầy mưu với Aegisthus để giết chết Agamemnon sau khi Agamemnon chiến thắng trở về nhà. Tưởng cũng nên viết thêm, theo truyền thuyết khác thì Iphigeneia được chính thần Artemis đánh tráo kịp thời, không chết mà được cứu thoát mang về thành Tauris bên Biển Đen, và một thú vật đã được thay thế, nhưng Clytemnestra đã không biết sự kiện này. Hàng 12-14 Ba câu chót tác giả đã đổi sang thể quá khứ để đặt câu hỏi rằng khi bị thần cuỡng bức, liệu Leda có biết được hậu quả những gì xẩy đến cho nàng không? Lực vũ trụ, máu mạnh không trung tượng trưng bởi thần Zeus dù biết tương lai nhưng không bận tâm đến hậu quả đã thản nhiên buông nàng ra sau khi thỏa mãn để nàng cam chịu với số phận. Theo tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của W.B. Yeats, thì một bản chạm khắc nổi cổ Hy-lạp Leda và Thiên Nga trong Viện Bảo Tàng Anh quốc (Bristish Museum), một bức tượng Leda và thiên nga đặt ở lâu đài Markree của giòng họ Coopers, tại thành phố nơi ông sống ngày nhỏ (Sligo), cùng với bức họa của Michelangelo mà ông có một ấn bản (như trên) đã ảnh hưởng và gợi hứng cho bài thơ mang nhiều sóng gió trong văn chương và xã hội đương thời, Leda và Thiên nga. Dưới đây là hai bài phỏng dịch theo thể 8 chữ, và lục bát, cả hai đền có 14 câu. Thân Phận Leda I Bất thần đôi cánh im lìm vỗ mạnh Chân màng đen vờn thân đảo đùi êm Mỏ kẹp chặt cổ nàng kề bên cạnh, Ngực áp ngực nàng yếu đuối xuôi mềm. Bàn tay kinh sợ làm sao nàng thắng The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 13 Cánh lông sáng rực đang dạng đùi ra? Tấm thân oằn trong thôi thúc tình trắng, Tránh sao rộn ràng nhịp trái tim ca? Giật thân mình dưới, đỉnh ái ân táp Tường đổ, đài rơi, ngói lửa cháy bùng Chết Agamemnon. Kiềm hãm không hạn, Thân phận khống chế, máu linh thiêng áp Nàng hiểu được chi, uy lực không trung Truớc mỏ thần nhả mặc nàng lãnh chịu? Thân Phận Leda II Thình lình đôi cánh vỗ yên Chân đen ve vuốt đùi êm vóc mềm, Cổ nàng dưới mỏ kẹp kềm Ngực đâu áp chặt ép chèn thân trao. Ngón tay run sợ, làm sao Đẩy lông rực rỡ khỏi vào chân dang? Sao cho thôi thúc tình mang, Khỏi nghe tim đập xốn xang liên hồi? Giật thân, ân ái đến, rời Thành vỡ, ngói thủng, rực trời lửa bung Agamemnon mệnh chung. Lấy chi kiềm hãm được vùng máu linh Hiểu chăng số mệnh thình lình Uy lực thần nhả phận mình đành cam? Sóng Việt phỏng dịch 17 July 2009 William Butler Yeats được nổi tiếng sau này không phải là tác phẩm kịch trường mà là những bài thơ tình cảm. Bài Leda và Thiên Nga cũng không phải là bài có trong danh sách tập thơ 100 bài nổi tiếng của ông. Leda và Thiên Nga đã được giới nghệ thuật chú ý vì bản chất gợi cảm tượng hình của bài thơ, và vì thế đã là nguồn hứng cảm cho hội họa, điêu khắc. ■ Sóng Việt 22 July 2009 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 14 Bài thÖ Leda và Thiên Nga dܧi m¶t góc cånh khác Sóng ViŒt ñàm Giang Khía cạnh hội họa và ý nghĩa của bài thơ đã được đề cập đến. Nhưng muốn biết nguyên do mà W. B. Yeats làm bài thơ thì bối cảnh lịch sử là điều không thể không nói đến. Dưới đây là một đoạn viết phỏng theo cuốn sách Phê bình mới về thơ của W. B. Yeats (A new commentary on the poems of W. B. Yeats) do Alexander Norman Jeffares viết. Bài thơ Leda và Thiên nga được viết vào ngày 18 tháng 9 năm 1923, và đuợc xuất hiện lần đầu tiên trong The Dial (tháng Sáu 1924). Yeats có viết một phụ chú giải thích trong “The Cat and the Moon and Certain Poems, 1924” rằng ông viết Leda và Thiên Nga vì vị chủ bút (George Russell) của một tạp chí chính trị (The Irish Statesman) đã yêu cầu ông viết một bài thơ. Ông viết: “Tôi nghĩ rằng sau cá nhân chủ nghĩa (individualism), phong trào chủ nghĩa mị dân (demagogism), do Thomas Hobbes (1588-1679) thành lập và được phổ thông hóa qua nhóm biên soạn Bách khoa toàn thư (1751-72) gồm Voltaire, Rousseau, Buffon, và Turgot, và mang ảnh hưởng lớn đến cuộc Cách Mạng của Pháp (1789-99), chúng tôi có một mảnh đất quá kiệt quệ không có thể gặt hái được chi nữa”. Rồi ông nghĩ “chỉ có vài cuộc vận động hay một thoát thai khỏi những ảnh hưởng trên mới mang lại được thay đổi. Và từ ý nghĩ đó tôi đã bắt đầu tưởng tượng dùng câu chuyện Leda và Thiên Nga để nói bóng gió về sự thay đổi vào thời đó (ẩn dụ ở đây nằm trong câu chuyện thần thoại Hy-lạp với thần chúa tể của các thần tên Zeus, đã biến dạng thành thiên nga, ân ái và làm Leda, con gái của vua trần thế Tyndareus (vua Sparta), hoài thai. Leda sau đó sinh ra cặp song sinh Castro và Pollux, và Helen, và rồi tôi bắt đầu viết bài thơ. Nhưng khi bài thơ ra đời thì cảnh tượng thiên nga và người đàn bà trong thơ đã tạo nên một ám ảnh dữ dội đến độ ẩn dụ chính trị bị hiểu sai lầm, và tôi được bảo rằng những độc giả bảo thủ sẽ hiểu nhầm bài thơ.” Cũng vì thế mà bài thơ đã đuợc sửa đổi bốn lần sau đó trước khi được phát hành vào năm 1928. Lý do chính trị và xã hội của ý nghĩa bài thơ có thể có một giải thích như sau. William Butler Yeats thuộc vào nhóm thiểu số người Ái Nhĩ Lan-Anh quốc theo đạo Tin lành. Ông sanh ở Ái Nhĩ Lan, nhưng theo gia đình đi sang Anh từ ngày còn nhỏ, sau đó lại trở về Ái Nhĩ Lan một thời gian. Luân lý Ki-tô giáo thời đó rất nghiêm khắc với nhiều điều luật khó khăn có ảnh hưỏng nặng nề lên tâm lý của người dân Ái Nhĩ Lan (thời ông còn trẻ). Nhiều bài viết cho rằng Yeats đã chú ý nhiều đến phong trào giải phóng quốc gia Ái Nhĩ Lan cũng chỉ vì nặng lòng yêu thương Maude Gonne, một phụ nữ lãnh đạo trong phong trào giải phóng quốc gia Ái Nhĩ Lan. Dù không biết Maud Gonne có ảnh hưởng nhiều hay không, nhưng là một nhà thơ, Yeats đã chống đối đạo luật Kiểm duyệt Phim ảnh (1923) rất mạnh mà không thành công. Khi đạo luật được áp dụng với những điều lệ khắt khe coi tạp chủng và nhiều liên hệ khác là những hành động đáng khinh bỉ thì Yeats rất bất mãn. Cũng vì sự bất công vô lý đó mà khi Yeats được yêu cầu làm một bài thơ thì Yeats đã làm một bài thơ nói về sự giao hợp giữa người và chim. Ông lại công khai mang bài thơ ra công chúng qua báo chí để thách thức chế độ kiểm duyệt cùng gợi sự tranh luận qua ẩn dụ chim và người. Theo chính lời Yeats thì hoàn cảnh của Ái Nhĩ Lan đối với tình hình chính trị trên thế giới đã làm ông viết bài thơ. Bài viết đầu tiên làm tại Coole vào tháng 9 năm 1923, trong sự giao động của nội chiến Ái Nhĩ Lan. Ông viết cho Lady Gregory nói ông tin rằng sự trị vì của chế độ dân chủ dã đến hồi The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 15 kết thúc, và một động lực mạch mẽ nào đó sẽ xẩy ra, và thần-thiên nga chính là một cài uy lực nào đó; nhưng sau đó ông viết vì nhóm bảo thủ hiểu lầm nên tự bài thơ đã mất đi cái ẩn dụ chính trị. Sự quá gợi cảm của bài thơ đầu tiên này làm chủ bút G.W. Russell của The Irish Statesman từ chối không đăng. Sau đó một nhóm trẻ thành lập một tờ báo ra hàng tháng tên là To-morrow, Yeats đưa cho họ bài thơ Leda mang tên Annunciation để đăng trong số đầu. Trong bài này, tám câu đầu (octave) nguyên thủy như sau, còn 6 câu sau (sestet) thì không thay đổi trong tất cả các bản. A rush, a sudden wheel, and hovering still The bird descends, and her frail thighs are pressed By the webbed toes, and that all-powerful bill Has laid her helpless face upon his breast. How can those terrified vague fingers push The feathered glory from her loosening thighs! All the stretched body's laid on the white rush And feels the strange heart beating where it lies. ■ Tài liệu tham khảo. Cullingford, Elizabeth Butler. "Pornography and Canonicity: The Case of Yeats' `Leda and the Swan,'" in Representing Women: Law, Literature, and Feminism, ed. Susan Sage Heinzelman and Zipporah Batshaw Wiseman. Durham: Duke Univ. Press, 1994, 165-87. Sóng Việt Đàm Giang 2 August 2009 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Automne, peux-tu me délivrer ? By Dr. NguyÍn Hi‰u Liêm Automne tu me delivres Des regrets, des remords, Du mal que j’ai de vivre, De la peur de la mort. Automne je t’écoute, Et surtout je te sens ; Tu coules goutte a goutte Dans mon corps, dans mon sang. Automne tu me prends ! Ame et corps tout entier. Automne je te comprends ; Tu m’est si familier. Automne tu es refuge Pour mon vieux coeur brisé ; Avec toi le déluge Devient serénité. Car tu berces mes peines Et calmes mes tourments ; Et toujours tu m’entraines En un délire charmant. Dr. Nguyên Hiêu Liêm St-André-Les-Vergers, France, 16 Septembre 2002 Thu giải thoát Autumn, Can You Rescue Me? Thu ơi, giải thoát giùm tôi Nổi niềm hối tiếc cuộc đời đắng cay Nổi đau phải sống ngày dài Nổi run sợ chết còn hoài trong tâm. Autumn, relieve from me Regrets and remorses The pain that dogs my life The fear of my demise. Thu ơi, nghe tiếng thì thầm Hồn thu tha thiết lặng trầm trong tôi Giọt thu thanh thót nhẹ rơi Autumn, I do hear you, And I sure do feel you, For you flow drop by drop 16 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Chảy trong huyết quãn phận người xót xa. Through my body and blood. Thu ơi, hồn đã chan hòa Tình thu thấm đượm trong ta đã đầy Hơi thu quen biết bao ngày Hiểu thu ta đã cảm hoài nội tâm. Autumn, you that hold me Body and soul in your grip Autumn, I know you well, You my bosom friend. Thu ơi, xin hãy dấu giùm Trái tim rạn nứt, âm thầm quặn đau Xin thu hàn vết thương sâu Để cho nỗi khổ nhuộm mầu bình yên. Autumn, you are refuge For my old broken heart; With you the big deluge Is but serenity. Thu ơi, ru hận đảo điên Cho đau lắng dịu, ưu phiền giảm phân Tình thu lôi cuốn tâm thần Mộng thu êm ả lịm dần trong mê. For you do nurse my pains And calm all my torments; And you always hold me In a charming frenzy. Traduit par Lý Lãng Nhân Madison, Alabama, 20 Septembre 2002 Translated by Thomas D. Le 30 September 2004 17 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 18 À propos du poème Automne, peux-tu me délivrer ? Du Dr. NguyÍn Hi‰u Liêm par Võ Thu TÎnh et Thomas D. Le L’Automne, peux-tu me délivrer? de Nguyễn Hiếu Liêm, un viêtnamien de formation française, est un poème où se confondent généralement les influences culturelles de deux pays: France et Viêt Nam. Il nous arrrivera donc de relever, en passant, quelques rapprochements entre ces deux cultures dans le traitement de ce succinct exposé. Pour chaque poète, la création obéit à des intérêts particuliers, à une dynamique originale, et il n’est pas facile de réduire cette vivante diversité à un schéma scholastique et figé. Toutefois, en prenant la nature de la poésie à sa source, on peut ranger ce poème dans la catégorie de ‘voyage intérieur’, classification adoptée par Georges Jean dans son étude dans La Poésie, qui décrit les données brutes que le poète trouve en lui, ses sensations premières, ses émotions, son passé … En effet, dans ce poème, l’auteur demande à l’automne de pénétrer dans son corps et âme, puis il l’écoute, il le sent…pour aboutir, au terme d’un parcours intérieur, à un certain ‘délire charmant’, suivant un processus qui pourrait être semblable à celui de Sikellianos, un des plus grands poètes de la Grèce moderne (1884-1951) : ‘…Je laisse les choses introduire peu à peu dans mon âme leur lumière particulière, depuis le galet jusqu‘au soleil et aux étoiles, et les laisse monter peu à peu comme l’huile du niveau de mes nerfs vers la veilleuse de ma pensée.’ Premier strophe Automne, tu me délivres Des regrets, des remords Du mal que j’ai de vivre De la peur de la mort. L’auteur demande à l’automne de le délivrer des regrets, des remords, du mal de vivre et la peur de vivre. Les philosophes occidentaux prétendent que, vers la fin d’une vie, l’homme assagi ne manque pas de se rappeler les aberrations de jeunesse pour regretter ou pour se repentir. Les orientaux appellent cet homme, celui qui a de la pudeur. Tzeu Koung (Tử Cống) demande à Confucius ce qu’il fallait faire pour mériter d’être appelé disciple de la sagesse (Lettré: Kẻ Sĩ). Le Maître a répondu: « Celui-là mérite d’être appelé disciple de la sagesse (Kẻ Sĩ,) qui dans sa conduite privée a de la pudeur, et dans les The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 19 missions qui lui sont confiées en pays étrangers, ne déshonore pas le prince qui l’a envoyé». (Entretiens de Confucius, C. XIII, 20) En occident, au XVIIè siècle, Bossuet (1627-1659) évoque de façon saisissante, la mort, ce gouffre où tout s’anéantit, cette rature qui efface tout, cette fin inéluctable qui rend tout éphémère et relatif. Plus tard, Guy de Maupassant de s’exclamer : Mort : ‘Que ce mot, si court, est insondable et terrible ' (Correspondance). Liêm a relevé "[le] mal qu['il a] de vivre" et "la peur de la mort". Ici nous avons preuve de l'influence occidentale sur ses pensées qui vont a rebours de la philosophie orientale. Pourquoi Liêm éprouve-t-il le mal de vivre? Comme il n'a rien dit du Zeitgeist, l'esprit du temps, on ne peut dire que son mal de vivre et sa peur de mourir ne sont que les reflets d'un état d'âme, d'une réflection personnelle, d'un voyage intérieur. Par contre, avec le Bouddhisme, le Taoïsme, les orientaux conçoivent que la vie et la mort ne sont qu’un cas particulier des alternances; tous les êtres passent par des successions de vies et de morts au cours desquelles ils revêtent des formes différentes: «Jadis, Zhuang Zhou (Trang Tử) rêva qu’il était un papillon voltigeant et satisfait de son sort et ignorant qu’il était Zhou lui-même. Brusquement il s’éveilla et s’aperçut avec étonnement qu’il était Zhou. Il ne sut plus si c’était Zhou rêvant qu’il était un papillon, ou un papillon rêvant qu’il était Zhou. Entre lui et papillon il y avait une différence. C’est là ce qu’on appelle le changement des êtres. » La vie est vanité et la mort sans importance. Pour Tản Đà, un autre grand poète viêtnamien, la vie d’un homme est simplement une dette à s’acquitter envers le Roi du Ciel : Trăm năm còn nặng chữ tình Trời chưa cho nghỉ thì mình cứ đi. Bao giờ trời bảo thôi đi Giang sơn cất gánh ta thì nghỉ ngơi. Nợ đời là thế ai ơi ! [L’amour me poursuivra encore jusqu‘à cent ans / je continuerai à marcher / tant que le Ciel ne m’ordonnera pas de m’arrêter / Et quand Il me dira qu’il est temps de partir, / me voilà déchargé de mes obligations envers cette vie, pour un repos éternel. / Ainsi on s’acquittera de ses dettes de ce monde.] 2ème et 3ème strophes Automne, je t’écoute Et surtơut je te sens. Tu coules goutte à goutte Dans mon corps, dans mon sang. Automne, tu me prends Âme et corps tout entier Automne, je te comprends Tu m’es si familier Nous sommes aussi proches de la fameuse théorie des « correspondances » que Baudelaire, Rimbaud, The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 20 après Edgar Poe, ont illustrée, ainsi que de nombreux poètes contemporains. Ici, l’automne accapare de l’auteur pour y installer des sensations, celles qui créent l’homme et le monde, en le renvoyant à luimême, par correspondances horizontales, dans le moment même où « il l’écoute, le sent couler goutte à goutte dans son corps et dans son sang ». Et par correspondances verticales, l’automne l’élève dans le niveau des abstraits, la compréhension «je te comprends », la familarité « tu m’es si familier »… Dans la littérature viêtnamienne, la nature et l’auteur s’unissent aussi, mais pour se dédoubler tout en restant côte à côte: Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng (Kiều) [Dans la désolation, les nuages à l’aube, sa lampe en veillée / moité (nature), moitié soucis (sentiment de l’auteur) semblent me tirailler.] (Kiều) Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (Kiều) [Ô lune, on te dirait scindée en deux par quelque main ? / une moitié pour l’oreiller bien seul, l’autre moitié pour le long du chemin] (Kiều) Selon une assertion de Vương Quốc Duy, un grand lettré de la Chine du 20ème siècle, le poète est donc à la fois dans la nature et en dehors de la nature : dans la nature pour décrire, en dehors de la nature pour observer. Si dans le poème en français ci-dessus l’automne joue un rôle actif en délivrant l’auteur de ses misères, dans les poèmes du peuple viêtnamien, c’est plutôt la nature qui doit ajuster son humeur à celle de l’homme : Khi vui, non nước cũng vui, Khi buồn, sáo thổi kèn đôi cũng buồn. (Ca dao) [Quand on est joyeux, la montagne, le fleuve (la nature) le seront aussi.] Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ? (Kiều). [Quand l’homme est triste, le site (nature) ne pourra jamais être égayé.] 4ème et 5ème strophes Automne, tu es refuge Pour mon vieux coeur brisé Avec toi, le déluge Devient sénérité. Car tu berces mes peines The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 21 Et calmes mes tourments Et toujours tu m’entraines En un délire charmant. Dans les derniers strophes Liêm a pris l'automne comme confident, son compagnon qui est aussi l'étape de sa vie actuelle. Comme médecin, il sent son corps s'accommodant aux exigences biologiques de son âge. Son corps, son sang, son âme ont atteint la maturité de l'automne, qui est la saison des récoltes, de l'abondance, d'un sursaut de vie avant l'arrivée inexorable de l'hiver. Sa familiarité avec l'automne est pour lui le refuge paisible contre les tracas de la vie quotidienne. Il a fait la paix avec le temps et a accepté la marche du temps dans ses veines, ce qui lui a donné la sérénité et le contentement. Cette nonchalance apaisante, cette disponibilité à toutes les sollicitations des sens, Bachelard appelle la rêverie du monde. Rousseau a très bien décrit dans Les Rêveries d’un promeneur solitaire, cet état dans lequel ‘il sent son existence sans prendre la peine de penser’. De nombreux poètes à toutes les époques ont atteint l’état poétique sans se projeter volontairement hors d’eux-mêmes ou se laisser sciemment accaparé par l’automne, la nature, comme dans le poème de Nguyễn Hiếu Liêm. L'attitude de Liêm est en accord avec les pensées occidentales. Tandis que les poètes viêtnamiens (tels Tản Đà) se contentent d'obéir à la volonté céleste, Liêm reste optimiste. L'automne l' "entraine en un délire charmant". C'est un cri de joie, et une joie de vivre irréductible d'un homme qui regarde la vie avec une attitude philosophique positive. Il ne pense pas comme les orientaux au cycle de la vie et de la mort. Il s'est engagé dans cette vie et a l'intention de la savourer jusqu'à la lie. Les poètes viêtnamiens dans l’ancien temps, considèrent les composants de la nature comme des ressources inépuisables que le Ciel leur a réservées et dont ils pouvaient se servir à volonté pour atteindre aussi un état poétique plus serein. La poésie qui naît de cette forme de rêverie, selon Gaston Bachelard, est presque toujours une poésie paisible. Gió trăng chứa một thuyền đầy Của kho vô tận biết ngày nào vơi. [Mon sampan chargé jusqu’au bord de lune et de vent, des ressources jamais épuisées.] Hẹn với lợi danh ba chén rượu Vui cùng phong nguyệt một câu thơ Truyện cổ kim so sánh tựa bàn cờ Riêng vui thú giang sơn phong nguyệt [Fortune et gloire différées, je me réjouis avec le vent, la lune et la poésie. Les histoires d’antan et au temps présent ne sont qu’une partie d’échecs. Seuls les délices de la nature, fleuve, montagne, vent, ne m'intéressent personnellement.] En somme, il s’agit ici d’une sorte d’interpénétraion entre deux cultures, celle de la France et celle du Viêtnam, qui s’est réalisée d’une manière presque imperceptible mais satisfaisante dans un poème français écrit par un Viêtnamien. Ce poème en langue française, avec ses cinq strophes de quatre vers, est un microcosme, image réduite des processus complexes de la création poétique: Correspondances de Baudelaire, Rêverie du monde de Bachelard, Voyage intérieur de Georges Jean, dans le grand The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 22 cadre favori des poètes à toutes les époques ‘L’Homme et la Nature’. Le poème ‘Automne, peux-tu me délivrer?’ de Nguyễn Hiếu Liêm est d’une valeur littéraire indubitable. ■ Võ Thu Tịnh et Thomas D. Le Paris, 28 Novembre 2005 Cäm nghï vŠ bài Automne, peux-tu me délivrer ? Cûa Dr. NguyÍn Hi‰u Liêm Võ Thu TÎnh Bài « Automne, peux-tu me délivrer ? » của Dr Nguyễn Hiếu Liêm, là một thi phẩm bằng tiếng Pháp. Tác giả vốn là một trí thức Việt đào tạo trong nền văn hóa Pháp, bài thơ của ông hẳn là một sản phẩm hội nhập hai nên văn hóa Việt và Pháp. Cho nên khi nhận xét về bài nầy, sẽ có dịp đối chiếu sơ lược hai nền văn hóa Việt Pháp với nhau. Chủ đề bài thơ: Tác gỉả yêu cầu mùa thu hội nhập vào ông ta để giải thoát mình ra khỏi những nỗi niềm đau khổ, có thể xem như phần nào thuộc thuyết Tương ứng (Correspondances) của Baudelaire áp dụng vào trường hợp giữa Người và Thiên nhiên, giữa thi nhân và mùa thu. Đây còn là một hiện tượng nhân cách hóa, một mỹ từ pháp trong thi ca. Nhan đề bài thơ dịch ra tiếng Việt : “Mùa Thu, ngươi có thể giải thoát ta chăng?” (Automne, peux-tu me délivrer?), toàn bài gồm có 5 đoạn (mỗi đoạn 4 câu). Xét về phương diện hình thành thi ca, bài thơ tiếng Pháp nầy xây dựng theo một nghệ thuật sáng tạo, mà Gros Jean, trong tác phẩm La Poésie, mệnh danh là ‘cuộc hành trình nội tâm’ (le voyage intérieur) phô bày những dữ liệu nguyên chất mà nhà thơ khám phá ra trong bản thân, những cảm giác đầu tiên, những xúc cảm, dĩ váng và cuộc đời của mình. Sikellianos, thi hào Hy-lạp (1884-1951) xác nhận: ‘Tôi để các vật trong thiên nhiên, (từ nhũng viên đá cuội đến mặt trởi, và các vì sao…), đưa dần dần vào hồn tôi áng sáng đặc biệt của chúng, và để các ánh sáng ấy từ từ dâng lên như chất dầu thắp của chiếc đèn chong trong tư duy tôi’. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 23 Đoạn đẩu Automne, tu me délivres Des regrets, des remords Du mal que j’ai de vivre De la peur de la mort. Tác gỉả yêu cầu mùa thu giải thoát mình ra khỏi những nỗi hối tiếc, ân hận, nỗi đau lòng trong cuộc sống và nhất là nỗi kinh sợ trước tử thần. * Các nỗi hối tiếc, ân hận - Các triết gia Tây phương thường cho rằng sau một cuộc đời sống ngay lành người ta không khỏi tự cảm thấy có nhiều điều để hối tiếc, ân hận. Thế thường, không ai là không có điều lỗi lầm trong đời sống của mình, việc nhỏ thì hối tiếc, việc lớn thì ân hận, ăn năn, nhưng tự biết xấu hổ về hành động của mình thì không có mấy ai làm được. Người làm được điều ấy là người có liêm sỉ, một đức tính mà ngày xưa Khổng-tử đã đề cao : « Kẻ sĩ có ba hạng: Hạng nhất là người trong mọi cử chỉ, và hành động của mình biết liêm sỉ, biết xấu hổ, khi đi sứ các nước trong bốn phưong không nhục mạng vua đã trao cho» (Luận Ngữ, Tử Lộ, t.20). * Nỗi kinh sợ cái chết – Từ thế kỷ 17, ở Tây phuơng, Tổng Giám mục Bossuet đã trình bày, qua các bài thuyết giáo (sermon) của ông, những cảnh dằn vật thân xác con người trong cơn hấp hối, những thây ma thê thảm khi vừa tắt thở. Về sau, Guy de Maupassant cũng xác nhận: Chết « Cái chữ ấy ngắn đấy, mà không thể dò thấu được, và khủng khiếp làm sao ! » (Que ce mot, si court, est insondable et terrible! - Correspondance). Nỗi kinh sợ trước cái chết, trong bài thơ tiếng Pháp “Mùa Thu, ngươi có thể giải thoát ta chăng?” hản cũng nằm một trong hệ thống cảm xúc thông thường của Tây phương. Trái lại, ở Đông phương, chịu ảnh hưởng Phật, Lão, người ta xem cuộc đời như một giấc mộng, con người chỉ là khách đi đường trong quán trọ. Nhân sinh thiên địa gian, nhất nghịch lữ Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày Như thoi đua, như bóng sổ, như mây bay … (Cao Bá Quát) Người ta sinh ra giữa trời đất nầy, như một khách đi đường trong quán trọ, « sinh ký, tử qui » sống gửi, thác về, cho nên các thi nhân Việt thường than khóc, đau khổ trước cái chết, coi như một định mệnh cho tất cả mọi người, nhưng không mấy ai có những câu bộc lộ nỗi khủng khiếp trước tử thần. Đoạn hai và ba Automne, je t’écoute Et surtơut je te sens. Tu coules goutte à goutte Dans mon corps, dans mon sang. Automne, tu me prends Âme et corps tout entier Automne, je te comprends Tu m’es si familier The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 24 Có sự hội nhập của mùa thu vào thi nhân, dần dần từ ngoại cảnh vào thân xác, một hiện tượng rất gần thuyết ‘tương ứng’ (Correspondances) của Baudelaire. tương ứng theo chiều ngang (correspondances horizontales) : tác giả nghe mùa thu (je t’écoute), cảm xúc được mùa thu (je sens), và mùa thu chảy từng giọt một (tu coules goutte à goutte) trong thân xác và máu huyết (corps, sang) của thi nhân; rồi tương ứng theo chiều cao (correspondances horizontales) : mùa thu nắm giữ chặt chẽ thân xác, linh hồn (corps et âme) của thi nhân, từ đó vượt lên giới ý tưởng và tình cảm : hiểu biết và quen thuộc (comprends, familier) siêu hình của thi nhân Đây là một hội nhập, theo lời yêu cầu của thi nhân, để mùa thu và thi nhân hòa nhập thành một, được hoàn toàn trọn vẹn, như Sikellianos trình bày trên đây. Trong Thi ca Việt Nam, Tình con người và Cảnh thiên nhiên cũng hòa hợp song song nhau một cách khắng khít. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng (Kiều) Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (Kiều). Vương Quốc Duy, học giả Trung quốc đầu thế kỷ 20, đã từng xác nhận: “Thi nhân vửa ở trong và vừa ở ngoài vũ trụ: ở trong để diễn tả, ở ngoài để quan sát”. Nhưng nếu mùa thu có vai trò chủ động trên thiên nhiên trong bài thơ tiếng Pháp trên đây, thì trái lại, trong thi ca Việt, Tình con ngưới bao giờ cũng chi phối Cảnh của thiên nhiên. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ? (Kiều). Khi vui, non nước cũng vui, Khi buồn, sáo thổi kèn đôi cũng buồn. (ca dao) Đoạn bốn và năm Automne, tu es refuge Pour mon vieux coeur brisé Avec toi, le déluge Devient sénérité. Car tu berces mes peines Et calmes mes tourments Et toujours tu m’entraines En un délire charmant. Sự hội nhập trọn vẹn của mùa thu vào thi nhân khiến cho mùa thu trở thành một nơi ẩn náu (refuge) cho trái tim già tan nát của thi nhân; khiến cường loạn (déluge) trở nên thanh thản. Vì mùa thu ru ngủ nỗi đau khổ (peines); xoa dịu nỗi day dức băn khoăn, và lôi cuốn thi nhân vào trạng thái cuồng nhiệt mê li. Rousseau cũng xem thiên nhiên là một người bạn trung thành. Ông ta yêu các vẻ nhiệm mầu của The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 25 thiên nhiên, mà những hình bóng thường xuyên biến chuyển đã làm cho ông xúc cảm. Khi chán đời, yếm thế thì lẫn trốn vào thiên nhiên để lòng đưọc bình thản lại, hoặc để chìm đắm trong trạng thái mê li ngây ngất (extase). Trong thi ca Việt ngày xưa, các cụ lại xem cảnh đẹp là một kho vô tận trời phú cho, phải tận hưởng thú Nhàn lạc giữa thiên nhiên, xa lánh thị thành, danh lợi, vì cuộc đời chỉ như một cuộc cờ mà thôi : Gió trăng chứa một thuyền đầy Của kho vô tận biết ngày nào vơi. …Hẹn với lợi danh ba chén rượu Vui cùng phong nguyệt một câu thơ Truyện cổ kim so sánh tựa bàn cờ Riêng vui thú giang sơn phong nguyệt. (Nguyễn Công Trứ) Tóm lại, qua mấy dòng cảm nghĩ trên đây, ta thấy bài thơ « Automne, peux-tu me délivrer ? » của Dr Nguyễn Hiếu Liêm, đã chịu ảnh hưởng, không nhiều thì ít, của hai nền văn hóa Việt và Pháp, một hiện tượng hội nhập theo hai chiều « thấm thấu » (osmose) lẫn nhau. Đồng thời, bài thơ tiếng Pháp nầy cũng có một giá trị nghệ thuật hữu hạng, đáng cho chúng ta sau nầy phân tích nhận xét đầy đủ và nghiêm túc hơn. ■ Võ Thu Tịnh Paris The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 26 NgÜ©i phø n» ViŒt Nam qua trào lÜu T¿ L¿c Væn ñoàn** GS Lê M¶ng Nguyên* Sau một nghìn năm đô hộ (từ 111 trước Tây lịch đến 931 sau Tây lịch), nước Việt Nam ngày xưa nhiễm văn minh Tàu và nhất là Nho giáo trên mặt luân lý trong và ngoài gia đình. Khổng tử dạy : quân tử (trái lại với kẻ tiểu nhân) là người phải có năm đức hạnh : nhân, lễ, nghĩa, trí, tín… và trong cách đối xử trong xã hội lúc nào cũng phải giữ một tấm lòng trung trực : bày tôi đối với vua (quân thần), con đối với cha (phụ tử), em đối với anh (huynh đệ), vợ đối với chồng (phu phụ), bạn đối với bạn (bằng hữu)… Đạo Khổng xem đàn bà như là hư không. Bổn phận người phụ nữ trong nhà là vâng vâng dạ dạ trước đàn ông, nghĩa là tuân theo cha khi còn nhỏ, rồi tuân theo chồng (xuất giá tòng phu) và tuân lời con trai cả khi góa bụa. Áp dụng chủ nghĩa hạn chế nhân khẩu (malthusianisme), một phong tục dã man ở Trung quốc cho phép cha mẹ một hài nhi gái, được từ bỏ con ngay khi mới ra đời bằng cách dìm xuống nước cho chết đuối hoặc ruồng rẩy, không nuôi nấng. Từ ngày độc lập, trong những Hiến pháp của miền Nam tự do ban hành năm 1956 và 1967, và Hiến pháp Bắc Việt năm 1946, 1959… bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà được công nhận, đặc biệt nhất là trên mặt phổ thông đầu phiếu. Chế độ đa thê cũng được chính thức bãi bỏ. Trở lại nước Việt Nam ngày xưa, hoàn toàn thấm nhuần Nho giáo, dựa trên quan niệm rằng đời sống con người không thể tưởng tượng ở ngoài xã hội. Durkheim bị ảnh hưởng đạo Khổng 2500 năm sau khi ông nói người chỉ là con người bởi vì sống trong xã hội (1). Người Việt trong cựu An Nam (trước khi tiếp xúc lần đầu tiên với Âu Tây), sống kết hợp chặt chẽ trong gia đình, hoặc trong làng xã với đồng hương một cách hết sức liên đới. Cũng vì thế mà chính thể quân chủ chuyên chế được củng cố, trong khuôn khổ một nền kinh tế nông nghiệp, chậm tiến và tiền tư bản. Gia đình là một cơ quan mà theo Pierre Gourou, tương tự « một Vương Quốc mà Vua là người gia trưởng ». Người chủ nhà (Père de famille) có quyền chuyên chế (pouvoir absolu) trên mặt giáo dục con cái trong gia đình, quyền sở hữu (droit de propriété) về phần tài sản, dụng sản và ngay đến cả thân phận người con gái (xem như vị thành niên vĩnh viễn) và con trai tuổi ấu thơ. Trưởng nam có bổn phận làm hương hỏa , nghĩa là thờ phụng tổ tiên, đời này qua đời khác, đặng tên tuổi dòng họ được tồn tại. Về vấn đề hôn nhân, người con trai (nói chung) có bổn phận phải lấy vợ có con, nhằm vĩnh truyền chủng tộc (perpétuation de l’espèce). Lẽ dĩ nhiên, sự chọn lựa người dâu tương lai cho gia đình thuộc toàn quyền gia trưởng, không ai được kháng cáo. Cái quan niệm về hôn nhân này trở thành lạc hậu trong xã hội Việt Nam sau thế chiến 1914-1918, nhất là vào những năm 1925-1930, bị ảnh hưởng văn hóa Âu Tây, nếu không đảo lộn hoàn toàn thì cũng có nhiều thay đổi sâu đậm trong lãnh vực luân lý và cải lương phong tục (2). Trong không khí khủng hoảng luân thường đạo lý này, nhà văn Hoàng Ngọc Phách cho xuất bản « Tố Tâm », một tiểu thuyết nhắc nhở, gợi hình ảnh sự xâu xé của thế hệ trẻ mới giữa gia phong (nệ cổ gia đình) và tư tưởng mới mà văn minh Pháp đã đem vào xã hội Việt Nam. Theo học giả Đào Đăng Vỹ - The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 27 trong thuyết trình bằng Pháp ngữ ông làm tại Huế và Sài Gòn năm 1949 – « Tố Tâm là một tài liệu rất quí báu về sự diễn tiến này. Bởi vì Tố Tâm không chỉ là một chuyện tình đau khổ tầm thường. Lần đầu tiên trong văn chương nước ta, nó làm nổi bật quang cảnh chiến đấu giữa cá nhân và gia đình, giữa con người và phong tục Khổng giáo của xã hội Viễn Đông. Nếu Đạm Thủy và Tố Tâm (người thiếu nữ vai chính trong truyện) không lấy nhau được, là vì cha mẹ hai bên đã lựa chọn từ lúc nhỏ mà không cho hai đứa biết, một vị hôn thê và một vị hôn phu, mà hai đứa trẻ sẽ phải kết hôn, phải thương yêu, bởi vì đó là một tặng vật thiêng liêng của gia đình. Sự hôn nhân trong xã hội thủ cựu của chúng ta, không phải là một chuyện riêng tư giữa hai người đàn ông và đàn bà, nhưng là một chuyện gia đình ngoài ý kiến của người trai trẻ và thiếu nữ trong cuộc. Song thanh niên Việt Nam thế hệ 1925 đã bắt đầu biết rõ những tự do mà cá nhân được hưởng thụ trong xã hội Âu Tây và sự tôn trọng con người trong những nước không có Khổng giáo mà con người không bị hy sinh cho gia đình, cho cộng đồng và cho phong tục cổ truyền… ». Và nhà thuyết trình nói lên nỗi thất vọng của mình : « Về phần Tố Tâm, nếu nàng cam chịu và ưng thuận sự hôn phối (ép buộc) để chết trong lòng vì buồn đau, những người trai gái khác thời bấy giờ ưa tự sát hơn đặng thoát khỏi cái số phận mà gia đình định trước. Nếu ta mở những trang báo trong những năm 1925-1930, ta thấy đăng nhiều tin về thiếu nữ tự vẫn bằng cách nhảy xuống nước lãng mạn của hồ Trúc Bạch và hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội » (3). Thanh niên Việt Nam thấm nhuần văn hóa Âu Tây (một phần đã theo học Đại học Pháp khi trở lại quê hương), chỉ có thể lựa chọn giữa hai thái độ : hoặc cam chịu sống trong một xã hội thủ cựu (phi tiến bộ), hoặc theo con đường phản kháng, chống đối phong tục lỗi thời của Nho giáo. Tiền phong trong cuộc chiến đấu này, một nhóm thi văn sĩ thuộc thế hệ mới 1930 (ba anh em họ Nguyễn Tường : Nhất Linh, Hoàng Đạo, và Thạch Lam), bắt đầu sáng lập báo Phong Hóa năm 1932 (cuối năm, báo gặp khó khăn, ai cũng sợ không bán được nhiều, thì thân mẫu là bà Nguyễn Tường Nhu nhủ danh Lê Thị Sâm, nóí với ba người con ký giả : « Cái ấy khó gì, nếu không bán hết, mang về cho mợ gói cau càng tiện » (4). Đó thật là câu nói quả quyết của một người mẹ kính trọng tinh thần chiến đấu bằng ngòi bút của ba người con, một khuyến khích phải tiếp tục mặc dầu những bước đầu gian nan. Sau khi Phong Hóa bị đóng cửa, « Ngày Nay » ra đời khoảng 1935-1936 là một cơ quan chiến đấu của Nhóm Tự Lực Văn Đoàn (cùng với Ánh Sáng, một cơ quan xã hội) chính thức thành lập vào năm 1933, với 8 thành viên rường cột : Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Dư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu (em của Khái Hưng). Những nhà văn ngoài TLVĐ nhưng cộng tác trung thành với Nhóm, là : Đoàn Phú Tứ, Huy Cận, Thanh Tịnh, Trọng Lang. Sau nhà in Trung Bắc Tân Văn, sách TLVĐ đều do cơ sở riêng của nhà xuất bản « Đời Nay » phụ trách phát hành cho độc giả người Việt càng ngày càng đông, càng ngày càng say đắm và hâm mộ lối hành văn quốc ngữ rất trong sáng của những nhà văn TLVĐ. Tôn chỉ của văn phái này như sau : « Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho con người và xã hội ngày một hay hơn lên », « Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân, không có tính cách trưởng giả, quý phái » ( Điều 2-3-6 của Qui ước Hội). Nhóm TLVĐ chỉ trích cách viết bằng sáo ngữ mượn tác giả cổ điển Trung Hoa, cho nên « ngôn ngữ của TLVĐ có sự cách tân theo hướng trong sáng, mộc mạc làm cho người đọc dễ hiểu vì không xử dụng các điển cố điển tích » (5). Nhà văn TLVĐ viết tiếng Việt bằng quốc ngữ (langue nationale) để diễn tả tư tưởng và xúc cảm của mình. Trên mặt biến cải xã hội, TLVĐ – nói một cách tổng quát : gồm những phần tử tinh nhuệ mới (thuộc The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 28 trung lưu trí thức Âu Tây hóa-Khoa bảng Đại học Pháp-Hà Nội), đề cao bằng ngòi bút một chiến đấu chống nệ cổ, thủ cựu mà quan chức ngày xưa là biểu tượng, cũng như các thân hào làng xã, các cha mẹ áp dụng một cách mù quáng đạo Khổng. Thật là một cuộc chiến đấu quyết liệt giữa chủ nghĩa cá nhân Âu Tây và những cộng đồng truyền thống tiếp tục xem là hư không sự hiện thực của cá thể con người nói chung, và người đàn bà trong xã hội nói riêng… Đoạn Tuyệt của Nhất Linh (mà chúng ta sẽ phân tích sau), một trong những nhà chiến đấu « Việt Nam Quốc Dân Đảng » (Parti Nationaliste Vietnamien), xuất bản năm 1935, với một chủ đề rõ ý nghĩa, là tiếng chuông báo hiệu xuất hành của một cách mạng thực sự chống thành kiến thủ cựu trong xã hội làng xã và Nhà nước Nho giáo. Qua vai chính truyện là Thị Loan, tiểu thuyết của Nhất Linh là một bản án cáo trạng những quan niệm cũ Á Đông về hôn phối, về nhân sinh và tự do. TLVĐ muốn cắt đứt với cổ tục, đặng cá thể con người được mở mang, mục đích đem lại một cuộc đời mới mà nguyên tắc là hạnh phúc của mỗi người (không phân biệt trai hay gái) và của tất cả mọi người (6). Thân mẫu của Nhất Linh, bà Nguyễn Tường Nhu, một người đàn bà đã đóng vai trò quan trọng nhất « …phía sau » TLVĐ (7). Góa chồng lúc 37 tuổi, bà đã khuya sớm tần tảo nuôi nấng 7 người con cho đến khi các con học thành đạt, làm việc có lương bổng mới nghỉ ngơi : « Trừ Thạch Lam, và con gái Nguyễn Thị Thế, còn lại 5 người đều có bằng cử nhân, riêng Nhất Linh đỗ cử nhân khoa học Pháp trở về nước làm báo, làm văn chương… Nuôi dưỡng được ngần ấy người, bà Nhu vượt bao nhiêu sóng gió. Nhưng bù đắp lại bà Nhu có những niềm vui. Đó là lúc 3 người con trai Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) và bác sĩ Nguyễn Tường Bách đều trở thành đại biểu Quốc Hội khóa I của nước VN độc lập. Rồi Hoàng Đạo làm Bộ trưởng bộ Quốc dân Kinh tế trong chính phủ liên hiệp lâm thời, sau đến Nhất Linh làm Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ liên hiệp kháng chiến » (8). Bà mẹ VN ở đây không bao giờ làm trở ngại con đường tương lai và hoài bão cao quí của các con : lúc Hoàng Đạo vừa đổ bằng cử nhân luật, trước khi nhậm chức tri huyện, về nhà xin ý muốn người mẹ hiền. Bà âu yếm trả lời : « Nay con , thành đạt rồi mỗi người có chí hướng riêng, tùy con định đoạt. Ông cha ngày xưa nổi tiếng thanh liêm, làm quan thương dân để đức cho con cháu. Các con đừng làm gì hại đến thanh danh tiên tổ… » (9). Một người đàn bà thứ hai ở « phía sau TLVĐ » là phu nhân của nhà văn, chính khách Nhất Linh : « Đôi mắt bà chớp chớp… Một đôi mắt to mênh mông, có hàng mi dài óng ả. Ánh sáng vừa dịu, vừa như có một cái gì như sẵn sàng vì mọi người… Tôi nhớ mãi cặp mắt ấy. Cặp mắt có vẻ chịu đựng mọi hy sinh, vì người thân yêu của mình. Cặp mắt của người đàn bà Việt Nam, cũ kỹ, tảo tần, không ý thức được rằng những việc mình làm đã đóng góp cho sự nghiệp của chồng không nhỏ » (10). Làm vợ của một nhân vật nổi tiếng thời TLVĐ không phải là một chuyện thường ! Bà Phạm Thị Nguyên đã trải qua nhiều buồn vui, hạnh phúc và khắc khổ. Những năm Nhất Linh lưu lạc xứ người trên đảo Sường Châu - Trung Hoa, là những năm đau đớn nhất… Bà đã không ngần ngại (mặc dầu con đường xa xăm và đầy chông gai) kiếm cách đi thăm và đem lại an ủi và cơm nước cho chồng. « Lo lắng khi thấy chồng sống cô độc trên đất khách, bà tìm cách nhắc lại một cách khéo léo về thời TLVĐ làm báo, viết sách của chồng. Như một phép lạ, nét mặt Nhất Linh vui, tươi sáng. Ở trang đầu bản thảo tiểu thuyết Xóm Cầu Mới, Nhất Linh viết tại Hương Cảng có mang những dòng chữ : Tặng Nguyên, người rất thân yêu, đã khuyên tôi trở lại đời văn sĩ và nhờ thế cuốn Xóm Cầu Mới này khởi đầu từ 1940 mới được viết tiếp theo. Hương Cảng trên núi, ngày 16/10/1949. Nhất Linh » (11). Nói về người phụ nữ Việt Nam qua trào lưu TLVĐ, lẽ dĩ nhiên là chúng ta không thể bỏ qua tiểu thuyết The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 29 « Đoạn Tuyệt » (như đã nhắc nhở trên) của Nhất Linh. Trong sách, tác giả đưa ra vấn đề cá thể con người và nhất là người đàn bà quyết tâm phản kháng gia đình nệ cổ. Trương Tửu khen ngợi vô cùng : « Cuốn Đoạn Tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt trên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả có đường hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái tín ngưỡng tương lai. Ông giúp bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩa là vui mà sống » (12). « Đoạn Tuyệt » thuộc trào lưu TLVĐ lãng mạn phản kháng (romantisme de la révolte) và phóng thoát người phụ nữ ra khỏi thân phận làm dâu trong gia đình với mẹ chồng. Vai chính truyện là Loan bó buộc lấy Thân làm chồng, mà nàng không yêu, nhưng phải làm vừa lòng mẹ nàng, đặng trả nợ một số tiền cho gia đình chồng. Nàng hy sinh mối tình với Dũng, một người bạn từ thuở nhỏ, mà nàng khâm phục can đảm và trí óc thông minh. Làm dâu với mẹ ghẻ trong gia đình chồng là bà Phán Lợi, thật khổ sở, cả tinh thần lẫn vật chất. Vì mẹ chồng xem nàng như một vật liệu mà bà đã phải trả một giá rất cao, cho nên phải xử dụng không dặt dè. Bà Phán đã cho Loan biết một cách rõ ràng qua lời bà chủ nhà mắng một người đầy tớ : « Tôi nuôi các người để các người làm giúp đỡ tôi chứ để các người ăn không, ngồi đùa rỡn đấy à ? ». Thật ra, Loan bị đè ép nặng nề (về mặt tinh thần) bởi cay nghiệt của mẹ chồng hơn là sự mệt mỏi thân thể, cọng thêm mối ác cảm của hai người em gái của Thân. Ta có cảm tưởng là trong những gia đình nệ cổ, bởi vì mẹ ghẻ lúc xưa bị đau khổ nhiều trong thời chính mình làm dâu, cho nên bây giờ đến lượt trả thù bằng cách làm đau đớn con dâu của chính mình. Sự liên đới lạ lùng này đoàn kết nhiều thế hệ đàn bà đã trở thành đao phủ thủ sau một thời chịu đựng khổ đau vì mẹ chồng. Loan có thể đủ sức chịu đựng những bất công và phiền rầy ấy nếu nàng lấy một người chồng biết thông cảm nông nỗi của nàng. Nhưng Thân là một người ngu độn, vô tình vô trí giác, nhu nhược và hèn nhát. Trong những cuộc tranh nghị giữa nàng và gia đình chồng, Thân bao giờ cũng theo phe mạnh nhất, nghĩa là phe mẹ và hai em gái của chàng. Tỷ dụ : sau khi đứa con trai của Loan và Thân chết yểu vì bà Phán Lợi – thay vì chạy chửa theo thuốc Tây – cứ tiếp tục cho uống nước pha kiểu phù thủy, mê tín. Đến lúc trầm trọng, Loan đưa lên nhà thương thì đã quá chậm. Đứa con mất vì dị đoan của bà nội nó, nhưng bà mẹ ghẻ đổ lỗi cho Loan vì đã đưa con gần hấp hối lên nhà thương, nghĩa là chửa bệnh theo kiểu Tây phương. Từ dạo ấy, sự có mặt của Loan trong gia đình chồng trở thành vô nghĩa. Mất con trai đầu lòng, gia đình không thừa tự, Thân lấy vợ bé sinh hạ một đứa con trai, Loan vì vậy có thêm một kẻ thù trong nhà, luôn xấc xược, vô lễ với nàng, vì dựa trên gia đình lúc nào cũng cho vợ hai của Thân là nói đúng. Không khí gia đình trở nên khó thở. Không chịu nổi , Loan ngày đêm chỉ nghĩ đến chuyện phải trốn chạy, nhưng một việc bất chừng (ngoài ý muốn) sẽ chấm dứt nỗi đau khổ của nàng. Trong một cuộc cãi lộn rất náo nhiệt giữa hai vợ chồng, Loan bị Thân đấm mạnh vào ngực và nàng bị ngã lăn xuống đất, bà Phán khuyến khích thêm người con mình : « Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội ». Thấy Thân tay cầm lấy cái lọ đồng sấn lại phía nàng, « … trong lúc hốt hoảng liền vớ ngay con dao díp rọc sách để ở bàn định giơ đỡ, Thân như con hổ dữ đạp đổ một cái lọ đồng đập vào Loan. Loan né mình tránh được và trượt chân ngã xuống giường, con dao cầm chắc trong tay. Thân quá đà cũng ngã mạnh vào người Loan, Loan thấy cái cán dao ấn mạnh lên tay nàng và Thân kêu một tiếng… ». Thân chết vì cây dao mà Loan thật ra không ứng dụng. Bà Phán buộc tội Loan giết chồng. Nhưng Tòa tha trắng án, nhờ lời biện hộ rất hùng hồn và khúc chiết của Trạng sư : « Chính bà mẹ chồng đã giết cháu bà mà không biết. Mà lại còn đổ cho Thị Loan cái tội giết con ! Đến nay, bà đổ cho Thị Loan cái tội giết chồng, nhưng bà có biết đâu, con bà chết là lỗi ở bà, lỗi ở cái luân lý trái mùa và quá ư nghiêm ngặt kia. Người có tội chính là bà mẹ chồng Thị Loan và cái luân lý cổ hủ kia. Nhưng nếu vượt lên, và nghĩ rộng ra không kể cá nhân nữa, thì bao nhiêu những việc xảy ra không phải lỗi ở người nào cả, mà The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 30 lỗi ở sự xung đột hiện thời đương khốc liệt của hai cái mới, cũ… ». Và kết luận : « Các ngài tha cho Thị Loan tức là tha cho một người đã bị tội oan, tha cho một người đau khổ vì đã phí cả một đời thanh xuân và đã đem thân hy sinh cho cái xã hội mới cũ khắt khe này ». Như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã viết rất xác đáng (13) : « Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh đều khuynh hướng về gia đình, về việc cải tạo chế độ gia đình để giải phóng cho phụ nữ… » Sau Đoạn Tuyệt, Nhất Linh cho xuất bản « Lạnh Lùng » với vai chính trong truyện là một người đàn bà góa bụa (Nhung) song còn trẻ, nên yêu lén lút một thầy giáo riêng (Nghĩa) của con mình. Nhưng chẳng qua đó là một hạnh phúc mong manh vì nàng không có đủ can đảm đi đến tận cùng của tình yêu, nghĩa là theo tình nhân khi người này phải ra đi… Bị cấu xé giữa hạnh phúc cá nhân và tiếng thơm một người dâu thảo « Tiết Hạnh Khả Phong », Nhung cam chịu tiếp tục đời sống cô đơn, trung thành trong kỷ niệm với nguời chồng quá cố. « Lạnh Lùng » đi ngược dòng « Đoạn Tuyệt », không thuộc loại văn chương lãng mạn « phản kháng », nhưng hòa điệu một phần nào với tinh thần hy sinh của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Nói về người phụ nữ nước ta qua trào lưu TLVĐ, không thể nào bỏ qua được « Hồn Bướm Mơ Tiên » của Khái Hưng, thuộc về phong trào lãng mạn liên quan đến sự xung đột giữa ái tình và tôn giáo : Ngọc, một sinh viên Trường Canh Nông Hà Nội nhân dịp hè, đi thăm chùa Long Giáng là nơi Sư cụ (mà cũng là bác của mình) tụ trì, với ý định ở lại đó nghỉ ngơi khoảng hai ba tuần. Chàng gặp một « … chú tiểu quần áo nâu, chân đi đôi giép quai ngang sơ sài, đầu đội cái thúng đầy sắn, đương lần từng bước leo xuống con đường hẻm. Thốt gặp người lạ, chú bẽn lẽn, hai má đỏ bừng…» (14), nhưng không ngần ngại chỉ dẫn đường cho Ngọc cùng đi về chùa… Bước chân bên chú tiểu (Lan), chàng không khỏi nghĩ thầm : « Quái lạ ! sao ở vùng quê lại có người đẹp trai đến thế, nước da trắng mát, tiếng nói dịu dàng, trong trẻo như tiếng con gái » (15). Cảm tình đầu tiên giữa hai người đã trở thành tình bạn thân thiết, và trong những ngày ở lại chùa Long Giáng, Ngọc tìm đủ cách để khám phá cuộc đời bí mật của chú tiểu Lan. Cuối cùng, chính Lan đã phải thú thật rằng nàng là gái giả trai để có thể trọn đời nương nhờ cửa Phật : « Vâng, tôi là gái. Tôi biết thế nào cũng chẳng dấu nổi ông. Nhưng còn câu truyện vì sao tôi phải cải trang, thì tôi chưa thể thổ lộ cùng ông được. Chỉ xin ông buông tha kẻ tu hành này, kẻ tu hành khốn khổ này ra mà thôi » (16). Một mối tình đã chớm nở lúc đầu mới gặp nhau nay trở thành nồng nhiệt, đắm say của Ngọc đối với Lan, nhưng về phía Lan – vì một lời hứa lúc mẹ nàng hấp hối : « Quên, phải quên ! Lời thề trước linh hồn mẹ, ta hãy còn nhớ đinh ninh trong trí. Đó là cái bùa để trừ bỏ những sự cám dỗ của tình ái nhỏ nhen nơi dương thế » (17). Kết cục, Lan và Ngọc đồng ý – như một nguyện thề - từ bỏ ái tình trần tục bằng cách chia rẽ nhau trong cuộc đời, đặng vươn lên một ái tình cao cả, đẹp đẽ và vĩnh cửu trong tâm niệm : « Yêu là một luật chung của vạn vật, là bản tính của Phật giáo. Ta yêu nhau, ta yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng, Phật tổ cũng chẳng cấm đoán đôi ta yêu nhau như thế » (18). Trong Anh Phải Sống, tác giả Khái Hưng thuật chuyện một cặp vợ chồng rất nghèo, ngày ngày với một chiếc thuyền nan, bơi ra giữa dòng sông Hồng vớt củi để nuôi ba đứa con còn thơ dại. Hôm ấy, sau khi thuyền đã chứa đầy những cành khô nặng chĩu, trời bổng đổ mưa sấm sét, chiếc thuyền với củi nặng bị đắm chìm, hai người cố gắng bơi cho tới bờ. Người vợ quá yếu không chống nổi những làn sóng lớn… nếu tiếp tục vịn vào vai chồng đến lúc chồng không đủ sức bơi một mình cho cả hai người thì chết cả hai. Nàng quyết định buông tay để thân mình chìm xuống đáy sông sau khi nói khẻ với chồng phải nghĩ đến ba đứa con : « Thằng Bò ! Cái Nhớn ! Cái Bé ! … Không ? ANH phải sống ! » : « Đèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 31 cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con. Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng ». Xin cảm ơn quí vị. Lê Mộng Nguyên Bruxelles (Vương Quốc Bỉ), ngày 29 th.08-2009. ** Thuyết trình của GS Lê Mộng Nguyên sáng ngày thứ bảy 29 th.08-2009 nhân dịp « Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại » tại Trung tâm Maison Notre-Dame du Chant d’Oiseau, 3-A, av. des Franciscains, Bruxelles-Vương quốc Bỉ. * Giáo sư-Tiến sĩ Quốc Gia, Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp, nguyên Luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris, Nhạc sĩ-Thành viên SACEM (Hội Những Người Sáng Tác và Xuất Bản Âm Nhạc, Paris-Pháp) Chú giải : 1. « L’homme n’est homme que parce qu’il vit en société ». 2. Xin tham khảo : Lê Mộng Nguyên, Orient-Occident : le choc des cultures et son impact sur la décolonisation française au Vietnam (Communication du 1er décembre 2006 à l’Académie des Sciences d’Outre-Mer), MONDES ET CULTURES, Tome LXVI – 2006 – Volume 1, Les Séances, pp. 512-521. 3. Đào Đăng Vỹ, Evolution de la littérature et de la pensée vietnamiennes depuis l’arrivée des Français jusqu’à nos jours, Huế, Tao Đàn 1949, pp.17-18. 4. Tài liệu « Diễn Đàn Thơ Văn » trên mạng 14/12/2008 : « Hai người đàn bà phía sau TLVĐ ». 5. Tào Văn Ân, Khuynh hướng hiện thực trong một số tiểu thuyết TLVĐ. 6. Lê Mộng Nguyên, Thông điệp ngày 01 th.12-2006 tại HLVKHHN Pháp – Xin xem cùng tác giả Lê Mộng Nguyên : Chung đụng văn hóa xã hội tại Việt Nam trong thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến, Tập San « Định Hướng » Số 54 – Mùa Đông 2008, tr.65-72. 7. Tài liệu DĐTV (Id., Ibid.). 8. Id., Ibid. 9. Id., Ibid. 10. Anh Thơ, Từ Bến sông Thương, Hồi ký 1986. 11. Tài liệu DĐTV (Id., Ibid.). 12. Báo Loa, 08/08/1935. 13. Vũ Ngọc Phan, Nhà Văn Hiện Đại, Quyển Tư, In lần thứ ba, Nhà xb Thăng Long, Sài Gòn 1960. 14. Nhất Linh, Hồn Bướm Mơ Tiên, In lần thứ năm, Nhà xb Đời Nay 1942, tr.13. 15. Id., Ibid., tr.15. 16. Id., Ibid., tr.106-107. 17. Id., Ibid., tr.119. 18. Id., Ibid., tr.135. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 32 CINEMA et POESIE : Le film “Splendor In The Grass” ( 1961 ) de ELIA KAZAN et le poème “Intimations of Immortality” (1807) de WILLIAM WORDSWORTH par NguyÍn ñ¡c Hi‰u Le film « Splendor In The Grass » ( titre français : « La Fièvre Dans Le Sang » ) est un mélodrame social et sentimental tourné en 1961 par Elia Kazan sur une nouvelle de William Inge, avec pour toile de fond une petite ville du Kansas dans l’Amérique des années 1920 de la grande dépression. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 33 Deux lycéens adolescents, Deanie Loomis ( Natalie Wood ), fille unique d’une famille modeste, et Bud Stamper ( Warren Beatty) fils d’une famille fortunée, s’aiment passionnément mais leurs jeux amoureux et leurs désirs physiques ne peuvent aboutir en raison des interdits explicites de leurs parents : Deanie doit rester chaste jusqu’au mariage, et Bud ne doit pas courir le risque d’avoir à épouser une fille de condition modeste. Frustré mais incapable de surmonter ces tabous et préjugés, le jeune couple se désunira brutalement. Deanie, après une tentative de suicide, se reconstruira lentement dans un établissement psychiatrique où elle fera la connaissance d’un jeune co-pensionnaire, étudiant médecin, qui lui apportera aide et réconfort, et lui offrira de l’épouser. Bud quant à lui, ayant perdu goût à la vie, ira malgré lui terminer ses études à Yale loin de Deanie, conformément aux ambitions de son père. Il ne finira cependant pas ses études, la crise boursière qui surviendra causera la ruine et le suicide de son père, et Bud, après avoir épousé Angelina, une modeste serveuse, et lui avoir donné un garçon, reprendra le ranch familial, le rêve simple qu’il a toujours eu. Ces deux êtres que le destin sépare se rencontreront une dernière fois – dans les toutes dernières minutes du film - le temps de mesurer combien leurs destinées sont éloignées de leur rêve de jeunesse, et de s’accepter tels qu’ils sont devenus. Le titre du film tire sa source d’un vers du poème de William Wordsworth (1770-1850) intitulé «Ode : Intimations of Immortality from Recollections of Early Childhood » («Ode sur l’immortalité tiré des Souvenirs de la première enfance») écrit entre 1802-1806 et publié en 1807. Qui a vu ‘Splendor in the grass’ ne peut oublier la fameuse scène de la salle de classe où Deanie, désespérée après sa rupture brutale d’avec Bud, est sommée par son professeur de lire et commenter pour ses camarades ces quelques vers de la 10ème strophe du poème de Wordsworth : “(…) What though the radiance which was once so bright Be now for ever taken from my sight, Though nothing can bring back the hour Of splendour in the grass, of glory in the flower; We will grieve not, rather find Strength in what remains behind (...)” “... Ce qui fut alors baigné d’une lumière radieuse A maintenant disparu pour toujours à mes yeux, Bien que rien ne ravive la splendeur de ces heures Ni la gloire de ces fleurs, Nous ne sombrerons pas dans le chagrin, Nous nous raffermirons face au destin ...” The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 34 Ces quelques vers ne pouvaient pas plus mal tomber pour raviver la souffrance de Deanie. Elle vient de réaliser que pour elle, plus rien ne sera comme avant et que le temps de l’innocence est révolu. Toute à son émotion, elle donnera l’explication suivante : « Lorsque nous étions jeunes, nous aimions idéaliser les choses. Wordsworth veut dire que lorsque nous grandissons, nous devons oublier les idéaux de notre jeunesse...et trouver la force ... » elle ne terminera pas son explication de texte et s’enfuiera en pleurant de la salle de classe . Comme le laisse entrevoir cette scène, « Splendor in the grass » est un film sur la beauté de la jeunesse, l’apprentissage, le désenchantement, la maturité et la sagesse. Ce n’est pas un hasard si le film d’Elia Kazan puise ses références dans le magnifique poème de William Wordsworth. « Intimations of immortality », plus qu’une Ode vibrante à la beauté de la Création, est aussi une méditation grave mais sereine sur la vie et sur le temps qui passe. Si Wordsworth y célèbre le spectacle de la Nature, cette Nature si harmonieuse, si joyeuse, et si apte à émerveiller notre âme d’enfant, ce n’est que pour mieux mettre en évidence, à plusieurs reprises, une certaine douleur : il aura beau tenter de faire renaître le même bonheur et les mêmes émotions ressenties jadis, la magie et la grâce ne seront pourtant plus au rendez-vous. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 35 Pour Wordsworth, seules la sensibilité, l’innocence et l’imagination de l’enfance nous confèrent une véritable perception de la Nature et nous permettent une réelle communion avec elle. Ce pouvoir magique, cette vérité des choses, nous les perdons en grandissant, à mesure que notre vie d’adulte prend le pas sur notre enfance, et pollue nos rapports avec le Naturel. De ces regrets de l’enfance révolue et de cette grâce disparue, Wordsworth tire cependant une certaine sagesse : ces souvenirs radieux de l’enfance, loin de le rendre nostalgique, lui apprendront désormais à apprécier, dans leur vérité, le bonheur et les émotions des instants présents et à venir. Ainsi, les derniers vers de la 10ème strophe du poème ( où par ailleurs Wordsworth exprime sa foi mystique, comme dans la 5ème strophe ), laissent transparaître clairement cette sagesse : (…) In the primal sympathy Which having been must ever be In the soothing thoughts that spring Out of human suffering In the faith that looks through death In years that bring the philosophic mind. ( Nous trouverons notre force .. ) dans cette harmonie naturelle que nul ne doit changer, dans les pensées apaisantes qui jaillissent le l’humaine souffrance, dans la foi qui regarde au-delà de la mort, dans les années qui apportent la sagesse Dans les dernières secondes du film de Elia Kazan, alors que sa voiture l’éloigne à jamais de Bud, ces mêmes vers qu’elle a lus et commentés il y a quelques années reviennent à la mémoire de Deanie : “(…) What though the radiance… …………………………. … We will grieve not, rather find Strength in what remains behind (... )” Ainsi, même si la grâce de ces heures lumineuses, de cette splendeur dans l’herbe et de cette gloire en ces fleurs a disparu, elle, Deanie, a désormais la force et le désir de refaire sa vie. Et si pour nous, simples lecteurs de ce poème d’une grande richesse, cette Nature qui apparaît sous ses multiples attraits, et qui provoque chez Wordsworth ces multiples émotions, était aussi une allégorie de la Vie ? ■ Les lecteurs et lectrices intéressés par une traduction en vers Français des poèmes de William Wordsworth pourront consulter l’ouvrage : ‘William Wordsworth – Choix de poésies’ ( par Emile Legouis ) – Editions Les belles Lettres. 1928. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Ode: Intimations Of Immortality from Recollections Of Early Childhood William Wordsworth 1 There was a time when meadow, grove, and stream, The earth, and every common sight, To me did seem Apparelled in celestial light, The glory and the freshness of a dream. It is not now as it hath been of yore;-Turn wheresoe'er I may, By night or day, The things which I have seen I now can see no more. 2 The Rainbow comes and goes, And lovely is the Rose, The Moon doth with delight Look round her when the heavens are bare, Waters on a starry night Are beautiful and fair; The sunshine is a glorious birth; But yet I know, where'er I go, That there hath past away a glory from the earth. 3 Now, while the birds thus sing a joyous song, And while the young lambs bound As to the tabor's sound, To me alone there came a thought of grief: A timely utterance gave that thought relief, And I again am strong: The cataracts blow their trumpets from the steep; No more shall grief of mine the season wrong; I hear the Echoes through the mountains throng, The Winds come to me from the fields of sleep, And all the earth is gay; Land and sea Give themselves up to jollity, And with the heart of May Doth every Beast keep holiday;-Thou Child of Joy, Shout round me, let me hear thy shouts, thou happy Shepherd-boy! 36 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 4 Ye blessed Creatures, I have heard the call Ye to each other make; I see The heavens laugh with you in your jubilee; My heart is at your festival, My head hath its coronal, The fulness of your bliss, I feel--I feel it all. Oh evil day! if I were sullen While Earth herself is adorning, This sweet May-morning, And the Children are culling On every side, In a thousand valleys far and wide, Fresh flowers; while the sun shines warm, And the Babe leaps up on his Mother's arm:-I hear, I hear, with joy I hear! --But there's a Tree, of many, one, A single Field which I have looked upon, Both of them speak of something that is gone: The Pansy at my feet Doth the same tale repeat: Whither is fled the visionary gleam? Where is it now, the glory and the dream? 5 Our birth is but a sleep and a forgetting: The Soul that rises with us, our life's Star, Hath had elsewhere its setting, And cometh from afar: Not in entire forgetfulness, And not in utter nakedness, But trailing clouds of glory do we come From God, who is our home: Heaven lies about us in our infancy! Shades of the prison-house begin to close Upon the growing Boy, But He beholds the light, and whence it flows, He sees it in his joy; The Youth, who daily farther from the east Must travel, still is Nature's Priest, And by the vision splendid Is on his way attended; At length the Man perceives it die away, And fade into the light of common day. 37 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 6 Earth fills her lap with pleasures of her own; Yearnings she hath in her own natural kind, And, even with something of a Mother's mind, And no unworthy aim, The homely Nurse doth all she can To make her Foster-child, her Inmate Man, Forget the glories he hath known, And that imperial palace whence he came. 7 Behold the Child among his new-born blisses, A six years' Darling of a pigmy size! See, where 'mid work of his own hand he lies, Fretted by sallies of his mother's kisses, With light upon him from his father's eyes! See, at his feet, some little plan or chart, Some fragment from his dream of human life, Shaped by himself with newly-learned art; A wedding or a festival, A mourning or a funeral; And this hath now his heart, And unto this he frames his song: Then will he fit his tongue To dialogues of business, love, or strife; But it will not be long Ere this be thrown aside, And with new joy and pride The little Actor cons another part; Filling from time to time his "humorous stage" With all the Persons, down to palsied Age, That Life brings with her in her equipage; As if his whole vocation Were endless imitation. 8 Thou, whose exterior semblance doth belie Thy Soul's immensity; Thou best Philosopher, who yet dost keep Thy heritage, thou Eye among the blind, That, deaf and silent, read'st the eternal deep, Haunted for ever by the eternal mind,-Mighty Prophet! Seer blest! On whom those truths do rest, Which we are toiling all our lives to find, In darkness lost, the darkness of the grave; Thou, over whom thy Immortality 38 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Broods like the Day, a Master o'er a Slave, A Presence which is not to be put by; Thou little Child, yet glorious in the might Of heaven-born freedom on thy being's height, Why with such earnest pains dost thou provoke The years to bring the inevitable yoke, Thus blindly with thy blessedness at strife? Full soon thy Soul shall have her earthly freight, And custom lie upon thee with a weight Heavy as frost, and deep almost as life! 9 O joy! that in our embers Is something that doth live, That nature yet remembers What was so fugitive! The thought of our past years in me doth breed Perpetual benediction: not indeed For that which is most worthy to be blest-Delight and liberty, the simple creed Of Childhood, whether busy or at rest, With new-fledged hope still fluttering in his breast:-Not for these I raise The song of thanks and praise; But for those obstinate questionings Of sense and outward things, Fallings from us, vanishings; Blank misgivings of a Creature Moving about in worlds not realised, High instincts before which our mortal Nature Did tremble like a guilty Thing surprised: But for those first affections, Those shadowy recollections, Which, be they what they may, Are yet the fountain light of all our day, Are yet a master light of all our seeing; Uphold us, cherish, and have power to make Our noisy years seem moments in the being Of the eternal Silence: truths that wake, To perish never; Which neither listlessness, nor mad endeavour, Nor Man nor Boy, Nor all that is at enmity with joy, Can utterly abolish or destroy! Hence in a season of calm weather Though inland far we be, Our Souls have sight of that immortal sea 39 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Which brought us hither, Can in a moment travel thither, And see the Children sport upon the shore, And hear the mighty waters rolling evermore. 10 Then sing, ye Birds, sing, sing a joyous song! And let the young Lambs bound As to the tabor's sound! We in thought will join your throng, Ye that pipe and ye that play, Ye that through your hearts to-day Feel the gladness of the May! What though the radiance which was once so bright Be now for ever taken from my sight, Though nothing can bring back the hour Of splendour in the grass, of glory in the flower; We will grieve not, rather find Strength in what remains behind; In the primal sympathy Which having been must ever be; In the soothing thoughts that spring Out of human suffering; In the faith that looks through death, In years that bring the philosophic mind. 11 And O, ye Fountains, Meadows, Hills, and Groves, Forebode not any severing of our loves! Yet in my heart of hearts I feel your might; I only have relinquished one delight To live beneath your more habitual sway. I love the Brooks which down their channels fret, Even more than when I tripped lightly as they; The innocent brightness of a new-born Day Is lovely yet; The Clouds that gather round the setting sun Do take a sober colouring from an eye That hath kept watch o'er man's mortality; Another race hath been, and other palms are won. Thanks to the human heart by which we live, Thanks to its tenderness, its joys, and fears, To me the meanest flower that blows can give Thoughts that do often lie too deep for tears. ■ 40 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 41 Trúng SÓ ñ¶c ñ¡c Bính H»u Phåm Năm ấy tôi hai mươi tám tuổi. Tôi lập gia đình được hai năm và con đầu lòng của tôi vừa được một tuổi. Vợ tôi phải nghỉ việc ở nhà trông con. Tôi làm thư ký cho một công ty xuất cảng gạo. Tôi theo cha mẹ di cư sang Hoa Kỳ năm tôi 19 tuổi. Là con trưởng trong gia đình, tôi quyết định nghỉ học trung học lớp ban ngày để giúp cha mẹ tôi trong nom cửa hàng bán trái cây ở góc phố và đi học lớp tối để thi lấy bằng tương đương trung học mà tôi thấy các thày giáo gọi là bằng GED. Với mảnh bằng GED, tôi kiếm được việc này là may mắn lắm rồi. Công việc nhàn nhã và lương tôi tuy không nhiều nhưng cũng tạm đủ chi dùng cho vợ chồng tôi và đứa con. Tôi chỉ lo làm những giấy tờ theo đúng những thủ tục mà tôi đã thuộc lòng. Mỗi ngày tôi chỉ làm bốn hay năm giờ là xong việc. Sau đó tôi ngồi đọc sách. Tôi thích đọc sách về kinh tế, về quản trị thương mại và về tâm lý và xã hội học. Những sách này tôi mượn ở các thư viện hay mua lại của các sinh viên đại học. Lẽ dĩ nhiên là tôi phải giả bộ như là tôi đang bận rộn, chăm chú vào công việc của tôi. Ông chủ sự văn phòng thấy tôi bao giờ cũng cắm cúi ở bàn, và bao giờ công việc của tôi cũng tươm tất thì có vẻ bằng lòng lắm. Đáng lẽ tôi phải thỏa mãn với công việc của tôi mới đúng. Nhưng …..trời có chiều ai mọi điều bao giờ! Trong công ty xuất cảng gạo này có đến một ngàn nhân viên: Từ ông Tổng Giám Đốc Công Ty đến các kỹ sư, kế toán viên, chuyên viên nông nghiệp và thương mại. Họ cứ theo nền nếp cũ mà làm việc. Ai nấy đều có vẻ tự mãn về công việc của mình. Không ai cần biết người bên cạnh mình làm gì. Không ai tự hỏi tại sao mình lại làm việc như thế; hay tại sao những người khác lại làm việc của họ như vậy. Hàng ngày tôi cứ làm việc của tôi, đọc sách, rồi lại ngồi quan sát mọi người và cách làm việc của họ. Tôi nhận ra rằng mọi người chỉ răm rắp làm theo lời ông Tổng Giám Đốc. Tôi lại nhận thấy ông Tổng Giám Đốc có nhiều cái sai lầm. Tôi nhìn thấy những sai lầm này vì tôi đã đọc những sách về quản trị thương mại. Tôi tính ra rằng những cái sai lầm của ông Tổng Giám Đốc đã làm phí phạn cả triệu bạc của Công Ty. Tệ hơn nữa là Công Ty không phát triển được. Suốt năm năm qua, mức lời không tăng mà lại có phần suy giảm nữa. Tôi ngồi đó và nghĩ ra được nhiều cách để tổ chức lại công ty, đặt ra những thủ tục khác để mọi người có thể làm việc nhanh nhẹ hơn và tiết kiệm được nhiều tiền cho công ty. Tôi chỉ nghĩ thế thôi, mà không dám nói ra với ai. Cũng như những người khác, tôi chỉ sợ nói ra những cái sai lầm của ông Tổng Giám Đốc, ông ấy sẽ tức giận mà cho tôi nghỉ việc. Và nếu tôi mất việc thì lấy tiền đâu để nuôi vợ con tôi? Thời buổi này, dễ gì mà kiếm được việc khác như việc tôi đang làm. Mỗi ngày Thứ Sáu cuối tháng, Ông Tổng Giám Đốc cũng triệu tập một buổi họp nhân viên. Đây chỉ là dịp để ông ấy ra chỉ thị mới, và nhắc nhở mọi người làm bổn phận của mình. Cuối buổi họp, ông ấy cũng hỏi một câu cho có lệ là: - Có ai có ý kiến gì không? Thỉnh thoảng lắm mới có một bàn tay giơ lên; nhưng đó chỉ là những đề nghị lặt vặt như tổ chức một chuyến du ngoạn hay một trận đấu bóng tranh giải vô địch. Không ai dám nói gì đến công việc của công ty. Tôi cứ nghĩ mãi về những sai lầm của ông Tổng Giám Đốc và dần dần tôi trở thành bất mãn. Tôi tin rằng chỉ có một cách để tôi thực hiện được những sáng kiến của tôi là tôi mua đứt công ty này. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 42 Tự tôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc và sửa đổi lại mọi việc theo ý tôi. Nhưng tôi lấy đâu ra tiền? Nghĩ đến đây tôi bỗng nẩy ra một ý kiến. Chỉ có một cách là tôi mua xổ số. Phải, chỉ có một cách là tôi mua xổ số và may ra trúng số độc đắc! Tôi sẽ có tiền mua công ty này; hay ít ra tôi cũng có thể nói lên những cái sai lầm của ông Tổng Giám Đốc rồi tôi sẽ nghỉ việc luôn. Thế là tuần nào tôi cũng bỏ ra vài ba đô-la mua xổ số. Tôi cho đó là một sự hy sinh vừa phải để đổi lấy hy vọng trúng số độc đắc. Vài ba đô-la thì cũng như tiền tôi mua một bao thuốc lá. Vợ tôi biết thế và cũng không phàn nàn gì. Tôi cũng phải bỏ thêm 50 xu mua báo sáng Thứ Sáu để xem kết quả xổ số. Tôi cứ mua xổ số như thế có lẽ hơn một năm mà không trúng một lần nào. Lần nào tôi cũng tự an ủi rằng: “Biết đâu tuần sau tôi chẳng may mắn hơn.” Hôm Thứ Sáu đó là Thứ Sáu cuối tháng, tức là ngày sẽ có buổi họp nhân viên. Mỗi lần có buổi họp như thế là tôi lại thầm sửa soạn một bài diễn văn trong đó tôi phân tích những sai lầm của Ông Tổng Giám Đốc và của những người dưới quyền ông ấy. Tôi cũng có những đề nghị để cải tiến Công Ty. Nhưng đó chỉ là một bài diễn văn tưởng tượng thôi. Tôi biết chẳng bao giờ tôi có can đảm nói thẳng ra tất cả những điều tôi muốn nói…..trừ khi….trừ khi tôi trúng số độc đắc. Cũng như những Thứ Sáu khác, tôi mua một tờ báo trước khi bước lên xe buýt. Tôi đọc qua những tin tức quốc nội và quốc tế ở trang nhất. Sau đó tôi mới giở sang trang hai để đọc kết quả xổ số. Bỗng tôi đổ mồ hôi, tim tôi đập mạnh, và mắt tôi hoa lên: Tôi vừa thấy số độc đắc kỳ này đúng là số của tôi.. Thế là tôi đã trở thành triệu phú! Tôi mừng quá muốn la lên; nhưng tôi trấn tĩnh lại kịp thời. Tôi gấp tờ báo lại, bỏ vào cặp da, và ngồi nghiêm chỉnh lại. Xe buýt vừa dừng trước cửa sở. Tôi xuống xe, cố giữ vẻ bình tĩnh, đi vào văn phòng, và ngồi vào bàn giấy của tôi. Nhưng tim tôi vẫn đập mạnh, chân tay tôi run rẩy. tôi không thể tập trung vào công việc của tôi được nữa. Tôi muốn bỏ ra về để báo cho vợ tôi biết tin mừng này. Nhưng tôi cảm thấy tôi cần phải ở lại để dự buổi họp nhân viên ngày hôm nay, và để nói lên những điều tôi muốn nói từ trước đến nay mà không dám nói. Hôm nay thì tôi sẽ không còn phải sợ gì nữa. Đằng nào thì tôi cũng sẽ nghỉ việc. Với mấy triệu đô-la ở trong tay, tôi làm gì mà chẳng được! Buổi họp bắt đầu. Tôi ngồi chăm chú nghe. Đến gần cuối buổi họp, Ông Tổng Giám Đốc cũng nhắc lại câu nói thường lệ: - Có ai có ý kiến gì nữa không? Tôi chỉ đợi có thế. Tôi mạnh bạo giơ tay lên, và khi Ông Tổng Giám ra hiệu cho tôi được nói, tôi thong thả đứng lên. Tôi lấy giọng và bắt đầu nói. Tôi nói dõng dạt và hùng hồn. Những lời lẽ mà tôi đã sửa soạn từ bấy lâu nay trôi ra một cách lưu loát lạ thường. Tôi cứ nói, thao thao bất tuyệt. Sau khi đã kể ra hết những sai lầm của Ông Tổng Giám Đốc và của những người phụ tá cho ông, tôi cũng đưa ra những đề nghị để sửa đổi lại. Tôi nhận thấy mặt Ông Tổng Giám Đốc đỏ bừng lên rồi lại dần dần tái hẳn đi. Tất cả hội trường im lặng như tờ. Mọi người quá sửng sốt. Không ai biết phản ứng ra sao. Cuối cùng tôi cám ơn Ông Tổng Giám Đốc và cử tọa đã cho tôi được nói và đã chăm chú nghe tôi. Rồi tôi xin phép ra về trước vì có tin gấp phải báo cho gia đình. Trên đường về, tôi cảm thấy hoàn toàn thỏa mãn và sung sướng. Khi xuống bến xe buýt, tôi bỗng nẩy ra ý kiến là tôi phải làm một cái gì đặc biệt để ăn mừng cái may mắn này của vợ chồng tôi. Ở quanh bến xe này có rất nhiều tiệm. Tôi suy nghĩ một hồi, rồi quyết định vào tiệm hoa, mua cho vợ tôi hai tá hoa hồng đỏ, thật tươi và có cuống dài, thứ mắc tiền nhất. Trong túi tôi chỉ còn 12 đô- The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 43 la. Nhưng tôi có thẻ mua chịu mà ở đây người ta quen gọi là credit card. Tôi ít khi dùng đến thẻ mua chịu vì tôi biết họ tính lời nặng lắm, có khi đến 22 hay 23 phần trăm một năm. Nhưng hôm nay thì tôi đâu có ngán gì. Đến cuối tháng mới phải trả; mà lúc đó thì bao nhiêu mà tôi không trả được. Tôi lại rẽ vào tiệm ăn sang, mua hai con tôm hùm cỡ lớn, mỗi con nặng hơn một kí-lô, và một mảng sườn cừu. Tôi cũng không quên lấy một chai Champagne thưọng hạng. Tổng cộng tôi tiêu ngay ở đó hơn ba trăm đô-la, số tiền mà lúc bình thường đủ mua đồ ăn cho gia đình tôi hơn một tháng. Tôi thấy cũng hơi hoang phí. Nhưng hôm nay là một ngày vui mừng, hạnh phúc tràn trề cho vợ chồng tôi. Tôi muốn ăn tiêu cho sang một chút để bù lại những ngày tằn tiện, khổ cực. Tôi về đến nhà, vợ tôi ra đón tôi ở cửa và trố mắt nhìn những đồ sang của lạ mà tôi khệ nệ mang vào nhà. Nếu giờ này không phải là giờ ngủ của con tôi, thì chắc vợ tôi đã la làng lên vì ngạc nhiên. Tôi trịnh trọng trao bó hoa cho vợ tôi và nói khẽ để khỏi làm con tôi thức giấc: - Mừng Bà Triệu Phú. Vợ tôi vẫn còn hoang mang, chẳng hiểu gì. Tôi phải nói rõ hơn: - Mình trúng số độc đắc rồi! Đây, em coi kết quả xổ số ở trang hai và so sánh với những số ở trong mấy vé xổ số của mình thì em sẽ rõ. Rồi tôi đưa tờ báo và mấy tấm vé số cho vợ tôi. Vợ tôi đỡ lấy tờ báo, trải rông ra trên mặt tủ ở trong bếp và mở ngay sang trang hai. Vợ tôi chăm chú soát từng số một. Tôi đứng đó, chờ cho vợ tôi la lên, mừng rỡ và chạy lại ôm chầm lấy tôi. Nhưng vợ tôi không có vẻ gì mừng rỡ mà lại có vẻ bực mình nữa: - Anh nói mình trúng số độc đắc ở chỗ nào? Số dộc đắc là 02 28 39 42 46 53 mà số của mình là 20 28 29 42 46 53. Thế là mình sai hai số, chỉ trúng 4 số thôi, may lắm là được 150 đô-la , sao anh lại nói là mình trúng độc đắc? Tôi nhìn kỹ lại chỗ tay vợ tôi chỉ và tôi biết vợ tôi nói đúng. Thì ra lúc ở trên xe buýt sáng nay tôi cuống quít không đọc kỹ. 20 mà lại tưởng là 02; 29 mà lại tưởng là 39. Thế thì có chết tôi không! Tôi toát mồ hôi, chân tay run lẩy bẩy. Tôi trông mấy món đồ ăn ngon và chai rượu mắc tiền mà thấy miệng đắng ngắt. Vợ tôi lặng người đi, không nói thêm một câu nào nữa. Thế là tôi bỗng mang nợ gần ba trăm đô-la. Rồi đến cuối tháng lấy gì mà trả? Rồi tiền lời sẽ chồng chất lên, sẽ sô đẩy vợ chồng tôi vào một ngõ bí. Tôi càng lo sợ hơn khi nghĩ đến chuyện xẩy ra ở sở sáng hôm nay. Tôi chắc chắn sáng Thứ Hai, khi tôi đến sở, Ông Tổng Giám Đốc sẽ gọi tôi vào và cho tôi nghỉ việc. Tôi không dám nói cho vợ tôi biết chuyện này. Thôi thì sự thể đã đến thế thì tôi đành đợi đến sáng Thứ Hai. Nói cho vợ tôi biết bây giờ chỉ làm cho vợ tôi buồn phiền, lo lắng thêm hai ngày nữa mà có ích gì? Tôi ra chi nhánh xổ số để lãnh tiền và, đúng như vợ tôi nói, họ trả cho tôi 150 đô-la. Tôi đưa cả cho vợ tôi giữ để cuối tháng thêm vào trả nợ thẻ mua chịu. Thôi thì cũng là một chút an ủi. Hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi cố giữ vẻ bình tĩnh, làm như không có chuyện gì xảy ra. Sáng Thứ Hai tôi cũng đến sở đúng giờ như mọi khi. Tôi bước vào văn phòng, chào Ông Chủ Sự và mọi người, rồi ngồi xuống làm việc. Nhưng đầu óc tôi rối bời bời. Tôi không làm sao chú ý vào công việc tôi đang làm được. Tôi cũng không dám ngẩng mặt lên nhìn ai vì chỉ sợ lại gặp cái nhìn lạnh lùng của mọi người. Có tiếng chuông điện thoại reo. Ông Chủ Sự cầm điện thoại lên nghe. Tôi chỉ thấy ông ấy “Dạ, dạ” vài tiếng rồi lại đặt điện thoại xuống. Ông ấy bước lại gần tôi và nói: - Anh Cường, Ông Tổng Giám Đốc muốn gặp anh. Tôi thong thả đi lên văn phòng Ông Tổng Giám Đốc ở lầu hai. Tôi biết việc gì phải đến sẽ đến. Vì tôi chắc chắn sẽ mất việc nên tự nhiên tôi không sợ mất việc nữa. Tôi chỉ lo không biết sẽ nói sao cho vợ tôi hiểu. Tôi còn đang suy nghĩ lung bung thì tôi đã đến cửa văn phòng Ông Tổng Giám Đốc. Tôi đẩy cửa, bước vào. Cô thư ký niềm nở nói: The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 44 - Ông Tổng Giám Đốc đang chờ ông. Xin mời ông vào. Ông Tổng Giám Đốc chỉ cái ghế bành ở trước bàn giấy và ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Ông ấy thong thả lấy cặp kính hai tròng đang đeo ra và để xuống bàn. Rồi nhìn thẳng vào mặt tôi, ông ấy nhỏ nhẻ nói: - Tôi phải thú thật rằng hôm Thứ Sáu tôi rất giận anh vì những lời anh chỉ trích tôi. Nhưng cuối tuần qua, tôi đã có thì giờ suy nghĩ lại và tôi thấy anh nói đúng. Ông ấy dừng lại như để suy nghĩ gì thêm rồi đằng hắng nói tiếp: - Tôi cũng nhận thấy rằng anh đã thẳng thắn nói lên những điều đó là vì anh tận tâm với công việc và với Công Ty. Tôi mến anh và kính phục anh ở chỗ đó. Lại một lần nữa ông ấy dừng lại. Tôi đã từng nghe nói có những ông chủ, trước khi quở mắng một nhân viên, hay cho một nhân viên nghỉ việc, thường khéo léo khen vài câu đã; để rồi khi phải hạ cái búa tạ xuống thì nhân viên đó cứng họng, không còn nói năng làm sao được. Thế là tôi bắt đầu run. Tôi đoán chừng câu nói kế tiếp sẽ là câu ông ấy cho tôi nghỉ việc. Nhưng không. Giọng nói của ông ấy bỗng trở nên đầm ấm, cùng với một nụ cười thật tươi, ông ấy tiếp: - Tôi cũng nhận ra rằng anh là một người rất thông thái và tài ba. Tôi muốn anh giúp tôi sửa đổi lại cách điều hành Công Ty. Ngay từ hôm nay trở đi, anh sẽ là Phụ Tá Đặc Biệt của tôi. Căn phòng bên cạnh đây sẽ là văn phòng của anh. Lương của anh sẽ là 98,000 đô-la một năm, tức là gấp bốn lần lương anh hiện thời. Anh nghĩ sao? Anh không phải trả lời tôi ngay bây giờ. Sáng mai anh cho tôi biết cũng được. Nếu anh muốn thì anh có thể về nhà nghỉ ngơi hôm nay để ngày mai nhận việc mới Tôi ấp úng nói mấy câu cám ơn Ông Tổng Giám Đốc và đứng lên ra về. Ra đến cửa sở rồi mà tôi vẫn chưa hết sửng sốt. Vậy là bao nhiêu ước nguyện của tôi đã thành sự thực. Như thế này thì tôi còn may mắn hơn là trúng số độc đắc nữa. Tôi tung mũ, nhẩy lên reo mừng như một đứa trẻ thấy mẹ về chợ. Bây giờ thì tôi có thể về nhà, ôm lấy vợ tôi và la lớn lên rằng: - MÌNH TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC THỰC SỰ RỐI, EM ƠI! ■ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 45 Hitting the Jackpot by Bính H»u Phåm I was twenty-eight years of age then. I had been married for two years and my first born son was just one year old. My wife had to quit her job to stay home and take care of the baby. I worked for a riceexporting firm. I had immigrated to the United States from Vietnam in my late teens. As the oldest son in the family, I decided to quit day school to help my parents out with their fruit stand and went to evening school for a GED. With only a high-school-equivalency diploma, I felt lucky to have found this job. The pay was not much, but it was enough for me to make ends meet. The work was easy. All I had to do was to prepare documents, following a set of procedures that I knew by heart. I easily finished my daily workload in four or five hours. The rest of the time I spent reading. I enjoyed reading books on business administration, psychology, sociology, and philosophy. I borrowed these books from the library or bought them second-hand from college students. Of course, I had to act as if I was busy all the time. The Office Manager, seeing that I was always bending over my desk and that my work was always thorough and immaculate, was quite satisfied with my performance. So, why did I feel unhappy with my job?There must be about a thousand workers in this company, from the Chief Executive Officer down to the accountants, the marketing and advertising specialists, the engineers and the agents in the fields. They were all following routines that had been there since time immemorial. No one seemed to care about what other people were doing around him. Everyone minded his own business. No one ever wondered why one did one’s job this way and why other people did their jobs that way. Everyone just took the least resistant path. I quickly noticed that everyone was just obeying the Chief Executive Officer’s orders blindly. I also noticed that the CEO made many serious mistakes. I was able to recognize his mistakes because I had read many books about business administration. My calculations showed that his mistakes had cost the company several million dollars. What was worse was that the company’s margin of profit had declined noticeably in the last five years.I sat there, day after day, thinking about the inevitable consequences of all these uninformed actions on the part of the leadership of the company and the blind obedience of the staff. I shuddered to think of the gradual way the company was entering into bankruptcy.I figured out many ways to improve the operation of the company. I worked out in detail procedures to maximize the effectiveness of the staff. But it was all a secret of my own.Like everyone else, I was afraid that if I pointed out the mistakes of the CEO, he would be mad at me and fire me. And if I lost my job, how would I support my family? At a time when jobs were scarce, I would be totally insane to risk losing my job.The CEO had made it a routine to call a general staff meeting the last Friday of the month. He used the meeting as an occasion to remind employees to perform their duties faithfully. At the end of the meeting, he had the habit of asking perfunctorily the question “Does anyone have something to say?” Only on a rare occasion was there a hand raised. And it was usually some hackneyed ideas that were suggested: A volley ball tournament or a picnic to raise the employees’ morale, a change in the schedule here and there. No one ever dared to say anything about the operation of the company.So I, The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 46 too, kept quiet. But the pressure inside me kept building up. I was feeling uneasiness and discomfort. I thought and thought and tried to find a way out of this situation. The only way – as I could see – was for me to buy out this company, make myself the CEO, and run the company. But where would I get the money? Then suddenly the idea came upon me. The only way was for me to buy lottery tickets. Yes, the only way was to buy lottery tickets, and if I hit the jackpot, I could buy out this company, or at least I would be able to speak up, to point out the many mistakes of the CEO and then quit my job. I wouldn’t have to wait for him to fire me. With a few million dollars in my hand, I could do things without having to depend on this job, without having to keep my mouth shut when my mind was full of innovative ideas. So I began buying lottery tickets, not many, just a few dollars’ worth a week. A few dollars a week was like buying a pack of cigarettes. To me it seemed like a reasonable expense in exchange for the chance to win the jackpot. My wife understood that and did not make a fuss about it.I had bought lottery tickets for over a year and had never once won anything. But I was not discouraged. Every time I consoled myself by saying, “Who knows? I could be luckier next time around.” One morning as I was walking to the bus station on my way to work, I realized that it was the last Friday of the month – the day when the CEO was sure to call a general staff meeting. Every time there was a general staff meeting like that, I indulged myself in a daydream in which I would make a speech to the whole meeting, criticizing the CEO and his assistants for the woes of the company. I would enumerate all the deficiencies in the operation of the company, and offer suggestions for remedying these deficiencies. It was only an imaginary speech. I knew I would never muster enough courage to speak those words unless...unless...I hit the jackpot. As I had done every Friday, I bought a newspaper before stepping on the bus. I skimmed the national and international news on the first page before turning to the second page to check the lottery results of the previous night. Suddenly I was sweating all over. My heart started pounding, my hands trembled, and my eyes were blurry: I saw that the jackpot number this time was the one I had on one of my lottery tickets. I had just hit the jackpot! I just became a multi-millionaire! I was about to scream with joy; but I realized that I was still on the bus and tried my best to control myself. I sat up, folded the newspaper and put it in my briefcase. When the bus came to my stop, I quickly stepped off, and with as much composure as I could muster, walked into my office and sat down at my desk. But my heart was still pounding and my hands trembling. I just could not concentrate on my work. I felt the urge to leave the office and go home and tell my wife the good news. But I knew I had to stay and attend the staff meeting today to say what I had wanted to say for so long but did not have the courage to do so. Today, I had nothing to fear, nothing to worry about. I would say everything I had planned so long to say and then I would just quit the job. With a few million dollars in my hands, I could do a lot of things! The meeting began. I listened attentively. Toward the end of the meeting, the CEO repeated the question he had asked so many times before, “Does anyone have something to say?” That was all I waited for. I boldly raised my hand. When the CEO gave the signal for me to speak, I calmly stood up, cleared my throat and began to speak. I spoke articulately and eloquently. All those words I had prepared secretly in my mind for so The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 47 long began to flow out smoothly without a glitch. I talked and talked. After pointing out all the mistakes of the CEO and his assistants, I also offered many suggestions to rectify them. The CEO’s face turned red and then gradually went pale. The whole auditorium was as quiet as a cemetery. Everyone was dumbfounded. No one knew exactly how to react. I closed by thanking the CEO and the audience for giving me the chance to speak and for having listened attentively to my speech. I then asked permission to leave the meeting a few minutes early as I had important news to share with my family. On my way home, I felt satisfied with what I had done and was bubbling with joy, looking forward to sharing the big news with my wife. I opened the door. My wife made a sign for me to keep quiet as our child was still sleeping. “We hit the jackpot,” I whispered into my wife’s ears and handed over to her the three lottery tickets and the newspaper. My wife spread the newspaper out on the counter in the kitchen and with the three lottery tickets in hands, began to check the numbers. I stood there in silence, quietly waiting for my wife to jump up with joy and run to me and give me a bear hug. But my wife showed no sign of joy. Instead, she sounded very annoyed, “How could you say we hit the jackpot?” she said. “The jackpot number is 209978563 and our number is 209987563, we are off by two digits.” I walked over to the counter and looked closely at where my wife was pointing her finger. I realized that she was right. It turned out that when I was on the bus this morning, I did not look carefully enough and had mistaken 78 for 87.That was it. That was the end of me! I was sweating all over. My legs were shaking and my hands trembling. But I dared not tell my wife what had happened at the office this morning. I was quite sure that come Monday morning, the CEO would call me into his office to give me a lecture and showed me the gate. I tried my best to pretend as if nothing had happened. I maintained a faked composure throughout Saturday and Sunday. Monday morning I went to the office on time as usual. I walked in, said ‘Hello” to the Office Manager and everybody else and sat down at my desk to work. But I could not concentrate on my job. My heart was heavy with worry and my mind clouded with uncertainties. I dared not look at anybody for fear of seeing the coldness in his eyes. The telephone rang. The Office Manager picked up the phone. I heard him say “Yes, yes” a few times. Then he put the phone down and walked over to my desk. “Linh, the CEO wants to see you in his office,” he said casually. I stood up and walked with trepidation to the CEO’s office on the second floor. I knew the CEO was going to fire me. I was so sure that I no longer was afraid of losing my job. I was worried, however, of how to break the bad news to my wife, how to explain to her all the shenanigans that I had committed. My mind was wandering from one thing to another when I reached the door of the CEO’s office. I pushed it open and walked in. The receptionist greeted me with a broad smile. “Please come right in, Mr. Nguyen, Mr. Thompson is waiting for you,” she said. Mr. Thompson pointed at a leather armchair in front of his desk and signaled me to sit down. He slowly took off his bifocal glasses and placed them on the desk. “I must admit that I was very much offended by your criticisms at the meeting on Friday,” he said, looking straight into my eyes. “But I have had time to think it over and I realized that you The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 48 were right.” He paused and leaned back on his chair as if to ponder over something. “I also realized that you have spoken those words straightforwardly because you are devoted to your job and to the company,” he continued. “I truly admire you and respect you for that.” Once again he paused and leaned back on his chair. I had read that many a manager, when about to fire an employee, often begins by offering a few complimentary remarks to soften up the target so that when the harsh words come down, the employee is caught completely off guard and thoroughly done with. So I began to tremble. I figured the final blow would come with the words he was about to say in a few seconds. But Mr. Thompson’s face brightened with a broad smile and his voice was full of warmth and friendliness. “I realized, too, that you are very talented and intelligent,” he said. “I would like you to help me restructure the management of the company. From now on, you will be my Special Assistant. The room next door will be your office. Your salary will be ninety-five thousand dollars a year – that is, four times as much as your present salary. What do you think? Well, you don’t have to answer me now. You can tell me later. If you want to, you can take today off to get ready for your new job tomorrow.” Puzzled, I mumbled a few words of thanks to Mr. Thompson and stood up to take leave. I was still in shock as I left the building. So, all my wishes did come true after all. The way it turned out, I was luckier than if I had hit the jackpot. I tossed my hat high up into the air, jumped and shouted with joy. Now I could go home, hug my wife and yelled, “WE REALLY HIT THE JACKPOT, HONEY. ■ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Mon cher violon par Mme Marguerite Dombret et Mme Maryse Nguyen Hieu Liêm-Dombret Ce jour-là mon Papa était au lit, grippé, Maman à des travaux de couture occupée Son œil fut soudain par mon violon attiré. Violon d’occasion récemment acheté, Elle l ’avait avec soin nettoyé et lustré. Ce trois quart au vernis usé et patiné Semblait depuis longtemps avoir bien travaillé… L’ayant pris à deux mains, par l ’ouie l ’observa, Puis, toute surprise, avec lenteur, elle cita : « An-to-nius Stra-di-va-rius, crem- non-cis , fa-ci-e-bat, 1719 » Papa subitement sur son lit se dressa, Et « qu’est-ce que tu dis là ? », fougueusement s’exclama Puis à son tour cette inscription examina. 49 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 50 « Est-ce possible? Est-ce possible ? C’est incroyable, cela ! » Dès cet instant sa maladie il oublia, Et après quelques réflexions il décida, D’aller à Nouzonville par bois et par sentiers Et pour l ’accompagner, je fus vite désignée ! Ma grand-mère fut surprise de nous voir arriver Et Papa sur son but l ’a bien vite informée. Après quelques visites il rentra épuisé, Tout déçu des conseils qu’on a pu lui donner. Et voici la sentence de cette dure journée « Ce n’est qu’une copie, arrêtez de rêver ! » L’amour pour ce violon est toujours en mon cœur, Stradivarius ou non, le mystère demeure… J’ai eu ce violon à l’âge de 9 ans, en 1920, alors que je m’étais récemment cassé le bras et que je voulais me mettre à jouer un instrument. Nous habitions alors à Nohan. Nous l’avions acheté d’occasion à un vieillard de Naux qui le conservait, sans soin, dans un placard. Maman l’avait nettoyé avec beaucoup de précaution, à l’aide d’un coton imprégné d’huile. Le vernis était d’un beau rouge- orangé doré. Je sais maintenant que c’est la couleur caractéristique du vernis des Stradivarius… J’ai utilisé ce violon « trois quart » pendant quelques années, il m’arrivait de l’accompagner en chantant. Puis j’ai travaillé sur un « entier ». J’ai cependant gardé un profond attachement pour cet instrument qui avait un timbre si particulier, doux et émouvant. Après mon mariage, j’ai gardé précieusement mon cher violon jusqu’à l’exode où j’ai du l’abandonner comme le reste de nos biens. A notre retour, je l’ai retrouvé…hélas brisé, en plusieurs morceaux, j’en ai eu beaucoup de peine…et j’y pense encore ! ■ A Saint André les Vergers, le 2 Décembre 2007 M¡t Bi‰c The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 David Lš Lãng Nhân Công viên buồn, con mèo mun mắt biếc Đuôi dài thân đen mượt dáng uy nghi Vẻ khoan thai yểu điệu mổi bước đi Khiến tôi nhớ người tôi yêu thuở trước Nhìn nhau tim bổng lặng trong lồng ngực Thời gian như ngừng lại đọng tái tê Bềnh bồng trôi hồn đắm đuối đê mê Đôi mắt biếc, ôi, tinh cầu dẫn lộ Vườn Địa Đàng Ơn Trên ban kỳ ngộ Mái tóc huyền buông thả áng mây trôi Áo thanh thiên, khăn quàng tím lả lơi Môi mọng đỏ, quả cà vừa chín tới Hương trinh nữ mùi không gian đổi mới Ngón bút măng đôi má mịn pha hồng Biển ngoài khơi nghe sóng dậy trùng trùng Tình yêu đến ngất ngây hồn bỏ ngõ Ôi, mắt biếc, tình nồng say còn đó Vườn Địa Đàng nay vật đổi sao dời Ngàn năm sau văng vẳng tiếng hò lơi Giòng sông cũ riêng chờ người lạc bến. ■ Madison, AL, Aug 2009 ñÎa ñàng Tình Yêu David Lš Lãng Nhân Trưa quán vắng, ôi, hẹn hò lý tưởng Vườn Địa Đàng, Tình Yêu Mới lên ngôi Mắt em nâu, da bánh mật, môi cười Tóc huyền quyện mây trôi vào cõi mộng 51 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Áo vàng mơ, mở khép theo gió lộng Giữa hàng me rợp bóng chúng mình đi Tay đan tay ươm mộng buổi xuân thì Ôi, hạnh phúc nhẹ nâng hồn bay bổng Chim ríu rít bên lùm cây lá bóng Đám bồ câu thủ thỉ mổ vĩa hè Con mèo mun bỡ ngỡ mắt tròn xoe Tất cả chúc mừng ta ngày nắng đẹp Hai vai tựa, hai mái đầu chung ghép Đôi tim hồng hòa một nhịp yêu đương Rồi nụ hôn gắn chặt cặp môi hường Địa Đàng đó ngất ngây Tình mở ngõ. ■ Madison, AL, March, 2009 HÒn Hoa Th‰ K› David Lš Lãng Nhân Thế kỷ nào trổ sinh thi sĩ nấy Hiến vần thơ từ thuở mới nằm nôi Mắt tròn nâu rạng rỡ nụ cười tươi Đôi má mịn ngát thơm mùi sữa mẹ Ôi, cái Đẹp Thiên nhiên ai tô vẻ Ôi, cái Yêu thác lũ đổ ngàn năm Khiến nguồn Thơ dào dạt chảy trong tâm Gieo âm điệu dặt dìu muôn thế kỷ Tình đôi lứa sóng xô bao hải lý Mộng ái ân thêu dệt kiếp tơ tằm Hồn thi nhân rung cảm tận hồng tâm Tình Thơ Nhạc hiến dâng lời Tuyệt Mỹ Hồn Thi Sĩ như Hồn Hoa Thế Kỷ Tô sắc mầu cho sức sống Địa Cầu Lời thi nhân tuy có khác trong câu 52 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Ôi, ý Đẹp ngàn năm xưa vẫn một Thế kỷ Hai Mươi có đôi sao sáng tốt Hẹn hò nhau trốn bỏ Giãi Ngân Hà Để đầu thai vào cõi thế Ta Bà Dâng cái Đẹp cho Hồn Hoa Thế Kỷ. ■ Madison, AL,April 2009 ñ©i Là Th‰ Th‰ David Lš Lãng Nhân Em yêu hỡi, cuộc đời là thế thế Chẳng một ai lường được khúc nông sâu Hạnh phúc cùng chen chân với khổ đau Đời hờ hững bước qua không ngoảnh lại Đời là thế, em ơi đừng quản ngại Hãy bình tâm sống trọn kiếp mình thôi Bao lâu còn hơi thở quí trên đời Hãy bay nhảy, múa ca thời sống sót Đời không hẹn riêng ai bình sữa ngọt Đời chẳng vì người đẹp với anh hùng Đời lãng quên câu ân nghĩa thủy chung Đời chẳng hứa tình đầu hay tình cuối Em hãy nhớ cuộc đời là tương đối Được tay nầy lại đánh mất tay kia Duyên ấm êm bỗng chốc phải chia lìa Đường danh lợi nắng mưa vinh liền nhục Lẽ sinh tử phù du là thế tục Hạnh phúc bền chăng chỉ cõi Thiên đàng Bao ngày vui kết lại được mấy tràng Máu, nước mắt, mồ hôi tràn khăn ướt Đời ngắn ngủi trăm năm vèo nhẹ lướt Sống cho đầy, cho trọn nghĩa từng ngày 53 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Bát nước vơi ta lại rót cho đầy Cành xuân gẫy hãy tìm phương chấp nối Hè rực nắng, Đông lạnh về u tối Khi quạt nồng, khi đốt lửa tùy mùa Chuyện biển dâu biến đổi, trận hơn thua Sống là biết tùy cơ mà ứng biến Thế giới nào chẳng khi hòa khi chiến Cuộc đời ai chẳng lúc thịnh lúc suy Có khác chăng là phãn ứng tương tùy Để sự sống riêng mình còn ý nghĩa Trường đời nếu đã phẳng phiu tròn trịa Thì anh hùng, chí sĩ có khác chi Lửa hồng kia đem luyện sắt, thử chì Vàng thiệt ấy càng nung càng sáng chói. ■ Madison, AL, 16 April 2009 Cát Bøi Th©i Gian David Lš Lãng Nhân Em yêu hỡi, ngẫm lời anh nhắc nhớ Sống hòa hài theo cát bụi thời gian Hoa phù dung kia sớm nở tối tàn Cuộc trần thế kiếp người sao ngắn ngủi! Từng ngày sáng ta dở trang sử mới Từng đêm đen ta lịm chết trong đêm Ánh trăng soi, tia nắng dọi, qua thềm Trăm năm thoáng đã trở thành tro bụi Hạnh phúc thường đến sau bao hờn tủi Danh vọng nhiều, cay đắng tất cũng nhiều Đem thừa trừ lời lãi được bao nhiêu? Biết tiến thoái tùy thời là biết sống Tuổi xuân thịnh cưỡi sóng xua biển động 54 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Lúc bạc đầu tay ôm trẻ hưởng nhàn Từ ngàn xưa ai níu được thời gian? Cuộc đời đó có lúc trao lúc nhận Tim hồng chọn yêu thương hơn thù hận Hoa nhân sinh khai nở niệm nhân từ Lý hòa hài tương hợp giữa chung, tư Sống là hưởng kiếp phù sinh trọn vẹn. ■ Madison, AL, May 2009 Ti‰ng Mæn CÀm Cäm hÙng bªi L©i bài ca Come Back to Sorrento David Lš Lãng Nhân Về đi thôi ! Khi tóc còn xanh xanh Về đi nhé ! Đàn xưa còn réo rắt Về đi hỡi! Dáng ai dưới chiều hồng Cho vết thương xoa dịu trong lòng Tiếng Măn Cầm ru giấc mộng xa xưa Mái tóc huyền theo gió nhẹ đong đưa Nhạc em nắn cung đàn hồn say sưa Hòa tiếng hát lan trong ánh tà Tiếng Măn Cầm khua giấc mộng xa xưa Khuấy tâm hồn ai đó chiều sa mưa Người lữ khách bâng khuâng luống đợi chờ Ôi, nước xưa quê hương xa mờ Nước mắt đọng… hồn quê tôi Ngàn sao rớt rụng sau nhà rồi Mù khơi giăng kín … Trái tim giá lạnh, đơn côi. ■ Madison, AL,Aug 200 55 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Tri Tâm David Lš Lãng Nhân Này thiền sinh, nhớ lời thầy xưa dạy Người đi tìm hạnh phúc giữa trấn ai Bao lâu còn tìm kiếm ở bên ngoài Dẫu thắp đuốc ban ngày tìm sao thấy? Hạnh phúc nằm trong tim hồng ta đấy Chốn Hiền nhân thường gọi Cội Chân Tâm Như giếng sâu, nơi thạch động trầm ngâm Nơi ẩn trú suối nguồn Tâm An Lạc Tâm an lạc là tâm mình giải thoát Khỏi khổ đau vị kỷ kiếp phù sinh Bông vô thường, bài luân vũ vô hình Biết buông thả đôi bàn tay thu nhận Đoạn nuối tiếc, tháo vòng giây thù hận Nguyện tâm Từ, thôi chiếm đoạt, sân si Thấu thời gian như cát bụi bay đi Tâm Tự Giác ấy là Tâm Bất Tử Tri Tâm như tìm ngược giòng lịch sử Tri Tâm mình mới hiểu niệm Chính, Tà Tri Tâm mình mới hiểu được cái Ta Tâm Tuệ sáng soi đường Chân Hạnh phúc. ■ Madison, AL, June 2009 SÓng Trong TÌnh ThÙc Dã Thäo Từ Thơ Anh tôi bàng hoàng nhận thấy Người Lãng Nhân vẫn dệt những vần thơ Thơ trữ tình, thơ thắm mộng như mơ Còn một thứ nay âm thầm khám phá 56 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Tri Tâm được là xưng hùng, xưng bá Dễ mấy ai cột chặt được tâm mình ? Khỉ ngủ yên phá nguồn cội Vô Minh Ba rắn độc : Tham, Sân Si lùi bước Hạnh Phúc đó không nằm trong khuôn thước Của thế nhân vui danh vọng tiền tài Phút giây nầy hãy buông bỏ ngày mai Ngày mai kia trôi lăn thành quá khứ Kiếp con người bước chân buồn lữ thứ Bao lần đi, đáo đầu lội trở về Đã nhọc nhằn vùi cát bụi lê thê Sao chưa mỏi mãi phù du gắn bó ? Mất với Được trong nắm tay Không, Có Sắc như Không tâm tỉnh thức sáng ngời Nhỡ mai nầy có đơn độc ra khơi Nỗi bình yên sẽ đưa ta về bến Chút tâm tình gửi bạn lòng thương mến Trở về Ta tìm ông Chủ của mình Gió bão nào tâm lắng đọng nhục vinh Tri Tâm đạo cửa Niết Bàn mở ngõ. ■ (Viết tặng Lý Lãng Nhân theo bài thơ Tri Tâm của anh) Paris những ngày tháng Hạ - 9/7/2009 NiŒm Khúc CuÓi Dã Thäo Gặp lại anh chợt như tình sống dậy Thuở xuân nồng phơi phới mộng yêu thương Thuở SưNG GIANH, thuở bạn hữu vấn vương Và thuở ấy chúng ta không rời bước Anh đâu, tôi đó, tuy không cùng mộng ước Tình bạn trăm năm sóng vỗ bạc đầu Tiếng đàn, giọng hát tràn ngập đêm thâu Còn nhìn anh, tôi thấy đời trẻ mãi 57 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 58 Rồi năm tháng theo định luật Sinh - Thải Ta mất nhau trong biển loạn Vô Thường Bao bạn bè đã khổ nạn tai ương Cám ơn anh còn cho tôi duyên cũ Nhìn lại nhau qua tuổi đời thác lũ Miệng cười anh vẫn tươi tắn ngày nào Vẫn « mồm loa », vẫn « mép dãi » thao thao Anh vẫn thế như kỳ nhân tuyệt tác Yêu mến mãi một con người uyên bác Anh và Tôi trong thế giới mù loà Chỉ cần nhìn qua ánh mắt thiết tha Đã gom đủ bao niềm riêng ý nhã Bài thơ nầy mừng sinh nhật êm ả Tuy không nâng chén rượu ngọt chân tình Anh vẫn đầy trong thế giới tâm linh Để cùng tôi giữ tròn Niệm khúc cuối. ■ (Viết tặng NGUYỄN Đình Dân một người bạn của một thời hoang dại, rất ngạc nhiên mà gặp lại, nhân ngày sinh nhật của anh tại Sàigòn - 11/6/2009) The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Bên BÒi, Bên L« Dã Thäo Anh đi rồi tôi một mình bối rối Ôm khoảng không mà nước mắt lưng tròng Lặn hụp chìm trong khoảng tối mênh mông Đến hụt hẫn mê man trong bão táp Tự hỏi lòng triền miên bao vấn đáp Tỉnh hay say tôi chẳng đoán được gì Ma hay người lại ẩn hiện từng khi Gặp lại nhau trong ngỡ ngàng hận tủi Hai mươi năm sỏi đá mòn rêu phủ Gương mặt xưa hình hài cũ nhạt nhòa Trân trối nhìn từng đoạn ruột xót xa Anh đứng đó linh hồn tôi đong đá Bao lâu rồi kỷ niệm vùi băng giá Tôi cố quên đoạn đường cũ gập ghềnh Chuyện chúng mình nhiều cay đắng chênh vênh Người đã xa, tàu đã khuất mù mịt Biết không anh những đêm dài cô tịch Tối đi về lòng đêm vắng lạnh tanh Tiếng métro nghe rít buốt từng canh Người đâu hỡi cho chân buồn lạc lõng Nhiều năm qua đời sa mạc rát bỏng Thư gửi đi theo cánh nhạn tung trời Quá trình YËU chìm cát bụi chơi vơi Tôi thỏa hiệp LÝ Vư THƯỜNG nhân thế Nỗi bi ai theo bất hạnh tàn phế Nửa đời tôi đã rữa mục nhục hình Cũng thôi đành như ảo ảnh vô minh Xin giã biệt người muôn vàn yêu dấu Anh trở lại lòng tôi thêm phấn đấu Một bên tình, một bên nghĩa ngàn cân Bờ nào lỡ, bến nào bồi phân vân Phương trình YËU theo muộn màng bế tắc 59 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 60 Vòng tay ôm buông lõng dầy thắc mắc Chiếc môi hôn không nồng cháy duyên đầu Nợ ân tình nhiều trắc ẩn thương đau Trả lại anh một chữ YËU thắm thiết Giòng chuyển hóa đã luân phiên mấy kiếp Gặp lại chi cho giấc ngủ không tròn Một mùi hương, chút ánh sáng cỏn con Tôi đứng đó như chờ anh muôn thuở Trong tỉnh lặng cánh tim rơi bỡ ngỡ Từ Vô Cùng tìm dấu bước năm xưa Trời Sàigòn như đã thấm nhiều mưa Hình hài xưa tôi đóng đinh trân quý Thòi gian qua giạt trôi bao lãng phí Tuổi thanh xuân theo cát bụi đi, về Cũng trễ rồi, đời đã xế cơn mê Trong Gặp Gỡ đã có mầm Ly Biệt. ■ (Tặng cho P.V.T. - Thế giới nầy thật nhỏ bé - Viết cho hai mươi năm không hẹn mà gặp – Đêm Sàigòn 26/5/2009) The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 HiŒn tåi Hoàng-Tâm Lá Lìa cành Vèo rơi nhanh Đời người thấm thoắt Giờ phút này Nâng niu Thở ■ Bܧc chân thiŠn Hoàng-Tâm Bước chân hôn cỏ dại Ánh mắt đón trời mai Tai thầm nghe chim hót Hoà nhịp điệu muôn loài. Đất thơm mùi rơm rạ Nắng ấm sưởi hồn ta Bước theo từng hơi thở Miệng mỉm cười với hoa. ■ M¶t ngày m§i Hoàng-Tâm Ngủ một giấc ngon lành Mở mắt nhìn xung quanh Miệng mỉm cười thầm nghĩ: Hăm bốn giờ tinh anh. Bắt đầu ngày hôm nay Sống tròn mỗi phút giây 61 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Cho cuộc đời tươi đẹp Cho tịnh độ là đây. Từng bước chân thảnh thơi Đất vững chãi đón mời Hoa muôn màu chúc tụng Chim ca không ngừng hơi. Hăm bốn giờ nguyên vẹn Xin nâng niu giữ gìn Ý thức từng hơi thở Thực tập thương, nghe, nhìn. ■ Sonnet III Sonnet 3 Louise Labé Louise Labé (Original) (Français moderne) O longs désirs, O esperances vaines, Tristes soupirs et larmes coutumieres A engendrer de moy maintes rivieres, Dont mes deus yeus sont sources et fontaines : Ô longs désirs, ô espérances vaines, tristes soupirs et larmes habituées à faire couler de moi maintes rivières Dont mes deux yeux sont les sources et les fontaines ! O cruautez, o durtez inhumaines, Piteus regars des celestes lumieres : Du coeur transi o passions premieres, Estimez vous croitre encore mes peines ? Ô cruautés, ô duretés inhumaines regards compatissants des célestes lumières, ô passions primitives du coeur transis, Voulez-vous encore augmenter mes peines ? Qu'encor Amour sur moy son arc essaie, Que nouveaus feus me gette et nouveaus dars : Qu'il se despite, et pis qu'il pourra face : Qu'Amour essaie encore son arc sur moi, qu'il me jette de nouveaux feux et de nouvelles flèches, qu'il se fâche, et qu'il fasse le pire qu'il pourra : Car je suis tant navree en toutes pars, Que plus en moy une nouvelle plaie, Pour m'empirer ne pourroit trouver place. car je suis si blessée en toutes parts qu'aucune nouvelle plaie ne pourrait sur moi trouver un endroit pour me faire plus mal. 62 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Ái tình vÆt Sonnet III Louise Labé Louise Labé Thảm thay ôi khát vọng đầy Nước mắt không dứt chẩy dài như sông Lời than da diết mênh mông Cõi nguồn suối lệ đưng tròng rớt lan O ceaseless longings, hopes in vain Sad sighs and customary tears, Pouring, gushing in rivers drear. My eyes at once are source and drain! Bạo thay tàn nhẫn vô vàn Cái nhìn thương hại sáng tràn thế nhân Quất đam mê nặng chịu trân Liệu tăng sầu não đeo thân phũ phàng? O cruelties, heartlessly inhumane, Merciful looks of heaven's lights, O primal passions of a heart in fright Will you still multiply my pain? Tên tình cứ để bắn càn, Lửa tình cứ để nồng nàn văng lên. Như chưa hả giận muốn thêm, Let Love train his dread bow on me Let him throw new fires and arrows Angry unleash the worst he can. Vạn cơn thống khổ chẳng êm chút nào. Tim tôi đã ngập thần sầu, Dư đâu mà chứa thương đau nén vào. For I'm so wounded through and through That no new hurt can really find A place in me to ravage more. Sóng ViŒt ñàm Giang Phỏng dịch Translated by Thomas D. Le 11 December 2007 63 V¶i Vàng In Haste Xuân DiŒu Xuân DiŒu Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi I want to put out the sun So colors will not fade; I want to tie up the wind So perfume will not flee. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Of bees and butterflies ‘tis the time of honey; Of the verdant fields, that of flowers; On the waving slender stems, that of leaves And of orioles and swallows, the tune of lost love; The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 64 Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian; Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.... Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ? Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa... Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm, And this here the light that blinks the eyes. Each early morn the Joy goddess knocks. The first month’s as tasty as the lips close up; I rejoice, but then hold one half up: I won’t wait till summer to ponder over spring. Spring that’s a-coming means spring’s a-leaving. Spring that’s young means spring’s getting old; And when spring ceases, I too will cease. My heart is large, but Heavens’ will is small, Disallowing any lengthening of youth. Why talk about the cyclical march of spring If youth will not twice as long last? Heaven and earth endure, but I won’t. And so I am anxious and full of immense regrets. The odor of months and years reeks of parting; Rivers and mountains silently grieve o’er farewell. The lovely wind that murmurs through green leaves, Does it resent having to move on? The birds that chirp cease their chatter, Do they fear the rushing onset of decay? Nevermore. Oh! Nevermore… Hurry up, the season is still far from waning. Ta muốn ôm I want to grasp Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, All of life that’s just beginning to bud; I want to fetter the passng clouds and the gliding wind. I want to be drunk of butterfly and love; I want to gather in an all-encompassing kiss The mounts and rills and trees and grass, To be staggered in perfume and filled with light, And sated with the colors of vernal splendor. --O vermeil spring, I want to bite into thee. Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi Translated by Thomas D. Le 18 July 2009 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Love and Rhythm David & Teresa Lee Pardon me: my name’s Wayne; I play the guitar… I must say you danced well together on the floor! How d’ you keep turning and not stepping on each other; What is the secret of a couple waltzing, partner? Thanks! we said: Rhythm is the key to dance together, But most of all, it’s the care we pack for each other. He said: Ditto for me, and for all music players; No Rhythm and care, no Band can blossom either! As the band resumed, Wayne struck his magic chord; The music flow softly inviting couples back to the floor. From that moment, when we waltzed past his place, We winked thank you to the smile on his face. Life is too short; it passes as we count One Two Three; How many sways can you pack in the Waltz of Tennessee? Let us pack lots of care for our sweetheart and partner, Let Love and Rhythm rock our soul forever! ■ Madison, AL, Aug 2009 65 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 VÎnh thiên tåo DiŒp Trung Hà Sơn đỉnh căng chiếu nhãn quang Nam dương bắc vật liên bang như đồng Thượng đồi động phủ đầy rong Hạ đồi hang thẳm hoa hồng làn mi Hải hà ươm ướm bạch bì Phượng dân tựa cửa xuân đi thu về Khẩu âm sấm sét rầm rề Nhãn mi khép kín tràn trề ngất ngây. ■ August 2007 TuyŒt v©i Tô Væn Trước ánh mắt tuyệt vời của thôn nữ, Người lãng du dường như muốn dừng chân ; Tạm neo thuyền nơi bến đợi ái ân, Mong giũ bớt phong sương trên manh áo. Trên đôi môi tuyệt vời và huyền ảo, Chàng thiếu niên bỗng tìm thấy bình an. Tưởng chừng như gió lộng với mây ngàn Thôi quyến rủ con người du tử nữa. Xếp buồm lái, từ nay vui đôi lứa Cũng vì môi, cũng vì mắt tuyệt vời. 66 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Chiếc thuyền xưa, chẳng còn dịp ra khơi, Đang ủ rũ trong kho tàng kỷ niệm . Có đôi lúc, quên mắt môi kiều diễm, Thả hồn mơ về dĩ vãng tuyệt vời : Mơ những ngày ngoài sông núi xa xôi, Mãi lênh đênh trên dòng đời vô định. Rồi một hôm, giữa mùa đông giá lạnh, Tiếng kêu gào của sông núi dâng lên ! ................................................................... Một bóng người lặng lẽ bước trong đêm, Vai nặng trĩu yêu thương và luyến tiếc ! ! !... ■ 67 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Tu°i mÜ©i ba Nguyên Sa 68 Age of Thirteen Nguyên Sa Translated by DiŒp Trung Hà (The translation preserves the form of Nguyên Sa’s contemporary poem, “Tuổi mười ba”) Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng ? Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay Trời nắng ngọt ngào.... tôi ở lại đây Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng. Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám ? Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba Tôi phải van lơn ngoan nhé, đừng ngờ.... Tôi phải dỗ như là... tôi đã nhớn. Tôi phải đợi như là tôi đã hẹn Phải thẹn thò như sắp cưới hay vừa yêu Phải nói vơ vào rất vội: người yêu Nếu ai có hỏi thầm: ai thế ? Tôi nói lâu rồi ... nhưng ngập ngừng khe khẽ Để giận hờn chim bướm chả giùm tôi Nhưng rồi lòng an ủi "nắng chưa phai ... Tình chưa cũ bởi vì tình chưa mới ..." Má vẫn đỏ, đỏ một màu con gái Với những lời hiền dịu nhưng chua ngoa Lots of rain or much sun today? Rain, I won’t leave, bubbles burst on hands Shine, it shines sweetly … I’ll stay here Like the day her porch softly shined Fifteen or eighteen on that day? I recall she was just thirteen Please behave I begged, not knowing … I soothed her like … I was grown-up I had to wait as I’d promised To feel shy like ‘bout to wed or love To mumble very fast: my love If one asked softly: Who was it? I said long ago … shyly, softly To rile birds for not helping me But then a solace, “still sunshine … Love wasn’t old because love wasn’t new …” Cheeks still red, a girl’s red color With sweet and kind but biting words The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Lòng vẫn ngỡ ngàng: tóc ướp bằng thơ Sao hương sắc lên mắt mình thi tứ ? ... I wondered: her hair soaked in verse Why her beauty evoked poetry? … Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chia sẻ Đôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng Tôi biết nói gì? Cả trăm phút đều thiêng Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng Her eyes on me hesitantly shared Her eyes looked up tilting light clouds What could I say? Minutes all sacred Wanted to say but felt timid Chân díu bước và mắt nhìn vương vướng Nàng đến gần tôi chỉ dám ... quay đi Cả những giờ bên lớp học trường thi Tà áo khuất thì thầm "chưa phải lúc ..." Feet forwards but eyes still looked back She came near I dared … turn away All the hours in class at the school “Not now …” whispered the hidden dress Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc ... Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương Tôi thay mực cho vừa màu áo tím ... Her gold dress, I loved ‘santhemum … Her green dress, I loved schoolyard leaves Afraid letters couldn’t express love I matched ink to her purple dress … Chả có gì ... sao lòng mình cũng thẹn Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ ... hay là ai ? Trăm bức thư lót giấy kẻ dòng đôi Mà nét chữ còn run (dù rất nhẹ) Nothing … but why I felt so shy That I became awkward … or I? Letters laid on double lined paper Yet words were still wobbly (slightly) Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa ? Nên đêm vui sao cũng chớm buồn thưa Và lo sợ khi lòng mừng quá đỗi... I’ve written or quietly dearly told I’ve looked or quietly passionate? Slightly sad in the night of bliss And scared when extremely happy … Rồi trách móc: trời không gần cho tay với Và cả nàng hư quá, sao mà kiêu ... Nên đến trăm lần: "Nhất định mình chưa yêu ..." Hôm nay nữa ... nhưng lòng mình sao lạ quá ... Then blamed: the sky was too far to reach And she too so spoiled, why so proud … That a hundred times: “I’d sure not love …” Today too … but so strange feels my heart … May 2009 69 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 TÜÖng TÜ Nguyên Sa (Thể thơ: Thơ mới bảy chữ Thời kỳ: Hiện đại) 70 Lovesick Nguyên Sa Translated by DiŒp Trung Hà (The translation preserves the sevensyllable-per-line form of Nguyên Sa’s contemporary poem,“Tương Tư”) Tôi đã gặp em từ bao giờ kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya kể từ gió thổi trong vừng tóc hay lúc thu về cánh nhạn kia ? Since when did you and I meet since the moon brightened late night since the wind blew through your hair or since autumn geese returned? Có phải em mang trên áo bay hai phần gió thổi một phần mây hay là em gói mây trong áo rồi thở cho làn áo trắng bay ? Did you bring with your blown dress two parts of wind one part clouds or wrap the clouds in your dress then breathe so your white dress flew? Có phải mùa xuân sắp sửa về hay là gió lạnh giữa đêm khuya hay là em chọn sai màu áo để nắng thu vàng giữa lối đi ? Is Spring about to return or the cold wind in the night or you chose the wrong dress color so golden Fall shines your way? Có phải rằng tôi chưa được quen làm sao buổi sáng đợi chờ em hay từng hơi thở là âm nhạc đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương Is it true I’m not used to waiting for you in t’morning or each breadth of yours is music the strings emit, eyes yearning? Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya đi về bằng những ngón chân thưa và nghe em ghé vào giấc mộng vành nón nghiêng buồn trong gió đưa At night I sit hearing stars return, gently tiptoeing, and hear you drop in my dream hat tipped sadly in the wind The Firmament Tôi không biết rằng lạ hay quen chỉ biết em mang theo nghê thường cho nên đôi mắt mờ hư ảo cả bốn chân trời chỉ có em. Volume 2, No. 3, October 2009 I don’t know it’s strange or not but you’ve brought rainbow colors deluding my eyes, I see in all horizons just you. May 2009 71 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 MÜa PhÓ CÛ Hà ñông Nga Mưa rơi lẻ tẻ tím chiều Thu Phố cũ lung linh ánh đèn ngà Hoài nhớ một chiều mưa tím ấy Vô tình duyên phận đẩy đưa ta Vui vầy trò truyện như tri kỷ Chân ngơ chập choạng dưới đèn mờ Tay ai quàng sát vòng eo thẹn Dìu người say rượu hay say thơ Tay buồn bịn rịn xiết tay ai Lệ khóe mắt mờ hồn điên đảo Lời yêu muốn thốt nhưng ngần ngại Chẳng lẽ mình yêu nhanh thế sao Hơn hai xuân trôi trong khoảnh khắc Phố cũ chiều mưa song bước song Kỷ niệm tràn dâng như nước mắt Tình yêu nồng cháy tận đáy lòng. ■ 18 August 2009 72 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Nh§ Anh Hà ñông Nga Mưa lấm tấm chiều buồn Cỏ ướt lấm đôi chân Tiếng đàn ai da diết Giăng hồn em lâng lâng Phượng tím nở đầy đường Lất phất bay trong gió Một đôi tình nhân trẻ Âu yếm dìu nhau đi Em lủi bước một mình Hoài mong anh phương xa Vancouver chiều này Có nhớ em không anh? ■ May 2007 73 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Streets of Saigon XUÂN-LINH TRAN Not until a couple of years ago did I return for a visit to the place I used to call home, the place known for years as Saigon. Saigon, hot and humid and dusty, just like Saigon of yesteryears, but now betrayed by a confusing web of streets, narrow and wide, flooded by cars, taxis, and a sea of motorbikes, like running bulls aiming for the bullring and runners showing off their bravado on the streets of Pamplona, jockeying and cutting in front of one another, some of the motorbikes with female riders covering every inch of their skin with hats, face masks, sunglasses, arm gloves and socks, as if trying to protect themselves from the lustful gaze of men, some motorbikes carrying female passengers, their legs spread and chests pressed against the riders’ backs, like lady cowboys on horseback in the American West, horns blown unendingly, the deafening sounds of a large wind ensemble in total disarray, and dotted by a few cyclo cabs struggling for their share of the streets, proudly exposing their large-sized tourists like ants heaving huge grains of rice to their nest, their heads sporadically scanning the streets of Saigon, the sine qua non of Saigon, offering scenes rarely seen in Saigon of yesteryears, like a pretty young lady with brown highlighted hair, soft make-up, and shiny coloured nails and toes, in a smart grey business suit and a white blouse and a short tight skirt and high heels, squatting down at a street stall, slurping hot phở from a chipped bowl; like a group of male xe-ôm riders on a street corner in worn out and faded shirts and pants, dusty plastic sandals on their feet matching their worn out and tanned faces, some of them, curled neatly like silkworms in their cocoons, napping on the tiny seats of their worn out motorbikes, others smoking and chatting, looking around for passengers, or offering rides for cash to tourists walking by; like a couple of men waiting in front of a hotel on Duy Tân Street, 74 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 a street like many other streets of bustling Saigon, infested with small and slim but tall hotels, to serve arriving or departing patrons, while, nearby and along the street, men sitting around, smoking, chatting, staring at people passing by, as pedestrians zigzagging through clusters of motorbikes randomly parked on the broken sidewalks, littered and blurred into the narrow, eroded, uneven street crossed only by the local folks and the risk taking, daring tourists; like crippled men, perhaps war veterans, homeless men, sick and old women, mothers with scrawny babies, in their tattered clothes, sitting on the footpath, their eyes lost and dejected, oblivious to dust and motorbike and car exhausts, begging for money from passersby; like, after sunset, the areas around BếnThành market vibrant with stalls and stalls freshly erected tightly next to one another, swarmed by swarms of tiny black bugs, like flies attracted to honey spilled on the ground, chaotically bumping into shined faces while frantically aiming for the stalls’ neon lights, offering souvenir merchandise, knockoff items like clothes, watches, handbags, …, the sound from the interminably game of bargaining between buyers and sellers jumbled with the voices of female hawkers, in frayed nón lá, calling out things for sale like local fruits and hot homemade snacks carried in large bamboo-weaved baskets hanging heavily from the đòn gánh; and, unlike most children of their age in the West, protected and carefree, comfortably settled in their homes watching TV or studying or practicing music, wiry children of Saigon’s streets, forced to learn the streets at an early age, their future bright like a star in a cloudy night, patiently waiting on the sidewalks or quickly approaching and tirelessly begging tourists to buy little things in small trays pressed against their tiny chests. Not until a couple of years ago, when I returned for a visit to the place I used to call home, the place known for years as Saigon, did I realize Saigon has changed … and … I too have changed! ■ September 2009 75 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 That Chair Minh Thu There is that chair sitting by the window that reminds me of your sweet shadow. For, each time, as soon as you come by, already, you are at its side. What has that chair got that you forgot it not? ■ Melbourne, Spring '77 76 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 A Touch of Sadness Minh Thu I have given birth to a number of spiritual children, they are the poems that, for you I've written. They haven't come from the labour of my womb, come, they have, out of the pain of my soul! The deep wounds remain not from a shearing pain of the flesh, but a tearing shred of the mind... My children have been born, not from human physical need, but out of love in the heart, and thought of the mind. I hope, cherish them, you would for, if not they would just be some forlorn orphans forgotten by the world, or some pieces of paper drifting down the drain!! What would then be left but a touch of sadness in the rain... ■ Melbourne, Spring '77. 77 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 78 Bài thÖ Phong KiŠu Då Båc Chuy‹n Sang Ti‰ng Anh Phåm Tr†ng LŒ sÜu tÀm Bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế (Zhang Ji, hay Chang Chi, 769-830), thi sĩ đời Ðường, chỉ vỏn vẹn có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, mà từ xưa đến nay ai cũng chịu là hay mà không biết vì sao (W.J.B. Fletcher, GEMS OF CHINESE LITERATURE 1919, p. 159). Bài thơ này được nhiều học giả và thi sĩ chuyển sang thơ Việt và được bàn nhiều. Bài viết này chỉ sao lại một số bài dịch sang tiếng Anh của học giả và thi sĩ ngoại quốc, với lạm bàn về vấn đề của người dịch là khi dịch thơ Trung Hoa (đơn âm , tone language, noninflectional) sang tiếng đa âm như tiếng Anh, bản dịch có cần có vần không, dịch nguyên văn hay dịch thành thơ, xếp chữ thế nào, hay chuyển cú pháp ra sao cho lột được cái “hồn” của bài thơ gốc. A. Phong Kiều Dạ Bạc 1. Bản Hán văn Hình 1: Phong Kiều Dạ Bạc The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 79 Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô-tô thành ngoại Hàn san tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Trương Kế 2. Nguyên văn: Ban đêm thuyền đậu bến Phong Kiều Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời Hàng cây phong bên song, ngọn lửa thuyền chài ở trước giấc ngủ buồn Từ ngoài thành Cô-tô có chùa Hàn San Lúc nửa đêm, tiếng chuông chùa vẳng đến thuyền khách (Theo Trần Trọng San, THƠ ÐƯỜNG, nxb Bắc Ðẩu, in tại Scarborough, Ont., Canada, 1993, p. 127.) Hình 2: Cô gái Cô Tô. Nguồn: Francis Chin, “Fun with Tang Poetry” 3. Word-for-word translation: The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 80 Maple/bridge/night/moored Moon/ falls/ crows/ caw/ frost/ fills/ sky River/ maples/ fishermen’s/ fires/ facing/ sorrowful/ sleep Suzhou/ city wall/ Cold mountain Temple Night/ mid/ bell/ sound/ reaches/ traveler’s/ boat 4. Transliteration 1: Feng Qiáo Yè Bó Yuè luò wù tí shuang măn tian Jiăng feng yú huo duì chóu mián Gù Sù chéng wài hán shan sì Yè bàn zhong sheng dào kè chuán (Vu Dinh Dinh, cited below) 5. Transliteration 2: yuè lwò wu tí shwang măn tyen jyang feng yú hwo dwèi chóu myén Gu su chéng wài Hán Shan sz Yè bàn jung sheng dàu kè chwán (Greg Whincup, cited below) 6. Bản dịch của Tản Ðà: Ban đêm thuyền đậu bến Phong kiều Trăng tà, tiếng quạ kêu sương, Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô-tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. Tản Ðà dịch, 1935-36 [In lại trong Việt Nam Văn Chương Trích Diễm của Lý Văn Hùng, Saigon, 1961 và Nguyễn Quảng Tuân, Thơ Ðường Tản Ðà Dịch, nxb Trẻ, Hội Nghiên Cứu và Giảng Dạy Văn học TPHCM, 1989, tr. 95.] Chú thích: Cũng có nguồn nói rằng bản dịch này là của Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867), như sau: Quạ kêu, trăng lặn, trời sương, Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 81 Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đểm nghe tiếng chuông chùa Hàn San [Vu Dinh Dinh, The Writers Post, v. 11, n.1, Jan., 2009.] B. MƯỜI HAI BẢN DỊCH SANG TIẾNG ANH 1. Bản dịch 1: Witter Bynner, 1929 A Night-Mooring Near Maple Bridge While I watch the moon go down, a crow caws through the frost Under the shadows of maple-trees, a fisherman moves with his torch; And I hear, from beyond Su-chou, from the temple on Cold Mountain. Ringing for me, here in my boat, the midnight bell. [Translated by Witter Bynner, THE JADE MOUNTAIN, New York: Knopf, 1929. p. 4] Nhận xét 1: Witter Bynner là một thi sĩ Mỹ, từng sống ở Trung Hoa, và khi dịch 300 bài thơ Ðường trong “Ðường thi tam bách thủ” có một nhà khảo cứu người Trung Hoa là Kiang Kang-hu hỗ trợ. Bài thơ 28 chữ trong bản gốc dùng 48 chữ trong tiếng Anh để diễn tả. Câu cuối “midnight bell” đặt sau cùng, tả tiếng chuông vẳng đến thuyền khách, như để lại dư âm trong lòng người đọc. 2. Bản dịch 2: Ting-kan Tsai, 1932 Anchored at Night by the Maple Bridge The moon is setting, rooks disturb the frosty air, I watch by mapled banks the fishing-torches flare. Outside the Suchow walls, from Han-shan Temple’s bell I hear its sound and feel its midnight’s spell. [Translated by Ting-kan Tsai, CHINESE POEMS IN ENGLISH RHYME. Chicago: The University of Chicago Press, 1932, p. 114.] Nhận xét 2: Ting-kan Tsai làm đô đốc hải quân, người duy nhất trong 12 dịch giả trong bài này, dịch sang thơ có vần. 3. Bản dịch 3: Soame Jenyns, 1940: At Anchor in the Night by the Maple Bridge The moon sets, the crows caw, hoar frost is in the sky By the maples at the riverside twinkles the light of the fisherman’s boats as I take my troubled rest Outside the city of Soochow stands the Han San Monastery The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 82 And at midnight comes to me in my boat the tolling of the temple bell [Translated by Soame Jenyns, SELECTIONS FROM THE THREE HUNDRED POEMS OF THE T’ANG DYNASTY. London: Wisdom of the East Series, 1940, p. 26) Nhận xét 3: Bài dịch này dùng chữ “as I take my troubled rest” để dịch “sầu miên” thì cũng khá lắm. Cũng hay như bản của Bynner, vì giữ được nhịp thơ. “Ô đề” dịch là “the crows caw,” dịch giả nghĩ rằng có nhiều tiếng quạ kêu, chứ không phải một con quạ kêu như Bynner. Tuy nguyên bản tiếng Trung Hoa không nêu rõ một con quạ hay nhiều con quạ, nhưng nếu chỉ nghĩ là một con quạ thì nghe lanh lảnh và cô đơn. Chữ “tolling” tả tiếng chuông rất khéo. So sánh ý này với bản cùa Shi Shun Liu bên dưới. Hình 3: Tượng Trương Kế, Statue of Zhang Ji, by Gisling 2005 at Maple Bridge, Sushou. Nguồn: Wikimedia.org/wiki/Zhang_Ji_poet 4. Bản dịch 4: Shi Shun Liu, 1966 Anchored at Maple Bridge The moon was down, the crow cawed and the frost was sharp; With sadness in my heart I fell asleep, While maple leaves and fishing lights could be seen dimly. Soon the bell of Han-San temple beyond Soochow sounded, And its deep booming was carried to my boat, And it still seemed midnight. [Translated by Shi Shun Liu. ONE HUNDRED AND ONE CHINESE POEMS. New York: Oxford University Press, 19666, p. 51) The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 83 Nhận xét 4: Dịch giả là người Trung Hoa, uyên thâm Anh ngữ, nên bài dịch đủ ý, nhưng dịch giả muốn giải thích thêm nên dùng câu “And it seemed midnight” để dịch chữ “dạ bán” mà nhiều dịch giả hiểu là nửa đêm, nhưng theo Vu Dinh Dinh đoán chừng hai giờ sáng. Bài này là bài duy nhất dùng thì quá khứ past tense. Ðộc giả có cảm thụ khác không nếu dùng động từ ở thì hiện tại như các bài khác? 5. Bản dịch 5: Kenneth Rexroth, 1970: Night At Anchor by Maple Bridge The moon sets. A crow caws Frost fills the sky. Maple leaves fall on the river. The fisherman’s fires keep me awake. From beyond Su Chou The midnight bell on Cold Mountain Reaches as far as my little boat. [Translated by Kenneth Rexroth, LOVE AND THE TURNING YEAR: ONE HUNDRED MORE POEMS FROM THE CHINESE. New York: New Directions Books, 1970, p. 64) Nhận xét 5: Xếp lại bài thơ thành 8 hàng, Rexroth là người dịch nhiều thơ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng “giang phong” mà dịch là “maple leaves fall on the river” thì hơi xa nguyên bản. 6. Bản dịch 6: Burton Watson, 1984 Tying Up for the Night at Maple Bridge Moon setting, crows cawing, frost filling the sky, through river maples, fishermen’s flares confront my uneasy eyes Outside Ku-su city, Cold Mountain Temple— late at night the sound of its bell reaches a traveler’s boat. [Burton Watson, THE COLUMBIA BOOK OF CHINESE POETRY: FROM THE EARLY TIMES TO THE THIRTEENTH CENTURY. New York: Columbia University Press, 1984, p. 280.] Nhận xét 6: Burton Watson là một dịch giả thơ Trung Hoa có tài, ông viết rằng những thi sĩ và học giả như Pound và Waley, qua công trình dịch thuật, gây ảnh hưởng lớn tới các thi sĩ đương thời làm thơ bằng tiếng Anh: “As the result of their pioneering efforts, the poetry of premodern China...has become a major influence on contemporary poets writing in English.” (“Introduction,” work cited above, p. 13) 7. Bản dịch 7: Whincup, 1987 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 84 Night Mooring at Maple Bridge Moon sets. Crows caw. Frost fills the air. Maple trees by the river And the lamps of fishermen I face In a sorrowful drowse From Cold Mountain Monastery, Beyond the old city-wall, Reaching the traveller’s boat Comes the sounds Of the midnight bell. [Translated by Greg Whincup, THE HEART OF CHINESE POETRY. New York: Anchor Books, 1987, p. 145) Nhận xét 7: Dịch giả Greg Whincup, người Gia Nã Ðại, có bằng về Hán học biết rút ưu khuyết điểm của những bài dịch trước, lại biết dịch thành 12 câu ngắn, như Rexroth để bài dịch trông như bài thơ mới và giữ được nhịp và chỗ ngưng của bài thơ gốc. Ông là tác giả cuốn The Heart of Chinese Poetry trong đó có 57 bài dịch và mỗi bài có phần Hán văn, phần ghi cách phát âm theo đại học Yale, và phần dịch sang thơ mới. 8. Bản dịch 8: Wai-Lim Yip, 1997 Moondown: crows caw. Frost, a skyful. River maples. Fishing lamps, sad drowsiness. Beyond Su-chou city, the Cold Mountain Temple Rings its midnight bell, reaching this visitor’s boat. [Translated by Wai-Lim Yip. CHINESE POETRY: AN ANTHOLOGY OF MAJOR MODES AND GENRES. Durham and London, Duke Universoty Press, 1997, p. 241.] Nhận xét 8: Wai-lim Yip, giáo sư văn chương tại University of California at San Diego, là một học giả và thi sĩ, lập-luận rằng muốn dịch thơ Trung Hoa, người Mỹ phải quên những gò bó vì cú pháp và các thì (tenses): “For example, although the Chinese language has articles and personal pronouns, they are often dispensed of in poetry. This opens up an indeterminate space for readers to enter and reenter for multiple perceptions rather than locking them into some definite perspectival position or guiding them in a certain direction. Then there is a sparseness, if not absence, of connective elements (prepositions or conjunctions), and this lack, aided by the indeterminancy of parts of speech and no tense declensions in verbs, affords the reader a unique freedom to consort with the objects and events of the real-life world.” (“Preface,” p. xiii, cited above). Ông về phe với những nhà thơ thuộc phái ảnh tượng (imagists) như Ezra Pound và William Carlos Williams. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 85 9. Bản dịch 9: Gary Snyder, 1999 Maple Bridge Night Mooring Moon sets, a crow caws frost fills the sky River maple, fishing fires crosses my troubled sleep Beyond the walls of Soochow from Cold Mountain temple The midnight bell sounds reaches my boat [Translated by Gary Snyder. In Victor H. Main, ed, THE SHORTER COLUMBIA ANTHOLOGY OF TRADITIONAL CHINESE LITERATURE. New York: Columbia University Press, 1999, p. 100.] Nhận xét 9: Gary Snyder, nhà thơ Mỹ trong phái Beat poets, từng sống ở Nhật và học Thiền, xếp đặt lại số chữ và dùng những chỗ xuống giòng hay lùi vào giúp giữ lại được những chỗ ngưng trong bản gốc. 10. Bản dịch 10: Innes Herdan, 2000 Anchored at Night by Maple Bridge Moon sets, crows caw, sky is full of frost; River maples, fishing-boat lights break through my troubled sleep Beyond the city of Suzhou lies Han Shan monastery, At midnight the clang of the bell reaches the traveller’s boat. [Innes Herdan. THE THREE HUNDRED TANG POEMS. Taipei, Taiwan: The Far East Book Co., Ltd., 2000, p. 676; cited in Vu Dinh Dinh, “A Famous Chinese Poem often Misunderstood by Readers,” THE WRITERS POST, vol. 11. n.1, Jan. 2008.] <http://www.thewriterspost.net/V11I1_ffl_vudinhdinh.htm> 11. Bản dịch 11: Barnstone and Ping, 2005 Moored by the Maple Bridge at Night The moon sets, ravens crow, and frost fills the sky. River maples, fishermen’s lanterns. I face sorrow in my sleep. The Hanshan Temple is outside Gusu city. At midnight the bell rings--the sound rocks my traveler’s boat. [Translated by Tony Barnstone and Chou Ping, THE ANCHOR BOOK OF CHINESE POETRY. New The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 86 York: Anchors Books, 2005, p. 157.] Nhận xét 11: Bài dịch khá hay, chỉ hiềm chữ “rocks” quá mạnh; “reaches” có lẽ sát nghĩa hơn. 12. Bản dịch 12: Harris, 2009 Moored at night by Maple Bridge Crows caw, and frost fills the sky under a sinking moon Downcast I doze by the riverside maples, across from fishermen’s fires. Outside the walls of Suzhou city, in Cold Mountain Temple, The sound of a bell rung for midnight reaches as far as my boat. [Translated by Peter Harris, THREE HUNDRED TANG POEMS. New York: Everyman’s Library Pocket Poets, 2009, p.259.] Nhận xét 12: Peter Harris dịch cuốn Ðường Thi Tam Bách Thủ sang tiếng Anh lời dịch dễ hiểu, gọn; các tác giả các bài thơ tác giả xếp theo thứ tự ABC nên dễ tìm, và dễ dùng, không có vần, nhưng giữ nhịp điệu. Khổ nhỏ bỏ túi tiện lợi khi đi đường, chờ xe buýt hay ngồi trên xe điện ngầm đọc rất tiện. C. KẾT LUẬN: Bài thơ hay vì âm nhạc trong thơ, vì hình ảnh, vì cảnh khuya khoắt nơi tâm hồn khách phương xa đối với tiếng chuông từ ngôi chùa vọng đến như còn vương trong trong âm điệu của những vần thơ trác tuyệt, khiến đọc xong còn cảm thấy dư ba. Ðộc giả sẽ đánh giá mỗi bài dịch và chọn bài nào mình thích nhất. Cũng nên hiểu là những bản dịch này nhắm vào độc giả tiếng Anh, nên có người thì dịch sát nghĩa, có người thì thêm chữ cho rõ nghĩa, có người thì xếp đặt các chữ cho có những khoảng trống mỹ thuật (an aesthetic space) để gợi những hình ảnh trong lòng độc giả, hay để giữ nhịp của bản gốc và nhịp của thơ Anh, có người thì dùng ít cú pháp tiếng Anh, dùng nhiều danh từ và động từ. Cách nào cũng là những “thí nghiệm” của mỗi dịch giả muốn tới gần bản gốc. Như Burton Watson đã viết: “At the present time, some translators of Chinese poetry into English continue to press in the direction of even greater freedom, while others experiment in the reintroduction of rhyme and other formal elements that were earlier jettisoned. My own belief is that all types of innovation and experiment are to be welcomed, for from them hopefully will evolve even more effective methods for bringing the beauties of Chinese poetry over into English.” (cited above, p. 13). ■ Chú thích: Hình 1: Bản Hán văn bài Phong Kiều Dạ Bạc Hình 2: Cô gái Cô Tô. Nguồn: Francis Chin, “Fun with Tang Poetry” <http://bystander.homestead.com/intro_tang.html> Hình 3: Tượng Trương Kế, Statue of Zhang Ji, by Gisling 2005 at Maple Bridge, Sushou. Nguồn: Wikimedia.org/wiki/Zhang_Ji_poet The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 --Phạm Trọng Lệ (viết xong tại Virginia, 4/20/94; sửa lại 8/30/2009) 87 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 88 T¡m b‰n sông HÜÖng Hoàng-Tâm ñời tôi nhiều duyên nợ với dòng sông Hương. Từ hồi còn ở số năm kiệt ba đường Âm Hồn trong thành nội Huế, tôi đã được các ông anh chiều chiều đèo sau yên xe đạp, chở ra bến Phú Văn Lâu tắm. Dạo nớ còn thò lò mũi xanh, làm chi có áo tắm. Đến nơi là tuột áo quần, nhảy xuống sông vùng vẫy. Lớn lên chút nữa thì mặc xì líp cho khỏi trẽn. Trời chạng vạng tối, nỏ ai thấy chi mô… Đến cuối năm lớp nhì trường Đoàn Thị Điểm, gia đình tôi dọn qua Chợ Cống mà chừ là đường Nguyễn Công Trứ. Tôi vào học lớp nhất Đồng Khánh, cùng lớp với Trần Thị Thu Vân, tức Nhã Ca sau này. Nhà tôi ở ngay bên sông, cạnh An Thường Công Chúa Từ, nơi thờ bà công chúa con vua Minh Mạng rất hiếu thảo với mẹ. Đàng sau góc vườn sát cạnh nhà tôi gần hồ rau muống là một cây khế ngọt sai trái mà tôi thường hái trộm mỗi lúc đi học về đói bụng. Vườn nhà tôi được mẹ tôi chủ trương tăng gia sản xuất, nuôi heo nuôi gà, trồng đủ các thứ rau và cây ăn trái. Đường xuống bến có cây bàng mọc ngả ra hướng sông, tha hồ cho tôi và các anh leo trèo . Mỗi năm trời lụt, bên kia sông đất lở và bồi qua cho vườn nhà tôi. Rau muống trồng vào đó thật xanh tốt. Mẹ tôi bảo đúng là đất trời cho. Sông Chợ Cống là chi nhánh của sông Hương. Đầu đường Chợ Cống quẹo tay mặt xuống Đập Đá đi về Vỹ Dạ và Cửa Thuận. Cuối đường là ngôi chợ xép bên cạnh cái cống chảy xuống sông nên gọi là Chợ Cống. Cái tên chẳng nên thơ tí nào, nhưng đối với tôi hồi ấy sao mà gần gủi thân thương. Vì nơi đó có con sông êm đềm thơ mộng ngay đàng sau nhà tôi . Mỗi sáng sớm xuống bến tắm, tôi tha hồ ngắm mặt trời lên từ từ sau rặng tre xanh bên kia sông, nghe tiếng gõ dồn dập của dân thuyền chài dụ tôm cá vào lưới, và nhìn những chiếc lưới được tung lên rồi chìm xuống nước để sóng xoáy tròn loang ra dần dần. Bến sông là nơi đa dụng, cung cấp nước cho chúng tôi về đủ mọi mặt. Thời ấy chưa có nước bơm vào nhà . Mỗi sáng chúng tôi mang khăn mặt và bót đánh răng xuống bến, xắn quần lên quá đầu gối để lội xuống nước rửa mặt đánh răng. Bến cũng là nơi chị người làm nghiêng thùng lấy đầy nước, rồi gánh lên nhà cho vào lu, vào bể để cả nhà dùng. Vú già mang xô quần áo xuống bến ngồi giặt, xát xà phòng cục lên từng cái áo cái quần rồi vò vò, đập đập lên triền đá cho xà phòng thấm đều trước khi xả sạch trong nước sông. Mỗi chiều đi học về mấy anh chị em tôi đều nhào xuống sông đùa nghịch và bơi qua bên kia sông chạy chơi hay nhảy xuống từ bờ đất cao. Cuối tuần và những ngày hè, chúng tôi thường tắm ngày ba lần, sáng trưa chiều, bất kể trời mưa nắng. Buổi trưa, lớp nước trên mặt nóng lắm, nhưng lặn xuống sâu thì lại mát rượi, mát chi lạ, mát dễ sợ luôn. Buổi chiều, tôi thích bơi ngữa, ra giữa sông buông thẳng tay chân, nhìn từng đợt mây trắng mơ màng trôi trên bầu trời xanh, tạo thành hình đủ các thú vật, lâu đài và nhân dạng già trẻ lớn bé, muôn hình muôn mặt. Tắm sông khi trời mưa cũng thật là thú vị. Lúc thì tôi nằm sấp trên nước cho những giọt mưa nặng vỗ về trên cổ trên lưng như tẩm quất. Lúc thì tôi nằm ngữa đón những nụ hôn mưa nồng nàn hay mơn trớn trên má trên môi của tuổi 13, 14 đã biết thích làm thơ và mơ mộng hồi đó. Lúc thì tôi bơi chầm chậm nghe tiếng mưa rơi lụp phụp lách tách trên mặt sông. Mưa như gội đầu cho tôi, mỗi giọt, mỗi giọt như từng chiếc răng lược chải mái tóc tôi đang xõa tung trong nước. Hay đó là bàn tay của chàng hoàng tử luồn qua mái tóc thề của nàng công chúa đang ngủ trong rừng của một thuở nào hoang vắng xa xưa..? The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 89 Cuối năm tôi học đệ ngũ Đồng Khánh, gia đình tôi dọn vào Saigon, xa Chợ Cống với bến sông Hương và các bạn bè thân mến. Những năm học Gia Long, tôi nhớ Huế, nhớ sông nước, nhớ bạn bè quay quắt. Hảo ơi, Thanh Tâm ơi, Mỹ Nhật ơi, chờ tau về nghe! Đậu xong tú tài toàn phần, tôi xin phép ba mẹ về Huế học đại học sư phạm, ở với cậu mợ trên Bầu Vá, cũng ngay bên dòng dông Hương. Đó là nhà bà ngoại tôi giao lại cho cậu tôi lúc bà lên tu ở Chùa Phổ Tế. Nhà có vườn rộng đủ các cây trái như nhãn, vú sữa, mãng cầu, ổi, mít, thanh trà v.v…tha hồ cho tôi và ba đứa em họ leo trèo, hái ăn vụng. Con đường xuống bến ngòng nghèo rậm rì với các cây hai bên. Qua hai cột trụ đầu bến là một hàng tam cấp dẫn xuống bến có nền xi măng. Một cây sung cổ thụ với thân to ôm không xuể ngã thoai thoải trên mặt nước, mặc sức cho chúng tôi leo lên để nhảy ùm xuống nước. Dưới thân sung gần nước mọc ra những chùm trái sung mời mọc. Bơi lội thỏa thích xong, chúng tôi ngồi vắt vẻo trên thân cây, chân đong đưa dưới nước, ăn vả sung chấm muối ớt ngon lành. Phía bên kia sông là cồn trồng bắp. Thỉnh thoảng tôi bơi qua cồn bẻ trộm bắp về luộc hay nướng, ngon thơm chi lạ. Ba năm sống với gia đình cậu mợ rất thân thương trên Bầu Vá để học sư phạm Anh văn ở Đại Học Huế, ngày ngày xuống bến tắm nước sông Hương, cuộc đời ôi chao là tươi vui an lạc. Tốt nghiệp sư phạm xong, tôi được học bổng đi Mỹ du học, rồi về Saigon dạy. Sau đó lại tình cờ được qua Mỹ làm việc khi chiến cuộc Việt Nam đang hồi trầm trọng gay cấn. Từ 1991 đến nay, tôi đã về thăm Huế mấy lần, nhưng mãi đến hè năm 1999 tôi mới lại có dịp về tắm bến sông Hương. Cuối tháng bảy năm đó, tôi từ Hoa Thịnh Đốn về Saigon rồi cùng Hảo ra Huế chơi một tuần. Chúng tôi thuê phòng ở Khách sạn Thượng Tứ cho gần bạn bè, bà con. Mỗi sáng sớm thức dậy, hai đứa đi bộ vòng quanh cột cờ hay dọc theo sông Hương từ Thương Bạc lên Phú Văn Lâu. Đến ngày 5 tháng 8, lúc năm giờ rưỡi sáng, ông em họ là Châu cỡi xe Honda đến đón tôi ra Bãi Me tắm. Châu bảo bây giờ các bến khác không được phép tắm nữa, chỉ có Bãi Me từ Phú Văn Lâu đi lên một đoạn là bãi tắm công cọng thôi. Chúng tôi ra cửa Quảng Đức đến bãi tắm đậu xe đã thấy đông nghịt người. Ai nấy đều vùng vẫy gần bờ. Tôi thách Châu bơi qua sông với tôi. Bên kia sông là phía sau của trường Pellerin cũ. Tôi bơi sấp nhanh, kiểu free style, ra giữa dòng trong khi Châu bơi chậm theo sau. Được một lúc, tôi chợt ngẩng đầu lên thì thấy một chiếc thuyền máy chở đầy cát sạn xuôi dòng từ cầu Bạch Hổ đi ngang ngay trước mặt. Trên thuyền, ông nhà đò đứng chống tay, mặt hầm hầm giận dữ quát tháo: “Nì cái o tê! Bơi răng mà không ngó chi hết rứa! Muốn chết à?” Trời ơi, người ta đang bơi, tai dưới nước, làm răng nghe chi được? May mà tôi dừng lại kịp lúc, không thì đã bị đò máy cho về chầu Hà Bá rồi! Sau đó tôi điềm nhiên bơi tiếp, qua sông xong mới quay trở về. Lần này tôi cẩn thẩn ngóc đầu lên nhiều lần để nhìn qua nhìn lại xem có thuyền nào cản đường không. Lên bờ, Châu còn khiếp vía, bảo tôi, “Tụi em la quá trời để báo chị có thuyền tới, chị không nghe à? Mạng chị to lắm! Tụi em sợ cho chị quá trời!” Hè năm ngoái tôi lại về thăm Huế. Nhưng sông Hương còn đó mà các bến cũ còn đâu. Vật đổi sao dời hết rồi. Căn nhà 23 Chợ Cống nay là tiệm ăn từng đổi chủ mấy lần. Nhà Bầu Vá đã biến thành một dãy nhà căn với hai nhà lầu phố mặt tiền. Đường xuống bến đã bị tường bít bùng chắn lối “để ngăn trộm từ sông lên,” theo lời dân địa phương. Bãi Me cũng cấm tắm rồi. Các nhà dọc theo bờ sông Hương từ Thương Bạc lên Kim Long đều bị giải tỏa. Nhưng mãi mãi sẽ không ai giải tỏa hay xoá nhoà được bao kỷ niệm của những ngày tắm bến sông Hương thần tiên, thơ mộng và kỳ thú trong tâm hồn tôi. ■ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Hoàng-Tâm (Gaithersburg, MD 4-2005) Hoàng-Tâm trước bến Phú Văn Lâu 8/99 MØng g¥p låi bån Hoàng-Tâm Tặng Thu Tâm, Hoi Minh & Oanh Thoi Mấy chục năm chừ gặp lại nhau Đứa mô đứa nấy vẫn lau tau Ôm nhau mừng rỡ, cười toe toét Mặc kệ thời gian nhuộm bạc đầu. ■ 90 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 91 How Synthetic Was Old English? By Thomas D. Le 1.0 Introduction Old English, a West Germanic language, has been said, along with Latin, to be a synthetic language, i.e., one in which noun inflectional endings encapsulate enough information on grammatical relations that syntax becomes unimportant to the point of superfluity. The complex system of inflections for its numerous noun cases in Old English obscures the fact that the system is deficient, overlapping, and thus open to ambiguity. While some freedom may be observed in clause-level structures, these are not indeterminate but fixed and denotative as opposed to connotative. When declensions lead to ambiguity, Old English calls upon its inventory of fixed sentence-level patterns of grammatical relations to carry meaning. This work will show that Old English, while endowed with an abundance of declensions in nouns and their modifiers, made crucial use of word order as a disambiguation mechanism in patterns that survive into Modern English, thereby contradicting the claim of the semantic sufficiency of morphology and the unimportance of syntax in Old English. 1.1 Old English as a Synthetic Language. “The syntax of Old English is inseparable from its morphology because the syntax is immediately dependent upon the morphology. Synthetic rather than analytic, Old English is the results of a full inflectional system. When inflections indicate grammatical relationships, syntactical positioning becomes secondary. In a synthetic language like Old English, therefore, word order has little or no influence upon meaning: the inflectional morphemes do the work of communication. Old English does not have a fixed order against which to project the grade of a non-standard performance; deviation from the norm means very little, because the norm is not clearly defined.” (Nist 124). With this opening remark on the syntax of Old English, Nist seems to support the view that grammatical relations in Old English (henceforth OE) are almost solely expressed by an elaborate system of inflectional case endings which makes word order superfluous. Likewise, Fries (309), though conceding that in the development of English there has been a movement away from case endings toward word order to express grammatical relations, maintains in a nod to the synthetic nature of OE that [i]n Old English,[…], the order of the words […] has no bearing whatever upon the grammatical relationships involved. Taxemes of selection do the work, and word order is non-distinctive and connotative. (303) In the above-quoted passages and in numerous other statements by historians of English (e.g., Mossé, Baugh, Bryant), the same theme is repeated: that OE, like Latin, is a synthetic language in which word order is unimportant. Subsequent studies by Carlton, Gardner, Bacquet, however, support the conclusion that far from being superfluous, free, or capricious, word order in OE plays no less an important role than inflections in the signalling of grammatical relationships. Bacquet argues that OE possesses a basic word order that allows writers to indulge in a diversity of seemingly freewheeling surface arrangements observed, and goes as far as to suggest that the flexibility of OE syntax is in part attributable to Latin influence, a The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 92 suggestion which is not far-fetched because Latin was once the model for emulation. C'est avec la conscience qu'il existe un ordre de base, un statut structurel fondamental dont on ne saurait s'écarter sans un motif valable, que les écrivains du moyen âge anglais manient leur langue. C'est la connaissance innée qu'ils ont de cette norme qui leur permet d'avoir recours à ses multiples jongleries stylistiques dans lesquelles un œil non averti ne verrait que caprice, désinvolture ou anarchie. L'ordre de base est pour bien des écrivains à cette époque l'équivalent de la platitude. Il semble qu'à la suite d'Alfred de nombreux érudits et lettrés se soient soucié d'élever la langue anglaise au niveau de langue latine. (Bacquet13). We will try to show that word order in OE follows fixed patterns from which a generalization can be made, that OE does not depend on case inflections alone, that the modern word order is already existing in OE, and that OE is not as synthetic as it has been believed to be. The position taken here is that at the time OE was formed the language still had relative complex morphology which allowed greater flexibility of word order. This word order, which began to stabilize to its present form, facilitates a simplification of morphology. In Hodge's terms, the development of English has proceeded approximately through the following stages: 1. 2. sM Sm where sM represents complex morphology, and Sm predominant use of syntactic order. It is noted too that there are no purely synthetic or analytic languages. Instead, as schematically represented above, languages make use of syntax or morphology in varying degrees now favoring the one, now favoring the other. Even Latin, which is alleged to have “free” order, is far from being totally free. There are definite constraints on word order beyond which even a complex system of case endings will not allow. Besides paradigms of case forms are never free of ambiguity: there is considerable overlapping of case forms so that in instances where these forms are non-distinctive, word order has to serve the disambiguation function..And there is always a basic word order from which deviations are derived either for grammatical or for stylistic reasons. OE is no different. If one considers a sentence as having these basic elements S(ubject), V(erb), O(bject), OE shows a preponderant number of SVO, OSV, and SOV word orders while VOS is lacking. The remaining possible orders VSO and OVS occur only rarely or as stylistic variants. Being primarily a Germanic language, English at its inception exhibits a remarkable resemblance to Modern German as far as word order is concerned. It will be seen that of the three common orders, Modern English still retains two, namely SVO and OSV, and the last one has been lost, though all three still exist in presentday German. 1.2 Source Materials The source materials of OE employed in this study will be the same as those employed by Carlton, Gardner, and Bacquet. They include The Anglo-Saxon Chronicle (ASC), Aelfric's Homily on St. Gregory the Great (Ael), The Voyages of Ohthere and Wulfstan (OW), A Bickling Homily (Bl), Walter S. Birch's Cartularium Saxonicum (B), A. J. Robertson's Anglo-Saxon Charters (R), D. Whitelock's Anglo-Saxon Wills (W), King Alfred's Old English Version of Boethius' De Consolatione Philosophiae The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 93 (CP), King Alfred's Ororius (O), Hargrove's King Alfred's Old English Version of St. Augustine's Soliloquies (SAS), F. E. Harmer's Anglo-Saxon Writs (H), J. W. Bright's The Gospel of Saint Luke in Anglo-Saxon (G), T. Miller's The Old English Version of Bede's Ecclesiastical History of the English People (EH), J. W. Bright's Anglo-Saxon Reader (ASR). Together these materials provide a good representative cross-section of OE dialects as they were written down: West Saxon, Mercian, Kentish, although the first will be predominant. 2.0 Characteristics of a Synthetic Language The major mark of a synthetic language is a system of inflectional endings which serve to signal grammatical relations. These are mainly indicated by noun cases. In a purely synthetic language, where case alone is sufficient to indicate syntactic relations to the exclusion of other devices such as concord, one would expect a distinct form for each case in each of the genders and numbers, and for each of the strong and weak declensions. But such is obviously not the case with any languages known, including Latin. There is overlapping of inflectional forms. This fact leads to the inference that grammatical relations must be expressed not by case alone but also by such other well-known syntactic devices as concord, agreement, and word order. 2.1 Overlapping of Case Endings in Nouns A few examples will show a partial overlap of case endings in nouns. Both weak and strong declensions exhibit this characteristic. In the weak or n-declension, one has nama 'name', sunne 'sun', and ēage 'eye'. Masculine Sg Feminine Pl Sg Pl N nam-a nam-an sunn-e sunn-an A nam-an nam-an sunn-an sunn-an G nam-an nam-ena sunn-an sunn-ena D nam-an nam-um sunn-an sunn-um Neuter Sg Pl N/A ēag-e ēag-an G ēag-an ēag-ena D ēag-an ēag-um In the strong declensions, which are divided into a-stem, o-stem, i-stem, and u-stem declensions, one can adduce the following: a-stem Long stem: Masc. Sg N/A stān 'stone' Pl stān-as Short stem: Masc. Sg dæg 'day' Pl dagas The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 94 G stān-es stān-a dæges daga D stān-e stān-um dæge dagum Long stem: Neuter Sg Pl Short stem: Neuter Sg Pl N/A word 'word' word hof 'dwelling' hofu, -o G wordes worda hofes hofa D worde wordum hofe hofum o-stem Long stem: Fem. Sg Pl Short stem: Fem. Sg Pl N ār 'honor' āra, -e giefu, -o 'gift' giefa, -e A āre āra, -e giefe giefa, -e G āre āra, (-na, -ena) giefe giefa, (-ena) D āre ārum giefe giefum 2.2 Disambiguation of Case Endings in Nouns The same sort of morphological overlapping also occurs in other strong noun declensions. It is clear from an inspection of the above forms that they are not distinctive enough to indicate syntactic relations unless supplemented by case of modifiers, concord, and the like. A form like scip 'ship', for example, is both nominative and accusative. A differentiation of relations subject-of, and object-of is therefore neutralized in this form. However, if word order comes into play, the distinction will be easier to make. When word order is not revealing, then the case of modifiers such as adjectives, articles, and demonstratives will serve the disambiguation function. If these modifiers are not used, then the last resort to a resolution of ambiguity lies in the context. In so far as these various ways of distinguishing grammatical relations exist in OE, they constitute counterevidence to the claim that inflectional morphemes are sufficient to do the work of communication. Let us see how demonstratives and other noun modifiers help to clarify ambiguities. The demonstrative pronouns have distinctive forms for the accusative case: þhone 'that' and þisne 'this'. (1) a. þes cwyde b. þisne cwyde 'this will' (nom.) 'this will' (acc.) The distinction between (1a) and (1b) does not reside in the word cwyde but in the demonstrative. Concord between a determiner and its head noun has thus prevented a potential ambiguity from developing. Another example is wer 'man', which is both nominative and accusative masculine singular. Consider a sentence which means 'this man saw that man'. Were it not for the distinct forms of the demonstratives, the only way to have an unambiguous reading would he to rely on word order: SVO for instance. Given the distinctive forms of demonstratives, however, a greater flexibility in word order The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 95 should be possible: (2) a. b. c. b. þes (nom.) wer seah þone (acc.) wer (SVO) þes wer þone wer seah (SOV) þone wer þes wer seah (OSV) seah þes wer þone wer (VSO) In fact all these sequences are attested in OE literature either in independent or in subordinate clauses: (3) a. he underfeng martyrdom (PC) 'he underwent martyrdom' (SVO) b. Eadfrið […] ðis boc avrat (B) 'Eadfrith wrote this book' (SOV) c. And twa þusenda swina ic heom sello (B) 'And I give two thousand swine to him' (OSV) d. And berað þa Cwenas hyra scypu ofer land on ða meras (OW) 'And the Finns carry their ships over the land to the lake' (VSO) In examples (2) concord between inflectional forms has permitted the permutation of the main constituents of a sentence. Still, the relative freedom of word order exhibited in (3) should not obscure the fact that there is a marked tendency for a certain order to occur much more frequently in a given context than in another, as will be shown later on. 2.3 Inadequacy of Case Endings as Carriers of Grammatical Relations A close examination of the cases and their reliability as markers of grammatical relations reveals that they are inadequate. The following examples taken from Carlton (44ff., 81ff.) give ample support to this remark. Whereas the notion subject-of is always indicated by the nominative case, the direct object uses three cases: Accusative (4) And hine mon ðæræt aparade (B) 'And one captured him there' Dative (5) Þa God forgylde þam cincge (W) 'Then God reward the king' Genitive (6) And ic gean him þæs landes (B) 'And I grant him the land' The indirect object is usually in the dative case, but it may be in the accusative case if the direct object is a dependent clause (Carlton 45). Dative (7) And him mon forgefe ðeran ðreotenehund pending (B) 'And one is to give him in addition 1300 pennies' Accusative (8) Đa ascade ic hine hwy he swa dyde (B) 'Then I asked him why he did so' The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 96 The subject complement is indicated by the nominative as well as the genitive: Nominative (9) [ ..].and bæd me ðæt ic him wære forespeca (B) ' [...] and asked me that I be advocate for him' Genitive (10) [...] þe ða on Englalande lifes wæron (B) '[...] who then were alive in England' The examples just adduced and what has been discussed in §§2.1 and 2.2 point to the conclusion that OE does not rely on inflections alone in determining grammatical relations. Instead, it depends as well on concord and word order. While not in any way downgrading the role of inflections and concord, it is maintained here that word order plays a larger role in OE. 3.0 Word Order In this section, word order will be examined, and patterns derived which can be captured by general rules. Phrases and sentences in OE are not random in their internal makeup but show definite patterns. The internal structures of these phrases and sentences will be compared with their modern counterparts. From such a comparison it will be seen that the structure of Modern English is already existing in OE and that other structures which have been lost are extant in Modern German. This fact should not be surprising considering that both OE and Modern German emanated from the same ancestor. 3.1 Noun Phrases, Adjectives Phrases, Prepositional Phrases Since phrases present the simplest structures at the sub-sentence level, the study begins with them and builds toward the more complex structures of sentences. Phrases as studied below include noun phrases, adjective phrases, and prepositional phrases. 3.1.1 Noun phrases Noun phrases, reduced to essential elements, are composed of a head noun (or pronoun) and its modifiers. These modifiers can be determiners, adjectives, participles, and other nouns. As in Modern English (henceforth NE), the order of modifiers is: determiner, adjective (participle), noun, noun head as shown below: (11) a. Þam ilcan gere (ASC) ‘the same year’ b. his agenre þeode (ASC) ‘his own people’ c. Cristes mildheortnysse (Ael) ‘Christ’s mercy’ d. West Seaxna cyning (ASC) ‘King of the West Saxons’ e. Þone scip here (ASC) ‘the naval force’ f. Þære geættredan deofles lare ‘the poisoned devil’s learning’ g. ealle mine bisceopas (H) ‘all the bishops’ h. se foresprecena here ‘the army before mentioned’ A few exceptions to the above order also exists: (12) a. an Godes libgendes naman (B) ‘in the living God’s name’ b. twægen mine mægas (B) ‘my two relatives’ Proper names and titles to which they are in apposition follow an order opposite to the one prevailing in NE: The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 97 (13) a. Eadward kyning gret Harold eorl (H) ‘King Edward greets Earl Harold’ b. Aelfrede cinge (B) ‘King Alfred’ When a noun head is modified by a prepositional phrase, the latter follows the former as in NE: (14) a. setł on Lundewic (ASC) ‘the seat in London’ b. bisceopas of his geferum (Ael) ‘bishops of his companions’ Occasionally prepositional phrases also precede nouns: (15) a. bewestan wuda bisceop (ASC) ‘bishop of the west wood’ b. æt Baðum gerefa (ASC) ‘companion at Bath’ Genitive nouns precede the head noun even though in NE they have become periphrastic and follow the head: (16) hwītes lichaman and fæġeres andwritan menn ‘men of white body and of fair countenance’ Two conjoined noun phrases which consist of an adjective modifier and a head noun have a peculiar word order which NE does not inherit: (17) gōda þēow and ģetrēowa ‘good and faithful servant’ 3.1.2 Adjective Phrases In adjective phraess with adjectives as head words the modifying adverbs precede the adjectives as in NE: (18) swa me mæst ræd þuhte (W) ‘as seemed to me most advisable’ Nouns functioning as genitive modifiers generally precede the adjective. Today they follow the adjective: (19) a. And bio he ælces wites wyrðe (B) ‘And may he be worthy of each fine’ b. Sy hit ælces þinges freoh (B) ‘It is to be free of everything’ 3.1.3 Prepositional phrases Prepositional phrases in OE have the same internal structure of prepositional phrases in NE, i.e., the preposition precedes the object noun. If the noun has modifiers they precede it: (20) a. Bo minum fullan bebode (H) ‘by my full command’ b. æfter mynsterlicum þeawe (H) ‘according to monastic custom’ c. Đa æfter þysan manegum gearum (R) 'Then after these many years’ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 98 d. Þurh his agene wisdom (B) ‘Through his own wisdom’ e. On geceapodne ceap (R) ‘in bargained payment’ f. Ofer minne dæg (B) ‘after my day’ g. fore hiora gastas (B) ‘for their souls’ h. betwuh þæm twam hergum (ASC) ‘between the two hostile armies’ Very rarely do prepositions follow their object, a pattern unknown in NE, but present in Modern German: (21) a. Suð Seaxna lond utan (ASC) ‘outside the land of the South Saxons’ b. Þam burgwarum […] to (ASC) ‘to the city dwellers’ Modern German has a similar construction with postpositions though fairly limited in distribution: (22) meiner Meinung nach ‘in my opinion’ my opinion after 3.1.4 Phrase Structure Rules for Noun Phrases, Adjective Phrases, and Prepositional Phrases To summarize this section on phrases, the structural patterns of noun phrases, adjective phrases, and prepositional phrases are with few minor exceptions essentially those that prevail in NE. We can write the phrase structure rules for them: (23) NP→Det A N AP→Adv A A PP PP→P NP From these rules it is clear that the modern structure of modification in its essential lines is already fixed in OE: the modifier precedes the head noun. If the modifier is “heavy,” it tends to follow the head. One major point about the structure of prepositional phrases is the presence of postpositions in OE which no longer survives in NE. Another area of difference is the use of nouns in the genitive case as a modifier of another noun. Since in OE there is only one genitive form, the inflected one, and since the predominant order is modifier+noun, the modifying genitive usually precedes its noun head even if it is “heavy,” i.e., it includes a modifying adjective of its own. NE, which has developed a periphrastic of-genitive in addition to the inflected genitive, normally assigns this heavy phrase a position after the noun head. Finally, it must be noted that the exceptions to the normal order as shown by the rules in (23) are enough to be confirming evidence of the rules. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 99 3.2 Sentences Let us now turn to sentences. For our purposes, sentences will be divided into two main groups: independent clauses and subordinate clauses. Independent clauses subsume clauses that stand alone or in conjunction with others of the same type as well as those that enter into complex sentences. Subordinate clauses will be classified as relative clauses, noun clauses, and adverb clauses. Within the limits of this paper, we will be solely concerned with declarative sentences. Questions, imperative sentences, though important in themselves, can be derived by transformation from the basic declarative sentence and therefore will not be studied. 3.2.1 Independent or simple declarative sentences Independent clauses or simple declarative sentences contain at least two basic elements: subject and verb in that order as in NE: (24) a. and Cassander oðfleah (O) ‘and Cassandra escaped’ b. Solomon cuæð (CP) ‘Solomon said’ With sentences containing three constituents: subject, verb, direct object, the majority of sentences have them in that order when the object is a noun. (25) a. Hīr Martinaus and Ualentunus onfēngon riċe (ASC) ‘Here (now, in this year) Marcian and Valentinian received the kingdom’ b. Þa God forgylde þam cincge (W) ‘Then God reward the king’ If the object is a subordinate clause, it also follows the verb: (26) Ic cyðe eow pæt ic hæbbe geunnen him […] (H) ‘I declare to you that I have granted to him […]’ If the direct object is a pronoun, it normally precedes the verb. This order, though unlike that of NE, is identical with that of Modern German: (27) a. hio hit gewundað (CP) ‘She wounded it’ b. hy me underfengon (SAS) ‘they accepted me’ Modern German exhibits the same pattern when the direct object is a pronoun: (28) a. Er hat seinen Schlüssel verloren, er kann ihn nicht finden he has his key lost he can it not find b. Diese Stahlfeder ist verrostet, ich werde sie wegwerfen This steel-pen is rusty I will it throw away In a sentence with two objects the basic word order is identical with that of its NE counterpart: S+V+IO+DO. The indirect object is a noun. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 100 (29) a. He gesealde Persum Nissibi þa burg (O) ‘He sold P.N. the castle’ b. Ego […] sile Forðrede […] nigen higida lond (B) ‘I give to Forthred nine hides of land’ If the indirect object is a pronoun, the pattern is S+IO+V+DO. Interestingly enough, this order is attested in Modern French but not in NE. (Cf. Je lui ai donné deux livres, literally, ‘I him have given two books’). (30) Ic þe befæste mynne lycuman (SAS) ‘I pledge to you my body’ But when the indirect object is a prepositional phrase, it follows the direct object: (31) Ic ræhte mine hond to eow (CP) ‘I offered my hand to you’ Longer sentences with adverbial modifiers indicating manner, place, and time, being heavy, follow the main constituents of the sentence, as in NE: (32) a. Man hālgode þet mynster æt Westmynstre on Cyldamæsse dæģ (ASC) ‘They consecrated the monastery at Westminster on Christmas day’ b. Hi habbað haligra fedra bec myd heom on eorðan (SAS) ‘He has holy godfather’s book with him on the earth.’ c. Se Ecgbryht lædde hierde to Dore wiþ Norþanhymbre (SAC) ‘Egbert led an expedition to Dore against Northumbria’ d. He for dearnenga mid gewealdene fultume on þone ende Hannibales folces (O) 'He set out secretly with a small army to the boundary of Hannibal's forces' And like in NE, prepositional phrases serving as sentence modifiers may begin the sentences: (33) a. And æfter þreora manna dæge gange þæt land in mid I men (R) 'And after three men's days, the land goes in (to the monastery) with one man' b. And þæs ymb I. Mōnað gefeant Ælfrēd cining wið ealne þone here lītle werede æt Wiltūne (ASC) 'And after that 1 month King Alfred fought against all the army with a little force at Wilton' In all the sentence patterns encountered so far, the subject precedes the verb. OE has a large number of sentences which begin with the same adverb or expletive which triggers subject-verb inversion, very much like an initial negative in NE. The first of these clause-initial is þa 'then'. (34) a. Þa wæs þæt swa (B) 'Then was that so' b. Þa cwæþ heo pæt heo ne dorste [...] (B) 'Then she said that she did not dare [...]' c. Þa ģebyrode hit þæt sum sāċerd fērde on þām ylcan weģe (G) 'Then it happened that a certain priest went on the same way' d. Þa ģesomnedon hi ģemōt (EH) 'Then they gathered an assembly' Another introductory word which triggers subject-verb inversion is the expletive ðis: (35) a. Đis sindan geoinga Ealhburge (B) 'These are the agreements of Ealhburge' b. Đis siondan ðes landes boec (B) ‘These are the charters of the land’ c. Đis is Wulfgates gecwide (B) ‘This is Wulfgat’s will’ d. Đis syndon þa forward (R) ‘These are the agreements’ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 101 Her also introduces clauses with inversion, as in NE: (36) a. Her is on sio swutelung hu Ælfhelm his are […] geuadod hæfð (B) ‘Here is in the declaration how Ælfhelm has given his property’ b. Her cyþ […] hu Wynflæd gelædde hyre gewitnesse (R) ‘Here is made known how Winflaed produced her witnesses’ c. Her swutelað […] þæt Æþelstan […] gebohte […] (R) ‘Here is declared that Æthelstan […] bought […]’ d. Hēr ġefōr Ælfrēd cyning (ASC) ‘Here passed away King Alfred’ However, her occasionally introduces sentences without inversion: (37) a. Hēr […] Ælfred cyning […] ġefeaht wið ealne here (ASC) ‘Here King Alfred fought with the whole army’ b. Hēr Grēgōrius pāpa sende to Brytene Augustinum mid wel maneġum munucum (ASC) ‘Here Pope Gregory sent to Britain Augustine with very many monks’ Before moving on to the subordinate sentences, an examination of declarative sentences with auxiliaries is in order. The auxiliary may be beon/wesan or weorðan. The word order of auxiliary and main verb is identical with that of NE: (38) a. Hannibales folc wearð gefliemed (O) ‘Hannibal’s army was put to flight’ b. He wæs mid ofermettum gewundad (CP) ‘He was wounded with pride’ c. Hit is awriten on ðæm godspelle (CP) ‘It is written in the Gospel’ d. Dryhten wæs sprecende ðæs word to Moyse ‘The Lord was speaking these words to Moses’ The word order remains unchanged with the auxiliary habban: (39) a. He hæfde folc gegaderad (O) ‘He had gathered an army’ b. And hie hæfdum hiera cyning aworpenne Osbryht (ASC) ‘And they had renounced Osbryht as their king’ Again with other auxiliaries such as magan, sculan, willan, hatan, etc. the familiar word order prevails. (40) a. Ac he wolde ætiewan his arfæðnesse (CP) ‘But he will reveal his virtue’ b. Ac we sculon swiðe smealice ðissa ægðer underðencean (CP) ‘But we shall very closely consider both of them’ c. We magon monnum bemiðan urne geðonc and urne willan, ac we ne magon Gode (CP) ‘We are able to conceal our thoughts and wills to men, but we are not to God’ d. And Scipia het D hira scipa upateon and forbærnan (O) ‘And Scipia commanded D to set up their ships and burn them’ We have so far seen that in very essential ways the word order in OE simple declarative sentences corresponds closely to that of their NE counterparts. Discrepancies as noted are due the Germanic character of OE, which was later to be largely shed in favor of a more Romance-looking syntax of today. 3.2.2 Subordinate Clauses The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 102 The three types of subordinate clauses to be examined next are noun clauses, relative clauses, and adverb clauses in that order. It is in these subordinate clauses that the greatest difference in word arrangement occurs between OE and NE: the verb-final construction characteristic of German (the socalled dependent order) is common occurrences although it tends to prefer relatively clauses and adverb clauses. 3.2.2.1 Noun clauses Noun clauses in OE are introduced, like in NE, by wh-words such as hu, hwy, hwæt, etc., but overwhelmingly by þæt. Like noun clauses today, OE noun clauses are used in a variety of functions in a sentence, as subject, direct or indirect object, object of preposition, appositive, etc., with the usual function being that of a direct object. Both the normal order and the verb-final order occur. Note that a noun clause contains an auxiliary or modal verb, and the latter usually ends the clause. Noun clauses as subjects are found in both independent and subordinate clauses: (41) a. Ða ðuhte us eallan ðæt Helmstan moste gan forð and geamigean him þæt land. (B) ‘Then (it) seemed to all of us that Helmstan was able to go forth and claim the land for himself.’ b. Gemang þæm getidde þæt Myrce gecuran Eadgar to cynge (B) ‘Then (it) happened in time that the Mercians chose Edgar as king’ c. Gif me ðonne gifeðe sie ðæt ic bearn begeotan ne mege […] (B) ‘If (it) be granted by fate to me then that I may not beget a child […]’ d. […] suæ hueðer hiora suæ leng lifes were foe to londe (B) ‘[…] whichever of them lives longer inherits the land’ Noun clauses are used as direct object in: (42) a. And ic wille þæt man nime þæt feoh […] (W) ‘And I wish that one take that property’ b. Ðonne bebeode ic ðæt mon ðas ðing selle (B) ‘Then I command that one give these things’ c. Ða ascade ic hine hwy he swa dyde (B) ‘Then I asked him why he did so’ d. Pa sæde him man þæt hī of Englaland wæron, and þæt ðære ðeode mennisc swā wlitiġ wære (ASR) ‘Then someone told him that they were from England, and that that nation’s people were so fair’ Examples of noun clauses used as subject complements are: (43) a. Se fruma wæs þæt mon forstæl ænne wimman (B) ‘The beginning was that one stole a woman’ b. And gif pæt gesele þæt min cynn to ðan clane gewite […] (B) ‘And if that happened that my kin entirely die out […]’ c. ðæt wæs forðy þe hie wæron benumene ægðer ge þæs ceapes ge ðæs cornes þe hi gehergod hæfdon (ASC) ‘that was because they were forbidden both the cattle and the grain that they had obtained through pillaging’ A noun clause may be the complement of the direct object: The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 103 (44) a. And unfenen þæt twelfa sum hire aþ sealda for geborenne and ungeborenne þæt þis æfre gesett spæc wære (B) ‘ And besides that one of twelve gave oath to her for those born and those unborn that this suit was forever settled’ b. And ic hæbbe geleauan þæt þu nelle (B) ‘And I have confidence that you will not’ Finally a noun clause can be used as appositive to another noun: (45) And eal se here on East Englum him swor annesse þæt hie eal þæt woldon þæt he wolde (ASC) ’And all the army in East Anglia swore agreement with him that they would agree to all that he would’ Carlton (138) maintains that the VO order in noun clauses is more frequent in the tenth and eleventh centuries than in the ninth: 45.5% in the ninth century, 58% in the tenth century, and 75% in the eleventh century. If these figures are reliable, one can see a definite trend toward the modern order as OE discards some of its Germanic traits to take on something of the French syntactic pattern. 3.2.2.2 Relative clauses Relative clauses also known as adjective clauses because they modify nouns, are introduced by the relative pronoun þe, indeclinable, and most common of all, þæm, þæt, þær, se, se þe, þa, þa þe. As a modifier of a noun or pronoun, the relative clauses immediately follows its noun head as NE relative clauses do. They are of two types: one in which the relative pronoun is the subject of the clause, and the other in which the relative pronoun is the object. When the relative pronoun is subject, and the verb is transitive with one object, the structure of the clause is: RP+DO+X+V, where X may be an adverb, a prepositional phrase, or nothing, and DO may be a noun or pronoun: (46) a. […] and se mannn se to londe foe (B) ‘[…] and the man who inherits the land’ b. þæt wæs se wisdom ðe hit lange ær tyde and lærde (CP) ‘that was the wisdom that had long before taught and instructed it’ c. And hī sōna compedon wic heora ġewinnan, þe hi oft ær norðan onhergedon (EH) ‘And they immediately fought with their enemies, who had often before harassed them from the north’ With an additional object, the indirect object, the pattern is usually RP+IO+DO+V, which is unknown in NE: (47) a. Se se ðe deadum monnum lif gearuwað (CP) ‘He who makes life for dead men’ b. forðamðe he getruwode ðæs mægene ðe hit him bebead (CP) ‘for he trusted in the might of his who offered it him’ c. […] mid þæm folce þe hiene ær fultumes bæd (O) ‘with the army which had before asked him for help’ A relative clause which contains an auxiliary or modal verb usually ends with this verb: (48) a. Tarcuinius (þæ), ðe ær Romana cyning wæs (O) ‘Tarcuinius, who was a Roman king before’ b. Ic hit ðider selle ðe se monn se ðe Kristes cirican hlaford sie (B) ‘I give it thither that The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 104 the man who may be lord of Christ church’ c. Þa sende he æfter maran fultume to ðænn þe þa burg ymbseten hæfdon (O) ‘Then he sent for more help to them who had surrounded the fort’ Relative clauses whose introductory pronouns are objects of the verbs contained in them, or objects of prepositions also occur though less frequently than those whose pronouns function as subjects. The word order is RP(obj)+S+V or RP(obj)+S+IO+V. (49) a. Hī wæron Wihtġylses suna, þæs fæder wæs Witta hāten (EH) ‘They were Wihtgils’ sons, whose father was called Witta’ b. Æfter þissum hī þa geweredon to sumre tide wið Pehtum, þā hī ær þurh ġefeoht feor ādrifan (EH) ‘After this they then were allied for a certain time with the Picts, whom they had before driven far away through battle’ As in clauses whose relative pronouns are subjects, if an auxiliary or modal verb is used, it usually ends the clause: (50) a. God ælmihtig and Sancta Maria and ealle his leofan halgan þane æniðerige ægþer ge her on life ge þær he længast wunian sceal (R) ‘May God Almighty and St. Mary and all his beloved saints abase him both here in this life and there where he must longest dwell’ b. […] to Cochram brohte þær he his witan widan gesomnod hæfde (W) ‘[…] brought to Cochram where he had summoned his witan from afar’ c. Forðam ne meahte Balaham geearnian ða Godes giefe ðe he biddende wæs (GP) ‘Therefore Balaham was not able to win God’s grace which he was begging’ d. He self þa þærto for mid eallum þæm mæ gene þe he ðærto gelædan mehte (O) ‘He himself went there with all the might that he was able to bring forth for that purpose’ When the relative pronoun is object of a preposition, the clause follows the pattern: RP(obj) +S+P+V, again with the verb in final position, unlike in NE, where the preposition either precedes the relative pronoun or is stranded at the end of the clause: (51) strive for’ a. gyf ic geseo and habbe þæt þæt ic æfter swince (SAS) ‘If I see and have that which I b. þæt hors wæs dead þe he onufan sæt (O) ‘That horse was dead which he sat upon’ c. […] þa snyttro […] þe þu þa woruldare mid begeate (CP) ‘the wisdom with which you cover worldly honor’ d. Swa is ðisse spræce þe þu me æfter acsast (CP) ‘Such is the talk that you ask me about’ We have seen that the word order in the dependent clause so far has the Germanic characteristic of a verb-final pattern. What is astonishing is not so much the verb-final construction—this is only natural considering that OE is largely Germanic with a little Latin influence and no French influence— as the presence of the modern structure in which the main order is SVO. Witness the following examples: (52) a. Marinus se gefreode Ongelcynnes scole be Ælfredes bene West Seaxna Cyninges (ASC) ‘Marinus, who freed the English quarter at the request of Alfred, King of the West Saxons’ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 105 b. Thomas se wæs gecoran biscop to Eferwic (ASC) ‘Thomas, who was chosen bishop of York’ c. Igland þe synd betux Iralande and þissum land (OW) ‘islands that are between Ireland and this land’ d. Þar man sloh eac .cc. preosta ða comon ðyder (ASC) ‘there they also killed 200 priests who came there’ According to Gardner (59), the pattern SVO occurs in 66.7 percent of the relative clauses in Late West Saxon. And Carlton (138) find 94.2% of Class II dependent clauses to follow the SOV order, Class II being defined as including both relative clauses and adverb clauses. There is thus strong evidence that relative and adverb clauses retain their Germanic word order longer and more tenaciously than noun clauses. The switch from an essentially SOV to SVO order of NE has been regarded as a great gain in the growth of the English language. 3.2.2.3 Adverb clauses Adverb clauses constitue the last groups of subordinate clauses to be examined These are dependent clauses which serve as sentence modifiers or modifiers of an adjective, an adverb, or a verb in another clause. They express circumstances of place, time, condition, manner, concession, purpose, result, etc. Regardless of what the semantics is, all these subordinate clauses follow the same syntactic structure with the verb in final position As for their positions with respect to the main clause, they do not differ in any way from those that prevail in present-day English, i.e., adverb clauses may occur sentenceinitially, -medially, and -finally. Note again that if there is an auxiliary or a modal in the clause, it normally ends the clause. Clauses expressing conditions are introduced by gif, butan, and wiþþon þe: (53) a. And two þusende sinna ic heom sello […] gif hit hio gehaldeð mid þare clænisse (S) ‘And I grant them 2000 swine if she holds it with purity’ b. Đonne he ðone að agifan moste gif he meahte (B) ‘Then he was obliged to give the only oath if he was able’ c. And him man sælle an half swulung an Ciollandene to habbanne and to brucanne wiððan ðe he ðy geornliocar hire hire ðearpa bega and bewiotige (B) ‘And one is to give to him a half swulung in Ciollandale to have and to use on condition that he more carefully care for and attend to her needs’ d. God aldilgie his noman of lifes bocum and habbe him gemæne wið hine on þam ytesmestan dæge þysses lifes butan he to rihtere bote gecerre (B) ‘May God erase his name from the books of life and have him account with him on the last day of this life unless he submit to proper repentance’ However, the modern order, where the verb precedes the object, is also present in conditional sentences though only in a small proportion: (54) a. On gif hie on ænigum dæle wolice libban heora lif syn hie þonne sona from heora wonessum onwende (Bl) ‘And if they live their lives wrongfully in any part, let them then turn immediately from their errors’ b. Sus sua sic wind wile toberan, gif hio ne bið gewriðen mid wræde (CP) ‘As the wound The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 106 is sure to swell if it is not bound with a bandage’ c. Gif Wealas nellað sibbe wið us hi sculan æt Seaxana handa forwurþan (ASC) ‘If the Britons do not want peace with us, they shall die at the hands of the Saxons’ Temporal clauses introduced by þa and þonne, and sona swa commonly begin sentences. Note the verb in final position. (55) a. Ac sona swa hie to Bleamfleote comon and þæt geweorc wæs swa hergode he on his rice (ASC) ‘But as soon as they got to Benfleet and the fort was built, then he pillaged his kingdom’ b. And þonne his gestreon beoð þus eall aspended, þonne byrð man hine ut (OW) ‘And when his property shall all be distributed thus, then they bear him out’ c. Þa he ærest gesceapen wæs þa wæs he ealre fægernesse full ‘When he was first created, then he was filled with all fairness.’ Temporal clauses introduced by siþþan ‘after’, oþþe ‘until’, ær ‘before’ usually come in the middle or at the end of the sentence. Here too the verb-final construction prevails. (56) a. Hwæt on Gregorius siððan he papanhad underfeng gemunde hwæt he gefyrn Angelcynne gemynte (Æl) ‘Lo, then Gregory, after he took the office of pope, remembered what he formerly intended for the English’ b. Þonne is þis land oð he cymð to Scirincgesheale (OW) ‘Then there is this land until he comes to Sciringesheale’ c. And getimbrede þa burg and gestaðolode ær he þonon fore (ASC) ‘and built and strengthened the city before he went away from there’ Clauses of reason are introduced by for, forþæm (þe): (57) a. And ic nelle þæt ænig mann aht þær on teo buton he and his wicneras for þam ic hæbbe Criste þæs gerihte forgyfen (H) ‘And I do not wish that any man should take aught from there except him and his officers because I have given these rights to Christ’ b. Ac hi þar næfdan nanne forþan þe hi fyrdedon wið Ætla Huna cyningæ (ASC) ‘But they had none there because they were fighting against Attila king of the Huns’ c. Þæt hit sie feaxede storra forþæm þær stent lang leoma of hwilum on ane healfe hwilum on ælce healfe (ASC) ‘That it is the long-haired star because a long ray shines from it sometimes on one side, sometimes on the other’ Clauses of result are introduced by þæt and þætte. (58) a. And gif þæt gesele þæt min cynn to ðan clane gewite ðæt ðer ðeara nan ne sie ðe londes weorðe sie […] (B) ‘And if it happens that my kin die out completely so that there is none of them entitled to the land[…]’ b. Aec bidde higon ðette hie ðas godcundan god gedan […] ðætte ge fore uueorolde sien geblitsade (B) ‘Also I pray the brotherhood that they perform this religious service […] so that you may be blessed before the world […]’ c. And Ælfred cing ða Osulfe his hondsetene sealde ða he ðæt lond æt Æðelðryðe bohte ðæt hit swa stondan moste (B) ‘And King Alfred then gave Osulf his signature when he bought the land from Æthelthryth so that it so must stand’ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 107 To express purpose, ðæt is also used: (59) a. And on ēastdæle þyses ēalondes eardungstōwe onfeng þurh ðæs ylcan cyninges bebod […] þæt hī sceoldan for heora ēðle compian and feohtan (EH) ‘and in the east part of this island a dwelling place received through the same king’s decree […] that they should strive and fight for their native land’ b. And him Bryttas sealdan and ġēafan eardungstōwe betwih him ðæt hī for sibbe and hælo heora ēðles campodon and wunnon wið heora fēondum (EH) ‘And the Britons granted and gave them a dwelling place among them that they might fight and struggle with their enemies for the peace and safety of their native land’ c. And mid estfullum mode and tearum singan seofon fealde letanias þæt se streca Dema us gearige (Æl) ‘And with devout heart and tears sing the sevenfold litanies that the severe Judge may show mercy on us’ Adverb clauses of place are introduced by þær: (60) a. þær þu ær gesawa godweb mid golde gefagod (Bl) ‘where you earlier saw purple cloth embroidered with gold’ b. God ælmightig and Sancta Maria and ealle his leofan halgan þæne aniðerige ægþær ge her on life ge þær he længast wunian sceal (R) ‘May God Almighty and St. Mary and all his beloved saints abase him both here in this life and there where he must longest dwell’ Clauses of comparison are introduced by swa and ðonne: (61) a. And (he) ðæt wiorð gedæle suæ ælmslice and suæ rehlice suæ he him seolfa on his wisdome geleornie (B) ‘And he is to distribute the price as charitably and as justly as he himself considers in his wisdom’ b. Ic gean Wulmære twegra hida landes swa landes swa ful and swa forð swa he hit hæfde under Leofsige (R) ‘I grant to Wulmer two hides of land as fully and completely as he held it under Leofsige’ Clauses of manner are also initiated by swa: (62) a. And Eðiluald hit uta giðryde and gibelde sua he wel cuðæ (B) ‘And Ethilwald bound and covered it on the outside as he well knew how’ b. And he brythniæ suæ higum mæst red sie (B) ‘And he may distribute (it) as will be most benefit to the brotherhood’ Finally concessive clauses are introduced by þaeh: (63) a. Soðlice gemgnys is þam soðan Deman gecweme þaeh ðe heo mannum unðancwurþe sy (Æ) ‘Truly, importunity is pleasing to the true Judge although it is unacceptable to men’ b. Ðeah se lareow ðis eall smealice and openlice gecyðe, ne forstent hit him noht (CP) ‘Though the teacher proves all of this thoroughly and clearly, it does not help him at all’ The examples of adverb clauses above conform to the predominant pattern of verb in final The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 108 position. Where they do not, i.e., the verb is not in absolute final position, there is still the typical subject-verb inversion observable in dependent clauses. 3.2.3 Persistence of SOV in Subordinate Clauses in Modern German The evidence presented in §3.2.2 is sufficient to establish that the word order in OE dependent clauses is essentially that which prevails in dependent clauses in Modern German as illustrated below: (64) a. Das Publikum applaudiert und wartet dann ungeduldig The audience applauded and waited then impatiently darauf, den Doktor Faustus zu sehen, von dem sie thereupon the Dr. Faust to see, of whom they alle gehưrt oder gelesen haben. all heard or read have ‘The audience thereupon applauded and then waited to see Dr. Faust, of whom they had all heard or read’ b. Doktor Faustus klagt nun die Theologie an, dass Dr. Faust accused now the theology that Sie ihm die Rätsel des Universums nicht gelưst hätte it him the riddle of the universe not solved has ‘Dr. Faust accused theology of the fact that it has not solved the riddle of the universe for him’ In every German subordinate clause, the finite verb, be it main or modal, comes in final position. This is precisely what happens in OE subordinate clauses too. We recall above that many of the independent clauses in OE obey this verb-final pattern although many more have the SVO order of NE. All of this can now be captured by the following phrase structure grammar: (65) S→NP VP (Aux) VP→ NP Vt Vi Aux→(M) Tns M→sculan, willan, magan, motan, etc. This grammar posits V and Aux as occupying the final position in the underlying structure. It accounts for the SOV order so manifest in most dependent clauses as well as many independent clauses. For those clauses that exhibit the modern SVO, a transformational rule permuting the V and/or Aux to the position immediately after the subject noun phrase will suffice. 4.0 Conclusion We have shown that case inflections in OE, which are susceptible to ambiguity as a grammatical The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 109 function, may be indicated by more than one surface case form. When case ambiguity arises among nouns, concord between the noun and its modifiers and agreement between subject and verb help to clarify semantic interpretation. In many instances where unambiguous word order obtains, case endings are merely cumbersome superfluities. This shows that OE is synthetic only up to the limit where ambiguity requires word order to clarify meaning. Although word order in OE is relatively flexible compared with that of NE, it is by no means random. Fixed word orders in OE manifest themselves in basic patterns from which stylistic variations are made possible through a complex system of declensions. But even these departures from the norm, no doubt influenced by Latin as a prestigious language of culture, have at no times been capricious, or subject to no constraints. Besides, as has been clearly shown, the overwhelming basic structural patterns show that variations are stylistic or connotative, and that unless there is a basic pattern, stylistic effect cannot be achieved. Many of the basic OE patterns survive into our times, the most significant and fortunate loss being its verb-final construction which Modern German is still saddled with. The SVO arrangement of NE is common occurrences in OE, especially in independent clauses. One may speculate on how it came about that an essentially SOV language becomes SVO. However irrelevant to our discussion this question may be, it is worthwhile to note with Jespersen that the trend in linguistic change has been towards simplification, at least insofar as the evidence from Indo-European languages is concerned. But simplification of a complex morphology cannot be accomplished unless the word order in the sentence has become fixed so as to leave grammatical relations clear without recourse to morphology. It is decidedly in this direction that English has evolved, trading its unwieldy case system for a rigid word order as we know it today. ■ Revised 18 August 2009 Works Cited Algeo, John. Problems in the Origins and Development of the English Language. 2nd ed. New York: Harcourt, Brace, Jovanovitch, 1972. Print. Bacquet, Paul. La Structure de la Phrase Verbale à l’Epoque Alfrédienne. Paris: Faculté des Lettres de l’Université de Strasbourg. 1962. Print. Baugh, Albert C. A History of English. New York: Appleton-Century-Crofts, 1963. Print. Carlton, Charles. Descriptive Syntax of the Old English Charters. The Hague: Mouton, 1970. Print. Corson, Hiram. Handbook of Anglo-Saxon and Early English. New York: Henry Holt & Co., 1885. Print. Fries, Charles C. “On the Development of the Structural Use of Word Order in Modern English” in Lass, 1969. Print. Gardner, Faith F. An Analysis of Syntactic Patterns of Old English. The Hague: Mouton, 1971. Print. Hall, John R. Clark. A Concise Anglo-Saxon Dictionary. The Hague: Mouton, 1971. Print. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 110 Hodge, Carlton. ‘The Linguistic Cycle’ in Language Sciences No. 13, 1-7, 1970. Print. Jespersen, Otto. Growth and Structure of the English Language. New York: The Free Press. 1968. Print. Keiler, Alan H, ed. A Reader in Historical and Comparative Linguistics. New York: Holt, Rinehart & Winston, 1972. Print. Lass, Roger. Approaches to English Historical Linguistics. New York: Holt, Rinehart & Winston, 1966. Print. Nist, John. A Structural History of English. New York: St. Martin’s Press, 1966. Print. Pyles, Thomas. The Origins and Development of the English Language. New York: Harcourt, Brace & World Inc., 1964. Print. Sievers, Eduard. An Old English Grammar. Boston: Ginn & Co., 1889. Print. Sweet. Anglo-Saxon Primer. London: Oxford UP, 1882. Print. Traugott, Elizabeth C. “Diachronic Syntax and Generative Grammar” in Keiler. Wright, Joseph. Old English Grammar. London: Oxford UP, 1961. Print. Wyld, Henry C. A Short History of English. London: John Murray, 1963. Print. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Gi†t LŒ Thu Autumn Tears TÜÖng PhÓ TÜÖng PhÓ Giấc mộng tìm nhau tìm chẳng thấy Mênh mang biển hận, hận không bờ Vainly searching for each other in dreams, We found only immense shoreless sorrow. Trời thu ảm đạm một mầu Gió thu hiu hắt thêm rầu lòng em Trăng thu bóng ngả bên thềm Tình thu ai để duyên em bẽ bàng In autumn sky painted a mournful hue, Its gentle wind saddens my heart. The autumn moonlight leans across the porch Shackling my fate with glum fall love. Sầu thu nặng lệ thu đầy Vì lau san sát hơi may lạnh lùng Ngổn ngang trăm mối bên lòng Ai đem thu cảnh bạn cùng thu tâm. Heavy is autumn gloom, profuse its tears; Thick reeds shiver amidst cold breezy fall. Distress shatters my guts with sorrow sheer To heap pain on the autumn heart and land. (1923) (1923) Translated by Thomas D. Le 18 August 2009 CuÓi Thu Autumn’s End Hàn M¥c Tº Hàn M¥c Tº Lụa trời ai dệt với ai căng, Ai thả chim bay đến Quảng Hàn, Và ai gánh máu đi trên tuyết, Mảnh áo da cừu ngắm nở nang. Who weaves the woofs and warps of heaven's fabric, Who releases the birds to the Moon Palace, Who carries the blood upon the snow, And who's dressed up in a coat of fleece? 111 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Mây vẽ hằng hà sa số lệ, Là nguồn ly biệt giữa cô đơn. Sao không tô điểm nên sương khói, Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn. The clouds draw up myriad tear shapes, Which give birth to farewell forlorn. Why not with mist and smoke adorn My heart that's in and out of consciousness? Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ, Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ. Cây gì mảnh khảnh run cầm cập, Điềm báo thu vàng gầy xác xơ. This lonely berm's cold apathy Standing in grief and lonesomeness. The spindly stems shiver with cold Boding glumness this yellow fall. Thu héo nấc thành những tiếng khô. Một vì sao lạ mọc phương mô? Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ? Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ? Wilted autumn sobs in dry coughs. Whichever way did strange stars rise? And why has not my muse appeared? And who buried my purity? Translated by Thomas D. Le 19 July 2009 Tình Thu Autumn Love Hàn M¥c Tº Hàn M¥c Tº Đêm qua ả Chức với chàng Ngưu Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu Kể lể một năm tình vắng vẻ Sao em buồn bã suốt canh thâu ? Last night Dame Chức and lover Ngưu Met in a tryst under the bridge To catch up on last year’s absence. Why were you sad all through the night? Đêm ấy trăng thu vui vẻ lạ! Người ta cười nói đến nhân duyên Sao ta không dám nhìn nhau rõ Gặp gỡ bên đường cũng thản nhiên ? That autumn moonlight night was so joyful! They talked so merrily.about their love. Why didn’t we dare to look at each other, But feigned indifference upon the road? Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông Con trăng mắc cỡ sau cành thông Buồn buồn ta muốn về, trăng hỏi: Thu đến lòng em có lạnh không ? That night I sat idly upon the beach, The bashful moon hiding behind the pine. As I depressed stood up to leave, Moon asked, With fall set in, is your heart cold, dearest? Đêm nay ta lại phát điên cuồng Quên cả hổ ngươi, cả thẹn thuồng Đứng rũ trước thềm nghe ngóng mãi Tiếng đàn the thé ở bên song... Tonight I lost my usual mind, Shedding my shame and bashfulness I stood on the verandah with ears open To the strident tunes beyond the shutters… Và được tin ai sắp bỏ đi Chẳng thèm trở lại với Tình Si Ta lau nước mắt, mắt không ráo Ta lẫy tình nương, rủa biệt ly! I got the news someone had left Never to come back to old love. I wiped the tears that kept flowing. Resenting her I cursed farewell! 112 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 113 Translated by Thomas D. Le 19 July 2009 Thu HÒ Dz‰nh Autumn HÒ Dz‰nh Suốt trời hôm ấy thê lương quá, Tóc liễu bờm xơm, sóng vỗ hồ, Mây rối trên trời, cây rối lá, Giường cô xuân nữ gối chăn xô... Ðây là tất cả một mùa thơ, Tất cả lều tranh, cả khói mờ, Cả gió may đưa, buồn lắng xuống, Cả lòng tôi với cả lòng cô. The weather that day was so gloomy, The willow’s hair unkempt, the waves tapping upon the lakeshore, The clouds disorderly, the leaves in disarray, On her bed the nubile girl lazed in her coarse bedclothes… This is the season for poetry, The thatch hut, the hazy smoke, The chilly fall wind, bringing its melancholy To my heart and to hers too. Có một nghìn cây rũ rượi buồn, Một nghìn sông rét, vạn hoàng hôn, Dăm thân thiếu nữ gầy như trúc Ðứng chịu tang trời đổ bóng đơn. Thousands of trees hung their haggard tops, In thousands of fevers and myriad dusks. Several girls their bodies bamboo-thin Stood in mourning, casting their lonesome shadows. Thu xa bằng gió, bằng mây, Không gian thở nhẹ, buồn vây chìm chìm... Lòng không ai cấm mà im, Không dưng bỗng nhớ, không tìm bỗng mong. Nơi tôi còn ít lá lòng, The distant fall sound in the wind, in the clouds, The air breathed softly, sadness sinking. Though not enjoined, everyone was silent, Longing without cause, I yearned without search,. Because it was the heart that’s still in me. Translated by Thomas D. Le 19 July 2009 Thu Autumn Huy CÆn Huy CÆn Hôm qua thu mới về, Với một cành hoa gãy. Sương nặng gieo đầu tre, Lạnh tràn theo gió đẩy. Yesterday fall arrived On a spindly bough. Dew weighed heavy on the bamboo fronds, Cold air rushed in with the wind. Thu tới trong vườn bên, Autumn came to the garden next door, The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Ngợ ngàng màu cúc mới. Đêm qua bên láng giềng, Êm tựa nhàn, thu tới. Still awkward with the new daisy colors Last night in the house next door You leaned on the longan, as fall arrived. Cô gái nhỏ thung dung, Qua miếng vườn hoa nhỏ. Đất nằm im dưới cỏ, Hoa tạ màu nhớ nhung The little girl leisurely Crossed the tiny flower patch. The ground lay mute under the grass, And flowers spoke the colors of yearning. 114 Translated by Thomas D. Le 19 July 2009 Thu Ch‰ Lan Viên Autumn Ch‰ Lan Viên Chao ôi! Thu đã tới rồi sao ? Thu trước vừa qua mới độ nào! Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ, Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao. Gosh! Is autumn here already? Last fall went by not long ago! Not long ago flowers were gorgeous, And the yellow sun embraced the tall almond row. Cũng mới độ nào trong gió lộng, Nến lau bừng sáng núi lau xanh. Bướm vàng nhẹ nhẹ bay ngang bóng Những khóm tre cao rũ trước thành. Not long ago in the heavy wind, The reed torch lit up the blue mountain; The yellow butterfly gently flew across the shadow Of the tall bamboo groves overhanging the wall. Thu đến đây! Chừ, mới nói răng ? Chừ đây, buồn giận biết sao ngăn ? Tìm cho những cánh hoa đang rụng, Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn! Autumn is here! Now, what do you say? How can sadness and anger be stopped? Looking among the fallen flowers I want to find a bit of their wilted beauty! Trời ơi! Chán Nản đương vây phủ. Ý tưởng hồn tôi giữa cõi Tang! Heavens! I am so beset with despair, And my thoughts are filled with nothing but grief! Translated by Thomas D. Le 3 September 2009 Mùa Thu ñã VŠ VÛ Hoàng ChÜÖng Thu về mảnh dẻ, bước chân êm, Mong manh sương thoáng mờ y xiêm. Gió thơm dẹp lối, xôn xoa lá, Autumn Has Arrived VÛ Hoàng ChÜÖng In softened steps slender Autumn arrives, Her dress hidden behind the filmy fog. The perfumed wind rustles the graceful leaves, The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Rung hoa, làm gợn nguồn trăng đêm. Shakes the blooms, and scatters the moon in waves. Phơi phới lâng lâng đôi gót nhỏ Xa lạ như muôn đời thượng cổ, Hoang đường như một giấc chiêm bao. Không nơi đâu ngăn cấm được Thu vào, Cho đến tận thâm khuê còn trống ngỏ; Chân vô ảnh biết chi là cổng ngõ! Floating weightless upon delicate feet, Stranger as if coming from eons old, Surreal she comes just like a dream. No place can bar Autumn from its entrance Even the deep sanctum is like an open door, To shadowless invisible fall pervades all. Gót sen êm dịu dịu bước như ru Lời suối êm nhè nhẹ cất như ru, Gọi trao buồn thoáng sầu vô cớ. Không thi sĩ cũng nghe lòng rộng mở, Trái tim nào then khoá với Nàng Thu? Muôn dây đa cảm đều xao xuyến, áo mỏng, chân êm Nàng đã đến. - Chiếc đề cung vừa nhẹ lướt trên tơ. Her lotus-soft feet soothe as lullaby Her gentle voice lulling in mild hushed sighs Over calls of unfounded causes of sadness. Even without being a poet my heart opens up; Whose heart can remain shut to Dame Autumn? Every fiber shudders with stirred-up energy; In her gauzy dress, tenderly She comes -The bow has just stroked on the silky strings. Ai rằng Thu khơi nguồn tiêu sơ? Ta rằng Thu gây mầm tình mơ, Chính tay Thu reo rắc mến thương bờ, Bởi nàng Thu là chị của Nàng Thơ. Who says Autumn only causes desolation? I say Autumn sows seeds of a dream love; 'Tis Autumn that's scatters love on the riverside, For Autumn is sister to the Queen of Poesy. 115 Translated by Thomas D. Le 8 July 2009 Thu Autumn Nõn nà sương ngọc quanh thềm dậu Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì. Hư vô bóng khói trên đầu hạnh; Cành biếc run run chân ý nhi. The fresh pearly dew sets on the porch gracefully; 'Mid late sun's rays feebly shrouded in gloom; Ethereal smoke lingers on the apricot top, Green stems shiver dimly, mysteriously. Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà Buồn ở sông xanh nghe đã lại Mơ hồ trong một tiếng chim qua. Mute wind, silent clouds, autumn figure afar, The late-day rain has barely stopped when dusk sets in. The sadness on the green river reverberates Vaguely in the sound of bird flight. Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm Hây hây thục nữ mắt như thuyền. Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu By the window she pauses her needlework; Her boat-like eyes freshen the coy maiden. Autumn winds paint the yellow daisy on the vine Xuân DiŒu Xuân DiŒu The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên. With the glorious color of a valedictorian's garb. Translated by Thomas D. Le 28 August 2009 Ý Thu Autumn Notion (Tặng Nguyễn Lương Ngọc) To Nguyễn Lương Ngọc Những chút hồ buồn trong lá rụng Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân. Bông hoa rứt cánh, rơi không tiếng; Chẳng hái mà hoa cũng hết dần. When the lake mourns amidst the falling leaves That crumple as if crushed by hundreds of feet, The blooms then shed their petals silently; Unpicked they fall dead one by one. Dưới gốc, nào đâu thấy xác ve, Thế mà ve đã tắt theo hè. Chắc rằng gió cũng đau thương chứ; Gió vỡ ngoài kia ai có nghe ? At the foot of trees no cicadas lie dead, Yet their songs have died with summer. Surely the wind too feels sympathy spread. It has died down, but who has so heard? Hôm nay tôi đã chết theo người Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi; Với bóng hình xưa, tăm tiếng cũ, Cách xa chôn hết nhớ thương rồi. Today I too have died with one Who vowed to love me for a thousand years. But her erstwhile image and voice of yore Have been buried along with memories. Yêu vui xây dựng bởi nguôi quên. Muốn bước trong đời, phải dậm trên Muôn tiếng kêu than thầm lẳng lặng. Nhưng hoa có thể cứ lâu bền. Joy should be built upon oblivion's rock. To grow in life, one must trample upon Thousands of cries uttered speechless. Only flowers are able to live on. Ờ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi ? Đã xa, sao lại hứa yêu hoài ? Thực là dị quá - Mà tôi nữa ! Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai ? What now? Why should flowers too be falling? If it's over, why vow a ceaseless love? How strange! And strange too am I! Why bother with the thought of faded love? Xuân DiŒu Xuân DiŒu Translated by Thomas D. Le 28 August 2009 Mùa thu Paris Autumn in Paris Mùa thu Paris It was autumn in Paris; Cung TrÀm Tܪng 116 Cung TrÀm Tܪng The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 117 Trời buốt ra đi Hẹn em quán nhỏ Rưng rưng rượu đỏ tràn ly I set out in the chilly town To see you in a small café And drink to you an overflowing glass of wine. Mùa thu đêm mưa Phố cũ hè xưa Công trường lá đổ Ngóng em kiên khổ phút, giờ It was a rainy autumn night; On the old familiar streets When leaves covered the park, I waited in vain for you hour after hour. Mùa thu âm thầm Bên vườn Lục-Xâm Ngồi quen ghế đá Không em buốt giá từ tâm It was a silent autumn day In the Luxembourg Garden, I sat on the stone bench Cold in my heart without you. Mùa thu nơi đâu ? Người em mắt nâu Tóc vàng sợi nhỏ Mong em chín đỏ trái sầu Where was this autumn day? My little brown-eyed girl with fine gold hair; I waited for you in vain and in sadness. Mùa thu Paris Tràn dâng đôi mi Người em gác trọ Sang anh, gót nhỏ thầm thì This autumn in Paris, Eyes filled with tears, The little girl from the attic Came to see me in tiny muffled steps. Mùa thu không lời Son nhạt đôi môi Em buồn trở lại Hờn quên, hối cải cuộc đời An autumn without words, With lips colored a faded rose, You came back morose With spiteful regrets and wishes to start over. Mùa thu! mùa thu Mây trời âm u Yêu người độ lượng Trông em tâm tưởng, giam tù O autumn! O autumn! Under the darkened sky Loving one with a big heart, I Adore you in my thought, where you're locked up. Mùa thu!... Trời ơi! Tình thu! O autumn! O heaven! O autumn love! Translated by Thomas D. Le 9 August 2009 Thu ljn rÒi Çó em Sóng ViŒt ñàm Giang Em nhớ nhé đừng quên Làm bài thơ cho anh The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Có lá chớm đổi màu Sắc ửng đỏ vàng xanh Xào xạc đón thu sang. Em nhớ nhé đừng quên Gửi anh luồng gió nhẹ Mang chút hương tươi mát Khung trời thu nơi đó Rộn ràng như tim em. Em nhớ nhé đừng quên Kể chuyện mình đi dạo Công viên mùa thu nào Em tựa đầu vai anh E ấp một nụ cười. Em còn nhớ không em Giòng sông nhỏ em yêu Ven bờ băng ghế cũ Anh vẫn ngồi chiều thu Viết bài thơ cho em. Em còn nhớ không em Khi mình ngắm sao đêm Sao anh và sao em Lung linh trên bầu trời Cùng mộng ước mong manh. Hỡi nàng thơ yêu kiều Hỡi người tình xinh xắn Thu đến rồi đó em Em nhé nhớ đừng quên Làm bài thơ cho anh... Cho anh thôi. ■ 118 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Duyên Thu Sóng ViŒt ñàm Giang Duyên Thu nhẹ bước gót thời gian Thanh tao gió bắc thổi lan tràn Mang yêu thương gói trong tình thắm Quấn quýt đôi ta phủ nồng nàn Những ngày chúng mình thật cận kề Nhìn nhau trong đắm đuối say mê Ủ kín đôi tim trong duyên dáng Cùng nhau thủ thỉ nguyện câu thề Nhớ lúc bên nhau hạnh phúc quá Khi mình thân thiết như bóng hình Vòng tay êm ấm nụ hôn ngọt Dắt nhau vào giấc mộng men tình Thu này cho tình thêm kỷ niệm Cho yêu thương mật ngọt chan hòa Một trang tình đẹp muôn màu sắc Ghi lại tình ta mãi không nhòa. ■ 119 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Tuy‰t Thu Sóng ViŒt ñàm Giang Sáng nay trong nắng đầu Thu, Tuyết đâu rơi rắc trên khu phố sầu. Nhẹ nhàng lóng lánh không mầu, Ðậu trên vai áo, chợt cầu mong manh. Ước gì em được bên anh, Ðể ta cùng dạo chung quanh bờ hồ Nhìn con sóng lượn nhấp nhô, Ngắm đôi chim nhỏ líu lo tỏ tình. Tạt vào quán nhỏ bên đường, Ly cà phê nóng ngát hương đậm nồng. Nụ hôn sưởi ấm má hồng, Vòng tay quấn quýt hòa đồng nhịp tim... Cớ sao em có một mình, Còn anh mang nặng mối tình viễn phương. Cách nhau sông núi dặm trường, Bốn mùa vương vấn, yêu thương đền bù Sáng nay trong nắng đầu Thu, Tuyết đâu rơi rắc trên khu phố sầu. Giữa lòng đô thị không màu, Mình em canh cánh mối sầu nhớ anh... ■ 120 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Tr©i MÜa Không Có Anh Sóng ViŒt ñàm Giang Trời mưa không có anh Một mình em lang thang Một cây dù thật lớn Đỏ xanh trắng tím vàng. Mưa vẫn rơi nhẹ hột Lộp độp trên hoa dù Mình em cất tiếng hát Hát bài ca trong mưa. Cứ nghĩ như có anh Đang cầm dù cho em Vòng tay choàng âu yếm Hai mái đầu bên nhau. Ôi tình tứ biết bao! Bên công viên mình dạo Dưới hạt mưa phất phơ Trong cái lạnh đầu thu. Hai hàng cây đổ dốc Diễm lệ lá đỏ vàng Mình cứ đi cứ đi Cùng vui cười khúc khích Cùng hứng giọt mưa thu... ■ 121 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 122 Leda và Thiên Nga Phåm Tr†ng LŒ Lời nói đầu: Trong một điện thư gửi qua Thế Hữu Văn Ðàn số trước, văn hữu Sóng Việt Ðàm Giang, khi bàn về bài viết của tôi về William Butler Yeats, có nhắc đến bài “Leda and the Swan” và thần thoại Hy-Lạp. —Phạm Trọng Lệ Thần Người Giao-Hoan: William Butler Yeats Leda and the Swan A sudden blow: the great wings beating still Above the staggering girl, her thighs caressed By the dark webs, her nape caught in his bill He holds her helpless breasts upon his breast How can those terrified vague fingers push The feathered glory from her loosing thighs? And how can body, laid in that white rush, But feel the strange heart beating where it lies? A shudder in the loins engenders there The broken wall, the burning roof and tower And Agamemnon dead. Being so caught up, So mastered by the brute blood of the air, Did she put on his knowledge with his power Before the indifferent beak could let her drop? Hình 1. Leda and the Swan theo Michelangelo. (1924) Dịch xuôi: Nàng Leda và Thần Ðiểu Thiên Nga Một cú đập thình lình bất chợt: Hai cánh lớn còn vừa vẫy vừa đứng yên The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 123 trên thân người thiếu nữ lẩy bẩy choáng váng, hai bắp dùi nàng được mơn trớn bời hai màng chân đen, gáy nàng bị quặp chặt bởi chiếc mỏ của chim thiên nga Ép xát bộ ngực không cựa được của nàng vào ngực nó. Làm sao mà những búp ngón tay bủn rủn kinh hoàng đó có thể đẩy mạnh vật hào quang hưng phấn của thần điểu khỏi cặp đùi của nàng đang dần dần nới lỏng Và làm sao mà tấm thân, bị đè trong cái đẩy của thân chim mầu trắng Mà không cảm thấy nhịp tim lạ đang đập. Cơn rùng mình phía dưới bụng Tường thành bể, mái và lầu cháy Và Agamemnon chết. Bị kẹt bất thình lình như vậy Chế ngự bởi giòng máu thô bạo từ trên không Nàng có thêm ý thức với sức mạnh của thần Trước khi chiếc mỏ vô tình thả nàng xịu xuống? Chú thích: This poem of erotic overtone describes the Greek God Zeus, who transformed into a swan and raped Leda, the wife of King Tyndareus. This sonnet is written in Petrachan structure in the rhyme scheme: abab cdcd efg efg. Lines 1-4: the rape: the swan hangs in the air above the girl with his wings still flapping; Leda staggers under her assailant; he caresses her thighs with his black webs and holds her tight with his bill; lines 5-8: she cannot resist; lines 9-11: the culmination of the act is the birth of Helen and the 10-year Trojan war, in which Agamemnon commanded the Greek force, and with a ruse of the wooden horse left outside the wall of Troy, his soldiers were able to enter the inside, and destroyed Troy, and brought Helen back. Upon return, Agamemnon was killed by his wife. Lines 1213-14: the poet wonders if Leda “put on his knowledge with his power before the indifferent beak could let her drop?” Hình 2. Leda and the Swan của Leonardo da Vinci Trong bài tình thi sonnet kiểu Ý theo thi sĩ Petrach, Yeats kể một truyện thần thoại: thần Thiên vương tinh Zeus--người La Mã gọi là thần Jupiter hay thần Jove-- hóa thành chim thiên nga, cưỡng The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 124 hiếp một thiếu phụ là nàng Leda. Theo thần thoại Hy Lạp, Leda là vợ của Tyndareus, vua xứ Sparta, mẹ đẻ ra Clytemnestra là người về sau lấy Agamemnon. Leda sinh ra trứng, nở thành nàng Helen of Troy, người đẹp tuyệt trần, sau làm vợ Menelaus, vua Sparta, em của Agamemnon. (Thi sĩ Anh cùng thời với Shakespeare, Christopher Marlow tả Helen bằng câu, “…the face that launched a thousand ships” trong kịch Doctor Faustus). Hoàng tử Paris xứ Troy mê nàng, bắt cóc Helen đem về thành Troy. Ðây là khởi nguồn trận chiến 10 năm giữa Athens và Troy. Quân Athens lập mưu bỏ lại một con ngựa gỗ ngoài thành Troy, nhưng ngầm cho binh sĩ nằm bên trong. Ðêm đến, khi quân thành Troy không kịp đề phòng, quân Hy-Lạp từ ngựa gỗ kéo ra, giết binh sĩ và đốt thành Troy. Agamemnon, theo thần thoại Hy Lạp, là vua của xứ Mycenae, được chọn làm lãnh tụ quân Hy Lạp trong trận chiến thành Troy, trả thù cho anh là vua Menelaus, chồng của Helen. Sau khi thắng trận trở về, Agamemnon bị vợ là Clytemnestra, cùng người yêu là Aegisthus giết để trả thù vì ông đã đem con gái là Iphigenia tế thần Artemis, cầu cho có gió để đoàn chiến thuyền có thể giong buồm tiến được. Trong thần thoại này, thần và người giao hợp. Bài thơ “Leda and the Swan” của Yeats, khi mới in ra năm 1924, bị nhiều nhà Thiên chúa giáo cực lực lên án, nhưng về mặt văn chương, được coi là một bài thơ hay của Yeats. Chú thích: Hai hình kèm theo là bản vẽ lại của bản chính bị thất lạc của Michelangelo Buonarroti người Florence, Ý (1530), và hình 2 là bản sao lại bức vẽ của Leonardo Da Vinci (thế kỷ 16). Tả vẻ đẹp mê hồn của Helen, thi sĩ Anh Christopher Marlowe trong vở kịch thơ Doctor Faustus, viết, “Was it the face that launch’d a thousand ships,/ And burnt the topless towers of Ilium?” ■ --Phạm Trọng Lệ--Virginia 8/31/09. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 125 ñem ThiŠn vào l§p h†c Hoàng-Tâm Từ Việt Nam đến Đài Loan, Nhật, Singapore và Hoa Kỳ, tôi đã dạy ESL (English as a Second Language- Anh ngữ như một ngôn ngữ thứ hai) hơn bốn mươi năm qua. Tôi dạy đủ trình độ từ mẫu giáo lên đến đại học, cả trường tư lẫn trường công, lớp thiện nguyện và lớp cho người lớn tuổi đủ mọi quốc tịch, nhất là ở tiểu bang Virginia và Maryland. Ở Á Đông có truyền thống "quân sư phụ", "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "tiên học lễ, hậu học văn", nên các giáo sư rất được tôn trọng, nể vì. Học sinh vào khuôn phép, ngoan ngoãn và lễ độ. Dạy một lớp 50 em không thành vấn đề. Nhưng ở Mỹ, nhất là ở cấp lớp 6, lớp 7, và lớp 8 của middle school. dạy một lớp dù chỉ có vài em cũng không dễ. Đây là lứa tuổi mới lớn, vừa ra khỏi trình độ tiểu học "ngây thơ vô tội" để bắt đầu đòi độc lập, tự do. Cơ thể các em bắt đầu phát triển và mức họt môn (hormone) chạy rần rần làm các em ngồi không yên, hay nghĩ vơ vẫn, tâm thần dễ xáo động. Cha mẹ các em ban ngày bận đi làm nhiều khi hai, ba việc, không có thời giờ dạy dỗ, kềm chế, hướng dẫn con. Về nhà thì các em tha hồ ăn uống bậy bạ, nghe nhạc khích động, xem chương trình truyền hình đầy bạo động hoặc gợi tình, hoặc lên mạng lưới internet để nhìn, đọc, và trao đổi những hình ảnh, tin tức nhảm nhí, truy đồi và dâm dục. Mười năm tôi dạy middle school ở Fairfax County, Virginia là giai đoạn thử thách khó khăn nhất trong đời nhà giáo của tôi. Hai trường tôi dạy là Glasgow Middle School và sau đó Kilmer Middle School là hai trường mà đa số học sinh ESL được ăn trưa miễn phí vì lợi tức gia đình dưới mức trung bình hoặc cha mẹ ăn trợ cấp welfare của chính phủ. Nhiều em đến từ các nước chậm tiến, lại bị chiến tranh tàn phá như Somalia, Sierra Leone, El Salvador, v.v...Có em là trẻ bụi đời, quen lối ăn nói tục tĩu, bây bạ và hay gây gỗ, xoi móc đồng bạn, Sau một thời gian phải làm cô giáo kiêm thầy xử kiện cho các em, phải nghe hoài những lời mếu máo "Thưa cô, thằng X nó nói tục với con," hay "con Y nó chửi con!" tôi rất thương xót các em và cố tìm một giải pháp. Một tối ngồi thiền xong, một ý nghĩ mới đến với tôi. Hôm sau vào lớp, tôi chỉ tay vào giỏ rác, hỏi cả lớp: - What do you call this in English? (Cái này tiếng Anh gọi là gì?) - A trash can! (Cái giỏ rác!) - Good! What's the trash can for? (Giỏi! Giỏ rác để làm gì?) - To hold trash, of course! (Dĩ nhiên là để đựng rác!) - Do you want to look at it? (Các em có muốn nhìn nó không?) - No! (Không!) - Do you want to smell it? ( Các em muốn ngửi nó không?) - Never! (Không bao giờ!) - Do you want to eat it what's in it? (Các em muốn ăn cái gì trong đó không?) - Heck! No! (Mèn ơi, không!) Tôi tiếp tục nói: "OK! Những lời tục tĩu, xấu xa hay dơ bẩn cũng như rác trong sọt. Các em hãy vứt bỏ vào sọt rác, đừng thèm nghe, đừng thèm để ý, cũng đừng thèm nhìn người nói. Người đó sẽ mất hứng không muốn làm bẩn tai các em nữa". Sau buổi học này, tôi hết làm thầy kiện. Một lần tôi thoáng nghe một cậu bé người El Salvador nói gì tục tĩu và nghe cô bé người Ấn Độ phản ứng to tiếng: "Bỏ vào thùng rác rồi!" Khoảng năm 1995, sau khi chính phủ Mỹ cho phép diện con lai được nhập cảnh, lớp ESL của tôi có thêm nhiều con lai rất bụi đời từng quen láu cá, chửi bới. Tôi lại phải thiền định để nghĩ cách đối The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 126 phó. Một sáng, tôi mang vào lớp một cái xuỗng đào để dựa lên bảng phấn. Chuông reng, học trò lục tục vào lớp và rất ngạc nhiên lúc thấy cái xuỗng. Tôi bắt đầu hỏi: "Cái này là cái gì?" Không ai trả lời. Tôi nói: "Đây là cái xuỗng. Các em có biết để làm gì không?" - Dạ, để đào (to dig) - Giỏi! Đây là động từ bất qui tắc. Thì quá khứ và quá phân từ là "dug". Sáng nay nếu các em học hành chăm ngoan thì cô sẽ cho ra sân chơi và tập đào với cái xuỗng này. Ai nấy vỗ tay hoan hô. Lứa tuổi này ai cũng ham ra chơi. Tôi tiếp: "Bây giờ cô sẽ phát cho mỗi em một tờ giấy. Các em viết xuống tất cả những chữ và những câu tục tĩu xấu xa mà các em từng dùng hay từng nghe. Viết tiếng Anh trúng hay trật gì cũng được. Muốn viết tiếng mẹ đẻ của các em cũng được. Nghĩ gì viết nấy. Không cần đánh vần đúng". Có em viết đầy một trang giấy xong, còn xin thêm một tờ khác. Mười phút sau, tôi cầm một hộp giấy trống màu đen trên có đường mở như hộp khăn giấy Kleenex, đi từng bàn bảo các em xếp giấy bỏ vào hộp. Xong, tôi cầm cái xuỗng, bảo các em sắp hàng đôi ra sân cỏ sau trường với tôi. Tôi đã xin phép ông hiệu trưởng trước để chọn miếng đất nhỏ gần sân chơi. Tôi lấy xuỗng chắn cỏ thành một hình chữ nhật, và bảo các em mỗi đứa cầm xuỗng đào một lần. Các em ở thành phố chưa hề đào đất bao giờ, hất đất bắn tung tóe. Cả bọn tha hồ cười vui. Mọi người thay phiên nhau đào xong, tôi bảo các em đứng xung quanh hố. Tôi đặt cái hộp đựng đầy những lời tục tĩu vào hố. Tôi cùng các em cầm tay nhau, cúi đầu và tôi cầu nguyện thật to: "Nam mô A Di Đà Phật. Kính lạy Đức Chúa Trời. Kính lạy Allah và tất cả các vị thần thánh trên đời. Chúng con tụ hội đây hôm nay để vĩnh viễn giã từ những lời tục tằn nhơ nhớp mà chúng con đã nói, hay đã nghe. Mong các ơn trên rửa sạch những lời ấy và đem lại cho chúng con những lời ái ngữ, dễ thương và chân tình để chúng con dùng trong cuộc đời này. A Di Đà Phật. Amen. Praise be to Allah." Sau đó các em thay phiên nhau dùng xuỗng lấp đất lại thành một nấm mồ con. Có em chạy đi hái lá hoa gần đó để rắc lên mộ. Rồi chúng tôi ôm nhau hoặc bắt tay nhau một cách trân trọng. Tôi cho các em tự do chơi đùa ngoài sân chừng 15 phút trước khi đưa các em về lớp. Sau đó các em thay nhau ký tên trên một tấm bia giấy mà tôi đã viết (bằng tiếng Anh): Nơi đây an nghỉ Những lời thị phị Những câu tục tĩu Chẳng còn tiếc gì. Tôi treo tấm bia này lên tường gần bảng phấn để cả lớp ai cũng thấy rõ. Trước khi cho làm bài thi kiểm tra, tôi bảo các em bỏ viết xuống, mỉm cười nhìn nhau và thở vào thở ra sâu đậm ba lần để giúp các em thư giản mà làm bài. Suốt năm học ấy, tôi không còn nghe lời qua tiếng lại và lớp học cũng tiến bộ hẳn lên. ■ Hoàng-Tâm 2/23/09 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 127 Hoàng CÀm, the Poet from Quan H† Country by Thomas D. Le Born on 22 February 1922 in the Village of Phúc Tằng, Việt Yến District, in the province of Bắc Giang (now Hà Bắc), Hoàng Cầm, whose birth name is Bùi Tằng Việt (made up of the names of his village and district of birth), hailed from Song Hồ Village, Thuận Thành District, Bắc Ninh Province, which is the famous home of the Quan Họ musical chant (See note below) in the Kinh Bắc Region, which was known as the cultural cradle of the Northern delta. After a high school education obtained in Bắc Giang and Bắc Ninh he went to Hà Nội to complete is Baccalaureate there in 1940. The rich oral and performing tradition of Quan Họ, which has nowadays evolved almost beyond recognition thanks to modern electronic and performing technologies, has left an unadulterated mark on its native son. Hoàng Cầm renounced a teaching career to devote full time to literature. Hoàng Cầm's representative poetry was collected in two volumes entitled Bên Kia Sông Ðuống (Across the Ðuống River), and Về Kinh Bắc (Return to Kinh Bắc Country). He also wrote several plays in verse: Viễn Khách (The Wayfarer), Kiều Loan (The Mad Woman), Lên Ðường (En Route), and Men Ðá Vàng (The Yeast of Yellow Stone). His poetry bears all the polish, musicality and romance of the Quan Họ song of his native land. He took his inspiration freely from such great place names as Kinh Bắc, the Ðuống River, Thuận Thành and Bát Tràng, from which he fashioned for himself a distinctive poetic style based on the traditional idiom of his locality and its customs and mores. The critic Đặng Tiến characterizes Hoàng Cầm's poetry as "a felicitous marriage between the traditional folk culture and the modern way of life that expresses traditional beauty in a language of novelty, modernity and youthfulness." The Diêu Bông Leaf Among Hoàng Cầm's poems probably the best-known and most-loved must be Lá Diêu Bông (The Diêu Bông Leaf), a poem written to remember the story of a touching and impossible love between a young boy (himself) and a girl twice his age that took place in his native Đình Bảng Village. When Hoàng Cầm was eight years old, a sixteen-year-old neighborhood girl, by the name of Vinh, living some twenty meters down the opposite side of the street, one day stepped into his mother's grocery store. She had on a skirt commonly worn by all the girls in the village, and looked so fresh, so beautiful, so radiant that the youngster was immediately smitten. He was so completely swept off his feet that he thought of nothing but this glorious angel, spying her in the teashop her mother owned across the street every day, lost in daydreaming and neglecting his schoolwork. Vinh was a queen of country maidens. With rosy cheeks, dark lively eyes, long eyelashes, fair complexion, lithe body, she was a talented Quan Họ singer with a melodious voice. Young as he was, he mustered enough courage to write her a love poem in the 6/8 form (consisting of pairs of six-syllable The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 128 and eight-syllable verses) addressing her as Big Sister. Thus knowing of the boy's passion, she chose to ignore it and even tease him to tears about it. During the waning hours of one winter day, he followed her out to a rice paddy at a discreet distance, though not unbeknownst to her. She walked on among the rice stubs as if searching for something, and muttered to herself, knowing he was within earshot, “whoever finds the Diêu Bông leaf, I call him my husband forthwith.” Of course, there is no such thing as a Diêu Bông leaf. It has become the symbol of hopeless romantic love. After four years of such distance infatuation, when the boy Hoàng Cầm became a pubescent twelve-year-old, his angel Vinh got married and disappeared. Twenty-five years later, now married and having children of his own, Hoàng Cầm wrote the poem The Diêu Bông Leaf to remember the early unrequited romance that was etched tenaciously in his memory and never left. According to the septuagenarian Hoàng Cầm's own account, the poem came to his mind, while he was lying in bed one winter night unable to sleep, dictated by a female voice. He hurriedly scribbled every word on a notepad and had to spend half an hour in the morning to decipher the overlapping handwriting. He could not explain this rather strange creative process, but knew that after the last word was written down, he felt assuaged and could now fall asleep. Many of his poems are created in the same way. He hears a female voice saying or singing the first line or two in his mind, grabs paper and pencil that always lie besides him in bed waiting, and, as quickly as he can, scribbles everything he thinks he hears, heeding no diction, versification rules, rhyme, or rhythm. Yet such creativity always produces verse that is loved by his readers. The composer Phạm Duy set the poem The Diêu Bông Leaf to music in 1980 while he was living abroad. Because of the novel nature of the music, however, the piece never gained popularity among performers and audiences. In the early 1990s musician Trần Tiến set the poem to the style of a folk song, and the composition caught on rapidly although critics maintained the musician had totally misunderstood the spirit of the poem. Hoàng Cầm shows within his verse a gentleness of thoughts and emotions, a spark of charm that seems to stem from his native Kinh Bắc land, where villagers are born folk singers in the quan họ tradition, and an aesthetic sensibility that refuses to bend to any expediency. As a thoroughgoing artist, he lets his genius lead the way to create simple yet poetic charm in a modern verse form. His lyric poems, full of simple freshness and delight, are thus destined to live on in the hearts of his readers. Note on Quan họ Quan họ is a traditional antiphonal singing performance emanating from Bắc Ninh-Bắc Giang Provinces in Kinh Bắc Region, and consisting of alternate and responsive singing by groups of men and women during formal festivals and certain informal communal occasions. In traditional Vietnam, the quan họ session started with a pair of women singing their extemporaneous "challenges" for several minutes, prompting a pair of men to respond with a comparable-length composition of their own following the same melodies. Then the roles were reversed, with the men throwing down their challenges for the women to respond. Quan họ singing was performed often from a known repertoire of melodies. And the more elaborate lyrics were not infrequently written by poets. Though the themes might vary from homage to the village guardian spirits to more mundane topics, the main thrust of the quan họ was a courtship ritual between eligible singles of the traditional village, during which they could openly express their desire with the sanction of the notables and villagers. ■ TDL 3 September 2009 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 129 Tình CÀm CÀm's Love Nếu anh còn trẻ như năm cũ Quyết đón em về sống với anh Rồi những chiều vàng phơ phất lại Anh đàn, em hát níu xuân xanh. If I were young as in the days of old, I'd take you in fore'er to live with me. On each golden sundown that gently rolled, I'd play, you'd sing, we'd seize our bygone prime. Nhưng thuyền em buộc bên sông hận Anh chẳng quay về với trúc tơ Ngày tháng Tỳ Bà vương ánh nguyệt Mộng héo bên song vẫn đợi chờ. But your boat's fast moored on spite's riverside, And I can't back to earlier romance. Always each night my lute sings to the moon In faded hope I still by you abide. Có mây bàng bạc gây thương nhớ Có ánh trăng vàng soi giấc mơ Có anh ngồi lặng so phím cũ Mong chờ em hát khúc xuân xưa. Those spreading clouds beget the thought of you While yellow moon lights up my nights of dream. Still I sit here and play old songs anew Hoping you'd sing old tunes of the past springs. Nếu có ngày nào em quay gót Lui về thăm lại bến thu xa Thì đôi mái tóc không xanh nữa Mây bạc, trăng vàng vẫn thướt tha... Should there be day when you turn back your steps To see again the harbor of the autumn old, Our hair would bear no more its dark freshness, We'd see white clouds, gold moon, romance untold. Hoàng CÀm Hoàng CÀm Translated by Thomas D. Le 7 September 2004 N‰u Anh Còn TrÈ If I Were Young Hoàng CÀm Hoàng CÀm Nếu anh còn trẻ như năm ấy Quyết đón em về sống với anh Những khoảng chiều buồn phơ phất lại Anh đàn em hát níu xuân xanh If I were young as in the days of old, I'd take you in fore'er to live with me. On each gloomy sundown that gently rolled, I'd play, you'd sing; and we'd revive our younger days. Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận Anh lụy đời quên bến khói sương Năm tháng… năm cung mờ cách biệt Bao giờ em hết nợ Tầm dương? But your boat's now anchored at the wrong dock, A misfortune that makes me forget all. Year after year of long separation I wonder when you'll be free of the Tầm Dương debt? Nếu có ngày mai anh trở gót The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Quay về lãng đãng bến sông xa Thì em còn đấy hay đâu mất? Cuối xóm buồn teo một tiếng gà… 130 Should there be day when I return To hang around close by your pier, Will you be there or disappear Leaving the gloom to the cock's crow? Translated by Thomas D. Le 24 July 2009 Mê Không Có Em Smitten Without You Anh mê em không bao giờ có Có bao giờ em nở tròn đêm Biết ai về nổi hư huyền Để tôi xiết chặt mấy miền tịnh không Mắt em cứ sắc như nung Môi em mở đến tận cùng ảo mê Hồ nghe động bóng em về Lại hôn chấp chới, lại kề lửng lơ Bewitched by you as I've ne'er been before; And never seen you so radiant all night. Take me to the kingdom of illusion So I could squeeze all emptiness in my bosom. Your eyes are always burning hot, Your lips parting in sensual craze; Feeling your shadow has returned, I kiss the void and then fondle thin air. Tóc em thoảng gió mây hờ Lửa mong chưa tắt hương chờ còn say Like clouds your hair floats in the wind; Longing the fire smolders; yearning the scent lingers. Mơ khuya chợt tỉnh phút giây Rã vòng tay quấn... vòng tay quấn mình In midst of night I wake for an instant. Reaching to grasp, my arms just wrap round me. Hoàng CÀm Hoàng Càm Translated by Thomas D. Le 24 July 2009 ChÎ Em Xanh The Green Sisters Chị đi một chuyến chơi xanh cỏ Quay bánh linh xa miết triệu vòng Nhặt sợi vô cùng thêu áo gối Mau về mừng cưới (nhớ Em không?) You took a pleasure trip to the green grass Turning the magic wheel millions of times Picking fibers to make pillow covers For your wedding. (Do you miss me, Sis?) Đón Chị hồn chênh lệch bóng đêm I fetch your soul in dark of night, Hoàng CÀm Hoàng Càm The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Chân không dìu dặt cánh tay mềm Tóc buông đổ thác về vô tận Bát ngát mùa đương độ tuổi Em My bare feet guiding my soft arms, Hair cascading down to infinity, At harvest time Just as at my age's time. Vậy thì Em ngắt quãng tân hôn Theo Chị lùa mưa đuổi nắng buồn Hai đứa lung linh lơi yếm áo Thuyền trăng dềnh sã cánh cô đơn Let me cut short my honeymoon To help you chase away sad sun and rain. We both carouse loosing our camisoles, Riding the boat of moon blowing its lonely sail. Chị vỡ pha lê. Bùn vấy tay Hồn trong Em chuốc Chị chiều say Là Em cưới Chị xanh thiêm thiếp Sinh một đàn con Mây trắng bay. You broke the crystal and soiled your hand with mud With my pure soul I you redeem this afternoon. In a union I wed you, green Sis. We'd have a bunch of kids Under a white cloud flight. Translated by Thomas D. Le 24 July 2009 CÕ Trai TÖ Grass of Youth Hoàng CÀm Hoàng Càm Em váy xòe xuân Rắc hương đường tuổi trẻ Ngọn cỏ cứa dài chân Bước nõn bước ngây mơ Em ngoái lại chau mày hỏi cỏ gì sắc thế? Anh liền tra từ điển tình yêu Thuở mê xưa Và từ đấy... Em nhớ hình nhớ sắc Nhớ tên đời đời Gọi nó: cỏ trai tơ. In a spreading spring skirt You sow fresh scent of youth. Sharp blades of grass injure your feet, At each graceful step that's innocent as a dream. You look back, Then frown, What sort of grass is so sharp? I hasten to look up the wordbook of love, Of old-time infatuation. Since then You've remembered its youthful shape and hue, And its name forevermore. You call it Grass of Youth. Translated by Thomas D. Le 24 July 2009 131 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Bên Kia Sông ñuÓng Hoàng CÀm 132 Across the ñuÓng River Hoàng CÀm O Younger Sister! Don't feel sad. Em ơi! Buồn làm chi I will take you back to Đuống River Anh đưa em về sông Đuống Where the flat white beach sand used to spread. Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ The Đuống continues to flow Sông Đuống trôi đi Like a glittering ribbon Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Reclining as if in an eternal struggle. Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Green are the sugar cane rows and the thickets of mulberry; Green are the potato and the manioc. From this side why do I feel such longing, Such pain as if I had lost a hand? Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm đồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Across the Đuống River Is my country filled with ripe-scented rice. In the East Lake painting roosters and hogs explode in fresh colors, the people's colors lightening up on the paper. Our country has suffered grievously Since the war burned its brutal way across the land. Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Our fields were dry; Our houses burned; Dogs ran loose in troops; The long bayonets stained with blood; Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu ? Now every corner and nook is deserted The swine and her litter are Separated by death. The rats used to run rioutous courtships Now where are they dispersed to? Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu Những nàng môi cắn chỉ quết trầu You who are going to Đuống River Let me send a black muslin cloth. Hundreds of years of fitful dreams of peace. Old village fetes and celebrations On the Paradise mountain, In the Bút Tháp Temple, In the midst of Lang Tài District. This cloth is to make a dress for someone, While temple bells toll, is nowhere to be found. The maids who used to sew and prepare betel, The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 133 Những cụ già phơ phơ tóc trắng Những em xột xoạt quần nâu Bây giờ đi đâu ? Về đâu ? The elderly folks with white hair, The children rustling in their brown shorts, Where are they now? Where have they gone? Ai về bên kia sông Đuống Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen Bãi Tràm chỉ người dăng tơ nghẽn lối Những nàng dệt sợi Đi bán lụa mầu Những người thợ nhuộm Đồng Tỉnh, Huê Cầu Bây giờ đi đâu ? Về đâu ? You who are going to Đuống River, Don't forget the faces of lotus bloom, The grocer's maid of the black teeth, whose smile broadcasts the sun of fall; The crowded Hồ market and Sủi market; The Tràm beachfront overflowing with fresh silk from the weavers who sell variegated silk The dyers of Đồng Tỉnh, Huê Cầu Where are they now? Where have they gone? Bên kia sông Đuống Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô Mấy lọ phẩm hồng Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo Xì xồ cướp bóc Tan phiên chợ nghèo Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông Across the Đuống River Old gaunt mothers bending under hanging baskets of dried areca nuts, with a few flasks of red ink, a few tablets of dew-stained paper. Suddenly the blue-eyed devils with angry frowns Tore down the ramshackle stands with their cleated boots Pillaging, cursing, Closing the destitute market. The banyan leaves scatter around the stalls A few drops of blood spread o'er the winter dusk. Chưa bán được một đồng Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong Bước cao thấp trên bờ tre hun hút Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ? Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ Having sold not a penny's worth, The old moms shouldered their ware back home Wending their way along the bamboo grove. A white stork was flying past across the Đuống River to an unknown destination. Our silver-haired moms, hungry and sad, were slipping on rain-soaked roads. Bên kia sông Đuống Ta có đàn con thơ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn Lấy mẹt quây tròn Tưởng làm tổ ấm Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm Ú ớ cơn mê Thon thót giật mình Bóng giặc dày vò những nét môi xinh Across the Đuống River We had a band of kids By day fighting for a bowl of corn porridge, By night huddled under the bed to avoid bullets, Using the round shallow basket as warm refuge. They dreamed innocent dreams amidst thundering salvoes of shelling, babbling and starting in their dreams, the shadows of the enemy tormenting their charming young lips. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 134 Đã có đất này chép tội Chúng ta không biết nguôi hờn This land has recorded their crimes, and we know of unabated anger. Đêm buông xuống dòng sông Đuống -- Con là ai ? -- Con ở đâu về ? When night fell on the Đuống River, --Who are you, son? Where did you come from? Hé một cánh liếp -- Con vào đây bốn phía tường che Lửa đèn leo lét soi tình mẹ Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể Những chuyện muôn đời không nói năng Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống Bộ đội bên sông đã trở về Con bắt đầu xuất kích Trại giặc bắt đầu run trong sương Dao loé giữa chợ Gậy lùa cuối thôn Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn Ăn không ngon Ngủ không yên Đứng không vững Chúng mày phát điên Quay cuồng như xéo trên đống lửa Mà cánh đồng ta còn chan chứa Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân Gió đưa tiếng hát về gần Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa Tiếng bà ru cháu buổi trưa Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu "À ơi... cha con chết trận từ lâu Con càng khôn lớn càng sâu mối thù" Tiếng em cắt cỏ hôm xưa Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay "Thân ta hoen ố vì mày Hờn ta cùng với đất này dài lâu..." Cracking a bamboo door open, --Come inside the four protecting walls. The flickering night fire lit up the mother's heart, Her face brightened as the rising moon, with compassion and white hair quietly telling eternally untold stories. When night went deep into the Đuống River The unit across the river had returned. The son stirred into action, Manhood rising in the fog With knife in the marketplace Or stick down the hamlet's end. The bright yellow ripe rice frightened the enemy Who found no satisfaction from food Nor peace from sleep. He couldn't maintain his posture And lost his mind Struggling as if stepping on burning fire So long as our fields are abundant And bask in the fair spring sun And the wind carries echoes of songs from far, So long the tiller fights and the militia tills. Grandma's lullaby resounds in afternoon In summer's stifling heat to the hammock's melancholy rhythm: “Ah oh,,, your father died fighting long ago When you grow up, up grows your enmity.” The voice of the young grass cutter of years past Comes through the gentle chill wind and the distant driving rain “My body is dirty because of you; But my hatred and this land will last and last.” Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu Cánh đồng im phăng phắc Để con đi giết giặc Lấy máu nó rửa thù này Lấy súng nó cầm chắc tay Mỗi đêm một lần mở hội O younger brother! Stop singing and making my heart ache. O mom! Stop weeping, for my heart is heavy. The field is dead silent. Let me go kill the enemy, Let his blood wash away this hatred. Let me seize his weapon in my hands. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 135 Trong lòng con chim múa hoa cười Vì nắng sắp lên rồi Chân trời đã tỏ Sông Đuống cuồn cuộn trôi Để nó cuốn phăng ra bể Bao nhiêu đồn giặc tơi bời Bao nhiêu nước mắt Bao nhiêu mồ hôi Bao nhiêu bóng tối Bao nhiêu nỗi đời Every night when there is a fete, My heart is filled with the dance of birds and the smile of flowers. The sun will soon rise As the horizon is becoming clear. Let the Đuống River surge its waters to the sea. So many enemy outposts destroyed, So many tears fallen, So much sweat spilled, So many nights fallen dark, So many life's stories. Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trảy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. When I come back to Đuống River I will look for you. Wearing a red camisole, and a red silk belt, you go a-feting laughing with the light and youthful hearts. -- Việt Bắc, tháng 4, 1948 Translated by Thomas D. Le 29 August 2009 ChuyŒn Lâu RÒi The Tale of Yore Lần thứ nhất gặp anh, em nói: -Chỉ xin làm em gái của anh The first time you saw me, you said, --I just want to be your little sister. Lần thứ hai gặp em, anh nói: -Muốn xin em làm vợ của anh The second time I saw you, I said, --Just want you to be my wife. Lần trước, anh cười chẳng nói Lần sau, em cười quay đi The first time, I smiled without a word. The second time, you smiled and left. Hôm nay Họ xa nhau từ lâu Còn lại tiếng mưa ngâu Gõ nhịp giọt phanh thềm đêm vắng Và một dòng thơ trang trải nợ ban đầu Today, They have been apart for a long time. There is only the autumn rain Pattering on the deserted night porch with just a verse to pay the debt of that first time. Hoàng CÀm Hoàng CÀm Translated by Thomas D. Le The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 136 24 July 2009 Giä V© Hoàng CÀm Giả vờ chim chích lạc đường Loáng qua cửa sổ anh từng ngó đêm Giả vờ hỏi phố không tên Ðể không ai biết chờ em phố nào Giả vờ quên bẵng không chào Ðể không ai thấy mình sao thẫn thờ Giả vờ chuyện gẫu vu vơ Như em anh chả bao giờ quen nhau Giả vờ dao chém không đau Cái hôm nổi bão gãy cầu vào em Pretending Hoàng CÀm Pretending to have lost my way, I flit each night past your window. I pretend to inquire about a nameless street So none would know where I wait for you. I pretend to forget to greet you So none would know how stricken I am. I pretend to chatter about trifles As if you and I have never met. I pretend that knives never hurt On the stormy night that broke the bridge to your heart. Translated by Thomas D. Le 29 August 2009 Lá Diêu Bông Diêu Bông Leaf Hoàng CÀm Hoàng CÀm Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều Cuống rạ Wearing a Đình Bảng hammock-like skirt you strolled around seeking something in the afternoon field among rice stalks. Chị bảo Đứa nào tìm được Lá Diêu bông Từ nay ta gọi là chồng You said, Whoever finds the Diêu Bông leaf, I call him forthwith my husband. Hai ngày Em tìm thấy Lá Chị chau mày Đâu phải Lá Diêu bông In two days I found the leaf. You frowned, That's not the Diêu Bông leaf. Mùa đông sau Em tìm thấy Lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông The following winter I again found the leaf. You shook your head, then gazed at the sunset across the river. Ngày cưới Chị The day of your wedding The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Em tìm thấy Lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy Lá Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn 137 I found the leaf. Again you smiled and went on threading your needle. Then you had three children. I found the leaf. Spreading your hand to cover your face, you didn't want to look. *** Từ thuở ấy Em cầm chiếc Lá đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hời... ...ới Diêu bông...! *** From that day on I've been holding on to my leaf, wandering all across mountains and seas. The wind from home, whizzing by, calls out, O Diêu Bông! O Diêu Bông! -- Rét 1959 Winter 1959 Translated by Thomas D. Le 29 August 2009 Ngã Ba Sông The River Fork Hoàng CÀm Hoàng Càm Mắt em đi suốt vòng thân phận Chỉ được quay về lúc lệ rơi. Hồn em thả hết nguồn thi tứ Chỉ được bừng lên lúc miệng cười. Thị ngã ba sông... Ba hướng thuyền. Hướng nào khôn, dại, hướng nào điên ? Liệu còn một hướng ta bơi đứng. Vót cánh mai vàng xập sóng đen. Vừa khi vuốt tóc nhìn chênh bến. Chợt thấy dài xanh ngất nước mây. Hoa khô xây bậc cho thềm ngọc. Một phím đàn đôi bốn cánh bay. Ngự đỉnh dài ánh nguyệt xuyên xanh. Đón chào nữ chúa khóc vô thanh. My eyes roamed round the human condition And won't turn back till the teardrops fall. Your soul let loose all inspirations And won't flare up till the mouth breaks into smile. This here is the fork, which splits the river in three. Which branch is smart, which dumb, and which crazy? Is there one where I can swim standing up? With the yellow apricot branch on the dark wave. Just as I smoothed my hair to look at the pier, I saw a blue tunic the color of cloud and water. The dried leaves built steps to the porch of pearl. Just one bar of music for four pair of wings Reaching the pavilion top in blue moonlight The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Hỏi thăm ai nấc rung hoàn vũ ? Ba ngã sông cùng đáp: chính anh ! 138 To greet the queen with silent tears. One asks, whose sobs shake up the world? All three forks say: It's yours! Translated by Thomas D. Le 29 August 2009 Nguyên Hình o V†ng All Is Illusion Khi lửa khói tàn đêm Giòng sông êm ái Tôi lại gặp em Tưởng tháng năm dài chững lại Em vẫn thế ... Thon cây mềm trái Tóc hong chiều còn óng tuổi mơ xanh When the fire petered out in the night By the tame river I met you again. After all these long years You are still your old self... Lithe body, soft fruit, Your hair painted gold by late sunset shining with youthfulness And your eyes always dreaming Of some faraway place... Could it be mine? Is it that life will ever be like a rose bud or behind a willow blind, Or is it that time too is so amorous It woudn't swiftly flee on from round your beauteous face? You kept waiting... Still a virgin For some horizon...? Could it be mine? Did I hallucinate or were you an illusion? Did I grope for a flower? Or did you throw it down? Then this morning you handed me a pink card. Yes, it's the night of the full moon... Darling! ...Honey.. Hoàng CÀm Hoàng Càm Sao mắt em cứ nhìn mơ mãi Về một phương trời ... Có phải đấy phương anh ? Có phải sắc đời miên man hồng chúm liễu mành Hay thời gian cũng đa tình đến thế? Không muốn trôi trên mặt em diễm lệ Vun vút quay vòng ... Em vẫn đợi ... Nguyên trinh Rồi một phương trời ... ? Có phải đấy phương anh? Tôi huyễn tưởng hay em là ảo tưởng Tôi vơ vào hoa? Hay em liệng xuống? Để sớm nay em trao cánh thiệp hồng Vâng. Đêm rằm ... Anh! ...... Mình ... Translated by Thomas D. Le 29 August 2009 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 139 Ai CÆp HuyŠn Bí Sóng ViŒt ñàm Giang Nói đến Ai Cập thì chúng ta thường nghĩ đến những Kim tư tháp cổ, hay tượng Nhân sư (The Sphinx). Thăm viếng nước Ai Cập là một chuyến du lịch đáng kể đối những người thích du lịch. Những thành phố có nhiều di tích lịch sử của Ai cập nằm dọc theo bờ sông Nile từ bờ biển Địa trung hải (vùng hạ lưu sông Nile) đi xuống miền nam (thượng lưu sông Nile) được biết đến nhiều nhất phải kể là Alexandria, Giza, Cairo, Saqquara, Memphis, Dashur, Meidum, Tell el-Amarna, Dendedra, Karnak, Luxor, Esna, Edfu, Kom Ombo, Aswan, Philae, và Abu Simbel. Quốc gia Ai Cập Ai cập là một trong những nước hiện diện sớm nhất ở bên bờ sông Nile ở vùng đông bắc Phi châu. Nến văn minh cổ của Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ xưa và sớm nhất trong lịch sử loài người. Từ ngàn đời người Ai cập đã được biết là có phong tục ướp xác người chết và chôn trong những ngôi mộ như Masbata và Kim tự tháp. Mastabas là nguồn gốc đầu tiên của Kim tự tháp với một khối hình tháp xây bằng đá. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh đường, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Mastaba hiện còn thấy ở vùng lăng mộ vua chúa ở Memphis, Ai cập. Một trong những Kim tự tháp lớn đầu tiên là Kim tự tháp Djoser ở Saqquara hình bậc thang, gồm 6 tầng thang,phía trên thu nhỏ dần, đáy hình chữ nhật, cao chừng 60 m. Đây là công trình của Imhotep (2770 BC). Hai kim tự tháp có ba bậc nhỏ hơn tìm thấy ở Meidum và Dashur. Kim tự tháp ở Giza gồm 3 kim tự tháp nổi tiếng là Kheops, Khephren, và Mykerinos. Những kim tự tháp này là tháp đá vôi. Ở Giza, ngoài ba kim tự tháp trên phải nói đến tượng Sphinx. Đền thờ Đền thờ cổ xưa được biết là dùng để thờ thần Mặt trời, nơi này cũng chính là để thờ vua. Một đền thờ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 140 tiêu biểu còn thấy rõ như Đền Karnak ở Karnak . Theo tài liệu cổ thì đền thờ gồm có một tiền tháp môn (propylon), một đường lát đá hai bên có những tượng đầu người mình thú, rồi bút tháp obelisk, tượng vua và cửa tháp. Sông Nile Đời sống Ai cập cổ xưa Đời sống Ai Cập cổ coi như gắn liền với sông Nile, một dải sông dài 6695 km (4184 miles), có bẩy nhánh đổ vào Địa Trung Hải. Tên sông Nile bắt nguồn từ chữ Hy lạp “Nelios”, có nghĩa là Sông Thung lũng. Sông Nile bắt nguồn từ hồ Victoria, Uganda có tên là giòng Nile Trắng chảy qua Sudan, và Ai cập. Giòng Nile Xanh bắt nguồn từ hồ Tana, Ethiopa chảy qua Zaire, Kenya, Tanzanian, Rwanda, và Burundi cùng các nhánh chảy vào sông Nile hay hồ Victoria Nyanes. Những thành phố chính nằm kề bên sông Nile và Nile Trắng phải kể Cairo, Gondokoro, Khartoum, Aswan, Thebes/Luxor, Karnak, và thành phố Alexandria nằm gần nhánh Rosetta . Trong bài viết đó đây có thể kể rằng sông Nile chảy từ nam lên bắc. Điều này không có gì khó hiểu vì nước sông chảy theo giòng từ trên đồi núi cao ở trung Phi tới vùng delta sông Nile đổ vào biển Địa trung hải. Miền nam Ai Cập được gọi là Thượng Ai cập, miền bắc Ai Cập gọi là Hạ Ai cập. Trên bản đồ khúc sông Nile chảy qua Ai Cập nhìn tựa như hình chữ S. Phần thượng lưu sông Nile nằm phía nam của tượng Sphinx là một vùng đất hẹp, có ít nguồn lợi thiên nhiên nên không phát triển được mấy. Trái lại, phần hạ lưu sông Nile nơi nước chảy vào biển Địa Trung Hải là một vùng đất đồng bằng phì nhiêu được bồi đắp phù sa với nước sông Nile hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9 nên rất màu mỡ và thuận lợi cho canh nông, mùa màng, trồng trọt và hải sản cùng chim cá cùng động vật. Tất cả các điều kiện thuận lợi thiên nhiên trên ở vùng hạ lưu sông Nile đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nghề nông, thủ công nghiệp, và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3000 năm Trước Công nguyên (3000 BC). Đặc biệt, các di sản kiến trúc như Kim tự tháp, điêu khắc, Obelisk, đã được cả thế giới ngưỡng phục cho đến ngày nay. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 141 Không đi vào chi tiết, chỉ xin tóm tắt là Kim tự tháp đầu tiên vào thời kỳ 2800 năm Trưóc Công nguyên (2800 BC) là do Hoàng đế Djoser ra lệnh cho Imotep xây và dựng ở Saqquara. Cỡ 2700 BC thì có kim tự tháp ở Meidum và Daschur. Sau đó là thời kỳ xây dựng kéo dài cỡ 20 năm cho ba Kim tự tháp ở Giza của Kheops (Khufu), Khephren (Krafre), và Mykerinos (Menkaure). Phía trước Kim tự tháp Khephen là tượng nhân sư Sphinx có khuôn mặt tựa như Khephren. Sau thời kỳ Kim tự tháp thì một obelisk đầu tiên xây dựng ở Abusir để thờ thần mặt trời Re. Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay tôn giáo tín ngưỡng liên quan đến thần Ra (hay Re) Truyền thuyết kể rằng thần linh của người Ai Cập cổ, khi sơ khởi được quan niệm là một thế giới hỗn hợp của vật chất là nước. Vị thần đầu tiên, thần Atum (Ra hay Re), hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông Nile ở xứ sở Ai Cập. Thần Ra sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần Shu (liên hệ đến tia sáng mặt trời và không khí khô ráo giữa đất và trời) và nữ thần Tefnut (thần mưa, ẩm ướt liên hệ đến mặt trời và mặt trăng). Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra nữ thần Nut (Trời) và thần Geb (Đất). Theo như thế thì thần Tefnut với người anh song sinh Shu (và cũng là chồng) cùng với hai con tạo nên bốn nguyên tố chính: đất (Geb), trời (Nut), không khí (Shu), và nước (Tefnut). Người Ai cập có lòng tin rằng nếu không có nước của nữ thần Tefnut thì Ai cập sẽ bị khô cằn và bị mặt trời đốt cháy. Nut và Geb có bốn con là Osiris, Seth, Nephthys, và Isis. Isis là em và cũng là vợ của Osiris, con trai lớn của thần Geb. Osiris được cử làm vua Ai Cập cổ. Người em trai của Osiris là Seth được xem là người xấu. Vì ghen ghét, Seth đã âm mưu giết Osiris, phân thây ra làm nhiều mảnh vứt bỏ rải rác khắp nơi, và tự lên ngôi làm vua Ai Cập. Isis, vợ Osiris tìm đủ mọi cách để thu thập hầu hết những mảnh thân thể của chồng, nhờ thần Thoth dùng phép làm Osiris sống lại và sau đó Isis tự thụ thai với tinh trùng của Osiris và sinh ra Horus. Horus sau đó, tìm cách trả thù cho cha. Seth thách đấu với Horus, bị thua, và bị đày đến sa mạc và biến thành thần bão cát khủng khiếp. Osiris được ướp xác bởi Anubis và biến thành thần của thế giới bên kia. Horus lên ngôi vua và trở thành pharaoh. Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh vị thần Ai cập và các triều đại Ai Cập Người Ai cập thờ rất nhiều loại thần. Họ cho rằng khi những hoàng đế (pharaohs) của họ chết đi, qua thế giới bên kia thì sẽ biết thành thần. Thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nile và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thuần phục các pharaohs và coi các pharaoh như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập, cùng dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để mang lại cho nhân dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh dòng sông Nile. Như trên đã đề cập, Osiris bị người em độc ác Seth giết chết. Sau đó Osiris được Thoth làm phép cho sống lại (phục sinh). Công thức I.A.O. (Isis, Apophis, Osiris) Sinh ra, Chết đi, Phục sinh rât quen thuộc với người Ai cập. Osiris giữ vai trò quan trọng trong Ai cập cổ huyền bí, và là vị thần được dân Ai cập hết lòng yêu quý và ngưỡng phục. Osiris dạy dân Ai cập cách làm ruộng, ăn rau, và ăn thịt thú vật đúng cách. Osiris cũng là vị thần của thế giới bên kia. Hình cho thấy Osiris là người được gói thân như xác ướp, có da mầu xanh, tay cầm một cái móc và một cái đòn đập lúa. Trên đầu Osiris mang một vương miện (atef) gồm một mũ hình nón trắng tượng trưng Thượng Ai Cập, có gắn lông đỏ hai The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 142 bên. Geb Nut Osiris Isis Horus Một tấm hình vẽ cho thấy nữ thần Nut cong người lên, có hai tay và hai chân chạm đất tạo thành một bán cầu. Thần Nut tượng trưng cho thiên đàng, chân và tay tượng trưng cho bốn cột trụ để trời nghỉ ngơi. Nut được thần không khí Shu (bố) đỡ. Chồng nàng nằm nghiêng trên mặt đất, chống một khửu tay và hai chân ở trên mặt đất. Vị trí nằm miêu tả đồi và thung lũng. Truyền thuyết nói rằng khi Shu nâng Nut (trời) trên Geb (đất), Shu đã chấm dứt được sự hỗn loạn mà nếu Shu thay đổi vị trí thì sự hỗn loạn lại xẩy ra. Chữ cổAi cập-Tefnut Chữ viết Ai Cập cổ: chữ tượng hình Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Heliopolis vào năm1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Các nhà khảo cổ Ai cập xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 143 đầu tìm cách giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập này. Trong lịch sử Ai cập, người Ai cập bị đô hộ bởi người La mã trong một thời gian , người La Mã tuy là dân tộc thống trị, nhưng họ cũng theo thờ các thần linh Ai Cập, cho nên, buổi đầu, người Ai Cập cũng còn giữ được đôi phần bản sắc của dân tộc họ. Nhưng đến khi Cơ Đốc giáo truyền sang vào thế kỷ 1 thì bản sắc đó phai nhạt đi nhanh. Hơn nữa, từ năm 332 TCN đất Ai Cập đã bị người Hy Lạp cai trị nên tiếng nói đã đồng hóa theo Hy Lạp rất nhiều. Vào thế kỷ 2 thì một ngôn ngữ mới, tiếng Copt, một thứ tiếng Hy Lạp của tín đồ Cơ Đốc giáo tại Ai Cập, đã trở thành thứ tiếng chính trong lãnh thổ. Đến thế kỷ 4 thì tiếng nói và chữ viết Ai Cập cổ coi như hoàn toàn bị thất truyền trước khi được giải mã vào thế kỷ 19 bởi nhà khảo cổ Jean-François Champollion. Tiếng nói bị mất, dân tộc Ai Cập cũng bị đồng hóa. Về sau, từ thế kỷ thứ 7 trở đi, đất Ai Cập dần dần biến thành một đất nước của người Ả Rập nói tiếng Ả Rập. Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập. Điều ấn tượng nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và việc liên tục khám phá. Có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc biệt của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ. Ai cập bắt đầu thuộc Ai Cập từ khi Đại đế Alexandros III làm vua xứ Macedonia vào năm 332 TCN. Khi Alexandros chết năm 323 TCN thì Ai cập rơi vào tay của Ptolemy. Triều đại Ptolemy bắt đầu từ đó và trị vì gần 300 năm và chấm dứt với nữ hoàng Cleopatra VII. Nữ hoàng Cleopatra VII Nhà Ptolemy truyền đến người trị vì cuối cùng là nữ hoàng Cleopatra VII Philopator. Năm 51 TCN, bà cùng lên ngôi và cưới người em trai, Ptolemy XIII Theos Philopator. Năm 49 TCN, ở Đế quốc La Mã có cuộc nội chiến giữa hoàng đế Julius Caesar và tướng Gnaeus Pompeius Magnus. Năm 48 TCN, Cleopatra bị lật đổ. Cùng năm đó, Pompeius bị đánh bại, ông phải chạy trốn vào Ai Cập và bị ám sát tại thành Alexandria bởi một viên quan của vua Ptolemy XIII. Caesar đã chiến thắng, xong sai đó ông lại dính vào cuộc nội chiến dành quyền giữa Ptolemy XIII và Cleopatra. Quân đội của Ptolemy XIII bị tiêu diệt và Caesar trở thành tình nhân của Cleopatra, ông lập lại ngôi vị cho bà. Cleopatra lại lên ngôi cùng một người em khác là Ptolemy XIV, còn bà thì theo Caesar về La Mã. Năm 44 TCN, Caesar bị giết và Cleopatra trở về Ai Cập. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 144 Năm 41 TCN, Cleopatra có liên hệ với Marcus Antonius, một vị danh tướng La Mã. Năm 31 TCN, La Mã có nội chiến, Cleopatra và Antonius cùng ra đánh trận Actium ngoài khơi. Tại đây, Cleopatra và Antonius đã bị danh tướng Octavian (người cháu gọi Caesar là chú) đánh bại. Theo truyền thuyết, sau thất bại, Cleopatra về cung điện và dùng một con rắn độc tự sát. Octavian chiếm được Ai Cập và năm 27 TCN, ông lên ngôi Hoàng đế La Mã (Augustus). Thời kỳ Ai Cập thuộc Hy Lạp kết thúc. Đất nước Ai Cập đã biến thành một tỉnh La Mã và bước sang thời kỳ Ai Cập thuộc La Mã. Đây là một thời đại thanh bình mà sử gọi là Thái Bình La Mã (Pax Romana). Những Obelisks cổ ở Ai Cập Những obelisk cổ còn lại ở Ai Cập không nhiều, tổng cộng tám cái gồm ba ở Karnak, một ở Luxor, một ở Viện bảo tàng Luxor, ba ở Cairo và một obelisk dang dở vẫn còn nằm ở Aswan. Đền đài Karnak, Thebes có ba obelisks: Obelisk Tuthmosis I, cao 66-75ft nặng cỡ 143-160 tons. Obelisk Hatshepsut, cao 97ft nặng 320-323tons. Obelisk Seti II, cao cỡ 23ft. Đền đài Luxor: Luxor có Obelisk Ramses II cao 82ft nặng 254 tons. Viện Bảo tàng Luxor: có obelisk Ramses II Thành phố Cairo Heliopolis, Cairo. có Obelisk Senusret cao cỡ 69 ft nặng 120 tons. Gezira Island, Cairo. Có obelisk Ramses II cao cỡ 68 ft nặng 120 tons. Cairo International Airport. Có Obelisk Ramses II cao cỡ 56 ft nặng 110 tons. Đền Luxor Đền Karnak Hypostyle Hall Đền Luxor Đền Luxor được Amenhotep III cho xây cất để thờ thần Amun-Re, vợ là Mut, và con trai là Khonsu. Đền này được coi là nơi trú ẩn của Amun Re. Đền này trực tiếp nối liền với đền Karnak, trung tâm The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 145 chính để thờ Amun-Re hay Amun-Min, là thần mắn con. Ngày xưa trước đền có một cặp obelisks dành riêng cho Ramesses II thờ thần Ramun-Re. Nhưng hiện nay chỉ còn có một obelisk làm bằng đá hoa cương hồng, cao 25 m (82ft) nặng cỡ 254 tons. Obelisk thứ hai cao 23 m, (72 ft/230 tons) hiện ở tại Place de La Concorde, Paris, Pháp. Pháp đã nhận obelisk này như món quà của Ai Cập vào năm 1836 để thắt chặt ngoại giao giữa hai quốc gia. Lối dẫn vào khu vực phức hợp cũng còn tồn tại hai tượng Ramesses ngồi. Trong thời gian đền Luxor còn nằm ẩn sâu dưới lòng đất cát thì vào thế kỷ thứ XIV một ngôi đền Hồi giáo được xây ngay phía trên ngôi đền Luxor. Hiện nay đền Hồi giáo vẫn còn thấy. Đền đài Karnak Như đã nói ở trên dẫy đền đài Karnak nằm ngay gần phía bắc của Luxor. Nơi đây có đủ loại di tích như đaị lộ đầu người mình thú dẫn đến đền thờ, cột trụ khổng lồ. Đền Karnak được phân chia ra làm bốn khu vực. Chỉ có khu của Amun-Re là mở cửa cho du khách. Ai tới Karnak cũng phải sững sờ trước những hàng cột khổng lồ ở Hypostyle Hall trong khu Amun-Re, một khu vực rộng 5,000 thước vuông, với 130 cột, chia làm 16 dẫy; 122 cột cao 10 m, 12 cột cao 21 m, có đường kính lớn hơn 3 m. Một obelisk được Hoàng hậu Hatshepsut (1473-1458 BC) cho dựng lên. Obelisk được cắt từ đá granite quarries ở Aswan. Obelisk của Hatshepsut cao 97 fr nặng 320 tons. Dưới đáy có hàng chữ cho biết việc cắt đá và hoàn thành tốn 7 tháng. Hatshepsut đã dựng 4 obelisks, nhưng chỉ còn có một là đứng. Một đã gẫy và chỉ còn một nửa nằm gần đó. Obelisks: Tuthmosis, Hatshepsut Seti Obelisk dang dở tại Aswan Gần đó là một obelisk dựng bởi Tuthmosis I (1504-1492 BC) nhỏ hơn cao 75 ft, nặng cỡ 160 tons. Obelisk Tuthmosis I hơi nghiêng một chút. Trên bốn mặt của obelisk có khắc ba hàng chữ, hàng ở giữa thường cho biết lịch sử của những vị vua thời đó.Hàng chữ ở mặt phía đông có liên hệ đến Tuthmosis I. Ngoài hai obelisk cao, còn một obelisk rất thấp của Seti II nằm trong Đền lớn của Amum, cao khoảng 23 ft. Obelisk thường dựng có đôi, chiều cao hơi chênh lệch nhau một chút. Kích thước cùng độ góc của cặp obelisk đã được tính toán kỹ lưỡng khi dựng đặt ở một địa điểm với nhiều nghiên cứu về thiên văn và lịch ngày tháng. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 146 Obelisk dang dở ở Aswan Đây là obelisk lớn (cao) nhất của thời cổ đại. Hiện nay obelisk này vẫn còn nằm tại chỗ, còn gắn liền với một tảng đá. Vì có một vết nứt tự nhiên ở trên tảng đá mà công trình này phải bỏ dở. Obelisk dang dở nằm ngang này cho thấy có chiều cao 36 m (120 ft), và như vậy nếu được hoàn tất thì đó là obelisk cao nhất và nặng nhất cỡ 1000 tons. Obelisk dang dở này đã được cho rằng là một cặp với Lateran obelisk ngày trước dựng ỡ Karnak, nay ở Rome, Italy, gần nhà thờ San Giovanni. Obelisk ở Cairo Thành phố thủ đô Cairo có 3 obelisks Cairo Airport Heliopolis Geriza Obelisk ở tại Heliopolis, Cairo, Egypt của pharaoh Sesostris I (trị vì 1972-1928 B.C.), cao 69 feet, nặng 120 tons. Đây là obelisk cổ nhất từ thời Trung Nguyên (2050-1786 B.C.), được dựng để kỷ niệm trị vì hơn 30 năm của vị pharaoh Sesotris I. Người ta cho rằng cái obelisk thứ hai đã đổ mất vào thế kỷ thứ 12 A.D. Obelisk ở Vườn Al Andalus, Gezira Island. Đây là obelisk của Ramses II xuất xứ ở Tanis cách bắc Cairo cỡ 70 miles. Nó được chuyên chở đến Vườn Al Andalus, đảo Gezira trên sông Nile, gần Cairo vào năm 1958. Obelisk này cao cỡ 45 ft. Và ở gần phi trường Cairo có một Obelisk cao cỡ 56 ft. Ngoài obelisks cổ không mang nhiều ấn tượng, Cairo có Đền Al Azhar mosque, Cairo tower, và viện bảo tàng Ai cập, Cairo. Viện bảo tàng Cairo là một trong những VBT lớn nhất thế giới với những tạo tác và di sản từ thời cổ đại với 250,000 mẫu vật có từ 5,000 năm về trước và 11 xác ướp của các triều đại Pharoah Ai cập. Bộ sưu tập những báu vật của vua Tutankhamum là nơi được chiêm ngưỡng nhiều nhất. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 147 Alexandria Một thành phố Ai Cập có nhiều di tích lịch sử là Alexandria, Alexandria là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập nằm ở Tây Bắc sông Nile. Là hải cảng chính của Ai Cập, và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Ai Cập. Có viện bảo tàng Graeco Roman, có thư viện Alexandria. Thư viện Alexandria nằm ngay bờ biển Địa Trung Hải có nhiều chữ tượng hình, ký tự cổ của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả ký tự có trong bộ chữ cái của tiếng Việt. Có pháo đài Qaitbay cùng ngọn hải đăng. Alexandria cũng có lâu đài và vườn Montazah rất đẹp. Thư viện Alexandria Tượng khổng lồ Memnon Hai tượng khổng lồ Memnon Phía Tây thành phố Thebes, Luxor hiện nay chỉ còn lại vết tích duy nhất của một ngôi đền lớn với hai tượng khổng lồ thường gọi là Tượng khổng lồ Memnon và Emathion. Hai tượng, cao 18 m và nặng cỡ 1300 tấn, nguyên thủy là tượng thờ Amenophis III của người Ai cập. Khi Hy lạp trị vì Ai Cập, họ đã gọi tượng này là Memnon. Theo thần thoại Hy lạp thì Memnon (con của Eos và Tithonus) là hoàng tử xứ Ethiopie đã tham dự chiến trận thành Troy và bị Achilles giết chết. Người Hy lạp đã nghe thấy từ tượng Amenophis (bên trái) phát ra tiếng vi vu do gió lọt vào kẽ hở trong tượng gây ra, tựa như tiếng rên rỉ than thở của Memnon khi thấy dạng của Eos (hay Aurora, mẹ của Memnon) hiện ra trong bầu trời vào mỗi buổi sáng, nên đặt tên tượng là tượng Memnon. Tiếng vi vu đã biến mất sau khi được chỗ nứt được sửa chữa. Tạm kết Bài viết rất ngắn này chỉ mới nêu lên đuợc một vài địa danh của Ai cập. Những đền đài và một số địa danh có nhiều di tích lịch sử của Ai cập sẽ được viết tiếp trong một bài viết khác. ■ Sóng ViŒt ñàm Giang 31 July 2009 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Thơ Haiku Kim-Châu (7/09) Mưa Thu Mưa long lanh Trên lá thu đỏ tía Như lệ rơi 148 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Cô Đơn Hồ gợn sóng Bóng thiên nga cô đơn Màn chiều buông Lúa Vàng Ắnh nắng chiều Lúa chín bông nặng trĩu Người ấm no 149 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Hoàng Hôn Cuối chân trời Ánh hoàng hôn u uất Mây ngừng trôi Rừng Thu Rừng thu buồn Lá đỏ vương khắp nơi Không bóng người 150 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Suối Vắng Suối rì rào Nước lặng lẽ trôi xuôi Lá thu rơi Khóc Thương Bên phần mộ Cô phụ ngồi khóc thương Nửa đoạn đường 151 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Tiễn Đưa Tiễn người về Miền vĩnh cửu xa xôi Xin an vui Kim Châu 152 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Vào Thu TÜ©ng Vân Ngẫn ngơ…hồn lữ khách Nắng vàng sương mỏng pha màu lá Trời mây nước..vào thu! David Lš Lãng Nhân Sương sớm còn lãng đãng Tình xua mãi chờ đợi thẫn thờ Ghi vội mấy vần thơ Growing Old Together DiŒp Trung Hà eyes on the blue sea their shadows elongating white waves slicing sand June 2008 153 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Old Age DiŒp Trung Hà yellow autumn leaves hanging onto still branches dead leaves on gravels June 2008 Sunshine Hà ñông Nga she forgets gray clouds, pouring rain and howling wind his smile brings sunshine July 2009 154 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 The Brightest Star Hà ñông Nga on a moonless night a sea of stars fills the sky dim in your twinkle August 2009 155 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 156 M¶t Bài ThÖ cûa William B. Yeats và cûa Pierre de Ronsard Sóng ViŒt ñàm Giang Bài thơ của William Butler Yeats: Một Mai Khi Em Không Còn Trẻ William Butler Yeats sinh năm 1865 ở Ái Nhĩ Lan, , thuộc vào nhóm dân Anglo-Irish (hay còn gọi là West Britons). Năm 1868 thì gia đình dọn về Luân đôn, sau đó trở về Dublin, Ái Nhĩ Lan một thời gian cho đến năm 1887 thì lại sang Luân đôn. Ông nhận được giải thưởng văn chương Nobel vào năm 1923. Thời gian ở Luân đôn ông tích cực tham gia phong trào “Phục hưng Ái Nhĩ Lan” với nguyện vọng phục hồi văn hóa xã hội Gaelic (Irish). Và cũng trong thời gian này ông quen biết Maud Gonne, một người phụ nữ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Ái Nhĩ Lan. Năm 1904, ông thành công trong việc phối hợp thành lập Nhà hát Abbas. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Ái Nhĩ Lan (1919-1923) có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ông. Thơ Yeats, với nhiều sắc thái dân tộc Ái nhĩ Lan, là một trộn lẫn giữa biểu tượng và lãng mạn vào thời điểm đó. Thơ Yeats cũng mang khuynh hướng đào sâu trí tuệ. Sự thấu triệt thơ ông cần có một trình độ hiểu biết về lịch sử, văn chương, và xã hội. Trái với một số thi hào đã nhận đuợc giải thưởng văn chương thì đã coi như đã đạt tuyệt đỉnh văn thơ, và sau đó sẽ không còn giữ được phong độ nữa, sau khi nhận giải thưởng văn chương 1923 qua những tác phẩm trong kịch trường, thì thi nghiệp của Yeats lại càng tiến cao hơn nữa. WHEN YOU ARE OLD When you are old and gray and full of sleep, And nodding by the fire, take down this book, And slowly read, and dream of the soft look Your eyes had once, and of their shadows deep; How many loved your moments of glad grace, And loved your beauty with love false and true, But one man loved the pilgrim soul in you, And loved the sorrows of your changing face; And bending down beside the glowing bars. Murmur, a little sadly, how Love fled, And paced upon the mountains overhead And hid his face amid a crowd of stars. William Butler Yeats, 1892 Trong bài thơ ngắn 12 hàng mà Yeats làm khi 26 tuổi, Yeats nghĩ về Tình yêu, Thời gian và khả năng tàn phá của Thời gian. Bài thơ viết ngày 21 tháng 10 năm 1891, và được gửi cho một người đàn The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 157 bà mà Yeats đã yêu tha thiết, đó là người đẹp Maud Gonne, lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc Ái Nhĩ Lan. Vào thời đó Yeats đã cầu hôn Maud hai lần và đều bị nàng từ chối. Mặc dù bài thơ của Yeats viết bắt chước bài sonnet nổi tiếng của Pierre de Ronsard gửi cho Hélène (1578) “Sonnet pour Hélène: Quand vous serez bien vieille,…”, cùng mang ý niệm của Shakespeare nói về Thời gian và Tình yêu. Thời gian trong thi phẩm của Shakespeare nói về sự tàn phá của thời gian, còn trong thơ Yeats thì Thời gian được dung thứ hơn. Yeats cảm thấy tự ái được ve vuốt (bởi vì Maud đã từ chối tình yêu của Yeats khi còn trẻ đẹp, thì nàng sẽ tìm thấy tình yêu ở Yeats với một tình yêu tôn linh nhiệt tâm). Khi Ronsard tiên đoán lúc ông trở thành bóng ma lẩn quẩn quanh mộ mình thì người Ronsard yêu, nay là một bà già còm cõi sẽ phải hối hận đã gạt bỏ tình yêu của Ronsard. Trái lại Yeats thì nhẹ nhàng hơn, ông đổ lỗi cho sự thất bại trong tình yêu không phải là do người đàn bà mà do Tình yêu của chính Yeats, một người lúc đó đã rời bỏ quỹ đạo của loài người trần thế. Trong câu đầu, nhà thơ kể cho Maud Gonne nghe rằng khi nàng về già, tóc bạc xám, nàng sẽ tối ngày buồn ngủ, ngồi cạnh lò sưởi để sưởi ấm thân thể lạnh cóng. Nhà thơ sẽ bảo nàng cầm tập thơ của ông lên và đọc chậm chạp, và nhớ những ngày nàng còn trẻ khi nàng có cái nhìn êm ái và có đôi mắt quầng đậm. Đoạn 2, nhà thơ bảo nàng hãy nhớ lại những người đã yêu nàng thật sự vì sắc đẹp thể xác hay cả những kẻ giả vờ. Nhưng ông bảo nàng rằng chỉ có ông là một người đã yêu cả tâm hồn nàng, một linh hồn được chuyển sinh từ thân thể này sang thân thể khác (pilgrim soul). Nhà thơ nói rằng chỉ có ông đã yêu nàng không chỉ vì sắc đẹp trẻ trung mà yêu cả sự phiền muộn và sắc đẹp tàn tạ của nàng. Trong đoạn ba, nhà thơ nói nhiều hơn nữa rằng khi về già nàng sẽ ngẫm nghĩ, gục đầu bên lò sưởi có chấn song đựng củi sáng rực và thương tiếc khóc than nhà thơ mà lúc đó linh hồn đang lên cao dần vượt quá đỉnh núi và nhập vào với tinh tú trên trời, sau khi ông đã rời thân xác. Bài thơ biểu lộ tình cảm thắm thiết mà Yeats dành cho Maud được coi như là một thông điệp toàn cầu, cấu trúc theo thể abba trong cả 3 đoạn. Chữ yêu được nhắc đến 6 lần. Đây chỉ là một bài thơ trong ít nhất là 26 bài thơ mà Yeats đã viết cho Maud. Sau hai lần ngỏ lời cầu hôn Maud (năm 1891), là những lần kế tiếp 1899, 1900, 1901, 1903, nhưng ông luôn luôn bị Maud từ chối. Và cho đến năm 1916 khi Yeats 51 tuổi, ông lại ngỏ lời muốn lấy cô con gái 21 tuổi của Maud với người chồng đầu tiên, nhưng cũng không thành. Câu chuyện tình của Yeats với Maud có ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời của ông từ khi còn trai trẻ đến tuổi trung niên, nhưng Yeats luôn luôn chứng tỏ tình yêu của Maud không hề làm suy giảm sư hăng say của ông trên con đường phụng sự văn hóa, chính trị, và xã hội. Một mai khi em không còn trẻ Một mai tóc bạc buồn hiu Em nghiêng bên lửa nâng niu sách tình (1) Nhẩn nha đọc nhớ chuyện mình Một thời đôi mắt diễm huyền quầng sâu Lúc thời bao kẻ ngất ngây Yêu em thật giả tình say khó bàn Riêng anh yêu cả linh hồn Yêu em yêu cả gánh buồn dung nhan The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 158 Cúi đầu bên lửa sáng lan Em buồn thầm khẽ thở than Tình rời Bước dần lên núi cao vời Thoát thân mình giữa vùng trời đầy sao Sóng Việt phỏng dịch 20 July 2009 Ghi chú. (1) Sách tình: sách của Yeats, ông nói về tuyển tập thơ văn mà ông viết cho Maud, đối tượng của bài thơ. Bài thơ Sonnet của Pierre de Ronsard gửi Hélène Như đã viết ở trên, William Butler Yeats đã viết bài When You Are Old phỏng theo Sonnet pour Hélène của Pierre de Ronsard. Điểm chung của cả hai bài thơ đều nói đến tình yêu, tuổi tác và sự hủy hoại của thời gian. Ngoài khác biệt về nhân sinh quan giữa hai bài, nội dung cũng có khác biệt khi Ronsard mang chính tên mình vào bài thơ, làm khi ông đã ngoài 50 tuổi và có vẻ như cay đắng, cùng tôn cao mình lên; còn W. B Yeats, làm bài thơ khi mới 27 tuổi, thì bình thản hơn, khiêm nhường hơn, và cao cả hơn. Bài thơ viết theo cấu trúc sonnet 14 hàng, 10 tiết âm mỗi hàng với tám câu đầu theo vận abba, abba, sáu câu sau ccd, ccd. Dưới đây là bài dịch Anh ngữ của Giáo sư Thomas Le, Việt ngữ do Sóng Việt phỏng dịch với một bài 14 hàng 8 âm tiết mỗi hàng, và một bài viết theo thể lục bát. Tượng Pierre de Ronsard trong Château de Blois Ghi chú. Ronsard (1524-1585) làm thơ tình cảm cho rất nhiều phụ nữ. Thơ tình Ronsard đáng kể và nổi tiếng theo thứ tự thời gian là ông làm một cô gái rất trẻ tên là Cassandre Salviati (1545-52), và sau đó là Marie Dupin (1555), và Hélène de Surgères (1578). Sonnet pour Hélène Pierre de Ronsard (1524-1585) Quand vous serez bien vieille, au soir à la chandelle Assise auprès du feu, dévidant et filant The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Direz, chantant mes vers, en vous émerveillant Ronsard me célébrait du temps que j'étais belle Lors vous n'aurez servante ayant telle nouvelle Déjà sous le labeur à demi sommeillant Qui au bruit de Ronsard ne s'aille réveillant Bénissant votre nom de louange immortelle Je serais sous la terre, et phantôme sans os Par les ombres myrrtheux je prendrais mon repos Vous serez au foyer une vieille accroupie Regrettant mon amour et votre fier dédain Vivez, si m'en croyez, n'attendez à demain Cueillez dès aujourd'hui les roses de la vie Sonnet for Hélène When you are old, at night by candlelight Sitting by the warm crackling fire spinning, You will recite my verses marvelling, Ronsard sang of me as a beauty bright. There will hardly be any maids Half asleep from the day's labor Who will not awake on hearing Ronsard Bless your name with eternal praise. I will lie in the ground, a boneless ghost, Reposing in the myrtle's deep shadow, And you crouching by the hearth an old maid Will regret my love and your proud disdain. Heed my word, live now and not tomorrow And gather today the rosebuds of life. Translated by Thomas D. Le Hélène Hỡi! Một mai nàng già, chiều tối mon men, Quay tơ cuộn chỉ nghe lửa reo bên Đọc ca thơ tôi tấm lòng hào hứng Ronsard ngày đó dốc lòng ngợi khen. 159 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Còn đâu thấy cảnh, thiếu ngủ kẻ hầu, Tỉnh cơn ngất ngây, giữa ngày mài miệt, Nghe khi Ronsard buông lời nhiệt liệt, Vinh danh nàng mãi đến mức thuộc lầu. Nằm dưới đất, ta, hồn ma lẩn quất, (2) Lặng lẽ nghỉ dưới vòm cây âm thế. (3) Nàng già còm, nép mình bên lò sưởi, Sẽ tiếc nuối gạt tình vì kiêu ngạo. Hãy nghe tôi nên hưởng trọn ngày nay Khi tuổi trẻ thanh xuân còn tươi thắm. Sóng Việt phóng tác 21 July 2009 Ghi chú: Tôi (1) và ta (2) ám chỉ nhà thơ Pierre de Ronsard. (3) Cây myrtle ở đây trong Thần thoại Cổ điển là loại cây ở thế giới bên kia (Âm phủ). Hélène nàng hỡi! Một mai già yếu chiều buông Quay tơ ngồi sát nghe buồn lửa reo Thơ tôi em đọc ca theo Nhớ Ronsard tán đủ điều mỹ nhân Còn đâu tỳ nữ hầu thân Tỉnh cơn ngầy ngật, quên phần đa mang Ronsard ngày đó tôn nàng Gọi tên em mãi chẳng màng ngày đêm Bóng ma lẩn quẩn mồ bên Dưới cây âm thế, nghỉ thêm lặng tờ Già còm bên lửa em mơ Tiếc than tự trách ơ thờ vì kiêu Nghe tôi, nên hưởng ngay yêu Xuân thì đang độ mỹ miều đẹp tươi.■ Sóng Việt phóng tác 22 July 2009 160 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 161 L'Invitation au sommeil Par FRANÇOIS COPPÉE I Quand il n'était qu'un tout petit garçon, autrefois, chez ses braves gens de père et mère, c'était le meilleur moment de la journée. Le dîner était fini; la maman, après avoir donné un coup de serviette à la toile cirée, servait la demitasse du père,—du père qui, seul, prenait du café, non par luxe et gourmandise, mais parce qu'il devait veiller très tard à faire des écritures. Et tandis que le bonhomme sucrait son moka,—un seul morceau, bien entendu!—devant toute la famille assise autour de la table ronde, la maman,—une boulotte de quarante ans, encore fraîche, tournant sans cesse vers son mari de tendres et intelligents regards de chien fidèle,—la maman apportait le panier à ouvrage. Les trois soeurs, nées à un an de distance, se ressemblant, chastement jolies, avec les robes taillées dans la même pièce d'étoffe et les honnêtes bandeaux plats des filles sans dot qui ne se marieront pas, commençaient à ourler des mouchoirs; et lui, le gamin, le dernier-né, le Benjamin, exhaussé sur sa chaise haute par une Bible de Royaumont inquarto, édifiait un château de cartes. En Juillet, dans les longs jours, on allumait la lampe le plus tard possible, et, par la fenêtre ouverte, on voyait un ciel orageux de soir d'été, aux nuages bouleversés, et le dôme des Invalides, tout écaillé d'or, dans la fournaise du couchant. Comme c'est très mauvais pour la digestion d'écrire comme ça tout de suite après dîner, on faisait un peu causer le père, afin de retarder le moment où il se mettrait à son travail du soir: des copies de mémoires, à six sous le rôle, pour un entrepreneur du quartier. Le pauvre homme, une nature de rêveur, un esprit littéraire, qui jadis, dans sa chambre d'étudiant, avait rimé des odes philhellènes, en était arrivé là, ayant perdu l'espoir de passer sous-chef, et employait toutes ses soirées à copier du jargon technique: «Démonté et remonté la serrure... Donné du jeu à la gâche, etc., etc.» Mais, pour le moment, il s'oubliait à bavarder avec sa femme et ses filles. Gaîment, car tout allait à peu près bien dans l'humble ménage. Un marchand de bons-dieux de la place Saint-Sulpice avait offert à l'aînée, la grande Fanny, l'artiste, celle dont les «anglaises» blondes faisaient rêver tous les rapins du Salon Carré, de lui payer cinquante francs son pastel d'après la Vierge au coussin vert. La seconde, Léontine, avait «pioché» toute la journée son Menuet de Boccherini. Quant à la grosse Louise, la cadette, elle ne pensait qu'à la coquetterie, décidément. Ne voilà-t-il pas qu'elle parlait—s'il y avait des gratifications au 15 août—de s'arranger une petite capote, pareille à celle qu'elle avait vue chez la modiste de la rue du Bac! —«Louise, mon enfant,—s'écriait le père,—tu fais des chapeaux en Espagne!» Et l'on riait. Mais la maman pensait au sérieux, elle. Si le père obtenait une gratification, elle avait remarqué, au Petit-Saint-Thomas, un mérinos, bon teint et grande largeur, «pour vos robes d'hiver, mesdemoiselles.» Et elle ajoutait gravement: «C'est tout laine!» comme si le coton n'eût jamais existé, et comme si, à cause de lui, des milliers de nègres n'eussent pas souffert plusieurs siècles d'esclavage. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 162 Tout à coup,—il faisait presque nuit dans la chambre,—le père s'apercevait que son petit garçon venait de s'endormir, la tête sur son bras replié, parmi l'écroulement du dernier château de cartes. —«Ah! ah!—disait joyeusement le brave homme,—le «marchand de sable» a passé.» L'exquise minute! Il ne l'oubliera jamais, le gamin, qui a des cheveux gris maintenant! Sa mère le prenait dans ses bras, et il sentait la barbe rude de son père et les lèvres fraîches de ses trois soeurs se poser tour à tour sur son front ensommeillé; puis, avec une délicieuse sensation d'évanouissement, il laissait tomber sa petite tête sur l'épaule maternelle, et il entendait confusément une voix douce—oh! si douce et si caressante!—murmurer près de son oreille: «Maintenant, il s'agit de faire dodo!» II Vingt ans plus tard, il était un poète inédit, un étudiant en rimes, et il faisait une partie de campagne avec sa chère petite Maria, une modiste ressemblant à une madone du Corrège, qui serait anglaise. A l'arrivée, en descendant de la voiture publique et en déposant leur léger bagage dans la chambre d'auberge, ils avaient bien ri, elle et lui, du brevet de maître d'armes encadré, du bouquet de fleurs d'oranger sous un globe, du grand lit à bateau et du papier de tenture où se reproduisait à l'infini le nabab fumant son chibouck sur un éléphant. Mais, quand ils eurent ouvert la fenêtre donnant sur la campagne et qu'ils virent devant eux la route forestière, la route humide et verte, fuyant sous les châtaigniers, ils poussèrent un cri de joie, les Parisiens, et, dans leur enthousiasme, ils se donnèrent un baiser en pleine bouche, devant la nature. Et depuis deux jours,—deux jours de Juin, trop chauds, à l'atmosphère de bains, trempés de courtes averses,—ils vivaient là, battant les bois du matin au soir, et, avant de se coucher, laissant la fenêtre entr'ouverte pour être réveillés par les pinsons. Et ils étaient si heureux, si heureux, qu'ils avaient oublié tout leur passé et qu'il leur semblait avoir toujours habité cette chambre rustique. Elle y avait mis le charme de l'intimité, la jolie blonde, en jetant, au retour des folles promenades, son ombrelle sur le couvre-pied du lit, et en posant sur le globe aux fleurs d'oranger son coquet chapeau de grisette. Déjà il avait eu des maîtresses, mais celle-ci était vraiment la première, la seule qu'il eût aimée ainsi, avec cet abandon, avec cette confiance. Douce, silencieuse, aimante, et si mignonne, avec des yeux tendrement malins! Il était fou d'elle, fou de l'odeur fraîche qu'elle exhalait, de ses mots d'enfant, de la moue si sage et si sérieuse de sa bouche, quand elle était pensive. Et elle l'aimait si nạvement, et, s'il restait deux jours sans la voir, elle lui écrivait, d'une grosse écriture maladroite, de si adorables lettres, pleines de sentiment et de fautes d'orthographe! Voilà longtemps qu'il projetait de faire cette bonne partie, longtemps qu'il n'avait pas pu. Pourquoi? Parce que la liberté est rare, et aussi à cause de ce bête d'argent qui manque toujours. Mais enfin, ils s'en étaient donné tous les deux, du bon temps et du grand air. Ils avaient mangé des artichauts à la poivrade sous la tonnelle fleurie de capucines, bu du «reginglet» qui râpe le gosier, couché dans des draps de paysan, bien blancs et bien rudes; ils avaient surtout couru au hasard sous le taillis, où elle avait cueilli et mangé des mûres et des fraises sauvages, et où, comme un berger de Théocrite et comme un calicot du dimanche, il avait gravé son initiale et celle de Maria, avec son canif, sur l'écorce blanche d'un bouleau. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 163 Mais l'instant le plus doux de ces douces heures,—l'instant dont le souvenir fera naître encore un souvenir sur ses lèvres de vieillard, dans quarante ou cinquante ans, quand il traînera sa canne d'invalide sur le sable de la Petite-Provence,—ce fut vers onze heures du soir, la veille du départ. Comme il pleuvait à verse, ils s'étaient attardés devant la cheminée de la cuisine, lui, séchant ses gros souliers de chasse, elle, arrangeant la gerbe de fleurs des champs qu'elle voulait rapporter à Paris. Puis, ils étaient remontés dans leur chambre, où ils avaient fourbancé quelque temps, en riant d'entendre, dans la salle basse, traîner la jambe boiteuse de l'aubergiste, qui fermait ses volets. Enfin tout s'était tu; la pluie avait cessé, et ils s'étaient sentis tout à coup environnés par le grand silence et la profonde solitude de la campagne nocturne. Sans rien dire, elle prit l'unique bougeoir, le posa sur la cheminée, devant la glace sombre et tachée par les mouches, et elle commença sa toilette de nuit. Lui, plongé au fond du grand fauteuil, les jambes croisées, la regardait, tout engourdi de bonheur et de fatigue. Elle avait retiré sa robe et son jupon, et, gardant seulement son corset de satin noir qui étreignait sa taille mince, elle levait gracieusement, pour tordre son chignon, ses bras un peu grêles au-dessus de sa tête, quand elle vit dans la glace son amant qui lui souriait, et elle lui rendit son sourire. Comme il l'aimait, dans ce moment-là! Comme il l'aimait bien! Sans désirs. Deux nuits d'ivresse les avaient éteints. Mais il était plus tendre encore dans son accablement. Devant le lit préparé, qui embaumait la lavande, devant les deux oreillers jumeaux, il savourait d'avance la volupté délicate de s'abandonner à l'étreinte de son amie, de lui dire bonsoir dans un baiser sans fièvre et de s'endormir sur ce coeur simple, qui ne battait que pour lui. Et c'est alors que, semblant deviner sa pensée, elle était venue s'asseoir sur ses genoux, l'avait pris dans ses petits bras, et, le regardant de tout près avec ses yeux fins et doux que fermait à demi le sommeil, elle lui avait dit, câline comme un enfant qui veut être bercé, et d'une voix mourante de lassitude: «Maintenant, il s'agit de faire dodo!» III Aujourd'hui, il se fait vieux, le conteur d'histoires d'amour, le marchand de rêves. Cinquante ans tout à l'heure, les cheveux poivre et sel, la patte d'oie au coin de l'oeil et l'estomac gâté,—une mauvaise pierre dans son sac, comme on dit. Ce matin, lorsqu'il s'est réveillé, la bouche amère, et qu'il a lu le billet de faire-part, il n'a pas voulu, tout d'abord, aller à cet enterrement. Saluer le cercueil d'un homme qu'il méprisait! A quoi bon cette hypocrisie? C'était un «confrère», sans doute,—quel mot absurde!—mais un drôle, une plume vénale. Pourtant, il n'avait pas eu à se plaindre de ce malheureux. Au contraire. Sans intérêt personnel, par simple goût, ce journaliste lui avait toujours montré une sympathie dont il rougissait, l'avait loué avec tact et même chaudement défendu dans de mauvais jours. On était sinon des amis, du moins des camarades; on se serrait la main quand on se rencontrait, par hasard, dans la rue, aux «premières». Allons! il suivrait ce convoi; il devait au mort cette politesse. Et, par ce sale et pluvieux matin de Novembre, il s'était rasé et habillé de bonne heure, il avait déjeuné à la hâte,—les oeufs n'étaient pas frais, pouah!—il avait pris un fiacre qui sentait le chien mouillé, et il était arrivé en retard à l'église, quand le service funèbre était presque terminé. —«Portez... armes! Présentez... armes!» The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 164 Et le tambour voilé battait aux champs. Des soldats?... Ah! oui, c'est vrai, il y a une croix d'honneur sur le catafalque. Celui qu'on enterrait l'avait autrefois ramassée dans la boue d'une intrigue politique, où des filles se trouvaient mêlées. Et le poète, en s'inclinant pour l'Élévation, se sent tout honteux de son ruban rouge. Mais, puisqu'il est venu, il ira jusqu'au bout. On vient de donner l'absoute. Il prend la file, jette l'eau bénite, remonte dans son fiacre; et le cortège se met en route vers les faubourgs, sous la pluie fine et froide. Puis, au cimetière, c'est l'éternelle et lugubre comédie: les gens qui, tout le long du chemin, ont ri d'un scandale arrivé la veille, et qui se composent un visage digne ou chagrin en se rangeant autour de la fosse béante; l'orateur ridicule qui ment comme un dentiste, en parlant du mort, dans l'espoir de quelque réclame; et, dans un coin, témoignage de la belle existence du défunt, sa maîtresse, une catin hors d'âge, dont le deuil semble un déguisement et dont les larmes font couler le maquillage. Il en a assez, l'homme nerveux. Il prévoit qu'à la sortie il faudra encore distribuer des poignées de main déshonorantes. Il s'esquive avant la fin, et se dérobant derrière un magnifique monument-annonce élevé à la mémoire d'un fameux marchand de nouveautés, il s'enfuit dans une allée déserte du cimetière. Il ne pleut plus; mais ce ciel couleur de suie, ces feuilles mortes dans la boue, ces arbres noirs dégouttant sur les tombes, et ce vent malsain, ce vent d'épidémie, qui passe en gémissant, c'est sinistre! Le rêveur solitaire éprouve tout à coup une inexprimable détresse. Il songe qu'il n'est plus jeune, qu'il se porte mal, que sa vie est contentieuse et précaire, et que ce n'est rien, mais rien, que sa réputation si enviée par ses «confrères», que sa gloire de papier. Il se dit que lorsqu'on le mettra en terre, bientôt, les choses se passeront comme pour cet homme taré: mêmes crosses de fusil sonnant sur les dalles de l'église, mêmes indifférents dans des fiacres causant de leurs petites affaires, même grotesque en cravate blanche, débitant des sottises avec une émotion de cabotin, tandis qu'un ami complaisant l'abrite sous un parapluie. Et il est tellement saturé de tristesse et de dégoût qu'il voudrait être mort déjà, et que ce fût fini, fini tout à fait. Oh! comme on doit bien se reposer ici! Alors, dans le vent qui murmure et qui pleure en inclinant les ifs, il croit entendre—réponse à son affreux désir—les paroles qui lui rappellent les heures excellentes de sa vie, les paroles qu'il n'a entendu prononcer que par sa mère bien aimée et par sa maîtresse la mieux chérie: «Maintenant, il s'agit de faire dodo!» ■ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 165 L©i m©i vào giÃc ngû cûa François Coppée Bän dÎch ViŒt ng» do David Lš Lãng Nhân I Ngày xưa, khi hắn chỉ là một cậu bé tí hon thì tại nhà song thân khả kính của hắn, đó là thời gian tốt đẹp nhất trong ngày. Buổi cơm chiều đã xong ; mẹ hắn đã lau tấm trải bàn có trán sáp, rồi dọn cho cha hắn nửa tách cà-phê, - mà chỉ riêng cho cha hắn dùng mà thôi, không phải vì xa xí hay tham thực, nhưng tại vì người phải thức rất khuya để làm giấy tờ sổ sách. Trong khi cha hắn pha đường tách cà-phê moka của ông, - chỉ dùng một viên đường mà thôi ! – trước mặt cả gia đình ngồi chung quanh chiếc bàn tròn, thì bà mẹ, một phụ nhân khoảng tứ ruần, còn tươi mát, không ngớt liếc nhìn về phía chồng mình một cách âu yếm và tinh khôn như một con chó trung thành, - bà mẹ đã mang ra một rỗ đồ may vá thêu thùa. Ba chị em, sinh cách nhau năm một, rất giống nhau và xinh đẹp một cách ngây thơ, trong những chiếc áo dài cắt may cùng một khúc vải, với băng buộc tóc thông thường bó sát, loại dành cho những người con gái không ai muốn cưới hỏi vì thiếu của hồi môn, ba chị em bắt đầu thêu viền những chiếc khăn tay ; riêng chú bé út, tên Benjamin, thì ngồi trên chiếc ghế cao, có lót độn thêm bằng quyển Thánh Kinh Royaumont dầy in theo khổ giấy 8 trang, chú bé đang xây một lâu đài bằng lá bài. Vào tháng Bãy, trong những ngày dài, người ta thắp đèn càng muộn càng tốt, và xuyên qua cửa sổ mỏ toang, ta nhìn thấy một bầu trời giông tố của mùa Hạ, với mây đão lộn, và nóc tròn của Điện Phế Nhân, như đầy vải cá vàng, trong ánh lò lửa hoàng hôn. Như đã biết khởi sự viết lách ngay sau bửa cơm chiều là điều rất hại cho sự tiêu hóa, cho nên ta cần gợi chuyện với người cha, để kéo dài thời gian trước khi người bắt đầu công tác buổi tối : những bản sao lục các văn thư, với giá sáu xu mỗi bản, cho một thương chủ trong khu phố. Người cha đáng thương này, tính tình mộng mơ, có khiếu văn chương, xưa kia, trong căn phòng sinh viên của người, đã viết những vần thơ ca tụng yêu Hy-lạp, hôm nay đã hết hy vọng được cất nhắc làm Phó Chủ Sự, nên đã dùng tất cả những buổi tối để biên chép những từ ngữ kỷ thuật như : « Tháo và ráp ổ khóa…Nới lỏng then gài, vân..vân.. » Nhưng trong lúc nầy thì ông quên mình đi để nói chuyện với vợ và con gái ông. Vui vẻ lắm, vì mọi sự khá êm đẹp trong gia đình khiêm tốn này. Một chủ hiệu tạp hóa tại công trường Saint-Sulpice đã thương lượng mua với giá năm mươi francs bức tranh thủy họa phỏng theo đề tài Đức Đồng Trinh bên gối biếc sáng tạo bởi cô con gái lớn Fanny, người nghệ sĩ , với nét của những cô gái « Ăng-lê tóc vàng » từng làm cho bao chàng họa sĩ tập sự của Phòng Triển Lãm Hình Vuông (Salon Carré) say mê mơ mộng. Người con gái thứ hai, Léontine, thì suốt ngày gõ phím đàn tấu bài nhạc Menuet de Boccherini. Còn phần nàng con gái út Louise trang trọng, nàng chỉ nghĩ đến việc điễm trang The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 166 mà thôi. Kìa, nàng đã chẳng nói lên điều đó hay sao – khi nàng nàng bảo rằng – đến ngày 15 tháng Tám tới, nếu bố nhận được tiền thăng thưởng, nàng sẽ sắm một chiếc mũ choàng đầu, tương tợ như chiếc mũ nàng đã thấy trưng bày ở hiệu thời trang, trên con đường Phà (rue du Bac) ! --« Louise, con ơi, - người cha nói lớn, - con mơ màng chuyện « mũ áo » bên Y-pha-nho rồi đấy ! Và cả nhà cùng cười. Nhưng người mẹ thì suy nghĩ đứng đắn hơn. Nếu người cha được tiền thăng thưởng, bà đã chú ý ở tiệm Petit Saint-Thomas, một chiếc áo choàng lông cừu Morenos màu khá đẹp và rộng vừa phải, chiếc « áo dài mùa Đông, dành riêng cho quý cô ». Và bà đã nói thêm một cách trịnh trọng : « Toàn bằng len ! » làm như hàng vải chưa bao giờ hiện hữu, và như thế, hàng ngàn người da đen đã khỏi phải khổ đau vì bông vải, qua nhiều thế kỷ làm nô lệ. Bổng nhiên, căn phòng hầu như chìm trong đêm tối, - người cha chợt nhận thấy đứa con trai nhỏ của mình vừa mới ngủ, đầu nó gác lên cánh tay xếp lại, giũa đống lá bài của chiếc lâu đài chót đã sụp đổ. --« A ! A ! – người cha đáng kính vui vẻ nói : « người buôn cát »1 đã đi qua. » Giây phút đẹp đẻ làm sao ! Đứa bé đó chẳng bao giờ quên, đứa bé ấy ngày nay tóc đã xám ! Người mẹ giơ tay bồng hắn, và hắn cảm thấy bộ râu cứng nhám cùa bố hắn cùng với làn môi tươi mát của ba người chị thay phiên đặt lên trán ngáy ngủ của hắn ; kế đến, như nằm trong một trạng thái hôn mê khoan khoái, hắn ngã chiếc đầu bé nhỏ lên vai mẹ, và hắn lờ mờ nghe một giọng nói êm ái – ôi ! êm ái và xoa dịu làm sao ! thì thầm bên tai hắn : « Bây giờ, hãy ngủ đi ! » II Hai mươi năm sau, hắn đã trở thành một thi sĩ chưa xuất bản, một sinh viên viết những vần thơ, và hắn đi du ngoạn ở dồng quê với người yêu của hắn, nàng Maria nhỏ nhắn, một chuyên viên làm kiểu áo phụ nữ, hình dáng tương tợ như tranh một Thánh Mẫu Ðồng Trinh của Corrège, mà sau nầy sẽ trở thành người Anh. Khi đến nơi, bước xuống chiếc xe công cộng và đem hành lý nhẹ vào phòng ngủ của một lữ quán nhỏ, chàng và nàng đã ré lên cười khi nhìn thấy bằng cấp « Võ Sư kiếm thuật » có đóng khung treo trên tường, bó hoa cam nằm trong bầu kiếng, chiếc giường rộng hình tầu thủy và màn treo bằng giấy có vẻ tranh xa xa một Tiểu vương Ấn Độ hút ống điếu ngồi trên mình voi. Nhưng, khi họ mở cửa sổ phía đồng quê và nhìn thấy trước mặt họ con đường xuyên qua rừng, con đường xanh ướt, chạy dài hun hút dưới hàng cây hạt dẽ, họ thét lên một tiếng kêu vui sướng, và như những người dân Paris, trong giây phút lạc hoan, họ hôn nhau bằng một nụ hôn đầy môi miệng nồng nàn, trước cảnh thiên nhiên. Kế tiếp hai ngày sau đó, -- hai ngày của tháng Sáu, rất nóng bức, không khí để tắm gội, ướt đẩm bỏi những trận mưa rào ngắn, -- ho sống ở đó, thơ thẫn trong rừng cây từ sáng đến chiều, và, trước khi đi ngủ, họ để cửa sổ khép hờ để chim sơn ca đánh thức họ vào buổi sáng. Họ rất sung sướng, sung sướng đến độ họ đã quên hết quá khứ của họ và có cảm tưởng đã sống trong căn phòng mộc mạc đó từ lâu. Nàng, người con gái đep tóc vàng, đã mang đến nét duyên dáng của sự thân mật, bằng cách khi đi chơi về, quẳng chiếc dù của nàng lên trên tấm mền che chân ở cuối giường, và chồng chiếc nón nhỏ xinh xắn của nàng lên bầu kiếng chưng bó hoa cam. Trước đây chàng cũng từng có người yêu, nhưng thực sự đây là lần đầu tiên chàng đã yêu đến như thế, The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 167 với một sự buông thả, với một niềm tin vững chắc như thế. Dịu dàng, trầm lặng, âu yếm, và đẹp xinh, với đôi mắt thiết tha lanh lợi ! Chàng ngây dại vì nàng, ngây dại bởi mùi da thịt tươi mát của nàng tiết ra, bởi những lời trẻ con nàng thốt ra, bởi lúc nàng nhăn mặt bỉu môi một cách vừa thông minh vừa đứng đắn khi nàng trầm ngâm suy nghĩ. Còn nàng thì yêu chàng một cách rất ngây thơ, và nếu chàng không gặp mặt nàng trong hai ngày, nàng viết cho chàng, với một lối chữ to vụng về, những lá thư rất đáng yêu, đầy tình cảm và lỗi chính tã ! Chàng dự định chuyến du ngoạn đã lâu, nhưng đã lâu chàng không thể thực hiện được. Tại sao ? Tại vì thì giờ tự do kém hiếm, và cũng tại vì con thú tiền lúc nào cũng thiếu thốn. Nhưng sau cùng, cả hai đã cho nhau thì giờ quí báu bên nhau trong một bầu không khí trong lành. Họ đã ăn rau artichoke chấm tiêu, ngồi dưới vòm cây capucines trỗ đầy hoa, uống rượu nho reginglet chua áy cổ họng, ngủ trong chăn nhà quê, dệt bằng vải thô vừa trắng và vừa nhám ; hơn thế nữa, họ đã chạy giởn lanh quanh dưới những hàng cây và buội rậm, nơi mà nàng đã hái và ăn những trái sim và dâu rừng, và cũng là nơi mà giống như truyện gả chăn chiên của Theocrite, hay một đồng tử áo trắng ngày Chúa nhật, chàng đã dùng dao xếp bỏ túi khắc bằng chữ tắt tên chàng và tên Maria trên võ trắng của một cây bulô. Nhưng giây phút êm đẹp nhất của những giờ êm đẹp ấy, -- giây phút mà kỷ niệm vẫn còn sống dậy trên đôi môi chàng khi trở về già, bốn hoặc năm mươi năm sau, khi chàng lê chiếc gậy phế nhân trên bãi cát Petite-Provence, -- đó là giây phút vào khoản mười một giờ đêm, trước ngày trở về. Lúc ầy trời đang mưa tầm tả, họ còn chần chờ trước bếp lửa, chàng thì hong khô đôi giầy đi săn to cục mịch, nàng thì cột lại bó hoa hái ngoài đồng để mang về Paris. Kế đó, họ trở lên phòng ngủ, cợt đùa với nhau một lúc và lắng nghe từ phòng dưới tiếng chân khập khiểng của chủ nhân lữ quán đang đi đóng cửa sổ. Cuối cùng tất cả đều yên lặng ; mưa đã dứt, và bỗng nhiên họ cảm thấy bao trùm bởi một sự yên lặng to lớn và cô tịch thẩm sâu của đồng quê về đêm. Nàng yên lặng cầm lấy chiếc giá đèn sáp duy nhất, để lên trên lò sưởi, trước tấm gương cũ và lốm đốm như ruồi bâu, và bắt đầu sữa soạn mặt mày trước khi ngủ. Chàng thì nằm thụt sâu trong chiếc ghế bành lớn, tréo hai chân, nhìn nàng, đê mê trong hạnh phúc và mệt mỏi. Nàng đã trút bỏ áo dài và váy ngắn, chỉ còn giử chiếc áo lót mình bằng lụa sa-tin đen bó sát thân mình mãnh dẽ của nàng, và đưa hai cánh tay hơi gầy của nàng qua đầu một cách mỹ miều để búi gọn tóc lại, thì nàng chợt thấy trong gương người yêu của mình mỉm cười với nàng, và nàng mỉm cười trả lại. Trong giây phút ấy, sao chàng yêu nàng đến thế ! Chàng yêu nàng hết mức độ ! Không dục vọng. Hai đêm say mê đã dập tắt những thèm muốn. Duy còn đọng lại chất ngọt ngào của sự khuấy động trong tâm hồn chàng. Trước chiếc giường trải thẳng, thơm mùi cỏ lan, trước cặp gối uyên ương giống nhau, chàng thưởng thức trước sự khoái lạc nhẹ nhàng khi buông thả vào vòng tay người bạn tình, để chúc nàng ngủ ngon trong một nụ hôn không cơn sốt và để thiếp đi trên quả tim đơn giãn chỉ biết đập cho chàng mà thôi. Và khi ấy, hình như đoán được tư tưởng chàng, nàng đến ngồi trên gối chàng, ôm chàng trong vòng tay bé nhỏ của nàng, và nhìn tận vào mặt chàng với đôi mắt đẹp dịu hiền đã khép nửa vì buồn ngủ, nàng nói với chàng , nũng nịu như một đứa trẻ muốn được ru, và bằng một giọng như sắp chết vì mệt mỏi : « Bây giờ, hãy ngủ đi ! » III Hôm nay, hắn đã già, người kể chuyện tình, người buôn mộng. Năm mươi năm sắp đến rồi, mái tóc The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 168 muối tiêu, nét nhăn hằn bên khóe mắt như chân ngỗng và bụng phệ như mang một viên đá trong bị, theo như người ta thường bảo. Sáng nay, khi hắn thức dậy, miệng còn đắng, và sau khi đọc tờ cáo phó, trước tiên hắn không muốn đi tham dự đám tang nầy. Nghiêng mình chào linh cửu cũa một người mà hắn đã khinh khi ! Để được lợi gì sự giả dối đó? Một bằng hữu « đồng liêu», chắc thế, - một từ ngữ vô nghĩa ! nhưng là một người kỳ quái, một cây bút có thể mua chuộc được. Tuy nhiên, hắn không thể trách cứ đựơc con người khốn khổ nầy. Trái lại. Không vì quyền lợi cá nhân, mà chỉ vì sở thích riêng, người ký giả nầy luôn luôn tõ cảm tình làm cho hắn đỏ mặt vì hỗ thẹn, và ông ta đã khéo léo khen ngợi và hăng hái bênh vực hắn trong nhửng buổi khó khăn. Nếu họ không phải là bạn thân, ít nhất cũng là đồng liêu, họ bắt tay nhau khi gặp mặt tình cờ ngoài đường phố, trong những buổi ra mắt « đầu tiên ». Thôi được rồi ! Hắn sẽ tháp tùng đoàn xe ; hắn có bổn phận chào kính người đã chết. Và trong buổi sáng tháng Mười Một mưa ướt và dơ bẫn, hắn cạo râu rửa mặt và thay đồ sớm, ăn sáng vội vàng – trứng gà không được tươi, ọe ! – hắn đã gọi nhầm một cỗ xe chậm chạp như một con chó ướt, hắn đã đến nhà thờ trễ, khi lễ đã gần xong. « Bồng… súng ! Chào…súng ! » Rồi một tràng trống trận nổi lên. Có cả nhà binh nũa à ? Á! Phải rồi, có một chiếc Danh Dự Bội Tinh gắn trên linh cửu. Người sắp được an táng đó ngày xưa đã nhặt nó trong bùn nhơ của một vụ rắc rối chính trị, trong đó có nhiều phụ nữ dính liếu. Và người thi sĩ, khi nghiêng mình trong lễ Elevation (Tấn Phong), cảm thấy hổ thẹn về chiếc ru-băng đỏ trên áo mình. Nhưng hắn đã đến đây rồi, thôi thì hắn sẽ tham dự tới cùng. Người ta vừa làm lễ absoute (cầu siêu). Hắn nối hàng, rãi nước thánh, rồi trở lên xe của hắn; và đoàn người bắt đầu di chuyển qua các khu phố, dưới trận mưa phùn lạnh lẻo. Kế đó là tấn hài kịch muôn đời bi đát tại nghĩa địa : những người vừa mới đi với nhau trên suốt con đường, cười đùa về một câu chuyện xấu xa xãy ra hôm qua, để rồi sửa soạn nét mặt trang nghiêm buồn bã khi đứng vòng quanh chiếc huyệt mả há hốc ; diễn giả vô duyên nói dối như một nha sĩ, khi tuyên bố về người chết để hy vọng có được vài điều bổ chính ; và cũng để chứng minh cho cuộc sống tốt đẹp của người quá vãng, đứng ở một góc, là người tình của ông ta, một phụ nhân đả quá tuổi mà tang phục hầu như là để che dấu, và nước mắt đã làm hoen ố cả phấn son. Hắn đã thấy đũ rồi, hắn cảm thấy sốt ruột. Hắn đã thấy trước cảnh lúc ra về hắn còn phải siết một loạt những bàn tay ô nhục nữa. Hắn bèn lẫn đi trước khi kết cuộc, lén bước sau một kiến trúc rất đẹp dành để quãng bá và kỷ niêm một thương gia nổi tiếng về thời trang, rồi hắn trốn chạy theo một con đường mòn vắng vẽ của nghĩa trang. Trời đã tạnh mưa; nhưng nền trời u ám như than bụi, những lá cây chết trong bùn, hàng cây đen đúa kinh tởm dựa trên mồ, ngọn gió bẫn thỉu, ngọn gió truyền nhiểm bệnh tật, thổi qua như rên siết, thật thê lương hải hùng! Người mơ mộng cô đơn ấy bỗng nhiên cảm thấy bàng hoàng khó tả. Hắn nghĩ rằng hắn không còn trẻ nữa, hắn đã sai đường, cuộc đời của hắn chưa thõa nguyện và còn bấp bênh, và không có giá trị gì, không có gì hết, và danh tiếng của hắn nếu được các “bạn đồng liêu” ganh tỵ, chỉ là một vinh quang trên giấy. Hắn thầm nghĩ khi người ta chôn hắn, một ngày gần đây, mọi sự đêu xãy ra như đối với người vừa nằm xuống đó: cũng những ngọn súng trường giá tréo rập rình dội lên trên nền đá của nhà thờ, cũng những câu chuyện hững hờ về các mối tình lẽ bàn riêng với nhau trong xe, cũng những nhân vật buồn cười mang cà-vạt trắng, thốt ra những lời ngu xuẫn với cảm tình giả dối, trong khi một người The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 169 bạn thân che họ dưới một cây dù. Và hắn đã thực sự thẩm thấu bởi sự buồn rầu và chán chường đến độ hắn muốn chết phứt đi, và tất cả đều đã hết, đã chấm dứt thực sự. Ồ! Người ta quả thực nằm nghỉ nơi đây! Rồi thì trong gió thì thầm than khóc và xô đẫy hàng dương mộc cúi đầu, hắn tưởng nghe như đáp lại điều ước muốn khổ đau của hắn - những lời nói nhắc nhớ lại những giờ tốt đẹp nhất trong đời hắn, những lời mà hắn chỉ nghe thốt ra bởi người mẹ mến thương và người tình yêu dấu của hắn mà thôi: “Bây giờ, hãy ngủ đi!” ■ Chú thích: 1. “Marchand de sable”= « người buôn cát » là một nhân vật dỗ giấc ngủ cho trẻ con. Madison, AL, 5 Septembre 2009 . The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 170 Чc mÖ cûa MË của nhà væn MÏ Jim Bishop Minh Thu chuy‹n ng» Mother's Dream by Jim Bishop Translated by Minh Thu Mẹ tôi và tôi rất thích mơ mộng. Những ngày trời êm dịu gió nhẹ nhàng vi vu, chúng tôi hay ngồi trên bãi biển dùng chân đào xâu xuống lớp cát nóng. Những ngọn sóng lớn từ từ cuộn vào bờ, đầu ngọn sóng mỗi lúc một dâng mang mầu xanh của trời cao. Sóng biển đập vào bờ trắng xóa, chúng tôi ngồi lặng im, đễ mặc làn gió nhẹ nhàng mơn man thổi hơi nóng khỏi mặt chúng tôi. Hồi đó mẹ tôi ba mưoi tư tuổi và tôi thì lên mười. Mẹ tôi vóc dáng thấp, mũm mĩm, với nước da trắng và làn tóc đen. Trông bà thật dịu dàng và có dáng con nhà. Tôi hỏi : -- Mẹ đang mơ mộng gì thế, Mẹ? Bà cười, tay xoa mái tóc ướt trên đầu tôi và nói: -- Cậu là một chú bé tò mò. Tôi đáp : -- Con thế đó, Mẹ! Rồi mẹ tôi nói cho tôi biết ước mơ của bà. Đó là một ngày nào đó bố tôi sẽ có thật nhiều tiền, và ông sẽ mua cho bà đôi bông tai hột xoàn. Tất nhiên không phải là những bông tai lớn đâu. Lấy tay kéo tai bà cho tôi xem, mẹ tôi nói : -- Con xem đây, tai mẹ đã được xỏ lỗ khi mẹ mười lăm tuổi. Con có nghĩ mẹ sẽ xinh đẹp khi đeo đôi bông tai kim cương nhỏ không? Tôi trả lời : -- Có chứ, chắc chắn mẹ sẽ xinh đẹp. Rồi mẹ tôi hỏi về ước mơ của tôi. Tôi nói rằng khi lớn lên, tôi sẽ mua một ngôi nhà bên bờ biển này. Tôi sẽ có thể nhìn ra biển The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 171 khơi mỗi ngày để thấy mọi vẻ biến đổi của biển. Nhà tôi sẽ có người làm mà chỉ việc bưng những chiếc khay bạc đựng đầy kẹo và những thỏi xúc-cù-là. Mẹ tôi cúi nhìn tôi, mớ tóc rủ xõa xuống gáy bà, miệng cười chế riễu ước mơ của tôi, rồi bà nói trêu : -- Thôi đi, chú bé con, mơ mộng thế! Tôi biết là tôi đã mất sự... ngưỡng mộ của bà khi đó. Tôi rút chân ra khỏi cát và chạy thật nhanh ra đón con sóng lớn đang cuộn vào bờ. Rồi ước mơ của mẹ tôi đã được thể hiện : bố tôi đã mua cho bà đôi bông tai hột xoàn. Đó là hai hạt kim cương nhỏ xíu được gắn chặt vào mhững chiếc móc vàng lớn của cuống hoa. Mẹ tôi thường ngồi trước gương xoay đầu hết bên này đến bên kia để ngắm nghía đôi bông tai. Hàng tháng bố tôi trả góp một khoản tiền nhỏ cho đôi bông tai đó trong một thời gian thật dài. Tôi mừng thấy ước mơ của mẹ đã thành sự thực. Khi hai ông bà phục sức để đi chơi, tôi thưòng nói với mẹ là bà đẹp biết bao. Thật ra thì mẹ tôi không đẹp mấy, nhưng bà vẫn ngẩng cao đầu như môt nữ hoàng khi tai bà đeo đôi bông đó. ** * Thời thế biến đổi theo chiều hướng mà bố tôi gọi là “thời buổi khó khăn”. Đôi bông tai đã biến mất từ lâu trước khi tôi nhận ra như thế. Khi tôi hỏi về đôi bông tai đó, mẹ tôi gượng gạo mỉm cười nói trong nghẹn ngào: -- Cha con đã phải đem đôi bông tai đi cầm thế rồi con ạ, nhưng rồi cha con sẽ chuộc lại được cho mẹ mà... Nhưng đồng lương cảnh binh hồi đó thật ít oi và rồi chính phủ lại còn giảm bớt lương thêm nữa. Mẹ tôi phải tự may quần áo cho gia đình tôi. Tối tối thì bà ngồi đính những bông hồng nhỏ lên những chiếc nịt lụa để lấy công mỗi chiếc một xu. Hằng năm bà trả tiền lời cho số tiền cầm đôi bông tai. Rồi một mùa hạ kia bà đành cam phận. Hạn trả tiền lời đến nhưng bà vẫn làm ngơ. Bà nói : -- Bông tai là một thứ xa xỉ nhà ta không thể có được Đôi khi dịp may lớn đến với người ta ít nhất một lần trong đời. Dịp may đã đến với tôi. Đó là một tác phẩm của tôi đã trở nên được ưa chuộng và được in bán ra mười sáu nước. Tôi đã mua ngôi nhà bên bờ biển ngày xưa. Ước mơ cùa tôi đã thành sự thực. Khi ngôi nhà đã được sửa sang đâu đấy, tôi rước cha mẹ tôi về chơi. Tuy trong nhà tôi không có người làm bưng chiếc khay bạc đựng đầy kẹo, bánh thì ngôi nhà dã tọa lạc bên bãi biển ngày nào. Mái tóc tôi đã điểm sưong, nhưng những con sóng vẫn đổ về ào ào như thuở cũ. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 ** * Tôi trao cho mẹ tôi chiếc hộp bọc nhung và nói : -- Ước mơ của mẹ đây! Đôi tay mẹ tôi bất chợt run run, và bà nói : Mình, giúp em một tay, em vụng về quá! Cha tôi mở nắp hộp rồi khẽ thốt : -- Trời, đẹp quá, em ạ! Mẹ tôi xoa tóc tôi. Đôi bông tai được đeo vào tai bà. Bà hỏi : Trông mẹ ra sao? Hai bố con tôi đồng thanh nói : Tuyệt đẹp! Mẹ tôi không nói được gì, vì từ lâu bà đã bị mù... ■ Minh Thu chuy‹n ng» 172 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 173 Cánh DiŠu Tu°i ThÖ Huÿnh-Linh-Ý Nǎm 1989, sau khi bức tường Bá-lin ngǎn cách Đông và Tây Đức sụp đỗ, chính sách đón nhận người tị nạn cộng sản tại các nước Đông-Nam-Á cũng thay đổi. Tất cả những ai đến xin tị nạn ở các nước tự do như Hồng Kông, Thái Lan, Mã-lai, Phi-luật-Tân sau tháng sáu 1989 phải bò đưa vào trại giam chờ ngày thanh lộc. Nếu không qua khỏi những cuộc phỏng vấn gay go, họ có thể tình nguyện hồi hương hay sau một thời gian sẽ bị cưỡng bức hồi hương. Bến bờ tự do không có chỗ cho họ. Trong những ngày lạnh lẽo của tháng một nǎm 1990, chiếc xe buýt Liên Hiệp Quốc đưa tôi cùng các nhân viên thiện nguyện từ trung tâm Sha-tin vào trại White-head (người Việt gọi là trại Bạc-Đầu), Hồng Kông. Đây là một nhà tù vĩ đại chia thành mười nhà tù nhỏ, chứa khoảng 20,000 người. Điều đập vào mắt tôi trước hết là những chiếc hàng rào cao bọc dây kẽm gai, không thua gì hình ảnh trại tập trung thời đệ nhị thế chiến. Trại nằm sát eo biển, sau lưng trại là dãy núi cao. Nếu không phải bị nhốt trong trại giam thì đây là một địa điểm lý tưởng cho các thi nhân và vǎn sĩ đọc sách hay làm thơ. Vào dịp Phục sinh nǎm ấy, chị Marie Phương, một nhân viên thiện nguyện, mở cuộc thi thơ cho các bạn trẻ. Giải nhất đến tay Đặng-Tuấn-Anh, lúc đó Tuấn Anh chưa mới mười một tuổi. Tôi chuyển bài này sang Anh ngữ, và bản Pháp ngữ do anh Jerôme Maguet, phu quân của chị Phương dịch. Có lẽ chị Phương còn giữ bản tiếng Việt, nhưng hai bản dịch này là hành trang tôi mang theo trong những nǎm qua. A Youthful Kite After the Berlin wall fell in 1989, the international policies concerning Vietnamese refugees also changed. Vietnamese asylum seekers who arrived in South-East Asia countries such as Hong Kong, Thailand, Malaysia and the Philippines after June 1989 were required to undergo a strict screening process. When the refugee status was not granted, they could either register for volunteer repatriation or later, would be forced to go back. The free world could not spare a place for them. On a cold January morning, 1990, I sat on a UN bus transporting volunteer workers from center Shatin to Whitehead detention center in Hong Kong. This was a massive prison camp divided into ten sections housing 20,000 people. The high fences and barbed wires gave one an impression of a WW II concentration camp. The camp situated near the bay with high The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 174 mountains in the backdrop. Had it not been for the fences and the wires, this would be an ideal place for poets and writers. To celebrate Easter, Marie Phương, a volunteer worker, opened a poetry competition for young people. Đặng-Tuấn-Anh, an eleven-year-old fellow, was awarded first place. I translated his poem into English, the French version was translated by Jerôme Maguet, Marie’s husband. Perhaps Marie Phương still has the original poem, but I have kept and carried a copy of these two translations since I left Hong Kong fifteen years ago. ■ A Youthful Kite ` I look to the peak, high above the clouds. I sit near the fence; Clouds float by the peak. Clouds, please take my words to a distant friend. Under this blue sky Freedom I see not. I see barbed wires, with many people… Wanting to escape. I would jump and dance… Freedom, fly away; Give me back my dream From within this fence. I look at the bird soar above the sky; I look at the sky with a youthful kite. I look to the hills. from within my camp There, one thing I see. high fences with barbed wires. Đặng-Tuấn-Anh 1990 (Translated by Huynh-Linh-Y) Le Cerf-Volant Je regarde le pic Haut au-dessus des nuages The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 Je m’asseois près du grillage; Les nuages flottent au tour du pic Nuages, je vous prie, emportez mes mots A un ami lointain. Sous ce ciel bleu; De liberté, je me vois point. Je ne vois que des barbelés Avec beaucoup de gens… Voulant s’échapper; Je ferais des sauts et des pas de dance… Liberté, envole toi; Redonne moi mes rêves. A l’intérieur des grilles. Je regarde un oiseau Qui dans le ciel plane; Je regarde les nuages Au travers de mon cerf-volant Je regarde les collines De l’intérieur du camp. Ici, je ne vois que, m’entourant De grandes barrières et les fils barbelés. Đặng-Tuấn-Anh 1990 (Interprète Jerôme Maguet) 175 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 176 T¨Y BÚT ñON VæN CHO M¶T NGÜ©I Minh Thu Bóng đêm tỏa không lấp niềm thương nhớ. Tình đi mau sầu ở lại lâu dài. (HC). Tôi không hiểu khoảng thời gian 10 năm trong một đời người có dài lắm không? Có lẽ nó sẽ không dài đối với những người dấn thân vào một cuộc phiêu lưu chính trị. Nó cũng không thể bị coi là dài đối với những doanh nhân bôn ba làm giầu. Nhưng, chắc chắn với tôi, khoảng thời gian 10 năm mất tình yêu đã dài như một thế kỷ không trăng sao; một đường hầm tối tăm, hun hút, thăm thẳm. Tôi không thấy một tia sáng nào ở cuối đường hầm ấy, tôi không thấy một tinh cầu nào dọi tỏa trong thế kỷ ấy. Có chăng chỉ là một vài đốm lóe sáng chập chờn như những con đom đóm. Những đốm lóe đó là hình ảnh Huy. Hình ảnh người yêu xưa tôi tìm về trong khoảng thời gian dằng dặc 10 năm... Có những buổi chiều tôi lang thang trên những con đường thành phố xa lạ này, lòng hướng về một nơi ở quê hương tôi. Chỉ một nơi thôi: vùng đỉnh cao thơ mộng thuở nào... Ở đó là những kỷ niệm dấu yêu tôi muôn đời gìn giữ. Tình yêu đã ngự trị trong tôi một khoảng thời gian thật ngắn trong đời. Tại sao tôi lại để mất đi? Có phải đường lối giáo dục cầu an của giới trung lưu đã khiến tôi nhìn người yêu làm cách mạng mà lo sợ cho tương lai? Nhưng, có người con gái nào thật sự yêu, hay chỉ yêu... đáp lễ người yêu mình khi thấy mình có đôi chút cảm tình với người đó? Tôi không thể trả lời thay cho những người con gái khác, nhưng với tôi, tôi đã phải mất mười năm mới nhận định được tính cách đặc thù của tình yêu tôi với Huy. Thật thế, nếu tôi đừng quá lệ thuộc vào một đời sống ấm no; đừng quá bám víu vào một chút hư danh, có lẽ Huy và tôi đang cùng sống ở một vùng nào nơi quê hương. Có thể tôi đã cùng chàng hứng chịu những gian nguy, bất trắc bom đạn bất kỳ lúc nào tưới dội... Tại sao tôi lại mong được như thế bây giờ? Tôi đâu phải thành phần chịu đựng được gian lao, cũng như Huy không thuộc thành phần chịu sống khắc khoải nội tâm trong đời sống bề ngoài bảo đảm ấm no. Nhưng chúng tôi đã yêu nhau trong tình yêu mật ngọt để rồi đành xa nhau trong tình huống đắng cay. Tôi đã từng nghe câu …” mais la vie sépare ceux qui s'aiment tout doucement sans faire de bruit”... trong một bản tình ca nào ngày cũ. Nhưng tình yêu của chúng tôi thì đã tan vỡ trong chính sự nhận thức của cả hai người. *** Vốn sinh ra trong một gia đình trung lưu : cha tôi thuộc thành phần công chức cao cấp, ngạch tây, mẹ tôi trong dòng dõi nho gia. Dù muốn dù không những người xung quanh đã coi tôi là hàng “tiểu thư khuê các”. Bởi thế vốn liếng cách mạng của tôi thật nghèo nàn, mặc dù quá trình hoạt động chính trị trong hai họ nội ngoại tôi không phài là không có. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 177 Thật thế, về phía họ nội, tôi có một chú út làm cách mạng theo Việt Minh rất sớm; bên họ ngoại, tôi cũng có một cậu út là đảng viên Việt Quốc. Ngay trong chính gia đình, trong những năm tàn của thời thực dân, chị cả tôi, dù theo học trường đầm Félix Faure, đã có lần viết trên báo “Đàn Bà” công kích chuyện dân Việt mà lại cứ viết trên bì thư bằng ngoại ngữ Monsieur, Madame, hay Mademoiselle. Chị tôi đã kịch liệt đả kích lối viết tiếng ngoại quốc lên bì thư gửi cho “mít” với nhau trong nước như vậy là quốc sỉ! Tuy hồi đó còn nhỏ nhưng tôi cũng đã quá tuổi mặc quần … hổng đít nên cũng lơ mơ hiểu giá trị của hành động táo bạo đó của người chị cả và phục chị sát đất, và chị vẫn là thần tượng của tôi cho đến nay. Đến khi Việt Minh làm cách mạng cướp chính quyền của Nhật, người chị thứ ba, vốn hay thích hát bài “Nhớ chiến khu”, dù chưa hề biết chiến khu vuông tròn ra sao, đã hăng hái xồng xộc theo đàn người kháng chiến vào cướp thành Nhật. Đến khi thấy quân Nhật bắn loạt đạn làm mấy quân kháng chiến xung phong gục ngã, chị mới hoảng hồn, hớt hải chạy về nhà để nghe mẹ tôi mắng cho một trận nên thân. Từ đó chị thứ ba ít nói tới chuyện cách mạng này nọ nữa! Còn vốn liếng cách mạng của tôi chỉ vỏn vẹn có ba tiếng đồng hồ đúng với ông anh hơn tôi hai tuổi, ở lề đường nhẩy cẫng như con choi choi, hoan hô khản cổ để... cổ võ đoàn người kháng chiến tiến lên cướp thành Nhật ở tỉnh Bắc Ninh. Những hành động gọi là cách mạng ấy của giới tiểu tư sản chỉ là ánh lửa rơm bừng lên trong giây phút để chạy theo trào lưu cách mạng sôi sục. Những hành động ấy không phải đã xuất phát từ ý chí đấu tranh hun đúc sau bao năm thù hận thực dân như những nhà cách mạng chính cống mà tôi tự cho mình không xứng đáng để nêu danh. Bởi hiểu mình như vậy, khi gặp Huy, biết được hoài bão lớn lao của chàng, cảm phục rồi yêu chàng, tôi biết chắc tình yêu ấy tất phải có ngày đứt đoạn. Mẹ tôi thường nói: ”Những người làm cách mạng … như thế đâu có thể đạt tới mục đích. Huy rồi cũng chỉ như cậu T. hay chú L. con : người thì uất ức đến phải tìm tới cái chết, người lại ngày, đêm, năm, tháng, lặn lội nơi rừng thiêng nước độc. Chết thì cũng bỏ xác một xó xỉnh rừng sâu, có ai hay, có ai thương tiếc!” Nghe mẹ nói, quả thật, tôi cũng nghĩ một con én chẳng thể mang lại được mùa Xuân. Có biết đâu, một con én cũng đủ mang lại một vài hy vọng cho mùa Xuân nào sắp tới. Ngọn lửa rơm cách mạng, chợt bùng lên trong lòng những người con gái trung lưu như tôi, đã không đủ đánh thức được chút tinh thần ái quốc tiềm ẩn trong hồn. Sự giáo dục cổ hủ đã cản ngăn không cho những tư tưởng ...dấn thân, cấp tiến xâm nhập tâm óc những người con gái tưởng là may mắn đó. Chưa hành động đã vội lo thân mình bị ô nhục trong cảnh ngục tù, tôi theo dõi những hoạt động của Huy với niềm lo âu xen lẫn chút bực mình. Tôi biết mình không thể cùng chàng hứng chịu gian nguy. Nhưng, dù biết sẽ có ngày tan vỡ, tôi vẫn đi vào tình yêu bằng những bước chân chim, lâng lâng, nhẹ nhàng trong một ngày đầu Xuân hoa đào nở đầy những lối đi thơ mộng. Tuổi ấu thơ tôi không có bao nhiêu, tuổi tình yêu tôi không có gì nhiều. Ngoại trừ tình yêu ngắn ngủi tôi dành cho Huy. Và nay, tôi còn gì để giữ lại cho những tháng, năm đằng đẵng với tuổi đời bàng bạc đợi chờ... Tôi còn gì, hay chỉ còn những hình ảnh nhạt mờ trước gió bụi thời gian... Có phải như thế không? Tôi không thật rõ, người ta thường nói : tất cả những dấu bánh xe trên đường sẽ bị bụi thời gian che phủ. Nhưng, dù sao dưới lớp bụi vẫn là những vết bánh xe...và, nằm sâu trong tâm tư vẫn là những hình ảnh nhạt nhòa nước mắt, những kỷ niệm chồng chất vơi đầy. Tất cả những thứ đó làm nên cuộc đời; làm thành tình người và chẳng thể là thứ tình cảm nhất thời. Tôi không hề gặp lại Huy, sau khi chúng tôi chia biệt. Dù là một lần. Tôi đã để chàng ra đi tung cánh chim bằng nuôi mộng biển trời. Rất có thể phút giây này chàng đang là một thành phần trong phái đoàn thương thuyết nào đó, và cũng có thể là chàng lại đang lặn lội nơi rừng sâu nước độc. Chàng The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 178 cũng có thể đã bỏ thây ở một xó xỉnh rừng thiêng nào mà không một ai hay biết như lời mẹ tôi nói ngày nào. Dù chàng đang trong trường hợp nào đi nữa, những kỷ niệm xưa của một tình yêu dang dở vẫn còn đầy. Những kỷ niệm muôn đời không phai. Những ảnh hình sống động tỏ rộng trong hồn, lung linh như vì sao ngời rạng trong tâm tư dạt dào sóng nước vỡ bờ. Vì sao lung linh đó là hình ảnh người yêu xưa tôi tìm về trong suốt thời gian mười năm và sau này mãi mãi... ■ The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 179 Reality: The Pre-Socratics (Part I) by Thomas D. Le Introduction What is the nature of reality? When humans first walked the earth in his daily quest for food and shelter, they were confronted with the natural world in which they had to survive. The land, the rivers, the animals, the trees, the sun, and at night the moon and stars must have filled them with a sense of wonder. For survival they had to adapt to the overwhelming forces of nature, and in time to learn to propitiate them through prayers and sacrifices. They told stories about these awesome forces in mythologies to make sense of the world and to explain phenomena beyond their control. Reality never came up as a question for detached investigation except in myths that purport to relate accounts of how it all came about. Gods and goddesses and their behavior were all that was needed to satisfy men's thirst for knowledge of the universe and their need for a peaceful exsitence within it. Then about two thousand six hundred years ago, at a time when philosophy and science were undifferentiated, the Greek world of thought entered a period that in retrospect is nothing short of revolutionary. Although it may be hyperbolic to mention revolution where there was hardly any concerted movement, conscious or unconscious, toward a new paradigm of investigation into the nature of reality, what the Greeks around the Mediterranean basin did, albeit primitive and halting, but taken together, paved the way for truly scientific investigations and philosophical speculations on reality centuries later.. Hesiod in the eighth century B.C. offered accounts of the creation of the world, the upshot of which was a panoply of myths on an assembly of gods and goddesses, some of whom had been borrowed from or identified with deities in the advanced civilizations of Asia Minor. Following a long oral tradition passed down from generation to generation, Homer, the best story teller of the Western world, wove some of the same myths into the fabric of long narrative epics that still fascinate modern readers. The story of the Trojan War, or rather the end of it, which is pure myth or part myth part history (still much in debate), and the trip home of Odysseus after the sack of Troy come to life in the Iliad and the Odyssey. In these narratives the actions of men and of gods intermingle; and so do myths and religion. While Zeus was largely neutral in the Iliad, Hera and Thetis (Achilles' mother) took the Greeks' side, and Apollo, Athena, Aphrodite, and Poseidon were firmly in the Trojans' camp. Hesiod presented a systematic view of creation in his Theogony and Works and Days, which expounds a pantheon of anthropomorphic Figure 1. The Thinker by Rodin. and immortal gods presided over by Zeus, the father of gods and men. These gods, just as morally flawed as humans, were powerful and meddled in human affairs at their discretion. However, they also The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 180 tried to maintain order, justice, and a measure of virtue and morality among men, who worshiped them and consulted their oracles in times of need. Immortal as they were, like men, they were subjected to the decrees of Fate and the torments of Love. Homer's and Hesiod's mythological accounts enrich literature and art, even to this day, and provide an example of the intricate relationship between myth and religion, for the Greeks erected temples to their mythical gods and created a priesthood to mediate between gods and men. Greek tragedies of the fifth century B.C. illustrate the role that this mythology played in Greek life. If mythology contains among other things attempts to explain the natural world in terms of gods and goddesses and their behavior, it makes no attempts to ask truly fundamental questions about reality. The sixth century B.C. down to the time of Socrates (ca. 469 BC–399 BC) marked a period during which the Greeks started thinking seriously about the nature and essence of all things and by so doing separate mythology from science. During this period the Greek world extended from the rims of the Aegean Sea to southern Italy and Sicily, also known as Magna Graecia. Greek philosophy began in Ionia on the eastern seaboard of the Aegean Sea (western Anatolia, now Turkey) mainly because of the area's prosperity through international trade in Asia Minor and with Egypt. This corridor of trade, by bringing people from diverse cultural traditions and linguistic backgrounds from advanced civilizations in Mesopotamia, Persia, Egypt, was a natural milieu for the incubation and propagation of new ideas, and with economic prosperity fostered by commerce there arose among Greek-speaking settlers a leisure class who could devote time to thinking about philosophy and science. Greek philosophy, and by extension, Western philosophy owe their emergence to this cradle of intellectual ferment. Why attention needs to be paid to philosophers flourishing over the two centuries preceding Socrates will be the focus of this study. When speaking of the beginning of Western philosophy, some readers think in terms of the triad Socrates, Plato, and Aristotle as if any thinkers before them matter not at all. We will see, to the contrary, that these Pre-Socratics, as they are now called, were the true precursors of scientists, physicists, chemists, and philosophers of later times, and with their crude attempt at a scientific explanation of reality arrived at remarkably insightful notions of nature, which Hesiod's Theogony left totally uninvestigated. It is from their probing questions about the nature of things that originated a departure from the myth-making oral tradition, and their efforts at a nonmythological explanation of their observations set them apart and confer on them the distinction of being philosophers and scientists. For the first time in Western history, they were ones to propose theories about the nature of reality based on observation and reasoning instead of on myths or beliefs. Their importance in philosophy rests on their propensity to think beyond myths and to rely on deduction and induction in their quest for truth. And although none of their theories concerning physical nature were supported by experimentations and measurements, the very fact that they were the first ones to ask fundamental questions about nature marks their theories as significant milestones in the evolution of science. About their influence on later thinkers, there was no doubt. A measure of this influence is found in Plato, who devoted an entire dialog to Parmenides, Plato, to whose work the philosopher Alfred North Whitehead characterizes all Western philosophy as mere footnotes. As this long study of necessity appears in several installments, the reader is asked to follow it patiently in order to better grasp the significance of this great conversation that began two thousand six hundred years ago. The Pre-Socratics Active from the sixth century B.C. until Socrates' time, the Pre-Socratic philosophers included Democritus, who, as an atomist roughly contemporaneous with Socrates, would not fit the direction The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 181 philosophy took from Socrates and his followers. These disparate thinkers, who flourished in the Greek world spread around the Mediterranean basin while Greece proper had no thinkers of comparable caliber, were the pioneers who blazed the trail for the flowering of Greek philosophy. They are considered Greek, not necessarily by ethnicity but by their use of the Greek language. The diversity of the Pre-Socratics, their far-flung geographical locations, and their contact with populations from different cultures gave them a wide range of experience and outlook. None of the writings of the Pre-Socratics survived directly. We know their thoughts through either quotations (the fragments) or references (the testimonies) by later writers, among the first of whom was Aristotle, who wrote some two centuries after. Contemporaneous with Aristotle were his two famous disciples, Eudemus of Rhodes and Theophrastus of Lesbos. We derive some quotations and testimonies about Thales, Anaximander, Anaximenes, and the Pythagoreans from Eudemus's History of Geometry and History of Astronomy, neither of which is extant, thanks to other writers that made use of these works. Figure 2. Miletus Region. Theophrastus, even more learned than Eudemus, left monographs on the Pre-Socratic philosophers Anaximenes, Anaxagoras, Empedocles, Archelaus, Diogenes of Apollonia, and Democritus, which Simplicius centuries later used. Still the lack of primary sources on the Pre-Socratics poses a thorny problem for all subsequent writers, especially those who commented on them as late as a thousand years later. For example, Diogenes Laertius's third-century work Lives and Opinions of Eminent The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 182 Philosophers gives as a doxographer an uncritical account of ancient philosophers. Thus his accounts have to be taken with caution. The Neoplatonist Proclus Diadochus wrote a commentary on Euclidean geometry in the fifth century A.D., in which he mentioned that Thales brought geometry to Greece from Egypt. Another Neoplatonist, Simplicius of Cilicia, also wrote commentaries on the Eleatics, Empedocles, Anaxagoras, and Diogenes of Apollonia at about the same time. Since only fragments and testimonies remain, we depend a great deal on interpretations and inferences to fill in the gaps in our knowledge of the Pre-Socratics; and therein lies the danger. Yet without the early writings by Aristotle and his contemporaries and the salvage work by subsequent philosophers, commentators, and doxographers, our third- or fourth-hand knowledge of the Pre-Socratics' works would be even more diminutive than they are. The German classical scholar Herman Alexander Diels compiled a standard volume of quotations and testimonies of the Pre-Socratic philosophers under the title of Die Fragmente der Vorsokratiker, which was first published in 1903. After Diels' death, revised editions undertaken by Walther Kranz appeared in 1934 and again in its sixth edition in 1952. Later editions continued to appear through the twentieth century. In this classification system, Pre-Socratic philosophers' names are alphabetized and assigned a number. A testimonium is categorized as A, and a quotation as B. Thus the reference DK 28B1 means the said Diels-Kranz volume (henceforth DK), Chapter 28 (devoted to Parmenides), fragment 1. Alternatively the same reference could simply be Parmenides, fragment 1. (Diels, para. 3). Although the Diels-Kranz collection is widely respected and used, it does not include more recent discoveries of fragments such as the Strasbourg papyrus, which contains pieces of Empedocles' poetry. The Ionian School Certain Pre-Socratic philosophers in Ionia and Magna Graecia and elsewhere in the Greek world were classified in the second century as the Ionian School. This is just a convenient label to designate not only Ionians of the Milesian School such as Thales, Anaximander, Anaximenes (the Earlier Ionians), but thinkers from other locations such as Heraclitus, Anaxagoras, Empedocles, Archelaus, Hippo, and Diogenes Apolloniates (the Later Ionians), who, 100 years later, modified their predecessors' views. Because of their common interest in investigating the nature of matter, Aristotle called them physiologoi (natural philosophers), others cosmologists or physicalists. From their hypotheses on the substance of nature and the principle that animates it, they were also referred to as Hylozoists or Dynamicists. “Hylozoism is the doctrine of animated matter, and Dynamism the doctrine that the original cosmothetic force was not distinct from, but identical with, the matter out of which the universe was made.” (Ionian, para. 2). The Milesians (Earlier Ionians) The first philosophers in the West were born and became active.in the sixth-century B.C. city of Miletus near the mouth of the Maeander River in western Anatolia (now in Turkey). Named the Milesians after this Ionian city on the eastern shore of the Aegean Sea, they descended from Greek colonists who had settled the city area in the Late Bronze Age (13th century B.C.). These colonists were called Achaeans, whom Homer identified as such in the Iliad and whom the Hittite kings recognized as Ahhiyawa living in the country to their west, with Millawanda (Miletus) considered under their control. This account, however, is still in debate among scholars. After the city's destruction in the 12 th century The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 183 by the Hittites for treaty violation, another wave of immigration, this time by the Ionian Greeks from Peloponnesus and Athens on the Greek mainland, poured in to repopulate the area and the islands in the eastern Aegean Sea around 1000 B.C. The areas they settled, a fairly narrow strip of western Anatolia were known as Ionia, which extended through nine cities from Miletus in the south to Phocaea in the north, including Smyrna, and the islands of Samos and Chios. Best-known among Ionian cities of the Classical period, besides Miletus, were Ephesus, Colophon, Clazomenae, and Smyrna. By the sixth century, the Ionian cities of Miletus and Ephesus had gained prominence as centers of trade, and Miletus won fame for inaugurating an era when the study of nature was conducted by proposing hypotheses and supporting them with abstract reasoning from empirical observation, and not from religion or myths. Together Thales, Anaximander, and Anaximenes formed the Milesian School. Thales (ca. 624 BC–ca. 546 BC) To Bertrand Russell, Western philosophy traces back to the first Milesian, Thales (1965, p. 25). By Herodotus's account, Thales, the Milesian School founder, was born of the Phoenician nobles Examyes and Cleobuline. Aristotle considered him the father of natural philosophy. He was preeminent among the Seven Sages of Greece, whose names were mentioned in Plato's Protagoras: Thales of Miletus, Pittacus of Mytilene, Bias of Priene, Solon of Athens, Cleobulus of Lindus, Myson of Chen, and Chilon of Sparta. These philosophers, politicians, and lawgivers were respected for their short and memorable statements. Some such sayings were inscribed in the Apollo temple at Delphi, “Know thyself,” “Nothing too much,” which are regarded as quintessential Greek wisdom. Of Thales's writing, if he wrote anything, none is extant. He was said by Simplicius to have written a Nautical Star-guide. Diogenes Laertius dismissed this, for it “is said in reality to be the work of Phocus the Samian,” but mentioned that others believed Thales had written On the Solstice and On the Equinox. Figure 3. Thales. However, in the first edition of DK, whose fragments were completely translated by Kathleen Freeman, these titles were in parentheses and would have corresponded with DK 11B4. Only one fragment was listed under Thales. Yet the many testimonia and stories related to Thales and his works authored by philosophers, commentators, and doxographers from Aristotle down to the Middle Ages indicated that Thales must have left written records. Many of later records relating to Thales no doubt are mere copies or paraphrases of earlier secondary or tertiary accounts. Even so it is highly unlikely that his study of astronomy, his correct prediction of the eclipse of 585 BC, his discovery of Ursa Minor as an instrument of navigation, his fixing the equinox, his applications of mathematics (see § Thales as a Mathematician below) with which he was.credited, his theory of the reality of the universe, his business transactions could have been accomplished without writing. It is difficult to believe that his travel to Egypt, where he witnessed first-hand the theory and practice of land surveying, measured the height of the pyramids, and learned enough geometry to bring back to Egypt, had required no written records. Eudemus, one of Aristotle's pupils, could not have written his History of Astronomy without Thales's The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 184 written input. And although no direct evidence exists for Plato and Aristotle to have had Thales's writings for their own work, they must have had, in some form or other, access to Thales's. (O'Grady, §§1 and 2). With travel opportunities widely available to merchants and inhabitants from Miletus to other areas in Ionia, Lydia, Mesopotamia, and Egypt, it is probable, judging from various written sources, that Thales had traveled. In the Lydian Kingdom of Croesus, one Greek source reported, he helped Croesus's army, which was advancing on the Persian King Cyrus, to cross the Halys River by diverting some of its water to another stream, so that both branches would be fordable. Herodotus in his History, however, dismissed this story, maintaining that the Lydian army simply crossed the bridge on the Royal Road to Cappadocia. Thales was reported as having visited Babylonia, where he must have had access to astrological records he could use to predict a solar eclipse in 585 B.C. He was reported by another source to be a student of the Egyptians and Chaldeans. A letter from Thales to Pherecydes, quoted in Diogenes's Lives, mentioned he and Solon had visited Crete to investigate its history and Egypt to confer with the priests and astronomers, and all over Hellas and Asia Minor (O'Grady, §§ 10 and 11). In Egypt, Thales solved the problem of measuring the height of the pyramids by the shadows they cast at the time of day when a man's shadow is equal to his height, using the intercept theorem. Here he witnessed the ancient Egyptian practice of land measurement using knotted ropes. By the time of Thales's travel the Egyptians had had twelve hundred years of experience with land surveying. Pythagoras, Solon, Herodotus, Plato, Democritus, and Euclid all had come and marveled at the Egyptian skills. In annual floodings, the Nile forced the Egyptians to develop methods which are largely rules of thumb to reapportion the land after the flood had wiped out all boundaries. Thus the Egyptians invented geometry, which Thales then brought back to Greece (O'Grady, § 9). Thales was a man of many talents. From business to politics, mathematics and astronomy, Thales made his mark. Aristotle, in his Politics, tells how Thales made a fortune by merely setting up a monopoly on olive presses to show that a philosopher can make money if he wants to: There is the anecdote of Thales the Milesian and his financial device, which involves a principle of universal application, but is attributed to him on account of his reputation for wisdom. He was reproached for his poverty, which was supposed to show that philosophy was of no use. According to the story, he knew by his skill in the stars while it was yet winter that there would be a great harvest of olives in the coming year; so, having a little money, he gave deposits for the use of all the olive-presses in Chios and Miletus, which he hired at a low price because no one bid against him. When the harvest-time came, and many were wanted all at once and of a sudden, he let them out at any rate which he pleased, and made a quantity of money. Thus he showed the world that philosophers can easily be rich if they like, but that their ambition is of another sort. He is supposed to have given a striking proof of his wisdom, but, as I was saying, his device for getting wealth is of universal application, and is nothing but the creation of a monopoly. It is an art often practiced by cities when they are want of money; they make a monopoly of provisions. (Book 1, Part XI). Thales the politician, although at first helping the Lydian king Croesus to march on the Iranians, counseled the Milesians not to ally themselves with the Lydians. This inaction turned out to be felicitous, for after defeating Croesus, the Persian king Cyrus spared Miletus from destruction. For his accomplishment in astronomy, another anecdote, related by Socrates in Plato's Thaeatetus, laughs at Thales, who gazed at the stars and became the butt of ridicule in: The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 185 ...[a] jest which the clever witty Thracian handmaid is said to have made about Thales, when he fell into a well as he was looking up at the stars. She said that he was so eager to know what was going on in heaven, that he could not see what was before his feet. This is a jest which is equally applicable to all philosophers. Jokes on philosophers and scientists aside, Thales was known by posterity as a mathematician. Thales the Mathematician Several Euclidean geometry theorems have been attributed to Thales. O'Grady lists Thales' propositions as follows: DEFINITION I.17: A diameter of the circle is a straight line drawn through the centre and terminated in both directions by the circumference of the circle; and such a straight line also bisects the circle (Proclus, 124). PROPOSITION I.5: In isosceles triangles the angles at the base are equal; and if the equal straight lines are produced further, the angles under the base will be equal (Proclus, 244). It seems that Thales discovered only the first part of this theorem for Proclus reported: We are indebted to old Thales for the discovery of this and many other theorems. For he, it is said, was the first to notice and assert that in every isosceles the angles at the base are equal, though in somewhat archaic fashion he called the equal angles similar (Proclus, 250.18-251.2). PROPOSITION I.15: ‘If two straight lines cut one another, they make the vertical angles equal to one another’ (Proclus, 298.12-13). This theorem is positively attributed to Thales. Proof of the theorem dates from the Elements of Euclid (Proclus, 299.2-5). PROPOSITION I.26: ‘If two triangles have the two angles equal to two angles respectively, and one side equal to one side, namely, either the side adjoining the equal angles, or that subtending one of the equal angles, they will also have the remaining sides equal to the remaining sides and the remaining angle equal to the remaining angle’ (Proclus, 347.13-16). ‘Eudemus in his history of geometry attributes the theorem itself to Thales, saying that the method by which he is reported to have determined the distance of ships at sea shows that he must have used it’ (Proclus, 352.12-15). Thales applied this theorem to determine the height of a pyramid. The great pyramid was already over two thousand years old when Thales visited Gizeh, but its height was not known. Diogenes recorded that ‘Hieronymus informs us that [Thales] measured the height of the pyramids by the shadow they cast, taking the observation at the hour when our shadow is of the same length as ourselves’ (D.L. I.27). Pliny (HN, XXXVI.XVII.82) and Plutarch (Conv. sept. sap. 147) also recorded versions of the event. Thales was alerted by the similarity of the two triangles, the ‘quality of proportionality’. He introduced the concept of ratio, and recognized its application as a general principle. Thales’s accomplishment of measuring the height of the pyramid is a beautiful piece of mathematics. It is considered that the general principle in Euclid I.26 was applied to the ship at sea problem, would have general application to other distant objects or land features which posed difficulties in the calculation of their distances. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 186 PROPOSITION III.31: ‘The angle in a semicircle is a right angle’. Diogenes Laertius (I.27) recorded: ‘Pamphila states that, having learnt geometry from the Egyptians, [Thales] was the first to inscribe a right-angled triangle in a circle, whereupon he sacrificed an ox’. Aristotle was intrigued by the fact that the angle in a semi-circle is always right. In two works, he asked the question: ‘Why is the angle in a semicircle always a right angle?’ (An. Post. 94 a27-33; Metaph. 1051 a28). Aristotle described the conditions which are necessary if the conclusion is to hold, but did not add anything that assists with this problem. (O'Grady, § 9a) One theorem which is well known to students of school geometry is named after him, Thales' theorem (Proposition III.31 above), which may read: Given three points A, B, C on a circle, and AC is its diameter, the triangle ABC is a right-angled triangle (Figure 4). No matter where point B is on the circle, the ∠ ABC is always right-angled. There was no evidence that Thales introduced any proof, but the proof could easily be arrived at by deductive reasoning. This is a special case of the inscribed angle theorem, whereby an angle formed by three points on a circle is equal to half the central angle (whose vertex is the center of the circle) that subtends the same arc on the circle. In Figure 4, we can see that the angle ∠ ABC (90°) is half the measure of ∠ AOC (180°). As proof of the Thales' theorem (Figure 5), we first note that the triangle ABC may be divided into two isosceles triangles, in each of which the two angles adjacent to the base are equal. Furthermore we note that all four angles are equal to 180°. We thus have: 2 α + 2 β = 180° or: 2 (α + β) = 180° Figure 4. ABC is a right triangle Therefore: α + β = 90° Figure 5. Proof of Thales' theorem. Q.E.D. Thales the Astronomer According to Heraclitus, Diogenes Laertius, and others, Thales was the first to study astronomy (DK 22B38) while Babylonia and Egypt had had experience in this science for more than a thousand years. Records are wanting about how Thales learned astronomy, but he must have learned it from these The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 187 civilizations and was able to correctly predict the solar eclipse of 28 May 585 BC. According to Herodotus's History, it was for the sixth year the Lydians and the Medes had been battling one another without a decision. They were still warring with equal success, when it happened, at an encounter which occurred in the sixth year, that during the battle the day was suddenly turned to night.Thales of Miletus had foretold this loss of daylight to the Ionians, fixing it within the year in which the change did indeed happen. [3] So when the Lydians and Medes saw the day turned to night, they stopped fighting, and both were the more eager to make peace. (I.74). There is a question of whether Thales had learned from astronomers of the Near East about the Saros cycle of 223 lunar months or 18 years, 10-11 days plus 0.321124 of a day (7.7 hours); or the Exeligmos cycle three times as long as the Saros between eclipses. O'Grady argued that this regression of 7.7 hours put the eclipse to the west, and it is unlikely that the ancient astrologers knew about it. Moreover, it is impossible to use either cycle to predict solar eclipses because solar eclipses do not occur without changes. Other texts speculated that Thales must have witnessed the previous eclipse on 18 May 603 B.C, which occurred 18 years, 10 days, and 7.7 hours before. It should be noted that while lunar eclipses are visible almost everywhere, solar eclipses are seen only in limited areas. Recent research showed that the 603 B.C. eclipse passed over the Persian Gulf and would be too far south for the Babylonian and Assyrian astronomers to see and record. Given the difficulties in predicting eclipses from known methods, can we accept the conclusion, as O'Grady did, that Thales must have been in command of a “definite eclipse theory”? (O'Grady § 8a). In the absence of primary or secondary sources, such a conclusion seems unwarranted. One feeble support exists from Diogenes Laertius in Lives, and it is anecdotal: “Some think he (Thales) was the first to study the heavenly bodies and to foretell eclipses of the sun and solstices, as Eudemus says in his history of astronomy; for which reason both Xenophanes and Herodotus express admiration; and both Heraclitus and Democritus bear witness for him.” (DK 11A5). As is clear, Diogenes Laertius himself had used a secondary source from Eudemus. Then there is a story in Philostratus's Life of Apollonius (II,5) of Thales studying the stars on Mycale, which was the highest peak in Miletus, near his home. How much of that observation of the sky helped him to fix the solstices, June or December 21 st or 22nd, is not known. Given this scant detail any inference beyond evidence seems untenable. Diogenes reported in Lives, that Thales “... was the first person ... who discovered the path of the sun from one end of the ecliptic to the other; ...defined the magnitude of the sun as being seven hundred and twenty times as great as that of the moon... [H]e was the original definer of the seasons of the year, and ... it was he who divided the year into three hundred and sixty-five days. And he never had any teacher except during the time that he went to Egypt, and associated with the priests.” (Diogenes, Thales, VI). In the same book, Thales was said by Callimachus to have discovered Lesser Bear, that “guide the bark / Of the Phoenician o'er the sea.” (Diogenes, Thales, II). In spite of these impressive accomplishments in astronomy, Thales would not likeky have been recognized as a precursor of science without his revolutionary theory on the reality of nature. Thales the Physicist/Philosopher Thales lived at a time when philosophy and science were undifferentiated in such a way that his hypothesis simply straddles the two disciplines. Of all Thales's achievements none has more The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 188 importance to philosophy and science than his bold statement that water if the basic stuff of physical reality. “He asserted water to be the principle of all things” (Diogenes, Lives, Thales, VI) We will examine his hypothesis first from the scientific vantage point before attempting to unravel its philosophical implications. Scientific Discussion No one today is impressed with the theory of water as the fundamental element of the universe. But it was a stroke of genius to have asked the question almost two thousand six hundred years ago of what constitutes ultimate reality amidst its baffling multiplicity of forms, in other words, the many. Where do the many come from? Is there one element or principle from which everything else that can be perceived or conceived comes from? If so, what is it? This is the very same question that scientists are still asking and investigating today. This questioning is what set Thales apart, for instead of accepting the prevailing thinking of the day about a mythic-religious order maintained by the gods in Hesiod's pantheon, Thales looked to nature itself for the question and the answer. Although Thales's question was profound and his answer crude, without such an inquiry science would never have germinated. We should not fail to appreciate the seminal nature of Thales's hypothesis. First, the question about reality had never been asked before. While most people were content with the familiar mythical order and the verdict of oracles, a probing question into reality was necessary, albeit unsettling. At a time when philosophers were “poor” in material things (although Plato two hundred years later was not exactly impecunious given his aristocratic background), Thales offered a theory that was unlikely to make him one drachma. Instead he must have stirred up a storm of controversy over how sane a philosopher was who proposed some ridiculous idea about the universe. But if modern physics is any indication, a seemingly ridiculous or strange discovery or hypothesis is not necessarily to be dismissed out of hand. It is questions like this one that advance knowledge for the sake of knowledge. Second, the answer was not formulated in terms of gods and goddesses and their actions, but was rooted in keen observations of the natural world and abstract reasoning from empirical data. By proposing the theory of water, using matter to explain matter, Thales rejected the method of relying on tradition and religion to explain the universe. It is a paradigm shift from the prevailing modus operandi, away from myths, stories and belief systems, toward observation, reasoning, experimentation, and verifiability. This shift was a giant step toward establishing a scientific way of thinking. In this mode of thinking, a hypothesis stands or falls, not on the strength of authority (mythology, religion, belief system, custom, tradition, or whatever), but on its ability to withstand the test of conformity to empirical data. Third, a new method of investigation is embedded in the hypothesis: the embryonic scientific method of hypothesizing and testing. Observation spawns hypotheses that purport to describe, explain, then predict reality. These hypotheses must be falsifiable, verifiable, and testable. Else, they will not be worth considering. It is this scientific spirit that emancipates mankind from the bondage of superstition and blind faith. And lastly, the hypothesis Thales proposed marked a radical departure from intuition and common sense. This novel feat again is brilliant and daring in his time, for few observers were ready to renounce common sense and intuition as a mode of knowing. And most people would reject counterintuitive theories as making no sense. Why did Thales, then, risk a lifetime of accomplishments on a hypothesis that even his students wasted no time to reject and argue for their own? But that was precisely one point of light every teacher would love to create: to have his students best him. More importantly, though, a hypothesis is only as good as the next confirmation obtained through thorough tests and assaults on its viability. No other considerations are valid against a hypothesis, regardless of how strange or counterintuitive it might be. Thales was only a precursor, but an important harbinger of scientific revolutions that unfolded over the next 2600 years. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 189 On the question of intuition and common sense, modern science tells us a thing or two: The world of physical reality is full of counterintuitive and strange facts and hypotheses. The dual nature of matter, being both potentially particle and wave, was still poorly known in Newtonian physics. Now we know that everything in nature, including you, me, the chair, the sun's ray, the electron, the photon, is both particle and wave. Heisenberg's uncertainty principle declares that one cannot know with arbitrary precision both the momentum and position of a particle. Weirder still is quantum entanglement, in which measurement of one of a pair of entangled objects will yield measurement information on the other member regardless of how far apart (e.g., millions of miles) they are. The Copenhagen interpretation of quantum mechanics holds that in the Schödinger's cat paradox thought experiment, a cat, confined in a box with a 50-50 percent chance of being killed by poison gas triggered by random nuclear decay, is both dead and alive in a superposition of quantum states, which collapse to one state or the other only at the time of observation. In the twin paradox of Einstein's general theory of relativity, the astronaut twin who travels near the speed of light for a number of years comes back to earth to find himself younger than his earthbound brother. The 12-inch plate on which a space traveler dines while cruising at near the speed of light is smaller, perhaps something like a 9-inch plate, to an observer on a stationary space station when the traveler whizzes by. And if the technology to convert the tip of a pencil to energy existed, the power produced would be sufficient to light up an entire city. In a double slit experiment, a single photon passes through both slits of a two-slit screen as a wave to produce interference patterns only to arrive at the detection screen some distance away as a particle. The smallest particle is the quark, the fundamental constituent of matter. Quarks, which are not directly observable but have six flavors, up, down, top, bottom, strange, and charm, combine to make up protons and neutrons in the atom's nucleus. Then there are esoteric constructs such as dark matter and dark energy. To put a provisional end to the list, stay away from the event horizon of a black hole lest you be sucked in and be elongated like spaghetti. Are all the examples just adduced myth or reality? To answer this question, just remember that they are part of a complex scientific knowledge base accumulated over the centuries, but more notably during the past four hundred years from the theories of Newton's universal gravitation and Maxwell's electromagnetism to Einstein's relativity and quantum mechanics. It is this knowledge base that produces everyday applications such as X-ray photography, PET, CT, MRI, ultrasound, the electron microscope, the computer, iPod. The list goes on. Thales's hypothesis is a response to man's curiosity about the elements that make up the world and the principles that govern nature. These are the concerns of today's scientists as well. In the absence of primary sources we do not know whether Thales meant for water to be a principle or just an element. He and his disciples and others addressed themselves to this fundamental question. As Aristotle noted in Metaphysics, "[y]et they do not all agree as to the number and the nature of these principles. Thales, the founder of this type of philosophy, says the principle is water (for which reason he declared that the earth rests on water), getting the notion perhaps from seeing that the nutriment of all things is moist, and that heat itself is generated from the moist and kept alive by it (and that from which they come to be is a principle of all things). He got his notion from this fact, and from the fact that the seeds of all things have a moist nature, and that water is the origin of the nature of moist things. (Aristotle, Metaphysics) Already there is a hint of credibility in this hypothesis. Water after all consists of two parts hydrogen, which is the most common element in the universe, and one part oxygen, and constitutes two thirds of the earth's surface. Hydrogen was present at the Big Bang during the nucleosynthesis stage The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 190 occurring about 3 minutes after the Big Bang from the beginning of space expansion and encompassing the entire universe.. Nucleosynthesis is the process of fusing light isotopes of hydrogen H-1 into heavier isotopes such as deuterium (H-2), and the unstable tritium (H-3), and other light and heavy isotopes of helium, lithium, beryllium, whose decay permits the fusion of unstable isotopes into more stable ones in a chain of primordial creations and annihilations of matter that over some 13.7 billion years evolved into Homo sapiens. All this is not to show how sentient Thales was, but to caution against jumping to conclusion when science is discussed. Though science has been wrong before, and will continue to be wrong again, it is the paragon of self-correction and progress par excellence. And Thales, for being the first to propose a falsifiable, verifiable and testable hypothesis about reality, rightly earned the distinction of being the first scientist in the Western world. Philosophical Discussion On the basis of observation of the earth, where water predominates, Thales posited a theory of the substance of physical objects. As seen above the substance he chose is water. Like us he must doubtless have observed the many manifestations of reality--the sun, the moon, the clouds, the rain, the desert, the sea, the trees, and so on. He must also have observed the various forms of substances--water that became steam when heated, clouds when condensed, rain when cooled, snow when frozen. It is just an easy step to conjecture that from all these observations Thales speculated that there is one substance (the one) from which all the other different things (the many) derive. In light of this theory of ultimate reality Thales is a monist and a materialist, and as such the first metaphysician. Furthermore, besides the passage cited in the scientific discussion section above, Aristotle in De Coelo wrote: Some say that the earth rests on water. We have ascertained that the oldest statement of this character is the one accredited to Thales the Milesian, to the effect that it rests on water, floating like a piece of wood or something else of that sort. (de Coelo ii. 13; 294 a 28.) With this hypothesis Thales can explain earthquakes! What is important in his bold proposition is that he went beyond immediate empirical observations to infer, in an inductive leap, a conclusion that was not obvious. He was looking for a generalization, a principle, a law of nature, if you will, not a whim of Hesiod's gods. He proposed to explain nature by using evidence from nature itself. The unintelligible he reduced it to a concept that is easily grasped by a reasoning mind without the aid of superstition, mysticism, mythology, or religion, thereby pointing inquiries about the universe in a new direction never before delineated. In one statement Thales addresses the dichotomy of reality: the one and the many. Beneath all the diversity of things, there must be unity, i.e., one “stuff,” which is responsible for the manifold physical world. The one cannot be explained without the many, and vice versa, for between them there exists a reciprocal relationship. This question has theological implications as, taken one logical step further, the one could be identified with God, and the many his creation. And this is what Christian theologians in time did by making use of Aristotle's concept of the First Cause. Of further importance is a hint at the separation between truth and appearance, an idea not unlike Plato's concept of opinion and knowledge, the world of sense-perceptions and the world of Forms. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 191 On the popular idea according to which Thales believed that “all things are full of gods,” in his Lives Diogenes wrote, “..Aristotle and Hippias say that he [Thales] attributed souls also to lifeless things, forming his conjecture from the nature of the magnet, and of amber.” (Thales, III). In this view, Thales was no different from Aristotle. As noted by Lorenz in “Ancient Theories of Soul,” “According to Aristotle's theory, a soul is a particular kind of nature, a principle that accounts for change and rest in the particular case of living bodies, i.e. plants, nonhuman animals and human beings. “ (§ 4). Yet there is a widespread misconception that Thales held that all things are full of gods. O'Grady opens the question thus: The question of whether Thales endowed the gods with a role in his theories is fundamental to his hypotheses. The relevant text from Aristotle reads: ‘Thales, too, to judge from what is recorded of his views, seems to suppose that the soul is in a sense the cause of movement, since he says that a stone [magnet, or lodestone] has a soul because it causes movement to iron’ (De An. 405 a20-22); ‘Some think that the soul pervades the whole universe, whence perhaps came Thales’s view that everything is full of gods’ (De An. 411 a7-8). In reference to the clause in the first passage ‘to judge from what is recorded of his views’, Snell convincingly argued that Aristotle had before him the actual sentence recording Thales’s views about the lodestone (Snell, 1944, 170). In the second passage the ’some’ to whom Aristotle refers are Leucippus, Democritus, Diogenes of Apollonia, Heraclitus, and Alcmaeon, philosophers who were later than Thales. They adopted and adapted the earlier view of Thales that soul was the cause of motion, permeating and enlivening the entire cosmos. The order in which Aristotle discussed Thales’s hypothesis obscures the issue. (§ 7) Then O'Grady concludes that it is wrong to ascribe the notion that things are full of gods to Thales, as he had rejected gods in his speculation about the nature of reality (§ 7). Still, without mentioning Thales by name, in a testimonium about him, Plato had an Athenian imply that considering all things as having a soul is equating them to being full of gods as intimated in the passage from Laws below, And as for all the stars and the moon and the years and the months and all the seasons, can we hold any other opinion about them than this same one-that inasmuch as soul or souls appear to be the cause of all these things, and good souls the cause of every excellence, we are to call them gods, whether they order the whole heavens as living beings in bodies, or whether they accomplish this in some other form and manner? Is there any one who acknowledges this, and yet holds that all things are not full of gods? (Plato, Laws , X. 899 B.) Plato's statements notwithstanding, it would be contrary to evidence to assume that a materialist and physicalist thinker such as Thales, who sought a basic truth about reality in an element of nature and not in theological concepts, would want to endow nature with gods. It would be more defensible to claim that Thales's concept of soul existing in all things, including humans, is not much more different from the same concept as that which Aristotle endowed all living things: “a system of abilities possessed and manifested by animate bodies of suitable structure, but not itself a body or corporeal thing.” (Lorenz, § 4). Nowhere can any shred of evidence be found to support the popular belief that Thales sees gods in everything. The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 192 This brief discussion shows that by departing from tradition and reliance on mythology Thales blazed a trail for both scientific and philosophical investigation and speculation using reason, inference, logic. That his concept of water as the basic substance of the cosmos is difficult to defend should not obscure its revolutionary nature. Before Thales, explanations of nature and nature's laws were rooted in myths and tradition. After Thales, empirical observations, falsifiable hypotheses subject to confirmation from observational evidence became the mode of investigation into the nature of reality. He introduced the concept of the one in the face of the many, thereby going beyond what seems to be in order to find what is.With these novel ideas and methods Thales helped to move scientific and philosophy away from religion and tradition toward reason and empirical theorizing. In the next installment the focus of discussion will be on the remaining two philosophers of the Milesian School, Anaximander and Anaximenes, and beyond to other thinkers in the Ionian School. ■ (To be continued) TDL 29 September 2009 References Aristotle. Metaphysics. [PDF]. Curd, P. (2007, March 10). Presocratic philosophy. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Retrieved September 24, 2009, from http://www.science.uva.nl/~seop/entries/presocratics/ Diogenes L. (n.d.). The Lives and opinions of eminent philosophers. Retrieved September 26, 2009, from http://classicpersuasion.org/pw/diogenes/dlthales.htm Dowden, B. (2009, July 29). Zeno's paradoxes. The Internet Encyclopedia of Philosophy. Retrieved September 24, 2009, from http://www.iep.utm.edu/zeno-par/ Freeman, Kathleen. (1948). Ancillary to the Pre-Socratic Philosophers: A Complete translation of the fragments in Diels, Fragmente der Vorsokratiker. Cambridge, MA: Harvard University Press. Hakim, A.(1987). Historical introduction to philosophy. New York: Macmillan Publishing Company. Ionian School of Philosophy” (2009). Catholic online: Catholic encyclopedia. Retrieved September 23, 2009, from http://www.catholic.org/encyclopedia/view.php?id=6164 The Firmament Volume 2, No. 3, October 2009 193 Kenny, A. (Ed.). (1994). The Oxford illustrated history of Western philosophy. Oxford: Oxford University Press. Littleton, C. S. (2002).Mythology: The Illustrated anthology of world myth and storytelling. New York: Barnes & Noble. Lorenz, Hendrik (2009, April 22). Ancient theories of soul. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Retrieved September 29, 2009, from http://www.science.uva.nl/~seop/entries/ancient-soul/#2 Marias, J. (1967). History of philosophy. New York: Dover Publications. McKirahan, Jr., R. D. (1994). Philosophy before Socrates. Indianapolis: Hackett Publishing Company. Melchert, N. (2002). The great conversation: A Historical introduction to philosophy. (4th ed.). New York: Oxford University Press. Miletus (2009, September 15). Wikipedia: The free Encyclopedia. Retrieved September 22, 2009 from http://en.wikipedia.org/wiki/Miletus Morford, M. P. O. & Lenardon, R. J. (2003). Classical mythology. (7th ed.). New York: Oxford University Press. O'Grady, P. (2004, September 17). Thales. The Internet Encyclopedia of Philosophy. Retrieved September 17, 2009, from http://www.iep.utm.edu/thales/#H1 Palmer, J. (2008, February 8). Parmenides. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Retrieved September 19, 2009, from http://plato.stanford.edu/entries/parmenides/ Plato. (n.d.). Parmenides. (Trans. Benjamin Jowett). [PDF] Rickless, S. (2007, August 17). Plato's Parmenides. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Retrieved September 19, 2009, from http://plato.stanford.edu/entries/plato-parmenides/ Russell, Bertrand. (1965). History of Western philosophy. London: George Allen & Unwin. (Original work published 1946) Shand, J. (Ed.) (2003). Fundamentals of philosophy. London: Routledge. Solomon, R. C.(1985). Introducing philosophy: A text with readings. (3rd ed.). San Diego: Harcourt Brace Jovanovich. Stumpf, S. E. (1994). Philosophy: History and problems. (5th ed.). New York: McGraw-Hill.