Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
Transcription
Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 The Firmament Literary Journal Th‰ H»u Væn ñàn October 2015 1 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 2 Contents Tamara de Lempicka. Art Deco-The Musician (1929) To The Reader Phạm Trọng Lệ. Hai Bài Thơ Mùa Thu Bất Hủ Sóng Việt Đàm Giang. Du Lịch Italy: Vatican Đàm Trung Pháp. Văn Học Việt Qua Anh Ngữ David Lý Lãng Nhân. A Lost Art TMCS. Đắc Nhân Tâm TMCS. Đắc Nhân Tâm (in Sino-Vietnamese) TMCS. Đắc Nhân Tâm (in Chinese) Phạm Doanh. Chinh Phụ Thán David Lý Lãng Nhân. Chuyện Ngày Xưa: Thư Gửi Cho Em Của Nguyễn Đình Chiểu TMCS. Poetry in Translation TMCS. Đề Ảnh “Thưởng Trà Sớm Đông” TMCS. (tr.). About the Photo “Having Tea in a Winter Morning” TMCS. (tr.). Đông Tảo Ẩm Trà – Ảnh Phiên Lạc Khoản (in Sino-Vietnamese) TMCS. (tr.). Dịch Nghĩa: Đề Ảnh “Thưởng Trà Buổi Sớm Đông” TMCS. (tr.). Đông Tảo Ẩm Trà – Ảnh Phiên Lạc Khoản (in Chinese) TMCS. (tr.). My Old Poems TMCS. (tr.). Cổ Thi (in Sino-Vietnamese) TMCS. (tr.). Dịch Nghĩa: Cổ Thi TMCS. (tr.). Cổ Thi (in Chinese) Poetry Corner David Lý Lãng Nhân. Hương Dạ Lý Dã Thảo. Sinh Nhật Buồn Dã Thảo. Lặng Lẽ Như Nhiên. Rồi Có Một Chiều Hoàng Tâm. (tr.). Then One Afternoon Như Nhiên. Làm Sao Giữ Lại Hoàng Tâm. (tr.). How to Hold on Sóng Việt Đàm Giang. My Love for Only You Sóng Việt Đàm Giang. Chỉ Một Tình Cho Em Haiku Poetry Kim Châu. Gió Lốc Kim Châu. Lá Vàng Kim Châu. Bến Chiều Kim Châu. Thu Phú Sĩ Kim Châu. Thu Tây Bắc Thanh Trà Tiên Tử. Mục Nhi Cứu Mẹ – Chuyện Mùa Vu Lan Voltaire. Candide, Chapitres XI-XX (to be continued) Voltaire. Candide, Chapters XI-XX (to be continued) Æsop. Fables : The Lioness The Boasting Traveler 4 5 6 16 31 35 38 39 40 41 49 52 52 52 52 53 53 54 54 54 54 55 55 56 57 58 58 59 60 61 62 63 63 63 64 64 65 66 73 92 113 113 113 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 The Cat and the Cock Thomas D. Le. Reflections on Voltaire and Candide (to be continued) 3 113 114 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Art Deco-The Musician (1929) by Tamara de Lempicka https://en.wikipedia.org/wiki/Art_Deco#/media/File:Lempicka_musician.jpg 4 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 5 To The Reader Dear Friend and Reader, The first Vietnamese rebellion against Chinese occupation was launched by two sisters whose names and exploits have become forever enshrined in the heart and soul of every Vietnamese. Without an organized or standing military establishment, Trưng Trắc and her sister Trưng Nhị raised a citizenarmy of peasants from three prefectures and led them into battle with the Chinese occupation forces, routing them and chasing them back to China, in the first successful action for national independence. Their heroism is commemorated annually by every Vietnamese community throughout the globe. In his essay, Ðàm Trung Pháp honors the Trưng sisters' patriotic deeds with a concise review of the historical events and a translation of a poem written in memory of their patriotism. When autumn arrives with a splendid display of the colors, sights and sounds of harvest in a bucolic setting, few can remain aloof. With judicious sensibility, Phạm Trọng Lệ selects two of the best autumn poems in the English language to share his admiration for the beauty of nature and of the human heart in this delightful season. An admirably informative explication de texte. A city-state within a city, the Vatican boasts one of the premier museums of the world. Wordlywise traveler Sóng Việt Đàm Giang pauses long enough to reveal the secrets of her fascination with the Vatican Museum by her detailed description of art works she had seen up close. Made famous by Sherlock Holmes (to me), the pipe gets a nostalgic treatment by David Lý Lãng Nhân, who regrets its eclipse by the cigarette, which is shunned for its harmful health effects. While the art of pipe smoking may be lost, the art of winning the hearts and minds of people will never be. Give TMCS undivided attention as he recounts a story of how the fortunes of a man (or war) hinge on how this soft skill can triumph over adversity (or military hardware). In a short light-hearted play, which is her debut in drama, Thanh Trà Tiên Tử shows how modern technology affects people of all ages and cultures, even among traditional ones. She exposes the effects of electronic gadgetry with humor. As autumn continues to charm and sadden, our poetry gets you in the mood. Kim Châu, Hoàng-Tâm, David Lý Lãng Nhân, Sóng Việt Đàm Giang, Dã Thảo, TMCS, Thanh Trà Tiên Tử and Phạm Doanh glorify life and love while holding no illusions about their evanescence. He was one of the most prolific writers of all time. And his life was nothing short of remarkable. When not languishing in the Bastille or being treated as a friend of Emperor Frederick II, the author of Candide spent years in exile for his daring mockery of mighty institutions; yet he still managed to produce thousands of books and pamphlets. Thomas Le shares his thoughts about this sarcastic wit who refused to stop attacking cherished but problematic institutions while touting reason as a tool to attain freedom from obscurantism, superstition, ignorance, and tyranny. Finally, Bính Hữu Phạm is taking a sabbatical to work on the publication of his short stories, of which readers are fond. Let us wish him success in his undertaking. Thomas D. Le Thế Hữu Văn Đàn October 2015 To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join Thế Hữu Vǎn Ðàn/Firmament web site: http://thehuuvandan.org/firmament.html. Send comments and submissions to: [email protected] Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 6 Hai Bài ThÖ Mùa Thu BÃt Hû Phåm Tr†ng LŒ ch†n và dÎch Văn chương Anh có hai bài thơ nổi tiếng về mùa Thu được các nhà phê bình coi là có nghệ thuật cao và được dạy tại trung học và đại học. Ðó là bài Tụng ca (Ode) “To Autumn” của John Keats làm năm 1819 và bài tình thi Sonnet số 73 của William Shakespeare, một trong 154 bài làm trong khoảng 15921598 và in năm 1609. Phần đầu bài viết này giải thích cách dùng chữ tỉ mỉ của bài thơ của Keats, cách gieo vần và cũng dịch xuôi ý nghĩa bài thơ. Cũng đăng bản dịch sang thơ Việt của David Lý Lãng Nhân, cựu giáo sư Anh văn tại Hội Việt Mỹ. Phần hai của bài viết là bài Sonnet 73, một bài tình thi nổi tiếng của Shakespeare về cách dùng ẩn dụ (metaphor), so sánh những chiếc lá vàng run rẩy trước cái lạnh cuối thu trên cành cây khẳng khiu như đàn chim đậu ở bục hát thánh ca trong giáo đường mục nát. Sonnet 73 được xếp hạng thứ 4 trong 500 bài thơ tiếng Anh được chọn in trong những tuyển tập anthologies cho học sinh và sinh viên. Có ba bài dịch bài sonnet này sang thơ Việt: ngoài bản dịch của người viết bài còn bản dịch của g.s. Lý Lãng Nhân và của luật sư Tâm Minh Ngô Tằng Giao. To Autumn John Keats (1795-1821) I Season of mists and mellow fruitfulness, Close bosom-friend of the maturing sun: Conspiring with him how to load and bless With fruit the vines that round the thatch-eaves run; To bend with apples the mossed cottage-trees, And fill all fruit with ripeness to the core; To swell the gourd, and plump the hazel shells With a sweet kernel; to set budding more, And still more, later flowers for the bees, Until they think warm days will never cease, For Summer has o’er-brimmed their clammy cells. II Who hath not seen thee oft amid thy store? Sometimes whoever seeks abroad may find Thee sitting careless on a granary floor, Thy hair soft-lifted by the winnowing wind; Or on a half-reaped furrow sound asleep, Drowsed with the fume of poppies, while thy hook Spares the next swath and all its twinèd flowers: And sometimes like a gleaner thou dost keep Steady thy laden head across a brook; Or by a cider-press, with patient look, Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 7 Thou watchest the last oozings hours by hours. III Where are the songs of Spring? Ay, where are they? Think not of them, thou hast thy music too,-While barrèd clouds bloom the soft-dying day, And touch the stubble-plains with rosy hue; Then in a wailful choir the small gnats mourn And the river sallows, borne aloft Or sinking as the light wind lives or dies; And full-grown lambs loud bleat from hilly bourn; Hedge-crickets sing; and now with treble soft The red-breast whistles from a garden-croft; And gathering swallows twitter in the skies. Ðược xếp hạng ba trong 500 bài thơ viết bằng tiếng Anh được trích dẫn nhiều nhất, theo William Harmon trong cuốn THE TOP 500 POEMS (New York: Columbia University Press, 1992), “To Autumn” là một trong số năm bài thơ ca ngợi gọi là “odes” (Tụng ca) mà John Keats viết hôm 19 tháng 9, 1819, vài ngày trước ngày Thu phân (22 tháng 9, 1819), lúc thi sĩ gần 24 tuổi. Bài thơ gợi hình, gợi cảnh, mầu sắc và hương vị. Ðoạn đầu và đoạn hai tả hương thơm của trái chín, mùi nước cốt táo ép ra và mùi mật ong. Ðoạn ba tả nhiều âm thanh như tiếng muỗi vo-ve, tiếng cừu be-be, tiếng dế, tiếng chim nhạn ríu rít. Người đọc thơ tai như nghe thấy âm thanh, mắt như thấy cảnh vật, mũi như ngửi thấy mùi vị của táo chín, mật ong của cảnh thu sống động, tương phản và biến đổi. Trong lá thư gửi người bạn tên là Reynolds, ngày 21 September 1819, Keats, tuy bệnh nhưng phấn khởi thấy không khí trong lành và tinh khiết của mùa thu: “How beautiful the season is now—How fine the air. A temperate sharpness about it. Really, without joking, chaste weather—Dian skies—I never lik’d stubble fields so much as now—Aye that the chilly green of the spring.” (Lilia Melani, Department of English, Brooklyn College Home Page, trong website http://www.academic.brooklyn.cuny.edu/english/melani/johnkeats.html). Keats viết bài thơ này 2 năm trước khi chết vì lao phổi. Dịch xuôi: Thu Ca I Mùa của sương mù và trái cây chín mõm Bạn thân thiết của mặt trời già dặn; Cùng nhau toa rập để tìm cách chất đầy và ban phúc lành Bằng những quả chín cho giây nhợ chạy quanh chái nhà lợp mái rạ; Làm những cây táo có rêu bám quanh mái tranh cong xuống vì trĩu quả, Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Làm quả nào cũng chín đến tận lõi; Làm phình quả bầu, và làm căng vỏ hạt dẻ Bằng hạt ngọt; làm nở thêm nụ, Và còn thêm nhiều nụ những bông hoa nở muộn cho ong mật Tưởng những ngày ấm không bao giờ tàn Vì mùa hạ làm tràn những tổ ong đầy ắp mật ướt. II Ai không thường thấy Nàng Thu trong vựa trữ lúa? Ðôi khi bất cứ ai tìm ở bên ngoài cũng có thể Thấy nàng ngồi vô tư lự trên sàn vựa thóc, Tóc nàng được vén nhẹ lên bằng những cơn gió người ta dùng để sàng sẩy; Hay trên luống ruộng mới gặt xong một nửa, Nàng ngủ say. Ngất ngậy vì khói thuốc nha phiến, trong khi lưỡi hái của nàng Tha không cắt tiếp những bông hoa quấn vào nhau; Và đôi khi, giống người đi mót lúa, nàng ngửng đầu đội nặng trĩu bước qua dòng suối; Hay cạnh máy ép nước táo, Hàng giờ kiên nhẫn ngồi ngắm những giọt nước cốt cuối cùng nhỉ ra. III Còn đâu những bài ca mùa hạ? Ừ nhỉ, những bài ca mùa hạ đâu rồi? Thôi đừng nghĩ đến những bài ca đó, mùa thu cũng có nhạc thu,-Khi những áng mây thành làm rực rỡ ngày đang tàn nhẹ. Và vuốt ve cánh đồng rạ bằng mầu hồng; Lúc đó, bằng một hợp ca ai oán, những con muỗi mắt than khóc Và rặng liễu ven hồ được gió thổi bốc lên Hay rạp thấp xuống khi gió nhẹ cất lên hay hạ đi; Và những con cừu to kêu be-be ầm ĩ từ khu đồi; Dế cất tiếng ca trong bụi rậm và bây giờ bằng giọng cao nhẹ Chim hồng tước cổ đỏ từ vườn cây cất tiếng thánh thót, Và đàn chim nhạn xúm quanh nhau ríu rít trên bầu trời. (Phạm Trọng Lệ dịch xuôi) Bản dịch sang thơ của Lý Lãng Nhân John Keats Ca đề tặng mùa Thu Mùa sương mù, trái chín cây mềm mọng Bạn chí thân nồng thắm của mặt trời Ðã rắp tâm ban ân sủng tuyệt vời Ðem hoa quả vấn vòng quanh mái rạ. 8 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 9 Cành táo đỏ, cội rêu phong êm ả Trĩu nặng oằn đầy những quả chín mòng Bầu vun tròn, và trái dẻ căng phồng Với hạt ngọt – và nụ non càng đượm Rồi hoa muộn trổ thêm cho ong bướm Tưởng rằng ngày nắng ấm mãi còn dài Vì Hè đong tổ ong mật tràn đầy Ai cũng biết dáng người ta thường thấy Giữa kho tàng hay thơ thẩn ngoài đồng Ngồi vô tư bên vựa thóc mơ mòng Gió sảy lúa thổi bềnh bồng mái tóc Hoặc bên nửa luống cầy vừa mới gặt Còn ngủ say ngây ngất bởi mùi hoa Liềm hái người còn chừa lại khóm hoa Hoặc đôi lúc như người đi mót nhặt Ðầu đội đầy đang vượt khúc suối con Hay tần ngần nhìn máy ép táo dòn Cho đến lúc quả kia nhường giọt chót Tìm đâu thấy những bài ca Xuân ngọt? Tưởng mơ chi, ngươi có nhạc của mình! Kìa mây giăng nở dịu cuối ngày xanh Tô điểm đồng rạ khô màu hồng nhạt Rồi loài muỗi vo ve thương tiếng hát Dọc bờ sông liễu rủ, lượn trên không Hay đắm chìm theo gió thoảng lịm dần Bên dốc suối đàn cừu lành cất giọng Tiếng dế hát hoà âm thanh lồng lộng Với tiếng ca chim đỏ phía sau vườn Bầy én về tíu tít cuối trời sương. (Bản dịch Việt ngữ do David Lý Lãng Nhân Madison, AL, July 31, 2008, in trên Firmament). Tóm Lược: Ðây là lời ca về những bước nhẹ nhưng nhộn nhịp của mùa thu. Thế giới thiên nhiên bên ngoài: quả chín mũm, cuối thu dần dần chuyển sang đầu đông. Dùng hình ảnh, âm thanh, mùi vị, thi sĩ nhân cách hoá Nàng Thu như đang nói với một nàng tiên. Trong đoạn đầu, thi sĩ nói với mùa thu, tả sự thân mật giữa mùa thu và mặt trời cùng toa rập với nhau (conspiring) làm trái chín nhanh và mọng, làm táo chín khiến cây trĩu xuống; làm trái bầu phình to lên (swell) và làm hạt dẻ mập ra (plump). Sự phong phú dồi dào được mô tả ở hình ảnh nhiều hoa và ong. Ong không kịp lấy mật nên những lỗ trên tổ ong đã tràn mật (o’er-brimmed), ướt nhẹp. Chữ Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 10 « clammy » gợi hình và gợi cảm giác như khi cậy một con sò. Trong đoạn hai của bài thơ, thi sĩ ví mùa thu như một nàng thiếu nữ thường thấy ngồi trên nền vựa lúa, tóc nàng gió thổi bồng-bềnh (soft-lifted), và nàng thường ngủ trên cánh đồng hay ngồi gần máy ép nước táo hàng giờ nhìn những giọt nước cốt nhỉ ra. Trong đọan ba của bài thơ, thi sĩ khuyên mùa thu đừng tiếc mấy bài ca mùa hạ đã qua, mà hãy lắng nghe tiếng nhạc riêng của mùa thu. Vào lúc hoàng hôn, những con muỗi mát (small gnats) bay vo-ve, than vãn vì thu sắp hết, và những con cừu đã lớn rồi (full-grown lambs) kêu be-be trên đồi; tiếng dế ca, tiếng chim cổ đỏ hót trong vườn cây. Và những con chim nhạn ríu rít trên bầu trời như muốn bay về vùng ấm hơn. Nhóm chữ « lambs loud bleat » là một thí dụ về điệp âm alliteration. Cấu thức của bài thơ: Bài thơ viết làm ba khổ (stanzas) mỗi khổ 11 câu thơ, với nhịp thơ iambic pentameter, mỗi câu 10 âm tiết, nhấn vào nhịp nhì, mỗi câu 5 metrical feet, và gieo vần như sau : bốn câu đầu đoạn một theo vần ABAB (fruitfulness, sun, bless, run). Phần hai của đoạn thơ đầu có 7 câu dài hơn và vần hơi biến đổi là CDEDCCE (trees, core, shells, more, bees, cease, cells). Phần hai của khổ thơ thứ hai và phần hai khổ thơ thứ ba gieo vần hơi khác : CDECDDE (asleep, hook, flowers, keep, brook, look, hours). Chủ đề của bài thơ là ca ngợi mùa thu với vẻ đẹp riêng của nó, cùng nói lên cái ngắn ngủi của cuộc đời và sự thay đổi của thời gian (temporality, mortality and change). Mùa thu của Keats là thời gian của khí trời ấm áp và cây cỏ vẫn còn lá, quả chín mọng, nhưng cũng ngấp nghé sự hiện diện của mùa đông, khi những con ong bay đi hút mật từ những bông hoa nở muộn (late-flowers). Lúa gặt hái đã xong, những con cừu nhỏ mới đẻ vào mùa xuân nay đã lớn (full-grown), và ở cuối bài thơ, những con chim nhạn đã tụ họp để bay đi nơi khác trước khi mùa đông tới. Thi sĩ lạc quan và yêu đời, tận hưởng cái đẹp của mùa thu ở nhà quê: quấn quanh mái rạ, trái cây chín mõm-mòm, nặng trĩu. Lời thơ không buổn bã, không háo hức, bình lặng và nhẹ nhàng... Công việc đồng áng đã xong, nhưng người đọc cũng cảm thấy sự mất mát sắp tới: tiếng ríu rít của chim nhạn, tiếng ca của dế, của muỗi vo-ve than vãn, khiến ta cảm thấy sự luân lưu của thời gian, đoạn cuối của mùa thu và những biến đổi của đời người. [Chi tiết trong phần này rút gọn từ http://www.sparknotes.com/poetry/keats/section6.html. Cũng xem thêm: Brooklyn College Website: http://academic.brooklyn.cuny.edu/english/melani/cs6/autumn.html. Và xem thêm phần Questions, trong Cleanth Brooks and Robert Penn Warren. Understanding Poetry. New York: Holt, Rinehart and Winston, 1980, pp. 109-111.] Chữ dùng trong bài thơ: Người ta thường nghĩ là mùa thu tượng trưng sự sầu thảm. Thí dụ, Paul Verlaine đã viết trong bài Chanson d’automne: « Les sanglots longs des violons de l’automne.” (Ðàn thu thổn thức giọt sầu). Phạm Duy cũng bắt đầu bài ca Mùa Thu Chết: “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo/em nhớ cho mùa thu đã chết rồi” lấy ý từ bài “L'adieu” của Apollinaire: “J’ai cueilli ce brin de bruyère/l’automne est morte souviens-t’en”. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 11 Ngược lại, Keats lạc quan hơn, cho ta hay mùa thu cũng có những hình ảnh, âm thanh, và hương vị độc đáo mà ta có thể thưởng thức. Ðoạn đầu tả mùa thu trái cây chín mọng, nặng trĩu trên mái rạ. Cũng ở đoạn đầu maturing sun=mặt trời già dặn. Chữ maturing chỉ một tiến trình, cũng chỉ trái cây đang được ánh nắng mặt trời làm chín thêm. Những từ ngữ của đồng quê : Thatch=rạ. Cottage : nhà tranh. Eaves, hay tiếng cổ eves chỉ chái nhà. Mossed=có bám rêu; gourd=trái bầu hay bí. O’er=viết tắt của over; o'er-brimmed=tràn đầy mật. Ðoạn 2: dòng 1: store=vựa chứa ngũ cốc . Dòng 3: granary=vựa thóc . Dòng 4: winnowing: sàng sẩy thóc (lọc lấy thóc khỏi cọng lúa bằng cách đập hay dùng sức gió.) Dòng 5: furrow=luống cầy; dòng 6: drowsed=say, buồn ngủ; hook=lưỡi hái hay liềm để gặt lúa; poppies=cây thuốc phiện có hoa đỏ rực; dòng 7: swath=một lần phạt gang của lưỡi hái hay liềm khi cắt cỏ hay gặt lúa; twined=từ chữ entwined hay twisted=cuốn vào nhau; dòng 8: gleaner=người mót lúa (nhặt lúa rớt trên ruộng); dòng 10: cider-press=máy ép táo lấy nước cốt làm rượu. -Ðoạn ba: Dòng 3: barrèd clouds=giải mây mỏng ngang chân trời; dòng 4: stubble=gốc rạ; dòng 6: sallows=dương liễu; borne aloft=gió thổi lên cao, hình ảnh mái tóc bồng bềnh của Nàng Thu; croft=trang trại nhỏ, thửa đất nhỏ có rào chung quanh. Tất cả những chữ trên dùng để tả cảnh đồng quê mùa thu bên Anh. Lại thêm vài tiếng cổ như bourn (lạch, suối nhỏ), và croft (trang trại nhỏ). Cái khéo là thi sĩ đã nhân cách hoá mùa thu để lời thơ ca tụng nàng, giọng vừa thân mật, vừa nghiêm trang hợp với một bài thơ vịnh gọi là ode. Ông lại dùng vần lạ và khít khao; cách gieo vần thay đổi, tránh nhàm chán. Cả bài không có chút nào ngụ ý luân lý, chỉ khách quan tả cảnh vật, mầu sắc, âm thanh, hương vị. Thiên nhiên hiện ra sống động: trái chín mọng, làm mái tranh nặng trĩu, những con ong vẫn lấy mật dù tổ ong tràn đầy. Ðây là một bài thơ rất khéo, mà giáo sư và phê bình gia Harold Bloom gọi là “One of the subtlest and most beautiful of all Keats odes, and as close to perfect as any shorter poem in the English Language.” (Một trong những bài thơ tinh tế nhất và diễm lệ nhất trong tất cả những bài odes của Keats). [Theo Brooklyn College Website đã dẫn ở trên. Xem thêm: John Keats: Complete Poems, edited by Jack Stillinger. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1978, 9th printing 2003, page 300.] ■ (Virginia 10/1/07; bổ chính 5/5/15--PTLệ) You Tube Videos ESL and Popular Culture. (2014, September 14). POEM ~ To Autumn by John Keats with text. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=NKXiyouz5Qc Léo Ferré . (2014, March 10). Léo Ferré. Adieu (Guillaume Apollinaire). [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=Cne87BVGbz Littérature - Livres Audio Poesis.fr. (2014, November 17). Guillaume Apollinaire - Poèmes à Lou - 10 – Adieu. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=J5v09tM73xU Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 12 Sonnet 73 của William Shakespeare Bài sonnet 73 của Shakespeare là bài tình thơ sôn-nê phần lớn học sinh trung học và sinh viên Anh Mỹ đều thuộc lòng, nhất là cách dùng ẩn dụ (metaphor) ví mấy chiếc lá vàng khô trên cành khẳng khiu như mấy con chim run rẩy vì lạnh đang đậu trên bục hát thánh ca mục nát trong giáo đường. Những hình ảnh tả mùa thu gần tàn: vài lá thu vàng còn dính trên cành khẳng khiu; ánh hoàng hôn từ từ nhạt dần ở phương tây; đêm đen bao trùm tất cả; ánh ngời của than hồng dần tàn, tất cả là hình ảnh tuổi già và những ngày cuối. Bài sonnet nổi tiếng về mùa thu này của Shakespeare được xếp hạng 4 trong 500 bài thơ tiếng Anh phổ thông nhất. Lối thơ sonnet theo kiểu Shakespeare gồm 14 câu, mỗi câu 10 âm tiết, 5 metrical feet, âm đầu nhẹ, âm thứ nhì mạnh, gọi là iambic pentameter, gieo vần ABABCDCDEFEFGG, với hai cặp câu cuối gọi là couplet số chữ bằng nhau và có vần. Sonnet LXXIII That time of year thou mayst in me behold Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 13 When yellow leaves, or none, or few, do hang Upon those boughs which shake against the cold, Bare ruin’d choirs, where late the sweet birds sang. In me thou see’st the twilight of such day As after sunset fadeth in the west, Which by and by black night doth take away, Death’s second self that seals up all in rest. In me thou see’st the glowing of such fire, That on the ashes of his youth doth lie, As the death-bed whereon it must expire, Consum’d with that which it was nourished by. This thou perceiv’st, which makes thy love more strong, To love that well which thou must leave ere long. William Shakespeare -Dịch xuôi: Hàng năm cứ vào mùa này, khi em nhìn ta, khi vài chiếc lá vàng, hay không còn lá nào dính trên cành, run rẩy vì lạnh, như chỗ hát thánh ca trong giáo đường trơ trọi và mục nát mà những con chim có giọng ngọt ngào mới đây hót. Nơi ta thấy ánh hoàng hôn hôm ấy sau khi mặt trời đã nhạt mầu ở phương Tây, dần dần bị bóng đêm dập tắt đi—hình ảnh của cái chết gắn kín tất cả trong giấc ngủ. Nơi ta, em thấy ánh ngời của than hồng, tro tàn của tuổi xuân, đang lụi dần như trên giường người chết, bị lửa đốt hết mà lửa làm than hồng lên và thổi thêm sức sống cho than. Thấy cảnh như vậy, em sẽ yêu ta hơn và quí tình ta hơn mà chẳng bao lâu nữa em phải giã từ. -Bản dịch 1: “Mùa này hằng năm” Nhìn ta em thấy hằng năm, Khi vài lá úa tên cành cô đơn. Gió rung lá khẳng khiu buồn, Thánh ca chim hót giáo đường mới đây. Nhìn ta em thấy phương tây, Mầu chiều bảng lảng đêm dầy cuốn đi. Bóng đêm thần chết phủ vi, Trong ta ánh lửa xuân thì tàn tro. Nguội trên manh chiếu xác khô, Lửa nuôi than sống trước giờ lụi tiêu. Cùng ta cho trọn thương yêu, Cho thêm khắng khít trước chiều chia phôi. (Phạm Trọng Lệ dịch, Virginia 4/1/1993) Bản dịch 2: Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 “Mùa ấy trong năm” Người hãy nhớ trong năm mùa đang đến Khi lá vàng còn mắc vướng cành thô Gió lạnh về run rẩy nhánh cây khô Ðôi chim lẻ hợp ca bài hát muộn. Trong tôi, bóng ngày đi vừa buông xuống Ánh hoàng hôn dần nhạt phía Tây phương Ðêm từng đêm nghe đen tối thê lương Về đóng kín liệm đời trong hoang mộng Trong tôi, ngọn lửa hồng còn rực nóng Trên tro tàn tuổi trẻ đã đi qua Giường lâm chung khi hơi thở buông ra Lửa thiêu đốt sức sinh tồn đã kiệt. Người thấy chăng, tình yêu càng mãnh liệt Yêu nồng nàn từ biệt chẳng còn xa. (Bản dịch của David Lý Lãng Nhân Madison, AL March 2005). (Nguồn: Firmament, Thế Hữu Văn Ðàn, Vol.1, No.3, Oct. 2008, p. 157) Bản dịch 3: “Giờ Này Hàng Năm” Giờ này hàng năm nàng thấy ta Khi cây xơ xác, gió lạnh qua Giáo đường bục cũ chim đua hót Nay đà hoang phế trụi trơ ra. Nàng thấy nơi ta bóng hoàng hôn Ngày đó phương Tây ngả sắc buồn Ðể dần phai lạt cùng đêm tối Yên giấc đời theo bóng tử thần. Nàng thấy nơi ta ánh lửa nồng Hấp hối trong tro tuổi thanh xuân Trên giường tử biệt than tàn lụi Lửa đỏ ngày xưa thổi than hồng. Nàng thấy chăng nàng những cảnh trên Khiến tình nàng mãnh liệt thêm lên Yêu ta hơn nhé! Yêu say đắm! 14 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 15 Kìa bóng biệt ly đã kề bên. (Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ, 2001) ■ (Viết xong tại Virginia 4/1/1993; bổ chính 7/22/2015—PTLệ) Phååm Tr Tr††ng L LŒŒ Ph http://boomersreinvented.com/wp-content/uploads/2015/03/shutterstock_1143857321.jpg YouTube Videos Anne Nordhaus-Bike, (2011, November 9). Sonnet 73 by William Shakespeare. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=pXIuNqoAquo bernardshakespeare.(2009, May 9). Sonnet no 73: By William Shakespeare[Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=Ww8FYhCYC-0 Donetsu Productions. (2012, February 8). Shakespeare's Sonnet 73. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=iLyUaFpvGWg Metatron. (2014, September 19). William Shakespeare - Sonnet 73 - That Time Of Year - Poetry Reading. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=A2ar_d3Szug WolfregensConstanze . (2012, December 5). Shakespeares Sonett 73 - Rezitation zu Mozarts Klarinettenkonzert in A Major (KV 622: Adagio). [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=ioAdq28mUjI Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 16 Du LÎch Italy: Vatican Sóng ViŒt ñàm Giang biên soån Thành phố Vatican nằm trong thành phố Rome. Phần bài viết này chỉ nói về Vatican. Vatican Vatican, một bang hay thành phố hoàn toàn riêng biệt nằm trong thành phố Rome, là quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới. Diện tích cả nước là .17 sq mi hay .44 sq km, nằm trên vùng đất cao. Vatican tọa lạc phía tây bắc Rome, thủ đô của Ý, và được bao bọc bởi hệ thống tường thành cao kiên cố được xây từ năm 800, cùng có camera an ninh rải kín. Dân số cỡ dưới 1,000 người. Năm 1929, chính phủ Italy đã ký với Giáo hoàng điều ước Ratlam, thừa nhận Vatican là một quốc gia có chủ quyền. Tuy diện tích nhỏ nhưng bộ máy hành chánh của Vatican rất hoàn hảo, có quân đội bảo vệ do Thụy Sĩ tổ chức, có hệ thống bưu chính và ngân hàng riêng. Tem do Vatican phát hành có thể lưu hành và sử dụng tại Italy. Tuy nhiên, Vatican không có các ngành công nghiệp, cũng như không có khách sạn, nhà hàng, nhà hát, hay trường học; khí đốt, điện, nước và các mặt hàng tiêu dùng đều do quốc gia Italy cung cấp. Bản đồ Vatican Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 17 Swiss guards Tài liệu cho biết, bên trong tường thành gồm 61 công trình kiến trúc từ nhà thờ, nhà nguyện, cung điện, thư viện, ngân hàng, bưu điện, toà nhà chính quyền, trung tâm truyền thông, đường phố, công viên, các đài phun nước và sân bay trực thăng. Hầu hết các mái vòm, toà tháp, hành lang, nhà nguyện với trần nhà và tường đều được tô điểm bằng các bức hoạ, tác phẩm điêu khắc. Sau khi Đức Giáo Hoàng John Paul II chết vào ngày 2 April 2005, thì vào ngày 19 April, 2005, Hồng Y Giáo chủ người Đức Joseph Ratzinger được chọn làm Đức giáo Hoàng mới với tên Giáo Hoàng là Benedict XVI. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI từ chức ngày 28, February, năm 2013, và ngày 13 March 2013, Hồng Y Giáo chủ Francis lên nối chức. Những địa điểm được biết đến trong quốc gia Vatican đáng kể nhất là công trường thánh Peter (St. Peter’s Square), Đại Giáo đường thánh Peter (St. Peter’s Basilica), Cung điện Vatican, Viện bảo tàng Vatican. Bức tường Vatican là ranh giới với Rome, Italy. Viện Bảo tàng Vatican (Musei Vaticani) Cửa vào Viện Bảo tàng Vatican Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 18 Có thể nói Musei Vaticani là kho tàng tồn trữ nghệ thuật dồi dào nhất trên thế giới. Nhà nguyện Sistine với tác phẩm của nhiều họa sĩ, điêu khắc tên tuổi, như Bernini, Sandro Botticelli và nhất là tác phẩm của Michelangelo và bốn phòng tranh vẽ trên tường (frescos) của Raphael cùng với những nghệ thuật đẹp nhất thuộc Roman, Etruscan, Greek, Egyptian, Assyrian đều hiện diện ở đây. Với cả ngàn phòng để thăm viếng thì trọn hai ngày cũng chưa đủ, tuy nhiên có bản đồ hướng dẫn theo màu để thăm viếng những phòng chính. Những phòng/nhà bảo tàng này nằm ngay cạnh Đại Giáo đường St. Peter. Fountain of Pigna (Pine cone) with two peacocks The Sphere Within Sphere in Pigna courtyard Viện bảo tàng Vatican nằm ở phía bắc Đại Giáo đường Peter, là bảo tàng lâu đời và nổi tiếng trên thế giới, với diện tích 55.000 m2. Bảo tàng là một phần của Dinh Vatican (Vatican Palace), nơi cư ngụ của Đức Giáo Hoàng từ năm 1377, bảo tàng có ước chừng 1,400 phòng, gồm 12 nhà trưng bày và 5 dãy hành lang, được gọi là “Phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng Vatican”. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 19 Các phòng trưng bày nghệ thuật. Bảo tàng Vatican. Bảo tàng Gregorian-Etruscan chứa những cổ vật từ thế kỷ thứ 9 đến 1 trước Công nguyên. Bảo tàng Chiaramonti trưng bày khoảng một ngàn tác phẩm điêu khắc, chạm khắc Hy Lạp - La Mã, cùng nhiều bức tượng Ai Cập do Augustus đưa về Rome. Tượng Hecules nhìn từ phòng Chữ Thập Hy-lạp Tượng Artemis trong phòng Candelabra Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 20 Phòng Candelabra Bảo tàng Pio Clementino. Do Đức Giáo hoàng Clement XIV (1769-1774) và Pius VI (1775-1799) tài trợ, với rất nhiều phòng sưu tầm theo mọi chủ đề. Tại phòng thú vật tập trung các cổ vật với nhiều loại đá khác nhau đôi khi có màu đá gần giống như màu da lông thú. Đặc điểm là có tượng Laocoon nổi tiếng, xuất xứ từ Tòa nhà Vàng của Nero, tượng Thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp với vẻ đẹp cổ điển lý tưởng (thường gọi là tượng Apollo Belvedere, và bức tượng Thân người Belvedere/Belvedere Torso có nhiều ảnh hưởng tới đến khuynh hướng điêu khắc của Michelangelo sau này. Laocoon và hai con trai. Đây là nhóm tượng bằng cẩm thạch, phiên bản của bản chính bằng đồng của 1 điêu khắc gia Hy Lạp làm năm 140 TrCN. Nhóm tượng lớn cỡ người thật, được ba thợ điêu khắc tên Agesander, Polydorus, và Athenodorus, người thành Rhodes khắc họa cảnh một thầy tu của thành Troy có tên là Laocoon cùng hai con trai của ông - Antiphantes và Thymbraeus- bị bóp nghẹt bởi rắn biển của thần biển Neptune. Chuyện tích kể là khi nhìn thấy con ngựa gỗ trước cửa thành, dân chúng Troy hò reo kéo ngựa vào thành. Chỉ có Laocoon là nhận ra âm mưu của Ulyses, phóng ngọn lao của ông vào hông ngựa làm vang lên tiếng leng keng của vũ khí giáp trụ quân Hy Lạp nấp bên trong. Nhưng dân chúng đã bị Athena làm mù quáng, không nghe lời ông. Để trừ khử ông, thần Athena sai 2 con rắn thần từ dưới biển lên quấn chết cả ông lẫn 2 đứa con. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 21 Laocoon và hai con trai. Hình hiện tại và hình cũ trước năm 1957 Nhóm tượng Laocoon được đào thấy ở Rome vào năm 1506 và được đặt ở Vatican từ ngày đó đến giờ. Người ta đã tìm thấy nhóm tượng này ngày 13/1/1506 trong di tích Domus Aurea (Dinh thự Vàng) của hòang đế Nero. Nhóm tượng được làm từ 4 khối đá cẩm thạch ghép lại, mô tả sự chống cự tuyệt vọng của 3 cha con khi bị rắn thần quấn chết. Từ gương mặt, cử động của thân người đến sự căng cứng của các cơ bắp, tất cả đều rất hòa hợp, mẫu mực. Khi được phát hiện, phần tay phải của Laocoon bị mất (kể cả một cánh tay của cả hai người con). Đã có nhiều tranh cãi giữa các nghệ sĩ, điêu khắc gia xem tư thế của cánh tay phải của Lacoon sẽ như thế nào. Michelangelo khi đó cho rằng cánh tay phải sẽ gập lại (như sau này người ta tìm thấy). Các nghệ sĩ khác thì cho rằng nó phải kéo dài ra (như hình chụp). Giáo hoàng khi đó mới thành lập hội đồng nghệ thuật để quyết định và chỉ định Raphael làm trọng tài. Cuối cùng đồ án tay phải giơ lên cao được chọn, cánh tay mới được gắn vào và trưng bày từ năm 1540. Vào năm 1906 một nhà khảo cổ học đã tìm thấy phần cánh tay bị mất của 1 bức tượng (tượng người cha) và gửi đến Vatican. Và hơn 50 năm sau đó mãi tới năm 1957, Vatican mới quyết định đó chính là 1 phần Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 22 tay phải của Laocoon và gỡ phần tay đắp thêm trước đây ra vào năm 1957. Và rồi sau đó phần tay của hai người con đã gắn vào cũng đã được gỡ bỏ vào những năm 1980s. Belvedere Torso. Belvedere Torso. Thân mình Belvedere. 2012 1968 Belvedere Torso được tìm thấy ở Roma trong thời Phục hưng và người ta cho rằng tượng này đã truyền cảm hứng cho danh họa Michelangelo tạo nên hình ảnh Adam trong bức tranh tường The Creation of Man ở nhà nguyện Sistine. Thân mình Belvedere là một mảnh điêu khắc thân mình một người đàn ông, chiều cao toàn điêu khắc 1.59m (5 ft 25/8 inches). Tác phẩm có chữ ký đề tên một nhà điêu khắc người thành Athens là Apollonius, và đã từ lâu được xem như là có từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên. Nhưng hiện nay đã được cho rằng đây là một bản sao mà Apollonius đã sao chép lại từ tác phẩm điêu khắc có từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Bức tượng mô tả một người đàn ông ngồi trên bộ da của một động vật. Nhân vật được mô tả trong bức tượng này hiện vẫn còn là nghi vấn. Một số chuyên gia cho rằng đây là chân dung của Hercules hay một số nhân vật thần thoại khác. Tương truyền rằng, Michelangelo ngưỡng mộ bức tượng này đến mức ông đã từ chối lời đề nghị của Giáo hoàng Julius II, hoàn thiện tác phẩm điêu khắc bằng cách gắn tay, chân và gương mặt cho bức tượng. Michelangelo cho rằng bức tượng quá đẹp và không nên thay đổi. Belvedere Torso hiện là một trong số ít tác phẩm điêu khắc cổ đại vẫn được giữ nguyên vẹn như từ khi khám phá ra. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 23 Apollo Belvedere Apollo Belvedere có thể là bản sao một điêu khắc từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Với phong cách quý phái và hình dạng đẹp, tượng Apollo Belvedere đã được gắn thêm vào phần cánh tay ngoài cho mường tượng là thần vừa bắn cung xong. Apollo Belvedere (2012) Vatican Museums 1968 Căn phòng Rafael. Năm 1508, Giáo hoàng Julius II Della Rovere giao cho Rafael Sanzio (khi ấy mới có 25 tuổi, được Bramante giới thiệu) vẽ những bức tranh trên tường trong 4 gian phòng của mình ở tầng trên cùng. Kích thước 3 căn phòng của Giáo hoàng khá nhỏ, căn thứ tư thì lớn hơn nhiều. Người ta hay gọi chung tất cả là "Căn phòng Rafael" (Raphael's Stanze). Phòng triển lãm tranh Vatican: Giáo hoàng Pius XI ra lệnh xây dựng nhà triển lãm này vào năm 1932 để trưng bày bộ sưu tập của Vatican có từ năm 1800, dưới thời Giáo hoàng Pius VI. Tại đây, ta có thể tìm thấy những tác phẩm xuất sắc nhất của Giotto, Cimabue, Beato Angelico, Melozzo da Forli, Perugino, Titian, Domenichino, Caravaggio, Rafael và Leonardo da Vinci. Ngoài ra, còn có gian giành riêng cho Nghệ thuật Hiện đại. Bài viết này theo lộ trình hướng dẫn của đoàn du lịch do người chủ đoàn và người hướng dẫn địa phương đảm nhiệm và cũng coi như là một lộ trình mà hầu hết các đoàn du lịch đều theo. Đi theo đoàn có cái lợi là họ lo cho tất cả và chúng ta không phải sắp hàng dài cả giờ để chờ mua vé, hay có vé rồi vẫn phải sắp hàng chờ lâu. Lộ trình tóm tắt như sau. Qua cửa vào, đi thang lên tầng một nơi có sân thượng nhìn ra sân trong Pigna và Belvedere; đi qua phòng Chiaramonti với thần La-mã; rồi đi thang lên lầu hai đến bảo tàng Pio-Clementino với sân tám cạnh có nhiều bồn tắm cổ và nhưng vách lõm chứa tượng Apollo Belvedere và Laocoon; qua phòng Tượng; rồi phòng nhà Thơ có Belvedere Torso; rồi phòng Tròn có chậu cẩm thạch đỏ vĩ đại đường kính Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 24 13m, chung quanh phòng Tròn là 9 tượng trong hốc lõm đặc biệt có tượng thần Hercules mạ đồng màu vàng. Qua phòng Tròn là phòng Chữ Thập Hy-lạp với hai cỗ quan tài lớn của Nữ hoàng hiển Thánh Helena và con gái Constantina, cửa có tượng Ai-cập, chính giữa phòng là mosaic Athena. Sau đó là một hành lang dài phòng Thảm, phòng bản đồ Ý, phòng Raphael và rồi đến nhà nguyện Sistine. Nhà nguyện Sistine (Cappella Sistina). Nhà nguyện Sistine dài 40.9m và rộng 14m. Trần cao 13.4m ở từ sàn tầng chính của nhà nguyện. Mái vòm thì phức tạp và có lẽ khi đuợc xây dựng đã không có mục đích để đáp ứng những tranh hoàng bích họa. Tường chia làm ba tầng với 6 cửa sổ ở trên cao nhất. Giữa các cửa sổ là những phần thòng xuống (pendentives) để chịu đựng trần nhà vòm. Giữa các pendentives này có những khung tam giác gắn vào vòm trần trên những cửa sổ. Nhà nguyện Sistine, đặt tên theo Giáo Hoàng Sixtus IV, được tài trợ bởi Đức Giáo Hoàng Julius II, và được dựng lên vào cỡ giữa năm 1473 đến 1481, là nhà thờ nhỏ của các Giáo hoàng. Nhà thờ này nổi tiếng vì bức họa “Sự phán xét cuối cùng” (The Last Judgement) của Michelangelo. Hành lang bản đồ và hành lang với những bức tranh tường của một số họa sĩ như Pietro Perugino, Sandro Botticelli, Domenico Ghirlandaio miêu tả cuộc đời của Moses và Jesus, dẫn đến phòng có bức tranh “Sự phán xét cuối cùng” của Michelangelo, tác phẩm trên trần của Michelangelo. Hành lang bản đồ nước Ý Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 25 Toàn bộ tranh trên trần Sistine Chapel (hình từ trang Vatican) Trần Sistine Chapel (1508-1512) là công trình vĩ đại của Michelangelo Buonarotti. Bức “Sáng thế kỷ” có diện tích 300 m2, được ghép từ 9 bức tranh với nội dung miêu tả lại những câu chuyện trong Kinh thánh. Trong bức tranh có hơn 300 nhân vật với đường nét sắc sảo, dáng vẻ sống động có thần. Michelangelo đã mất 4 năm để vẽ bức tranh này. Trên những khung vòm vươn lên giữa năm cửa sổ ở mỗi bên nguyện đường là hình ảnh các tiên tri Cựu Ước, nhữg người đã nói với dân Do Thái về Đấng Cứu Thế sẽ đến, xen kẽ với hình ảnh các nữ tiên tri ngoại giáo, những kẻ theo truyền tụng cổ xưa đã tiên báo cho người ngoại đạo biết sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Michelangelo đã vẽ họ ngồi đắm mình trong suy tư, đọc, viết, tranh luận, hay như đang lắng nghe một tiếng nói từ nội tâm. Giữa những nhân vật này, ngay giữa vòm trần, ông vẽ câu chuyện Sáng Thế kỷ và truyện Noah. Chen giữa những câu chuyện này bằng rất nhiều hình ảnh khác, mang những câu chuyện khác. Bố cục có hơn 300 nhân vật và có chín tình tiết trung tâm từ Sách Khải huyền , được chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất là Sự sáng tạo Thế giới Thiên đàng và Trái đất của Chúa; nhóm thứ hai là Chúa tạo ra người đàn ông và đàn bà đầu tiên Adam và Eve và sự mất ân huệ của Chúa do bất tuân lệnh nên bị đuổi ra khỏi vườn Eden; và cuối cùng, nhóm thứ ba là sự cầu khẩn của Loài người và đặc biệt là của gia đình Noah. Những hình này không tuyệt đối theo thứ tự thời gian. Trên các vòm tam giác đỡ mái được vẽ mười hai người đàn ông và phụ nữ đã tiên đoán sự xuất hiện của Chúa Jesus. Họ gồm bảy nhà tiên tri Israel và năm phụ nữ tiên tri của Thế giới Cổ đại. Trong số những bức hoạ nổi tiếng nhất trên trần có Chúa tạo ra Adam, Adam và Eve trong Vườn địa đàng, Đại hồng thủy, nhà tiên tri Isaiah và Bà đồng Cumaean. Quanh các cửa sổ được vẽ các tổ tiên của Chúa Jesus. Bức họa The Creation of Adam là bức họa nổi tiếng nhất thế giới trong lịch sử hội họa cho thấy một hình ảnh thánh tượng Bàn tay của Chúa (Hand of God) mang đến sự sống cho Adam. Bản thân Chúa bay trong không gian, được đỡ nâng bởi các Thiên Thần, đang chuyển dần lại gần Adam đang ngồi trên trái đất, từ một phía khác, mình quấn một tấm áo choàng rộng bung ra như một cánh buồm trong gió. Lúc Chúa đưa bàn tay ra, dù không chạm vào ngón tay của Adam, ta như thấy con người đầu tiên trỗi dậy, như từ trong một giấc ngủ và nhìn vào khuôn mặt chan chứa tình yêu thương của Đấng Tạo hóa. Cách Michelangelo sắp xếp để cái “chạm tay” Thần thánh trở thành trung tâm và điểm hội tụ của bức tranh, và cách ông làm ta nhận ra sự toàn năng qua vẻ nhàn hạ và uy lực Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 26 của cử chỉ sáng tạo này thật tuyệt vời trong nghệ thuật hội họa. Chín cảnh miêu tả chuyện Sáng Thế Kỷ trong Thánh kinh (Book of Genesis) bắt đầu từ bàn thờ hướng ra cửa chính gồm: The Separation of Light and Darkness , The Creation of the Sun, Moon and Earth, The Separation of Land and Water, The Creation of Adam, The Creation of Eve, The Temptation and Expulsion, The Sacrifice of Noah, The Great Flood, The Drunkenness of Noah. Con Rắn Đồng. The Brazen Serpent. Trong một khung tam giác góc ngay trên bàn thờ là một cảnh mang tên “Con rắn bằng đồng”. [Trích trong bài viết Những biểu tượng của ngành Y do Trịnh Nguyễn Đàm Giang biên soạn: Biểu tượng con rắn bằng đồng có tên Nehushtan đã được nhắc đến trong Thánh kinh. Trong Bộ sách những con số (số 21:6) của Thánh kinh có viết rằng người Do thái (Israelites) than phiền với Moses và Chúa về hoàn cảnh tuyệt vọng của họ (Tại sao ngài lại mang chúng tôi...để chết trong trong hoang dã? Vì chẳng có thức ăn và nước uống...."(21:5). Sự than phiền này làm Chúa nổi giận nên sai rắn hung dữ tấn công người Do thái. Nhiều người chết quá làm người Do thái phải chạy đến Moses và cầu khẩn Chúa tha tội cho họ. Chúa nguôi giận, bèn sai Moses làm một cây gậy có một con rắn bằng đồng cuốn quanh. Những người nào đã bị rắn cắn chỉ cần nhìn vào cây gậy này là tự nhiên khỏi bệnh. Có thể cũng vì lý do này mà Nehushtan đã mang ảnh hưởng đến cho cây gậy Asclepius và được dùng sau đó như một biểu tượng cho y khoa và ngành y. Năm 1508, dưới sự tài trợ của Pope Julius II, Michelangelo Buonarroti đã vẽ trên trần toà Sistine Chapel một cảnh minh họa thiên tai rắn với dân Do thái và sự thành hình của rắn bằng đồng.] Firmament Rắn đồng Volume 8, No. 3, October 2015 27 Nữ tiên tri người Cumaen Bà tiên tri người Cumaean. The Cumaean Sibyl. Bà đã chỉ dẫn cho Aeneas, trong hành trình xuống thế giới dưới đất để thăm cha. Michelangelo vẽ nhà tiên tri nữ này có khuôn mặt cằn cỗi, già nua, có thân hình thật to lớn, có cánh tay trái thật rắn chắc (tượng trưng cho lòng tin tuyệt đối vào sự khôn ngoan và sức mạnh của Giáo hội Cơ đốc La mã). Bà có hai cuốn sách Cựu và Tân Ước. Nhà tiên tri cúi đầu đọc một cuốn, không để ý đến cái gì khác ngoài quyển sách của mình. Một người theo bà cầm cuốn thứ hai. Michelangelo không vẽ trang phục các nhân vật tiên tri giống như trong lời kể thần thoại. Ông chỉ quan tâm đến giá trị tượng trưng của họ - một giá trị nhân văn - những con người được soi sáng về tinh thần. Đây là tình tiết trong tác phẩm sử thi Aeneis bằng tiếng Latin của nhà thơ Virgil, sáng tác năm 29-19 TCN, kể về cuộc phiêu lưu của Aeneas, một người thành Troy, trong hành trình đến Ý, nơi ông trở thành tổ tiên của người Roma. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 28 Và sau cùng là bức “Sự phán xét cuối cùng” được vẽ trong 6 năm, cao 20 m, rộng 10m, là bức họa lớn nhất thế giới. Trong bức họa có hơn 200 nhân vật. Michelangelo vẽ bức họa tổng hợp “Sự phán xét cuối cùng” khoảng từ năm 1536 đến 1541 do Đức Giáo Hoàng Clement VII đặt hàng, đặt trọng tâm vào hình ảnh của chúa Christ, ghi lại khi mà Sự phán xét cuối cùng được tuyên bố. Sự bình thản chịu đựng như đòi hỏi sự chú ý và làm dịu sự rối loạn đang diễn ra ở chung quanh. Bức họa bắt đầu di chuyển chậm miêu tả tất cả những nhân vật liên quan. Bên cạnh Đức Chúa với thân hình đầy đặn như của một người trên trái đất, đứng uy nghiêm dang tay phải lên cao như đang suy nghĩ để ra phán xét cuối cùng, là đức mẹ Virgin hòa hợp trong vị thế ngồi nghiêng đầu nhìn xuống trong tình trạng như đầu hàng với hai cánh tay khép lại bên mình. Những vị thánh và những người được lựa chọn để lên Thiên đường, được vẽ chung quanh Chúa và Đức mẹ, cũng đang lo âu chờ đợi lời phán quyết. Vài vị thánh có thể nhận được ra ngay như thánh Peter với hai chìa khoá, thánh Laurence với giá sắt (gridiron), St Bartholomew với da của chính ông trong tay trái mà từ trước đến giờ đã được giải thích là chân dung tự vẽ của chính Michelangelo (Michelangelo ví mình như tấm da người bị lột, một con người bị vắt kiệt sức lực), St Catherine of Alexandria với cogwheel, và St Sebastian đang quỳ gối cầm cung. Ở chính giữa phần dưới là thiên thần của Apocalypse đang đánh thức người chết bằng tiếng còi. Ở bên trái là những thân người đang trổi dậy khi thân họ đang đi vào thiên đàng (Resurrection of the flesh), bên phải có thiên thần và quỷ đang tranh đấu để mang người chịu hình phạt vào điạ ngục. Ở phía bên phải tận cùng của bức họa trên tường vĩ đại này có hai nhân vật không thuộc kinh sử, đó là Charon của Dante đang trên thuyền với mái chèo và quỷ dẫn những người chịu hình phạt đến trước Minos quan tòa của thế giới dưới mặt đất có thân với rắn cuốn chung quanh. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 29 Sự khỏa thân trong bức họa của Michelangelo đã làm nhiều chức sắc đương thời khó chịu (Hồng Y Giáo Chủ Carafa),và nhất là vị chủ lễ của Đức Giáo Hoàng (Biagio De Cesena), và ông đã đòi bỏ bức tường này ra khỏi Sistine Chapel. Để tỏ sự bất bình, Michelangelo đã vẽ Minos có khuôn mặt tựa như Cesena. Sau khi Michelangelo qua đời, bộ phận sinh dục nam sau đó được vẽ che đi qua tài của họa sĩ Daniele Da Volterra. Cũng vì việc làm này mà Volterra đuợc gán cho cái tên Braghettone “họa sĩ vẽ đai quần” (breeches-painter). Hiện nay bức họa này đã được tu bổ, sửa chữa, để mang lại màu sắc trong sáng nguyên thủy của ban đầu, trừ một góc trên cùng bên phải, được giữ lại mọi người so sánh. Những hình ảnh khỏa thân ban đầu sau một thời gian bị che đậy nay phần lớn cũng đã được lấy bỏ đi để mang lại nguyên thủy như Michelangelo vẽ. Căn phòng nhỏ phía sau phòng hình có một cánh cửa chứa lò đốt và một hệ thống ống dẫn khói ra ngoài. Đó là nơi để toà thánh chính thức thông báo khi bầu Đức Giáo Hoàng mới. Khi bầu được thì họ sẽ đốt cho khói trắng tỏa ra báo tin cả thành phố là đã chọn được Đức Giáo Hoàng mới, nếu khói đen bốc ra thì có nghĩa là chưa có sự thống nhất ý kiến và cần phải bầu lại. Vài sự kiện về nhà nguyện Sistine. Nhà nguyện Sistine mang tên người đã tài trợ /đặt làm là Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Sixtus IV. Chữ Sixtus viết tiếng Ý là Sisto. Nhà nguyện Sistine bề ngoài trông rất bình thường chỉ giống như là một khối hình chữ nhật lớn bằng gạch không trang trí gì hết. Nó không có cửa lớn riêng để vào mà chỉ có những lối vào qua những cánh cửa của Dinh Đức Giáo Hoàng Mặc dù Nhà nguyện Sistine nổi tiếng với những bức họa (frescos) vẽ trên tường, trên trần nhà của Micelangelo, nhưng trước đó cũng đã có frescos rất nổi tiếng của Botticelli vẽ dọc theo hai bức tường của hành lang dài của nhà nguyện: một bên kể chuyện gia đình Moses, một bên kể chuyện về Chúa. ĐGH bảo trợ tài chính cho Michelangelo năm 1508 là Julius II, cháu (nephew) của Sixtus IV. Chữ Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 30 nephew của Anh ngữ lấy từ chữ nipote của Ý có nghĩa là “ cháu” hiểu theo nghĩa lạm quyền của giáo hoàng để thiên vị người trong gia đình. Ngày xưa, thường thì chữ “cháu” của ĐGH được hiểu là con trai của họ. Những phòng ngoài cho phép chụp hình, riêng phòng nhà nguyện Sistine thì tuyệt đối không đuợc chụp hình, không đuợc ăn uống và tuyệt đối phải im lặng. Rời Nhà nguyện Sistine qua một cầu thang xoáy rất đẹp của Giuseppe Momo (rập theo thang xoáy của Bramante dành riêng cho Đức Giáo Hoàng ở cạnh Dinh Giáo Hoàng), chúng ta sẽ ra cổng dẫn sang Đại Thánh Đường St. Peter. ■ Thang xoáy của Momo Đại Thánh đường St. Peter (còn tiếp...) Sóng ViŒ ViŒt ñàm Giang Biblography National Geographic. (2009, March 16). Inside the Vatican. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=Svaxr4erV_Q Una Voce Miami. (2012, November 4). The Vatican. See of the Christ's Church. [Video file]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=FD_dp9oaVC8 Vatican City State. (2007). State and Government. Retrieved from http://www.vaticanstate.va/content/vaticanstate/en.html Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 31 Væn H†c ViŒt Qua Anh Ng» ñàm Trung Pháp BÀ TRƯNG QUÊ Ở CHÂU PHONG (LÊ NGÔ CÁT & PHẠM ĐÌNH TOÁI) HAI BÀ TRƯNG DỰNG NỀN ĐỘC LẬP Bà Trưng quê ở châu Phong Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên. Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân, Ngàn Tây nổi áng phong trần, Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên. Hồng quần nhẹ bức chinh yên, Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành. Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. Ba thu gánh vác sơn hà, Một là báo phục, hai là bá vương. Uy danh động đến Bắc phương, Hán sai Mã Viện lên đường tiến công. Hồ Tây đua sức vẫy vùng, Nữ nhi chống với anh hùng được nao? Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo, Chị em thất thế cũng liều với sông. Phục Ba mới dựng cột đồng, Ải quan truyền dấu biên công cõi ngoài. Trưng Vương vắng mặt còn ai? Đi về thay đổi mặc người Hán quan. [Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca] oOo Vietnam’s revered heroines Trưng Trắc and Trưng Nhị were sisters, who in the year 40 recruited thousands of followers who helped them rout the greedy and cruel Chinese governor Su Ding (Tô Định), who had killed Trưng Trắc’s husband Thi Sách. Su Ding’s cowardly escape to China marked the end of Vietnam’s first Chinese occupation, which had lasted 150 years [1]. Trưng Trắc became the reigning queen of Vietnam until the year 43, when she and her younger sister were defeated by the Chinese marshal Ma Yuan (Mã Viện) and subsequently killed themselves by jumping into a river. Since their deaths almost two thousand years ago, they have been reverently commemorated as the nation’s paragons of heroism on their death anniversary (the sixth day of the second month of the lunar year). Shrines in their honor exist in many places, even in southern Guangdong (Quảng Đông) in China, but the two best-known ones are in Đồng Nhân village near Hà Nội and Hát Môn village in Sơn Tây province. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 32 According to the book Lĩnh Nam Chích Quái (Wonders Plucked from the Dust of Lingnan) written in the fifteenth century, the Trưng sisters were born in Mê Linh village, Phong prefecture. Their father was a Lạc lord in Giao prefecture. Trưng Trắc was a strong and brave woman who was married to Thi Sách, a resident of Diên prefecture. When the egregious Chinese governor Su Ding killed Thi Sách, Trưng Trắc and her sister Trưng Nhị started an uprising against the Chinese occupation. Supported by the people of Cửu Chân, Nhật Nam, and Hợp Phố districts, the sisters pacified sixty-five strongholds throughout Lĩnh Nam [2]. As the country’s new sovereign, Queen Trưng Trắc set up her court in Mê Linh, abolished the insidious tribute taxes imposed by the Chinese, and restored a simpler form of government reflecting traditional Vietnamese values. Su Ding escaped to China and was dismissed by the Han court, which later dispatched Ma Yuan (Mã Viện) and Liu Long (Lưu Long), two seasoned generals, to Lĩnh Nam to reclaim it. The fighting lasted for more than a year in Lạng Sơn. Outnumbered by the much more adept enemy, the Trưng sisters and their troops had to retreat to Cấm Khê, where they were defeated. As their troops dispersed, our heroines killed themselves by drowning. In the thirteenth century, the historian Lê Văn Hưu [3] did not mince his words when he wrote about the heroic deeds of the Trưng sisters, as recorded in Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Complete Book of History of Great Viet) compiled by the historian Ngô Sĩ Liên [4] in the fifteenth century: “Trưng Trắc and Trưng Nhị were women. They gave one shout and the Cửu Chân, Nhật Nam, and Hợp Phố districts, along with sixty-five strongholds, responded to them. Their setting up the nation and proclaiming themselves as queens was as easy as turning over their hands. This shows that our land was able to establish a royal tradition. Alas, for a thousand years after this uprising, the men of our land bowed their heads, folded their arms in servitude to the Chinese. How shameful this is in comparison with the Trưng sisters!” The scholar Phạm Huy Thông [5] in his 1975 article on a new synthesis of Vietnamese history inspired by recent archeological discoveries, published in Học tập 21 (237), pointed out that (a) the destruction of the ancient Viet civilization by the Chinese victors after the Trưng sisters’ short-lived era was a “death that did not become death,” and that (b) “though oppressed by a foreign country for a thousand years, the will that “we are we” among our people was not something that could be shaken loose.” Reflecting on scholar Pham’s astute thinking, Taylor (1983, p. 339) cogently summarized how contemporary Vietnamese evaluate the Trưng sisters: “It implies that if the Trung sisters had not resisted, there would be no Vietnamese nation today, that the uprising of A.D. 40 effectively ‘froze’ the Dong-son heritage [6] in a moment of historic courage, insuring that it would not degenerate and invite the scorn of later generations. The Trung sisters were the last of the pre-Chinese popular leaders; their deeds echoed across the centuries of Chinese rule, calling the Vietnamese back to an ancient inheritance.” THE TRƯNG SISTERS ESTABLISHED INDEPENDENCE Lady Trưng hailed from Phong prefecture. Enraged by a greedy tyrant and determined to avenge her husband, she and her younger sister, who shared a solemn oath, raised the lady-general flag asserting their command [7]. From the west surged wind and dust, troops and horses thundered toward Long Biên. On horseback, the ladies agilely deployed their soldiers, quickly routing Su Dinh and flattening his fortress. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 33 Mê Linh was to become their capital, and Lĩnh Nam was where they held their own court. For three years they served the country, having both taken vengeance and ascended the throne. Their heroic reputation reached the north causing the Han court to dispatch Ma Yuan to topple them. In Hồ Tây the two sides battled, but how could women match seasoned male warriors? Held at bay in Cấm Khê, the defeated sisters drowned themselves in a river. The Wave-Calming general [8] erected a bronze pillar [9] to mark the southernmost border of his country. With Queen Trưng gone, who could be counted on? A Han mandarin would be free to rule the land. [Đại Nam’s National History Explained in Verse] ■ ANNOTATIONS [1] Vietnam was under Chinese rule four times, totaling 1,007 years. The first time lasting 150 years (111 BC – 39 AD) was ended by Queen Trưng Trắc. The second time lasting 501 years (43 – 544) was ended by Lý Nam Đế. The third time lasting 336 years (603 – 939) was ended by Ngô Quyền, and the fourth time lasting 20 years (1407 – 1427) was ended by Lê Lợi. [2] Lĩnh Nam (Lingnan) literally means “south of the mountain range” and is an ancient Chinese name for the area that covered China’s Guangdong (Quảng Đông), Guangxi (Quảng Tây) and northern Vietnam. [3] Lê Văn Hưu was Vietnam’s first historian. At the request of King Trần Thái Tôn, he became the chief compiler of the 30-volume History of Great Viet (Đại Việt Sử Ký) which was completed in 1272. [4] Ngô Sĩ Liên was asked by King Lê Thánh Tôn to compile the 15-volume Complete Book of History of Great Viet (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) which was completed in 1479. [5] The French-educated archeologist Phạm Huy Thông (1916-1988) was also a noted poet and educator. He directed the Institute of Archeology in Hanoi from 1967 to 1988. [6] The Đông Sơn culture flourished during the Bronze Age in Vietnam, when the first Vietnamese kingdoms named Văn Lang and Âu Lạc existed. Also known as Lạc Việt, the Đông Sơn people were good at growing rice, raising buffaloes and pigs, fishing, and sailing. They were also skilled bronze casters whose amazing works included the famous Đông Sơn and Ngọc Lũ drums. [7] The image of two brave young women on top of elephants leading the troops and raising swords and flags of command is such a sublime icon of heroism! [8] Wave-Calming is the translation of the honorific title Fu Bo (Phục Ba) that was bestowed upon marshal Ma Yuan when he was dispatched to battle the Trưng sisters. [9] Before Ma Yuan returned to China, he had a bronze pillar erected to mark the southernmost border of China. On the pillar was engraved this haughty warning: “If this pillar breaks, Giao Chỉ will perish.” Giao Chỉ was the name of Vietnam at that time. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 34 REFERENCES Hoàng Thúc Trâm (1941). Dâng hương Miếu Hát. Hanoi: Tri Tân. Hoàng Xuân Hãn (1956). Đại Nam quốc sử diễn ca. Saigon: Trường Thi. Taylor, Keith Weller (1983). The birth of Vietnam. Berkeley and Los Angeles: University of California Press. Trần Thế Pháp (Lê Hữu Mục dịch, 1982). Lĩnh Nam chích quái. Hoa Kỳ: NXB Trăm Việt. Trần Trọng Kim (1971). Việt Nam sử lược. Saigon: Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 35 A Lost Art By David Lš Lãng Nhân In 1962, while attending the Army Ordnance School in Aberdeen Proving Ground, Maryland, I suffered chronic heartburn. The military doctor who examined me said, “No, this is not an ulcer. Your problem is common among students at final exam time. The elixir I will give you should calm the spasm and reduce the discomfort. And if you smoke cigarettes, you should quit. Or switch to the pipe.” I said: “May I ask you why switching to the pipe would be acceptable?” He answered, “ In smoking a pipe, you don’t usually inhale as you do with cigarette. Good pipe tobacco normally uses natural aged tobacco. It is not processed with a lot of chemicals and paper as cigarettes are. Therefore, pipe smoking is somewhat less harmful, and it would be a little bit easier on your stomach.” I was intrigued, and I spent several years after that investigating pipe smoking. I was amazed at what I found. First, selecting your pipe. Just a few years ago, you could visit a pipe shop in any U.S. city and select your pipe. Some pipes were imported from England, Scotland, France, or Italy and even from the Middle East or the Far East. Some of them were made out of marble and would change color with use. A lot of pipes from China or Japan were made out of seaweed stuff. They were supposed to prevent cancer, so I was told! I have also seen many pipes gorgeously sculptured out of ivory. But the common pipes were made out of briarwood. The centenary briarwood is particularly hard and almost indestructible to tobacco burning. The grain of centenary briarwood also bears a special characteristic: it has dark, round, small spots that look like the eye of the quail. And these pipes are expensive! Fig. 1. Briar pipe * Unlike cigarettes, pipes come in different sizes, shapes, and styles. Some, with expensive designs, are encrusted with rubies or special stones. Some even have a hinged metal cover over the bowl. The cover has tiny holes which let you breathe the air in, but keep the drizzle out so you can smoke on wet or windy days. And don’t forget the Turkish water pipe, which can serve several people at a time. The Vietnamese traditional pipe is a small version of the Turkish pipe; in the 60’s, it even had a portable model, pocket size but also water cooled! Fig. 2. Calabash pipe ** The smoke filter inside the pipe also comes in several styles and purposes: coil filter, needle filter, bowl-bottom filter, paper filter, crystal filter, and water filter--for people who like filters. For the pros, no filter! They had rather have seven pipes and use one pipe each day, then clean them all during the weekend. That way, they always have a clean pipe that will not spoil the original flavor of the tobacco. Cleaning tools and materials are also varied. When you buy an expensive pipe, you also receive special instructions on how to break it in and how to maintain it for maximum cool and pleasurable smoking. Your pipe is also part of your personal expression. It should match your size, your age, and your profession. Or the occasion. Its color can also be coordinated with your clothes. Short pipes are for working people or outdoor activities. Long pipes with large bowls are for the evening pleasure of Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 36 cool smoking while watching TV. In the wintertime, a pipe covered with leather warms your hands conveniently and with a touch of class. Large-bowl pipes are preferred by couch potatoes who don’t want to get up more than necessary. Small bowls are used when you go out on a date and you want to look elegant. The rule of thumb about the size of the bowl is to stick your thumb into it. If your thumb fits the bowl nicely, the size is probably right. And don’t forget that a pipe “serving” (or load) of tobacco should last you half an hour. You can load at 3/4 bowl, but no less, because the amount of tobacco in the bowl can make a slight difference: the longer the burn, the richer the taste Pipes made out of corncobs are light and cool, but do not last long. Like anything disposable, they look cheap. Regular pipe shops do not carry them, and selective pipe smokers disdain them along with Dr. Grabow’s low-cost models. In contrast, special pipes made by the Christian Monks of Saint Bernard in France, or curved pipes made in Scotland, are praised by connoisseurs who appreciate the pipe style and the beauty of hand carving. Second, selecting your tobacco. You can choose from several flavors; for example, Cherry, Maple, Cinnamon, Vanilla, Rum, and Whiskey. Pipe shops were usually cool, a little dark, and filled with aroma. Let your imagination wander while when you do your selection. You want to buy a readymade mixture? Then pick it from the counter. They come in cans, or in sealed pouches for freshness. If you want to mix your own, you can do so. I found it fascinating sometimes to talk to the shop owner and find out what blend he was smoking and why he selected it. Then I would try it myself. When you make your own mixture, you must select a tobacco base that burns steadily and does not bite your tongue. Then you add your second, third, or fourth ingredient in a proper balance to come up with a desired flavor. That is your signature. Black Cavendish tobacco is a good ingredient for blend; it has a little sweet taste and aroma because molasses has been soaked into the tobacco. So, let your tongue, your palate, and your nose decide your blend. Don’t forget to store your mixture in a tightly sealed porcelain bowl or in a special pouch to conserve its freshness. You can buy a nice leather pouch with a double wall to store both your tobacco and your pipe to carry with you, and smoke your pipe in style. Third, lighting your pipe. Any kid can light a cigarette. Not everybody can load and light a pipe correctly. It takes years of experience. If you fill the bowl too tightly, the tobacco won’t burn evenly, and you have to light your pipe constantly. But if you pack it too loosely, it is even worst. You smoke tar and ash and ruin your tongue as the tobacco burns through too fast. The day you can load your pipe correctly with one hand, you can say you are a pro! Pipe smoking also requires a special lighter. You can light your pipe with common matches,. but the matches will burn up before your tobacco gets a good start. You must buy a special type of matches that are a little longer, and you must wait until the match’s chemicals burn completely before lighting your pipe so it won’t ruin the taste of your special tobacco blend. Better still, buy a special pipe lighter with a curved wick that shoots the flame down exactly where you aim and won’t burn your expensive pipe, even in the strong wind. You also want to buy a large, special pipe ashtray and a special rack for your pipes. The rack can hold your pipe with the bowl up or down. Pipe smokers have their own preference. Bowl down takes longer to dry but the stem is cleaner, and vice versa. Quite a ritual to smoking a pipe, isn’t it? People who smoke pipes used to be referred to as thinkers. As a matter of fact, you cannot rush in smoking a pipe. You will ruin everything--your tobacco flavor, your pipe, and your tongue! With today’s fast pace of living, pipe smoking is quite a challenge. Designers, scientists, and artists usually like pipes because it is easier to think and wander Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 37 with a pipe in your hand than with a cigarette. Cigarettes burn up too fast. But my doctor was right. Cigarette smoking and pipe smoking are two different processes of smoking tobacco, with different results and satisfactions. The people of the United States are now committed to a smoke-free society. Cigarette smoking is virtually banned in airplanes and in public buildings. Tobacco smoking in any form is frowned upon. I myself quit smoking a long 20 years ago. But around the world, people of other countries and cultures are still enjoying their pipes. I am not advocating smoking, by any means. I just feel a little nostalgic that the art of pipe smoking is disappearing in my lifetime, at least in the United States. Occasionally, when I see a beautiful pipe, or smell a nice aroma coming from a particular pipe tobacco blend, I like to chat with the owner about his pipe, or his personal mixture. Just the way collectors praise an object of art. Especially one that is becoming a lost art. ■ Photo Credits * Briar pipe. Retrieved from http://pipesmagazine.com/blog/put-that-in-your-pipe/a-smoke-of-pipes/ ** Calabash pipe. Retrieved from https://en.wikipedia.org/wiki/Tobacco_pipe#/media/File:Calabashpipe.jpg \ Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 38 ñ¡c Nhân Tâm Nhớ lại và kể: TMCS Gần đây, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới hay nói đến “đắc nhân tâm” nhưng thực tế đa số họ chưa hiểu được ý nghia của cụm từ này hoặc giả hành đông của họ còn mâu thuẫn với các điều họ lí giải. Theo cách nghĩ và trên cương vị của họ, “đắc nhân tâm” cũng có nghĩa là “đắc dân tâm”. Câu chuyện dưới đây giúp ta hiểu rõ thêm về ý nghĩa của cụm từ này. Vào thời Chiến quốc, triều đại nhà Tề có một vị Tướng quốc rất nổi tiếng là Mạnh Thường Quân. Trong nhà ông ta thường có hàng ngàn tân khách gồm các nghệ sĩ, văn nhân, thi gia, danh họa, kiếm sĩ, học giả…v.v. thường xuyên lưu trú. Mạnh Thường Quân rất giàu có, bằng tiền địa tô thu từ nông dân quê nhà, ông ta có thể chu cấp cho mọi nhu cầu của các vị tân khách. Một hôm ông bảo Phùng Hoan* một trong số các tân khách: “Ông về quê ta thu nợ và địa tô của tất cả bọn nông dân, rồi mua về đây các thứ cần dùng cho nhu cầu sinh hoạt của tất cả mọi người.” Phùng Hoan về quê hương Mạnh Thường Quân thông báo với nông dân: Mạnh tiên sinh đã quyết định xóa bỏ toàn bộ nợ nần và tiền địa tô cho nông dân”. Khi Phùng Hoan trở về, Mạnh Thường Quân hỏi ông ta: “Ông đã mua gì cho ta?” Phùng Hoan trả lời: “Thưa chỉ có nhân tâm”. Mạnh Thường Quân tất nhiên chẳng vui lòng nhưng yên lặng, không nói câu nào. Vua Tề băng hà, thái tử lên nối ngôi. Tân hoàng đã thẳng tay cách chức Mạnh Thường Quân. Ông ta phải rời kinh đô lui về quê nhà. Để tri ân Mạnh Thường Quân, nhân dân vùng quê ấy đã kéo đến giúp Mạnh Thường Quân trong mọi công việc: vườn tược, dựng nhà, cày ruộng… Mạnh Thường Quân vui hưởng hạnh phúc giữa những người nông dân quê nhà và càng thêm nức tiếng. Hoảng sợ vì những lời mời mọc của các nước láng giềng gửi tới Mạnh Thường Quân, hoàng đế mới của nước Tề phải tạ lỗi với Mạnh Thường Quân mà phục chức Tướng quốc cho ông. Gặp Phùng Hoan, Mạnh Thường Quân nói: - Phải đến bây giờ ta mới hiểu rõ ý nghĩa “nhân tâm” mà ông mua về cho ta. ■ LỜI BÀN CỦA TMCS: Một đửa trẻ lên ba là đã biết nói đủ điều. Nhưng bằng hành động chính đáng mà Đắc Nhân Tâm thì đó là một sự nghiệp cực khó cho cả một đời của bất kì vị vua chúa hay nguyên thủ quốc gia nào. Đắc nhân tâm ! Nói dễ mà làm khó lắm thay ! Chú: *Dị bản : Phùng Huyên, Phùng Tuyên… Thời Chiến quốc bên Tàu dài 254 năm từ 475 đến 221 TCN, khi đó nhà Chu đã bị chia thành 7 nước đánh nhau liên miên cho đến 221 TCN khi nhà Tần thôn tính tất cả. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 39 ñ¡c Nhân Tâm Hồi ức cập biên thuật : TMCS Tối cận, thế giới thượng mỗ tá lãnh đạo giả thường thuyết đáo đắc nhân tâm, đãn tha mân chi trung hử đa nhân hoàn một hữu liễu giải thử từ tổ chi hàm ý, hoặc giả tha môn chi hành dữ ngôn bất tương xứng. Tại tha môn chi cương vị thượng, tha môn thường dĩ vi đắc nhân tâm tựu thi đắc dân tâm. Dĩ hạ cố sự tương hữu dụng ư lí giải thử từ tổ chi ý tứ. Chiến quốc thời, Tề triều đại hữu nhất vị trứ danh chi Quốc tướng xưngvi Mạnh Thường Quân. Mạnh tiên sinh gia trung kinh thường hữu kỉ thiên tân khách lưu trú, kì trung hữu nghệ thuật gia, văn học gia, thi nhân, họa sĩ, nhạc sư, kiếm khách, học giả đẳng nhân vật… Mạnh tiên sinh thị ngận phú dụ đích, tha tùng gia hương nông dân thu lai chi địa tô khả cung cáp các vị tân khách chi toàn bộ sinh hoạt nhu yếu. Nhất thiên, tha cân nhất vị tân khách - Phùng Hoan vi danh - viết: Nhĩ đáo ngã gia hương thu nông dân chi trái cập địa tô. Nhiên hậu dụng na tá tiến lai vị ngã môn mãi nhất thiết sinh hoạt chi nhu yếu phẩm. Phùng Hoan nhất đáo Mạnh gia hương tựu đối nông dân tuyên bố: Mạnh tiên sinh dĩ quyết định thủ tiêu toàn bộ trái khoán cập địa tô. Đương Phùng Hoan quy lai thời hậu, Mạnh tiên sinh vấn tha: Nhĩ vị ngã môn mãi lai hà nhu yếu phẩm? Tha hồi đáp viết: duy hữu NHÂN TÂM! Đương nhiên Mạnh tiên sinh bất mãn ý, đãn nhất ngôn bất xuất. Tề vương băng hậu, Tề thái tử kế vị, tha kiên quyết bãi truất Mạnh tiên sinh, Mạnh yếu li khai kinh đô hồi đáo tha gia hương. Vi liễu tri ân Mạnh tiên sinh, đương địa nông dân nhiệt tình lai bang tha canh địa, tu kiến phòng ốc… Mạnh tiên sinh tựu tại gia hương đồng bản địa nhân hưởng hạnh phúc chi sinh hoạt tịnh cánh vi trứ danh… Tề quốc tân vương thậm đảm tâm: dã hử chư lân quốc tướng lai thỉnh Mạnh tiên sinh xuất quốc…Tề vương tựu hướng Mạnh tiên sinh đạo khiêm tịnh đối tha phục chức vi Mạnh Thường Quân Quóc tướng. Tái kiến Phùng Hoan thời hậu, Mạnh Thường Quân viết: Hiện tại, ngã tài đổng đắc nhĩ sở vị ngã mãi lai chi NHÂN TÂM! ■ TMCS chi bình: Tam tuế chi hài nhi khả giảng xuất nhất thiết tha/tha tâm trung dục giảng chi nội dung. Đãn chân chính thực hành dĩ đắc Nhân Tâm chi mục đích đối ư nhiệm hà đế vương, quốc gia nguyên thủ thị cực độ khốn nan chi chung thân sự nghiệp. ĐẮC NHÂN TÂM – Dị thuyết nan hành chi sự dã! Chú: Chiến Quốc thời đại: tự 475- 221 công nguyên tiền, cộng 254 niên trường. Đương thời Chu đại dĩ phân thành thất quốc. Tha môn chi gian thường xuyên phát sinh chiến tranh chí ư Tần triều chinh phục toàn bộ. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 40 得人心 (回憶及編述: 相梅居士) 最近世界上某些領道者常說到得人心,但他們之中許多人還沒有了解此詞組之含意, 或者他們之行與言不相稱.在他們崗位上,他們常以為得人心就是得民心. 以下故 事將有用於理解此詞組之意思. 戰國時,齊朝代有一位著名之國將稱為孟尝君.孟先生家中經常有幾千賓客留住,其 中有藝術家,文學家,詩人,劍客,畫士,樂師,學者等人物.孟先生是很富裕的.他從 家鄉農民收來之地租可供給各位賓客之全部生活需要.一天他跟一位賓客馮歡為名 曰:你到我家鄉收農民之債及地租,然後用那些錢為我們買來一切生活之需要品.馮 歡一到孟家鄉就對農民宣布:孟先生已決定取消一切債券及地租.當馮歡歸來時候, 孟先生問他:你為我們買來何需要品?他回答曰: 惟有人心. 當然孟先生 不 滿意, 但一言不出. 齊王崩後,齊太子繼位,他堅決罷黜孟先生.孟要離開京都回到他家鄉.為了知恩孟 先生,當地農民熱情來幫他耕地,修建房屋…孟先生就在家鄉同本地人有幸福之生 活並更為著名…齊國新王甚擔心:也許諸鄰國將來請孟先生出國.就向孟先生道歉 並對他復職為孟尝君國將. 再遇馮歡時候,孟尝君曰:現在我才懂得了你所為我們買來之人心. 相梅居士之評: 三歲孩兒可講出他/她心中欲講之內容.但真正實行以得人心之目的對於任何帝王, 國家元首是極度困難之終身事業. 得人心–易說難行之事也! ■ 註: 戰國時代自 475-221 公元前共 254 年長. 當時周代已分成七國.它們之間經常發生戰爭至於秦朝征服 全部. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Chinh Phø Thán Phåm Doanh Chinh Phu Chinh Phụ Thán gồm có 3 phần: - Chinh Phu Ký kể về cuộc sống của người tráng sĩ trên trận ñịa - Chinh Phụ Từ diễn tả tâm sự người cô phụ ñợi chờ - Liên khúc của bài Chinh Phu Ký và Chinh Phụ Từ theo thể ñối thoại dù nghìn trùng xa cách. Bắt ñầu bởi 8 câu của người chiến binh và 8 câu của người cô phụ rồi tiếp tục . 1. Chinh Phu Ký Trên miền sa mạc chiến trường Trải bao trận ñịa thê lương ngút ngàn Ba năm rong ruổi việc quan Nhớ thương người vợ võ vàng chốn quê Chưa xong nợ nước chưa về Niềm riêng giữ kín không hề hở môi Áo bào bạc hết cả rồi Chiếc khăn ngày tiễn không rời khỏi thân Lửa canh ñêm ñã tàn dần Vừng ñông thấp thoáng phía chân ngọn ñồi Một ngày mới lại lên rồi Nón ñồng, giáp sắt trên người mặc xong Thanh gươm mỏng, vó ngựa hồng Nghe hồi pháo lệnh nổ ñùng tiến quân Quê nhà em có biết rằng Hôm nay ra trận, chín phần tử vong Tử thi trên khắp cánh ñồng Những thây ngựa chết nặc nồng máu me Địch quân phong tỏa bốn bề Quân ta cảm tử không hề tháo lui Mình mang bao vết thương rồi Vẫn trên lưng ngựa không rời mũi thương Mịt mù khói lửa chiến trường Tung hoành xung ñột ñoạt gươm cướp cờ. Đoàn quân thiết kỵ reo hò Cùng theo chủ tướng vỡ bờ xông lên Ngựa phi vào phía trận tiền Múa gươm gạt những mũi tên ñịch thù Đâu là thực, ñâu là hư Trong làn mơ ảo sương mù xung quanh 41 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Bám dây leo ñến mặt thành Trong cơn sinh tử nhớ hình ảnh em. Cắm gươm cởi giáp truớc thềm Bên ngoài tướng sĩ loan truyền chiến công Kéo lên mình tấm vải bông Lịm ñi vào giấc bềnh bồng lãng phiêu Trong mơ có dáng yêu kiều Em bên khung cửi, nắng chiều bên song Bây giờ trời lại lập ñông Càng thêm giá lạnh cõi lòng chinh nhân. Vua ban hiệu lệnh hành quân Tháp tùng Nguyên Soái họ Trần duyệt binh Cảm thương chiến sĩ của mình Những người xa vắng gia ñình bao năm Như anh họ cũng biết rằng Ra ñi nào biết có chăng lúc về Tráng sĩ hề, tráng sĩ hề Cùng ta uống máu ăn thề hôm nay. Ngày qua rồi lại qua ngày Trời ñông tuyết trắng bay bay lạnh lùng Bắc phương mây xám chập chùng Dừng quân cắm trại trong rừng thông xanh Ngày xưa làng mạc vây quanh Giặc về ñốt phá tan tành còn ñâu Khô cằn những thửơ ruộng màu Quạ kêu quang quác trên ñầu ngọn cây Lòng riêng ấp ủ niềm tây Chừng như cỏ lá úa gầy ñêm qua Tuyết rơi biên ải quan hà Gợi lên bao nỗi nhớ nhà, nhớ em Đường còn xa, gối ñã mềm (Ba mùa ñông ñã qua thềm hoa xưa) Hàng lau hiu hắt gió ñùa Hỏi người chinh chiến sao chưa tái hồi? Phạm Doanh 42 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 2. Chinh Phụ Từ Dòng sông đưa nước về đâu ? Cho em gửi chiếc lá sầu tương tư Từ chàng chinh chiến diệt thù Đã ba năm chẳng có thư một lần Thương chàng sương gió bụi trần Ngựa hồng chắc đã ngại ngần vó câu Em hằng khấn nguyện đêm thâu Mong ngày nối lại nhịp cầu phu thê Hôm nay gió bấc trở về Hàng dương liễu lạnh, tái tê khuê phòng Thêm một ngày mãi chờ mong Thêm một ngày mãi ngóng trông bóng chàng Từng đêm chăn gối ngỡ ngàng Hơi người ấp ủ đã ngàn giấc mơ Giờ đây xa cách đôi bờ Nhớ thương biết đến bao giờ mới nguôi Từ chàng biền biệt chân trời Tóc tai biếng chải, mắt môi nhạt mầu Cứ trông về phía hàng dâu Ngóng chừng bóng ngựa qua cầu hồi hương Nhưng ngày lại khuất tà dương Cho hoa héo nhụy tàn hương giữa mùa Mình em trong bức màn thưa Gục đầu lên gối lệ mưa mấy dòng Chàng đi từ độ sầu đông Đã ba lần tuyết chập chùng chốn quê Ba năm chàng hẹn quay về Ba lần con nước tràn đê vỡ bờ Xuân sang lòng vẫn ơ hờ Từng mùa nắng hạ lặng lờ trôi qua Thu vừa xong nữa là ba Giờ này năm ấy chàng xa thiếp rồi Người đi, nhà vắng tiếng cười Có ai để thiếp chuốc mời rượu ngon Sân nhà lặng lẽ không còn Bóng chàng tập luyện quay tròn đường đao Tưởng chừng mới độ hôm nào Chàng vừa ướm thử áo bào em may Mà nay đã quá ngàn ngày Chợt nghe khóe mắt dâng đầy lệ em. 43 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Nắng vàng chênh chếch trên thềm Nhớ người và những êm đềm năm xưa Bên nhau dù nắng hay mưa Dù đông thi hữu hay thưa khách chào Đời ta vẫn rộ hoa đào Cho nhau đằm thắm ngọt ngào yêu đương Hai bên phụ mẫu mến thương Khen chàng võ nghệ văn chương vẹn bề Từ em ở lại miền quê Nuôi tằm dệt vải chẳng nề khó khăn Biết chàng ngàn dặm xa xăm Gió sương rừng núi dãi dầm nắng mưa Mong đồng lúa lại được mùa Góp lương nuôi lính vẫn thừa nuôi dân Việc nhà gánh vác tảo tần E chừng nhan sắc có phần kém xưa Năm nay chàng sẽ về chưa ? Em mang lễ vật lên chùa hỏi xâm Quẻ lành, sư cụ nói rằng “Tàn cơn gió bấc, mùa xuân tái hồi” Đêm nay trong dạ bồi hồi Mong tình quân đến đứng ngồi chẳng yên Cầu xin trời độ người hiền Cầu cho loan phụng nối liền dây tơ. Phạm Doanh 44 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 45 3. Chinh Phu Chinh Phụ Thán Bài này là liên khúc của bài Chinh Phu Ký và Chinh Phụ Từ theo thể đối thoại dù nghìn trùng xa cách. Bắt đầu bởi 8 câu của người chiến binh và 8 câu của người cô phụ rồi tiếp tục . Phu: Trên miền sa mạc chiến trường Trải bao trận địa thê lương ngút ngàn Ba năm rong ruổi việc quan Nhớ thương người vợ võ vàng chốn quê Chưa xong nợ nước chưa về Niềm riêng giữ kín không hề hở môi Áo bào bạc hết cả rồi Chiếc khăn ngày tiễn không rời khỏi thân Phụ: Dòng sông đưa nước về đâu ? Cho em gửi chiếc lá sầu tương tư Từ chàng chinh chiến diệt thù Đã ba năm chẳng có thư một lần Thương chàng sương gió bụi trần Ngựa hồng chắc đã ngại ngần vó câu Em hằng khấn nguyện đêm thâu Mong ngày nối lại nhịp cầu phu thê Phu: Lửa canh đêm đã tàn dần Vừng đông thấp thoáng phía chân ngọn đồi Một ngày mới lại lên rồi Nón đồng, giáp sắt trên người mặc xong Thanh gươm mỏng, vó ngựa hồng Nghe hồi pháo lệnh nổ đùng tiến quân Quê nhà em có biết rằng Hôm nay ra trận, chín phần tử vong Phụ: Hôm nay gió bấc trở về Hàng dương liễu lạnh, tái tê khuê phòng Thêm một ngày mãi chờ mong Thêm một ngày mãi ngóng trông bóng chàng Từng đêm chăn gối ngỡ ngàng Hơi người ấp ủ đã ngàn giấc mơ Giờ đây xa cách đôi bờ Nhớ thương biết đến bao giờ mới nguôi Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Phu: Tử thi trên khắp cánh đồng Những thây ngựa chết nặc nồng máu me Địch quân phong tỏa bốn bề Quân ta cảm tử không hề tháo lui Mình mang bao vết thương rồi Vẫn trên lưng ngựa không rời mũi thương Mịt mù khói lửa chiến trường Tung hoành xung đột đoạt gươm cướp cờ. Phụ: Từ chàng biền biệt chân trời Tóc tai biếng chải, mắt môi nhạt mầu Cứ trông về phía hàng dâu Ngóng chừng bóng ngựa qua cầu hồi hương Nhưng ngày lại khuất tà dương Cho hoa héo nhụy tàn hương giữa mùa Mình em trong bức màn thưa Gục đầu lên gối lệ mưa mấy dòng Phu: Đoàn quân thiết kỵ reo hò Cùng theo chủ tướng vỡ bờ xông lên Ngựa phi vào phía trận tiền Múa gươm gạt những mũi tên địch thù Đâu là thực, đâu là hư Trong làn mơ ảo sương mù xung quanh Bám dây leo đến mặt thành Trong cơn sinh tử nhớ hình ảnh em. Phụ: Chàng đi từ độ sầu đông Đã ba lần tuyết chập chùng chốn quê Ba năm chàng hẹn quay về Ba lần con nước tràn đê vỡ bờ Xuân sang lòng vẫn ơ hờ Từng mùa nắng hạ lặng lờ trôi qua Thu vừa xong nữa là ba Giờ này năm ấy chàng xa thiếp rồi Phu: Cắm gươm cởi giáp truớc thềm Bên ngoài tướng sĩ loan truyền chiến công Kéo lên mình tấm vải bông Lịm đi vào giấc bềnh bồng lãng phiêu 46 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Trong mơ có dáng yêu kiều Em bên khung cửi, nắng chiều bên song Bây giờ trời lại lập đông Càng thêm giá lạnh cõi lòng chinh nhân. Phụ: Người đi, nhà vắng tiếng cười Có ai để thiếp chuốc mời rượu ngon Sân nhà lặng lẽ không còn Bóng chàng tập luyện quay tròn đường đao Tưởng chừng mới độ hôm nào Chàng vừa ướm thử áo bào em may Mà nay đã quá ngàn ngày Chợt nghe khóe mắt dâng đầy lệ em. Phu: Vua ban hiệu lệnh hành quân Tháp tùng Nguyên Soái họ Trần duyệt binh Cảm thương chiến sĩ của mình Những người xa vắng gia đình bao năm Như anh họ cũng biết rằng Ra đi nào biết có chăng lúc về Tráng sĩ hề, tráng sĩ hề Cùng ta uống máu ăn thề hôm nay. Phụ: Nắng vàng chênh chếch trên thềm Nhớ người và những êm đềm năm xưa Bên nhau dù nắng hay mưa Dù đông thi hữu hay thưa khách chào Đời ta vẫn rộ hoa đào Cho nhau đằm thắm ngọt ngào yêu đương Hai bên phụ mẫu mến thương Khen chàng võ nghệ văn chương vẹn bề Phu: Ngày qua rồi lại qua ngày Trời đông tuyết trắng bay bay lạnh lùng Bắc phương mây xám chập chùng Dừng quân cắm trại trong rừng thông xanh Ngày xưa làng mạc vây quanh Giặc về đốt phá tan tành còn đâu Khô cằn những thửơ ruộng màu Quạ kêu quang quác trên đầu ngọn cây Phụ: Từ em ở lại miền quê 47 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Nuôi tằm dệt vải chẳng nề khó khăn Biết chàng ngàn dặm xa xăm Gió sương rừng núi dãi dầm nắng mưa Mong đồng lúa lại được mùa Góp lương nuôi lính vẫn thừa nuôi dân Việc nhà gánh vác tảo tần E chừng nhan sắc có phần kém xưa Phu: Lòng riêng ấp ủ niềm tây Chừng như cỏ lá úa gầy đêm qua Tuyết rơi biên ải quan hà Gợi lên bao nỗi nhớ nhà, nhớ em Đường còn xa, gối đã mềm (Ba mùa đông đã qua thềm hoa xưa) Hàng lau hiu hắt gió đùa Hỏi người chinh chiến sao chưa tái hồi? Phụ: Năm nay chàng sẽ về chưa ? Em mang lễ vật lên chùa hỏi xâm Quẻ lành, sư cụ nói rằng “Tàn cơn gió bấc, mùa xuân tái hồi” Đêm nay trong dạ bồi hồi Mong tình quân đến đứng ngồi chẳng yên Cầu xin trời độ người hiền Cầu cho loan phụng nối liền dây tơ. ■ Phå Phåm Doanh . 48 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 49 ChuyŒn Ngày XÜa Bài vi‰t do David Lš Lãng Nhân ThÜ Gºi Cho Em ThÖ NguyÍn ñình Chi‹u (1822-1888) CHÚ THÍCH: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); ñược xem như là nhà thơ lổi lạc của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19. . Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo ñạo nghĩa, tuy mang tật mù tối, và gặp lúc biến loạn mà vẫn giữ ñược phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một nhà thơ yêu nước, ñã ñể lại nhiều tác phẩm có giá trị. Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện ñạo lý và chiến ñấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là ñể "chở ñạo, sửa ñời và dạy người" – tu thân tề gia, tri túc , dằn lòng nhân dục... Vì vậy, mỗi vần thơ của ông ñều ngụ ý khen chê công bằng, ñề cao ñạo lý Nho học và bộc lộ lòng thương dân, yêu nước của ông. Khi ở Tân Thuận, thuộc tỉnh Gia Định, nghe tin người em trai là Nguyễn Đình Tự (1839-1891), sắp cưới một người thiếp (vợ lẻ), ông gửi bức thư sau đây để khuyên răn em mình tu thân tề gia nhất là trong lúc nươc nhà đang chinh chiến. Nguồn chính : Wikipedia Thương tình bào đệ, Gửi bức tâm thư. Nghe em lăm toan việc tóc tơ, Nên anh mới nhả lời vàng ngọc. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Hễ làm người có học, Cho biết lễ trong nhà. Chẳng trau mình sao đặng chữ tề gia, Còn nhỏ tuổi gấp chi đàng cầu tự. Ví dù muốn nơi nào thiếp nữ, Thì hãy giao quyền tại chính thê. Thuận chị em trên dưới gia tề, Nghịch chồng vợ cửa nhà hư hại. Trong phép xử gia môn đặng phải; Ngoài tiếng đồn phong hoá mới xinh. Lẽ cũng cho một gáo múc đôi chình; Khuyên chớ để đôi rìu cuôi một cội. Vả đang lúc sự đời bối rối, Nào xiết lo nghiệp cả bâng khuâng. Phận thiếp thê mà có như Tề nhân, Niềm tử tức, thà không như Bá Đạo. Em ôi! May mà có mai cơm chiều cháo, Hơn là người ăn tuyết nằm sương. Ở nước loàn há sợ chữ thiên ương, Theo đạo học phải dằn lòng nhân dục. Ham sung sướng chẳng qua nuôi khẩu phúc, E nghiêng nghèo còn nhọc đến thân danh. Bậc quan quyền, chiếu bông gối dựa mới là vinh. Hàng dân thứ, quần nhiễu, áo sô sao chẳng nhục. Trau giồi lắm cho đẹp con mắt tục, Ghen ghét nhiều lại chác cái tai phi. Vậy thà cam hai chữ bố y, Chi nhọc đến một điều mao ốc. Bì sao kẻ thế gia vọng tộc, Coi lấy người tiện sĩ bần nhu. Thời thế nầy thà chịu làm ngu, Học hành vậy cũng kêu là trí. Em sao chẳng nghĩ! Anh rất đỗi lo! Bề ở ăn như cá núp trong lò; Thân đùm đậu như én nằm trên gác. 50 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Cám nỗi phụ huynh thêm bát ngát; Phận làm tử đệ há nguôi ngoai? Sung sướng chi mà chồng một vợ hai; Giàu sang mấy mà quần đôi áo cặp? Thân rảnh sao chẳng cấp; Tính xấu cũng nên chừa. Trời, không lường trưa sớm nắng mưa; Người, đâu biết hôm mai hoạ phước. Chi bằng: Giữ câu kiệm ước, Lánh bợm phong lưu. Việc oán hận chẳng nên cưu; Thói ve vãn ăn chơi đừng bắt chước. Hàng đi đứng tua dè nước bước; Lời nói năng phải giữ miệng môi. Phận áo cơm đã đủ thì thôi; Ơn đất nước ngày an cũng tốt. Bề ăn ở chi bằng đái chốt; Dạ thảo ngay chí dốc keo sơn. Có nghĩa tình anh Tấn em Tần, Đừng nghe chuyện cha Hồ mẹ Hán. Đọc sách y phương, cho biết án; Làm thầy nho sĩ, phải theo tài. Dược trị đau chớ khá học sơ sài; Phép dạy trẻ chớ nên oai bẫm trợn. Nghe nhiều kẻ tiếng đời nhơ bợn; Muốn cho em mùi đạo thơm tho. Khá nhớ lời gia giáo dặn dò, Khuyên chớ để xử thân lầm lỗi. Nay gửi vài lời huấn hối, Xưa còn trăm chữ minh châm. Nhớ để lời hôm sớm vịnh ngâm. Hãy chữ dạ khỏi điều quá thất. ■ Lšš Lãng Nhân David L 51 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Poetry in Translation By TMCS ĐỀ ẢNH “THƯỞNG TRÀ SỚM ĐÔNG” (TMCS) Đôi màu tóc, một ấm trà Cha con thế sự khề khà sớm nay. Ngoài kia lất phất mưa bay Trong này ấm cúng ngất ngây hương trà…■ ABOUT THE PHOTO “HAVING TEA IN A WINTER MORNING” (TMCS) The son and his father Their hairs are not of the same colour, They are peacefully talking to each other About the world affairs for hours… The teapot is on the table, Tea fragrance fills the cosy room While outside it drizzles…■ ĐÔNG TẢO ẨM TRÀ - ẢNH PHIẾN LẠC KHOẢN (TMCS) Cộng ẩm kim triêu đàm thế sự Phát nhan phụ tử bất tương đồng, Phiêu phiêu mao vũ phi song ngoại Ôn noãn trà hương mãn thử phòng. ■ 52 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Dịch nghĩa: ĐỀ ẢNH “THƯỞNG TRÀ BUỔI SỚM ĐÔNG” (TMCS) Sớm nay cùng thưởng trà bàn thế sự Màu tóc hai bố con không giống nhau Mưa bụi bay lất phất ngoài cửa sổ Hương trà thơm ấm tỏa đầy phòng này. ■ “冬早飲茶 冬早飲茶”冬早飲茶 影片落款 (相梅居士 相梅居士) 相梅居士 共飲今朝談世事 髮顏父子不相同 飄飄毛雨飛窗外 溫暖茶香滿此房 ■ 53 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 MY OLD POEMS (TMCS) My old translated poems Taking me back to that night Illuminated by the dim moonlight, It seems that I see myself that time: As a young man I was tipsy Absorbed in my own poetry. ■ CỐ THI (TMCS) Ảnh sưu tầm trên mạng Kim thiên tái độc dịch thi tuyển Cố nguyệt minh minh chiếu vãng tiêu, Hốt cảm mô hồ tái kiến ngã: Tuý thi lãng tử hồn phiêu phiêu ■ Dịch nghĩa: Hôm nay đọc lại tập thơ dịch Trăng cũ mờ mờ soi đêm xưa, Chợt cảm mơ hồ gặp lại mình: Lãng tử say thơ hồn bồng bềnh. ■ 故詩 (相梅居士 相梅居士) 相梅居士 今天再讀譯詩選 故月冥冥照往宵 忽感模糊再見我 醉詩浪子魂彯彯 ■ 54 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Sinh NhÆt BuÒn Dã Thäo Tôi tự mua cho tôi một chiếc bánh Thưởng cho mình một cốc rượu ngọt ngon Mừng gì đây khi sinh nhật chẳng còn Mang ý nghĩa thời hào quang bóng nhãy Thêm một tuổi như đại bàng cánh gãy Đã hương thừa , đã tắt lịm hồn xưa Tim bơ vơ như hạt nắng đong đưa Không gian tím, thời gian trôi biền biệt Đêm lặng chìm trong vành trăng bán nguyệt Nghe được gì qua tiếng thở khít khao Gọi hồn xưa giữa chất ngất thương đau Dư âm cũ, gối niềm riêng trơ lạnh Đêm 27, mừng tháng giêng về bên cạnh Ta nhìn ta lung linh ánh nến vàng Hớp ngụm sầu , màu rượu chảy dòn tan Hạnh phúc chăng, một vũng lầy sa mạc ? Rồi từng ngày theo mây chiều bàng bạc Hoa tuyết rơi lên hồn vắng tiêu điều Cuộc đời nầy bao rạn nứt tình yêu Ôm lòng đêm chôn đi lần sinh nhật, ■ Dã Thä Thäo, Paris, 27-1-2015 56 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Tình Cûa CÕ (In låi) Dã Thäo Th o L¥ng Lë Sáng nay nhìn nắng chiếu qua song Ngắm mảnh trời xanh thoáng nát lòng Người thương vời vợi mờ sương cát Kỷ niệm xa rồi vẫn mênh mông Bao ngày lặng lẽ nhớ với thương Bao ñêm thao thức suốt canh trường Khóc người, khóc cảnh ta ly biệt Gối chiếc chăn buồn, mãi vấn vương Than thở giờ ñây chẳng ích chi Đường ñời ñôi ngả, dối gian chi Về chôn ñâu ñó tình câm ấy Gửi ngọn sóng thần cuốn bay ñi. ■ Dã Thä Thäo, TÌNH CỦA CỎ - 29/5/1985 57 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Rồi Có Một Chiều Như Nhiên Rồi có một chiều khi nắng phai Vui, buồn, thương, ghét... những bi ai. Ta cười thả gió nghìn tâm sự Luẩn quẩn niềm riêng chỉ mệt nhoài! Rồi bỗng một ngày ta liễu tri Niềm chân hạnh phúc, biết cho ñi. Ngày mai nhỡ tiếng vô thường gọi Ai có mang theo ñược những gì ? Rồi chợt một lần ta nhận ra Trên ñời mọi thứ sẽ phôi pha, Không chi chắc thật và miên viễn Và dĩ nhiên ta... cũng ñã già! Ta trả mây trời bao viễn mơ Của ngày tuổi trẻ ñã xa mờ. Của ñêm quen sống trong hoài niệm. Bỏ hiện tại gầy hao, xác xơ. Ta ñã cưu mang một kiếp người Một ñời gom nhặt chẳng hề ngơi Trót quên, chớp mắt trần gian mộng! Mà sống mê man cuộc khóc, cười. Rồi bỗng một ngày ta hiểu ra Thân này ñâu phải của riêng ta, Mảnh Tâm cuồng vọng làm ñau khổ Có nghĩa gì ñâu ñể mặn mà . ... Rồi buổi sớm nào trên bến sông Tâm hồn ta chợt thấy mênh mông... Lặng nghe trong cõi ñời sâu thẳm Chẳng có chi ngoài lẽ Sắc, Không. ■ NhÜ NhÜ Nhiên Then One Afternoon Then one afternoon when the sunshine was fading Taking away joy, pain, love, hate...all suffering Laughing, I released thousands of heartaches in the wind 58 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 To free myself of personal aching Then one day I suddenly understood True happiness comes from letting go 'Cause when impermanence comes calling No one can bring along anything Then one time I suddenly realized In this world everything deteriorates Nothing is for sure or lasts forever And of course by then I have aged Returning to the clouds all my dreams Of the faraway youthful days Of the nights habitually reliving past memories I've left the present alone, pale and miserable I have carried a human lifetime Collecting and hoarding things without stopping Forgetting that life is but a dream Busying myself in pursuits full of cries and laughters Then one day I suddenly recognized This body of mine is not quite my own I've suffered from a mind full of illusions I've attached myself to a meaningless life ...Then one early morning by the riverside My soul suddenly felt immensely open Listening quietly to the depth of life Realizing that Form is nothing but Emptiness. ■ Translated by Hoàng-Tâm Làm sao giữ lại Như Nhiên Làm sao giữ lại ñiều không thể.. Cát biển tuôn dần qua kẽ tay, Làm sao miên viễn... ñời dâu bể. Bảo gió trên ngàn thôi cuốn mây! Làm sao níu áo thời gian lại. Ngắm nụ xuân thì chưa úa môi. 59 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Làm sao tìm thấy dòng sông cũ. Lạ lẫm chiều nay bến lỡ, bồi. Làm sao giữ ñược tình ban sớm. Chưa kịp hoàng hôn ñã úa màu. Ta trách sao người thay ñổi vội. Chắc gì.. ta chẳng ñổi thay ñâu! Làm sao nắm giữ ngày nhung lụa. Hào phú.. vang danh của một thời. Phút chốc một chiều bao '' cái của..'' Đồng tình ñội nón chạy xa xôi. Soi gương thấy nụ cười năm ñó. Chẳng biết vì ñâu.. méo mó rồi! Làm sao giữ ñược ñiều không thể... Cầm bằng như... nước cuốn hoa trôi. -Vốc nước lòng tay khôn giữ ñược. Mọi vật trên ñời cũng.. rứa thôi. ■ NhÜ NhÜ Nhiên How to Hold on... How to hold onto the impossible things Like the sands slithering slowly through fingers How to eternalize...a life full of ups and downs How to tell the wind not to blow the clouds away? How to hold back the cloak of time To watch the flower bud still fresh on someone’s lips How to find the river of the old days Feeling lost by the changing shore this afternoon. How to keep the love in early morning From fading before the twilight We blame others for their change of heart But are we certain… ours remains the same? How to hold tight the days of luxury The time of wealth, fame, and glory In a fleeting moment, all our belongings Put on their hats to run and flee 60 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Looking in the mirror for yesteryear's smile Not knowing why it's crooked now! How to keep the impossible things Just like flowers drifting over flowing water How futile trying to keep water in our palms All things in life are just ... the same. ■ Translated by Hoàng-Tâm (7/21/15) My Love For Only You Sóng ViŒt ñàm Giang "I love you," said I in earnest That gorgeous early winter day. As you refused my advances, Hard times fell on me day by day. The love words from my lips spoken Rose from the depth of my fond heart, And subconsciously deep inside, That wind nor waves will never dampen. One memorable New Year's eve With hearts beating in unison, One note of music sudden rose high, You gave your golden heart to me. The Love garden outspreads her wings In rainbow-colored mystery From glorious morning sunlight To beautiful sunset dusky. Those love flowers that I scatter Soften the light steps of your feet. Those love stars I chain together Form a halo round your figure. 61 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Treasure my love, my sweetheart dear Today and tomorrow As long as the fire in my heart still burns My love for you will never change. My love for you and only you ■ Chỉ Một Tình Cho Em Sóng ViŒt ñàm Giang Yêu em anh ñã thốt Một ngày mới chớm ñông Tình anh, em chẳng nhận Long ñong anh tháng ngày. Một lời anh ñã thốt Lời nói của trái tim Lời nói của tiềm thức Sóng gió không hề thay. Một ñêm giao thừa vui Con tim chung một nhịp Nốt nhạc chợt vút cao Trái tim vàng em trao. Vườn tình mở rộng cánh Huyền ảo tím vàng xanh Trong nắng sáng huy hoàng Trong chiều vàng rực rỡ. Hoa tình anh rải lối Mở ñón gót hài xinh Sao tình anh kết chuỗi Gắn hào quang quanh em. Giữ tình anh em nhé Hôm nay cùng ngày mai Trái tim anh còn nóng Chỉ một tình cho em. Riêng một mình em thôi. ■ ViŒŒt ñàm Giang Sóng Vi 62 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 ThÖ Haiku Kim-Châu (7/8-2015) Source: Google Images Gió Lốc Gió lóc cuốn Lá thu bay tả tơi Đi khắp nơi, ■ Source: Google Images Lá vàng Chiều tàn rồi Đường thu mưa ướt loáng Lá vàng rơi. ■ 63 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Source: Google Images Bến Chiều Chuyến đò chiều Đón khách về bến cũ Xóm cô liêu, ■ Source: Google Images Thu Phú Sĩ Lá đổi màu Tuyết vẫn còn trắng xóa Phú Sĩ Sơn. ■ 64 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 Source: Google Images Thu Tây Bắc Lúa chín vàng Ngập cánh đồng Tây Bắc Đời bình an. ■ 65 Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 66 Møc Nhi CÙu MË - ChuyŒn Mùa Vu Lan KÎch bän: Thanh Trà Tiên Tº [Ánh sáng chiếu vào người kể chuyện đang đứng trầm ngâm. Màn hình phông nền sân khấu quay cảnh khay trà, bàn ghế đơn sơ, giá sách, song cửa, gió lay bóng cây – huyền ảo kỳ dị.] Người kể chuyện: Đêm giao mùa. Bên ấm trà Long Tỉnh, tâm hồn lắng đọng. Gió canh thâu mang hơi ấm từ đâu về, runh rinh cành như gieo rắc những lời xa xa gần gần.. Gió khe khẽ ru lòng ta. Câu chuyện gió đem tới xen vào giữa chập chờn mộng gối đêm nay… ngâm nga ngâm nga. Ở một nơi nào đó, có hai mẹ con nhà họ Mục sống nương vào nhau. Cũng giống như ai người, họ dùng công nghệ thông tin, nào điện thoại di động thông minh, nào máy tính bảng, nào laptop. Cũng như ai người, họ lên mạng Internet truy cập thông tin, xem phim nghe nhạc, giao lưu với bè bạn, chơi ‘games’, v.v. ~!~ [Ánh sáng chiếu lên Mục Mẫu Nương và Mục Cô Nương. Hai mẹ con xuất hiện trên sân khấu cùng một số người qua lại. Màn hình phông nền quay cảnh hè phố sinh động. Mục Mẫu Nương và Mục Cô Nương giả bộ đang chụp hình selfie, chụp ảnh với nhau, bấm điện thoại nói chuyện, hay vừa đi vừa text, có khi lao cả vào một ai đó...] Người kể chuyện [bước ra giữa phố]: Mục Mẫu Nương và Mục Cô Nương tối ngày chơi trên các mạng xã hội và ứng dụng di động như Facebook, Instagram, Snapchat, Viber, Google Plus, Pinterest… Trong khi Mục Mẫu Nương lướt mạng tìm các ‘bà tám’ để trò chuyện và tìm các trang web thương mại điện tử để mua hàng giảm giá thì Mục Cô Nương say sưa chơi The Sims, Angry Birds, Temple Run, Subway Surfers và các ứng dụng trò chơi di động như thế. Cô bé lớn dần lên với các ứng dụng di động trong thế giới công nghệ điện tử. Đi đâu hai mẹ con họ cũng chụp ảnh tự sướng - selfie. Nhiều khi vào nhà hàng, họ gọi đồ ăn mà quên cả ăn vì mải chụp hình rồi tải lên Instagram. Đi mua hàng thì họ chụp hình áo quần túi xách để khoe. Tối ngày họ ‘chit chat’ vừa đi vừa ‘text’. [Khi đó thì màn hình phông nền chuyển sang cảnh một gian phòng sinh hoạt gia đình. Trên sân khấu hai mẹ con xoay lưng vào nhau.] [Ánh sáng chiếu vào Mục Mẫu Nương] Mục Mẫu Nương: Chat hoài, ‘888’ hoài trên mạng, mệt quá. Mấy đứa bạn mình lấy đâu ra thời gian mà ‘tám’ lâu thế không biết. Giờ mình cần tĩnh lặng một chút.. À, để cho tâm nó lắng xuống.. thì ta chuyển sang lướt ‘online shopping’ mua hàng ‘sales’ cái ha! [Ánh sáng chiếu vào Mục Cô Nương] Mục Cô Nương: Ôi, đêm qua mình ngủ có 3 tiếng vì xem phim tập Hàn Quốc trên mạng. Thế mà.. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 67 mới sáng ra, đã có tới 190 messages trong Viber và Snapchat rồi này. Mà cái ‘status’ của mình trên Facebook được thêm mấy chục cái ‘Like’ rồi này, thích quá cơ; còn phải up mấy tấm hình mới chụp lên cho nó “oách xà lách” cái; và tăng lượng người theo rõi (followers) lên... củng cố cái địa vị hot girl của mình chứ! ~!~ [Ánh sáng chiếu chuyển sang người kể chuyện. Màn hình phông nền quay lại cảnh khay trà, bàn ghế, tủ sách, song cửa, gió lay bóng cây – huyền ảo kỳ dị.] Người kể chuyện: Hai mẹ con cứ ‘nghiện’ công nghệ thông tin như thế đấy, chơi games mải miết, tán dóc suốt đêm. Ngồi bên nhau, nhiều khi chúng ta chả thiết nhìn người đối diện vì còn mải dính mắt vào cái màn hình nhỏ xíu. Trong bữa ăn cũng vậy, chả mấy khi chúng ta thực sự nói chuyện với nhau vì còn mải ‘text’ với người trong điện thoại. Ngày tháng đong đưa, gió mưa chỉ kịp lưu hình trong các tấm ảnh ‘selfie’ vì có mấy ai để ý đâu. Mục Cô Nương đi học xa, nên mẹ con lại càng chả có thời gian bên nhau. Ai cũng ‘buộc thân’ chặt vào chiếc điện thoại nhỏ xíu, và ‘giam tâm’ mình trong những ứng dụng di động - mobile apps. [Trong khi đó thì Mục Cô Nương và Mục Cô Nương đi lại trên sân khấu. Màn hình phông nền quay cảnh hè phố sinh động. Mục Mẫu Nương và Mục Cô Nương giả bộ đang chụp hình selfie, chụp ảnh với nhau, bấm điện thoại nói chuyện, hay vừa đi vừa text, có khi lao cả vào một ai đó...] Người kể chuyện: Hoa nở rồi hoa tàn. Trăng tròn rồi trăng khuyết. Sau mấy mùa lá rơi, gần đây, Mục Cô Nương liên tục nhận được các thông điệp mẹ nàng đau ốm. ~!~ [Hai mẹ con đứng lại tại hai góc sân khấu, hai luồng ánh sáng chiếu vào hai người. Hai người giả bộ ‘text’ cho nhau] Mục Mẫu Nương: Mục Nhi, mẹ coi phim tập mệt lả ra, đói quá mà không tự nấu ăn được. Con về nấu cho mẹ cái gì ăn đi. Mục Cô Nương: Mẹ à, con sẽ về sau nhé, chỉ là con đang bận chơi cái game The Sims xây nhà cửa dựng vở gả chồng cho mấy nhân vật trong đó. Mà… thời này mẹ không cần nấu nướng chi cho nhọc. Mẹ vào www.dominos.com.au mà ‘order pizza’ đi. Mục Mẫu Nương: Mục Nhi, mẹ bệnh quá, khổ quá, mà vẫn còn phải ‘update’ cái trạng thái trong Facebook đây này: “Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu1” Mục Nhi, con hãy mau mau ‘Like’ face-book mẹ, kẻo đau lòng này.. Con nhớ vào ‘Like’ cho mẹ cái nhé! Ôi, người chỗ nào cũng đau thế chứ. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 68 Mục Cô Nương: Mẹ bệnh mà còn thơ thẩn thế! Mẹ kéo mấy cái ứng dụng chăm sóc sức khoẻ - health apps - mà đo tim mạch nhé. Thời này, người ta toàn chữa bệnh trên mạng ảo hết, gọi là self-care tức là tự chăm sóc ấy, mẹ ạ. Đợi ít bữa, con sẽ về thăm mẹ. Chỉ là con phải xem cho hết bộ phim tập mới ra. Là phim Tình Yêu Thứ Ba có Lưu Diệc Phi từng đóng Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Hiệp Lữ ấy. Kỳ này nàng đóng với Song Seung Hun là tài tử Hàn Quốc trong Trái Tim Mùa Thu. Phim đang hay lắm, con tốn mấy hộp tissues, khóc ròng mà không dứt ra được… Mục Mẫu Nương: Mục Nhi, chắc mẹ chết mất thôi. Tay bủn rủn không còn sức ‘888’ nữa, mắt mờ hết không còn chụp ‘selfie’ được nữa rồi. Mục Cô Nương: Mẹ bệnh tình sao rồi? Con nhớ mẹ lắm đó, con sẽ về mà. Đợi con chút nữa. Chỉ là.. chỉ là.. con đang bận đấu giá mấy thứ đồ ‘auction’ trên eBay, đẹp lắm ấy mẹ ạ. Con mới gửi cho mẹ cái ‘link’ niệm Phật trên youtube ấy. Thầy Thích Trí Thoát tụng Chú Đại Bi là “tuyệt vời ông mặt trời” luôn ấy. Mẹ nghe nhé. ~!~ [Trên sân khấu chỉ còn Mục Cô Nương, màn hình phông nền quay cảnh một căn phòng nhỏ] Giọng người kể chuyện: Một ngày nọ Mục Cô Nương nhận ra đã bẵng một thời gian, nàng không thấy mẹ mình nhắn tin nữa. Mục Cô Nương: Lạ quá nhỉ, lâu mẹ không nhắn tin, không thấy mẹ trên Facebook nữa. Mình tìm khắp trên Viber, SMS, Facetime, Gmail, Google Plus các kiểu mà không thấy. Các ‘nick’ của mẹ mình đều biết, nào là Tám Tám Tiên Tử, nào là FY Forever Young tức là trẻ mãi không già, nào BuồnVuiDotCom, nào Đạo Cô Hấp Dẫn.. Còn cái ‘nick’ Mai Siêu Phong nữa chứ.. ai nghe đến là kinh hồn bạt vía.. chạy mất dép luôn ý chứ, vì sợ Cửu Âm Bạch Cốt Trảo của mẹ mà. Mà có khi nào trên mạng Mai Siêu Phong mẹ mình gặp ‘kỳ phùng địch thủ’ Xích Luyện Tiên Tử Lý Mạc Sầu không nhỉ? Nói vậy, chứ mình thật là ân hận, và buồn làm sao.. Mẹ đâu rồi? Mình phải.. đi tìm mẹ thôi. [ngâm thơ] Cả đời ra bể vào ngòi Mẹ như cây lá giữa trời gió rung Cả đời buộc bụng thắt lưng Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng2… [Trên sân khấu một số người đi đường qua lại, màn hình phông nền quay những cảnh vắng vẻ nơi ngõ phố, công viên, bờ sông, bà mẹ và em bé trên sân chơi playground.. cảnh bốn mùa thay lá. Mục Cô Nương lang thang đi tìm mẹ.] Giọng người kể chuyện: Mục Cô Nương về nhà không thấy mẹ, nàng đi tìm mẹ khắp nhân gian. Nàng lang thang, lang thang.. Mục Cô Nương [giả bộ đi lang thang giữa những người qua lại, lay tay người nọ người kia hỏi: Tỷ muội xinh đẹp, biết mẹ ta đâu không? Cô bác tốt bụng ơi,… em bé dễ thương ơi.. mọi người có biết mẹ ta đâu không?] Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 69 [ngâm thơ] Tôi còn nhớ hay đã quên Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ Nhuộm tôi hồng những câu thơ Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời Trở về với mẹ ta thôi Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ2. ~!~ [Trên sân khấu chỉ còn Mục Cô Nương] Giọng người kể chuyện: đột nhiên chiếc iPhone của nàng đổ chuông. Mục Cô Nương [vội vã bắt máy]: Mẹ, mẹ ơi, mẹ phải không? [Người kể chuyện xuất hiện một góc khác trên sân khấu vào vai mới, giọng tiếp thị marketing. Hai luồng ánh sáng chiếu vào hai người] Người kể chuyện: Alô, đây là trung tâm Tư Vấn Âm Phủ Điện. Đang mùa Cúng Cô Hồn, chúng tôi có chương trình khuyến mãi giảm giá các dịch vụ 70% cho người chết, 50% cho người sống. Bổn hãng xin hỏi quý Cô Nương còn sống hay không ạ? Mục Cô Nương: Các hạ không đùa ta chứ? Ta sống mà như chết đây… Người kể chuyện: Cô nương sống mà như chết … vậy thì.. chúng tôi sẽ cắt đôi 70% và 50%, tính ra là giảm giá 60%. Chúng tôi có rất nhiều dịch vụ như chuyển tiền âm dương, tư vấn đầu tư địa ốc âm phủ, làm thị thực đầu thai xuất nhập cảnh ‘chui’ ở âm dương, tìm thân nhân, và… Mục Cô Nương: Tìm thân nhân? Các hạ, các hạ giúp ta tìm mẹ đi. Người kể chuyện [giả bộ dùng điện thoại]: Vâng, dịch vụ tìm thân nhân. Cô Nương đợi tại hạ chạy ứng dụng di động Gương Thần. Rồi, giờ phải chọn gương… tìm người thân thì biết chọn gương nào đây ta… Mục Cô Nương: Ôi, gương thần thì ta thích. Ta thích truyện cổ tích thần thoại lắm. Các hạ thử dùng Gương Thần của Người Đẹp và Quái Vật đi. Lúc Người Đẹp về thăm cha, Quái Vật đưa cô một chiếc gương thần để lúc nào nhớ chàng Quái Vật thì soi vào ấy. Nhờ thế nàng mới kịp quay lại lâu đài cứu chàng. Các hạ nhớ không? Người kể chuyện: Cô Nương quả.. “hơi bị thông minh” đấy! Tại hạ vào Facebook bấm ‘Like’ cho cô nương một cái đây rồi. Nào.. bây giờ, chúng ta chuyển sang chạy ứng dụng Skype nhé. Cô nương xem, mẹ cô đã thành ma rồi. Tại hạ dùng Skype Conference cho cô nương nói chuyện nhanh nhanh với mẹ nhé. Cái này là phải chi tiền cho tin tặc phá hàng rào lửa – firewalls - của hệ thống bảo mật mạng – network security - của Diêm Vương đấy. Nói nhanh nhanh nhé, cô nương. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 70 Mục Cô Nương [giả bộ dùng Skype]: Mẹ ơi, mẹ ở đâu đấy? Mẹ có sao không? [Mục Mẫu Nương xuất hiện trên sân khấu như một hồn ma, giọng ân cần pha chút mộng mị] Mục Mẫu Nương: Mục Nhi, con đang ở đâu vậy? Con khoẻ chứ? Con còn sống hay không vậy? Mẹ đã thành ma rồi. Mẹ đang ở Âm Phủ đây, đói khát từ khi còn sống, khổ quá.. [Giọng vẳng từ sau sân khấu rên la, ai oán, rùng rợn, thảm thiết: Du Sa Na So…! Du Sa Na So…! Du Sa Na So...!] Mục Cô Nương [hốt hoảng]: Mẹ, mẹ ơi, mọi người rên la chi mà rợn tóc gáy, khủng khiếp quá vậy? Mục Mẫu Nương: Đó là những tiếng rùng rợn bi thảm từ dưới địa ngục vọng lên. Xung quanh mẹ toàn mấy con ma bà tám hồi còn sống cứ chat dông dài với mình trên Facebook và Viber, nay đứa nào cũng thành ma đói ma khát cả, khổ lắm con ơi. [Giọng vẳng từ sau sân khấu rên la, ai oán, rùng rợn, thảm thiết: Du Sa Na So…! Du Sa Na So…! Du Sa Na So...!] Mục Cô Nương: Mẹ, về đi thôi, về nhà ta đi. Nhất định con sẽ cứu mẹ. Mục Mẫu Nương: Mục Nhi, nghe mẹ dặn. Con hãy cứu bản thân mình đi. Đừng như mẹ hồi còn sống cứ mải chơi trên mạng ảo. Con hãy thoát ra.. Mục Cô Nương [loay hoay với cái điện thoại]: Mẹ, mẹ, alô, alô .. sao thế này? [Hồn ma Mục Mẫu Nương lùi ra sau sân khấu] Người kể chuyện [đọc màn hình]: “Tài khoản Skype của quý vị đã hết credit”. Bây giờ, Mục Cô Nương còn cần dịch vụ gì không, dịch vụ thứ hai sẽ được giảm giá 50%. Mục Cô Nương: Các hạ, mẹ ta nói thế là sao? Và vì sao mẹ ta khổ thế? Người kể chuyện: Dịch vụ tra sổ nghiệp chướng. Cô Nương đợi tại hạ quay lại cái ứng dụng di động Gương Thần, và chọn cái gương khác – Nghiệp Cảnh Đài. Mục Cô Nương: Nghiệp Cảnh Đài..! Xưa từng nghe tên, giờ nay mới thấy. Nghiệp Cảnh Đài là tấm gương thần của Diêm Vương, soi vào là những nghiệp từng tạo tác tất thảy sẽ hiện ra. Người kể chuyện: Cô nương nói… “chuẩn không cần chỉnh”. Khi nào chán sống, xuống đây xin việc, tại hạ nhận vào bổn hãng làm liền. Chúng ta song kiếm hợp bích, hành tẩu giang hồ dưới Âm Phủ nhé [cười]. [xem điện thoại, nói tiếp] Thân mẫu của cô nương nghiệp nặng, cô nương cũng vậy. Tất cả đều theo Nhân Quả. Nhân đã gieo là khi còn thân người mà lại sống ảo, không sống thật, cứ ‘buộc thân’ vào chiếc điện thoại di động, ‘giam tâm’ vào các cảm thọ, miên man nhớ nghĩ ảo tưởng trong các ứng dụng di động. Nên Quả phải thọ là thần thức chịu đói khát, bị giam cầm trong các hồi tưởng của cuộc sống Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 71 ảo trong hai mươi tiểu kiếp. Mục Cô Nương: Bị giam cầm.. trong hai mươi tiểu kiếp. Ôi, ta nghe mà tưởng chừng.. “ngất trên cành quất”. Ta ân hận lắm. Huynh đài cứu mẹ con ta đi! Người kể chuyện: Ta mà biết cách thì đã tự cứu mình rồi.. Tại hạ từng là một kẻ thiết kế và bán các ứng dụng di động để kiếm sống mà. Nhân nào Quả đó. Giờ đây dưới Âm Phủ, ta phải làm kinh doanh tư vấn, phục vụ lại những nạn nhân của công nghệ thông tin và ứng dụng di động để mà trả nghiệp đây. Mục Cô Nương: Vậy thì.. huynh đài nghĩ cách cứu cả ba chúng ta đi… xin cứu luôn cả những người còn sống và người không còn sống quanh đây. [chỉ xuống khán giả, và hướng về khán giả hỏi] Quý vị còn sống đó không? có ai cần được giải thoát khỏi khổ đau không ạ? Người kể chuyện [xem điện thoại]: May quá! Cô nương đừng lo, lòng tốt muốn cứu người của cô nương đã vang tới Địa Tạng Vương Bồ tát. Ngài mới gửi message qua Viber cho tại hạ đây. Ðừng tìm về quá khứ Ðừng tưởng tới tương lai, Quá khứ đã không còn Tương lai thì chưa tới, Hãy quán chiếu sự sống Trong giờ phút hiện tại.3 [Các diễn viên xuất hiện trên sân khấu. Họ đi từng nhóm người như đang nói chuyện với nhau, người vẽ tranh, kẻ đạp xe.. thong thả, tươi vui. Màn hình phông nền quay những cảnh sinh hoạt thường ngày – mẹ con ngắm hoa, gia đình ăn tối đầm ấm vui vẻ,.. không ai cầm điện thoại.] ~!~ Người kể chuyện [đi lẫn giữa dòng người, bắt tay hoặc gật đầu chào hỏi vài người, rồi dừng lại giữa sân khấu, hướng về khán giả]: Hãy quán chiếu sự sống Trong giờ phút hiện tại.3 Nghe xong câu đó, niệm vừa khởi là các tâm hồn từng bị ‘ràng buộc’, bị ‘giam cầm’ trong các ứng dụng điện thoại tức khắc được giải thoát. Họ vui vẻ cất những chiếc điện thoại vào túi; và họ ung dung tự tại quay trở về với cuộc sống thực. [Giơ điện thoại lên cho khán giả xem] Họ có dùng điện thoại di động không ư? Có chứ? Nhưng chỉ khi nào cần thiết mà thôi [rồi từ từ cất điện thoại vào trong túi áo vét, cười]. [Mục Mẫu Nương và Mục Cô Nương tay cầm điện thoại, vai đeo giỏ xách tiến ra phía trước sân khấu, giơ hai chiếc điện thoại lên cho tất cả đều thấy, và từ từ thả vào túi xách. Họ mỉm cười ôm choàng lấy nhau.] Mục Cô Nương [rút bông hoa trong giỏ xách ra, tặng cho mẹ]: Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 72 Nhân mùa báo hiếu Vu Lan Hướng về cha mẹ, báo ân thâm tình. [Tất cả vỗ tay, rồi lui vào, trừ người kể chuyện tiến lên phía trước] ~!~ [Ánh sáng chiếu vào người kể chuyện. Màn hình phông nền sân khấu quay cảnh khay trà, bàn ghế đơn sơ, giá sách, song cửa, gió lay nhành lá, ánh trăng sáng tỏ – huyền ảo lung linh] Người kể chuyện: Mỗi người chúng ta đều có thể tự cứu mình ra khỏi cái vòng luẩn quẩn mê man của ‘âm phủ’ trong thế giới công nghệ kỹ thuật số đấy. Chỉ cần hướng lòng mình về ‘dương gian’, giữ tâm tỉnh thức ghi nhận từng giây phút thực tại. Hiện tại là đêm nay, là trăng soi gió thoảng, là hoa nở trúc lay. “Thở vào hoa nở Thở ra trúc lay, Tâm không ràng buộc Tiêu dao tháng ngày4.” [Tiếng chuông điện thoại vang lên…] ■ Ghi chú 1. Trích thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa 2. Trích thơ “Trở về với mẹ ta thôi” của Đồng Đức Bổn 3. Trích sách Phật - Kinh Người Biết Sống Một Mình 4. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Tặng Cha Mẹ Thân Yêu Mái tóc cha già pha tuyết sương Xa xăm mắt mẹ thoáng mây buồn, Bao la mưa nắng đôi vầng trán Khoan thứ mênh mông, vô tận thương... Con thôi ca tụng những mùa trăng Thôi ngắm trời sao, sợ ánh vàng Những muốn bắn tan vầng nhật nguyệt Đốt thiêu ngàn lịch, níu thời gian. Con oán Cao Xanh sao nghiệt ngã Cớ chi gieo bệnh khổ hiền dân Thân con nguyện hoá thành thần dược Ơn nghĩa sinh thành xin kính dâng. ■ Kính dâng lên Tứ Thân Phụ Mẫu Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 73 Candide Voltaire The Project Gutenberg EBook of Candide, by Voltaire http://www.gutenberg.org/cache/epub/4650/pg4650-images.html · CHAPITRE XI · CHAPITRE XII · CHAPITRE XIII · CHAPITRE XIV · CHAPITRE XV · CHAPITRE XVI · CHAPITRE XVII · CHAPITRE XVIII · CHAPITRE XIX · CHAPITRE XX CANDIDE OU L'OPTIMISME (SUITE) CHAPITRE XI. Histoire de la vieille. Je n'ai pas eu toujours les yeux éraillés et bordés d'écarlate; mon nez n'a pas toujours touché à mon menton, et je n'ai pas toujours été servante. Je suis la fille du pape Urbain X et de la princesse de Palestrine[a]. On m'éleva jusqu'à quatorze ans dans un palais auquel tous les châteaux de vos barons allemands n'auraient pas servi d'écurie; et une de mes robes valait mieux que toutes les magnificences de la Vestphalie. Je croissais en beauté, en grâces, en talents, au milieu des plaisirs, des respects, et des espérances: j'inspirais déjà de l'amour; ma gorge se formait; et quelle gorge! blanche, ferme, taillée comme celle de la Vénus de Médicis; et quels yeux! quelles paupières! quels sourcils noirs! quelles flammes brillaient dans mes deux prunelles, et effaçaient la scintillation des étoiles! comme me disaient les poètes du quartier. Les femmes qui m'habillaient et qui me déshabillaient tombaient en extase en me regardant par-devant et par-derrière; et tous les hommes auraient voulu être à leur place. [a] Voyez l'extrême discrétion de l'auteur; il n'y eut jusqu'à présent aucun pape nommé Urbain X; il craint de donner une bâtarde à un pape connu. Quelle circonspection! quelle délicatesse de conscience! —Cette note de Voltaire est posthume. Elle n'était même pas dans les éditions de Kehl. Je la tiens de feu Décrois. Le dernier pape du nom d'Urbain est Urbain VIII, mort en 1644. B. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 74 Je fus fiancée à un prince souverain de Massa-Carrara: quel prince! aussi beau que moi, pétri de douceur et d'agréments, brillant d'esprit et brûlant d'amour; je l'aimais comme on aime pour la première fois, avec idolâtrie, avec emportement. Les noces furent préparées: c'était une pompe, une magnificence inouïe; c'étaient des fêtes, des carrousels, des opéra-buffa continuels; et toute l'Italie fit pour moi des sonnets dont il n'y eut pas un seul de passable. Je touchais au moment de mon bonheur, quand une vieille marquise, qui avait été maîtresse de mon prince, l'invita à prendre du chocolat chez elle; il mourut en moins de deux heures avec des convulsions épouvantables; mais ce n'est qu'une bagatelle. Ma mère au désespoir, et bien moins affligée que moi, voulut s'arracher pour quelque temps à un séjour si funeste. Elle avait une très belle terre auprès de Gaïète: nous nous embarquâmes sur une galère du pays, dorée comme l'autel de Saint-Pierre de Rome. Voilà qu'un corsaire de Salé fond sur nous et nous aborde: nos soldats se défendirent comme des soldats du pape; ils se mirent tous à genoux en jetant leurs armes, et en demandant au corsaire une absolution in articulo mortis. Aussitôt on les dépouilla nus comme des singes, et ma mère aussi, nos filles d'honneur aussi, et moi aussi. C'est une chose admirable que la diligence avec laquelle ces messieurs déshabillent le monde; mais ce qui me surprit davantage, c'est qu'ils nous mirent à tous le doigt dans un endroit où nous autres femmes nous ne nous laissons mettre d'ordinaire que des canules. Cette cérémonie me paraissait bien étrange: voilà comme on juge de tout quand on n'est pas sorti de son pays. J'appris bientôt que c'était pour voir si nous n'avions pas caché là quelques diamants; c'est un usage établi de temps immémorial parmi les nations policées qui courent sur mer. J'ai su que messieurs les religieux chevaliers de Malte n'y manquent jamais quand ils prennent des Turcs et des Turques; c'est une loi du droit des gens à laquelle on n'a jamais dérogé. Je ne vous dirai point combien il est dur pour une jeune princesse d'être menée esclave à Maroc avec sa mère: vous concevez assez tout ce que nous eûmes à souffrir dans le vaisseau corsaire. Ma mère était encore très belle: nos filles d'honneur, nos simples femmes de chambre avaient plus de charmes qu'on n'en peut trouver dans toute l'Afrique: pour moi, j'étais ravissante, j'étais la beauté, la grâce même, et j'étais pucelle: je ne le fus pas long-temps; cette fleur, qui avait été réservée pour le beau prince de Massa-Carrara, me fut ravie par le capitaine corsaire; c'était un nègre abominable, qui croyait encore me faire beaucoup d'honneur. Certes il fallait que madame la princesse de Palestrine et moi fussions bien fortes pour résister à tout ce que nous éprouvâmes jusqu'à notre arrivée à Maroc! Mais passons; ce sont des choses si communes, qu'elles ne valent pas la peine qu'on en parle. Maroc nageait dans le sang quand nous arrivâmes. Cinquante fils de l'empereur Muley Ismael[1] avaient chacun leur parti; ce qui produisait en effet cinquante guerres civiles, de noirs contre noirs, de noirs contre basanés, de basanés contre basanés, de mulâtres contre mulâtres: c'était un carnage continuel dans toute l'étendue de l'empire. [1] Sur Muley Ismael, qui régnait en 1702, et vécut cent cinq ans, voyez tome XVI, page 197; tome XVIII, page 420; tome XX, le chapitre XVIII du Siècle de Louis XIV; tome XXX, page 126. B. A peine fûmes-nous débarquées, que des noirs d'une faction ennemie de celle de mon corsaire se présentèrent pour lui enlever son butin. Nous étions, après les diamants et l'or, ce qu'il avait de plus précieux. Je fus témoin d'un combat tel que vous n'en voyez jamais dans vos climats d'Europe. Les peuples septentrionaux n'ont pas le sang assez ardent; ils n'ont pas la rage des femmes au point où elle est commune en Afrique. Il semble que vos Européans aient du lait dans les veines; c'est du vitriol, c'est Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 75 du feu qui coule dans celles des habitants du mont Atlas et des pays voisins. On combattit avec la fureur des lions, des tigres, et des serpents de la contrée, pour savoir qui nous aurait. Un Maure saisit ma mère par le bras droit, le lieutenant de mon capitaine la retint par le bras gauche; un soldat maure la prit par une jambe, un de nos pirates la tenait par l'autre. Nos filles se trouvèrent presque toutes en un moment tirées ainsi à quatre soldats. Mon capitaine me tenait cachée derrière lui; il avait le cimeterre au poing, et tuait tout ce qui s'opposait à sa rage. Enfin je vis toutes nos Italiennes et ma mère déchirées, coupées, massacrées par les monstres qui se les disputaient. Les captifs, mes compagnons, ceux qui les avaient pris, soldats, matelots, noirs, basanés, blancs, mulâtres, et enfin mon capitaine, tout fut tué, et je demeurai mourante sur un tas de morts. Des scènes pareilles se passaient, comme on sait, dans l'étendue de plus de trois cents lieues, sans qu'on manquât aux cinq prières par jour ordonnées par Mahomet. Je me débarrassai avec beaucoup de peine de la foule de tant de cadavres sanglants entassés, et je me traînai sous un grand oranger au bord d'un ruisseau voisin; j'y tombai d'effroi, de lassitude, d'horreur, de désespoir, et de faim. Bientôt après mes sens accablés se livrèrent à un sommeil qui tenait plus de l'évanouissement que du repos. J'étais dans cet état de faiblesse et d'insensibilité, entre la mort et la vie, quand je me sentis pressée de quelque chose qui s'agitait sur mon corps; j'ouvris les yeux, je vis un homme blanc et de bonne mine qui soupirait, et qui disait entre ses dents: O che sciagura d'essere senza coglioni! CHAPITRE XII. Suite des malheurs de la vieille. Étonnée et ravie d'entendre la langue de ma patrie, et non moins surprise des paroles que proférait cet homme, je lui répondis qu'il y avait de plus grands malheurs que celui dont il se plaignait; je l'instruisis en peu de mots des horreurs que j'avais essuyées, et je retombai en faiblesse. Il m'emporta dans une maison voisine, me fit mettre au lit, me fit donner à manger, me servit, me consola, me flatta, me dit qu'il n'avait rien vu de si beau que moi, et que jamais il n'avait tant regretté ce que personne ne pouvait lui rendre. Je suis né à Naples, me dit-il; on y chaponne deux ou trois mille enfants tous les ans; les uns en meurent, les autres acquièrent une voix plus belle que celle des femmes, les autres vont gouverner des états[1]. On me fit cette opération avec un très grand succès, et j'ai été musicien de la chapelle de madame la princesse de Palestrine. De ma mère! m'écriai-je. De votre mère! s'écria-t-il en pleurant: quoi! vous seriez cette jeune princesse que j'ai élevée jusqu'à l'âge de six ans, et qui promettait déjà d'être aussi belle que vous êtes?—C'est moi-même; ma mère est à quatre cents pas d'ici coupée en quartiers sous un tas de morts….. [1] Farinelli, chanteur italien, né à Naples en 1705, sans être ministre, gouvernait l'Espagne sous Ferdinand VI; il est mort en 1782. Voltaire reparle de ce Farinelli dans la Conversation de l'Intendant des menus en exercice: voyez les Mélanges, année 1761. B. Je lui contai tout ce qui m'était arrivé; il me conta aussi ses aventures, et m'apprit comment il avait été envoyé chez le roi de Maroc par une puissance chrétienne, pour conclure avec ce monarque un traité par lequel on lui fournirait de la poudre, des canons, et des vaisseaux, pour l'aider à exterminer le Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 76 commerce des autres chrétiens. Ma mission est faite, dit cet honnête eunuque; je vais m'embarquer à Ceuta, et je vous ramènerai en Italie. Ma che sciagura d'essere senza coglioni! Je le remerciai avec des larmes d'attendrissement; et au lieu de me mener en Italie, il me conduisit à Alger, et me vendit au dey de cette province. A peine fus-je vendue, que cette peste qui a fait le tour de l'Afrique, de l'Asie, de l'Europe, se déclara dans Alger avec fureur. Vous avez vu des tremblements de terre; mais, mademoiselle, avez-vous jamais eu la peste? Jamais, répondit la baronne. Si vous l'aviez eue, reprit la vieille, vous avoueriez qu'elle est bien au-dessus d'un tremblement de terre. Elle est fort commune en Afrique; j'en fus attaquée. Figurez-vous quelle situation pour la fille d'un pape, âgée de quinze ans, qui en trois mois de temps avait éprouvé la pauvreté, l'esclavage, avait été violée presque tous les jours, avait vu couper sa mère en quatre, avait essuyé la faim et la guerre, et mourait pestiférée dans Alger! Je n'en mourus pourtant pas; mais mon eunuque et le dey, et presque tout le sérail d'Alger périrent. Quand les premiers ravages de cette épouvantable peste furent passés, on vendit les esclaves du dey. Un marchand m'acheta, et me mena à Tunis; il me vendit à un autre marchand qui me revendit à Tripoli; de Tripoli je fus revendue à Alexandrie, d'Alexandrie revendue à Smyrne; de Smyrne à Constantinople. J'appartins enfin à un aga des janissaires, qui fut bientôt commandé pour aller défendre Azof contre les Russes qui l'assiégeaient. L'aga, qui était un très galant homme, mena avec lui tout son sérail, et nous logea dans un petit fort sur les Palus-Méotides, gardé par deux eunuques noirs et vingt soldats. On tua prodigieusement de Russes, mais ils nous le rendirent bien: Azof fut mis à feu et à sang[2], et on ne pardonna ni au sexe, ni à l'âge; il ne resta que notre petit fort; les ennemis voulurent nous prendre par famine. Les vingt janissaires avaient juré de ne se jamais rendre. Les extrémités de la faim où ils furent réduits les contraignirent à manger nos deux eunuques, de peur de violer leur serment. Au bout de quelques jours ils résolurent de manger les femmes. [2] Les Russes prirent Azof sous Pierre-le-Grand, en 1696, et la rendirent à la paix, en 1711; la reprirent en 1739, la fortifièrent; mais à la paix de 1789, ils la rendirent après l'avoir démantelée. La prise d'Azof, sous Catherine II, est postérieure de dix ans à Candide. B. Nous avions un iman très pieux et très compatissant, qui leur fit un beau sermon par lequel il leur persuada de ne nous pas tuer tout-à-fait. Coupez, dit-il, seulement une fesse à chacune de ces dames, vous ferez très bonne chère; s'il faut y revenir, vous en aurez encore autant dans quelques jours; le ciel vous saura gré d'une action si charitable, et vous serez secourus. Il avait beaucoup d'éloquence; il les persuada: on nous fit cette horrible opération; l'iman nous appliqua le même baume qu'on met aux enfants qu'on vient de circoncire: nous étions toutes à la mort. A peine les janissaires eurent-ils fait le repas que nous leur avions fourni, que les Russes arrivent sur des bateaux plats; pas un janissaire ne réchappa. Les Russes ne firent aucune attention à l'état où nous étions. Il y a partout des chirurgiens français: un d'eux qui était fort adroit prit soin de nous, il nous guérit; et je me souviendrai toute ma vie, que quand mes plaies furent bien fermées, il me fit des propositions. Au reste, il nous dit à toutes de nous consoler; il nous assura que dans plusieurs sièges pareille chose était arrivée, et que c'était la loi de la guerre. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 77 Dès que mes compagnes purent marcher, on les fit aller à Moscou; j'échus en partage à un boïard qui me fit sa jardinière, et qui me donnait vingt coups de fouet par jour; mais ce seigneur ayant été roué au bout de deux ans avec une trentaine de boïards pour quelque tracasserie de cour, je profitai de cette aventure; je m'enfuis; je traversai toute la Russie; je fus long-temps servante de cabaret à Riga, puis à Rostock, à Vismar, à Leipsick, à Cassel, à Utrecht, à Leyde, à la Haye, à Rotterdam: j'ai vieilli dans la misère et dans l'opprobre, n'ayant que la moitié d'un derrière, me souvenant toujours que j'étais fille d'un pape; je voulus cent fois me tuer, mais j'aimais encore la vie. Cette faiblesse ridicule est peut-être un de nos penchants les plus funestes; car y a-t-il rien de plus sot que de vouloir porter continuellement un fardeau qu'on veut toujours jeter par terre; d'avoir son être en horreur, et de tenir à son être; enfin de caresser le serpent qui nous dévore, jusqu'à ce qu'il nous ait mangé le coeur? J'ai vu dans les pays que le sort m'a fait parcourir, et dans les cabarets où j'ai servi, un nombre prodigieux de personnes qui avaient leur existence en exécration; mais je n'en ai vu que douze qui aient mis volontairement fin à leur misère, trois nègres, quatre Anglais, quatre Genevois, et un professeur allemand nommé Robeck[3]. J'ai fini par être servante chez le Juif don Issachar; il me mit auprès de vous, ma belle demoiselle; je me suis attachée à votre destinée, et j'ai été plus occupée de vos aventures que des miennes. Je ne vous aurais même jamais parlé de mes malheurs, si vous ne m'aviez pas un peu piquée, et s'il n'était d'usage, dans un vaisseau, de conter des histoires pour se désennuyer. Enfin, mademoiselle, j'ai de l'expérience, je connais le monde; donnez-vous un plaisir, engagez chaque passager à vous conter son histoire, et s'il s'en trouve un seul qui n'ait souvent maudit sa vie, qui ne se soit souvent dit à lui-même qu'il était le plus malheureux des hommes, jetez-moi dans la mer la tête la première. [3] Robeck (Jean), né à Calmar en Suède, en 1672, se noya volontairement en 1739. J.-J. Rousseau parle de Robeck dans sa Nouvelle Héloïse, lettre vingt et unième de la troisième partie. CHAPITRE XIII. Comment Candide fut obligé de se séparer de la belle Cunégonde et de la vieille. La belle Cunégonde, ayant entendu l'histoire de la vieille, lui fit toutes les politesses qu'on devait à une personne de son rang et de son mérite. Elle accepta la proposition; elle engagea tous les passagers, l'un après l'autre, à lui conter leurs aventures. Candide et elle avouèrent que la vieille avait raison. C'est bien dommage, disait Candide, que le sage Pangloss ait été pendu contre la coutume dans un auto-da-fé; il nous dirait des choses admirables sur le mal physique et sur le mal moral qui couvrent la terre et la mer, et je me sentirais assez de force pour oser lui faire respectueusement quelques objections. A mesure que chacun racontait son histoire, le vaisseau avançait. On aborda dans Buénos-Ayres. Cunégonde, le capitaine Candide, et la vieille, allèrent chez le gouverneur don Fernando d'Ibaraa, y Figueora, y Mascarenes, y Lampourdos, y Souza. Ce seigneur avait une fierté convenable à un homme qui portait tant de noms. Il parlait aux hommes avec le dédain le plus noble, portant le nez si haut, élevant si impitoyablement la voix, prenant un ton si imposant, affectant une démarche si altière, que tous ceux qui le saluaient étaient tentés de le battre. Il aimait les femmes à la fureur. Cunégonde lui parut ce qu'il avait jamais vu de plus beau. La première chose qu'il fit fut de demander si elle n'était point la femme du capitaine. L'air dont il fit cette question alarma Candide: il n'osa pas dire qu'elle était sa femme, parcequ'en effet elle ne l'était point; il n'osait pas dire que c'était sa soeur, parcequ'elle ne l'était pas non plus; et quoique ce mensonge officieux eût été autrefois très à la mode chez les Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 78 anciens[1], et qu'il pût être utile aux modernes, son âme était trop pure pour trahir la vérité. Mademoiselle Cunégonde, dit-il, doit me faire l'honneur de m'épouser, et nous supplions votre excellence de daigner faire notre noce. [1] Voyez l'article ABRAHAM, tome XXVI, page 48. B. Don Fernando d'Ibaraa, y Figueora, y Mascarenes, y Lampourdos, y Souza, relevant sa moustache, sourit amèrement, et ordonna au capitaine Candide d'aller faire la revue de sa compagnie. Candide obéit; le gouverneur demeura avec mademoiselle Cunégonde. Il lui déclara sa passion, lui protesta que le lendemain il l'épouserait à la face de l'Église, ou autrement, ainsi qu'il plairait à ses charmes. Cunégonde lui demanda un quart d'heure pour se recueillir, pour consulter la vieille, et pour se déterminer. La vieille dit à Cunégonde: Mademoiselle, vous avez soixante et douze quartiers et pas une obole; il ne tient qu'à vous d'être la femme du plus grand seigneur de l'Amérique méridionale, qui a une très belle moustache; est-ce à vous de vous piquer d'une fidélité à toute épreuve? Vous avez été violée par les Bulgares; un Juif et un inquisiteur ont eu vos bonnes grâces: les malheurs donnent des droits. J'avoue que si j'étais à votre place, je ne ferais aucun scrupule d'épouser monsieur le gouverneur, et de faire la fortune de monsieur le capitaine Candide. Tandis que la vieille parlait avec toute la prudence que l'âge et l'expérience donnent, on vit entrer dans le port un petit vaisseau; il portait un alcade et des alguazils, et voici ce qui était arrivé. La vieille avait très bien deviné que ce fut un cordelier à la grande manche qui vola l'argent et les bijoux de Cunégonde dans la ville de Badajos, lorsqu'elle fuyait en hâte avec Candide. Ce moine voulut vendre quelques unes des pierreries à un joaillier. Le marchand les reconnut pour celles du grandinquisiteur. Le cordelier, avant d'être pendu, avoua qu'il les avait volées: il indiqua les personnes, et la route qu'elles prenaient. La fuite de Cunégonde et de Candide était déjà connue. On les suivit à Cadix: on envoya, sans perdre de temps, un vaisseau à leur poursuite. Le vaisseau était déjà dans le port de Buénos-Ayres. Le bruit se répandit qu'un alcade allait débarquer, et qu'on poursuivait les meurtriers de monseigneur le grand-inquisiteur. La prudente vieille vit dans l'instant tout ce qui était à faire. Vous ne pouvez fuir, dit-elle à Cunégonde, et vous n'avez rien à craindre; ce n'est pas vous qui avez tué monseigneur, et d'ailleurs le gouverneur, qui vous aime, ne souffrira pas qu'on vous maltraite; demeurez. Elle court sur-le-champ à Candide: Fuyez, dit-elle, ou dans une heure vous allez être brûlé. Il n'y avait pas un moment à perdre; mais comment se séparer de Cunégonde, et où se réfugier? CHAPITRE XIV. Comment Candide et Cacambo furent reçus chez les jésuites du Paraguai. Candide avait amené de Cadix un valet tel qu'on en trouve beaucoup sur les côtes d'Espagne et dans les colonies. C'était un quart d'Espagnol, né d'un métis dans le Tucuman; il avait été enfant de choeur, sacristain, matelot, moine, facteur, soldat, laquais. Il s'appelait Cacambo, et aimait fort son maître, parceque son maître était un fort bon homme. Il sella au plus vite les deux chevaux andalous. Allons, mon maître, suivons le conseil de la vieille, partons, et courons sans regarder derrière nous. Candide versa des larmes: O ma chère Cunégonde! faut-il vous abandonner dans le temps que monsieur le gouverneur va faire nos noces! Cunégonde amenée de si loin, que deviendrez-vous? Elle deviendra ce qu'elle pourra, dit Cacambo; les femmes ne sont jamais embarrassées d'elles; Dieu y pourvoit; courons. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 79 Où me mènes-tu? où allons-nous? que ferons-nous sans Cunégonde? disait Candide. Par saint Jacques de Compostelle, dit Cacambo, vous alliez faire la guerre aux jésuites, allons la faire pour eux; je sais assez les chemins, je vous mènerai dans leur royaume, ils seront charmés d'avoir un capitaine qui fasse l'exercice à la bulgare; vous ferez une fortune prodigieuse; quand on n'a pas son compte dans un monde, on le trouve dans un autre. C'est un très grand plaisir de voir et de faire des choses nouvelles. Tu as donc été déjà dans le Paraguai? dit Candide. Eh vraiment oui! dit Cacambo; j'ai été cuistre dans le collège de l'Assomption, et je connais le gouvernement de los padres comme je connais les rues de Cadix. C'est une chose admirable que ce gouvernement. Le royaume a déjà plus de trois cents lieues de diamètre; il est divisé en trente provinces. Los padres y ont tout, et les peuples rien; c'est le chefd'oeuvre de la raison et de la justice. Pour moi, je ne vois rien de si divin que los padres, qui font ici la guerre au roi d'Espagne et au roi de Portugal, et qui en Europe confessent ces rois; qui tuent ici des Espagnols, et qui à Madrid les envoient au ciel; cela me ravit; avançons: vous allez être le plus heureux de tous les hommes. Quel plaisir auront los padres, quand ils sauront qu'il leur vient un capitaine qui sait l'exercice bulgare! Dès qu'ils furent arrivés à la première barrière, Cacambo dit à la garde avancée qu'un capitaine demandait à parler à monseigneur le commandant. On alla avertir la grande garde. Un officier paraguain courut aux pieds du commandant lui donner part de la nouvelle. Candide et Cacambo furent d'abord désarmés; on se saisit de leurs deux chevaux andalous. Les deux étrangers sont introduits au milieu de deux files de soldats; le commandant était au bout, le bonnet à trois cornes en tête, la robe retroussée, l'épée au côté, l'esponton à la main. Il fit un signe; aussitôt vingt-quatre soldats entourent les deux nouveaux venus. Un sergent leur dit qu'il faut attendre, que le commandant ne peut leur parler, que le révérend père provincial ne permet pas qu'aucun Espagnol ouvre la bouche qu'en sa présence, et demeure plus de trois heures dans le pays. Et où est le révérend père provincial? dit Cacambo. Il est à la parade après avoir dit sa messe, répondit le sergent, et vous ne pourrez baiser ses éperons que dans trois heures. Mais, dit Cacambo, monsieur le capitaine, qui meurt de faim comme moi, n'est point Espagnol, il est Allemand; ne pourrions-nous point déjeuner en attendant sa révérence? Le sergent alla sur-le-champ rendre compte de ce discours au commandant. Dieu soit béni! dit ce seigneur, puisqu'il est Allemand, je peux lui parler; qu'on le mène dans ma feuillée. Aussitôt on conduit Candide dans un cabinet de verdure, orné d'une très jolie colonnade de marbre vert et or, et de treillages qui renfermaient des perroquets, des colibris, des oiseaux-mouches, des pintades, et tous les oiseaux les plus rares. Un excellent déjeuner était préparé dans des vases d'or; et tandis que les Paraguains mangèrent du maïs dans des écuelles de bois, en plein champ, à l'ardeur du soleil, le révérend père commandant entra dans la feuillée. C'était un très beau jeune homme, le visage plein, assez blanc, haut en couleur, le sourcil relevé, l'oeil vif, l'oreille rouge, les lèvres vermeilles, l'air fier, mais d'une fierté qui n'était ni celle d'un Espagnol ni celle d'un jésuite. On rendit à Candide et à Cacambo leurs armes, qu'on leur avait saisies, ainsi que les deux chevaux andalous; Cacambo leur fit manger l'avoine auprès de la feuillée, ayant toujours l'oeil sur eux, crainte de surprise. Candide baisa d'abord le bas de la robe du commandant, ensuite ils se mirent à table. Vous êtes donc Allemand? lui dit le jésuite en cette langue. Oui, mon révérend père, dit Candide. L'un et l'autre, en prononçant ces paroles, se regardaient avec une extrême surprise, et une émotion dont ils n'étaient pas les maîtres. Et de quel pays d'Allemagne êtes-vous? dit le jésuite. De la sale province de Vestphalie, dit Candide: je suis né dans le château de Thunder-ten-tronckh. O ciel! est-il possible! s'écria le commandant. Quel miracle! s'écria Candide. Serait-ce vous? dit le commandant. Cela n'est pas possible, dit Candide. Ils se laissent tomber tous deux à la renverse, ils s'embrassent, ils versent des Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 80 ruisseaux de larmes. Quoi! serait-ce vous, mon révérend père? vous, le frère de la belle Cunégonde! vous qui fûtes tué par les Bulgares! vous le fils de monsieur le baron! vous jésuite au Paraguai! Il faut avouer que ce monde est une étrange chose. O Pangloss! Pangloss! que vous sériez aise si vous n'aviez pas été pendu! Le commandant fit retirer les esclaves nègres et les Paraguains qui servaient à boire dans des gobelets de cristal de roche. Il remercia Dieu et saint Ignace mille fois; il serrait Candide entre ses bras, leurs visages étaient baignés de pleurs. Vous seriez bien plus étonné, plus attendri, plus hors de vous-même, dit Candide, si je vous disais que mademoiselle Cunégonde, votre soeur, que vous avez crue éventrée, est pleine de santé.—Où?—Dans votre voisinage, chez M. le gouverneur de Buénos-Ayres; et je venais pour vous faire la guerre. Chaque mot qu'ils prononcèrent dans cette longue conversation accumulait prodige sur prodige. Leur âme tout entière volait sur leur langue, était attentive dans leurs oreilles, et étincelante dans leurs yeux. Comme ils étaient Allemands, ils tinrent table long-temps, en attendant le révérend père provincial; et le commandant parla ainsi à son cher Candide. CHAPITRE XV. Comment Candide tua le frère de sa chère Cunégonde. J'aurai toute ma vie présent à la mémoire le jour horrible où je vis tuer mon père et ma mère, et violer ma soeur. Quand les Bulgares furent retirés, on ne trouva point cette soeur adorable, et on mit dans une charrette ma mère, mon père, et moi, deux servantes et trois petits garçons égorgés, pour nous aller enterrer dans une chapelle de jésuites, à deux lieues du château de mes pères. Un jésuite nous jeta de l'eau bénite; elle était horriblement salée; il en entra quelques gouttes dans mes yeux: le père s'aperçut que ma paupière fesait un petit mouvement: il mit la main sur mon coeur, et le sentit palpiter; je fus secouru, et au bout de trois semaines il n'y paraissait pas. Vous savez, mon cher Candide, que j'étais fort joli; je le devins encore davantage; aussi le révérend père Croust[1], supérieur de la maison, prit pour moi la plus tendre amitié: il me donna l'habit de novice: quelque temps après je fus envoyé à Rome. Le père général avait besoin d'une recrue de jeunes jésuites allemands. Les souverains du Paraguai reçoivent le moins qu'ils peuvent de jésuites espagnols; ils aiment mieux les étrangers, dont ils se croient plus maîtres. Je fus jugé propre par le révérend père général pour aller travailler dans cette vigne. Nous partîmes, un Polonais, un Tyrolien, et moi. Je fus honoré, en arrivant, du sous-diaconat et d'une lieutenance: je suis aujourd'hui colonel et prêtre. Nous recevrons vigoureusement les troupes du roi d'Espagne; je vous réponds qu'elles seront excommuniées et battues. La Providence vous envoie ici pour nous seconder. Mais est-il bien vrai que ma chère soeur Cunégonde soit dans le voisinage, chez le gouverneur de Buénos-Ayres? Candide l'assura par serment que rien n'était plus vrai. Leurs larmes recommencèrent à couler. [1] Dans les premières éditions, au lieu de Croust, on lit: Didrie. Mais l'édition fesant partie du volume intitulé: Seconde suite des Mélanges, 1761, porte déjà Croust. Il est question du révérend P. Croust, le plus brutal de la société, dans le tome XXX, page 429. Le baron ne pouvait se lasser d'embrasser Candide; il l'appelait son frère, son sauveur. Ah! peut-être, lui dit-il, nous pourrons ensemble, mon cher Candide, entrer en vainqueurs dans la ville, et reprendre ma soeur Cunégonde. C'est tout ce que je souhaite, dit Candide; car je comptais l'épouser, et je l'espère Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 81 encore. Vous, insolent! répondit le baron, vous auriez l'impudence d'épouser ma soeur qui a soixante et douze quartiers! Je vous trouve bien effronté d'oser me parler d'un dessein si téméraire! Candide, pétrifié d'un tel discours, lui répondit: Mon révérend père, tous les quartiers du monde n'y font rien; j'ai tiré votre soeur des bras d'un Juif et d'un inquisiteur; elle m'a assez d'obligations, elle veut m'épouser. Maître Pangloss m'a toujours dit que les hommes sont égaux; et assurément je l'épouserai. C'est ce que nous verrons, coquin! dit le jésuite baron de Thunder-ten-tronckh; et en même temps il lui donna un grand coup du plat de son épée sur le visage. Candide dans l'instant tire la sienne, et l'enfonce jusqu'à la garde dans le ventre du baron jésuite; mais en la retirant toute fumante, il se mit à pleurer: Hélas! mon Dieu! dit-il, j'ai tué mon ancien maître, mon ami, mon beau-frère; je suis le meilleur homme du monde, et voilà déjà trois hommes que je tue; et dans ces trois il y a deux prêtres. Cacambo, qui fesait sentinelle à la porte de la feuillée, accourut. Il ne nous reste qu'à vendre cher notre vie, lui dit son maître; on va, sans doute, entrer dans la feuillée; il faut mourir les armes à la main. Cacambo, qui en avait bien vu d'autres, ne perdit point la tête; il prit la robe de jésuite que portait le baron, la mit sur le corps de Candide, lui donna le bonnet carré du mort, et le fit monter à cheval. Tout cela se fit en un clin d'oeil. Galopons, mon maître; tout le monde vous prendra pour un jésuite qui va donner des ordres; et nous aurons passé les frontières avant qu'on puisse courir après nous. Il volait déjà en prononçant ces paroles, et en criant en espagnol: Place, place pour le révérend père colonel! CHAPITRE XVI. Ce qui advint aux deux voyageurs avec deux filles, deux singes, et les sauvages nommés Oreillons. Candide et son valet furent au-delà des barrières, et personne ne savait encore dans le camp la mort du jésuite allemand. Le vigilant Cacambo avait eu soin de remplir sa valise de pain, de chocolat, de jambon, de fruits, et de quelques mesures de vin. Ils s'enfoncèrent avec leurs chevaux andalous dans un pays inconnu où ils ne découvrirent aucune route. Enfin une belle prairie entrecoupée de ruisseaux se présenta devant eux. Nos deux voyageurs font repaître leurs montures. Cacambo propose à son maître de manger, et lui en donne l'exemple. Comment veux-tu, disait Candide, que je mange du jambon, quand j'ai tué le fils de monsieur le baron, et que je me vois condamné à ne revoir la belle Cunégonde de ma vie? à quoi me servira de prolonger mes misérables jours, puisque je dois les traîner loin d'elle dans les remords et dans le désespoir? et que dira le Journal de Trévoux[1]? [1] L'ouvrage cité sous le titre de Journal de Trévoux, du nom de la ville où il s'imprima, est intitulé: Mémoires pour servir à l'histoire des sciences et des beaux-arts. Ce titre a subi plusieurs changements. En parlant ainsi, il ne laissa pas de manger. Le soleil se couchait. Les deux égarés entendirent quelques petits cris qui paraissaient poussés par des femmes. Ils ne savaient si ces cris étaient de douleur ou de joie; mais ils se levèrent précipitamment avec cette inquiétude et cette alarme que tout inspire dans un pays inconnu. Ces clameurs partaient de deux filles toutes nues qui couraient légèrement au bord de la prairie, tandis que deux singes les suivaient en leur mordant les fesses. Candide fut touché de pitié; il avait appris à tirer chez les Bulgares, et il aurait abattu une noisette dans un buisson sans toucher aux feuilles. Il prend son fusil espagnol à deux coups, tire, et tue les deux singes. Dieu soit loué, mon cher Cacambo! j'ai délivré d'un grand péril ces deux pauvres créatures: si j'ai commis un péché en tuant un Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 82 inquisiteur et un jésuite, je l'ai bien réparé en sauvant la vie à deux filles. Ce sont peut-être deux demoiselles de condition, et cette aventure nous peut procurer de très grands avantages dans le pays. Il allait continuer, mais sa langue devint percluse quand il vit ces deux filles embrasser tendrement les deux singes, fondre en larmes sur leurs corps, et remplir l'air des cris les plus douloureux. Je ne m'attendais pas à tant de bonté d'âme, dit-il enfin à Cacambo; lequel lui répliqua: Vous avez fait là un beau chef d'oeuvre, mon maître; vous avez tué les deux amants de ces demoiselles. Leurs amants! serait-il possible? vous vous moquez de moi, Cacambo; le moyen de vous croire? Mon cher maître, repartit Cacambo, vous êtes toujours étonné de tout; pourquoi trouvez-vous si étrange que dans quelques pays il y ait des singes qui obtiennent les bonnes grâces des dames? ils sont des quarts d'homme, comme je suis un quart d'Espagnol. Hélas! reprit Candide, je me souviens d'avoir entendu dire à maître Pangloss qu'autrefois pareils accidents étaient arrivés, et que ces mélanges avaient produit des égypans, des faunes, des satyres; que plusieurs grands personnages de l'antiquité en avaient vu; mais je prenais cela pour des fables. Vous devez être convaincu à présent, dit Cacambo, que c'est une vérité, et vous voyez comment en usent les personnes qui n'ont pas reçu une certaine éducation; tout ce que je crains, c'est que ces dames ne nous fassent quelque méchante affaire. Ces réflexions solides engagèrent Candide à quitter la prairie, et à s'enfoncer dans un bois. Il y soupa avec Cacambo; et tous deux, après avoir maudit l'inquisiteur de Portugal, le gouverneur de BuénosAyres, et le baron, s'endormirent sur de la mousse. A leur réveil, ils sentirent qu'ils ne pouvaient remuer; la raison en était que pendant la nuit les Oreillons, habitants du pays, à qui les deux dames les avaient dénoncés, les avaient garrottés avec des cordes d'écorces d'arbre. Ils étaient entourés d'une cinquantaine d'Oreillons tout nus, armés de flèches, de massues, et de haches de caillou: les uns fesaient bouillir une grande chaudière; les autres préparaient des broches, et tous criaient: C'est un jésuite, c'est un jésuite! nous serons vengés, et nous ferons bonne chère; mangeons du jésuite, mangeons du jésuite! Je vous l'avais bien dit, mon cher maître, s'écria tristement Cacambo, que ces deux filles nous joueraient d'un mauvais tour. Candide apercevant la chaudière et les broches s'écria: Nous allons certainement être rôtis ou bouillis. Ah! que dirait maître Pangloss, s'il voyait comme la pure nature est faite? Tout est bien; soit, mais j'avoue qu'il est bien cruel, d'avoir perdu mademoiselle Cunégonde, et d'être mis à la broche par des Oreillons. Cacambo ne perdait jamais la tête. Ne désespérez de rien, dit-il au désolé Candide; j'entends un peu le jargon de ces peuples, je vais leur parler. Ne manquez pas, dit Candide, de leur représenter quelle est l'inhumanité affreuse de faire cuire des hommes, et combien cela est peu chrétien. Messieurs, dit Cacambo, vous comptez donc manger aujourd'hui un jésuite? c'est très bien fait; rien n'est plus juste que de traiter ainsi ses ennemis. En effet le droit naturel nous enseigne à tuer notre prochain, et c'est ainsi qu'on en agit dans toute la terre. Si nous n'usons pas du droit de le manger, c'est que nous avons d'ailleurs de quoi faire bonne chère; mais vous n'avez pas les mêmes ressources que nous: certainement il vaut mieux manger ses ennemis que d'abandonner aux corbeaux et aux corneilles le fruit de sa victoire. Mais, messieurs, vous ne voudriez pas manger vos amis. Vous croyez aller mettre un jésuite en broche, et c'est votre défenseur, c'est l'ennemi de vos ennemis que vous allez rôtir. Pour moi, je suis né dans votre pays; monsieur que vous voyez est mon maître, et bien loin d'être jésuite, il vient de tuer un jésuite, il en porte les dépouilles; voilà le sujet de votre méprise. Pour vérifier ce que je vous dis, prenez sa robe, portez-la à la première barrière du royaume de los padres; informez-vous si mon maître n'a pas tué un officier jésuite. Il vous faudra peu de temps; vous pourrez toujours nous manger, si vous trouvez que je vous ai menti. Mais, si je vous ai dit la vérité, vous connaissez trop les principes du droit public, les moeurs, et les lois, pour ne nous pas faire grâce. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 83 Les Oreillons trouvèrent ce discours très raisonnable; ils députèrent deux notables pour aller en diligence s'informer de la vérité; les deux députés s'acquittèrent de leur commission en gens d'esprit, et revinrent bientôt apporter de bonnes nouvelles. Les Oreillons délièrent leurs deux prisonniers, leur firent toutes sortes de civilités, leur offrirent des filles, leur donnèrent des rafraîchissements, et les reconduisirent jusqu'aux confins de leurs états, en criant avec allégresse: Il n'est point jésuite, il n'est point jésuite! Candide ne se lassait point d'admirer le sujet de sa délivrance. Quel peuple! disait-il, quels hommes! quelles moeurs! si je n'avais pas eu le bonheur de donner un grand coup d'épée au travers du corps du frère de mademoiselle Cunégonde, j'étais mangé sans rémission. Mais, après tout, la pure nature est bonne, puisque ces gens-ci, au lieu de me manger, m'ont fait mille honnêtetés, dès qu'ils ont su que je n'étais pas jésuite. CHAPITRE XVII. Arrivée de Candide et de son valet au pays d'Eldorado, et ce qu'ils y virent. Quand ils furent aux frontières des Oreillons: Vous voyez, dit Cacambo à Candide, que cet hémisphèreci ne vaut pas mieux que l'autre; croyez-moi, retournons en Europe par le plus court chemin. Comment y retourner, dit Candide; et où aller? Si je vais dans mon pays, les Bulgares et les Abares y égorgent tout; si je retourne en Portugal, j'y suis brûlé; si nous restons dans ce pays-ci, nous risquons à tout moment d'être mis en broche. Mais comment se résoudre à quitter la partie du monde que mademoiselle Cunégonde habite? —Tournons vers la Cayenne, dit Cacambo, nous y trouverons des Français qui vont par tout le monde; ils pourront nous aider. Dieu aura peut-être pitié de nous.» Il n'était pas facile d'aller à la Cayenne: ils savaient bien à peu près de quel côté il fallait marcher; mais des montagnes, des fleuves, des précipices, des brigands, des sauvages, étaient partout de terribles obstacles. Leurs chevaux moururent de fatigue; leurs provisions furent consumées; ils se nourrirent un mois entier de fruits sauvages, et se trouvèrent enfin auprès d'une petite rivière bordée de cocotiers qui soutinrent leur vie et leurs espérances. Cacambo, qui donnait toujours d'aussi bons conseils que la vieille, dit à Candide: Nous n'en pouvons plus, nous avons assez marché; j'aperçois un canot vide sur le rivage, emplissons-le de cocos, jetonsnous dans cette petite barque, laissons-nous aller au courant; une rivière mène toujours à quelque endroit habité. Si nous ne trouvons pas des choses agréables, nous trouverons du moins des choses nouvelles. Allons, dit Candide, recommandons-nous à la Providence. Ils voguèrent quelques lieues entre des bords, tantôt fleuris, tantôt arides, tantôt unis, tantôt escarpés. La rivière s'élargissait toujours; enfin elle se perdait sous une voûte de rochers épouvantables qui s'élevaient jusqu'au ciel. Les deux voyageurs eurent la hardiesse de s'abandonner aux flots sous cette voûte. Le fleuve resserré en cet endroit les porta avec une rapidité et un bruit horrible. Au bout de vingt-quatre heures ils revirent le jour; mais leur canot se fracassa contre les écueils; il fallut se traîner de rocher en rocher pendant une lieue entière; enfin ils découvrirent un horizon immense, bordé de montagnes inaccessibles. Le pays était cultivé pour le plaisir comme pour le besoin; partout l'utile était agréable[1]: les chemins étaient couverts ou plutôt ornés de voitures d'une forme et d'une matière brillante, portant des hommes et des femmes d'une beauté singulière, traînés rapidement par de gros Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 84 moutons rouges qui surpassaient en vitesse les plus beaux chevaux d'Andalousie, de Tétuan, et de Méquinez. [1] Tel est le texte de toutes les éditions données du vivant de l'auteur, et même des éditions de Kehl. Quelques éditeurs récents ont mis: l'utile était joint à l'agréable. Voilà pourtant, dit Candide, un pays qui vaut mieux que la Vestphalie. Il mit pied à terre avec Cacambo auprès du premier village qu'il rencontra. Quelques enfants du village, couverts de brocarts d'or tout déchirés, jouaient au palet à l'entrée du bourg; nos deux hommes de l'autre monde s'amusèrent à les regarder: leurs palets étaient d'assez larges pièces rondes, jaunes, rouges, vertes, qui jetaient un éclat singulier. Il prit envie aux voyageurs d'en ramasser quelques uns; c'était de l'or, c'était des émeraudes, des rubis, dont le moindre aurait été le plus grand ornement du trône du Mogol. Sans doute, dit Cacambo, ces enfants sont les fils du roi du pays qui jouent au petit palet. Le magister du village parut dans ce moment pour les faire rentrer à l'école. Voilà, dit Candide, le précepteur de la famille royale. Les petits gueux quittèrent aussitôt le jeu, en laissant à terre leurs palets, et tout ce qui avait servi à leurs divertissements. Candide les ramasse, court au précepteur et les lui présente humblement, lui fesant entendre par signes que leurs altesses royales avaient oublié leur or et leurs pierreries. Le magister du village, en souriant, les jeta par terre, regarda un moment la figure de Candide avec beaucoup de surprise, et continua son chemin. Les voyageurs ne manquèrent pas de ramasser l'or, les rubis, et les émeraudes. Où sommes-nous? s'écria Candide. Il faut que les enfants des rois de ce pays soient bien élevés, puisqu'on leur apprend à mépriser l'or et les pierreries. Cacambo était aussi surpris que Candide. Ils approchèrent enfin de la première maison du village; elle était bâtie comme un palais d'Europe. Une foule de monde s'empressait à la porte, et encore plus dans le logis; une musique très agréable se fesait entendre, et une odeur délicieuse de cuisine se fesait sentir. Cacambo s'approcha de la porte, et entendit qu'on parlait péruvien; c'était sa langue maternelle; car tout le monde sait que Cacambo était né au Tucuman, dans un village où l'on ne connaissait que cette langue. Je vous servirai d'interprète, dit-il à Candide; entrons, c'est ici un cabaret. Aussitôt deux garçons et deux filles de l'hôtellerie, vêtus de drap d'or, et les cheveux renoués avec des rubans, les invitent à se mettre à la table de l'hôte. On servit quatre potages garnis chacun de deux perroquets, un contour bouilli qui pesait deux cents livres, deux singes rôtis d'un goût excellent, trois cents colibris dans un plat, et six cents oiseaux-mouches dans un autre; des ragoûts exquis, des pâtisseries délicieuses; le tout dans des plats d'une espèce de cristal de roche. Les garçons et les filles de l'hôtellerie versaient plusieurs liqueurs faites de cannes de sucre. Les convives étaient pour la plupart des marchands et des voituriers, tous d'une politesse extrême, qui firent quelques questions à Cacambo avec la discrétion la plus circonspecte, et qui répondirent aux siennes d'une manière à le satisfaire. Quand le repas fut fini, Cacambo crut, ainsi que Candide, bien payer son écot, en jetant sur la table de l'hôte deux de ces larges pièces d'or qu'il avait ramassées; l'hôte et l'hôtesse éclatèrent de rire, et se tinrent long-temps les côtés. Enfin ils se remirent. Messieurs, dit l'hôte, nous voyons bien que vous êtes des étrangers; nous ne sommes pas accoutumés à en voir. Pardonnez-nous si nous nous sommes mis à rire quand vous nous avez offert en paiement les cailloux de nos grands chemins. Vous n'avez pas sans doute de la monnaie du pays, mais il n'est pas nécessaire d'en avoir pour dîner ici. Toutes les hôtelleries Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 85 établies pour la commodité du commerce sont payées par le gouvernement. Vous avez fait mauvaise chère ici, parceque c'est un pauvre village, mais partout ailleurs vous serez reçus comme vous méritez de l'être. Cacambo expliquait à Candide tous les discours de l'hôte, et Candide les écoutait avec la même admiration et le même égarement que son ami Cacambo les rendait. Quel est donc ce pays, disaient-ils l'un et l'autre, inconnu à tout le reste de la terre, et où toute la nature est d'une espèce si différente de la nôtre? C'est probablement le pays où tout va bien; car il faut absolument qu'il y en ait un de cette espèce. Et, quoi qu'en dît maître Pangloss, je me suis souvent aperçu que tout allait assez mal en Vestphalie. CHAPITRE XVIII Ce qu'ils virent dans le pays d'Eldorado[1]. [1] Sur le pays d'Eldorado, voyez tome XVII, page 436. Cacambo témoigna à son hôte toute sa curiosité; l'hôte lui dit: Je suis fort ignorant, et je m'en trouve bien; mais nous avons ici un vieillard retiré de la cour qui est le plus savant homme du royaume, et le plus communicatif. Aussitôt il mène Cacambo chez le vieillard. Candide ne jouait plus que le second personnage, et accompagnait son valet. Ils entrèrent dans une maison fort simple, car la porte n'était que d'argent, et les lambris des appartements n'étaient que d'or, mais travaillés avec tant de goût, que les plus riches lambris ne l'effaçaient pas. L'antichambre n'était à la vérité incrustée que de rubis et d'émeraudes; mais l'ordre dans lequel tout était arrangé réparait bien cette extrême simplicité. Le vieillard reçut les deux étrangers sur un sofa matelassé de plumes de colibri, et leur fit présenter des liqueurs dans des vases de diamant; après quoi il satisfit à leur curiosité en ces termes: Je suis âgé de cent soixante et douze ans, et j'ai appris de feu mon père, écuyer du roi, les étonnantes révolutions du Pérou dont il avait été témoin. Le royaume où nous sommes est l'ancienne patrie des incas, qui en sortirent très imprudemment pour aller subjuguer une partie du monde, et qui furent enfin détruits par les Espagnols. Les princes de leur famille qui restèrent dans leur pays natal furent plus sages; ils ordonnèrent, du consentement de la nation, qu'aucun habitant ne sortirait jamais de notre petit royaume; et c'est ce qui nous a conservé notre innocence et notre félicité. Les Espagnols ont eu une connaissance confuse de ce pays, ils l'ont appelé Eldorado; et un Anglais, nommé le chevalier Raleigh, en a même approché il y a environ cent années; mais, comme nous sommes entourés de rochers inabordables et de précipices, nous avons toujours été jusqu'à présent à l'abri de la rapacité des nations de l'Europe, qui ont une fureur inconcevable pour les cailloux et pour la fange de notre terre, et qui, pour en avoir, nous tueraient tous jusqu'au dernier. La conversation fut longue; elle roula sur la forme du gouvernement, sur les moeurs, sur les femmes, sur les spectacles publics, sur les arts. Enfin Candide, qui avait toujours du goût pour la métaphysique, fit demander par Cacambo si dans le pays il y avait une religion. Le vieillard rougit un peu. Comment donc! dit-il, en pouvez-vous douter? Est-ce que vous nous prenez pour des ingrats? Cacambo demanda humblement quelle était la religion d'Eldorado. Le vieillard rougit encore: Est-ce qu'il peut y avoir deux religions? dit-il. Nous avons, je crois, la religion de tout le monde; nous adorons Dieu du soir jusqu'au matin. N'adorez vous qu'un seul Dieu? dit Cacambo, qui Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 86 servait toujours d'interprète aux doutes de Candide. Apparemment, dit le vieillard, qu'il n'y en a ni deux, ni trois, ni quatre. Je vous avoue que les gens de votre monde font des questions bien singulières. Candide ne se lassait pas de faire interroger ce bon vieillard; il voulut savoir comment on priait Dieu dans Eldorado. Nous ne le prions point, dit le bon et respectable sage; nous n'avons rien à lui demander, il nous a donné tout ce qu'il nous faut; nous le remercions sans cesse. Candide eut la curiosité de voir des prêtres; il fit demander où ils étaient. Le bon vieillard sourit. Mes amis, dit-il, nous sommes tous prêtres; le roi et tous les chefs de famille chantent des cantiques d'actions de grâces solennellement tous les matins, et cinq ou six mille musiciens les accompagnent.—Quoi! vous n'avez point de moines qui enseignent, qui disputent, qui gouvernent, qui cabalent, et qui font brûler les gens qui ne sont pas de leur avis?—Il faudrait que nous fussions fous, dit le vieillard; nous sommes tous ici du même avis, et nous n'entendons pas ce que vous voulez dire avec vos moines. Candide à tous ces discours demeurait en extase, et disait en lui-même: Ceci est bien différent de la Vestphalie et du château de monsieur le baron: si notre ami Pangloss avait vu Eldorado, il n'aurait plus dit que le château de Thunder-tentronckh était ce qu'il y avait de mieux sur la terre; il est certain qu'il faut voyager. Après cette longue conversation, le bon vieillard fit atteler un carrosse à six moutons, et donna douze de ses domestiques aux deux voyageurs pour les conduire à la cour. Excusez-moi, leur dit-il, si mon âge me prive de l'honneur de vous accompagner. Le roi vous recevra d'une manière dont vous ne serez pas mécontents, et vous pardonnerez sans doute aux usages du pays, s'il y en a quelques uns qui vous déplaisent. Candide et Cacambo montent en carrosse; les six moutons volaient, et en moins de quatre heures on arriva au palais du roi, situé à un bout de la capitale. Le portail était de deux cent vingt pieds de haut, et de cent de large; il est impossible d'exprimer quelle en était la matière. On voit assez quelle supériorité prodigieuse elle devait avoir sur ces cailloux et sur ce sable que nous nommons or et pierreries. Vingt belles filles de la garde reçurent Candide et Cacambo à la descente du carrosse, les conduisirent aux bains, les vêtirent de robes d'un tissu de duvet de colibri; après quoi les grands officiers et les grandes officières de la couronne les menèrent à l'appartement de sa majesté au milieu de deux files, chacune de mille musiciens, selon l'usage ordinaire. Quand ils approchèrent de la salle du trône, Cacambo demanda à un grand officier comment il fallait s'y prendre pour saluer sa majesté: si on se jetait à genoux ou ventre à terre; si on mettait les mains sur la tête ou sur le derrière; si on léchait la poussière de la salle: en un mot, quelle était la cérémonie. L'usage, dit le grand-officier, est d'embrasser le roi et de le baiser des deux côtés. Candide et Cacambo sautèrent au cou de sa majesté, qui les reçut avec toute la grâce imaginable, et qui les pria poliment à souper. En attendant, on leur fit voir la ville, les édifices publics élevés jusqu'aux nues, les marchés ornés de mille colonnes, les fontaines d'eau pure, les fontaines d'eau-rose, celles de liqueurs de cannes de sucre qui coulaient continuellement dans de grandes places pavées d'une espèce de pierreries qui répandaient une odeur semblable à celle du girofle et de la cannelle. Candide demanda à voir la cour de justice, le parlement; on lui dit qu'il n'y en avait point, et qu'on ne plaidait jamais. Il s'informa s'il y avait des prisons, et on lui dit que non. Ce qui le surprit davantage, et qui lui fit le plus de plaisir, ce fut le palais des sciences, dans lequel il vit une galerie de deux mille pas, toute pleine d'instruments de mathématiques et de physique. Après avoir parcouru toute l'après-dinée à peu près la millième partie de la ville, on les remena chez le roi. Candide se mit à table entre sa majesté, son valet Cacambo, et plusieurs dames. Jamais on ne fit meilleure chère, et jamais on n'eut plus d'esprit à souper qu'en eut sa majesté. Cacambo expliquait les bons mots du roi à Candide, et quoique traduits, ils paraissaient toujours des bons mots. De tout ce qui étonnait Candide, ce n'était pas ce qui l'étonna le moins. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 87 Ils passèrent un mois dans cet hospice. Candide ne cessait de dire à Cacambo: Il est vrai, mon ami, encore une fois, que le château où je suis né ne vaut pas le pays où nous sommes; mais enfin mademoiselle Cunégonde n'y est pas, et vous avez sans doute quelque maîtresse en Europe. Si nous restons ici, nous n'y serons que comme les autres; au lieu que si nous retournons dans notre monde, seulement avec douze moutons chargés de cailloux d'Eldorado, nous serons plus riches que tous les rois ensemble, nous n'aurons plus d'inquisiteurs à craindre, et nous pourrons aisément reprendre mademoiselle Cunégonde. Ce discours plut à Cacambo; on aime tant à courir, à se faire valoir chez les siens, à faire parade de ce qu'on a vu dans ses voyages, que les deux heureux résolurent de ne plus l'être, et de demander leur congé à sa majesté. Vous faites une sottise, leur dit le roi: je sais bien que mon pays est peu de chose; mais, quand on est passablement quelque part, il faut y rester. Je n'ai pas assurément le droit de retenir des étrangers; c'est une tyrannie qui n'est ni dans nos moeurs ni dans nos lois; tous les hommes sont libres; partez quand vous voudrez, mais la sortie est bien difficile. Il est impossible de remonter la rivière rapide sur laquelle vous êtes arrivés par miracle, et qui court sous des voûtes de rochers. Les montagnes qui entourent tout mon royaume ont dix mille pieds de hauteur, et sont droites comme des murailles: elles occupent chacune en largeur un espace de plus de dix lieues; on ne peut en descendre que par des précipices. Cependant, puisque vous voulez absolument partir, je vais donner ordre aux intendants des machines d'en faire une qui puisse vous transporter commodément. Quand on vous aura conduits au revers des montagnes, personne ne pourra vous accompagner; car mes sujets ont fait voeu de ne jamais sortir de leur enceinte, et ils sont trop sages pour rompre leur voeu. Demandez-moi d'ailleurs tout ce qu'il vous plaira. Nous ne demandons à votre majesté, dit Cacambo, que quelques moutons chargés de vivres, de cailloux, et de la boue du pays. Le roi rit: Je ne conçois pas, dit-il, quel goût vos gens d'Europe ont pour notre boue jaune: mais emportez-en tant que vous voudrez, et grand bien vous fasse. Il donna l'ordre sur-le-champ à ses ingénieurs de faire une machine pour guinder ces deux hommes extraordinaires hors du royaume. Trois mille bons physiciens y travaillèrent; elle fut prête au bout de quinze jours, et ne coûta pas plus de vingt millions de livres sterling, monnaie du pays. On mit sur la machine Candide et Cacambo; il y avait deux grands moutons rouges sellés et bridés pour leur servir de monture quand ils auraient franchi les montagnes, vingt moutons de bât chargés de vivres, trente qui portaient des présents de ce que le pays a de plus curieux, et cinquante chargés d'or, de pierreries, et de diamants. Le roi embrassa tendrement les deux vagabonds. Ce fut un beau spectacle que leur départ, et la manière ingénieuse dont ils furent hissés eux et leurs moutons au haut des montagnes. Les physiciens prirent congé d'eux après les avoir mis en sûreté, et Candide n'eut plus d'autre désir et d'autre objet que d'aller présenter ses moutons à mademoiselle Cunégonde. Nous avons, dit-il, de quoi payer le gouverneur de Buénos-Ayres, si mademoiselle Cunégonde peut être mise à prix. Marchons vers la Cayenne, embarquons-nous, et nous verrons ensuite quel royaume nous pourrons acheter. CHAPITRE XIX. Ce qui leur arriva à Surinam, et comment Candide fit connaissance avec Martin. La première journée de nos deux voyageurs fut assez agréable. Ils étaient encouragés par l'idée de se voir possesseurs de plus de trésors que l'Asie, l'Europe, et l'Afrique, n'en pouvaient rassembler. Candide transporté écrivit le nom de Cunégonde sur les arbres. A la seconde journée deux de leurs moutons Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 88 s'enfoncèrent dans des marais, et y furent abîmés avec leurs charges; deux autres moutons moururent de fatigue quelques jours après; sept ou huit périrent ensuite de faim dans un désert; d'autres tombèrent au bout de quelques jours dans des précipices. Enfin, après cent jours de marche, il ne leur resta que deux moutons. Candide dit à Cacambo: Mon ami, vous voyez comme les richesses de ce monde sont périssables; il n'y a rien de solide que la vertu et le bonheur de revoir mademoiselle Cunégonde. Je l'avoue, dit Cacambo; mais il nous reste encore deux moutons avec plus de trésors que n'en aura jamais le roi d'Espagne; et je vois bien de loin une ville que je soupçonne être Surinam, appartenante aux Hollandais. Nous sommes au bout de nos peines et au commencement de notre félicité. En approchant de la ville, ils rencontrèrent un nègre étendu par terre, n'ayant plus que la moitié de son habit, c'est-à-dire d'un caleçon de toile bleue; il manquait à ce pauvre homme la jambe gauche et la main droite. Eh! mon Dieu! lui dit Candide en hollandais, que fais-tu là, mon ami, dans l'état horrible où je te vois? J'attends mon maître, M. Vanderdendur, le fameux négociant, répondit le nègre. Est-ce M. Vanderdendur, dit Candide, qui t'a traité ainsi? Oui, monsieur, dit le nègre, c'est l'usage. On nous donne un caleçon de toile pour tout vêtement deux fois l'année. Quand nous travaillons aux sucreries, et que la meule nous attrape le doigt, on nous coupe la main: quand nous voulons nous enfuir, on nous coupe la jambe: je me suis trouvé dans les deux cas. C'est à ce prix que vous mangez du sucre en Europe. Cependant, lorsque ma mère me vendit dix écus patagons sur la côte de Guinée, elle me disait: Mon cher enfant, bénis nos fétiches, adore-les toujours, ils te feront vivre heureux; tu as l'honneur d'être esclave de nos seigneurs les blancs, et tu fais par là la fortune de ton père et de ta mère. Hélas! je ne sais pas si j'ai fait leur fortune, mais ils n'ont pas fait la mienne. Les chiens, les singes, et les perroquets, sont mille fois moins malheureux que nous: les fétiches hollandais qui m'ont converti me disent tous les dimanches que nous sommes tous enfants d'Adam, blancs et noirs. Je ne suis pas généalogiste; mais si ces prêcheurs disent vrai, nous sommes tous cousins issus de germain. Or vous m'avouerez qu'on ne peut pas en user avec ses parents d'une manière plus horrible. O Pangloss! s'écria Candide, tu n'avais pas deviné cette abomination; c'en est fait, il faudra qu'à la fin je renonce à ton optimisme. Qu'est-ce qu'optimisme? disait Cacambo. Hélas! dit Candide, c'est la rage de soutenir que tout est bien quand on est mal; et il versait des larmes en regardant son nègre; et en pleurant, il entra dans Surinam. La première chose dont ils s'informent, c'est s'il n'y a point au port quelque vaisseau qu'on pût envoyer à Buénos-Ayres. Celui à qui ils s'adressèrent était justement un patron espagnol qui s'offrit à faire avec eux un marché honnête. Il leur donna rendez-vous dans un cabaret. Candide et le fidèle Cacambo allèrent l'y attendre avec leurs deux moutons. Candide, qui avait le coeur sur les lèvres, conta à l'Espagnol toutes ses aventures, et lui avoua qu'il voulait enlever mademoiselle Cunégonde. Je me garderai bien de vous passer à Buénos-Ayres, dit le patron: je serais pendu, et vous aussi; la belle Cunégonde est la maîtresse favorite de monseigneur. Ce fut un coup de foudre pour Candide, il pleura longtemps; enfin il tira à part Cacambo. Voici, mon cher ami, lui dit-il, ce qu'il faut que tu fasses. Nous avons chacun dans nos poches pour cinq ou six millions de diamants, tu es plus habile que moi; va prendre mademoiselle Cunégonde à Buénos-Ayres. Si le gouverneur fait quelque difficulté, donne-lui un million: s'il ne se rend pas, donne-lui-en deux; tu n'as point tué d'inquisiteur, on ne se défiera point de toi. J'équiperai un autre vaisseau, j'irai t'attendre à Venise: c'est un pays libre où l'on n'a rien à craindre ni des Bulgares, ni des Abares, ni des Juifs, ni des inquisiteurs. Cacambo applaudit, à cette sage résolution. Il était au désespoir de se séparer d'un bon maître devenu son ami intime; mais le plaisir de lui être utile l'emporta sur la douleur de le quitter. Ils s'embrassèrent en versant des larmes: Candide lui recommanda de ne point oublier la bonne vieille. Cacambo partit dès le jour même: c'était un très bon homme que ce Cacambo. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 89 Candide resta encore quelque temps à Surinam, et attendit qu'un autre patron voulût le mener en Italie lui et les deux moutons qui lui restaient. Il prit des domestiques, et acheta tout ce qui lui était nécessaire pour un long voyage; enfin M. Vanderdendur, maître d'un gros vaisseau, vint se présenter à lui. Combien voulez-vous, demanda-t-il à cet homme, pour me mener en droiture à Venise, moi, mes gens, mon bagage, et les deux moutons que voilà? Le patron s'accorda à dix mille piastres: Candide n'hésita pas. Oh! oh! dit à part soi le prudent Vanderdendur, cet étranger donne dix mille piastres tout d'un coup! il faut qu'il soit bien riche. Puis revenant un moment après, il signifia qu'il ne pouvait partir à moins de vingt mille. Eh bien! vous les aurez, dit Candide. Ouais, se dit tout bas le marchand, cet homme donne vingt mille piastres aussi aisément que dix mille. Il revint encore, et dit qu'il ne pouvait le conduire à Venise à moins de trente mille piastres. Vous en aurez donc trente mille, répondit Candide. Oh! oh! se dit encore le marchand hollandais, trente mille piastres ne coûtent rien à cet homme-ci; sans doute les deux moutons portent des trésors immenses; n'insistons pas davantage: faisons-nous d'abord payer les trente mille piastres, et puis nous verrons. Candide, vendit deux petits diamants, dont le moindre valait plus que tout l'argent que demandait le patron. Il le paya d'avance. Les deux moutons furent embarqués. Candide suivait dans un petit bateau pour joindre le vaisseau à la rade; le patron prend son temps, met à la voile, démarre; le vent le favorise. Candide éperdu et stupéfait le perd bientôt de vue. Hélas! cria-t-il, voilà un tour digne de l'Ancien Monde. Il retourne au rivage, abîmé dans la douleur; car enfin il avait perdu de quoi faire la fortune de vingt monarques. Il se transporte chez le juge hollandais; et, comme il était un peu troublé, il frappe rudement à la porte; il entre, expose son aventure, et crie un peu plus haut qu'il ne convenait. Le juge commença par lui faire payer dix mille piastres pour le bruit qu'il avait fait: ensuite il l'écouta patiemment, lui promit d'examiner son affaire sitôt que le marchand serait revenu, et se fit payer dix mille autres piastres pour les frais de l'audience. Ce procédé acheva de désespérer Candide; il avait à la vérité essuyé des malheurs mille fois plus douloureux; mais le sang froid du juge, et celui du patron dont il était volé, alluma sa bile, et le plongea dans une noire mélancolie. La méchanceté des hommes se présentait à son esprit dans toute sa laideur, il ne se nourrissait que d'idées tristes. Enfin un vaisseau français étant sur le point de partir pour Bordeaux, comme il n'avait plus de moutons chargés de diamants à embarquer, il loua une chambre du vaisseau à juste prix, et fit signifier dans la ville qu'il paierait le passage, la nourriture, et donnerait deux mille piastres à un honnête homme qui voudrait faire le voyage avec lui, à condition que cet homme serait le plus dégoûté de son état, et le plus malheureux de la province. Il se présenta une foule de prétendants qu'une flotte n'aurait pu contenir. Candide, voulant choisir entre les plus apparents, il distingua une vingtaine de personnes qui lui paraissaient sociables, et qui toutes prétendaient mériter la préférence. Il les assembla dans son cabaret, et leur donna à souper, à condition que chacun ferait serment de raconter fidèlement son histoire, promettant de choisir celui qui lui paraîtrait le plus à plaindre et le plus mécontent de son état, à plus juste titre, et de donner aux autres quelques gratifications. La séance dura jusqu'à quatre heures du matin. Candide, en écoutant toutes leurs aventures, se ressouvenait de ce que lui avait dit la vieille en allant à Buénos-Ayres, et de la gageure qu'elle avait faite, qu'il n'y avait personne sur le vaisseau à qui il ne fût arrivé de très grands malheurs. Il songeait à Pangloss à chaque aventure qu'on lui contait. Ce Pangloss, disait-il, serait bien embarrassé à démontrer son système. Je voudrais qu'il fût ici. Certainement si tout va bien, c'est dans Eldorado, et non pas dans Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 90 le reste de la terre. Enfin il se détermina en faveur d'un pauvre savant qui avait travaillé dix ans pour les libraires à Amsterdam. Il jugea qu'il n'y avait point de métier au monde dont on dût être plus dégoûté. Ce savant, qui était d'ailleurs un bon-homme, avait été volé par sa femme, battu par son fils, et abandonné de sa fille, qui s'était fait enlever par un Portugais. Il venait d'être privé d'un petit emploi duquel il subsistait; et les prédicants de Surinam le persécutaient, parcequ'ils le prenaient pour un socinien. Il faut avouer que les autres étaient pour le moins aussi malheureux que lui; mais Candide espérait que le savant le désennuierait dans le voyage. Tous ses autres rivaux trouvèrent que Candide leur fesait une grande injustice; mais il les apaisa en leur donnant à chacun cent piastres. CHAPITRE XX. Ce qui arriva sur mer à Candide et à Martin. Le vieux savant, qui s'appelait Martin, s'embarqua donc pour Bordeaux avec Candide. L'un et l'autre avaient beaucoup vu et beaucoup souffert; et quand le vaisseau aurait dû faire voile de Surinam au Japon par le cap de Bonne-Espérance, ils auraient eu de quoi s'entretenir du mal moral et du mal physique pendant tout le voyage. Cependant Candide avait un grand avantage sur Martin, c'est qu'il espérait toujours revoir mademoiselle Cunégonde, et que Martin n'avait rien à espérer; de plus il avait de l'or et des diamants; et, quoiqu'il eût perdu cent gros moutons rouges chargés des plus grands trésors de la terre, quoiqu'il eût toujours sur le coeur la friponnerie du patron hollandais; cependant quand il songeait à ce qui lui restait dans ses poches, et quand il parlait de Cunégonde, surtout à la fin du repas, il penchait alors pour le système de Pangloss. Mais vous, monsieur Martin, dit-il au savant, que pensez-vous de tout cela? quelle est votre idée sur le mal moral et le mal physique? Monsieur, répondit Martin, mes prêtres m'ont accusé d'être socinien[1]; mais la vérité du fait est que je suis manichéen[2]. Vous vous moquez de moi, dit Candide; il n'y a plus de manichéens dans le monde. Il y a moi, dit Martin: je ne sais qu'y faire; mais je ne peux penser autrement. Il faut que vous ayez le diable au corps, dit Candide. Il se mêle si fort des affaires de ce monde, dit Martin, qu'il pourrait bien être dans mon corps, comme partout ailleurs: mais je vous avoue qu'en jetant la vue sur ce globe, ou plutôt sur ce globule, je pense que Dieu l'a abandonné à quelque être malfaisant; j'en excepte toujours Eldorado. Je n'ai guère vu de ville qui ne désirât la ruine de la ville voisine, point de famille qui ne voulût exterminer quelque autre famille. Partout les faibles ont en exécration les puissants devant lesquels ils rampent, et les puissants les traitent comme des troupeaux dont on vend la laine et la chair. Un million d'assassins enrégimentés, courant d'un bout de l'Europe à l'autre, exerce le meurtre et le brigandage avec discipline pour gagner son pain, parcequ'il n'a pas de métier plus honnête; et dans les villes qui paraissent jouir de la paix, et où les arts fleurissent, les hommes sont dévorés de plus d'envie, de soins, et d'inquiétudes, qu'une ville assiégée n'éprouve de fléaux. Les chagrins secrets sont encore plus cruels que les misères publiques. En un mot j'en ai tant vu et tant éprouvé, que je suis manichéen. [1] Les sociniens rejettent les mystères et n'admettent que l'évidence: voyez tome XXVIII, page 435. B. [2] Les manichéens admettent un bon et un mauvais principe: voyez tome XV, pages 27, 314-315. B. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 91 Il y a pourtant du bon, répliquait Candide. Cela peut être, disait Martin; mais je ne le connais pas. Au milieu de cette dispute, on entendit un bruit de canon. Le bruit redouble de moment en moment. Chacun prend sa lunette. On aperçoit deux vaisseaux qui combattaient à la distance d'environ trois milles: le vent les amena l'un et l'autre si près du vaisseau français, qu'on eut le plaisir de voir le combat tout à son aise. Enfin l'un des deux vaisseaux lâcha à l'autre une bordée si bas et si juste, qu'il le coula à fond. Candide et Martin aperçurent distinctement une centaine d'hommes sur le tillac du vaisseau qui s'enfonçait; ils levaient tous les mains au ciel, et jetaient des clameurs effroyables: en un moment tout fut englouti. Eh bien! dit Martin, voilà comme les hommes se traitent les uns les autres. Il est vrai, dit Candide, qu'il y a quelque chose de diabolique dans cette affaire. En parlant ainsi, il aperçut je ne sais quoi d'un rouge éclatant, qui nageait auprès de son vaisseau. On détacha la chaloupe pour voir ce que ce pouvait être; c'était un de ses moutons. Candide eut plus de joie de retrouver ce mouton, qu'il n'avait été affligé d'en perdre cent tous chargés de gros diamants d'Eldorado. Le capitaine français aperçut bientôt que le capitaine du vaisseau submergeant était espagnol, et que celui du vaisseau submergé était un pirate hollandais; c'était celui-là même qui avait volé Candide. Les richesses immenses dont ce scélérat s'était emparé furent ensevelies avec lui dans la mer, et il n'y eut qu'un mouton de sauvé. Vous voyez, dit Candide à Martin, que le crime est puni quelquefois; ce coquin de patron hollandais a eu le sort qu'il méritait. Oui, dit Martin; mais fallait-il que les passagers qui étaient sur son vaisseau périssent aussi? Dieu a puni ce fripon, le diable a noyé les autres. Cependant le vaisseau français et l'espagnol continuèrent leur route, et Candide continua ses conversations avec Martin. Ils disputèrent quinze jours de suite, et au bout de quinze jours ils étaient aussi avancés que le premier. Mais enfin ils parlaient, ils se communiquaient des idées, ils se consolaient. Candide caressait son mouton. Puisque je t'ai retrouvé, dit-il, je pourrai bien retrouver Cunégonde. ■ (A suivre) Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 92 CANDIDE By VOLTAIRE (Continued) BONI AND LIVERIGHT, INC. PUBLISHERS NEW YORK Copyright, 1918, by Boni & Liveright, Inc. Printed in the United States of America [Pg vii] http://www.gutenberg.org/files/19942/19942-h/19942-h.htm XI HISTORY OF THE OLD WOMAN. "I had not always bleared eyes and red eyelids; neither did my nose always touch my chin; nor was I always a servant. I am the daughter of Pope Urban X,[10] and of the Princess of Palestrina. Until the age of fourteen I was brought up in a palace, to which all the castles of your German barons would scarcely have served for stables; and one of my robes was worth more than all the magnificence of Westphalia. As I grew up I improved in beauty, wit, and every graceful accomplishment, in the midst of pleasures, hopes, and respectful homage. Already I inspired love. My throat was formed, and such a throat! white, firm, and shaped like that of the Venus of Medici; and what eyes! what eyelids! what black eyebrows! such flames darted from my dark pupils that they eclipsed the scintillation of the stars —as I was told by the poets in our part of the world. My waiting women, when dressing and undressing me, used to fall into an ecstasy, whether they viewed me before[Pg 43] or behind; how glad would the gentlemen have been to perform that office for them! "I was affianced to the most excellent Prince of Massa Carara. Such a prince! as handsome as myself, sweet-tempered, agreeable, brilliantly witty, and sparkling with love. I loved him as one loves for the first time—with idolatry, with transport. The nuptials were prepared. There was surprising pomp and magnificence; there were fêtes, carousals, continual opera bouffe; and all Italy composed sonnets in my praise, though not one of them was passable. I was just upon the point of reaching the summit of bliss, when an old marchioness who had been mistress to the Prince, my husband, invited him to drink chocolate with her. He died in less than two hours of most terrible convulsions. But this is only a bagatelle. My mother, in despair, and scarcely less afflicted than myself, determined to absent herself for some time from so fatal a place. She had a very fine estate in the neighbourhood of Gaeta. We embarked on board a galley of the country which was gilded like the great altar of St. Peter's at Rome. A Sallee corsair swooped down and boarded us. Our men defended themselves like the Pope's soldiers; they flung themselves upon their knees, and threw down their arms, begging of the corsair an absolution in articulo mortis.[Pg 44] "Instantly they were stripped as bare as monkeys; my mother, our maids of honour, and myself were all served in the same manner. It is amazing with what expedition those gentry undress people. But what surprised me most was, that they thrust their fingers into the part of our bodies which the generality of women suffer no other instrument but—pipes to enter. It appeared to me a very strange kind of ceremony; but thus one judges of things when one has not seen the world. I afterwards learnt that it was Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 93 to try whether we had concealed any diamonds. This is the practice established from time immemorial, among civilised nations that scour the seas. I was informed that the very religious Knights of Malta never fail to make this search when they take any Turkish prisoners of either sex. It is a law of nations from which they never deviate. "I need not tell you how great a hardship it was for a young princess and her mother to be made slaves and carried to Morocco. You may easily imagine all we had to suffer on board the pirate vessel. My mother was still very handsome; our maids of honour, and even our waiting women, had more charms than are to be found in all Africa. As for myself, I was ravishing, was exquisite, grace itself, and I was a virgin! I did not remain so long; this flower,[Pg 45] which had been reserved for the handsome Prince of Massa Carara, was plucked by the corsair captain. He was an abominable negro, and yet believed that he did me a great deal of honour. Certainly the Princess of Palestrina and myself must have been very strong to go through all that we experienced until our arrival at Morocco. But let us pass on; these are such common things as not to be worth mentioning. "Morocco swam in blood when we arrived. Fifty sons of the Emperor Muley-Ismael[11] had each their adherents; this produced fifty civil wars, of blacks against blacks, and blacks against tawnies, and tawnies against tawnies, and mulattoes against mulattoes. In short it was a continual carnage throughout the empire. "No sooner were we landed, than the blacks of a contrary faction to that of my captain attempted to rob him of his booty. Next to jewels and gold we were the most valuable things he had. I was witness to such a battle as you have never seen in your European climates. The northern nations have not that heat in their blood, nor that raging lust for women, so common in Africa. It seems that you Europeans have only milk in your veins; but it is vitriol, it is fire which runs in those of the inhabitants of Mount Atlas and the neighbouring countries. They fought with the fury of the lions, tigers,[Pg 46] and serpents of the country, to see who should have us. A Moor seized my mother by the right arm, while my captain's lieutenant held her by the left; a Moorish soldier had hold of her by one leg, and one of our corsairs held her by the other. Thus almost all our women were drawn in quarters by four men. My captain concealed me behind him; and with his drawn scimitar cut and slashed every one that opposed his fury. At length I saw all our Italian women, and my mother herself, torn, mangled, massacred, by the monsters who disputed over them. The slaves, my companions, those who had taken them, soldiers, sailors, blacks, whites, mulattoes, and at last my captain, all were killed, and I remained dying on a heap of dead. Such scenes as this were transacted through an extent of three hundred leagues—and yet they never missed the five prayers a day ordained by Mahomet. "With difficulty I disengaged myself from such a heap of slaughtered bodies, and crawled to a large orange tree on the bank of a neighbouring rivulet, where I fell, oppressed with fright, fatigue, horror, despair, and hunger. Immediately after, my senses, overpowered, gave themselves up to sleep, which was yet more swooning than repose. I was in this state of weakness and insensibility, between life and[Pg 47] death, when I felt myself pressed by something that moved upon my body. I opened my eyes, and saw a white man, of good countenance, who sighed, and who said between his teeth: 'O che sciagura d'essere senza coglioni!'"[12][Pg 48] XII THE ADVENTURES OF THE OLD WOMAN CONTINUED. "Astonished and delighted to hear my native language, and no less surprised at what this man said, I made answer that there were much greater misfortunes than that of which he complained. I told him in a few words of the horrors which I had endured, and fainted a second time. He carried me to a Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 94 neighbouring house, put me to bed, gave me food, waited upon me, consoled me, flattered me; he told me that he had never seen any one so beautiful as I, and that he never so much regretted the loss of what it was impossible to recover. "'I was born at Naples,' said he, 'there they geld two or three thousand children every year; some die of the operation, others acquire a voice more beautiful than that of women, and others are raised to offices of state.[13] This operation was performed on me with great success and I was chapel musician to madam, the Princess of Palestrina.' "'To my mother!' cried I. "'Your mother!' cried he, weeping. 'What![Pg 49] can you be that young princess whom I brought up until the age of six years, and who promised so early to be as beautiful as you?' "'It is I, indeed; but my mother lies four hundred yards hence, torn in quarters, under a heap of dead bodies.' "I told him all my adventures, and he made me acquainted with his; telling me that he had been sent to the Emperor of Morocco by a Christian power, to conclude a treaty with that prince, in consequence of which he was to be furnished with military stores and ships to help to demolish the commerce of other Christian Governments. "'My mission is done,' said this honest eunuch; 'I go to embark for Ceuta, and will take you to Italy. Ma che sciagura d'essere senza coglioni!' "I thanked him with tears of commiseration; and instead of taking me to Italy he conducted me to Algiers, where he sold me to the Dey. Scarcely was I sold, than the plague which had made the tour of Africa, Asia, and Europe, broke out with great malignancy in Algiers. You have seen earthquakes; but pray, miss, have you ever had the plague?" "Never," answered Cunegonde. "If you had," said the old woman, "you would acknowledge that it is far more terrible[Pg 50] than an earthquake. It is common in Africa, and I caught it. Imagine to yourself the distressed situation of the daughter of a Pope, only fifteen years old, who, in less than three months, had felt the miseries of poverty and slavery, had been ravished almost every day, had beheld her mother drawn in quarters, had experienced famine and war, and was dying of the plague in Algiers. I did not die, however, but my eunuch, and the Dey, and almost the whole seraglio of Algiers perished. "As soon as the first fury of this terrible pestilence was over, a sale was made of the Dey's slaves; I was purchased by a merchant, and carried to Tunis; this man sold me to another merchant, who sold me again to another at Tripoli; from Tripoli I was sold to Alexandria, from Alexandria to Smyrna, and from Smyrna to Constantinople. At length I became the property of an Aga of the Janissaries, who was soon ordered away to the defence of Azof, then besieged by the Russians. "The Aga, who was a very gallant man, took his whole seraglio with him, and lodged us in a small fort on the Palus Méotides, guarded by two black eunuchs and twenty soldiers. The Turks killed prodigious numbers of the Russians, but the latter had their revenge. Azof was destroyed by fire, the inhabitants put to[Pg 51] the sword, neither sex nor age was spared; until there remained only our little fort, and the enemy wanted to starve us out. The twenty Janissaries had sworn they would never surrender. The extremities of famine to which they were reduced, obliged them to eat our two eunuchs, for fear of violating their oath. And at the end of a few days they resolved also to devour the women. "We had a very pious and humane Iman, who preached an excellent sermon, exhorting them not to kill Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 95 us all at once. "'Only cut off a buttock of each of those ladies,' said he, 'and you'll fare extremely well; if you must go to it again, there will be the same entertainment a few days hence; heaven will accept of so charitable an action, and send you relief.' "He had great eloquence; he persuaded them; we underwent this terrible operation. The Iman applied the same balsam to us, as he does to children after circumcision; and we all nearly died. "Scarcely had the Janissaries finished the repast with which we had furnished them, than the Russians came in flat-bottomed boats; not a Janissary escaped. The Russians paid no attention to the condition we were in. There are French surgeons in all parts of the world; one[Pg 52] of them who was very clever took us under his care—he cured us; and as long as I live I shall remember that as soon as my wounds were healed he made proposals to me. He bid us all be of good cheer, telling us that the like had happened in many sieges, and that it was according to the laws of war. "As soon as my companions could walk, they were obliged to set out for Moscow. I fell to the share of a Boyard who made me his gardener, and gave me twenty lashes a day. But this nobleman having in two years' time been broke upon the wheel along with thirty more Boyards for some broils at court, I profited by that event; I fled. I traversed all Russia; I was a long time an inn-holder's servant at Riga, the same at Rostock, at Vismar, at Leipzig, at Cassel, at Utrecht, at Leyden, at the Hague, at Rotterdam. I waxed old in misery and disgrace, having only one-half of my posteriors, and always remembering I was a Pope's daughter. A hundred times I was upon the point of killing myself; but still I loved life. This ridiculous foible is perhaps one of our most fatal characteristics; for is there anything more absurd than to wish to carry continually a burden which one can always throw down? to detest existence and yet to cling to one's existence? in brief, to caress[Pg 53] the serpent which devours us, till he has eaten our very heart? "In the different countries which it has been my lot to traverse, and the numerous inns where I have been servant, I have taken notice of a vast number of people who held their own existence in abhorrence, and yet I never knew of more than eight who voluntarily put an end to their misery; three negroes, four Englishmen, and a German professor named Robek.[14] I ended by being servant to the Jew, Don Issachar, who placed me near your presence, my fair lady. I am determined to share your fate, and have been much more affected with your misfortunes than with my own. I would never even have spoken to you of my misfortunes, had you not piqued me a little, and if it were not customary to tell stories on board a ship in order to pass away the time. In short, Miss Cunegonde, I have had experience, I know the world; therefore I advise you to divert yourself, and prevail upon each passenger to tell his story; and if there be one of them all, that has not cursed his life many a time, that has not frequently looked upon himself as the unhappiest of mortals, I give you leave to throw me headforemost into the sea."[Pg 54] XIII HOW CANDIDE WAS FORCED AWAY FROM HIS FAIR CUNEGONDE AND THE OLD WOMAN. The beautiful Cunegonde having heard the old woman's history, paid her all the civilities due to a person of her rank and merit. She likewise accepted her proposal, and engaged all the passengers, one after the other, to relate their adventures; and then both she and Candide allowed that the old woman was in the right. "It is a great pity," said Candide, "that the sage Pangloss was hanged contrary to custom at an auto-da- Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 96 fé; he would tell us most amazing things in regard to the physical and moral evils that overspread earth and sea, and I should be able, with due respect, to make a few objections." While each passenger was recounting his story, the ship made her way. They landed at Buenos Ayres. Cunegonde, Captain Candide, and the old woman, waited on the Governor, Don Fernando d'Ibaraa, y Figueora, y Mascarenes, y Lampourdos, y Souza. This nobleman had a stateliness becoming a person who bore so many[Pg 55] names. He spoke to men with so noble a disdain, carried his nose so loftily, raised his voice so unmercifully, assumed so imperious an air, and stalked with such intolerable pride, that those who saluted him were strongly inclined to give him a good drubbing. Cunegonde appeared to him the most beautiful he had ever met. The first thing he did was to ask whether she was not the captain's wife. The manner in which he asked the question alarmed Candide; he durst not say she was his wife, because indeed she was not; neither durst he say she was his sister, because it was not so; and although this obliging lie had been formerly much in favour among the ancients, and although it could be useful to the moderns, his soul was too pure to betray the truth. "Miss Cunegonde," said he, "is to do me the honour to marry me, and we beseech your excellency to deign to sanction our marriage." Don Fernando d'Ibaraa, y Figueora, y Mascarenes, y Lampourdos, y Souza, turning up his moustachios, smiled mockingly, and ordered Captain Candide to go and review his company. Candide obeyed, and the Governor remained alone with Miss Cunegonde. He declared his passion, protesting he would marry her the next day in the face of the church, or otherwise, just as should be agreeable to herself. Cunegonde[Pg 56] asked a quarter of an hour to consider of it, to consult the old woman, and to take her resolution. The old woman spoke thus to Cunegonde: "Miss, you have seventy-two quarterings, and not a farthing; it is now in your power to be wife to the greatest lord in South America, who has very beautiful moustachios. Is it for you to pique yourself upon inviolable fidelity? You have been ravished by Bulgarians; a Jew and an Inquisitor have enjoyed your favours. Misfortune gives sufficient excuse. I own, that if I were in your place, I should have no scruple in marrying the Governor and in making the fortune of Captain Candide." While the old woman spoke with all the prudence which age and experience gave, a small ship entered the port on board of which were an Alcalde and his alguazils, and this was what had happened. As the old woman had shrewdly guessed, it was a Grey Friar who stole Cunegonde's money and jewels in the town of Badajos, when she and Candide were escaping. The Friar wanted to sell some of the diamonds to a jeweller; the jeweller knew them to be the Grand Inquisitor's. The Friar before he was hanged confessed he had stolen them. He described the persons, and the route they had taken. The flight of Cunegonde[Pg 57] and Candide was already known. They were traced to Cadiz. A vessel was immediately sent in pursuit of them. The vessel was already in the port of Buenos Ayres. The report spread that the Alcalde was going to land, and that he was in pursuit of the murderers of my lord the Grand Inquisitor. The prudent old woman saw at once what was to be done. "You cannot run away," said she to Cunegonde, "and you have nothing to fear, for it was not you that killed my lord; besides the Governor who loves you will not suffer you to be ill-treated; therefore stay." She then ran immediately to Candide. "Fly," said she, "or in an hour you will be burnt." Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 97 There was not a moment to lose; but how could he part from Cunegonde, and where could he flee for shelter?[Pg 58] XIV HOW CANDIDE AND CACAMBO WERE RECEIVED BY THE JESUITS OF PARAGUAY. Candide had brought such a valet with him from Cadiz, as one often meets with on the coasts of Spain and in the American colonies. He was a quarter Spaniard, born of a mongrel in Tucuman; he had been singing-boy, sacristan, sailor, monk, pedlar, soldier, and lackey. His name was Cacambo, and he loved his master, because his master was a very good man. He quickly saddled the two Andalusian horses. "Come, master, let us follow the old woman's advice; let us start, and run without looking behind us." Candide shed tears. "Oh! my dear Cunegonde! must I leave you just at a time when the Governor was going to sanction our nuptials? Cunegonde, brought to such a distance what will become of you?" "She will do as well as she can," said Cacambo; "the women are never at a loss, God provides for them, let us run." "Whither art thou carrying me? Where shall[Pg 59] we go? What shall we do without Cunegonde?" said Candide. "By St. James of Compostella," said Cacambo, "you were going to fight against the Jesuits; let us go to fight for them; I know the road well, I'll conduct you to their kingdom, where they will be charmed to have a captain that understands the Bulgarian exercise. You'll make a prodigious fortune; if we cannot find our account in one world we shall in another. It is a great pleasure to see and do new things." "You have before been in Paraguay, then?" said Candide. "Ay, sure," answered Cacambo, "I was servant in the College of the Assumption, and am acquainted with the government of the good Fathers as well as I am with the streets of Cadiz. It is an admirable government. The kingdom is upwards of three hundred leagues in diameter, and divided into thirty provinces; there the Fathers possess all, and the people nothing; it is a masterpiece of reason and justice. For my part I see nothing so divine as the Fathers who here make war upon the kings of Spain and Portugal, and in Europe confess those kings; who here kill Spaniards, and in Madrid send them to heaven; this delights me, let us push forward. You are going to be the happiest of mortals. What pleasure will it be to those[Pg 60] Fathers to hear that a captain who knows the Bulgarian exercise has come to them!" As soon as they reached the first barrier, Cacambo told the advanced guard that a captain wanted to speak with my lord the Commandant. Notice was given to the main guard, and immediately a Paraguayan officer ran and laid himself at the feet of the Commandant, to impart this news to him. Candide and Cacambo were disarmed, and their two Andalusian horses seized. The strangers were introduced between two files of musketeers; the Commandant was at the further end, with the threecornered cap on his head, his gown tucked up, a sword by his side, and a spontoon[15] in his hand. He beckoned, and straightway the new-comers were encompassed by four-and-twenty soldiers. A sergeant told them they must wait, that the Commandant could not speak to them, and that the reverend Father Provincial does not suffer any Spaniard to open his mouth but in his presence, or to stay above three hours in the province. "And where is the reverend Father Provincial?" said Cacambo. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 98 "He is upon the parade just after celebrating mass," answered the sergeant, "and you cannot kiss his spurs till three hours hence." "However," said Cacambo, "the captain is not a Spaniard, but a German, he is ready to perish[Pg 61] with hunger as well as myself; cannot we have something for breakfast, while we wait for his reverence?" The sergeant went immediately to acquaint the Commandant with what he had heard. "God be praised!" said the reverend Commandant, "since he is a German, I may speak to him; take him to my arbour." Candide was at once conducted to a beautiful summer-house, ornamented with a very pretty colonnade of green and gold marble, and with trellises, enclosing parraquets, humming-birds, fly-birds, guineahens, and all other rare birds. An excellent breakfast was provided in vessels of gold; and while the Paraguayans were eating maize out of wooden dishes, in the open fields and exposed to the heat of the sun, the reverend Father Commandant retired to his arbour. He was a very handsome young man, with a full face, white skin but high in colour; he had an arched eyebrow, a lively eye, red ears, vermilion lips, a bold air, but such a boldness as neither belonged to a Spaniard nor a Jesuit. They returned their arms to Candide and Cacambo, and also the two Andalusian horses; to whom Cacambo gave some oats to eat just by the arbour, having an eye upon them all the while for fear of a surprise.[Pg 62] Candide first kissed the hem of the Commandant's robe, then they sat down to table. "You are, then, a German?" said the Jesuit to him in that language. "Yes, reverend Father," answered Candide. As they pronounced these words they looked at each other with great amazement, and with such an emotion as they could not conceal. "And from what part of Germany do you come?" said the Jesuit. "I am from the dirty province of Westphalia," answered Candide; "I was born in the Castle of Thunderten-Tronckh." "Oh! Heavens! is it possible?" cried the Commandant. "What a miracle!" cried Candide. "Is it really you?" said the Commandant. "It is not possible!" said Candide. They drew back; they embraced; they shed rivulets of tears. "What, is it you, reverend Father? You, the brother of the fair Cunegonde! You, that was slain by the Bulgarians! You, the Baron's son! You, a Jesuit in Paraguay! I must confess this is a strange world that we live in. Oh, Pangloss! Pangloss! how glad you would be if you had not been hanged!" The Commandant sent away the negro slaves and the Paraguayans, who served them with[Pg 63] liquors in goblets of rock-crystal. He thanked God and St. Ignatius a thousand times; he clasped Candide in his arms; and their faces were all bathed with tears. "You will be more surprised, more affected, and transported," said Candide, "when I tell you that Cunegonde, your sister, whom you believe to have been ripped open, is in perfect health." Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 99 "Where?" "In your neighbourhood, with the Governor of Buenos Ayres; and I was going to fight against you." Every word which they uttered in this long conversation but added wonder to wonder. Their souls fluttered on their tongues, listened in their ears, and sparkled in their eyes. As they were Germans, they sat a good while at table, waiting for the reverend Father Provincial, and the Commandant spoke to his dear Candide as follows.[Pg 64] XV HOW CANDIDE KILLED THE BROTHER OF HIS DEAR CUNEGONDE. "I shall have ever present to my memory the dreadful day, on which I saw my father and mother killed, and my sister ravished. When the Bulgarians retired, my dear sister could not be found; but my mother, my father, and myself, with two maid-servants and three little boys all of whom had been slain, were put in a hearse, to be conveyed for interment to a chapel belonging to the Jesuits, within two leagues of our family seat. A Jesuit sprinkled us with some holy water; it was horribly salt; a few drops of it fell into my eyes; the father perceived that my eyelids stirred a little; he put his hand upon my heart and felt it beat. I received assistance, and at the end of three weeks I recovered. You know, my dear Candide, I was very pretty; but I grew much prettier, and the reverend Father Didrie,[16] Superior of that House, conceived the tenderest friendship for me; he gave me the habit of the order, some years after I was sent to Rome. The Father-General[Pg 65] needed new levies of young German-Jesuits. The sovereigns of Paraguay admit as few Spanish Jesuits as possible; they prefer those of other nations as being more subordinate to their commands. I was judged fit by the reverend Father-General to go and work in this vineyard. We set out—a Pole, a Tyrolese, and myself. Upon my arrival I was honoured with a subdeaconship and a lieutenancy. I am to-day colonel and priest. We shall give a warm reception to the King of Spain's troops; I will answer for it that they shall be excommunicated and well beaten. Providence sends you here to assist us. But is it, indeed, true that my dear sister Cunegonde is in the neighbourhood, with the Governor of Buenos Ayres?" Candide assured him on oath that nothing was more true, and their tears began afresh. The Baron could not refrain from embracing Candide; he called him his brother, his saviour. "Ah! perhaps," said he, "we shall together, my dear Candide, enter the town as conquerors, and recover my sister Cunegonde." "That is all I want," said Candide, "for I intended to marry her, and I still hope to do so." "You insolent!" replied the Baron, "would you have the impudence to marry my sister who has seventytwo quarterings! I find thou hast[Pg 66] the most consummate effrontery to dare to mention so presumptuous a design!" Candide, petrified at this speech, made answer: "Reverend Father, all the quarterings in the world signify nothing; I rescued your sister from the arms of a Jew and of an Inquisitor; she has great obligations to me, she wishes to marry me; Master Pangloss always told me that all men are equal, and certainly I will marry her." "We shall see that, thou scoundrel!" said the Jesuit Baron de Thunder-ten-Tronckh, and that instant struck him across the face with the flat of his sword. Candide in an instant drew his rapier, and plunged it up to the hilt in the Jesuit's belly; but in pulling it out reeking hot, he burst into tears. "Good God!" said he, "I have killed my old master, my friend, my brother-in-law! I am the best-natured Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 100 creature in the world, and yet I have already killed three men, and of these three two were priests." Cacambo, who stood sentry by the door of the arbour, ran to him. "We have nothing more for it than to sell our lives as dearly as we can," said his master to him, "without doubt some one will soon enter the arbour, and we must die sword in hand." Cacambo, who had been in a great many[Pg 67] scrapes in his lifetime, did not lose his head; he took the Baron's Jesuit habit, put it on Candide, gave him the square cap, and made him mount on horseback. All this was done in the twinkling of an eye. "Let us gallop fast, master, everybody will take you for a Jesuit, going to give directions to your men, and we shall have passed the frontiers before they will be able to overtake us." He flew as he spoke these words, crying out aloud in Spanish: "Make way, make way, for the reverend Father Colonel."[Pg 68] XVI ADVENTURES OF THE TWO TRAVELLERS, WITH TWO GIRLS, TWO MONKEYS, AND THE SAVAGES CALLED OREILLONS. Candide and his valet had got beyond the barrier, before it was known in the camp that the German Jesuit was dead. The wary Cacambo had taken care to fill his wallet with bread, chocolate, bacon, fruit, and a few bottles of wine. With their Andalusian horses they penetrated into an unknown country, where they perceived no beaten track. At length they came to a beautiful meadow intersected with purling rills. Here our two adventurers fed their horses. Cacambo proposed to his master to take some food, and he set him an example. "How can you ask me to eat ham," said Candide, "after killing the Baron's son, and being doomed never more to see the beautiful Cunegonde? What will it avail me to spin out my wretched days and drag them far from her in remorse and despair? And what will the Journal of Trevoux[17] say?" While he was thus lamenting his fate, he[Pg 69] went on eating. The sun went down. The two wanderers heard some little cries which seemed to be uttered by women. They did not know whether they were cries of pain or joy; but they started up precipitately with that inquietude and alarm which every little thing inspires in an unknown country. The noise was made by two naked girls, who tripped along the mead, while two monkeys were pursuing them and biting their buttocks. Candide was moved with pity; he had learned to fire a gun in the Bulgarian service, and he was so clever at it, that he could hit a filbert in a hedge without touching a leaf of the tree. He took up his double-barrelled Spanish fusil, let it off, and killed the two monkeys. "God be praised! My dear Cacambo, I have rescued those two poor creatures from a most perilous situation. If I have committed a sin in killing an Inquisitor and a Jesuit, I have made ample amends by saving the lives of these girls. Perhaps they are young ladies of family; and this adventure may procure us great advantages in this country." He was continuing, but stopped short when he saw the two girls tenderly embracing the monkeys, bathing their bodies in tears, and rending the air with the most dismal lamentations. "Little did I expect to see such good-nature,"[Pg 70] said he at length to Cacambo; who made answer: "Master, you have done a fine thing now; you have slain the sweethearts of those two young ladies." "The sweethearts! Is it possible? You are jesting, Cacambo, I can never believe it!" Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 101 "Dear master," replied Cacambo; "you are surprised at everything. Why should you think it so strange that in some countries there are monkeys which insinuate themselves into the good graces of the ladies; they are a fourth part human, as I am a fourth part Spaniard." "Alas!" replied Candide, "I remember to have heard Master Pangloss say, that formerly such accidents used to happen; that these mixtures were productive of Centaurs, Fauns, and Satyrs; and that many of the ancients had seen such monsters, but I looked upon the whole as fabulous." "You ought now to be convinced," said Cacambo, "that it is the truth, and you see what use is made of those creatures, by persons that have not had a proper education; all I fear is that those ladies will play us some ugly trick." These sound reflections induced Candide to leave the meadow and to plunge into a wood. He supped there with Cacambo; and after cursing the Portuguese inquisitor, the Governor of Buenos Ayres, and the Baron, they fell asleep[Pg 71] on moss. On awaking they felt that they could not move; for during the night the Oreillons, who inhabited that country, and to whom the ladies had denounced them, had bound them with cords made of the bark of trees. They were encompassed by fifty naked Oreillons, armed with bows and arrows, with clubs and flint hatchets. Some were making a large cauldron boil, others were preparing spits, and all cried: "A Jesuit! a Jesuit! we shall be revenged, we shall have excellent cheer, let us eat the Jesuit, let us eat him up!" "I told you, my dear master," cried Cacambo sadly, "that those two girls would play us some ugly trick." Candide seeing the cauldron and the spits, cried: "We are certainly going to be either roasted or boiled. Ah! what would Master Pangloss say, were he to see how pure nature is formed? Everything is right, may be, but I declare it is very hard to have lost Miss Cunegonde and to be put upon a spit by Oreillons." Cacambo never lost his head. "Do not despair," said he to the disconsolate Candide, "I understand a little of the jargon of these people, I will speak to them." "Be sure," said Candide, "to represent to them[Pg 72] how frightfully inhuman it is to cook men, and how very un-Christian." "Gentlemen," said Cacambo, "you reckon you are to-day going to feast upon a Jesuit. It is all very well, nothing is more unjust than thus to treat your enemies. Indeed, the law of nature teaches us to kill our neighbour, and such is the practice all over the world. If we do not accustom ourselves to eating them, it is because we have better fare. But you have not the same resources as we; certainly it is much better to devour your enemies than to resign to the crows and rooks the fruits of your victory. But, gentlemen, surely you would not choose to eat your friends. You believe that you are going to spit a Jesuit, and he is your defender. It is the enemy of your enemies that you are going to roast. As for myself, I was born in your country; this gentleman is my master, and, far from being a Jesuit, he has just killed one, whose spoils he wears; and thence comes your mistake. To convince you of the truth of what I say, take his habit and carry it to the first barrier of the Jesuit kingdom, and inform yourselves whether my master did not kill a Jesuit officer. It will not take you long, and you can always eat us if you find that I have lied to you. But I have told you the truth. You are too well acquainted[Pg 73] with the principles of public law, humanity, and justice not to pardon us." Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 102 The Oreillons found this speech very reasonable. They deputed two of their principal people with all expedition to inquire into the truth of the matter; these executed their commission like men of sense, and soon returned with good news. The Oreillons untied their prisoners, showed them all sorts of civilities, offered them girls, gave them refreshment, and reconducted them to the confines of their territories, proclaiming with great joy: "He is no Jesuit! He is no Jesuit!" Candide could not help being surprised at the cause of his deliverance. "What people!" said he; "what men! what manners! If I had not been so lucky as to run Miss Cunegonde's brother through the body, I should have been devoured without redemption. But, after all, pure nature is good, since these people, instead of feasting upon my flesh, have shown me a thousand civilities, when then I was not a Jesuit."[Pg 74] XVII ARRIVAL OF CANDIDE AND HIS VALET AT EL DORADO, AND WHAT THEY SAW THERE. "You see," said Cacambo to Candide, as soon as they had reached the frontiers of the Oreillons, "that this hemisphere is not better than the others, take my word for it; let us go back to Europe by the shortest way." "How go back?" said Candide, "and where shall we go? to my own country? The Bulgarians and the Abares are slaying all; to Portugal? there I shall be burnt; and if we abide here we are every moment in danger of being spitted. But how can I resolve to quit a part of the world where my dear Cunegonde resides?" "Let us turn towards Cayenne," said Cacambo, "there we shall find Frenchmen, who wander all over the world; they may assist us; God will perhaps have pity on us." It was not easy to get to Cayenne; they knew vaguely in which direction to go, but rivers, precipices, robbers, savages, obstructed them all the way. Their horses died of fatigue. Their provisions were consumed; they fed a whole[Pg 75] month upon wild fruits, and found themselves at last near a little river bordered with cocoa trees, which sustained their lives and their hopes. Cacambo, who was as good a counsellor as the old woman, said to Candide: "We are able to hold out no longer; we have walked enough. I see an empty canoe near the river-side; let us fill it with cocoanuts, throw ourselves into it, and go with the current; a river always leads to some inhabited spot. If we do not find pleasant things we shall at least find new things." "With all my heart," said Candide, "let us recommend ourselves to Providence." They rowed a few leagues, between banks, in some places flowery, in others barren; in some parts smooth, in others rugged. The stream ever widened, and at length lost itself under an arch of frightful rocks which reached to the sky. The two travellers had the courage to commit themselves to the current. The river, suddenly contracting at this place, whirled them along with a dreadful noise and rapidity. At the end of four-and-twenty hours they saw daylight again, but their canoe was dashed to pieces against the rocks. For a league they had to creep from rock to rock, until at length they discovered an extensive plain, bounded by inaccessible mountains. The country was cultivated[Pg 76] as much for pleasure as for necessity. On all sides the useful was also the beautiful. The roads were covered, or rather adorned, with carriages of a glittering form and substance, in which were men and women of surprising beauty, Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 103 drawn by large red sheep which surpassed in fleetness the finest coursers of Andalusia, Tetuan, and Mequinez.[18] "Here, however, is a country," said Candide, "which is better than Westphalia." He stepped out with Cacambo towards the first village which he saw. Some children dressed in tattered brocades played at quoits on the outskirts. Our travellers from the other world amused themselves by looking on. The quoits were large round pieces, yellow, red, and green, which cast a singular lustre! The travellers picked a few of them off the ground; this was of gold, that of emeralds, the other of rubies—the least of them would have been the greatest ornament on the Mogul's throne. "Without doubt," said Cacambo, "these children must be the king's sons that are playing at quoits!" The village schoolmaster appeared at this moment and called them to school. "There," said Candide, "is the preceptor of the royal family." The little truants immediately quitted their[Pg 77] game, leaving the quoits on the ground with all their other playthings. Candide gathered them up, ran to the master, and presented them to him in a most humble manner, giving him to understand by signs that their royal highnesses had forgotten their gold and jewels. The schoolmaster, smiling, flung them upon the ground; then, looking at Candide with a good deal of surprise, went about his business. The travellers, however, took care to gather up the gold, the rubies, and the emeralds. "Where are we?" cried Candide. "The king's children in this country must be well brought up, since they are taught to despise gold and precious stones." Cacambo was as much surprised as Candide. At length they drew near the first house in the village. It was built like an European palace. A crowd of people pressed about the door, and there were still more in the house. They heard most agreeable music, and were aware of a delicious odour of cooking. Cacambo went up to the door and heard they were talking Peruvian; it was his mother tongue, for it is well known that Cacambo was born in Tucuman, in a village where no other language was spoken. "I will be your interpreter here," said he to Candide; "let us go in, it is a public-house." Immediately two waiters and two girls,[Pg 78] dressed in cloth of gold, and their hair tied up with ribbons, invited them to sit down to table with the landlord. They served four dishes of soup, each garnished with two young parrots; a boiled condor[19] which weighed two hundred pounds; two roasted monkeys, of excellent flavour; three hundred humming-birds in one dish, and six hundred flybirds in another; exquisite ragouts; delicious pastries; the whole served up in dishes of a kind of rockcrystal. The waiters and girls poured out several liqueurs drawn from the sugar-cane. Most of the company were chapmen and waggoners, all extremely polite; they asked Cacambo a few questions with the greatest circumspection, and answered his in the most obliging manner. As soon as dinner was over, Cacambo believed as well as Candide that they might well pay their reckoning by laying down two of those large gold pieces which they had picked up. The landlord and landlady shouted with laughter and held their sides. When the fit was over: "Gentlemen," said the landlord, "it is plain you are strangers, and such guests we are not accustomed to see; pardon us therefore for laughing when you offered us the pebbles from our highroads in payment of your reckoning. You doubtless have not the money of the country;[Pg 79] but it is not necessary to have any money at all to dine in this house. All hostelries established for the convenience of commerce are paid by the government. You have fared but very indifferently because this is a poor village; but Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 104 everywhere else, you will be received as you deserve." Cacambo explained this whole discourse with great astonishment to Candide, who was as greatly astonished to hear it. "What sort of a country then is this," said they to one another; "a country unknown to all the rest of the world, and where nature is of a kind so different from ours? It is probably the country where all is well; for there absolutely must be one such place. And, whatever Master Pangloss might say, I often found that things went very ill in Westphalia."[Pg 80] XVIII WHAT THEY SAW IN THE COUNTRY OF EL DORADO. Cacambo expressed his curiosity to the landlord, who made answer: "I am very ignorant, but not the worse on that account. However, we have in this neighbourhood an old man retired from Court who is the most learned and most communicative person in the kingdom." At once he took Cacambo to the old man. Candide acted now only a second character, and accompanied his valet. They entered a very plain house, for the door was only of silver, and the ceilings were only of gold, but wrought in so elegant a taste as to vie with the richest. The antechamber, indeed, was only encrusted with rubies and emeralds, but the order in which everything was arranged made amends for this great simplicity. The old man received the strangers on his sofa, which was stuffed with humming-birds' feathers, and ordered his servants to present them with liqueurs in diamond goblets; after[Pg 81] which he satisfied their curiosity in the following terms: "I am now one hundred and seventy-two years old, and I learnt of my late father, Master of the Horse to the King, the amazing revolutions of Peru, of which he had been an eyewitness. The kingdom we now inhabit is the ancient country of the Incas, who quitted it very imprudently to conquer another part of the world, and were at length destroyed by the Spaniards. "More wise by far were the princes of their family, who remained in their native country; and they ordained, with the consent of the whole nation, that none of the inhabitants should ever be permitted to quit this little kingdom; and this has preserved our innocence and happiness. The Spaniards have had a confused notion of this country, and have called it El Dorado; and an Englishman, whose name was Sir Walter Raleigh, came very near it about a hundred years ago; but being surrounded by inaccessible rocks and precipices, we have hitherto been sheltered from the rapaciousness of European nations, who have an inconceivable passion for the pebbles and dirt of our land, for the sake of which they would murder us to the last man." The conversation was long: it turned chiefly on their form of government, their manners,[Pg 82] their women, their public entertainments, and the arts. At length Candide, having always had a taste for metaphysics, made Cacambo ask whether there was any religion in that country. The old man reddened a little. "How then," said he, "can you doubt it? Do you take us for ungrateful wretches?" Cacambo humbly asked, "What was the religion in El Dorado?" The old man reddened again. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 105 "Can there be two religions?" said he. "We have, I believe, the religion of all the world: we worship God night and morning." "Do you worship but one God?" said Cacambo, who still acted as interpreter in representing Candide's doubts. "Surely," said the old man, "there are not two, nor three, nor four. I must confess the people from your side of the world ask very extraordinary questions." Candide was not yet tired of interrogating the good old man; he wanted to know in what manner they prayed to God in El Dorado. "We do not pray to Him," said the worthy sage; "we have nothing to ask of Him; He has given us all we need, and we return Him thanks without ceasing." Candide having a curiosity to see the priests[Pg 83] asked where they were. The good old man smiled. "My friend," said he, "we are all priests. The King and all the heads of families sing solemn canticles of thanksgiving every morning, accompanied by five or six thousand musicians." "What! have you no monks who teach, who dispute, who govern, who cabal, and who burn people that are not of their opinion?" "We must be mad, indeed, if that were the case," said the old man; "here we are all of one opinion, and we know not what you mean by monks." During this whole discourse Candide was in raptures, and he said to himself: "This is vastly different from Westphalia and the Baron's castle. Had our friend Pangloss seen El Dorado he would no longer have said that the castle of Thunder-ten-Tronckh was the finest upon earth. It is evident that one must travel." After this long conversation the old man ordered a coach and six sheep to be got ready, and twelve of his domestics to conduct the travellers to Court. "Excuse me," said he, "if my age deprives me of the honour of accompanying you. The King will receive you in a manner that cannot displease you; and no doubt you will make[Pg 84] an allowance for the customs of the country, if some things should not be to your liking." Candide and Cacambo got into the coach, the six sheep flew, and in less than four hours they reached the King's palace situated at the extremity of the capital. The portal was two hundred and twenty feet high, and one hundred wide; but words are wanting to express the materials of which it was built. It is plain such materials must have prodigious superiority over those pebbles and sand which we call gold and precious stones. Twenty beautiful damsels of the King's guard received Candide and Cacambo as they alighted from the coach, conducted them to the bath, and dressed them in robes woven of the down of humming-birds; after which the great crown officers, of both sexes, led them to the King's apartment, between two files of musicians, a thousand on each side. When they drew near to the audience chamber Cacambo asked one of the great officers in what way he should pay his obeisance to his Majesty; whether they should throw themselves upon their knees or on their stomachs; whether they should put their hands upon their heads or behind their backs; whether they should lick the dust off the floor; in a word, what was the ceremony? "The custom," said the great officer, "is to[Pg 85] embrace the King, and to kiss him on each cheek." Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 106 Candide and Cacambo threw themselves round his Majesty's neck. He received them with all the goodness imaginable, and politely invited them to supper. While waiting they were shown the city, and saw the public edifices raised as high as the clouds, the market places ornamented with a thousand columns, the fountains of spring water, those of rose water, those of liqueurs drawn from sugar-cane, incessantly flowing into the great squares, which were paved with a kind of precious stone, which gave off a delicious fragrancy like that of cloves and cinnamon. Candide asked to see the court of justice, the parliament. They told him they had none, and that they were strangers to lawsuits. He asked if they had any prisons, and they answered no. But what surprised him most and gave him the greatest pleasure was the palace of sciences, where he saw a gallery two thousand feet long, and filled with instruments employed in mathematics and physics. After rambling about the city the whole afternoon, and seeing but a thousandth part of it, they were reconducted to the royal palace, where Candide sat down to table with his Majesty, his valet Cacambo, and several ladies. Never was[Pg 86] there a better entertainment, and never was more wit shown at a table than that which fell from his Majesty. Cacambo explained the King's bon-mots to Candide, and notwithstanding they were translated they still appeared to be bon-mots. Of all the things that surprised Candide this was not the least. They spent a month in this hospitable place. Candide frequently said to Cacambo: "I own, my friend, once more that the castle where I was born is nothing in comparison with this; but, after all, Miss Cunegonde is not here, and you have, without doubt, some mistress in Europe. If we abide here we shall only be upon a footing with the rest, whereas, if we return to our old world, only with twelve sheep laden with the pebbles of El Dorado, we shall be richer than all the kings in Europe. We shall have no more Inquisitors to fear, and we may easily recover Miss Cunegonde." This speech was agreeable to Cacambo; mankind are so fond of roving, of making a figure in their own country, and of boasting of what they have seen in their travels, that the two happy ones resolved to be no longer so, but to ask his Majesty's leave to quit the country. "You are foolish," said the King. "I am sensible that my kingdom is but a small place, but when a person is comfortably settled in any[Pg 87] part he should abide there. I have not the right to detain strangers. It is a tyranny which neither our manners nor our laws permit. All men are free. Go when you wish, but the going will be very difficult. It is impossible to ascend that rapid river on which you came as by a miracle, and which runs under vaulted rocks. The mountains which surround my kingdom are ten thousand feet high, and as steep as walls; they are each over ten leagues in breadth, and there is no other way to descend them than by precipices. However, since you absolutely wish to depart, I shall give orders to my engineers to construct a machine that will convey you very safely. When we have conducted you over the mountains no one can accompany you further, for my subjects have made a vow never to quit the kingdom, and they are too wise to break it. Ask me besides anything that you please." "We desire nothing of your Majesty," says Candide, "but a few sheep laden with provisions, pebbles, and the earth of this country." The King laughed. "I cannot conceive," said he, "what pleasure you Europeans find in our yellow clay, but take as much as you like, and great good may it do you." At once he gave directions that his engineers should construct a machine to hoist up these two[Pg 88] extraordinary men out of the kingdom. Three thousand good mathematicians went to work; it was Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 107 ready in fifteen days, and did not cost more than twenty million sterling in the specie of that country. They placed Candide and Cacambo on the machine. There were two great red sheep saddled and bridled to ride upon as soon as they were beyond the mountains, twenty pack-sheep laden with provisions, thirty with presents of the curiosities of the country, and fifty with gold, diamonds, and precious stones. The King embraced the two wanderers very tenderly. Their departure, with the ingenious manner in which they and their sheep were hoisted over the mountains, was a splendid spectacle. The mathematicians took their leave after conveying them to a place of safety, and Candide had no other desire, no other aim, than to present his sheep to Miss Cunegonde. "Now," said he, "we are able to pay the Governor of Buenos Ayres if Miss Cunegonde can be ransomed. Let us journey towards Cayenne. Let us embark, and we will afterwards see what kingdom we shall be able to purchase."[Pg 89] XIX WHAT HAPPENED TO THEM AT SURINAM AND HOW CANDIDE GOT ACQUAINTED WITH MARTIN. Our travellers spent the first day very agreeably. They were delighted with possessing more treasure than all Asia, Europe, and Africa could scrape together. Candide, in his raptures, cut Cunegonde's name on the trees. The second day two of their sheep plunged into a morass, where they and their burdens were lost; two more died of fatigue a few days after; seven or eight perished with hunger in a desert; and others subsequently fell down precipices. At length, after travelling a hundred days, only two sheep remained. Said Candide to Cacambo: "My friend, you see how perishable are the riches of this world; there is nothing solid but virtue, and the happiness of seeing Cunegonde once more." "I grant all you say," said Cacambo, "but we have still two sheep remaining, with more treasure than the King of Spain will ever have; and I see a town which I take to be Surinam, belonging[Pg 90] to the Dutch. We are at the end of all our troubles, and at the beginning of happiness." As they drew near the town, they saw a negro stretched upon the ground, with only one moiety of his clothes, that is, of his blue linen drawers; the poor man had lost his left leg and his right hand. "Good God!" said Candide in Dutch, "what art thou doing there, friend, in that shocking condition?" "I am waiting for my master, Mynheer Vanderdendur, the famous merchant," answered the negro. "Was it Mynheer Vanderdendur," said Candide, "that treated thee thus?" "Yes, sir," said the negro, "it is the custom. They give us a pair of linen drawers for our whole garment twice a year. When we work at the sugar-canes, and the mill snatches hold of a finger, they cut off the hand; and when we attempt to run away, they cut off the leg; both cases have happened to me. This is the price at which you eat sugar in Europe. Yet when my mother sold me for ten patagons[20] on the coast of Guinea, she said to me: 'My dear child, bless our fetiches, adore them for ever; they will make thee live happily; thou hast the honour of being[Pg 91] the slave of our lords, the whites, which is making the fortune of thy father and mother.' Alas! I know not whether I have made their fortunes; this I know, that they have not made mine. Dogs, monkeys, and parrots are a thousand times less wretched than I. The Dutch fetiches, who have converted me, declare every Sunday that we are all of us children of Adam—blacks as well as whites. I am not a genealogist, but if these preachers tell truth, we are all second cousins. Now, you must agree, that it is impossible to treat one's relations in a more barbarous Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 108 manner." "Oh, Pangloss!" cried Candide, "thou hadst not guessed at this abomination; it is the end. I must at last renounce thy optimism." "What is this optimism?" said Cacambo. "Alas!" said Candide, "it is the madness of maintaining that everything is right when it is wrong." Looking at the negro, he shed tears, and weeping, he entered Surinam. The first thing they inquired after was whether there was a vessel in the harbour which could be sent to Buenos Ayres. The person to whom they applied was a Spanish sea-captain, who offered to agree with them upon reasonable terms. He appointed to meet them at a public-house, whither Candide and the faithful Cacambo[Pg 92] went with their two sheep, and awaited his coming. Candide, who had his heart upon his lips, told the Spaniard all his adventures, and avowed that he intended to elope with Miss Cunegonde. "Then I will take good care not to carry you to Buenos Ayres," said the seaman. "I should be hanged, and so would you. The fair Cunegonde is my lord's favourite mistress." This was a thunderclap for Candide: he wept for a long while. At last he drew Cacambo aside. "Here, my dear friend," said he to him, "this thou must do. We have, each of us in his pocket, five or six millions in diamonds; you are more clever than I; you must go and bring Miss Cunegonde from Buenos Ayres. If the Governor makes any difficulty, give him a million; if he will not relinquish her, give him two; as you have not killed an Inquisitor, they will have no suspicion of you; I'll get another ship, and go and wait for you at Venice; that's a free country, where there is no danger either from Bulgarians, Abares, Jews, or Inquisitors." Cacambo applauded this wise resolution. He despaired at parting from so good a master, who had become his intimate friend; but the pleasure of serving him prevailed over the pain of leaving him. They embraced with tears;[Pg 93] Candide charged him not to forget the good old woman. Cacambo set out that very same day. This Cacambo was a very honest fellow. Candide stayed some time longer in Surinam, waiting for another captain to carry him and the two remaining sheep to Italy. After he had hired domestics, and purchased everything necessary for a long voyage, Mynheer Vanderdendur, captain of a large vessel, came and offered his services. "How much will you charge," said he to this man, "to carry me straight to Venice—me, my servants, my baggage, and these two sheep?" The skipper asked ten thousand piastres. Candide did not hesitate. "Oh! oh!" said the prudent Vanderdendur to himself, "this stranger gives ten thousand piastres unhesitatingly! He must be very rich." Returning a little while after, he let him know that upon second consideration, he could not undertake the voyage for less than twenty thousand piastres. "Well, you shall have them," said Candide. "Ay!" said the skipper to himself, "this man agrees to pay twenty thousand piastres with as much ease as ten." Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 109 He went back to him again, and declared that he could not carry him to Venice for less than thirty thousand piastres.[Pg 94] "Then you shall have thirty thousand," replied Candide. "Oh! oh!" said the Dutch skipper once more to himself, "thirty thousand piastres are a trifle to this man; surely these sheep must be laden with an immense treasure; let us say no more about it. First of all, let him pay down the thirty thousand piastres; then we shall see." Candide sold two small diamonds, the least of which was worth more than what the skipper asked for his freight. He paid him in advance. The two sheep were put on board. Candide followed in a little boat to join the vessel in the roads. The skipper seized his opportunity, set sail, and put out to sea, the wind favouring him. Candide, dismayed and stupefied, soon lost sight of the vessel. "Alas!" said he, "this is a trick worthy of the old world!" He put back, overwhelmed with sorrow, for indeed he had lost sufficient to make the fortune of twenty monarchs. He waited upon the Dutch magistrate, and in his distress he knocked over loudly at the door. He entered and told his adventure, raising his voice with unnecessary vehemence. The magistrate began by fining him ten thousand piastres for making a noise; then he listened patiently, promised to examine into his affair at the skipper's return, and ordered[Pg 95] him to pay ten thousand piastres for the expense of the hearing. This drove Candide to despair; he had, indeed, endured misfortunes a thousand times worse; the coolness of the magistrate and of the skipper who had robbed him, roused his choler and flung him into a deep melancholy. The villainy of mankind presented itself before his imagination in all its deformity, and his mind was filled with gloomy ideas. At length hearing that a French vessel was ready to set sail for Bordeaux, as he had no sheep laden with diamonds to take along with him he hired a cabin at the usual price. He made it known in the town that he would pay the passage and board and give two thousand piastres to any honest man who would make the voyage with him, upon condition that this man was the most dissatisfied with his state, and the most unfortunate in the whole province. Such a crowd of candidates presented themselves that a fleet of ships could hardly have held them. Candide being desirous of selecting from among the best, marked out about one-twentieth of them who seemed to be sociable men, and who all pretended to merit his preference. He assembled them at his inn, and gave them a supper on condition that each took an oath to relate his history faithfully, promising to choose him who appeared to be most justly[Pg 96] discontented with his state, and to bestow some presents upon the rest. They sat until four o'clock in the morning. Candide, in listening to all their adventures, was reminded of what the old woman had said to him in their voyage to Buenos Ayres, and of her wager that there was not a person on board the ship but had met with very great misfortunes. He dreamed of Pangloss at every adventure told to him. "This Pangloss," said he, "would be puzzled to demonstrate his system. I wish that he were here. Certainly, if all things are good, it is in El Dorado and not in the rest of the world." At length he made choice of a poor man of letters, who had worked ten years for the booksellers of Amsterdam. He judged that there was not in the whole world a trade which could disgust one more. This philosopher was an honest man; but he had been robbed by his wife, beaten by his son, and abandoned by his daughter who got a Portuguese to run away with her. He had just been deprived of a small employment, on which he subsisted; and he was persecuted by the preachers of Surinam, who Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 110 took him for a Socinian. We must allow that the others were at least as wretched as he; but Candide hoped that the philosopher would entertain him during[Pg 97] the voyage. All the other candidates complained that Candide had done them great injustice; but he appeased them by giving one hundred piastres to each.[Pg 98] XX WHAT HAPPENED AT SEA TO CANDIDE AND MARTIN. The old philosopher, whose name was Martin, embarked then with Candide for Bordeaux. They had both seen and suffered a great deal; and if the vessel had sailed from Surinam to Japan, by the Cape of Good Hope, the subject of moral and natural evil would have enabled them to entertain one another during the whole voyage. Candide, however, had one great advantage over Martin, in that he always hoped to see Miss Cunegonde; whereas Martin had nothing at all to hope. Besides, Candide was possessed of money and jewels, and though he had lost one hundred large red sheep, laden with the greatest treasure upon earth; though the knavery of the Dutch skipper still sat heavy upon his mind; yet when he reflected upon what he had still left, and when he mentioned the name of Cunegonde, especially towards the latter end of a repast, he inclined to Pangloss's doctrine. "But you, Mr. Martin," said he to the philosopher,[Pg 99] "what do you think of all this? what are your ideas on moral and natural evil?" "Sir," answered Martin, "our priests accused me of being a Socinian, but the real fact is I am a Manichean."[21] "You jest," said Candide; "there are no longer Manicheans in the world." "I am one," said Martin. "I cannot help it; I know not how to think otherwise." "Surely you must be possessed by the devil," said Candide. "He is so deeply concerned in the affairs of this world," answered Martin, "that he may very well be in me, as well as in everybody else; but I own to you that when I cast an eye on this globe, or rather on this little ball, I cannot help thinking that God has abandoned it to some malignant being. I except, always, El Dorado. I scarcely ever knew a city that did not desire the destruction of a neighbouring city, nor a family that did not wish to exterminate some other family. Everywhere the weak execrate the powerful, before whom they cringe; and the powerful beat them like sheep whose wool and flesh they sell. A million regimented assassins, from one extremity of Europe to the other, get their bread by disciplined depredation and murder, for want of more honest employment. Even in those cities which seem to enjoy peace, and[Pg 100] where the arts flourish, the inhabitants are devoured by more envy, care, and uneasiness than are experienced by a besieged town. Secret griefs are more cruel than public calamities. In a word I have seen so much, and experienced so much that I am a Manichean." "There are, however, some things good," said Candide. "That may be," said Martin; "but I know them not." Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 111 In the middle of this dispute they heard the report of cannon; it redoubled every instant. Each took out his glass. They saw two ships in close fight about three miles off. The wind brought both so near to the French vessel that our travellers had the pleasure of seeing the fight at their ease. At length one let off a broadside, so low and so truly aimed, that the other sank to the bottom. Candide and Martin could plainly perceive a hundred men on the deck of the sinking vessel; they raised their hands to heaven and uttered terrible outcries, and the next moment were swallowed up by the sea. "Well," said Martin, "this is how men treat one another." "It is true," said Candide; "there is something diabolical in this affair." While speaking, he saw he knew not what, of a shining red, swimming close to the vessel.[Pg 101] They put out the long-boat to see what it could be: it was one of his sheep! Candide was more rejoiced at the recovery of this one sheep than he had been grieved at the loss of the hundred laden with the large diamonds of El Dorado. The French captain soon saw that the captain of the victorious vessel was a Spaniard, and that the other was a Dutch pirate, and the very same one who had robbed Candide. The immense plunder which this villain had amassed, was buried with him in the sea, and out of the whole only one sheep was saved. "You see," said Candide to Martin, "that crime is sometimes punished. This rogue of a Dutch skipper has met with the fate he deserved." "Yes," said Martin; "but why should the passengers be doomed also to destruction? God has punished the knave, and the devil has drowned the rest." The French and Spanish ships continued their course, and Candide continued his conversation with Martin. They disputed fifteen successive days, and on the last of those fifteen days, they were as far advanced as on the first. But, however, they chatted, they communicated ideas, they consoled each other. Candide caressed his sheep. "Since I have found thee again," said he, "I may likewise chance to find my Cunegonde." [Pg 102] ■ FOOTNOTES: [10] P. 42. The following posthumous note of Voltaire's was first added to M. Beuchot's edition of his works issued in 1829; "See the extreme discretion of the author; there has not been up to the present any Pope named Urban X.; he feared to give a bastard to a known Pope. What circumspection! What delicacy of conscience!" The last Pope Urban was the eighth, and he died in 1644. [11] P. 45. Muley-Ismael was Emperor of Morocco from 1672 to 1727, and was a notoriously cruel tyrant. [12] P. 47. "Oh, what a misfortune to be an eunuch!" [13] P. 48. Carlo Broschi, called Farinelli, an Italian singer, born at Naples in 1705, without being exactly Minister, governed Spain under Ferdinand VI.; he died in 1782. He has been made one of the chief persons in one of the comic operas of MM. Auber and Scribe. [14] P. 53. Jean Robeck, a Swede, who was born in 1672, will be found mentioned in Rousseau's Nouvelle Héloïse. He drowned himself in the Weser at Bremen in 1729, and was the author of a Latin treatise on voluntary death, first printed in 1735. Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 112 [15] P. 60. A spontoon was a kind of half-pike, a[Pg 171] military weapon carried by officers of infantry and used as a medium for signalling orders to the regiment. [16] P. 64. Later Voltaire substituted the name of the Father Croust for that of Didrie. Of Croust he said in the Dictionnaire Philosophique that he was "the most brutal of the Society." [17] P. 68. By the Journal of Trevoux Voltaire meant a critical periodical printed by the Jesuits at Trevoux under the title of Mémoires pour servir à l'Historie des Sciences et des Beaux-Arts. It existed from 1701 until 1767, during which period its title underwent many changes. [18] P. 76. It has been suggested that Voltaire, in speaking of red sheep, referred to the llama, a South American ruminant allied to the camel. These animals are sometimes of a reddish colour, and were notable as pack-carriers and for their fleetness. [19] P. 78. The first English translator curiously gives "a tourene of bouilli that weighed two hundred pounds," as the equivalent of "un contour bouilli qui pesait deux cent livres." The French editor of the 1869 reprint points out that the South American vulture, or condor, is meant; the name of this bird, it may be added, is taken from "cuntur," that given it by the aborigines. [20] P. 90. Spanish half-crowns. [21] P. 99. Socinians; followers of the teaching of Lalius and Faustus Socinus (16th century), which denied the doctrine of the Trinity, the deity of Christ, the personality of the devil, the native and total depravity of man, the vicarious atonement and eternal punishment. The Socinians are now represented by the Unitarians. Manicheans; followers of Manes or Manichæus (3rd century), a Persian who maintained that there are two principles, the one good and the other evil, each equally powerful in the government of the world. (To be continued) Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 113 Fables Æsop (Sixth century B.C.) A NEW TRANSLATION BY S. VERNON JONES The Lioness A CONTROVERSY prevailed among the beasts of the field as to which of the animals deserved the most credit for producing the greatest number of whelps at a birth. They rushed clamorously into the presence of the Lioness and demanded of her the settlement of the dispute. "And you," they said, "how many sons have you at a birth?' The Lioness laughed at them, and said: "Why! I have only one; but that one is altogether a thoroughbred Lion." The value is in the worth, not in the number. ■ The Boasting Traveler A MAN who had traveled in foreign lands boasted very much, on returning to his own country, of the many wonderful and heroic feats he had performed in the different places he had visited. Among other things, he said that when he was at Rhodes he had leaped to such a distance that no man of his day could leap anywhere near him as to that, there were in Rhodes many persons who saw him do it and whom he could call as witnesses. One of the bystanders interrupted him, saying: "Now, my good man, if this be all true there is no need of witnesses. Suppose this to be Rhodes, and leap for us." ■ The Cat and the Cock A CAT caught a Cock, and pondered how he might find a reasonable excuse for eating him. He accused him of being a nuisance to men by crowing in the nighttime and not permitting them to sleep. The Cock defended himself by saying that he did this for the benefit of men, that they might rise in time for their labors. The Cat replied, "Although you abound in specious apologies, I shall not remain supperless"; and he made a meal of him. ■ Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 114 Reflections on Voltaire and Candide (to be continued) by Thomas D. Le Voltaire (November 1694-May 1778) has been studied and analyzed over more than two hundred years; one might be tempted to think hardly any aspects of his life and works exist that have not been touched upon by scholars, a multitude of advocates and detractors. They raised controversy in his days, and they still do today. Just like for Shakespeare and other great names going back to Ancient Greece and beyond, the analytical and critical work has not finished and probably will never be. It is easy to see why: Voltaire, like any historical personage and event, is subject to continuing interpretation and reinterpretation, due to the enduring nature of the issues they discussed or to new information or to fresh views from different angles. Furthermore, Voltaire is an enduring symbol of intellectual courage, a champion of freedom against religious and political zealotry and intolerance. Voltaire's struggle in the Ancien Régime helped to lift the level of civilization from obscurantism, oppression, absolutism, and privilege for the few into the light of reason, respect of the law, and social justice for the many. On the other side of the coin, Voltaire was anti-Semitic, racist, distrustful of the masses, anti-democratic, and fond of enlightened monarchy. Many of his friends and associates were from the nobility, which he hated as parasitic and abusive. At twenty he was slaving away at a lawyer's office; at twenty-six all Paris raved about his first play Oedipe, which he completed in 1717 in the Bastille, where he had been sent by the Regent after his first brush with authority. Released and crowned as a major literary figure, he became a favorite at the Versailles court, and various châteaux, where he maneuvered with his wit among nobles, duchesses, and heroes; he was equally at home among actresses through whom part of his reputation grew. From the glory of literary success and court favors, the poet descended into prison for a second time; and he was caned by a bully and by the lackeys of a nobleman he had angered. Voltaire was a man of paradoxes. That was the true face of the Ancien Régime. Before he reached thirty Voltaire had already experienced the ups and downs of living in a country known for the elegance of courtly life, a brilliant literature, and a standard-setting culture. But its ugly side was to shape his thoughts and ideas that together with those of like-minded thinkers of he age destroyed a world order based on absolutism, privilege, and exploitation. His complex personality and viewpoints reflect the ills of his time. His thoughts arose in response to the corrupt system which he would rather reform than overthrow as he had not the temperament or inclination of a revolutionary. But ideas have a way to free themselves from their progenitors; like genii, once freed they cannot be put back in the bottle. As the embodiment of French Enlightenment, Voltaire contributed to the intellectual arsenal for the foot-soldiers of revolution, largely through his stature as an eminent writer. Yet he was not a man of the masses; he was part of the bourgeoisie, more at home among the polite society than among the emotional crowds. Many of the issues he struggled against are still with us, albeit under different guises. Hence, his work of reform is by no means complete; nor his approach to issues perfect; and this is why Voltaire is relevant today as he has ever been. The French Revolution, one of the most upsetting stream of human events that shaped the destiny of a nation, owes part of its philosophical underpinnings to Voltaire's thoughts and deeds. Other thinkers whose ideas were borrowed by the revolutionists included Montesquieu, who extended Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 115 the concept of separation of the powers of government; Rousseau, who proclaimed the principle of equality and human rights; John Locke, who like Rousseau, advocated natural rights of humans. While Voltaire was not the only contributor, his name came first and foremost when this revolution is discussed. Voltaire had paid dearly for his ideas. For a good part of his eighty-three years this hero of the Enlightenment had been imprisoned twice and exiled from his beloved Paris twice. He was forced to live in England, Champagne bordering Lorraine (Department of Haute-Marne), and Switzerland, mainly to avoid the long arm of French justice (or injustice) before returning to his native town towards the end of his life in triumph and amidst the adoration of the people. Admitted to the French Academy after an initial rejection, he was denied a Church burial because of his lifelong anti-clerical stance. Years later, the revolutionary National Assembly voted for his burial in the Pantheon, shrine of French great writers. But his enemies surreptitiously removed his remains along with those of Jean-Jacques Rousseau to bury in some dumping ground. However, they could not defame or deface his place in the Pantheon or in French history. Events in his life had shaped his hostile stance towards the political, religious, and judicial systems of his days. His sojourn in Potsdam, partly as an invited sage, partly as a secret servant of Versailles was fraught with bittersweet memories. Earlier in his life his service in The Hague as attaché to the French Ambassador was a classic example of a young man growing up with hormones raging. When he was born, King Louis XIV was reigning. He was twenty-one when the king died. When he died six decades later, the American Revolution, which adopted some of his thoughts, had occurred and embraced freedom to a far greater degree than the British constitutional monarchy. Even modest in scope he preferred it over the French Ancien Régime. The French Revolution took another eleven years after his death to break out and, guided at first by the values of the Enlightenment, undertake to bring about profound changes in the political and social makeup of the nation. Again Voltaire and his fellow thinkers were the fountainhead of revolutionary ideas though they were not responsible for the carnage of the Terror. Voltaire was an unusually prolific author: 21,221 letters (according to Davidson, 2010), 2000 books and pamphlets, dozens of plays, written in all genres. He wrote historical, science, and philosophical works, fiction, poetry, and drama. It takes about half a century to compile all Voltaire's works into 100 volumes, partly because he wrote under more than a hundred names and frequently denied his authorship to foil the censors, partly because he corresponded with a large number of people scattered throughout Europe. In sheer size of output, Voltaire was peerless, especially considering he was a sickly person since birth and a hypochondriac to boot. In his 83-year life, Voltaire produced a corpus of literature that surpasses in quantity the output of any single writer, thinker, and philosopher. As philosophe Voltaire's influence was enormous in providing parts of the philosophical foundations for both the American and French revolutions. Though Voltaire was not a philosopher in the technical sense of the term, his thoughts were studied in a variety of fields from literature, political science, and sociology to history and philosophy. As an Enlightenment thinker, he contributed concepts such as freedom of religion, freedom of expression, separation of church and state, the cult of reason, hostility to superstition that led the world to rescue human dignity from the curse of absolutism in politics and intolerance in religion. His relentless pursuit of truth carried him far afield, into the realms of philosophy, science, literature to politics and religion. Voltaire was maligned as superficial, self-contradictory, and worse, but also lionized for his firm commitment to freedom and justice, and hostility to tyranny. There is still a great deal to learn and think about Voltaire as an inexhaustible source of fascination made compelling by his delightful wit, his biting pen, and his destructive ideas. In these pages are my reflections on this remarkable man, whose imprisonments, exiles, and life experiences he used to help sharpen ideas that Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 116 others applied to change the course of history. A Bibliographical Sketch Born on 21 November 1694 in Paris into an upper-middle class family, Francois-Marie Arouet chose from his school days to become a writer instead of a lawyer, as his father had wished. His early years were spent in Paris. He received his education from the prestigious Jesuit Collège Louis-le-Grand in Paris from 1704 to 1711. This was a school for children of the nobility and upper bourgeoisie. The emphasis was on literature and the theater. Here he acquired a command of Latin and some Greek, which he later dismissed as largely nonsense. Yet, though lacking in modern science, mathematics, history, and languages, this education gave him the foundation he needed to pursue a literary career above all else. After Louis-le-Grand he received no more formal training. But his later acquisitions of Italian, Spanish, and English, and his readings in science, history, literature, and philosophy as well as his personal experiences supplied him ample materials to produce an abundant corpus ranging from poetry, essays, plays, and fiction, to science, philosophy, history, religion, and politics. The elder Arouet looked upon a literary career with disfavor, for, given the political, legal, and religious climate of the time, it would lead to prison or exile for any slight displeasure felt by the government censorship apparatus and eventual death by starvation if writing failed to earn sufficient income. Yet his attempts to steer the young son towards a career as a lawyer for economic security had failed. He had sent him to Caen in Normandy for law school, which Voltaire loathed for what he deemed its useless materials. His father then exerted influence to secure a position of personal secretary to the new French Ambassador in the Netherlands, the Marquis de Châteauneuf, who was brother to young Arouet's own godfather. In the Hague, Voltaire fell in love with a French Huguenot refugee, Catherine-Olympe Dunoyer known as Pimpette, daughter of the publisher of a gossipy magazine. The horrified Mme Dunoyer, quickly sizing up the situation of her daughter involved with a penniless nineteen-year-old, complained to the Ambassador. Fearing Dunoyer's power of the (gossipy) press, and a scandal that might jeopardize the recently-reestablished relations with a Protestant neighbor, Châteauneuf had no choice but to send Arouet home. When he was back in Paris on Christmas Eve of 1713, he did not dare to face his father's wrath. The old man had had enough: he had cut his son out of his inheritance, and obtained a lettre de cachet for his arrest and incarceration. His entreaties, conveyed through a third party, could only obtain a commutation to exile to the West Indies. Further entreaties, promising to go to America and to subsist on bread and water if only he were allowed to “kiss your knees” before leaving, finally succeeded in mollifying the old man. By way of absolution, his father forced him to work in the law office of Maȋtre Alain and live in his house under supervision in the hopes he would repent and acquire a taste for a legal career that was part of the noblesse de robe (nobility of the robe, i.e., the legal profession) to which his father belonged. It did not take long for Voltaire to see the true face of the silver lining. He chafed at working under slavery conditions. Fortunately at this hellhole he found a kindred soul and forged a lifelong friendship with Nicolas-Claude Thieriot, who shared his passion for literature but not his talents or productivity. Still life was miserable and dreary as his work consisted mainly of recording and copying documents. Pimpette had begun to distance herself by bestowing smiles to other men, making it hard for him to bear the drudgery of his legal work. His discontent kept growing, especially after his father had reduced his allowance to the point where he had to go into debt to survive. He had to borrow at exorbitant rates against his expected inheritance, which would be available five years hence when he reached majority. His servitude at Maȋtre Alain's law office became increasingly intolerable, and he had to mingle with the literary world to get by. Under the Regent, the court moved from Versailles, where the late king Louis XIV had given it Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 117 renown and luster, back to Paris. Morality and mores were somewhat relaxed, and a permissive atmosphere conducive to free-thinking and with it economic growth pervaded. The Regent himself set the tone with “his gluttony, drunkenness, debauchery, and womanizing” (Davidson, 2010). The center of free-thinking and pleasure-seeking was the Society of the Temple, named after the old monastery of the Knights Templars. Voltaire had been introduced to the Temple at a young age by his godfather the abbé of Châteauneuf. The Regency was a paradoxical time. With the relaxation of mores and relative free expression, criticisms sprouted from all quarters against the corruption and bigotry of the court, the superficiality and vacuity of life hidden behind levity, the clever verse, the literary artifice, and frivolous wit. At twenty Voltaire easily blended in with his brilliant verse and wit. He did not just blend in; he railed a competitor, Abbé Jarri, who had beaten him to a prize for poetry. At the Temple, Voltaire had a friend who was a nephew of a renowned magistrate Louis-Urbain de Caumartin, Marquis de Saint-Ange, who in his retirement to his château near the royal palace of Fontainebleau possessed the most detailed knowledge of his days serving King Louis XIV. Besides he also had detailed knowledge of the last three reigns from Henry IV to the dying Louis XIV. The young Caumartin conveyed to Old Arouet an invitation for his son to live as a guest at Saint-Ange, where he could pursue law studies under his uncle. The invitation was immediately accepted by both father and son. Thus the young poet moved to Saint-Ange, where he was daily exposed to living history by the most fecund source of information. From this circumstance, Voltaire decided to write a grand epic poem about Henry IV, whom he admired for being the architect of the Edict of Nantes, which put an end to the religious wars between French Catholics and Protestants known as the Huguenots. The epic poem is Voltaire's response to the Iliad in Virgil's style, which he appropriately called the Henriade. Then capitalizing on the Marquis's abundant first-hand knowledge of King Louis XIV and his personal experience living during the last days of the Sun-King, he also conceived the project of the Age of Louis XIV. His legal training had been definitively submerged under waves of literary excitement. ■ (to be continued) Thomas D. Le 7 October 2015 Bibliography Action Française. (2015, March 16). Marion Sigaut-Voltaire: une imposture au service des puissants. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=WjGBV0I7kc Aldridge, A.O. (1975). Voltaire and the Century of Light. Princeton, NJ: Princeton University Press. Retrieved September 27, 2015 from https://books.google.com/books?id=bEl9BgAAQBAJ&pg=PA286&dq= voltaire+and+the+century+of+light+by +aldridge&hl=en&sa=X&ved=0CBwQ6AEwAGoVChMI_JjS8ZaqyAIVUH2ICh2DSwEz #v=onepage&q=voltaire%20and%20the%20century%20of%20light%20by %20aldridge&f=false Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 118 Ballantyne, A. (1898). Voltaire's Visit to England 1726-1729. [PDF document]. London, UK: Smith, Elder &Co. Retrieved from https://books.google.com/books?id=e7ftAAAAMAAJ&printsec=frontcover&dq=Voltaire` %27s+Visit+to +England+1726-1729+by+Ballantyne&hl=en&sa=X&ved= 0CB0Q6AEwAGoVChMIh-q5l5SqyAIVEFCICh0arABc#v=onepage&q =Voltaire%27s%20Visit%20to%20England%201726-1729%20by%20 Ballantyne&f=false bobiscool1018. (2014, April 18). Candide, live on Broadway 2015 uncut. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=DO6I0G6kKz0 Cercle de l'Areopage. (2015, April 290. Voltaire contre la France. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=aEdAdO9a1no Davidson, I. (2010). Voltaire: A life. New York, NY: Pegasus Books. Retrieved September 27, 2015 from https://books.google.com/books?id=hFU0CgAAQBAJ&printsec =frontcover&source=gbs_ge_summary_r&cad=0#v=onepage&q&f=false Eric Masters. (2012, April 30). Voltaire: Candide. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=HLwVaTgjlaA The European Graduate School. (2012). Voltaire-Biography. Retrieved September 7, 2015 from http://www.egs.edu/library/voltaire/biography/ Franklin, J. (2003). Leibniz's solution to the problem of evil. [PDF document] Think 5. 97-101. Retrieved September 12, 2015 from www.maths.unsw.edu.au/~jim/think.pdf Greatest AudioBooks. (2013, March 21). CANDIDE by Voltaire-FULL Audiobook|Greatest Audio Books. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch? v=fUKqJalCLpI karlmail. (2011, October 17). Leonard Bernstein “Candide” (English subtitles). [Video file]. Retrieved August 20, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=cMIzHnyuiNY Kevin, M. (2014, October 7). Voltaire's Candide-In Our Time BBC Radio 4. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=W5OfTn16Oxo Look, B. C. (2013). Gottfried Wilhelm Leibniz Stanford Encyclopedia of Philosophy. Retrieved September 7, 2015 from http://plato.stanford.edu/entries/leibniz/ Lysander Spooner. (2012, December 13). Voltaire (1694-1778) par Henri Guillemin. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=_rEyQK1qNYc Magnan, A. (1979). Voltaire: Candide ou l'optimisme. Paris: Bordas. Maurice, C (1860). Le Théâtre-Français, monuments et dépendances, (2nd edition, revised and enlarged). Paris: Garnier. Retrieved September 18, 2015 from http://archive.org/stream/lethtrefran00maur#page/n8/mode/1up Mediaclasse.fr. (2015, May 5). Voltaire, Candide-Commentaire de texte en francais. [Video file]. Retrieved August 28, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=_h-fP2nt9fM Media Presse-Infos. (2014, November 17). Aux sources du modernisme. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=6uS0ruhjZXM Media Presse-Infos. (2015, February 25). Les “combats” de Voltaire. [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=OvGI_SrcUek MrMedrawt. (2013, February 20). Marion Sigault: Voltaire, le personage et l'homme: Qui trompe qui? [Video file]. Retrieved August 28, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=nAJS4Yapzro Morley, J. (1900). Voltaire. [PDF document]. London, UK: Macmillan and Co. Retrieved from https://books.google.com/books? Firmament Volume 8, No. 3, October 2015 119 id=wjUBAAAAQAAJ&printsec=frontcover&dq=voltaire+BY+JOHn+morley&hl =en&sa=X&ved=0CFcQ6AEwCGoVChMIzYSU8smsyAIVTFuICh1VSw_ b#v=onepage&q=voltaire%20BY%20JOHn%20morley&f=false pangeaprogressredux. (2013, Juhttps://books.google.com/booksly 7). Voltaire (1694-1778). [Video file]. Retrieved August 19, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=oabWXeZ93DU Pearson, R. (2010). Voltaire Almighty: A life in pursuit of freedom. London, UK: Bloomsbury Publishing Plc. Retrieved September 27, 2015 from https://books.google.com/books? id=FbklD47SK1UC&printsec=frontcover&dq=voltaire+almighty&hl=en&sa= X&ved=0CB4Q6wEwAGoVChMIjZno9deYyAIVjaSICh2uhAc8#v=onepage&q=voltaire %20almighty&f=false PragmaticMotion's channel. (2013, July 31). Who was Voltaire? A history of Voltaire. [Video file]. Retrieved August 9, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=VJRtRe19GFI Raynaud, J. M. (1983). Voltaire soi-disant. Lille, France: Presses Universitaires de Lille. Shank, J. B. (2015). Voltaire. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Retrieved September 7, 2015 from http://plato.stanford.edu/entries/voltaire/ TheBACLIBRE. (2013, November 3). Film Candide OU L'optimisme-TH3 BAC LIBRE. [Video file]. Retrieved August 20, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=0p0KUK0OImM TV Libertes. (2015, February 4). TVL: Perles de culture No. 46: Marion Sigaut denonce Voltaire l'imposteur. [Video file]. Retrieved August 28, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=K-QFOfGmZVc TV Libertes. (2015, February 10). TVL: Marion Sigaut enterre definitivement Voltaire. [Video file]. Retrieved August 28, 2015 from https://www.youtube.com/watch?v=Aup4PAmsn_o Vasilyev, V. (1993, April). Hume: Between Leibniz and Kant (The role of pre-established harmony in Hume's philosophy). [PDF document]. Hume Studies, (XIX), 1. 19-30. Retrieved September 12, 2015 from www.humesociety.org/hs/issues/v19n1/vasilyeu/vasilyeu-v19n1.pdf